CHƯƠNG VIII
Trong khi mọi người ở trại mía Ngọc-San bắt đầu cảm thấy phần nào hy
vọng, thì Cúc lại lo lắng tự hỏi : "Nguy quá ! Không biết có ngày nào
mình thoát được cái bẫy rập này không ?"
Em buồn rầu đưa mắt nhìn quanh. Gian lầu ẩm thấp, tối tăm, sặc sụa mùi ẩm mốc. Cô gái út nhà điền chủ Ngọc-San bị đẩy ngồi phệt trên mặt đất ẩm ướt, chân tay cột chặt.
Cúc bồi hồi nhớ lại lúc đang cúi lom khom sờ tìm phiến đá hoa cương, thì bị hai người đàn ông bịt mặt từ bụi rậm nhảy xổ ra chộp bắt. Tư tưởng lóe nhanh trong tâm trí bàng hoàng của em lúc đó là : "Thôi, thế là mình bị nguy rồi !"
Một sợi dây bằng vải dầy rất chắc cột chịt lấy miệng khiến em không còn kêu la gì được. Rồi một tấm vải đen rộng, chùm kín đầu, mặt mũi, buộc vòng ra sau gáy. Hai cánh tay lực lưỡng, bắp thịt cuồn cuộn của ai đó nắm ngang lưng nhắc bổng em lên, rồi tiếng chân chạy vút đi. Mấy giây đồng hồ sau, một trong hai tên gian đã đặt em ngồi ngất ngưởng trên mình ngựa. Ðoạn, y nhẩy lên ngồi sát phía sau. Một tay gã cầm cương ngựa, một tay quành quanh người Cúc, giữ thật chắc.
Ngựa phi như thế trong bao lâu, em không thể đoán biết được vì đầu óc hoang mang, rối tung như mớ bòng bong. Có mắt mà không nhìn ngó được, có miệng không thể nói, có chân tay mà không thể cựa quậy được. Cúc có cảm tưởng mình là một cái thây ma người ta sắp sửa đem chôn.
Ngót tiếng đồng hồ sau, ngựa dừng bước. Hai cánh tay to lớn lại nhấc Cúc khỏi mình ngựa. Tiếng cửa bằng phên nứa bị đẩy kêu kẽo kẹt. Giọng khàn khàn của một bà già nói toàn thổ ngữ khiến Cúc biết rằng bọn bắt cóc đã đưa mình về tới sào huyệt. Số phận em sẽ ra sao, chỉ nội ít phút nữa sẽ biết.
Cúc bị đẩy ngã vật xuống một tấm liếp ẩm mốc, hôi hám, dùng làm giường. Tiếng hai người đàn ông ồn ào bàn cãi một hồi, cũng bằng thổ ngữ khiến em chẳng hiểu gì hết. Sau đó là tiếng vó ngựa dập dồn, xa dần rồi mất hẳn.
Tiếng khàn khàn lại cất lên, hướng về cô bé đáng thương. Lần này bà già nói tiếng Việt, giọng lơ lớ, âm điệu đều đều không bỏ dấu :
- Ðưng sơ gi hêt nghe !
Ðồng thời những ngón tay vụng về lẩy bẩy cởi nút vải che kín mắt Cúc, tháo bỏ dây khóa miệng em.
- Ðừng sợ gì hết ! Cháu gái đã xúc phạm đến cây thiêng, "ghế đệm" của thần linh ! Bây giờ cháu gái phải lễ tạ Thần linh bằng cách nhịn đói và niệm kinh, nghe chưa ! Già cũng là "ghế đệm" của thần linh đây ! Già cũng đã sám hối rồi, nhiều lần "leo cầu vồng" chịu tội, mới được thần linh tha thứ cho đó.
Cúc thoáng rùng mình quay mặt lại : một bà già mặt mũi nhăn nheo như vỏ củ khoai tây héo, da màu nâu sậm, người nhỏ thó, lưng lom khom trông như con khỉ đột, đứng sát phía sau. Bà ta gầy gò ốm yếu, áo quần tơi tả, nhưng đôi mắt rất lớn, tia nhìn sáng long lanh. Cái miệng móm cười nhăn nhở !
- À, hả ? Cháu gái lạ lắm hả ? Cháu gái lạ vì nghe già nói được tiếng Việt hả ? À, à, hồi trẻ tuổi, già đã đi làm với người ta ở Ðà Lạt lâu lắm đó. Vậy cháu gái đừng sợ gì hết, nghe chưa ?
Cúc quắc mắt, hết lên :
- Ðưa tôi về nhà ba tôi ngay lập tức !
Tiếng cười khặc khặc từ cổ họng, bên trong cái cần cổ nhăn nhúm nghe như tiếng quạ kêu, kèm theo câu nói rợn người :
- Về nhà với ba hả ? Ý !… Còn lâu ! Phải leo cầu vồng trên đồi cỏ cháy đã chứ ! Khặc, khặc ! Nếu thần linh tha tội, tức là ngài không còn tức giận nữa, lúc đó, cháu gái sẽ được về nhà thong thả. Nhưng, nếu trái lại, leo cầu vồng mà bị ngã xuống vực thẳm, tức là thần linh vẫn còn tức giận, lúc đó lại phải tiếp tục sám hối bằng cách nhịn ăn và niệm kinh nữa, nghe chưa ?
Cúc run lên như cầy sấy. Leo cầu vồng ! Em biết, cũng như đồng bào ở vùng này đều biết : "leo cầu vồng" là thế nào rồi.
"Leo cầu vồng" là một cuộc lễ khác thường do các "ông thầy" mà đồng bào Thượng chất phát vẫn tin rằng có đủ khả năng, quyền phép thông cảm được với thần linh, đứng ra tổ chức. Trong cuộc lễ, các đương sự, tức là những phần tử bị nghi ngờ là đã phạm một điều gì lầm lỗi, phải đặt bước đi trên một cây cầu độc mộc, thực ra chỉ là một cây tre bắc qua một con suối sâu có tới năm sáu thước, rộng chừng bốn thước. Ðiểm khó khăn rắc rồi là cây tre ấy lại được trét một lớp đất sét ướt nên trơn trượt như đổ mỡ. Nếu vượt qua được con suối trên cây cầu ấy mà không bị trượt chân rớt xuống, như vậy là các đương sự đã được thần linh công nhận trong trắng vô tội. Còn, nếu trái lại, xẩy chân té xuống, chết đuối thì không thể chết đuối vì mực nước chỉ ngang thắt lưng thôi, nhưng trẹo chân gẫy tay là những chuyện xẩy ra bất ngờ thì không biết thế nào mà nói trước được, tức là đương sự vẫn bị thần linh trách phạt.
Bà già kỳ dị bảo với Cúc là em phải leo cầu vồng, có ý cho em biết việc sẽ làm là như thế đó.
Sợ quá hóa liều, bản tính trẻ thơ rắn mắt, Cúc ngẫm nghĩ : “Leo cầu vồng thì leo, sợ gì” Và cô gái nhỏ bình tĩnh đưa mắt ngắm nhìn chung quanh. Thì ra em đang ngồi giữa một gian lều tranh, vách nứa tiêu điều xơ xác, tối om om. Ngoài tấm liếp cũ sì ẩm ướt dùng làm giường nằm, nơi góc lều còn hai tấm phên nứa nhỏ kê trên mấy khúc cây đóng ngập xuống mặt đất. Ðó là “bàn” và “ghế”. Cúc bâng khuâng tự hỏi : chưa biết mình sẽ phải sống ở đây tới ngày nào đây ?
Tiếng khàn khàn của bà già đột ngột cất lên :
- Cháu gái sao lại cứ ngó già lom lom thế hả ? Tên già là Rát-Gia ! Ấy, nhiều đứa cứ gọi là là con mụ điên. Tại vì già là "ghế đệm" của thần linh mà ! Già chăm lo hương khói phụng thờ ngài suốt đêm ngày. Nhưng đôi khi cũng vẫn phải nấu cơm ăn nữa chứ ! Lắm kẻ lại lấy làm thích thú khi thấy già đích thân "thu xếp" cái con nhỏ đã xúc phạm đến cây thiêng của thần linh bên trại Ngọc-San…, à, à… trại Ngọc-San, trại Ngọc-San ! – Mụ Rát-Gia, ánh mắt lạc thần, cứ nhắc đi nhắc lại mãi ba tiếng : "Trại Ngọc-San ! Trại Ngọc-San !" – à, à… cái tên này nhắc cho già nhớ lại… à, à… nhớ lại một việc ghê gớm… Hừ ! Quái thật ! Nhiều khi đầu óc già cứ rối bung lên thôi, kỳ quá ! Vừa nhớ đó, lại quên liền ngay đó… Nhưng cháu gái cứ yên trí đừng lo gì hết, nghe ! Tiếng thế, già hiền lắm, không dữ tợn gì đâu, nghe !... Cháu gái chỉ có việc là… nhịn đói, niệm kinh… niệm kinh, nhịn đói, đó, tất cả chỉ có thế thôi, nghe ! Già chỉ cần cháu gái làm thế thôi, ngoài ra không còn gì nữa hết. Thằng Gô-Ban, cháu nội của già cứ căn dặn bảo già đừng hành hạ cháu gái tội nghiệp, hà… !
Cúc giật thót mình, toàn thân run rẩy, nhưng em cố gắng tự kiềm chế ! Té ra, Gô-Ban, người chồng chưa cưới của Mát-Ta, con gái bác An, là… cháu nội của bà già cuồng tín tên Rát-Gia này. Vậy thì, việc bắt cóc em đem về đây giao cho bà già kỳ dị, không phải là Gô-Ban đích thân hành động thì còn ai vào đấy nữa.
Còn đang bàng hoàng sửng sốt, đã nghe mụ Rát-Gia lè nhè nói tiếp :
- À, à… cháu gái nhìn quanh nhìn quẩn định tìm cách trốn đấy hả ? Liệu hồn ! Căn lều này coi bộ ọp ẹp vậy mà hãy còn tốt lắm ! Hơn nữa, quanh đây vắng vẻ, có ai tiếp cứu đâu mà hòng… Rồi, rồi, chân tay vẫn bị cột chặt thế kia, làm sao cục cựa mà chạy trốn cho được… Hà, hà ! Chỉ còn mấy bữa nữa là cháu gái được leo cầu vồng. Ðể cho kịp ngày, già phải sửa soạn cho cháu gái gấp gáp mới được. Cháu phải sám hối nhiều nhiều. Nhớ nghe ! Phải nhịn đói thật nhiều, niệm kinh cũng thật nhiều mới kịp ngày lễ đấy.
Cúc nín lặng không trả lời. Mụ Rát-Gia cho biết chỉ còn mấy ngày nữa là mụ sẽ đưa em tới đồi cỏ cháy. Ðồi cỏ cháy ! Phải, địa điểm ấy Cúc biết rõ lắm. Một khi ra tới đó việc trốn chạy, trở lại trại nhà sẽ không còn là việc khó khăn nữa.
Tạm thời được yên tâm, Cúc dịu nét mặt, tỏ vẻ ngoan ngoãn. Em ngã mình trên tấm liếp cho đỡ mỏi mệt. Mấy phút sau đó, cô nhỏ đã nhắm mắt thiu thiu…
Khoảng sẩm tối, mụ già đem vào cho em một bát cơm. Tự tay mụ bốc cơm bỏ vào miệng cho Cúc ăn. Vừa bốc cơm, mụ vừa nói lải nhải :
- Niệm kinh, nhịn đói, niệm kinh… ! Như vậy cháu gái mới được thần linh che chở, nghe ! Mới được thần linh tha tội , nghe !
Ba ngày buồn thảm như vậy nặng nề trôi. Ba ngày cô bé cắn răng chịu đựng, bụng đói như cào, nước uống trong ống nứa tuy mát nhưng hôi toàn mùi gián. Em còn đủ sức chống đỡ, đủ can đảm sống qua ngày, duy nhất chỉ là nhờ niềm hy vọng sẽ đào thoát được. Trong lòng rưng rưng muốn khóc, Cúc buồn rầu nghĩ đến cha và các chị giờ này chắc đang lo lắng không biết em ở đâu, có bị nguy hiểm gì không. Chắc hẳn ai nấy đều nóng lòng sốt ruột, tổ chức cuộc tìm kiếm, sục sạo khắp nơi. Cảnh Sát cũng đã hoạt động mạnh. Nhưng liệu có ai ngờ rằng Cúc hiện đang bị giam cầm tại một nơi hẻo lánh âm u, trong gian lều ẩm thấp, hôi hám, tối tăm như ổ chuột này, dưới đôi mắt cú vọ của mụ già quái gở điên khùng sống xa lánh tất cả mọi người kia không ?
Buổi sáng ngày thứ bốn, khi thức giấc, Cúc nghe văng vẳng có tiếng vó ngựa mỗi lúc một gần. Phên liếp che cửa bị đẩy mạnh. Một người đàn ông xộc vào, không nói không rằng gì hết. Y chỉ loáng tia mắt nhìn nhanh Cúc rồi quay ra ngay. Nhưng em cũng đã kịp nhận ra người lạ đó là ai tuy một nửa mặt gã bịt khăn đen kín mít. Ðúng tên Gô-Ban ! Ánh mắt kỳ lạ của y không thể lầm lộn với ai khác. Ý chừng tên gián điệp này đến coi chừng xem cô bé nạn nhân còn sống không và có thể dự cuộc leo cầu vồng lễ tạ thần linh hay không ?
Có một lúc Cúc đã e ngại rằng cuộc lễ tạ biết đâu lại chẳng may thay đổi khác đi hoặc có thể được dời lại một ngày khác. Nhưng em yên trí, hết thắc mắc ngay khi thấy mụ Rát-Gia đang sửa soạn tấm xiêm vàng cho cô "đồng nữ" mặc vào buổi lễ tế thần và vòng hoa hồng kết thành một vòng tròn để chùm lên mái tóc cô bé như một chiếc kim miện của nữ vương.
Cũng trong thời gian ấy, tại tư thất, chủ nhân trại mía Ngọc-San đang kiểm điểm mớ thư từ vừa nhận được. Trông ông thật là thiểu não. Ðứa con gái út mất tích đã khiến ông buồn lo tới mức thân mình, chân tay gầy ốm tong teo. Da mặt ông trắng xanh trông già hẳn đi có tới mười tuổi. Hai bàn tay gầy guộc lật đi lật lại một mảnh giấy nhỏ. Miệng ông lẩm nhẩm đọc những chữ trên đó mà không hiểu người gởi định nói gì. Ông cất tiếng gọi các con. Huệ, Trà, Mai từ dưới nhà chạy sầm lên gác.
Huệ đỡ mảnh giấy từ tay cha. Em chợt biến sắc mặt : lại những chữ in cắt ra từ một tờ nhật báo. Giọng run run, nhưng cô chị cả vẫn cố đọc thật lớn : "Sáng sớm mai đến coi leo cầu vồng tại đồi cỏ cháy !"
Huệ vui sướng bật reo lên :
- Ðồi cỏ Cháy ! Leo cầu vồng ! Lại người bí mật báo tin đây ! Chúng con đã nhận được rất nhiều tin tức loại này ba à. Toàn tin tức về em Cúc cả đấy. Tin cuối cùng mới đây cho biết là em vẫn khỏe mạnh bình an.
Mai tiếp lời chị :
- Vậy thì ngày mai tụi mình tới đồi Cỏ cháy. Tại đó, may ra có tin tức gì của Cúc chăng !
Ông Ngọc-San cau cau vầng trán rộng :
- Leo cầu vồng ! Leo cầu vồng ! Không lẽ bọn họ lại bắt con bé leo qua cái cầu tre trơn như đổ mỡ ấy ?
Ba chị em nhìn nhau lo lắng. Trà quắc mắt nhìn cha nói lớn :
- Không ! Không thể để thế được, ba à ! Chúng con nhất định cản trở không cho bọn họ ra tay ác độc như thế đâu. Con sẽ đi báo động cho mọi người biết. Chúng con sẽ tổ chức cướp lại em Cúc để trả miếng lại họ đã bắt cóc em dưới gốc cây phượng hoa vàng.
Người cha đăm chiêu suy nghĩ. Phút sau, ông mới từ từ thốt :
- Coi chừng đó ! Phải cẩn thận lắm mới được ! Các con nên nhớ : những người tham dự buổi lễ leo cầu vồng đều là các tín đồ trung thành cả. Họ quen nhau hết, các con lạ mặt đến, họ sẽ biết ngay. Thả sức ra, có ba ngoe làm sao đương cự lại với hàng trăm con người ? Vậy, trước hết phải đi tìm người tiếp viện đã ! Bác An, bác Mẫn, anh Giang, ba người đó sẽ đưa các con đi. Ðồng thời ba kêu điện thoại trình Cảnh Sát. Họ sẽ âm thầm bố trí để can thiệp.
Mai hăm hở, đôi mắt ngời sáng :
- Con gọi cả Hinh, anh Huy con bác Mộng Bảo. Hai người ấy quý tụi con lắm.
Ông Ngọc-San thở ra mệt mỏi :
- Ờ, ờ ! Các con làm sao có lợi thì làm ! Ba mệt quá, đầu óc cứ rối tung lên, không còn biết tính sao cho phải nữa đây !
Ba chị em nắm tay cha. Trà trịnh trọng tuyên bố :
- Ba cứ yên trí ! Chúng con sẽ hết sức cố gắng. Chậm lắm là chiều mai, nhất định chúng con sẽ đem được em Cúc về tới nhà cho ba.
Cũng trong giây phút đó, giây phút bốn cha con ông chủ mía Ngọc-San nóng lòng sốt ruột về việc đi tìm cô gái út thì, đột nhiên, một lùm cây nhỏ mọc trong vườn nhà ông, ngay lối đi vào hàng ba, lay động mạnh. Một bóng người vạch lá cành lao vụt ra. Một bóng con gái mặc quần áo Thượng, chạy vun vút dọc theo con đường hai bên trồng dừa, lẩn vào giữa những hàng mía cao quá đầu người. Rồi, cô gái người Thượng ấy sáp tới, lẻn vào đằng sau một gốc cây lớn, lau sậy rậm rạp. Một gã trai cũng người Thượng ngồi chờ sẵn ở đó từ bao giờ. Cô gái thở hổn hển, nói chẳng ra hơi, nhưng nét mặt rạng rỡ :
- Rồi, rồi ! Xong rồi ! Ông chủ lớn đã coi bức mật thư. Các cô chủ nhỏ sáng mai sẽ tới đồi cỏ cháy ! Trời ơi ! Em mừng quá xá !
Tiếng người con trai :
- Thật không ? Chắc không ? Nếu đúng như thế thì tốt lắm. Anh có thể yên tâm chạy đến bà nội già khùng khùng, điên điên của anh xem bà cụ có nhất định đưa cô bé tới đó không. Mọi người trong trại Ngọc-San đã được báo tin thì chắc chắc cô bé sẽ được cứu thoát.
Không cần nói rõ chúng ta hẳn cũng đã biết cặp trai gái đúng là đôi vợ chồng sắp cưới : Mát ta, Gô Ban.
Mát-Ta lo lắng :
- … Nhưng anh làm thế, lỡ lão Khu-Ma-Ra biết thì sao ?
- Biết thì biết, sợ gì ? Lão sẽ nổi giận ghê gớm nhưng anh không sợ. Nghe lão la hét riết cũng đã quen rồi. Vả lại, nếu lão hỏi vặn, anh sẽ sẵn sàng trả lời ngay : "Thì theo lệnh ông tôi đã giao cô bé cho bà cụ, yên trí rằng bà cụ sẽ giam giữ cô bé tại nơi xa xôi hẻo lánh ấy mãi chứ. Ai dè bà cụ lại dở khùng dở điên đưa cô bé ấy ra đồi cỏ cháy mà leo cầu vồng !"
- Thế nhưng anh vẫn được lãnh tiền thưởng chứ ?
- Dĩ nhiên rồi ! Mát-Ta cứ yên trí ! Ông Khu-Ma-Ra cần anh lắm mà, và ông ta thừa biết là anh chẳng làm việc không công bao giờ. Anh cần tiền, có thật nhiều tiền để chúng ta làm lễ cưới nên anh mới nhận làm cái việc xấu xa này. Nhưng anh vẫn cố gắng sao cho mấy cô chủ nhỏ đỡ bớt phần nào vất vả khổ sở. Các cô ’’nữ tứ tử’’ tốt lắm, thương anh lắm. Ông chủ lớn cũng thật hiền đức. Anh An, anh Mẫn, anh Giang đều là những người bạn tốt cả. Tổ chức xúi giục công nhân đình công, phóng hỏa gây đám cháy… đủ thứ ghê gớm ! Nhưng Mát-Ta cũng thấy đó ! Trước khi thi hành việc ám muội, bao giờ anh cũng cho em đi báo trước cho các cô chủ hay và anh đích thân xông xáo cứu chữa để cố làm cho bớt sự thiệt hại.
Cô gái Thượng cười hồn nhiên :
- Ờ, ờ, em biết rồi ! Nói hoài…! À, anh cứ bắt em cắt những chữ in ở tờ nhật trình ra rồi dán lại. Khó quá trời ! Nhưng bây giờ em làm quen rồi đó, thấy không ? À, này anh ! Không hiểu tại sao ông Khu-Ma-Ra cứ nhằm các người bên trại Ngọc-San mà làm hại ? Ðể chi vậy ?
- Thì anh đã nói cho Mát-Ta biết sơ qua rồi đó. Lão ta cố ý làm cho các cô tiểu chủ khiếp sợ và ông chủ lớn phải chán nản. Việc bắt cóc cô chủ út này cũng là nhằm khiến ông chủ lớn phải thất vọng. Riết rồi cũng không biết sao nữa, sẽ bắt buộc phải bán sở mía đường mà bỏ đi. Lúc đó, lão Khu sẽ nhẩy ra lãnh đám, tìm cách mua lại với cái giá rẻ mạt đó.
Cô gái Thượng bĩu môi :
- Lão Khu tàn ác quá hà ! Mà anh cũng xấu ghê đi ! Sao lại nhận tiền của Lão để làm những việc ác đức ấy chớ ?
Gã con trai nhăn nhó khổ sở nhìn cô vợ chưa cưới :
- Khổ ghê ! Anh đã nói mà Mát Ta chẳng chịu hiểu dùm cho anh gì hết. Này nhé ! Bây giờ anh thử hỏi Mát Ta: nếu không mướn được anh làm tay sai, lão Khu sẽ tìm người khác.... Rồi cái người khác ấy, khi nhận tiền xong, lại ráng hết sức thi hành việc phá hoại thật chu đáo thì rồi mới làm sao ? Còn anh, thay vì xuống tay ác độc tận tình anh lại bàn soạn với em để cố tránh cho gia đình ông chủ lớn khỏi bị nhiều thiệt hại.
- Anh có chắc là cô chủ út sẽ về được nhà nội trong ngày mai không ?
- Nếu mọi việc xẩy ra đúng như anh dự định thì chắc lắm ! Vái trời cho các cô chủ nhỏ đừng quên việc nhờ Cảnh Sát ngấm ngầm đặt người trà trộn vào đám đông để kịp thời can thiệp.
- Ừ, em cũng mong thế ! Thôi, tụi mình về đi. Sáng mai em cũng tới đồi cỏ cháy để xem lễ leo cầu vồng.
Em buồn rầu đưa mắt nhìn quanh. Gian lầu ẩm thấp, tối tăm, sặc sụa mùi ẩm mốc. Cô gái út nhà điền chủ Ngọc-San bị đẩy ngồi phệt trên mặt đất ẩm ướt, chân tay cột chặt.
Cúc bồi hồi nhớ lại lúc đang cúi lom khom sờ tìm phiến đá hoa cương, thì bị hai người đàn ông bịt mặt từ bụi rậm nhảy xổ ra chộp bắt. Tư tưởng lóe nhanh trong tâm trí bàng hoàng của em lúc đó là : "Thôi, thế là mình bị nguy rồi !"
Một sợi dây bằng vải dầy rất chắc cột chịt lấy miệng khiến em không còn kêu la gì được. Rồi một tấm vải đen rộng, chùm kín đầu, mặt mũi, buộc vòng ra sau gáy. Hai cánh tay lực lưỡng, bắp thịt cuồn cuộn của ai đó nắm ngang lưng nhắc bổng em lên, rồi tiếng chân chạy vút đi. Mấy giây đồng hồ sau, một trong hai tên gian đã đặt em ngồi ngất ngưởng trên mình ngựa. Ðoạn, y nhẩy lên ngồi sát phía sau. Một tay gã cầm cương ngựa, một tay quành quanh người Cúc, giữ thật chắc.
Ngựa phi như thế trong bao lâu, em không thể đoán biết được vì đầu óc hoang mang, rối tung như mớ bòng bong. Có mắt mà không nhìn ngó được, có miệng không thể nói, có chân tay mà không thể cựa quậy được. Cúc có cảm tưởng mình là một cái thây ma người ta sắp sửa đem chôn.
Ngót tiếng đồng hồ sau, ngựa dừng bước. Hai cánh tay to lớn lại nhấc Cúc khỏi mình ngựa. Tiếng cửa bằng phên nứa bị đẩy kêu kẽo kẹt. Giọng khàn khàn của một bà già nói toàn thổ ngữ khiến Cúc biết rằng bọn bắt cóc đã đưa mình về tới sào huyệt. Số phận em sẽ ra sao, chỉ nội ít phút nữa sẽ biết.
Cúc bị đẩy ngã vật xuống một tấm liếp ẩm mốc, hôi hám, dùng làm giường. Tiếng hai người đàn ông ồn ào bàn cãi một hồi, cũng bằng thổ ngữ khiến em chẳng hiểu gì hết. Sau đó là tiếng vó ngựa dập dồn, xa dần rồi mất hẳn.
Tiếng khàn khàn lại cất lên, hướng về cô bé đáng thương. Lần này bà già nói tiếng Việt, giọng lơ lớ, âm điệu đều đều không bỏ dấu :
- Ðưng sơ gi hêt nghe !
Ðồng thời những ngón tay vụng về lẩy bẩy cởi nút vải che kín mắt Cúc, tháo bỏ dây khóa miệng em.
- Ðừng sợ gì hết ! Cháu gái đã xúc phạm đến cây thiêng, "ghế đệm" của thần linh ! Bây giờ cháu gái phải lễ tạ Thần linh bằng cách nhịn đói và niệm kinh, nghe chưa ! Già cũng là "ghế đệm" của thần linh đây ! Già cũng đã sám hối rồi, nhiều lần "leo cầu vồng" chịu tội, mới được thần linh tha thứ cho đó.
Cúc thoáng rùng mình quay mặt lại : một bà già mặt mũi nhăn nheo như vỏ củ khoai tây héo, da màu nâu sậm, người nhỏ thó, lưng lom khom trông như con khỉ đột, đứng sát phía sau. Bà ta gầy gò ốm yếu, áo quần tơi tả, nhưng đôi mắt rất lớn, tia nhìn sáng long lanh. Cái miệng móm cười nhăn nhở !
- À, hả ? Cháu gái lạ lắm hả ? Cháu gái lạ vì nghe già nói được tiếng Việt hả ? À, à, hồi trẻ tuổi, già đã đi làm với người ta ở Ðà Lạt lâu lắm đó. Vậy cháu gái đừng sợ gì hết, nghe chưa ?
Cúc quắc mắt, hết lên :
- Ðưa tôi về nhà ba tôi ngay lập tức !
Tiếng cười khặc khặc từ cổ họng, bên trong cái cần cổ nhăn nhúm nghe như tiếng quạ kêu, kèm theo câu nói rợn người :
- Về nhà với ba hả ? Ý !… Còn lâu ! Phải leo cầu vồng trên đồi cỏ cháy đã chứ ! Khặc, khặc ! Nếu thần linh tha tội, tức là ngài không còn tức giận nữa, lúc đó, cháu gái sẽ được về nhà thong thả. Nhưng, nếu trái lại, leo cầu vồng mà bị ngã xuống vực thẳm, tức là thần linh vẫn còn tức giận, lúc đó lại phải tiếp tục sám hối bằng cách nhịn ăn và niệm kinh nữa, nghe chưa ?
Cúc run lên như cầy sấy. Leo cầu vồng ! Em biết, cũng như đồng bào ở vùng này đều biết : "leo cầu vồng" là thế nào rồi.
"Leo cầu vồng" là một cuộc lễ khác thường do các "ông thầy" mà đồng bào Thượng chất phát vẫn tin rằng có đủ khả năng, quyền phép thông cảm được với thần linh, đứng ra tổ chức. Trong cuộc lễ, các đương sự, tức là những phần tử bị nghi ngờ là đã phạm một điều gì lầm lỗi, phải đặt bước đi trên một cây cầu độc mộc, thực ra chỉ là một cây tre bắc qua một con suối sâu có tới năm sáu thước, rộng chừng bốn thước. Ðiểm khó khăn rắc rồi là cây tre ấy lại được trét một lớp đất sét ướt nên trơn trượt như đổ mỡ. Nếu vượt qua được con suối trên cây cầu ấy mà không bị trượt chân rớt xuống, như vậy là các đương sự đã được thần linh công nhận trong trắng vô tội. Còn, nếu trái lại, xẩy chân té xuống, chết đuối thì không thể chết đuối vì mực nước chỉ ngang thắt lưng thôi, nhưng trẹo chân gẫy tay là những chuyện xẩy ra bất ngờ thì không biết thế nào mà nói trước được, tức là đương sự vẫn bị thần linh trách phạt.
Bà già kỳ dị bảo với Cúc là em phải leo cầu vồng, có ý cho em biết việc sẽ làm là như thế đó.
Sợ quá hóa liều, bản tính trẻ thơ rắn mắt, Cúc ngẫm nghĩ : “Leo cầu vồng thì leo, sợ gì” Và cô gái nhỏ bình tĩnh đưa mắt ngắm nhìn chung quanh. Thì ra em đang ngồi giữa một gian lều tranh, vách nứa tiêu điều xơ xác, tối om om. Ngoài tấm liếp cũ sì ẩm ướt dùng làm giường nằm, nơi góc lều còn hai tấm phên nứa nhỏ kê trên mấy khúc cây đóng ngập xuống mặt đất. Ðó là “bàn” và “ghế”. Cúc bâng khuâng tự hỏi : chưa biết mình sẽ phải sống ở đây tới ngày nào đây ?
Tiếng khàn khàn của bà già đột ngột cất lên :
- Cháu gái sao lại cứ ngó già lom lom thế hả ? Tên già là Rát-Gia ! Ấy, nhiều đứa cứ gọi là là con mụ điên. Tại vì già là "ghế đệm" của thần linh mà ! Già chăm lo hương khói phụng thờ ngài suốt đêm ngày. Nhưng đôi khi cũng vẫn phải nấu cơm ăn nữa chứ ! Lắm kẻ lại lấy làm thích thú khi thấy già đích thân "thu xếp" cái con nhỏ đã xúc phạm đến cây thiêng của thần linh bên trại Ngọc-San…, à, à… trại Ngọc-San, trại Ngọc-San ! – Mụ Rát-Gia, ánh mắt lạc thần, cứ nhắc đi nhắc lại mãi ba tiếng : "Trại Ngọc-San ! Trại Ngọc-San !" – à, à… cái tên này nhắc cho già nhớ lại… à, à… nhớ lại một việc ghê gớm… Hừ ! Quái thật ! Nhiều khi đầu óc già cứ rối bung lên thôi, kỳ quá ! Vừa nhớ đó, lại quên liền ngay đó… Nhưng cháu gái cứ yên trí đừng lo gì hết, nghe ! Tiếng thế, già hiền lắm, không dữ tợn gì đâu, nghe !... Cháu gái chỉ có việc là… nhịn đói, niệm kinh… niệm kinh, nhịn đói, đó, tất cả chỉ có thế thôi, nghe ! Già chỉ cần cháu gái làm thế thôi, ngoài ra không còn gì nữa hết. Thằng Gô-Ban, cháu nội của già cứ căn dặn bảo già đừng hành hạ cháu gái tội nghiệp, hà… !
Cúc giật thót mình, toàn thân run rẩy, nhưng em cố gắng tự kiềm chế ! Té ra, Gô-Ban, người chồng chưa cưới của Mát-Ta, con gái bác An, là… cháu nội của bà già cuồng tín tên Rát-Gia này. Vậy thì, việc bắt cóc em đem về đây giao cho bà già kỳ dị, không phải là Gô-Ban đích thân hành động thì còn ai vào đấy nữa.
Còn đang bàng hoàng sửng sốt, đã nghe mụ Rát-Gia lè nhè nói tiếp :
- À, à… cháu gái nhìn quanh nhìn quẩn định tìm cách trốn đấy hả ? Liệu hồn ! Căn lều này coi bộ ọp ẹp vậy mà hãy còn tốt lắm ! Hơn nữa, quanh đây vắng vẻ, có ai tiếp cứu đâu mà hòng… Rồi, rồi, chân tay vẫn bị cột chặt thế kia, làm sao cục cựa mà chạy trốn cho được… Hà, hà ! Chỉ còn mấy bữa nữa là cháu gái được leo cầu vồng. Ðể cho kịp ngày, già phải sửa soạn cho cháu gái gấp gáp mới được. Cháu phải sám hối nhiều nhiều. Nhớ nghe ! Phải nhịn đói thật nhiều, niệm kinh cũng thật nhiều mới kịp ngày lễ đấy.
Cúc nín lặng không trả lời. Mụ Rát-Gia cho biết chỉ còn mấy ngày nữa là mụ sẽ đưa em tới đồi cỏ cháy. Ðồi cỏ cháy ! Phải, địa điểm ấy Cúc biết rõ lắm. Một khi ra tới đó việc trốn chạy, trở lại trại nhà sẽ không còn là việc khó khăn nữa.
Tạm thời được yên tâm, Cúc dịu nét mặt, tỏ vẻ ngoan ngoãn. Em ngã mình trên tấm liếp cho đỡ mỏi mệt. Mấy phút sau đó, cô nhỏ đã nhắm mắt thiu thiu…
Khoảng sẩm tối, mụ già đem vào cho em một bát cơm. Tự tay mụ bốc cơm bỏ vào miệng cho Cúc ăn. Vừa bốc cơm, mụ vừa nói lải nhải :
- Niệm kinh, nhịn đói, niệm kinh… ! Như vậy cháu gái mới được thần linh che chở, nghe ! Mới được thần linh tha tội , nghe !
Ba ngày buồn thảm như vậy nặng nề trôi. Ba ngày cô bé cắn răng chịu đựng, bụng đói như cào, nước uống trong ống nứa tuy mát nhưng hôi toàn mùi gián. Em còn đủ sức chống đỡ, đủ can đảm sống qua ngày, duy nhất chỉ là nhờ niềm hy vọng sẽ đào thoát được. Trong lòng rưng rưng muốn khóc, Cúc buồn rầu nghĩ đến cha và các chị giờ này chắc đang lo lắng không biết em ở đâu, có bị nguy hiểm gì không. Chắc hẳn ai nấy đều nóng lòng sốt ruột, tổ chức cuộc tìm kiếm, sục sạo khắp nơi. Cảnh Sát cũng đã hoạt động mạnh. Nhưng liệu có ai ngờ rằng Cúc hiện đang bị giam cầm tại một nơi hẻo lánh âm u, trong gian lều ẩm thấp, hôi hám, tối tăm như ổ chuột này, dưới đôi mắt cú vọ của mụ già quái gở điên khùng sống xa lánh tất cả mọi người kia không ?
Buổi sáng ngày thứ bốn, khi thức giấc, Cúc nghe văng vẳng có tiếng vó ngựa mỗi lúc một gần. Phên liếp che cửa bị đẩy mạnh. Một người đàn ông xộc vào, không nói không rằng gì hết. Y chỉ loáng tia mắt nhìn nhanh Cúc rồi quay ra ngay. Nhưng em cũng đã kịp nhận ra người lạ đó là ai tuy một nửa mặt gã bịt khăn đen kín mít. Ðúng tên Gô-Ban ! Ánh mắt kỳ lạ của y không thể lầm lộn với ai khác. Ý chừng tên gián điệp này đến coi chừng xem cô bé nạn nhân còn sống không và có thể dự cuộc leo cầu vồng lễ tạ thần linh hay không ?
Có một lúc Cúc đã e ngại rằng cuộc lễ tạ biết đâu lại chẳng may thay đổi khác đi hoặc có thể được dời lại một ngày khác. Nhưng em yên trí, hết thắc mắc ngay khi thấy mụ Rát-Gia đang sửa soạn tấm xiêm vàng cho cô "đồng nữ" mặc vào buổi lễ tế thần và vòng hoa hồng kết thành một vòng tròn để chùm lên mái tóc cô bé như một chiếc kim miện của nữ vương.
Cũng trong thời gian ấy, tại tư thất, chủ nhân trại mía Ngọc-San đang kiểm điểm mớ thư từ vừa nhận được. Trông ông thật là thiểu não. Ðứa con gái út mất tích đã khiến ông buồn lo tới mức thân mình, chân tay gầy ốm tong teo. Da mặt ông trắng xanh trông già hẳn đi có tới mười tuổi. Hai bàn tay gầy guộc lật đi lật lại một mảnh giấy nhỏ. Miệng ông lẩm nhẩm đọc những chữ trên đó mà không hiểu người gởi định nói gì. Ông cất tiếng gọi các con. Huệ, Trà, Mai từ dưới nhà chạy sầm lên gác.
Huệ đỡ mảnh giấy từ tay cha. Em chợt biến sắc mặt : lại những chữ in cắt ra từ một tờ nhật báo. Giọng run run, nhưng cô chị cả vẫn cố đọc thật lớn : "Sáng sớm mai đến coi leo cầu vồng tại đồi cỏ cháy !"
Huệ vui sướng bật reo lên :
- Ðồi cỏ Cháy ! Leo cầu vồng ! Lại người bí mật báo tin đây ! Chúng con đã nhận được rất nhiều tin tức loại này ba à. Toàn tin tức về em Cúc cả đấy. Tin cuối cùng mới đây cho biết là em vẫn khỏe mạnh bình an.
Mai tiếp lời chị :
- Vậy thì ngày mai tụi mình tới đồi Cỏ cháy. Tại đó, may ra có tin tức gì của Cúc chăng !
Ông Ngọc-San cau cau vầng trán rộng :
- Leo cầu vồng ! Leo cầu vồng ! Không lẽ bọn họ lại bắt con bé leo qua cái cầu tre trơn như đổ mỡ ấy ?
Ba chị em nhìn nhau lo lắng. Trà quắc mắt nhìn cha nói lớn :
- Không ! Không thể để thế được, ba à ! Chúng con nhất định cản trở không cho bọn họ ra tay ác độc như thế đâu. Con sẽ đi báo động cho mọi người biết. Chúng con sẽ tổ chức cướp lại em Cúc để trả miếng lại họ đã bắt cóc em dưới gốc cây phượng hoa vàng.
Người cha đăm chiêu suy nghĩ. Phút sau, ông mới từ từ thốt :
- Coi chừng đó ! Phải cẩn thận lắm mới được ! Các con nên nhớ : những người tham dự buổi lễ leo cầu vồng đều là các tín đồ trung thành cả. Họ quen nhau hết, các con lạ mặt đến, họ sẽ biết ngay. Thả sức ra, có ba ngoe làm sao đương cự lại với hàng trăm con người ? Vậy, trước hết phải đi tìm người tiếp viện đã ! Bác An, bác Mẫn, anh Giang, ba người đó sẽ đưa các con đi. Ðồng thời ba kêu điện thoại trình Cảnh Sát. Họ sẽ âm thầm bố trí để can thiệp.
Mai hăm hở, đôi mắt ngời sáng :
- Con gọi cả Hinh, anh Huy con bác Mộng Bảo. Hai người ấy quý tụi con lắm.
Ông Ngọc-San thở ra mệt mỏi :
- Ờ, ờ ! Các con làm sao có lợi thì làm ! Ba mệt quá, đầu óc cứ rối tung lên, không còn biết tính sao cho phải nữa đây !
Ba chị em nắm tay cha. Trà trịnh trọng tuyên bố :
- Ba cứ yên trí ! Chúng con sẽ hết sức cố gắng. Chậm lắm là chiều mai, nhất định chúng con sẽ đem được em Cúc về tới nhà cho ba.
Cũng trong giây phút đó, giây phút bốn cha con ông chủ mía Ngọc-San nóng lòng sốt ruột về việc đi tìm cô gái út thì, đột nhiên, một lùm cây nhỏ mọc trong vườn nhà ông, ngay lối đi vào hàng ba, lay động mạnh. Một bóng người vạch lá cành lao vụt ra. Một bóng con gái mặc quần áo Thượng, chạy vun vút dọc theo con đường hai bên trồng dừa, lẩn vào giữa những hàng mía cao quá đầu người. Rồi, cô gái người Thượng ấy sáp tới, lẻn vào đằng sau một gốc cây lớn, lau sậy rậm rạp. Một gã trai cũng người Thượng ngồi chờ sẵn ở đó từ bao giờ. Cô gái thở hổn hển, nói chẳng ra hơi, nhưng nét mặt rạng rỡ :
- Rồi, rồi ! Xong rồi ! Ông chủ lớn đã coi bức mật thư. Các cô chủ nhỏ sáng mai sẽ tới đồi cỏ cháy ! Trời ơi ! Em mừng quá xá !
Tiếng người con trai :
- Thật không ? Chắc không ? Nếu đúng như thế thì tốt lắm. Anh có thể yên tâm chạy đến bà nội già khùng khùng, điên điên của anh xem bà cụ có nhất định đưa cô bé tới đó không. Mọi người trong trại Ngọc-San đã được báo tin thì chắc chắc cô bé sẽ được cứu thoát.
Không cần nói rõ chúng ta hẳn cũng đã biết cặp trai gái đúng là đôi vợ chồng sắp cưới : Mát ta, Gô Ban.
Mát-Ta lo lắng :
- … Nhưng anh làm thế, lỡ lão Khu-Ma-Ra biết thì sao ?
- Biết thì biết, sợ gì ? Lão sẽ nổi giận ghê gớm nhưng anh không sợ. Nghe lão la hét riết cũng đã quen rồi. Vả lại, nếu lão hỏi vặn, anh sẽ sẵn sàng trả lời ngay : "Thì theo lệnh ông tôi đã giao cô bé cho bà cụ, yên trí rằng bà cụ sẽ giam giữ cô bé tại nơi xa xôi hẻo lánh ấy mãi chứ. Ai dè bà cụ lại dở khùng dở điên đưa cô bé ấy ra đồi cỏ cháy mà leo cầu vồng !"
- Thế nhưng anh vẫn được lãnh tiền thưởng chứ ?
- Dĩ nhiên rồi ! Mát-Ta cứ yên trí ! Ông Khu-Ma-Ra cần anh lắm mà, và ông ta thừa biết là anh chẳng làm việc không công bao giờ. Anh cần tiền, có thật nhiều tiền để chúng ta làm lễ cưới nên anh mới nhận làm cái việc xấu xa này. Nhưng anh vẫn cố gắng sao cho mấy cô chủ nhỏ đỡ bớt phần nào vất vả khổ sở. Các cô ’’nữ tứ tử’’ tốt lắm, thương anh lắm. Ông chủ lớn cũng thật hiền đức. Anh An, anh Mẫn, anh Giang đều là những người bạn tốt cả. Tổ chức xúi giục công nhân đình công, phóng hỏa gây đám cháy… đủ thứ ghê gớm ! Nhưng Mát-Ta cũng thấy đó ! Trước khi thi hành việc ám muội, bao giờ anh cũng cho em đi báo trước cho các cô chủ hay và anh đích thân xông xáo cứu chữa để cố làm cho bớt sự thiệt hại.
Cô gái Thượng cười hồn nhiên :
- Ờ, ờ, em biết rồi ! Nói hoài…! À, anh cứ bắt em cắt những chữ in ở tờ nhật trình ra rồi dán lại. Khó quá trời ! Nhưng bây giờ em làm quen rồi đó, thấy không ? À, này anh ! Không hiểu tại sao ông Khu-Ma-Ra cứ nhằm các người bên trại Ngọc-San mà làm hại ? Ðể chi vậy ?
- Thì anh đã nói cho Mát-Ta biết sơ qua rồi đó. Lão ta cố ý làm cho các cô tiểu chủ khiếp sợ và ông chủ lớn phải chán nản. Việc bắt cóc cô chủ út này cũng là nhằm khiến ông chủ lớn phải thất vọng. Riết rồi cũng không biết sao nữa, sẽ bắt buộc phải bán sở mía đường mà bỏ đi. Lúc đó, lão Khu sẽ nhẩy ra lãnh đám, tìm cách mua lại với cái giá rẻ mạt đó.
Cô gái Thượng bĩu môi :
- Lão Khu tàn ác quá hà ! Mà anh cũng xấu ghê đi ! Sao lại nhận tiền của Lão để làm những việc ác đức ấy chớ ?
Gã con trai nhăn nhó khổ sở nhìn cô vợ chưa cưới :
- Khổ ghê ! Anh đã nói mà Mát Ta chẳng chịu hiểu dùm cho anh gì hết. Này nhé ! Bây giờ anh thử hỏi Mát Ta: nếu không mướn được anh làm tay sai, lão Khu sẽ tìm người khác.... Rồi cái người khác ấy, khi nhận tiền xong, lại ráng hết sức thi hành việc phá hoại thật chu đáo thì rồi mới làm sao ? Còn anh, thay vì xuống tay ác độc tận tình anh lại bàn soạn với em để cố tránh cho gia đình ông chủ lớn khỏi bị nhiều thiệt hại.
- Anh có chắc là cô chủ út sẽ về được nhà nội trong ngày mai không ?
- Nếu mọi việc xẩy ra đúng như anh dự định thì chắc lắm ! Vái trời cho các cô chủ nhỏ đừng quên việc nhờ Cảnh Sát ngấm ngầm đặt người trà trộn vào đám đông để kịp thời can thiệp.
- Ừ, em cũng mong thế ! Thôi, tụi mình về đi. Sáng mai em cũng tới đồi cỏ cháy để xem lễ leo cầu vồng.
________________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG IX