Các em thân mến,
Ngày xưa, có hai anh em sống chung với nhau hết sức hòa thuận.
Một
năm nọ, mùa màng thất bát, sinh nạn đói kém, trộm cướp khắp nơi, dân
chúng sống loạn lạc. Nạn đói lan tràn đến nỗi người ta phải ăn thịt đồng
loại.
Chẳng may, người em bị giặc cướp bắt, định làm thịt ăn.
Người
anh hay tim lo sợ cho tính mạng của em, vội vàng tự trói mình đến ngay
trước giặc cướp và van xin: Em tôi nhịn đói đã nhiều ngày, thân thể gầy
mòn, chỉ còn xương với da, ít thịt hơn tôi. Vậy xin các ngài hãy ăn thịt
tôi và tha cho em tôi.
Giặc
đói nghe vậy lấy làm cảm động về sự hy sinh tính mạng của người anh để
bảo vệ em, bèn tha cho cả hai người, nhưng lại bắt phải về đem gạo đến
thế mạng.
Hai
anh em về đến nhà, lo đi vay gạo khắp nơi, các bà con quen thuộc trong
vùng, nhưng vì tình hình đói kém, ai nấy cũng không còn gạo để ăn, lấy
đâu cho mượn, nên hai anh em đành bó tay, cùng tranh nhau lại chịu chết
với giặc: người em xin để em chết, người anh van được chết thay em.
Giặc
thấy anh em thương yêu, sống có nghĩa với nhau như vậy, chẳng những tha
cho cả hai, lại còn thưởng thêm cơm gạo và tiền bạc.
Các em thân mến,
Nhìn
thấy tấm gương anh em thương yêu thắm thiết như thế, chúng ta lấy làm
hổ thẹn trong khi gia đình chúng ta có sự bất hòa giữa anh chị em với
nhau.
Ca dao Việt Nam có câu:
Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, đỡ đần dở hay.
Sách Lễ Ký cũng khuyên: Anh em cốt nhục tình thâm chớ rời bỏ nhau.
Cựu ước kinh ghi rằng: Tôi sẽ tha thứ cho em tôi mấy lần? Có phải bảy lần không? Chẳng những đến bảy lần mà đến bảy mươi lần bảy kia.
Mong rằng các em nên hòa thuận, thương yêu, đùm bọc anh chị em trong gia đình.
NGUYỄN HÙNG TRƯƠNG
(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 131, ra ngày 15-10-1974)
Không có nhận xét nào:
Không cho phép có nhận xét mới.