Thu và Vân là hai cô gái đẹp nổi tiếng trong vùng, nhưng mỗi người một vẻ khác biệt nhau.
Thu
đẹp sắc sảo, lồ lộ, lại chưng diện rất sang trọng nên lúc nào trông cô
cũng ra vẻ đài các, kiêu sa. Ngược lại, Vân đẹp chất phác, mềm mại, lại
ưa chuộng nếp sống đơn giản nên lúc nào trông cô cũng duyên dáng dịu
lành.
Sở
dĩ Thu và Vân là hai chị em mà lại có hai vẻ đẹp khác chiều hướng như
vậy cũng không có gì lạ, nếu chịu khó để ý đến đời sống và hoàn cảnh của
hai cô.
Ông
Bá, thân phụ của Thu và Vân là một người giàu có nổi tiếng trong vùng
Xuyên Thái, một vùng nhiều ruộng đất, nhiều rẫy nương và sông lạch.
Nguyên ruộng của ông đã được ví von là ruộng thẳng cánh cò bay, cong
đuôi chó chạy, nghĩa là ruộng nhiều quá, diện tích bao la cho đến nỗi cò
có sải cánh mà bay, bay hoài không hết, chó chạy mệt nhừ phải cong cả
đuôi lên mà chạy cũng chưa hết ruộng của ông Bá.
Rẫy nương của ông Bá cũng nhiều như ruộng, khu rừng nào cũng là của ông, ông khai hoang, ông đốt rẫy, ông trồng trọt.
Rồi
còn bao nhiêu là mương, là lạch cũng của ông Bá nốt. Cá tôm đầy lạch,
đầy ao, không sao ăn cho xuể. Lúa gạo đầy lẫm đầy kho, đến hư mục, khoai
sắn, đậu bắp, cứ chất như núi không làm sao tiêu thụ cho hết được.
Giàu
có đến như vậy, ai nhìn vào cũng phải khâm phục. Ngôi nhà ông ở phải
nói là một dinh cơ mới đúng. Một dinh cơ đồ sộ nhất vùng. Dân cùng đinh
làm rẫy mướn, cày ruộng thuê của ông, mỗi khi gánh lúa, tải khoai tới
nạp cho ông, chỉ mới tới cổng ngoài là đã run lập cập vì chiếc cổng vĩ
đại, sừng sững xây bằng đá cẩm thạch chạm trổ tinh vi, hai cánh cửa sơn
son đỏ chói chạm nào rồng, nào phụng, nào nghiên bút, nào ngũ quả trông
lộng lẫy vô cùng, mái ngói thì tráng màu xanh lấp lánh mà mỗi khi trời
nắng, trời mưa, nó cũng đổi màu theo thời tiết.
Chiếc
cổng vĩ đại đã như vậy, nó lại còn được tăng thêm uy nghiêm bởi hai con
sư tử đá nằm chầu hai bên. Nguyên hai con sư tử này là hai khối đá to
lớn được chạm thành hình sư tử, hai mắt lồi, bờm dựng ngược, móng vuốt
nhe nhọn lễu, làm dân khắp vùng thấy ớn khi đi ngang qua nhà ông Bá.
Mỗi
khi dân nghèo tới nộp lúa, nộp khoai sắn cho ông, chỉ mới nhìn thấy hai
con sư tử đá từ đằng xa, là họ đã chùn bước, cứ thẳng một mạch mà đi
không dám nhìn ngó gì cả. Bốn con mắt của sư tử hình như có sức thôi
miên họ, dọa nạt họ làm họ run tay run chân, đầu cúi thấp không dám nhìn
lại hai con thú bằng đá đó. Dân làng sợ quá đến đồn đãi thành huyền
thoại. Có người kể rằng, đêm đêm họ nghe hai "ông mãnh sư" gầm rung
chuyển cả núi rừng, cặp mắt của mỗi ông chiếu ra một thứ ánh sáng lạ
lùng. Ông bên tả chiếu ra màu đỏ như huyết, ông bên hữu chiếu ra màu
xanh như nước biển. Những đêm trăng sáng, trời trong, họ còn thấy hai
ông quay đầu nhìn nhau, gầm gừ, hai luồng nhỡn quang màu xanh và màu đỏ
từ mắt hai ông chiếu ra đan kết vào nhau, hòa hợp thành một màu tím sáng
lòe như hào quang chớp lóe.
Chỉ nội những chuyện đồn đãi quanh hai con sư tử đá ngoài cổng đã làm cho dân khắp vùng nể sợ ông Bá.
Qua
khỏi chiếc cổng đồ sộ vừa kể, là một sân rộng mênh mông với bao nhiêu
cây cảnh, chậu sứ, chậu sành không sao kể xiết. Trên những chiếc chậu to
vừa bằng vài người ôm, là những cây quí uốn nắn thành hình long ly qui
phụng, xung quanh chậu vẽ hình điển tích, kể lại những chuyện xưa trong
sách vở, nét vẽ tinh vi, men lấp lánh bóng ngời đủ màu sắc. Có những
chậu trồng những thứ hoa kỳ dị thơm ngào ngạt, có những chậu trồng những
cây lấy giống tự phương xa, cành lá như nét vẽ, trái như chuỗi ngọc
kết, mùi hương bay xa mấy dặm, quyến rũ bao nhiêu ong bướm sặc sỡ tụ họp
về làm cho hoa lá càng tăng thêm vẻ đẹp. Mỗi khi dân làng có việc cần
phải vào nhà ông Bá, đi ngang qua sân đầy chậu cây quí, họ khép nép,
nhìn lấm lét như sợ vướng đổ vỡ những chậu quí, những kỳ hoa dị thảo
kia. Trông ánh mắt sợ sệt đến thương hại của người dân quê đủ biết họ
khâm phục sự giàu sang của ông Bá đến chừng nào?
Qua khỏi khoảng sân rộng trồng toàn hoa lá kia là những tòa ngang dãy dọc trông đến ngợp mắt, bước đến lạc lối, nơi nào cũng cột kèo chạm trổ, nơi nào cũng sơn son thếp vàng lộng lẫy chóa mắt. Nào nhà khách, nào nhà thờ, nào nhà mát, nào nhà kho, lại còn nhà gia nhân đầy tớ, lại còn nhà nuôi khỉ nuôi chim, thôi thì không biết bao nhiêu tòa, bao nhiêu dãy, đếm không hết mà đi xem cũng không nhớ nổi. Chỗ thì lầu đón gió, chỗ thì gác chờ trăng, chỗ lương dinh, chỗ thủy tạ, bên tây hiên, bên đông phòng, có thể làm người lạ lạc lối không tìm được đường về.
Người ăn, kẻ ở cứ nườm nượp ra vào, xôn xao như chỗ hội hè đình đám.
Ông Bá giàu có đến như thế, tiếng đồn khắp vùng ai cũng kính nể sợ sệt, ấy vậy mà nét mặt ông lúc nào cũng rầu rầu, như có một điều gì phiền não.
Số là, ông Bá lúc còn trẻ, với tài sản ức vạn như thế, ông đã cưới được một người vợ gọi là môn đăng hộ đối, con gái một nhà giàu có ngang hàng với ông.
Tuy nhiên, trời cao ít khi cho ai được hưởng đủ mọi điều sung sướng. Hai ông bà giàu có, ngồi trên bạc trên vàng, lúa gạo mục nát trong kho, mà mãi mười năm sau ngày ăn ở với nhau mới sanh đặng một mụn con gái, đặt tên là Yến Thu, mặc dầu hai ông bà đã đi cầu đảo khắp đền khắp chùa để xin một bé trai gọi là nối dõi tông đường.
Yến Thu mới sinh ra đã đẹp đẽ xinh tươi, lại được bọc trong gấm nhung lụa là, người hầu kẻ hạ nên lớn mơn mởn. Ngược lại, người mẹ của Thu, từ khi sinh được một bé gái xinh đẹp, bà đâm ra kiêu căng, cho là tại bà ăn ở có phúc đức nên sanh đặng gái, lại tốt lành xinh tươi sau này sẽ sang trọng đài các như bà. Còn ông, ăn ở không có phúc đức nên không có con trai nối dõi. Luận điệu này làm cho ông Bá càng buồn rầu thêm, chẳng mấy chốc mà tóc ông đã bạc, lưng ông đã còng.
Người vợ không những không an ủi chồng lại còn ra sức kiêu hãnh, bà làm như bé Thu là con riêng của một mình bà, bà không cho ông bồng ẵm nâng niu, bà bảo là râu ông tua tủa, tóc ông lởm chởm làm bé Thu sợ. Suốt ngày bà chỉ ở riêng trong phòng với bé Thu, không ngó ngàng gì đến ông chồng đau khổ buồn phiền.
Trong lúc đó, ông Bá lo lắng cho dinh cơ sản nghiệp của ông sau này không ai nối nghiệp vì dù sao Thu cũng chỉ là con gái, sau này lớn lên sẽ theo về nhà chồng, dòng họ ông sẽ hương tàn khói lạnh.
Có những ngày ông thơ thẩn dạo quanh vườn, ngắm cây cảnh tốt tươi ông càng chua xót cho thân phận, cây kia đâm chồi nẩy lộc, hoa nọ kết trái lên mầm, còn ông, tuổi ngày càng cao, mong mỏi mà không có một mụn trai nối nghiệp nhà.
Có những trưa nắng đổ ông phe phẩy chiếc quạt lông, trầm ngâm bên khói thuốc, chén trà, nhìn ra sân, đôi chim câu mớm mồi cho lũ con trong tổ, đàn sẻ mới lớn tập chuyền cành, con gà trống cặp kè chị gà mái với đàn con riu ríu, ông cúi đầu tự hỏi sao ông không có một đứa con trai? Mai sau sản nghiệp này ai chăm sóc?
Có những đêm bên ngọn đèn khuya, ông ngồi buồn bã ngắm những pho sách im lìm, ngắm những ngọc ngà châu báu, ông thấy ông quá cô đơn. Những lúc như thế, những lúc mà ông cảm thấy đời ông cô đơn như thế, ông đâu ngờ rằng lại chính là những lúc ông không cô đơn, bởi đã có một người theo dõi ông, xót xa dùm ông, thông cảm nỗi sầu héo của ông. Người đó thường nhìn theo những bước ông đi, thường ngắt bớt những hoa tàn lá úa trong khu vườn ông thường đi dạo để cho ông đỡ xót xa trước sự tàn tạ của lá hoa. Người ấy thường xua đuổi lũ chim bay xa vườn, cho ông đỡ tủi thân so sánh đời mình với chim chóc trong vườn. Người ấy thường lặng lẽ như một cái bóng, khơi thêm dĩa dầu đã cạn, châm thêm bình trà đã vơi, vào những lúc ông suy tư khuya khoắt.
Người ấy không ai xa lạ, chính là một cô hầu gái dịu dàng xinh đẹp mà trước đây khá lâu ông Bá đã cứu vớt cả gia đình cô khỏi cảnh nghèo đói vì mất mùa, nên cha mẹ cô đã cho cô đến ở hầu hạ ông bà Bá để đền ơn và cũng là để trừ số nợ mà ông Bá đã cho vay vào năm mất mùa đói kém trước đó.
Số là một năm mất mùa vì hạn hán, trời không có một giọt mưa, đất đai khô cằn, lúa khoai héo úa, những người làm ruộng mướn của ông Bá không tài nào có đủ số lúa để trả cho ông, vì vậy họ đành xin thiếu nợ. Trong số những người thiếu nợ ấy, có cả cha mẹ nàng hầu gái của ông bấy giờ. Gia đình cô ta có lẽ khổ sở nhất trong số những người thiếu nợ năm ấy, vì không những chỉ hạn hán mất mùa, mà bao nhiêu gia súc đều chết hết vì bệnh. Ông chồng đã lo lắng buồn rầu, lại thêm bà vợ vì quá tiếc của tiếc công mình chăm sóc bầy gia súc, nên bà đã ngã bệnh. Nhà đã túng càng thêm túng, không có lúa nộp cho chủ nợ, không còn gia súc để thay thức ăn, vợ lại ốm không tiền thang thuốc, ông khổ sở không biết xoay sở như thế nào.
Một hôm nhà hết gạo, cha con, vợ chồng đều nhịn đói, nhìn nhau mà khóc. Cô con gái thấy vậy, không thể nhìn cha mẹ khóc lóc thảm thiết như thế được, cô ôm mặt chạy ra đầu xóm ngồi khóc rấm rứt một mình.
Chợt một bàn tay ai đập nhẹ lên vai cô, cô giật mình nhìn lên, thì không phải ai xa lạ mà chính là ông Bá, ông chủ điền giàu có nhất vùng mà chính ba má cô đang thiếu nợ. Ông Bá nhân hôm ấy đi thăm tình trạng lúa ruộng ra sao khi ông biết trời làm đại hạn. Lúc đi qua đầu xóm cống, ông thấy một đứa con gái ngồi ôm mặt khóc, nên ông hỏi cho biết nguyên do. Cô gái cứ thật tình thưa, kể rõ hoàn cảnh quẫn bách của cha mẹ cô đang lâm phải.
Ông Bá nghe xong, động lòng trắc ẩn, bảo cô gái hãy về báo cho cha mẹ cô hay là ông Bá bằng lòng cho thiếu số lúa má đó. Không những thế, ông còn móc túi cho cô một số tiền bảo về lo thang thuốc cho mẹ và mua lại gia súc khác nuôi làm vốn. Cô gái mừng rỡ cám ơn rối rít rồi đâm đầu chạy về kể rõ trước sau cho cha mẹ hay. Ít lâu sau mẹ cô đã lành mạnh, lại có thể chăn nuôi đàn gia súc mới, cha cô đã trồng trọt lại những hoa mầu cho mùa khác.
Một hôm cha mẹ cô nhớ tới ơn của ông Bá đã cứu cả gia đình ra khỏi cơn khó khăn túng quẫn, bèn bàn bạc đem cô gái đến ở nhà ông Bá để hầu hạ ông bà, như thế vừa tỏ được tấm lòng biết ơn vừa là một cách để trừ bớt số nợ mà họ không bao giờ có thể trả được.
Vì cảm tấm lòng của ông Bá, cô gái đã hết lòng kính nể ông bà chủ và không nề hà bất cứ một công việc nặng nhọc nào.
Tuy phải vất vả vì công việc, nhưng nhờ được ở nhà giàu có, ăn uống ngon lành và đầy đủ, nên cô gái quê mùa ốm đói của ngày trước, chỉ ít lâu sau đã trở thành một cô gái khỏe mạnh và xinh đẹp. Càng ngày cô càng hồng hào tươi sáng, trắng da dài tóc, lại được bà Bá cho ăn mặc tươm tất sạch sẽ nên nom cô duyên dáng vô cùng. Cô lại lễ độ, kính cẩn và khá thông minh, hơn hẳn đám gia nhân đầy tớ, người hầu kẻ hạ nhà ông Bá, nên cô được cho lên nhà trên để hầu hạ, sai bảo những công việc nhẹ nhàng.
Kịp khi bà Bá sinh được một gái đầu lòng xinh đẹp, bà trở nên kiêu hãnh, còn ông Bá thì càng thui thủi cô đơn. Chính những lúc đó là lúc cô hầu gái xót xa xúc động cho hoàn cảnh của người chủ nhân hậu đã một lần cứu cả nhà cô thoát vòng đói khổ. Tấm lòng biết ơn đó đã thúc đẩy người hầu gái càng chăm lo hầu hạ ông chủ nhiều hơn. Và rồi, một cảm tình nẩy nở giữa người chủ nhà giàu có nhưng tâm sự buồn phiền với cô hầu gái vừa độ trăng tròn tươi đẹp.
Ít lâu sau, Yến Vân ra đời, tuy trong hoàn cảnh không lấy gì làm suôn sẻ, êm đẹp, nhưng nhìn gương mặt bụ bẫm hồng hào, người ta cũng thấy được đó là một bé gái xinh tươi không kém Yến Thu.
Những giây phút mà ông Bá được người hầu gái cảm thông an ủi, chỉ là những giây phút quá ngắn ngủi. Vì từ khi được biết tin người tớ gái dan díu với chồng, bà Bá đã nổi cơn thịnh nộ. Lòng ghen tuông độc ác trỗi dậy trong người đàn bà vốn đã nhiều kiêu căng đó. Bà đã canh chừng ông Bá, kiểm soát từng bước đi của ông, một mặt bà đầy đọa người tớ gái, bắt làm công việc quần quật không cho lúc nào có thì giờ nghỉ ngơi để có thể tìm cách gặp ông Bá được.
Tội nghiệp, Yến Vân sinh ra trong sự ganh ghét đọa đày, thiếu thốn mọi thứ, trái ngược với Yến Thu ngày nào, thật sung sướng trên nhung lụa, tuy rằng hai cô cùng là giọt máu của ông Bá.
Trong lúc Yến Thu nệm gấm, chăn bông, áo quần tơ lụa, trăm điều sung sướng thì Yến Vân thiếu thốn mọi điều. Cô không có một manh áo lành lặn, không có một chiếc giường sạch sẽ. Mẹ cô phải dùng chiếc khăn quàng duy nhất đã dùng từ hồi mới đến ở nhà ông Bá, để quấn cho con khỏi lạnh. Bà phải ăn cơm đỏ, muối tiêu để có đủ sữa nuôi con. Hai mẹ con bị đuổi xuống ở một chái nhà dột nát cuối dãy nhà bếp. Tuy vậy, với thời gian, Yến Vân cũng dần khôn lớn trong vòng tay ấp ủ của mẹ.
Quần áo Yến Vân mặc là những mảnh vải vụn, cũ, rách rưới do tay người mẹ đêm đêm ngồi chằm vá khâu kết cho con mặc, vì vậy, không đủ ấm và bao giờ Yến Vân cũng vẫn quấn thêm chiếc khăn quàng đã cũ của mẹ quấn cho từ khi lọt lòng, một chiếc khăn len nhàu nát, đen đúa, xộc xệch không ra màu sắc, hình dáng gì cả. Tuy thế, đối với Vân, nó là người bạn chí thiết đã gần bên cô từ khi mới chào đời.
Lúc nóng, cô quấn lên đầu để che nắng. Lúc rét, cô quàng qua cổ cho đỡ gió sương. Đêm đêm nó che chở cho cô khỏi lạnh. Chiếc khăn ấy theo cô như hình với bóng, không bao giờ rời cô.
Ngày ngày Vân thui thủi ở góc bếp, làm bạn với vài củ khoai, dăm củ sắn, vui đùa với con mèo mướp, chú chó vện. Cô cười tươi khi thấy con gà trống cất tiếng gáy vang, cô úp mặt vào tường để nhìn theo đàn kiến đưa đám những con sâu nhỏ. Cô nghe tiếng chim ngoài vườn, cô nhìn ánh lửa trong bếp, lúc thúc theo chân mẹ, sung sướng với nắm cơm, với khúc mía. Cô chưa hề bao giờ biết đến cái thế giới nhung lụa ngọc ngà của ngôi nhà chính, ngôi nhà đồ sộ mà ông Bá và Yến Thu, người chị cùng cha khác mẹ đang ở đó. Vây bọc chung quanh Thu, bao nhiêu đồ chơi đắt tiền, bao nhiêu người hầu kẻ hạ, bao nhiêu thức ăn ngon bổ.
Dù hai hoàn cảnh trái ngược nhau như vậy, cả hai cô càng lớn càng đẹp, không cô nào kém cô nào, tuy rằng hai cô là hai vẻ đẹp khác nhau, hai thứ ánh sáng cùng sáng, nhưng màu trái ngược. Yến Thu rực rỡ như lửa, Yến Vân dịu dàng như nước. Yến Thu chói lọi như chu sa, Yến Vân mơ màng như hồ thủy. Một cô sắc nước, một cô hương trời, cả hai vẻ đều mỹ miều thanh lệ.
Dù hai cô ở trong hai hoàn cảnh khác nhau, Thu nõn nà trước gương soi, lui tới đủng đỉnh bên màn thêu trướng gấm, chân đi hài nhung thêu hoa mẫu đơn mà bà Bá đã cho người đi chọn mua tận Kinh đô, cổ lấp lánh những chuỗi trân châu quí giá.
Ngược lại, Vân vô tư soi mình trên mặt nước ao bèo, đôi má cô ửng hồng duyên dáng với ánh lửa bếp cháy bùng, tay chân cô mềm mại thoăn thoắt trong những công việc hằng ngày, mái tóc cô mượt mà cài một nụ hoa hồng dại thắm tươi, đặc biệt nhất là cô vẫn giữ chiếc khăn len cũ kỹ của mẹ quàng cho từ nhỏ. Ngày nắng ráo, cô mang ra cầu ao giặt giũ thật sạch, trải phơi trên hàng giậu, chờ cho khô, cô xếp cất cẩn thận. Thỉnh thoảng mẹ sai đi đâu cô lấy quấn qua đầu che nắng, những tối lành lạnh, cô quàng chiếc khăn qua cổ và nghe một nỗi ấm cúng thân mật chuyền đi khắp cơ thể, mơ hồ như vòng tay ấp ủ của mẹ cô.
Qua khỏi khoảng sân rộng trồng toàn hoa lá kia là những tòa ngang dãy dọc trông đến ngợp mắt, bước đến lạc lối, nơi nào cũng cột kèo chạm trổ, nơi nào cũng sơn son thếp vàng lộng lẫy chóa mắt. Nào nhà khách, nào nhà thờ, nào nhà mát, nào nhà kho, lại còn nhà gia nhân đầy tớ, lại còn nhà nuôi khỉ nuôi chim, thôi thì không biết bao nhiêu tòa, bao nhiêu dãy, đếm không hết mà đi xem cũng không nhớ nổi. Chỗ thì lầu đón gió, chỗ thì gác chờ trăng, chỗ lương dinh, chỗ thủy tạ, bên tây hiên, bên đông phòng, có thể làm người lạ lạc lối không tìm được đường về.
Người ăn, kẻ ở cứ nườm nượp ra vào, xôn xao như chỗ hội hè đình đám.
Ông Bá giàu có đến như thế, tiếng đồn khắp vùng ai cũng kính nể sợ sệt, ấy vậy mà nét mặt ông lúc nào cũng rầu rầu, như có một điều gì phiền não.
Số là, ông Bá lúc còn trẻ, với tài sản ức vạn như thế, ông đã cưới được một người vợ gọi là môn đăng hộ đối, con gái một nhà giàu có ngang hàng với ông.
Tuy nhiên, trời cao ít khi cho ai được hưởng đủ mọi điều sung sướng. Hai ông bà giàu có, ngồi trên bạc trên vàng, lúa gạo mục nát trong kho, mà mãi mười năm sau ngày ăn ở với nhau mới sanh đặng một mụn con gái, đặt tên là Yến Thu, mặc dầu hai ông bà đã đi cầu đảo khắp đền khắp chùa để xin một bé trai gọi là nối dõi tông đường.
Yến Thu mới sinh ra đã đẹp đẽ xinh tươi, lại được bọc trong gấm nhung lụa là, người hầu kẻ hạ nên lớn mơn mởn. Ngược lại, người mẹ của Thu, từ khi sinh được một bé gái xinh đẹp, bà đâm ra kiêu căng, cho là tại bà ăn ở có phúc đức nên sanh đặng gái, lại tốt lành xinh tươi sau này sẽ sang trọng đài các như bà. Còn ông, ăn ở không có phúc đức nên không có con trai nối dõi. Luận điệu này làm cho ông Bá càng buồn rầu thêm, chẳng mấy chốc mà tóc ông đã bạc, lưng ông đã còng.
Người vợ không những không an ủi chồng lại còn ra sức kiêu hãnh, bà làm như bé Thu là con riêng của một mình bà, bà không cho ông bồng ẵm nâng niu, bà bảo là râu ông tua tủa, tóc ông lởm chởm làm bé Thu sợ. Suốt ngày bà chỉ ở riêng trong phòng với bé Thu, không ngó ngàng gì đến ông chồng đau khổ buồn phiền.
Trong lúc đó, ông Bá lo lắng cho dinh cơ sản nghiệp của ông sau này không ai nối nghiệp vì dù sao Thu cũng chỉ là con gái, sau này lớn lên sẽ theo về nhà chồng, dòng họ ông sẽ hương tàn khói lạnh.
Có những ngày ông thơ thẩn dạo quanh vườn, ngắm cây cảnh tốt tươi ông càng chua xót cho thân phận, cây kia đâm chồi nẩy lộc, hoa nọ kết trái lên mầm, còn ông, tuổi ngày càng cao, mong mỏi mà không có một mụn trai nối nghiệp nhà.
Có những trưa nắng đổ ông phe phẩy chiếc quạt lông, trầm ngâm bên khói thuốc, chén trà, nhìn ra sân, đôi chim câu mớm mồi cho lũ con trong tổ, đàn sẻ mới lớn tập chuyền cành, con gà trống cặp kè chị gà mái với đàn con riu ríu, ông cúi đầu tự hỏi sao ông không có một đứa con trai? Mai sau sản nghiệp này ai chăm sóc?
Có những đêm bên ngọn đèn khuya, ông ngồi buồn bã ngắm những pho sách im lìm, ngắm những ngọc ngà châu báu, ông thấy ông quá cô đơn. Những lúc như thế, những lúc mà ông cảm thấy đời ông cô đơn như thế, ông đâu ngờ rằng lại chính là những lúc ông không cô đơn, bởi đã có một người theo dõi ông, xót xa dùm ông, thông cảm nỗi sầu héo của ông. Người đó thường nhìn theo những bước ông đi, thường ngắt bớt những hoa tàn lá úa trong khu vườn ông thường đi dạo để cho ông đỡ xót xa trước sự tàn tạ của lá hoa. Người ấy thường xua đuổi lũ chim bay xa vườn, cho ông đỡ tủi thân so sánh đời mình với chim chóc trong vườn. Người ấy thường lặng lẽ như một cái bóng, khơi thêm dĩa dầu đã cạn, châm thêm bình trà đã vơi, vào những lúc ông suy tư khuya khoắt.
Người ấy không ai xa lạ, chính là một cô hầu gái dịu dàng xinh đẹp mà trước đây khá lâu ông Bá đã cứu vớt cả gia đình cô khỏi cảnh nghèo đói vì mất mùa, nên cha mẹ cô đã cho cô đến ở hầu hạ ông bà Bá để đền ơn và cũng là để trừ số nợ mà ông Bá đã cho vay vào năm mất mùa đói kém trước đó.
Số là một năm mất mùa vì hạn hán, trời không có một giọt mưa, đất đai khô cằn, lúa khoai héo úa, những người làm ruộng mướn của ông Bá không tài nào có đủ số lúa để trả cho ông, vì vậy họ đành xin thiếu nợ. Trong số những người thiếu nợ ấy, có cả cha mẹ nàng hầu gái của ông bấy giờ. Gia đình cô ta có lẽ khổ sở nhất trong số những người thiếu nợ năm ấy, vì không những chỉ hạn hán mất mùa, mà bao nhiêu gia súc đều chết hết vì bệnh. Ông chồng đã lo lắng buồn rầu, lại thêm bà vợ vì quá tiếc của tiếc công mình chăm sóc bầy gia súc, nên bà đã ngã bệnh. Nhà đã túng càng thêm túng, không có lúa nộp cho chủ nợ, không còn gia súc để thay thức ăn, vợ lại ốm không tiền thang thuốc, ông khổ sở không biết xoay sở như thế nào.
Một hôm nhà hết gạo, cha con, vợ chồng đều nhịn đói, nhìn nhau mà khóc. Cô con gái thấy vậy, không thể nhìn cha mẹ khóc lóc thảm thiết như thế được, cô ôm mặt chạy ra đầu xóm ngồi khóc rấm rứt một mình.
Chợt một bàn tay ai đập nhẹ lên vai cô, cô giật mình nhìn lên, thì không phải ai xa lạ mà chính là ông Bá, ông chủ điền giàu có nhất vùng mà chính ba má cô đang thiếu nợ. Ông Bá nhân hôm ấy đi thăm tình trạng lúa ruộng ra sao khi ông biết trời làm đại hạn. Lúc đi qua đầu xóm cống, ông thấy một đứa con gái ngồi ôm mặt khóc, nên ông hỏi cho biết nguyên do. Cô gái cứ thật tình thưa, kể rõ hoàn cảnh quẫn bách của cha mẹ cô đang lâm phải.
Ông Bá nghe xong, động lòng trắc ẩn, bảo cô gái hãy về báo cho cha mẹ cô hay là ông Bá bằng lòng cho thiếu số lúa má đó. Không những thế, ông còn móc túi cho cô một số tiền bảo về lo thang thuốc cho mẹ và mua lại gia súc khác nuôi làm vốn. Cô gái mừng rỡ cám ơn rối rít rồi đâm đầu chạy về kể rõ trước sau cho cha mẹ hay. Ít lâu sau mẹ cô đã lành mạnh, lại có thể chăn nuôi đàn gia súc mới, cha cô đã trồng trọt lại những hoa mầu cho mùa khác.
Một hôm cha mẹ cô nhớ tới ơn của ông Bá đã cứu cả gia đình ra khỏi cơn khó khăn túng quẫn, bèn bàn bạc đem cô gái đến ở nhà ông Bá để hầu hạ ông bà, như thế vừa tỏ được tấm lòng biết ơn vừa là một cách để trừ bớt số nợ mà họ không bao giờ có thể trả được.
Vì cảm tấm lòng của ông Bá, cô gái đã hết lòng kính nể ông bà chủ và không nề hà bất cứ một công việc nặng nhọc nào.
Tuy phải vất vả vì công việc, nhưng nhờ được ở nhà giàu có, ăn uống ngon lành và đầy đủ, nên cô gái quê mùa ốm đói của ngày trước, chỉ ít lâu sau đã trở thành một cô gái khỏe mạnh và xinh đẹp. Càng ngày cô càng hồng hào tươi sáng, trắng da dài tóc, lại được bà Bá cho ăn mặc tươm tất sạch sẽ nên nom cô duyên dáng vô cùng. Cô lại lễ độ, kính cẩn và khá thông minh, hơn hẳn đám gia nhân đầy tớ, người hầu kẻ hạ nhà ông Bá, nên cô được cho lên nhà trên để hầu hạ, sai bảo những công việc nhẹ nhàng.
Kịp khi bà Bá sinh được một gái đầu lòng xinh đẹp, bà trở nên kiêu hãnh, còn ông Bá thì càng thui thủi cô đơn. Chính những lúc đó là lúc cô hầu gái xót xa xúc động cho hoàn cảnh của người chủ nhân hậu đã một lần cứu cả nhà cô thoát vòng đói khổ. Tấm lòng biết ơn đó đã thúc đẩy người hầu gái càng chăm lo hầu hạ ông chủ nhiều hơn. Và rồi, một cảm tình nẩy nở giữa người chủ nhà giàu có nhưng tâm sự buồn phiền với cô hầu gái vừa độ trăng tròn tươi đẹp.
Ít lâu sau, Yến Vân ra đời, tuy trong hoàn cảnh không lấy gì làm suôn sẻ, êm đẹp, nhưng nhìn gương mặt bụ bẫm hồng hào, người ta cũng thấy được đó là một bé gái xinh tươi không kém Yến Thu.
Những giây phút mà ông Bá được người hầu gái cảm thông an ủi, chỉ là những giây phút quá ngắn ngủi. Vì từ khi được biết tin người tớ gái dan díu với chồng, bà Bá đã nổi cơn thịnh nộ. Lòng ghen tuông độc ác trỗi dậy trong người đàn bà vốn đã nhiều kiêu căng đó. Bà đã canh chừng ông Bá, kiểm soát từng bước đi của ông, một mặt bà đầy đọa người tớ gái, bắt làm công việc quần quật không cho lúc nào có thì giờ nghỉ ngơi để có thể tìm cách gặp ông Bá được.
Tội nghiệp, Yến Vân sinh ra trong sự ganh ghét đọa đày, thiếu thốn mọi thứ, trái ngược với Yến Thu ngày nào, thật sung sướng trên nhung lụa, tuy rằng hai cô cùng là giọt máu của ông Bá.
Trong lúc Yến Thu nệm gấm, chăn bông, áo quần tơ lụa, trăm điều sung sướng thì Yến Vân thiếu thốn mọi điều. Cô không có một manh áo lành lặn, không có một chiếc giường sạch sẽ. Mẹ cô phải dùng chiếc khăn quàng duy nhất đã dùng từ hồi mới đến ở nhà ông Bá, để quấn cho con khỏi lạnh. Bà phải ăn cơm đỏ, muối tiêu để có đủ sữa nuôi con. Hai mẹ con bị đuổi xuống ở một chái nhà dột nát cuối dãy nhà bếp. Tuy vậy, với thời gian, Yến Vân cũng dần khôn lớn trong vòng tay ấp ủ của mẹ.
Quần áo Yến Vân mặc là những mảnh vải vụn, cũ, rách rưới do tay người mẹ đêm đêm ngồi chằm vá khâu kết cho con mặc, vì vậy, không đủ ấm và bao giờ Yến Vân cũng vẫn quấn thêm chiếc khăn quàng đã cũ của mẹ quấn cho từ khi lọt lòng, một chiếc khăn len nhàu nát, đen đúa, xộc xệch không ra màu sắc, hình dáng gì cả. Tuy thế, đối với Vân, nó là người bạn chí thiết đã gần bên cô từ khi mới chào đời.
Lúc nóng, cô quấn lên đầu để che nắng. Lúc rét, cô quàng qua cổ cho đỡ gió sương. Đêm đêm nó che chở cho cô khỏi lạnh. Chiếc khăn ấy theo cô như hình với bóng, không bao giờ rời cô.
Ngày ngày Vân thui thủi ở góc bếp, làm bạn với vài củ khoai, dăm củ sắn, vui đùa với con mèo mướp, chú chó vện. Cô cười tươi khi thấy con gà trống cất tiếng gáy vang, cô úp mặt vào tường để nhìn theo đàn kiến đưa đám những con sâu nhỏ. Cô nghe tiếng chim ngoài vườn, cô nhìn ánh lửa trong bếp, lúc thúc theo chân mẹ, sung sướng với nắm cơm, với khúc mía. Cô chưa hề bao giờ biết đến cái thế giới nhung lụa ngọc ngà của ngôi nhà chính, ngôi nhà đồ sộ mà ông Bá và Yến Thu, người chị cùng cha khác mẹ đang ở đó. Vây bọc chung quanh Thu, bao nhiêu đồ chơi đắt tiền, bao nhiêu người hầu kẻ hạ, bao nhiêu thức ăn ngon bổ.
Dù hai hoàn cảnh trái ngược nhau như vậy, cả hai cô càng lớn càng đẹp, không cô nào kém cô nào, tuy rằng hai cô là hai vẻ đẹp khác nhau, hai thứ ánh sáng cùng sáng, nhưng màu trái ngược. Yến Thu rực rỡ như lửa, Yến Vân dịu dàng như nước. Yến Thu chói lọi như chu sa, Yến Vân mơ màng như hồ thủy. Một cô sắc nước, một cô hương trời, cả hai vẻ đều mỹ miều thanh lệ.
Dù hai cô ở trong hai hoàn cảnh khác nhau, Thu nõn nà trước gương soi, lui tới đủng đỉnh bên màn thêu trướng gấm, chân đi hài nhung thêu hoa mẫu đơn mà bà Bá đã cho người đi chọn mua tận Kinh đô, cổ lấp lánh những chuỗi trân châu quí giá.
Ngược lại, Vân vô tư soi mình trên mặt nước ao bèo, đôi má cô ửng hồng duyên dáng với ánh lửa bếp cháy bùng, tay chân cô mềm mại thoăn thoắt trong những công việc hằng ngày, mái tóc cô mượt mà cài một nụ hoa hồng dại thắm tươi, đặc biệt nhất là cô vẫn giữ chiếc khăn len cũ kỹ của mẹ quàng cho từ nhỏ. Ngày nắng ráo, cô mang ra cầu ao giặt giũ thật sạch, trải phơi trên hàng giậu, chờ cho khô, cô xếp cất cẩn thận. Thỉnh thoảng mẹ sai đi đâu cô lấy quấn qua đầu che nắng, những tối lành lạnh, cô quàng chiếc khăn qua cổ và nghe một nỗi ấm cúng thân mật chuyền đi khắp cơ thể, mơ hồ như vòng tay ấp ủ của mẹ cô.
Bà Bá coi mẹ con cô như tôi
tớ hèn mọn, bao giờ cũng nhìn bằng ánh mắt ghét bỏ, khinh bỉ, bà cấm
không bao giờ cho mẹ con Vân được bén mảng lên nhà trên vì vậy giang sơn
của Vân chỉ là ngôi nhà bếp tối tăm ám khói, là khoảng vườn rau, bụi
chuối, cầu ao.
Thỉnh
thoảng Vân trông thấy Thu đi dạo chơi thấp thoáng trong vườn hoa, nhưng
chưa bao giờ cô dám tự ý vào khoảng vườn cấm đó nên cũng chưa được gặp
người chị cùng máu huyết với cô.
Ông
Bá đã già nua, buồn rầu và bệnh hoạn đau ốm luôn luôn lại bị sự theo
rõi canh chừng của bà Bá nên chẳng bao giờ mẹ con Vân được giáp mặt ông.
Vân lớn lên và vẫn tin theo lời mẹ kể, cô có một người cha nhân hậu,
hiền từ đã cứu sống ông bà ngoại và mẹ cô qua khỏi cơn đói khổ. Cô vẫn
theo lời mẹ dạy, cố ăn ở hiền lành, biết thương người hoạn nạn nghèo
đói, làm theo gương người cha đáng kính của cô, mặc dầu người cha ấy, mẹ
cô vẫn thường che giấu mà bảo rằng vì hoàn cảnh cô không được sống gần
cha như bao đứa trẻ khác.
Vân lớn lên trong sự hiền lành, chất phác, trong nỗi dịu dàng do mẹ ban phát cho. Mẹ cô thường nhìn cô mỉm cười bảo:
-
Hãy thương yêu tất cả mọi người mọi vật quanh ta, hãy chia sớt miếng
cơm manh áo cho người thiếu thốn hơn ta, tình thương cao đẹp làm cho ta
cảm thấy ta được đầy đủ, được vui sướng không vướng bận những phiền toái
ưu tư.
Và Vân đã sống một cuộc sống thực dịu hiền như cây cỏ.
Có
những bữa cơm thanh đạm, nhìn đàn gà con chiu chít bên gà mẹ đi kiếm
từng hạt cơm vãi, Vân đã chia cho chúng một phần bát cơm cô đang ăn, cô
sung sướng nhìn gà mẹ kêu gọi đàn con lại chia phần tíu tít, mất một
phần bát ăn, nhưng lòng cô vui vẻ nhìn đàn gà được no nê và cô nghĩ rằng
chúng cũng đang vui sướng với chiếc diều nặng chĩu.
Vân
che chở cho từng ổ chim non trong vườn, chăm nom tưới bón cho từng cụm
cây mùa nắng hạn. Cô thương yêu loài vật cây cỏ và cứ nghĩ rằng chúng
cũng biết đau buồn như chính cô.
Ngày
tháng qua đi, ông Bá đã qua đời sau một cơn bệnh ngặt nghèo không cứu
chữa được. Từ đó bà Bá và Thu càng hành hạ mẹ con Vân hơn nữa.
Tuổi
đời chồng chất, cuộc sống thiếu thốn, công việc nặng nhọc đêm ngày,
chẳng mấy chốc, mẹ Vân đã già khọm nhăn nheo. Sự thiếu ăn thiếu mặc, cơm
không đủ no, áo không đủ ấm, lại còn lời nặng tiếng nhẹ của bà Bá và
Thu, mẹ Vân đã ngã bệnh trong một xó tối tăm nhất của tòa dinh cơ đồ sộ
của ông bà Bá.
Mẹ
Vân nằm trên chiếc giường tre xiêu vẹo, thuốc thang chẳng có, Vân phải
thay mẹ trong những công việc hằng ngày, thỉnh thoảng mới chạy vào thăm
mẹ được một chút.
Dù
đau ốm như thế, dù thiếu thốn trăm bề, nhưng được lúc nào gần bên con,
mẹ Vân cũng đem lời khuyên nhủ Vân hãy chịu đựng, hãy nhẫn nhục, đừng
thù hận ai, đừng trách móc ai, hãy cứ bằng lòng với số mệnh, cứ ăn ở
hiền lành, một ngày kia sẽ được Trời Phật thương xót mà phù hộ cho.
Trong cơn bệnh thập tử nhất sanh, bà vẫn luôn luôn nở một nụ cười bao
dung hiền hậu với đứa con duy nhất. Vân sót xa cho mẹ mà không biết làm
sao hơn.
Một
đêm mưa rả rích, Vân đang co ro bên cạnh người mẹ đau ốm, thấy mẹ vẫn
chưa an giấc, cô lấy chiếc khăn len cũ đắp lên ngực mẹ cho bà được ấm
thêm đôi chút. Rồi chắp tay van vái:
- Lạy Trời, lạy Phật xin hãy phù hộ cho mẹ con qua khỏi cơn bệnh ngặt nghèo này.
Bà mẹ trở mình, húng hắng ho mấy tiếng rồi cầm lấy tay cô, mệt nhọc trong tiếng nói thều thào:
-
Vân con, mẹ chắc không qua khỏi đêm nay, vậy trước khi nhắm mắt mẹ phải
cho con biết một điều mà từ lâu mẹ cố tình giấu giếm con...
Vân ôm vai mẹ nức nở:
- Không, mẹ sẽ lành bệnh, không lý Trời Phật bắt mẹ đau khổ mãi sao? Mẹ đừng nói thế con sợ lắm mẹ ơi!
-
Con ạ, con hãy bình tĩnh nghe mẹ, đây là lời cuối cùng, con nhớ đừng
quên, con chính là con của ông Bá, người ân của ông bà ngoại con. Mẹ
chết rồi, con cố ở lại hầu hạ bà Bá và nhang khói cho cha con cho trọn
đạo hiếu nghe con...
Vân buông hai vai mẹ, ngạc nhiên:
- Mẹ ơi, có đúng như thế không? Sao lâu nay mẹ giấu con...
Người
mẹ cố thu chút hơi tàn kể lại hết từ đầu cho Vân nghe. Cuối cùng, quá
mệt nhọc, bà cầm tay Vân, đặt lên chiếc khăn len cũ kỹ và nói trong hơi
thở đứt quãng:
-
Con... mẹ chỉ có chút kỷ niệm để lại cho con... hãy giữ lấy... chiếc
khăn này đã ấp ủ mẹ con ta... mẹ thương con và sẽ phù hộ con!
Bà thở hơi cuối cùng trong tiếng nấc nghẹn ngào của Vân. Gió khuya từng cơn lành lạnh tạt vào căn nhà bếp ám khói.
Chôn
cất mẹ mới vừa tròn ba bữa, Vân đã được bà Bá gọi lên nhà trên, lần đầu
tiên cô được đặt chân lên tòa nhà đồ sộ lộng lẫy, cô không ngờ ngay sát
căn nhà bếp tối tăm mà mẹ con cô sống chui rúc lại là một thế giới nguy
nga giàu có mà chủ nhân lại chính là người đã sanh thành ra cô. Càng
nhìn những đồ vật sang trọng cô càng đau xót cho mẹ cô đã một đời chịu
đựng cảnh tối tăm.
Bà Bá ngồi trên sập gụ chạm trổ tinh vi, cất tiếng lanh lảnh:
-
Con kia, mày chỉ là một đứa con hoang vô thừa nhận, đừng tưởng cái gia
tài này rồi sẽ có phần mày! Ta không cho mày một đồng một chữ nào đâu.
Mẹ mày chỉ là một con đầy tớ hèn mọn. Nay mẹ mày đã chết thì mày cũng
phải ra khỏi nơi này, không có cơm dư đâu để nuôi mày!
Vân cúi đầu nhìn lũ chó núc ních đang nằm ngủ ngon lành dưới chân sập gụ, lòng ngao ngán nghĩ thầm:
-
Thân phận mẹ con mình còn thua lũ chó kia, những con vật ấy còn được
thừa nhận là gia súc, còn được nuôi nấng tử tế... mẹ ơi, một đời mẹ hẩm
hiu!
Tiếng nghiến răng ken két của Thu ngồi gần đấy:
- Mẹ đuổi nó đi cho rồi, cũng may là nó rách rưới bẩn thỉu, chứ nếu có ăn có mặt thì chắc nó lấn át cả con đấy mẹ!
Vân nhỏ nhẹ:
- Thưa chị, dù sao em cũng mang trong người dòng máu của cha, như chị vậy!
- Ai chị em với mày? Đừng có hỗn láo con khốn nạn kia!
Vân rơm rớm nước mắt, không dám nói thêm lời nào.
Bà Bá thét vào tai Vân:
-
Hừ, dám nhận là chị em hả? Chắc con mẹ mày trước khi chết đã bày mưu
sắp kế cho mày để hòng chia cái gia tài này chứ gì? Đã thế ta đuổi mày
đi ngay!
Giọng Thu nheo nhéo:
- Mẹ trông nó kìa, quanh năm tứ thời cứ quấn khư khư cái khăn len cũ kỹ trông phát tởm!
- Ừ, cái khăn đó của con mẹ nó hồi trước đấy.
- Trông khiếp quá mẹ ạ, như cái giẻ chùi giày ấy! Mẹ đuổi nó đi thôi, nó hôi hám quá!
Vân
lặng lẽ quay về hướng bàn thờ ông Bá đặt ở gian giữa, lần đầu tiên Vân
được nhìn thấy gương mặt hiền lành nhân hậu của ông qua tấm hình chân
dung trên bàn thờ. Vân chắp tay xá mấy xá rồi lặng lẽ quay ra. Bóng Vân
khuất dần sau mảnh sân rộng đầy cây cảnh quí giá.
Từ
khi Vân bị đuổi khỏi nhà ông Bá đến nay đã ngót ba năm. Bao nhiêu vất
vả nhọc nhằn, bao nhiêu chua xót đau thương đã đến với cô gái hiền dịu
ấy. Còn nhớ khi Vân bước ra khỏi nhà bà Bá, sau lưng còn văng vẳng giọng
khinh khi the thé của người đàn bà giàu sang và người chị cùng cha khác
mẹ của nàng. Vân cúi đầu đi như một kẻ không hồn, cô thất thểu cất bước
chẳng biết đi về đâu. Cô còn nhớ lời mẹ kể về ông bà ngoại, sau khi mẹ
cô làm nàng hầu ông Bá, kịp khi bà Bá biết được, máu ghen nổi lên, bà đã
cho gia nhân đến mắng chửi đánh đập ông bà ngoại cô. Không những thế,
đám gia nhân được sự che chở của bà Bá đã vơ vét hết cái gia tài nghèo
nàn của ông bà ngoại cô và nổi lửa đốt nhà không một chút tiếc thương.
Ông bà ngoại cô tuổi gia sức yếu, đau buồn đến sanh bệnh mà qua đời,
trong khi đó, mẹ cô thì bị bà Bá đày đọa ghét bỏ.
Vân
lang thang chẳng biết về đâu, cô vừa đi vừa khấn nguyện, cầu xin hồn mẹ
có linh thiêng xin hãy che chở phù hộ cho cô. Trời tối dần, cô lo sợ
không biết đem nay sẽ ngủ nơi đâu? Từ trước đến nay tuy nghèo khổ thiếu
thốn nhưng còn có sự an ủi của mẹ, còn có manh chiếu rách, tấm giường
xiêu để đêm đến mẹ con tựa vào nhau cho đỡ lạnh. Bây giờ thì chẳng có
lấy một xó xỉnh nào để nghỉ chân đêm nay. Bốn bề vây phủ quanh cô là
bóng tối hãi hùng. Những khóm cây lay động tựa hồ những con thú dữ đang
rình rập để vồ mồi. Tiếng côn trùng than vãn đều đều một điệu nhạc buồn
bã càng làm Vân lo sợ thêm. Gió đêm lạnh buốt, Vân chỉ vỏn vẹn một bộ
quần áo cũ kỹ rách rưới trên người. Cô ghì chiếc khăn len, tìm chút hơi
ấm và thì thầm trong đêm tối:
-
Mẹ ơi! Con chỉ còn chiếc khăn này là kỷ vật duy nhất mẹ để lại cho con,
hơi hướng mẹ còn phàng phất bên con, xin mẹ dẫn dắt con qua khỏi đêm
dài tăm tối này.
Sau
lời nói thì thầm ấy, Vân tự nhiên có cảm tưởng chiếc khăn xấu xí thô
kệch như rộng thêm ra, chiếc khăn phủ quanh người cô thật ấm áp, cô phấn
khởi tìm tới một gốc cây sau ngôi miếu hoang, quờ quạng hết những đống
lá khô gom lại làm một chiếc ổ thật dày. Cô nằm ngủ thật ngon lành,
tưởng như được vòng tay mẹ ôm thật ấm áp.
Tiếng
chim ríu rít trên cành lá đã đánh thức cô dậy, những tia nắng hừng đông
nhẩy múa trên những giọt sương lấp lánh, cành lá nhè nhẹ đong đưa dưới
ngọn gió mai thả những chiếc lá khô rơi thong thả đây đó.
Vân
cảm thấy đói cồn cào sau một đêm ngủ ở gốc cây. Cô nhớ lại trước đây
lúc mẹ còn sống, mỗi sáng thức giấc cô đã thấy mẹ lùi cho mấy củ khoai
lang trong bếp tro để cô ăn lót lòng hoặc mẹ vét cho bát cơm nguội gạo
đỏ với vài con tép kho mặn ăn thật ấm bụng. Vân càng nghĩ đến những món
ăn đó càng thấy đói thêm lên. Cô ao ước phải chi bây giờ mẹ cho một nắm
cơm nguội, một dề cơm cháy hay một củ khoai luộc thật là sung sướng biết
bao! Cô kéo chiếc khăn chùm kín đầu để đỡ phải nghĩ đến những món ăn mà
cô biết không sao có được. Trong chiếc khăn chùm kín đầu, cô văng vảng
nghe tiếng nói dịu dàng của mẹ ngày nào:
- Tội nghiệp con tôi, chỉ có củ khoai luộc mà cũng vui mừng, con ăn đi, mẹ dành cho con đấy!
Bỗng
một cái gì nhồn nhột động đậy và ngạc nhiên đến thích thú, ngay dưới
chân cô, chỗ cô đã phủ đầy lá khô để nằm đêm qua là một miệng hang nhỏ,
trước cửa hang lăn lóc ba bốn củ khoai sắn, và cả mấy cái trứng chim
nữa. Cô vội vã gom lá cây và tìm vài viên đá để đánh lửa. Làn khói bốc
lên cùng mùi khoai nướng ngon lành làm sao! Những chiếc trứng chim cũng
được cô vui dưới đống tro cho chín. Vân bóc trứng, lột khoai đặt trên
những ngọn lá xanh non, cô quì xuống van vái mời mẹ về hưởng chút quà
mọn., bữa ăn thật ngon lành no nê trong nỗi sung sướng vô biên của cô
gái nghèo hèn lang thang.
Kể
từ đó, Vân cứ đi lang thang vô định như thế, gặp ai thuê làm công việc
gì cô cũng làm kiếm chút công, gặp ai nặng nề khuân vác, cô sẵn lòng
giúp một tay, gặp người già nua yếu đuối, cô dắt đi một đỗi đường, gặp
trẻ con lạc mẹ khóc lóc, cô cũng vỗ về an ủi. Vân rất nghèo, quần áo chỉ
có một bộ trên người và chiếc khăn quàng ngang vai, nhà ở của cô là góc
miếu hoang giữa đồng, là gốc cây rợp bóng. Khát cô xuống sông vục nước
uống, đói cô mua nắm cơm hẩm ăn khi thỉnh thoảng có vài đồng do người
thuê làm công việc vặt. Bạn cô là chim chóc trên cành, là những chú sóc
nhảy tung tăng, là con tắc kè kêu khô khan, là con gà gáy giữa trưa, là
tiếng côn trùng đêm đêm ru cô ngủ. Vân rất nghèo nhưng thật thong dong,
lòng cô thanh thản, không thù hận ai, không ghét bỏ ai, không dua nịnh
ai. Những chất phác hiền lành đó đã làm cho cô thêm đẹp. Khuôn mặt dịu
dàng trong sáng, nụ cười điềm đạm vô tư làm ai cũng thương cô, họ dành
cho cô một vài công việc vặt vãnh để kiếm miếng ăn.
Một
hôm, cô trở về chiếc ổ lá dưới gốc cây mà hằng ngày cô vẫn nghỉ chân ở
đó. Cô ngồi bó gối thong thả nhai một nắm cơm khô, bỗng một con ngỗng
trời không biết từ đâu rơi xuống ngay chỗ cô ngồi, con vật kêu lên những
tiếng đau đớn, một bên cánh bị thương, những cọng lông trắng xác xơ
dính máu đỏ, chân nó bị gãy, một mũi tên còn dính theo. Nhìn con vật dãy
dụa đau đớn, Vân bỗng thấy xót thương, cô nâng nó lên, coi kỹ chỗ bị
thương, cô rút mũi tên ở chân nó rồi dùng lá cây quấn chỗ đau, cô lấy
chiếc khăn thân yêu nhất của cô để đắp cho con vật. Chiếc khăn đen đúa
cũ kỹ nổi bật trên màu lông trắng nõn của con ngỗng trời. Cô vốc cho nó
một nắm cơm khô, con vật ăn vài hạt rồi ngước nhìn Vân như tỏ ý biết ơn
người đã cứu sống mình.
Ít
lâu sau, con vật xinh đẹp đã bình phục, nhưng nó không chịu bay đi xa
nữa mà chỉ quanh quẩn gần Vân. Hằng ngày nó vào rừng kiếm ăn, chốc chốc
lại bay về gốc cây, không quên mang về cho chủ vài trái cây ngon lành mà
nó hái được trong rừng. Còn Vân có món gì ăn được cũng chia phần cho
nó. Vân và con ngỗng trắng thân thiết như một đôi bạn. Những sáng đẹp
trời, Vân vỗ tay cầm nhịp cho con vật đập cánh nhảy múa. Đến mùa thay
lông, nó tặng cô tất cả để kết thành một chiếc mũ thật xinh xắn. Còn Vân
thì thỉnh thoảng hái những cánh hoa thật đẹp cài lên đôi cánh nõn nà
của con vật thân mến cô.
Thời
gian cứ trôi, xuân về rồi hạ đến, thu trút lá rồi đông giá băng, Vân và
con vật thân yêu vẫn sống bên nhau. Những lúc trời nóng bức, Vân nằm
dưới gốc cây lim dim ngủ thì ngỗng trắng vỗ cánh quạt cho Vân mát mẻ,
ngược lại, những đêm mưa gió rét buốt, Vân phải dời chiếc ổ lá khô vào
trong góc miếu, ôm ngỗng trắng vào lòng, người và vật co ro đắp chiếc
khăn cũ kỹ. Những ngày Vân đi lang thang trong các xóm làng làm thuê làm
mướn, khi thì xay lúa giã gạo, khi thì gánh nước, đẩy xe, kiếm được
đồng nào, cô mua thức ăn về cùng ăn với ngỗng trắng. Những hôm mưa gió,
không ai thuê làm gì thì Vân ngồi bó gối trong góc miếu chờ ngỗng trắng
ra bờ suối tìm vài chú cá to mang về cho chủ.
Một
hôm, trời đã vào đông lạnh ngắt, từng cơn gió ào ạt lùa vào ngôi miếu
hoang không có cửa nẻo gì. Vân và ngỗng trời ngồi sát bên nhau tìm chút
hơi ấm từ những ngọn lá khô do Vân nhóm để lùi mấy củ khoai gầy còm. Lúc
ấy, trên con đường làng, một toán quan quân người ngựa chạy rầm rập.
Bỗng một tên lính đến gần vị quan trẻ tuổi khôi ngô tuấn tú thưa:
- Bẩm chủ tướng, ngôi miếu hoang kia sao lại có khói bay ra, và ngoài cửa miếu có rải rác vài chiếc lông chim ngỗng trời...
Vị chủ tướng trẻ tuổi, chỉ nghe tới đó đã vội bảo tên quân hầu:
- Chúng bay tới đó ngay cho ta, coi có phải con ngỗng trời khôn ngoan của ta đã bị quân gian bắt nhốt trong đó không? Mau lên!
Tiếng
dạ vang rân, đoàn người ngựa bất kể mưa gió, băng qua cánh đồng, vượt
những bụi gai chơm chởm. Đứng trước cửa miếu, tên quân hung hăng thét
vang:
- Ai ở trong miếu ra đây bảo!
Vân
run sợ ôm ngỗng trời ngồi nép sâu vào một góc và vội dập tắt những ngọn
lá khô đang cháy dở. Tiếng gọi gấp rút ngoài miếu vang vào:
- Ai ở trong đó thì ra ngay ta bảo, ta gọi đến ba lần mà không chịu ra thì ta đốt miếu nghe không? Nào có ra không?
Vân
run sợ kéo chiếc khăn quàng chùm kín đầu. Bỗng từ trong chiếc khăn,
một giọng nói dịu dàng của người mẹ thân yêu như thì thầm bên tai Vân:
- Con của mẹ, đừng sợ, đời con đã hết gian khổ kẻ từ đây, con hãy ra chào vị tướng trẻ trung ấy đi!
Giọng nói ấy gây cho Vân một niềm tin mạnh mẽ, cô bớt sợ, chầm chậm tiến ra cửa miếu.
Tên lính hung hăng chỉ mặt cô:
- Có phải mi đã bắt trộm con ngỗng trời của chủ tướng ta không?
Vị chủ tướng trẻ không để cho tên lính hầu nói thêm, chàng xuống ngựa lại gần Vân, giọng dịu ngọt:
-
Thưa cô, nếu quả thật con ngỗng trắng của tôi có bay lạc đến đây, cô
vui lòng cho chúng tôi xin lại, nó là con vật thân yêu của tôi, tôi sẽ
đền ơn cô xứng đáng.
Vân ấp úng:
-
Thưa ngài, nó bị thương nơi cánh và chân, nó rơi xuống đây và ở đây
luôn, tôi không biết chủ nó là ai để trả lại, nhưng đến nay thì nó đã
thành con vật thân yêu của tôi. Biết nó có bằng lòng trở lại với ngài
không?
- Cô cho tôi gặp lại nó, rồi sẽ định, nếu nó nhất định không muốn về lại với tôi, tôi sẽ để nó ở lại đây với cô cho có bậu bạn!
Vân
mừng rỡ, vào miếu bồng con ngỗng trắng trên tay, bộ lông nõn nà của nó
đẹp làm sao, và chiếc mỏ màu vàng thật sang trọng, trong lúc đó người
bồng nó, quần áo rách rưới xấu xí thật là trái ngược. Vị tướng trông
thấy con vật thân thuộc cũ, mừng rỡ bước lại dang tay đón nó, nó cũng
vui mừng nhận ra chủ cũ, vẫy cánh bay vào tay chủ, rúc chiếc mỏ xinh
xinh vào chiếc áo sang trọng uy nghi. Vị tướng nghĩ rằng như thế là con
vật tinh khôn đã muốn trở về nhà cũ nên rút trong túi ra một nén vàng
trao cho cô và cảm ơn Vân đã bỏ công săn sóc nó bấy lâu. Vân buồn rầu
nhìn con vật theo chủ lên ngựa ra về. Thôi thế là từ đây cô lại đơn độc
không có ai làm bạn. Vân nghĩ thầm:
- Thế mà mẹ ta lại bảo kể từ nay ta sẽ hết khổ. Nó đi rồi ta buồn đến chết mất thôi!
Nhưng
trái với ý nghĩ của vị tướng không ngô kia, khi ông vừa giật cương cho
ngựa chạy, thì con ngỗng trắng đã tuột khỏi tay ông để bay về đậu trên
vai cô gái đang gục đầu đau khổ. Vân ngẩng lên sung sướng, ghì chặt con
vật vào đôi tay trìu mến.
Cùng lúc đó, vị tướng quay ngựa lại và ngẫm nghĩ:
-
Nếu con bé kia xinh xắn sạch sẽ chút nữa thì ta không tiếc gì mà không
đem nó về dinh để nó được gần gũi săn sóc con ngỗng trắng của ta, chỉ
tiếc là nó dơ bẩn rách rưới thế kia!
Con
ngỗng khôn ngoan hình như đọc được ý nghĩ của chủ nó, nó thoát bay khỏi
vai cô gái, chui vào miếu tha chiếc mũ lông chim trắng ra đội lên đầu
cô gái rồi lại tha luôn chiếc khăn len xấu xí cũ kỹ mà cô đang quàng
trên cổ, con chim trắng ngậm chiếc khăn bay mất hút vào rừng. Cả vị
tướng trẻ tuổi và cô gái đều ngẩn ngơ không biết nó bay đi đâu.
Vị
tướng quay nhìn cô gái xấu xí lúc nãy, giờ này với chiếc mũ lông chim
trắng nõn đội trên đầu như một vương miện, trông cô thật xinh xắn. Tuy
thế nhìn lại bộ áo cô đang mặc rách rưới cũ kỹ thật thảm hại!
Vị
tướng vừa nghĩ tới đó thì thấy chim bay về, miệng nó ngậm một chiếc
khăn màu đỏ tươi có gắn những bông hoa lan rừng thơm ngát. Thì ra con
vật khôn ngoan đã ngậm chiếc khăn bay vào rừng sâu, nó đến một giòng
suối hồng để giặt và nhuộm chiếc khăn thành xinh tươi như thế, nó lại
hái những hoa lan cạnh bờ suối gắn lên chiếc khăn đã được nhuộm đỏ thắm.
Chim bay về quàng chiếc khăn đẹp lộng lẫy lên người cô gái. Thoáng
chốc, Vân đã trở thành một thiếu nữ sang trọng lộng lẫy, cô xinh tươi
như một nàng tiên, với chiếc vương miện bằng lông chim trắng tinh khôi,
với chiếc khăn quàng đỏ chói lọi, những bông hoa muôn màu lấp lánh tỏa
hương thơm, nét mặt cô dịu hiền thùy mị, đôi mắt ngơ ngác ngây thơ, vị
tướng trẻ tuổi như chết lặng trước một sắc đẹp tuyệt trần. Chàng ngập
ngừng, chừng như quá xúc động:
- Thưa tiểu thư, sắc đẹp của nàng không gì sánh được, xin cho kẻ hèn này được rước về tệ xá mà tôn thờ trọn kiếp...
Chàng
xúc động không nói được thêm gì nữa. Nàng cũng quá cảm động trước những
đổi thay đột ngột, Nhớ đến lời mẹ bảo, Vân bằng lòng lên ngựa cho vị
tướng trẻ rước về dinh. Con ngỗng trắng vỗ cánh vui mừng, ngửa cổ cất
lên những tiếng kêu thánh thót như một bản đàn tuyệt diệu.
Lúc
đi ngang qua ngôi vườn cũ của ông Bá ngày xưa, Vân ngỏ ý muốn vào thăm
lại bà Bá và cô chị cùng cha khác mẹ. Nhưng vườn xưa đã tiêu điều, cây
cối khô héo, nhà cửa đổ nát điêu tàn. Vân hỏi người xung quanh, được
biết vào một đêm kia giặc cướp kéo tới đốt phá cả dinh cơ, vơ vét của
cải không còn một món gì. Bà Bá bị chúng giết chết thê thảm, tất cả gia
nhân đầy tớ, chúng đuổi đi hết, còn lại một mình Yến Thu yếu đuối khổ
sở, sống bữa no bữa đói trong mảnh vườn tiêu điều xơ xác như một bãi tha
ma. Yến Vân kể hết đầu đuôi cuộc đời nàng cho vị tướng trẻ nghe và xin
đem theo chị nàng về nuôi nấng vì dù sao Yến Thu cũng là người chị cùng
máu mủ với Vân. Nhất là đời Vân đã từng lầm than đau khổ nên cô cảm
thông sâu xa với nỗi khổ mà chị cô đang gánh chịu. Vị tướng nghe xong
càng khâm phục lòng nhân đạo và tình bao dung cao quí của Vân. Chàng cho
quân sĩ tìm kiếm khắp vườn, bắt gặp Yến Thu đang nằm rên rỉ dưới gốc
cây, chàng cho vực lên ngựa chở về doanh trại của chàng. Yến Thu nghe
động mở mắt, thấy quan quân đông thì sợ quá, lại nom thấy vị tướng oai
phong lẫm lẫm, bên cạnh là một thiếu nữ đẹp như tiên, nàng run cầm cập,
lắp bắp hỏi:
- Trời, đây là đâu? Sao tôi bị bắt đi đâu thế này? Tôi có tội tình gì đâu? Lạy quan xin tha cho con khỏi tội...
Yến Vân tới bên chị mỉm cười:
-
Thưa chị, em đây, Yến Vân của chị ngày xưa đây, nay em và ân nhân đây
sẽ đưa chị về doanh trại của người cho chị em ta được sống gần nhau mãi,
xin chị yên tâm.
Yến Thu trố mắt kinh ngạc:
-
Em Yến Vân đấy ư? Làm sao em có thể trở thành cao sang lộng lẫy thế này
được hở em? Ngày xưa chị đuổi em đi, em chỉ có một chiếc khăn dơ bẩn cũ
kỹ thôi mà!
-
Vâng, thưa chị, chiếc khăn cũ kỹ ngày xưa đã ấp ủ em những ngày đói
lạnh, và nay cũng chính chiếc khăn cũ kỹ của mẹ em ngày ấy đã biến em
thành lộng lẫy như hôm nay!
Yến Thu cầm tay em nghẹn ngào:
- Chị và mẹ chị thật có lỗi với em, xin em hãy tha thứ cho chị...
Yến Thu nâng chiếc khăn quàng rực rỡ của em, ngắm nhìn say sưa và nói thì thầm:
-
Chiếc khăn kỳ diệu này là đúc kết của những tình cảm cao đẹp, là một
đời tủi hờn và đói lạnh, nay tươi đẹp như thế chỉ một mình em mới xứng
đáng được quàng vào người. Chị chúc em được hạnh phúc toàn vẹn để bù đắp
những gì đau khổ mà em đã chịu từ tấm bé.
Vị tướng thúc ngựa lướt tới chỗ Yên Thu và Yến Vân đang chuyện trò hàn huyên, chàng nhìn hai chị em và nói:
- Tôi nguyện sẽ đem lại cho Yến Vân một đời hạnh phúc để đền bù những ngày lang thang cơ cực của nàng.
Đoàn
người ngựa lên đường. Con ngỗng trắng vỗ cánh reo vui, gió thổi bay
tung chiếc khăn quàng rực rỡ kỳ diệu theo nhịp chân ngựa vang vang trên
đường.
HOÀNG HƯƠNG TRANG
(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 33 và 34, ra ngày 9 và 16-4-1972)
Không có nhận xét nào:
Không cho phép có nhận xét mới.