Buổi
sáng có không khí yên tịnh và lặng lẽ, thêm chút gió lành lạnh thổi về
làm rơi những chiếc lá vàng trên cây sầu đông trước mặt, chúng xoay
tròn, trên không, luồn qua song cửa, nằm cô đơn trên mặt chiếc bàn màu
gụ. Diệp Quỳnh đưa tay đón lấy, bàn tay nhỏ bé có những ngón thon mềm,
xanh xao yếu đuối. Em vuốt ve chiếc lá, ấp lên ngực, đôi mắt nhìn bâng
khuâng ra ngoài vườn... Có tiếng chân bước sau lưng em và giọng chị Dung
nhỏ nhẹ:
- Quỳnh, em có thư này, của anh Khương.
Thả rơi chiếc lá, Diệp Quỳnh mỉm cười với chị Dung rồi đón cánh thư trên tay chị. Quay lưng đi, chị Dung nói vói lại:
- Quỳnh đọc thư nhé, chị đi chợ đây.
- Vâng ạ.
Chiếc
phong bì màu xanh nhạt với nét chữ rắn rỏi làm Diệp Quỳnh cảm thấy nao
nao. Đã lâu lắm rồi anh Khương không về thăm gia đình, công việc bề bộn
làm anh cũng quên việc thư tín. Hôm nay sao anh lại viết thư cho
Quỳnh?... Bóc vội phong bì, trang giấy trắng phơi trải trước mặt em
những giòng thân yêu trìu mến.
Sàigòn ngày...
Diệp Quỳnh thương,
Lâu
quá anh không về thăm gia đình được. Chả hiểu lúc về sau này Quỳnh có
còn mơ mộng vẩn vơ, có còn thả hồn đi rong theo mấy chiếc lá ngoài sân
nữa không nhỉ. Chắc là có vì Quỳnh của anh sẵn mang một tâm hồn thi sĩ
rồi mà ; thế khi nào thích, nhớ gửi cho anh một bài đấy nhé.
Quỳnh
này, em có biết tại sao anh chưa về nhà được không? Vì anh còn phải
chấm bài thi đấy! Giải văn chương xanh dành cho lớp tuổi mười bốn của
Quỳnh ấy mà. Anh rất tiếc là chẳng được đọc những bài dự thi ký tên Diệp
Quỳnh, nếu có, anh chắc chắn Quỳnh sẽ đoạt được giải, vinh dự lắm đấy
cô bé, vì ngoài chiếc cúp lãnh được, người chiếm giải còn được hưởng một
phần thưởng đặc biệt do chính tay ông chánh chủ khảo trao tặng "theo ý
thích của mình". Anh đã chấm nhiều bài nhưng chưa ai có giọng văn na ná
như Quỳnh cả. Chỉ còn một tuần nữa khóa sổ nhận bài, đến 27 Tết thì
tuyên bố kết quả và trao phần thưởng. Anh phải viết thư này giục Quỳnh
đấy, cả anh Lương nữa, Quỳnh nhớ anh Lương chứ, anh Lương đã từng đọc
tập Luận văn của em cách đây hai năm đó mà. Hai năm trước anh Lương khó
tính thế cũng phải công nhận Quỳnh viết văn hay, huống gì hai năm sau?
Gởi gấp cho anh đi cô bé, bản điều lệ anh đã gởi chị Dung rồi, có gì cứ
đưa chị ấy làm nhé.
Bây
giờ anh phải đi dậy học đây, Quỳnh nói hộ với ba me khoảng 29 Tết anh
về, sẽ có quà cho cả nhà. Nhất là cô em cưng của anh đấy. Chúc Quỳnh vui
vẻ, đừng buồn hoài nghe không? Sắp mười lăm rồi đấy!
Thương em gái
Anh VŨ TRUNG KHƯƠNG
Lặng
lẽ gấp phong thư lại, đôi môi Quỳnh nhếch lên trong một nụ cười không
tròn nét. Bao giờ vẫn thế, anh Khương vẫn luôn luôn chăm sóc và han hỏi
Diệp Quỳnh. Hôm nay thì khác, tại sao anh nỡ đặt Quỳnh vào một thế khó
xử, làm sao Quỳnh dám đua chen với mọi người được khi thân thể Quỳnh như
thế này?!
*
TRONG NHẬT KÝ CỦA QUỲNH:
17-12...
Em
ngồi ở chiếc ghế nhìn ra ngoài vườn. Sáng nay sao nắng chậm đến quá,
lối cỏ trong vườn còn ướt sương, chùm dạ lý ủ rũ nằm mềm trên cánh cổng ;
chưa có tiếng chim nhảy chuyền gọi nhau trong lá, em chỉ nghe xào xạc
tiếng gió sớm mai khua vang những cành mận nở hoa trắng xóa. Trời cuối
đông rồi. Trước sân nhà em, cây anh đào đã trẩy hết lá, trên những cành
khẳng khiu, lấm tấm điểm những nụ hoa li ti hồng nhạt...
Phải
chăng là mùa Xuân đã về? Cùng với muôn hoa lá, bầu trời trong vắt không
một gợn mây, lũ chim én đã kéo nhau về giăng hàng trên những ngọn cây,
mái nhà, trụ điện... hót lên những tiếng líu lo gọi nắng Xuân về... Anh
chị trong nhà đã rộn rịp sắm may, sửa sang nhà cửa, bánh mứt đã ê hề...
Tất cả là chờ mong mùa Xuân, hòa tan trong Xuân những nụ cười ánh mắt.
Riêng em, tại sao em chỉ cảm thấy một nỗi buồn dài tháng này qua tháng
khác. Em thèm một chút nắng nhẹ trôi vào song cửa, rơi trên thân thể
bệnh hoạn héo mòn, em thèm vẫy vùng trong không khí tinh mơ, thèm chạy
nhảy nô đùa dưới mặt trời rạng rỡ, em thèm đứng chuyện trò cùng gió, tóc
sẽ bay hoang dại và môi sẽ cười tươi như nụ cúc tần.
Có
phải sự thèm muốn của em quá đáng không? Tại sao có những tối nguyện
cầu được ban phép lạ để sáng dậy ngỡ ngàng và buồn đau tột độ khi nhìn
thấy mình vẫn là mình của ngày cũ, sự hiện hữu trở thành thừa thãi, cũ
mòn!
19-12...
Buổi
chiều chị Dung đi phố về, đưa cho em một món quà: Chiếc áo len xám tro
và một xấp hàng màu xanh lơ, chị nói để em may áo Tết. Em cay đắng hỏi
chị:
- Sao chị không mua hàng cho chiếc xe của Quỳnh?
Và
cầm xấp hàng quăng xuống đất. Chị Dung lặng lẽ nhặt lên rồi đi ra không
một trách móc giận hờn. Em nghe tiếng thở dài của chị quanh quẩn trong
phòng, tự nhiên em cảm thấy tức giận, liều lĩnh rời khỏi chiếc xe, em té
quị xuống nền nhà. Tiếng động làm chị Dung hốt hoảng chạy vào, đôi mắt
buồn cúi thấp. Chị nhẹ nhàng đỡ em dậy, nhưng em hất tay chị ra. Em la
lên:
- Dang ra, dang ra, để tôi yên!
Chị
Dung ứa nước mắt quay ra. Sau cánh cửa, em nhìn thấy nét mặt ưu tư của
mẹ, khuôn mặt sợ hãi của Bích và đôi mắt xót thương của anh Khang. Tất
cả nhìn em như nhìn một con vật khốn khổ. Em có cần gì những thương yêu
ngoài mặt đó? Tất cả đều hành động như ban ơn cho con bé tật nguyền! Em
chẳng cần gì hết, em đã hiện diện như một sinh vật dư thừa ở đây thì tại
sao mọi người không để cho em yên? Gục mặt vào lòng bàn tay, em bật
khóc. Qua khe hở mờ nhạt trước mắt, đôi chân suông đuột, thẳng tắp nằm
lặng lờ như hai khúc cây vô tri!
20-12...
Sáng
nay thức dậy em thấy trên bàn ngủ có một lọ hoa còn ướt sương, những
đóa thược dược phơn phớt tím nằm cô đơn ở một góc vườn. Giữa màu sắc rực
rỡ của hồng nhung, cẩm chướng, giữa sự sang cả của mẫu đơn, loan phụng,
giữa mùi hương bát ngát của thảo tiên, nguyệt cầm... thược dược nằm cô
đơn và lẻ loi không người chăm sóc. Những đóa hoa thiếu tinh anh và nhỏ
hẳn lại, sao chúng giống em vô cùng. Làm sao Diệp Quỳnh bằng được mọi
người, sự tinh anh đã bị cướp đoạt. Giữa Thu Dung hiền dịu và Ngọc Bích
xinh tươi thì Diệp Quỳnh chỉ là bóng đen hắc ám và u uẩn. Cho nên em yêu
biết mấy loài thược dược. Ai đã hái cho em vào lúc trời mù sương? Ai
còn đủ nghị lực săn sóc em sau hành động hỗn hào của em ngày hôm qua? Dù
sao em cũng phải xin lỗi tất cả. Mẹ yêu của con chắc đã tha thứ từ lâu.
Con khổ quá mẹ ạ! Chị Dung nữa, xin chị hiểu cho Quỳnh!
22-12...
Buổi
chiều có một chút nắng rọi qua cửa sổ làm em thức dậy. Gian nhà vắng
lặng nhưng ngoài vườn có tiếng người xôn xao. Em đẩy xe ra sát cửa sổ.
Bên ngoài vui như mở hội. Anh Khang quần áo lấm lem, tay chân trầy trụa
vướng vít những nhánh mai vừa chặt ở trên rừng. Anh hoa tay múa chân kể
lể và mọi người cười lăn cười bò. Họ đã quên con bé tật nguyền ngồi sau
cửa sổ nhìn ra bằng đôi mắt thèm thuồng! Âm thầm lui vào, cánh cửa sổ
khép lại như niềm chua xót trong lòng em. Dù không muốn khóc nhưng nước
mắt vẫn nhòa nhạt trên mi mắt, em tự hỏi và em than trách: Sao Trời nỡ
đày đọa em như thế này?
23-12...
Hôm
nay là ngày đưa ông Táo về Trời. Trong không khí vui vẻ của gia đình,
em ngồi nhìn ra ngoài cửa. Bao giờ cũng vẫn là một thế ngồi, em thèm
biết mấy được đứng lên dù trong một chút. Niềm mơ ước chắc chẳng bao giờ
hình thành, vì Trời vẫn ghét bỏ em! Có đôi khi uất ức em nghĩ thầm: Tại
sao Trời lại sanh em ra trong dáng vóc như vầy? Nếu đó là sự trừng phạt
của kiếp trước thì em xin chết đi, thay vì sống âm thầm và thụ động
trong một gia đình nhộn nhịp và náo động như gia đình em, ít ra trong
những ngày như hôm nay...
Không
phải đôi chân của em đã vĩnh viễn mất đi sự sống, vì từ khi lọt lòng
đến năm lên chín, em vẫn là Diệp Quỳnh khỏe mạnh và vô tư. Chỉ sau một
cơn bệnh ngắn ngủi, Diệp Quỳnh của thầy yêu bạn mến, gia đình chiều
chuộng đã phải nhờ chiếc xe lăn làm phương tiện xê dịch. Những tình
thương ban phát lại có thêm một cử chỉ tội nghiệp... Buồn làm sao cho
đôi chân em, vì gia đình không đủ tiền đưa em ra ngoại quốc chữa chạy
nên từ lâu nỗi tuyệt vọng đã khiến em trở nên thù hận mọi người. Dù biết
như vậy là tội lỗi nhưng em có còn gì đâu...? Chỉ trong những thái độ
dằn vặt đó, em mới cảm thấy mình còn chút giá trị trong gia đình!
24-12...
Tối
hôm qua khi cả nhà ngồi xem TiVi, em lật sách lấy phong thư của anh
Khương mới gửi về đọc lại. Dù đã đọc nhiều lần, em vẫn chưa hiểu những
bí ẩn trong lời thư anh viết:
Sàigòn, ngày...
Diệp Quỳnh của anh,
Anh
rất lấy làm sung sướng khi báo cho Quỳnh hay chuyện này, về giải văn
chương xanh dạo trước anh đã nói đó. Nhờ một người thứ ba, anh đã toại
nguyện. Sẽ có nhiều sự lạ tiếp diễn nhưng vì tính cách quan trọng và lời
dặn dò của "kẻ thứ ba", anh không thể nói ra hết được, dù trong lòng
anh chỉ muốn hét to lên rằng...
Quỳnh
nè, em có đồng ý với anh rằng sự giấu giếm đôi khi là một điều nên làm,
dù người bị giấu giếm có khi giận hờn ghê lắm. Anh xin chịu lỗi tất cả
để chuộc lại một niềm tin cuối cùng... cho Quỳnh, riêng Quỳnh thôi. Thế
nên 29 Tết anh về, Quỳnh sẽ tha hồ "hỏi tội" nghe. Bây giờ anh đi ngủ,
ngày mai còn nhiều việc phải làm. Chúc em gái anh nhiều nghị lực và can
đảm. Ngày vui sắp đến rồi Quỳnh ạ!
Anh của em
Vũ Trung Khương
Bức
thư ngắn ngủi đã làm em mệt óc. Anh Khương lạ thật. Sự giấu giếm, lòng
toại nguyện và ngày vui mà anh muốn nói là gì? Còn có ngày vui nào dành
cho em đâu? Anh Khương ơi, sự yêu mến của anh lại làm khổ Quỳnh rồi.
26-12...
Cả
ngày hôm qua mệt quá sức mệt, em chẳng ghi lại được gì, mong manh trong
trí nhớ chỉ còn loáng thoáng niềm vui Xuân và đôi mắt lạ lùng của mẹ.
Hôm
nay cũng là một ngày lạ lùng. Từ sáng đến giờ, chị Dung cứ quanh quẩn
bên em như muốn nói một điều gì. Em hỏi thì chị lại ngập ngừng rồi thôi.
Không khí quanh em có vẻ quan trọng một cách kỳ cục.
27-12...
Chị
Dung đã về Sàigòn để mang đồ dùng phụ với anh Khương. Có thế thôi mà
suốt buổi tối hôm qua, cả nhà vây quanh chị và bàn tán một cách sôi nổi.
Hình như trong lúc ấy Ngọc Bích có quay lại nhìn em nhưng bị ba lừ mắt,
nhỏ vội quay đi ngay. Em ngồi riêng ở một góc lò sưởi, thật lạnh lùng
và cô đơn. Ba em mới ở Bảo Lộc về, công việc quản lý cho một đồn điền
trà làm ba em luôn luôn bận rộn. Một tháng trời xa nhà, khi trở về ba
chỉ hỏi han em vài câu, hình như thái độ hờ hững và hận thù của em làm
ba phật ý? Ba ơi, ba "trả thù" con đấy phải không? Nếu có đúng như vậy
con cũng xin hứng chịu. Từ lâu nay Diệp Quỳnh đã hứng chịu nhiều đau đớn
của nội tâm, thì thái độ lạnh nhạt của ba cũng chỉ làm con thêm chút
xót xa thôi, ba ạ!...
Buổi sáng trước khi đi, chị Dung ra vườn hái cho em một cành Thược Dược. Chị dịu dàng khuyên nhủ:
- Quỳnh ở nhà ngoan nhé, chị đi hai hôm thì về.
Sao lúc ấy em lại có thể hỗn xược với chị thế? Em nói:
- Cám ơn, chị khỏi lo, với đôi chân khốn nạn này, Quỳnh muốn đi đâu cũng không được mà, sợ hãi gì...?
Chị Dung hơi tái mặt nhưng chị cười ngay:
- Quỳnh hiểu lầm chị rồi, nhưng chị cũng xin lỗi Quỳnh vậy, quên đi nhé.
Em im lặng không buồn trả lời. Khi chị Dung đã lên đường, ba mẹ và Ngọc Bích đi phố, ở nhà chỉ còn anh Khang và em. Trời thật buồn dù nắng đã nhảy nhót ngoài vườn cây, tiếng chim chào mào đã ròn rã vang trong đám lá, em chỉ thấy lòng mình thêm cô đơn buồn thảm. Cho đến khi anh Khang lôi chiếc đàn Guitar ra ngồi ở bực thềm, tiếng khoan nhặt và êm ái của bài Tuổi đá buồn vang lên, xoáy lốc trong tâm trí em những hình ảnh lạ lùng... Em chịu không nổi nữa, bịt hai tai lại nhưng không trốn vào đâu được, em chỉ còn biết gục đầu trên chiếc xe lăn khóc nức nở...
28-12...
Hôm nay trời lại mưa lất phất. Từ cửa sổ nhìn ra em chỉ còn thấy khóm thược dược vươn lên như một hồi sinh tuyệt diệu. Đã có gì đổi thay chăng?
29-12...
Đã hai giờ chiều rồi mà anh Khương vẫn chưa về. Em trông anh biết mấy. Những cánh thư từ xa gửi về đã an ủi em trong những ngày chán nản buồn rầu. Đợi anh lâu quá em ngủ thiếp đi...
Tay xách nặng hành lý, anh Khương và chị Dung bước vào nhà. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt hai người là Diệp Quỳnh, cô em bé bỏng tật nguyền ngủ gục trên chiếc xe lăn. Nhẹ thở dài, anh Khương đưa mắt cho chị Dung, chị vội xách hành lý lẩn vào nhà trong. Anh Khương tiến đến gần em, anh nhẹ nhàng bế bổng Diệp Quỳnh lên. Cô bé giật mình mở mắt, anh Khương mỉm cười chế riễu:
- Xấu hổ quá, ai lại ngủ gật ở đây bao giờ?
Diệp Quỳnh vui vẻ, lần đầu tiên cô bé nở nụ cười hồn nhiên. Vòng tay qua cổ anh, em nũng nịu:
- Tại Quỳnh chờ anh chứ bộ, bắt đền anh đó.
Đặt em ngồi xuống ghế, anh Khương xoa tay:
Dĩ nhiên là anh có quà, nhưng phải tối nay anh mới đưa cơ.
Diệp Quỳnh ngạc nhiên:
- Sao thế anh?
Anh Khương gật gù:
- Có chuyện đặc biệt mà...
Vờ giận dỗi, Diệp Quỳnh quay lưng:
- Thôi, chả thèm, anh làm bộ thấy mồ.
Anh Khương cười lớn:
- Gớm lại giận cơ đấy. Thế thôi để anh đưa một nửa, còn một nửa phải tuân theo anh nghe.
Diệp Quỳnh cười nhỏ:
- Vâng ạ.
- Chờ đây, anh đi lấy cho.
Anh Khương tiến vào nhà trong, thoáng sau anh trở ra với một gói bọc nơ hồng trên tay. Diệp Quỳnh đón lấy. Cô bé run run mở hộp... món quà hiện ra làm cô em mở lớn mắt nhìn anh. Khương mỉm cười:
- Sao? Vừa lòng không?
Trong tay Diệp Quỳnh, chiếc khăn choàng xù lông trắng nõn run rẩy. Em hơi ngẩn ngơ:
- Đẹp quá anh ạ.
Anh Khương dịu dàng:
- Để anh choàng cho Quỳnh nào.
Quấn quanh cổ Diệp Quỳnh xong, anh Khương nghiêng đầu ngắm nghía:
- Xinh quá, y như Bạch Tuyết bẩy chú lùn ấy thôi.
Đôi mắt Diệp Quỳnh tự nhiên tối sầm lại, cô bé tháo chiếc khăn choàng ra bỏ xuống bàn. Anh Khương nhíu mày:
- Sao thế Quỳnh? Em không thích à?
Diệp Quỳnh cúi đầu, giọng nằng nặng đầy nước mắt:
- Quỳnh... không xứng với chiếc khăn này, choàng phí đi...
- Tại sao lại không xứng?
- Tại... Quỳnh chỉ là một con bé què...
Òa lên khóc, Diệp Quỳnh úp mặt vào vai anh nức nở. Anh Khương nhè nhẹ lắc đầu. Vuốt tóc em, anh nói nhỏ:
- Bậy quá, Quỳnh không sợ anh buồn sao?
- ...?
- Quỳnh chỉ bị đau chân thôi, Quỳnh sẽ khỏi một ngày rất gần, anh bảo đảm thế mà. Cứ giữ những ý nghĩ bi quan trong đầu thì làm sao sống nổi... Anh đã lựa quà cho Quỳnh, tức là phải biết chọn cái gì hợp với em gái của anh chứ, chê bai nó là phụ lòng của anh rồi... Bây giờ nín chưa? Cười lên một cái xem nào. Quỳnh mà còn nghĩ vớ va vớ vẩn là anh về Sàigòn tức thì không thèm ăn Tết với Quỳnh nữa đâu đấy.
Diệp Quỳnh đưa tay lau nước mắt, cô bé cố gượng cười:
- Anh cứ bắt nạt Quỳnh hoài, làm như Quỳnh cần anh dữ lắm ấy.
Anh Khương cười lớn:
- Không cần à? Không cần mà viết thư cứ kêu gọi hoài nghe điếc tai quá "người ta" mới về đấy chứ.
Diệp Quỳnh phụng phịu:
- Anh Khương kỳ quá à...
Như chợt nhớ, em hỏi:
- Chị Dung đâu anh?
- À, chắc Dung đang nấu nướng gì sau bếp đó mà. Có chuyện gì không?
- Không ạ. Quỳnh hỏi cho biết vậy thôi.
Từ ngoài cửa anh Khang chợt bước vào, anh reo lên:
- A, anh Khương về bao giờ vậy?
- Mới về thôi.
Anh Khương vui vẻ trả lời. Anh hỏi tiếp:
- Ba mẹ và Bích đâu không thấy nhỉ?
- Ba đi phố, mẹ và Ngọc Bích đi lo một chuyện đặc biệt... đến tối sẽ biết. À, anh Khương này... thành công chứ?
- Trên sức tưởng tượng!
- Hoan nghinh anh đó.
Hai người nói chuyện một cách khó hiểu làm Diệp Quỳnh giận dỗi. Anh Khương nhìn thấy vội cười:
- Ơ, xin lỗi Quỳnh nhé, anh quên. Thôi Khang làm gì đó thì làm, anh với Quỳnh ra vườn ngắm cảnh đây.
Không chú ý đến chiếc xe lăn, anh Khương lại bế bổng cô em gái bước ra vườn. Nơi đó, dưới gốc anh đào, trên băng đá, hai anh em ngồi thủ thỉ trò chuyện. Thỉnh thoảng, có tiếng cười của Diệp Quỳnh vang vang.
NHỮNG TRANG NHẬT KÝ CUỐI CÙNG CỦA DIỆP QUỲNH
29-12...
Em phải nói thế nào để cám ơn Thượng Đế đã ban cho em những hạnh phúc tuyệt vời như thế này. Giao Thừa đã qua gần một tiếng nhưng em vẫn còn ngồi đây, trong hương trầm thơm ngát và khói nhang nghi ngút trên bàn thờ. Chung quanh em là khuôn mặt của niềm tin bao la sáng láng đang ngự trị... Sự sung sướng của buổi tối trở về.
Buổi tối cả nhà quây quần bên lò sưởi. Đến tám giờ, Ngọc Bích bỗng chạy ra, hổn hển:
- Vào mau, TiVi chiếu rồi...
Từ chập tối, nhỏ vẫn ngồi canh TiVi thôi. Câu nói chả biết có năng lực gì khiến cả nhà bật dậy. Anh Khương bế bổng em lên, anh nói:
- Vào xem Tivi với anh, chuyện đặc biệt đã đến rồi.
Vào nhà trong, em và anh Khương ngồi trên ghế mây, ba mẹ, anh Khang, chị Dung và Ngọc Bích ngồi trên đi văng... Tất cả chăm chú nhìn lên màn ảnh... Qua một đoạn phim thời sự, tiếng người xướng ngôn viên rõ ràng - "Sau dây là buổi lễ phát giải thưởng Văn Chương Xanh do... tổ chức ngày 27-12..." Anh Khương mỉm cười với em. Em nói nhỏ:
- Tưởng gì...!
Anh Khương nói:
- Thế Quỳnh không thích nhìn anh à? Anh cũng trao giải đấy nhé.
Em gượng cười:
- Thì xem vậy.
Trên màn ảnh, những giải phụ đã được trao dần dần. Những khuôn mặt cùng lứa tuổi của em sao mà tươi vui sung sướng thế. Nếu đôi chân em mạnh khỏe như của họ, em có thua gì ai? Chán nản, em nhắm đôi mắt lại cho đến khi tiếng người xướng ngôn trân trọng giới thiệu người chiếm giải Văn Chương Xanh vang lên, lòng tò mò đã thúc đẩy em ngồi nhổm dậy... Tiếng cô xướng ngôn viên vẫn rõ ràng... Tác phẩm "Ngày vui đã mất" của Thược Dược đã chiếm giải nhất cuộc thi Văn Chương Xanh. Trân trọng giới thiệu em Thược Dược".
Cái tên Thược Dược đánh mạnh vào tâm trí khiến em mở to đôi mắt. Lạ chưa? Em có lầm không? Rõ ràng là chị Dung đang tiến lên lãnh cúp. Chị Dung là Thược Dược sao?
Cả gian phòng thốt nhiên im lặng. Em chăm chú theo dõi cuộc phát thưởng. Sau khi lãnh cúp, ông Chánh chủ khảo hỏi chị Dung muốn gì ông sẽ thưởng riêng. Em thấy chị Dung nói gì với ông rồi tiến lên chỗ để micrô, chị run run giọng nói:
- "Kính thưa ông Chánh chủ khảo và quí vị quan khách, tôi tên là Vũ thị Thu Dung, là chị của em Thược Dược. Vì một chứng bệnh của đôi chân, Thược Dược không đến được. Tôi xin lãnh thế cho em. Riêng phần thưởng "theo ý muốn" của ông Chánh chủ khảo, xin ông cho tôi được phép góp ý... là Thược Dược đang cần phương tiện để chữa đôi chân như vậy xin ông..."
Giọng chị Dung đột nhiên nghẹn lại. Ông Chánh chủ khảo hơi ngạc nhiên nhưng ông hiểu ngay. Đỡ chị Dung xuống, ông đứng lên tuyên bố:
- "Thật là một sự ngạc nhiên cảm động. Như thế, tác phẩm "Ngày vui đã mất" là một sự thật được viết ra. Tôi rất sung sướng được giúp đỡ một nhân tài. Tôi chấp thuận lời đề nghị của cô Thu Dung".
Trong tiếng vỗ tay tán thưởng, ông Chánh chủ khảo hỏi chị Dung:
- "Tên thật của Thược Dược là gì?"
Rồi em nghe tiếng trả lời của chị Dung như trong một giấc mơ:
- "Thưa ông, Thược Dược tên là Vũ thị Diệp Quỳnh!"
Em không thể tưởng tượng nổi và em cũng không hiểu nổi, em như đang lạc vào một cơn mộng du... Tiếng anh Khương trầm ấm bên tai giảng giải... Trời ơi, thì ra thế đó ư? Thì ra chị Dung đã chép trộm cuốn nhật ký của em trong những lúc em ngủ. Chính chị đã đặt tựa đề, đặt bút hiệu cho em. Chính chị đã âm thầm gửi đi, đem lại cho em nỗi vui mừng sung sướng bây giờ. Vậy mà... từ lâu em chỉ đem lại cho chị nhiều ghét bỏ, hằn học...
Mọi ý nghĩ hối hận làm em bật khóc, em không dám nhìn chị Dung nữa. Chị Dung thật rộng lượng, làm sao Diệp Quỳnh dám nhìn chị nữa...
Ngọc Bích tiến lại tắt TiVi. Mẹ bỏ ra ngoài, khi trở vào, trên tay nặng trĩu một ổ bánh lớn. Anh Khương dịu dàng vuốt tóc em:
- Nín đi Quỳnh, cả nhà mừng em đây này.
Em quay lại nhìn. Kìa ba, kìa anh Khang, Ngọc Bích, kìa mẹ, tất cả đang nhìn em bằng đôi mắt thương yêu... Còn chị Dung, chị Dung đâu rồi?
Trả lời cho em, từ ngoài cửa, chị Dung bước vào, chiếc cúp lộng lẫy, sáng choang trên tay chị. Mỉm cười với em, chị nói:
- Xin cho chị được quyền trao giải thưởng lại cho Diệp Quỳnh.
Em khóc nức nở trong vòng tay của chị, em đã hiểu hết rồi. Em vẫn còn sống trong tình thương, còn được yêu chiều biết mấy đó thôi. Chỉ vì mặc cảm và bi quan, em đã đánh mất niềm tin của chính mình!
... Sự sung sướng đến đúng vào dịp cuối năm, khi mà em nghĩ chẳng bao giờ em hòa được với niềm vui đó. Bây giờ em biết phải nói gì? Em cảm ơn Thượng Đế chăng? Thừa quá, vì Thượng Đế chẳng cần đòi ơn nghĩa đâu...
Trang nhật ký này sẽ là trang cuối cùng, vì Diệp Quỳnh chẳng còn phải u buồn làm bạn với sự âu sầu nữa. Em sẽ vui mãi, anh Khương đã nói rồi thôi... Ngoài kia, giữa bầu trời đen tối, nàng Xuân đã ngự trị như niềm vui đã ngự trị trong lòng Diệp Quỳnh...
Cô bé ngủ thiếp bên trang nhật ký còn bỏ dở. Người anh nhẹ nhàng bế em vào phòng. Trên bàn ngủ, bông Thược Dược đỏ tươi lung linh dưới ngọn đèn, nhảy nhót như những vì sao hát vui.
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa Xuân Quý Sửu, 1973)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Em im lặng không buồn trả lời. Khi chị Dung đã lên đường, ba mẹ và Ngọc Bích đi phố, ở nhà chỉ còn anh Khang và em. Trời thật buồn dù nắng đã nhảy nhót ngoài vườn cây, tiếng chim chào mào đã ròn rã vang trong đám lá, em chỉ thấy lòng mình thêm cô đơn buồn thảm. Cho đến khi anh Khang lôi chiếc đàn Guitar ra ngồi ở bực thềm, tiếng khoan nhặt và êm ái của bài Tuổi đá buồn vang lên, xoáy lốc trong tâm trí em những hình ảnh lạ lùng... Em chịu không nổi nữa, bịt hai tai lại nhưng không trốn vào đâu được, em chỉ còn biết gục đầu trên chiếc xe lăn khóc nức nở...
28-12...
Hôm nay trời lại mưa lất phất. Từ cửa sổ nhìn ra em chỉ còn thấy khóm thược dược vươn lên như một hồi sinh tuyệt diệu. Đã có gì đổi thay chăng?
29-12...
Đã hai giờ chiều rồi mà anh Khương vẫn chưa về. Em trông anh biết mấy. Những cánh thư từ xa gửi về đã an ủi em trong những ngày chán nản buồn rầu. Đợi anh lâu quá em ngủ thiếp đi...
*
Tay xách nặng hành lý, anh Khương và chị Dung bước vào nhà. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt hai người là Diệp Quỳnh, cô em bé bỏng tật nguyền ngủ gục trên chiếc xe lăn. Nhẹ thở dài, anh Khương đưa mắt cho chị Dung, chị vội xách hành lý lẩn vào nhà trong. Anh Khương tiến đến gần em, anh nhẹ nhàng bế bổng Diệp Quỳnh lên. Cô bé giật mình mở mắt, anh Khương mỉm cười chế riễu:
- Xấu hổ quá, ai lại ngủ gật ở đây bao giờ?
Diệp Quỳnh vui vẻ, lần đầu tiên cô bé nở nụ cười hồn nhiên. Vòng tay qua cổ anh, em nũng nịu:
- Tại Quỳnh chờ anh chứ bộ, bắt đền anh đó.
Đặt em ngồi xuống ghế, anh Khương xoa tay:
Dĩ nhiên là anh có quà, nhưng phải tối nay anh mới đưa cơ.
Diệp Quỳnh ngạc nhiên:
- Sao thế anh?
Anh Khương gật gù:
- Có chuyện đặc biệt mà...
Vờ giận dỗi, Diệp Quỳnh quay lưng:
- Thôi, chả thèm, anh làm bộ thấy mồ.
Anh Khương cười lớn:
- Gớm lại giận cơ đấy. Thế thôi để anh đưa một nửa, còn một nửa phải tuân theo anh nghe.
Diệp Quỳnh cười nhỏ:
- Vâng ạ.
- Chờ đây, anh đi lấy cho.
Anh Khương tiến vào nhà trong, thoáng sau anh trở ra với một gói bọc nơ hồng trên tay. Diệp Quỳnh đón lấy. Cô bé run run mở hộp... món quà hiện ra làm cô em mở lớn mắt nhìn anh. Khương mỉm cười:
- Sao? Vừa lòng không?
Trong tay Diệp Quỳnh, chiếc khăn choàng xù lông trắng nõn run rẩy. Em hơi ngẩn ngơ:
- Đẹp quá anh ạ.
Anh Khương dịu dàng:
- Để anh choàng cho Quỳnh nào.
Quấn quanh cổ Diệp Quỳnh xong, anh Khương nghiêng đầu ngắm nghía:
- Xinh quá, y như Bạch Tuyết bẩy chú lùn ấy thôi.
Đôi mắt Diệp Quỳnh tự nhiên tối sầm lại, cô bé tháo chiếc khăn choàng ra bỏ xuống bàn. Anh Khương nhíu mày:
- Sao thế Quỳnh? Em không thích à?
Diệp Quỳnh cúi đầu, giọng nằng nặng đầy nước mắt:
- Quỳnh... không xứng với chiếc khăn này, choàng phí đi...
- Tại sao lại không xứng?
- Tại... Quỳnh chỉ là một con bé què...
Òa lên khóc, Diệp Quỳnh úp mặt vào vai anh nức nở. Anh Khương nhè nhẹ lắc đầu. Vuốt tóc em, anh nói nhỏ:
- Bậy quá, Quỳnh không sợ anh buồn sao?
- ...?
- Quỳnh chỉ bị đau chân thôi, Quỳnh sẽ khỏi một ngày rất gần, anh bảo đảm thế mà. Cứ giữ những ý nghĩ bi quan trong đầu thì làm sao sống nổi... Anh đã lựa quà cho Quỳnh, tức là phải biết chọn cái gì hợp với em gái của anh chứ, chê bai nó là phụ lòng của anh rồi... Bây giờ nín chưa? Cười lên một cái xem nào. Quỳnh mà còn nghĩ vớ va vớ vẩn là anh về Sàigòn tức thì không thèm ăn Tết với Quỳnh nữa đâu đấy.
Diệp Quỳnh đưa tay lau nước mắt, cô bé cố gượng cười:
- Anh cứ bắt nạt Quỳnh hoài, làm như Quỳnh cần anh dữ lắm ấy.
Anh Khương cười lớn:
- Không cần à? Không cần mà viết thư cứ kêu gọi hoài nghe điếc tai quá "người ta" mới về đấy chứ.
Diệp Quỳnh phụng phịu:
- Anh Khương kỳ quá à...
Như chợt nhớ, em hỏi:
- Chị Dung đâu anh?
- À, chắc Dung đang nấu nướng gì sau bếp đó mà. Có chuyện gì không?
- Không ạ. Quỳnh hỏi cho biết vậy thôi.
Từ ngoài cửa anh Khang chợt bước vào, anh reo lên:
- A, anh Khương về bao giờ vậy?
- Mới về thôi.
Anh Khương vui vẻ trả lời. Anh hỏi tiếp:
- Ba mẹ và Bích đâu không thấy nhỉ?
- Ba đi phố, mẹ và Ngọc Bích đi lo một chuyện đặc biệt... đến tối sẽ biết. À, anh Khương này... thành công chứ?
- Trên sức tưởng tượng!
- Hoan nghinh anh đó.
Hai người nói chuyện một cách khó hiểu làm Diệp Quỳnh giận dỗi. Anh Khương nhìn thấy vội cười:
- Ơ, xin lỗi Quỳnh nhé, anh quên. Thôi Khang làm gì đó thì làm, anh với Quỳnh ra vườn ngắm cảnh đây.
Không chú ý đến chiếc xe lăn, anh Khương lại bế bổng cô em gái bước ra vườn. Nơi đó, dưới gốc anh đào, trên băng đá, hai anh em ngồi thủ thỉ trò chuyện. Thỉnh thoảng, có tiếng cười của Diệp Quỳnh vang vang.
*
NHỮNG TRANG NHẬT KÝ CUỐI CÙNG CỦA DIỆP QUỲNH
29-12...
Em phải nói thế nào để cám ơn Thượng Đế đã ban cho em những hạnh phúc tuyệt vời như thế này. Giao Thừa đã qua gần một tiếng nhưng em vẫn còn ngồi đây, trong hương trầm thơm ngát và khói nhang nghi ngút trên bàn thờ. Chung quanh em là khuôn mặt của niềm tin bao la sáng láng đang ngự trị... Sự sung sướng của buổi tối trở về.
Buổi tối cả nhà quây quần bên lò sưởi. Đến tám giờ, Ngọc Bích bỗng chạy ra, hổn hển:
- Vào mau, TiVi chiếu rồi...
Từ chập tối, nhỏ vẫn ngồi canh TiVi thôi. Câu nói chả biết có năng lực gì khiến cả nhà bật dậy. Anh Khương bế bổng em lên, anh nói:
- Vào xem Tivi với anh, chuyện đặc biệt đã đến rồi.
Vào nhà trong, em và anh Khương ngồi trên ghế mây, ba mẹ, anh Khang, chị Dung và Ngọc Bích ngồi trên đi văng... Tất cả chăm chú nhìn lên màn ảnh... Qua một đoạn phim thời sự, tiếng người xướng ngôn viên rõ ràng - "Sau dây là buổi lễ phát giải thưởng Văn Chương Xanh do... tổ chức ngày 27-12..." Anh Khương mỉm cười với em. Em nói nhỏ:
- Tưởng gì...!
Anh Khương nói:
- Thế Quỳnh không thích nhìn anh à? Anh cũng trao giải đấy nhé.
Em gượng cười:
- Thì xem vậy.
Trên màn ảnh, những giải phụ đã được trao dần dần. Những khuôn mặt cùng lứa tuổi của em sao mà tươi vui sung sướng thế. Nếu đôi chân em mạnh khỏe như của họ, em có thua gì ai? Chán nản, em nhắm đôi mắt lại cho đến khi tiếng người xướng ngôn trân trọng giới thiệu người chiếm giải Văn Chương Xanh vang lên, lòng tò mò đã thúc đẩy em ngồi nhổm dậy... Tiếng cô xướng ngôn viên vẫn rõ ràng... Tác phẩm "Ngày vui đã mất" của Thược Dược đã chiếm giải nhất cuộc thi Văn Chương Xanh. Trân trọng giới thiệu em Thược Dược".
Cái tên Thược Dược đánh mạnh vào tâm trí khiến em mở to đôi mắt. Lạ chưa? Em có lầm không? Rõ ràng là chị Dung đang tiến lên lãnh cúp. Chị Dung là Thược Dược sao?
Cả gian phòng thốt nhiên im lặng. Em chăm chú theo dõi cuộc phát thưởng. Sau khi lãnh cúp, ông Chánh chủ khảo hỏi chị Dung muốn gì ông sẽ thưởng riêng. Em thấy chị Dung nói gì với ông rồi tiến lên chỗ để micrô, chị run run giọng nói:
- "Kính thưa ông Chánh chủ khảo và quí vị quan khách, tôi tên là Vũ thị Thu Dung, là chị của em Thược Dược. Vì một chứng bệnh của đôi chân, Thược Dược không đến được. Tôi xin lãnh thế cho em. Riêng phần thưởng "theo ý muốn" của ông Chánh chủ khảo, xin ông cho tôi được phép góp ý... là Thược Dược đang cần phương tiện để chữa đôi chân như vậy xin ông..."
Giọng chị Dung đột nhiên nghẹn lại. Ông Chánh chủ khảo hơi ngạc nhiên nhưng ông hiểu ngay. Đỡ chị Dung xuống, ông đứng lên tuyên bố:
- "Thật là một sự ngạc nhiên cảm động. Như thế, tác phẩm "Ngày vui đã mất" là một sự thật được viết ra. Tôi rất sung sướng được giúp đỡ một nhân tài. Tôi chấp thuận lời đề nghị của cô Thu Dung".
Trong tiếng vỗ tay tán thưởng, ông Chánh chủ khảo hỏi chị Dung:
- "Tên thật của Thược Dược là gì?"
Rồi em nghe tiếng trả lời của chị Dung như trong một giấc mơ:
- "Thưa ông, Thược Dược tên là Vũ thị Diệp Quỳnh!"
*
Em không thể tưởng tượng nổi và em cũng không hiểu nổi, em như đang lạc vào một cơn mộng du... Tiếng anh Khương trầm ấm bên tai giảng giải... Trời ơi, thì ra thế đó ư? Thì ra chị Dung đã chép trộm cuốn nhật ký của em trong những lúc em ngủ. Chính chị đã đặt tựa đề, đặt bút hiệu cho em. Chính chị đã âm thầm gửi đi, đem lại cho em nỗi vui mừng sung sướng bây giờ. Vậy mà... từ lâu em chỉ đem lại cho chị nhiều ghét bỏ, hằn học...
Mọi ý nghĩ hối hận làm em bật khóc, em không dám nhìn chị Dung nữa. Chị Dung thật rộng lượng, làm sao Diệp Quỳnh dám nhìn chị nữa...
Ngọc Bích tiến lại tắt TiVi. Mẹ bỏ ra ngoài, khi trở vào, trên tay nặng trĩu một ổ bánh lớn. Anh Khương dịu dàng vuốt tóc em:
- Nín đi Quỳnh, cả nhà mừng em đây này.
Em quay lại nhìn. Kìa ba, kìa anh Khang, Ngọc Bích, kìa mẹ, tất cả đang nhìn em bằng đôi mắt thương yêu... Còn chị Dung, chị Dung đâu rồi?
Trả lời cho em, từ ngoài cửa, chị Dung bước vào, chiếc cúp lộng lẫy, sáng choang trên tay chị. Mỉm cười với em, chị nói:
- Xin cho chị được quyền trao giải thưởng lại cho Diệp Quỳnh.
Em khóc nức nở trong vòng tay của chị, em đã hiểu hết rồi. Em vẫn còn sống trong tình thương, còn được yêu chiều biết mấy đó thôi. Chỉ vì mặc cảm và bi quan, em đã đánh mất niềm tin của chính mình!
... Sự sung sướng đến đúng vào dịp cuối năm, khi mà em nghĩ chẳng bao giờ em hòa được với niềm vui đó. Bây giờ em biết phải nói gì? Em cảm ơn Thượng Đế chăng? Thừa quá, vì Thượng Đế chẳng cần đòi ơn nghĩa đâu...
Trang nhật ký này sẽ là trang cuối cùng, vì Diệp Quỳnh chẳng còn phải u buồn làm bạn với sự âu sầu nữa. Em sẽ vui mãi, anh Khương đã nói rồi thôi... Ngoài kia, giữa bầu trời đen tối, nàng Xuân đã ngự trị như niềm vui đã ngự trị trong lòng Diệp Quỳnh...
*
Cô bé ngủ thiếp bên trang nhật ký còn bỏ dở. Người anh nhẹ nhàng bế em vào phòng. Trên bàn ngủ, bông Thược Dược đỏ tươi lung linh dưới ngọn đèn, nhảy nhót như những vì sao hát vui.
NGUYÊN LY
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa Xuân Quý Sửu, 1973)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com