Được mười lăm tuổi, Pa-ga-ni-ni muốn rời gia đình, đi về những miền xa
lạ biểu diễn tài năng của mình. Cậu bé sớm trưởng thành ấy không chịu
nổi sự kèm thúc của một người cha nghiện ngập quan niệm con mình như một
cái máy làm tiền và tìm mọi cách ép buộc Pa-ga-ni-ni làm việc không kể
gì đến sức khoẻ. Trong sự câu thúc, dày vò, Pa-ga-ni-ni cảm thấy tâm
hồn mình mệt mỏi hơn lên, đồng thời âm nhạc hàng ngày nâng chàng lên
khỏi cuộc sống tầm thường, nung nấu thêm ý trưởng thành và những khắc
khoải tuyệt vời. Một hôm, Pa-ga-ni-ni thưa với cha mình :
- Trong bao năm nay con đã cố gắng làm tiền để nuôi cha mẹ. Số tiền mà con dành dụm có thể cung cấp cho gia đình ta qua khỏi những ngày túng thiếu. Ngày mai, con phải về tỉnh Luýt-cơ để dự một cuộc hòa nhạc lớn lao. Con muốn là kẻ độc hành, không người bảo trợ.
Người cha chồm hẳn người dậy trong sự kinh ngạc giận dữ. Đoạn ông gằn giọng :
- Mày không thể nào đi một mình được.
- Con sẽ đi đến một mình. Con đã quyết định như thế.
- Đồ chó chết !
Người cha hung hãn nhào đến, muốn vồ chặt lấy đứa con trong đôi tay mình, nhưng nó đã nhảy biến ra khỏi cửa. Trong cơn hùng hổ, ông cầm cây đèn bằng đồng ném về phía nó. Pa-ga-ni-ni ngã quị hẳn xuống, chạm ngã chiếc bàn gần đấy, ly chén ngã đổ loảng xoảng. Một giòng máu đỏ chan hoà toé ra từ đầu cậu bé. Nhìn con nằm yên bất động, người cha thốt nhiên cảm thấy một nỗi kinh hoàng, một niềm hối hận. Về phần Pa-ga-ni-ni, sau sự ngất xỉu vì choáng váng, cậu thấy một nỗi chua chát hòa lẫn với niềm thống khổ làm cho tê liệt thần trí của mình. Trong khi người cha băng bó vết thương vừa cất những lời rên siết thê thảm, thì người con vẫn nằm yên, nhắm mắt để tránh nhìn mặt cha mình.
Mãi khi người mẹ trở về, đứa bé mới chịu mở mắt. Hiểu biết nỗi lòng của con, bà nói :
- Bây giờ con đã đầy đủ khả năng để tự tạo lấy con đường mà đi. Mẹ không muốn giữ con lại bên mình vì một chút lòng quyến luyến hẹp hòi. Hằng ngày, mẹ sẽ cầu nguyện cho con thành đạt vẻ vang.
Đêm ấy, Pa-ga-ni-ni trằn trọc không sao ngủ được. Ngày mai, cậu bé giã từ tất cả, lên đường đi về với những cảnh sống mà cậu không sao hiểu được sẽ dẫn dắt mình đến bến bờ nào. Ngôi nhà quen thuộc, người mẹ yêu dấu, bao nhiêu vật dụng gần gũi, chỉ còn đêm này nữa là sẽ xa cách lâu dài. Cậu bé ngồi dậy, cầm lấy cây đàn. Ngày mai, chỉ còn có nó là bạn đồng hành trên những nẻo đường xa xôi, là kẻ duy nhất hòa đồng tâm sự. Pa-ga-ni-ni diễn tả nỗi lòng nhớ nhung của mình bằng tiếng tơ đàn, bởi vì chỉ có bằng giọng nói ấy chàng mới biểu lộ hết tâm trạng mình. Khi tiếng đàn đã dừng lại trong đêm khuya vắng, dư âm của một mối sầu giã biệt vẫn còn vương vấn khắp nơi. Nơi phòng người mẹ, Pa-ga-ni-ni tưởng nghe những tiếng thở dài.
Và sáng hôm ấy, Pa-ga-ni-ni chuẩn bị rất sớm hành trang lên đường. Thoát khỏi hẳn sự kềm chế của một người cha thô bạo, Pa-ga-ni-ni cảm thấy thoải mái, hít thở no đầy không khí tự do. Trên con đường dằng dặc ấy, Pa-ga-ni-ni thong thả mà đi, mỗi tối ghé vào quán trọ dành cho mọi người, để kiếm chỗ ngủ. Những đêm trăng sáng, hay là sao tỏ, vào thời tiết hè nóng nực thì cậu ngủ lại giữa trời, nằm trên nệm rêu của một ngọn đồi nào đó, hoặc trong một khu rừng thông và cảm thấy lòng sung sướng vô biên. Giữa một tạo vật không ngừng sinh hoạt trong đêm bằng những tiếng nói âm thầm, Pa-ga-ni-ni choàng dậy đáp lời ngôn ngữ thiên nhiên bằng cái tiếng nói dìu dặt của cây đàn mình.. Và nhiều đêm dài, Pa- ga-ni-ni cứ đàn như thế, cố gắng diễn đạt những nguồn cảm hứng u uẩn làm cho khắc khoải lòng mình. Có lúc, trước khi mặt trời đi ngủ hay là thức giấc, Pa-ga-ni-ni tìm cách đua tài với các bầy chim bằng cách diễn đạt tiếng nói của loài bay nhảy trên sợi tơ đồng. Hai ngày trước khi đến thành Luýt-cơ , Pa -ga-ni-ni thực hiện một cuộc hòa tấu tuyệt vời với một họa mi. Lúc đó là ngày mười sáu tháng sáu của năm một ngàn tám trăm, vào một buổi chiều, khi đang ngồi trên mặt đất gồ ghề, dựa lưng vào một thân cây, Pa-ga-ni-ni cảm thấy tâm hồn của mình tan chìm trong cái yên lặng quái đản của những bụi cây bờ đá phản chiếu tia lửa đỏ rực của bóng mặt trời hoàng hôn. Không một tiếng gió lay động lá cành, không một tiếng người, cả loài muôn thú cũng đều lặng tiếng im hơi. Bỗng nhiên giữa khoảng tranh tối tranh sáng, tiếng chim họa mi bốc dậy, ban đầu ngượng ngập rồi cứ mỗi lúc càng linh hoạt hơn, càng thắm thiết hơn. Pa-ga-ni-ni cầm vội cây đàn dè dặt hòa nhịp, rồi nâng giọng vút lên cao. Tiếng đàn chỉ được gợi lên một cách nghẹn ngào nhưng chim họa mi trả lời trong sự thông cảm bằng những giọng hát mỗi lúc càng thêm nhiệt tình. Và cứ thế, họa mi hát với tiếng đàn, hát theo một cách say sưa kỳ lạ, tưởng như lồng ngực bé nhỏ của chim cũng muốn vỡ tan. Trong nỗi say sưa tuyệt vời, Pa-ga-ni-ni cảm thấy rõ sự ngăn cách giữa người và thiên nhiên đã bị xoá tan, và đây là sự đối thoại hoàn toàn của hai tâm hồn. Pa-ga-ni-ni thấy mình biến thành một phần của rừng cây đá núi, của cái khu vực chứa đầy sinh vật âm thầm đã ràng buộc mình trong niềm thân thiết lạ thường. Mãi cho đến lúc tiếng chim ngừng bặt, vừng trăng nhô lên ở trên khung cảnh lặng lờ phóng toả một vùng ánh sáng hiền dịu thì người nhạc sĩ bỗng nhiên run lạnh đột ngột, bỗng thấy một niềm sợ hãi. Sau đó, Pa-ga-ni-ni chìm dần trong một giấc ngủ mê mệt. Mảnh vải dùng bọc thùng đàn không che chở nổi cậu bé khỏi cái giá lạnh ban đêm càng lúc càng thấm sâu hơn.
Hôm sau, khi choàng tỉnh dậy, mặt trời đã lên khá cao, Pa-ga-ni-ni giật mình hoảng hốt vì cây đàn đã biến mất. Nhạc sĩ ngồi ngẩn ngơ tiếc người bạn thân của mình, đồng thời là phương tiện sống quan trọng của chàng. Đối với Pa-ga-ni-ni, mất đàn coi như mất hết tất cả, vì chính có nó chàng mới trở thành một người đầy đủ. Trong cơn thất vọng não nề, Pa-ga-ni-ni đi vào thành phố với niềm tuyệt vọng của kẻ bại trận.. Qua những dãy phố chen chúc khách hàng, những người tứ xứ, hàng hoá muôn màu, giữa những tiếng động, tiếng cười vang dội điếc tai của một thành phố có vẻ no đầy hạnh phúc Pa-ga-ni-ni vét món tiền nhỏ cuối cùng mua vài thức ăn chống sự đói nhọc đang dày vò mình. Thốt nhiên, bằng cái thính giác tinh tường của mình, chàng nghe một tiếng vĩ cầm vẳng lại giữa sự sôi động phố phường. Chàng bỗng nhớ lại ngày nào, còn nhỏ, chàng đã đi theo tiếng đàn tương tự, đánh cắp cây đàn của một nhạc sư để dò dẫm đàn suốt một buổi chiều…
Khi chàng đi đến thì thấy một người già nua áo quần rách rưới ngồi bên góc một quán rượu dạo một bản đàn sầu thảm. Có một vẻ gì trong sự xuất hiện đột ngột của con người ấy khiến chàng chú ý. Người già cả ấy dạo đàn khá hay, hơn chàng dự tưởng. Những bàn tay sần sùi vì bệnh phong bại làm cho cong cúm khó coi, run rẩy từng lúc, khiến cho thỉnh thoảng bản nhạc vấp phải những nốt sai lầm. Nhưng trong khi đàn người hành khất tiêu điều ấy lắng nghe tiếng nhạc của mình say đắm chừng nào ! Mái đầu sói nhẵn như một chất ngà cũ kỹ cúi gập hẳn xuống và một nụ cười làm cho nhăn nhó khuôn miệng không còn một chiếc răng nào. Nụ cười có một vẻ gì kỳ quái, vô hình chứng tỏ một cuộc thoát ly, một sự cố gắng thống khổ để mà quên lãng thực tại. Hẳn là tiếng đàn đã đưa tâm hồn nghệ sĩ về một cõi đời đẹp hơn, một cõi thế giới từ lâu không còn hình bóng.
Đám đông phần nhiều đi ngang qua người nghệ sĩ với một thái độ hững hờ và chỉ thỉnh thoảng mới thấy một người nghiêng tay ném xuống một đồng bố thí. Pa-ga-ni-ni không còn đồng nào trong túi, cảm thấy một niềm thương hại vô hạn đối với người hành khất già. Cậu quì bên cạnh người ấy nói nhỏ :
- Bác ơi, tôi thấy gần như bác chẳng thâu được bao nhiêu. Tôi cũng là kẻ chuyên đàn vĩ cầm. Bác hãy cho tôi đàn thử giây lát xem nào. Tôi tin rằng kẻ qua đường sẽ giúp bác được nhiều hơn.
Người hành khất nghễnh ngãng kia nhíu mày hỏi lại :
- Gì vậy ? Ai nói gì vậy ?
Khuôn mặt ông ta quay nhìn về phía Pa-ga-ni-ni đượm màu xác chết hơn là người sống.
- Tôi cũng chuyên đàn vĩ cầm. Bác hãy để tôi đàn thay cho bác. Chắc kiếm tiền được nhiều hơn.
- Đàn vĩ cầm à ?
Người hành khất bỗng đặt cây đàn xuống, nắm chặt cánh tay Pa-ga-ni-ni khiến cậu hốt hoảng kêu lên. Cậu bé không ngờ một người như thế vẫn còn sức lực như vậy. Nhưng người nhạc sĩ già kia kéo chàng sát lại bên mình và nói :
- Tôi gần mù loà nhưng vẫn còn nhìn thấy được chừng nào. Tôi thấy là cậu còn trẻ, rất trẻ. Thôi được ! Cứ đàn thử đi xem nào !
Pa-ga-ni-ni cầm lấy cây đàn, cây đàn quá cũ nhưng thuộc vào loại có giá. Thoáng chốc, giữa những tiếng ồn ào vang động, điệu nhạc vang lên, và đám thính giả quây quần càng lúc kéo đến chung quanh cậu bé càng đông. Điều đó khuyến khích chàng nhiều, và nỗi say sưa dần dần xâm chiếm lấy chàng, cặp mắt bắt đầu long lanh ngời sáng ở trên khuôn mặt xanh xao. Những nét man dại thỉnh thoảng lồng vào trong những cung đàn réo rắt. Đến lúc gần như ngút hơi, cậu dừng tiếng đàn và từng đống tiền ném xuống như mưa trên cái nón cũ tồi tàn của người hành khất. Trong giây phút ấy, cậu thoáng có một ý nghĩ : “Thế là ngày mai người ta nhận diện ra mình là kẻ ăn xin cầu thực bên đường, và chắc trong cuộc đại hội so tài, không thiếu những lời khinh bỉ”.
Tuy vậy, Pa-ga-ni-ni không hề hối hận về sự giúp đỡ của mình. Trái lại, chàng còn cảm thấy tự hào vì đã giúp ích cho người khốn khổ hiện đang đếm chuỗi ngày tàn. Người hành khất già cất lên giọng nói khàn khàn mệt nhọc :
- Quả cậu là một nhạc sĩ lành nghề. Ai đã dạy cậu đạt được kỹ thuật tuyệt vời như vậy ?
Và không đợi câu trả lời, người ấy kéo tay cậu bé đứng dậy, ra khỏi đám đông vẫn còn tiếp tục vây quanh :
- Cậu hãy đến đây với tôi. Tôi sẽ biếu cậu món quà đặc biệt.
Pa-ga-ni-ni bước theo cụ già, trong lòng phân vân không hiểu một người khốn khổ như thế có gì đặc biệt để làm quà tặng cho mình. Cả hai đi sâu vào trong ngõ hẻm tối tăm, giữa những bức tường ám khói, vào một ngôi nhà sụp đổ điêu tàn, và phần bên dưới có những bức tường loang lổ làm thành một cái hang hốc cho người khốn cùng nương náu qua ngày. Vào trong, một làn không khí nặng nề ngột ngạt, chứng tỏ bao nhiêu ngày tháng qua rồi nơi trú ẩn này không hề để lọt một chút khí trời quang đãng. Người hành khất già bước vào với cái dáng điệu quen thuộc và sự vững vàng của kẻ mộng du. Ông ta cầm lấy hộp quẹt bật lửa thắp chiếc đèn dầu leo lét, và cả một sự rối loạn bày ra trước mắt Pa-ga-ni-ni : sách báo, vở nhạc, thiên thần bằng gỗ, bó hoa úa tàn, ống khói sét rỉ, những lục huyền cầm cổ kính, những hồ vĩ cầm đủ cỡ, tản mát đó đây, chồng chất lên nhau, và treo lơ lửng trên tường. Trong một góc tường nhiều chiếc bao lớn đầy rơm, rách lủng, để rơi vãi đầy trên đất. Trước cặp mắt nhìn của người trai trẻ, người hành khất già nói lên giữa tiếng cười gằn :
- Đây là gian phòng chứa đựng kho tàng.
Rồi ông cúi xuống trên một bao rơm, sờ soạng lôi ra một cái hộp đàn vĩ cầm chôn giấu ở tận đáy bao.
Ông nói :
- Đây là cây đàn huyền diệu.
Những bàn tay dài xương xẩu nổi đầy gân xanh run như lá cây trước gió khi mở nắp của hộp đàn. Ông kéo ra ngoài một nhạc cụ sơn nâu đỏ, rồi buông một tiếng thở dài. Trong một vài giây, cặp môi của ông lắp bắp không nói lên được lời nào. Lát sau, ông già mới cất lên được những tiếng nhẹ nhàng hòa trong hơi thở :
- Đàn đi. Cậu hãy đàn thử xem nào.
Pa-ga-ni-ni không còn nhìn thấy người ngồi trước mắt. Một niềm vui sướng kỳ lạ bừng dậy trong đôi mắt sáng mở rộng. Nhiều lần như con diều hâu rình mồi, người già đột nhiên chồm đầu về phía chiếc đàn rồi về phía người trai trẻ. Pa-ga-ni-ni cầm lấy chiếc đàn, đưa ngón tay cái lướt nhẹ lên những sợi tơ, một sự rung chuyển ngọt dịu lạ thường đáp lại sự ve vuốt ấy. Quả là cây đàn của một công trình bậc thầy, và chưa bao giờ người nhạc sĩ trẻ cầm được vật quí như thế trên đôi tay mình. Lập tức, với sự nôn nóng lạ thường, Pa-ga-ni-ni cầm lấy cung đàn và một hòa điệu vang lên như những tiếng gọi kỳ diệu thiêng liêng. Thoáng trong giây phút, cả sự nghèo khổ, tàn tạ trước mắt đều như tan biến, và những khung cảnh kỳ ảo lạ lùng, những hải đảo xa nở đầy hoa đẹp, những rừng xa gió thổi rì rào, những buổi mặt trời sụp xuống lặng yên trong sự trinh trắng nguyên vẹn của thời sơ khai, từ từ hiện lên, rồi trên cơ sở của niềm yên tĩnh khá kỳ quặc ấy, tâm hồn xáo động của người nhạc sĩ bùng dậy như là sóng tràn lửa cháy. Khi tiếng đàn dừng, những thứ dư âm kỳ ảo vẫn còn vang vọng khắp phòng và cả hai người đối diện tưởng chừng như mình lạc loài từ một thế giới huyền hoặc để quay về lại trần gian.
- Tôi chưa bao giờ được dạo trên một cây đàn tuyệt diệu thế này. Làm sao mà bác có được vật quí đến thế ?
Người hành khất già ngồi yên trên chiếc ghế nhỏ suốt trong thời gian lắng nghe tiếng nhạc, ngắm nghía người trai trẻ trước mặt mình với một đôi mắt gần như mù loà. Trong sự lặng yên, khuôn mặt nhăn nheo bỗng điểm nụ cười sung sướng.
- Tôi biết bây giờ tôi có thể chết một cách yên lành. Từ lâu, tôi vẫn mong đợi tìm được một người có thể sử dụng vật phi thường này. Cậu sẽ hiểu rõ vì sao mà cây đàn ấy thuộc phần sở hữu của tôi. Chuyện cây đàn này đồng thời cũng là câu chuyện về sự lỗi lầm gớm ghiếc mà tôi phạm phải trong đời.
Vừa nói câu ấy, người hành khất già sờ soạng đi tìm chai rượu phủ đầy bụi bặm rót vào trong ly, rồi tiếp :
- Tôi vốn xuất thân từ một gia đình giòng dõi làm đàn ở tỉnh Măng-tu. Người anh của tôi và tôi từ thuở bé thơ đã chuyên chú vào nghệ thuật làm đàn, cố tạo ra những cây đàn có một dư âm đặc biệt. Sau những năm dài hành nghề, với những cố gắng không ngừng, anh tôi đi đến thành công. Người đã chế tạo được chính cây đàn mà cậu cầm ở trên tay, sau khi đã thử gần sáu chục kiểu ở trong xưởng thợ của mình. Trong những bài toán khó khăn, bí hiểm của Xtra-đi-va-ri-uýt, của A-ma-ti, anh tôi đã tốn công sức kiếm tìm mới áp dụng được một cách thiện nghệ. Tôi cũng thí nghiệm theo phương thức ấy. Tôi cũng biết rằng phải có thứ gỗ phẩm chất đáng giá, phải chất sơn láng bên ngoài pha chế một cách nào đó mới đạt được sự êm dịu kỳ ảo của những âm thanh, làm nên giá trị độc đáo của một cây đàn ở giữa muôn ngàn nhạc cụ thông thường. Chắc cậu cũng hiểu rằng chất sơn láng của một chiếc đàn có tầm ảnh hưởng ra sao. Nếu pha chế nhiều chất rượu, âm thanh trở thành gay gắt, ồn ào, nếu pha quá nhiều chất dầu, âm thanh ngọt dịu nhưng mà nặng nề.
Nhưng cái chìa khoá của sự bí mật không nằm ở nơi chất màu sơn láng bên ngoài. Không, nhất định không phải như thế.
Anh tôi vốn là một người tính tình trầm tĩnh một cách kỳ quái khiến người có một thái độ dè dặt ít ai hiểu nổi. Ông ta giữ gìn nghệ thuật làm đàn của mình với một tinh thần cẩn trọng khác thường và cả đối với tôi đây, là em máu mủ, ông cũng không chịu tiết lộ kết quả những điều tìm kiếm của mình.
Một hôm, chế tạo xong chiếc đàn này ông đã ngồi đàn nhiều giờ liên tiếp. Tôi hiểu ngay rằng anh tôi đã đi đến sự thành công không kém Xtra-đi-va-ri-uýt. Nhưng ông ta đã đạt đến bằng phương thức nào ? Đêm sau tôi bèn phục rượu ông ta cốt để khai thác sự bí mật ấy, và cuối cùng tôi toại nguyện.
Người hành khất già ngừng nói. Nhiều lần ông ta đưa tay vuốt lấy chiếc trán nhẵn bóng của mình. Cặp mắt gần mù loà kia như đục mờ thêm trong sự lạc loài giữa những ý niệm xa xôi. Tưởng như trong giây phút đó, ông đã quên hẳn con người ngồi trước mặt mình.
Cuối cùng, Pa-ga-ni-ni bèn hỏi :
- Và rồi sao nữa ?
Mí mắt của người già nua nhấp nháy liên hồi ; ông ta thở dài, nhắm đôi mắt lại như để dễ nhớ bao nhiêu chuyện cũ đã qua và tiếp tục kể bằng cái giọng nói khàn khàn, thỉnh thoảng dừng lại trong sự ngập ngừng.
- Anh tôi bảo rằng ông đã lấy chất gỗ trăn (aune _ tiếng Pháp) mọc sâu dưới nước. Ở gần làng chúng tôi có một hồ nước khá sâu, xuất hiện sau cơn động đất, ở cạnh ven rừng, đó là một khu rừng hoang vu xa cách nhà cửa dân cư. Vốn thích những sự dạo chơi thơ thẩn một mình trong những khu miền vắng vẻ, anh tôi chú ý đến cây trăn ấy, vào một ngày hạ đẹp trời. Chòm lá của nó nhô lên phủ đầy mặt nước. Sau khi xuống tắm ông ta khám phá ra cây gỗ ấy. Và lặn xuống sâu, ông đã sờ soạng tìm xem thớ vỏ của cây. Tất cả gia đình sống về nghề đàn vẫn thường tin theo truyền thuyết là gỗ trăn mọc dưới nước là chất gỗ quí hơn hết để chế tạo đàn vĩ cầm. Anh tôi bèn đem cưa đến cưa những nhánh lớn dưới nước, và tạo nên chiếc đàn nầy mà ông đặt tên là đàn “huyền diệu”.
Nhưng rồi một chuyện khủng khiếp xảy ra.
Sau khi nghe anh thổ lộ, tôi không làm sao ngủ được. Sự ghen tị làm tôi trằn trọc không yên. Nửa đêm, tôi bèn nhổm dậy đánh cắp cây đàn và rời khỏi nhà.
Giọng nói của người hành khất mỗi lúc càng yếu ớt hơn :
- Như thế, tôi đã đánh cắp công trình của người anh tôi, công trình của bốn mươi năm cố gắng không ngừng. Thật tâm tôi không cố ý chiếm đoạt vĩnh viễn kết quả công trình gian khổ của người, nhưng muốn có sẵn dưới tay để mà ra công nghiền ngẫm kỹ thuật chế tạo nên một cây đàn tương tự. Tôi sẽ đi tìm chất gỗ nói trên, và sẽ gia công nghiên cứu để tạo cho được một cây đàn khác không kém quí giá. Sau khi tìm hiểu coi như đầy đủ, tôi bèn đem chiếc vĩ cầm đánh cắp về trả lại cho người anh, hy vọng sẽ làm dịu bớt những cơn giận dữ bằng cách bồi thường một món tiền lớn xứng đáng với cái giá trị tôi sẽ tạo thành. Tôi không quan thiết đến chuyện bạc tiền, mà chỉ băn khoăn về danh dự mình và cái vinh quang của sự thành đạt.
Trên bước đường về, tôi phải đi qua chiếc hồ có bóng cây trăn phủ tràn mặt nước. Tôi dừng lại ở bên bờ để nghe tiếng gió rì rào trong những cành lá sum sê và tự nhủ thầm trong lòng : “Cây gỗ huyền ảo biết bao ! Quí giá biết bao !” Tôi cởi áo quần, nhảy vội xuống nước tay cầm một chiếc cưa bén, và sau khi đã hít một hơi thở khá dài để lặn cho sâu, tôi vừa hụp xuống dưới một cành cây khá lớn thì bắt gặp xác anh tôi. Ông đã treo cổ lên trên cành cây, khuôn mặt sưng vù, tóc xoã trong nước như đám rong rêu, đá lớn chất đầy ở trong các túi áo quần.
Khi vừa chạm phải xác chết một cách đột ngột, tôi muốn kêu lên một tiếng hốt hoảng, nhưng nước tràn đầy cả miệng. Làm sao mà tôi có thể trồi lên được trên mặt hồ ? Tôi vẫn ngạc nhiên về sự cố gắng khác thường như thế.
Anh tôi đã tự tử rồi. Nguyên nhân của cái chết ấy, thật là dễ hiểu : ông không thể nào cầm được lòng mình khi bị đánh mất công trình tuyệt phẩm mà sự cố gắng gần như trọn đời mới đạt được thành.
Như thế cậu cũng hiểu rằng, tôi không còn có tâm trí nào nữa để mà chế tạo cây đàn tương tự. Giấc mộng sản xuất cây đàn tuyệt vời thế là tan tành. Tôi cũng giã từ luôn nghề nghiệp cũ bao năm theo đuổi của mình, nghề nghiệp nhắc lại nỗi niềm xót xa giày xéo tâm can. Cũng có những lúc quá đỗi nghèo nàn, tôi muốn đem bán chiếc đàn “huyền diệu” nầy đi nhưng mà lòng không đành đoạn.
Người hành khất già trở nên yên lặng, nước mắt chảy nhoà xuống đôi má hõm nhăn nheo. Pa-ga-ni-ni cũng thấy xúc động. Một lát, để xoá cho tan giây phút nặng nề, Pa-ga-ni-ni bèn hỏi :
- Tại sao bác không cố gắng để thành nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng ? Ngón đàn của bác không phải là không sắc sảo công phu ?
Sau giây phút im lặng chỉ nghe hơi thở mệt nhọc của người hành khất, những tiếng đổi khác đã được thoát ra từ miệng người nầy :
- Muốn trở thành người nghệ sĩ chân tài, phải có tấm lòng trong trắng. Làm sao mà đạt đến một nghệ thuật cao siêu với một tấm lòng chứa đầy tủi nhục, luôn luôn lo sợ sự nguyền rủa oán hờn ? Từ khi tìm gặp cái chết của người anh tôi, tôi không còn sống được một giờ phút yên lành nào nữa. Tôi sống xa cách mọi người, gần như tôi đang sống giữa nước hồ sâu thẳm. Cậu có thể nghĩ rằng tôi điên loạn. Nhưng mà quả tình tôi nói sự thật. Vì vậy, có bao giờ tôi mở cửa sổ đâu ? Những khi sống một mình trong gian phòng này, tôi vẫn ngụp lặn ở dưới nước hồ đấy chứ. Kìa, cậu có nhìn thấy anh tôi đó không ?
Một thứ ánh sáng kỳ lạ thoáng hiện ở trong đôi mắt của người khốn khổ. Cánh tay phải của ông run rẩy đưa lên chỉ vào khoảng tối bên trong của gian phòng hẹp mà ánh đèn nhỏ không soi sáng tới. Bóng đen của người hành khất kéo dài ở phía sau lưng như một hình thù đe dọa.
- Xem nào… Cậu có nhìn thấy cây trăn đó không ? Nó mọc ở kia… Càng ngày nó càng cao lên, cao đụng mái nhà rồi đó, cao tít như khoảng trời kia… Khắp nơi tôi nhìn thấy lá cành nó rườm rà… Cậu có thấy không ? Xác của anh tôi lủng lẳng kia kìa !
Những lời nói cuối cùng rầm rì tắt lịm ở trên đôi môi nhợt nhạt của người hành khất già nua. Một ít bọt miếng trào bên khoé miệng của người khốn khổ và trước khi Pa-ga-ni-ni kịp đỡ lấy người thì người đã quì xuống và khóc nức nở. Lát sau, ông ta dần dần trấn tĩnh được mình và đưa hai tay lên trời, vừa nói :
- Có lẽ trời đất sẽ mở lòng để tha thứ cho tôi, nếu tôi đem vật quí nầy trao tặng cho một nghệ sĩ tài hoa như người trai trẻ hôm nay. Cậu hãy cầm lấy, hãy cầm lấy đi, và hãy sung sướng hơn cả anh tôi và tôi với chiếc đàn nầy.
Pa-ga-ni-ni cảm thấy băn khoăn ít nhiều khi mình làm chủ chiếc đàn đã gây bao nhiêu đau khổ cho những chủ nhân của nó. Nhưng cuộc hòa nhạc ngày mai đã đến. Không có cách gì từ chối, hơn nữa cây đàn quí giá cũng làm cho người nhạc sĩ cảm thấy phấn khởi ít nhiều. Một ý nghĩ khác thoáng hiện ra trong óc cậu : nếu đem tài năng của mình làm cho sáng tỏ rõ ràng nhờ nhạc cụ nầy, biết đâu sẽ không an ủi vong hồn của người đã chết và xoa dịu được bớt nỗi đau khổ của người đang sống khắc khoải ở nơi ngõ hẻm hang cùng này đây.
Pa-ga-ni-ni đỡ người hành khất nằm xuống nệm rơm. Cậu tìm thấy trong tủ gỗ mục nát đôi miếng bánh thừa, một ít phó mát và đem đặt trên chiếc ghế cạnh người hành khất :
- Bác hãy cố gắng ăn lấy đôi miếng để lấy lại sức.
Nhưng người hành khất lắc đầu. Đoạn ông ta cất lời :
- Ta tặng vĩnh viễn cho em cây đàn “huyền diệu”. Hãy giữ lấy nó và hãy thề rằng không được đem bán hay giao lại cho người khác.
Vừa nói dứt lời người già cả ấy âu yếm đặt tay lên đầu của người nhạc sĩ trẻ tuổi, và trước cử chỉ của kẻ khốn cùng, cô độc cậu bé cầm lòng không được, để cho dòng lệ chan hoà. Cậu nói bằng giọng ngập ngừng :
- Ngày mai tôi sẽ đến thăm sức khoẻ của bác. Tất cả món tiền mà tôi thâu được trong cuộc hòa nhạc tôi mang về hết cho bác. Bác sẽ có đủ chi tiêu, khỏi phải lo âu về nỗi thiếu thốn.
Đêm ấy, nằm trong quán trọ, Pa-ga-ni-ni không sao ngủ được. Cậu thao thức với cây đàn và sau cùng ngồi dậy đem hết sức tài năng của mình diễn tả qua sức truyền cảm tuyệt vời của nó. Vừa sáng, chàng mua một số thức ăn ngon lành mang đến cho người hành khất. Nhưng vừa bước vào ngưỡng cửa chàng dừng bước lại : một bầu không khí ảm đạm toả nồng. Trong bóng tối mờ, người hành khất già nằm đó, bất động. Một nụ cười héo hắt giữ nguyên trên môi nhưng mà đôi mắt trợn trừng, mở rộng trong nỗi kinh ngạc lặng yên. Pa-ga-ni-ni lùi lại, tự nhủ : ông ta chết rồi. Nghẹn ngào, cậu bé quì xuống. Cậu hiểu rõ rằng từ đây cậu không còn cách gì đền ơn lại người già nua khốn khổ đã sống kéo dài những ngày hối hận dày vò. Nhưng khi trao tặng chiếc đàn cho cậu, người già kia đã muốn giúp đỡ cậu thêm một phương tiện huyền diệu để mà bày tỏ những nỗi khốn khổ của cuộc đời này, phơi bày cả mối tham vọng đê hèn, cả sự thống khổ và niềm tuyệt vọng, cả sự hối hận và sự khốn cùng mà hiện thân của người ấy là một biểu hiện rõ ràng. Cúi xuống bên giường người chết, Pa-ga-ni-ni chỉ biết thì thầm :
- Tôi sẽ đem hết sức mình để làm vinh dự cho bác. Bác hãy nằm yên trong cõi vô cùng. Tôi xin giữ lời hứa ấy.
- Trong bao năm nay con đã cố gắng làm tiền để nuôi cha mẹ. Số tiền mà con dành dụm có thể cung cấp cho gia đình ta qua khỏi những ngày túng thiếu. Ngày mai, con phải về tỉnh Luýt-cơ để dự một cuộc hòa nhạc lớn lao. Con muốn là kẻ độc hành, không người bảo trợ.
Người cha chồm hẳn người dậy trong sự kinh ngạc giận dữ. Đoạn ông gằn giọng :
- Mày không thể nào đi một mình được.
- Con sẽ đi đến một mình. Con đã quyết định như thế.
- Đồ chó chết !
Người cha hung hãn nhào đến, muốn vồ chặt lấy đứa con trong đôi tay mình, nhưng nó đã nhảy biến ra khỏi cửa. Trong cơn hùng hổ, ông cầm cây đèn bằng đồng ném về phía nó. Pa-ga-ni-ni ngã quị hẳn xuống, chạm ngã chiếc bàn gần đấy, ly chén ngã đổ loảng xoảng. Một giòng máu đỏ chan hoà toé ra từ đầu cậu bé. Nhìn con nằm yên bất động, người cha thốt nhiên cảm thấy một nỗi kinh hoàng, một niềm hối hận. Về phần Pa-ga-ni-ni, sau sự ngất xỉu vì choáng váng, cậu thấy một nỗi chua chát hòa lẫn với niềm thống khổ làm cho tê liệt thần trí của mình. Trong khi người cha băng bó vết thương vừa cất những lời rên siết thê thảm, thì người con vẫn nằm yên, nhắm mắt để tránh nhìn mặt cha mình.
Mãi khi người mẹ trở về, đứa bé mới chịu mở mắt. Hiểu biết nỗi lòng của con, bà nói :
- Bây giờ con đã đầy đủ khả năng để tự tạo lấy con đường mà đi. Mẹ không muốn giữ con lại bên mình vì một chút lòng quyến luyến hẹp hòi. Hằng ngày, mẹ sẽ cầu nguyện cho con thành đạt vẻ vang.
Đêm ấy, Pa-ga-ni-ni trằn trọc không sao ngủ được. Ngày mai, cậu bé giã từ tất cả, lên đường đi về với những cảnh sống mà cậu không sao hiểu được sẽ dẫn dắt mình đến bến bờ nào. Ngôi nhà quen thuộc, người mẹ yêu dấu, bao nhiêu vật dụng gần gũi, chỉ còn đêm này nữa là sẽ xa cách lâu dài. Cậu bé ngồi dậy, cầm lấy cây đàn. Ngày mai, chỉ còn có nó là bạn đồng hành trên những nẻo đường xa xôi, là kẻ duy nhất hòa đồng tâm sự. Pa-ga-ni-ni diễn tả nỗi lòng nhớ nhung của mình bằng tiếng tơ đàn, bởi vì chỉ có bằng giọng nói ấy chàng mới biểu lộ hết tâm trạng mình. Khi tiếng đàn đã dừng lại trong đêm khuya vắng, dư âm của một mối sầu giã biệt vẫn còn vương vấn khắp nơi. Nơi phòng người mẹ, Pa-ga-ni-ni tưởng nghe những tiếng thở dài.
Và sáng hôm ấy, Pa-ga-ni-ni chuẩn bị rất sớm hành trang lên đường. Thoát khỏi hẳn sự kềm chế của một người cha thô bạo, Pa-ga-ni-ni cảm thấy thoải mái, hít thở no đầy không khí tự do. Trên con đường dằng dặc ấy, Pa-ga-ni-ni thong thả mà đi, mỗi tối ghé vào quán trọ dành cho mọi người, để kiếm chỗ ngủ. Những đêm trăng sáng, hay là sao tỏ, vào thời tiết hè nóng nực thì cậu ngủ lại giữa trời, nằm trên nệm rêu của một ngọn đồi nào đó, hoặc trong một khu rừng thông và cảm thấy lòng sung sướng vô biên. Giữa một tạo vật không ngừng sinh hoạt trong đêm bằng những tiếng nói âm thầm, Pa-ga-ni-ni choàng dậy đáp lời ngôn ngữ thiên nhiên bằng cái tiếng nói dìu dặt của cây đàn mình.. Và nhiều đêm dài, Pa- ga-ni-ni cứ đàn như thế, cố gắng diễn đạt những nguồn cảm hứng u uẩn làm cho khắc khoải lòng mình. Có lúc, trước khi mặt trời đi ngủ hay là thức giấc, Pa-ga-ni-ni tìm cách đua tài với các bầy chim bằng cách diễn đạt tiếng nói của loài bay nhảy trên sợi tơ đồng. Hai ngày trước khi đến thành Luýt-cơ , Pa -ga-ni-ni thực hiện một cuộc hòa tấu tuyệt vời với một họa mi. Lúc đó là ngày mười sáu tháng sáu của năm một ngàn tám trăm, vào một buổi chiều, khi đang ngồi trên mặt đất gồ ghề, dựa lưng vào một thân cây, Pa-ga-ni-ni cảm thấy tâm hồn của mình tan chìm trong cái yên lặng quái đản của những bụi cây bờ đá phản chiếu tia lửa đỏ rực của bóng mặt trời hoàng hôn. Không một tiếng gió lay động lá cành, không một tiếng người, cả loài muôn thú cũng đều lặng tiếng im hơi. Bỗng nhiên giữa khoảng tranh tối tranh sáng, tiếng chim họa mi bốc dậy, ban đầu ngượng ngập rồi cứ mỗi lúc càng linh hoạt hơn, càng thắm thiết hơn. Pa-ga-ni-ni cầm vội cây đàn dè dặt hòa nhịp, rồi nâng giọng vút lên cao. Tiếng đàn chỉ được gợi lên một cách nghẹn ngào nhưng chim họa mi trả lời trong sự thông cảm bằng những giọng hát mỗi lúc càng thêm nhiệt tình. Và cứ thế, họa mi hát với tiếng đàn, hát theo một cách say sưa kỳ lạ, tưởng như lồng ngực bé nhỏ của chim cũng muốn vỡ tan. Trong nỗi say sưa tuyệt vời, Pa-ga-ni-ni cảm thấy rõ sự ngăn cách giữa người và thiên nhiên đã bị xoá tan, và đây là sự đối thoại hoàn toàn của hai tâm hồn. Pa-ga-ni-ni thấy mình biến thành một phần của rừng cây đá núi, của cái khu vực chứa đầy sinh vật âm thầm đã ràng buộc mình trong niềm thân thiết lạ thường. Mãi cho đến lúc tiếng chim ngừng bặt, vừng trăng nhô lên ở trên khung cảnh lặng lờ phóng toả một vùng ánh sáng hiền dịu thì người nhạc sĩ bỗng nhiên run lạnh đột ngột, bỗng thấy một niềm sợ hãi. Sau đó, Pa-ga-ni-ni chìm dần trong một giấc ngủ mê mệt. Mảnh vải dùng bọc thùng đàn không che chở nổi cậu bé khỏi cái giá lạnh ban đêm càng lúc càng thấm sâu hơn.
Hôm sau, khi choàng tỉnh dậy, mặt trời đã lên khá cao, Pa-ga-ni-ni giật mình hoảng hốt vì cây đàn đã biến mất. Nhạc sĩ ngồi ngẩn ngơ tiếc người bạn thân của mình, đồng thời là phương tiện sống quan trọng của chàng. Đối với Pa-ga-ni-ni, mất đàn coi như mất hết tất cả, vì chính có nó chàng mới trở thành một người đầy đủ. Trong cơn thất vọng não nề, Pa-ga-ni-ni đi vào thành phố với niềm tuyệt vọng của kẻ bại trận.. Qua những dãy phố chen chúc khách hàng, những người tứ xứ, hàng hoá muôn màu, giữa những tiếng động, tiếng cười vang dội điếc tai của một thành phố có vẻ no đầy hạnh phúc Pa-ga-ni-ni vét món tiền nhỏ cuối cùng mua vài thức ăn chống sự đói nhọc đang dày vò mình. Thốt nhiên, bằng cái thính giác tinh tường của mình, chàng nghe một tiếng vĩ cầm vẳng lại giữa sự sôi động phố phường. Chàng bỗng nhớ lại ngày nào, còn nhỏ, chàng đã đi theo tiếng đàn tương tự, đánh cắp cây đàn của một nhạc sư để dò dẫm đàn suốt một buổi chiều…
Khi chàng đi đến thì thấy một người già nua áo quần rách rưới ngồi bên góc một quán rượu dạo một bản đàn sầu thảm. Có một vẻ gì trong sự xuất hiện đột ngột của con người ấy khiến chàng chú ý. Người già cả ấy dạo đàn khá hay, hơn chàng dự tưởng. Những bàn tay sần sùi vì bệnh phong bại làm cho cong cúm khó coi, run rẩy từng lúc, khiến cho thỉnh thoảng bản nhạc vấp phải những nốt sai lầm. Nhưng trong khi đàn người hành khất tiêu điều ấy lắng nghe tiếng nhạc của mình say đắm chừng nào ! Mái đầu sói nhẵn như một chất ngà cũ kỹ cúi gập hẳn xuống và một nụ cười làm cho nhăn nhó khuôn miệng không còn một chiếc răng nào. Nụ cười có một vẻ gì kỳ quái, vô hình chứng tỏ một cuộc thoát ly, một sự cố gắng thống khổ để mà quên lãng thực tại. Hẳn là tiếng đàn đã đưa tâm hồn nghệ sĩ về một cõi đời đẹp hơn, một cõi thế giới từ lâu không còn hình bóng.
Đám đông phần nhiều đi ngang qua người nghệ sĩ với một thái độ hững hờ và chỉ thỉnh thoảng mới thấy một người nghiêng tay ném xuống một đồng bố thí. Pa-ga-ni-ni không còn đồng nào trong túi, cảm thấy một niềm thương hại vô hạn đối với người hành khất già. Cậu quì bên cạnh người ấy nói nhỏ :
- Bác ơi, tôi thấy gần như bác chẳng thâu được bao nhiêu. Tôi cũng là kẻ chuyên đàn vĩ cầm. Bác hãy cho tôi đàn thử giây lát xem nào. Tôi tin rằng kẻ qua đường sẽ giúp bác được nhiều hơn.
Người hành khất nghễnh ngãng kia nhíu mày hỏi lại :
- Gì vậy ? Ai nói gì vậy ?
Khuôn mặt ông ta quay nhìn về phía Pa-ga-ni-ni đượm màu xác chết hơn là người sống.
- Tôi cũng chuyên đàn vĩ cầm. Bác hãy để tôi đàn thay cho bác. Chắc kiếm tiền được nhiều hơn.
- Đàn vĩ cầm à ?
Người hành khất bỗng đặt cây đàn xuống, nắm chặt cánh tay Pa-ga-ni-ni khiến cậu hốt hoảng kêu lên. Cậu bé không ngờ một người như thế vẫn còn sức lực như vậy. Nhưng người nhạc sĩ già kia kéo chàng sát lại bên mình và nói :
- Tôi gần mù loà nhưng vẫn còn nhìn thấy được chừng nào. Tôi thấy là cậu còn trẻ, rất trẻ. Thôi được ! Cứ đàn thử đi xem nào !
Pa-ga-ni-ni cầm lấy cây đàn, cây đàn quá cũ nhưng thuộc vào loại có giá. Thoáng chốc, giữa những tiếng ồn ào vang động, điệu nhạc vang lên, và đám thính giả quây quần càng lúc kéo đến chung quanh cậu bé càng đông. Điều đó khuyến khích chàng nhiều, và nỗi say sưa dần dần xâm chiếm lấy chàng, cặp mắt bắt đầu long lanh ngời sáng ở trên khuôn mặt xanh xao. Những nét man dại thỉnh thoảng lồng vào trong những cung đàn réo rắt. Đến lúc gần như ngút hơi, cậu dừng tiếng đàn và từng đống tiền ném xuống như mưa trên cái nón cũ tồi tàn của người hành khất. Trong giây phút ấy, cậu thoáng có một ý nghĩ : “Thế là ngày mai người ta nhận diện ra mình là kẻ ăn xin cầu thực bên đường, và chắc trong cuộc đại hội so tài, không thiếu những lời khinh bỉ”.
Tuy vậy, Pa-ga-ni-ni không hề hối hận về sự giúp đỡ của mình. Trái lại, chàng còn cảm thấy tự hào vì đã giúp ích cho người khốn khổ hiện đang đếm chuỗi ngày tàn. Người hành khất già cất lên giọng nói khàn khàn mệt nhọc :
- Quả cậu là một nhạc sĩ lành nghề. Ai đã dạy cậu đạt được kỹ thuật tuyệt vời như vậy ?
Và không đợi câu trả lời, người ấy kéo tay cậu bé đứng dậy, ra khỏi đám đông vẫn còn tiếp tục vây quanh :
- Cậu hãy đến đây với tôi. Tôi sẽ biếu cậu món quà đặc biệt.
Pa-ga-ni-ni bước theo cụ già, trong lòng phân vân không hiểu một người khốn khổ như thế có gì đặc biệt để làm quà tặng cho mình. Cả hai đi sâu vào trong ngõ hẻm tối tăm, giữa những bức tường ám khói, vào một ngôi nhà sụp đổ điêu tàn, và phần bên dưới có những bức tường loang lổ làm thành một cái hang hốc cho người khốn cùng nương náu qua ngày. Vào trong, một làn không khí nặng nề ngột ngạt, chứng tỏ bao nhiêu ngày tháng qua rồi nơi trú ẩn này không hề để lọt một chút khí trời quang đãng. Người hành khất già bước vào với cái dáng điệu quen thuộc và sự vững vàng của kẻ mộng du. Ông ta cầm lấy hộp quẹt bật lửa thắp chiếc đèn dầu leo lét, và cả một sự rối loạn bày ra trước mắt Pa-ga-ni-ni : sách báo, vở nhạc, thiên thần bằng gỗ, bó hoa úa tàn, ống khói sét rỉ, những lục huyền cầm cổ kính, những hồ vĩ cầm đủ cỡ, tản mát đó đây, chồng chất lên nhau, và treo lơ lửng trên tường. Trong một góc tường nhiều chiếc bao lớn đầy rơm, rách lủng, để rơi vãi đầy trên đất. Trước cặp mắt nhìn của người trai trẻ, người hành khất già nói lên giữa tiếng cười gằn :
- Đây là gian phòng chứa đựng kho tàng.
Rồi ông cúi xuống trên một bao rơm, sờ soạng lôi ra một cái hộp đàn vĩ cầm chôn giấu ở tận đáy bao.
Ông nói :
- Đây là cây đàn huyền diệu.
Những bàn tay dài xương xẩu nổi đầy gân xanh run như lá cây trước gió khi mở nắp của hộp đàn. Ông kéo ra ngoài một nhạc cụ sơn nâu đỏ, rồi buông một tiếng thở dài. Trong một vài giây, cặp môi của ông lắp bắp không nói lên được lời nào. Lát sau, ông già mới cất lên được những tiếng nhẹ nhàng hòa trong hơi thở :
- Đàn đi. Cậu hãy đàn thử xem nào.
Pa-ga-ni-ni không còn nhìn thấy người ngồi trước mắt. Một niềm vui sướng kỳ lạ bừng dậy trong đôi mắt sáng mở rộng. Nhiều lần như con diều hâu rình mồi, người già đột nhiên chồm đầu về phía chiếc đàn rồi về phía người trai trẻ. Pa-ga-ni-ni cầm lấy chiếc đàn, đưa ngón tay cái lướt nhẹ lên những sợi tơ, một sự rung chuyển ngọt dịu lạ thường đáp lại sự ve vuốt ấy. Quả là cây đàn của một công trình bậc thầy, và chưa bao giờ người nhạc sĩ trẻ cầm được vật quí như thế trên đôi tay mình. Lập tức, với sự nôn nóng lạ thường, Pa-ga-ni-ni cầm lấy cung đàn và một hòa điệu vang lên như những tiếng gọi kỳ diệu thiêng liêng. Thoáng trong giây phút, cả sự nghèo khổ, tàn tạ trước mắt đều như tan biến, và những khung cảnh kỳ ảo lạ lùng, những hải đảo xa nở đầy hoa đẹp, những rừng xa gió thổi rì rào, những buổi mặt trời sụp xuống lặng yên trong sự trinh trắng nguyên vẹn của thời sơ khai, từ từ hiện lên, rồi trên cơ sở của niềm yên tĩnh khá kỳ quặc ấy, tâm hồn xáo động của người nhạc sĩ bùng dậy như là sóng tràn lửa cháy. Khi tiếng đàn dừng, những thứ dư âm kỳ ảo vẫn còn vang vọng khắp phòng và cả hai người đối diện tưởng chừng như mình lạc loài từ một thế giới huyền hoặc để quay về lại trần gian.
- Tôi chưa bao giờ được dạo trên một cây đàn tuyệt diệu thế này. Làm sao mà bác có được vật quí đến thế ?
Người hành khất già ngồi yên trên chiếc ghế nhỏ suốt trong thời gian lắng nghe tiếng nhạc, ngắm nghía người trai trẻ trước mặt mình với một đôi mắt gần như mù loà. Trong sự lặng yên, khuôn mặt nhăn nheo bỗng điểm nụ cười sung sướng.
- Tôi biết bây giờ tôi có thể chết một cách yên lành. Từ lâu, tôi vẫn mong đợi tìm được một người có thể sử dụng vật phi thường này. Cậu sẽ hiểu rõ vì sao mà cây đàn ấy thuộc phần sở hữu của tôi. Chuyện cây đàn này đồng thời cũng là câu chuyện về sự lỗi lầm gớm ghiếc mà tôi phạm phải trong đời.
Vừa nói câu ấy, người hành khất già sờ soạng đi tìm chai rượu phủ đầy bụi bặm rót vào trong ly, rồi tiếp :
- Tôi vốn xuất thân từ một gia đình giòng dõi làm đàn ở tỉnh Măng-tu. Người anh của tôi và tôi từ thuở bé thơ đã chuyên chú vào nghệ thuật làm đàn, cố tạo ra những cây đàn có một dư âm đặc biệt. Sau những năm dài hành nghề, với những cố gắng không ngừng, anh tôi đi đến thành công. Người đã chế tạo được chính cây đàn mà cậu cầm ở trên tay, sau khi đã thử gần sáu chục kiểu ở trong xưởng thợ của mình. Trong những bài toán khó khăn, bí hiểm của Xtra-đi-va-ri-uýt, của A-ma-ti, anh tôi đã tốn công sức kiếm tìm mới áp dụng được một cách thiện nghệ. Tôi cũng thí nghiệm theo phương thức ấy. Tôi cũng biết rằng phải có thứ gỗ phẩm chất đáng giá, phải chất sơn láng bên ngoài pha chế một cách nào đó mới đạt được sự êm dịu kỳ ảo của những âm thanh, làm nên giá trị độc đáo của một cây đàn ở giữa muôn ngàn nhạc cụ thông thường. Chắc cậu cũng hiểu rằng chất sơn láng của một chiếc đàn có tầm ảnh hưởng ra sao. Nếu pha chế nhiều chất rượu, âm thanh trở thành gay gắt, ồn ào, nếu pha quá nhiều chất dầu, âm thanh ngọt dịu nhưng mà nặng nề.
Nhưng cái chìa khoá của sự bí mật không nằm ở nơi chất màu sơn láng bên ngoài. Không, nhất định không phải như thế.
Anh tôi vốn là một người tính tình trầm tĩnh một cách kỳ quái khiến người có một thái độ dè dặt ít ai hiểu nổi. Ông ta giữ gìn nghệ thuật làm đàn của mình với một tinh thần cẩn trọng khác thường và cả đối với tôi đây, là em máu mủ, ông cũng không chịu tiết lộ kết quả những điều tìm kiếm của mình.
Một hôm, chế tạo xong chiếc đàn này ông đã ngồi đàn nhiều giờ liên tiếp. Tôi hiểu ngay rằng anh tôi đã đi đến sự thành công không kém Xtra-đi-va-ri-uýt. Nhưng ông ta đã đạt đến bằng phương thức nào ? Đêm sau tôi bèn phục rượu ông ta cốt để khai thác sự bí mật ấy, và cuối cùng tôi toại nguyện.
Người hành khất già ngừng nói. Nhiều lần ông ta đưa tay vuốt lấy chiếc trán nhẵn bóng của mình. Cặp mắt gần mù loà kia như đục mờ thêm trong sự lạc loài giữa những ý niệm xa xôi. Tưởng như trong giây phút đó, ông đã quên hẳn con người ngồi trước mặt mình.
Cuối cùng, Pa-ga-ni-ni bèn hỏi :
- Và rồi sao nữa ?
Mí mắt của người già nua nhấp nháy liên hồi ; ông ta thở dài, nhắm đôi mắt lại như để dễ nhớ bao nhiêu chuyện cũ đã qua và tiếp tục kể bằng cái giọng nói khàn khàn, thỉnh thoảng dừng lại trong sự ngập ngừng.
- Anh tôi bảo rằng ông đã lấy chất gỗ trăn (aune _ tiếng Pháp) mọc sâu dưới nước. Ở gần làng chúng tôi có một hồ nước khá sâu, xuất hiện sau cơn động đất, ở cạnh ven rừng, đó là một khu rừng hoang vu xa cách nhà cửa dân cư. Vốn thích những sự dạo chơi thơ thẩn một mình trong những khu miền vắng vẻ, anh tôi chú ý đến cây trăn ấy, vào một ngày hạ đẹp trời. Chòm lá của nó nhô lên phủ đầy mặt nước. Sau khi xuống tắm ông ta khám phá ra cây gỗ ấy. Và lặn xuống sâu, ông đã sờ soạng tìm xem thớ vỏ của cây. Tất cả gia đình sống về nghề đàn vẫn thường tin theo truyền thuyết là gỗ trăn mọc dưới nước là chất gỗ quí hơn hết để chế tạo đàn vĩ cầm. Anh tôi bèn đem cưa đến cưa những nhánh lớn dưới nước, và tạo nên chiếc đàn nầy mà ông đặt tên là đàn “huyền diệu”.
Nhưng rồi một chuyện khủng khiếp xảy ra.
Sau khi nghe anh thổ lộ, tôi không làm sao ngủ được. Sự ghen tị làm tôi trằn trọc không yên. Nửa đêm, tôi bèn nhổm dậy đánh cắp cây đàn và rời khỏi nhà.
Giọng nói của người hành khất mỗi lúc càng yếu ớt hơn :
- Như thế, tôi đã đánh cắp công trình của người anh tôi, công trình của bốn mươi năm cố gắng không ngừng. Thật tâm tôi không cố ý chiếm đoạt vĩnh viễn kết quả công trình gian khổ của người, nhưng muốn có sẵn dưới tay để mà ra công nghiền ngẫm kỹ thuật chế tạo nên một cây đàn tương tự. Tôi sẽ đi tìm chất gỗ nói trên, và sẽ gia công nghiên cứu để tạo cho được một cây đàn khác không kém quí giá. Sau khi tìm hiểu coi như đầy đủ, tôi bèn đem chiếc vĩ cầm đánh cắp về trả lại cho người anh, hy vọng sẽ làm dịu bớt những cơn giận dữ bằng cách bồi thường một món tiền lớn xứng đáng với cái giá trị tôi sẽ tạo thành. Tôi không quan thiết đến chuyện bạc tiền, mà chỉ băn khoăn về danh dự mình và cái vinh quang của sự thành đạt.
Trên bước đường về, tôi phải đi qua chiếc hồ có bóng cây trăn phủ tràn mặt nước. Tôi dừng lại ở bên bờ để nghe tiếng gió rì rào trong những cành lá sum sê và tự nhủ thầm trong lòng : “Cây gỗ huyền ảo biết bao ! Quí giá biết bao !” Tôi cởi áo quần, nhảy vội xuống nước tay cầm một chiếc cưa bén, và sau khi đã hít một hơi thở khá dài để lặn cho sâu, tôi vừa hụp xuống dưới một cành cây khá lớn thì bắt gặp xác anh tôi. Ông đã treo cổ lên trên cành cây, khuôn mặt sưng vù, tóc xoã trong nước như đám rong rêu, đá lớn chất đầy ở trong các túi áo quần.
Khi vừa chạm phải xác chết một cách đột ngột, tôi muốn kêu lên một tiếng hốt hoảng, nhưng nước tràn đầy cả miệng. Làm sao mà tôi có thể trồi lên được trên mặt hồ ? Tôi vẫn ngạc nhiên về sự cố gắng khác thường như thế.
Anh tôi đã tự tử rồi. Nguyên nhân của cái chết ấy, thật là dễ hiểu : ông không thể nào cầm được lòng mình khi bị đánh mất công trình tuyệt phẩm mà sự cố gắng gần như trọn đời mới đạt được thành.
Như thế cậu cũng hiểu rằng, tôi không còn có tâm trí nào nữa để mà chế tạo cây đàn tương tự. Giấc mộng sản xuất cây đàn tuyệt vời thế là tan tành. Tôi cũng giã từ luôn nghề nghiệp cũ bao năm theo đuổi của mình, nghề nghiệp nhắc lại nỗi niềm xót xa giày xéo tâm can. Cũng có những lúc quá đỗi nghèo nàn, tôi muốn đem bán chiếc đàn “huyền diệu” nầy đi nhưng mà lòng không đành đoạn.
Người hành khất già trở nên yên lặng, nước mắt chảy nhoà xuống đôi má hõm nhăn nheo. Pa-ga-ni-ni cũng thấy xúc động. Một lát, để xoá cho tan giây phút nặng nề, Pa-ga-ni-ni bèn hỏi :
- Tại sao bác không cố gắng để thành nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng ? Ngón đàn của bác không phải là không sắc sảo công phu ?
Sau giây phút im lặng chỉ nghe hơi thở mệt nhọc của người hành khất, những tiếng đổi khác đã được thoát ra từ miệng người nầy :
- Muốn trở thành người nghệ sĩ chân tài, phải có tấm lòng trong trắng. Làm sao mà đạt đến một nghệ thuật cao siêu với một tấm lòng chứa đầy tủi nhục, luôn luôn lo sợ sự nguyền rủa oán hờn ? Từ khi tìm gặp cái chết của người anh tôi, tôi không còn sống được một giờ phút yên lành nào nữa. Tôi sống xa cách mọi người, gần như tôi đang sống giữa nước hồ sâu thẳm. Cậu có thể nghĩ rằng tôi điên loạn. Nhưng mà quả tình tôi nói sự thật. Vì vậy, có bao giờ tôi mở cửa sổ đâu ? Những khi sống một mình trong gian phòng này, tôi vẫn ngụp lặn ở dưới nước hồ đấy chứ. Kìa, cậu có nhìn thấy anh tôi đó không ?
Một thứ ánh sáng kỳ lạ thoáng hiện ở trong đôi mắt của người khốn khổ. Cánh tay phải của ông run rẩy đưa lên chỉ vào khoảng tối bên trong của gian phòng hẹp mà ánh đèn nhỏ không soi sáng tới. Bóng đen của người hành khất kéo dài ở phía sau lưng như một hình thù đe dọa.
- Xem nào… Cậu có nhìn thấy cây trăn đó không ? Nó mọc ở kia… Càng ngày nó càng cao lên, cao đụng mái nhà rồi đó, cao tít như khoảng trời kia… Khắp nơi tôi nhìn thấy lá cành nó rườm rà… Cậu có thấy không ? Xác của anh tôi lủng lẳng kia kìa !
Những lời nói cuối cùng rầm rì tắt lịm ở trên đôi môi nhợt nhạt của người hành khất già nua. Một ít bọt miếng trào bên khoé miệng của người khốn khổ và trước khi Pa-ga-ni-ni kịp đỡ lấy người thì người đã quì xuống và khóc nức nở. Lát sau, ông ta dần dần trấn tĩnh được mình và đưa hai tay lên trời, vừa nói :
- Có lẽ trời đất sẽ mở lòng để tha thứ cho tôi, nếu tôi đem vật quí nầy trao tặng cho một nghệ sĩ tài hoa như người trai trẻ hôm nay. Cậu hãy cầm lấy, hãy cầm lấy đi, và hãy sung sướng hơn cả anh tôi và tôi với chiếc đàn nầy.
Pa-ga-ni-ni cảm thấy băn khoăn ít nhiều khi mình làm chủ chiếc đàn đã gây bao nhiêu đau khổ cho những chủ nhân của nó. Nhưng cuộc hòa nhạc ngày mai đã đến. Không có cách gì từ chối, hơn nữa cây đàn quí giá cũng làm cho người nhạc sĩ cảm thấy phấn khởi ít nhiều. Một ý nghĩ khác thoáng hiện ra trong óc cậu : nếu đem tài năng của mình làm cho sáng tỏ rõ ràng nhờ nhạc cụ nầy, biết đâu sẽ không an ủi vong hồn của người đã chết và xoa dịu được bớt nỗi đau khổ của người đang sống khắc khoải ở nơi ngõ hẻm hang cùng này đây.
Pa-ga-ni-ni đỡ người hành khất nằm xuống nệm rơm. Cậu tìm thấy trong tủ gỗ mục nát đôi miếng bánh thừa, một ít phó mát và đem đặt trên chiếc ghế cạnh người hành khất :
- Bác hãy cố gắng ăn lấy đôi miếng để lấy lại sức.
Nhưng người hành khất lắc đầu. Đoạn ông ta cất lời :
- Ta tặng vĩnh viễn cho em cây đàn “huyền diệu”. Hãy giữ lấy nó và hãy thề rằng không được đem bán hay giao lại cho người khác.
Vừa nói dứt lời người già cả ấy âu yếm đặt tay lên đầu của người nhạc sĩ trẻ tuổi, và trước cử chỉ của kẻ khốn cùng, cô độc cậu bé cầm lòng không được, để cho dòng lệ chan hoà. Cậu nói bằng giọng ngập ngừng :
- Ngày mai tôi sẽ đến thăm sức khoẻ của bác. Tất cả món tiền mà tôi thâu được trong cuộc hòa nhạc tôi mang về hết cho bác. Bác sẽ có đủ chi tiêu, khỏi phải lo âu về nỗi thiếu thốn.
Đêm ấy, nằm trong quán trọ, Pa-ga-ni-ni không sao ngủ được. Cậu thao thức với cây đàn và sau cùng ngồi dậy đem hết sức tài năng của mình diễn tả qua sức truyền cảm tuyệt vời của nó. Vừa sáng, chàng mua một số thức ăn ngon lành mang đến cho người hành khất. Nhưng vừa bước vào ngưỡng cửa chàng dừng bước lại : một bầu không khí ảm đạm toả nồng. Trong bóng tối mờ, người hành khất già nằm đó, bất động. Một nụ cười héo hắt giữ nguyên trên môi nhưng mà đôi mắt trợn trừng, mở rộng trong nỗi kinh ngạc lặng yên. Pa-ga-ni-ni lùi lại, tự nhủ : ông ta chết rồi. Nghẹn ngào, cậu bé quì xuống. Cậu hiểu rõ rằng từ đây cậu không còn cách gì đền ơn lại người già nua khốn khổ đã sống kéo dài những ngày hối hận dày vò. Nhưng khi trao tặng chiếc đàn cho cậu, người già kia đã muốn giúp đỡ cậu thêm một phương tiện huyền diệu để mà bày tỏ những nỗi khốn khổ của cuộc đời này, phơi bày cả mối tham vọng đê hèn, cả sự thống khổ và niềm tuyệt vọng, cả sự hối hận và sự khốn cùng mà hiện thân của người ấy là một biểu hiện rõ ràng. Cúi xuống bên giường người chết, Pa-ga-ni-ni chỉ biết thì thầm :
- Tôi sẽ đem hết sức mình để làm vinh dự cho bác. Bác hãy nằm yên trong cõi vô cùng. Tôi xin giữ lời hứa ấy.
*
________________________________________________________________________