Và sau một năm mười một tháng, Pa-ga-ni-ni rời khỏi nhà giam lên đường
đúng vào ngày hai mươi tám, tháng bảy, của năm một ngàn tám trăm lẻ năm.
Tiết trời khá nóng và nắng chói chang trên dãy đồi cao kéo dài như
những trường thành, mênh mông, huy hoàng như một giấc mơ vinh quang.
Chàng nghĩ đến những người bạn đồng hành hai năm về trước trên chiếc
thương thuyền bây giờ không biết tản mác nơi nào, hay đã chôn vùi từ lâu
ở trong bụng cá dưới những vùng nước thẳm sâu. Tự nhiên chàng cảm thấy
một ý niệm lạ lùng : bao nhiêu sợ hãi, thấp thỏm về đời ám ảnh tâm hồn
từ trước bây giờ vĩnh viễn xoá tan. Những năm tù ngục đã gạn lọc hết
những gì xưa kia làm cho khắc khoải hồn chàng, những nỗi sợ hãi về sống,
về chết, về tình yêu, về hận thù, về người, về trời, về hạnh phúc và
đau khổ, và tất cả những hiện trạng ở trong thực tại, đều thành vô nghĩa
với chàng. Chàng biết rằng mình lớn hơn những sự kiện ấy, chàng được võ
trang một sức sống mạnh để bước vào đời, và chàng không thể cho phép
mình được tự hủy hoại mình.
Khi đến Li-vuốc-nơ, Pa-ga-ni-ni tham dự liên tiếp mấy đêm hòa nhạc. Đêm nào chàng cũng được sự tán thưởng nồng nhiệt. Vào đêm cuối cùng, chàng được mời đến biểu diễn tài nghệ ở nơi lưu trú những người tàn tật. Khi mới gặp gỡ những người khốn khổ ngồi đứng trước mình, Pa-ga-ni-ni cảm thấy một nỗi ngỡ ngàng. Từ trước đến nay chàng vẫn quan niệm rằng người đàn bà là hiện thân của vẻ đẹp, là sự toàn thiện về mặt thể chất. Nhưng đây, ở trước mặt chàng, là một cô gái lưng gù, một người đàn bà què liệt chống trên nạng gỗ, một người bò lết trên đất để tự di chuyển. Một niềm xúc cảm thúc đẩy trong hồn, và người nhạc sĩ nhớ lại câu nói của vị sư trưởng ở trong hang động ngày nào : “Lòng thương với kẻ khốn cùng”… Tiếng đàn bỗng nhiên vang lên khắp phòng những tiếng kêu gào đau khổ và tiếng nức nở triền miên. Người nhạc sĩ bỗng nhớ lại những năm bị giam giữ trong đời mình, nghĩ đến ngày được giải thoát, và từ tiếng đàn thống khổ chuyển sang một lòng nhớ ơn vô hạn tràn trề. Những người tham dự bị lôi cuốn theo tiếng nhạc, đến khi tiếng đàn vừa dứt mỗi người cảm thấy ngỡ ngàng hình như không biết mình lạc về đâu. Tất cả triều đình tham dự, và nhà vua, và hoàng hậu, và tất cả quan khách vỗ tay như sấm, hoan nghênh một bậc thiên tài.
Sau khi trình diễn liên tiếp tám mươi mốt buổi hòa nhạc lớn, Pa-ga-ni-ni trở lại Mi-lăng rồi tìm đường về quê hương để thăm gia đình. Mẹ chàng đã quá già nua với mái tóc bạc, cha chàng đã qua đời từ lâu. Trước khi tắt thở, ông đã bày tỏ những lời hối hận về sự đối xử tàn tệ với đứa con mình. Một thời gian sau, Pa-ga-ni-ni được tin trên báo nhạc sĩ vĩ cầm tài danh của Pháp, La-Phông, đến Mi-lăng để trình diễn. Lập tức chàng từ giã mẹ và đến dự cuộc hoà nhạc. Chàng nhận thấy rằng La-Phông có một tài nghệ hết sức điêu luyện, nhưng tài nghệ ấy không vượt qua được giới hạn của sự bình thường. Chàng lấy danh thiếp viết một đôi dòng gởi thăm, và hẹn gặp gỡ tại khách sạn. Qua ngày hôm sau, La-Phông vội đến tìm chàng. Đó là người vóc dáng tầm thước, khuôn mặt đầy thịt với đôi mắt sáng có luồng nhãn quan linh hoạt của tay diễn viên điêu trá, lành nghề. Sau khi mở lời chúc tụng Pa-ga-ni-ni, La-Phông muốn được cùng chàng so tài ở trên sân khấu Mi-lăng.
Cuộc so tài diễn ra trong một khung cảnh vô cùng hứng thú. Trong các gian phòng khán giả ngồi chật, đợi chờ một cách hồi hộp giây phút gây cấn bắt đầu. Trước hết, cả hai độc tấu một số soạn phẩm của mình, rồi cùng biểu diễn song-hoà-khúc của Kreutzer. Sau đó mỗi người trình diễn những gì đặc biệt nhất của tài năng mình. La-Phông rất được quần chúng tán thưởng, nhưng đến khi Pa-ga-ni-ni trình bày “Vũ khúc những mụ phù thủy” thì người nhạc sĩ nước Pháp thấm thía được rằng mình phải đương đầu bất lực với tay phù thủy chính hiệu của đàn vĩ cầm. Khi tiếng đàn dứt, tất cả gian phòng đứng lên đồng loạt hô vang như sấm : “Hoan hô Pa-ga-ni-ni ! Vạn tuế Pa-ga-ni-ni, chúa tể của đàn vĩ cầm !” La-Phông cúi gầm mặt xuống bước vội ra khỏi hí trường.
Tại Vê-rôn-nơ, Pa-ga-ni-ni còn dự một cuộc đấu thách tay đôi công cộng, trong đó người ta tìm cách “gài bẫy” để cố triệt hạ uy tín của chàng. Van-đô-bra-ni, nhạc trưởng giàn nhạc của Đại kịch viện, khi sắp bắt đầu hòa tấu, báo cho Pa- ga-ni-ni hay rằng ông ta vừa soạn xong hòa tấu bè nhạc, bè này gồm có một đoạn khúc mắc mới lạ, không ai có thể diễn tả ngay được. Pa- ga-ni-ni bảo Van-đô-bra-ni hãy cứ để bè nhạc ấy lên giá đàn, và chàng diễn tả ngay tức khắc. Khi đến đoạn mà Van-đô-bra-ni bảo là không thể diễn tả được ngay, Pa-ga-ni-ni để cung đàn xuống. Và để tỏ cho đối thủ của mình hiểu thêm về tính khiêm nhường của y trong sự viết nhạc, Pa-ga-ni-ni lấy một cọng lau thế cho cung đàn. Chàng vẫn tiếp tục diễn tả bằng cọng lau ấy, xuất kỳ còn thêm nhiều lối khó khăn hơn nữa với sự điêu luyện hết sức thung dung. Toàn thể khán giả buổi hoà tấu ấy ngây ngất hoan hô.
Pa-ga-ni-ni đến Vơ-ni-dơ vào lúc giữa trưa. Tất cả thành phố chan hoà trong ánh sáng, một nguồn ánh sáng tưng bừng nhảy nhót reo ca. Đặt chân lên những đền đài cổ tích, chàng tự nhủ rằng : “Nếu mỗi viên gạch, mỗi hòn đá này biết nói, nó sẽ kể lể với ta bao nhiêu sự tình thống khổ mà nó chứng kiến trải qua bao đời. Gạch đá của thành phố này đã chứng kiến bao chuyện tình, bao nỗi hận thù, bao điều tội lỗi, đã thấy chảy từng giòng sông đầy máu, đầy vàng”. Từ đó, chàng sang La-mã và gặp gỡ Rốt-xi-ni. Dù được tán thưởng nồng nhiệt khắp nơi, chàng vẫn không thấy hài lòng bằng nghe bậc danh tài này vừa gặp gỡ chàng, ôm chầm ngay lấy, kêu lên :
- Pa-ga-ni-ni ! Không phải anh trình diễn nhạc, mà anh chính là hiện thân của âm nhạc. Thực chưa bao giờ tôi thấy được một thiên tài lớn lao như vậy.
Pa-ga-ni-ni tiếp tục những cuộc trình diễn ở Náp-lơ nhưng đến nơi đây sức khoẻ của chàng kiệt quệ và chàng bị chứng sưng phổi khá nặng. Người chủ khách sạn, sợ bệnh truyền nhiễm và sợ chết chóc có thể đem đến tai hoạ cho mình, nửa đêm cho người khiêng giường Pa-ga-ni-ni bỏ ở giữa đường, giữa lúc chàng đang cơn nóng mê man. May thay, một nhạc sĩ của ban hát vốn rất hâm mộ tài năng của chàng tình cờ đi ngang qua đấy, bắt gặp Pa-ga-ni-ni trong tình trạng ấy, vội vàng kêu một số người giúp đỡ đưa chàng về nhà săn sóc. Rồi chưa nguôi giận, người nhạc sĩ ấy cầm một chiếc gậy khá lớn đến tìm người chủ khách sạn và chẳng nói chẳng rằng gì hết phang mạnh vào đầu ông ta những đòn quyết liệt, rồi chửi :
- Khốn nạn ! Ta phải trừng trị về tội mày đã ném một thiên tài ra cửa. Sát nhân ! Những lũ con buôn chúng mày chỉ biết yêu quý có mỗi thứ tiền !
Nhờ sự tận tâm săn sóc của người bạn này, bịnh tình Pa-ga-ni-ni lần lần thuyên giảm, nhưng chàng vẫn còn hết sức mệt mỏi, chưa ngồi dậy được. Nhận thấy thời gian trôi qua nhanh chóng, chàng cố tranh thủ sáng tác, vừa nằm vừa ghi tác phẩm của mình. Chỉ trong một thời gian ngắn chàng đã soạn được ba mươi hai bản nhạc. Bản nhạc cuối cùng gọi tên là : “Khúc ca diễn hành bi thảm” được chàng gởi tặng đại tướng Pi-nô. Vị đại tướng này đã từng xông pha nhiều năm trong các chiến trường, bây giờ tuổi thọ bát tuần đã gởi thư đến nhạc sĩ nhờ chàng sáng tác theo đúng đề tài nói trên. Làm xong, chàng cho gởi liền đến nơi, nhưng trước khi nhận được bản nhạc ấy thì vị đại tướng đã qua đời rồi. Bản nhạc lại được gởi tặng cho một người khác tên là Bát-tô, một người học vấn uyên bác mà chàng rất có cảm tình. Nhưng khi người phát thư vừa đưa đến thì Bát-tô đã ngã quỵ vì bịnh đau tim bất thần khá nặng. Khi nghe tin bản nhạc mình không trao đến tay người bạn, và cả hai người đều giã từ cõi đời trước khi thưởng thức, Pa-ga-ni-ni buồn lòng cầm lấy bản nhạc ném vào lò lửa.
Một hôm, quay lại La-mã, đến thăm người bạn thân thiết của chàng là Rốt-xi-ni, chàng thấy bạn đang sống trong tình trạng lo âu gần như hoảng hốt. Biết rằng bạn mình có những nỗi khổ, Pa- ga-ni-ni gạn hỏi thì Rốt-xi-ni cho biết như sau : Suốt bốn tháng nay chàng lo trình diễn một đại nhạc hội với vở Mathilde de Chabran. Mọi việc đã được chuẩn bị sẵn sàng và hôm nay đây, bắt đầu trình diễn. Nhưng chiều hôm qua, trong cuộc diễn thử cuối cùng thì người nhạc trưởng đau nặng, và tuyên bố rằng không thể tham dự hôm nay. Điều đó cũng có thể là một thứ âm mưu mà một số người ghen ghét tài năng của Rốt-xi-ni bày đặt để làm cản trở công cuộc tổ chức của chàng. Nhưng các giấy vé đã thanh toán hết và bây giờ đã là hai giờ chiều. Thật không biết làm sao để cứu gỡ khỏi cơn bế tắc.
Pa-ga-ni-ni đòi bạn cho chàng xem vở nhạc kịch, và ngồi vào ghế, theo cái thói quen thông thường uống liền nhiều tách cà phê vừa dừng lại để thưởng thức bản nhạc. Đọc xong, chàng kêu to lên : “Thật là tuyệt diệu ! Một vở nhạc kịch lạ lùng !” Rồi chàng hỏi bạn :
- Anh có chiếc vĩ cầm nào sẵn ở đấy không ?
Rốt-xi-ni liền trao cho bạn một cây vĩ cầm đắt giá. Suốt liền một tiếng đồng hồ, Pa-ga-ni-ni diễn xuất toàn bộ bản nhạc, chỉ cần đọc qua lượt đầu. Giữa lúc bạn chàng vẫn ngồi than thở : “Khổ quá, cuộc trình diễn đầu tiên của Rốt-xi-ni sẽ bị đình lại. Độ nửa giờ sau là sẽ cho loan báo khắp phố phường về cái tin này” thì chàng liền bảo :
- Không việc gì phải đình hoãn. Đêm đại nhạc kịch vẫn cứ tiếp tục như thường. Bạn hãy tin lại cho cả hí viện được biết. Chỉ cần in lại những quảng cáo lớn với câu chú thích rằng người nhạc trưởng lâm bịnh, và tôi sẽ thay thế y.
- Đừng có nói điên !
- Thật chưa bao giờ tôi lại bình tĩnh, sáng suốt như là giờ này. Bạn Rốt-xi-ni, vở kịch của bạn chắc chắn sẽ gặt hái được một thành công lớn.
- Nhưng mà làm sao có thể nhớ được một nhạc kịch dài như vậy ? Dù là nghệ sĩ thiên tài như bạn cũng không thể nào học kịp. Phải mất hằng tuần, hằng tháng, chưa chắc đã xong.
- Anh đừng nghĩ bậy, tác phẩm của anh làm tôi ưa thích vô cùng. Đọc qua, tôi đã hiểu kỹ, và tôi còn hiểu sâu xa hơn nữa. Anh hãy nghe đây.
Trước sự ngạc nhiên của Rốt-xi-ni, người nhạc sĩ thiên tài ấy trình diễn toàn bộ nhạc kịch không một nốt nào sai lầm.
- Trời ơi ! Anh thực là người phi thường ! Thế nào nhạc kịch của tôi cũng phải thành công.
Rốt-xi-ni kinh ngạc kêu lên như thế.
Đêm trình diễn ấy hí viện đầy ắp cả người, và khi Pa-ga-ni-ni tiến đến chỗ bàn nhạc trưởng, quần chúng vỗ tay vang lên như sấm. Sự điều khiển tài tình của chàng nâng đỡ dàn nhạc, kích động tinh thần của họ, và mọi người đều được dịp biểu lộ tài năng của kỹ thuật mình.. Sau khi bế mạc, buổi hát đã gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng, nhạc sĩ tài danh Rốt-xi-ni bảo với bạn mình :
- Những nhà soạn kịch ở xứ sở này có một dịp may đặc biệt là thiên tài Pa-ga-ni-ni sử dụng vĩ cầm chứ không soạn nhạc. Bởi lẽ nếu Pa-ga-ni-ni chọn đường này thì chúng tôi phải bỏ nghề tất cả.
Sau một thời gian nghỉ ngơi Pa-ga-ni-ni qua Đức, qua Tiệp và đến nơi nào cũng được chào đón nồng nhiệt và được tặng thưởng những vật vô cùng quý giá. Ở Áo, danh vọng của chàng đã được mọi người biết đến vì bao năm qua báo chí không ngừng nói về tài năng của chàng như một hiện tượng kỳ quái, lạ lùng bậc nhất từ trước tới nay. Khi nghe chàng đến, mọi người nô nức mua vé đến nỗi giá tiền được tăng gấp năm, rồi gấp mười lần. Hằng ngày Pa-ga-ni-ni ở một khách sạn xa cách thành phố để có được sự yên tĩnh, nghỉ ngơi và trau dồi lại nghệ thuật của mình nên phải đi đến hí viện bằng một xe ngựa mà chàng thuê suốt thời gian lưu trú. Hôm đầu, khi vừa muốn trả món tiền thuê xe của chuyến thứ nhất thì người đánh xe từ chối và bảo chàng rằng :
- Thưa ngài, đồng tiền mà ngài cho tôi không làm vinh dự bằng một chỗ ngồi để được thưởng thức tài nghệ của ngài.
Pa-ga-ni-ni vội lấy trong túi áo một thiệp mời để trao cho người đánh xe.
Trong cuộc trình diễn, chàng đưa thính giả vào một thế giới vô cùng huyền ảo đến nỗi qua sáng hôm sau, số vé dành cho năm đêm trình diễn tiếp theo đã được thiên hạ tranh nhau mua hết trong một buổi sáng.
Khi chàng vừa mới xuất hiện ở trên sân khấu thì một nhân viên cảnh sát tiến đến bảo chàng :
- Chúng tôi đợi ngài khá lâu, bởi vì ở trên dãy ghế thượng hạng có một con người ăn mặc bẩn thỉu, râu ria không cạo, ngồi giữa quan khách. Chúng tôi không có cách gì bắt người ấy ngồi chỗ khác vì gã có một thiệp mời của ngài. Nhưng thưa ngài, dãy ghế ấy được dành sẵn cho các ông hoàng bà chúa và những vị quan cao cấp. Bây giờ biết phải đối phó ra sao ?
Pa-ga-ni-ni nhìn xuống dưới phòng và thấy rõ người đánh xe đang ngồi thoải mái ở dãy thứ nhất. May thay, anh ta không đem theo chiếc roi nào.
Sau bản thứ nhất, tiếng vỗ tay như sấm dậy vang lên khắp phòng và người đánh xe tỏ ra hoan hỉ hơn cả. Anh ta nhảy chồm liên hồi trên chiếc ghế ngồi, và hét lên như la hoảng ở giữa mọi người: “Tuyệt diệu ! Pa-ga-ni-ni ! Ngài đàn tuyệt diệu ! Tuyệt diệu !”
Khi tiếng vỗ tay vừa dứt, gã lại gào to : “Đàn đi ! Trời ơi ! Tiếp tục đàn nữa !”. Các nhà quý tộc và các quan khách không ai tỏ vẻ khó chịu gì về thái độ của anh ta, và cứ sau mỗi bản nhạc người ta còn có ý chờ xem thử anh ta hưởng ứng thế nào. Qua mấy hôm sau, Pa-ga-ni-ni nghe tiếng gõ cửa và khi mở ra, chàng thấy người đánh xe bước vào với dáng điệu hết sức thành kính, nói rằng:
- Ngài quả là bậc thiên tài, còn tôi, tôi chỉ là kẻ nghèo khổ. Ngài gặt hái được nhiều tiền bằng sự trình diễn thú vị, còn tôi thì chỉ thâu lượm được rất ít ỏi bằng sự đánh xe rước khách nhọc nhằn. Ngài hãy nghĩ cách giúp tôi nuôi nấng bầy con nheo nhóc.
Pa-ga-ni-ni mời người khách ngồi, và hỏi :
- Ông muốn tôi sẽ giúp đỡ bằng cách nào đây ?
- Thưa ngài, chỉ bằng một cách giản dị nhất trên thế giới. Ngài cho phép tôi được treo trên chiếc xe ngựa tồi tàn của tôi một tấm bảng nhỏ gọi tôi là kẻ đánh xe hầu trực của ngài.
Pa-ga-ni-ni trả lời :
- Mời ông hãy uống một ly rượu ngọt, còn về đề nghị của ông thì ông có thể tùy ý mà làm.
Một tuần sau đó, “Người đánh xe riêng của Pa-ga-ni-ni” được cả thành phố biết đến. Hàng ngày, trên xe anh ta, cắm đầy đủ các loại hoa và ở hai bên người ta còn thấy có tấm bảng trắng kẻ những chữ vàng : “Xe ngựa của Pa-ga-ni-ni”.
Dần dần người ta có một mốt mới là phải đi thử trên chiếc xe ngựa Pa-ga-ni-ni một lần để hợp thời thượng. Những kẻ đã ngồi trên chiếc xe đó đều có cảm tưởng như mình được ngồi vào chỗ thiên tài, khiến cho từ sớm đến tối người đánh xe phải chở không hết khách. Chỉ hai tháng sau, một vị huân tước đến thương lượng mua xe ấy với một số tiền lớn lao là năm chục ngàn đồng vàng. Với số tiền ấy người đánh xe ngựa mua ngay khách sạn mà Pa-ga-ni-ni đến trọ.
Tất cả người dân thành Viên-nơ gần như điên loạn vì lòng sùng mộ Pa-ga-ni-ni. Báo nào cũng đăng ảnh chàng, tiệm nào cũng treo hình chàng. Các hàng kẹo bánh bán một loại kẹo gọi là kẹo Pa-ga-ni-ni, và những tiệm mũ cũng chế kiểu mũ giống như của chàng. Ngay chính khi chàng vào mua một chiếc găng tay, người ta đưa hiệu “Lạc đà”, và khi nghe chàng trả lời : “Xin hãy cho tôi một thứ nào đặc biệt hơn” thì người bán hàng vội vàng đưa một đôi găng “theo kiểu Pa-ga-ni-ni” trên thêu hình chàng một bên và cây vĩ cầm một bên. Ở các hiệu ăn những người bồi bàn đãi khách “Thưa ngài, ngài ăn theo lối Pa-ga-ni-ni, phải không ?” Rồi có “sườn heo Pa-ga-ni-ni”, “bánh mì Pa-ga-ni-ni”, “giò chả Pa-ga-ni-ni”… Cho đến phụ nữ cũng uốn vòng tóc theo lối Pa-ga-ni-ni, và trên hộp thuốc, ống điếu, nút áo, cũng có hình chàng. Nhiều người chế tạo đèn Pa-ga-ni-ni, rồi đến dệt vải Pa-ga-ni-ni, khăn choàng Pa-ga-ni-ni. Giá tiền tương đương với một vé hát được gọi là đồng Pa-ga-ni-ni.
Trong buổi trình diễn lần thứ bảy có một người vóc dáng tầm thước, mặt mày dịu hiền và mơ mộng ngồi trong dãy ghế cuối cùng dự cuộc trình diễn của chàng. Trước tài nghệ của Pa-ga-ni-ni người ấy không sao nén được cảm xúc và những dòng nước mắt cứ tuôn trào ra trên má.
Và dưới ánh đèn lờ mờ, trong một gian phòng chật hẹp và rách rưới, ngay trong đêm ấy người đó ghi vào nhật ký như sau : “Tôi đã được nghe một vị thiên thần hát bản hòa ca của Pa-ga-ni-ni”. Người đó chính là nhạc sĩ đại tài Frăng Suy-be (Franz Schubert).
Khi chàng sang Đức, thì sự thành công lại càng rực rỡ. Sau buổi trình diễn Pa-ga-ni-ni nhận được từng giỏ lớn đầy những thư sực nức mùi thơm, rất nhiều hoa hồng, hoa tím. Sở bưu điện phải đặc cách một ngành riêng biệt để giải quyết việc thư tín của chàng. Chưa bao giờ ở Bá Linh có một tài năng đã được ca ngợi nồng nhiệt như thế. Đến khi thành phố Đăng-dic (Dantzig) bị nạn lụt lội kinh khủng tàn phá, chàng bèn tổ chức hai buổi hòa nhạc lớn lao và đem tất cả số tiền thâu được giúp đỡ nạn nhân chịu cảnh thiên tai. Nhà vua có mặt liên tiếp trong hai buổi ấy vỗ tay không ngớt để tán thưởng chàng, và gọi chàng đến tận nơi để nói những lời cảm tạ cùng lời khen ngợi nhiệt thành. Vua nói : “Trong cuộc trình diễn của đêm giã từ thành phố, xin ngài toàn quyền sử dụng nhà hát, cơ sở ấy được giao hẳn dưới quyền điều khiển tận dụng của ngài”.
Qua ngày hôm sau chàng nhận được một bức thư của vua truy tặng chàng là đệ nhất giám đốc của sự diễn tấu, với lời khen thưởng “tài năng hiếm có” của chàng. Đến buổi giã từ, khi chàng lên đường sang Vạt-xô-vi (Varsovie) là thủ đô xứ Ba-lan thì quần chúng và các hội đoàn đã đứng tề tựu bên đường để đưa tiễn. Viện mồ côi đã được chàng giúp một số tiền lớn, đồng thanh ca một bài ca để tiễn đưa chàng. Gần bốn mươi đoàn thể thuộc vào xã hội thượng lưu Bá-linh đi theo sau xe Pa-ga-ni-ni diễu quanh thành phố. Hàng vạn vạn con người chen chúc ở bên lề đường vẫy khăn và ném hoa tiễn đưa. Nhà vua Phrê-đê-rít Ghi-dôm (Frédéric Guillaume) tự mình thay đổi giờ giấc đi dạo buổi sáng để có thể chào được chàng lần cuối hầu tỏ lòng nhớ ơn chàng.
Sau cuộc trình diễn ở Vạt-xô-vi thành công rực rỡ, lúc trở về phòng của mình chàng tiếp một người trai trẻ gầy gò tìm đến thăm chàng. Khuôn mặt của con người ấy phản ảnh một nét cao thượng nhưng vừng trán nhuộm đầy vẻ u buồn. Người ấy ôn tồn ngỏ lời với chàng :
- Thưa ngài, chưa có một người nào đã mở rộng cõi trời cho tôi nhìn thấy như ngài vừa làm. Xin ngài cho phép tôi được bày tỏ một lời cầu nguyện. Tôi…
Thấy người trai bỗng dừng lại, Pa-ga-ni-ni tiếp lời :
- Xin hãy cứ nói điều gì mà ông muốn được tỏ bày. Tôi đoán rằng ông là một nghệ sĩ, có lẽ là người chuyên đàn vĩ cầm cũng nên ?
Người kia trả lời :
- Vâng, nhưng mà không hẳn như thế, tôi chuyên về đàn dương cầm và tôi soạn nhạc.
Đoạn người ấy giở ra cuộn giấy lớn về những bản nhạc đã làm. Pa-ga-ni-ni lướt qua nhiều tờ, nhịp theo vài đoạn, hết sức thán phục. Bao nhiêu nhọc mệt mà chàng cảm thấy sau sự hòa nhạc đã tan biến mất như một phép lạ. Chàng cầm cây đàn của mình như không có gì suy nghĩ, trình diễn toàn bản một hơi, trỗi dậy khúc nhạc thanh tao, dìu dặt lạ thường. Rồi chàng đặt đàn xuống bàn nói bằng một giọng chan chứa nhiệt tình :
- Ông thực là một nghệ sĩ lớn lao ! Bước đường tương lai của ông còn dài và rất tươi đẹp. Ông hãy tiếp tục sáng tác và xin cho tôi hân hạnh được biết quý danh.
Khuôn mặt tái xanh của người nhạc sĩ bỗng đỏ bừng lên vì nỗi hân hoan và người ấy trả lời :
- Tôi là Frê-đê-ric Sô-panh (Frédéric Chopin)
Sô-panh nói tiếp :
- Xin ngài cho tôi ít dòng lưu bút trên bản nhạc này để cho trọn đời tôi không bao giờ quên được giây phút gặp gỡ quý giá như thế. Ngài đã cho tôi nghe được điệu nhạc kỳ diệu lạ lùng và tôi không thể nào ngờ tưởng rằng chính tôi có thể sáng tác được những bản nhạc ấy.
Pa-ga-ni-ni vội vàng đề tặng một lời trân trọng. Năm ngày sau, khi chàng giã từ thành phố, nhiều người trong đó có Sô-panh tổ chức một buổi họp mặt để tiễn đưa chàng. Trong cuộc họp ấy vị giám đốc Dưỡng-thành sở âm nhạc trao tặng cho chàng một hộp đựng vàng khá nặng với những giòng chữ như sau : “Những kẻ thán phục tài năng của ngài kính gởi đến ngài Pa-ga-ni-ni món quà kỷ niệm. Vạt-xô-vi, 19 tháng 7, năm 1829”
Pa-ga-ni-ni ngồi cạnh Sô-panh và chàng bảo người nhạc sĩ trẻ tuổi :
- Trước khi chia tay cùng bạn, tôi muốn nói lên một điều nhận xét của tôi về sự sáng tác : tôi nghĩ rằng chúng ta chỉ có thể đạt được nghệ thuật khi nào mỗi nốt nhạc mà chúng ta viết đều đủ khả năng gợi được một hình ảnh nào : tảng đá, dòng sông, trời xanh, hoa hồng, núi non, biển cả, và cùng hình ảnh ấy chúng ta gợi lên một tình cảm nào rõ rệt. Niềm vui cũng như nỗi buồn, tình yêu và lòng nhớ ơn, bao nhiêu xúc động phải được diễn tả một cách mãnh liệt bằng tất cả những năng lực của tâm hồn mình. Này bạn Sô-panh bất cứ âm thanh của bản nhạc nào mà không có thể cho những người nghe thấy được ; thực sự thấy được, đều là âm thanh nghèo nàn.
Khi đến Li-vuốc-nơ, Pa-ga-ni-ni tham dự liên tiếp mấy đêm hòa nhạc. Đêm nào chàng cũng được sự tán thưởng nồng nhiệt. Vào đêm cuối cùng, chàng được mời đến biểu diễn tài nghệ ở nơi lưu trú những người tàn tật. Khi mới gặp gỡ những người khốn khổ ngồi đứng trước mình, Pa-ga-ni-ni cảm thấy một nỗi ngỡ ngàng. Từ trước đến nay chàng vẫn quan niệm rằng người đàn bà là hiện thân của vẻ đẹp, là sự toàn thiện về mặt thể chất. Nhưng đây, ở trước mặt chàng, là một cô gái lưng gù, một người đàn bà què liệt chống trên nạng gỗ, một người bò lết trên đất để tự di chuyển. Một niềm xúc cảm thúc đẩy trong hồn, và người nhạc sĩ nhớ lại câu nói của vị sư trưởng ở trong hang động ngày nào : “Lòng thương với kẻ khốn cùng”… Tiếng đàn bỗng nhiên vang lên khắp phòng những tiếng kêu gào đau khổ và tiếng nức nở triền miên. Người nhạc sĩ bỗng nhớ lại những năm bị giam giữ trong đời mình, nghĩ đến ngày được giải thoát, và từ tiếng đàn thống khổ chuyển sang một lòng nhớ ơn vô hạn tràn trề. Những người tham dự bị lôi cuốn theo tiếng nhạc, đến khi tiếng đàn vừa dứt mỗi người cảm thấy ngỡ ngàng hình như không biết mình lạc về đâu. Tất cả triều đình tham dự, và nhà vua, và hoàng hậu, và tất cả quan khách vỗ tay như sấm, hoan nghênh một bậc thiên tài.
Sau khi trình diễn liên tiếp tám mươi mốt buổi hòa nhạc lớn, Pa-ga-ni-ni trở lại Mi-lăng rồi tìm đường về quê hương để thăm gia đình. Mẹ chàng đã quá già nua với mái tóc bạc, cha chàng đã qua đời từ lâu. Trước khi tắt thở, ông đã bày tỏ những lời hối hận về sự đối xử tàn tệ với đứa con mình. Một thời gian sau, Pa-ga-ni-ni được tin trên báo nhạc sĩ vĩ cầm tài danh của Pháp, La-Phông, đến Mi-lăng để trình diễn. Lập tức chàng từ giã mẹ và đến dự cuộc hoà nhạc. Chàng nhận thấy rằng La-Phông có một tài nghệ hết sức điêu luyện, nhưng tài nghệ ấy không vượt qua được giới hạn của sự bình thường. Chàng lấy danh thiếp viết một đôi dòng gởi thăm, và hẹn gặp gỡ tại khách sạn. Qua ngày hôm sau, La-Phông vội đến tìm chàng. Đó là người vóc dáng tầm thước, khuôn mặt đầy thịt với đôi mắt sáng có luồng nhãn quan linh hoạt của tay diễn viên điêu trá, lành nghề. Sau khi mở lời chúc tụng Pa-ga-ni-ni, La-Phông muốn được cùng chàng so tài ở trên sân khấu Mi-lăng.
Cuộc so tài diễn ra trong một khung cảnh vô cùng hứng thú. Trong các gian phòng khán giả ngồi chật, đợi chờ một cách hồi hộp giây phút gây cấn bắt đầu. Trước hết, cả hai độc tấu một số soạn phẩm của mình, rồi cùng biểu diễn song-hoà-khúc của Kreutzer. Sau đó mỗi người trình diễn những gì đặc biệt nhất của tài năng mình. La-Phông rất được quần chúng tán thưởng, nhưng đến khi Pa-ga-ni-ni trình bày “Vũ khúc những mụ phù thủy” thì người nhạc sĩ nước Pháp thấm thía được rằng mình phải đương đầu bất lực với tay phù thủy chính hiệu của đàn vĩ cầm. Khi tiếng đàn dứt, tất cả gian phòng đứng lên đồng loạt hô vang như sấm : “Hoan hô Pa-ga-ni-ni ! Vạn tuế Pa-ga-ni-ni, chúa tể của đàn vĩ cầm !” La-Phông cúi gầm mặt xuống bước vội ra khỏi hí trường.
Tại Vê-rôn-nơ, Pa-ga-ni-ni còn dự một cuộc đấu thách tay đôi công cộng, trong đó người ta tìm cách “gài bẫy” để cố triệt hạ uy tín của chàng. Van-đô-bra-ni, nhạc trưởng giàn nhạc của Đại kịch viện, khi sắp bắt đầu hòa tấu, báo cho Pa- ga-ni-ni hay rằng ông ta vừa soạn xong hòa tấu bè nhạc, bè này gồm có một đoạn khúc mắc mới lạ, không ai có thể diễn tả ngay được. Pa- ga-ni-ni bảo Van-đô-bra-ni hãy cứ để bè nhạc ấy lên giá đàn, và chàng diễn tả ngay tức khắc. Khi đến đoạn mà Van-đô-bra-ni bảo là không thể diễn tả được ngay, Pa-ga-ni-ni để cung đàn xuống. Và để tỏ cho đối thủ của mình hiểu thêm về tính khiêm nhường của y trong sự viết nhạc, Pa-ga-ni-ni lấy một cọng lau thế cho cung đàn. Chàng vẫn tiếp tục diễn tả bằng cọng lau ấy, xuất kỳ còn thêm nhiều lối khó khăn hơn nữa với sự điêu luyện hết sức thung dung. Toàn thể khán giả buổi hoà tấu ấy ngây ngất hoan hô.
Pa-ga-ni-ni đến Vơ-ni-dơ vào lúc giữa trưa. Tất cả thành phố chan hoà trong ánh sáng, một nguồn ánh sáng tưng bừng nhảy nhót reo ca. Đặt chân lên những đền đài cổ tích, chàng tự nhủ rằng : “Nếu mỗi viên gạch, mỗi hòn đá này biết nói, nó sẽ kể lể với ta bao nhiêu sự tình thống khổ mà nó chứng kiến trải qua bao đời. Gạch đá của thành phố này đã chứng kiến bao chuyện tình, bao nỗi hận thù, bao điều tội lỗi, đã thấy chảy từng giòng sông đầy máu, đầy vàng”. Từ đó, chàng sang La-mã và gặp gỡ Rốt-xi-ni. Dù được tán thưởng nồng nhiệt khắp nơi, chàng vẫn không thấy hài lòng bằng nghe bậc danh tài này vừa gặp gỡ chàng, ôm chầm ngay lấy, kêu lên :
- Pa-ga-ni-ni ! Không phải anh trình diễn nhạc, mà anh chính là hiện thân của âm nhạc. Thực chưa bao giờ tôi thấy được một thiên tài lớn lao như vậy.
Pa-ga-ni-ni tiếp tục những cuộc trình diễn ở Náp-lơ nhưng đến nơi đây sức khoẻ của chàng kiệt quệ và chàng bị chứng sưng phổi khá nặng. Người chủ khách sạn, sợ bệnh truyền nhiễm và sợ chết chóc có thể đem đến tai hoạ cho mình, nửa đêm cho người khiêng giường Pa-ga-ni-ni bỏ ở giữa đường, giữa lúc chàng đang cơn nóng mê man. May thay, một nhạc sĩ của ban hát vốn rất hâm mộ tài năng của chàng tình cờ đi ngang qua đấy, bắt gặp Pa-ga-ni-ni trong tình trạng ấy, vội vàng kêu một số người giúp đỡ đưa chàng về nhà săn sóc. Rồi chưa nguôi giận, người nhạc sĩ ấy cầm một chiếc gậy khá lớn đến tìm người chủ khách sạn và chẳng nói chẳng rằng gì hết phang mạnh vào đầu ông ta những đòn quyết liệt, rồi chửi :
- Khốn nạn ! Ta phải trừng trị về tội mày đã ném một thiên tài ra cửa. Sát nhân ! Những lũ con buôn chúng mày chỉ biết yêu quý có mỗi thứ tiền !
Nhờ sự tận tâm săn sóc của người bạn này, bịnh tình Pa-ga-ni-ni lần lần thuyên giảm, nhưng chàng vẫn còn hết sức mệt mỏi, chưa ngồi dậy được. Nhận thấy thời gian trôi qua nhanh chóng, chàng cố tranh thủ sáng tác, vừa nằm vừa ghi tác phẩm của mình. Chỉ trong một thời gian ngắn chàng đã soạn được ba mươi hai bản nhạc. Bản nhạc cuối cùng gọi tên là : “Khúc ca diễn hành bi thảm” được chàng gởi tặng đại tướng Pi-nô. Vị đại tướng này đã từng xông pha nhiều năm trong các chiến trường, bây giờ tuổi thọ bát tuần đã gởi thư đến nhạc sĩ nhờ chàng sáng tác theo đúng đề tài nói trên. Làm xong, chàng cho gởi liền đến nơi, nhưng trước khi nhận được bản nhạc ấy thì vị đại tướng đã qua đời rồi. Bản nhạc lại được gởi tặng cho một người khác tên là Bát-tô, một người học vấn uyên bác mà chàng rất có cảm tình. Nhưng khi người phát thư vừa đưa đến thì Bát-tô đã ngã quỵ vì bịnh đau tim bất thần khá nặng. Khi nghe tin bản nhạc mình không trao đến tay người bạn, và cả hai người đều giã từ cõi đời trước khi thưởng thức, Pa-ga-ni-ni buồn lòng cầm lấy bản nhạc ném vào lò lửa.
Một hôm, quay lại La-mã, đến thăm người bạn thân thiết của chàng là Rốt-xi-ni, chàng thấy bạn đang sống trong tình trạng lo âu gần như hoảng hốt. Biết rằng bạn mình có những nỗi khổ, Pa- ga-ni-ni gạn hỏi thì Rốt-xi-ni cho biết như sau : Suốt bốn tháng nay chàng lo trình diễn một đại nhạc hội với vở Mathilde de Chabran. Mọi việc đã được chuẩn bị sẵn sàng và hôm nay đây, bắt đầu trình diễn. Nhưng chiều hôm qua, trong cuộc diễn thử cuối cùng thì người nhạc trưởng đau nặng, và tuyên bố rằng không thể tham dự hôm nay. Điều đó cũng có thể là một thứ âm mưu mà một số người ghen ghét tài năng của Rốt-xi-ni bày đặt để làm cản trở công cuộc tổ chức của chàng. Nhưng các giấy vé đã thanh toán hết và bây giờ đã là hai giờ chiều. Thật không biết làm sao để cứu gỡ khỏi cơn bế tắc.
Pa-ga-ni-ni đòi bạn cho chàng xem vở nhạc kịch, và ngồi vào ghế, theo cái thói quen thông thường uống liền nhiều tách cà phê vừa dừng lại để thưởng thức bản nhạc. Đọc xong, chàng kêu to lên : “Thật là tuyệt diệu ! Một vở nhạc kịch lạ lùng !” Rồi chàng hỏi bạn :
- Anh có chiếc vĩ cầm nào sẵn ở đấy không ?
Rốt-xi-ni liền trao cho bạn một cây vĩ cầm đắt giá. Suốt liền một tiếng đồng hồ, Pa-ga-ni-ni diễn xuất toàn bộ bản nhạc, chỉ cần đọc qua lượt đầu. Giữa lúc bạn chàng vẫn ngồi than thở : “Khổ quá, cuộc trình diễn đầu tiên của Rốt-xi-ni sẽ bị đình lại. Độ nửa giờ sau là sẽ cho loan báo khắp phố phường về cái tin này” thì chàng liền bảo :
- Không việc gì phải đình hoãn. Đêm đại nhạc kịch vẫn cứ tiếp tục như thường. Bạn hãy tin lại cho cả hí viện được biết. Chỉ cần in lại những quảng cáo lớn với câu chú thích rằng người nhạc trưởng lâm bịnh, và tôi sẽ thay thế y.
- Đừng có nói điên !
- Thật chưa bao giờ tôi lại bình tĩnh, sáng suốt như là giờ này. Bạn Rốt-xi-ni, vở kịch của bạn chắc chắn sẽ gặt hái được một thành công lớn.
- Nhưng mà làm sao có thể nhớ được một nhạc kịch dài như vậy ? Dù là nghệ sĩ thiên tài như bạn cũng không thể nào học kịp. Phải mất hằng tuần, hằng tháng, chưa chắc đã xong.
- Anh đừng nghĩ bậy, tác phẩm của anh làm tôi ưa thích vô cùng. Đọc qua, tôi đã hiểu kỹ, và tôi còn hiểu sâu xa hơn nữa. Anh hãy nghe đây.
Trước sự ngạc nhiên của Rốt-xi-ni, người nhạc sĩ thiên tài ấy trình diễn toàn bộ nhạc kịch không một nốt nào sai lầm.
- Trời ơi ! Anh thực là người phi thường ! Thế nào nhạc kịch của tôi cũng phải thành công.
Rốt-xi-ni kinh ngạc kêu lên như thế.
Đêm trình diễn ấy hí viện đầy ắp cả người, và khi Pa-ga-ni-ni tiến đến chỗ bàn nhạc trưởng, quần chúng vỗ tay vang lên như sấm. Sự điều khiển tài tình của chàng nâng đỡ dàn nhạc, kích động tinh thần của họ, và mọi người đều được dịp biểu lộ tài năng của kỹ thuật mình.. Sau khi bế mạc, buổi hát đã gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng, nhạc sĩ tài danh Rốt-xi-ni bảo với bạn mình :
- Những nhà soạn kịch ở xứ sở này có một dịp may đặc biệt là thiên tài Pa-ga-ni-ni sử dụng vĩ cầm chứ không soạn nhạc. Bởi lẽ nếu Pa-ga-ni-ni chọn đường này thì chúng tôi phải bỏ nghề tất cả.
Sau một thời gian nghỉ ngơi Pa-ga-ni-ni qua Đức, qua Tiệp và đến nơi nào cũng được chào đón nồng nhiệt và được tặng thưởng những vật vô cùng quý giá. Ở Áo, danh vọng của chàng đã được mọi người biết đến vì bao năm qua báo chí không ngừng nói về tài năng của chàng như một hiện tượng kỳ quái, lạ lùng bậc nhất từ trước tới nay. Khi nghe chàng đến, mọi người nô nức mua vé đến nỗi giá tiền được tăng gấp năm, rồi gấp mười lần. Hằng ngày Pa-ga-ni-ni ở một khách sạn xa cách thành phố để có được sự yên tĩnh, nghỉ ngơi và trau dồi lại nghệ thuật của mình nên phải đi đến hí viện bằng một xe ngựa mà chàng thuê suốt thời gian lưu trú. Hôm đầu, khi vừa muốn trả món tiền thuê xe của chuyến thứ nhất thì người đánh xe từ chối và bảo chàng rằng :
- Thưa ngài, đồng tiền mà ngài cho tôi không làm vinh dự bằng một chỗ ngồi để được thưởng thức tài nghệ của ngài.
Pa-ga-ni-ni vội lấy trong túi áo một thiệp mời để trao cho người đánh xe.
Trong cuộc trình diễn, chàng đưa thính giả vào một thế giới vô cùng huyền ảo đến nỗi qua sáng hôm sau, số vé dành cho năm đêm trình diễn tiếp theo đã được thiên hạ tranh nhau mua hết trong một buổi sáng.
Khi chàng vừa mới xuất hiện ở trên sân khấu thì một nhân viên cảnh sát tiến đến bảo chàng :
- Chúng tôi đợi ngài khá lâu, bởi vì ở trên dãy ghế thượng hạng có một con người ăn mặc bẩn thỉu, râu ria không cạo, ngồi giữa quan khách. Chúng tôi không có cách gì bắt người ấy ngồi chỗ khác vì gã có một thiệp mời của ngài. Nhưng thưa ngài, dãy ghế ấy được dành sẵn cho các ông hoàng bà chúa và những vị quan cao cấp. Bây giờ biết phải đối phó ra sao ?
Pa-ga-ni-ni nhìn xuống dưới phòng và thấy rõ người đánh xe đang ngồi thoải mái ở dãy thứ nhất. May thay, anh ta không đem theo chiếc roi nào.
Sau bản thứ nhất, tiếng vỗ tay như sấm dậy vang lên khắp phòng và người đánh xe tỏ ra hoan hỉ hơn cả. Anh ta nhảy chồm liên hồi trên chiếc ghế ngồi, và hét lên như la hoảng ở giữa mọi người: “Tuyệt diệu ! Pa-ga-ni-ni ! Ngài đàn tuyệt diệu ! Tuyệt diệu !”
Khi tiếng vỗ tay vừa dứt, gã lại gào to : “Đàn đi ! Trời ơi ! Tiếp tục đàn nữa !”. Các nhà quý tộc và các quan khách không ai tỏ vẻ khó chịu gì về thái độ của anh ta, và cứ sau mỗi bản nhạc người ta còn có ý chờ xem thử anh ta hưởng ứng thế nào. Qua mấy hôm sau, Pa-ga-ni-ni nghe tiếng gõ cửa và khi mở ra, chàng thấy người đánh xe bước vào với dáng điệu hết sức thành kính, nói rằng:
- Ngài quả là bậc thiên tài, còn tôi, tôi chỉ là kẻ nghèo khổ. Ngài gặt hái được nhiều tiền bằng sự trình diễn thú vị, còn tôi thì chỉ thâu lượm được rất ít ỏi bằng sự đánh xe rước khách nhọc nhằn. Ngài hãy nghĩ cách giúp tôi nuôi nấng bầy con nheo nhóc.
Pa-ga-ni-ni mời người khách ngồi, và hỏi :
- Ông muốn tôi sẽ giúp đỡ bằng cách nào đây ?
- Thưa ngài, chỉ bằng một cách giản dị nhất trên thế giới. Ngài cho phép tôi được treo trên chiếc xe ngựa tồi tàn của tôi một tấm bảng nhỏ gọi tôi là kẻ đánh xe hầu trực của ngài.
Pa-ga-ni-ni trả lời :
- Mời ông hãy uống một ly rượu ngọt, còn về đề nghị của ông thì ông có thể tùy ý mà làm.
Một tuần sau đó, “Người đánh xe riêng của Pa-ga-ni-ni” được cả thành phố biết đến. Hàng ngày, trên xe anh ta, cắm đầy đủ các loại hoa và ở hai bên người ta còn thấy có tấm bảng trắng kẻ những chữ vàng : “Xe ngựa của Pa-ga-ni-ni”.
Dần dần người ta có một mốt mới là phải đi thử trên chiếc xe ngựa Pa-ga-ni-ni một lần để hợp thời thượng. Những kẻ đã ngồi trên chiếc xe đó đều có cảm tưởng như mình được ngồi vào chỗ thiên tài, khiến cho từ sớm đến tối người đánh xe phải chở không hết khách. Chỉ hai tháng sau, một vị huân tước đến thương lượng mua xe ấy với một số tiền lớn lao là năm chục ngàn đồng vàng. Với số tiền ấy người đánh xe ngựa mua ngay khách sạn mà Pa-ga-ni-ni đến trọ.
Tất cả người dân thành Viên-nơ gần như điên loạn vì lòng sùng mộ Pa-ga-ni-ni. Báo nào cũng đăng ảnh chàng, tiệm nào cũng treo hình chàng. Các hàng kẹo bánh bán một loại kẹo gọi là kẹo Pa-ga-ni-ni, và những tiệm mũ cũng chế kiểu mũ giống như của chàng. Ngay chính khi chàng vào mua một chiếc găng tay, người ta đưa hiệu “Lạc đà”, và khi nghe chàng trả lời : “Xin hãy cho tôi một thứ nào đặc biệt hơn” thì người bán hàng vội vàng đưa một đôi găng “theo kiểu Pa-ga-ni-ni” trên thêu hình chàng một bên và cây vĩ cầm một bên. Ở các hiệu ăn những người bồi bàn đãi khách “Thưa ngài, ngài ăn theo lối Pa-ga-ni-ni, phải không ?” Rồi có “sườn heo Pa-ga-ni-ni”, “bánh mì Pa-ga-ni-ni”, “giò chả Pa-ga-ni-ni”… Cho đến phụ nữ cũng uốn vòng tóc theo lối Pa-ga-ni-ni, và trên hộp thuốc, ống điếu, nút áo, cũng có hình chàng. Nhiều người chế tạo đèn Pa-ga-ni-ni, rồi đến dệt vải Pa-ga-ni-ni, khăn choàng Pa-ga-ni-ni. Giá tiền tương đương với một vé hát được gọi là đồng Pa-ga-ni-ni.
Trong buổi trình diễn lần thứ bảy có một người vóc dáng tầm thước, mặt mày dịu hiền và mơ mộng ngồi trong dãy ghế cuối cùng dự cuộc trình diễn của chàng. Trước tài nghệ của Pa-ga-ni-ni người ấy không sao nén được cảm xúc và những dòng nước mắt cứ tuôn trào ra trên má.
Và dưới ánh đèn lờ mờ, trong một gian phòng chật hẹp và rách rưới, ngay trong đêm ấy người đó ghi vào nhật ký như sau : “Tôi đã được nghe một vị thiên thần hát bản hòa ca của Pa-ga-ni-ni”. Người đó chính là nhạc sĩ đại tài Frăng Suy-be (Franz Schubert).
Khi chàng sang Đức, thì sự thành công lại càng rực rỡ. Sau buổi trình diễn Pa-ga-ni-ni nhận được từng giỏ lớn đầy những thư sực nức mùi thơm, rất nhiều hoa hồng, hoa tím. Sở bưu điện phải đặc cách một ngành riêng biệt để giải quyết việc thư tín của chàng. Chưa bao giờ ở Bá Linh có một tài năng đã được ca ngợi nồng nhiệt như thế. Đến khi thành phố Đăng-dic (Dantzig) bị nạn lụt lội kinh khủng tàn phá, chàng bèn tổ chức hai buổi hòa nhạc lớn lao và đem tất cả số tiền thâu được giúp đỡ nạn nhân chịu cảnh thiên tai. Nhà vua có mặt liên tiếp trong hai buổi ấy vỗ tay không ngớt để tán thưởng chàng, và gọi chàng đến tận nơi để nói những lời cảm tạ cùng lời khen ngợi nhiệt thành. Vua nói : “Trong cuộc trình diễn của đêm giã từ thành phố, xin ngài toàn quyền sử dụng nhà hát, cơ sở ấy được giao hẳn dưới quyền điều khiển tận dụng của ngài”.
Qua ngày hôm sau chàng nhận được một bức thư của vua truy tặng chàng là đệ nhất giám đốc của sự diễn tấu, với lời khen thưởng “tài năng hiếm có” của chàng. Đến buổi giã từ, khi chàng lên đường sang Vạt-xô-vi (Varsovie) là thủ đô xứ Ba-lan thì quần chúng và các hội đoàn đã đứng tề tựu bên đường để đưa tiễn. Viện mồ côi đã được chàng giúp một số tiền lớn, đồng thanh ca một bài ca để tiễn đưa chàng. Gần bốn mươi đoàn thể thuộc vào xã hội thượng lưu Bá-linh đi theo sau xe Pa-ga-ni-ni diễu quanh thành phố. Hàng vạn vạn con người chen chúc ở bên lề đường vẫy khăn và ném hoa tiễn đưa. Nhà vua Phrê-đê-rít Ghi-dôm (Frédéric Guillaume) tự mình thay đổi giờ giấc đi dạo buổi sáng để có thể chào được chàng lần cuối hầu tỏ lòng nhớ ơn chàng.
Sau cuộc trình diễn ở Vạt-xô-vi thành công rực rỡ, lúc trở về phòng của mình chàng tiếp một người trai trẻ gầy gò tìm đến thăm chàng. Khuôn mặt của con người ấy phản ảnh một nét cao thượng nhưng vừng trán nhuộm đầy vẻ u buồn. Người ấy ôn tồn ngỏ lời với chàng :
- Thưa ngài, chưa có một người nào đã mở rộng cõi trời cho tôi nhìn thấy như ngài vừa làm. Xin ngài cho phép tôi được bày tỏ một lời cầu nguyện. Tôi…
Thấy người trai bỗng dừng lại, Pa-ga-ni-ni tiếp lời :
- Xin hãy cứ nói điều gì mà ông muốn được tỏ bày. Tôi đoán rằng ông là một nghệ sĩ, có lẽ là người chuyên đàn vĩ cầm cũng nên ?
Người kia trả lời :
- Vâng, nhưng mà không hẳn như thế, tôi chuyên về đàn dương cầm và tôi soạn nhạc.
Đoạn người ấy giở ra cuộn giấy lớn về những bản nhạc đã làm. Pa-ga-ni-ni lướt qua nhiều tờ, nhịp theo vài đoạn, hết sức thán phục. Bao nhiêu nhọc mệt mà chàng cảm thấy sau sự hòa nhạc đã tan biến mất như một phép lạ. Chàng cầm cây đàn của mình như không có gì suy nghĩ, trình diễn toàn bản một hơi, trỗi dậy khúc nhạc thanh tao, dìu dặt lạ thường. Rồi chàng đặt đàn xuống bàn nói bằng một giọng chan chứa nhiệt tình :
- Ông thực là một nghệ sĩ lớn lao ! Bước đường tương lai của ông còn dài và rất tươi đẹp. Ông hãy tiếp tục sáng tác và xin cho tôi hân hạnh được biết quý danh.
Khuôn mặt tái xanh của người nhạc sĩ bỗng đỏ bừng lên vì nỗi hân hoan và người ấy trả lời :
- Tôi là Frê-đê-ric Sô-panh (Frédéric Chopin)
Sô-panh nói tiếp :
- Xin ngài cho tôi ít dòng lưu bút trên bản nhạc này để cho trọn đời tôi không bao giờ quên được giây phút gặp gỡ quý giá như thế. Ngài đã cho tôi nghe được điệu nhạc kỳ diệu lạ lùng và tôi không thể nào ngờ tưởng rằng chính tôi có thể sáng tác được những bản nhạc ấy.
Pa-ga-ni-ni vội vàng đề tặng một lời trân trọng. Năm ngày sau, khi chàng giã từ thành phố, nhiều người trong đó có Sô-panh tổ chức một buổi họp mặt để tiễn đưa chàng. Trong cuộc họp ấy vị giám đốc Dưỡng-thành sở âm nhạc trao tặng cho chàng một hộp đựng vàng khá nặng với những giòng chữ như sau : “Những kẻ thán phục tài năng của ngài kính gởi đến ngài Pa-ga-ni-ni món quà kỷ niệm. Vạt-xô-vi, 19 tháng 7, năm 1829”
Pa-ga-ni-ni ngồi cạnh Sô-panh và chàng bảo người nhạc sĩ trẻ tuổi :
- Trước khi chia tay cùng bạn, tôi muốn nói lên một điều nhận xét của tôi về sự sáng tác : tôi nghĩ rằng chúng ta chỉ có thể đạt được nghệ thuật khi nào mỗi nốt nhạc mà chúng ta viết đều đủ khả năng gợi được một hình ảnh nào : tảng đá, dòng sông, trời xanh, hoa hồng, núi non, biển cả, và cùng hình ảnh ấy chúng ta gợi lên một tình cảm nào rõ rệt. Niềm vui cũng như nỗi buồn, tình yêu và lòng nhớ ơn, bao nhiêu xúc động phải được diễn tả một cách mãnh liệt bằng tất cả những năng lực của tâm hồn mình. Này bạn Sô-panh bất cứ âm thanh của bản nhạc nào mà không có thể cho những người nghe thấy được ; thực sự thấy được, đều là âm thanh nghèo nàn.
________________________________________________________________________