"Tôi sinh ra đời với một ngôi sao xấu"
Tôi
không hiểu câu này có đúng với hoàn cảnh của tôi không khi phải chịu
làm em của những năm ông anh quí. Ngũ đại nhân nhà tôi thì: "mỗi người
một vẻ mười phân vẹn mười". Tôi cần nói rõ, toàn những nét đặc biệt đau
lòng trong thiên hạ... chính vì cái vẻ hào hoa này mà đôi lúc mẹ tôi cứ
phải gắt lên, còn tôi lắm khi tưởng chừng đang đóng vai chánh trong
những pha trinh thám ly kỳ... cục của các anh.
Gia
đình tôi tổng số nhân mạng gần một chục. Ngoài ba mẹ ra là sáu anh em
chúng tôi. Người oai phong lẩm cẩm, xếp xòng đám nhóc là anh Vĩnh, tốt
nghiệp sư phạm được hai năm nên được mang mỹ danh "nhà cú đầu trẻ". Kế
đến là thày lang Vũ đang học năm thứ năm "trường thuốc Rê Gò Vấp". Sát
theo là anh Vi "chàng nghệ sĩ lăn tuốt xuống mương". Trong phòng anh
đàn, nhạc, tranh, cọ bày tứ tán, nhưng sách vở cất rất kỹ. Chính vì nghệ
sĩ tính của anh Vi lan tràn quá nhiều nên ba thường mở chiến dịch "đàn
áp văn nghệ sĩ" luôn. Rồi đến anh chàng "qua cầu gió bay". Anh Vinh thật
đúng là dáng nho sinh, yểu điệu "thụt lưỡi" nhưng ăn mạnh hơn hổ. Người
con trai cuối cùng của Ngũ đại nhân là con nhà võ. Chính vì vẻ hộ pháp
nên anh bị gọi "lực sĩ Điền Đô". Danh từ này cũng phát sinh từ khi anh
Vi thấy trời nắng chang chang mà anh Văn ra tập thể thao (bởi tánh anh
ngủ dậy muộn). Còn tôi, đứa con gái duy nhất vì chậm tay chậm chân nên
phải làm kẻ cuối cùng trong đàn con của ba mẹ. Lẽ ra tôi phải được "cưng
như trứng, hứng như hoa", nhưng thực tế bao giờ cũng phũ phàng vì các
ông hay bắt nạt tôi lắm cơ, thấy tôi "dữ" rồi ăn hiếp. Các ông lớn cả
rồi mà nghịch không ai bằng.
- Ngũ quỉ chúng mày thật chịu hết nổi. Giá biết thế tao sanh con gái cả cho xong.
Cứ mỗi lần mẹ tôi buông lời mắng yêu là có dịp cho các ông cười ầm lên. Anh Vĩnh cũng vờ nghiêm mặt lại nói tiếp:
- Mẹ nói đúng quá. Con mà biết trước con nghịch như thế này thì hồi đó con đã làm con gái rồi.
Anh Vũ la lên:
- Thôi, cho xin can đi Công chúa Lèo.
- Nếu ta là Công chúa xứ Lèo thì bọn ngươi đều là "hoàng thân mốc thích", "con vua cháu chó" cả.
-
Vương miện của hoa hậu Congo sẽ vào tay anh Vĩnh vì không một nàng nào
có được vẻ đẹp mỹ miều khả ố, í quên khả ái như nàng Vĩnh cả.
Tiếng
anh Vi thêm vào nữa làm mẹ tôi đành phải cười trừ trước lũ quái. Nhà
của chúng tôi cũng vì các anh mà không lúc nào ngăn nắp được. Các ông
chẳng những bày biện ở phòng riêng mà còn bày cả ở phòng khách, đôi khi ở
nhà bếp nữa cơ. Quyển sách, cái ly, đôi dép... lúc nào cũng di chuyển
khắp mọi nơi trong nhà một cách... bất hợp pháp. Để thanh trừng nội bộ,
vào một buổi sáng đẹp trời, mẹ tôi tuyên bố:
-
Hôm nay mọi cuộc chơi đều đình chỉ hết. Tất cả phải ở nhà thu dọn căn
phòng của mình cho sạch sẽ. Phòng ai còn dơ bẩn thì người đó không được
đi chơi trong một tháng.
Mẹ
tôi vừa dứt lời là đã có tiếng lao xao, nhưng không ai dám chống đối vì
đối với con trai, cử đi chơi một tháng quả là điều nan giải. Các ông
bắt đầu nhăn nhó vì xưa giờ các ông chỉ quen bày chớ không quen dọn. Anh
Vinh nài nỉ:
- Hôm nay chủ nhật mà mẹ. Ngày giải trí mà.
Tôi vọt miệng:
- Hoan hô anh – Anh tôi nở một nụ cười tươi như hoa rồi vành môi lả lướt quẹo một cua gỗ khi tôi tiếp –
Xưa nay anh chỉ quen giải trí bằng sách báo, ciné... hôm nay mẹ bày cho
anh trò giải trí mới mà. Đây là giải trí lành mạnh không mất tiền mua
nữa cơ. Bảo đảm lợi ích 100%.
Anh hừ nghe cái "cốc":
- Chỉ giỏi nịnh mẹ thôi.
Tôi định cãi thì anh Văn chen vào:
- Vân bênh vực thì chắc hẳn Vân ưa thích lối giải trí lành mạnh này lắm. Chốc nữa, anh sẽ ưu tiên dành phần cho Vân.
- Không được, Vân làm việc này thường quá rồi, hôm nay phải đến chúng bây cho biết mùi chớ.
Tiếng
của ba làm cho mặt anh Văn xìu xuống giống hệt bánh xe cán phải đinh.
Tôi chúm chím cười nhìn hai anh ấm ức ngồi im thin thít. Các anh cố tình
kéo bữa ăn sáng cho dài ra để mong mẹ đổi ý. Nhưng rồi, giờ "tử thần"
cũng điểm:
- Vân ơi, vào hộ anh một tí.
Tiếng
anh Vĩnh "đầm ấm" gọi. Tôi bước vào phòng anh. Eo ơi! Đúng là con trai ở
bẩn. Màn gối còn góc giăng, góc mở. Trên bàn bày tứ tán, nào giấy, nào
tờ, chẳng thứ tự, lớp lang gì cả.
- Vân hộ anh dọn sạch đi. Anh còn phải chấm bài cho học trò nữa này. Bài của cả mấy lớp, nhiều quá, mệt ghê.
Nghe anh tả oán lâm ly bi đát, quá ư não nùng, tôi cũng xiêu lòng.
- Thày giáo gì mà ở dơ quá chừng chừng. Thế vô lớp anh có dạy học trò sống giống anh không?
Không
trả lời, anh chỉ mỉm cười lấy cảm. Trông anh lúc này hiền từ như nai
vàng nhăn nhó, không, nai vàng ngơ ngác của nhà thơ Lưu Trọng Lư, chả bù
với lúc anh bắt nạt tôi. Đang lui cui quét dọn, bỗng từ góc phòng, một
chú chuột chạy đâm sầm vào chân. Tôi hốt hoảng kêu thét lên. Thật họa vô
đơn chí, vô phúc cho tôi thay, đúng lúc ấy, anh Vinh đi ngang qua,
chẳng một câu an ủi, anh ấy còn "trả thù" chuyện ban nãy.
-
Chao ơi! Chú chuột này về sẽ kể cho mẹ chú ta nghe chuyện đang đi dạo
chơi bỗng đụng vào một chiếc hủ lô làm chú phải bật ra hàng mấy trượng
đó.
Giận
thật, chính vì anh ấy như cây tăm nên cứ mở miệng là bảo tôi phì lủ.
Như hôm cô Thanh đến chơi, trong lúc trò chuyện, cô hỏi tôi bao nhiêu
cân, chưa kịp đáp là anh đã vọt miệng trả lời:
-
Vân không biết được đâu cô ạ vì mỗi lần nó bước lên là cân quay 2, 3
vòng, có khi quay tít lên như con vụ ấy, nhất là sau khi ăn Tết đấy cô,
làm hôm nọ phải đi giải phẫu thẩm mỹ lấy ra 10 kg mỡ sa.
Cũng
may là hôm nọ cô Thanh hỏi chớ nếu người lạ thì mất mặt bầu cua hết còn
gì? Tôi chưa tìm ra câu trả đũa thì may mắn làm sao:
-
À! Chú chuột còn kể tiếp sau khi đụng vào xe, nó thấy một cây tăm lêu
khêu, phất phơ theo chiều gió. Định bắt về xỉa răng, nhưng nó sợ cây
tăm nhỏ và nhọn quá đâm lủng tay nên nó mới tha cho, bằng không thì cu
Vinh nhà ta giờ đây đang ở dưới hang sâu mà khóc đòi mẹ.
Thế
là cổ nhân nói sai đấy chớ. Cứu nhân nhân trả ơn mà. Nếu hôm nay tôi
không ra tay nghĩa hiệp cứu anh Vĩnh khỏi bị cấm túc một tháng thì làm
gì có chuyện anh áy bỏ Vinh mà bênh tôi.
- Vân ơi, Vân, vào đây anh chỉ này xem, ngộ lắm.
Đang đấu khẩu, nghe tiếng anh Vũ vang lên làm động tánh hiếu kỳ, tôi chạy qua liền, anh Vĩnh cũng "dzọt" theo. Anh Vũ dỗ ngọt:
- Quần áo anh chưa ủi gì cả, mai phải đến nhà thương sớm. Vân ủi hộ anh đi, chóng ngoan chiều nay anh bao chầu ciné.
Vĩnh phản đối:
- Không được, Vân bận dọn phòng anh mà.
- Thế thì em mách ba nhá. Ba bảo mình phải tự lo kia mà. Anh đã phạm điều quốc cấm rồi đó nhé.
- Nhưng tự vì lòng tốt của Vân kia mà. Vân hộ anh đi, chiều nay anh mua cho Vân quyển "Trong gia đình".
Tôi đang phân vân trước hai con đường hoa mộng mà hai anh vạch ra thì tiếng anh Văn lại vọng vào:
- Vân ơi! Vân...
Anh chưa kịp nói gì thì đã nghe tiếng của mẹ:
- Thôi! Mạnh đứa nào nấy làm. Có mỗi một mình Vân thì làm sao nó giúp cả khối anh thế này?
- Thế thì con đền mẹ đấy. Ai bảo mẹ không sanh thêm bốn đứa em gái nữa? Có em gái thì nó phải lo cho anh chớ.
Tiếng anh Vũ chế Vân:
- Ối giời đất ơi, trông kìa, cái mặt phụng phịu thật hệt cái bánh bao chiều vậy đó.
Anh Văn trả đũa liền:
- Bánh bao xí như vậy mà hôm qua mẹ đi chợ, có đứa đòi mẹ mua chèo chẹo như con nít đòi sữa ấy.
Mẹ giảng hòa:
- Thôi, Vân không giúp ai cả mà phải đi chợ cho hôm nay chớ.
Nghe
đến mục này mặt các anh lại tươi lên như ánh nắng sau cơn mưa, như đóa
hoa hàm tiếu buổi sáng. Sau một màn phát biểu ý kiến của những hạm đội
hạng nặng, thực đơn đưa ra gồm hai món: gỏi sứa và gỏi gà. Mẹ bắt đầu
căn dặn:
- Lựa carotte tươi, con mua 2 kí.
- Sao ít thế mẹ? Chỉ mỗi mình nhóc Vinh xỉa răng là đã hết một kí chín năm chục rồi - Hạm trưởng Vi kêu nài.
Chọn nếp tốt, con mua 2 lít, một kí rưỡi đậu xanh.
-
Eo ơi! Với tài khéo léo của cô em độc nhất vô nhị này, khi nấu cháy đã
hết hai phần ba mà mẹ dặn ít quá thì làm sao chia đủ hở mẹ?
Ức qua, tôi nguýt anh Vinh:
-
Hứ, chớ chẳng phải tại anh ăn hơn hổ đói nữa nên đổ thừa em nấu cháy à?
Đúng là nam thực như... ngựa ấy (tục ngữ Mỹ: He eats like a horse).
Thấy mất thì giờ vô ích, mẹ bảo:
Thôi, dẹp mấy đứa con trai lại đi, chuyện nầy là chuyện của con gái.
Tôi nhìn các anh, miệng cười tủm tỉm:
- Các anh nghe mẹ nói chưa? Chỉ có con gái mới quan trọng. Nhất nữ viết hữu, ngũ nam viết... zéro mờ.
Anh Vũ "nhõng nhẽo":
Đấy,
mẹ nghe Vân nó nói chưa? Nó dám khi dễ bọn nam nhi chi chí của chúng
con thì thật là phạm thượng. Tội này đáng đem tru di tam tộc.
Mẹ phát nhẹ vào vai anh:
- Ở đó mà giỡn mãi, trưa nay nhịn cơm bây giờ.
- Trưa nay con nhất định "hổng" ăn cơm đâu mẹ ạ.
- Thế thì nhịn đi chơi vì các anh không dọn xong phòng.
Nghe tôi nhắc, các anh trực nhớ liền mạnh ai nấy nhẩy về hố cá nhân của mình.
Sau
buổi sáng "tổng vệ sinh" mệt nhọc, gia đình chúng tôi tụ tập đông đủ
tại phòng ăn. Phần phê bình bắt đầu nổi lên. Đó là một trong những hiện
tượng đau lòng nhất của tôi.
- Gỏi gì mà chua như chanh trộn... giấm vậy ở Vân?
Thế này mà chanh trộn giấm à...?
Đang
bí xị vì anh Vũ chê, tôi tươi hẳn lên khi thấy có anh Vinh làm đồng
minh. Nhưng thực tế lại được chứng minh là phũ phàng khi:
- ... Nó chỉ là me trộn khế thôi.
- Chúng bây thật là con trai lắm điều nhiều chuyện.
- Ba có khuynh hướng thiên... nữ đó.
- Tại mẹ cũng phái nữ mà.
Ba cười dễ dãi:
- Nếu ba không thiên nữ thì giờ này đâu có chúng mày mà ngồi đây léo nhéo.
Thấy không chê nổi gỏi, mắt anh Vinh đảo một góc 30º qua đĩa xôi gà:
- Xôi hơi ngọt anh Vĩnh nhỉ?
- Không, hơi mặn chớ.
Thật ra xôi tôi nấu vừa ăn lắm, chỉ tại các anh bị pan vị giác đó thôi.
- Xôi nhão Vi nhỉ?
- Cũng "tương đối" vừa.
Thấy có được đồng minh, tôi mừng như gặp ốc đảo khi đi trong sa mạc:
- Thế này mà anh còn chê. Tuyệt rồi đó.
Văn tấn công liền:
- Đúng là cổ nhân nói không sai: "Mèo khen mèo dài đuôi".
Mẹ nhảy vào vòng chiến:
- Văn thật ngoan cố. Thế này là đã vừa và ngon lắm rồi.
Để không hổ thẹn với mỹ từ mẹ vừa ban, anh giảng nghĩa liền:
- Ngoan cố là cố ý ngoan hở mẹ?
Mẹ đành phải chịu thua quyển "Tân tự điển" này. Sau phần tráng miệng, anh Vinh cười thật tươi:
-
Thôi, bây giờ "Người quan trọng" hãy gánh vác việc "nước non chén bát"
đi. Bọn này thì "Người quan trọng" hãy xem như zéro là được rồi. Lần này
không khiếu nại gì cả.
-
Anh Vinh biết tại sao anh gầy ốm thế kia không? Chính vì anh không hoạt
động đấy. Bây giờ muốn mập ra anh phải làm việc nhiều như... rửa chén
chẳng hạn.
-
Không, làm việc bay mất calo đi như thế sẽ ốm hơn nữa. Còn Vân mập nên
cần phải làm việc cho ốm bớt mới thanh nhã chớ. Vân có nghe câu thơ: "Em
là người đẹp hay thùng phuy" không?
- Em không nghe câu thơ đó, mà chỉ nghe bài hát "Qua cầu gió bay" hà.
- Vân có thấy cái bong bóng không? Tròn, to thế kia. Không qua cầu, không có gió mà vẫn bay như thường. Giá trị hay không là ở bản chất chớ hình thức đâu đáng kể.
- Anh Vinh không học luật thì thật uổng. Trông con người "cách trí" của anh mà học khoa học thật chỉ làm hổ thẹn cho nền khoa học thôi.
- Vân bắt đầu lái xe vận tải vô đời tư của anh rồi đó nhé. Tự do "tín ngưỡng" mà cô. Người ta "sùng đạo" nào thì theo đạo đó, chớ có gì mà "théc méc".
Thấy không thể nào thắng nổi con người lý luận cùng mình này, tôi đành bỏ cuộc vô điều kiện để lo "thu dọn chiến trường". Lục đục cả nửa giờ mới xong, tôi khoan khoái vào phòng nằm nghỉ. Gió mát hiu hiu nhẹ thổi từ khuôn cửa sổ khiến tôi dễ dàng đi vào giấc ngủ. Vừa chợp mắt.
- Cộp, cộp... Vân ơi!... Vân!
Tôi cứ giả bộ không nghe. Tiếng anh Vi lại to hơn:
- Vân ơi!... Vân!
Tôi cứ kệ anh ấy.
- Anh thấy Vân giả vờ ngủ kìa. Mắt mở hí ra đó.
- Em đang ngủ anh gọi dậy chớ em giả vờ ngủ hồi nào?
Anh bật lên cười. Tôi trực nhớ ra mình đã lầm mưu của anh. Anh đứng bên ngoài cửa mà làm gì thấy được tôi ngủ thật hay giả vờ. Nằm không được nữa, tôi đứng lên, đi lại mở cửa. Tay cầm áo, miệng cười thật tươi như đóa hướng dương rạng rỡ dưới ánh mặt trời, anh Vi:
- Anh định vá áo, nhưng nghe anh Vũ bảo Vân vá áo tuyệt cú mèo nên anh đem qua đây để xem tài nữ công, nữ hạnh của Vân.
Giá lúc khác khi nghe anh khen (dù rằng đây chỉ là khen nịnh để thủ lợi) thì tôi cũng đã sẵn sàng giúp anh, song bây giờ cái giường êm ái kia thú vị hơn lời nói của anh rất nhiều.
- Thôi, anh Vi đừng khen nữa, mỗi lời của anh là em thấy chết trong lòng một ít. Hôm nay em bận lắm không vá hộ anh được đâu.
- Vân bận gì? Bây giờ Vân rỗi mà.
- Em bận... ngủ.
- Eo ơi! Vân không sợ mập hay sao mà cứ ngủ trưa hoài thế? Ngủ trưa nhiều lên cân vùn vụt cho xem.
- Mặc em, thà mập còn hơn gầy đét như khô hố ấy.
- Vân nhớ anh Trung không? Anh ấy gặp Vân cứ tấm tắc khen đẹp mà chỉ phải tội phì lũ thôi. Nghe anh đi, đừng thèm ngủ trưa nữa, cho gầy bớt thì Vân của anh đẹp khỏi chê.
Anh Vi khôn thật, dùng đòn tâm lý đúng lúc ghê vì con gái nào lại chả muốn đẹp. Song tôi không mắc mưu lần nữa đâu.
- Vâng, em sẽ nghe anh không ngủ trưa mà sẽ thức để học bài ngày mai đi học.
Tôi tưởng viện lý do học bài là để anh không nhờ nữa, nào ngờ sự thật trái ngược.
- À há! Không vá áo dùm anh thì ngày mai ráng cuốc bộ đến trường nhá.
Nói xong anh "giả vờ" quay đi. Tôi bị đánh ngay nhược điểm đành xuống nước:
- Em nói đùa mà. Đưa áo đây em.
Được thể, anh làm tới:
- Thôi, cám ơn, con gái mà không biết nữ công "nữ quẹo" gì thì ngày mai ráng tập thể dục chân đi nhé.
- Đã bảo em đùa mà. Thảo nào mẹ chẳng bảo anh hay hờn mát còn hơn con gái ấy.
Khi tôi sửa soạn kim chỉ thì anh ngồi bên làm cố vấn. Theo con mắt mỹ thuật của người nghệ sĩ này thì vá áo phải như tranh của Picasso ấy.
Anh Vi cứ để mặc em. Nghe theo anh thì cái áo lẫn họa sĩ sẽ kiện anh cho xem vì anh dám vẽ cánh hoa mọc trên sa mạc. Em vẫn vá như mẹ làm xưa nay thôi.
- Anh nghĩ, có lẽ Vân nên sang Anh quốc mà ở.
- Tại sao thế? – Tôi tròn mắt ngạc nhiên. Anh thản nhiên trả lời thật gọn:
- Để làm đảng trưởng đảng Bảo Thủ. Vân cứ nhắm mắt làm theo những gì mẹ vạch sẵn mà không biết canh tân, cải tiến gì cả.
- Anh nên nhớ đây là vá áo chớ không phải vẽ tranh, không phải tạo thành một tác phẩm nghệ thuật. Anh canh, cải làm sao mà khi ra đường người ta tưởng anh quảng cáo tranh của Bokassa, á không, Picasso thì làm.
- Thế lại càng hay. Anh sẽ mở tiệm vá áo mà phục vụ nghệ thuật luôn. Nhất cử lưỡng tiện.
Cuối cùng tôi phải van nài anh mới chịu tắt dùm radio miệng để khỏi làm phiền hàng xóm đang cần sự yên lặng làm việc.
Người ta bảo "xí xọn" hay "điệu" là bản tính của người con gái nhưng người ta đâu biết rằng con trai "điệu ngầm" còn kinh khủng thập bội. Cứ mỗi thứ hai khi các anh "sửa soạn" đi học hoặc đi dạy là ở nhà tôi sẽ có màn ca tụng sắc đẹp vì thứ hai quần áo tươm tất, phẳng phiu nhất.
Anh Văn bắt đầu mở chiến dịch càn quét trước nhất khi sờ nhẹ vào pli quần anh Vũ.
- Rồi, đứt tay, máu này đã đổ vì tính làm dáng của giai nhân Vũ.
Anh Vũ đánh trống lảng:
- Trưa nay ở tòa có phiên xử đặc biệt đó Văn.
Anh Văn ngạc nhiên cũng như mọi người.
- Xử chuyện gì thế Vũ? – Nhiều tiếng hỏi.
Cười thật tươi vì anh Văn mắc lỡm, anh Vũ liếc nhẹ Văn:
- Xử vụ ruồi kiện Văn vì chúng đậu lên giầy của Văn, nhưng khổ nỗi giầy quá láng nên chúng trợt chân té bể đầu gây án mạng khủng khiếp.
Anh Vi chọc thêm:
- Văn có lòng tốt muốn giúp cho ai quên đem theo gương cứ nhìn vào đấy mà chải tóc.
Anh Văn trả đũa Vi:
- Đúng quá, để cho Vi nhìn vào giầy mà thoa son "dồi dấm" đó.
- Eo ơi! Thế thì Vi ra đường coi chừng các cô sẽ xỉu như lá vàng rơi và các cô chạy mất tiêu, ấy lại nói nhầm, chạy lại xem như xem tranh triển lãm đó nghe.
Mỗi người một câu. Rốt cục khó có ai mà thoát khỏi làm mục tiêu cho cuộc giải trí lành mạnh.
- Chúng bây ăn nhanh rồi đi, trễ nải quá mà còn ngồi đó cười giỡn mãi.
- Cười là liều thuốc xổ, thuốc bổ mà ba.
- Ráng tẩm bổ để rồi tròn như hai trứng vịt nhé.
Rồi phút ồn ào cũng qua. Mọi người phân tán mỏng đến trường. Tôi vì không lái xe được nên phải nhờ đến các anh đưa đi học. Có lẽ vì "con trai lười biếng" nên các anh chia phiên ra, cứ mỗi ngày một người làm tài xế. Hôm nay đến phiên anh Vi, anh kiếm chuyện xài xể:
- Sao Vân không mang kính?
Ơ hơ... em quên mang theo.
Anh làm giọng anh.
- Khi nào cần diện mới đeo kính, còn đường bụi bậm thế này mà cứ quên. Thế Vân mua kính để làm gì?
Tôi đổ gàn:
- Em không mua, của anh Vĩnh cho, anh muốn biết cứ hỏi anh Vĩnh.
- Nhưng khi nhận kính, Vân cũng biết kính dùng để làm gì chớ?
- Em chưa học bài công dụng của cái kính.
- Không biết thế Vân lấy để làm gì?
- Em thấy anh ấy cho mà không nhận thì uổng.
Thấy tôi cứ lý luận vòng vòng để không trả lời câu hỏi, anh vói tay về phía sau kí nhẹ lên đầu tôi.
- Anh dùng vũ lực đàn áp hở?
- Vân đúng là ngoan cố.
Tôi bắt chước anh Văn liền:
- Ngoan cố là cố ý ngoan.
- Thế thì Vân là cố lì.
Đã lỡ "cố ý ngoan" nên tôi ngoan luôn:
- Cố lì là cố ý không lì.
Anh còn định xài xể tiếp thì xe đã đến trường tôi nên anh đành nhịn thua cô em út...
Cuộc sống ở nhà tôi thật là rộn rịp, lúc nào cũng nghe tiếng cười. Mỗi lần đi đâu mệt nhọc mà về đến "thượng Thiên đường tuổi trẻ" (danh từ chúng tôi gán cho gia đình) là tôi cảm thấy thật thoải mái nhẹ nhàng. Giá tôi là Tolstoi, tôi sẽ ghi lại chuyện các anh thật dài và thật nhiều, có lẽ sẽ hơn quyển "Chiến tranh và Hòa bình" vì các anh là nguồn văn bất tận. Nhưng đâu bao giờ tôi dám nói ý mình cho các ông ấy nghe vì e rằng mình sẽ trở thành kho cười vô giá cho các anh. Mặc dù mệt nhiều với các anh, nhưng bù lại tôi hưởng được sự nuông chiều mà bạn bè tôi thường ao ước, bởi vì phải công bình mà nói: anh trai hay cưng em gái. Vì thế, mỗi lần các anh được đi xa, tôi là người mừng nhiều nhất vì không bao giờ thiếu mất phần quà. Những lúc đó, tôi thầm nghĩ: "Giá mình có mười ông anh cũng chẳng sao".
(trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 173, ra ngày 15-3-1972)
- Em không nghe câu thơ đó, mà chỉ nghe bài hát "Qua cầu gió bay" hà.
- Vân có thấy cái bong bóng không? Tròn, to thế kia. Không qua cầu, không có gió mà vẫn bay như thường. Giá trị hay không là ở bản chất chớ hình thức đâu đáng kể.
- Anh Vinh không học luật thì thật uổng. Trông con người "cách trí" của anh mà học khoa học thật chỉ làm hổ thẹn cho nền khoa học thôi.
- Vân bắt đầu lái xe vận tải vô đời tư của anh rồi đó nhé. Tự do "tín ngưỡng" mà cô. Người ta "sùng đạo" nào thì theo đạo đó, chớ có gì mà "théc méc".
Thấy không thể nào thắng nổi con người lý luận cùng mình này, tôi đành bỏ cuộc vô điều kiện để lo "thu dọn chiến trường". Lục đục cả nửa giờ mới xong, tôi khoan khoái vào phòng nằm nghỉ. Gió mát hiu hiu nhẹ thổi từ khuôn cửa sổ khiến tôi dễ dàng đi vào giấc ngủ. Vừa chợp mắt.
- Cộp, cộp... Vân ơi!... Vân!
Tôi cứ giả bộ không nghe. Tiếng anh Vi lại to hơn:
- Vân ơi!... Vân!
Tôi cứ kệ anh ấy.
- Anh thấy Vân giả vờ ngủ kìa. Mắt mở hí ra đó.
- Em đang ngủ anh gọi dậy chớ em giả vờ ngủ hồi nào?
Anh bật lên cười. Tôi trực nhớ ra mình đã lầm mưu của anh. Anh đứng bên ngoài cửa mà làm gì thấy được tôi ngủ thật hay giả vờ. Nằm không được nữa, tôi đứng lên, đi lại mở cửa. Tay cầm áo, miệng cười thật tươi như đóa hướng dương rạng rỡ dưới ánh mặt trời, anh Vi:
- Anh định vá áo, nhưng nghe anh Vũ bảo Vân vá áo tuyệt cú mèo nên anh đem qua đây để xem tài nữ công, nữ hạnh của Vân.
Giá lúc khác khi nghe anh khen (dù rằng đây chỉ là khen nịnh để thủ lợi) thì tôi cũng đã sẵn sàng giúp anh, song bây giờ cái giường êm ái kia thú vị hơn lời nói của anh rất nhiều.
- Thôi, anh Vi đừng khen nữa, mỗi lời của anh là em thấy chết trong lòng một ít. Hôm nay em bận lắm không vá hộ anh được đâu.
- Vân bận gì? Bây giờ Vân rỗi mà.
- Em bận... ngủ.
- Eo ơi! Vân không sợ mập hay sao mà cứ ngủ trưa hoài thế? Ngủ trưa nhiều lên cân vùn vụt cho xem.
- Mặc em, thà mập còn hơn gầy đét như khô hố ấy.
- Vân nhớ anh Trung không? Anh ấy gặp Vân cứ tấm tắc khen đẹp mà chỉ phải tội phì lũ thôi. Nghe anh đi, đừng thèm ngủ trưa nữa, cho gầy bớt thì Vân của anh đẹp khỏi chê.
Anh Vi khôn thật, dùng đòn tâm lý đúng lúc ghê vì con gái nào lại chả muốn đẹp. Song tôi không mắc mưu lần nữa đâu.
- Vâng, em sẽ nghe anh không ngủ trưa mà sẽ thức để học bài ngày mai đi học.
Tôi tưởng viện lý do học bài là để anh không nhờ nữa, nào ngờ sự thật trái ngược.
- À há! Không vá áo dùm anh thì ngày mai ráng cuốc bộ đến trường nhá.
Nói xong anh "giả vờ" quay đi. Tôi bị đánh ngay nhược điểm đành xuống nước:
- Em nói đùa mà. Đưa áo đây em.
Được thể, anh làm tới:
- Thôi, cám ơn, con gái mà không biết nữ công "nữ quẹo" gì thì ngày mai ráng tập thể dục chân đi nhé.
- Đã bảo em đùa mà. Thảo nào mẹ chẳng bảo anh hay hờn mát còn hơn con gái ấy.
Khi tôi sửa soạn kim chỉ thì anh ngồi bên làm cố vấn. Theo con mắt mỹ thuật của người nghệ sĩ này thì vá áo phải như tranh của Picasso ấy.
Anh Vi cứ để mặc em. Nghe theo anh thì cái áo lẫn họa sĩ sẽ kiện anh cho xem vì anh dám vẽ cánh hoa mọc trên sa mạc. Em vẫn vá như mẹ làm xưa nay thôi.
- Anh nghĩ, có lẽ Vân nên sang Anh quốc mà ở.
- Tại sao thế? – Tôi tròn mắt ngạc nhiên. Anh thản nhiên trả lời thật gọn:
- Để làm đảng trưởng đảng Bảo Thủ. Vân cứ nhắm mắt làm theo những gì mẹ vạch sẵn mà không biết canh tân, cải tiến gì cả.
- Anh nên nhớ đây là vá áo chớ không phải vẽ tranh, không phải tạo thành một tác phẩm nghệ thuật. Anh canh, cải làm sao mà khi ra đường người ta tưởng anh quảng cáo tranh của Bokassa, á không, Picasso thì làm.
- Thế lại càng hay. Anh sẽ mở tiệm vá áo mà phục vụ nghệ thuật luôn. Nhất cử lưỡng tiện.
Cuối cùng tôi phải van nài anh mới chịu tắt dùm radio miệng để khỏi làm phiền hàng xóm đang cần sự yên lặng làm việc.
Người ta bảo "xí xọn" hay "điệu" là bản tính của người con gái nhưng người ta đâu biết rằng con trai "điệu ngầm" còn kinh khủng thập bội. Cứ mỗi thứ hai khi các anh "sửa soạn" đi học hoặc đi dạy là ở nhà tôi sẽ có màn ca tụng sắc đẹp vì thứ hai quần áo tươm tất, phẳng phiu nhất.
Anh Văn bắt đầu mở chiến dịch càn quét trước nhất khi sờ nhẹ vào pli quần anh Vũ.
- Rồi, đứt tay, máu này đã đổ vì tính làm dáng của giai nhân Vũ.
Anh Vũ đánh trống lảng:
- Trưa nay ở tòa có phiên xử đặc biệt đó Văn.
Anh Văn ngạc nhiên cũng như mọi người.
- Xử chuyện gì thế Vũ? – Nhiều tiếng hỏi.
Cười thật tươi vì anh Văn mắc lỡm, anh Vũ liếc nhẹ Văn:
- Xử vụ ruồi kiện Văn vì chúng đậu lên giầy của Văn, nhưng khổ nỗi giầy quá láng nên chúng trợt chân té bể đầu gây án mạng khủng khiếp.
Anh Vi chọc thêm:
- Văn có lòng tốt muốn giúp cho ai quên đem theo gương cứ nhìn vào đấy mà chải tóc.
Anh Văn trả đũa Vi:
- Đúng quá, để cho Vi nhìn vào giầy mà thoa son "dồi dấm" đó.
- Eo ơi! Thế thì Vi ra đường coi chừng các cô sẽ xỉu như lá vàng rơi và các cô chạy mất tiêu, ấy lại nói nhầm, chạy lại xem như xem tranh triển lãm đó nghe.
Mỗi người một câu. Rốt cục khó có ai mà thoát khỏi làm mục tiêu cho cuộc giải trí lành mạnh.
- Chúng bây ăn nhanh rồi đi, trễ nải quá mà còn ngồi đó cười giỡn mãi.
- Cười là liều thuốc xổ, thuốc bổ mà ba.
- Ráng tẩm bổ để rồi tròn như hai trứng vịt nhé.
Rồi phút ồn ào cũng qua. Mọi người phân tán mỏng đến trường. Tôi vì không lái xe được nên phải nhờ đến các anh đưa đi học. Có lẽ vì "con trai lười biếng" nên các anh chia phiên ra, cứ mỗi ngày một người làm tài xế. Hôm nay đến phiên anh Vi, anh kiếm chuyện xài xể:
- Sao Vân không mang kính?
Ơ hơ... em quên mang theo.
Anh làm giọng anh.
- Khi nào cần diện mới đeo kính, còn đường bụi bậm thế này mà cứ quên. Thế Vân mua kính để làm gì?
Tôi đổ gàn:
- Em không mua, của anh Vĩnh cho, anh muốn biết cứ hỏi anh Vĩnh.
- Nhưng khi nhận kính, Vân cũng biết kính dùng để làm gì chớ?
- Em chưa học bài công dụng của cái kính.
- Không biết thế Vân lấy để làm gì?
- Em thấy anh ấy cho mà không nhận thì uổng.
Thấy tôi cứ lý luận vòng vòng để không trả lời câu hỏi, anh vói tay về phía sau kí nhẹ lên đầu tôi.
- Anh dùng vũ lực đàn áp hở?
- Vân đúng là ngoan cố.
Tôi bắt chước anh Văn liền:
- Ngoan cố là cố ý ngoan.
- Thế thì Vân là cố lì.
Đã lỡ "cố ý ngoan" nên tôi ngoan luôn:
- Cố lì là cố ý không lì.
Anh còn định xài xể tiếp thì xe đã đến trường tôi nên anh đành nhịn thua cô em út...
Cuộc sống ở nhà tôi thật là rộn rịp, lúc nào cũng nghe tiếng cười. Mỗi lần đi đâu mệt nhọc mà về đến "thượng Thiên đường tuổi trẻ" (danh từ chúng tôi gán cho gia đình) là tôi cảm thấy thật thoải mái nhẹ nhàng. Giá tôi là Tolstoi, tôi sẽ ghi lại chuyện các anh thật dài và thật nhiều, có lẽ sẽ hơn quyển "Chiến tranh và Hòa bình" vì các anh là nguồn văn bất tận. Nhưng đâu bao giờ tôi dám nói ý mình cho các ông ấy nghe vì e rằng mình sẽ trở thành kho cười vô giá cho các anh. Mặc dù mệt nhiều với các anh, nhưng bù lại tôi hưởng được sự nuông chiều mà bạn bè tôi thường ao ước, bởi vì phải công bình mà nói: anh trai hay cưng em gái. Vì thế, mỗi lần các anh được đi xa, tôi là người mừng nhiều nhất vì không bao giờ thiếu mất phần quà. Những lúc đó, tôi thầm nghĩ: "Giá mình có mười ông anh cũng chẳng sao".
HỒNG QUÂN
(trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 173, ra ngày 15-3-1972)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com