Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020
TIẾNG HÁT HỒI SINH - Nguyễn Thiên Lý
Cuối cùng chàng đã đến, uy nghi trên lưng ngựa trắng
mắt sáng, mặt rạng rỡ khác thường
lưng mang thanh trường kiếm, lấp lánh ánh hào quang
dấu ngựa của chàng in khắp mọi nơi
và rất lạ lùng chàng đến đâu
- Chim én bay về hội tụ
- Lúa chết trên đồng bỗng trỗi dậy, nở rộ những bông thơm
- Cây khô héo cũng đâm chồi trổ nụ.
- Cả cánh đồng, cả ruộng lúa cất giọng hát vang.
Từ trong ngục tù đen tối
người ta bỗng nghe lời ca trong gió
lời ca mang tin mừng đến
lời ca của chim, của lúa.
lời ca cuốn theo tiếng cười rạng rỡ của trẻ thơ, mẹ già và người tình muôn thuở
lời ca mang theo ngàn tia nắng ấm và gió mát
thổi vào nghìn triệu trái tim cạn máu
chở thật nhiều ngàn hy vọng thênh thang
Sỏi cũng mừng mà thôi buồn trước cổng
thôi mỏi mòn, thôi trông ngóng bước chân quen
Và rồi,
Hàng ngàn, hàng triệu bước chân lớp lớp trở về làng,
dựng lại trường, dựng lại nhà và dựng ngõ
Nghìn đời sau,
người ta đặt tên lời ca đó: tiếng hát Hồi Sinh
và gọi tên chàng: mùa xuân Vĩnh Cửu.
NGUYỄN THIÊN LÝ
(cho Hòa Bình thật sự)
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 221, ra ngày 1-4-1974)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020
HÃY HÁT ĐI EM - Nguyễn Vân Thiên
Hãy hát đi em, hòa bình trở lại
Ruộng quê mình lên khoai lúa sắn ngô
Qua sông có những chuyến đò
Bến tre dẫn lối quanh co vào làng
Hãy hát đi em bằng lời kinh thánh
Để trọn đời hoa thắm nở trên môi
Vì hôm nay sầu khổ đã qua rồi
Mùa xuân đến tim vui mừng trổi nhạc
Hãy hát đi em, nào ta cùng hát
Theo chim rừng ríu rít đón bình minh
Cánh đồng lúa trổ bông xinh
Tre xanh đón gió trở mình nắng lên
Hãy hát đi em ngày vui đã đến
Tiếng khoan hò êm những điệu ca dao
Hàng cau in bóng đáy ao
Chiếc cầu tre nhỏ đón chào người qua.
NGUYỄN VÂN THIÊN
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 199, ra ngày 15-4-1973)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020
ĐÁM LỤC BÌNH - Minh Quang
Lục
bình kết nhau trôi bềnh bồng trên giòng sông trầm lặng. Chúng chẳng
khác gì đám dân cư ở đây, đang bồng bế quyến nhau đi. Chiếc L...19 mà
thằng Thi gọi là máy bay "bà già" vẫn lượn lòng vòng trên trời với những
lời kêu gọi cuối cùng.
Trời
tây đỏ ối báo hiệu một ngày sắp hết. Thi ôm mái chèo nhìn thiên hạ kéo
nhau đi trên bờ. Sợi thừng buộc thuyền vào bến thỉnh thoảng kêu cót két
như giục giã thằng bé nhập đoàn. Lũ dân quê vội vã hướng về trường tiểu
học cộng đồng, ở đó có trực thăng khổng lồ di tản họ ra khỏi vùng nguy
hiểm. Đây là lần thứ tư, thứ năm gì đó, nên mọi người có vẻ thành thạo.
Những gì sắp xảy ra họ có thể tiên đoán được. Lại có đánh lớn. Bên kia
đã đến đây gần ba ngày hai đêm, bóng dáng họ lởn vởn khắp nơi. Đám nghĩa
quân biết sức nên đã biến đâu mất. Quân đội đã kéo về tràn ngập ngoài
ranh, bên kia như bóng đêm nhường lại cho ánh sáng, họ lẩn đâu mất tiêu.
Nhưng có ai chắc rằng họ đã rút lui, cái im lặng nặng nề đó mới đáng
sợ.
Kinh
nghiệm đã tạo cho dân quê biết thích nghi với cuộc sống mới mà bây giờ
đã thành thói quen. Họ biết rằng sau mỗi chuyến đi, trở về sẽ chẳng còn
lại gì. Nghèo thì nhà bằng gót, bằng phên tre trám phân trâu, sang hơn
thì bằng gỗ thông. Trong nhà chỉ đủ bát đĩa để dùng, mỗi lần cúng giỗ
lại phải đi mướn. Có tiền thà dành dụm để khi lên trại tập trung, thỉnh
thoảng ăn được bát phở, tô bún cho đỡ ngấy mấy lon đồ hộp tiếp tế. Hễ có
lệnh di tản là họ đi ngay mà không phải bận bịu, lo âu như những lần
đầu. Ngoại trừ một vài người đã ở lại vì tiếc của, ngang bướng, vì không
muốn để mồ mả, bàn thờ tổ tiên giá lạnh... Ngày về, người thân chỉ còn
biết làm lễ mai táng họ vội vã. Và từ đấy, chẳng còn ai dám ở lại nữa.
Xây dựng rồi tàn phá. Chu kỳ đó vẫn đều đặn như một nghiệp chướng khó
tiêu.
Người
quen trong làng đã đi gần hết, chỉ còn vài gia đình vội vàng trên con
đường sắp thưa vắng. Thằng Thi bắt đầu lo sợ, mẹ nó vẫn chưa thấy về. Lẻ
tẻ vài tiếng súng chát chúa đâu đó. Thi mỏi mòn nhìn vào con đường đất
đỏ chìm lẫn trong đám cây xanh dày bít.
- Thi.
Bé Thi quay lại, con Lan học cùng lớp ở trường làng.
- Mày chưa chịu đi sao?
Thi gần khóc:
- Má tao đi đâu mất tiêu mày à.
Con Lan thương hại:
- Hay là mày đi với nhà tao? Ra ngoài đó rồi cũng gặp má mày mà.
Thằng
Thi lắc đầu. Nó đã có "chấu" với lão Lâm, bố con Lan rồi. Không khéo
vác mặt tới, lão nhắc chuyện ăn trộm cam thì khốn. Vả lại lão rõ ba nó
đang ở bên kia, lão tố với lính chắc nó ở tù quá, lão làm cán bộ an ninh
xã mà!
- Thôi, để tao chờ má tao.
Con Lan vụt chạy nhanh theo gia đình nó.
Đường
đi đã vắng tanh. Bốn chiếc trực thăng quần đảo trên đầu như những con
diều hâu. Mất cả tự chủ, thằng Thi bắt đầu khóc, nó kêu gào má nó thảm
thiết trên chiếc độc bản chơi vơi trên dòng nước chảy miên man.
Tiếng
súng liên thanh đã át tiếng khóc của bé Thi. Nó vẫn ươm hy vọng, mắt
không rời con đường đất đỏ vắng teo. Các loạt súng nặng đã vang rền, rồi
đến tiếng xé gió của rocket từ trực thăng võ trang gầm rú, chúng rống
lên từng hồi kinh khủng như những con bò điên trước khi nổ.
Thi Hoảng hốt nhảy lên bờ, khom người chạy miết vào căn nhà gần nhất. Vấp phải bậc thềm tráng ciment, thằng bé té nhào, đầu va mạnh sàn nhà, nằm bất tỉnh. Máu ở chân âm thầm loang ra theo vết thương.
Chị Thảo ngồi bên con, bé Thi hé mắt mừng rỡ.
- Má! Sao má về muộn thế?
Người thiếu phụ trẻ tuổi âu yếm nhìn con:
- Má làm con lo sợ lắm phải không?
Thi gật đầu mếu máo:
- Con tưởng má bỏ con...
- Đừng nói nhảm, má yêu con nhất trên đời, khi nào má lại... Lần sau đừng nói thế má buồn nghe con.
Thi ôm lấy cánh tay má, hơi ấm truyền sang làm tan hàn khí ban đêm. Nhìn đôi mắt sầu muộn của mẹ thằng bé kêu lên:
- Sao má khóc? Má nhớ ba phải không, con cũng thế...
Thi khóc theo ngon lành. Chợt nó băn khoăn:
- Họ về đây có ba theo không má?
Chị Thảo dùng tay áo lau vội dòng nước mắt nóng hổi:
- Má đâu có biết. Bây giờ má chỉ còn biết cầu nguyện cho ba con, cho tất cả mọi người được bình yên. Má chỉ biết chờ một ngày đoàn tụ, một ngày không còn bên này bên kia. Để bắt đầu mỗi giấc ngủ con không còn thắc mắc về người cha vắng mặt biền biệt tháng năm dài cho má đau lòng thêm...
Gió lạnh buổi sớm mai lùa vào làm thằng bé rùng mình ôm chặt tay mẹ. Cánh tay ấm áp và êm như nhung đó chợt vuột khỏi tay nó. "Má!" Bừng mắt, bé Thi thấy con mèo mướp nhà ai đang quay đi lạnh lùng. Cánh tay mẹ nó.
Thi vùng đứng lên, nó nhăn mặt rên khẽ. Máu ở bàn chân phải đã đông lại và trở sang màu tím. Nó vừa trải qua một đêm yên lành và giấc mơ đầy nước mắt. Súng đã ngưng nổ tự bao giờ. Nhớ tới mẹ và cái gia tài, chiếc độc bản, Thi cà nhắc đi ra khỏi căn lều xiêu vẹo.
Thằng bé ôm xác người thiếu phụ nằm sóng soải bên bờ sông khóc đến lả người. Cuối cùng nó không còn khóc được nữa, lặng lẽ gục đầu trên khuôn mặt dịu hiền muôn thuở của mẹ.
Lục bình vẫn trôi chơi vơi trên dòng sông êm ả. Người lính áo xanh ngồi xuống vuốt tóc thằng bé, đôi mắt anh đỏ hoe.
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 173, ra ngày 15-3-1973)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Thi Hoảng hốt nhảy lên bờ, khom người chạy miết vào căn nhà gần nhất. Vấp phải bậc thềm tráng ciment, thằng bé té nhào, đầu va mạnh sàn nhà, nằm bất tỉnh. Máu ở chân âm thầm loang ra theo vết thương.
Chị Thảo ngồi bên con, bé Thi hé mắt mừng rỡ.
- Má! Sao má về muộn thế?
Người thiếu phụ trẻ tuổi âu yếm nhìn con:
- Má làm con lo sợ lắm phải không?
Thi gật đầu mếu máo:
- Con tưởng má bỏ con...
- Đừng nói nhảm, má yêu con nhất trên đời, khi nào má lại... Lần sau đừng nói thế má buồn nghe con.
Thi ôm lấy cánh tay má, hơi ấm truyền sang làm tan hàn khí ban đêm. Nhìn đôi mắt sầu muộn của mẹ thằng bé kêu lên:
- Sao má khóc? Má nhớ ba phải không, con cũng thế...
Thi khóc theo ngon lành. Chợt nó băn khoăn:
- Họ về đây có ba theo không má?
Chị Thảo dùng tay áo lau vội dòng nước mắt nóng hổi:
- Má đâu có biết. Bây giờ má chỉ còn biết cầu nguyện cho ba con, cho tất cả mọi người được bình yên. Má chỉ biết chờ một ngày đoàn tụ, một ngày không còn bên này bên kia. Để bắt đầu mỗi giấc ngủ con không còn thắc mắc về người cha vắng mặt biền biệt tháng năm dài cho má đau lòng thêm...
Gió lạnh buổi sớm mai lùa vào làm thằng bé rùng mình ôm chặt tay mẹ. Cánh tay ấm áp và êm như nhung đó chợt vuột khỏi tay nó. "Má!" Bừng mắt, bé Thi thấy con mèo mướp nhà ai đang quay đi lạnh lùng. Cánh tay mẹ nó.
Thi vùng đứng lên, nó nhăn mặt rên khẽ. Máu ở bàn chân phải đã đông lại và trở sang màu tím. Nó vừa trải qua một đêm yên lành và giấc mơ đầy nước mắt. Súng đã ngưng nổ tự bao giờ. Nhớ tới mẹ và cái gia tài, chiếc độc bản, Thi cà nhắc đi ra khỏi căn lều xiêu vẹo.
Thằng bé ôm xác người thiếu phụ nằm sóng soải bên bờ sông khóc đến lả người. Cuối cùng nó không còn khóc được nữa, lặng lẽ gục đầu trên khuôn mặt dịu hiền muôn thuở của mẹ.
Lục bình vẫn trôi chơi vơi trên dòng sông êm ả. Người lính áo xanh ngồi xuống vuốt tóc thằng bé, đôi mắt anh đỏ hoe.
MINH QUANG (V.Q.)
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 173, ra ngày 15-3-1973)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020
THẦY GIÁO TRẺ - Ông văn Chiến
Thầy dạy ở trường "cây số 6"
Đi về hằng buổi lớp Năm * B
Phải dùng roi vọt cho yên lớp
Trẻ dại thầy đâu biết trách gì
Có nỗi khô tâm nào dựng đứng
Như gai những sáng bước băng đồi
Thầy về đây dạy chưa tròn tháng
Nên chẳng se sua lấy nụ cười
Xứ lạ, người xa, bài vở mới
Các em thơ trẻ phút ban đầu
Thầy ôm lý thuyết vào trong lớp
Theo giấc mơ xưa vỗ sóng trào
Phấn bảng lạ màu cương vị mới
Nụ cười, ánh mắt cũng bâng khuâng
Thầy nhìn trang trải lòng thương mến
Dẫu mới vào thu đã thấy xuân
Tiếng nói đầu khơi bao nuối tiếc
- Ngày xưa thầy cũng chú chăm nghe -
Các em giờ đã trên niên mới
Cố gắng cho yên hết mọi bề
Sách vở dần vơi mới thấy xa
Người quen mới thấy xót chua - và
Các em mới thấy hồn hoang dại
Như vết hằn đau chinh chiến qua
Thầy rất bơ vơ giữa buổi chiều
Hồn mang ảo tưởng rộng cô liêu
Bạn bè tay nắm tay hờ hững
Nồng ấm chưa vừa ngọn gió theo
Trường đủ cho năm lớp học trò
Tính tròn mỗi buổi được ba giờ
Làm sao thầy dạy cho toàn vẹn
E cuối năm buồn cũng ngẩn ngơ
Nửa lớp ngồi chung phần Bắc lạnh
Nửa còn chia nửa đất miền Trung
Giọng cằn khô trận cười vỡ lớp
Em biết thầy nghe nát tận hồn
Vẫn biết hồn em như phấn thông
Bay trong cơn gió địa phương vàng
Nên thầy vẫn giảng trang hùng sử
Vẫn dạy em bồi tô núi sông
Hy vọng ngày mai có mặt trời
Các em rồi sẽ nở hoa tươi
Thầy lau những giọt mồ hôi đượm
Cảm xúc nhìn em sống kiếp NGƯỜI
ÔNG VĂN CHIẾN
(Tặng Dĩnh - và Kim Hài)
------------
* Lớp Nhất cũ
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 175, ra ngày 15-4-1972)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020
LÃO SAY - Nguyễn thị Mỹ Thanh
Lũ
trẻ đã chán, không chạy theo lão Thân nữa. Bây giờ chỉ còn một mình lão
khệnh khạng đi. Bước chân lão xiêu vẹo. Chiếc gậy – đúng hơn, một thanh
tre dài – như run rẩy dưới sức nặng từ bàn tay lão đè lên. Đôi mắt lão
như bốc lửa, nóng rực. Lão không nhìn thấy ai được rõ ràng. Lão chỉ mơ
hồ thấy dáng thím Hai ngồi bên gánh mì, dáng thằng Út chạy qua chạy lại,
dáng chú Ba đang hì hục đẩy xe nước mía ra đường… Nhưng thật rõ, lão
nhận ra thật rõ những tia nắng sớm đậu trên các ngọn cây. Gần nửa chai
rượu đế làm cho lão bần thần cả người, lão cảm thấy bất cần tất cả – từ
tiếng phàn nàn của nhà kế bên đến những câu nhạo báng, trêu chọc của lũ
trẻ ranh mãnh. Thế mà, lão vẫn thấy tha thiết mến yêu những tia nắng
vàng buổi sáng vô cùng. Có lẽ chỉ có buổi sáng mới làm cho lão nhẹ nhàng, vui vẻ và thấy yên ổn hơn lúc nào hết.
Lão khề khà dừng chân bên gánh mì của thím Hai:
- Bán đắt không thím?
Thím Hai không ngừng tay, cũng không nhìn lão, đáp:
- Dạ gần hết rồi bác.
Thằng Út ngồi kế bên giúp mẹ chợt la lên:
- Ông ơi, ông say rồi! Mặt ông đỏ quá!
Lão Thân cười, gật gù:
- Ừ, say thật. Không sao… Buổi sáng uống rượu, khỏi ăn gì mất công…
Rồi tỉnh bơ, lão chống gậy đi nữa. Nắng bây giờ chiếu vào đôi mắt nhập nhèm, làm lão bớt say. Lão ngâm ư ử trong miệng ; chẳng ai nghe gì nhưng cũng đoán được là lão đang ngâm hai câu thơ “ruột” của lão, hai câu thơ mà khi có rượu vào lão mới chịu ngâm.
Ra đến đầu ngõ, lão Thân lại tìm vào quán cà phê ngồi. Không ai để ý đến lão. Những người trong xóm này đã quen tính lão rồi. Lão vào, nhưng chỉ ngồi đó, chẳng bao giờ gọi ăn gọi uống. Gặp ai cùng lứa tuổi, lão vu vơ bàn chuyện. Gặp người nhỏ hơn, lão chỉ nói vài câu có lệ. Lão chỉ thích vào quán cà phê này để họa may có ai mang theo tờ báo, hay bà chủ quán vặn “ra-dô”, cho lão nghe ngóng tin tức. Lão chăm chú khi nghe những tin chiến sự ở nơi này nơi nọ, lão dò tin ở làng lão, tỉnh lão. Còn chuyện chính trị, lão cố hiểu mà không hiểu nổi, rắc rối quá. Lão chỉ tha thiết theo dõi những con số… bao nhiêu người chết, bao nhiêu người bị thương, làng nào cháy, tỉnh nào bị tấn công… ; nhắn tin cha mẹ, tìm con, tìm em, tìm bác… Lão mong mỏi có một hôm nào đó nghe được có ai ngoài làng lão nhắn tin vào, hay sung sướng nhất, là nghe tin đứa con trai của lão, nó bây giờ cũng đã mười bảy, mười tám tuổi rồi.
Nhiều lúc ngồi lão cố tưởng tượng nét mặt của con lão nhưng không ra. Đứa con duy nhất lão cho ở lại xứ với bác của nó, vì nó dễ thương, hiền hậu, mà lão lại không có tiền nuôi. Lão và vợ lão vào Sài Gòn buôn bán. Làm ăn thua lỗ, lão lại ốm đau mãi, vợ lão xoay qua làm nghề nuôi trẻ. Căn nhà của lão, hẹp và dơ bẩn, chứa trên năm đứa con nít, lúc nào cũng la khóc, đánh đập nhau. Tính tình của vợ lão càng ngày càng hung tợn, bà đánh lũ trẻ không nương tay. Là con của những người dân lao động, chúng bị bỏ lăn lóc và chịu đòn của vợ lão luôn luôn.
Vợ lão lìa đời. Căn nhà trả lại cho chủ cũ sửa sang vì lão không có nghề nghiệp, tiền bạc gì cả. Lão trở thành một kẻ vô gia cư. Đầu tiên lão ngủ ở trước các hiên nhà. Nhưng sau này, thím Hai thương xót, dành cho lão gian buồng hẹp sau bếp để lão trú ngụ. Ban ngày lão đi lang thang trong xóm. Ai cho đồng nào thì lão uống rượu hết đồng nấy. Buổi tối lão về nhà thím Hai, ngủ một giấc. Cứ vất vưởng như thế, lão bị mọi người cho là thừa thãi và chẳng để ý đến. Chỉ có thím Hai là thương xót lão, và thằng Út con của thím là thân thiết với lão. Nó hay đi mua rượu cho lão uống, và hay ngồi bên lão, bắt lão kể chuyện. Lão chẳng biết kể chi hết, mà lão chỉ nói cho nó nghe niềm mơ ước tha thiết nhất của lão: yên lành mau mau để lão về nhà tìm con lão.
- Ông ơi!
Lão Thân nhìn ra cửa. Thằng Út đứng ở đó, dáng nhỏ bé dễ thương. Nó chạy vào quán, đưa cho lão đồng bạc năm:
- Má cháu gửi ông uống cà phê.
- Thím Hai đã bán xong chưa?
- Dạ rồi ông. Má cháu bảo ông uống cà phê hay ăn gì đi kẻo đói.
Lão Thân cảm động, xoa đầu thằng Út:
- Thôi, ông không đói.
- Vậy để cháu đi mua cho ông gói xôi.
- Ông không ăn đâu!
Thằng Út mở to mắt nhìn lão. Nó cố đoán xem lão thích ăn cái gì. Rồi nó “à “ lên:
- Ông ơi! Ông còn rượu ở nhà không?
- Ông mới uống hết hồi nãy.
- Vậy cháu đi mua thêm cho ông.
Lão Thân đúng ý, cười to:
- Ừ, giỏi đa, “thằng chó con”!
Thằng Út chạy đi, một lát sau nó mang đến một ly rượu. Lão Thân đứng dậy, đi ra với nó.
- Đi về nhà uống thích hơn.
Thằng Út ngoan ngoãn đi lẽo đẽo sau lưng lão, tay cầm ly rượu. Hai ông cháu rẽ vào đường hẻm nhỏ xíu. Nhà thằng Út hẹp và tối như ban đêm. Căn buồng đàng sau dành cho lão Thân lại còn tối hơn. Bước vào chỉ nghe tiếng muỗi vo ve và thấy lờ mờ chiếc giường xiêu vẹo. Lão Thân đến ngồi trên chiếc giường đó. Thằng Út leo lên ngồi bên cạnh. Lão Thân tu một hơi cạn ly rượu. Đầu óc lão lại lâng lâng. Mắt lão nóng bức. Thằng Út nói:
- Ông ngâm thơ đi, ông!
Lão Thân “khà” một cái khoái chí, hứng dâng lên và tuôn ra theo câu thơ:
- “Có rượu Trung Sơn…ư… cho lũ tớ….
Tỉnh… ư… ra hỏi đã …ư… thái bình… à… chưa…”
Thằng Út kêu lên:
- Sao ông cứ ngâm hai câu đó hoài vậy ông?
- Ừ! Tại ông thích thế.
- Ông không thích câu khác hở ông?
Lão Thân đưa tay vuốt chòm râu bạc, cười nhẹ:
- Những câu khác không hay bằng hai câu này.
Thằng Út vỗ tay:
- À, cháu biết rồi!
- Cái gì?
- Câu thơ nào có “rượu” là ông thích phải không?
Lão Thân tát yêu thằng Út một cái:
- Thằng ranh con! Nói tầm bậy nà. Hay là tự nó hay chứ đợi gì có rượu!
- Thế rượu Trung Sơn là rượu gì hở ông? Có quán nào là quán Trung Sơn không ông?
- Tầm bậy nữa, cháu còn nhỏ chẳng biết rượu Trung Sơn đâu.
- Thế ông có uống rồi hở? Rượu Trung Sơn ngon lắm hở ông?
Lão Thân co cả hai chân lên giường, ngồi như một ông đồ xưa. Thằng Út lại xích gần theo. Lão Thân giải thích:
- Rượu Trung Sơn là “thiên nhật tửu”, nấu ở đất Trung Sơn bên Tàu lận mà. Rượu đó uống vô thì say luôn một ngàn ngày, quên hết mọi chuyện, khi hết say rồi thì thấy mọi chuyện đều thay đổi.
- À… , nghĩa là… thí dụ như đang có đánh nhau, uống rượu vào say một ngàn ngày, khi tỉnh dậy… thấy hết đánh nhau hở ông?
- Giỏi đa! Thằng… nói đúng quá!
- Rượu hay thật, vậy nó có ngon hơn rượu đế hạng nhất không ông?
Lão Thân ngơ ngẩn:
- Tầm bậy nà! Ông… đâu có biết.
- Ủa! – Tới lượt thằng Út ngơ ngác – Vậy… sao ông rành thế?
Lão Thân bật cười:
- Có đâu mà uống! Ông cũng chưa thấy, chưa biết rượu đó nữa. Coi trong sách họ giảng sao thì mình hiểu vậy chứ!
- Ngộ há ông! Vậy ông có thích rượu đó không?
- Rượu Trung Sơn ấy à? Thích lắm chứ! Ông ước có ai mang cho ông một ít rượu đó để ông uống thử coi…
Đôi mắt lão mơ màng, lão nói nhỏ lại:
- Say đến ngàn ngày, tỉnh ra... hỏi đã thái bình chưa… Sướng há, “thằng chó con”!
- Dạ, sướng thiệt đó ông!
Thằng Út hay phụ họa vào với lão cho vui, chứ nó ít hiểu chuyện gì. Nó chỉ thấy lão Thân là một người có nhiều chuyện giấu trong lòng, mà nó là đứa được nghe những chuyện đó nhiều hơn mọi người. Nó chỉ thấy lão Thân không phải là một lão già say ngu ngơ như ai cũng tưởng. Nó hiểu lão Thân không “tầm thường” đâu. Bằng cớ là lão thuộc thơ, ngâm thơ, và cả giảng nghĩa thơ nữa. Nó mới học tới lớp bốn, chưa hiểu nhiều chuyện xa xôi. Nó chỉ mới biết say mê những đứa bằng tuổi nó được “truyền hình” – nó đi coi “ké” mà! – miệng chúng nói làu làu “Dạ thưa cô em xin dự thi với đề tài câu hỏi thường thức lớp bốn”.
Đối với nó, thuộc câu hỏi thường thức lớp bốn đã là một điều khó khăn rồi. Nó học rất kém, mặc dầu nó chẳng lười biếng gì cho lắm. Vậy mà lão Thân lại thuộc thơ như nằm lòng. Lão đã già mà nhớ dai vậy, thì chắc không phải là “tầm thường”. Lão biết cả chuyện rượu Trung Sơn bên Tàu, vậy là lão tài lắm. Nó thấy thương lão như thương ông ruột của nó. Bao nhiêu tình thương mất mát nhiều ở nó. Nó chỉ còn bà mẹ. Tự nhiên nó ao ước giá có rượu Trung Sơn, nó sẽ xin tiền má nó đi mua ngay cho lão uống. Lão uống rồi, say ngàn ngày… Khi lão tỉnh ra, nó sẽ hỏi lão trong khi say đó lão thấy gì, lão nghe gì… Chắc phải lạ lùng và thú vị lắm.
Bỗng nhiên Thằng Út nghe một tiếng thở dài. Nó ngẩng nhìn lão Thân. Căn buồng tối mờ mờ, nhưng nó cũng nhận ra đôi mắt của lão sáng long lanh. Lão quay người, ôm nó vào trong đôi cánh tay.
- Út à!
- Dạ?
- Cháu đi học, đi ra ngoài đường, ngoài chợ, có nghe “họ” nói cái gì không?
- Nói chuyện gì hở ông?
- Thì… họ có nói bao giờ hết đánh nhau không?
- Cháu đâu có nghe gì!
Như nhận ra sự lẩm cẩm của mình, lão Thân lại cúi đầu thở dài. Lão sống ở đây, trong khu xóm nhỏ bé, như một người mù. Lão chẳng biết những chuyện gì đang xảy ra, ngoài những tin tức nghe lỏm được. Chỉ có một điều lão biết rõ ràng nhất: đó là chiến tranh vẫn còn. Lão chờ đợi, lão trông mong ngày bình yên. Lão nghĩ đến quê lão, làng lão, con lão… luôn luôn trong đầu. Chẳng ai bàn chuyện gì với lão. Thư từ chưa đến tay lão một lần. Cuộc sống của lão cô độc, nhạt nhẽo quá! Đến nỗi bây giờ lão đâm ra vớ vẩn hỏi cả thằng bé con như thằng Út. Mà nó có biết gì hơn lão đâu! Nó hồn nhiên, hồn nhiên ngay đến những lúc chạy loạn, trốn hỏa tiễn… Nó chỉ thích nghe kể chuyện – bất cứ chuyện gì, thích đi coi “ké” truyền hình để rồi ước mơ được đi dự thi với đề tài câu hỏi thường thức lớp bốn, và nó chỉ thích đi mua rượu cho lão uống – cái thói quen thật dễ thương của thằng bé. Giá mà thằng con của lão đang ở bên lão như thằng Út nhỉ! Lão thấy nhớ con của lão quá chừng!
Có tiếng thím Hai gọi trước cửa. Thằng Út rời lão, chạy ra ngoài. Lão Thân cũng cảm thấy mi mắt nặng trĩu, có lẽ vì uống rượu khá nhiều. Lão ngả người nằm xuống giường. Ở nhà ngoài vang lên tiếng dọn dẹp bàn ghế, tiếng cất gánh, tiếng dựng chổi… Và một chốc sau, lão nghe tiếng vo gạo sột soạt của thằng Út ở sau hè.
*
Lão mới nhắm mắt được một chút, chợt nghe tiếng thằng Út reo to trước nhà:
- Ông ơi! Ông ơi! Có thơ của ông!
Lão ngồi bật dậy. Cái gì? Thơ của lão! Ai gửi cho lão? Thằng Út chạy vào buồng. Nó giơ tay lên: một phong thư. Lão vẫn trố mắt nhìn. Thằng Út kêu lên:
- Ông phát thơ đến bỏ thơ ở nhà cũ của ông. Thằng con bà chủ nhà đưa lại cho cháu.
Lão vẫn ngạc nhiên:
- Mà của ai đó?
Thằng Út đọc ở góc trái đầu phong bì:
- Người gởi: Trần Văn Tiên, Quảng Trị.
Lão Thân bỗng run lập cập. Giọng lão xúc động:
- Thằng Tiên… thằng Tiên hả?
- Ai vậy ông?
- Thằng Tiên… Cháu không nhớ sao? Thằng con của ông…
Thằng Út cũng la lên, vui lây. Lão Thân giật cái thư, tay run run cầm đưa ngang lên tầm mắt nhập nhèm. Hàng chữ mờ mờ trước mắt lão. Lão nhớ rằng mình đã làm mất cặp kính từ hồi nào. Lão chẳng thấy chữ gì rõ ràng. Lão chỉ thấy những hàng chữ mực xanh thân yêu của thằng con lão. Ngắm đã, lão đưa cái thư cho thằng Út:
- Đâu cháu đọc giùm ông, coi nó viết cái gì đó.
Rồi trong khi thằng Út xé phong bì, lão cứ lẩm bẩm:
- Chao ơi! Thằng Tiên… thằng con của tôi…
- “Kính thưa ba má,
“Con xin ba má tha tội cho con, vì mấy năm nay con không viết thư thăm ba má. Con thật có lỗi với ba má biết bao nhiêu. Nhưng để con sẽ nói lý do sau. Điều trước hết con muốn biết là ba má ở trong Sài Gòn có bình an và mạnh khỏe không. Ba giờ còn đi làm không? Còn má nhận nuôi con nít có khá không?...”
Lão Thân ngắt lời:
- Tội nghiệp thằng con tôi! Nó vẫn không hay biết gì. Nó đâu có biết má nó chết, ba nó ăn nhờ ở tạm như vầy. Khổ chưa! Mấy năm rồi chứ!... Đâu, đọc tiếp coi Út!
- “Kính thưa ba má, về phần con cũng rắc rối lắm! Sở dĩ mấy lâu nay con không có tin gì cho ba má là bởi vì ngoài xứ mình đánh nhau liên miên. Nhà của bác cháy rụi cả. Bác đem các anh các chị và con di tản vào Quảng Nam, rồi Quảng Ngãi. Ở đâu cũng không yên. Con phải lo lắng việc nhà cửa với bác, phần phải chạy nay đây mai đó nên con không liên lạc được gì với ba má. Nhiều lúc con cầm viết lên sắp viết thì phải buông xuống mà chạy tránh đạn. Khổ lắm ba má ạ.”
- Tội nghiệp con tôi chưa!
- “Chạy mãi mà cũng không yên, bác lại quyết định về lại làng. Ngày về chẳng còn thấy gì hết ba má ơi! Làng ta thành bình địa cả rồi! Bác với tụi con lo dựng lại nhà cửa. Xong rồi con lại phải tìm việc đi làm giúp bác. Không lúc nào con rảnh rang. Con thương bác lắm nên con gắng làm thật nhiều để đỡ cho bác gánh nặng. Nhiều khi con quên bẵng ba má ở trong đó. Con thật có lỗi vô cùng. Xin ba má đừng trách con, vì sống ở ngoài này mãi rồi con người mất đi sự bình thường. Có người sau trận chiến trở nên ngớ ngẩn, không khóc không cười gì được, cứ lặng lẽ như một cái bóng cả ngày. Con của ba má không đến nỗi như vậy, nhưng cũng đã hơi đãng trí rồi. Con vẫn mạnh khỏe và dẻo dai lắm, vì con làm việc tay chân nhiều nên ít ốm đau, con tin để ba má mừng….”
- Ai mà trách thằng con có hiếu như vậy được phải không Út? – Lão Thân nói trong khi mắt vẫn nhìn lá thư chăm chú.
- Dạ, anh ấy viết thư hay ghê há ông!
- Tao thương nó quá!!!... Đọc tiếp đi con!
- “Chết! Con thật đãng trí vô cùng. Có một cái tin thật vui, thật quan trọng mà con quên không nói, giờ mới nhớ ra. Thưa ba má, tin vui lắm! Con tình nguyện vào quân đội, họ chấp thuận rồi. Con sắp vào Sài Gòn để trình diện và học tập. Và, vui lắm ba má ơi, con vô thăm ba má…”
- Hả? Cái gì?... Nó vô đây?
- Dạ, anh ấy vô thăm ông – Thằng Út hân hoan.
Lão Thân mừng ríu cả lưỡi. Thằng con lão sắp vào thăm lão? Trời ơi! Vui quá! Bất ngờ quá!
- Rồi làm sao nữa, Út?
- “Con sợ đường sá trong Sài Gòn lắm! Có khó tìm nhà không hở ba má? Mà chẳng sao, con là con trai mà, con sắp đi lính rồi, con sợ làm chi? Con sẽ hỏi người ta chỉ đường vậy. Con tưởng tượng khi gặp lại ba má, mừng biết bao nhiêu! Ngày xa ba má, con còn bé chút xíu. Bây giờ con khá lớn, ba má lại đã già. Con thương ba má ghê! Chắc chắn ngày mồng một tháng hai con sẽ đến Sài Gòn. Ba má nhớ chờ con ba má nhé! Thôi vài hàng vắn tắt thăm ba má, con mong ngày vô Sài Gòn lắm! Lúc gặp ba má, con sẽ kể chuyện ngoài này cho ba má nghe thiệt nhiều. Để con sẽ ghé chỗ nào bán rượu ngon mua cho ba một chai và mua cho má ít gói mè xửng. Ngoài này tan tành hết nhưng con nhất định tìm vài thứ quà xứ mình đem vô ba má. Cầu xin ba má mạnh giỏi luôn con mừng. Con của ba má. Tiên”.
- Hết rồi hả con?
- Dạ hết rồi ông.
Lão Thân cầm lấy lá thư, bàn tay vuốt ve trên trang giấy như đang vuốt ve đứa con yêu của lão. Chao ôi! Lão mừng quá! Đứa con cưng đáng thương của lão sắp vào đây. Lão sắp được gặp mặt nó. Lão chưa hết xúc động đã nghe thằng Út la lên:
- Í, ông ơi! Hôm nay ngày mồng một tháng hai ông ơi!
Trời ơi! Lão nghe tim lão đập thật nhanh, thật mạnh… Sự việc bất ngờ quá! Lão lặng người. Mồng một tháng hai! Ngày con lão vào đây với lão. Ngày hôm nay ư??? Lão nhìn quanh căn buồng. Lão nhìn thằng Út. Lão nhìn bàn tay lão, nhìn lá thư của con lão… Lão không biết nói gì. Thằng Út nhìn lão, đợi chờ… Chưa bao giờ, kể từ sau khi vợ bác chết tới nay, lão xúc động mạnh mẽ như vậy. Gặp lại con trai lão! Gặp ngay hôm nay! Lá thư thương mến của con lão! Gương mặt của nó, hình hài của nó… Hôm nay lão sẽ thấy lại nó sao? Trời còn thương lão ư???
Lão bần thần gọi:
- Út ơi!
- Dạ, chi ông?
Lão trở nên ngớ ngẩn như say rượu:
- Làm sao? Làm sao hả Út?
Thằng Út buồn cười quá! Nó lắc đầu:
- Làm cái gì hở ông?
Hai ông cháu ngó nhau. Rồi bỗng cả hai cùng rộ lên cười. Lão Thân siết vai thằng Út, cười khoái trá. Tiếng cười của lão nghe hân hoan hơn bao giờ hết, nghe ròn rã vang dội cả căn nhà.
Và thằng Út đã nghĩ ra phải làm gì. Nó bảo:
- Cháu biết rồi ông ơi! Làm gì ông biết không?
- Cái gì? Mày nói cho ông nghe coi.
- Mua món nhậu về đãi anh Tiên.
Lão Thân vỗ tay “đét” một cái, thích thú:
- Ừ, giỏi đa! Mua món nhậu! Mua cái gì?
- Cháu mua đậu phọng chà, đậu phọng da cá, khô mực, khô cá…
- Cả rượu nữa chứ!
- Dạ. Ủa, mà anh ấy có uống rượu không ông?
- Chẳng biết nữa, nhưng đã có ông uống mà!
Lão Thân giở tấm chiếu lên: một gói giấy nhỏ bên dưới. Lão cẩn thận mở ra. Thằng Út thấy những đồng bạc lẻ trong đó: tiền của lão để dành khi có ai cho. Lão tẩn mẩn đếm từng đồng, rồi trao cả cho thằng Út:
- Đây, cháu giữ lấy, chút nữa ra mua dùm ông nghen!
- Đi bây giờ nghen ông! Kẻo anh ấy vô bất ngờ đó.
- Ừ đi bây giờ đi.
Thằng Út nhanh nhẹn chạy ra. Nó còn cố ngoái lại:
- Mua cá khô, mực khô, đậu phọng há ông!
- Ừ, nhớ cả rượu nhé!
Thằng Út ráng nói đùa thêm:
- Rượu Trung Sơn hở ông?
- Ấy đừng! Ông chả thích rượu ấy nữa.
Bóng thằng Út khuất dần. Lão Thân quay vào, nói một mình:
- Uống rượu Trung Sơn, say ngàn ngày, làm sao gặp con, hở???
*
Lũ trẻ vây quanh người phát điện tín, lúc ấy đang càu nhàu:
- Sao lại không có tên này? Thế nghĩa là sao?
Thằng Út rẽ đám đông, lại gần người ấy. Một đứa trẻ bảo nó:
- Mày về kêu ông già Thân ra nhận điện tín. Của ổng kìa!
- Cái gì? Điện tín hở?
Thằng Út nói với người nhân viên bưu điện:
- Ông chờ chút nhé ông.
Rồi nó chạy vào nhà, gọi lão Thân. Lão đang ngồi trong buồng, trước “tiệc rượu” của lão. Đó là cái ghế đẩu thấp mượn của thím Hai, trên có bày một đĩa đậu phọng, một đĩa khô mực và một chai rượu. Lão đã ngồi như thế từ nãy, sau khi cùng thằng Út dọn dẹp bớt những vật thừa thãi và bày “tiệc” chờ con của lão. Nghe nói có điện tín, lão vội vã đi ra với thằng Út. Lão đến trước căn nhà của vợ chồng lão trước kia. Lão hỏi người phát điện tín:
- Của tôi hả ông?
- Ông là Trần văn Thân phải không?
- Phải.
- Ông ký tên để nhận điện tín.
Lão Thân hí hoáy ký tên. Người nhân viên bưu điện, sau khi trao bức điện tín cho lão rồi, leo lên xe đạp, càu nhàu:
- Tụi trẻ nít ấm ớ, thiệt ghét!
Lão Thân cầm bức điện tín trên tay, thắc mắc:
- Của ai vậy kìa?.. Đâu Út mày đọc coi thử.
Thằng Út lật ngang, lật dọc bức điện tín, tìm tên người gửi. Trước giờ có khi nào nó đọc loại này đâu! Có, có chứ! Có độc một lần thôi, cái bức điện tín duy nhất trong thời ấu thơ của nó, mang đau thương đến cho nó, cho mẹ nó. Mà lần đó nó cũng chưa đọc kịp, mẹ nó đã giật lấy đọc trước, đọc vội vã, để rồi mẹ nó vật người, chết lịm. Bức điện tín báo tin ba nó tử trận!... Nó vẫn chưa bao giờ cầm lại bức điện tín quái ác đó để đọc xem những chữ trong ấy ghê gớm đến đâu, mà hiện giờ vẫn còn nằm trong lư hương trên bàn thờ ba nó. Và nó cũng chưa bao giờ nhận, hay đọc một bức điện tín nào khác nữa. Nó vẫn có cái ám ảnh là tất cả mọi bức điện tín đều ghê sợ. Thế nên, cầm bức điện tín gửi cho lão Thân trên tay, nó lại nghĩ đến điều ám ảnh đó. Tự nhiên nó nghe người nó ghê ghê…
Rốt cuộc, nó đã tìm thấy dòng chữ nó muốn tìm. Nó đọc:
- Trần Tùy, số…đường… Quảng Trị.
- Là bác thằng Tiên! – Lão Thân kêu lên.
Thằng Út lật vào trong. Những chữ đánh máy có dấu kỳ lạ khó coi, khó hiểu. Nó mò mẫm một lát mới đọc được từng chữ:
- “Thằng… Tiên… trúng… đạn… chết. Tôi… đã… chôn”
Gai ốc bỗng nổi lên khắp người thằng Út. Nó nghe lão Thân hỏi nó, giọng kinh hoàng:
- Cái gì??? Mày đọc… cái gì vậy Út?.. Mày…
Thằng Út quay lại. Nó toan nói, thì lão Thân đã lầm lũi đi thật nhanh vào ngõ hẻm tối. Nó tựa lưng vào một thân cây, bàn tay cầm bức điện tín như sắp buông rơi. Nó không dám đi theo lão Thân. Nó nghe đầu tê tê, và mũi cay lạ lùng.
“Cái gì???”, câu nói của lão Thân như vang, như đập trong màng tai nó. Con của lão Thân đã chết? Con lão bị trúng đạn chết, đã chôn! Thật thế ư? Và… thật nhanh, thật rõ ràng, mâm “tiệc” của lão Thân hiện ra trong đầu nó. Khô mực, đậu phọng, chính nó đi mua mà! Chai rượu cũng chính nó chọn mà! Khô mực có thơm không? Đậu phọng có dòn không? Rượu có ngon không? Mà anh ấy chết rồi!!!
Từ buổi trưa, hai ông cháu lui cui dọn từng cọng rác, quét từng mạng nhện, sắp xếp để căn buồng gọn ghẽ lại. Chính nó đã chống cánh cửa sổ lên cho căn buồng khỏi tối tăm như trước. Lão Thân vừa dọn giường, vừa ngâm thơ vui. Tin mừng đến bất ngờ quá, khiến lão không biết làm gì. Lão hỏi thằng Út quáng cả lên: “Bàn đâu? dọn làm sao? Cháu đi đón ngoài ngõ nhé! Ông ngồi chờ, khi nó vô ông “hù” nó nhé! Chắc nó tìm tới nhà cũ của ông há! Nó sẽ ngạc nhiên lắm há! Rồi ông nói rằng má nó chết làm sao, chắc nó sẽ khóc nhỉ! Tối cháu vô trong này nói chuyện với ông, với nó nghen! Mai cháu bắt anh cháu dẫn nó đi xi-nê nghen!”
Út đã “cúp cua” một buổi để phụ giúp lão, má nó cũng không rầy. Má nó cũng vui lắm, hứa mai sẽ đãi anh ấy một bữa mì. Suốt buổi chiều lão Thân cứ đi vào, đi ra, nóng cả ruột. “Chẳng biết nó đi bằng gì nhỉ? Tới đây mấy giờ? Nó tìm nhà có được không? Khéo nó lại lạc đường! Út mày đi ra chỗ nhà cũ của ông đứng chờ coi có ai tới hỏi thì đúng là nó!” Và thằng Út đã đi ra, nó đã gặp người phát điện tín…
Tia nắng chót còn cố vương trên cành cây, đậu một chút xuống mái tóc bụi bặm của thằng Út. Bức điện tín màu xanh thúc thủ giữa mấy ngón tay hờ hững của thằng bé, thật vô duyên. Cùng trong một ngày, một lá thư và một bức điện tín mang hai tin vui – buồn đến cho lão Thân. Thằng Út muốn quăng nó đi, nhưng mấy ngón tay của nó vẫn giữ lại. Nó thấy nghẹn ngào ở cổ làm sao!
Nó thất thểu đi về nhà. Ngõ hẻm tối sầm. Nhà của nó cũng tối sầm. Chung quanh nó lạnh lẽo kỳ lạ. Nó nhìn những sợi khói mỏng trên bát nhang giữa bàn thờ của ba nó đang vươn lên. Gương mặt ba nó buồn buồn. Khắp cả nhà đều buồn buồn. Nó muốn đá hất cái ghế, cái chổi cho cái không khí ghê ghê này tan đi. Nhưng nó sợ, nó sợ làm rộn lão Thân. Tự nhiên nó e dè sợ sệt như ngày đầu tiên đi học. Ngày đó nó sợ thầy giáo. Bây giờ nó sợ gặp lão Thân, nó lại chẳng dám bước vào buồng. Không nghe một tiếng động nào, nó nhè nhẹ dón chân vào.
Trên chiếc giường cũ nát, trước “tiệc rượu”, lão Thân ngồi gục đầu như một pho tượng đồng đen. Mặt lão giấu sau đôi bàn tay khô đét. Không một tiếng khóc. Không một lời nói. “Tiệc rượu” vẫn nguyên vẹn và trang nghiêm đợi chờ. Thằng Út đứng tần ngần một phút, và nó lại quay lưng rón rén đi ra. Nhưng tiếng lão Thân gọi giật nó lại:
- Út ơi!
- Dạ, chi ông?
- Lại đây, con!
Thằng Út tiến lại phía lão. Lão nhoài người ôm siết thằng bé trong tay. Mắt lão ngó đăm đăm vào khoảng không. Tiếng nói như thoát ra khỏi cổ họng một cách khó khăn:
- Chút cháu đem mấy thứ kia ra ngoài, để chai rượu lại cho ông thôi.
- Dạ!
- Ông uống, rồi ông lại ngâm thơ cho mày nghe…
Sau khi nốc hết chai rượu, lão Thân nằm vật ra giường, thở dài. Thằng Út hết chịu đựng nổi, nước mắt nó tuôn ra. Nó khóc dùm cho lão. Căn buồng tối om, lão không hề biết nó khóc. Khề khà, lão lại ngân nga câu thơ buồn:
-“Có rượu… ư… Trung Sơn… cho lũ… tớ… ư…
Tỉnh… ra…ư… hỏi đã… thái bình… ư… chưa?”
Giọng lão kéo dài ra, chua xót. Thằng Út thấy thương lão vô cùng…
NGUYỄN THỊ MỸ THANH
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 105, ra ngày 1-5-1969)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020
BUỒN TỦI - Tê Tê
TY
Mấy
bữa ni Ty buồn chi lạ. Răng mỗi khi nghĩ tới là Ty cứ muốn khóc. Cách
đây một tháng, chị Tâm của Ty đi với đoàn S.V. về Bình Dương cứu trợ nạn
nhân chiến cuộc, rồi không hiểu răng đó, chị về nhỏ nhẻ xin với ba mạ
nuôi một trẻ mồ côi cha mẹ. Ba mạ bằng lòng và viết giấy bảo lãnh, từ đó
có con bé dễ thương mà cũng dễ ghét chi lạ về ở nhà Ty, chia sẻ bao
nhiêu tình thương của ba mạ vì con bé đó cũng trạc tuổi Ty thôi.
Ty
buồn không phải không có nguyên do mô, cũng tại vì con bé đó đó! À, Ty
chưa kể tên con bé đó hỉ, nói nhỏ nhỏ nghe: tên Trần Ngọc Huyền Lai. Cái
tên hay hay mà cũng hơi kỳ... cục hỉ, răng không Trần Ngọc Lài hoặc
Trần Ngọc Huyền Lan đi hí! Thôi để mai mốt Ty hỏi con bé ấy răng có tên
đó, nhưng... Ty ghét con bé tên "kỳ cục" đó lắm! Ty không thèm hỏi hắn
mô, hắn giành của Ty biết bao nhiêu là mật ngọt, thương yêu mà Ty có và
có từ khi lọt lòng mạ. Ngày trước, mỗi khi đi học về, ba mạ hay ôm Ty
vào lòng vuốt tóc, mà bây chừ có con bé đó, Ty chỉ được ba mạ vuốt tóc
thôi vì ba mạ còn bận ôm "hắn ta" vào lòng. Ty buồn thiệt là buồn! Cả
anh Châu nữa, ngày trước anh hay chở Ty đi Sàigòn dạo phố, mua sắm cho
Ty những gì Ty thích, rứa mà chừ có con bé đó, anh chỉ chở mình "hắn ta"
tê tề, bỏ Ty ở nhà muốn khóc mà răng nước mắt trốn mô hết không chảy
thành ra Ty đành cắn môi nén lệ vậy! Còn chị Tâm nữa, chị ni "ác" gấp
nghìn lần anh Châu đối với Ty. Hôm đó, Ty lỡ tay làm bể lọ hoa hồng của
chị, chị không tiếc lời la mắng, anh Châu cũng xía vô mấy câu làm Ty tủi
thân đứng khóc sụt sịt một mình.
Trưa
ấy, chị Tâm còn đem chuyện méc với ba mạ và Ty bị la thêm một trận làm
Ty tủi ơi là tủi! Con bé tên Lai thì cứ nhìn Ty với đôi mắt thiện cảm,
có lẽ hắn muốn làm quen với Ty chắc, nhưng còn lâu Ty mới bồ bịch với
hắn. Bi chừ Ty thù hắn ta thiệt nhiều nữa là khác mà ở đó chơi với quen!
Bởi con bé đó mà Ty bị cả nhà "hất hủi", ba mạ đã hết thương yêu Ty,
anh Châu, chị Tâm đã hết săn sóc, nưng niu Ty. Ngày xưa, chị Tâm hay về
phe Ty mỗi lần Ty bị anh Châu chọc là: "Tên chi lọa, Nguyễn Trầm Tý Ty,
cứ y như chuột con tề". Phe ta cũng không vừa, bên cạnh có chị Tâm cổ
võ, Ty chu môi:
-
Làm như tên hay quá mà chọc người ta, Châu! Trâu với Tâu cùng một thứ
hè. Con Tâu tắng nhà ai teo tòn ten tước cửa, nó ăn no cái bụng tòn như
cái ống te. Hi hi!!!...
Chị
Tâm còn bồi thêm mấy câu làm Ty khoái chí tử cứ cười toe toét. Rứa mà
hư... ừm, chừ đây một mình Ty đơn thân độc mã "chiến đấu" với bao "khó
nguy" không có ai đồng minh. Cả nhà đã hất hủi Ty thì Ty còn sống ở đời
làm chi nữa hỉ, phải rồi, Ty phải "tự tử" mới được! Hai tiếng ấy, Ty
nghe ghê ghê làm răng ấy nhưng nghĩ tới khuôn mặt của con bé tên Lai là
Ty muốn từ giã cõi đời càng sớm càng tốt!? Ty lấy giấy viết hí hoáy:
Kính thưa ba mạ, anh Châu cùng chị Tâm
Ty biết khi thư nầy đến tay ba mạ cùng anh chị Châu, Tâm thì hồn Ty đã về "bên kia thế giới" – Ty bắt chước cải lương trên ti vi đó –
Ty biết, Ty "ra đi" là mang tội với Chúa Mẹ, với ba mạ và anh chị.
Nhưng vì Ty thấy Ty không còn cần thiết chi cả với ba mạ và anh chị
trong gia đình ni vì ba mạ và anh chị đã có "bé cưng Lai" rồi hỉ?!
Đến đây thì thư cũng đã "quá dài", ba mạ và anh chị cho Ty được dừng bút nơi ni.
Nay kính
Con của ba mạ và em của anh chị
Nguyễn Trầm Tý Ty.
Ty
gấp tư lá thư lại bỏ vào túi áo, đợi tới tối sẽ thi hành ý định, trí óc
Ty tưởng tượng lúc sáng dậy, cả nhà sẽ đổ vào phòng Ty vì thấy Ty vắng
mặt ở phòng ăn quá giờ. Với bức thư tuyệt mệnh và xác Ty nằm đó, cả nhà
sẽ hối hận việc đã làm Ty buồn, lúc đó... hic hic, Ty nghĩ đến mà cảm
động nhưng càng muốn tiến tới cái chết mau hơn!???
Có
tiếng mạ gọi ở phòng ăn, đồng hồ trong phòng khách cũng vừa bing bong
gõ 12 tiếng. Ty chỉ còn 10 tiếng nữa thôi để nhìn mặt cả nhà, giây phút
chia ly răng buồn rứa!...
LAI
Ngày mới về đây bé thấy thật bỡ ngỡ, tuy ba má nuôi của bé thương yêu, anh chị săn sóc nhưng bé cứ thấy ngại ngùng làm sao ấy!
Từ
khi mẹ bé mất vì bị pháo kích ở Bình Long, bé thấy mình thiếu thốn thật
nhiều tình mẫu tử thiêng liêng mà mà suốt cuộc đời, bé không tìm lại
được. Năm lên ba tuổi, bé đã mất cha, ngày ấy ngây thơ, bé chỉ biết khóc
khi thấy mẹ khóc, cho đến sau nầy khi thêm tuổi lớn khôn, bé mới biết
điều ấy là bất hạnh. Chiến tranh đã cướp mất nguồn thương yêu của bé, họ
hàng cách biệt, nhà cửa cháy tiêu tan, một mình bé chạy loạn, may nhờ
mấy ông lính bồng lên xe đem bé tới luôn trại tạm cư Bình Dương, đúng
lúc ấy có đoàn cứu trợ tới, thấy bé bơ vơ một chị đứng ra xin bảo lãnh
và từ ấy, bé có cuộc sống mới.
Về
đây có ba má nuôi thương yêu nhưng bé thấy hình như mình bị ghét lắm
bởi cô bé út, con ba má nuôi của bé. Tên cô ta là gì nào, hình như Tí Ti
hay Ti Ti gì đó mà bé cũng không được rõ lắm. Nghe tên cô bé ấy ngồ ngộ
há, cũng như tên bé hơi kỳ kỳ. Nghe mẹ kể, ngày xưa ba làm giấy khai
sanh, đặt tên cho bé là Trần Ngọc Huyền Lan nhưng rồi không hiểu sao đó
mà chữ Lan lại thành chữ Lai, từ ấy bé có cái tên mà ba mẹ không đặt
tới. Phần bé là như vậy rồi nhưng còn Tí Ti, Ti Ti kia bé phải hỏi cho
ra lẽ mới được. Nhưng... cô bé kia ghét Lai rồi làm sao mà hỏi đây, có
lần bé định lại gần làm quen nhưng vừa thấy mặt bé thì "cô kia" đã
ngoảnh mặt đi không thèm nhìn. Thôi, bé đành an phận vậy, "người ta"
ghét mình thì mình biết làm sao bây giờ, bé buồn quá, buồn quá...
ANH CHÂU
Con
bé Ty thiệt kỳ, hắn chuyên môn tránh bé Lai hay lúc nói chuyện, hắn
không khi mô mở miệng nói với bé Lai một lời, dù là một thôi! Có lẽ con
bé ganh với bé Lai chắc, nhưng suy đi nghĩ lại, bé Lai có làm chi mô mà
Ty nhà ta ganh ghét hỉ? Hôm chủ nhật tuần rồi, mình rủ hai đứa đi xi nê,
mới nghe qua Ty ta có vẻ thích lắm nhưng khi trông thấy bé Lai thay áo
đứng đợi ở phòng khách, hắn ta vùng vằng không thèm đi nữa, thế là mình
dẫn bé Lai đi vậy nhưng cái mặt nhăn nhó của con bé Ty làm mình không
yên bụng tí mô cả. Bé Lai thấy Ty không đi cũng xin ở nhà luôn nhưng
mình không theo ý con bé vì không muốn con bé tủi thân hay mặc cảm điều
gì. Mình khó xử ghê lắm, nguyên do cũng tại con bé Ty, hắn ganh ghét đủ
điều khi có mặt vé Lai trong nhà. Chị Tâm ngày trước chiều Ty ta ghê lắm
mà bi chừ cũng "ngán" luôn! Không phải kể xấu em mình chứ con bé Ty
được cưng chiều từ nhỏ thành ra hắn ta "kênh kiệu" lắm lắm. Bé lai dễ
thương như rứa mà hắn ghét thì không hiểu tim hắn bằng sắt hay chi nữa?
Suỵt!
Từ phòng mình nhìn ra đối diện với tủ thuốc, Ty ta đang rón rén kiếm
vật chi đây, hắn hành động có vẻ mờ ám quá phải theo dõi ngay mới xong.
Chà chà, hắn lôi ở góc tủ ra một ống thuốc "Ốp-ta-li-đông" để làm chi
vậy hỉ? Thôi rồi, điệu ni dám mợ Ty ta tự tử cũng không chừng. Phải báo
gấp tin "sốt dẻo" ni cho ba mạ ngay mới được, cả chị Tâm nữa, Ty nhà ta
gan to quá rồi!
- Ty lại ba biểu.
- Hic hic... dạ... hic... hic...
- Răng con dại rứa hỉ, răng con muốn tự tử?
- Da... hic, hic... hic...
Ba mạ ngồi trên salon chung quanh là chị Tâm, anh Châu và bé Lai với hai mắt nai ngơ ngác đang nhìn Ty đứng cạnh ba thút thít khóc. Đồng hồ treo tường như cũng thông cảm với mọi người nên đánh tíc tắc thật nhỏ và hai cây kim cùng lượt chỉ vào số 9.
Mạ lên tiếng đánh tan sự im lặng khó thở:
- Ty con, răng không trả lời ba hỉ, làm răng con muốn tự tử.
Giọng chị Tâm thật nhẹ tiếp lời mạ:
- Ty cứ nói thiệt đi, ba mạ không la cưng mô.
Lúc này, như hết đàn nén nổi, Ty òa khóc, há chiếc miệng thật to có mấy cái răng sâu "ẩn dật" trong ấy:
- Hu, hu... u... tại, hic... tại ba mạ hic... không thương con... tại, hic... anh chị hất hủi, hic... Ty.
Ba cười nhẹ vuốt tóc Ty:
- Con cái dại chi mà dại rứa, cha mẹ ai lại ghét con cái bao giờ, anh chị mô mà hất hủi em chớ!
Ty khóc ấm ức:
- Hic, mà răng... răng...
Anh Châu nãy giờ im lặng bỗng lên tiếng:
- Anh biết tại răng Ty nói cả nhà hất hủi rồi.
Nhìn thẳng vào Ty, anh tiếp:
- Có phải mỗi lần ba mạ hay chị Tâm với anh săn sóc bé Lai rồi Ty nói cả nhà ghét bỏ Ty, không thương Ty nữa phải không?
Trúng ngay tim đen nên Ty ấp úng:
- Tại... ba mạ ôm bé Lai vô lòng mà không ôm Ty, anh chị dẫn lai đi chơi mà không dắt Ty làm chi.
Anh Châu phá lên cười nắc nẻ:
- Hô, hô, lỗi ấy do ai? Có phải tại Ty không?
- ...
- Có phải mỗi khi đi học về, Ty thấy bé Lai lại gần để thưa ba mạ thì Ty tránh xa, thấy bé Lai đi chơi với anh thì Ty không thèm, vùng vằng đòi ở nhà?
- ...
- Ty thấy cái giận của Ty vô lý chưa?
Nói xong, anh Châu ngả người ra ghế chờ đợi một phản ứng của Ty, nhưng vẫn hoàn toàn im lặng.
Ba ôn tồn:
- Đừng tra hỏi nhau nữa, nghe ba nói đây nì. Tại Ty nghĩ rứa chớ ai mà lại không thương Ty nhưng chừ ba khuyên Ty đừng ghét bé Lai nữa hỉ. Ba mạ với anh chị thương Ty răng thì đối với bé Lai cũng rứa thôi, ba mạ không muốn cho Ty buồn hay Lai tủi chi cả, chừ Ty còn muốn tự tử nữa không nì?
Ty cười bẽn lẽn cúi đầu liếc mắt nhìn Lai đang ở tay ba, tay trái ngược với Ty đang ở trong ba bên phải.
Giọng ba hiền hòa:
- Ty xem ti vi hàng ngày chắc thấy nước mình chiến tranh và dân mình chạy loạn khốn khổ đủ điều hỉ! Ty ở đây an lành, vui sướng mô biết họ khốn khổ tới mực nào. Rồi chừ có chuyện nhỏ xíu đó mà Ty cũng làm ra lớn thì tội ni đáng đánh đòn lắm.
Ty run run:
- Thưa ba, con lỡ dại một lần xin ba tha cho.
- Nói rứa chứ ai nỡ đánh Ty hỉ!
Quay sang Lai ba tiếp:
- Lai có buồn Ty không?
Lai cười để lộ chiếc răng khểnh thật có duyên, rụt rè nói:
- Con chỉ sợ chị Ty buồn con thôi.
Ty mạnh dạn:
- Không có mô, Ty không buồn Lai mô, Ty... thôi, chừ mình bồ với nhau hỉ.
Cả nhà cười rộ lên làm Ty mắc cỡ hết sức nhưng Ty cũng được an ủi phần nào bởi Lai đã lên tiếng:
- Ừ, chị Ty bồ với Lai nghe.
Giọng mạ êm êm:
- Hai đứa hòa bình rồi hỉ, chừ bắt tay ngay đi.
Anh Châu hích hích cái mũi trông thật dễ ghét:
- Hòa bình đã về trong bộ lạc của chúng ta.
Chị Tâm nháy mắt với Lai:
- Lai nhớ bắt tay Ty thiệt mạnh nghe.
Trong tiếng cười chọc phá của anh Châu và chị Tâm Ty thấy ấm áp lạ thường, một niềm vui rộn ràng nào đó đã về trong Ty, về trong mái nhà êm ấm...
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 184, ra ngày 1-9-1972)
Nguồn :https://tuoihoandmore.blogspot.com
*
- Ty lại ba biểu.
- Hic hic... dạ... hic... hic...
- Răng con dại rứa hỉ, răng con muốn tự tử?
- Da... hic, hic... hic...
Ba mạ ngồi trên salon chung quanh là chị Tâm, anh Châu và bé Lai với hai mắt nai ngơ ngác đang nhìn Ty đứng cạnh ba thút thít khóc. Đồng hồ treo tường như cũng thông cảm với mọi người nên đánh tíc tắc thật nhỏ và hai cây kim cùng lượt chỉ vào số 9.
Mạ lên tiếng đánh tan sự im lặng khó thở:
- Ty con, răng không trả lời ba hỉ, làm răng con muốn tự tử.
Giọng chị Tâm thật nhẹ tiếp lời mạ:
- Ty cứ nói thiệt đi, ba mạ không la cưng mô.
Lúc này, như hết đàn nén nổi, Ty òa khóc, há chiếc miệng thật to có mấy cái răng sâu "ẩn dật" trong ấy:
- Hu, hu... u... tại, hic... tại ba mạ hic... không thương con... tại, hic... anh chị hất hủi, hic... Ty.
Ba cười nhẹ vuốt tóc Ty:
- Con cái dại chi mà dại rứa, cha mẹ ai lại ghét con cái bao giờ, anh chị mô mà hất hủi em chớ!
Ty khóc ấm ức:
- Hic, mà răng... răng...
Anh Châu nãy giờ im lặng bỗng lên tiếng:
- Anh biết tại răng Ty nói cả nhà hất hủi rồi.
Nhìn thẳng vào Ty, anh tiếp:
- Có phải mỗi lần ba mạ hay chị Tâm với anh săn sóc bé Lai rồi Ty nói cả nhà ghét bỏ Ty, không thương Ty nữa phải không?
Trúng ngay tim đen nên Ty ấp úng:
- Tại... ba mạ ôm bé Lai vô lòng mà không ôm Ty, anh chị dẫn lai đi chơi mà không dắt Ty làm chi.
Anh Châu phá lên cười nắc nẻ:
- Hô, hô, lỗi ấy do ai? Có phải tại Ty không?
- ...
- Có phải mỗi khi đi học về, Ty thấy bé Lai lại gần để thưa ba mạ thì Ty tránh xa, thấy bé Lai đi chơi với anh thì Ty không thèm, vùng vằng đòi ở nhà?
- ...
- Ty thấy cái giận của Ty vô lý chưa?
Nói xong, anh Châu ngả người ra ghế chờ đợi một phản ứng của Ty, nhưng vẫn hoàn toàn im lặng.
Ba ôn tồn:
- Đừng tra hỏi nhau nữa, nghe ba nói đây nì. Tại Ty nghĩ rứa chớ ai mà lại không thương Ty nhưng chừ ba khuyên Ty đừng ghét bé Lai nữa hỉ. Ba mạ với anh chị thương Ty răng thì đối với bé Lai cũng rứa thôi, ba mạ không muốn cho Ty buồn hay Lai tủi chi cả, chừ Ty còn muốn tự tử nữa không nì?
Ty cười bẽn lẽn cúi đầu liếc mắt nhìn Lai đang ở tay ba, tay trái ngược với Ty đang ở trong ba bên phải.
Giọng ba hiền hòa:
- Ty xem ti vi hàng ngày chắc thấy nước mình chiến tranh và dân mình chạy loạn khốn khổ đủ điều hỉ! Ty ở đây an lành, vui sướng mô biết họ khốn khổ tới mực nào. Rồi chừ có chuyện nhỏ xíu đó mà Ty cũng làm ra lớn thì tội ni đáng đánh đòn lắm.
Ty run run:
- Thưa ba, con lỡ dại một lần xin ba tha cho.
- Nói rứa chứ ai nỡ đánh Ty hỉ!
Quay sang Lai ba tiếp:
- Lai có buồn Ty không?
Lai cười để lộ chiếc răng khểnh thật có duyên, rụt rè nói:
- Con chỉ sợ chị Ty buồn con thôi.
Ty mạnh dạn:
- Không có mô, Ty không buồn Lai mô, Ty... thôi, chừ mình bồ với nhau hỉ.
Cả nhà cười rộ lên làm Ty mắc cỡ hết sức nhưng Ty cũng được an ủi phần nào bởi Lai đã lên tiếng:
- Ừ, chị Ty bồ với Lai nghe.
Giọng mạ êm êm:
- Hai đứa hòa bình rồi hỉ, chừ bắt tay ngay đi.
Anh Châu hích hích cái mũi trông thật dễ ghét:
- Hòa bình đã về trong bộ lạc của chúng ta.
Chị Tâm nháy mắt với Lai:
- Lai nhớ bắt tay Ty thiệt mạnh nghe.
Trong tiếng cười chọc phá của anh Châu và chị Tâm Ty thấy ấm áp lạ thường, một niềm vui rộn ràng nào đó đã về trong Ty, về trong mái nhà êm ấm...
TÊ TÊ
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 184, ra ngày 1-9-1972)
Nguồn :https://tuoihoandmore.blogspot.com
Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020
NHƯ MỘT GIẤC MƠ - Đoàn Thụy
Bố
tôi gác hai cái nạng qua một bên, ngồi trên tấm phản trước hiên nhà.
Trong ánh sáng mờ, điếu thuốc trên tay bố tôi rực đỏ lên từng hồi. Chiều
xuống êm đềm. Bóng tối chiếm dần khoảng sân. Giậu bìm bìm tím nhạt xiêu
đổ ở một góc sân, chập chùng theo bóng lá. Gió hạ hiu hiu, tôi thấy
hình như có mang theo mùi lúa non. Có tiếng lục đục ở dưới nhà, chắc mẹ
tôi đang rửa chén. Bên ngoài, thôn xóm đã im lìm. Vài tiếng chó sủa vu
vơ vang lên lẻ loi. Đêm ngày ở đây đều bình thản và trầm lặng như thế.
Tôi nhìn vẩn vơ ra ngoài. Qua màn lá lưa thưa của hàng dừa, ở tít đàng
xa chấm đèn xanh đỏ của chiếc máy bay đang di chuyển câm lặng. Ánh đèn
chớp sáng liên hồi, bay xa dần rồi mất hút. Đêm ở đây bình an. Đêm an
lành, đêm ở đây thật êm ả của đêm hạ. Đêm ở đây êm tĩnh làm tôi cảm thấy
thiếu cái gì. Đêm ở đây làm tôi nhớ đến làng quê tôi. Thị trấn Đông Hà,
một miền quê hương nghèo nàn. Đêm ở đó không bình an. Đêm nghe tiếng
đại bác rít qua thành phố. Đêm với ánh hỏa châu bập bùng. Ở đó tôi không
được giấc ngủ an lành, chỉ chực thức giấc vì tiếng đại bác, tiếng phản
lực rít trong đêm. Đêm ở đó lo âu, phập phồng. Ở đó tôi không nghe được
tiếng gà gáy, tiếng chó sủa vu vơ, chỉ có tiếng súng lẻ tẻ, tiếng đạn
oanh kích. Dư âm đó còn vang vọng trong óc tôi. Những thứ mà ở đây không
có được. Đêm ở đây quá thanh bình. Tuy vậy, ở đó tôi cũng sống qua một
thời thơ ấu. Tôi cũng chôn nhiều kỷ niệm nồng nàn ở đó. Làng quê tôi có
lẽ giờ không còn nữa. Thành phố Đông Hà giờ tiêu điều, tan nát. Thị trấn
bị oanh kích. Tôi đã rời xa làng quê tôi.
Bố
tôi rít mạnh điếu thuốc rồi ném ra ngoài. Ánh lửa tạo thành một đường
cong đỏ rực rồi tắt lịm. Bố tôi nhìn ra ngoài trời, mắt mơ màng. Đêm
chùng xuống mịt mùng. Bố tôi nói:
- Vào lấy cây đờn cho bố, con.
Tôi
xuống tấm phản, chạy vào nhà lấy cây Tây ban cầm cũ kỹ đem cho bố tôi.
Bố tôi so dây lại. Tiếng đàn dạo nhẹ vang trong hiên buồn. Bố tôi bắt
đầu gẩy những khúc nhạc tiền chiến. Âm thanh chập chùng mênh mang vang
trong đêm hạ, như kéo bố tôi về những kỷ niệm của ngày chinh chiến. Đó
là những ngày oai hùng còn mang kiếp sống của người trai đã lỡ sinh giữa
thời ly loạn.
Nhưng
bây giờ bố tôi đã từ giã kiếp sống người hùng, để trở thành người nghệ
sĩ của gia đình. Vì sau một trận đánh ở Hạ Lào, bố tôi phải ca bài "NGÀY
TRỞ VỀ" của Phạm Duy. Từ đó bố tôi về sống với gia đình. Nhưng hổ thì
mãi nhớ rừng già cô tịch, nhớ tới thời oanh liệt của ngày xưa. Đấy là bố
tôi. Bố tôi không thích sống với gia đình. Bố tôi thích sống giữa núi
rừng. Bố tôi họ Nguyễn. Có lẽ bố tôi mang một ít huyết thống của Nguyễn
Công Trứ. Có lẽ bố tôi chưa thỏa chí tung hoành, hay là con người hoài
niệm. Nên chiều chiều, khi giậu bìm bìm đã xiêu đổ nhập nhòa, thì bố tôi
ngồi ôm đàn, thả hồn theo khúc nhạc ngày xưa để thương nhớ một đời sôi
nổi.
Nhưng
tôi nhớ nhất hình ảnh của bố tôi ở hai năm trước. Bây giờ tôi vẫn thấy
hình ảnh đó thoáng qua bố tôi, mỗi lần tôi mở cánh cửa thời gian. Đi
ngược vào để nhìn lại bức họa ngày xưa, tôi vẫn còn cảm thấy mênh mang
nuối tiếc khi nhớ tới thời oanh liệt của bố tôi. Ở trên cuộc đời mọi vật
đều không vĩnh cửu. Đó là lời bố tôi. Nhà văn Nguyễn Tuân đã chứng minh
qua tác phẩm "Vang bóng một thời". Và cái hình ảnh của bố tôi ở hai năm
trước, giờ đây cũng chỉ là vang bóng! "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn
đâu" (1).
Đó
là một buổi chiều nắng quái còn xiên xắt trên ngọn tre. Thị trấn Đông
Hà nóng hừng hực vì gió Lào. Tôi ngồi mải mê rải thóc cho đàn gà tre.
Những chú gà tre nhỏ con nhưng chúng hăng lắm, đá nhau mãi. Tôi chợt nhớ
tới câu ca dao "Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau". Đó là những chú gà
trống. Còn những chú gà con thì khác hẳn. Chúng nhí nhảnh với tiếng kêu
non nớt thật dễ thương! Lúc đó thì bố tôi về, bố tôi lái xe về. Tôi
trông bố tôi nai nịt gọn gàng. Chắc bố tôi sắp đi hành quân. Bộ áo rằn
ri với chiếc mũ rừng có đính hai mai. Tôi thấy bố tôi kiêu hùng lạ. Bố
tôi dắt tay tôi vào nhà. Gặp me tôi, bố tôi cho me biết tin là bố tôi
phải đi hành quân Hạ Lào. Bố tôi đã có sự vụ lệnh. Mẹ tôi sửng sốt rồi
sụt sùi khóc. Riêng bố tôi vẫn kiêu hùng! Người đã dỗ me tôi bằng những
lời thật thắm thiết. Lúc ấy tôi mới học lớp nhất trường làng. Tuổi nhỏ
lòng còn vui với bạn bè và vô tư một cách hồn nhiên. Tôi chưa biết buồn
là gì! Nếu có chỉ là nỗi buồn vớ vẩn, khi nhìn sợi khói lam chiều đang
lên ở xa xa. Nên lúc bố tôi nói, me tôi khóc, tôi vẫn thản nhiên nhìn
chiếc xe có gắn súng của bố tôi, lòng không chút gợn buồn. Bố tôi hôn me
tôi, hôn tôi rồi bảo tôi:
- Ở nhà với me ngoan nhé! Bố đi mai mốt bố về.
Tôi gặng hỏi:
- Mai mốt là chừng nào hở bố?
Bố tôi ngập ngừng:
- Mai mốt là chừng... một tháng bố về liền!
Bố
tôi ra đi. Chiếc xe vọt mạnh như con ngựa bất kham. Me tôi đứng ngẩn
ngơ nhìn theo. Con đường quốc lộ dài ngút mắt. Chiếc xe của bố tôi nhỏ
dần sau lớp bụi mờ, bỏ lại một cánh đồng mênh mông. Hình ảnh còn lại
khơi vào trí óc tôi cảnh dặm trường xa cách. Bấy giờ trùng dương bật mở
làm tôi buồn mênh mang. Lần đầu tiên tôi có cái buồn chính đáng.
Từ
đó me tôi sống trong khắc khoải, sầu muộn. Những trận đánh khủng khiếp
bên kia giới tuyến, được me tôi thâu thập với nét lo âu hằn trên khuôn
mặt. Me tôi đi lễ Phật luôn, người cũng cầu nguyện cho bố tôi hằng đêm.
Me tôi đã xin đấng tối cao phù hộ bố tôi.
Còn
tôi, ở lớp tôi "nổi" hẳn lên. Thầy tôi, bạn bè tôi đều biết bố tôi hành
quân Hạ Lào. Tôi hãnh diện. Bạn bè nhìn tôi bằng con mắt khâm phục.
Chúng bắt tôi kể chuyện của bố tôi. Tôi kể lại những trận đánh của bố
tôi. Chúng nó kháo nhau, kể lại cho nhau. Ở trường tôi khoái chết được.
Bố cúng nó cũng có đi lính, nhưng là lính ngồi văn phòng, lính kiểng,
không kiêu hùng bằng bố tôi được. Tôi có quyền kiêu hãnh. Vì tôi quá đặc
biệt nên được thầy giáo kêu lên đọc bài nhiều hơn. Tôi cố gắng học bài,
cố làm toán. Lên bảng tôi làm ro ro. Mỗi lần tôi làm được toán hay học
thuộc bài, thầy giáo xoa đầu tôi nói với cả lớp "Mấy trò coi trò Chương
này, ba trò Chương đi hành quân Hạ Lào, trò Chương ở nhà một mình mà vẫn
học giỏi như thường. Các em nên bắt chước trò Chương" Mỗi lần như vậy
tôi sung sướng muốn chết đi được. Tôi học bài thuộc làu làu. Như vậy để
khỏi hổ danh bố tôi. Vả lại để lúc bố tôi về tôi sẽ khoe bố tôi. Để
chứng tỏ rằng trong thời gian bố đi hành quân gian khổ, con của bố vẫn
học giỏi như thường. Con của bố không lêu lổng mà vẫn ngoan như thường.
Những
trận đánh bên kia giới tuyến vẫn tiếp diễn. Bố tôi mãi tung hoành giữa
nơi núi rừng. Chí tang bồng nung nấu, điều mà bố tôi hằng mơ ước. Bây
giờ mơ ước của bố tôi đã thành tựu. Bố tôi đã đi theo cơn mê viễn xứ.
Còn người ở lại: me tôi, vẫn mơ tưởng đến ngày về của kẻ đi chinh chiến.
Cuộc sống như vậy kéo dài một tháng. Tôi vẫn hân hoan đến trường, lòng
kiêu hãnh vì bố tôi. Nhưng một đôi khi, ngồi một mình, tôi chợt thấy
thiếu vắng một tình thương đậm đà. Và mỗi lần nhìn bóng quân xa chạy
ngang nhà, lòng thương bố tôi chợt trào ra cuồn cuộn.
Nhưng
một hôm từ trường về, tôi ngạc nhiên khi thấy me tôi khóc. Me tôi nói
bố tôi bị mất tích. Me tôi vừa được người ta báo tin. Tiểu đoàn của bố
tôi được rút về vì đụng quá nặng. Sau khi rút quân, kiểm điểm quân số
người ta thấy vắng bố tôi. Tôi hoang mang. Ở tuổi nhỏ, tôi chưa có những
suy nghĩ sâu sắc. Tôi tưởng bố tôi "chì" thế, sao mất tích được. Tôi ôm
mối hoài nghi, thắc mắc ấy trong lòng. Me tôi nói ngày mai tôi được
nghỉ học, để theo me lên hậu cứ của quân đoàn hỏi cho ra lẽ.
Ngày
lên quân đoàn là một ngày buồn đối với tôi. Cảnh chuyển quân rộn rịp ở
hậu cứ hiện ra trước mắt tôi. Những chiếc thiết giáp xa gầm gừ. Những
đoàn "công voa" chuyển quân đi rầm rộ. Lòng tôi nao nức. Giá có bố tôi ở
đây, tôi phải vòi bố tôi dẫn tới coi mấy khẩu súng đại bác mới được. Me
tôi dẫn tôi đi về phía dãy nhà làm việc. Tiếng đánh máy lóc cóc. Tiếng
giấy sột soạt. Tôi đứng ngẩng nhìn cảnh làm việc ở văn phòng. Me tôi lại
hỏi người sĩ quan ở bàn giấy về chuyện bố tôi. Ông ta hỏi số quân, tiểu
đoàn của bố tôi và ghi vào một quyển sổ. Ông ta chỉ qua phòng bên cạnh.
Bước qua, ở bên này trống trơn. Tôi thấy có dán giấy tờ đầy trên tường.
Tôi gọi me tôi:
- Me ơi! Lại đây coi nè.
Trên tấm giấy ghi những sĩ quan đi hành quân, me tôi dò xem tên bố tôi. Bảng danh sách dài hai trang. Me tôi chợt la lên:
- Đây rồi! Chương, con đọc cho me.
Tôi nhìn theo ngón tay, đọc:
- Nguyễn Đình Thi, số quân... mất tích ngày... Hạ Lào.
Tôi
đọc xong, me tôi ôm ngực tránh tiếng thét kinh hoàng. Me tôi đã khóc.
Tôi không tin như thế, tôi đọc lại lần nữa. Vẫn thế! Bố tôi mất tích
rồi! Tôi chợt bật khóc rấm rức. Một cái gì đã mất trên tờ danh sách.
Người sĩ quan lúc nãy đứng sau lưng tôi từ bao giờ, cất giọng trầm trầm:
- Vì rút quân trong khi bị oanh kích nên chúng tôi không thể kiểm điểm quân số ngay được. Tôi xin chia buồn cùng bà!
Không
khí chùng xuống, quánh đặc. Người sĩ quan đứng tần ngần. Me tôi cám ơn
ông ta rồi ra về. Trong nước mắt đầm đìa, me tôi thầm lặng không nói gì.
Một vết thương đã hằn trên mình me tôi. Trên đường về, lòng tôi còn
đang bị xâm chiếm bởi cái cảm giác ngao ngán và nhớ thương. Những cánh
đồng lúa như dàn trải ra trước mắt tôi. Vài ba cánh cò đang lượn la đà
trên một đầm nước nhỏ. Quang cảnh đồng lúa thật bao la. Tôi mang máng
nghe tỏa từ quãng mênh mông đó một tiếng gọi gì buồn bã. Tiếng gọi mà
tôi không hiểu của chính mình hay của núi rừng muộn màng của miền Hạ
Lào. Buổi chiều xuống nhanh. Tôi nhìn những hàng cây đứng bơ vơ hơn
trước. Hoàng hôn buông xuống nhập nhòa. Bóng tối mau chiếm lấy sân. Ở
trong cái lạnh lẽo bốc lên, tôi mơ hồ nghe tiếng lách cách của cây súng
bố tôi.
Bà
con láng giềng xúm lại chia buồn. Trong nỗi buồn me tôi cầu nguyện.
Trong tuyệt vọng còn có hy vọng. Dù hy vọng mỏng manh nhưng me tôi vẫn
giữ lấy. Đó là ngày về của bố tôi. Bây giờ hình ảnh bố tôi bỗng trở nên
xa xôi trong cái trí non nớt của tôi. Tôi mường tượng tới khuôn mặt dắn
dỏi của bố tôi mà lòng thương nhớ vô vàn. Bây giờ tôi rất sợ bóng tối.
Những đêm tịch liêu nối tiếp. Trời vẫn mênh mông xa thẳm như chứa đựng
cả nỗi buồn của tôi. Một tình thương mất đi, vừa khơi lũng xuống ngày
tháng tôi sống. Tôi mơ tưởng đến một ngày nào hòa bình sẽ trở về trên
quê hương điêu tàn. Tôi hy vọng bố tôi sẽ trở về sống cuộc đời mãi mãi
bình yên trên làng quê đầm ấm.
Cái
hy vọng mỏng manh mà me tôi còn giữ là ngày về của bố tôi. Ngày về của
bố tôi có thật! Không còn ở trong giấc mơ nữa. Một buổi chiều bố tôi về!
Một buổi chiều như bao buổi chiều khác. Tôi sắp sửa hòa mình với cái
vui của bạn bè trên những cánh đồng lúa chín, để quên đi nỗi sầu của
mình, thì bố tôi về. Bố tôi trở về thật đột ngột. Tôi mừng tưởng chết đi
được. Me tôi sửng sốt. Sau một tháng dài đằng đẵng me tôi lại nở nụ
cười rướm nước mắt.
Ngày đi bố tôi can trường như Triệu Tử Long. Ngày về của bố tôi thật bi tráng. Bố tôi chống nạng đi từ ngõ vào. Người hùng từ mặt trận trở về. Tôi chạy lại ôm bố tôi. Bố tôi nở nụ cười hồn hậu, ôm tôi vào lòng. Tôi rưng rưng nhìn chân bố tôi. Bố có còn tung hoành không bố? Hình ảnh kiêu hùng của bố còn không bố? Bố tôi hôn me tôi. Bố tôi vẫn còn nụ cười hiền hòa, người vẫn hiên ngang như thuở nào!
Bố tôi nói với tôi:
- Từ nay bố sẽ sống mãi với con! Bố không còn đi hành quân nữa. Bố sẽ nuôi gà với con! Chịu không con?
Tôi khoái quá:
- Dạ chịu! Bố có nuôi bồ câu không bố?
- Có con ạ! Bố sẽ nuôi bồ câu cho hòa bình mau trở về trên quê hương.
Bố tôi quay sang me:
- Me nó này, làm bữa khao tôi chớ. Tôi về rồi mà!
Bố tôi cười rổn rảng. Me tôi giấu nỗi vui mừng và xuống nhà dưới làm cơm. Hôm đó nắng êm và nhẹ như một buổi nắng thu miền Bắc. Bố tôi sau những ngày vượt Trường Sơn, băng núi vượt đèo, qua những miền núi rừng để tìm về quê hương, bố tôi đã bị hư mất một bên chân.
Từ đó bố tôi sống mãi bên tôi. Ngày ngày bố tôi chống nạng đi chăm sóc đàn gà. Bố tôi cũng bắt đầu trồng hoa, trồng cây ăn trái, vui thú điền viên để chứng tỏ đã dứt khoát những ngày gian khổ. Me tôi thì vui vẻ trở lại, tiếp tục làm một người đàn bà đảm đang. Còn tôi, tôi vẫn còn trong tuổi học trò, hồn nhiên và vô tư, sống giữa hai tình thương nồng nàn. Tuổi học trò tôi như con diều no gió bay phất phới trên làng quê nghèo xác xơ.
Bây giờ, gia đình tôi phải lánh nạn ở đây, một làng quê miền duyên hải cát trắng. Mùa hè năm ngoái có lẽ làng quê tôi tiêu điều. Thị trấn Đông Hà miền địa đầu giới tuyến. Tôi còn nhớ khi tôi rời khỏi căn nhà yêu dấu thì làng quê tôi đang chìm trong khói lửa mịt mù. Bố tôi còn nhớ mãi thời chinh chiến đã qua. Có những câu hát tiền chiến vẫn còn theo đuổi bố tôi mãi mãi: "Qua thiên sơn kìa ai tiễn rượu vừa tàn. Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn. Người đi ngoài vạn lý quan san. Người đứng chờ trong bóng cô đơn..."
----------------
(1) Thơ Thế Lữ.
(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 95, ra ngày 24-6-1973)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Ngày đi bố tôi can trường như Triệu Tử Long. Ngày về của bố tôi thật bi tráng. Bố tôi chống nạng đi từ ngõ vào. Người hùng từ mặt trận trở về. Tôi chạy lại ôm bố tôi. Bố tôi nở nụ cười hồn hậu, ôm tôi vào lòng. Tôi rưng rưng nhìn chân bố tôi. Bố có còn tung hoành không bố? Hình ảnh kiêu hùng của bố còn không bố? Bố tôi hôn me tôi. Bố tôi vẫn còn nụ cười hiền hòa, người vẫn hiên ngang như thuở nào!
Bố tôi nói với tôi:
- Từ nay bố sẽ sống mãi với con! Bố không còn đi hành quân nữa. Bố sẽ nuôi gà với con! Chịu không con?
Tôi khoái quá:
- Dạ chịu! Bố có nuôi bồ câu không bố?
- Có con ạ! Bố sẽ nuôi bồ câu cho hòa bình mau trở về trên quê hương.
Bố tôi quay sang me:
- Me nó này, làm bữa khao tôi chớ. Tôi về rồi mà!
Bố tôi cười rổn rảng. Me tôi giấu nỗi vui mừng và xuống nhà dưới làm cơm. Hôm đó nắng êm và nhẹ như một buổi nắng thu miền Bắc. Bố tôi sau những ngày vượt Trường Sơn, băng núi vượt đèo, qua những miền núi rừng để tìm về quê hương, bố tôi đã bị hư mất một bên chân.
Từ đó bố tôi sống mãi bên tôi. Ngày ngày bố tôi chống nạng đi chăm sóc đàn gà. Bố tôi cũng bắt đầu trồng hoa, trồng cây ăn trái, vui thú điền viên để chứng tỏ đã dứt khoát những ngày gian khổ. Me tôi thì vui vẻ trở lại, tiếp tục làm một người đàn bà đảm đang. Còn tôi, tôi vẫn còn trong tuổi học trò, hồn nhiên và vô tư, sống giữa hai tình thương nồng nàn. Tuổi học trò tôi như con diều no gió bay phất phới trên làng quê nghèo xác xơ.
Bây giờ, gia đình tôi phải lánh nạn ở đây, một làng quê miền duyên hải cát trắng. Mùa hè năm ngoái có lẽ làng quê tôi tiêu điều. Thị trấn Đông Hà miền địa đầu giới tuyến. Tôi còn nhớ khi tôi rời khỏi căn nhà yêu dấu thì làng quê tôi đang chìm trong khói lửa mịt mù. Bố tôi còn nhớ mãi thời chinh chiến đã qua. Có những câu hát tiền chiến vẫn còn theo đuổi bố tôi mãi mãi: "Qua thiên sơn kìa ai tiễn rượu vừa tàn. Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn. Người đi ngoài vạn lý quan san. Người đứng chờ trong bóng cô đơn..."
----------------
(1) Thơ Thế Lữ.
ĐOÀN THỤY
(Nha Trang 02-6-73)
(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 95, ra ngày 24-6-1973)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)