Theo
giải phẫu gia Barbet, nhiều dấu vết khác còn chứng tỏ rằng khi bị treo
lên thập tự giá, Chúa Jesus đã phải chịu 2 hình phạt tàn bạo dã man.
Trước hết, Chúa Jesus đã bị đánh bằng roi đường kính 4, 45cm. Nhiều vết
trầy, trợt da được tìm thấy khắp nơi trên mặt, nhất là phía bên phải.
Mũi cũng bị méo vì vết gãy xương sụn bên trong. Những bằng cớ trên đây
chứng tỏ rằng chiếc roi ấy đã được sử dụng đắc lực bời 1 người "to con"
đứng bên phải Chúa Jesus.
Hình phạt thứ hai là "tẩm quất" (đánh) bằng roi Flagrum (tiếng La Mã), 1
sợi roi da có hằn lên những viên bi nhỏ bằng kim loại hoặc bằng xương
dùng để xé rách làn da nạn nhân. Nhà giải phẫu Barebet đã tìm thấy trên
50 vết đánh. Tất cả các vết thương đều có hình dạng giống nhau, dài
chừng 3 cm. Hai vòng nhỏ tượng trưng cho hai viên bi chì.
Chúng ta còn có thể quả quyết rằng trong khi bị đánh, Chúa Jesus hoàn
toàn trần truồng bởi những vết thương còn được tìm thấy nơi xương chậu,
đáng lẽ ra phải được che kín...
Hơn thế, ắt hẳn đã có 2 tên đao phủ, không cùng 1 chiều cao vì những vết thương ở mỗi bên đều không có chung 1 độ cao như nhau.
Giải phẫu gia kiêm bác sĩ Barbet đặc biệt chú ý tới những cây đinh cắm
xuyên qua xương cổ tay và ảnh hưởng của nó đối với những dây thần kinh ở
giữa. Những dây thần kinh ở giữa không phải chỉ là thần kinh vận động
mà cũng là thần kinh cảm giác quan trọng nữa. Khi chúng bị thương thì
lập tức trải rộng ra (vì đinh) và chắc hẳn đã tạo nên 1 sự đau nhức
khủng khiếp.
Theo ông Barbet, việc đâm bằng giáo quả là 1 việc làm táo bạo trong luật
pháp của hạng "đao phủ" này. Và Chúa Jesus đã tắt thở vì hậu quả của sự
co rút quá nhanh lẹ của những bắp thịt, truyền ngay tới hệ thống hô
hấp. Con người bị lên án tử hình đó có thể thoát khỏi sự ngộp thở bằng
cách dung thẳng người ra để làm dịu bớt sự níu kéo nơi 2 tay, nhờ thế,
Ngài mới có thể thở dễ dàng và tự do, hoặc có thể nói được. Nhưng,
phương pháp không được sử dụng đến, nên CHÚA JESUS CHẾT VÌ NGỘP THỞ.
*
Chiếc áo quan mô tả 1 người bị hành hình được tả rõ như trên. Đã có
nhiều người tranh luận sôi nổi về vấn đề có chắc chắn là khuôn mặt của
Chúa Jesus không. Nhiều người khác, ngoài Chúa Jesus, cũng bị treo lên
thập tự giá kia mà. Chiếc áo quan chắc chắn cổ xưa, nhưng tại sao lại
bảo là khuôn mặt của Chúa Jesus?
Nhiều xác người đã được đào xới, nhưng chỉ mỗi một xác người trên đây mang vẻ mặt và nhiều chi tiết xác thực nhất.
Nhưng con đường tương lai vẫn trải dài trước mặt. Đúng hay sai? Mai kia, ngộ người ta tìm thấy 1 cái xác đúng hơn thì sao?
Bây giờ, chúng ta cứ hãy tin cái xác này đã (tài liệu tháng 7 năm 1973 mà!). Còn đúng hay sai thời gian sẽ trả lời nay mai...
ÁNH MINH
(viết theo tạp chí NR, July 27, 30)
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 215, ra ngày 15-12-1973)
Không có nhận xét nào:
Không cho phép có nhận xét mới.