1
Những giọt nắng trong như thủy tinh vờn lung linh trên đôi mắt Tuấn,
đánh thức một cơn mê dài. Buổi sáng dịu nhẹ êm ả như giòng nước sông mùa
hạ. Không khí tẩm đầy hương mật ngọt từ những ruộng mía đầu làng. Gió
xôn xao vọng lời chim se sẻ hót vang đâu đó ngoài bờ dậu, chắc chúng
đang rủ nhau đánh chén mớ kê khô mà mẹ Tuấn đã phơi từ mấy hôm nay. Lứa
kê sót lại sau ngày Tết Đoan Ngọ, tháng năm vừa qua. Phải đuổi chúng đi
mới được, nếu không chúng sẽ ăn hết kê. Có lẽ mẹ đã đi chợ.
Tuấn nhỏm dậy thật nhanh, mở toang cánh cửa sổ. Nắng tràn vào phòng từng
luồng lớn. Cây thông đầu xa treo mặt trời tháng bảy trên đỉnh như một
ngọn đèn hoa đăng. Tuấn thấy mẹ đang đứng ở bờ dậu thưa nói chuyện với
bà Ba hàng xóm. Một thoáng nhớ trở lại, Tuấn kêu lên không thành tiếng:
- A...
Lòng Tuấn rưng rưng. Sáng nay, phải, sáng nay Tuấn phải đi Huế đây.
Nhưng lại đi một mình. Nghĩ đến việc đi Huế thăm bà Nội, cô chú, Tuấn
thấy thinh thích, nhưng lại vừa buồn vừa sợ. Buồn vì phải xa mẹ cả mấy
tuần lễ. Còn sợ vì đây là lần đầu tiên Tuấn phải đi xa một mình. Không
biết có gì khó khăn không. Mỗi lần nghĩ đến việc phải ngồi trên một
chuyến tàu đầy người lạ mặt, Tuấn lại ngại ngần vô kể. Nhưng vé đã mua
xong, 11 giờ chuyến tàu tốc hành Sàigòn - Huế sẽ đi ngang ga Hà Lam.
Không biết mẹ đã sửa soạn quần áo cho Tuấn chưa nhỉ? Tuấn kêu khẽ:
- Mẹ...
Bà Tú quay lại, thấy con, bà cười vui. Vẫn đứng lại bờ dậu, bà nói với vào:
- Tuấn đã dậy rồi à. Đánh răng rửa mặt đi rồi còn ăn sớm. Nhớ thay cả áo mới, mẹ để sẵn trên phản nhà ngoài đó.
- Còn va li của con, mẹ...
- Xong rồi, mẹ sắp sẵn rồi, yên chí và sửa soạn nhanh lên kẻo trễ giờ.
Xong, bà quay sang phân bua với bà Ba, lúc ấy đang ngước mắt nhìn bà, vẻ dò hỏi.
- Cháu nó sắp đi Huế bây giờ để thăm bà Nội và mấy cô chú. Chả là từ khi
nhà tôi mất đến nay, tôi chưa có dịp nào về quê nội thăm bà con. Vả
lại, bác thấy đó, nhà tôi đơn chiếc chỉ có một mẹ, một con, lại bao
nhiêu công việc phải làm, sẩy đi đâu một tí cũng không được. Tháng
trước, cô nó về thăm có mời hai mẹ con ra Huế chơi, sẵn dịp giỗ ông Nội
thằng Tuấn luôn. Bữa nay, tôi cho Tuấn đi thế, cháu nó chưa đi xa bao
giờ, nhưng dù sao cháu cũng lớn bộn rồi, có thể một mình cáng đáng mọi
việc. Vả lại, bà cháu sẽ ra đón ở sân ga.
Bà Ba mỉm cười gật đầu:
- Tuấn nó cũng lớn rồi mà bác lo chi. Với lại chỉ ngồi một chỗ trên xe
lửa, vù một chút là tới liền. Mấy thằng con tui cứ trốn đi Đà Nẵng chơi
hoài. Thằng Tuấn vậy mà hiền lành đó. À, mà chị vô sửa soạn cho cháu đi
chớ, tui cũng ra ruộng mía bây giờ.
Bà Tú đi vội vào nhà. Tuấn đã mặc quần áo tươm tất và sắp ngồi vào bàn
ăn. Trên mâm, một đĩa thịt kho tàu và một đĩa đầy dưa giá. Tuấn ngạc
nhiên hỏi mẹ:
- Ăn cơm phải không mẹ?
Thường thì buổi sáng, Tuấn ăn xôi hoặc bánh mì. Hôm nào cơm nguội nhiều,
bà Tú đem chiên nóng với xì dầu vàng lườm. Sáng hôm nay, cơm nóng sốt
vừa nấu.
Bà Tú vừa xới cơm ra chén vừa nói:
- Ừ, ăn cơm. Con rán ăn chớ trưa ăn bánh mì trên tàu xót bụng lắm. Mẹ mua sẵn bánh mì cất vào giỏ cho con rồi.
Nhắc đến việc đi, lòng Tuấn lại buồn buồn. Một nỗi buồn lạ lùng, không
sâu mà tràn lan khắp người. Nhưng cũng không thể nói là Tuấn buồn được.
Bởi trong thâm tâm, Tuấn cũng muốn được nhìn cảnh lạ. Nhất là ngày xưa,
ba Tuấn vẫn thường nhắc đến thành phố Huế, chốn đế đô ngàn năm xinh
đẹp. Với nỗi buồn lạ lùng đó, Tuấn thấy mình như không thích gì cả. Bụng
no đầy, và khẩu vị lười biếng.
- Ăn đi con...
Tuấn cúi xuống nhìn chén cơm rồi bắt đầu ăn. Một miếng, hai miếng. Dạ
dày được đánh thức vùng lên. Tuấn quân cả nỗi buồn, ăn ngon lành, mà lại
ăn nhiều hơn thường ngày nữa. Nhìn đĩa cơm hết nhẵn, và nghe ngóng sự
thỏa mãn tràn ngập lòng mình, Tuấn xấu hổ với mẹ quá và thấy hơi hơi hối
hận vì đã ăn quá ngon lành trước khi xa mẹ.
Nhưng bà Tú hầu như không để ý đến tiểu tiết đó, bà căn dặn Tuấn:
- Nhớ khi tới nơi, viết thư ngay về cho mẹ nhé.
- Vâng ạ.
- Nói mẹ gửi lời thăm bà Nội, cô Vân và thằng Nhân. Nhớ nghe con. Hãy tỏ
ra ngoan ngoãn với tất cả mọi người. Đừng để cho ai phải chê là con của
mẹ vô lễ, lì lợm. Mẹ nghe được thì buồn lắm.
Tuấn bấu vào chéo áo của mẹ, giọng chắc chắn:
- Con hứa với mẹ.
Bà Tú quay vào nhà trong, chỉ một lát, bà đem ra một xấp bạc toàn giấy 1000 đồng. Vừa đếm bà vừa nói:
- Con đem số tiền này ra biếu Nội cho mẹ. Bảy nghìn đồng tất cả. Đây
nhé, một, hai, ba... có bảy tờ. Mẹ bỏ sẵn trong bao thư kèm một lá thư
của mẹ gửi cho bà. Nhưng con cũng nói thêm là sở dĩ mẹ gửi biếu nội hơi
chậm vì dạo nầy hàng họ hơi ế ẩm. Còn đây, mẹ cho con một nghìn bạc lẻ
để đi đường, ăn tiêu và mua vé tàu trở về. Đừng để nội mua nghe con vì
nội cũng thanh bạch như mẹ con mình, nội lại hay đau yếu luôn...
Bà Tú đưa tiền cho Tuấn, Tuấn đón lấy và bối rối không biết phải cất vào đâu.
- Con cất ở trong ví con được không mẹ?
Bà Tú xây lưng con lại, nhìn vào hai cái túi sau của Tuấn, gật đầu.
- Được lắm, túi có nút và khi ngồi thì ép xuống ghế. Được lắm.
Tuấn lấy ví ra, nhưng chiếc ví của Tuấn quá nhỏ không thể nhét tất cả vào mà không làm nát bì thư. Tuấn đề nghị:
- Thôi để con cất vào túi bên nầy. Hơi trái tay một tí nhưng cũng bảo đảm.
- Đừng có khoe với ai trên tàu là con có mang theo nhiều tiền nhé.
- Mẹ đừng lo, dĩ nhiên là không rồi.
Bảy tám ngàn bạc đối với người khác là một số tiền nhỏ. Nhưng đối với mẹ con Tuấn muốn có chừng đó tiền phải để dành cả nửa năm.
Từ Sơn Tây, gia đình Tuấn phải dời vào đất Quảng Nam vì ba Tuấn được
tuyển dụng vào làm ở xưởng đường mía. Sau khi ba Tuấn mất, mẹ con Tuấn
cũng không muốn rời xa mảnh đất đầy mía xanh ngắt nầy nữa, Họ đã quen
quá rồi mùi mật mía, tiếng máy ép mía, lẫn tiếng bò rống từ những nhóm
làm mật mía theo lối cổ điển. Nhất là, nguyên nhân chính yếu nhất giữ bà
Tú ở lại ngôi làng cổ kính nầy, dù gia đình bên Nội dời vào Huế, có mời
mẹ con bà về Huế ở với họ, là mộ của ông Tú được an táng tại nghĩa địa
làng.
Vì vậy đời sống của hai mẹ con cũng không dư dật gì. Với gánh hàng nhỏ,
bà Tú phải đầu tắt mặt tối để lo tiền ăn tiêu, chợ búa, mua sắm áo quần,
sách vở, tiền học hành cho con cái cùng trả nợ món tiền bà đã vay để
xây mộ cho ông Tú. Tuấn tuy còn nhỏ, nhưng đã hiểu rõ tình cảnh gia đình
mình. Tuấn không bao giờ dám se sua đua đòi với bạn bè. Tuấn quý đồng
tiền mồ hôi nước mắt của mẹ và vì thế Tuấn không ngớt băn khoăn và nghĩ
ngợi đến số tiền quá lớn mà Tuấn giữ nhiệm vụ mang trong người suốt một
chặng đường dài.
- Đây là va li của con. Chiếc giỏ mây nhỏ nầy, mẹ sắp sẵn trong đó ổ bánh mì cho con ăn trưa. Cái gói nhỏ đó... đó... đúng rồi... Gói lớn nầy là gói đường phổi, biếu cô Vân.
Đưa giỏ cho con, bà Tú quay sang đóng kín cửa sổ, cửa dưới và nói vội vã:
- Có lẽ đã trễ rồi đấy, mình ra đón xe lam ra ga là vừa. Mẹ đưa con ra ga... Đóng giúp mẹ cánh cửa bên này. Gài chặt vào.
Gian nhà tối hẳn lại. Mọi đồ đạc như buồn rầu hẳn đi để tỏ tình quyến luyến. Tuấn nghe nao nao trong dạ. Bước chân của mẹ lạo xao, vội vàng. Tiếng cửa đóng lập sập khiến Tuấn có cái cảm giác như mình sắp xa lìa vĩnh viễn nơi nấy. Bất giác, Tuấn muốn quẳng va li xin mẹ được ở lại, không đi đâu nữa. Nhưng... Tuấn lẩm bẩm:
- Hai tuần nữa mình về rồi mà.
Ý nghĩ đó làm Tuấn thấy yên tâm hơn. Tuấn bước ra ngoài sân để mẹ đóng cửa chính. Trời nắng tốt. Những đám mây nhẹ trôi lãng đãng trên đỉnh đầu. Bầy chim sẻ nhảy múa trên sàn kê khô. Tuấn đưa tay, không phải để đuổi chúng mà là để tạm biệt khung cảnh thân yêu. Bầy chim ríu rít bốc lên cao reo những tiếng trong và ấm như chào mừng cậu học trò nhỏ lần đầu tiên đi xa.
2
Xuống xe lam, hai mẹ con Tuấn phải đi bộ thêm một đoạn đường nữa mới đến nhà ga. Quận lỵ quen thuộc trải dài trước mắt Tuấn. Đây là trường học, nơi Tuấn, học sinh đậu hạng ba khi thi vào Đệ Thất, học qua một năm đầu tiên của bậc Trung học. Sang niên khóa mới, Tuấn lên đệ lục và sẽ được học lớp ở trên lầu. Tuấn đi hơi chậm lại để quan sát trường mình. Những cánh cửa lớp đóng kín, im lìm. Mấy cây sầu đông nở trái và hoa chen lẫn. Trái xanh, hoa màu tím nhạt đong đưa. Hai cây bàng xanh lá đứng oai nghi trước văn phòng Hiệu Trưởng. Nơi đó, là căn phòng độc nhất cửa mở. Trường im ngủ vùi sau một năm học để chờ mùa thu đến. Một niên học mới rộn ràng hơn, chững chạc hơn.
Nhà ga đã rộn rịp những người. Quán ăn, gánh hàng rong, hành khách quây quần trong một chu vi một mẫu tây. Đằng trước là một khoảng sân rộng trồng đầy cỏ và hoa. Đấy là công trường độc nhất của quận lỵ. Giữa công trường, , một bức tượng Nguyễn Huệ Quang Trung cưỡi voi, thét gươm chỉ về phương Bắc. Bức tượng có những bậc thang nhỏ dẫn lên bệ để người ta có thể lau chùi bộ áo giáp bằng đồng vàng loáng được luôn luôn sáng đẹp. Đi ngang qua công trường Tuấn đưa mắt kín đáo nhìn lên như sợ người ta bắt gặp ý nghĩ của mình. Bức tượng đồng đen với chiếc mũi trắng trông ngộ nghĩnh khôi hài. Bất giác Tuấn bật cười:
- Cái gì vậy Tuấn?
Tuấn làm thinh, cúi đầu. Nhớ lại sự tinh nghịch dại dột của mình. Tuấn vừa lo vừa buồn cười. Chả là chiều hôm qua, tụi thằng Trí, thằng Nhâm, thằng Liêm rủ Tuấn lên quận xem đá banh. Nghĩ đến việc xa lũ bạn thân đến hai tuần lễ, Tuấn muốn nhân cơ hội nầy đãi tụi nó một chầu kem cây ở chợ quận. Xem đá banh xong, cả bọn rủ nhau đến công trường nhà ga chơi. Lợi dụng lúc ga vắng người, thằng Liêm men theo mấy bực thang leo lên đỉnh tượng, ngồi vắt vẻo trên lưng voi cạnh đức Quang Trung. Thấy vui, cả mấy đứa đều trèo lên một lượt. Thằng Nhân lấy cái mũ lưỡi trai của mình đội lên đầu Vua Quang Trung. Thằng Nhâm buộc một nhúm cỏ vào lưỡi kiếm. Còn Trí và Tuấn lấy được một lon sơn của người giữ công trường bỏ quên bên hàng rào, hai đứa thi nhau phẹt vào chiếc mũi đen sì của bức tượng. Chúng còn định quệt vào má vào miệng thì bỗng thằng Liêm trụt vội xuống và la lên:
- Chết cha, ông Cảnh Sát tụi bây...
Hoảng hồn, Tuấn quẳng lọ sơn đang cầm ở tay xuống thảm cỏ và cả bọn chen nhau leo xuống đất rồi co giò bỏ chạy trước khi người Cảnh Sát bắt được một trong bọn. Nhưng chắc chắn là ông Cảnh Sát đã nhận biết tụi nó là ai rồi. Bộ đồng phục mặc chỉ định rõ ràng là học sinh trường Trần Quốc Tuấn. Bữa cơm hôm đó, Tuấn không làm sao nuốt được vì lo sợ người Cảnh Sát sẽ tìm đến ông Hiệu Trưởng và mách mọi việc, trước sau gì cũng lộ ra mấy đứa. Tội nghịch phá công trường có thể vô tù như chơi. Tuy nhiên, chuyến đi đã làm Tuấn quên bẵng đi những lo âu, cho đến bây giờ...
Tuấn lại len lén ngoái nhìn lên bức tượng. Nhưng... kìa... một ông Cảnh Sát đang tiến đến chỗ hai mẹ con ngồi.
Tuấn nhìn kỹ ông Cảnh Sát. Đúng là ông Cảnh Sát chiều hôm qua. Không sai được. Bộ ria mép đen và chiếc mũi lớn. Đúng rồi. Tuấn run lên. Ông đã nhận ra Tuấn. Ông sẽ bắt Tuấn vào bót để trả lời tội phá hoại hình tượng của công. Tuấn cúi gằm mặt xuống không dám nhìn về phía trước. Trời ơi, giá có một phép lạ làm Tuấn tàng hình được. Trong khi đó, viên Cảnh Sát vẫn đều đều tiến tới chỗ hai mẹ con Tuấn.
- Chào ông...
Mẹ Tuấn đon đả chào viên Cảnh Sát. Tuấn run lên chờ đợi cơn thịnh nộ của ông ta. Nhưng viên Cảnh Sát dường như chưa nhận ra Tuấn, ông ta dừng lại bên mẹ Tuấn và hỏi:
- Bà và cháu đi đâu đây?
- Da, tôi đưa cháu ra ga đi Huế ạ.
Tuấn cố giấu mặt một bên vai của mẹ. Nhưng viên Cảnh Sát lại quay sang Tuấn:
- Cháu học trường Trần Quốc Tuấn?
Thôi rồi, Tuấn kêu thầm. Ông ta đã nhận ra mình. Làm sao bây giờ. Tuấn len lén đưa mắt nhìn viên Cảnh Sát lúc đó đang chăm chú nhìn Tuấn.
Nhưng lúc đó, tiếng còi xe lửa hú vang từ xa. Mọi người trong ga đều nhốn nháo cả lên. Bà Tú dắt tay Tuấn đi lần ra cửa đợi. Tuấn quay lại. Viên Cảnh Sát vẫn nhìn theo hai người chăm chú. Tuấn muốn mình có cánh bay bổng ra sân ga. Nếu bây giờ ông ấy kêu mình lại và còng hai tay mình, như có lần Tuấn gặp một ông Cảnh Sát bắt hai tên trộm ở chợ. Chỉ nghĩ đến cũng đủ rùng mình.
May thay, hai mẹ con Tuấn đã vượt được cánh cửa ra sân ga. Bóng viên Cảnh Sát khuất sau bức tường dày. Tuấn thở phào thoát nạn.
- Chả nhẽ ông ấy không nhận ra mình. Hay vì quen với mẹ nên ông để mình đi về mới bắt.
Tuấn lẩm bẩm một mình. Nỗi lo không giải quyết được và cũng không dám tỏ bày với ai làm Tuấn như người đau.
Thấy con rầu rầu, bà Tú cứ ngỡ Tuấn buồn vì sắp ra đi một mình, bà an ủi:
- Chả có gì đáng lo hết. Con cứ ngồi trên toa xe, đến chiều thì tới nơi ngay, đừng có lo. Hai tuần sau lại về nhà ấy mà. Con trai lớn rồi đi cho biết đó biết đây ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Tuấn gượng cười:
- Con thích lắm chứ mẹ.
Khi xe lửa hụ đến hồi còi thứ hai, bà Tú căn dặn Tuấn lần cuối:
- Nhớ đừng để quên cái gì ở tàu nghe con. Nhờ ai mang va li vào toa chứa hàng dùm, nhớ ăn nói lễ độ và cám ơn khi xong việc nhé.
Tuấn nhấc quai va li lên nhịp nhịp mấy lần và nói với mẹ:
- Con có thể xách va li một mình được mà mẹ. Con lớn rồi mà.
- Ừ, con đã lớn rồi. À, mà nhớ khi đến Huế, con xuống tàu và ra cửa bên phải. Nội chờ con ở đấy. Đừng ra cửa bên trái, cửa đó chỉ dành cho hành khách buôn bán.. Nhớ tìm nội chứ đừng đi một mình lạc đường chết nghe con.
- Vâng, con sẽ tìm nội mẹ à.
- Ăn xong, đừng có ném giấy xuống sàn tàu con nhé, và cũng đừng làm mất tiền.
Tuấn đập nhè nhẹ vào túi quần mình và cười mỉm với mẹ:
- Chắc chắn lắm rồi mẹ.
Hành khách xuống ga Hà Lam không bao người. Viên xếp ga ra hiệu cho hành khách từ Hà Lam đi lên tàu. Tuấn chào mẹ rồi leo lên toa. Bà Tú đưa chiếc giỏ cho Tuấn và dặn với theo. Tiếng bà lẫn trong tiếng còi hụ giục giã:
- Tuấn, tới nơi nhớ viết thư cho mẹ ngay nhé.
- Vâng ạ. Thưa mẹ con đi.
Tàu chuyển bánh. Bà Tú vẫy tay một hồi lâu. Bóng nhòa dần. Tuấn thấy mắt mình cay cay.
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 200, ra ngày 1-5-1973)
- Đây là va li của con. Chiếc giỏ mây nhỏ nầy, mẹ sắp sẵn trong đó ổ bánh mì cho con ăn trưa. Cái gói nhỏ đó... đó... đúng rồi... Gói lớn nầy là gói đường phổi, biếu cô Vân.
Đưa giỏ cho con, bà Tú quay sang đóng kín cửa sổ, cửa dưới và nói vội vã:
- Có lẽ đã trễ rồi đấy, mình ra đón xe lam ra ga là vừa. Mẹ đưa con ra ga... Đóng giúp mẹ cánh cửa bên này. Gài chặt vào.
Gian nhà tối hẳn lại. Mọi đồ đạc như buồn rầu hẳn đi để tỏ tình quyến luyến. Tuấn nghe nao nao trong dạ. Bước chân của mẹ lạo xao, vội vàng. Tiếng cửa đóng lập sập khiến Tuấn có cái cảm giác như mình sắp xa lìa vĩnh viễn nơi nấy. Bất giác, Tuấn muốn quẳng va li xin mẹ được ở lại, không đi đâu nữa. Nhưng... Tuấn lẩm bẩm:
- Hai tuần nữa mình về rồi mà.
Ý nghĩ đó làm Tuấn thấy yên tâm hơn. Tuấn bước ra ngoài sân để mẹ đóng cửa chính. Trời nắng tốt. Những đám mây nhẹ trôi lãng đãng trên đỉnh đầu. Bầy chim sẻ nhảy múa trên sàn kê khô. Tuấn đưa tay, không phải để đuổi chúng mà là để tạm biệt khung cảnh thân yêu. Bầy chim ríu rít bốc lên cao reo những tiếng trong và ấm như chào mừng cậu học trò nhỏ lần đầu tiên đi xa.
2
Xuống xe lam, hai mẹ con Tuấn phải đi bộ thêm một đoạn đường nữa mới đến nhà ga. Quận lỵ quen thuộc trải dài trước mắt Tuấn. Đây là trường học, nơi Tuấn, học sinh đậu hạng ba khi thi vào Đệ Thất, học qua một năm đầu tiên của bậc Trung học. Sang niên khóa mới, Tuấn lên đệ lục và sẽ được học lớp ở trên lầu. Tuấn đi hơi chậm lại để quan sát trường mình. Những cánh cửa lớp đóng kín, im lìm. Mấy cây sầu đông nở trái và hoa chen lẫn. Trái xanh, hoa màu tím nhạt đong đưa. Hai cây bàng xanh lá đứng oai nghi trước văn phòng Hiệu Trưởng. Nơi đó, là căn phòng độc nhất cửa mở. Trường im ngủ vùi sau một năm học để chờ mùa thu đến. Một niên học mới rộn ràng hơn, chững chạc hơn.
Nhà ga đã rộn rịp những người. Quán ăn, gánh hàng rong, hành khách quây quần trong một chu vi một mẫu tây. Đằng trước là một khoảng sân rộng trồng đầy cỏ và hoa. Đấy là công trường độc nhất của quận lỵ. Giữa công trường, , một bức tượng Nguyễn Huệ Quang Trung cưỡi voi, thét gươm chỉ về phương Bắc. Bức tượng có những bậc thang nhỏ dẫn lên bệ để người ta có thể lau chùi bộ áo giáp bằng đồng vàng loáng được luôn luôn sáng đẹp. Đi ngang qua công trường Tuấn đưa mắt kín đáo nhìn lên như sợ người ta bắt gặp ý nghĩ của mình. Bức tượng đồng đen với chiếc mũi trắng trông ngộ nghĩnh khôi hài. Bất giác Tuấn bật cười:
- Cái gì vậy Tuấn?
Tuấn làm thinh, cúi đầu. Nhớ lại sự tinh nghịch dại dột của mình. Tuấn vừa lo vừa buồn cười. Chả là chiều hôm qua, tụi thằng Trí, thằng Nhâm, thằng Liêm rủ Tuấn lên quận xem đá banh. Nghĩ đến việc xa lũ bạn thân đến hai tuần lễ, Tuấn muốn nhân cơ hội nầy đãi tụi nó một chầu kem cây ở chợ quận. Xem đá banh xong, cả bọn rủ nhau đến công trường nhà ga chơi. Lợi dụng lúc ga vắng người, thằng Liêm men theo mấy bực thang leo lên đỉnh tượng, ngồi vắt vẻo trên lưng voi cạnh đức Quang Trung. Thấy vui, cả mấy đứa đều trèo lên một lượt. Thằng Nhân lấy cái mũ lưỡi trai của mình đội lên đầu Vua Quang Trung. Thằng Nhâm buộc một nhúm cỏ vào lưỡi kiếm. Còn Trí và Tuấn lấy được một lon sơn của người giữ công trường bỏ quên bên hàng rào, hai đứa thi nhau phẹt vào chiếc mũi đen sì của bức tượng. Chúng còn định quệt vào má vào miệng thì bỗng thằng Liêm trụt vội xuống và la lên:
- Chết cha, ông Cảnh Sát tụi bây...
Hoảng hồn, Tuấn quẳng lọ sơn đang cầm ở tay xuống thảm cỏ và cả bọn chen nhau leo xuống đất rồi co giò bỏ chạy trước khi người Cảnh Sát bắt được một trong bọn. Nhưng chắc chắn là ông Cảnh Sát đã nhận biết tụi nó là ai rồi. Bộ đồng phục mặc chỉ định rõ ràng là học sinh trường Trần Quốc Tuấn. Bữa cơm hôm đó, Tuấn không làm sao nuốt được vì lo sợ người Cảnh Sát sẽ tìm đến ông Hiệu Trưởng và mách mọi việc, trước sau gì cũng lộ ra mấy đứa. Tội nghịch phá công trường có thể vô tù như chơi. Tuy nhiên, chuyến đi đã làm Tuấn quên bẵng đi những lo âu, cho đến bây giờ...
Tuấn lại len lén ngoái nhìn lên bức tượng. Nhưng... kìa... một ông Cảnh Sát đang tiến đến chỗ hai mẹ con ngồi.
Tuấn nhìn kỹ ông Cảnh Sát. Đúng là ông Cảnh Sát chiều hôm qua. Không sai được. Bộ ria mép đen và chiếc mũi lớn. Đúng rồi. Tuấn run lên. Ông đã nhận ra Tuấn. Ông sẽ bắt Tuấn vào bót để trả lời tội phá hoại hình tượng của công. Tuấn cúi gằm mặt xuống không dám nhìn về phía trước. Trời ơi, giá có một phép lạ làm Tuấn tàng hình được. Trong khi đó, viên Cảnh Sát vẫn đều đều tiến tới chỗ hai mẹ con Tuấn.
- Chào ông...
Mẹ Tuấn đon đả chào viên Cảnh Sát. Tuấn run lên chờ đợi cơn thịnh nộ của ông ta. Nhưng viên Cảnh Sát dường như chưa nhận ra Tuấn, ông ta dừng lại bên mẹ Tuấn và hỏi:
- Bà và cháu đi đâu đây?
- Da, tôi đưa cháu ra ga đi Huế ạ.
Tuấn cố giấu mặt một bên vai của mẹ. Nhưng viên Cảnh Sát lại quay sang Tuấn:
- Cháu học trường Trần Quốc Tuấn?
Thôi rồi, Tuấn kêu thầm. Ông ta đã nhận ra mình. Làm sao bây giờ. Tuấn len lén đưa mắt nhìn viên Cảnh Sát lúc đó đang chăm chú nhìn Tuấn.
Nhưng lúc đó, tiếng còi xe lửa hú vang từ xa. Mọi người trong ga đều nhốn nháo cả lên. Bà Tú dắt tay Tuấn đi lần ra cửa đợi. Tuấn quay lại. Viên Cảnh Sát vẫn nhìn theo hai người chăm chú. Tuấn muốn mình có cánh bay bổng ra sân ga. Nếu bây giờ ông ấy kêu mình lại và còng hai tay mình, như có lần Tuấn gặp một ông Cảnh Sát bắt hai tên trộm ở chợ. Chỉ nghĩ đến cũng đủ rùng mình.
May thay, hai mẹ con Tuấn đã vượt được cánh cửa ra sân ga. Bóng viên Cảnh Sát khuất sau bức tường dày. Tuấn thở phào thoát nạn.
- Chả nhẽ ông ấy không nhận ra mình. Hay vì quen với mẹ nên ông để mình đi về mới bắt.
Tuấn lẩm bẩm một mình. Nỗi lo không giải quyết được và cũng không dám tỏ bày với ai làm Tuấn như người đau.
Thấy con rầu rầu, bà Tú cứ ngỡ Tuấn buồn vì sắp ra đi một mình, bà an ủi:
- Chả có gì đáng lo hết. Con cứ ngồi trên toa xe, đến chiều thì tới nơi ngay, đừng có lo. Hai tuần sau lại về nhà ấy mà. Con trai lớn rồi đi cho biết đó biết đây ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Tuấn gượng cười:
- Con thích lắm chứ mẹ.
Khi xe lửa hụ đến hồi còi thứ hai, bà Tú căn dặn Tuấn lần cuối:
- Nhớ đừng để quên cái gì ở tàu nghe con. Nhờ ai mang va li vào toa chứa hàng dùm, nhớ ăn nói lễ độ và cám ơn khi xong việc nhé.
Tuấn nhấc quai va li lên nhịp nhịp mấy lần và nói với mẹ:
- Con có thể xách va li một mình được mà mẹ. Con lớn rồi mà.
- Ừ, con đã lớn rồi. À, mà nhớ khi đến Huế, con xuống tàu và ra cửa bên phải. Nội chờ con ở đấy. Đừng ra cửa bên trái, cửa đó chỉ dành cho hành khách buôn bán.. Nhớ tìm nội chứ đừng đi một mình lạc đường chết nghe con.
- Vâng, con sẽ tìm nội mẹ à.
- Ăn xong, đừng có ném giấy xuống sàn tàu con nhé, và cũng đừng làm mất tiền.
Tuấn đập nhè nhẹ vào túi quần mình và cười mỉm với mẹ:
- Chắc chắn lắm rồi mẹ.
Hành khách xuống ga Hà Lam không bao người. Viên xếp ga ra hiệu cho hành khách từ Hà Lam đi lên tàu. Tuấn chào mẹ rồi leo lên toa. Bà Tú đưa chiếc giỏ cho Tuấn và dặn với theo. Tiếng bà lẫn trong tiếng còi hụ giục giã:
- Tuấn, tới nơi nhớ viết thư cho mẹ ngay nhé.
- Vâng ạ. Thưa mẹ con đi.
Tàu chuyển bánh. Bà Tú vẫy tay một hồi lâu. Bóng nhòa dần. Tuấn thấy mắt mình cay cay.
KIM HÀI
(Trong "Thám Tử Tí Hon"
sắp xuất bản)
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 200, ra ngày 1-5-1973)
Không có nhận xét nào:
Không cho phép có nhận xét mới.