Nguyên Thi yêu dấu,
Bây giờ là buổi chiều. Như một mùa thu buồn để rụng nhiều lá vàng, dòng
thời gian, mà anh em mình cũng như tất cả những người tuổi trẻ, là những
con nước lênh đênh, trôi xuôi về một bến bờ nào tít tắp, ở bên kia.
Thật xa. Cũng đã thả ra biết bao sợi tơ vàng óng mướt, lung linh, vắt
ngang qua những đầu không gian xanh um bóng lá. Một con chim giang đôi
cánh vút lên không. Đường bay êm như nhung, đẹp như lụa. Thẳng tắp như
một đường chỉ vậy. Thật tình cờ, anh muốn lần theo con đường rung nắng
ấy để đến với em, Thi ạ.
Sao, bây giờ em vẫn ở chỗ cũ đấy chứ? Con đường có hai hàng cây xanh um
dễ thương của anh vẫn được đón bước chân em mỗi sáng đến trường chứ. Hở
Thi? Mới xa Saigon hơn hai năm nay mà sao anh tưởng chừng như lâu lắm
rồi, như đã có những thay đổi rất lớn giữa anh và cái thành phố đó của
em. Có lẽ vì đời sống ở đây trầm lặng quá. Và nếu mặt biển có trầm lặng
thì cũng có nghĩa là nó đang nghĩ rằng ở tận đáy sâu dưới kia, có lẽ
đang có những lượn sóng ngầm chuyển động thật mãnh liệt. Tâm hồn anh lúc
này không khác gì mặt biển đó, Thi ạ.
Có những buổi chiều nắng vàng thật đẹp, đẹp cũng như buổi chiều ngày hôm
nay, anh đã ra ngồi thật lâu ở đây, trước bãi biển này để nghĩ đến
tương lai. Và đến em. Vì đối với anh, em và tương lai có những liên hệ
mật thiết nào đó mà anh chưa tìm ra, hay thực sự anh chưa muốn tìm, Thi
ạ. Tuy nhiên anh vẫn biết rằng, rồi một ngày nào đó, anh sẽ trở lại với
con đường xanh um bóng cây của mình để tìm đến em. Đến con chim bé nhỏ
thích hót líu lo mỗi sáng của anh. Và để lòng mình được ấm lại trong
tình yêu thương của em, của gia đình, chứ không phải để cô đơn như bây
giờ...
Nguyên Thi thương mến,
Sáng sớm nay trên đường lên Thư viện, anh đã gặp lại những tà áo trắng
thật dễ thương, thật thơ ngây của những cô bé trở lại trường – không phải, của những nàng tiên trở lại vườn xưa, để lại líu lo ca tụng đời sống của mình – Hình ảnh những cô em bé bỏng của anh, chắc là bây giờ em cũng đã vẫy tay chào từ biệt "những ngày hạ dài và buồn tênh" –
chữ của em đấy nhé, anh không hiểu tại sao em lại gọi như thế ; còn
anh, ngày học ở những lớp dưới, và ngay cả bây giờ nữa, anh vẫn luôn
luôn mong đợi mùa hè ; ngày xưa thì để được chạy nhảy vui chơi khắp nơi,
còn bây giờ thì có lẽ anh thích mùa Hè, vì có lẽ nó đã gợi lại cho anh
những kỷ niệm êm đềm trong mùa Hạ chót của anh ở Sàigòn –
Ừ, có phải em đã đi học lại rồi không hở Thi ; năm nay thì em oai lắm
nhỉ?! Anh biết rồi, nữ sinh lớp 12 cơ mà, lớn nhất trường đấy nhé... Thế
hôm đầu tiên trở về trường sau "những ngày mùa Hạ buồn tênh", Thi có
hồi hộp không, có nôn nóng lắm không? Ngày xưa, vào mỗi ngày đầu niên
học, tối hôm trước anh cứ trằn trọc mãi không ngủ được, Thi ạ. Anh cứ
mong cho chóng đến sáng để lại được trở lại với bạn bè, với thầy cô và
lớp học... Những ngày Hè ban đầu hấp dẫn và trôi nhanh làm sao thì đến
ngày tựu trường, sao chúng lại vô duyên và cứ ỳ ra như không chịu nhích
đi tí nào cả. Nhưng rồi buổi sáng mong đợi cũng đến và anh lại hớn hở
"chân đi dép vai mang cặp" lên đường... Thi có ở trong cái tình trạng
buồn cười đó của anh không nhỉ. Chắc là có. Vì đời học sinh ai lại không
từng sống trong những cảm giác đó, phải không Thi. Nhất là với Thi, cô
bé lúc nào cũng mơ mộng, đa cảm và thấy những ngày nghỉ hè là "những
ngày hạ dài và buồn tênh" thì lại càng háo hức chờ đợi ngày tựu trường
lắm chứ nhỉ?
Nguyên Thi thương mến,
Nhân nhắc đến ngày vào trường, đến những cô cậu học trò có mắt trong môi thắm, có áo trắng thơ ngây, anh lại nhớ đến những kỷ niệm cũ của mình, những kỷ niệm của một thời êm đềm đã qua trong quá khứ, những kỷ niệm riêng tư mà em hay hỏi khi anh ngồi chép lại cho em một đầu bài, chỉ dẫn cho em một con toán và anh đã trả lời thật đơn sơ như không muốn cho người khác sống chung những kỷ niệm thân yêu của mình. Và những lúc như thế em thường buồn và trách là anh không thương em, anh như muốn giữ chặt những kỷ niệm ấy cho riêng mình để thỉnh thoảng ngồi nhớ lại và cười vu vơ. Bây giờ, xa em rồi, anh lại muốn có em ở bên và kể lại cho em nghe những kỷ niệm đó, để cho anh thấy mình không cô đơn và còn có niềm an ủi...
Nguyên Thi ngoan ngoãn,
Hình dung lại đôi mắt em, hai vì tinh tú thật hiền lành, thật trong sáng và cũng thật cô đơn, anh muốn nhớ đến những dòng sông đã trôi qua. Lặng lờ. Thương mến. Như tuổi thơ. Như tuổi trẻ, đã làm một cuộc hành trình thật dài không trạm nghỉ. Một con tàu không một ga đến, lăn những vòng lăn buồn rầu, miên man giữa lòng dân tộc. Hình ảnh thật Buồn và Đẹp, như cuộc di cư từ Bắc vào Nam của cha mẹ, anh em ta vậy... Anh muốn nhìn lại những dòng sông đó, để có thể nói cho em nghe nhiều chuyện, như chuyện ngày xưa vậy, em vẫn thích nghe kể như thế, phải không Thi? Ừ, anh sẽ không còn ngồi để suy tư một mình nữa và anh kể chuyện cho em nghe đây. Đừng trách anh, Thi nhé. Làm sao hở em, khi tâm hồn anh, như một đại dương vậy. Nổi sóng gào thét. Để cuối cùng, như một trầm tịch rất buổi-chiều-ngày-hôm-nay, lại ngoan ngoãn phẳng lặng soi bóng mình, hay soi bóng những cụm mây lang thang, những ước mơ trôi bồng bềnh miên man không biết về đâu.
Nguyên Thi ơi,
Làm sao anh quên được hình ảnh một cụm mây, ngày xưa, hình như lâu lắm rồi... Có phải là cậu bé đó không, mỗi sáng tung tăng chân sẻ đến trường, đếm những nốt nhạc vui mừng xanh ngắt, trên cao. Long lanh. Thật trong suốt thủy tinh. Như tâm hồn ríu rít chim non của cậu bé vậy. Ở nhà, từ sáng sớm, trước khi gánh hàng đi bán trong những xóm nhỏ, chính tay mẹ đã gói cho hôm thì xôi, hôm thì bánh khúc thật mềm, nóng hôi hổi. Để bỏ vào chiếc bị-yêu-thương. Vừa chứa chữ nghĩa, một mớ kiến thức bé bỏng, vừa đựng tình yêu quê hương.. Xôi bánh không phải được thể hiện cho tình yêu quê hương hay sao. Cậu bé ngày xưa, thật buồn cười làm sao, khi đã lập luận như thế với các bạn, đó là những nụ cười chế riễu, những ánh mắt coi thường, mỗi lần mở cặp để lấy quà bánh ra ăn. Này nhé, xôi làm bằng gì tụi mày có biết không, chẳng phải bằng những hạt lúa thơm tho vàng óng vươn mình thẳng tắp trên ruộng đồng cò bay của quê hương mình hay sao. Còn bánh này, cũng chẳng phải đã được tạo nên bởi những bông lúa reo vui lời quê hương mỗi buổi chiều gió thổi bạt ngàn trên đồng xanh ư... Ăn như vậy mỗi ngày, cậu tin rằng mình sẽ càng thêm lòng yêu quê hương nhiều hơn nữa. Nguyên Thi có thấy cậu bé lý tưởng không nào. Trí nhớ của anh còn lại về cậu bé chỉ là những buổi sáng. Trời lành lạnh. Sương mù, không, hay gần như thế lỏa tỏa trên mặt đường, trên những trụ đèn ướt át, đứng cô đơn, xem mặt đường như chiếc gương đẹp nhất phản ảnh thực thể mình. Ngây ngô. Rét mướt. Trên những mặt người còn ngái ngủ khi đứng chờ xe "buýt". Rồi trên cả những chiếc xe "buýt" màu xanh từ tít đầu đường xa phóng đến. Màu xanh của xe làm cậu cứ ngỡ rằng nó vừa trở lại từ một cánh rừng xa xăm nào, một cánh rừng lênh đênh mù sương như trong một truyện cổ tích bà ôm cháu bé vỗ về giấc ngủ non nớt xa xôi bằng hai tiếng "ngày xưa"... Xa lắm rồi, ngày còn ở ngoài Bắc cơ. Bà ôm lấy cậu, lùa bàn tay nhăn nheo vào vùng tóc tơ đen mượt của cậu, và nói nho nhỏ "ngày xưa..." Những truyện ngày xưa, rung lên như phím tơ trước gió trong lòng anh bây giờ. Những truyện ngày xưa xanh ngắt, có nàng công chúa ngủ thật lâu trong rừng, chờ mãi, chờ mãi mới có một vị hoàng tử, cũng may là đẹp trai, đến đặt lên môi nàng một cánh hoa tình yêu. Đỏ và ngọt lịm. Để rồi công chúa bừng tỉnh dậy đưa tay cho hoàng tử dắt ra khỏi tòa lâu đài âm u, lạnh lẽo và dĩ nhiên là có nhiều ma lắm, cậu bé nghĩ vậy. Hoàng tử vỗ tay. Con bạch mã hí lên mấy tiếng nho nhỏ rồi chạy lại. Hoàng tử mỉm cười nhìn công chúa, làm nàng e thẹn cúi đầu. Cho làn tóc mây óng ả trôi xuôi theo hai bờ vai thon nhỏ dịu dàng. Có những con bướm sặc sỡ đuổi nhau như trò chơi trẻ con bay qua khu rừng, làm những cánh mi – hay đó là những cánh bướm của tình yêu lung linh chớp nhẹ để hoàng tử sung sướng đỡ công chúa lên lưng ngựa, và dẫn nàng về lâu đài hạnh phúc. Còn nữa. Truyện con mèo thật khôn đi đôi hia bẩy dặm bước những bước thật dài. Truyện cô bé choàng khăn đỏ mang táo đi biếu bà suýt nữa bị chó sói vồ ăn thịt, may được người thợ săn nhẩy đến cứu thoát. Còn thật nhiều, nhiều lắm, cậu bé không thể nào nhớ hết được. Có những truyện bây giờ đã được quay thành phim, những cuốn phim màu sắc lộng lẫy, hay những cuốn sách có đầy hình ảnh sặc sỡ của Walt Disney, cũng làm cho cậu, dù lớn, còn thích lắm. Nhưng tất cả những thứ ấy vẫn không sao xóa nhòa được cái hình ảnh thần tiên kia: bà ôm cháu vừa đưa võng vừa kể truyện. Cháu nằm trong lòng bà vừa mút kẹo lạc vừa chăm chú nghe với đôi mắt thật say mê, nhưng mắc mưu bà rồi, nên càng lúc mắt càng nhíu lại vì buồn ngủ. Trong khi ngoài kia tiếng những hạt mưa rơi lốp đốp trên mái tranh càng lúc càng mạnh, và mau, tiếng gió kéo nhau chạy về một miền nào xa xăm nghe thật gấp rút. Xoáy lên, vun vút băng qua, băng qua những vùng tâm linh của cậu bé trên thời gian và không gian, là một ám ảnh đẹp đẽ vô ngần, thần tiên vô ngần, và dịu dàng vô ngần đối với cậu... Chiếc xe buýt chỉ để cậu mơ màng có thế, nó đã lù lù đến bên cạnh rồi. Cậu trèo lên. Đưa thẻ học sinh với hai đồng bạc cắc. Người bán vé nhìn cậu vai mang chiếc cặp, đầu đội mũ dạ đen, vì mẹ sợ đi sớm, sương rơi ướt hết tóc lại bị cảm nên đã bắt cậu đội mũ, với ánh mắt tinh nghịch, pha chút tính chất người-lớn-trẻ-con, bác nheo mắt lại và cười. Cậu bé cũng cười và đưa tay trái nhận lấy tấm vé, còn tay kia lại phải giơ ra để bắt tay bác, vì bác đã chìa tay cho cậu bắt rồi kìa. Xong xuôi, cậu bé đi lần xuống cuối xe, tìm một chỗ trống ngồi xuống. Cẩn thận, cậu bỏ chiếc vé con vào túi quần, xong khoanh tay lại nhìn qua cửa kính. Qua đi thật nhanh là những hàng cây, những trụ đèn, những công viên, những vườn trẻ. Mấy chiếc xích đu nằm mơ màng nghe thời gian trôi thật chậm qua tiếng nhỏ giọt tí tách của những giọt sương trên đầu lá. Những cầu tuột. Những con ngựa gỗ gật gù vì được yên nghỉ một cách thoải mái, sau một thời gian dài bị lũ trẻ con leo lên hành hạ ; có con hình như cười nhẹ nhàng tha thứ, có con nhếch mép ra vẻ cười gằn, có ý bảo với lũ bé con giờ này đang yên ấm trong chăn nệm "lũ con nít đâu đáng cưỡi lên cổ ta, đồ oắt tì mà tưởng là anh hùng, ta mà giả vờ đứng dậy thì tụi mày phải ngã xuống đất cả như vịt con vậy..." Còn những bồn cỏ. Còn những bờ hồ năm im lìm ra dáng một triết nhân đang suy nghĩ chuyện đời, đôi khi có làn gió nhẹ nào đó thoảng qua, mặt hồ gợn sóng lăn tăn đưa đến hình ảnh một ẩn sĩ phải nhíu mày vì thế sự. Tất cả. Tất cả băng qua, băng qua trong trí óc thích mơ mộng của cậu bé ; vì ngồi trên xe, nào cậu có thấy gì ngoài hình ảnh những tượng đá đứng buồn rầu trong công viên, ngước mắt nhìn những vì sao đổi chỗ cho nhau ở trên cao. Những tượng đá có hồn nên dệt những câu thơ trong tâm tưởng, quyến rũ từng loạt lá vàng lả tả bay xuống. Chao lượn. Rồi yên lặng khép nép đậu lên vai, lên mình những thi sĩ lặng câm. Phải, chỉ có những chiếc lá vàng rụng xuống, vì có lẽ những tâm hồn cùng một lứa tuổi – ít nhất như những pho tượng và những cánh lá vàng – mới hiểu, mới cảm thông nhau được mà thôi. Còn những chiếc lá xanh, chúng đang mải triền miên trong mộng mị, chứ có khi nào lại thao thức trong khuya, mặc dầu đã nghiêng về sáng, như những chiếc lá vàng... Xe chạy. Qua những ngôi nhà có giồng hoa um tùm bên ngoài, những chùm hoa ti-gôn trong tối thật là huyền ảo, chúng vật vờ thức tỉnh trước làn gió nhẹ ban mai, rung rung lay động khiến cậu bé liên tưởng đến những khuôn mặt thật xinh, đang say sưa với mộng đẹp bên trong ngôi nhà thơ mộng ấy. Cậu nhiều tình cảm lắm. Làm sao có thể trách cậu đừng "lãng mạn" như thế khi mà chỉ có mình cậu là con một. Là cả. Là út. Là trai. Là gái. Cậu đã phải sống với mình như vậy. Suốt từ thuở nhỏ đến bây giờ. Vậy thì đừng ai trách cậu cả. Hãy hiểu và hãy thông cảm với nỗi cô đơn của cậu. Để cậu có thể nhìn sâu vào những căn nhà ấy nữa ; trong tủ kính kia hai ba con búp bê mắt long lanh mở to như lũ con gái học chung với cậu ba bốn năm trước ở một trường tiểu học, đứng xếp hàng, thật ngoan, thật dễ thương chờ lãnh phần thưởng cuối năm vậy, trong tủ kia là những áo đầm đủ màu sắc được treo lên những mắc quần áo thênh thang. Nhìn lại mình, một bộ đồng phục để đi học mỗi ngày, một bộ quần áo may rất ít khi mặc, tương đối khá tươm tất, được đem ra dùng, mỗi khi đi chợ với Mẹ. Bố thì đã mất ngay từ ngày cậu còn bé. Cậu chỉ hình dung được nét mặt và cử chỉ của Bố, một hình dung mù sương, được tiếp bắt bằng những dây tơ thật chùng, thật mảnh. Như thế. Tất cả ở Bố đều giống Mẹ. Ngày còn bé, cậu nghĩ rằng Bố với Mẹ là hai anh em, vì rất giống nhau: thật hiền, thật thương cậu, ngay cả đến khuôn mặt cũng hao hao như nhau nữa. Nên từ khi biết Bố mình đã xa hẳn, cậu càng thấy thương Mẹ hơn... Ở nhà, đồ chơi của cậu ngày xưa chỉ có dăm hòn bi, hai con quay và những thứ vặt vãnh khác của Bố để lại, không dùng được nữa. Tất cả chỉ có vậy. Nhìn lại mình như thế để cậu thấy yên tâm, vì phải nghĩ rằng chung quanh mình vẫn có tình thương và hạnh phúc. Và ở chính mình nữa. Cũng vậy. Cậu lại nghĩ đến Mẹ nhiều hơn.
... Xe đậu ở đầu đường. Cậu bảo cho cháu xuống ở đây. Bác bán vé cười toe và đưa tay phía cửa, hơi cúi mình xuống ra vẻ chào cậu một cách người-lớn-trẻ-con, làm cậu bật cười. Cậu nói chào bác và bước xuống đường. Con đường dẫn đến trường thật là đẹp. Đi qua một cái hồ tắm thì đến vườn Bách thú, hai cánh cổng tiền sử yên lặng tựa đầu vào nhau như đang kể cho nhau nghe một truyện cổ tích gì đó. Trời đã khá sáng. Những nàng tiên trở về lâu đài kéo lướt thướt những vạt áo bằng lụa nắng ở trên cao, trông thật đẹp. Cậu bé đi giữa hai hàng cây bên đường xanh um. Thân bước dưới đất mà tâm hồn đã lắp cánh để bay là là bên những tàng cây rậm ướt. Những cánh lá non vừa thức dậy, đang rối rít kể cho nhau nghe giấc mơ thần tiên đêm qua, làm cả một khoảng không gian đó lao xao những lời diệp-lục-tố tươi mát. Có một cô bé áo trắng học trường bên cạnh nhe răng khểnh ra nhìn cậu cười. Trông thật xinh. Thật tự nhiên, cậu đưa tay làm một cử chỉ chào thăm thân mật và cũng mỉm cười, để chợt nhận ra mình không quen gì với người ta cả, cậu cười vu vơ rồi đưa mắt nhìn những con chim vừa cất cánh bay lên ở đằng xa. Như là nghe thấy thật gần tiếng những cô bé áo trắng gọi nhau làm vọng lại những tiếng chim họa mi đang hót trong lòng mình, cậu bước nhanh đến trường...
Rồi những mùa Đông, những mùa Hạ, những mùa Xuân, những mùa Thu dắt tay ngày tháng lang thang qua vùng trời tuổi thơ của cậu. Thấm thoát đến bây giờ, cậu bé ngày xưa đã lớn lắm. Nhưng vẫn luôn luôn muốn và nhìn lại khoảng trời cũ. Vì ở đó thật đẹp. Mây thì xanh quá, nắng thì thật vàng, và chim tìm gọi nhau suốt buổi trên những tàng cây cao, xanh um màu lá ướt.
Nguyên Thi thương mến,
Anh bây giờ như cảm thấy sợi dây nối giữa mình và cậu bé ngày xưa dài ra một cách không ngờ, và anh cứ thích được sống lại những ngày tháng cũ. Dĩ nhiên, con người nào cũng phải trải qua những giai đoạn kế tiếp nhau – vật chất còn như vậy cơ mà – thì đời sống anh bây giờ là một điều rất tự nhiên chứ, Nguyên Thi nhỉ. Nhưng sao anh vẫn cảm thấy mình vừa vuột khỏi tầm tay một cái gì thật quí giá, thật dễ thương những khi một mình ngồi nhìn về kỷ niệm. Và nhất là buổi sáng nay, chen lẫn niềm vui vừa được nhen nhúm bởi các cô bé áo trắng vào trường, sao đâu đó hồn anh lại có một chút gì xa xót, một chút gì tiếc nuối vu vơ... Dù sao chính những tình cảm ấy đã dẫn anh trở về với em bây giờ, Nguyên Thi ạ ; và cũng chính chúng đã cho anh biết thực sự là mình vẫn chưa muốn xa rời tuổi nhỏ. Tuổi nhỏ của kỷ niệm, của yêu thương tràn đầy hồn anh như những đợt sóng xô tấp vào bờ cạnh chỗ anh đang ngồi đây, Nguyên Thi thương mến!
Anh đứng dậy đưa mắt nhìn ra xa. Tấm áo choàng bằng dạ đen của đêm đã được phủ nhẹ xuống tự lúc nào. Bãi biển bây giờ thật yên lặng. Những đám mây còn sót của buổi chiều trôi nhanh về một phía. Tụ lại. Rồi bay lên thật cao. Thật cao. Anh mỉm cười khi bắt gặp hình ảnh đó. Và cảm thấy tâm hồn mình phấn khởi lạ lùng. Những hạt sương đã lấp lánh triều thiên trên những đầu cỏ. Lễ đăng quang bắt đầu. Bầu trời lung linh để rơi lác đác những vì sao xuống một vùng không gian nào đó, xa lắm, có lẽ tận ngoài kia. Anh nghĩ rằng quê hương mình thật đẹp. Thật tuyệt vời. Nhất là khi người ta sống trong yêu thương, hạnh phúc. Và bài thơ về tuổi nhỏ thật thơ mộng, êm đềm của cậu bé học trò ngày xưa, vẫn còn nét trinh trắng, thơ ngây như cũ. Chưa bị giây lấm một vết mực nào. Bài thơ vẫn còn giữ được nét trinh nguyên. Anh muốn gọi tên em thật nhỏ. Nguyên Thi.
(Trích từ bán nguyệt san Ngàn Thông số 35, ra ngày 7-10-1972)
Nguyên Thi thương mến,
Nhân nhắc đến ngày vào trường, đến những cô cậu học trò có mắt trong môi thắm, có áo trắng thơ ngây, anh lại nhớ đến những kỷ niệm cũ của mình, những kỷ niệm của một thời êm đềm đã qua trong quá khứ, những kỷ niệm riêng tư mà em hay hỏi khi anh ngồi chép lại cho em một đầu bài, chỉ dẫn cho em một con toán và anh đã trả lời thật đơn sơ như không muốn cho người khác sống chung những kỷ niệm thân yêu của mình. Và những lúc như thế em thường buồn và trách là anh không thương em, anh như muốn giữ chặt những kỷ niệm ấy cho riêng mình để thỉnh thoảng ngồi nhớ lại và cười vu vơ. Bây giờ, xa em rồi, anh lại muốn có em ở bên và kể lại cho em nghe những kỷ niệm đó, để cho anh thấy mình không cô đơn và còn có niềm an ủi...
Nguyên Thi ngoan ngoãn,
Hình dung lại đôi mắt em, hai vì tinh tú thật hiền lành, thật trong sáng và cũng thật cô đơn, anh muốn nhớ đến những dòng sông đã trôi qua. Lặng lờ. Thương mến. Như tuổi thơ. Như tuổi trẻ, đã làm một cuộc hành trình thật dài không trạm nghỉ. Một con tàu không một ga đến, lăn những vòng lăn buồn rầu, miên man giữa lòng dân tộc. Hình ảnh thật Buồn và Đẹp, như cuộc di cư từ Bắc vào Nam của cha mẹ, anh em ta vậy... Anh muốn nhìn lại những dòng sông đó, để có thể nói cho em nghe nhiều chuyện, như chuyện ngày xưa vậy, em vẫn thích nghe kể như thế, phải không Thi? Ừ, anh sẽ không còn ngồi để suy tư một mình nữa và anh kể chuyện cho em nghe đây. Đừng trách anh, Thi nhé. Làm sao hở em, khi tâm hồn anh, như một đại dương vậy. Nổi sóng gào thét. Để cuối cùng, như một trầm tịch rất buổi-chiều-ngày-hôm-nay, lại ngoan ngoãn phẳng lặng soi bóng mình, hay soi bóng những cụm mây lang thang, những ước mơ trôi bồng bềnh miên man không biết về đâu.
Nguyên Thi ơi,
Làm sao anh quên được hình ảnh một cụm mây, ngày xưa, hình như lâu lắm rồi... Có phải là cậu bé đó không, mỗi sáng tung tăng chân sẻ đến trường, đếm những nốt nhạc vui mừng xanh ngắt, trên cao. Long lanh. Thật trong suốt thủy tinh. Như tâm hồn ríu rít chim non của cậu bé vậy. Ở nhà, từ sáng sớm, trước khi gánh hàng đi bán trong những xóm nhỏ, chính tay mẹ đã gói cho hôm thì xôi, hôm thì bánh khúc thật mềm, nóng hôi hổi. Để bỏ vào chiếc bị-yêu-thương. Vừa chứa chữ nghĩa, một mớ kiến thức bé bỏng, vừa đựng tình yêu quê hương.. Xôi bánh không phải được thể hiện cho tình yêu quê hương hay sao. Cậu bé ngày xưa, thật buồn cười làm sao, khi đã lập luận như thế với các bạn, đó là những nụ cười chế riễu, những ánh mắt coi thường, mỗi lần mở cặp để lấy quà bánh ra ăn. Này nhé, xôi làm bằng gì tụi mày có biết không, chẳng phải bằng những hạt lúa thơm tho vàng óng vươn mình thẳng tắp trên ruộng đồng cò bay của quê hương mình hay sao. Còn bánh này, cũng chẳng phải đã được tạo nên bởi những bông lúa reo vui lời quê hương mỗi buổi chiều gió thổi bạt ngàn trên đồng xanh ư... Ăn như vậy mỗi ngày, cậu tin rằng mình sẽ càng thêm lòng yêu quê hương nhiều hơn nữa. Nguyên Thi có thấy cậu bé lý tưởng không nào. Trí nhớ của anh còn lại về cậu bé chỉ là những buổi sáng. Trời lành lạnh. Sương mù, không, hay gần như thế lỏa tỏa trên mặt đường, trên những trụ đèn ướt át, đứng cô đơn, xem mặt đường như chiếc gương đẹp nhất phản ảnh thực thể mình. Ngây ngô. Rét mướt. Trên những mặt người còn ngái ngủ khi đứng chờ xe "buýt". Rồi trên cả những chiếc xe "buýt" màu xanh từ tít đầu đường xa phóng đến. Màu xanh của xe làm cậu cứ ngỡ rằng nó vừa trở lại từ một cánh rừng xa xăm nào, một cánh rừng lênh đênh mù sương như trong một truyện cổ tích bà ôm cháu bé vỗ về giấc ngủ non nớt xa xôi bằng hai tiếng "ngày xưa"... Xa lắm rồi, ngày còn ở ngoài Bắc cơ. Bà ôm lấy cậu, lùa bàn tay nhăn nheo vào vùng tóc tơ đen mượt của cậu, và nói nho nhỏ "ngày xưa..." Những truyện ngày xưa, rung lên như phím tơ trước gió trong lòng anh bây giờ. Những truyện ngày xưa xanh ngắt, có nàng công chúa ngủ thật lâu trong rừng, chờ mãi, chờ mãi mới có một vị hoàng tử, cũng may là đẹp trai, đến đặt lên môi nàng một cánh hoa tình yêu. Đỏ và ngọt lịm. Để rồi công chúa bừng tỉnh dậy đưa tay cho hoàng tử dắt ra khỏi tòa lâu đài âm u, lạnh lẽo và dĩ nhiên là có nhiều ma lắm, cậu bé nghĩ vậy. Hoàng tử vỗ tay. Con bạch mã hí lên mấy tiếng nho nhỏ rồi chạy lại. Hoàng tử mỉm cười nhìn công chúa, làm nàng e thẹn cúi đầu. Cho làn tóc mây óng ả trôi xuôi theo hai bờ vai thon nhỏ dịu dàng. Có những con bướm sặc sỡ đuổi nhau như trò chơi trẻ con bay qua khu rừng, làm những cánh mi – hay đó là những cánh bướm của tình yêu lung linh chớp nhẹ để hoàng tử sung sướng đỡ công chúa lên lưng ngựa, và dẫn nàng về lâu đài hạnh phúc. Còn nữa. Truyện con mèo thật khôn đi đôi hia bẩy dặm bước những bước thật dài. Truyện cô bé choàng khăn đỏ mang táo đi biếu bà suýt nữa bị chó sói vồ ăn thịt, may được người thợ săn nhẩy đến cứu thoát. Còn thật nhiều, nhiều lắm, cậu bé không thể nào nhớ hết được. Có những truyện bây giờ đã được quay thành phim, những cuốn phim màu sắc lộng lẫy, hay những cuốn sách có đầy hình ảnh sặc sỡ của Walt Disney, cũng làm cho cậu, dù lớn, còn thích lắm. Nhưng tất cả những thứ ấy vẫn không sao xóa nhòa được cái hình ảnh thần tiên kia: bà ôm cháu vừa đưa võng vừa kể truyện. Cháu nằm trong lòng bà vừa mút kẹo lạc vừa chăm chú nghe với đôi mắt thật say mê, nhưng mắc mưu bà rồi, nên càng lúc mắt càng nhíu lại vì buồn ngủ. Trong khi ngoài kia tiếng những hạt mưa rơi lốp đốp trên mái tranh càng lúc càng mạnh, và mau, tiếng gió kéo nhau chạy về một miền nào xa xăm nghe thật gấp rút. Xoáy lên, vun vút băng qua, băng qua những vùng tâm linh của cậu bé trên thời gian và không gian, là một ám ảnh đẹp đẽ vô ngần, thần tiên vô ngần, và dịu dàng vô ngần đối với cậu... Chiếc xe buýt chỉ để cậu mơ màng có thế, nó đã lù lù đến bên cạnh rồi. Cậu trèo lên. Đưa thẻ học sinh với hai đồng bạc cắc. Người bán vé nhìn cậu vai mang chiếc cặp, đầu đội mũ dạ đen, vì mẹ sợ đi sớm, sương rơi ướt hết tóc lại bị cảm nên đã bắt cậu đội mũ, với ánh mắt tinh nghịch, pha chút tính chất người-lớn-trẻ-con, bác nheo mắt lại và cười. Cậu bé cũng cười và đưa tay trái nhận lấy tấm vé, còn tay kia lại phải giơ ra để bắt tay bác, vì bác đã chìa tay cho cậu bắt rồi kìa. Xong xuôi, cậu bé đi lần xuống cuối xe, tìm một chỗ trống ngồi xuống. Cẩn thận, cậu bỏ chiếc vé con vào túi quần, xong khoanh tay lại nhìn qua cửa kính. Qua đi thật nhanh là những hàng cây, những trụ đèn, những công viên, những vườn trẻ. Mấy chiếc xích đu nằm mơ màng nghe thời gian trôi thật chậm qua tiếng nhỏ giọt tí tách của những giọt sương trên đầu lá. Những cầu tuột. Những con ngựa gỗ gật gù vì được yên nghỉ một cách thoải mái, sau một thời gian dài bị lũ trẻ con leo lên hành hạ ; có con hình như cười nhẹ nhàng tha thứ, có con nhếch mép ra vẻ cười gằn, có ý bảo với lũ bé con giờ này đang yên ấm trong chăn nệm "lũ con nít đâu đáng cưỡi lên cổ ta, đồ oắt tì mà tưởng là anh hùng, ta mà giả vờ đứng dậy thì tụi mày phải ngã xuống đất cả như vịt con vậy..." Còn những bồn cỏ. Còn những bờ hồ năm im lìm ra dáng một triết nhân đang suy nghĩ chuyện đời, đôi khi có làn gió nhẹ nào đó thoảng qua, mặt hồ gợn sóng lăn tăn đưa đến hình ảnh một ẩn sĩ phải nhíu mày vì thế sự. Tất cả. Tất cả băng qua, băng qua trong trí óc thích mơ mộng của cậu bé ; vì ngồi trên xe, nào cậu có thấy gì ngoài hình ảnh những tượng đá đứng buồn rầu trong công viên, ngước mắt nhìn những vì sao đổi chỗ cho nhau ở trên cao. Những tượng đá có hồn nên dệt những câu thơ trong tâm tưởng, quyến rũ từng loạt lá vàng lả tả bay xuống. Chao lượn. Rồi yên lặng khép nép đậu lên vai, lên mình những thi sĩ lặng câm. Phải, chỉ có những chiếc lá vàng rụng xuống, vì có lẽ những tâm hồn cùng một lứa tuổi – ít nhất như những pho tượng và những cánh lá vàng – mới hiểu, mới cảm thông nhau được mà thôi. Còn những chiếc lá xanh, chúng đang mải triền miên trong mộng mị, chứ có khi nào lại thao thức trong khuya, mặc dầu đã nghiêng về sáng, như những chiếc lá vàng... Xe chạy. Qua những ngôi nhà có giồng hoa um tùm bên ngoài, những chùm hoa ti-gôn trong tối thật là huyền ảo, chúng vật vờ thức tỉnh trước làn gió nhẹ ban mai, rung rung lay động khiến cậu bé liên tưởng đến những khuôn mặt thật xinh, đang say sưa với mộng đẹp bên trong ngôi nhà thơ mộng ấy. Cậu nhiều tình cảm lắm. Làm sao có thể trách cậu đừng "lãng mạn" như thế khi mà chỉ có mình cậu là con một. Là cả. Là út. Là trai. Là gái. Cậu đã phải sống với mình như vậy. Suốt từ thuở nhỏ đến bây giờ. Vậy thì đừng ai trách cậu cả. Hãy hiểu và hãy thông cảm với nỗi cô đơn của cậu. Để cậu có thể nhìn sâu vào những căn nhà ấy nữa ; trong tủ kính kia hai ba con búp bê mắt long lanh mở to như lũ con gái học chung với cậu ba bốn năm trước ở một trường tiểu học, đứng xếp hàng, thật ngoan, thật dễ thương chờ lãnh phần thưởng cuối năm vậy, trong tủ kia là những áo đầm đủ màu sắc được treo lên những mắc quần áo thênh thang. Nhìn lại mình, một bộ đồng phục để đi học mỗi ngày, một bộ quần áo may rất ít khi mặc, tương đối khá tươm tất, được đem ra dùng, mỗi khi đi chợ với Mẹ. Bố thì đã mất ngay từ ngày cậu còn bé. Cậu chỉ hình dung được nét mặt và cử chỉ của Bố, một hình dung mù sương, được tiếp bắt bằng những dây tơ thật chùng, thật mảnh. Như thế. Tất cả ở Bố đều giống Mẹ. Ngày còn bé, cậu nghĩ rằng Bố với Mẹ là hai anh em, vì rất giống nhau: thật hiền, thật thương cậu, ngay cả đến khuôn mặt cũng hao hao như nhau nữa. Nên từ khi biết Bố mình đã xa hẳn, cậu càng thấy thương Mẹ hơn... Ở nhà, đồ chơi của cậu ngày xưa chỉ có dăm hòn bi, hai con quay và những thứ vặt vãnh khác của Bố để lại, không dùng được nữa. Tất cả chỉ có vậy. Nhìn lại mình như thế để cậu thấy yên tâm, vì phải nghĩ rằng chung quanh mình vẫn có tình thương và hạnh phúc. Và ở chính mình nữa. Cũng vậy. Cậu lại nghĩ đến Mẹ nhiều hơn.
*
... Xe đậu ở đầu đường. Cậu bảo cho cháu xuống ở đây. Bác bán vé cười toe và đưa tay phía cửa, hơi cúi mình xuống ra vẻ chào cậu một cách người-lớn-trẻ-con, làm cậu bật cười. Cậu nói chào bác và bước xuống đường. Con đường dẫn đến trường thật là đẹp. Đi qua một cái hồ tắm thì đến vườn Bách thú, hai cánh cổng tiền sử yên lặng tựa đầu vào nhau như đang kể cho nhau nghe một truyện cổ tích gì đó. Trời đã khá sáng. Những nàng tiên trở về lâu đài kéo lướt thướt những vạt áo bằng lụa nắng ở trên cao, trông thật đẹp. Cậu bé đi giữa hai hàng cây bên đường xanh um. Thân bước dưới đất mà tâm hồn đã lắp cánh để bay là là bên những tàng cây rậm ướt. Những cánh lá non vừa thức dậy, đang rối rít kể cho nhau nghe giấc mơ thần tiên đêm qua, làm cả một khoảng không gian đó lao xao những lời diệp-lục-tố tươi mát. Có một cô bé áo trắng học trường bên cạnh nhe răng khểnh ra nhìn cậu cười. Trông thật xinh. Thật tự nhiên, cậu đưa tay làm một cử chỉ chào thăm thân mật và cũng mỉm cười, để chợt nhận ra mình không quen gì với người ta cả, cậu cười vu vơ rồi đưa mắt nhìn những con chim vừa cất cánh bay lên ở đằng xa. Như là nghe thấy thật gần tiếng những cô bé áo trắng gọi nhau làm vọng lại những tiếng chim họa mi đang hót trong lòng mình, cậu bước nhanh đến trường...
*
Rồi những mùa Đông, những mùa Hạ, những mùa Xuân, những mùa Thu dắt tay ngày tháng lang thang qua vùng trời tuổi thơ của cậu. Thấm thoát đến bây giờ, cậu bé ngày xưa đã lớn lắm. Nhưng vẫn luôn luôn muốn và nhìn lại khoảng trời cũ. Vì ở đó thật đẹp. Mây thì xanh quá, nắng thì thật vàng, và chim tìm gọi nhau suốt buổi trên những tàng cây cao, xanh um màu lá ướt.
Nguyên Thi thương mến,
Anh bây giờ như cảm thấy sợi dây nối giữa mình và cậu bé ngày xưa dài ra một cách không ngờ, và anh cứ thích được sống lại những ngày tháng cũ. Dĩ nhiên, con người nào cũng phải trải qua những giai đoạn kế tiếp nhau – vật chất còn như vậy cơ mà – thì đời sống anh bây giờ là một điều rất tự nhiên chứ, Nguyên Thi nhỉ. Nhưng sao anh vẫn cảm thấy mình vừa vuột khỏi tầm tay một cái gì thật quí giá, thật dễ thương những khi một mình ngồi nhìn về kỷ niệm. Và nhất là buổi sáng nay, chen lẫn niềm vui vừa được nhen nhúm bởi các cô bé áo trắng vào trường, sao đâu đó hồn anh lại có một chút gì xa xót, một chút gì tiếc nuối vu vơ... Dù sao chính những tình cảm ấy đã dẫn anh trở về với em bây giờ, Nguyên Thi ạ ; và cũng chính chúng đã cho anh biết thực sự là mình vẫn chưa muốn xa rời tuổi nhỏ. Tuổi nhỏ của kỷ niệm, của yêu thương tràn đầy hồn anh như những đợt sóng xô tấp vào bờ cạnh chỗ anh đang ngồi đây, Nguyên Thi thương mến!
*
Anh đứng dậy đưa mắt nhìn ra xa. Tấm áo choàng bằng dạ đen của đêm đã được phủ nhẹ xuống tự lúc nào. Bãi biển bây giờ thật yên lặng. Những đám mây còn sót của buổi chiều trôi nhanh về một phía. Tụ lại. Rồi bay lên thật cao. Thật cao. Anh mỉm cười khi bắt gặp hình ảnh đó. Và cảm thấy tâm hồn mình phấn khởi lạ lùng. Những hạt sương đã lấp lánh triều thiên trên những đầu cỏ. Lễ đăng quang bắt đầu. Bầu trời lung linh để rơi lác đác những vì sao xuống một vùng không gian nào đó, xa lắm, có lẽ tận ngoài kia. Anh nghĩ rằng quê hương mình thật đẹp. Thật tuyệt vời. Nhất là khi người ta sống trong yêu thương, hạnh phúc. Và bài thơ về tuổi nhỏ thật thơ mộng, êm đềm của cậu bé học trò ngày xưa, vẫn còn nét trinh trắng, thơ ngây như cũ. Chưa bị giây lấm một vết mực nào. Bài thơ vẫn còn giữ được nét trinh nguyên. Anh muốn gọi tên em thật nhỏ. Nguyên Thi.
BÙI VĨNH PHÚC
(Trích từ bán nguyệt san Ngàn Thông số 35, ra ngày 7-10-1972)
Không có nhận xét nào:
Không cho phép có nhận xét mới.