CHƯƠNG V
Mọi người đang nóng lòng chờ đợi thì mẹ tôi về. Mẹ tôi cho biết chuyện
Thiện bị mất tích đã lan truyền khắp thị xã. Người ta bàn tán xôn xao về
chuyện này. Có người cho rằng Thiện đi chơi với bạn bè rồi sợ bị mẹ la rầy
không dám về nhà. Có người nêu giả thiết Thiện đi tắm biển và bị chết
đuối. Người khác lại cho rằng Thiện bị bắt cóc để đòi tiền chuộc, lấy cớ
rằng bà Võ Hữu Danh là một người giầu có nên bọn làm tiền để ý.
Mẹ tôi cũng cho biết từ sau khi chúng tôi ra đi, không có ai đến nhà chúng tôi cả. Nghĩa là nhà chức trách chưa nghi ngờ gì chúng tôi và bà Hồng đã không khai mối liên hệ giữa Thiện và tôi. Mẹ tôi ghé lại nhà lấy thêm ít đồ đạc nữa rồi mới chịu ra xe về Sàigòn cho nên mới hơi trễ một chút. Cũng may nhà tôi ở biệt lập, nhà láng giềng ở gần nhất cũng cách cả chục thước, nên mẹ đến và đi, chẳng ai để ý biết.
Chú Tám cho mẹ con tôi biết :
- Thằng Thiện không chịu ăn uống, nó khóc sưng cả mắt.
Mẹ tôi chép miệng :
- Tội nghiệp ! Để rồi tôi sẽ tính lại cho nó !
Tôi bàn :
- Hay là mẹ cho nó về đây ? Có con, con tin là nó sẽ bớt buồn...
Nhưng mẹ tôi lắc đầu :
- Về đây thì không được rồi !
- Sao vậy mẹ ?
- Con quên rằng cho đến lúc này, trong thâm tâm nó vẫn nghĩ rằng nó đã bị mẹ con mình bắt cóc sao ? Nếu cho nó về đây rồi thừa lúc mình vô ý, nó trốn được hoặc kể chuyện này cho một người lối xóm biết thì chuyện gì sẽ xảy ra sau đó ?
- Vậy mẹ tính sao ?
- Để thủng thẳng đã.
- Con thấy tội nghiệp nó quá mẹ à.
Mẹ tôi lắc đầu :
- Đáng lẽ con phải tội nghiệp mẹ mới phải...
Tôi ngạc nhiên vì câu nói này hết sức.
Mẹ tôi cũng cho biết từ sau khi chúng tôi ra đi, không có ai đến nhà chúng tôi cả. Nghĩa là nhà chức trách chưa nghi ngờ gì chúng tôi và bà Hồng đã không khai mối liên hệ giữa Thiện và tôi. Mẹ tôi ghé lại nhà lấy thêm ít đồ đạc nữa rồi mới chịu ra xe về Sàigòn cho nên mới hơi trễ một chút. Cũng may nhà tôi ở biệt lập, nhà láng giềng ở gần nhất cũng cách cả chục thước, nên mẹ đến và đi, chẳng ai để ý biết.
Chú Tám cho mẹ con tôi biết :
- Thằng Thiện không chịu ăn uống, nó khóc sưng cả mắt.
Mẹ tôi chép miệng :
- Tội nghiệp ! Để rồi tôi sẽ tính lại cho nó !
Tôi bàn :
- Hay là mẹ cho nó về đây ? Có con, con tin là nó sẽ bớt buồn...
Nhưng mẹ tôi lắc đầu :
- Về đây thì không được rồi !
- Sao vậy mẹ ?
- Con quên rằng cho đến lúc này, trong thâm tâm nó vẫn nghĩ rằng nó đã bị mẹ con mình bắt cóc sao ? Nếu cho nó về đây rồi thừa lúc mình vô ý, nó trốn được hoặc kể chuyện này cho một người lối xóm biết thì chuyện gì sẽ xảy ra sau đó ?
- Vậy mẹ tính sao ?
- Để thủng thẳng đã.
- Con thấy tội nghiệp nó quá mẹ à.
Mẹ tôi lắc đầu :
- Đáng lẽ con phải tội nghiệp mẹ mới phải...
Tôi ngạc nhiên vì câu nói này hết sức.
*
Tối hôm ấy, mọi người vây quanh ngọn đèn dầu cùng bàn bạc. Chú Tám hỏi mẹ tôi :
- Chị tính sao về chuyện tương lai ? Chị ở lại Sàigòn này với vợ chồng em chứ ?
Mẹ tôi lắc đầu :
- Tôi tính ra... Nha Trang chú thím à.
- Ra tuốt Nha Trang ?
Thím Tám ngạc nhiên hỏi. Tôi cũng sững sờ không kém, tôi hỏi :
- Sao phải đi xa vậy mẹ ?
Mẹ tôi giải thích :
- Mẹ muốn mình đi thật xa để yên tâm làm ăn. Mẹ không muốn dính dáng chút gì với bà Hồng nữa...
- Rồi chừng nào mình đi ?
- Chưa biết nữa, còn tùy ở việc đưa trả thằng Thiện về...
- Chị tính ra ngoài đó làm ăn thật sao chị Chín ?
Mẹ tôi gật đầu. Chú Tám :
- Rồi chị lấy tiền đâu mà sinh sống ?
Nghe chú Tám nói tôi mới nhớ ra. Mẹ tôi chỉ còn trong tay hơn hai chục ngàn bạc mặt và ít vật dụng, nếu đem cầm bán cũng chỉ được thêm mươi ngàn. Bao nhiêu vốn liếng tạo lập được, mẹ tôi dồn cả vào căn nhà ở bãi Dâu. Ra Nha Trang xứ lạ quê người, với mấy trăm ngàn trong tay, liệu mẹ tôi có thể kiếm sống được không ?
Mẹ tôi nói :
- Trời sinh voi sinh cỏ, hơi đâu mà lo chuyện đó. Biết bao người tay trắng mà vẫn làm nên, ăn thua là ở mình có biết cố gắng hay không...
- Còn chuyện thằng Thiện ?
- Tôi định sẽ trả nó về Vũng Tầu trong vòng vài ngày nữa.
Rồi mẹ quay sang tôi :
- Mẹ thấy như vậy cũng đủ rồi con ạ. Mấy ngày phải xa thằng Thiện chắc bà Hồng cũng đã thấm thía... Con thấy mẹ tính vậy có được không ?
Tôi gật đầu. Và tôi thấy thương mẹ tôi quá ! Không ngờ tình mẹ thương con lại thật bao la. Chỉ vì không muốn gặp lại bà Hồng e có chuyện lôi thôi, khi đó, ắt tôi phải chịu khổ, đồng thời, chiều ý tôi, thực hiện một cuộc trả thù đầy ý nghĩa, mẹ tôi đã không ngần ngại hy sinh căn nhà, hành động một việc nguy hiểm hết sức : bắt cóc Thiện !
Chú Tám nói với mẹ tôi :
- Chị đã quyết như vậy thì em cũng không dám cản ngăn nữa. Em chỉ cầu mong thấy chị làm ăn khấm khá. Riêng phần vợ chồng em, tuy tụi em không khá nhưng cũng xin được phụ chị một tay... Em muốn xin được giúp chị ít vốn...
Mẹ tôi lắc đầu, giọng cảm động :
- Tôi biết chú thím thương mẹ con tôi lắm. Nội việc chú giúp tôi bấy lâu nay cũng đủ chứng minh điều đó rồi. Riêng về chuyện tiền bạc thì chú thím cho tôi được từ chối... Tôi lo cho thằng Hòa, con Lộc được...
- Hay là chị chê chúng em...
- Chú nói vậy mà không sợ tôi giận sao ?
- Em xin lỗi chị...
- Sáng mai tôi sẽ mua vé phi cơ ra Nha Trang, sau đó trở về tôi sẽ thu xếp công chuyện.
Rồi mẹ quay sang tôi :
- Con cũng nên đi ngủ sớm đi, rán giữ sức khỏe.
Tôi nghe lời, đi ngủ trước. Ngoài nhà, mẹ tôi nói với chú Tám :
- Sáng mai chú nhớ mua cho thằng Thiện tô phở hay tô mì gì đó và nhớ dỗ nó ăn dùm tôi nghe. Tội nghiệp nó.
Tôi nhớ đến Thiện. Tôi bỗng nảy ra một ý. Hay là ngày mai tôi thử lén theo chú Tám đến nơi Thiện bị giữ xem sao ? Tôi thấy cũng cần phải gặp Thiện lắm. Tôi phải nói để Thiện hiểu rõ mọi chuyện hầu giúp nó vơi buồn phần nào trong những ngày chờ đợi được trở về với mẹ.
- Chị tính sao về chuyện tương lai ? Chị ở lại Sàigòn này với vợ chồng em chứ ?
Mẹ tôi lắc đầu :
- Tôi tính ra... Nha Trang chú thím à.
- Ra tuốt Nha Trang ?
Thím Tám ngạc nhiên hỏi. Tôi cũng sững sờ không kém, tôi hỏi :
- Sao phải đi xa vậy mẹ ?
Mẹ tôi giải thích :
- Mẹ muốn mình đi thật xa để yên tâm làm ăn. Mẹ không muốn dính dáng chút gì với bà Hồng nữa...
- Rồi chừng nào mình đi ?
- Chưa biết nữa, còn tùy ở việc đưa trả thằng Thiện về...
- Chị tính ra ngoài đó làm ăn thật sao chị Chín ?
Mẹ tôi gật đầu. Chú Tám :
- Rồi chị lấy tiền đâu mà sinh sống ?
Nghe chú Tám nói tôi mới nhớ ra. Mẹ tôi chỉ còn trong tay hơn hai chục ngàn bạc mặt và ít vật dụng, nếu đem cầm bán cũng chỉ được thêm mươi ngàn. Bao nhiêu vốn liếng tạo lập được, mẹ tôi dồn cả vào căn nhà ở bãi Dâu. Ra Nha Trang xứ lạ quê người, với mấy trăm ngàn trong tay, liệu mẹ tôi có thể kiếm sống được không ?
Mẹ tôi nói :
- Trời sinh voi sinh cỏ, hơi đâu mà lo chuyện đó. Biết bao người tay trắng mà vẫn làm nên, ăn thua là ở mình có biết cố gắng hay không...
- Còn chuyện thằng Thiện ?
- Tôi định sẽ trả nó về Vũng Tầu trong vòng vài ngày nữa.
Rồi mẹ quay sang tôi :
- Mẹ thấy như vậy cũng đủ rồi con ạ. Mấy ngày phải xa thằng Thiện chắc bà Hồng cũng đã thấm thía... Con thấy mẹ tính vậy có được không ?
Tôi gật đầu. Và tôi thấy thương mẹ tôi quá ! Không ngờ tình mẹ thương con lại thật bao la. Chỉ vì không muốn gặp lại bà Hồng e có chuyện lôi thôi, khi đó, ắt tôi phải chịu khổ, đồng thời, chiều ý tôi, thực hiện một cuộc trả thù đầy ý nghĩa, mẹ tôi đã không ngần ngại hy sinh căn nhà, hành động một việc nguy hiểm hết sức : bắt cóc Thiện !
Chú Tám nói với mẹ tôi :
- Chị đã quyết như vậy thì em cũng không dám cản ngăn nữa. Em chỉ cầu mong thấy chị làm ăn khấm khá. Riêng phần vợ chồng em, tuy tụi em không khá nhưng cũng xin được phụ chị một tay... Em muốn xin được giúp chị ít vốn...
Mẹ tôi lắc đầu, giọng cảm động :
- Tôi biết chú thím thương mẹ con tôi lắm. Nội việc chú giúp tôi bấy lâu nay cũng đủ chứng minh điều đó rồi. Riêng về chuyện tiền bạc thì chú thím cho tôi được từ chối... Tôi lo cho thằng Hòa, con Lộc được...
- Hay là chị chê chúng em...
- Chú nói vậy mà không sợ tôi giận sao ?
- Em xin lỗi chị...
- Sáng mai tôi sẽ mua vé phi cơ ra Nha Trang, sau đó trở về tôi sẽ thu xếp công chuyện.
Rồi mẹ quay sang tôi :
- Con cũng nên đi ngủ sớm đi, rán giữ sức khỏe.
Tôi nghe lời, đi ngủ trước. Ngoài nhà, mẹ tôi nói với chú Tám :
- Sáng mai chú nhớ mua cho thằng Thiện tô phở hay tô mì gì đó và nhớ dỗ nó ăn dùm tôi nghe. Tội nghiệp nó.
Tôi nhớ đến Thiện. Tôi bỗng nảy ra một ý. Hay là ngày mai tôi thử lén theo chú Tám đến nơi Thiện bị giữ xem sao ? Tôi thấy cũng cần phải gặp Thiện lắm. Tôi phải nói để Thiện hiểu rõ mọi chuyện hầu giúp nó vơi buồn phần nào trong những ngày chờ đợi được trở về với mẹ.
*
Sáng hôm sau, khi mẹ tôi sắp đi mua vé phi cơ và chú Tám
cũng sửa soạn đi mua quà sáng cho Thiện thì tôi đi ăn sáng trước. Mẹ tôi
hỏi tôi có muốn đi theo mẹ không ? Tôi đáp hơi mệt nên muốn ở nhà.
Tôi ăn được nửa tô mì thì chú Tám cũng ra mua một tô đựng trong ga-men đem cho thiện. Tôi vờ như không biết gì, hỏi :
- Chú mua đem đi đâu vậy ?
- À… Tôi mua về nhà chứ có đem đi đâu đâu.
Làm như tin lời chú, tôi đùa :
- Mua về cho thím phải không chú ? Chú cưng thím ghê...
Chú Tám cười giả lả. Lúc chú bước đi, tôi thấy chú hơi tần ngần có lẽ sợ tôi nghi ngờ khi thấy chú không đi vào ngõ rẽ về nhà mà lại đi đường khác. Tôi vờ cắm cúi ăn để chú yên tâm, nhưng ngay sau đó, khi thấy chú Tám đã đi khá xa, tôi đứng dậy trả tiền và bước vội theo sau.
Nhờ đường phố khá đông người, tôi lẩn tránh được ánh mắt trông chừng của chú Tám thỉnh thoảng quay lại. Tôi thấy chú đi dần về phía đường Cao Thắng. Tôi nghĩ rằng Thiện bị giữ tại một nhà nào đó trên đường này. Thảo nào hôm trước chú chẳng nói với ông Lê Phong rằng đường Cao Thắng, chú rất rành.
Chú Tám chợt dừng lại trước một ngõ rẽ. Tôi vội vàng tấp vào một mái hiên, ẩn mình sau chiếc xe lam đậu nơi đó. Chú Tám nhìn quanh rồi mới rẽ vào ngõ. Tôi bâng khuâng không biết có nên theo chú hay không ? Nếu nơi chú vừa rẽ vào là một con ngõ ngoắt ngoéo như ngõ nhà chú thì chắc tôi đành hoài công, chẳng thể nào tìm được nơi giữ Thiện.
Nhưng nếu nơi chú vào lại ở ngay đầu ngõ thì tôi dám đụng đầu chú như chơi và kế hoạch của tôi sẽ đổ bể. Còn đang phân vân thì chú Tám trở ra. Chú đi trở lại đường cũ, dần tiến về phía tôi. Tôi hụp người khuất hẳn sau chiếc xe lam. Chú Tám đi ngang qua không hay biết gì cả. Chú huýt sáo ra dáng vui vẻ lắm. Tay chú không còn xách ga-men nữa, có lẽ chú để lại cho Thiện ăn, trưa đem cơm tới mới lấy về.
Chú Tám đi xa rồi tôi mới tiến tới nơi chú vừa rẽ vào. Tôi mừng rỡ nhận ra nơi đây là một ngõ cụt. Chặn ngang con ngõ là một kho hàng. Tôi đọc những hàng chữ trên tấm bảng thật cũ, treo lệch một bên trước cửa :
Tôi ăn được nửa tô mì thì chú Tám cũng ra mua một tô đựng trong ga-men đem cho thiện. Tôi vờ như không biết gì, hỏi :
- Chú mua đem đi đâu vậy ?
- À… Tôi mua về nhà chứ có đem đi đâu đâu.
Làm như tin lời chú, tôi đùa :
- Mua về cho thím phải không chú ? Chú cưng thím ghê...
Chú Tám cười giả lả. Lúc chú bước đi, tôi thấy chú hơi tần ngần có lẽ sợ tôi nghi ngờ khi thấy chú không đi vào ngõ rẽ về nhà mà lại đi đường khác. Tôi vờ cắm cúi ăn để chú yên tâm, nhưng ngay sau đó, khi thấy chú Tám đã đi khá xa, tôi đứng dậy trả tiền và bước vội theo sau.
Nhờ đường phố khá đông người, tôi lẩn tránh được ánh mắt trông chừng của chú Tám thỉnh thoảng quay lại. Tôi thấy chú đi dần về phía đường Cao Thắng. Tôi nghĩ rằng Thiện bị giữ tại một nhà nào đó trên đường này. Thảo nào hôm trước chú chẳng nói với ông Lê Phong rằng đường Cao Thắng, chú rất rành.
Chú Tám chợt dừng lại trước một ngõ rẽ. Tôi vội vàng tấp vào một mái hiên, ẩn mình sau chiếc xe lam đậu nơi đó. Chú Tám nhìn quanh rồi mới rẽ vào ngõ. Tôi bâng khuâng không biết có nên theo chú hay không ? Nếu nơi chú vừa rẽ vào là một con ngõ ngoắt ngoéo như ngõ nhà chú thì chắc tôi đành hoài công, chẳng thể nào tìm được nơi giữ Thiện.
Nhưng nếu nơi chú vào lại ở ngay đầu ngõ thì tôi dám đụng đầu chú như chơi và kế hoạch của tôi sẽ đổ bể. Còn đang phân vân thì chú Tám trở ra. Chú đi trở lại đường cũ, dần tiến về phía tôi. Tôi hụp người khuất hẳn sau chiếc xe lam. Chú Tám đi ngang qua không hay biết gì cả. Chú huýt sáo ra dáng vui vẻ lắm. Tay chú không còn xách ga-men nữa, có lẽ chú để lại cho Thiện ăn, trưa đem cơm tới mới lấy về.
Chú Tám đi xa rồi tôi mới tiến tới nơi chú vừa rẽ vào. Tôi mừng rỡ nhận ra nơi đây là một ngõ cụt. Chặn ngang con ngõ là một kho hàng. Tôi đọc những hàng chữ trên tấm bảng thật cũ, treo lệch một bên trước cửa :
Kho hàng Văn Minh
Đường Cao Thắng
Không nghi ngờ gì nữa, nhất định Thiện bị giữ nơi này. Tôi hồi hộp lại gần, tim nhẩy thình thịch. Tôi tưởng tượng đến lúc tôi gặp Thiện, Thiện mừng rỡ ôm chầm lấy tôi hỏi han và sau đó, lắng nghe tôi kể đầu đuôi câu chuyện.
Tôi bước đến bên cửa và thất vọng vô cùng. Cánh cửa bị khóa trái.
Tôi nhìn quanh, không thấy ai, tôi liền đập cửa, hy vọng Thiện nghe được rồi hai anh em cùng tìm cách gặp nhau. Tôi gọi :
- Thiện ! Em có trong ấy không ? Thiện !
Không có tiếng trả lời. Tôi ghé mắt nhìn qua một khe hở – kho hàng là một căn nhà vách ván, lợp tôn – Bên trong tối om. Tôi lại gọi :
- Thiện ! Anh đây ! Em có nghe không ?
Không có tiếng Thiện trả lời mà đằng sau tôi, một giọng nói quen thuộc vang lên :
- Đang làm gì đó ? Cậu bé !
Tôi giật mình quay phắt lại.
________________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG VI