năm
Chúng tôi bước
vào một chiếc quán nhỏ nằm đơn độc trên một quãng đường ít xe qua lại.
Trước quán có một khoảng sân lộ thiên nhìn ra vườn hoa để thực khách ăn
uống vừa nhìn chung quanh. Nghiệp và Hoài bước song đôi phía trước, dù
mới biết nhau nhưng họ thực cởi mở. Con trai bao giờ cũng thế. Chỉ có
bọn con gái như tôi, Sa-Lyn mới giữ ý đến vấn đề chung quanh mà thôi.
Chọn một chiếc bàn nằm cạnh chiếc hàng rào có những chiếc lá nhỏ đan kín vào nhau xanh mượt, Nghiệp đưa mắt nhìn mọi người :
- Chúng ta dùng gì đây ?
- Kim-Anh thích những món ăn nào thực độc đáo của Đà-Lạt thôi.
Hoài nhìn tôi hóm hỉnh:
- Tôi cũng thế.
Sa-Lyn cười dòn:
- Hy vọng ở đây có cái gì thực Đà-Lạt để thiết đãi quý vị.
Cuối cùng chúng tôi quyết định chọn một số thức ăn như thịt nai, một vài món ăn khác thật lạ mà tôi chưa hề biết đến. Món ăn nào cũng do Sa-Lyn chọn lựa một cách khéo léo, Sa-Lyn tỏ ra một người nội trợ rành nghề. Món ăn nào Hoài cũng thốt ra một cách hồn nhiên: Ngon quá! Tuyệt quá! Saigon kiếm những thứ này mỏi cả mắt.
Nghiệp nói rất ít, thỉnh thoảng tôi bắt gặp tia mắt anh nhìn tôi nặng nề và dò hỏi. Lâu lâu Nghiệp cũng nhìn Hoài thật nhanh, chắc chắn anh không mấy thiện cảm với Hoài, như tôi đã nghĩ lầm sự thân thiện giữa anh và Hoài mấy phút trước đây. Sa-Lyn vừa ăn vừa cười nói huyên thuyên, tuy nhiên không một tia nhìn nào giữa tôi và Nghiệp mà không lọt qua đôi mắt của nàng. Sa-Lyn thật kín đáo và khôn khéo.
Như để bữa ăn khỏi mệt mỏi vì sự lặng thinh của mọi người, Nghiệp nói với Hoài:
- Anh có bao giờ chụp hình về các vụ đua xe chưa?
Hoài ngẩng lên, hất mái tóc phủ xòa trước trán cho khỏi tầm mắt nói:
- Chưa bao giờ cả!
Qua câu trả lời của Hoài, vụng về nhưng không thiếu thành thực. Nghiệp trố mắt nhìn như không tin tưởng nơi Hoài mấy, anh nói có vẻ châm chọc:
- Như thế cuộc biểu diễn xe sắp tới của tôi, anh mà chụp chắc phải là “ngộ” lắm!
Tôi không mấy hài lòng câu nói của Nghiệp vừa thốt ra. Sa-Lyn ngẩng mặt lên nhìn Nghiệp có vẻ trách móc. Chỉ riêng Hoài thật lạnh lùng bình thản: anh muốn chứng tỏ cho Nghiệp thấy bản lĩnh nơi anh có thừa, không đáng nổi giận vì một chuyện không đâu. Vài phút yên lặng trôi qua, không khí thật nặng nề. Hoài đưa mắt nhìn thẳng vào Nghiệp cười khàn:
- Chụp hình đua xe thì khó khăn quái gì mà không được!
- Hy vọng ông bạn thành công mỹ mãn.
Câu nói của Nghiệp vẫn giữ được giọng bình thản. Nhưng trong đôi mắt của anh nhìn Hoài có một chút gì mỉa mai chua chát! Nghiệp nhắc lại:
- Tôi cầu mong cho anh được thành công, vì một tấm hình chụp hỏng thì bài phóng sự có hay mấy đi nữa cũng không hấp dẫn cho lắm. Lần đầu tiên Kim-Anh viết phóng sự mà tôi tin chắc bài của Kim-Anh sẽ hay lắm.
Tôi thẹn đỏ mặt vì câu tán tỉnh không đúng chỗ của Nghiệp. Anh cứ tưởng tỏ ra chú ý tới tôi như thế là làm tôi hài lòng, nhưng thực ra khó chịu vì câu nói của anh quá đỗi. Tại sao anh không giữ ý trước mặt Hoài và nhất là Sa-Lyn? Sao anh lại làm khổ Sa-Lyn trong lúc ngày thành hôn đã tới gần. Không biết làm cách nào hơn tôi đưa mắt nhìn xuống chiếc khăn bàn màu xanh, hai chân tôi đong đưa một cách kỳ cục. Chiếc nĩa trên tay tôi xoay xoay mãi không biết lấy món ăn nào.
Nghiệp như được trớn, anh tán tỉnh tôi khéo léo rõ rệt hơn:
- Hôm gặp Kim-Anh lần đầu trong chiếc áo trắng, thùy mị và dễ thương, như một bông hoa trắng nằm giữa rừng hoa rực rỡ, nó không lạc lõng, làm cho người khác nhìn vào dễ rung động và có ý nghĩ trong sáng thanh cao.
Như để tôi phải biểu đồng tình với lời tán đó, đôi mắt Nghiệp thật tình tứ nhìn sâu vào mắt tôi, lướt nhẹ trên tóc. Buổi chiều ở đây gió lồng lộng, hơi lạnh phủ kín thế mà đôi má tôi hừng ấm. Tôi bối rối nhìn anh với nụ cười thật nhẹ.
Hoài từ nãy giờ chắc chú ý tới câu nói của Nghiệp dữ lắm?! Anh đưa mắt nhìn chúng tôi giọng không thiếu vẻ châm biếm:
- Tâm đầu ý hiệp như thế bài phóng sự hay là cái chắc!
Sa-Lyn bật cười dòn, nheo mắt nhìn Hoài giọng nói thật mướt:
- Tâm đầu ý hợp là một chuyện nhưng việc làm chắc gì đã ý hợp như thế.
Phải chi giây phút này chỉ xảy ra giữa tôi và Nghiệp thì hay biết mấy! Nhưng chúng tôi đâu có ở một mình với nhau. Bên cạnh chúng tôi còn có Sa-Lyn và Hoài đang lải nhải những câu nói khôi hài khiêu khích. Những câu nói của họ cũng như cử chỉ của họ đúng là một sự trả đũa của họ mà đối tượng là tôi và Nghiệp, tôi dư sức để hiểu điều đó. Thế là cả bốn người chúng tôi không bỏ sót một lời cười nói, đùa giỡn nào mà không chứa đựng một chút mỉa mai. Nhưng tự trong thâm tâm mỗi người đều cố đè nén nỗi đau xót như đang dâng lên, dâng lên mãi. Sở dĩ Sa-Lyn tự dối lòng và làm như thế để trả đũa Nghiệp, ngay tại quán ăn này, là vì những thực khách chung quanh có thể đã biết rõ mối tình giữa nàng và Nghiệp. Thực ra Nghiệp cũng chẳng có tội tình gì để Sa-Lyn trả đũa như thế. Nhưng tôi không khỏi giận đến tím mặt khi thấy Hoài bày đặt hưởng ứng trò chơi chua xót này với Sa-Lyn. Thật khó xử cho tôi khi phải đối phó với hoàn cảnh này: giữa một thanh niên đã đính hôn và một anh “bồ” cũ đang tán tỉnh bạn gái của mình.
Buổi ăn được chấm dứt một cách ngượng ngùng khó chịu. Nghiệp không như lúc đầu nữa, anh chỉ hỏi tôi những chuyện cần thiết. Và tôi chỉ đáp lời anh thật nhỏ, vắn gọn.
Vừa ra khỏi quán ăn Nghiệp lại bày ra chuyện khác:
- Hôm nay gần mùa hè rồi, cứ coi như đang nghỉ hè đi, chúng ta nên làm một tua du lịch quanh bờ hồ đi!
Sa-Lyn tiu nghỉu:
- Đi đâu chớ ra bờ hồ thì có gì thú?...
Không để Sa-Lyn nói hết câu, Nghiệp cắt ngang:
- Mình quá quen nên không thấy cái thú đi chơi bờ hồ. Nhưng Hoài và Kim-Anh cần được hưởng không khí thoải mái ở đó sau những ngày đã thiêu mình ở Saigon. Chúng ta đi thôi.
Nghiệp quả thực không phải hạng người tầm thường! Khi anh đã quyết định điều gì thì phải làm cho bằng được, và làm ngay. Không để cho Sa-Lyn kịp phản ứng, anh quay xe lái thẳng xuống bờ hồ Xuân-Hương. Hầu như tất cả mọi người dù muốn dù không cũng phải theo ý muốn của Nghiệp. Lần này Sa-Lyn buồn khổ ra mặt, nhưng vẫn tuân theo tập quán quý hóa của người Chiêm: đàn bà phải im lặng khi người đàn ông lên tiếng. Sự chịu đựng của Sa-Lym thực hiếm có, tôi chưa hề thấy nơi tất cả những cô bạn của tôi.
Nghiệp cho xe dừng lại bên lề đường, cạnh chiếc cầu gỗ ngắn nối liền với ngôi nhà thủy tạ. Tôi đưa mắt nhìn con đường tráng nhựa ngoằn ngoèo bò quanh bờ hồ, với giọng thật buồn tôi hỏi Nghiệp:
- Anh định cho tụi này thả bộ dài dài quanh bờ hồ sao đây?
Sa-Lyn nhảy ra khỏi xe trước, nhìn chúng tôi bước xuống, nét hờn dỗi vẫn còn trong đôi mắt, nàng mỉm cười nói với tôi:
- Anh ỷ anh là một thể thao gia thượng thặng nên đi bao nhiêu cũng chả sao. Bọn liễu yếu đào tơ chúng mình có đi mãi sụm đầu gối cũng không lo, đã có anh cõng mà!
Nghiệp quay lại cười:
- Quý vị yên trí, khỏi phải đi xa một bước mà vẫn thưởng lãm được phong cảnh ở đây như thường.
Nói xong Nghiệp huýt sáo bỏ đi thẳng về ngôi nhà thủy tạ, trong khi Hoài và Sa-Lyn đã bỏ đi xa cách xe một khoảng đường ngắn, nhìn ngắm những cành hoa “lai-ơn” dọc theo bờ hồ. Tôi nhìn theo Nghiệp đang nói gì đó với một ông già câu cá ở nhà thủy tạ. Xong, anh nhảy xuống một chiếc canot nhỏ nằm cạnh đó. Anh đứng thẳng chèo mạnh chiếc canot về phía tôi, trước sự ngỡ ngàng của Sa-Lyn và Hoài. Thuyền ghé sát vào chỗ tôi, Nghiệp nói:
- Kim-Anh, xuống đây! Đi chơi canot còn thú và an toàn gấp mấy xe hơi chạy quanh bờ hồ.
Tôi bước xuống, Nghiệp đưa tay vẫy Sa-Lyn và Hoài, nói lớn:
- Tí nữa gặp lại ở chỗ này nhé!
Sa-Lyn vẫy tay chào lại với nụ cười thật buồn trên khuôn mặt. Hoài đứng đờ người ra, đôi mắt anh nhìn tôi tối sầm lại. Chúng tôi rời khỏi bờ. Chiếc canot nhỏ nhưng thật xinh xắn, có hai tay chèo đặt ngang nhau và hai băng ngồi. Nghiệp ngồi đối diện với tôi, hai tay chèo rất đều nhịp, rất thong thả. Nhưng chiếc canot vẫn lướt thật nhanh trên mặt nước, đưa chúng tôi đi thật xa, hướng về ngã Lycée Yersin. Một lát sau, tôi không còn thấy Sa-Lyn và Hoài đâu nữa. Có lẽ hai người dẫn nhau vào một vườn hoa nào đó hoặc ngồi trên nhà thủy tạ. Những ngọn gió thật nhẹ và mát đem theo hương thơm của các loài hoa dại mọc ven hồ. Tôi thích thú thòng hai bàn tay xuống nước xanh. Nghiệp hai tay vẫn chèo nhưng đôi mắt anh vẫn dán chặt vào khuôn mặt tôi. Đôi mắt sâu thẳm trong sáng đang nhìn xoáy vào những lọn tóc bay bay của tôi tưởng chừng như đếm rõ từng sợi, đọc rõ mọi tư tưởng trong đầu tôi. Vẫn giả vờ miên man ngắm cảnh bờ hồ, nhưng thật ra tôi đang đếm những niềm vui rộn rã trong con tim vừa mới lớn. Tôi quay lại hỏi Nghiệp:
- Sao anh làm vậy?
Nghiệp cau mày hỏi lại tôi một cách hết sức bỡ ngỡ:
- Làm gì?
- Anh đang làm khổ Sa-Lyn, chị ấy có làm gì cho anh phiền đâu?
Giọng nói tôi thực chậm rãi, cố nhấn mạnh cho Nghiệp hiểu ý tôi muốn nói gì. Nhưng Nghiệp vẫn thản nhiên:
- Anh có làm gì để Sa-Lyn phải khổ đâu? Kim-Anh lên đây là anh có bổn phận phải đưa Kim-Anh đi chơi cho biết thắng cảnh Đà-Lạt. Có gì xấu đâu? Một thành phố đẹp, một cô bé đẹp, chừng đó cũng đủ làm cho người đàn ông thấy hạnh phúc.
Bây giờ tôi mới nhận thấy anh dối lòng và quanh co. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh:
- Anh Nghiệp, anh đừng vô tâm như thế nữa! Kim-Anh không hề hay biết gì về chuyện hứa hôn giữa anh và Sa-Lyn. Xin anh đừng đùa giỡn với em như thế nữa! Anh hãy giúp em đủ can đảm coi anh như một người anh đáng kính, thế thôi!
Tiếng nói của tôi hầu như mất hút vào tiếng sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền. Nghiệp dừng tay chèo lại, ngồi thẳng người nhìn tôi chăm chăm, dáng vẻ nghiêm trang hơn bao giờ hết. Một vài tia nắng còn sót lại rung rinh trên mái tóc anh. Nghiệp nói thật ấm:
- Tôi đâu có đùa giỡn với Kim-Anh, cũng như không bao giờ tìm cách đùa giỡn với ai cả. Phải, tôi sắp cưới Sa-Lyn làm vợ. Cuộc hôn nhân này đã được sắp đặt từ lâu. Nhưng những dự tính, kế hoạch có ăn nhằm gì đến những biến cố vô tình mà định mệnh gởi đến cho chúng ta. Những ngày trước đây tôi có biết Kim-Anh là ai đâu, mà vẫn cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất, không có vấn đề gì phải suy nghĩ cả! Cuộc đời của tôi luôn kết thành bởi những chuỗi ngày thành công rực rỡ, trên phương diện nghề nghiệp cũng như tình cảm. Nhưng hôm nay mọi sự đã đổi khác...
- ...!!!
- Kim-Anh chớ hiểu lầm. Anh tin chắc không có gì xảy ra không may, không đẹp. Anh đã hứa hôn với Sa-Lyn và sẽ cưới nàng. Nhưng trong một vài tiếng đồng hồ Kim-Anh hãy để cho anh tin rằng mình cũng như bao cặp trai gái khác: tung tăng bay nhảy, vui chơi suốt buổi chiều hè, thế thôi. Sau đó Kim-Anh sẽ gặp lại Hoài, và anh trở về với Sa-Lyn. Cuộc sống của mỗi người chúng ta sẽ trở lại bình thường. Kim-Anh có muốn vậy không?
Tôi trả lời thật nhẹ như hơi thở:
- Tùy anh.
Ngày hôm nay sao buồn quá đỗi? Những tia nắng lấp lánh còn sót lại của ngày chầm chậm xuống trải lênh láng trên mặt hồ, tia nắng mong manh theo từng đợt sóng. Những cây thông già đứng lơ thơ giữa trời, chạy dọc trên những đỉnh đồi bơ vơ, trơ trọi. Những cành hoa dại mọc rải rác trên bờ hồ nhẹ bay theo từng cơn gió, một vài cánh hoa chịu không nổi sức gió lìa cành rơi xuống theo giòng nước trôi đi. Buồn ơi là buồn! Tất cả như đang quay cuồng trước mặt tôi. Sương chiều bắt đầu trở về với vạn vật, những giọt sương lạnh mướt và khô ran như giọt nước mắt âm thầm không rời khỏi bờ mi. Nó làm phai mờ đi những cảnh vật, những màu sắc thiên nhiên, những đường cong đường thẳng. Thực chua xót và buồn đau khi phải rơi vào một thế giới khác biệt ở đó cái bóng hạnh phúc như đang đùa giỡn với ta.
Chúng tôi không nói gì với nhau nữa, mỗi người như đang theo đuổi riêng ý nghĩ của mình. Sự yên lặng lạnh buốt làm cho tôi thấy xa cách Nghiệp quá đỗi, nhưng đồng thời tôi cũng gần gũi anh trong ước mơ được như bao đôi trai gái khác, không buồn phiền lo nghĩ.
Nắng đã xuống thấp. Từ trong nhà thủy tạ một vài chiếc canot lướt sóng chạy ra. Những đôi trai gái vừa chèo vừa cười nói thật tươi, khuôn mặt rạng rỡ. Tất cả đều như bắt gặp hạnh phúc có thực trong tay.
Tôi cúi xuống dòng nước, dùng bàn tay múc nước đưa lên, nhưng nước chảy qua kẻ tay tôi lại rơi xuống dòng nước. Hạnh phúc của tôi như thế đó, chưa đầy tầm tay đã mất dạng, chỉ còn lại sự lạnh buốt xót xa. Tôi cố tránh đôi mắt Nghiệp, tránh bắt gặp hạnh phúc của những đôi trai gái đang có trước mặt. Bất chợt tôi ngẩng đầu lên nhìn ra xa; một chiếc canot giống như chiếc của chúng tôi đang thả lỏng trên dòng nước, Sa-Lyn và Hoài đang ngồi trên đó. Họ cười nói vui vẻ hình như không để ý đến chúng tôi. Nghiệp có lẽ đang theo đuổi ý nghĩ của riêng mình, nên anh không hề để ý đến cảnh vật chung quanh, không hay biết đến sự có mặt của Sa-Lyn và Hoài ở sau lưng anh. Riêng tôi sự có mặt của họ như đè nặng lên ngực, tôi có cảm tưởng như tim mình đang ngưng đập. Không hiểu Hoài, Sa-Lyn có cùng đeo đuổi cơn mê tuyệt vọng như chúng tôi không? Chút nữa đây, mỗi người chúng tôi khi lên bờ có còn giữ được vai trò bình thường không? Hay nhìn nhau nghẹn ngào chua chát! Cuộc đời quả là một con đường dài buồn đau và những ngẫu nhiên luôn luôn ngăn cản, phá hỏng những trù liệu, mưu tính gầy dựng hạnh phúc của chúng ta.
Cho mũi canot hướng về nhà thủy tạ, Nghiệp đưa mắt thả lửng xuống lòng hồ nói:
- Anh tưởng chúng ta có lý để làm như vậy! Kim-Anh thấy không, trong cuộc sống của một tay đua, một võ sĩ, cũng như những gã giang hồ và người lính trận, sự va chạm nguy hiểm chết chóc hằng ngày làm tất cả mọi vấn đề thường luôn luôn đặt lại không ngừng. Biết đâu những nguy hiểm trong cuộc biểu diễn xe sắp tới sẽ đưa đến cho anh một cái chết bất ngờ?! Cũng có thể lắm chứ!
- Đừng nói vậy anh...
Không để tôi nói hết lời Nghiệp tiếp tục bằng một giọng khô khan:
- Có thể tôi sẽ chết... Do đó phải đón nhận cuộc đời như một cuộc đua xe. Nghĩa là nó xảy đến sao thì hay vậy. Dĩ nhiên phải chuẩn bị đón nhận cuộc sống với tất cả những gì theo một kế hoạch tổng quát. Còn những chi tiết, tùy hoàn cảnh xảy đến mà ứng phó. Sự gặp gỡ của chúng ta phải chăng chỉ là một chi tiết nhỏ nhặt xảy ra trong một khoảng đường dài. Nó cũng có thể trở thành mối nguy nếu ta không biết đề phòng, chúng ta đã quyết định sống hết mình với sự gặp gỡ này; giống như ta phải hết sức cẩn thận lúc xe chạy qua một khúc quanh nguy hiểm. Bây giờ chúng ta đã vượt qua khúc quanh và lại trở về con đường thẳng lúc đầu. Không còn gì nguy hiểm đáng chú ý nữa. Vả lại Kim-Anh thấy không, các bạn đường chúng ta đang đợi kia kìa...
Mãi nghe Nghiệp nói, con thuyền đã đưa tôi sát vào nhà thủy tạ lúc nào tôi không hay. Hoài và Sa-Lyn đang đứng trên đó có vẻ ngóng đợi chúng tôi.
Nghiệp nhìn tôi với nụ cười thật buồn:
- Từ biệt Kim-Anh nhé! Tôi sẽ giữ mãi kỷ niệm rất đẹp về Kim-Anh trong buổi đi chơi hôm nay.
- Cám ơn anh, Kim-Anh cũng như thế.
Chúng tôi bước lên bờ. Mọi người đều tỏ ra hớn hở trên khuôn mặt như không có gì xảy ra. Tôi cố gắng vui vẻ, nhưng nếu có ai tinh ý sẽ thấy nụ cười của tôi gượng gạo biết bao. Tôi có cảm tưởng như bờ môi mình nhức nhối. Giờ phút này tôi chỉ mong ở một mình, về lại với căn phòng, với không gian yên lặng của riêng tôi thuở nào...
Hoài đưa tay nhìn đồng hồ nói với tôi:
- Chết tôi rồi! Tôi có hẹn với ba Kim-Anh đúng năm giờ chiều nay tại khách sạn. Vậy mà đã quá nửa tiếng rồi!
Nghiệp cười méo xệch:
- Thôi mình ra xe về đi.
Chuyến trở về này đối với tôi có lẽ còn đau thương hơn bất cứ một chuyến ra đi nào đầy tiếc nuối. Tôi khép hờ đôi mắt, đôi mắt lấy lại vị trí yên tĩnh cho tâm hồn mình; cảnh vật bên ngoài không còn gì để quyến rũ tôi, chúng lùi lại thật nhanh và đi quá xa tầm tay. Ở băng trước, Nghiệp và Sa-Lyn đang cố trao đổi nhau những câu dí dỏm, vui tươi. Họ đang tự đánh lừa họ bằng những ngôn ngữ gượng ép. Nghiệp và Sa-Lyn thả tôi và Hoài xuống khách sạn. Như một tử tội sắp bước lên đoạn đầu đài tôi khốn khổ bước lên những bực thang cao vút. Hoài bước vào theo tôi, cũng giả vờ vui vẻ huýt sáo nho nhỏ.
Ba đang ngồi hút thuốc một mình ở phòng khách. Thấy Hoài bước vào, ba nhổm dậy:
- Tôi không thích hợp tác với những ai xài giờ dây thun như cậu. Đã hứa điều gì thì phải giữ lời cho đúng. Biết bao nhiêu công việc làm ăn còn vĩ đại hơn cái nghề nhiếp ảnh của cậu nhiều, thế mà phải thất bại vì những thái độ khiếm nhã như vậy đó.
Ba với Hoài hình như không hợp nhau, hễ gặp nhau là y như có chuyện lớn tiếng xảy ra. Đáng lý ra tôi phải bênh vực cho sự đến trễ của Hoài để anh khỏi thối chí trước việc sắp đến. Nhưng dù sao việc đó cũng chẳng liên can gì đến tôi, mặc ba và Hoài xử trí với nhau.
Tôi nhanh nhẹn trở về phòng ngã nhoài mình xuống giường. Tôi nhắm mắt lại cố quên tất cả những gì xảy ra trong ngày hôm nay. Phải chi tôi đừng đặt chân đến thành phố này để sống thực bình thản ngày một buổi đến trường và thì giờ còn lại trong gian phòng ấm cúng. Sống như thế thì mọi buồn đau đã không đến với tôi như những ngày hôm nay. Hình ảnh của Hoài và Sa-Lyn hiện rõ trong trí tôi, từ nụ cười cho đến ánh mắt trao nhau. Đó cũng là một chi tiết nhỏ nhặt như Nghiệp đã nói. Cuối cùng rồi họ tìm ra con đường thẳng. Ôi con đường thẳng chi mà buồn quá, muốn trở ra nó phải vượt qua những khúc quanh đớn đau. Giờ đây Nghiệp đang ở một nơi nào đó trong thành phố. Anh cũng cố quên cái chi tiết Hoài và Sa-Lyn. Tôi đã nhìn thấy rõ con người đích thực của tôi sau những ngày sống trong vùng sương mù này...Tất cả đối với tôi chẳng còn nghĩa lý gì nữa, tôi không còn thích thú tham dự cuộc đua, không muốn đi vào con đường thẳng nữa! !
Chọn một chiếc bàn nằm cạnh chiếc hàng rào có những chiếc lá nhỏ đan kín vào nhau xanh mượt, Nghiệp đưa mắt nhìn mọi người :
- Chúng ta dùng gì đây ?
- Kim-Anh thích những món ăn nào thực độc đáo của Đà-Lạt thôi.
Hoài nhìn tôi hóm hỉnh:
- Tôi cũng thế.
Sa-Lyn cười dòn:
- Hy vọng ở đây có cái gì thực Đà-Lạt để thiết đãi quý vị.
Cuối cùng chúng tôi quyết định chọn một số thức ăn như thịt nai, một vài món ăn khác thật lạ mà tôi chưa hề biết đến. Món ăn nào cũng do Sa-Lyn chọn lựa một cách khéo léo, Sa-Lyn tỏ ra một người nội trợ rành nghề. Món ăn nào Hoài cũng thốt ra một cách hồn nhiên: Ngon quá! Tuyệt quá! Saigon kiếm những thứ này mỏi cả mắt.
Nghiệp nói rất ít, thỉnh thoảng tôi bắt gặp tia mắt anh nhìn tôi nặng nề và dò hỏi. Lâu lâu Nghiệp cũng nhìn Hoài thật nhanh, chắc chắn anh không mấy thiện cảm với Hoài, như tôi đã nghĩ lầm sự thân thiện giữa anh và Hoài mấy phút trước đây. Sa-Lyn vừa ăn vừa cười nói huyên thuyên, tuy nhiên không một tia nhìn nào giữa tôi và Nghiệp mà không lọt qua đôi mắt của nàng. Sa-Lyn thật kín đáo và khôn khéo.
Như để bữa ăn khỏi mệt mỏi vì sự lặng thinh của mọi người, Nghiệp nói với Hoài:
- Anh có bao giờ chụp hình về các vụ đua xe chưa?
Hoài ngẩng lên, hất mái tóc phủ xòa trước trán cho khỏi tầm mắt nói:
- Chưa bao giờ cả!
Qua câu trả lời của Hoài, vụng về nhưng không thiếu thành thực. Nghiệp trố mắt nhìn như không tin tưởng nơi Hoài mấy, anh nói có vẻ châm chọc:
- Như thế cuộc biểu diễn xe sắp tới của tôi, anh mà chụp chắc phải là “ngộ” lắm!
Tôi không mấy hài lòng câu nói của Nghiệp vừa thốt ra. Sa-Lyn ngẩng mặt lên nhìn Nghiệp có vẻ trách móc. Chỉ riêng Hoài thật lạnh lùng bình thản: anh muốn chứng tỏ cho Nghiệp thấy bản lĩnh nơi anh có thừa, không đáng nổi giận vì một chuyện không đâu. Vài phút yên lặng trôi qua, không khí thật nặng nề. Hoài đưa mắt nhìn thẳng vào Nghiệp cười khàn:
- Chụp hình đua xe thì khó khăn quái gì mà không được!
- Hy vọng ông bạn thành công mỹ mãn.
Câu nói của Nghiệp vẫn giữ được giọng bình thản. Nhưng trong đôi mắt của anh nhìn Hoài có một chút gì mỉa mai chua chát! Nghiệp nhắc lại:
- Tôi cầu mong cho anh được thành công, vì một tấm hình chụp hỏng thì bài phóng sự có hay mấy đi nữa cũng không hấp dẫn cho lắm. Lần đầu tiên Kim-Anh viết phóng sự mà tôi tin chắc bài của Kim-Anh sẽ hay lắm.
Tôi thẹn đỏ mặt vì câu tán tỉnh không đúng chỗ của Nghiệp. Anh cứ tưởng tỏ ra chú ý tới tôi như thế là làm tôi hài lòng, nhưng thực ra khó chịu vì câu nói của anh quá đỗi. Tại sao anh không giữ ý trước mặt Hoài và nhất là Sa-Lyn? Sao anh lại làm khổ Sa-Lyn trong lúc ngày thành hôn đã tới gần. Không biết làm cách nào hơn tôi đưa mắt nhìn xuống chiếc khăn bàn màu xanh, hai chân tôi đong đưa một cách kỳ cục. Chiếc nĩa trên tay tôi xoay xoay mãi không biết lấy món ăn nào.
Nghiệp như được trớn, anh tán tỉnh tôi khéo léo rõ rệt hơn:
- Hôm gặp Kim-Anh lần đầu trong chiếc áo trắng, thùy mị và dễ thương, như một bông hoa trắng nằm giữa rừng hoa rực rỡ, nó không lạc lõng, làm cho người khác nhìn vào dễ rung động và có ý nghĩ trong sáng thanh cao.
Như để tôi phải biểu đồng tình với lời tán đó, đôi mắt Nghiệp thật tình tứ nhìn sâu vào mắt tôi, lướt nhẹ trên tóc. Buổi chiều ở đây gió lồng lộng, hơi lạnh phủ kín thế mà đôi má tôi hừng ấm. Tôi bối rối nhìn anh với nụ cười thật nhẹ.
Hoài từ nãy giờ chắc chú ý tới câu nói của Nghiệp dữ lắm?! Anh đưa mắt nhìn chúng tôi giọng không thiếu vẻ châm biếm:
- Tâm đầu ý hiệp như thế bài phóng sự hay là cái chắc!
Sa-Lyn bật cười dòn, nheo mắt nhìn Hoài giọng nói thật mướt:
- Tâm đầu ý hợp là một chuyện nhưng việc làm chắc gì đã ý hợp như thế.
Phải chi giây phút này chỉ xảy ra giữa tôi và Nghiệp thì hay biết mấy! Nhưng chúng tôi đâu có ở một mình với nhau. Bên cạnh chúng tôi còn có Sa-Lyn và Hoài đang lải nhải những câu nói khôi hài khiêu khích. Những câu nói của họ cũng như cử chỉ của họ đúng là một sự trả đũa của họ mà đối tượng là tôi và Nghiệp, tôi dư sức để hiểu điều đó. Thế là cả bốn người chúng tôi không bỏ sót một lời cười nói, đùa giỡn nào mà không chứa đựng một chút mỉa mai. Nhưng tự trong thâm tâm mỗi người đều cố đè nén nỗi đau xót như đang dâng lên, dâng lên mãi. Sở dĩ Sa-Lyn tự dối lòng và làm như thế để trả đũa Nghiệp, ngay tại quán ăn này, là vì những thực khách chung quanh có thể đã biết rõ mối tình giữa nàng và Nghiệp. Thực ra Nghiệp cũng chẳng có tội tình gì để Sa-Lyn trả đũa như thế. Nhưng tôi không khỏi giận đến tím mặt khi thấy Hoài bày đặt hưởng ứng trò chơi chua xót này với Sa-Lyn. Thật khó xử cho tôi khi phải đối phó với hoàn cảnh này: giữa một thanh niên đã đính hôn và một anh “bồ” cũ đang tán tỉnh bạn gái của mình.
Buổi ăn được chấm dứt một cách ngượng ngùng khó chịu. Nghiệp không như lúc đầu nữa, anh chỉ hỏi tôi những chuyện cần thiết. Và tôi chỉ đáp lời anh thật nhỏ, vắn gọn.
Vừa ra khỏi quán ăn Nghiệp lại bày ra chuyện khác:
- Hôm nay gần mùa hè rồi, cứ coi như đang nghỉ hè đi, chúng ta nên làm một tua du lịch quanh bờ hồ đi!
Sa-Lyn tiu nghỉu:
- Đi đâu chớ ra bờ hồ thì có gì thú?...
Không để Sa-Lyn nói hết câu, Nghiệp cắt ngang:
- Mình quá quen nên không thấy cái thú đi chơi bờ hồ. Nhưng Hoài và Kim-Anh cần được hưởng không khí thoải mái ở đó sau những ngày đã thiêu mình ở Saigon. Chúng ta đi thôi.
Nghiệp quả thực không phải hạng người tầm thường! Khi anh đã quyết định điều gì thì phải làm cho bằng được, và làm ngay. Không để cho Sa-Lyn kịp phản ứng, anh quay xe lái thẳng xuống bờ hồ Xuân-Hương. Hầu như tất cả mọi người dù muốn dù không cũng phải theo ý muốn của Nghiệp. Lần này Sa-Lyn buồn khổ ra mặt, nhưng vẫn tuân theo tập quán quý hóa của người Chiêm: đàn bà phải im lặng khi người đàn ông lên tiếng. Sự chịu đựng của Sa-Lym thực hiếm có, tôi chưa hề thấy nơi tất cả những cô bạn của tôi.
Nghiệp cho xe dừng lại bên lề đường, cạnh chiếc cầu gỗ ngắn nối liền với ngôi nhà thủy tạ. Tôi đưa mắt nhìn con đường tráng nhựa ngoằn ngoèo bò quanh bờ hồ, với giọng thật buồn tôi hỏi Nghiệp:
- Anh định cho tụi này thả bộ dài dài quanh bờ hồ sao đây?
Sa-Lyn nhảy ra khỏi xe trước, nhìn chúng tôi bước xuống, nét hờn dỗi vẫn còn trong đôi mắt, nàng mỉm cười nói với tôi:
- Anh ỷ anh là một thể thao gia thượng thặng nên đi bao nhiêu cũng chả sao. Bọn liễu yếu đào tơ chúng mình có đi mãi sụm đầu gối cũng không lo, đã có anh cõng mà!
Nghiệp quay lại cười:
- Quý vị yên trí, khỏi phải đi xa một bước mà vẫn thưởng lãm được phong cảnh ở đây như thường.
Nói xong Nghiệp huýt sáo bỏ đi thẳng về ngôi nhà thủy tạ, trong khi Hoài và Sa-Lyn đã bỏ đi xa cách xe một khoảng đường ngắn, nhìn ngắm những cành hoa “lai-ơn” dọc theo bờ hồ. Tôi nhìn theo Nghiệp đang nói gì đó với một ông già câu cá ở nhà thủy tạ. Xong, anh nhảy xuống một chiếc canot nhỏ nằm cạnh đó. Anh đứng thẳng chèo mạnh chiếc canot về phía tôi, trước sự ngỡ ngàng của Sa-Lyn và Hoài. Thuyền ghé sát vào chỗ tôi, Nghiệp nói:
- Kim-Anh, xuống đây! Đi chơi canot còn thú và an toàn gấp mấy xe hơi chạy quanh bờ hồ.
Tôi bước xuống, Nghiệp đưa tay vẫy Sa-Lyn và Hoài, nói lớn:
- Tí nữa gặp lại ở chỗ này nhé!
Sa-Lyn vẫy tay chào lại với nụ cười thật buồn trên khuôn mặt. Hoài đứng đờ người ra, đôi mắt anh nhìn tôi tối sầm lại. Chúng tôi rời khỏi bờ. Chiếc canot nhỏ nhưng thật xinh xắn, có hai tay chèo đặt ngang nhau và hai băng ngồi. Nghiệp ngồi đối diện với tôi, hai tay chèo rất đều nhịp, rất thong thả. Nhưng chiếc canot vẫn lướt thật nhanh trên mặt nước, đưa chúng tôi đi thật xa, hướng về ngã Lycée Yersin. Một lát sau, tôi không còn thấy Sa-Lyn và Hoài đâu nữa. Có lẽ hai người dẫn nhau vào một vườn hoa nào đó hoặc ngồi trên nhà thủy tạ. Những ngọn gió thật nhẹ và mát đem theo hương thơm của các loài hoa dại mọc ven hồ. Tôi thích thú thòng hai bàn tay xuống nước xanh. Nghiệp hai tay vẫn chèo nhưng đôi mắt anh vẫn dán chặt vào khuôn mặt tôi. Đôi mắt sâu thẳm trong sáng đang nhìn xoáy vào những lọn tóc bay bay của tôi tưởng chừng như đếm rõ từng sợi, đọc rõ mọi tư tưởng trong đầu tôi. Vẫn giả vờ miên man ngắm cảnh bờ hồ, nhưng thật ra tôi đang đếm những niềm vui rộn rã trong con tim vừa mới lớn. Tôi quay lại hỏi Nghiệp:
- Sao anh làm vậy?
Nghiệp cau mày hỏi lại tôi một cách hết sức bỡ ngỡ:
- Làm gì?
- Anh đang làm khổ Sa-Lyn, chị ấy có làm gì cho anh phiền đâu?
Giọng nói tôi thực chậm rãi, cố nhấn mạnh cho Nghiệp hiểu ý tôi muốn nói gì. Nhưng Nghiệp vẫn thản nhiên:
- Anh có làm gì để Sa-Lyn phải khổ đâu? Kim-Anh lên đây là anh có bổn phận phải đưa Kim-Anh đi chơi cho biết thắng cảnh Đà-Lạt. Có gì xấu đâu? Một thành phố đẹp, một cô bé đẹp, chừng đó cũng đủ làm cho người đàn ông thấy hạnh phúc.
Bây giờ tôi mới nhận thấy anh dối lòng và quanh co. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh:
- Anh Nghiệp, anh đừng vô tâm như thế nữa! Kim-Anh không hề hay biết gì về chuyện hứa hôn giữa anh và Sa-Lyn. Xin anh đừng đùa giỡn với em như thế nữa! Anh hãy giúp em đủ can đảm coi anh như một người anh đáng kính, thế thôi!
Tiếng nói của tôi hầu như mất hút vào tiếng sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền. Nghiệp dừng tay chèo lại, ngồi thẳng người nhìn tôi chăm chăm, dáng vẻ nghiêm trang hơn bao giờ hết. Một vài tia nắng còn sót lại rung rinh trên mái tóc anh. Nghiệp nói thật ấm:
- Tôi đâu có đùa giỡn với Kim-Anh, cũng như không bao giờ tìm cách đùa giỡn với ai cả. Phải, tôi sắp cưới Sa-Lyn làm vợ. Cuộc hôn nhân này đã được sắp đặt từ lâu. Nhưng những dự tính, kế hoạch có ăn nhằm gì đến những biến cố vô tình mà định mệnh gởi đến cho chúng ta. Những ngày trước đây tôi có biết Kim-Anh là ai đâu, mà vẫn cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất, không có vấn đề gì phải suy nghĩ cả! Cuộc đời của tôi luôn kết thành bởi những chuỗi ngày thành công rực rỡ, trên phương diện nghề nghiệp cũng như tình cảm. Nhưng hôm nay mọi sự đã đổi khác...
- ...!!!
- Kim-Anh chớ hiểu lầm. Anh tin chắc không có gì xảy ra không may, không đẹp. Anh đã hứa hôn với Sa-Lyn và sẽ cưới nàng. Nhưng trong một vài tiếng đồng hồ Kim-Anh hãy để cho anh tin rằng mình cũng như bao cặp trai gái khác: tung tăng bay nhảy, vui chơi suốt buổi chiều hè, thế thôi. Sau đó Kim-Anh sẽ gặp lại Hoài, và anh trở về với Sa-Lyn. Cuộc sống của mỗi người chúng ta sẽ trở lại bình thường. Kim-Anh có muốn vậy không?
Tôi trả lời thật nhẹ như hơi thở:
- Tùy anh.
Ngày hôm nay sao buồn quá đỗi? Những tia nắng lấp lánh còn sót lại của ngày chầm chậm xuống trải lênh láng trên mặt hồ, tia nắng mong manh theo từng đợt sóng. Những cây thông già đứng lơ thơ giữa trời, chạy dọc trên những đỉnh đồi bơ vơ, trơ trọi. Những cành hoa dại mọc rải rác trên bờ hồ nhẹ bay theo từng cơn gió, một vài cánh hoa chịu không nổi sức gió lìa cành rơi xuống theo giòng nước trôi đi. Buồn ơi là buồn! Tất cả như đang quay cuồng trước mặt tôi. Sương chiều bắt đầu trở về với vạn vật, những giọt sương lạnh mướt và khô ran như giọt nước mắt âm thầm không rời khỏi bờ mi. Nó làm phai mờ đi những cảnh vật, những màu sắc thiên nhiên, những đường cong đường thẳng. Thực chua xót và buồn đau khi phải rơi vào một thế giới khác biệt ở đó cái bóng hạnh phúc như đang đùa giỡn với ta.
Chúng tôi không nói gì với nhau nữa, mỗi người như đang theo đuổi riêng ý nghĩ của mình. Sự yên lặng lạnh buốt làm cho tôi thấy xa cách Nghiệp quá đỗi, nhưng đồng thời tôi cũng gần gũi anh trong ước mơ được như bao đôi trai gái khác, không buồn phiền lo nghĩ.
Nắng đã xuống thấp. Từ trong nhà thủy tạ một vài chiếc canot lướt sóng chạy ra. Những đôi trai gái vừa chèo vừa cười nói thật tươi, khuôn mặt rạng rỡ. Tất cả đều như bắt gặp hạnh phúc có thực trong tay.
Tôi cúi xuống dòng nước, dùng bàn tay múc nước đưa lên, nhưng nước chảy qua kẻ tay tôi lại rơi xuống dòng nước. Hạnh phúc của tôi như thế đó, chưa đầy tầm tay đã mất dạng, chỉ còn lại sự lạnh buốt xót xa. Tôi cố tránh đôi mắt Nghiệp, tránh bắt gặp hạnh phúc của những đôi trai gái đang có trước mặt. Bất chợt tôi ngẩng đầu lên nhìn ra xa; một chiếc canot giống như chiếc của chúng tôi đang thả lỏng trên dòng nước, Sa-Lyn và Hoài đang ngồi trên đó. Họ cười nói vui vẻ hình như không để ý đến chúng tôi. Nghiệp có lẽ đang theo đuổi ý nghĩ của riêng mình, nên anh không hề để ý đến cảnh vật chung quanh, không hay biết đến sự có mặt của Sa-Lyn và Hoài ở sau lưng anh. Riêng tôi sự có mặt của họ như đè nặng lên ngực, tôi có cảm tưởng như tim mình đang ngưng đập. Không hiểu Hoài, Sa-Lyn có cùng đeo đuổi cơn mê tuyệt vọng như chúng tôi không? Chút nữa đây, mỗi người chúng tôi khi lên bờ có còn giữ được vai trò bình thường không? Hay nhìn nhau nghẹn ngào chua chát! Cuộc đời quả là một con đường dài buồn đau và những ngẫu nhiên luôn luôn ngăn cản, phá hỏng những trù liệu, mưu tính gầy dựng hạnh phúc của chúng ta.
Cho mũi canot hướng về nhà thủy tạ, Nghiệp đưa mắt thả lửng xuống lòng hồ nói:
- Anh tưởng chúng ta có lý để làm như vậy! Kim-Anh thấy không, trong cuộc sống của một tay đua, một võ sĩ, cũng như những gã giang hồ và người lính trận, sự va chạm nguy hiểm chết chóc hằng ngày làm tất cả mọi vấn đề thường luôn luôn đặt lại không ngừng. Biết đâu những nguy hiểm trong cuộc biểu diễn xe sắp tới sẽ đưa đến cho anh một cái chết bất ngờ?! Cũng có thể lắm chứ!
- Đừng nói vậy anh...
Không để tôi nói hết lời Nghiệp tiếp tục bằng một giọng khô khan:
- Có thể tôi sẽ chết... Do đó phải đón nhận cuộc đời như một cuộc đua xe. Nghĩa là nó xảy đến sao thì hay vậy. Dĩ nhiên phải chuẩn bị đón nhận cuộc sống với tất cả những gì theo một kế hoạch tổng quát. Còn những chi tiết, tùy hoàn cảnh xảy đến mà ứng phó. Sự gặp gỡ của chúng ta phải chăng chỉ là một chi tiết nhỏ nhặt xảy ra trong một khoảng đường dài. Nó cũng có thể trở thành mối nguy nếu ta không biết đề phòng, chúng ta đã quyết định sống hết mình với sự gặp gỡ này; giống như ta phải hết sức cẩn thận lúc xe chạy qua một khúc quanh nguy hiểm. Bây giờ chúng ta đã vượt qua khúc quanh và lại trở về con đường thẳng lúc đầu. Không còn gì nguy hiểm đáng chú ý nữa. Vả lại Kim-Anh thấy không, các bạn đường chúng ta đang đợi kia kìa...
Mãi nghe Nghiệp nói, con thuyền đã đưa tôi sát vào nhà thủy tạ lúc nào tôi không hay. Hoài và Sa-Lyn đang đứng trên đó có vẻ ngóng đợi chúng tôi.
Nghiệp nhìn tôi với nụ cười thật buồn:
- Từ biệt Kim-Anh nhé! Tôi sẽ giữ mãi kỷ niệm rất đẹp về Kim-Anh trong buổi đi chơi hôm nay.
- Cám ơn anh, Kim-Anh cũng như thế.
Chúng tôi bước lên bờ. Mọi người đều tỏ ra hớn hở trên khuôn mặt như không có gì xảy ra. Tôi cố gắng vui vẻ, nhưng nếu có ai tinh ý sẽ thấy nụ cười của tôi gượng gạo biết bao. Tôi có cảm tưởng như bờ môi mình nhức nhối. Giờ phút này tôi chỉ mong ở một mình, về lại với căn phòng, với không gian yên lặng của riêng tôi thuở nào...
Hoài đưa tay nhìn đồng hồ nói với tôi:
- Chết tôi rồi! Tôi có hẹn với ba Kim-Anh đúng năm giờ chiều nay tại khách sạn. Vậy mà đã quá nửa tiếng rồi!
Nghiệp cười méo xệch:
- Thôi mình ra xe về đi.
Chuyến trở về này đối với tôi có lẽ còn đau thương hơn bất cứ một chuyến ra đi nào đầy tiếc nuối. Tôi khép hờ đôi mắt, đôi mắt lấy lại vị trí yên tĩnh cho tâm hồn mình; cảnh vật bên ngoài không còn gì để quyến rũ tôi, chúng lùi lại thật nhanh và đi quá xa tầm tay. Ở băng trước, Nghiệp và Sa-Lyn đang cố trao đổi nhau những câu dí dỏm, vui tươi. Họ đang tự đánh lừa họ bằng những ngôn ngữ gượng ép. Nghiệp và Sa-Lyn thả tôi và Hoài xuống khách sạn. Như một tử tội sắp bước lên đoạn đầu đài tôi khốn khổ bước lên những bực thang cao vút. Hoài bước vào theo tôi, cũng giả vờ vui vẻ huýt sáo nho nhỏ.
Ba đang ngồi hút thuốc một mình ở phòng khách. Thấy Hoài bước vào, ba nhổm dậy:
- Tôi không thích hợp tác với những ai xài giờ dây thun như cậu. Đã hứa điều gì thì phải giữ lời cho đúng. Biết bao nhiêu công việc làm ăn còn vĩ đại hơn cái nghề nhiếp ảnh của cậu nhiều, thế mà phải thất bại vì những thái độ khiếm nhã như vậy đó.
Ba với Hoài hình như không hợp nhau, hễ gặp nhau là y như có chuyện lớn tiếng xảy ra. Đáng lý ra tôi phải bênh vực cho sự đến trễ của Hoài để anh khỏi thối chí trước việc sắp đến. Nhưng dù sao việc đó cũng chẳng liên can gì đến tôi, mặc ba và Hoài xử trí với nhau.
Tôi nhanh nhẹn trở về phòng ngã nhoài mình xuống giường. Tôi nhắm mắt lại cố quên tất cả những gì xảy ra trong ngày hôm nay. Phải chi tôi đừng đặt chân đến thành phố này để sống thực bình thản ngày một buổi đến trường và thì giờ còn lại trong gian phòng ấm cúng. Sống như thế thì mọi buồn đau đã không đến với tôi như những ngày hôm nay. Hình ảnh của Hoài và Sa-Lyn hiện rõ trong trí tôi, từ nụ cười cho đến ánh mắt trao nhau. Đó cũng là một chi tiết nhỏ nhặt như Nghiệp đã nói. Cuối cùng rồi họ tìm ra con đường thẳng. Ôi con đường thẳng chi mà buồn quá, muốn trở ra nó phải vượt qua những khúc quanh đớn đau. Giờ đây Nghiệp đang ở một nơi nào đó trong thành phố. Anh cũng cố quên cái chi tiết Hoài và Sa-Lyn. Tôi đã nhìn thấy rõ con người đích thực của tôi sau những ngày sống trong vùng sương mù này...Tất cả đối với tôi chẳng còn nghĩa lý gì nữa, tôi không còn thích thú tham dự cuộc đua, không muốn đi vào con đường thẳng nữa! !
__________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG SÁU