Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019
VÌ NGHĨA CẢ QUÊN MÌNH - Vy Ty
Lê Lai cứu chúa Chí Linh
Vì dân vì chúa bỏ mình giải vây
Hoàng bào mặc vội ra ngay
Xông ra giữa giặc một tay mở đường
Một tay cầm kiếm múa thương
Làm cho bọn giặc hết đường bao vây
Thừa cơ vị tướng ra tay
Chúa, tôi kịp chạy xa bay chốn nào
Lê Lai giữa chốn tên đao
Binh thua tướng ít phải vào tay lang
Hùng thay vị tướng trời nam
Đã vì nghiệp lớn chẳng màng đến thân
VY-TY
(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 107, ra ngày 14-9-1973)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019
VẬT CHẤT MẦU NHIỆM - Hoàng Đăng Cấp
VẬT CHẤT : Theo
Việt Nam Tân tự điển của Thanh Nghị, vật chất là chất có thể phân tích
cân lượng được và có đủ mọi hình thức (chất lỏng, hơi...)
Hôm
nay, cả nhà đi vắng, chỉ còn chú Ba và bé Long thủ trại. Hai chú cháu
phải tự túc lo vấn đề ăn uống buổi trưa. Bé Long nói với chú Ba:
- Trưa nay chú cháu mình ra tiệm cơm ăn mì nhe chú?
Chú Ba muốn dạy cho cháu mình bài học cụ thể về "dân tộc tính":
-
Đâu được! Chú và Long sẽ ra chợ mua đồ về nấu. Mình nấu lấy, ăn mới
ngon! Vả lại, Long phải tập nấu cơm chứ! Đời nay trai gái bình đẳng, con
trai cũng phải biết nấu cơm!
Biết tính chú Ba cương quyết, bé Long không dám cãi nhưng vẫn hít hà, cố gỡ được chút nào hay chút nấy:
- Thế thì mua cái gì ăn ngon nghe chú!
Chú Ba cười:
- Ừ! Thôi vào bếp lấy giỏ, chú cháu mình đi chợ!
Bé Long tưởng chú Ba mua gà mua vịt, nào ngờ chú chỉ mua một bó rau muống năm đồng, hai trăm gam cá khô và nửa ký khoai lang.
Thấy bé Long có vẻ buồn, chú Ba vỗ đầu bé Long:
-
Ăn như vầy thì ngon số một nghe cháu! Rau muống là món ăn quốc hồn quốc
túy của dân tộc mình đấy, hơn nửa đây là món ăn rẻ tiền nhứt và theo
các nhà y học, rau muống là một loại rau có nhiều chất bổ nhứt. Nước
luộc rau muống mà vắt chanh hay dằm tỏi cà chua thì tuyệt diệu nhứt!
Ngọt bùi hơn cả nước phở nữa! Và do đó rau muống là món ăn ngon nhứt!
Bé Long chưa thỏa mãn:
- Chú cái gì cũng nhứt, nhứt... nhứt hết! Giống cậu Năm Đồng Thời (1) quá! Coi chừng cháu đặt tên chú là chú Ba Nhứt bây giờ à!
-
Cháu có biết không?! Ở bên Pháp, đồng bào mình ai mà nhận được một bó
rau muống còn tươi hay một chai nước mắm gởi bằng phi cơ từ Việt Nam
sang thì quí hơn vàng đó! Đó là hương vị của quê hương yêu dấu! Bữa ăn
nào có rau muống và nước mắm là bữa đại tiệc đấy! Thôi Long nhúm lửa đi,
chú đặt cá khô chiên trước. Nhớ lấy than nhiều nhiều nhá! Mình còn
nướng khoai lang. Ăn khoai lang bùi ngon lắm!
Bé Long tính háu ăn nhưng biết phục thiện, bé vui vẻ làm theo lời chú Ba.
Chú Ba chiên cá khô, mỡ xèo xèo, mùi thơm bay lên nồng nặc. Bé Long hít hít cái mũi:
- Thơm quá!
Chú Ba cười:
- Ngon không!? Vậy mà hồi nãy chê!
Bé Long mắc cỡ:
- Cháu chê hồi nào đâu? À... tại sao ta ngửi thấy mùi thơm chú?
Biết cháu mình bắt đầu "tìm hiểu", chú Ba chọc bé Long:
- Thì tại cá khô thơm, tại chú chiên khéo. Cháu biết! Chú nấu ăn có bằng cấp đấy nha!
-
Không! Cháu muốn chú giải thích theo khoa học mà! Nguyên nhân nào ta
ngửi thấy mùi thơm từ cá chiên bay ra? Theo cháu nghĩ ngoài vai trò của
Khứu giác, có lẽ còn nguyên nhân khoa học khác nữa!
Chú Ba lấy bó rau muống ra:
-
Cháu lặt rau đi! Vừa lặt vừa nghe chú giảng! Trước khi trả lời câu hỏi
của cháu, chú hỏi cháu câu này: Cháu có nhớ phân tử là gì không?
- Thưa chú, phân tử là phần nhỏ nhất của một chất nhưng vẫn còn giữ được tính chất của chất đó.
-
Đúng! Vật chất được cấu tạo bởi hàng tỉ tỉ phân tử. Người ta không thể
nào dùng kính hiển vi dù mạnh nhứt để nhìn thấy 1 phân tử. Cháu nên biết
rằng chỉ trong một cái chấm mức ở đầu chữ i có tới một triệu
(1.000.000) phân tử mực hoặc nếu 1 phân tử nước được biến to bằng một
hạt cát, thì tất cả phân tử ở trong hai lít nước sẽ biến thành 1 đống
cát vĩ đại như bãi sa mạc lớn nhứt thế giới ở Phi Châu: Sahara. Ngoài
ra, theo nhà bác học người Anh tên F.W. Aston, nếu cứ điều hòa trong một
giây đồng hồ cho vào một bóng đèn điện được một triệu phân tử khí, thì
phải mất một trăm triệu năm mới làm đầy phân tử khí trong bóng đèn điện
đó được!
Đôi mắt bé Long sáng rực:
- Phân tử nhỏ như vậy, làm sao người ta thấy được?
- Đây! Giả sử chú có 1 ly cà phê. Cháu hãy bỏ một miếng đường vào, đừng động đậy gì hết. Cháu sẽ thấy gì?
- Đường tan dần dần và cà phê ngọt.
- Cái gì đã xảy ra? Phải chăng chính cháu đã bỏ từ chút đường vào và xếp đặt một cách đúng như toán học để cà phê ngọt đều?
- Thưa chú không!
-
Cháu không xếp đặt nhưng cà phê vẫn ngọt đều! Tại sao vậy? Làm thế nào
mà đường có thể tự tan dần và tự tỏa đều trong ly cà phê trong thời gian
quá ngắn như thế?
Bé Long dừng tay lặt rau, trố mắt nhìn chú Ba:
- Người ta có thể giải thích hiện tượng trên như thế này: Mỗi
phân tử đường bị xô đẩy bởi một số phân tử nào đó của chất lỏng và tất
cả khối phân tử đường bị đặt trong tình trạng xoáy tròn trong ly cà phê.
Đây là một trong những thí dụ chứng tỏ có sự hiện hữu của phân tử.
Người đầu tiên quan sát dao động phân tử là nhà vạn vật học Robert
Brown. Ông ta không thấy phân tử, chỉ thấy chuyển động của phân tử. Ông
Brown thực hiện thí nghiệm nầy năm 1827. Ông treo những bào tử rêu trong
một lọ nước yên lặng.
- Bào tử là gì chú?
-
Bào tử là một danh từ chuyên môn trong vạn vật học. Đó là tên chỉ các
đơn bào của các thực vật như rêu, rong, nấm... Ông Brown quan sát các
bào tử trên qua kính hiển vi và ông rất ngạc nhiên khi thấy các bào tử
chuyển động – cháu nên nhớ nước trong lọ yên lặng –
các bào tử chuyển động rất nhanh, rất tự do và theo hình chữ chi, dường
như có một lực vô hình nào đó thúc đẩy, lôi kéo, húc vào, chạm vào
chúng từ nơi này đến nơi khác trong lọ. Chuyển động này nhất định không
do chuyển động của khối nước vì cả khối nước yên lặng. Ông Brown không thể nào phân biệt được tính chất lực trên, nhưng ông chắc chắn lực này có và nước chứa lực này.
Bắt đầu từ đó, trong thế giới khoa học, người ta biết tới dao động phân
tử. Và vì là người đầu tiên tìm ra nên tên ông được dùng làm tên chuyển
động đó: chuyển động Brown.
Bé Long cười:
- Ngộ quá! Nếu có kính hiển vi cháu có thể thực hiện thí nghiệm trên không chú?
-
Tại sao lại không? Có thể được chứ, nếu cháu có một kính hiển vi mạnh.
Sở dĩ chú phải nói lòng dòng là vì chú muốn cháu hiểu rõ phân tử là gì?
Vì có hiểu rõ phân tử thì mới có thể hiểu được các vấn đề khoa học. Lẽ
dĩ nhiên còn vấn đề nguyên tử cũng vô cùng quan trọng.
- Chú giảng cho cháu nghe luôn đi chú?!
Đến đây hai chú cháu vừa lặt rau xong, chú Ba đứng dậy, đi rửa rau, còn bé Long lấy một cái son nhôm đổ nước vào để lên bếp.
-
Vấn đề nguyên tử bữa nào rảnh chú nói cho nghe! Vấn đề này rộng lắm, nó
liên quan đến tất cả những phát minh lớn lao nhứt của loài người hiện
đại. Bây giờ nói sợ không đủ thì giờ!
- Dạ! Thế chú có thể giảng thắc mắc tại sao ta ngửi thấy mùi thơm chưa chú?
-
Ta có thể ngửi được mùi thơm là nhờ hiện tượng bốc hơi. Nếu không có
hiện tượng bốc hơi, có thể chắc chắn chúng ta không thể nào cảm thấy mùi
vị. Mặc dầu là một cơ quan hết sức phức tạp, khứu giác chúng ta tùy
thuộc vào sự hiện diện của các phân tử trong không khí. Các chất lỏng
khi bốc hơi tạo thành những phân tử này. Phân tử không khí mang phân tử
của những chất có mùi thơm đến mũi của chúng ta và thần kinh khứu giác
của chúng ta ghi nhận sự hiện diện của chúng.
Đến đây, nước trong nồi sôi lên sùng sục, chú Ba lấy rau muống bỏ vào. Hơi trong nồi bốc lên nghi ngút. Chú Ba chỉ bé Long:
- Đó! Cháu thấy không! Đây là thí dụ cụ thể về sự bốc hơi.
- Thưa chú! Sự bốc hơi có thể ở hai trạng thái khác nhau: sự sôi và sự bay hơi?
-
Phải! Sự sôi là sự bốc hơi của một chất lỏng dưới dạng thức những bọt
hơi xuất hiện từ các thành bình và ở một nhiệt độ nhứt định. Còn sự bay
hơi là sự bốc hơi của một chất lỏng từ mặt thoáng của chất đó.
Rau muống vừa chín tới, chú Ba vớt ra để vào một cái rổ cho ráo nước.
- Long! Cháu đưa chú khoai lang để chú nướng!
Bé Long đưa chú Ba rổ khoai lang. Chú vùi hai củ vào dưới những lớp than đỏ rực.
- Một lỗ mũi trung bình có thể chỉ nhờ một cái hít vào là kiểm soát một phần tỉ gam của một chất cực thơm.
- Ít quá! Cháu phải hít nhiều mới được!
- Cháu đừng có khinh thường! Mặc dầu nhỏ bé, lượng một phần tỉ gam này chưa tới ba chục triệu triệu phân tử!
Bé Long dùng hai cái đũa bếp trở củ khoai lang và hỏi:
- Thế tại sao có chất có mùi, có chất không mùi?
- Cháu hỏi rất khó trả lời mặc dầu bề ngoài, câu hỏi đó hết sức tầm thường! Cũng như hỏi tại sao hai cộng với hai là bốn vậy?!
Bé Long tinh quái:
- Chú trả lời nổi không chú?
Chú Ba ký đầu bé Long một cái cốp. Bé Long nhăn mặt.
- Sức mấy mà chú trả lời không nổi? Còn lâu mới bắt bí chú nổi!
- Thì chú trả lời đi!
-
Hiện tượng này chưa hoàn toàn được các nhà bác học cắt nghĩa đầy đủ
nhưng có một điều chắc chắn là chúng ta chỉ có thể cảm giác được nhờ sự
trung gian của phân tử khí. Nếu chúng ta nhận thấy mùi vị của một chất
dắn hay một chất lỏng, đó là chúng ta đã hít những phân tử của chất này
vào phổi.
Khoai
lang bắt đầu chín. Bé Long lấy 1 củ bóc vỏ ăn, màu vàng ngậy hơi thơm
bốc lên nghi ngút. Vì cố ăn, bé Long tọng vào họng một miếng khoai thật
to. Vừa nóng vừa nghẹn, nhả ra thì kỳ mà nuốt thì nuốt không vô, mặt mày
bé Long đỏ rần, miệng bé Long phùng to thật là bự. Chú Ba cố nhịn cười:
- Cháu làm gì đó?
Bé Long cố chữa thẹn, nói tầm xàm:
- Chú ơi! Ngon quá! Khoai lang lùi tro, ăn no té...!
Chú Ba nạt:
- Nè, bắt đầu nói bậy đó nghe! Chú Ba không thích vậy đâu!
- Đâu! Cháu đâu có nói bậy! Cháu tính nói khoai lang lùi tro ăn no té khói mà!
Và để cho chú Ba quên lỗi của mình, bé Long tiếp:
- À! Chú ơi! Cháu có một đứa bạn học ở trường Truyền tin, thằng Quận đầu trọc đó, chú nhớ không?
- Sao? Chuyện gì đó? Phải thằng Quận học đệ Tứ không?
- Thưa chú Phải! Nó nhờ cháu hỏi dùm chú, nhờ chú giải thích dùm!
- Nó hỏi làm sao?
- Thưa chú nó hỏi như thế này: tại sao khi tắm người ta ướt và tại sao khi ướt người ta có thể lau khô ngay bằng khăn lông?
- Câu hỏi đó rất thú vị! Đây nghe chú giảng và cháu rán nhớ thuật lại cho thằng Quận nghe!
Bé Long bỏ củ khoai nướng xuống, lắng nghe chú Ba giảng, mặt mũi bé Long tèm lem, dính đầy lọ nghẹ.
-
Cháu nên nhớ rằng trong vật chất, tất cả phân tử đều ở trạng thái vĩnh
viễn chuyển động và hút lẫn nhau. Chúng càng gần bao nhiêu thì hút mạnh
nhau bấy nhiêu. Sức hút giữa các phân tử cùng loại gọi là sức kết hợp.
Sức kết hợp càng mạnh nếu các phân tử càng gần. Trong một chất dắn, sức
kết hợp rất mạnh nên các phân tử bị ép rất gần nhau và chuyển động của
chúng rất bị giới hạn. Nói như thế nghĩa là các phân tử của một chất dắn
chỉ có thể nhúc nhích trong một không gian vô cùng nhỏ bé, nhỏ bé đến
nỗi chỉ bằng một phần triệu centimét và vì lý do chúng không thể đổi chỗ
dễ dàng cho nhau nên các chất dắn "cứng" và luôn luôn giữ hình dạng của
mình.
Trong
một vài chất dắn, các phân tử không được chồng đống một cách mạch lạc
và sức kết hợp không mạnh. Chính vì cách bố trí, mặc dầu phức tạp, của
các phân tử này đã làm chất dắn trở nên mềm và dễ cán mỏng. Theo định
luật đại cương, những chất dắn này có những điểm nóng chảy thấp bởi vì
cách cấu tạo các phân tử của chúng gần như cách cấu tạo của một chất
lỏng: các phân tử rất cách xa nhau. Ta chỉ cần cho một chút nhiệt lượng
vào là các chất dắn này thay đổi trạng thái ngay.
- Thưa chú! Các chất dắn loại này là... chẳng hạn như bơ, parafin, phải không chú?!
- Phải!... Trái lại, trong một chất lỏng, các phân tử ở xa nhau hơn các phân tử của một chất dắn. Chúng có chỗ để chuyển động và nhún nhảy. Hàng tỉ tỉ phân tử trong chất lỏng chạm nhau hàng triệu lần trong một giây đồng hồ làm cho chất lỏng ở trạng thái "chảy" và "lỏng". Sức kết hợp trong chất lỏng rất kém nên ở nhiệt độ thường ta không thể nào chồng đống nước như chồng đống các tảng đá được.
Trong các chất khí, sức kết hợp không còn nữa, các phân tử tự do muốn làm gì thì làm. Chúng dạo chơi du ngoạn trong tất cả không gian theo ý thích của chúng. Nè Long! Nếu giả sử cháu đập bể một quả trứng thối trong bếp nầy, cháu sẽ tức khắc nhận thấy gì?
- Thưa chú! Thối tùm lum cả nhà! Có thể lan ra cả hàng xóm nữa!
- Đó là thí dụ xác thực về cách bố trí các phân tử của một chất khí. Nói tóm lại, về phương diện đại cương, chất dắn, chất lỏng, chất khí đều là vật chất nghĩa là chúng chỉ khác nhau về cách bố trí của phân tử. À! Chú hỏi cháu: người ta có thể ráp dính hai thanh kim loại mềm như chì chẳng hạn thành một thanh độc nhứt. Tại sao vậy cháu?
- Thưa chú! Đó là vì dưới áp lực cao, các phân tử của hai thanh chì đó ở gần nhau quá nên hút lẫn nhau.
Bé Long dừng nói, dường như suy nghĩ một điều gì và tiếp:
- Lúc nãy chú nói các phân tử của vật chất chuyển động vĩnh viễn. Theo như cháu nhớ không lầm thì không bao giờ có chuyển động vĩnh viễn cả. Tại sao kỳ vậy chú?
- Cháu nói đúng! Không bao giờ có chuyển động vĩnh viễn cả. Nhưng các phân tử bị khích lệ bởi một chuyển động không ngừng. Các phân tử không bao giờ ngừng, và có lẽ chúng chuyển động trong hàng triệu năm. Tại sao vậy? Cái gì làm cho phân tử vĩnh viễn chuyển động? Lẽ dĩ nhiên đâu có ai o bế chúng, nuôi nấng chúng và thúc đẩy chúng chuyển động. Vậy ở đâu cho chúng cái năng lực chuyển động hoài như vậy?
- Ở đâu vậy chú?
- Chắc có lẽ cháu đã biết ảnh hưởng của nhiệt, tức là ảnh hưởng của sức nóng trên chuyển động của các phân tử. Nếu nhiệt độ càng tăng, phân tử động đậy càng nhanh, trái lại nếu nhiệt độ giảm, chuyển động của phân tử sẽ chậm lại.
Các nhà bác học đã chứng nhận rằng nếu nhiệt độ giảm tới 273º dưới số không (– 273º C) tất cả chuyển động sẽ ngừng lại. Nhân loại không thể nào tìm thấy nhiệt độ này được. Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận trên địa cầu là 75º dưới số không (– 75º C). Ở – 273º C, phân tử của tất cả các nguyên tố đều qua trạng thái dắn ; bấy giờ vật chất "chết", tất cả chuyển động đều ngừng, chỉ chuyển động trở lại khi nào có tăng nhiệt độ.
Chú giảng rõ cho cháu nghe thêm về khái niệm vật chất "chết"!
- Vật chất "chết" là vật chất mà trong đó các phân tử đều ngừng chuyển động. Cháu nên nhớ trong tất cả vật chất, từ trạng thái dắn qua trạng thái lỏng, đến trạng thái hơi, các phân tử đều có chuyển động ít hay nhiều.
- Nếu vậy nhiệt độ – 273º C là nhiệt độ lý tưởng, người ta không thể nào tìm tới được!
- Phải! Nhiệt độ – 273º C được gọi là số không tuyệt đối. Chính nhiệt của mặt trời đã giúp chúng ta khỏi bị lạnh đến số không tuyệt đối ; trên quả đất cũng như trên các hành tinh khác cũng vậy.
- Thưa chú! Phải khi mặt trời tắt để trở thành một hành tinh lạnh lẽo như mặt trăng, thì số không tuyệt đối sẽ hiện diện trên quả đất.
- Phải!
- Ghê quá! Lỡ mặt trời tắt thì nguy! Tất cả sẽ bị chết cứng?
- Cháu đừng lo! Theo các nhà bác học, bảy chục triệu hay tám chục triệu năm nữa, mặt trời mới có thể tắt.
- Nhưng người ta có làm thí nghiệm để tìm tới số không tuyệt đối không chú?
- Có! Trong vài chục năm trở lại đây, các nhà bác học đã cố gắng nhưng chỉ tìm được đến 0,6º tuyệt đối mà thôi. Còn nhiệt độ – 273º C không thể nào xâm phạm được.
- Thưa chú! Nếu thế thì chuyển động giả vĩnh viễn trong vật chất hoàn toàn lệ thuộc vào hành động của mặt trời. Nếu mặt trời còn chiếu ánh sáng thì phân tử sẽ còn chuyển động!
- Đúng! Cháu suy xét rất giỏi! Nè chú thưởng cho cháu củ khoai lang nữa!
Bé Long cầm củ khoai lang ăn ngấu nghiến.
Chú Ba nói tiếp:
- Bây giờ chú trả lời thắc mắc của thằng Quận: "Tại sao khi tắm ta ướt! Tại sao khi ướt ta lau khô ngay bằng khăn?" Tất cả chúng ta đều biết rằng khi một người vừa trong nước ra thì ướt như chuột lột nhưng không ai biết tại sao! Sự thật thì rất giản dị, đó là bởi vì các phân tử lỏng bị các phân tử dắn hút mạnh hơn các phân tử cùng loại. Các phân tử lỏng này có khuynh hướng bám vào chất dắn và làm chất dắn "ướt", Sức hút giữa các phân tử khác gọi là sức dính ; chất lỏng dính vào chất dắn hay nói khác ra, chất lỏng bám vào chất dắn. Vài chất lỏng như chất keo chẳng hạn, có tính chất dính quan trọng ai cũng biết. Khi hai phân tử khác loại (lỏng và dắn) bám vào nhau, người ta gọi là sự dính, trái lại sự kết hợp có giá trị thấp hơn chỉ xảy ra giữa các phân tử cùng loại.
- Thưa chú! Giọt mưa dính vào các cửa kính ; trong những ngày nắng gắt, chúng ta đổ mồ hôi vào quần áo dính vào da chúng ta. Phải chăng đó là các thí dụ về sự dính?
- Phải! Theo định luật đại cương nếu chất lỏng càng dày thì càng dính vào chất dắn mạnh hơn. Vì thế nên xi rô và mật ong dính vào muỗng cà phê nhiều hơn các chất lỏng khác như nước chẳng hạn.
Chú Ba ngừng một chút rồi tiếp:
- Cái gì xảy ra khi chúng ta bị nước mưa làm ướt?
Bé Long chưa biết trả lời ra sao thì chú Ba tiếp luôn:
- Trong trường hợp này, nước bị các sợi chỉ vải hay len của quần áo ta hấp thụ, y như trường hợp của một khăn lông. Khăn lông hoặc giấy thấm làm khô nước và mực ngay tức khắc bởi tác dụng mao dẫn.
- Thưa chú! Tác dụng mao dẫn là gì?
- Tác dụng mao dẫn là tác dụng mà các chất lỏng không đếm xỉa gì tới trọng lực nên có thể tự dâng cao trong một ống cực nhỏ.
- Cháu chưa hiểu rõ!
- Cháu lấy cho chú một cái ly!
Bé Long lấy ly đưa cho chú Ba. Chú Ba rót nước vào gần đầy ly. Chú Ba đưa ly lên để mực nước trong ly ngang tầm mắt bé Long.
- Cháu nhận thấy có gì đặc biệt ở mực nước trong ly này không?
Bé Long ngắm nghía, nheo mắt ngó kỹ một hồi lâu:
- Thưa chú! Dường như diện tích mặt thoáng uốn cong nhẹ lên phía trên ở nơi chất lỏng chạm vào ly.
- Đúng! Đó là do sự dính giữa phân tử nước và phân tử ly. Tất cả các chất lỏng đều có tính chất uốn cong lên như thế, chỉ trừ một chất... đố cháu biết chất gì?
- Có lẽ thủy ngân! Vì trong các bài học vật lý mỗi lần vẽ một chậu đựng thủy ngân là người ta vẽ lõm xuống ở hai bên.
- Giỏi! Cháu nhớ thêm điều này: nếu diện tích mặt thoáng càng rộng thì sự uốn cong càng kém, trái lại nếu diện tích này nhỏ thì sự uốn cong lên càng mạnh. Thay vì dùng một cái ly, chúng ta dùng một ống thon dài để đựng chất lỏng, trong trường hợp này, số phân tử chất lỏng chạm vào vách ống rất quan trọng ; vì thế trọng khối của toàn thể chất lỏng tương đối kém và do đó chất lỏng sẽ dâng thật cao theo vách ống. Nếu chúng ta dựng những ống nhỏ dần, nhỏ dần mãi đến khi ống có một đường kính cực nhỏ, đó là trường hợp của một khăn lông hay một giấy chậm được tạo thành bởi hàng triệu sợi rỗng có đường kính như trên. Trong thực tế, ở trường hợp này, không còn lực nào chống lại mao dẫn. Vì thế khăn lông có thể hấp thụ toàn thể mỗi giọt nước.
Bé Long thích chí:
- Hay quá!
- Chúng ta có thể lấy thí dụ khác về tác dụng mao dẫn: mọi người đều biết nhiệt của ngọn lửa làm chảy pa-ra-fin của đèn cầy. Nhờ tác dụng mao dẫn, tim đèn chiếm lấy ngay pa-ra-fin lỏng để cháy trong ngọn lửa. Tim đèn của một cây đèn dầu cũng theo nguyên tắc như trên.
Bé Long coi bộ đã đói bụng:
- Dọn cơm ăn đi nhe chú! Cháu đói quá!
Chú Ba vỗ đầu bé Long:
- Khoan đã! Nhân thể giảng cho cháu nghe vài điều thắc mắc lúc nãy chú nghĩ đến một vấn đề hết sức đơn giản nhưng rất đặc biệt. Cháu có muốn nghe không?
Mặc dầu đói meo và mệt óc vì đã nghe giảng khá nhiều, bé Long vẫn còn thích tìm hiểu:
- Muốn! Mau mau lên chú!
- Thủng thẳng đã nào! Càng đói ăn cơm càng ngon. Tại cháu cứ hỏi "Tại sao? Tại sao?", nên chú nghĩ tại sao cháu không hỏi chú câu này: "Tại sao chất dắn hóa lỏng, chất lỏng hóa dắn, chất lỏng hóa hơi?"
- À! Cháu quên! Chú mà không nhắc, bỏ câu đó uổng quá! Tại sao vậy chú?
Óc hiếu kỳ trỗi dậy, bé Long quên cả đói, chờ chú Ba trả lời.
Chú Ba trịnh trọng sửa lại mắt kính và nói một hơi:
- Khi một chất khí chứa trong một bình, các phân tử chuyển động không những đụng chạm lẫn nhau mà còn đụng cả thành bình. Sự đụng chạm này xảy ra cả triệu lần trong một giây. Vận tốc trung bình của các phân tử này là 1Km trong một giây nghĩa là 3.600 Km trong một giờ gần bằng vận tốc của phi thuyền bay lên cung trăng. Chính sự bắn phá vĩnh viễn này là nguyên nhân và tính chất của áp lực tác dụng lên thành bình. Nếu thể tích giảm đi phân nửa, không gian tự do cũng giảm đi một nửa, như thế đụng chạm sẽ hai lần nhiều hơn, đó là nguyên nhân áp lực tăng. Nếu còn tăng áp lực bên ngoài, người ta còn có thể giảm thể tích hơi bên trong. Và nếu áp lực đầy đủ, thể tích trở nên nhỏ đến nỗi các phân tử phải chạm lẫn nhau vì thiếu chỗ: lúc bấy giờ chất hơi hóa lỏng. Phần đông các chất hơi hóa lỏng dưới áp lực và ở nhiệt độ thấp.
Nhiệt kích thích dao động phân tử trong ba trạng thái vật chất, làm các phân tử chuyển động càng ngày càng nhanh tùy theo nhiệt ít hay nhiều. Nếu một kim loại như sắt bị nung, các phân tử lúc đầu chỉ động dậy ít (như chúng bị nối nhau bởi các lò so) sẽ động đậy càng ngày càng nhanh hơn và cách nhau càng ngày càng xa, do đó sắt bị nở. Nếu người ta tiếp tục đốt hoài, sẽ đến lúc "lò so tưởng tượng" gãy và lúc bấy giờ các phân tử sẽ chuyển động tự do hơn: sắt qua trạng thái lỏng và bắt đầu chảy nhẹ nhàng. Điểm nóng chảy tương ứng với lúc các phân tử mất tính kết hợp và phân cách nhau để vào trạng thái lỏng.
Nhiệt độ dâng cao biến rất nhiều chất dắn thành lỏng, chất lỏng thành hơi. Sự nung một chất lỏng làm tăng độ tự do của các phân tử và khi lực hấp dẫn bị triệt tiêu bởi khoảng cách thì các phân tử vội vã bay tự do trong không gian để tạo thành một chất khí. Nếu nhiệt độ bị hạ thấp thì sẽ có tác dụng ngược lại. Sự lạnh biến phần đông các chất khí thành lỏng và các chất lỏng thành dắn. Vì dao động phân tử giảm nên các phân tử "tập hợp" lại và khi đó chất khí thành chất lỏng, chất lỏng thành chất dắn.
Nếu nhiệt độ làm tăng chuyển động của phân tử, thì ngược lại chuyển động của phân tử sẽ tạo ra nhiệt. Nếu cháu chà xát một ngón tay trên một trang giấy ba chục hay bốn chục lần thật nhanh, ngón tay của cháu và trang giấy sẽ nóng lên: Khi cháu chà xát hai vật thể với nhau cả hai đều nóng. Đó là vì cháu làm các phân tử ở hai mặt chạm nhau của hai vật thể đó chuyển động.
- Thôi! Dọn cơm ăn!
- Ngon quá he chú!
- Sao lúc nãy chê rau muống, cá khô? Thấy không, cần gì bơ sữa, đồ hộp mới ngon! Vả lại, ông bà mình ngày xưa có biết đồ hộp là cái quái gì, chỉ ăn rau muống, tương, cà mà vẫn giữ đến ngày nay!
- Nhưng ăn bơ sữa vẫn ngon hơn!
- Đành vậy! Nhưng nếu đó là do mồ hôi nước mắt của mình tạo ra chứ nếu vì miếng ăn mà phải mất nhân phẩm của mình, nếu vì miếng ăn mà mất nước thì nhục quá, không phải là người Việt Nam nữa! Vả lại:
"Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn"
------------------------
(1) Tên một nhân vật cải lương, thứ năm trong gia đình và ưa nói chữ "đồng thời" khi phát biểu một ý kiến gì. Các bạn hay nghe cải lương ở ra đi ô đều biết. Vai trò Cậu Năm Đồng Thời do Hữu Phước đoàn Thanh Minh Thanh Nga đóng.
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 53 và 54, ra ngày 15-9 và 1-10-1966)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
- Thưa chú! Các chất dắn loại này là... chẳng hạn như bơ, parafin, phải không chú?!
- Phải!... Trái lại, trong một chất lỏng, các phân tử ở xa nhau hơn các phân tử của một chất dắn. Chúng có chỗ để chuyển động và nhún nhảy. Hàng tỉ tỉ phân tử trong chất lỏng chạm nhau hàng triệu lần trong một giây đồng hồ làm cho chất lỏng ở trạng thái "chảy" và "lỏng". Sức kết hợp trong chất lỏng rất kém nên ở nhiệt độ thường ta không thể nào chồng đống nước như chồng đống các tảng đá được.
Trong các chất khí, sức kết hợp không còn nữa, các phân tử tự do muốn làm gì thì làm. Chúng dạo chơi du ngoạn trong tất cả không gian theo ý thích của chúng. Nè Long! Nếu giả sử cháu đập bể một quả trứng thối trong bếp nầy, cháu sẽ tức khắc nhận thấy gì?
- Thưa chú! Thối tùm lum cả nhà! Có thể lan ra cả hàng xóm nữa!
- Đó là thí dụ xác thực về cách bố trí các phân tử của một chất khí. Nói tóm lại, về phương diện đại cương, chất dắn, chất lỏng, chất khí đều là vật chất nghĩa là chúng chỉ khác nhau về cách bố trí của phân tử. À! Chú hỏi cháu: người ta có thể ráp dính hai thanh kim loại mềm như chì chẳng hạn thành một thanh độc nhứt. Tại sao vậy cháu?
- Thưa chú! Đó là vì dưới áp lực cao, các phân tử của hai thanh chì đó ở gần nhau quá nên hút lẫn nhau.
Bé Long dừng nói, dường như suy nghĩ một điều gì và tiếp:
- Lúc nãy chú nói các phân tử của vật chất chuyển động vĩnh viễn. Theo như cháu nhớ không lầm thì không bao giờ có chuyển động vĩnh viễn cả. Tại sao kỳ vậy chú?
- Cháu nói đúng! Không bao giờ có chuyển động vĩnh viễn cả. Nhưng các phân tử bị khích lệ bởi một chuyển động không ngừng. Các phân tử không bao giờ ngừng, và có lẽ chúng chuyển động trong hàng triệu năm. Tại sao vậy? Cái gì làm cho phân tử vĩnh viễn chuyển động? Lẽ dĩ nhiên đâu có ai o bế chúng, nuôi nấng chúng và thúc đẩy chúng chuyển động. Vậy ở đâu cho chúng cái năng lực chuyển động hoài như vậy?
- Ở đâu vậy chú?
- Chắc có lẽ cháu đã biết ảnh hưởng của nhiệt, tức là ảnh hưởng của sức nóng trên chuyển động của các phân tử. Nếu nhiệt độ càng tăng, phân tử động đậy càng nhanh, trái lại nếu nhiệt độ giảm, chuyển động của phân tử sẽ chậm lại.
Các nhà bác học đã chứng nhận rằng nếu nhiệt độ giảm tới 273º dưới số không (– 273º C) tất cả chuyển động sẽ ngừng lại. Nhân loại không thể nào tìm thấy nhiệt độ này được. Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận trên địa cầu là 75º dưới số không (– 75º C). Ở – 273º C, phân tử của tất cả các nguyên tố đều qua trạng thái dắn ; bấy giờ vật chất "chết", tất cả chuyển động đều ngừng, chỉ chuyển động trở lại khi nào có tăng nhiệt độ.
Chú giảng rõ cho cháu nghe thêm về khái niệm vật chất "chết"!
- Vật chất "chết" là vật chất mà trong đó các phân tử đều ngừng chuyển động. Cháu nên nhớ trong tất cả vật chất, từ trạng thái dắn qua trạng thái lỏng, đến trạng thái hơi, các phân tử đều có chuyển động ít hay nhiều.
- Nếu vậy nhiệt độ – 273º C là nhiệt độ lý tưởng, người ta không thể nào tìm tới được!
- Phải! Nhiệt độ – 273º C được gọi là số không tuyệt đối. Chính nhiệt của mặt trời đã giúp chúng ta khỏi bị lạnh đến số không tuyệt đối ; trên quả đất cũng như trên các hành tinh khác cũng vậy.
- Thưa chú! Phải khi mặt trời tắt để trở thành một hành tinh lạnh lẽo như mặt trăng, thì số không tuyệt đối sẽ hiện diện trên quả đất.
- Phải!
- Ghê quá! Lỡ mặt trời tắt thì nguy! Tất cả sẽ bị chết cứng?
- Cháu đừng lo! Theo các nhà bác học, bảy chục triệu hay tám chục triệu năm nữa, mặt trời mới có thể tắt.
- Nhưng người ta có làm thí nghiệm để tìm tới số không tuyệt đối không chú?
- Có! Trong vài chục năm trở lại đây, các nhà bác học đã cố gắng nhưng chỉ tìm được đến 0,6º tuyệt đối mà thôi. Còn nhiệt độ – 273º C không thể nào xâm phạm được.
- Thưa chú! Nếu thế thì chuyển động giả vĩnh viễn trong vật chất hoàn toàn lệ thuộc vào hành động của mặt trời. Nếu mặt trời còn chiếu ánh sáng thì phân tử sẽ còn chuyển động!
- Đúng! Cháu suy xét rất giỏi! Nè chú thưởng cho cháu củ khoai lang nữa!
Bé Long cầm củ khoai lang ăn ngấu nghiến.
Chú Ba nói tiếp:
- Bây giờ chú trả lời thắc mắc của thằng Quận: "Tại sao khi tắm ta ướt! Tại sao khi ướt ta lau khô ngay bằng khăn?" Tất cả chúng ta đều biết rằng khi một người vừa trong nước ra thì ướt như chuột lột nhưng không ai biết tại sao! Sự thật thì rất giản dị, đó là bởi vì các phân tử lỏng bị các phân tử dắn hút mạnh hơn các phân tử cùng loại. Các phân tử lỏng này có khuynh hướng bám vào chất dắn và làm chất dắn "ướt", Sức hút giữa các phân tử khác gọi là sức dính ; chất lỏng dính vào chất dắn hay nói khác ra, chất lỏng bám vào chất dắn. Vài chất lỏng như chất keo chẳng hạn, có tính chất dính quan trọng ai cũng biết. Khi hai phân tử khác loại (lỏng và dắn) bám vào nhau, người ta gọi là sự dính, trái lại sự kết hợp có giá trị thấp hơn chỉ xảy ra giữa các phân tử cùng loại.
- Thưa chú! Giọt mưa dính vào các cửa kính ; trong những ngày nắng gắt, chúng ta đổ mồ hôi vào quần áo dính vào da chúng ta. Phải chăng đó là các thí dụ về sự dính?
- Phải! Theo định luật đại cương nếu chất lỏng càng dày thì càng dính vào chất dắn mạnh hơn. Vì thế nên xi rô và mật ong dính vào muỗng cà phê nhiều hơn các chất lỏng khác như nước chẳng hạn.
Chú Ba ngừng một chút rồi tiếp:
- Cái gì xảy ra khi chúng ta bị nước mưa làm ướt?
Bé Long chưa biết trả lời ra sao thì chú Ba tiếp luôn:
- Trong trường hợp này, nước bị các sợi chỉ vải hay len của quần áo ta hấp thụ, y như trường hợp của một khăn lông. Khăn lông hoặc giấy thấm làm khô nước và mực ngay tức khắc bởi tác dụng mao dẫn.
- Thưa chú! Tác dụng mao dẫn là gì?
- Tác dụng mao dẫn là tác dụng mà các chất lỏng không đếm xỉa gì tới trọng lực nên có thể tự dâng cao trong một ống cực nhỏ.
- Cháu chưa hiểu rõ!
- Cháu lấy cho chú một cái ly!
Bé Long lấy ly đưa cho chú Ba. Chú Ba rót nước vào gần đầy ly. Chú Ba đưa ly lên để mực nước trong ly ngang tầm mắt bé Long.
- Cháu nhận thấy có gì đặc biệt ở mực nước trong ly này không?
Bé Long ngắm nghía, nheo mắt ngó kỹ một hồi lâu:
- Thưa chú! Dường như diện tích mặt thoáng uốn cong nhẹ lên phía trên ở nơi chất lỏng chạm vào ly.
- Đúng! Đó là do sự dính giữa phân tử nước và phân tử ly. Tất cả các chất lỏng đều có tính chất uốn cong lên như thế, chỉ trừ một chất... đố cháu biết chất gì?
- Có lẽ thủy ngân! Vì trong các bài học vật lý mỗi lần vẽ một chậu đựng thủy ngân là người ta vẽ lõm xuống ở hai bên.
- Giỏi! Cháu nhớ thêm điều này: nếu diện tích mặt thoáng càng rộng thì sự uốn cong càng kém, trái lại nếu diện tích này nhỏ thì sự uốn cong lên càng mạnh. Thay vì dùng một cái ly, chúng ta dùng một ống thon dài để đựng chất lỏng, trong trường hợp này, số phân tử chất lỏng chạm vào vách ống rất quan trọng ; vì thế trọng khối của toàn thể chất lỏng tương đối kém và do đó chất lỏng sẽ dâng thật cao theo vách ống. Nếu chúng ta dựng những ống nhỏ dần, nhỏ dần mãi đến khi ống có một đường kính cực nhỏ, đó là trường hợp của một khăn lông hay một giấy chậm được tạo thành bởi hàng triệu sợi rỗng có đường kính như trên. Trong thực tế, ở trường hợp này, không còn lực nào chống lại mao dẫn. Vì thế khăn lông có thể hấp thụ toàn thể mỗi giọt nước.
Bé Long thích chí:
- Hay quá!
- Chúng ta có thể lấy thí dụ khác về tác dụng mao dẫn: mọi người đều biết nhiệt của ngọn lửa làm chảy pa-ra-fin của đèn cầy. Nhờ tác dụng mao dẫn, tim đèn chiếm lấy ngay pa-ra-fin lỏng để cháy trong ngọn lửa. Tim đèn của một cây đèn dầu cũng theo nguyên tắc như trên.
Bé Long coi bộ đã đói bụng:
- Dọn cơm ăn đi nhe chú! Cháu đói quá!
Chú Ba vỗ đầu bé Long:
- Khoan đã! Nhân thể giảng cho cháu nghe vài điều thắc mắc lúc nãy chú nghĩ đến một vấn đề hết sức đơn giản nhưng rất đặc biệt. Cháu có muốn nghe không?
Mặc dầu đói meo và mệt óc vì đã nghe giảng khá nhiều, bé Long vẫn còn thích tìm hiểu:
- Muốn! Mau mau lên chú!
- Thủng thẳng đã nào! Càng đói ăn cơm càng ngon. Tại cháu cứ hỏi "Tại sao? Tại sao?", nên chú nghĩ tại sao cháu không hỏi chú câu này: "Tại sao chất dắn hóa lỏng, chất lỏng hóa dắn, chất lỏng hóa hơi?"
- À! Cháu quên! Chú mà không nhắc, bỏ câu đó uổng quá! Tại sao vậy chú?
Óc hiếu kỳ trỗi dậy, bé Long quên cả đói, chờ chú Ba trả lời.
Chú Ba trịnh trọng sửa lại mắt kính và nói một hơi:
- Khi một chất khí chứa trong một bình, các phân tử chuyển động không những đụng chạm lẫn nhau mà còn đụng cả thành bình. Sự đụng chạm này xảy ra cả triệu lần trong một giây. Vận tốc trung bình của các phân tử này là 1Km trong một giây nghĩa là 3.600 Km trong một giờ gần bằng vận tốc của phi thuyền bay lên cung trăng. Chính sự bắn phá vĩnh viễn này là nguyên nhân và tính chất của áp lực tác dụng lên thành bình. Nếu thể tích giảm đi phân nửa, không gian tự do cũng giảm đi một nửa, như thế đụng chạm sẽ hai lần nhiều hơn, đó là nguyên nhân áp lực tăng. Nếu còn tăng áp lực bên ngoài, người ta còn có thể giảm thể tích hơi bên trong. Và nếu áp lực đầy đủ, thể tích trở nên nhỏ đến nỗi các phân tử phải chạm lẫn nhau vì thiếu chỗ: lúc bấy giờ chất hơi hóa lỏng. Phần đông các chất hơi hóa lỏng dưới áp lực và ở nhiệt độ thấp.
Nhiệt kích thích dao động phân tử trong ba trạng thái vật chất, làm các phân tử chuyển động càng ngày càng nhanh tùy theo nhiệt ít hay nhiều. Nếu một kim loại như sắt bị nung, các phân tử lúc đầu chỉ động dậy ít (như chúng bị nối nhau bởi các lò so) sẽ động đậy càng ngày càng nhanh hơn và cách nhau càng ngày càng xa, do đó sắt bị nở. Nếu người ta tiếp tục đốt hoài, sẽ đến lúc "lò so tưởng tượng" gãy và lúc bấy giờ các phân tử sẽ chuyển động tự do hơn: sắt qua trạng thái lỏng và bắt đầu chảy nhẹ nhàng. Điểm nóng chảy tương ứng với lúc các phân tử mất tính kết hợp và phân cách nhau để vào trạng thái lỏng.
Nhiệt độ dâng cao biến rất nhiều chất dắn thành lỏng, chất lỏng thành hơi. Sự nung một chất lỏng làm tăng độ tự do của các phân tử và khi lực hấp dẫn bị triệt tiêu bởi khoảng cách thì các phân tử vội vã bay tự do trong không gian để tạo thành một chất khí. Nếu nhiệt độ bị hạ thấp thì sẽ có tác dụng ngược lại. Sự lạnh biến phần đông các chất khí thành lỏng và các chất lỏng thành dắn. Vì dao động phân tử giảm nên các phân tử "tập hợp" lại và khi đó chất khí thành chất lỏng, chất lỏng thành chất dắn.
Nếu nhiệt độ làm tăng chuyển động của phân tử, thì ngược lại chuyển động của phân tử sẽ tạo ra nhiệt. Nếu cháu chà xát một ngón tay trên một trang giấy ba chục hay bốn chục lần thật nhanh, ngón tay của cháu và trang giấy sẽ nóng lên: Khi cháu chà xát hai vật thể với nhau cả hai đều nóng. Đó là vì cháu làm các phân tử ở hai mặt chạm nhau của hai vật thể đó chuyển động.
- Thôi! Dọn cơm ăn!
- Ngon quá he chú!
- Sao lúc nãy chê rau muống, cá khô? Thấy không, cần gì bơ sữa, đồ hộp mới ngon! Vả lại, ông bà mình ngày xưa có biết đồ hộp là cái quái gì, chỉ ăn rau muống, tương, cà mà vẫn giữ đến ngày nay!
- Nhưng ăn bơ sữa vẫn ngon hơn!
- Đành vậy! Nhưng nếu đó là do mồ hôi nước mắt của mình tạo ra chứ nếu vì miếng ăn mà phải mất nhân phẩm của mình, nếu vì miếng ăn mà mất nước thì nhục quá, không phải là người Việt Nam nữa! Vả lại:
"Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn"
Hoàng Đăng Cấp
------------------------
(1) Tên một nhân vật cải lương, thứ năm trong gia đình và ưa nói chữ "đồng thời" khi phát biểu một ý kiến gì. Các bạn hay nghe cải lương ở ra đi ô đều biết. Vai trò Cậu Năm Đồng Thời do Hữu Phước đoàn Thanh Minh Thanh Nga đóng.
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 53 và 54, ra ngày 15-9 và 1-10-1966)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019
NHÌN LÁ THU VÀNG - Nhã Uyên
Tháng chín ngang qua lối mù sương
Quanh co mấy nẻo bước đến trường
Kỷ niệm như lá vàng rơi rụng
Rớt khỏi cành khô xuống mặt đường
Thuở ấy mình hay mặc áo dài
Tóc đen mềm mại xoã ngang vai
Những năm trung học đầy nao nức
Mơ mộng thật nhiều trong nắng mai
Trước hết là mơ đỗ Tú Tài
Tú Một xong rồi đến Tú Hai
Khi mà thi đậu, mơ du học
Bài vở ngày đêm thức miệt mài
Đại học vào đây tỉnh hay say ?
Tú Một xong rồi đến Tú Hai
Khi mà thi đậu, mơ du học
Bài vở ngày đêm thức miệt mài
Đại học vào đây tỉnh hay say ?
Lại những năm thi với tháng ngày
Mùa hạ qua rồi, thu lại đến
Nên lá thay màu theo gió bay
Muốn thả hồn theo nhạc với thơ
Lá xanh vàng úa chẳng đợi chờ
Rơi rụng bên đường trong một sớm
Làm cho lòng buồn tiếc ngẩn ngơ
Thôi hết còn gì mộng với mơ
Tuổi xuân qua mất có ai ngờ
Thời gian đi mãi không theo kịp
Kỷ niệm phôi pha lớp bụi mờ
Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019
MÙA THU MƯA BAY - Bùi Vĩnh Phúc
Từ
cái quán café này nhìn ra, anh thấy cơn mưa tháng tám đã trở về thành
phố, bay nghiêng nghiêng trong một vùng ánh sáng xanh nhạt, trông dễ
thương chi lạ. Mùa thu ở đây thường hay có mưa bất chợt như thế này. Ý
tưởng trên chạy nhanh qua đầu óc anh trước khi người con gái đặt trước
mặt anh ly café bốc khói tỏa mùi thơm nhẹ. Mưa đã bắt đầu nặng hột, rơi
lộp độp trên mái ngói, những hạt nước long lanh còn cố bám vào các dây
tigôn mọc ở đầu quán. Thỉnh thoảng, một luồng gió bất chợt nào đó thổi
mạnh, các dây tigôn lại quấn quít lấy nhau, như thể để tránh luồng gió
lạnh đó, chúng phải ôm chặt lấy nhau vậy. Mỗi lần như thế, những giọt
nước mưa lại được dịp bắn vào ly café trước mặt anh, tạo thành những gợn
nước nhỏ đuổi nhau chạy lòng vòng trên mặt thoáng của ly.
Anh
xoay xoay chiếc ly dưới những ngón tay gầy và cười vu vơ. Một vài giọt
nước nào đó không thích bắt chước chúng bạn, lại bay tạt vào mặt anh.
Một cảm giác lành lạnh lan truyền khắp cơ thể. Anh sẽ rùng mình. Bây
giờ, qua cặp kính bám đầy nước, cảnh vật bên ngoài và cả ở trong quán
nữa, đối với anh thật là "mơ ảo". Theo cả hai nghĩa của danh từ. Những
ánh đèn xanh tím nhấp nhánh ở tiệm chụp hình bên kia đường thật sự làm
anh thích thú khi bất chợt anh thấy trước mắt mình những "tinh thể
tuyết" thật đẹp, với những màu sắc thật rực rỡ. Anh đã bắt gặp lại cái
thói quen ngày xưa, những buổi tối mưa bay mờ mờ trên thành phố, sau khi
đã khoác sơ chiếc áo mưa vào người, chiếc xe đạp buồn rầu lại chở một
con người buồn rầu lăn hai vòng bánh chậm chạp trên những con đường
thành phố. Để anh lại được dùng cặp mắt kính của mình làm phương tiện
khảo sát những "tinh thể tuyết" thật ngoạn mục.
Qua
cặp kính bám đầy nước, những hạt mưa đã thật sự giúp anh nhớ lại bài
học vạn vật năm đệ ngũ, đệ lục gì đó. Ngày ấy, anh đã thích thú ngồi vẽ
hình những tinh thể tuyết mà anh chưa một lần được nhìn ngắm, nhưng đã
làm anh vui nhiều, vì chúng có những hình dạng thật đẹp giống những ngôi
sao lấp lánh ban đêm của anh, những ban đêm xa lắm rồi có mẹ ôm anh vào
lòng và ru anh bằng những câu ca dao ngọt lịm...
Quán
đông dần vì cơn mưa vẫn chưa ngớt hột. Tiếng nhạc bập bùng bay ra từ
những góc tối, âm thanh chùng và thấp: đó là những bản nhạc cổ điển tây
phương, có violon rên siết trên tơ vàng, có những ngón tay nghệ sĩ cúi
gục trên dòng nhạc buồn da diết. Và nhất là có dương cầm lăn êm ái những
viên sỏi thật tròn nào đó rớt nhẹ vào lòng đại dương, cho những âm
thanh mơ hồ tưởng chừng ở một khoảng xa xôi nào vọng lại. Đâu đó, bay
lên nhẹ nhàng những làn khói xanh lam, cuộn tròn lại, rồi tỏa ra và biến
mất trong tiếng nhạc. Ánh sáng yếu ớt của những chiếc đèn chụp đủ màu
treo trên trần nhà không đủ để giúp anh tìm lại chúng. Những đầu người
mờ nhạt chụm vào nhau. Thỉnh thoảng, một vài tiếng cười lớn thoát ra đẩy
dạt những mái tóc ra bốn phía, rồi những tiếng xì xào lại gom chúng
lại. Ở góc quán, anh thấy lờ mờ khuôn mặt của một người lính trận, qua
làn khói xanh bay lên từ giữa hai ngón tay. Một vẻ ngạo nghễ hay chán
chường mà anh chưa thể định rõ hiện trên khuôn mặt đó, nhất là ở cặp mắt
và khóe miệng. Rồi một ngày nào đó, anh cũng sẽ như thế Ly ạ. Thốt
nhiên không hiểu vì sao anh bỗng nhớ đến Ly lạ kỳ, người yêu bé nhỏ của
anh, cứ tạm gọi như thế vì thực ra anh chưa bao giờ xác định rõ tình cảm
của mình dành cho Ly cả. Anh chỉ biết thỉnh thoảng mình vẫn có những
lúc ngồi nhớ đến Ly và buồn nhè nhẹ. Mắt Ly đẹp lắm, đen xanh và sâu
thăm thẳm với hàng mi cong cong một cách đáng yêu. Nhiều khi anh đã tự
trách mình sao không là thi sĩ để có thể mơ mộng trong những vần thơ mà
đôi mắt của Ly là nguồn cảm hứng. Buồn thật. Những lúc như thế, anh chỉ
biết ôm đàn gẩy và hát lại bản nhạc mà Ly vẫn thích, Hoài Cảm của Cung
Tiến: "chiều buồn len lén tâm tư. Mơ hồ nghe lá thu mưa. Dạt dào tựa
những âm xưa. Thiết tha ngân lên lời thơ". Anh hát một cách say mê trong
nỗi nhớ kỳ ảo, và có lẽ chính vì thế, bây giờ anh cũng rất thích bài
này. "Một mùa thu xa vắng như mơ hồ về trong đêm tối. Cố nhân xa rồi, có
ai về lối xưa?". Anh lại muốn nghĩ đến cặp mắt của em, Ly ạ. Ừ, tiếc
ghê đi hở Ly, nếu anh biết làm thơ, thể nào anh cũng sẽ dại dột mơ ước
được chèo con đò tưởng tượng của mình trên dòng mắt em xanh biêng biếc,
để ngơ ngẩn nhìn hàng liễu xa là hàng mi cong của em. Anh dại dột không
thể tưởng tượng được Ly nhỉ, vì em chỉ cần khẽ chớp mắt một cái là con
đò của anh sẽ mất bến ngay, phải không Ly...
Không
hiểu bây giờ Ly của anh đang làm gì. Chắc là đang tựa cửa nhìn mưa bay,
em vẫn bảo là rất thích ngắm mưa bay qua những hàng lá xanh, những âm
thanh lạt sạt của lá cây chạm nhau cho em cảm tưởng mình được che chở,
phải thế không hở Ly? May cho em lắm đấy Ly ạ, vì nếu anh mà ở bên em
lúc này, thể nào anh cũng sẽ phải gõ đầu em mất. Đã dặn là có mơ mộng
thì cũng in ít thôi, ráng học để thi cho đỗ năm nay cơ mà, Ly quên rồi
hở. Và thể nào em của anh cũng phụng phịu nhìn anh rồi trách anh là "con
người mà khô như gỗ ấy nhỉ" và có lẽ anh lại phải chiều em để được đứng
bên cạnh em nhìn mưa bay mất thôi, Ly ạ... Anh nghĩ như thế và mỉm cười
một mình để cảm thấy anh cũng có quyền với Ly lắm, chứ thật ra anh biết
chắc là bây giờ em đang học bài, phải thế không Ly. Em đã bảo với anh
là mỗi tháng phải mang bảng danh dự về cho anh xem, để anh hát cho nghe
bài Hoài Cảm là gì... Tuy nhiên anh vẫn thích em đứng ngắm mưa bay để
anh còn có cớ dọa là sẽ giận em nữa chứ vì em không chịu nghe lời anh,
để lại được nghe em xin lỗi. Thôi, Ly xin lỗi anh mờ, giận Ly làm chi,
tội nghiệp Ly chết. Đừng giận Ly nữa nghe... À, mà sao anh thích giận Ly
quá vậy?!!". Mỗi lần như thế, anh thấy mình thật trẻ con, hay giả vờ
hờn giận để làm Ly sợ chơi, để làm Ly khóc ướt cả mắt và để nghe Ly xin
lỗi. Buồn cười ghê. Sao anh lớn đầu rồi mà cứ như trẻ con thế nhỉ, anh
cũng không biết tại sao. Chỉ biết rằng những lúc được dọa Ly như thế, và
thấy Ly còn cần mình, anh như sống lại cái thời xa xưa lâu lắm rồi,
thích hờn vặt với Mẹ để Mẹ phải dỗ dành và hứa mua kẹo cho mới chịu
thôi... Nụ cười của Ly dễ thương sao đâu, anh nhớ những lần hỏi Ly những
câu thuộc phạm vi đời sống tình cảm mà Ly không thể trả lời, vì xấu hổ
hoặc vì đắn đo ; những lúc ấy, Ly chỉ cười nhẹ nhàng, để lộ chiếc "răng
chó" be bé và anh lại muốn gọi Ly là "chó con của anh" hết sức... Nhớ
hôm có bảng thi xong, dẫn Ly đi chơi, anh đã buồn thật nhiều, anh hay có
những nỗi buồn vu vơ và kỳ lạ lắm ; có gì đâu, hôm ấy Ly mặc áo dài
trắng, tóc để ngăn ngắn trông cứ như là búp bê Nhật Bản ấy, đi bên cạnh
Ly sao anh thấy Ly dễ thương quá, xinh đẹp quá, trông như thể một thiên
thần. Đôi mắt Ly xanh đen và sâu thăm thẳm, mắt Ly thì lúc nào lại chả
như vậy. Buổi chiều đem những giọt nắng trải trên tóc Ly, và anh thấy
chúng mượt như nhung. Mắt Ly long lanh nhìn anh, ừ, bây giờ nghĩ lại anh
vẫn chả hiểu tại sao tia nhìn của Ly hôm ấy lạ ghê. Nó không giống bất
cứ một tia nhìn nào của Ly gửi cho anh những ngày tháng trước. Hình như
êm ái hơn, không chắc, vì anh thấy có cái gì hóm hỉnh ở trong ấy. Hóm
hỉnh thì êm ái làm sao được, hở Ly. Anh không thể tìm ra một tĩnh từ nào
để diễn tả cái nhìn của Ly lúc ấy, chỉ biết rằng sau đó anh bỗng thấy
em đẹp như một vì sao và anh buồn thật nhiều. Ừ, có một nhà văn nào đó
chẳng đã từng thấy người yêu của mình đẹp như một vì sao và đã buồn khổ
mãi ư. Bởi vì sao với người thì quả là xa nhau quá ; theo anh nghĩ, có
lẽ cũng phải đến ba trăm tám mươi ngàn cây số là ít, vì đó là khoảng
cách từ trái đất đến mặt trăng, vì sao được xem như gần con người nhất.
Buồn quá! Nghĩ như thế làm anh thẫn thờ cả người. Có lẽ em cũng ngạc
nhiên phải không Ly, khi thấy bỗng nhiên anh chả nói gì với em nữa cả...
Nhưng dù sao, anh cũng vẫn còn khôn hơn nhà văn nọ, ông chỉ nghĩ thế để
buồn. Anh thì khác, dĩ nhiên anh phải khác chứ, Ly nhỉ, anh buồn đồng
thời anh cũng cố tìm cách đuổi khéo nỗi buồn của mình đi, Ly ạ. Và, anh
nghĩ, em có là vì sao gì đi nữa anh cũng không thèm buồn làm gì. Dại
chết em nhỉ. Anh đang gầy, bây giờ buồn thì lại càng gầy nữa, nhỡ phải
đi lính làm sao vác nổi súng, Ly hở. Anh bèn bảo khẽ với con tim mình
đang nhói lên từng chập: "tim ơi, đừng buồn làm gì, sao lại ngu quá thế,
em buồn làm anh cũng phải buồn theo, Ly, đẹp như một vì sao làm em buồn
à, tội gì lại thế, ngay bây giờ vì sao ấy đã lạc lối xuống đây đi bên
cạnh anh rồi còn gì. Thôi, hãy để anh sống cái cảm giác như chàng chăn
cừu của Alphonse Daudét trên miền đồng cỏ Luberon ngày xưa đã nhé. Ừ,
"trái tim bên kia" mà biết em đang buồn như thế, có lẽ "hắn" sẽ cười
chết, em ạ... Anh nói với con tim mình một cách nhẹ nhàng như vậy đấy,
em thấy anh khôn chứ nhỉ, và chắc em lại thêm một lần ngạc nhiên nữa,
phải không Ly khi thấy anh vui vẻ trở lại. Hôm ấy, anh đã dẫn Ly của anh
vào ăn kem phải không, sao rút chiếc thìa kem ra khỏi miệng, môi Ly lại
hơi chu ra một cách đáng yêu thế nhỉ, làm anh cười và bảo "trông em ăn
như con mèo con" để em phụng phịu nhìn anh "Em ghét anh lắm, cứ chế em
mãi..."
Ly
ơi, bây giờ bên ngoài trời vẫn còn mưa, và anh đang ngồi trong này mà
nhớ đến em. Thành phố này cho dù là mưa hay nắng thì cũng vẫn buồn hiu,
anh thấy thế, chắc nghe anh thở than như vậy, thể nào lũ bạn anh cũng
bảo "Mày thì lúc nào chả buồn" Ly nhỉ. Ừ, nhiều khi anh cũng thấy mình
kỳ chết được. Trong lòng thì rất vui, thế mà sao mặt anh nó lại cứ buồn
buồn, lũ bạn anh diễn tả vẻ mặt ấy bằng chữ "vẻ buồn Aristote" Ly ạ. À,
mà có nhiều khi anh còn nghĩ là mình như thế thật hay mình đã giả vờ như
thế nữa không biết. Chả hiểu anh ra làm sao cả. Tuy vậy anh cũng nổi
tiếng là có nụ cười đẹp đấy chứ hở Ly. Em đừng ghét người nào khen anh
về cái "mục" đó Ly nhé. Họ khen thì khen chứ thật tình anh chả có thích
bằng hôm được em khen đâu. Anh nhớ mãi hôm đó, tự nhiên Ly cười cười bảo
với anh "Sao anh là con trai gì mà cười dễ thương quá vậy?" Nghe em hỏi
thế, anh thích mê đi ấy chứ, thế mà không hiểu tại sao anh lại bảo em
"Nếu quả có vậy thì tốt hay xấu, xấu thì thôi anh không cười nữa" làm em
vội nói "như vậy tốt chứ, anh hay nghiêm làm em phát sợ..." Câu trả lời
của Ly làm anh lại nhớ hôm thi xong anh trách Ly sao chẳng hỏi han gì
anh cả, để nghe em trả lời "mặt anh trông khó ghê, làm em sợ..." khiến
anh vừa buồn buồn vừa thấy thương Ly hơn. Anh bỗng thấy tội nghiệp cho
em, bao nhiêu người yêu thương, sao em không để ý mà vẫn... đối xử tốt
với anh, mặc dù anh thì chả có gì, chỉ hay bắt nạt em và... "mặt anh thì
lúc nào cũng buồn buồn"...
Nhớ hôm nào, ngồi bên Ly anh đã hỏi "Buổi tối trước khi đi ngủ, em có hay cầu nguyện cho anh không?" Ly cười dễ thương "Em ít cầu nguyện cho anh lắm, với lại em hay buồn ngủ mà!" làm anh buồn ghê gớm. Anh chả hiểu tại sao em anh lại ác như thế, anh đang định nói "Tối nào anh cũng nhớ và cầu nguyện cho Ly cả" thì em đã vỗ tay cười và trêu anh "A, mặt anh coi nhộn ghê, ai bảo thích chế em mãi... Nói thế chứ em vẫn cầu nguyện cho anh hoài hoài, anh tin không?" Thì dĩ nhiên anh phải tin rồi Ly ạ ; bởi vì lúc nào mà anh chẳng muốn như vậy. Anh lại giả vờ nghiêm mặt buồn buồn nói "Đâu, bây giờ em thử giả vờ cầu nguyện cho anh xem, em xin cho anh những gì nào?" Sao lúc ấy Ly bé bỏng tội nghiệp ghê. Ly bẽn lẽn và bối rối nói nhỏ xíu cơ hồ như không thể nói to hơn nữa được, y hêt như cô học trò không thuộc bài, đọc nho nhỏ kẻo thầy nghe thấy chỗ sai "thì em... cầu nguyện là lạy Đức Mẹ cho anh của con khỏe mạnh, học giỏi... ngoan ngoãn và thương con hoài hoài, với lại đừng hay giận con nữa... Vậy thôi, em chả biết cầu nguyện thêm gì cho anh nữa cả. Anh cười hớn hở như trẻ thơ "Được, Ly ngoan lắm, nhưng mà cái điều em xin cho anh sau chót đó, có lẽ không được Đức Mẹ nhận lời đâu". Và em với anh cùng nhìn nhau cười vui vẻ, có phải thế không hở Ly...
Còn nhớ có một lần, không hiểu bắt được lý do ở đâu, anh đã hỏi Ly, vẻ hờn dỗi, anh thì muôn đời vẫn có cái tính trẻ con như vậy mặc dù đối với mọi người anh rất là "người lớn", "Ly ghét anh lắm phải không?" Và dù biết Ly sẽ trả lời như thế nào, anh vẫn cứ thấy con tim mình hồi hộp rồi sung sướng khi thấy mắt Ly buồn buồn, tay vân vê tà áo "Sao anh hỏi em như thế, em... quý anh lắm". Và anh thấy má em hình như hồng lên một chút. Anh chả hiểu Ly của anh dùng chữ như thế nào nữa, nhưng anh vẫn cứ thích như thường. Thôi "quý" cũng được rồi, anh không dám bắt Ly phải giải thích thêm. Sợ Ly sẽ khóc mất. Bèn rủ Ly "Anh vào xin phép Bố cho Ly đi chơi với anh một lúc nhé" để nghe Ly trả lời "Thôi, hôm khác đi anh ạ, em sắp phải làm hai bài toán. Khó lắm!". Thấy Ly ngoan và rất xứng đáng làm em mình, nhưng sao anh vẫn hỏi "như thế mà bảo là "quý" anh à". Ly chớp mắt cười, nói nhỏ "Quý... khác chứ" làm anh muốn hôn lên đôi mắt của Ly ghê, nhưng anh cũng sợ điều đó sẽ làm em buồn nên anh từ giã Ly ra ề. Ừ, anh sợ những cử chỉ thân ái của mình sẽ làm Ly lo nghĩ, và buồn. Dĩ nhiên vì Ly cũng hay buồn nhất hạng, đâu kém gì anh, anh phải có nhiệm vụ giữ cho Ly và cho cả mình nữa cái "tình trạng giao du" tốt đẹp này, nhất là năm nay lại là năm thi của Ly nữa, anh vẫn nhớ điều đó... Vả lại anh cũng chưa dám xác định tình cảm của mình với Ly lần nào. Và thật sự lòng anh chưa muốn. Ừ, có lẽ hiện tại anh cũng chỉ dám... quý Ly thôi. Anh còn quá trẻ để có thể nghĩ đến những chuyện mai sau... Nhiều khi anh thấy sung sướng vì nghĩ lại rằng ngay cả đến việc cầm lấy bàn tay nhỏ nhắn của Ly, anh cũng chưa bao giờ làm, mặc dù anh và Ly lúc nào cũng thật thân thiết. Anh hay có những ý nghĩ lẩm cẩm như vậy, nếu lũ bạn anh biết được, có lẽ chúng sẽ cười vào mũi anh mất. "Chỉ một bàn tay thôi mà mày cũng "thần thánh hóa" nó đến thế sao?" Chắc chắn là chúng sẽ hỏi anh như vậy và cái chức gàn vô địch của anh thể nào cũng sẽ vững thêm tí nữa. Triết-gia-cận-gàn, tên bạn bè gọi anh đấy Ly ạ. Mà sự thật, anh có "thần thánh hóa" bàn tay của Ly như lũ bạn anh nói không nhỉ? Anh cũng không biết nữa, chỉ biết rằng sau mỗi lần gặp Ly về, anh lại thấy vui vui với ý nghĩ: "Mình đã thắng , một tí nữa thì cầm tay Ly rồi. May thật!" và anh lại cười cười với cái ý nghĩ lẩm cẩm trẻ con đó của mình. Thật ra, đã có lần anh cầm lấy tay Ly, một cách vô ý thức, đó là hôm mẹ Ly mất, nhìn Ly gục đầu vào ngực anh khóc ướt cả mắt, anh không để ý rằng mình đã cầm lấy bàn tay bé nhỏ ấy lúc nào, và dỗ dành Ly đủ thứ, anh chả nhớ là anh đã bảo Ly những gì nữa, chỉ biết rằng hôm ấy anh đã buồn thật nhiều. Từ nhà Ly về, anh đã cho xe chạy lang thang trên đường phố để nghe tình yêu, có lẽ là thế, và nỗi buồn như cơn mưa rào tối hôm ấy bay phủ lên hồn anh. Những cơn mưa rào thường cuốn bay theo chúng những chiếc lá khô vàng buồn tênh thả rơi vào hồn người những nhung nhớ không đâu và gợi lại đâu đó trong hồn những bóng hình kỷ niệm cũ... Tối nay, trận mưa qua thành phố này có lẽ không phải là một trận mưa rào nữa mà là một trận mưa thật sự, thế mà những sợi dây tơ trong hồn anh, tưởng một thời đã chùng, đã lặng bỗng nhiên lại rung lên những hình ảnh xa xưa. Vẫn rõ nét. Vẫn đậm đà. Sao tự nhiên anh lại nhớ đến em nhiều quá thế này, hở Ly. Nhớ dáng em thon nhỏ trong chiếc áo dài trắng. Nhớ mắt em đen xanh và sâu thăm thẳm. Nhớ miệng em cười với chiếc "răng chó con" thật dễ thương. Nhớ em nhiều lắm, làm sao anh kể cho hết hở Ly... Anh lại xoay xoay tách café dưới những ngón tay buồn, trong lúc tiếng hát Sĩ Phú bay tỏa khắp phòng "Lòng cuồng điên vì nhớ. Ôi đâu người đâu ân tình cũ. Chờ hoài nhau trong mơ nhưng có bao giờ thấy nhau lần nữa. Một mùa thu xa vắng như mơ hồ về trong đêm tối. Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?" À, Hoài Cảm của Cung Tiến, anh chợt nghe lòng mình chùng hẳn xuống và đâu đó có chút gì chao động trong hồn... Bây giờ, thành phố đang ở trong mùa thu ẩm ướt Ly nhỉ. Những cánh hoa sứ trắng muốt dễ thương của Ly chắc bây giờ đang rủ nhau đội triều thiên cả rồi đây. Em vẫn còn chăm chút chúng đấy chứ, hở Ly. Loài hoa sứ dễ thương có lẽ sẽ vui thích lắm khi được bàn tay em sắn sóc cẩn thận. Anh vớ vẩn ghê đi Ly ạ, nhiều khi anh thấy mình thèm thuồng địa vị của chúng, nếu Ly biết chắc thể nào Ly cũng được dịp chế lại anh đấy, phải không? Anh yêu nhiều những bông sứ ấy cũng như thông cảm với một chàng trai trẻ nào đó, sắp phải đi xa, ở thời buổi này, con trai nào cũng phải có những lần đi xa, xa lắm, và họ phần đông đều hãnh diện vì chuyến đi của mình, mà đi xa cũng có nghĩa là để người yêu ở lại thành phố, phải thế không hở Ly. Chàng trai mà anh nói, đã gởi gấm tâm sự qua những câu thơ thật buồn nhưng theo anh cũng thật dễ thương: "Khi qua ngôi nhà ngói đỏ. Có khung cửa sổ thơ ngây. Tình yêu với anh vạn ngõ. Làm sao anh biết tỏ bày. Ừ thôi gửi hàng cây sứ. Dấu môi là nét hẹn hò. Ai mong tình yêu bất tử. Riêng anh chỉ thấy âu lo. Hương thơm những hàng sứ trắng, gửi vào lòng anh nỗi buồn. Loang dần loang dần như nắng. Anh biết mình vẫn yêu thương..." Ừ, những đóa hoa sứ dễ thương kia ơi, hãy mãi là sứ giả của tình yêu nhé, để anh còn có được như chàng trai kia, cái buồn u hoài của một buổi chiều tắt nắng nào đó, đi qua nhà người yêu nhưng không dám vào, sợ sẽ bắt gặp những dòng nước mắt, sợ sẽ bắt gặp những tia nhìn tội nghiệp và yếu đuối của lòng người. Ừ, anh sẽ chỉ đứng ở ngoài thôi, đã có chùm hoa sứ trắng nhận lãnh sứ mạng là sứ giả tình yêu rồi còn gì. Anh sẽ yên lòng mà bước xuống cuộc đời. Hành trang là nụ cười ngây thơ, vụng dại của em, là ánh mắt thân ái của em, là tình thương yêu chân thật của em, Ly ạ. Chẳng biết có một ngày nào anh sẽ gặp em và nói với em rằng "Anh yêu em" không, Ly nhỉ. Nếu có, chắc ngày ấy còn xa ghê lắm. Bây giờ anh chỉ muốn em chịu khó chăm học để thi đậu cuối năm nay, nghe Ly và thỉnh thoảng có nhớ đến anh thì lại cầu nguyện với Đức Mẹ "xin cho anh con được... ngoan ngoãn và thương con hoài hoài" như ngày xưa em đã giả vờ cầu nguyện cho anh xem đó, Ly nhớ không, Bởi vì, càng lớn anh càng thấy mình cần được thương yêu, săn sóc hơn cả những lúc còn nhỏ nữa, bởi một khi đã bước xuống cuộc đời, những nhu cầu, những khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần sẽ làm cho con người tối tăm mặt mũi và khó có thể sống hồn nhiên như những ngày xưa được nữa, Ly ạ, vì thế nhớ cầu nguyện cho anh được ngoan ngoãn và thương yêu em hoài nghe, Ly...
Cơn mưa buổi tối đã thật sự dứt hột, đồng hồ tay chỉ 11 giờ kém 20. Anh mỉm cười gõ nhẹ ngón tay xuống bàn, người con gái có nụ cười hơi giống Ly bước lại. Anh trả tiền và bước ra bên ngoài. Một cơn gió bất chợt nào đó thổi mạnh. Những dây tigôn quấn quít vào nhau và một loạt nước bay tạt vào mặt anh. Man mát. Anh nghĩ thầm về những sợi dây tigôn "chúng thật hạnh phúc" và bước ra khỏi quán. Những "tinh thể tuyết" lại lung linh trước mắt nhìn, Anh mỉm cười nhìn những ngôi sao vừa xuất hiện trên nền trời đen thẫm và lẩm nhẩm đếm: Một cô sao sáng. Hai cô sáng sao. Ba cô sao sáng... Những vì sao kia có làm cho anh nhớ đến ai không?
(Trích từ bán nguyệt san Ngàn Thông số 34, ra ngày 22-9-1972)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Nhớ hôm nào, ngồi bên Ly anh đã hỏi "Buổi tối trước khi đi ngủ, em có hay cầu nguyện cho anh không?" Ly cười dễ thương "Em ít cầu nguyện cho anh lắm, với lại em hay buồn ngủ mà!" làm anh buồn ghê gớm. Anh chả hiểu tại sao em anh lại ác như thế, anh đang định nói "Tối nào anh cũng nhớ và cầu nguyện cho Ly cả" thì em đã vỗ tay cười và trêu anh "A, mặt anh coi nhộn ghê, ai bảo thích chế em mãi... Nói thế chứ em vẫn cầu nguyện cho anh hoài hoài, anh tin không?" Thì dĩ nhiên anh phải tin rồi Ly ạ ; bởi vì lúc nào mà anh chẳng muốn như vậy. Anh lại giả vờ nghiêm mặt buồn buồn nói "Đâu, bây giờ em thử giả vờ cầu nguyện cho anh xem, em xin cho anh những gì nào?" Sao lúc ấy Ly bé bỏng tội nghiệp ghê. Ly bẽn lẽn và bối rối nói nhỏ xíu cơ hồ như không thể nói to hơn nữa được, y hêt như cô học trò không thuộc bài, đọc nho nhỏ kẻo thầy nghe thấy chỗ sai "thì em... cầu nguyện là lạy Đức Mẹ cho anh của con khỏe mạnh, học giỏi... ngoan ngoãn và thương con hoài hoài, với lại đừng hay giận con nữa... Vậy thôi, em chả biết cầu nguyện thêm gì cho anh nữa cả. Anh cười hớn hở như trẻ thơ "Được, Ly ngoan lắm, nhưng mà cái điều em xin cho anh sau chót đó, có lẽ không được Đức Mẹ nhận lời đâu". Và em với anh cùng nhìn nhau cười vui vẻ, có phải thế không hở Ly...
Còn nhớ có một lần, không hiểu bắt được lý do ở đâu, anh đã hỏi Ly, vẻ hờn dỗi, anh thì muôn đời vẫn có cái tính trẻ con như vậy mặc dù đối với mọi người anh rất là "người lớn", "Ly ghét anh lắm phải không?" Và dù biết Ly sẽ trả lời như thế nào, anh vẫn cứ thấy con tim mình hồi hộp rồi sung sướng khi thấy mắt Ly buồn buồn, tay vân vê tà áo "Sao anh hỏi em như thế, em... quý anh lắm". Và anh thấy má em hình như hồng lên một chút. Anh chả hiểu Ly của anh dùng chữ như thế nào nữa, nhưng anh vẫn cứ thích như thường. Thôi "quý" cũng được rồi, anh không dám bắt Ly phải giải thích thêm. Sợ Ly sẽ khóc mất. Bèn rủ Ly "Anh vào xin phép Bố cho Ly đi chơi với anh một lúc nhé" để nghe Ly trả lời "Thôi, hôm khác đi anh ạ, em sắp phải làm hai bài toán. Khó lắm!". Thấy Ly ngoan và rất xứng đáng làm em mình, nhưng sao anh vẫn hỏi "như thế mà bảo là "quý" anh à". Ly chớp mắt cười, nói nhỏ "Quý... khác chứ" làm anh muốn hôn lên đôi mắt của Ly ghê, nhưng anh cũng sợ điều đó sẽ làm em buồn nên anh từ giã Ly ra ề. Ừ, anh sợ những cử chỉ thân ái của mình sẽ làm Ly lo nghĩ, và buồn. Dĩ nhiên vì Ly cũng hay buồn nhất hạng, đâu kém gì anh, anh phải có nhiệm vụ giữ cho Ly và cho cả mình nữa cái "tình trạng giao du" tốt đẹp này, nhất là năm nay lại là năm thi của Ly nữa, anh vẫn nhớ điều đó... Vả lại anh cũng chưa dám xác định tình cảm của mình với Ly lần nào. Và thật sự lòng anh chưa muốn. Ừ, có lẽ hiện tại anh cũng chỉ dám... quý Ly thôi. Anh còn quá trẻ để có thể nghĩ đến những chuyện mai sau... Nhiều khi anh thấy sung sướng vì nghĩ lại rằng ngay cả đến việc cầm lấy bàn tay nhỏ nhắn của Ly, anh cũng chưa bao giờ làm, mặc dù anh và Ly lúc nào cũng thật thân thiết. Anh hay có những ý nghĩ lẩm cẩm như vậy, nếu lũ bạn anh biết được, có lẽ chúng sẽ cười vào mũi anh mất. "Chỉ một bàn tay thôi mà mày cũng "thần thánh hóa" nó đến thế sao?" Chắc chắn là chúng sẽ hỏi anh như vậy và cái chức gàn vô địch của anh thể nào cũng sẽ vững thêm tí nữa. Triết-gia-cận-gàn, tên bạn bè gọi anh đấy Ly ạ. Mà sự thật, anh có "thần thánh hóa" bàn tay của Ly như lũ bạn anh nói không nhỉ? Anh cũng không biết nữa, chỉ biết rằng sau mỗi lần gặp Ly về, anh lại thấy vui vui với ý nghĩ: "Mình đã thắng , một tí nữa thì cầm tay Ly rồi. May thật!" và anh lại cười cười với cái ý nghĩ lẩm cẩm trẻ con đó của mình. Thật ra, đã có lần anh cầm lấy tay Ly, một cách vô ý thức, đó là hôm mẹ Ly mất, nhìn Ly gục đầu vào ngực anh khóc ướt cả mắt, anh không để ý rằng mình đã cầm lấy bàn tay bé nhỏ ấy lúc nào, và dỗ dành Ly đủ thứ, anh chả nhớ là anh đã bảo Ly những gì nữa, chỉ biết rằng hôm ấy anh đã buồn thật nhiều. Từ nhà Ly về, anh đã cho xe chạy lang thang trên đường phố để nghe tình yêu, có lẽ là thế, và nỗi buồn như cơn mưa rào tối hôm ấy bay phủ lên hồn anh. Những cơn mưa rào thường cuốn bay theo chúng những chiếc lá khô vàng buồn tênh thả rơi vào hồn người những nhung nhớ không đâu và gợi lại đâu đó trong hồn những bóng hình kỷ niệm cũ... Tối nay, trận mưa qua thành phố này có lẽ không phải là một trận mưa rào nữa mà là một trận mưa thật sự, thế mà những sợi dây tơ trong hồn anh, tưởng một thời đã chùng, đã lặng bỗng nhiên lại rung lên những hình ảnh xa xưa. Vẫn rõ nét. Vẫn đậm đà. Sao tự nhiên anh lại nhớ đến em nhiều quá thế này, hở Ly. Nhớ dáng em thon nhỏ trong chiếc áo dài trắng. Nhớ mắt em đen xanh và sâu thăm thẳm. Nhớ miệng em cười với chiếc "răng chó con" thật dễ thương. Nhớ em nhiều lắm, làm sao anh kể cho hết hở Ly... Anh lại xoay xoay tách café dưới những ngón tay buồn, trong lúc tiếng hát Sĩ Phú bay tỏa khắp phòng "Lòng cuồng điên vì nhớ. Ôi đâu người đâu ân tình cũ. Chờ hoài nhau trong mơ nhưng có bao giờ thấy nhau lần nữa. Một mùa thu xa vắng như mơ hồ về trong đêm tối. Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?" À, Hoài Cảm của Cung Tiến, anh chợt nghe lòng mình chùng hẳn xuống và đâu đó có chút gì chao động trong hồn... Bây giờ, thành phố đang ở trong mùa thu ẩm ướt Ly nhỉ. Những cánh hoa sứ trắng muốt dễ thương của Ly chắc bây giờ đang rủ nhau đội triều thiên cả rồi đây. Em vẫn còn chăm chút chúng đấy chứ, hở Ly. Loài hoa sứ dễ thương có lẽ sẽ vui thích lắm khi được bàn tay em sắn sóc cẩn thận. Anh vớ vẩn ghê đi Ly ạ, nhiều khi anh thấy mình thèm thuồng địa vị của chúng, nếu Ly biết chắc thể nào Ly cũng được dịp chế lại anh đấy, phải không? Anh yêu nhiều những bông sứ ấy cũng như thông cảm với một chàng trai trẻ nào đó, sắp phải đi xa, ở thời buổi này, con trai nào cũng phải có những lần đi xa, xa lắm, và họ phần đông đều hãnh diện vì chuyến đi của mình, mà đi xa cũng có nghĩa là để người yêu ở lại thành phố, phải thế không hở Ly. Chàng trai mà anh nói, đã gởi gấm tâm sự qua những câu thơ thật buồn nhưng theo anh cũng thật dễ thương: "Khi qua ngôi nhà ngói đỏ. Có khung cửa sổ thơ ngây. Tình yêu với anh vạn ngõ. Làm sao anh biết tỏ bày. Ừ thôi gửi hàng cây sứ. Dấu môi là nét hẹn hò. Ai mong tình yêu bất tử. Riêng anh chỉ thấy âu lo. Hương thơm những hàng sứ trắng, gửi vào lòng anh nỗi buồn. Loang dần loang dần như nắng. Anh biết mình vẫn yêu thương..." Ừ, những đóa hoa sứ dễ thương kia ơi, hãy mãi là sứ giả của tình yêu nhé, để anh còn có được như chàng trai kia, cái buồn u hoài của một buổi chiều tắt nắng nào đó, đi qua nhà người yêu nhưng không dám vào, sợ sẽ bắt gặp những dòng nước mắt, sợ sẽ bắt gặp những tia nhìn tội nghiệp và yếu đuối của lòng người. Ừ, anh sẽ chỉ đứng ở ngoài thôi, đã có chùm hoa sứ trắng nhận lãnh sứ mạng là sứ giả tình yêu rồi còn gì. Anh sẽ yên lòng mà bước xuống cuộc đời. Hành trang là nụ cười ngây thơ, vụng dại của em, là ánh mắt thân ái của em, là tình thương yêu chân thật của em, Ly ạ. Chẳng biết có một ngày nào anh sẽ gặp em và nói với em rằng "Anh yêu em" không, Ly nhỉ. Nếu có, chắc ngày ấy còn xa ghê lắm. Bây giờ anh chỉ muốn em chịu khó chăm học để thi đậu cuối năm nay, nghe Ly và thỉnh thoảng có nhớ đến anh thì lại cầu nguyện với Đức Mẹ "xin cho anh con được... ngoan ngoãn và thương con hoài hoài" như ngày xưa em đã giả vờ cầu nguyện cho anh xem đó, Ly nhớ không, Bởi vì, càng lớn anh càng thấy mình cần được thương yêu, săn sóc hơn cả những lúc còn nhỏ nữa, bởi một khi đã bước xuống cuộc đời, những nhu cầu, những khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần sẽ làm cho con người tối tăm mặt mũi và khó có thể sống hồn nhiên như những ngày xưa được nữa, Ly ạ, vì thế nhớ cầu nguyện cho anh được ngoan ngoãn và thương yêu em hoài nghe, Ly...
Cơn mưa buổi tối đã thật sự dứt hột, đồng hồ tay chỉ 11 giờ kém 20. Anh mỉm cười gõ nhẹ ngón tay xuống bàn, người con gái có nụ cười hơi giống Ly bước lại. Anh trả tiền và bước ra bên ngoài. Một cơn gió bất chợt nào đó thổi mạnh. Những dây tigôn quấn quít vào nhau và một loạt nước bay tạt vào mặt anh. Man mát. Anh nghĩ thầm về những sợi dây tigôn "chúng thật hạnh phúc" và bước ra khỏi quán. Những "tinh thể tuyết" lại lung linh trước mắt nhìn, Anh mỉm cười nhìn những ngôi sao vừa xuất hiện trên nền trời đen thẫm và lẩm nhẩm đếm: Một cô sao sáng. Hai cô sáng sao. Ba cô sao sáng... Những vì sao kia có làm cho anh nhớ đến ai không?
BÙI VĨNH PHÚC
(GAMMY, tháng tám)
(Trích từ bán nguyệt san Ngàn Thông số 34, ra ngày 22-9-1972)
Vui họp mặt |
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019
MÙA THU CON GÁI - Gammy
Tranh : Tâm Quý |
Tóc mới xanh mây mùa thu trước ngõ
Môi mới hồng cho em lắm người yêu
Là những tờ thư thơm ngát đường chiều
Trao vội vã con chim xanh ríu rít
Lá thu vàng cho khói bay còn kịp
Thổi những mùa nhung nhớ đến sau lưng
Mắt nai hiền ngoan như lá cây rừng
Chân cuống quít là mùa thu đã tới
Hồn xanh lơ tơ trời giăng mấy sợi
Cho gió mùa thu đan những ngón nhung
Làm âm vang khi nắng trải tơ chùng
Từng nốt nhạc ái ân bài luân vũ
Mùa thu sang khi lá vàng say ngủ
Ươm những mù mơ mộng ở trên vai
Tượng đá công viên sao mãi u hoài
Để em thấy sao hồn mình bỗng khóc
Đường cỏ êm những chiều thu tan học
Rất nhẹ nhàng và cũng rất ngây thơ
Ô! Mùa thu vương tà áo hững hờ
Em con gái lên làn môi khóe mắt
Bối rối làm sao những lần gặp mặt
Là chim rừng ríu rít giữa trời xanh
Nên vội vàng em dõi mắt trên cành
Để người nghĩ em hãy còn e thẹn
Mùa thu đến cho thời gian rón rén
Sợi tơ vàng rung nhẹ gót chân êm
Ngày mùa xuân chim én hót bên thềm
Thu gọi nhớ cho chim về mơ mộng
Như hôm qua lòng em còn bỏ trống
Bỗng hôm nay chim lạ hót trong vườn
Môi mới hồng cho em lắm người thương
Em con gái nên mùa thu vàng mộng.
GAMMY
(Trích từ bán nguyệt san Ngàn Thông số 11, ra ngày 5-10-1971)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019
TRỞ VỀ MÙA THU - Nhã Đảo
Vĩnh biệt ngày mùa hạ cuối cùng
Chú chim sâu hót chờ nắng ấm
Buổi sáng nay một trận mưa phùn
Đuổi chim đi như mưa đuổi nắng
Mùa thu và ca khúc của thu
Ngọt nồng mưa và lạnh sương mù
Không phải bao giờ cũng làm lá rụng
Nhưng chính lá làm mùa hoang vu
Hình như thu lãng đãng như mây
Ngủ ngoan cho hết chín mươi ngày
Hò hẹn chừng nào thu thức giấc
Dưới chân mùa mộ lá vừa xây
Rồi nửa chừng lá chở thu đi
Vàng cánh bâng khuâng độ giữa thì
Hỡi những ngẩn ngơ vừa bắt gặp
Trong thu trên phiến đá Quỳnh chi
Thu đến lúc nào không ai hay
Giờ thu đi nhẹ hẫng thiên hài
Ừ nhỉ bước thu không lén lút
Nhưng âm thầm hồn lả ngọn say
Bây giờ trở lại nhớ thu xưa
Thời gian, thu cũng chỉ là mưa
Đi mãi trong hồn thu rất nhớ
Rằng lúc này đã sang mùa chưa?...
NHÃ ĐẢO
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 226, ra ngày 1-9-1974)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019
ÁNG VĂN TUYỆT TÁC - Kiều Giang
"... Một
chiều êm ái chầm chậm trôi qua. Bên song cửa, từng chiếc lá vàng rơi lả
tả, xác lá rụng ngập lối. Xa xa vẳng đến từng hồi chuông dồn dập, ngôi
giáo đường như lung linh dưới làn sương mờ..."
Tôi
thót người. Trời ơi, sao mình lại nghĩ ra được đoạn văn hay thế nhỉ? Ừ,
sao mình không tập viết văn cho quen. Nghĩ là làm, tôi bèn chép đoạn
văn trên ra giấy. Nào, để xem... à... à... "tôi ngồi mơ màng, mắt hướng về phía chân trời xa thăm thẳm..."
- Giang ơi! Lấy cho má mấy quả cà chua trong tủ lạnh đi con.
Tôi dạ và lò dò đi kiếm cà chua. Khổ quá, lời văn đang êm xuôi lại tắc tị, không thê, được chữ nào.
Cụt
hứng, tôi quay sang làm toán. Sao mà ông thầy cho mấy bài tập về hằng
đẳng thức khó thiệt, ab, b, a loạn cả lên, loay hoay đến nửa tiếng tôi
mới làm xong năm bài, tâm hồn thơ thới hân hoan (làm được toán mà, hách
lắm chứ bộ), đang định quay sang tờ giấy viết dở thì má lại kêu:
- Giang ơi! Con lên nhà xem đồng hồ mấy giờ rồi xuống dọn cơm, chắc bố sắp về rồi đấy.
Tôi thất vọng quá mức, nhưng thôi được, lát nữa hẵn hay, bây giờ phải lo xuống dọn cơm, không má mắng chết.
Bữa
cơm trôi qua lẹ làng. Nhìn đồng hồ, tôi lại phải ủi áo dài đi học. Suốt
mấy giờ học tôi cứ mơ màng về "Chân trời xa thăm thẳm" mà tấm tắc khen
thầm. Chao ơi, sao "tác phẩm đầu tay" của tôi lại tuyệt vời đến thế. Tôi
cứ ngồi cười duyên hoài làm con Trúc ngồi bên cạnh phải thúc nhẹ vào
lưng:
- Xuỵt, coi chừng thầy kìa.
*
- Xời! Con gái phải đi đứng đàng hoàng, phải tề chỉnh, phải nghiêm trang, phải... phải... v.v...
Ối trời, ngày nào cũng phải nghe những lời "vàng ngọc" này. Tôi nhăn nhó:
- Thôi, lạy anh tí, có muốn tụng kinh thì vào chùa, em không nghe nữa đâu.
Và bỏ mặc anh ấy với một lô "phải", tôi đi tắm rửa và sửa soạn ăn cơm.
Mọi
công việc thường ngày đã qua, tôi hớn hở ngồi vào bàn viết. Kỳ này thật
là hết mọi trở ngại rồi đấy nhé. Đến đâu rồi?... à, "chân trời xa thăm
thẳm" tôi viết tiếp: "Ở đó, đàn cò với đôi cánh trắng, trông giống những
cô tiên giáng thế..."
- Giang! Giang ơi! Tìm dùm chị cái tập Gia chánh có dạy làm bánh dừa đi. Nhanh lên.
Tôi bực mình quá. Dáng chừng chị Thanh cũng biết vậy nên vuốt đuôi:
- Chóng ngoan, cưng. Rồi tao làm bánh cho ăn, sướng vậy mà còn kêu.
Tôi xách cuốn tập lại cho chị Thanh, miệng lầm bầm:
- Hôm nay em bận, lát nữa chị đi cất lấy à, kêu hoài.
Chị Thanh "xí" một tiếng:
- Vậy mà lúc làm xong không biết đứa nào ăn nhiều chứ.
Tôi
cười xí xóa và quay về bàn của mình. Tờ giấy mới viết mấy giòng chữ
trông tức cười quá. Lạy trời, lát nữa đừng có ai kêu réo om sòm. Ý văn
ra cuồn cuộn, tôi suy nghĩ một chút rồi viết như máy. Được thêm vài
giòng, tôi chợt giật mình:
- Giang ới ời, đem cho anh mượn cây bút nguyên tử coi, bút anh đứa nào lấy mất rồi.
Tôi
bực dọc đấm tay xuống bàn. Trời đất ạ, hỏng lẽ con đường "đi vào văn
học sử" của tôi lại gian nan khổ ải đến thế. Không được, tôi phải tỏ cho
anh Dũng biết mình "nữ nhi" mà không "thường tình" chứ. Thế nào cũng có
ngày tôi dí tờ báo vào mặt anh mà nói:
- Coi nè, báo có đăng bài của em nè, ngon không?
Nhưng bây giờ, cái chữ nhưng... Tôi phải đi tìm cây bút cho anh mượn, chán không cơ chứ.
Không
còn một ly hứng thú nào, tôi xuống bếp xem má nấu chè. Nồi chè đậu đen
sôi sùng sục, trông thấy mà cứ muốn... bỏ vào miệng.
Má hỏi:
- Con làm gì ở trên đó nãy giờ vậy?
Rồi má quay sang chị Thanh:
- Chắc có cái gì quan trọng đây, chứ mọi khi đố nó không mò xuống giành phần từ nãy.
Tôi đỏ mặt:
- Đâu có cái gì đâu má. Con... ngồi làm bài Sử địa mờ.
Một lát, tôi bỗng giật mình vì tiếng anh Dũng oang oang:
- Ơ... ơ... Một chiều êm ái vùn vụt à quên chầm chậm trôi qua... ơ... ơ. Bên ư... song cửa... ư... ư...
Chết
tôi rồi, tôi chạy nhào lên định giật lấy tờ giấy nhưng không kịp. Giọng
anh Dũng cứ dai dẳng tiếp tục. Hôm nay đúng là tôi bị "sao quả tạ"
chiếu cố mà. Tôi năn nỉ anh Dũng:
- Thôi mà, cho em xin lại đi mà...
Anh ấy lại cười nham nhở:
- Còn lâu ạ, ai bảo cho người ta mượn bút cũng quăng cái rầm.
Anh hướng xuống nhà bếp, hét to:
- Chị Thanh ơi, lên xem con Giang nó "tối tác" nè, chu choa hay tuyệt.
Nước mắt tôi ứa ra. Chị Thanh hỏi anh Dũng:
-
Vậy hả, đâu đưa chị coi... Ối dào, có cả nhà thờ trong sương sa bánh
lọt... ủa... sương mờ chứ. Đúng là một áng văn tuyệt tác của một nhà đại
văn sĩ, thảo nào, lúc nãy cô ta kêu bận.
Chị ấy xá xá mấy cái:
- Chết thật, nhà "dzăng sĩ" đang làm việc mà lại dám sai bảo. Dạ! Dạ! Xin ngài tha cho em.
Rồi hai chị em lại cười ha hả với nhau. Tôi vội chạy xuống bếp cầu cứu với má:
- Má! Coi chị...
Nhưng:
- Hay nhỉ? Bài Sử địa đấy hẳn? Con với cái, chỉ dối quyệt là tài thôi. Đi lên nhà ngay...
Nước
mắt đã ứa sẵn, bây giờ trào ra lẹ làng. Má không binh như mọi khi mà
lại còn mắng. Trời ơi, sao tôi ghét bài văn ấy một cách lạ lùng. Tôi
chụp tờ giấy trên tay anh Dũng xé vụn ra. Chưa hả cơn tức, tôi vẫn thút
thít khóc, tiếng khóc chìm mất trong hai trận cười vang dội.
KIỀU GIANG
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 184, ra ngày 1-9-1972)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019
NGHE CHỪNG THU ĐÃ SANG - Trần thị Phương Lan
Lá úa khẽ rơi rơi
Thu chợt đến bên đời
Nhuộm xanh xanh khóm liễu
Hồ thu biêng biếc trôi
Gió từ bao thu trước
Trở về đây thì thầm
Mây ngàn xưa quay lại
Cho lòng vương bâng khuâng
Cúc vàng hoen phiến lá
Mùa hạ nào đi xa
Vạt cỏ mềm níu giữ
Bước thời gian trôi qua
Thoảng làn gió heo may
Se sắt lạnh vai gầy
Tìm về trên lối cũ
Thơ thẩn dưới hàng cây
Ánh chiều rơi hiu hắt
Tan tác một cung đàn
Trong trời loang mây tím
Nghe chừng thu đã sang...
Áo bay nhòa sương khói
Góc phố vắng âm thầm
Gót chân người phiêu lãng
Vỡ hoàng hôn lặng câm
Trần Thị Phương Lan
Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019
ĐÊM KINH DỊ - Văn Hương
Cánh
cổng bằng sắt của biệt thự Vũ Anh lúc nào cũng đóng im như một cánh
cổng nghĩa địa. Tấm bảng nhỏ có biên nguệch ngoạc mấy dòng chữ: "Nhà
bán. Xin hỏi tại số 888 đường X Y Z..." treo vào một song sắt bằng một
sợi dây kẽm, mỗi lần có cơn gió mạnh lại lắc lư đập vào cánh cổng những
tiếng leng keng buồn bã. Bốn bức tường vây bọc biệt thự trước kia sáng
sủa sạch sẽ bao nhiêu thì bây giờ lại u ám bẩn thỉu bấy nhiêu. Lớp vôi
trắng đã bong gần hết từ bao giờ để lộ ra lớp vôi xám xịt lốm đốm điểm
vài mảnh trắng của lớp vôi trước chưa rớt hẳn càng làm tăng vẻ tiều tụy
của ngôi nhà.
Khu
vườn bên trong đã chết ngay cái vẻ xanh tươi mát dịu sau mấy ngày không
người chăm sóc và từ đó đến nay càng ngày càng xơ xác với những đám cỏ
úa vàng vọt, tiêu điều, mọc chằng chịt cả lối đi trải sỏi trắng. Những
loài cây dại điểm hoa tím, trắng nhạt nhẽo đã nằm, bò, mọc ngổn ngang
giữa đám cỏ vàng tàn tạ đó. Một đôi lần vào lúc chiều sắp lặn người ta
nghe tiếng kêu xào xạc của dăm ba cặp chim trời từ giữa khoảng không
gian, kéo nhau về làm tổ trong vườn. Biệt thự mất hết sinh khí của những
ngày lúc trước và bây giờ có dáng dấp của một cụ già nằm im lặng mỏi
mòn ngắm những tia nắng mặt trời thoi thóp rọi qua kẽ lá và vạch lên nền
đá hoa những vạch vàng đứt đoạn.
Người
chủ cũ vốn là một thương gia giầu có, vì muốn tránh cảnh chật chội của
đô thành đầy nắng chói bụi mù nên đã bỏ tiền xây cất biệt thự nầy ngay
trên một đám đất hoang lổn ngổn những mộ phần vô chủ. Dĩ nhiên là trước
khi viên gạch đầu tiên được đặt làm nền, thương gia đó cũng đã thi hành
những thủ tục thông thường như di chuyển các phần mộ sang một nơi khác
và thuê người dọn dẹp đám đất cho khang trang sạch sẽ.
Dân
xóm chung quanh đấy toàn là dân lao động. Từ lâu chen chúc nhau trong
những căn nhà lá lụp xụp, đám dân này không một ai có ý nghĩ dựng nhà
dựng cửa lên đầu lên cổ những người đã nằm trong lòng đất. Vì thế khi
thấy những chiếc xe vận tải chất đầy xi-măng, gạch nặng nề lùi lũi bò
vào trong xóm, thiên hạ lấy đó làm cả một chuyện lạ và kéo nhau ra xem
đông nghẹt.
Thế
rồi mấy tháng sau, biệt thự được hoàn tất. Một gia đình sang trọng ồn
ào dọn đến. Mấy tuần lễ đầu không có gì lạ nhưng rồi đùng một cái, toàn
gia trong biệt thự hấp tấp dọn đi như luồng gió lốc. Dân trong xóm ngơ
ngác, lạ lùng và xì xầm bàn tán. Có người đánh bạo hỏi đứa con chủ nhà,
nhân một lần nó trở lại lấy nốt một vài đồ đạc còn sót thì được đứa nhỏ
cho biết là gia đình nó dọn đi vì một lý do dính líu đến nghề nghiệp của
ba nó. Đám người hiếu kỳ không thỏa mãn vì câu trả lời giản dị đó. Họ
tưởng tượng ra những duyên cớ thật là rắc rối, huyền bí và kỷ quặc để
giải thích câu chuyện dọn nhà dọn cửa đáng nghi này.
Hầu
hết mọi người cho rằng trong biệt thự có ma quỉ mà trước đây lũ vong
linh ấy trú ẩn trong đám mộ phần chưa được cải táng. Chính ma quỉ đã
chọc phá và tạo nên những chuyện rùng rợn bên trong biệt thự làm cho gia
đình người thương gia đó phải dời đi nơi khác. Mỗi người lại còn tưởng
tượng ra được bộ mặt của lũ quỉ trong biệt thự nữa. Thật không thiếu một
chi tiết rùng rợn nào mà họ lại không dùng đến. Người thì nói con quỉ
có hai răng nanh, mỗi răng dài hai tấc, tóc quỉ dài đến gót chân, đôi
mắt quỉ không tròng nhưng lại nhìn thấu cả tim, gan, phèo, phổi của
những người đứng trước mặt nó. Có người lại tưởng tượng rằng quỉ chỉ có
một mắt ở trán, có hai cái vòi ngắn thay cho mũi (chắc là dùng để hút
máu?) và không có miệng v.v... Nói chung là lũ quỉ ấy thừa sức để dọa
con nít trong xóm và cả người lớn nữa nếu cần.
Thế
mà lại có một bọn trẻ trong xóm không coi lũ quỉ có kí lô nào hết. Từ
ngày biệt thự bỏ hoang chúng vẫn rủ nhau leo tường vào nhà nghịch ngợm. Ở
đấy chúng vật nhau, ném nhau hoặc choảng nhau bằng gậy gộc. Khi đã chán
chúng xoay qua trò ném đá vào một mục tiêu mà các mục tiêu ấy chính là
một ô cửa kính. Có lúc chúng phóng uế bừa cả ra sàn gạch và vì thế, chỉ
có mấy ngày là cái biệt thự nguy nga tráng lệ đó sặc mùi uế khí khiến
người qua đường phải bịt mũi đi qua.
Bọn
con nít rắn đầu ấy hằng ngày vẫn cứ thản nhiên ra vào cái giang sơn
riêng của chúng. Chúng sung sướng vì có một nơi rộng rãi, có thể chơi
đùa thả cửa không sợ nóng bức hay mưa dầm. Chúng đã mở được cả cửa lớn
vào trong, tranh nhau nhặt những mẩu thuốc lá hoặc những tờ giấy mầu in
hình xanh đỏ. Thằng Tý "xếp" bọn nhóc con ấy lại còn moi ở đâu được một
đôi kính râm mất một bên mắt. Nó đeo lù lù trên sống mũi nom buồn cười
nôn ruột, vừa phì phà điếu thuốc mót được, vừa giương đôi mắt ốc nhồi
sau mặt kính đen, nó vừa trông coi vừa chỉ huy lũ nhóc con lục lọi khắp
nhà. Đối với chúng, cả thế giới hình như thu gọn trong ngôi nhà đó. Mặc
dầu bị đe dọa, cấm đoán, chúng vẫn lẻn đến tụ họp ở "ngôi nhà lý tưởng"
của chúng.
*
Một
buổi sáng, Tý vừa mắt nhắm mắt mở thức dậy thì đã thấy thằng Lấm, một
đàn em của nó, chạy vào kề tai nói nhỏ hồi lâu. Tý vừa nghe vừa cau mày
và liếc nhìn ra phía biệt thự. Nó rửa vội vàng bằng cách nhúng cả đầu
vào chậu nước. Rồi vừa vuốt tóc, nó vừa đi ra cửa với thằng Lấm. Hai đứa
đến gần biệt thự thì dừng lại. Tý vừa trông thấy một người đàn ông gầy
và cao đứng ngắm nghía "ngôi nhà của chúng" với dáng điệu lạnh lùng và
bí mật. Ông ta có một khuôn mặt khắc khổ, bận một bộ ý phục đen và chiếc
mũ dạ đội trên đầu cũng đen nốt, vì thế người ông toát ra một vẻ bí mật
dị kỳ.
Nhìn
biệt thự một lúc khá lâu ông ta bỏ đi. Tối đến, trong khi bọn thằng Tý
đang thì thầm bàn tán về ông ta thì lại thấy con người bí mật ấy trở lại
với người chủ cũ.
Hai
người đến trước biệt thự, vừa chỉ trỏ vừa nói chuyện nho nhỏ với nhau.
Thỉnh thoảng người đàn ông lại cất tiếng cười. Tiếng cười của ông như
tiếng chuột rúc. Cả bọn trẻ con nhận thấy ông cười rất nhỏ nhưng lại rõ
và thanh, đứa nào đứa nấy cũng hơi rờn rợn.
Hai
người nói chuyện một hồi rồi ra ngõ lên xe đi mất. Sáng hôm sau, trong
lúc xóm đang lục tục thức dậy thì ngoài ngõ tiến vào một bọn người ăn
mặc xoàng xĩnh, vác một đống chổi, thùng, xẻng, cuốc. Bọn người này vô
trong biệt thự và khởi sự dọn cỏ, quét tước, tẩy uế. Những rác rưới được
họ chất thành một đống và châm lửa đốt. Những thứ không đốt được, họ đổ
xuống cả một hố sâu rồi lấp lại cẩn thận. Chỉ nội trong một ngày ngôi
biệt thự đã trở về vị trí huy hoàng ngày xưa của nó sau khi một bọn thợ
khác đến thay các cửa kính và sơn quét thường cột. Bao nhiêu vết tích
bọn trẻ con để lại trong mấy tháng, bọn thợ thu dọn phẳng phiu trong một
ngày trời báo hiệu ngôi nhà sắp thuộc về chủ mới. Điều nầy bọn thằng Tý
đã đoán trước và chúng còn biết được vài điều đại khái về người chủ
mới. Chúng không có thiện cảm chút nào với ông ta cả vì chính ông đã
công khai chiếm đoạt một cách rất hợp lý ngôi nhà "của chúng".
Nhưng
vốn là những đứa trẻ cứng đầu cứng cổ, chúng không chịu thua một cách
dễ dàng như thế. Chúng cùng nhau bàn tính một kế hoạch và dự tính sẽ thi
hành ngay sau khi người chủ mới dọn đến ngôi nhà của chúng.
Người
đàn ông kỳ lạ dọn đồ đạc đến biệt thự một cách thần tốc vào lúc nào
chẳng ai được rõ. Lúc Tý thức dậy thì đã thấy ông ta đứng ở đàng trước
hiên nhà, trông nom mấy người làm đang tưới nước trong sân và trồng cây
quanh những chân tường. Vài người khác lo khiêng những chậu cảnh để ngay
ngắn trên lối đi trải sỏi trắng, có người lại đang treo một lồng chim
tước vào một cành cây lớn.
Đám người đó im lặng làm việc, tuyệt nhiên không mở miệng nói một câu nào cả.
Đến
tối, hình như công việc chỉnh trang biệt thự đã xong vì Tý không thấy
có người nào khác đến ngôi nhà nữa. Như vậy chỉ có một mình người đàn
ông ở trong biệt thự và Tý lấy làm mừng vì như thế càng dễ dàng cho nó
thực hiện ý định.
Tối
hôm đó, Tý gọi thêm hai đứa nữa rồi cả ba lẻn vào trong biệt thự. Sau
khi chia việc, ba đứa đi về ba ngả. Riêng Tý rón rén lại gần cửa sổ kính
và ghé mắt nhìn vào rình rập. Nó thấy người đàn ông vẫn mặc bộ y phục
đen như hôm nọ và đang ngồi trước một bàn rộng bầy la liệt những đồ đạc
quái lạ mà Tý chưa bao giờ thấy. Hình như ông ta đang dán một cỗ bài xì
và chăm chú vào công việc đó lắm.
Tý
thò tay lấy trong túi miếng vải trắng trộm được của mẹ nó buổi sáng có
đục sẵn hai lỗ nhỏ. Nó chụp miếng vải lên đầu và nhờ hai lỗ đó để nhìn
mọi sự vật. Vừa xong công việc thì Tý nghe thấy một tiếng mèo ngao ngao
từ đằng xa vọng lại. Giờ hành động sắp điểm. Tý hồi hộp giơ tay nắm hờ
chốt cửa sổ.
Thình
lình trong gian phòng vang lên một tiếng "cạch!" khá to. Tý mừng rỡ vì
thấy hai thằng bạn của nó thi hành kế hoạch khá chu đáo: hai vật trong
đám đồ đạc người đàn ông bày trên bàn đã thình lình văng xuống sàn trước
cặp mắt ngơ ngác của ông ta. Tiếp theo đó, hai tiếng cạch nữa lại vang
lên, thêm hai vật trên bàn bay xuống sàn gạch. Tý nghĩ bụng: "Thằng Lấm
và thằng Lạc bắn giỏi thật. Thảo nào bao nhiêu chim trong xóm bị tụi nó
làm thịt nhẵn cũng chẳng lạ". Vừa nghĩ đến đây, Tý bỗng thấy người đàn
ông xô ghế đứng dậy toan bước ra cửa.
Nhưng
"xoảng" một cái, bóng đèn điện trên bàn vỡ ta, ánh sáng trên bàn vụt
tắt, trong nhà tối om. Tý vội vã xoay chốt cửa, nhưng thấy cứng ngắc nó
liền hộc tốc vác một cục đá choảng vào cửa kính. Thế rồi nó đưa cái đầu
trắng toát của nó ra chỗ kính vỡ mà lắc lư đồng thời rú lên mấy tiếng
thê thảm. Hai thằng bạn ở đằng sau cũng vội rú theo, một đứa thì giả
tiếng chó sói tru, đứa kia vừa giơ gậy quơ loảng xoảng vào cửa kính vừa
hét lên như còi tàu hỏa.
Ngần
ấy tiếng động rùng rợn hùa nhau cùng lúc tạo thành một âm thanh khủng
khiếp toát mồ hôi lạnh. Thình lình âm thanh ấy im bặt. Ba đứa trẻ đã
nhẩy qua tường chạy như bay về nhà, bò lên giường và lăn ra ngủ như
chết.
Đêm
hôm đó đứa nào cũng mơ thấy cái cảnh người đàn ông chủ biệt thự hốt
hoảng thuê xe dọn đồ đạc đi gấp, để lại cho chúng ngôi nhà lý tưởng mà
chúng đã khổ tâm tìm cách giành giật lại.
*
Sáng
ôm sau thằng Tý vừa thức dậy đã vội vã lảng vảng đến biệt thự để dò la
động tĩnh. Thằng Lấm chẳng hiểu đến đó từ lúc nào, thấy Tý, nó chạy lại
báo cáo:
-
Thằng cha đó vẫn tỉnh bơ như không anh ạ. Sáng nay em thấy lão ấy kêu
mấy người thợ kính đến sửa lại mấy chỗ bị vỡ hôm qua chứ chẳng thấy gì
khác.
Thằng Tý hơi ngạc nhiên, hỏi:
- Mày bảo lão ta vẫn tỉnh bơ như không?
Lấm ngơ ngác:
-
Vâng. Hình như lão coi chẳng có gì xẩy ra cả. Lúc sáng có vài người thợ
đi qua trông thấy lão ta đứng ở cổng ngắm hoa. Họ nói xa xôi cho lão
hiểu là trong biệt thự có ma. Nhưng lão ta chỉ cám ơn họ rồi thôi chứ
không hốt hoảng ngó dáo dác như mình vẫn tưởng.
Tý pha trò:
- Chẳng lẽ lão ta vừa câm vừa mù lại vừa điếc?
Lấm nghĩ một lúc rồi bảo:
- Dù sao mình cũng thử làm vài chuyến nữa. Có lẽ phải trộ cho thật nhiều lão mới sợ.
Tý đồng ý, gật đầu:
- Được. Chốc nữa mình bàn sau.
Cả hai chia tay. Tý rảo bước về nhà vì đã thấy bụng đói cồn cào khó chịu.
Ba đứa trẻ họp nhau trong một ngõ hẻm.
Thằng Lấm nói trước:
- Lạ quá! Lão ta thình lình bỏ nhà đi đâu mất!
Tý hỏi vặn:
- Sao mầy biết?
Lấm đáp ngay:
- Lúc trưa em thấy lão ra ngõ. Rồi từ đó đến giờ, đi qua biệt thự mấy lượt, liếc nhìn vào, em cũng không thấy bóng dáng lão đâu cả.
Lạc góp chuyện:
- Đúng là lão ta sợ rồi. Nhất định đêm nay lão không dám về ngủ ở nhà nữa.
Nhận xét thực là hợp tình hợp lý. Tý ra lệnh:
- Nếu vậy đêm nay ba đứa mình vào trong nhà phá cho thật đã. Chắc chỉ đến mai là lão cuốn gói đi thẳng.
Ba đứa tạm chia tay để về nhà ăn cơm tối.
Trước khi rẽ vào ngõ nhà mình, Tý còn quay đầu lại dăn:
- Tụi mầy nhớ kỹ nhé! Tối nay chín giờ.
Lấm và Lạc gật đầu lia lịa:
- Ô kê! Ô kê!
Một tay xoay chốt cửa một tay cầm cây gậy lớn, Tý nhè nhẹ đẩy cửa vào. Nhưng cánh cửa không nhúc nhích. Tý bực mình. Nó sực nhớ ra là cửa đã khóa cẩn thận.
Bước xuống bậc gạch, Tý bảo nhỏ với Lấm và Lạc:
- Lão khóa cửa rồi tụi mầy ạ!
Lấm đờ người ra. Cả ba đứa đều quên phắt mất cái điểm này. Sáu con mắt ngó nhau bối rối. Nhưng vừa nhìn dáo dác thằng Tý bỗng kêu lên:
- Ủa? Cái gì như... cái chìa khóa?
Hai đứa kia nhảy lên:
- Đâu? Đâu?
Tý nhào lên thềm gạch. chụp lấy một vật nhỏ và nhìn kỹ càng.
Lấm và Lạc nhìn theo thì thấy quả nhiên đó là một cái chìa khóa.
Lạc giục:
- Mở đại đi, may ra được thì đỡ khổ.
Tý gật đầu, nhẹ nhàng cho chìa vào trong ổ khóa. Thật vừa vặn! Chỉ cần xoay nhẹ một cái rồi đẩy khẽ, cánh cửa đã mở rộng. Ba đứa mừng rỡ lẻn vào.
Lấm nhận xét:
- Có lẽ vội vã ra đi quá nên đánh rơi chìa khóa.
Hai đứa kia cũng nghĩ như thế. Cả ba tiếp tục đi trong bóng tối. Thình lình Tý dừng lại. Hai đứa kia dồn cục thành một khối. Tuy rắn mặt nhưng không hiểu sao trong cái bóng tối mịt mù này chúng lại thấy lởn vởn những hình bóng ma quỷ. Đứa nào cũng cảm tưởng như tóc gáy mình đang từ từ dựng thẳng dậy. Chúng ép sát vào nhau và thở phì phò. Tiếng hô hấp của chúng giữa bốn vách tường kín nổi lên rõ rệt.
Thằng Tý cố lấy lại can đảm thường nhật bằng cách hít một hơi dài, đoạn lò mò bước tới. Hai đứa kia vội vã bước theo. Thế là cả ba cùng dò dẫm đi về phía trước như lũ người máy. Vì quá hồi hộp, chúng đã quên mất những điều bàn tính lúc chập tối.
Thình lình ba đứa lại xô vào nhau. Chúng vừa nghe thấy trong bóng tối mênh mông của tòa nhà rộng lớn một tiếng động. Một tiếng động kỳ lạ, mới đầu thong thả như tiếng võng đưa kẽo kẹt, sau nhanh dần như tiếng chó sủa râm ran trong đêm tối trời, có lúc tiếng động ấy dồn dập như tiếng vó ngựa gõ trên mặt đường, có lúc nó lại đứt đoạn như tiếng cọ xát của những thân tre già khi có cơn gió mạnh. Đôi khi tiếng động trở nên thánh thót như giọt mưa rơi rồi chuyển sang ầm ỳ như tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá ngoài khơi. Nhiều lúc tiếng động như chạy xa từ bốn góc tường lại phía ba đứa trẻ, càng lại gần chúng tiếng động càng trở nên hỗn loạn như tiếng reo hò văng vẳng. Có lúc tiếng động như từ trong mình ba đứa trẻ bò chậm chạp về phía chân tường, vừa chuyển dịch vừa nhỏ dần để rồi sau cùng mất hút trong cái im lặng rợn người của đêm tối.
Ba đứa trẻ ép chặt vào nhau. Mắt chúng mở trừng trừng, chân tay chúng cứng ngắc, mồ hôi chúng toát đầm đìa. Hình như có một luồng khí lạnh ngắt chạy vào trong thân thể chúng từ những đầu ngón tay, ngón chân, dần dần leo lên đùi, lên bụng, bò theo sống lưng lên đến đỉnh đầu, cuối cùng thoát ra ngoài từ những chân tóc, đồng thời làm những sợi tóc này dựng đứng lên như sợi bàn chải.
Tiếng động ngưng bặt một lúc lâu thế mà ba đứa trẻ vẫn chưa nhúc nhích được. Chúng như bị chôn chân xuống nền gạch và cứ sững sờ đứng yên như vậy.
Trong lúc đó, đột nhiên trong phòng hiện ra một ánh sáng le lói. Ánh sáng ấy di chuyển từ đàng sau tấm màn che cửa và lừng lững đi đến gần ba đứa trẻ. Bọn nhỏ thấy ánh sáng đó phát ra từ một cây nến và điều làm chúng mọc gai ốc khắp mình là cây nến ấy di chuyển giữa không gian mà không có một bàn tay nào nâng đỡ nó. Cây nến ấy từ từ lại gần thằng Tý. Đến trước mặt thằng bé đang mở mắt thao láo, miệng há hốc, nó dừng lại một lúc. Hình như nó đang ngắm nghía diện mạo thằng Tý. Lát sau, nó lờ lững đi lại trước mặt thằng Lấm lúc ấy cũng đang đờ người ra vì khiếp sợ. Rồi tiếp đó nó bò lại gần thằng Lạc, với những động tác lặp đi lặp lại.
Dò xét xong, cây nến tự động trèo lên một cái giá gỗ cao đóng trên tường và rọi ánh sáng lờ mờ xuống bên dưới. Ánh sáng ấy chẳng những không đem lại sự vững dạ cho lũ trẻ mà còn làm tăng thêm vẻ âm u rờn rợn của ngôi nhà nữa.
Một giây im lặng tràn ngập gian phòng. Đâu đây vẳng lại tiếng tích tắc mơ hồ lạnh lẽo của chiếc đồng hồ treo.
Tấm màn gió đột nhiên lại rung chuyển rồi một bóng người hiện ra trước mắt ba đứa trẻ đang lặng người vì khiếp sợ. Bóng người đó từ từ đi lại gần chúng. Gọi là đi thì không đúng vì đầu gối hắn ta không hề co lại và chân hắn lơ lửng cách mặt đất độ một tấc. Thế rồi khi còn cách bọn trẻ độ ba thước, hắn ta dừng lại, đờ đẫn nhìn vào ba đứa nhỏ...
Thật không thể nào tả hết nỗi kinh hoàng của lũ trẻ khi chúng cố lấy hết can đảm nhìn theo gương mặt bóng người vừa hiện ra trước mắt chúng. Một gương mặt mà không ai lại có thể tưởng tượng được là nó lại khủng khiếp đến như thế. Bộ mặt ấy là tổng hợp của tất cả những sự biểu lộ của tình cảm con người, nghĩa là nó như cười, như khóc, như đau đớn, như thích thú, như đau buồn, như giận dỗi. Mầu sắc của nó lại là tổng hợp của tất cả những mầu sắc mà mắt thường nhìn thấy được: nó vừa xanh, vừa đỏ, vừa tím lại vừa vàng pha lẫn sắc chàm trộn trong mầu lam nhạt. Bộ mặt ấy làm cho ba đứa nhỏ như chết lặng. Chúng cứ đứng trơ ra như thế rất lâu.
Bóng người bỗng quơ tay ra trước mặt. Một điếu thuốc cháy đỏ vụt hiện ra trên hai ngón tay hắn. Hắn đưa điếu thuốc lên môi, rít một hơi dài rồi quẳng mạnh. Điếu thuốc bay tung lên, vạch một luồng sáng đỏ lưng chừng căn phòng rồi biến mất, nhẹ nhàng kỳ ảo như khi xuất hiện. Trong lúc đó, bóng người quái đản chúm môi, thở ra một chùm lửa đỏ rực... thình lình hắn ta giơ tay chụp lấy đầu mình. Rồi chậm chạp, chắc chắn, hắn lôi cái đầu ấy khỏi thân mình hắn. Vừa lôi, hắn vừa lắc lư như say rượu và quái ác thay, vừa lắc lư hắn vừa dần dần tiến lại phía ba đứa nhỏ.
Lũ trẻ hoảng hốt. Mặc dù bị thôi miên vì cảnh tượng vô cùng khủng khiếp xẩy ra trước mắt, chúng vẫn cố cựa quậy để vùng chạy. Con quỷ càng lúc càng lại gần, lại gần...
Ba đứa trẻ đột nhiên rú lên một tiếng kinh hãi nhưng liền theo tiếng rú, chúng cảm thấy nhẹ nhõm cả người. Thế là chúng đâm đầu ra cửa, chạy như điên. Thằng Tý vấp chân, lộn một vòng từ trên nền gạch xuống sân cỏ, nhưng nó lồm cồm bò dậy được. Không dám quay cổ lại phía sau, nó nhào mình lên mép tường, đu người lên và leo ra ngoài, loạng choạng chạy tiếp. Vừa chạy nó vừa kêu rú ầm ỹ. Hai thằng kia vừa bò vừa lếch thếch chạy theo sau, mồm hét lên những tràng kinh hãi...
Đàng sau, con quỷ không thèm đuổi. Nó đứng lập lờ trên thềm gạch, ôm bụng cười ngất...
Ba tháng sáu, một thám tử, bạn của chủ nhân ngôi biệt thự đến thăm người đàn ông kỳ dị ấy. Ngạc nhiên vì sự tĩnh mịch của ngôi nhà, ông ta thắc mắc đem hỏi chủ nhân thì được trả lời bằng một câu chuyện thích thú. Câu chuyện đó bắt đầu từ lúc ba đứa trẻ phá phách biệt thự cho đến khi chúng chạy bò chạy lết vì bị một con quỉ rượt đằng sau.
Chấm dứt câu chuyện, chủ nhà bảo bạn:
- Thế bây giờ chắc anh đã hiểu tại sao không một đứa trẻ rắn mắt nào dám héo lánh đến đây quấy phá rồi chứ gì? Chúng cũng như tất cả dân trong xóm vừa nghe đến chuyện con quỉ ấy thì hồn vía lên mây lập tức. Thật không ngờ một con quỉ lại có ích dường ấy. Bao nhiêu yên tĩnh nơi đây đều nhờ nó cả...
Ông ta cười vang thích thú. Nhưng người bạn mỉm cười tiếp lời:
- Và nó chẳng là ai xa lạ. Chính là ông bạn đang ngồi trước mặt tôi đây chứ gì?
Chủ nhân vỗ vai thám tử:
- Anh giỏi thật! Giỏi thật! Đúng là dân nhà nghề có khác. Chắc anh đã đoán được là sau khi bị lũ trẻ láo khoét trêu chọc, tôi đã tương kế tựu kế để trị cái tội rắn mắt của chúng, cho chúng tởn đến già.
Tôi giả vờ đi vắng ngay hôm sau đó nhưng lộn trở về ngay do một ngả khác và chờ đến khi ba thằng nhóc ấy đã lọt vào đến trong nhà, tôi liền vác ngay một cái mặt nạ đeo vào rồi lù lù tiến ra trộ chúng một trận. Kết quả thực là quá sức khả quan. Báo hại ba thằng bữa đó chạy bò lê bò càng trông thật chết cười. Anh phải biết, ngày hôm sau tôi phải nhịn ăn đó, bởi vì mỗi lần nhớ đến chuyện con quỷ, là ruột tôi lại quặn lên như sắp đứt vì trận cười hôm trước.
Nhà thám tử lại hỏi:
- Thế còn chuyện cây nến biết đi và chuyện con quỷ lòi cái đầu ra khỏi mình, anh giải thích rõ ràng giùm tôi với?
Chủ nhân phá lên cười rũ rượi:
- Anh hỏi thật lẩn thẩn! Chẳng lẽ anh lại bị con quỷ đó nuốt mất bộ óc rồi sao? Anh quên rằng với một ảo thuật gia danh tiếng như tôi thì mấy việc đó có khác gì trò con nít?
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 32, ra ngày 25-9-1965)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Tý pha trò:
- Chẳng lẽ lão ta vừa câm vừa mù lại vừa điếc?
Lấm nghĩ một lúc rồi bảo:
- Dù sao mình cũng thử làm vài chuyến nữa. Có lẽ phải trộ cho thật nhiều lão mới sợ.
Tý đồng ý, gật đầu:
- Được. Chốc nữa mình bàn sau.
Cả hai chia tay. Tý rảo bước về nhà vì đã thấy bụng đói cồn cào khó chịu.
*
Ba đứa trẻ họp nhau trong một ngõ hẻm.
Thằng Lấm nói trước:
- Lạ quá! Lão ta thình lình bỏ nhà đi đâu mất!
Tý hỏi vặn:
- Sao mầy biết?
Lấm đáp ngay:
- Lúc trưa em thấy lão ra ngõ. Rồi từ đó đến giờ, đi qua biệt thự mấy lượt, liếc nhìn vào, em cũng không thấy bóng dáng lão đâu cả.
Lạc góp chuyện:
- Đúng là lão ta sợ rồi. Nhất định đêm nay lão không dám về ngủ ở nhà nữa.
Nhận xét thực là hợp tình hợp lý. Tý ra lệnh:
- Nếu vậy đêm nay ba đứa mình vào trong nhà phá cho thật đã. Chắc chỉ đến mai là lão cuốn gói đi thẳng.
Ba đứa tạm chia tay để về nhà ăn cơm tối.
Trước khi rẽ vào ngõ nhà mình, Tý còn quay đầu lại dăn:
- Tụi mầy nhớ kỹ nhé! Tối nay chín giờ.
Lấm và Lạc gật đầu lia lịa:
- Ô kê! Ô kê!
*
Một tay xoay chốt cửa một tay cầm cây gậy lớn, Tý nhè nhẹ đẩy cửa vào. Nhưng cánh cửa không nhúc nhích. Tý bực mình. Nó sực nhớ ra là cửa đã khóa cẩn thận.
Bước xuống bậc gạch, Tý bảo nhỏ với Lấm và Lạc:
- Lão khóa cửa rồi tụi mầy ạ!
Lấm đờ người ra. Cả ba đứa đều quên phắt mất cái điểm này. Sáu con mắt ngó nhau bối rối. Nhưng vừa nhìn dáo dác thằng Tý bỗng kêu lên:
- Ủa? Cái gì như... cái chìa khóa?
Hai đứa kia nhảy lên:
- Đâu? Đâu?
Tý nhào lên thềm gạch. chụp lấy một vật nhỏ và nhìn kỹ càng.
Lấm và Lạc nhìn theo thì thấy quả nhiên đó là một cái chìa khóa.
Lạc giục:
- Mở đại đi, may ra được thì đỡ khổ.
Tý gật đầu, nhẹ nhàng cho chìa vào trong ổ khóa. Thật vừa vặn! Chỉ cần xoay nhẹ một cái rồi đẩy khẽ, cánh cửa đã mở rộng. Ba đứa mừng rỡ lẻn vào.
Lấm nhận xét:
- Có lẽ vội vã ra đi quá nên đánh rơi chìa khóa.
Hai đứa kia cũng nghĩ như thế. Cả ba tiếp tục đi trong bóng tối. Thình lình Tý dừng lại. Hai đứa kia dồn cục thành một khối. Tuy rắn mặt nhưng không hiểu sao trong cái bóng tối mịt mù này chúng lại thấy lởn vởn những hình bóng ma quỷ. Đứa nào cũng cảm tưởng như tóc gáy mình đang từ từ dựng thẳng dậy. Chúng ép sát vào nhau và thở phì phò. Tiếng hô hấp của chúng giữa bốn vách tường kín nổi lên rõ rệt.
Thằng Tý cố lấy lại can đảm thường nhật bằng cách hít một hơi dài, đoạn lò mò bước tới. Hai đứa kia vội vã bước theo. Thế là cả ba cùng dò dẫm đi về phía trước như lũ người máy. Vì quá hồi hộp, chúng đã quên mất những điều bàn tính lúc chập tối.
Thình lình ba đứa lại xô vào nhau. Chúng vừa nghe thấy trong bóng tối mênh mông của tòa nhà rộng lớn một tiếng động. Một tiếng động kỳ lạ, mới đầu thong thả như tiếng võng đưa kẽo kẹt, sau nhanh dần như tiếng chó sủa râm ran trong đêm tối trời, có lúc tiếng động ấy dồn dập như tiếng vó ngựa gõ trên mặt đường, có lúc nó lại đứt đoạn như tiếng cọ xát của những thân tre già khi có cơn gió mạnh. Đôi khi tiếng động trở nên thánh thót như giọt mưa rơi rồi chuyển sang ầm ỳ như tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá ngoài khơi. Nhiều lúc tiếng động như chạy xa từ bốn góc tường lại phía ba đứa trẻ, càng lại gần chúng tiếng động càng trở nên hỗn loạn như tiếng reo hò văng vẳng. Có lúc tiếng động như từ trong mình ba đứa trẻ bò chậm chạp về phía chân tường, vừa chuyển dịch vừa nhỏ dần để rồi sau cùng mất hút trong cái im lặng rợn người của đêm tối.
Ba đứa trẻ ép chặt vào nhau. Mắt chúng mở trừng trừng, chân tay chúng cứng ngắc, mồ hôi chúng toát đầm đìa. Hình như có một luồng khí lạnh ngắt chạy vào trong thân thể chúng từ những đầu ngón tay, ngón chân, dần dần leo lên đùi, lên bụng, bò theo sống lưng lên đến đỉnh đầu, cuối cùng thoát ra ngoài từ những chân tóc, đồng thời làm những sợi tóc này dựng đứng lên như sợi bàn chải.
Tiếng động ngưng bặt một lúc lâu thế mà ba đứa trẻ vẫn chưa nhúc nhích được. Chúng như bị chôn chân xuống nền gạch và cứ sững sờ đứng yên như vậy.
Trong lúc đó, đột nhiên trong phòng hiện ra một ánh sáng le lói. Ánh sáng ấy di chuyển từ đàng sau tấm màn che cửa và lừng lững đi đến gần ba đứa trẻ. Bọn nhỏ thấy ánh sáng đó phát ra từ một cây nến và điều làm chúng mọc gai ốc khắp mình là cây nến ấy di chuyển giữa không gian mà không có một bàn tay nào nâng đỡ nó. Cây nến ấy từ từ lại gần thằng Tý. Đến trước mặt thằng bé đang mở mắt thao láo, miệng há hốc, nó dừng lại một lúc. Hình như nó đang ngắm nghía diện mạo thằng Tý. Lát sau, nó lờ lững đi lại trước mặt thằng Lấm lúc ấy cũng đang đờ người ra vì khiếp sợ. Rồi tiếp đó nó bò lại gần thằng Lạc, với những động tác lặp đi lặp lại.
Dò xét xong, cây nến tự động trèo lên một cái giá gỗ cao đóng trên tường và rọi ánh sáng lờ mờ xuống bên dưới. Ánh sáng ấy chẳng những không đem lại sự vững dạ cho lũ trẻ mà còn làm tăng thêm vẻ âm u rờn rợn của ngôi nhà nữa.
Một giây im lặng tràn ngập gian phòng. Đâu đây vẳng lại tiếng tích tắc mơ hồ lạnh lẽo của chiếc đồng hồ treo.
Tấm màn gió đột nhiên lại rung chuyển rồi một bóng người hiện ra trước mắt ba đứa trẻ đang lặng người vì khiếp sợ. Bóng người đó từ từ đi lại gần chúng. Gọi là đi thì không đúng vì đầu gối hắn ta không hề co lại và chân hắn lơ lửng cách mặt đất độ một tấc. Thế rồi khi còn cách bọn trẻ độ ba thước, hắn ta dừng lại, đờ đẫn nhìn vào ba đứa nhỏ...
Thật không thể nào tả hết nỗi kinh hoàng của lũ trẻ khi chúng cố lấy hết can đảm nhìn theo gương mặt bóng người vừa hiện ra trước mắt chúng. Một gương mặt mà không ai lại có thể tưởng tượng được là nó lại khủng khiếp đến như thế. Bộ mặt ấy là tổng hợp của tất cả những sự biểu lộ của tình cảm con người, nghĩa là nó như cười, như khóc, như đau đớn, như thích thú, như đau buồn, như giận dỗi. Mầu sắc của nó lại là tổng hợp của tất cả những mầu sắc mà mắt thường nhìn thấy được: nó vừa xanh, vừa đỏ, vừa tím lại vừa vàng pha lẫn sắc chàm trộn trong mầu lam nhạt. Bộ mặt ấy làm cho ba đứa nhỏ như chết lặng. Chúng cứ đứng trơ ra như thế rất lâu.
Bóng người bỗng quơ tay ra trước mặt. Một điếu thuốc cháy đỏ vụt hiện ra trên hai ngón tay hắn. Hắn đưa điếu thuốc lên môi, rít một hơi dài rồi quẳng mạnh. Điếu thuốc bay tung lên, vạch một luồng sáng đỏ lưng chừng căn phòng rồi biến mất, nhẹ nhàng kỳ ảo như khi xuất hiện. Trong lúc đó, bóng người quái đản chúm môi, thở ra một chùm lửa đỏ rực... thình lình hắn ta giơ tay chụp lấy đầu mình. Rồi chậm chạp, chắc chắn, hắn lôi cái đầu ấy khỏi thân mình hắn. Vừa lôi, hắn vừa lắc lư như say rượu và quái ác thay, vừa lắc lư hắn vừa dần dần tiến lại phía ba đứa nhỏ.
Lũ trẻ hoảng hốt. Mặc dù bị thôi miên vì cảnh tượng vô cùng khủng khiếp xẩy ra trước mắt, chúng vẫn cố cựa quậy để vùng chạy. Con quỷ càng lúc càng lại gần, lại gần...
Ba đứa trẻ đột nhiên rú lên một tiếng kinh hãi nhưng liền theo tiếng rú, chúng cảm thấy nhẹ nhõm cả người. Thế là chúng đâm đầu ra cửa, chạy như điên. Thằng Tý vấp chân, lộn một vòng từ trên nền gạch xuống sân cỏ, nhưng nó lồm cồm bò dậy được. Không dám quay cổ lại phía sau, nó nhào mình lên mép tường, đu người lên và leo ra ngoài, loạng choạng chạy tiếp. Vừa chạy nó vừa kêu rú ầm ỹ. Hai thằng kia vừa bò vừa lếch thếch chạy theo sau, mồm hét lên những tràng kinh hãi...
Đàng sau, con quỷ không thèm đuổi. Nó đứng lập lờ trên thềm gạch, ôm bụng cười ngất...
*
Ba tháng sáu, một thám tử, bạn của chủ nhân ngôi biệt thự đến thăm người đàn ông kỳ dị ấy. Ngạc nhiên vì sự tĩnh mịch của ngôi nhà, ông ta thắc mắc đem hỏi chủ nhân thì được trả lời bằng một câu chuyện thích thú. Câu chuyện đó bắt đầu từ lúc ba đứa trẻ phá phách biệt thự cho đến khi chúng chạy bò chạy lết vì bị một con quỉ rượt đằng sau.
Chấm dứt câu chuyện, chủ nhà bảo bạn:
- Thế bây giờ chắc anh đã hiểu tại sao không một đứa trẻ rắn mắt nào dám héo lánh đến đây quấy phá rồi chứ gì? Chúng cũng như tất cả dân trong xóm vừa nghe đến chuyện con quỉ ấy thì hồn vía lên mây lập tức. Thật không ngờ một con quỉ lại có ích dường ấy. Bao nhiêu yên tĩnh nơi đây đều nhờ nó cả...
Ông ta cười vang thích thú. Nhưng người bạn mỉm cười tiếp lời:
- Và nó chẳng là ai xa lạ. Chính là ông bạn đang ngồi trước mặt tôi đây chứ gì?
Chủ nhân vỗ vai thám tử:
- Anh giỏi thật! Giỏi thật! Đúng là dân nhà nghề có khác. Chắc anh đã đoán được là sau khi bị lũ trẻ láo khoét trêu chọc, tôi đã tương kế tựu kế để trị cái tội rắn mắt của chúng, cho chúng tởn đến già.
Tôi giả vờ đi vắng ngay hôm sau đó nhưng lộn trở về ngay do một ngả khác và chờ đến khi ba thằng nhóc ấy đã lọt vào đến trong nhà, tôi liền vác ngay một cái mặt nạ đeo vào rồi lù lù tiến ra trộ chúng một trận. Kết quả thực là quá sức khả quan. Báo hại ba thằng bữa đó chạy bò lê bò càng trông thật chết cười. Anh phải biết, ngày hôm sau tôi phải nhịn ăn đó, bởi vì mỗi lần nhớ đến chuyện con quỷ, là ruột tôi lại quặn lên như sắp đứt vì trận cười hôm trước.
Nhà thám tử lại hỏi:
- Thế còn chuyện cây nến biết đi và chuyện con quỷ lòi cái đầu ra khỏi mình, anh giải thích rõ ràng giùm tôi với?
Chủ nhân phá lên cười rũ rượi:
- Anh hỏi thật lẩn thẩn! Chẳng lẽ anh lại bị con quỷ đó nuốt mất bộ óc rồi sao? Anh quên rằng với một ảo thuật gia danh tiếng như tôi thì mấy việc đó có khác gì trò con nít?
VĂN HƯƠNG
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 32, ra ngày 25-9-1965)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)