Vào
thời xa xưa đó, dân tộc Phổ phù hoa sinh sống trên giải đất của xứ Yến
phỉ thi, một giải đất phì nhiêu với non sông cẩm tú tựa hồ như một cảnh
thiên đàng hạ giới. Được thiên nhiên ưu đã, những con người sống nơi cõi
thiên đàng hạ giới này đã sinh ra lười biếng, mất hết cái chí phấn đấu
và trong lòng họ chỉ còn một điều ước muốn là được mãi mãi ăn chơi, tận
hưởng thú đời.
Nhưng
rồi một ngày kia, một tai họa lớn đã đổ lên đầu dân tộc Phổ phù hoa.
Một con rồng thật hung bạo, thật khát máu đã từ vùng núi non U phổ tới,
gieo tai rắc họa cho tất cả mọi người. Đánh đuổi con rồng ra khỏi xứ, đó
là một việc khó cỡ như cái khó lên trời, còn như bỏ cái xứ phì nhiêu no
ấm này mà đi, thì cũng không một ai nghĩ tới! Tình trạng kéo dài khá
lâu như vậy, cho đến lúc sau cùng, một vị quốc vương nổi tiếng là khôn
ngoan sáng suốt đã thành công trong việc giao kết với con rồng, thỏa
thuận hiến cho nó mỗi năm một đứa trẻ sơ sinh trong tuần trăng của vị
thần Ramadan để đổi lấy sự bình an cho tất cả dân cư sống trong vùng. Và
tất cả chúng dân đều lấy làm hài lòng về giải pháp giao kết đó!
Một
đứa trẻ sơ sinh có đáng là bao, một gia đình chịu cảnh tang chế là một
điều quá nhỏ nhoi so với sự an ninh thịnh vượng của toàn cả một dân tộc!
Một xứ sở khác dĩ nhiên là không bị mắc cái nạn con rồng thực đó, nhưng
ở những nơi đó đất lại xấu hơn nhiều, mưa lại ít hơn nhiều và công việc
đồng áng lại đòi hỏi nhiều công lao vất vả hơn! Tắt một lời, mọi người
đều "vui vẻ nhẹ nhàng" mà "chấp nhận" con rồng nọ, thậm chí có nhiều kẻ
(những kẻ này dĩ nhiên không có con cái) còn đi tới chỗ coi con rồng như
là một thứ tài sản của quốc gia!
Nhiều
thế kỷ trôi qua như vậy, và trong suốt cái khoảng thời gian dài đăng
đẳng đó, mọi cá nhân đều tỏ ra cam chịu đối trước tình trạng kia, với
trong thâm tâm một niềm hy vọng ngấm ngầm là chỉ có "những người khác"
là phải gánh chịu cái tai họa của con rồng mà thôi, còn bản thân mình
thì "tai qua nạn khỏi".
Để
giữ công bằng, vị quốc vương cũng tự đặt mình vào trong luật lệ, tuy
nhiên từ trước tới nay trong gia đình của hoàng tộc chưa từng có một đứa
trẻ nào đã bị sinh ra vào cái tuần trăng (của thần Ramadan) ác hại nói
trên! Những bức tường của hoàng cung quá cao, những cánh cửa của hoàng
cung quá kín, và những lưỡi mã tấu của bọn đao phủ thủ thì quá sắc (sẵn
sàng để "chém bay đầu" những kẻ ngồi lê nói mách) khiến cho không một ai
có thể nghe thấu (hoặc hồ nghi về) tiếng khóc chào đời của một đứa bé
vào tuần trăng của vị thần Ramadan. Ngược lại, những căn lều của bọn
cùng dân thì lúc nào cũng hở hang trống trải, gió lùa bốn hướng tám
phương, sẵn sàng để "mang đi xa" một cái tin mừng vô cùng bất hạnh, tin
mừng về một đứa trẻ mới chào đời, và vô cùng bất hạnh vì sinh nhật của
nó nằm trong tuần trăng của thần Ramadan!
Một
phụ nữ, nàng Ái Sa, đã thấu hiểu điều đó. vì vậy mà một khi sắp sửa đến
ngày khai hoa mãn nguyệt, nàng Ái Sa đã khôn ngoan sống biệt lập trong
một khu rừng. Rời bỏ xứ này mà đi thì đã không thành vấn đề đối với một
sản phụ gần ngày sinh nở ; huống chi, rời bỏ đàn gia súc, Ái Sa sẽ hết
phương tiện sinh sống và chắc chắn là nàng sẽ chết đói ở phương xa. Đó
không phải là tình cảnh của riêng một nàng Ái Sa mà là tình cảnh chung
của những con người sống trong cảnh "lều tranh vách đất". Còn về phần
những gia đình giàu có, dĩ nhiên họ có thể rời bỏ xứ mà đi một cách dễ
dàng, nhưng noi gương hoàng cung, những gia đình giàu có cũng không bao
giờ "chịu sinh hạ" một đứa con vào tuần trăng của vị thần Ramadan cả!
Nàng
Ái Sa thấy rõ cái định mệnh ghê gớm đang chờ đợi mình, vì vậy mà suốt
đêm ngày nàng đã cầu khấn Đấng Tối Cao hãy "ban phép" cho một sản phụ
nào đó sinh con trước mình! (dĩ nhiên là sinh con trong tuần trăng của
vị thần Ramadan!) Cái lời cầu khấn đó xem ra có vẻ hơi ích kỷ để có thể
khiến Đấng Tối Cao chấp thuận! Lẽ ra thì nàng Ái Sa nên tìm cách để bắt
chước hoàng gia, nhất định không đẻ đái gì vào tuần trăng của vị thần
Ramadan mới phải!
Cuối
cùng thì kỳ mãn nguyệt khai hoa của nàng Ái Sa đã tới, đúng theo định
luật của thiên nhiên, nghĩa là sau đúng chín tháng mười ngày không hơn
không kém. Trẻ sơ sinh con nàng, là một đứa bé trai có tiếng khóc chào
đời to thực là to! Tuy nhiên vì lúc này nàng Ái Sa đã vào ở trong rừng
nên không một đồng loại nào của nàng đã nghe lọt tiếng khóc chào đời đó ;
chỉ có những con chim con thú, nhưng những con này thì đều nhất định
giữ kín tiếng khóc của con nàng.
Song
le, trong khi đó, nàng Ái Sa đã lấy làm lo lắng vô cùng khi trông thấy
"Tô-bô-quy-lê" xuất hiện. Nếu như trong những cổ tích và thần thoại của
Tây phương, anh chàng cáo đã luôn luôn đóng một vai chính gian hùng thì ở
những truyện cổ tích và thần thoại của xứ Phi châu anh chàng sóc
"Tô-bô-quy-lê" cũng đóng cái vai chính, nhưng không phải là vai chính
gian hùng mà là một vai chính anh hùng, "cứu thế độ nhơn"!
Vậy,
anh chàng sóc To-bô-quy-lê đã tìm đến chỗ trú ẩn của nàng Ái Sa mà báo
tin cho nàng hay rằng, trong đêm rồi, vị ái phi của nhà vua đã sinh hạ
một đứa bé trai, và chính đứa bé đó mới đúng là nạn nhân chân chính
"theo luật định" của con rồn! Nàng Ái Sa, với sự khôn ngoan của những
người cùng khổ, không tin tưởng chút nào nơi cái việc "theo luật định"
đó. Tuy nhiên, phải nói là nàng cũng có hy vọng ít nhiều, coi đó là một
điềm triệu tốt...
Vào
buổi rạng đông của ngày hôm đó, sau khi sinh hạ được vài giờ, nàng Ái
Sa đã đứng lên tiếp tục cái công việc dẫn đi chăn đàn gia súc của mình,
lý do để khỏi gây sự nghi ngờ cho mọi người lân cận. Đứa con trai của
nàng đã ngủ say, nàng Ái Sa sắp sửa lên đường thì bỗng nghe có tiếng kêu
cứu thảm thiết của một con khỉ cái, vốn là "bạn chồm xóm" của nàng và
cũng như nàng, nó vừa sinh một chú khỉ con cách đây vài hôm. Nghe tiếng
kêu cứu, nàng Ái Sa vội vàng chạy tới ; trước mắt nàng, con khỉ mẹ đang
bị treo lơ lửng trên cao vì cái bẫy giật của phường săn ; cũng may là
sợi thòng lọng chỉ quấn ngang lưng con khỉ mẹ nên nó không đến nỗi nghẹt
thở mà chết. Chú khỉ con lúc này đang đứng dưới đất kêu gào, hai "chân
trước" của nó vói lên phía bà mẹ một cách vô vọng. Thấy người lại nghĩ
đến mình, nàng Ái Sa nghe lòng quặn đau khi chạnh tưởng đến cái lúc con
trai mình, một mai rủi mà bị bắt đi làm vật hy sinh, thì cái tình cảnh
của mẹ con nàng cũng sẽ thàm thiết như tình cảnh của cặp khỉ mẹ khỉ con
trước mắt.
Vì
vậy mà, không ngần ngại một giây, nàng Ái Sa đã vội vàng leo lên cây để
gỡ cho con khỉ mẹ thoát khỏi sợi dây thòng lọng. Thoát hiểm, con khỉ mẹ
bèn ẵm con dông tuốt. Nàng Ái Sa mỉm cười nhìn bóng dáng "mẹ con nhà
khỉ" xa dần. Dĩ nhiên nàng đã không được trông thấy cái ánh mắt biết ơn
của con khỉ mẹ trong một thoáng nhìn nàng, nhưng nàng thừa hiểu rằng một
con thú, khác với một con người, bao giờ cũng biết ghi khắc một "công
ơn".
Ba
ngày trôi qua, ba ngày dài đằng đẵng như ba thế kỷ. Đến ngày thứ tư,
lúc vừa ra khỏi khu rừng, nàng Ái Sa đã nhìn thấy một đám lính của nhà
vua xuất hiện trước cái lều che tạm của nàng. Rồi thì, bọn lính bắt lấy
đứa bé mang đi, trước đôi mắt khổ đau và tuyệt vọng của người mẹ!
Nàng
Ái Sa, kinh hoàng tột độ, vừa chạy theo bọn lính vừa kêu khóc. Thì ra,
một phụ nữ đi kiếm củi trong rừng đã nghe thấy tiếng khóc của con nàng,
và bởi vì chị ta cũng đang chờ sinh một đứa con, chị ta đã không ngần
ngại mà tố cáo Ái Sa với "người nhà nước". Phải, một người mẹ nào mà
không làm như thế? Và gì ở đây, đứa con trai của nàng Ái Sa đã bị bắt
đi, và người mẹ thì kinh hoàng chạy theo sau bọn lính mà kêu khóc.
Trong
cái sào huyệt khoét sâu vào thân cây, anh chàng sóc "Tô bô quy lê" đưa
mắt nhìn người mẹ khốn khổ đang hốt hoảng chạy theo sau đám lính, lòng
những ước thầm phải chi mình biến thành một con sư tử để có thể "giữa
đường thấy việc bất bằng..." (Chớ như bây giờ, trong thân phận của một
con sóc nhỏ nhoi, "Tô bô quy lê" có bất bằng thì cũng đành chịu vậy, chớ
biết làm sao bây giờ? Một con sóc, nó có thể nhìn thấy tất cả, nghe thấy tất cả, nhưng dù sao nó cũng chỉ là một con sóc mà thôi!)
Tuy
nhiên không phải chỉ có một mình con sóc quan tâm đến tiếng khóc của
nàng Ái Sa: cả con khỉ mẹ mà cách đây mấy hôm đã bị mắc bẫy trong rừng,
cùng là mọi con thú rừng khác đang có mặt ở quanh đây, đều nghe rõ tiếng
kêu khóc đó, và tất cả khu rừng đã đắm chìm trong một sự im lặng đầy
cảm thương.
Tất
cả họ hàng nhà "Tô-bô-quy-lê" đều lục tục rời khỏi sào huyệt của chúng
để "ra nhóm hội đồng" bàn về việc cứu giúp người mẹ khốn khổ. Tiếng gọi
của lũ quạ, những con thú rừng khác như là sài lang, hươu nai, chồn thỏ
cũng đều tụ tập về một nơi trong cùng một mục đích.
Xúc
động nhất là những con bọ rầy, từ lâu chúng vẫn đi theo đàn dê của nàng
Ái Sa để kiếm ăn bằng những cục "tể" mà đàn dê không ngớt sản xuất rải
rác trên các nẻo đường ; giờ đây, nghe tin dữ, chúng tung cánh bay vù vù
giữa không gian, để rồi, quá xúc động, chúng buông mình rơi xuống đất,
thân hình nằm ngửa quay tít như những con vụ của lũ trẻ trong làng!
Nhưng,
những con bọ rầy, những con sóc, chúng có thể làm được gì để chống lại
với sự hung bạo của con người? Mặc dù vậy, nàng Ái Sa vẫn chưa hoàn toàn
tuyệt vọng, và nàng vẫn tiếp tục lê gót theo sau đám lính đã bắt con
nàng, vừa đi vừa không ngớt khóc than kể kể.
Khi họ – bọn lính và nàng Ái Sa –
về đến chỗ làng mạc đông người thì những lời than khóc của nàng Ái Sa
trở nên... bất tiện. Bọn lính nhận ra điều này và chúng đã trói nàng
lại, bỏ vào trong một cái cũi để ngăn cản không cho người mẹ phá hoại sự
trọng thể trang nghiêm của cuộc lễ hiến dâng tế vật sắp cử hành.
Rạng
sáng ngày hôm sau, những người có trách nhiệm trong việc hiến lễ cho
con rồng mang đứa bé con nàng Ái sa lên đường đi vào vùng đồng cỏ để chờ
đợi con rồng đến.
Về
phần Ái Sa, nàng vẫn bị nhốt trong cái cũi. Trong lúc "đám rước" lên
đường, nàng nghe những tiếng khóc thét của con nàng vẳng lại, như xé tim
gan. Người mẹ khốn khổ tưởng chừng muốn phát điên, nàng vùng vẫy để cố
thoát khỏi những vòng dây trói nhưng vô vọng.
Đang
lúc đó bỗng Ái Sa nghe có tiếng sột soạt ngay dưới chân nàng, và đột
nhiên từ dưới mặt đất, một cái mõm xinh xắn trồi lên, cái mõm của anh
chàng "Tô bô quy lê" bé nhỏ mà hào hiệp. Tiếp theo anh chàng là cả một
"đại đội" "Tô bô quy lê" lần lượt hiện thân để rồi, không để trễ một
giây, họ bắt đầu dùng những hàm răng bén nhọn mà "tạo hóa đã ban cho" để
khởi sự cái công cuộc giải thoát cho nàng Ái Sa khỏi những vòng dây
trói. Tiếp theo, những "nhà giải phóng", vẫn bằng cách dùng hàm răng của
họ, gậm nát cánh cửa cũi... Thế là chỉ trong chốc lát người mẹ khốn khổ
đã được giải thoát hoàn toàn để có thể tự do lao mình chạy về phía đồng
cỏ, nơi mà "người ta" đang sửa soạn dùng con nàng làm một vật hy sinh
để đổi lấy sự "bình an công cộng" - mà trong đó dĩ nhiên không có nàng!
Ái
Sa chạy nhanh như một con hươu cao cổ, nàng vừa chạy vừa kêu thét để
mong cho tiếng kêu của mình, nhanh hơn cả nhịp bước chân, sẽ sớm lọt vào
tai đứa con yêu để an ủi nó trước khi nó tắt thở lìa đời! Thực ra Ái sa
có thể làm gì trước định mệnh khắt khe? Nàng lao mình trong một cuộc
chạy "nhanh như một con hươu cao cổ" để làm chi, có mục đích gì, có ích
lợi gì? Hiển nhiên là để chẳng làm gì được cả, trừ ra là để chết. Tuy
nhiên, đó chính là cái sức mạnh của những con sóc và của những người mẹ:
cả hai đều không một ai màng đến lý luận. Ái Sa đã không suy nghĩ gì
cả, nàng chỉ việc lao mình chạy theo tiếng gọi của tình yêu, của bản
năng, và không một cái gì có thể ngăn được bước chân nàng.
Vượt
qua đám người đi dự kiến, trước khi đám người này kịp ngăn nàng lại, Ái
Sa nhìn thấy con rồng vừa đúng lúc xuất hiện từ huyệt động của nó để
tiến dần ra chỗ biên rừng thưa, nơi mà trên mặt cỏ xanh và trong ánh
nắng vàng rực rỡ, miếng mồi ngon – một đứa trẻ sơ sinh –
đang chờ đợi nó, tay chân không ngớt ngo ngoe trong lúc đôi môi nhỏ
xinh xinh thì nở nụ cười. Thì ra, hơi ấm của mặt trời đã làm chú bé
khoái chí ; vả chăng, chú bé với cái tuổi sơ sinh của chú, chú đâu có
biết sợ là gì!
Con
rồng vẫn từ từ tiến tới. Đó là, theo lời thần thoại, một con thú kinh
khủng nhất trần gian, nhưng lại mang trên trán một hạt kim cương rực rỡ.
Nhưng đúng vào lúc con rồng tới sát bên chú bé sơ sinh và há cái họng khổng lồ ra để sửa soạn nuốt
chửng lấy chú thì một con khỉ từ trên một đỉnh cây đã nhanh như cắt phóng xuống, bắn mình tới như một mũi tên mà chụp lấy chú bé, đoạn, vẫn như một mũi tên, phóng mất hút vào rừng rậm.
chửng lấy chú thì một con khỉ từ trên một đỉnh cây đã nhanh như cắt phóng xuống, bắn mình tới như một mũi tên mà chụp lấy chú bé, đoạn, vẫn như một mũi tên, phóng mất hút vào rừng rậm.
Ái
Sa đã kịp nhận ra vị cứu tinh đó chính là con khỉ cái mắc bẫy mà nàng
đã ra tay cứu nạn vào mấy hôm trước. Không trì hoãn một giây, nàng vội
băng mình chạy theo.
Biến
cố trên đã diễn ra bất ngờ trong chớp mắt đến nỗi những người hiện diện
đã không kịp suy nghĩ hay phản ứng gì. Vả chăng dù có muốn gì cũng
không kịp nữa, vì con rồng, bị mất mồi ngon nên nổi giận lên thực sự.
Quên phắt lời giao kết, nó hùng hổ nhào đại tới đám đông trước mặt...
Những kẻ sống sót sau này kể lại nó đã nuốt chửng một lúc luôn mười hai
mạng người.
Những
vị phù thủy, được hỏi ý kiến, đã tuyên bố rằng cơn giận dữ của con rồng
là do từ việc người ta đã tráo đứa trẻ sơ sinh mà Định Mệnh đã chọn sẵn
bằng một hài nhi khác. Trước đây mọi người đã không thèm nghĩ đến điều
này ; sự đau khổ của Ái Sa cũng như lời tố cáo của nàng đã không được
một ai để vào mắt, vào tai. Nhưng bây giờ... tình thế đã đổi khác: con
rồng khủng khiếp và vô địch đã nổi giận, nó đã nuốt chửng
một lúc mười hai mạng người (và trong số đó, có cả hai vị quan chức của
nhà vua). Một sự lo sợ đã bắt đầu xâm chiếm toàn thể chúng dân. Khắp nơi
thiên hạ tụ họp bàn tán về việc nhà vua đã hành động man trá, giấu giếm
cái ngày sinh thực của con trai mình để bắt một đứa trẻ khác phải chịu
chết thay! Sự bất bình và bất mãn của chúng dân đã tăng lên đến một cái
độ mà cuối cùng, lo sợ một cuộc nổi dậy lật đổ ngai vàng, nhà vua đành
phải đem đứa con "nối dõi tông đường" của mình ra hiến cho con rồng theo
đúng lời cam kết xưa kia của tiền nhân.
Nhiều năm tháng trôi qua kể từ khi vị quốc vương trong chuyện phải hy sinh con mình làm lễ tế vật.
Ngoài vị hoàng tử sơ sinh – và yểu mệnh –
nhà vua nói trên còn có một ái nữ, và nàng công chúa này, mỗi ngày mỗi
lớn mỗi xinh đẹp, đã là nguồn an ủi duy nhất trong cảnh đời chiều cô đơn
và phiền muộn của vị vua già.
Nàng
công chúa chẳng bao lâu đã đến tuổi cặp kê ; bốn phương, những trang
anh hùng hào kiệt bắt đầu dệt mộng sẽ chiếm được trái tim của nàng, con
đường dẫn đến hạnh phúc và vinh quang tột đỉnh.
Trước
tình hình đó, vị vua già nghĩ rằng đã đến lúc để mình có thể triệt hạ
được con rồng, kẻ thù sát hại cậu con trai yêu quý. Việc trả thù này có
thể thành hay bại, nhưng trong trường hợp nào thì ông cũng không mất gì
cả ; ông chỉ việc khích lệ những tay trai tráng khỏe mạnh đang si tình
nàng công chúa ái nữ của ông bằng cách ra điều kiện cho họ hễ ai giết
được con rồng hung ác thì sẽ được chấp thuận ngôi phò mã, thế thôi. Như
vậy, nếu những tay trai tráng kia thất bại trong việc chiến đấu với con
rồng thì chính họ sẽ phải tự trả lấy cái giá của sự tham vọng bằng cái
chết, tuyệt nhiên nhà vua chẳng mất mát gì ; bằng như một người trong
bọn họ thắng, kẻ đó đương nhiên, với một tài vũ dũng phi thường như thế,
cũng rất xứng đáng để "phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cỡi rồng" với
con ông!
Nghĩ là làm, vị vua già bèn bố cáo cho "anh hùng thiên hạ" rõ.
Từ
nhiều năm nay, chưa một dũng sĩ nào dám có ý nghĩ lâm chiến với con
rồng, một con vật khổng lồ và vô địch của trần gian. Nhưng kể từ ngày bố
cáo được ban ra, theo với tháng ngày, nơi đồng cỏ trước sào huyệt của
ác long, xương trắng của những "vị anh hùng" đã dần dà chất cao thành
đống. (Thành đống, chứ thành núi thì hơi quá!) Rất nhiều người đã chết
kể từ khi cái bố cáo ác nghiệt của nhà vua ban ra, chết không phải vì hoặc cho một lý tưởng giúp nước giúp dân mà chỉ vì, chỉ cho một giấc mộng ái tình va vinh quang hư ảo.
Nhưng
cái đống xương trắng đó, những cái chết dồn dập của những chàng dũng sĩ
khắp bốn phương đó không hề ngăn cản hay làm nản lòng nổi những người
còn sống. Hàng ngày, như thiêu thân tìm đến đâm đầu vào lửa, vẫn có mãi,
có mãi những "người sống" những chàng trai khỏe mạnh tìm đến vùng đồng
cỏ để chết cho một đôi mắt của một giai nhân và ảo ảnh của một ngai
vàng. Cứ thế và cứ thế...
*
Trở
lại với người mẹ nghèo nàn và bất hạnh: Ái Sa. Từ khi nhờ được con khỉ
cái liều thân cứu được đứa con yêu thoát khỏi nanh vuốt của con rồng, lo
sợ một sự trả thù của chính nhà vua, Ái Sa đã trốn biệt vào vùng sơn
cước Mộ-la-hoa thâm sâu bí hiểm, nơi đó nàng sống những tháng ngày an
vui bình dị với "chú bé" con nàng.
Anh
chàng sóc hào hiệp "Tô bô quy lê" đã dẫn Ái Sa lên tận đỉnh của một
ngọn núi cao thật là cao trên đó có một "vuông" cỏ xanh kỳ diệu luôn
luôn tươi tốt vì sương mát của ban đêm và ánh mặt trời của ban ngày.
Những con chim điêu – đen và trắng –
luôn luôn đỗ cánh nơi đó và, không biết vô tình hay hữu ý, đã để lại
nơi chúng đỗ cánh những con mồi ngon lành của chúng: những con cừu,
những con thỏ... tóm lại là đủ thứ thịt rừng. Về phần những con khỉ, vốn
là bạn chí thiết của Ái Sa, dĩ nhiên chúng không thể quên nàng: hàng
ngày, luân phiên, chúng "trèo non lội suối" đem đến cho mẹ con nàng
những trái cây thơm ngọt, những nải chuối vàng óng ả, những trái mận đỏ
hồng ngát thơm... tóm lại là không thiếu một thức hoa quả nào.
Giữa lòng của cái thế giới sơn cước "dã man" mà đầm ấm – mà chan chưa tình thương yêu – đó chú bé của ngày nào đã lớn lên, mỗi ngày một khôi ngô, khỏe mạnh. Như chú "thạch hầu" (trong truyện Tây du) đã hấp thụ khí thiêng của trời đất chú bé của chúng ta đã hấp thụ khí thiêng của trời đất (và nuôi dưỡng bằng thịt rừng và hoa quả của đám cầm thú anh em nữa chứ!) mà lớn dần lên, chẳng mấy chốc đã trở thành một trang dũng sĩ "mạnh như sư tử và đẹp như thiên thần".
Sống trong cái thế giới "dã man" và đầm ấm đó, chú bé đã học được một bài học lớn: bài học của tình thương của loài vật: những con thú, những con chim... tuy không biết nói cái ngôn ngữ màu mè hoa gấm như loài người, tuy không biết làm điệu làm bộ như loài người, song lại rất biết thế nào là tình tương thân và lòng trung tín. Vả lại, dưới mắt chú bé, chúng - những con thú con cầm ấy - lại đẹp vô cùng, một cái đẹp lành mạnh, tự nhiên và chân thật. Hãy ngó mà coi: con voi kia với "cái vòi đi trước", cặp ngà nó mới hùng dũng làm sao ; bốn chân nó trông oai mạnh và trang nghiêm như gốc cổ thụ đầu non thi gan cùng sương gió. Lại còn cái đuôi của nó nữa chớ, vắt va vắt vẻo theo nhịp đi, trông tinh nghịch quá chừng! Và con ngựa (ngựa rừng)! Chú bé tự nhủ, thực trên "thế gian" này không có con vật nào đẹp bằng con ngựa! Đẹp từ cái bờm, đẹp chí cái đuôi...
Tóm lại, dưới mắt chú bé, mọi con thú con cầm đều đẹp cả. Chẳng những con công con trĩ là đẹp, mà cả con bọ rầy tròn tròn be bé xinh xinh kia nữa, nó cũng có vẻ đẹp riêng của nó, một vẻ đẹp ngộ nghĩnh lạ lùng! Và chú bé đã mở rộng trái tim, mở rộng tâm hồn để yêu hết thảy những con vật đó, coi chúng như anh em đồng loại ; và cũng vì yêu chúng và coi chúng là anh em đồng loại, chú bé đã tập nói tiếng nói của chúng, một thứ tiếng nói thô sơ giản dị nhưng được cái chân thật, không ba hoa lươn lẹo, không phù thủy hoang đường (như cái thứ tiếng nói của con người chẳng hạn!)
Theo với tầm tuổi mỗi ngày một lớn, bước chân của chú bé (thực ra bây giờ chú bé đã là một thiếu niên rồi) mỗi ngày một len lỏi đi xa khỏi "trung tâm" của cái thế giới hoang sơ chưa từng có dấu chân người mà ngày xưa người bạn sóc "Tô bô quy lê" đã dẫn mẹ con Ái Sa tới cư ngụ. Mẹ chú bé đã không ngớt căn dặn chú đừng có đi xa mà hãy luôn luôn ở nguyên trong vùng sơn cước dưới sự che chở của "thần Dị linh" song chẳng hiểu một bản năng nào đã không ngừng thúc đẩy chú, khiến bước chân chú cứ vô tình hướng về vùng đồng nội, nơi mà "bọn đồng loại chân thực" của chú đang sống một đời sống "vừa đầy nụ cười nhưng cũng vừa đầy nước mắt", cuộc sống của con người.
Một hôm, chú thiếu niên đi xa tới nỗi chú đã bắt gặp cái mà định mệnh – dường như thế – đã muốn cho chú bắt gặp trên đường đời của chú: những tiếng cười, những tiếng cười thánh thót và trong trẻo, nghe như tiếng suối reo thông hát vậy, những tiếng cười mà suốt đời chú thiếu niên chưa bao giờ nghe thấy. Như tiếng con chim sáo xanh lảnh lót ca dưới ánh mặt trời buổi sớm, những tiếng cười vọng vào tai chú gợi dậy trong lòng chú một nỗi niềm gì thật xao xuyến và u hoài khôn tả. Bàng hoàng xúc động, chú thiếu niên vội dừng chân lại, và đứng run run trong bụi rậm, chú lặng thinh chờ đợi, không biết chờ đợi cái gì. Cuối cùng, cái mà chú chờ đợi đã hiện ra: đó là một bầy thiếu nữ (mà, dĩ nhiên, chú không biết đó là thiếu nữ), trong số đó, đúng theo lời thần thoại kể có một nàng... đẹp "tợ tiên nga" đã "đập" vào mắt chú, như... một "tiếng sét ái tình".
"Nàng tiên nga" đó, theo lời thần thoại, chính là nàng công chúa ái nữ của "vị vua già".
Kể từ đó, như nước chảy về nguồn vậy, Huy Sinh (vì chú thiếu niên tên là Huy Sinh) đã mặc nhiên trở lại thế giới của loài người – ít ra thì cũng trong phần tình cảm. Những con thú, chúng đẹp thực, chúng dễ thương thực, nhưng dù sao thì chúng cũng chỉ là những con thú. Còn nàng...
Bằng cách nào mà Huy Sinh tìm hiểu được về cái điều kiện để khiến cho chàng có thể xứng đáng với tình yêu của nàng: không biết được (vì thần thoại không nói tới). Chỉ biết là Huy Sinh đã biết thế thôi.
Đồng thời, Huy Sinh cũng được biết rằng nhà vua đã thề sẽ báo thù cho cái chết của con trai ông, không những báo thù qua con rồng mà còn báo thù qua đứa con của nàng Ái Sa nữa, với lý do là chính vì đứa bé này được cứu sống mà con ông phải chết. Mà đứa bé con nàng Ái sa lại không ai khác hơn là Huy Sinh! Như vậy, giữa khoảng cách từ nàng tới Huy Sinh còn có tới hai chướng ngại vật: một chướng ngại vật là con rồng hung bạo, một chướng ngại vật là mối hận thù vô lý của vị vua già!
Giữa lòng của cái thế giới sơn cước "dã man" mà đầm ấm – mà chan chưa tình thương yêu – đó chú bé của ngày nào đã lớn lên, mỗi ngày một khôi ngô, khỏe mạnh. Như chú "thạch hầu" (trong truyện Tây du) đã hấp thụ khí thiêng của trời đất chú bé của chúng ta đã hấp thụ khí thiêng của trời đất (và nuôi dưỡng bằng thịt rừng và hoa quả của đám cầm thú anh em nữa chứ!) mà lớn dần lên, chẳng mấy chốc đã trở thành một trang dũng sĩ "mạnh như sư tử và đẹp như thiên thần".
Sống trong cái thế giới "dã man" và đầm ấm đó, chú bé đã học được một bài học lớn: bài học của tình thương của loài vật: những con thú, những con chim... tuy không biết nói cái ngôn ngữ màu mè hoa gấm như loài người, tuy không biết làm điệu làm bộ như loài người, song lại rất biết thế nào là tình tương thân và lòng trung tín. Vả lại, dưới mắt chú bé, chúng - những con thú con cầm ấy - lại đẹp vô cùng, một cái đẹp lành mạnh, tự nhiên và chân thật. Hãy ngó mà coi: con voi kia với "cái vòi đi trước", cặp ngà nó mới hùng dũng làm sao ; bốn chân nó trông oai mạnh và trang nghiêm như gốc cổ thụ đầu non thi gan cùng sương gió. Lại còn cái đuôi của nó nữa chớ, vắt va vắt vẻo theo nhịp đi, trông tinh nghịch quá chừng! Và con ngựa (ngựa rừng)! Chú bé tự nhủ, thực trên "thế gian" này không có con vật nào đẹp bằng con ngựa! Đẹp từ cái bờm, đẹp chí cái đuôi...
Tóm lại, dưới mắt chú bé, mọi con thú con cầm đều đẹp cả. Chẳng những con công con trĩ là đẹp, mà cả con bọ rầy tròn tròn be bé xinh xinh kia nữa, nó cũng có vẻ đẹp riêng của nó, một vẻ đẹp ngộ nghĩnh lạ lùng! Và chú bé đã mở rộng trái tim, mở rộng tâm hồn để yêu hết thảy những con vật đó, coi chúng như anh em đồng loại ; và cũng vì yêu chúng và coi chúng là anh em đồng loại, chú bé đã tập nói tiếng nói của chúng, một thứ tiếng nói thô sơ giản dị nhưng được cái chân thật, không ba hoa lươn lẹo, không phù thủy hoang đường (như cái thứ tiếng nói của con người chẳng hạn!)
Theo với tầm tuổi mỗi ngày một lớn, bước chân của chú bé (thực ra bây giờ chú bé đã là một thiếu niên rồi) mỗi ngày một len lỏi đi xa khỏi "trung tâm" của cái thế giới hoang sơ chưa từng có dấu chân người mà ngày xưa người bạn sóc "Tô bô quy lê" đã dẫn mẹ con Ái Sa tới cư ngụ. Mẹ chú bé đã không ngớt căn dặn chú đừng có đi xa mà hãy luôn luôn ở nguyên trong vùng sơn cước dưới sự che chở của "thần Dị linh" song chẳng hiểu một bản năng nào đã không ngừng thúc đẩy chú, khiến bước chân chú cứ vô tình hướng về vùng đồng nội, nơi mà "bọn đồng loại chân thực" của chú đang sống một đời sống "vừa đầy nụ cười nhưng cũng vừa đầy nước mắt", cuộc sống của con người.
Một hôm, chú thiếu niên đi xa tới nỗi chú đã bắt gặp cái mà định mệnh – dường như thế – đã muốn cho chú bắt gặp trên đường đời của chú: những tiếng cười, những tiếng cười thánh thót và trong trẻo, nghe như tiếng suối reo thông hát vậy, những tiếng cười mà suốt đời chú thiếu niên chưa bao giờ nghe thấy. Như tiếng con chim sáo xanh lảnh lót ca dưới ánh mặt trời buổi sớm, những tiếng cười vọng vào tai chú gợi dậy trong lòng chú một nỗi niềm gì thật xao xuyến và u hoài khôn tả. Bàng hoàng xúc động, chú thiếu niên vội dừng chân lại, và đứng run run trong bụi rậm, chú lặng thinh chờ đợi, không biết chờ đợi cái gì. Cuối cùng, cái mà chú chờ đợi đã hiện ra: đó là một bầy thiếu nữ (mà, dĩ nhiên, chú không biết đó là thiếu nữ), trong số đó, đúng theo lời thần thoại kể có một nàng... đẹp "tợ tiên nga" đã "đập" vào mắt chú, như... một "tiếng sét ái tình".
"Nàng tiên nga" đó, theo lời thần thoại, chính là nàng công chúa ái nữ của "vị vua già".
Kể từ đó, như nước chảy về nguồn vậy, Huy Sinh (vì chú thiếu niên tên là Huy Sinh) đã mặc nhiên trở lại thế giới của loài người – ít ra thì cũng trong phần tình cảm. Những con thú, chúng đẹp thực, chúng dễ thương thực, nhưng dù sao thì chúng cũng chỉ là những con thú. Còn nàng...
Bằng cách nào mà Huy Sinh tìm hiểu được về cái điều kiện để khiến cho chàng có thể xứng đáng với tình yêu của nàng: không biết được (vì thần thoại không nói tới). Chỉ biết là Huy Sinh đã biết thế thôi.
Đồng thời, Huy Sinh cũng được biết rằng nhà vua đã thề sẽ báo thù cho cái chết của con trai ông, không những báo thù qua con rồng mà còn báo thù qua đứa con của nàng Ái Sa nữa, với lý do là chính vì đứa bé này được cứu sống mà con ông phải chết. Mà đứa bé con nàng Ái sa lại không ai khác hơn là Huy Sinh! Như vậy, giữa khoảng cách từ nàng tới Huy Sinh còn có tới hai chướng ngại vật: một chướng ngại vật là con rồng hung bạo, một chướng ngại vật là mối hận thù vô lý của vị vua già!
Tuy
nhiên, Huy Sinh không phải là người mà chướng ngại vật có thể ngăn cản
bước chân đi tới được. Trái lại, những chướng ngại chỉ thêm thôi thúc
lòng can đảm và chí phấn đấu của chàng.
Đúng theo thủ tục, trước tiên, Huy Sinh tìm vào bái yết nhà vua để tỏ bày ý định. Nhưng, mặc dù không biết chàng là ai, nhà vua đã tiếp chàng không mấy niềm nở, căn cứ vào bộ mặt trẻ thơ cũng như bộ quần áo rách rưới của chàng.
Nhà vua khinh thị hỏi:
- Ngươi là ai mà táo gan dám tưởng tượng là mình có thể thành công nổi trong việc hạ sát con ác long, một việc mà cả hàng trăm anh hùng trong thiên hạ đã không ai làm nổi?
- Tâu bệ hạ, thần là một mục đồng.
- Nhưng tên họ ngươi là gì? Nhà của ngươi ở đâu mới được chớ?
- Tâu bệ hạ, tên thần là Huy Sinh và thần không có nhà cửa chi cả: từ lâu, thần sống trong rừng.
Vị vua già hỏi bằng giọng nửa đùa cợt nửa nghi ngờ:
- Mẹ ngươi có phải là một con khỉ cái không đó?
Chàng thiếu niên thừa khôn ngoan để biết câu hỏi của vị vua già là một cái bẫy. Chàng bình tĩnh đáp:
- Tâu bệ hạ, một đứa con hiếu thảo không có quyền hổ thẹn về mẹ nó, dù cho mẹ nó có là một con khỉ đi chăng nữa! Nếu, dưới mắt bệ hạ, thần có xấu xí như một con khỉ thì bệ hạ cứ mặc tình mà cười, riêng thần thì thần chẳng lấy thế làm hổ thẹn!
- Ngươi vừa nói là ngươi sống ở trong rừng, vậy chẳng hay ngươi có bao giờ nghe nói tới một đứa bé ngày xưa đã bị một con khỉ cái bắt đi đem giấu giữa rừng sâu chăng?
- Thần đến đây với mục đích giúp bệ hạ diệt trừ con ác long. Bệ hạ có cần thần trong công việc ấy không, thế là đủ ; còn những câu hỏi khác thì không quan hệ đến thần!
Vị quốc vương, trước câu trả lời rắn rỏi và dứt khoát của Huy Sinh đã không mở miệng vào đâu được nữa. Chung quanh ông ta lúc này đang có mặt nhiều viên quan lại của triều đình và ông ta không muốn cho họ nhìn thấu nỗi lòng mình, đã nghĩ đến việc tư thù hơn là việc lợi ích chung của quốc gia ; tuy nhiên, trong sâu lòng, vị quốc vương đã tự hứa rồi đây sẽ phanh phui cho rõ xem thằng bé rách rưới trước mặt mình là ai, nếu "rủi ro" (vì biết đâu đấy) mà nó sẽ thắng trong trận đấu với con rồng.
Người ta trao cho Huy Sinh một cây lao nhọn và một chiếc mộc bằng da tê giác và chàng tuổi trẻ này lên đường ra đi, chẳng bao lâu đã rời xa hoàng thành để tiến sâu vào vùng nội cỏ.
Những anh chàng "Tô bô quy lê" nhỏ bé và hào hiệp đang đợi chàng trên đường. Một trong đám lên tiếng hỏi:
- Huy Sinh, cậu đi đâu với những vũ khí đó?
- Chào anh, tôi đi đánh nhau với con rồng.
- Hừ, hừ, cậu định hạ con rồng với cái lao vô dụng đó thực ư? Cậu không biết rằng con rồng địch thủ của cậu mang trên trán một hạt kim cương đã làm cho thân thể nó hóa thành cứng rắn như gang thép hay sao? Cái lao trên tay cậu thì làm gì nổi nó? Này Huy Sinh, cậu hãy nghe đây: nếu người ta có thể lấy được hạt kim cương trên trán con rồng thì... chẳng qua con rồng vô địch cũng chỉ là một con cóc khổng lồ không hơn không kém! Vấn đề là làm sao lấy được hạt kim cương... Cậu Huy Sinh, cậu nghe rõ chứ: vấn đề là làm sao lấy được hạt kim cương...
- Nhưng làm sao mà lấy được hạt kim cương, hở anh "Tô bô quy lê" thân mến?
- Khi nào con rồng đi tắm, nó sẽ đặt hạt kim cương lên bờ...
Một con bọ rầy to lớn đã nghe lọt câu trả lời của "Tô bô quy lê" trong khi nó đang cặm cụi ủi một hòn đất lên bờ dốc ; nhưng việc làm của nó cũng cỡ như việc làm của một con dã tràng xe cát, bởi vì bờ dốc thì cao, hòn đất thì nặng, và con bọ rầy cứ thế mà trèo lên tụt xuống đôi ba lần, dưới mắt chàng trai trẻ Huy Sinh.
Vốn thương yêu loài vật, Huy Sinh thông cảm cảnh khó khăn của con bọ rầy, ch2ng bèn mỉm cười cúi xuống, dùng ngón tay hất hòn đất lên hộ. Trước sự giúp đỡ của chàng, con bọ rầy vẫn không tỏ vẻ gì cả, nó thản nhiên tiếp tục con đường và việc làm của nó, coi "sự can thiệp" đó như là một sự tự nhiên. Mọi con vật, chúng khác với con người, chúng đều như thế đấy: chúng không ngạc nhiên gì cả, coi tất cả đều là sự tự nhiên của cuộc đời.
Và cả Huy Sinh cũng vậy, chàng coi đó là một sự tự nhiên.
Sau khi chào anh bạn "Tô bô quy lê" hào hiệp và minh triết, chàng tiếp tục lên đường.
Mặc dù suốt đời chỉ sống với loài vật, Huy Sinh thừa sự minh triết bẩm sinh để hiểu rằng điều kiện của sự thành công là thận trọng. Chàng sẽ chỉ ra mặt tấn công con rồng chừng nào đã chiếm được hạt kim cương ; bằng ngược lại, chàng sẽ... không bao giờ...
Ừ, làm cách nào để chiếm được hạt kim cương? Cái khó là ở đó.
Núp trong một chỗ kín, với muôn ngàn thận trọng – và kiên nhẫn – Huy Sinh lặng lẽ chờ...
Vị quốc vương đã cho Huy Sinh một cái hạn mười ngày để thử vận may của chàng ; đến ngày thứ mười, vào đúng nửa đêm cuộc giao ước sẽ không còn giá trị.
Thế mà, lật bật, tám ngày đã trôi qua! Từ một chỗ nấp kín đáo cách không xa sào huyệt con rồng, Huy Sinh đã tê tái trong lòng mà nhìn ánh bình minh của ngày thứ chín hiện ra từ chân trời ở phương Đông. Mặc dù đã tập được tính kiên nhẫn của những con thú rừng song trước một sự thất bại đã hầu như rõ ràng, Huy Sinh không thể không cảm thấy nôn nao và rầu rĩ. Chỉ còn một ngày nữa thôi và thời hạn mà vị quốc vương đã giao ước với chàng sẽ hết ; chừng đó, giấc mộng sánh vai người đẹp sẽ vĩnh viễn tan tành: phải chứ, Huy Sinh không rầu rĩ làm sao được chứ...
Song đột nhiên, giữa một cơn im lặng kéo dài đã từ nhiều ngày qua một triều tiếng động bỗng nổi lên: khắp bốn chung quanh, trên mặt đất, bỗng dậy lên những tiếng bước chân tán loạn. Ngước mắt nhìn, Huy Sinh ngạc nhiên mà trông thấy vô số những sơn dương, những hươu nai đang tung mình bỏ chạy... Thì ra, con ác long mà từ lâu Huy Sinh chờ đợi đã chuyển mình rời khỏi sào huyệt của nó, đang từ từ tiến ra phía bờ sông...
Giây phút chờ đợi đã tới!
Từ chỗ núp, Huy Sinh mở lớn đôi mắt đăm đăm nhìn địch thủ. Quả nhiên, đúng như lời To-bô-quy-lê đã nói: trước khi đầm mình xuống nước, con ác long đã tự dùng một chân trước gỡ lấy hạt kim cương trên trán xuống, cẩn thận đặt trên bờ.
Từ chỗ Huy Sinh núp đến chỗ con ác long đặt hạt kim cương, chỉ cách nhau chừng đôi con sào: nếu phóng nhanh, chàng trẻ tuổi sẽ có thể đoạt lấy hạt kim cương trong chớp mắt
Song le, vốn đa nghi và thận trọng, con ác long đã chỉ lội xuống sông một quãng ngắn, cách bờ chưa tới một con sào. Chẳng những thế, một khi vừa lội xuống, nó còn quay ngay đầu lại, mắt nhìn chăm chăm vào hạt kim cương!
Trước tình thế đó, Huy Sinh chỉ còn một nước nhăn mặt thở dài... ngỡ rằng mọi hy vọng... đã tiêu tan! Nhưng không, vì đúng lúc đó, một biến cố – một "phép lạ" – đã xẩy ra: không hiểu được vì nguyên nhân duyên cớ nào, đùng một cái, con quái vật bỗng rống lên một tiếng kinh hoàng rồi... co giò bỏ chạy.
Việc gì đã xẩy ra?
Chàng tuổi trẻ đứng lặng người, sửng sốt mất giây lâu. Đột nhiên, chàng nghe một ngón tay đau nhói. Cúi mắt nhìn, Huy Sinh trông thấy một con bọ rầy đang bám lấy tay mình, dương cặp càng to tướng... Thoáng một cái, Huy Sinh đã nhận ra con bọ rầy trước mắt chính là con bọ rầy mà cách đây mươi bữa chàng đã gặp, trên đường đi tới vùng đồng cỏ, khi đang trò chuyện với anh chàng "Tô-bô-quy-lê". Lúc đó chú bọ rầy này đang lăn một cục đất lên bờ dốc...
Thì bây giờ cũng vậy, con bọ rầy cũng đang ôm một cục đất trong bốn cái chân mỏng như que tăm của nó. Vốn là "người anh em" của loài vật, Huy Sinh hiểu ngay ra ý của con bọ rầy: thì ra nó đã đem đến một viên đất để tặng chàng... làm kỷ niệm. Rõ ràng là nó muốn đền ơn, đền cái ơn chàng đã giúp nó đem cục đất lên dốc trước kia!
Dù đang ở trong cơn sửng sốt Huy Sinh vẫn còn đủ sáng suốt để mà nhận ra cái "giá trị thâm tình" nơi tặng phẩm hòn đất của con vật bé nhỏ và chàng đã vui vẻ mở rộng lòng bàn tay để nhận lấy nó, đôi mắt rưng rưng vì cảm động.
Con bọ rầy trao tặng phẩm xong, vù cánh bay mất.
Huy Sinh không nỡ vất bỏ hòn đất mà con bọ rầy vừa đem tặng, chàng âu yếm bỏ vào túi áo.
Chẳng bao lâu đêm đã tới. Trong lúc vạn vật đã đi vào giấc ngủ thì, bên bờ sông cạnh sào huyệt của con rồng, Huy Sinh ngồi một mình trong bóng tối dạ rối như bòng bong. Sáng hôm nay, trước mắt chàng, con quái vật đang tắm bỗng rống lên rồi bỏ chạy về sào huyệt. Huy Sinh suy nghĩ mãi mà không sao hiểu được về diễn biến này.
Tuy nhiên điều quan trọng hơn hết là chàng đã không cướp được hạt kim cương như ý định, và như vậy, chàng sẽ không bao giờ còn hy vọng sẽ thắng được con quái vật để...
Trong cơn rầu rĩ, Huy Sinh lại nhớ đến con bọ rầy. Và tự nhiên chàng thò tay vào túi móc lấy hòn đất ra... Đó là một hòn đất sét được vo tròn trặn như một trái nhãn, trái mù u. Cầm hòn đất trong tay mân mê một lúc chàng tự bảo:
- Thôi, thế là tiêu tan mộng đẹp! Có lẽ duyên phận giữa nàng và ta không có, ta nên trở về với mẹ và với những người bạn thú cầm thì hơn...
Nghĩ đến nỗi phải mãi mãi xa "nàng", Huy Sinh nghe đau nhói trong lòng. Bất giác, bàn tay đang cầm hòn đất của chàng bóp mạnh.
Trong bóng tối, hòn đất vô tình bị bóp nứt, đột nhiên lóe sáng ngời.
Thì ra, hạt kim cương trân quý của con rồng nằm giữa hòn đất đó.
Thì ra, để trả ơn chàng tuổi trẻ, con bọ rầy đã dùng đất sét bọc hạt kim cương lại, vo tròn một cục mà trao cho chàng!
Dĩ nhiên không nói thì chúng ta cũng có thể đoán biết là, liền khi đó, chàng tuổi trẻ đã rời ngay chỗ núp, xông pha vào tận hang ổ con rồng ; một khi đã bị cướp mất hạt kim cương, con rồng sẽ chỉ còn là một con cóc khổng lồ, không hơn không kém! Chính "người bạn Tô-bô-quy-lê" đã nói cho chàng hay như vậy, và dĩ nhiên lời "Tô-bô-quy-lê" đã nói ắt không sai!
Mà, "Tô-bô-quy-lê" nói không sai thực: con ác long, một khi mất ngọc, giờ đây chỉ còn là một con cóc, không phải là một con cóc sống mà là một con cóc... chết.
Thì ra, một khi mất ngọc, con ác long vùng chạy về sào huyệt, để rồi, tiêu tan sinh lực, nó chết nhăn răng ra một cách thảm hại, chẳng khác nào như một lão hôn quân khi đã mất ngai vàng!
Thì ra, con ác long này cũng y như mọi lão hôn quân vậy: một khi mất hạt kim cương, một khi mất ngai vàng, chúng sẽ chỉ hiện thân là một con cóc chết mà thôi!
Giờ đây, việc triệt hạ con rồng đã xong, Huy Sinh chỉ còn việc trở về triều để... gặp nàng công chúa. Dĩ nhiên là chàng đi nhanh như ngựa phi vậy, chẳng thế mà chỉ trong khoảnh khắc người ta đã thấy chàng bệ kiến trước ngai vàng trong tay "thủ" chắc hạt kim cương của con rồng thần thoại.
Nhưng vị quốc vương đã sắp đặt sẵn nước cờ. Bằng một đạo quân hùng hậu, ông ta đã cho bắt được nàng Ái Sa giam sẵn trong ngục để chờ... chàng trai chiến thắng. Nhìn thấy mẹ, tiều tụy trong gông xiềng, Huy Sinh vội vàng chạy tới ôm lấy người, khóc rống lên. Vị quốc vương chỉ chờ chừng đó. Ông ta trừng mắt nói:
- À, thế ra ngươi chính là kẻ mà ta đã tìm kiếm lâu nay. Ngươi là kẻ thù của ta, chính vì ngươi mà con trai ta đã chết...
Huy Sinh, bằng một giọng bình tĩnh và chân thành, đáp:
- Tâu bệ hạ, thần không phải là kẻ thù đã làm con trai bệ hạ chết ; trái lại, thần sẽ là người thay thế con trai bệ hạ để nối tiếp dòng dõi của ngài!
Vị quốc vương sắp sửa nổi trận lôi đình (và những cơn lôi đình của một vị quốc vương thì kinh khủng lắm ; vì những kẻ đã có gan chọc giận tới đức quân vương thì có mong giữ được cái đầu trên cần cổ bao giờ) thì ông ta chợt nghĩ đến hạt kim cương. Phải, trước khi giết hay tha, phải nghĩ đến việc chiếm lấy hạt kim cương đã chớ!
Với ánh mắt giảo hoạt, vị quốc vương phán:
- Nếu vậy ngươi hãy tỏ lòng trung thành bằng cách dâng cho trẫm hạt kim cương!
Huy Sinh vâng lệnh tức khắc.
Vị quốc vương chụp lấy hạt kim cương và liền đó hạt kim cương xẹt ra một luồng hơi vàng sậm, nóng bỏng như luồng hơi từ núi lửa phun ra. Vị quốc vương lảo đảo rồi té ngửa... Hạt kim cương phải chăng có chứa một chất độc ghê gớm? Hoặc giả quyền lực của nó quá mạnh đối với linh hồn của một lão vua già hèn mọn? Chỉ biết vị quốc vương đã tắt thở, lìa đời.
Thần dân xứ Yến phỉ thi, nhìn thấy trước mắt cái chết bất thần của nhà vua mà họ coi như là sự thực hiện của một phép mầu, đồng thanh tôn chàng tuổi trẻ lên ngôi báu.
Người ta kể rằng ngay khi đó, Huy Sinh đã ném hạt kim cương xuống sông để chỉ giữ nàng công chúa "đẹp tợ tiên nga" làm viên ngọc duy nhất của đời chàng. Việc đó có thể là sự thực, bằng cớ là trăm họ đã sống an lạc thái bình trong suốt triều đại của quốc vương Huy Sinh.
Tuy nhiên, cái hạt kim cương bị ném xuống sông đó, nó có chìm hay không thì điều đó hãy còn là nghi vấn: chẳng là từ ấy đến nay, cứ nhìn vào những nỗi khổ của chúng dân trải qua bao thời đại, người ta cũng có thể kết luận rằng hạt kim cương đó vẫn còn là sở hữu vật của vô số ác long cũng như bạo chúa ở trên đời!
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 135, ra ngày 15-8-1970)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Đúng theo thủ tục, trước tiên, Huy Sinh tìm vào bái yết nhà vua để tỏ bày ý định. Nhưng, mặc dù không biết chàng là ai, nhà vua đã tiếp chàng không mấy niềm nở, căn cứ vào bộ mặt trẻ thơ cũng như bộ quần áo rách rưới của chàng.
Nhà vua khinh thị hỏi:
- Ngươi là ai mà táo gan dám tưởng tượng là mình có thể thành công nổi trong việc hạ sát con ác long, một việc mà cả hàng trăm anh hùng trong thiên hạ đã không ai làm nổi?
- Tâu bệ hạ, thần là một mục đồng.
- Nhưng tên họ ngươi là gì? Nhà của ngươi ở đâu mới được chớ?
- Tâu bệ hạ, tên thần là Huy Sinh và thần không có nhà cửa chi cả: từ lâu, thần sống trong rừng.
Vị vua già hỏi bằng giọng nửa đùa cợt nửa nghi ngờ:
- Mẹ ngươi có phải là một con khỉ cái không đó?
Chàng thiếu niên thừa khôn ngoan để biết câu hỏi của vị vua già là một cái bẫy. Chàng bình tĩnh đáp:
- Tâu bệ hạ, một đứa con hiếu thảo không có quyền hổ thẹn về mẹ nó, dù cho mẹ nó có là một con khỉ đi chăng nữa! Nếu, dưới mắt bệ hạ, thần có xấu xí như một con khỉ thì bệ hạ cứ mặc tình mà cười, riêng thần thì thần chẳng lấy thế làm hổ thẹn!
- Ngươi vừa nói là ngươi sống ở trong rừng, vậy chẳng hay ngươi có bao giờ nghe nói tới một đứa bé ngày xưa đã bị một con khỉ cái bắt đi đem giấu giữa rừng sâu chăng?
- Thần đến đây với mục đích giúp bệ hạ diệt trừ con ác long. Bệ hạ có cần thần trong công việc ấy không, thế là đủ ; còn những câu hỏi khác thì không quan hệ đến thần!
Vị quốc vương, trước câu trả lời rắn rỏi và dứt khoát của Huy Sinh đã không mở miệng vào đâu được nữa. Chung quanh ông ta lúc này đang có mặt nhiều viên quan lại của triều đình và ông ta không muốn cho họ nhìn thấu nỗi lòng mình, đã nghĩ đến việc tư thù hơn là việc lợi ích chung của quốc gia ; tuy nhiên, trong sâu lòng, vị quốc vương đã tự hứa rồi đây sẽ phanh phui cho rõ xem thằng bé rách rưới trước mặt mình là ai, nếu "rủi ro" (vì biết đâu đấy) mà nó sẽ thắng trong trận đấu với con rồng.
Người ta trao cho Huy Sinh một cây lao nhọn và một chiếc mộc bằng da tê giác và chàng tuổi trẻ này lên đường ra đi, chẳng bao lâu đã rời xa hoàng thành để tiến sâu vào vùng nội cỏ.
Những anh chàng "Tô bô quy lê" nhỏ bé và hào hiệp đang đợi chàng trên đường. Một trong đám lên tiếng hỏi:
- Huy Sinh, cậu đi đâu với những vũ khí đó?
- Chào anh, tôi đi đánh nhau với con rồng.
- Hừ, hừ, cậu định hạ con rồng với cái lao vô dụng đó thực ư? Cậu không biết rằng con rồng địch thủ của cậu mang trên trán một hạt kim cương đã làm cho thân thể nó hóa thành cứng rắn như gang thép hay sao? Cái lao trên tay cậu thì làm gì nổi nó? Này Huy Sinh, cậu hãy nghe đây: nếu người ta có thể lấy được hạt kim cương trên trán con rồng thì... chẳng qua con rồng vô địch cũng chỉ là một con cóc khổng lồ không hơn không kém! Vấn đề là làm sao lấy được hạt kim cương... Cậu Huy Sinh, cậu nghe rõ chứ: vấn đề là làm sao lấy được hạt kim cương...
- Nhưng làm sao mà lấy được hạt kim cương, hở anh "Tô bô quy lê" thân mến?
- Khi nào con rồng đi tắm, nó sẽ đặt hạt kim cương lên bờ...
Một con bọ rầy to lớn đã nghe lọt câu trả lời của "Tô bô quy lê" trong khi nó đang cặm cụi ủi một hòn đất lên bờ dốc ; nhưng việc làm của nó cũng cỡ như việc làm của một con dã tràng xe cát, bởi vì bờ dốc thì cao, hòn đất thì nặng, và con bọ rầy cứ thế mà trèo lên tụt xuống đôi ba lần, dưới mắt chàng trai trẻ Huy Sinh.
Vốn thương yêu loài vật, Huy Sinh thông cảm cảnh khó khăn của con bọ rầy, ch2ng bèn mỉm cười cúi xuống, dùng ngón tay hất hòn đất lên hộ. Trước sự giúp đỡ của chàng, con bọ rầy vẫn không tỏ vẻ gì cả, nó thản nhiên tiếp tục con đường và việc làm của nó, coi "sự can thiệp" đó như là một sự tự nhiên. Mọi con vật, chúng khác với con người, chúng đều như thế đấy: chúng không ngạc nhiên gì cả, coi tất cả đều là sự tự nhiên của cuộc đời.
Và cả Huy Sinh cũng vậy, chàng coi đó là một sự tự nhiên.
Sau khi chào anh bạn "Tô bô quy lê" hào hiệp và minh triết, chàng tiếp tục lên đường.
Mặc dù suốt đời chỉ sống với loài vật, Huy Sinh thừa sự minh triết bẩm sinh để hiểu rằng điều kiện của sự thành công là thận trọng. Chàng sẽ chỉ ra mặt tấn công con rồng chừng nào đã chiếm được hạt kim cương ; bằng ngược lại, chàng sẽ... không bao giờ...
Ừ, làm cách nào để chiếm được hạt kim cương? Cái khó là ở đó.
Núp trong một chỗ kín, với muôn ngàn thận trọng – và kiên nhẫn – Huy Sinh lặng lẽ chờ...
*
Vị quốc vương đã cho Huy Sinh một cái hạn mười ngày để thử vận may của chàng ; đến ngày thứ mười, vào đúng nửa đêm cuộc giao ước sẽ không còn giá trị.
Thế mà, lật bật, tám ngày đã trôi qua! Từ một chỗ nấp kín đáo cách không xa sào huyệt con rồng, Huy Sinh đã tê tái trong lòng mà nhìn ánh bình minh của ngày thứ chín hiện ra từ chân trời ở phương Đông. Mặc dù đã tập được tính kiên nhẫn của những con thú rừng song trước một sự thất bại đã hầu như rõ ràng, Huy Sinh không thể không cảm thấy nôn nao và rầu rĩ. Chỉ còn một ngày nữa thôi và thời hạn mà vị quốc vương đã giao ước với chàng sẽ hết ; chừng đó, giấc mộng sánh vai người đẹp sẽ vĩnh viễn tan tành: phải chứ, Huy Sinh không rầu rĩ làm sao được chứ...
Song đột nhiên, giữa một cơn im lặng kéo dài đã từ nhiều ngày qua một triều tiếng động bỗng nổi lên: khắp bốn chung quanh, trên mặt đất, bỗng dậy lên những tiếng bước chân tán loạn. Ngước mắt nhìn, Huy Sinh ngạc nhiên mà trông thấy vô số những sơn dương, những hươu nai đang tung mình bỏ chạy... Thì ra, con ác long mà từ lâu Huy Sinh chờ đợi đã chuyển mình rời khỏi sào huyệt của nó, đang từ từ tiến ra phía bờ sông...
Giây phút chờ đợi đã tới!
Từ chỗ núp, Huy Sinh mở lớn đôi mắt đăm đăm nhìn địch thủ. Quả nhiên, đúng như lời To-bô-quy-lê đã nói: trước khi đầm mình xuống nước, con ác long đã tự dùng một chân trước gỡ lấy hạt kim cương trên trán xuống, cẩn thận đặt trên bờ.
Từ chỗ Huy Sinh núp đến chỗ con ác long đặt hạt kim cương, chỉ cách nhau chừng đôi con sào: nếu phóng nhanh, chàng trẻ tuổi sẽ có thể đoạt lấy hạt kim cương trong chớp mắt
Song le, vốn đa nghi và thận trọng, con ác long đã chỉ lội xuống sông một quãng ngắn, cách bờ chưa tới một con sào. Chẳng những thế, một khi vừa lội xuống, nó còn quay ngay đầu lại, mắt nhìn chăm chăm vào hạt kim cương!
Trước tình thế đó, Huy Sinh chỉ còn một nước nhăn mặt thở dài... ngỡ rằng mọi hy vọng... đã tiêu tan! Nhưng không, vì đúng lúc đó, một biến cố – một "phép lạ" – đã xẩy ra: không hiểu được vì nguyên nhân duyên cớ nào, đùng một cái, con quái vật bỗng rống lên một tiếng kinh hoàng rồi... co giò bỏ chạy.
Việc gì đã xẩy ra?
Chàng tuổi trẻ đứng lặng người, sửng sốt mất giây lâu. Đột nhiên, chàng nghe một ngón tay đau nhói. Cúi mắt nhìn, Huy Sinh trông thấy một con bọ rầy đang bám lấy tay mình, dương cặp càng to tướng... Thoáng một cái, Huy Sinh đã nhận ra con bọ rầy trước mắt chính là con bọ rầy mà cách đây mươi bữa chàng đã gặp, trên đường đi tới vùng đồng cỏ, khi đang trò chuyện với anh chàng "Tô-bô-quy-lê". Lúc đó chú bọ rầy này đang lăn một cục đất lên bờ dốc...
Thì bây giờ cũng vậy, con bọ rầy cũng đang ôm một cục đất trong bốn cái chân mỏng như que tăm của nó. Vốn là "người anh em" của loài vật, Huy Sinh hiểu ngay ra ý của con bọ rầy: thì ra nó đã đem đến một viên đất để tặng chàng... làm kỷ niệm. Rõ ràng là nó muốn đền ơn, đền cái ơn chàng đã giúp nó đem cục đất lên dốc trước kia!
Dù đang ở trong cơn sửng sốt Huy Sinh vẫn còn đủ sáng suốt để mà nhận ra cái "giá trị thâm tình" nơi tặng phẩm hòn đất của con vật bé nhỏ và chàng đã vui vẻ mở rộng lòng bàn tay để nhận lấy nó, đôi mắt rưng rưng vì cảm động.
Con bọ rầy trao tặng phẩm xong, vù cánh bay mất.
Huy Sinh không nỡ vất bỏ hòn đất mà con bọ rầy vừa đem tặng, chàng âu yếm bỏ vào túi áo.
Chẳng bao lâu đêm đã tới. Trong lúc vạn vật đã đi vào giấc ngủ thì, bên bờ sông cạnh sào huyệt của con rồng, Huy Sinh ngồi một mình trong bóng tối dạ rối như bòng bong. Sáng hôm nay, trước mắt chàng, con quái vật đang tắm bỗng rống lên rồi bỏ chạy về sào huyệt. Huy Sinh suy nghĩ mãi mà không sao hiểu được về diễn biến này.
Tuy nhiên điều quan trọng hơn hết là chàng đã không cướp được hạt kim cương như ý định, và như vậy, chàng sẽ không bao giờ còn hy vọng sẽ thắng được con quái vật để...
Trong cơn rầu rĩ, Huy Sinh lại nhớ đến con bọ rầy. Và tự nhiên chàng thò tay vào túi móc lấy hòn đất ra... Đó là một hòn đất sét được vo tròn trặn như một trái nhãn, trái mù u. Cầm hòn đất trong tay mân mê một lúc chàng tự bảo:
- Thôi, thế là tiêu tan mộng đẹp! Có lẽ duyên phận giữa nàng và ta không có, ta nên trở về với mẹ và với những người bạn thú cầm thì hơn...
Nghĩ đến nỗi phải mãi mãi xa "nàng", Huy Sinh nghe đau nhói trong lòng. Bất giác, bàn tay đang cầm hòn đất của chàng bóp mạnh.
Trong bóng tối, hòn đất vô tình bị bóp nứt, đột nhiên lóe sáng ngời.
Thì ra, hạt kim cương trân quý của con rồng nằm giữa hòn đất đó.
Thì ra, để trả ơn chàng tuổi trẻ, con bọ rầy đã dùng đất sét bọc hạt kim cương lại, vo tròn một cục mà trao cho chàng!
Dĩ nhiên không nói thì chúng ta cũng có thể đoán biết là, liền khi đó, chàng tuổi trẻ đã rời ngay chỗ núp, xông pha vào tận hang ổ con rồng ; một khi đã bị cướp mất hạt kim cương, con rồng sẽ chỉ còn là một con cóc khổng lồ, không hơn không kém! Chính "người bạn Tô-bô-quy-lê" đã nói cho chàng hay như vậy, và dĩ nhiên lời "Tô-bô-quy-lê" đã nói ắt không sai!
Mà, "Tô-bô-quy-lê" nói không sai thực: con ác long, một khi mất ngọc, giờ đây chỉ còn là một con cóc, không phải là một con cóc sống mà là một con cóc... chết.
Thì ra, một khi mất ngọc, con ác long vùng chạy về sào huyệt, để rồi, tiêu tan sinh lực, nó chết nhăn răng ra một cách thảm hại, chẳng khác nào như một lão hôn quân khi đã mất ngai vàng!
Thì ra, con ác long này cũng y như mọi lão hôn quân vậy: một khi mất hạt kim cương, một khi mất ngai vàng, chúng sẽ chỉ hiện thân là một con cóc chết mà thôi!
Giờ đây, việc triệt hạ con rồng đã xong, Huy Sinh chỉ còn việc trở về triều để... gặp nàng công chúa. Dĩ nhiên là chàng đi nhanh như ngựa phi vậy, chẳng thế mà chỉ trong khoảnh khắc người ta đã thấy chàng bệ kiến trước ngai vàng trong tay "thủ" chắc hạt kim cương của con rồng thần thoại.
Nhưng vị quốc vương đã sắp đặt sẵn nước cờ. Bằng một đạo quân hùng hậu, ông ta đã cho bắt được nàng Ái Sa giam sẵn trong ngục để chờ... chàng trai chiến thắng. Nhìn thấy mẹ, tiều tụy trong gông xiềng, Huy Sinh vội vàng chạy tới ôm lấy người, khóc rống lên. Vị quốc vương chỉ chờ chừng đó. Ông ta trừng mắt nói:
- À, thế ra ngươi chính là kẻ mà ta đã tìm kiếm lâu nay. Ngươi là kẻ thù của ta, chính vì ngươi mà con trai ta đã chết...
Huy Sinh, bằng một giọng bình tĩnh và chân thành, đáp:
- Tâu bệ hạ, thần không phải là kẻ thù đã làm con trai bệ hạ chết ; trái lại, thần sẽ là người thay thế con trai bệ hạ để nối tiếp dòng dõi của ngài!
Vị quốc vương sắp sửa nổi trận lôi đình (và những cơn lôi đình của một vị quốc vương thì kinh khủng lắm ; vì những kẻ đã có gan chọc giận tới đức quân vương thì có mong giữ được cái đầu trên cần cổ bao giờ) thì ông ta chợt nghĩ đến hạt kim cương. Phải, trước khi giết hay tha, phải nghĩ đến việc chiếm lấy hạt kim cương đã chớ!
Với ánh mắt giảo hoạt, vị quốc vương phán:
- Nếu vậy ngươi hãy tỏ lòng trung thành bằng cách dâng cho trẫm hạt kim cương!
Huy Sinh vâng lệnh tức khắc.
Vị quốc vương chụp lấy hạt kim cương và liền đó hạt kim cương xẹt ra một luồng hơi vàng sậm, nóng bỏng như luồng hơi từ núi lửa phun ra. Vị quốc vương lảo đảo rồi té ngửa... Hạt kim cương phải chăng có chứa một chất độc ghê gớm? Hoặc giả quyền lực của nó quá mạnh đối với linh hồn của một lão vua già hèn mọn? Chỉ biết vị quốc vương đã tắt thở, lìa đời.
Thần dân xứ Yến phỉ thi, nhìn thấy trước mắt cái chết bất thần của nhà vua mà họ coi như là sự thực hiện của một phép mầu, đồng thanh tôn chàng tuổi trẻ lên ngôi báu.
Người ta kể rằng ngay khi đó, Huy Sinh đã ném hạt kim cương xuống sông để chỉ giữ nàng công chúa "đẹp tợ tiên nga" làm viên ngọc duy nhất của đời chàng. Việc đó có thể là sự thực, bằng cớ là trăm họ đã sống an lạc thái bình trong suốt triều đại của quốc vương Huy Sinh.
Tuy nhiên, cái hạt kim cương bị ném xuống sông đó, nó có chìm hay không thì điều đó hãy còn là nghi vấn: chẳng là từ ấy đến nay, cứ nhìn vào những nỗi khổ của chúng dân trải qua bao thời đại, người ta cũng có thể kết luận rằng hạt kim cương đó vẫn còn là sở hữu vật của vô số ác long cũng như bạo chúa ở trên đời!
2-6-1970
TRỤ VŨ
(thuật theo truyện thần thoại Phi châu)
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 135, ra ngày 15-8-1970)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com