Bác Minh Quân và cháu ngoại Thanh Như (Nguồn: Minh Vĩnh) |
Khi
biết mình sắp lên chức ngoại, tôi đâm bừng bực, kém vui. Chỉ vì quá chu
đáo lúc làm mẹ nên giờ đây tôi không sốt sắng với chức vụ mới này. Nói
rõ hơn: tôi sợ mệt.
Khác
hẳn lúc sắp làm mẹ: tôi náo nức bao nhiêu, giờ tôi thờ ơ không kém. Tôi
cho là nó mang họ cha, không dính dáng gì đến mình cả, tôi đinh ninh kẻ
phải vất vả với nó là bà nội nó kia. Trong lúc suy hơn tính thiệt tôi
quên bẵng điều hệ trọng nhất: rể tôi mồ côi cha mẹ! Dù vậy, tôi vẫn
chống chế là thời buổi này bà ngoại không phải như lúc trước. Hơn nữa,
tôi tự cho mình là người cương nghị, tân tiến đâu có cái lối thương dại
thương dột lũ cháu ngoại như cung cách mấy bà già trầu ở quê mình. Mà
nào tôi đã về hưu để con gái có thể vin vào đó, để trưng dụng tôi vô tội
vạ.
Hừ,
ở đó mà tính đem con về gửi ngoại, đừng hòng! Tôi lặng lẽ lên kế hoạch
và từ từ thực hiện từng bước một: trước tiên, tôi lục tủ sách lôi ra một
loạt những quyển mà tôi cho là đáng tin cậy nhất: "Phép nuôi con" của
bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, "Chuẩn bị làm mẹ" của Nhà xuất bản Phụ Nữ, rồi
nào là các tạp chí chuyên đề về việc nuôi trẻ. Cuối cùng tôi đạp xe ra
hiệu sách mua thêm quyển "Viết cho những bà mẹ sinh con đầu lòng" của
bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc để cho đủ bộ lệ, có già có trẻ, toàn những bác sĩ
đáng tin cậy cả. Tuy có nhẹ nhõm trong lòng chút ít, tôi vẫn lo xúc tiến
bước thứ hai, sau đây.
Một hôm nọ, sau bữa ăn chiều, tôi đặt những quyển sách đó lên bàn, dọn giọng cho thật nghiêm chỉnh và cũng rất lạnh lùng – đến nỗi tôi cảm thấy tiếng nói mình khác lạ quá – không chút tình cảm, để nói với con gái, ra lệnh đúng hơn:
- Đọc kỹ đi! Rồi theo đó mà làm!
Tôi lại ngừng lần nữa, chọn từng lời sao cho hợp với ý mình. Tôi tránh tiếng "con" vì nó êm dịu quá. Tôi nói tiếp:
- Tụi bay phải mừng là có mẹ hiểu biết nhiều, chọn sách cho để tham khảo. Chớ hồi xưa mẹ làm gì được như tụi bay.
Với tính bộp chộp cố hữu, con gái tôi ngớ ra, hỏi:
- Tại sao vậy, mẹ? Mà mẹ nói gì con không hiểu.
Tôi vin vào sự vô tâm đó, chì chiết nó:
- Có gì cao siêu mà không hiểu? Mẹ bay mất mẹ sớm nên đâu có ai để dạy dỗ bảo ban cho!
Thật y như con tôi có lỗi trong việc tôi mồ côi mẹ sớm vậy!
Con
tôi cảm thấy mẹ đang bực bõ, dù nó không hiểu tại sao mẹ lại bực bõ và
biết là tốt nhất nên làm theo lời mẹ: nó đến cạnh bàn, cầm từng cuốn,
lật qua lật lại độ hơn năm phút gì đó đoạn đặt xuống chỗ cũ, nói:
-
Ôi! Sách thì... ăn thua gì? Có mẹ, mẹ chỉ cho con kinh nghiệm của mẹ,
tốt hơn. Đó, mẹ biết mà, ba cuốn sách dạy nấu ăn trật bét hết trơn...
Tôi trừng mắt, gạt phắt lời nó:
-
Sách gì trật bét? Đã đọc đâu mà biết nó trật hay trúng! (giữ nguyên khí
thế tôi vẫn tránh dùng chữ con êm dịu). Ai nói gì về sách nấu ăn? Ta
nói về sách dạy nuôi con. Nghe rõ chưa?
Đúng lúc đó ba nó xuất hiện và vừa xuất hiện, ông bênh nó liền:
-
Nó nói có gì sai đâu mà la nó! Mẹ chăm con, bà chăm cháu chớ gì nữa! Bà
nên mừng mới phải chớ. Rồi đây nhà mình có thêm các cháu, đông vui!
Thấy
cha bênh, con gái tôi càng nhơn nhơn cái mặt lên làm tôi tức điên mà
chưa nói gì được thì anh ấy đã vớ tờ báo và kinh nghiệm cho tôi biết khi
anh cầm đến tờ báo thì tốt nhất là không nên nói gì cả.
Khác
với lúc mới thành hôn, tụi nó kéo nhau đi, có bữa mình chờ cơm phát đói
run. Thời gian này hai đứa về rất đều. Khi hỏi cái này, khi hỏi cái
khác. Hễ tôi bực mình la:
- Sao không đọc sách đó, mẹ đã đưa...
- Sách thì ăn thua gì! Sách sao bằng mẹ!
Gì
thì gì, tôi cương quyết không để cho tình cảm vụn vặt chi phối mình.
Thế mà khi nó vào Từ Dũ, tôi không đủ kiên nhẫn để ở nhà chờ tin. Lấp ló
ở cửa phòng sinh, nghe tiếng con rên rỉ tôi toát mồ hôi, ruột gan như
bị ai bào, ai nạo. Rồi tôi run khan và nôn ọe nữa chớ. Tôi mệt đuối như
người vượt sa mạc giữa trưa hè. Sau cùng, tôi được dìu về nhà, nằm chờ.
Ôi! Mỗi phút dài như một giờ mà tôi phải đợi tới một trăm linh tám lần
một giờ như vậy mới có tin mừng: cháu gái.
Con
gì mà chả được! Tôi đâu đòi hỏi gì hơn. Tôi thở phào như vừa trút một
gánh nặng năm mươi cân và tự hỏi: quái lạ, sao tuổi tác càng cao thì độ
kiên nhẫn của mình càng giảm!
*
Tôi
phòng xa vô ích: con gái tôi chỉ có tài nựng nịu, hôn hít con thôi.
Giản dị nhất là chuyện cho con bú, dặn hoài, chỉ hoài mà mười lần con nó
bú chí ít cũng đến bảy tám lần bị sặc: sữa xuống nhiều quá nó cuống lên
không chịu dùng hai ngón tay kẹp, chặn bớt đầu vú lại, con bé nút không
kịp, sặc sụa liên hồi. Khi thì nó sơ ý để bầu vú đè lên mũi con, bị
ngạt thở nên cháu nhả vú, ré lên. Khi thì quên rửa núm vú trước khi cho
bú.
Khi nào tôi nhắc "coi cho em uống nước" là y như rằng nó nói: "Bú cũng như uống nước rồi, cần gì uống hả mẹ?"
Con đổ mồ hôi, không chịu thay áo mà cứ mở quạt với tốc độ lớn. Tôi không nhắc thì không bao giờ nó chịu "xi" cho con vệ sinh.
Tuy
vậy nó cũng biết làm tôi nguôi giận bằng trò nịnh: nó bế con lại gần
tôi, dí mũi con sát má tôi rồi nói: "Cháu hôn bà đó, ngon lành chưa!".
Rồi: "Mẹ coi nó giống mẹ ghê, há!'. Hoặc: "Khi nào nó giận thì nó giống
mẹ quá trời!". Đó, toàn giọng xà lơ không – nói theo cách ở quê tôi – vậy mà mình cũng thấy mát lòng, mát dạ mới là kỳ!
Nói
cho thật công bình, con tôi không phải nhác nhờn, trái lại. Có điều là
nó còn vụng dại với đứa con đầu lòng nên mỗi mỗi đều réo: "Mẹ ơi, mẹ
ơi!", tôi đâm suy nghĩ và thấy rằng mình đã rất khờ mà vui vẻ gả con cho
một cậu trai mồ côi cha mẹ –
bởi theo sự tính toán nông cạn (!) của tôi thì gả như thế, con gái mình
khỏi cực khổ làm dâu người ta mà mức độ hên xui không sao lường được.
Nó thích may vá cho con – nói may vá cho nó liền vần vậy thôi chớ đâu có chuyện vá nhíp gì ở đây –
Vâng! Nó ưa may áo quần cho con. Và cái cách nó may thì đặc biệt lắm:
chưa bao giờ cháu tôi mặc những gì nó may quá một tháng mà không chật,
không phải loại bỏ. Làm sao mình không can thiệp vào cho được.
Tôi nói:
-
Con nít may ra, bà già may vô. Con may kiểu gì kỳ vậy? Trẻ con mau lớn,
phải trừ hao, may rộng rộng một chút. Mẹ thấy cháu mặc chật mẹ chịu
không nổi...
Nó chộp lấy cơ hội tốt, không bỏ lỡ một giây nào, đưa ra đề nghị ngay:
-
Phải đó mẹ! Sao kỳ quá, lần nào trước khi cắt con cũng nhớ lời mẹ dặn,
vậy mà rồi lần nào cũng chật lẹ quá. Kỳ này, mẹ cắt giùm con nghe mẹ!
Tôi
biết mình vào tròng rồi nhưng không hơi sức đâu mà từ chối. Lâu ngày
không hay cắt may nên độ chính xác, tinh nhạy quả kém trước kia, tuy
nhiên cuối cùng tôi cũng cắt cho cháu được hai bộ khá rộng. Nó cầm lên
ngắm nghía rồi làm như nói một mình: "Chà, rộng quá". Đoạn quay sang tôi
đề nghị tiếp:
-
Mẹ ơi, hay là... mẹ may giùm con luôn, mẹ há! "Ai cắt người ấy may",
tốt hơn người này cắt, người khác may, không biết gia giảm... Mẹ nghĩ
đúng không? Rủi hư đi thì uổng công mẹ cắt lắm! Con nghĩ...
Tôi
không để tai câu sau chót của nó vì tôi chợt nhớ cái câu "ai cắt người
ấy may" là câu tôi hay nói ở cửa miệng. Thế là tôi lại rước việc một lần
nữa.
*
Kể
cũng lạ: từ khi có con, con gái tôi trở nên có sáng kiến: nó hay đề
nghị cái này, cái kia, còn ba nó thì ưa lặp đi lặp lại là: thiên chức
của người mẹ người bà phải như thế, như thế, v.v...
Một lần tôi la nó mua xương nấu xúp cho con mà không biết lựa. Nó chống chế:
- Tại sao mẹ biết không? Con lật đật quá, sợ trễ giờ đến sở...
- Sao không nhờ mẹ con giúp cho. Mẹ mày thì khỏi chê ba cái vụ này.
Chỉ chờ có thế, nó tiếp lời cha ngay:
- Phải đó, mẹ! Mẹ mua giùm con, sẵn mẹ đi chợ.
Ba nó cũng góp lời:
- Đúng đó! Nhờ mẹ con cho đỡ tốn thì giờ.
- Ông nói ai đỡ tốn thì giờ? – Giọng tôi đầy tức tối – Sẵn gì sẵn?
Nhà tôi vẫn điềm nhiên:
- "Ai trồng khoai đất này". Tôi nói bà giúp con cho nó đỡ tốn thì giờ, chớ nói ai?
- À, thì giờ của cha con ông là ngọc là vàng mười chắc?
- Chớ sao! Thì giờ là vàng bạc mà, bà quên sao?
- Còn thì giờ của tôi? Ông bảo tôi giúp nó cho nó đỡ tốn thì giờ, còn thì giờ của tôi thì không đáng quý?
- Thôi, kể công chi với con mình! Mà này, sao bà ưa gây với tôi vậy chớ! Gia đình có con cháu đông, vui lắm chớ. Bà không biết hưởng...
Nghe cũng thấm thía, có lý lắm phải không thưa bạn? Hết đề nghị này họ lại bàn đến đề nghị kia, nay góp ý chuyện này, mai góp ý chuyện khác.
Một bữa thấy tôi mua xương về cất vào tủ lạnh, định chiều con tôi đi làm về ghé lấy, ba nó hỏi tôi:
- Sao bà không nấu giùm con luôn? Bà không "kinh tế" gì hết. Tôi thấy bà cũng hay hầm xương, nấu xúp ăn sao không mua thêm ít cà rốt, củ dền, thêm tí nước, tí xương... Dễ quá mà. Như vậy chiều con nó về có sẵn, đỡ cực nó, tội!
- Ông chỉ có tài sai phái, chỉ vẽ. Ông có bao giờ nhúng tay vào việc đâu.
Nói cho có lệ chớ tôi thấy là nên làm theo lời chồng. Tôi bèn nhờ nhà tôi canh chừng lửa kẻo soong thịt trào hết nước ngọt, phóng ra chợ mua cà rốt, củ dền...
Chiều về, con tôi đã được cha cho hay trước ngoài ngõ nên hí hửng vào lục tủ chén, vừa đi vừa hát và lấy ra cái gà mên múc xúp đem về cho con.
Dần dà, việc lo thức ăn cho con nó thuộc về bà ngoại mà tôi không kịp nhận ra và khi nhận ra thì đã thành thói quen, không thay đổi nữa.
Buồn cười một điều là trong khi con tôi và ba nó hay đề nghị can thiệp, nhờ vả, chỉ vẽ thì tôi hay kêu "mệt"!.
Nhà tôi cười hì hì, giễu:
- Nghe bà kêu mệt sao tôi bắt cười quá. Bà kêu mệt nhưng phong thái, cử chỉ thì luôn luôn trái lại...
Tôi định phản bác nhưng nhà tôi đưa tay ra hiệu ngăn lại, tiếp:
- Bà đạp xe như bay đến nỗi rể bà nó nói... (ông ngừng lại, hỏi tôi), bà biết nó nói sao không?
- Nói sao – Tôi tò mò ngắt lời vì không nén được.
- Nó nói... nó nói "mẹ mạnh dễ sợ, mẹ đạp xe phía trước, con đi đằng sau bằng honda mà không bắt kịp, mà vô chung cư đường hẹp, trẻ con đông". Này, bà đừng đạp xe kiểu đó, nguy hiểm lắm, nghe chưa!
Tôi đâm bực, gắt:
- Cha con ông không phải dạy tôi.
- Coi! Lại nổi nóng lên rồi. Nó còn nói cái này, bà nghe chắc bà mát ruột lắm. Nhưng nếu bà giữ thái độ hung hăng bọ xít như vậy thì tôi không cho bà biết đâu.
Chờ mãi, không thấy tôi hỏi, nhà tôi có vẻ mất hứng, bỏ đi.
Mãi sau tôi được nghe con gái tiết lộ là chồng nó nói: "Cứ dáng bộ tôi thì chắc là tôi sẽ sống trên trăm tuổi, vì sức khỏe dồi dào, nhờ ưa hoạt động chớ không như mấy bà già vợ khác..."
"Bày đặt nịnh!". Tôi nói thầm nhưng quả tình cũng có phần hãnh diện ngầm. Thỉnh thoảng tôi lại dè chừng bằng câu:
- Thôi nghe! Ta không phải vú già đâu!
Hay:
- Thôi, đủ rồi đó! Mẹ còn nhiều công việc, chớ không phải rảnh rang đâu!
Tôi nó một đằng làm một nẻo, vì càng lớn cháu càng quấn quít tôi, cùng một lúc tôi khám phá ra nó có nhiều, rất nhiều cái dễ yêu, khiến khó lòng mà tỏ ra cứng cỏi với nó. Đôi lúc tôi xấu hổ ngầm vì nhớ lại thái độ lạnh nhạt của mình trước kia: chỉ vẽ thì vẫn chỉ vẽ đấy, nhưng tôi không hề tỏ ra sốt sắng bao giờ. Có lúc tôi để mặc mẹ con nó ở nhà, đạp xe ra tòa báo. Chả là tôi sợ mình mềm lòng, để tình cảm chi phối mà!
Khi tôi vừa về, vừa nhận ra tôi, nó cười rất tươi, hai mắt y như hai hạt nhãn nâu và trong suốt, tròn xoe, hết sức linh hoạt, nó nhoài tới nắm chặt tay tôi khiến mình khó lòng cưỡng lại, phải cúi xuống... Tức khắc, nó buông tay, đưa cao lên ghì chặt và túm tóc tôi, có khi làm mình đau điếng.
Hình như hồi trước các con tôi không được như vậy đâu!
Đôi khi tôi phàn nàn là dạo này tôi không viết được bao nhiêu thì cậu nó cười khà khà, nịnh một câu rất văn vẻ:
- Mẹ ơi, sự nghiệp cầm bút của mẹ con công nhận là cũng quan trọng nhưng tình bà cháu nào có nhỏ đâu! Nó thâm sâu lắm đó mẹ! Mẹ không viết đi nữa, cũng chẳng sao, có các đồng nghiệp khác viết thay, chớ còn cháu chỉ có một mình mẹ là bà ngoại, không ai thay thế được đâu. Xin mẹ nhớ cho điều này!
Trời ơi! Nụ cười của trẻ thơ! Thật y như... không, không phải là như mà chính là hơn, hơn cả một bông hoa ngạt ngào hương thơm, lộng lẫy màu sắc đang phô hết vẻ đẹp dưới nắng xuân! Biết bao lần tôi nín thở, không có cả một cử động nhỏ, tưởng như chỉ xê dịch một chút là cái khoảnh khắc kỳ diệu ấy tan biến tức thì. Cái cảm giác kỳ diệu, tuyệt vời ấy chỉ có được khi tôi bế con trong vòng tay và đã lâu lắm, tôi không còn được hưởng, nhận mà cũng ngỡ không bao giờ được hưởng nhận nữa. Nào có ngờ đâu.
Khoảng cách giữa hai bà cháu tôi mặc nhiên được thu hẹp lại. Một vài lần tôi chở cháu đi chơi bằng xe đạp. Có lúc ra tòa báo, các cô bạn đồng nghiệp trẻ xúm lại khen bà cháu tôi, làm tôi càng phổng mũi lên, quên hết mọi nhọc nhằn.
Với mớ kinh nghiệm khá dồi dào khi làm mẹ, tôi điềm tĩnh vững lòng theo dõi bệnh trạng cháu khi nó đau ốm. Nó sốt cao tôi cũng không rối mù, cuống quít như mẹ nó, tôi biết trấn an mẹ nó và không phải lúc nào cũng vội vàng đưa đi bác sĩ.
Cháu tỏ ra khá nhạy cảm, thông minh, cũng tập tành làm việc, ưa tỏ ra mình biết quan tâm đến người khác, mình cũng là một thành viên quan trọng trong gia đình. Nó được bà mua cho một cái xô nhỏ vừa tầm để xách nước tưới cây.
Mẹ nó không đủ kiên nhẫn để nhìn con làm việc, sợ con ướt áo, sợ con lấm đất, sợ con té ngã, lúc nào cũng muốn con nó thơm tho sạch sẽ thôi. Cháu có bà bênh vực, đôi khi trở nên cứng đầu, cứng cổ cho đến nỗi khi tôi nhận ra thì hơi muộn.
Một hôm tôi đưa cháu ra quầy tiết kiệm. Vì trời mưa lối đi ngập bùn nên tôi không cho cháu đi mà bế nó. Nó không bằng lòng, vùng vẫy trên tay tôi, cào vào mặt tôi. Hoạt cảnh không đẹp đó lọt vào mắt bà bán thuốc lá trước quầy tiết kiệm. Bà ta chừng như ngứa mắt lắm, hỏi tôi:
- Con hay cháu bà đấy? Sao mà nó hung tợn thế!
- Dạ, cháu, cháu ngoại đó bà! Sao hôm nay nó hư vậy chớ mọi ngày cháu ngoan lắm, bà ạ!
Bà ta cười khẩy, mỉa mai:
- Ngoan lắm! Cứ nhìn là biết nó có ngoan không. Cần gì phải chống chế!
Tôi xấu hổ quá nhưng chả lẽ mắng cháu dọc đường! Tôi buồn rầu, ngầm công nhận nó như thế phần lớn là lỗi ở mình.
Về đến nhà, mồ hôi nhễ nhại, tôi đặt cháu xuống, kể lại mọi điều. Nhà tôi bình phẩm:
- Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà, lời xưa nói cấm có sai!
Cậu nó thì đưa ra đề nghị – phải nói là lập lại, đúng hơn:
- Cho nó đi nhà trẻ đi, ngoại ơi! Ngoại hơi quá trớn rồi đó.
Khi cháu gái lên ba và đã quen với nề nếp thì cũng có em. Em trai! Cả nhà đều mừng rỡ. Cả nhà chớ không phải riêng gì tôi. Và kỳ lạ một điều là dù đưa cháu trai này không mang họ mẹ mà ai cũng hào hứng đón nó y như là đón thằng cháu nội đầu lòng.
Đã có kinh nghiệm cũ: tuy chìm lỉm trong nhiệm vụ bà ngoại, tôi đủ tỉnh táo để không nuông chiều quá như với chị nó trước kia. Tôi không bao giờ còn phải nghe lũ con mè nheo, so bì là mẹ quá nuông cháu, còn hồi tụi nó thì luôn luôn phải chịu kỷ luật sắt của mẹ.
Cháu gái từ khi đi nhà trẻ trở nên ngoan hơn nhiều. Tôi thật sung sướng và không hề cảm thấy bực bõ dù không chỉ chăm sóc có một mà đến những hai đứa. Tôi cũng không nhớ rõ tại sao và từ bao giờ con cháu gái đã ngủ lại với bà suốt sáu đêm trong tuần, chỉ về với bố mẹ đêm chủ nhật.
Một lần tôi về Huế thăm quê, lúc trở lại Sài Gòn thì đã một giờ chiều. Nắng như đốt da, nhưng tôi không kiên nhẫn chờ đến giờ đón cháu, không cả tắm táp, thay quần áo, chỉ rửa mặt qua loa rồi đạp xe ra thăm cháu. Vào giờ ấy, nhà trẻ còn đang cho bé ngủ giấc trưa. Vốn quen thân nên tôi đi thẳng lên phòng ngủ các cháu. Cháu tôi nằm im nhưng hai mắt thao láo nhìn quanh, chợt nhận ra ngoại, nó kêu lên một tiếng "ngoại", tiếng kêu chứa đầy sự mừng rỡ khiến tôi xúc động, đứng chôn chân tại chỗ, không sao bước đến gần nó, dù mục đích của tôi là được ôm cháu vào lòng cho bõ những ngày xa cách. Cuối cùng, tôi cũng đến bên giường, không đợi tôi cúi xuống đỡ nó, nó đã ngồi bật lên giơ hai tay nhỏ nhắn vòng quanh cổ tôi, ghì chặt đến nỗi tôi phải bảo nó nới ra kẻo bà ngạt thở. Nó gục vào ngực tôi, nước mắt lã chã, ướt cả khoảng ngực áo tôi.
Cô bảo mẫu nghiêm giọng:
- Thôi đủ rồi! Cháu hãy để bà về nghỉ! Hai giờ nữa cô sẽ cho về với bà.
Tôi định xin phép cô bế cháu về sớm, nhưng cô đã nghiêm nghị phán như thế làm tôi lúng túng, chưa biết ứng phó cách nào. Đang lúc đó, cô hiệu phó trờ tới, hỏi:
- Sao đó? Bà mới đi có hơn một tuần mà nhớ quá hết chịu nổi rồi, phải không?
Tôi vớ ngay dịp tốt, xin phép cô cho tôi bế cháu về. Còn nó, hai chân cứ quắp cứng lấy hai bên hông tôi, hai tay ghì chặt cổ tôi, lặng lẽ khóc ; cô bảo mẫu có vẻ phật lòng, xông đến toan giằng cháu ra, nó càng cương quyết bám cứng lấy bà. Tôi thì hơi ngạc nhiên về thái độ hung hăng của cô bảo mẫu. Sao mà cô khó tính, kỷ luật dữ vậy chớ.
Cô gằn giọng:
- Không được về sớm!
May thay, cô hiệu phó gỡ rối cho bà cháu tôi, giọng cô hiền hòa:
- Thôi cũng hơn hai giờ rồi, cho cháu về với bà, tội nó!
Tôi lí nhí cảm ơn cô rồi vội vã bồng cháu đến cầu thang. Nó nhoẻn cười quay mặt ra nhìn tôi, khuôn mặt còn ướt đẫm, nhòe nước mắt.
Khi hai bà cháu xuống đến đường tôi mới nhận ra cháu không mặc quần (các cô sợ cháu tè ướt mất công thay giặt nên cho ngủ truồng!). Được cái bà cháu gặp nhau nên nỗi mừng át cả sự xấu hổ! Cũng bởi nó không có quần nên tôi không đặt cháu ngồi lên xe được, phải vừa bế, vừa dắt xe, cứ từ từ, chậm rãi về nhà.
Xa gần nào có quản ngại gì, bà cháu tôi đã có nhau bên cạnh!
Tôi không nói là không bao giờ tôi bị bực bõ vì mất thì giờ và vì những việc lặt vặt vô số kể khác. Nhưng hai cháu vây lấy tôi khiến tôi coi nhẹ những cái đó, và thấy thì giờ tốn cho cháu không đáng tiếc. Tôi có cảm tưởng mình trẻ lại, đằm tính hơn, tinh tế hơn, bao dung hơn.
Một đôi khi, vợ chồng còn tôi đưa các cháu đi chơi đâu đó, nghỉ hè chẳng hạn thì cỡ trên dưới ba ngày là tôi đã trông đứng trông ngồi. Có lúc, một tiếng "ngoại ơi" của đứa trẻ nào đó từ ngoài ngõ vọng vào, lý trí mình biết là không phải cháu mình, nhưng hai chân tôi cứ bước ra.
Những món đồ chơi thường ngày vung vãi khắp nhà đã được thu xếp gọn ghẽ vào một góc. Tôi ghé mắt đến, thấy sao chúng lòe loẹt, sặc sỡ, lạnh ngắt, vô duyên quá đỗi. Có lúc chúng lại như chì chiết, mỉa mai:
- Đó! Bà thấy giờ thì nhà cửa ngăn nắp rồi đó! Bà hài lòng chưa? Còn rầy rà nữa không?
Ngôi nhà đâm rộng thênh thang một cách quái đản, khó chịu. Vật nào chỗ ấy, không có những bàn tay nghịch ngợm của cháu làm mất trật tự. Ôi! Sao mà hiu quạnh mênh mông. "Ước gì ta làm thơ được". Tôi tự nhủ. Không có cháu nằm bên cạnh tôi đâm ra khó ngủ. Nó ưa nằm trên cánh tay tôi hơn là nằm trên gối. Nó nói tay ngoại êm. Kỳ thực là nó sợ nếu không nằm trên tay tôi, tôi sẽ lén dậy, xuống nhà trò chuyện với các cậu dì nó.
Là con gái, nó dịu dàng hơn, cả trong khi vòi vĩnh. Nếu muốn thử đánh máy, nó lảng vảng cạnh tôi, chờ lúc tôi ngẩng lên mới ôm hôn tôi và nhỏ nhẻ xin phép ngoại cho nó được gõ gõ vài cái. Thằng em thì táo tợn lắm. Nó khuỳnh hai tay lại, đứng nhìn tôi một lát rồi dõng dạc nói: "Dại em ắng máy, nha!" Không chờ tôi cho phép, nó sà vào đặt cả hai tay lên bốn hàng chữ, đập liên hồi và cười vang lên. Đúng là bà "dại" thật.
Lối phát âm của cháu cả nhà ít ai hiểu, ngay cả bố mẹ nó, trừ tôi. Một hôm mẹ đút cho con ăn, nó cứ nguẩy đi, hét toáng lên: "Em úng! Em úng!". Mẹ nó không hiểu con đòi uống, liền phát một cái vào mông, nó càng giãy giụa:
- Em hát, em hát!
"Hát này! Hát này!" Mẹ nó vừa quát vừa đánh thêm. Tôi đang ở trên gác mà phải đâm bổ xuống.
- Sao không cho em uống nước? Nó khát, nó nói đó, không thấy sao?
Con tôi cãi chày, cãi cối:
- Ai biết đâu, uống thì kêu úng, khát nước thì kêu hát! Ai chịu cho nổi. Liệu hồn, mày thấy ngoại cưng, tao sẽ không cho về ngoại nữa, cho coi!
Hè đến. Tôi lăng xăng, chộn rộn vì một vướng mắc không sao giải quyết cho thỏa đáng. Nói ra thì không tiện, không nói thì cứ canh cánh bên lòng.
Theo thói quen, chị bạn thân gọi tôi, gọi năm bảy lần giục tôi quyết định ngay đi, còn tôi thì muốn chờ con cháu đi rồi hẳn đi, vừa vui vừa đỡ nhớ – vì quả thật không sao chịu nổi sự trống trải do chúng gây ra lúc đi vắng nhà.
Tôi còn đang suy nghĩ... thì chợt đâu, rể tôi ào vào như một ngon gió:
- Ngoại ơi! Con có một tin này, chắc là ngoại sẽ vui khi ngoại biết.
- Tin gì vậy? – Tôi không sốt sắng mấy, nhưng cũng hỏi lại.
Nó đủng đỉnh:
- Chả là thế này: xí nghiệp con được thưởng. Con có một món tiền kha khá, con có ý định mời ngoại cùng đi nghỉ hè với tụi con. Ngoại thấy có gì trở ngại không?
Tôi cuống lên vì mừng, chưa tìm ra câu gì để biểu tỏ sự vui mừng thì con gái tôi lanh miệng:
- Đi nghe mẹ! Đi với tụi con, vui lắm!
- Ờ, ờ, để coi... – tôi sực nhớ chị bạn cả chục năm nay đều chờ tôi cùng đi nghỉ, nay mình theo cháu bỏ bạn, nó cũng kỳ kỳ làm sao ấy. Phải nói cách nào đây? Nói cách nào để không phật lòng chị ấy?
Nhưng tôi đâu thể bỏ cơ hội ngàn vàng này? Tôi dứt khoát trả lời tụi nó là tôi sẵn sàng đi, có điều không biết ba chúng có...
- Mẹ yên tâm! Ba nói rồi, ba ưng mẹ đi lắm, vì ông nói năm ngoái mẹ ở nhà, mẹ buồn thiu, ba nói gì mẹ cũng gây... Ba đánh cờ mẹ cũng nhăn nhó. Ba nói thà để mẹ đi chơi lúc tụi con đi vắng, tốt hơn. Mà đi với tụi con, ba càng thích.
Cháu gái tôi chen vào:
- Cháu ưng đi với ngoại. Tối lại cháu ngủ với ngoại, nha! Mà chỗ đó có giường không mẹ?
- Coi chừng, coi chừng ngoại không đi đa! Nếu ngoại không đi thì Như tính sao?
- Hả? Ngoại không đi thì Như cũng không đi! Như ở nhà với ngoại cho ngoại vui, nha!
Cháu nói giọng chắc nịch rồi lao tới ôm chầm ngoại. Thế là bao nhiêu khó nhọc, bận rộn, chỉ một phút này đây cháu đã làm mát rượi cả lòng bà.
(Trích tập truyện "Món Quà Quý", nhà xuất bản Trẻ 1999)
- Thôi, kể công chi với con mình! Mà này, sao bà ưa gây với tôi vậy chớ! Gia đình có con cháu đông, vui lắm chớ. Bà không biết hưởng...
Nghe cũng thấm thía, có lý lắm phải không thưa bạn? Hết đề nghị này họ lại bàn đến đề nghị kia, nay góp ý chuyện này, mai góp ý chuyện khác.
Một bữa thấy tôi mua xương về cất vào tủ lạnh, định chiều con tôi đi làm về ghé lấy, ba nó hỏi tôi:
- Sao bà không nấu giùm con luôn? Bà không "kinh tế" gì hết. Tôi thấy bà cũng hay hầm xương, nấu xúp ăn sao không mua thêm ít cà rốt, củ dền, thêm tí nước, tí xương... Dễ quá mà. Như vậy chiều con nó về có sẵn, đỡ cực nó, tội!
- Ông chỉ có tài sai phái, chỉ vẽ. Ông có bao giờ nhúng tay vào việc đâu.
Nói cho có lệ chớ tôi thấy là nên làm theo lời chồng. Tôi bèn nhờ nhà tôi canh chừng lửa kẻo soong thịt trào hết nước ngọt, phóng ra chợ mua cà rốt, củ dền...
Chiều về, con tôi đã được cha cho hay trước ngoài ngõ nên hí hửng vào lục tủ chén, vừa đi vừa hát và lấy ra cái gà mên múc xúp đem về cho con.
Dần dà, việc lo thức ăn cho con nó thuộc về bà ngoại mà tôi không kịp nhận ra và khi nhận ra thì đã thành thói quen, không thay đổi nữa.
Buồn cười một điều là trong khi con tôi và ba nó hay đề nghị can thiệp, nhờ vả, chỉ vẽ thì tôi hay kêu "mệt"!.
Nhà tôi cười hì hì, giễu:
- Nghe bà kêu mệt sao tôi bắt cười quá. Bà kêu mệt nhưng phong thái, cử chỉ thì luôn luôn trái lại...
Tôi định phản bác nhưng nhà tôi đưa tay ra hiệu ngăn lại, tiếp:
- Bà đạp xe như bay đến nỗi rể bà nó nói... (ông ngừng lại, hỏi tôi), bà biết nó nói sao không?
- Nói sao – Tôi tò mò ngắt lời vì không nén được.
- Nó nói... nó nói "mẹ mạnh dễ sợ, mẹ đạp xe phía trước, con đi đằng sau bằng honda mà không bắt kịp, mà vô chung cư đường hẹp, trẻ con đông". Này, bà đừng đạp xe kiểu đó, nguy hiểm lắm, nghe chưa!
Tôi đâm bực, gắt:
- Cha con ông không phải dạy tôi.
- Coi! Lại nổi nóng lên rồi. Nó còn nói cái này, bà nghe chắc bà mát ruột lắm. Nhưng nếu bà giữ thái độ hung hăng bọ xít như vậy thì tôi không cho bà biết đâu.
Chờ mãi, không thấy tôi hỏi, nhà tôi có vẻ mất hứng, bỏ đi.
Mãi sau tôi được nghe con gái tiết lộ là chồng nó nói: "Cứ dáng bộ tôi thì chắc là tôi sẽ sống trên trăm tuổi, vì sức khỏe dồi dào, nhờ ưa hoạt động chớ không như mấy bà già vợ khác..."
"Bày đặt nịnh!". Tôi nói thầm nhưng quả tình cũng có phần hãnh diện ngầm. Thỉnh thoảng tôi lại dè chừng bằng câu:
- Thôi nghe! Ta không phải vú già đâu!
Hay:
- Thôi, đủ rồi đó! Mẹ còn nhiều công việc, chớ không phải rảnh rang đâu!
*
Tôi nó một đằng làm một nẻo, vì càng lớn cháu càng quấn quít tôi, cùng một lúc tôi khám phá ra nó có nhiều, rất nhiều cái dễ yêu, khiến khó lòng mà tỏ ra cứng cỏi với nó. Đôi lúc tôi xấu hổ ngầm vì nhớ lại thái độ lạnh nhạt của mình trước kia: chỉ vẽ thì vẫn chỉ vẽ đấy, nhưng tôi không hề tỏ ra sốt sắng bao giờ. Có lúc tôi để mặc mẹ con nó ở nhà, đạp xe ra tòa báo. Chả là tôi sợ mình mềm lòng, để tình cảm chi phối mà!
Khi tôi vừa về, vừa nhận ra tôi, nó cười rất tươi, hai mắt y như hai hạt nhãn nâu và trong suốt, tròn xoe, hết sức linh hoạt, nó nhoài tới nắm chặt tay tôi khiến mình khó lòng cưỡng lại, phải cúi xuống... Tức khắc, nó buông tay, đưa cao lên ghì chặt và túm tóc tôi, có khi làm mình đau điếng.
Hình như hồi trước các con tôi không được như vậy đâu!
Đôi khi tôi phàn nàn là dạo này tôi không viết được bao nhiêu thì cậu nó cười khà khà, nịnh một câu rất văn vẻ:
- Mẹ ơi, sự nghiệp cầm bút của mẹ con công nhận là cũng quan trọng nhưng tình bà cháu nào có nhỏ đâu! Nó thâm sâu lắm đó mẹ! Mẹ không viết đi nữa, cũng chẳng sao, có các đồng nghiệp khác viết thay, chớ còn cháu chỉ có một mình mẹ là bà ngoại, không ai thay thế được đâu. Xin mẹ nhớ cho điều này!
Trời ơi! Nụ cười của trẻ thơ! Thật y như... không, không phải là như mà chính là hơn, hơn cả một bông hoa ngạt ngào hương thơm, lộng lẫy màu sắc đang phô hết vẻ đẹp dưới nắng xuân! Biết bao lần tôi nín thở, không có cả một cử động nhỏ, tưởng như chỉ xê dịch một chút là cái khoảnh khắc kỳ diệu ấy tan biến tức thì. Cái cảm giác kỳ diệu, tuyệt vời ấy chỉ có được khi tôi bế con trong vòng tay và đã lâu lắm, tôi không còn được hưởng, nhận mà cũng ngỡ không bao giờ được hưởng nhận nữa. Nào có ngờ đâu.
Khoảng cách giữa hai bà cháu tôi mặc nhiên được thu hẹp lại. Một vài lần tôi chở cháu đi chơi bằng xe đạp. Có lúc ra tòa báo, các cô bạn đồng nghiệp trẻ xúm lại khen bà cháu tôi, làm tôi càng phổng mũi lên, quên hết mọi nhọc nhằn.
Với mớ kinh nghiệm khá dồi dào khi làm mẹ, tôi điềm tĩnh vững lòng theo dõi bệnh trạng cháu khi nó đau ốm. Nó sốt cao tôi cũng không rối mù, cuống quít như mẹ nó, tôi biết trấn an mẹ nó và không phải lúc nào cũng vội vàng đưa đi bác sĩ.
Cháu tỏ ra khá nhạy cảm, thông minh, cũng tập tành làm việc, ưa tỏ ra mình biết quan tâm đến người khác, mình cũng là một thành viên quan trọng trong gia đình. Nó được bà mua cho một cái xô nhỏ vừa tầm để xách nước tưới cây.
Mẹ nó không đủ kiên nhẫn để nhìn con làm việc, sợ con ướt áo, sợ con lấm đất, sợ con té ngã, lúc nào cũng muốn con nó thơm tho sạch sẽ thôi. Cháu có bà bênh vực, đôi khi trở nên cứng đầu, cứng cổ cho đến nỗi khi tôi nhận ra thì hơi muộn.
Một hôm tôi đưa cháu ra quầy tiết kiệm. Vì trời mưa lối đi ngập bùn nên tôi không cho cháu đi mà bế nó. Nó không bằng lòng, vùng vẫy trên tay tôi, cào vào mặt tôi. Hoạt cảnh không đẹp đó lọt vào mắt bà bán thuốc lá trước quầy tiết kiệm. Bà ta chừng như ngứa mắt lắm, hỏi tôi:
- Con hay cháu bà đấy? Sao mà nó hung tợn thế!
- Dạ, cháu, cháu ngoại đó bà! Sao hôm nay nó hư vậy chớ mọi ngày cháu ngoan lắm, bà ạ!
Bà ta cười khẩy, mỉa mai:
- Ngoan lắm! Cứ nhìn là biết nó có ngoan không. Cần gì phải chống chế!
Tôi xấu hổ quá nhưng chả lẽ mắng cháu dọc đường! Tôi buồn rầu, ngầm công nhận nó như thế phần lớn là lỗi ở mình.
Về đến nhà, mồ hôi nhễ nhại, tôi đặt cháu xuống, kể lại mọi điều. Nhà tôi bình phẩm:
- Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà, lời xưa nói cấm có sai!
Cậu nó thì đưa ra đề nghị – phải nói là lập lại, đúng hơn:
- Cho nó đi nhà trẻ đi, ngoại ơi! Ngoại hơi quá trớn rồi đó.
*
Khi cháu gái lên ba và đã quen với nề nếp thì cũng có em. Em trai! Cả nhà đều mừng rỡ. Cả nhà chớ không phải riêng gì tôi. Và kỳ lạ một điều là dù đưa cháu trai này không mang họ mẹ mà ai cũng hào hứng đón nó y như là đón thằng cháu nội đầu lòng.
Đã có kinh nghiệm cũ: tuy chìm lỉm trong nhiệm vụ bà ngoại, tôi đủ tỉnh táo để không nuông chiều quá như với chị nó trước kia. Tôi không bao giờ còn phải nghe lũ con mè nheo, so bì là mẹ quá nuông cháu, còn hồi tụi nó thì luôn luôn phải chịu kỷ luật sắt của mẹ.
Cháu gái từ khi đi nhà trẻ trở nên ngoan hơn nhiều. Tôi thật sung sướng và không hề cảm thấy bực bõ dù không chỉ chăm sóc có một mà đến những hai đứa. Tôi cũng không nhớ rõ tại sao và từ bao giờ con cháu gái đã ngủ lại với bà suốt sáu đêm trong tuần, chỉ về với bố mẹ đêm chủ nhật.
Một lần tôi về Huế thăm quê, lúc trở lại Sài Gòn thì đã một giờ chiều. Nắng như đốt da, nhưng tôi không kiên nhẫn chờ đến giờ đón cháu, không cả tắm táp, thay quần áo, chỉ rửa mặt qua loa rồi đạp xe ra thăm cháu. Vào giờ ấy, nhà trẻ còn đang cho bé ngủ giấc trưa. Vốn quen thân nên tôi đi thẳng lên phòng ngủ các cháu. Cháu tôi nằm im nhưng hai mắt thao láo nhìn quanh, chợt nhận ra ngoại, nó kêu lên một tiếng "ngoại", tiếng kêu chứa đầy sự mừng rỡ khiến tôi xúc động, đứng chôn chân tại chỗ, không sao bước đến gần nó, dù mục đích của tôi là được ôm cháu vào lòng cho bõ những ngày xa cách. Cuối cùng, tôi cũng đến bên giường, không đợi tôi cúi xuống đỡ nó, nó đã ngồi bật lên giơ hai tay nhỏ nhắn vòng quanh cổ tôi, ghì chặt đến nỗi tôi phải bảo nó nới ra kẻo bà ngạt thở. Nó gục vào ngực tôi, nước mắt lã chã, ướt cả khoảng ngực áo tôi.
Cô bảo mẫu nghiêm giọng:
- Thôi đủ rồi! Cháu hãy để bà về nghỉ! Hai giờ nữa cô sẽ cho về với bà.
Tôi định xin phép cô bế cháu về sớm, nhưng cô đã nghiêm nghị phán như thế làm tôi lúng túng, chưa biết ứng phó cách nào. Đang lúc đó, cô hiệu phó trờ tới, hỏi:
- Sao đó? Bà mới đi có hơn một tuần mà nhớ quá hết chịu nổi rồi, phải không?
Tôi vớ ngay dịp tốt, xin phép cô cho tôi bế cháu về. Còn nó, hai chân cứ quắp cứng lấy hai bên hông tôi, hai tay ghì chặt cổ tôi, lặng lẽ khóc ; cô bảo mẫu có vẻ phật lòng, xông đến toan giằng cháu ra, nó càng cương quyết bám cứng lấy bà. Tôi thì hơi ngạc nhiên về thái độ hung hăng của cô bảo mẫu. Sao mà cô khó tính, kỷ luật dữ vậy chớ.
Cô gằn giọng:
- Không được về sớm!
May thay, cô hiệu phó gỡ rối cho bà cháu tôi, giọng cô hiền hòa:
- Thôi cũng hơn hai giờ rồi, cho cháu về với bà, tội nó!
Tôi lí nhí cảm ơn cô rồi vội vã bồng cháu đến cầu thang. Nó nhoẻn cười quay mặt ra nhìn tôi, khuôn mặt còn ướt đẫm, nhòe nước mắt.
Khi hai bà cháu xuống đến đường tôi mới nhận ra cháu không mặc quần (các cô sợ cháu tè ướt mất công thay giặt nên cho ngủ truồng!). Được cái bà cháu gặp nhau nên nỗi mừng át cả sự xấu hổ! Cũng bởi nó không có quần nên tôi không đặt cháu ngồi lên xe được, phải vừa bế, vừa dắt xe, cứ từ từ, chậm rãi về nhà.
Xa gần nào có quản ngại gì, bà cháu tôi đã có nhau bên cạnh!
*
Tôi không nói là không bao giờ tôi bị bực bõ vì mất thì giờ và vì những việc lặt vặt vô số kể khác. Nhưng hai cháu vây lấy tôi khiến tôi coi nhẹ những cái đó, và thấy thì giờ tốn cho cháu không đáng tiếc. Tôi có cảm tưởng mình trẻ lại, đằm tính hơn, tinh tế hơn, bao dung hơn.
Một đôi khi, vợ chồng còn tôi đưa các cháu đi chơi đâu đó, nghỉ hè chẳng hạn thì cỡ trên dưới ba ngày là tôi đã trông đứng trông ngồi. Có lúc, một tiếng "ngoại ơi" của đứa trẻ nào đó từ ngoài ngõ vọng vào, lý trí mình biết là không phải cháu mình, nhưng hai chân tôi cứ bước ra.
Những món đồ chơi thường ngày vung vãi khắp nhà đã được thu xếp gọn ghẽ vào một góc. Tôi ghé mắt đến, thấy sao chúng lòe loẹt, sặc sỡ, lạnh ngắt, vô duyên quá đỗi. Có lúc chúng lại như chì chiết, mỉa mai:
- Đó! Bà thấy giờ thì nhà cửa ngăn nắp rồi đó! Bà hài lòng chưa? Còn rầy rà nữa không?
Ngôi nhà đâm rộng thênh thang một cách quái đản, khó chịu. Vật nào chỗ ấy, không có những bàn tay nghịch ngợm của cháu làm mất trật tự. Ôi! Sao mà hiu quạnh mênh mông. "Ước gì ta làm thơ được". Tôi tự nhủ. Không có cháu nằm bên cạnh tôi đâm ra khó ngủ. Nó ưa nằm trên cánh tay tôi hơn là nằm trên gối. Nó nói tay ngoại êm. Kỳ thực là nó sợ nếu không nằm trên tay tôi, tôi sẽ lén dậy, xuống nhà trò chuyện với các cậu dì nó.
Là con gái, nó dịu dàng hơn, cả trong khi vòi vĩnh. Nếu muốn thử đánh máy, nó lảng vảng cạnh tôi, chờ lúc tôi ngẩng lên mới ôm hôn tôi và nhỏ nhẻ xin phép ngoại cho nó được gõ gõ vài cái. Thằng em thì táo tợn lắm. Nó khuỳnh hai tay lại, đứng nhìn tôi một lát rồi dõng dạc nói: "Dại em ắng máy, nha!" Không chờ tôi cho phép, nó sà vào đặt cả hai tay lên bốn hàng chữ, đập liên hồi và cười vang lên. Đúng là bà "dại" thật.
*
Lối phát âm của cháu cả nhà ít ai hiểu, ngay cả bố mẹ nó, trừ tôi. Một hôm mẹ đút cho con ăn, nó cứ nguẩy đi, hét toáng lên: "Em úng! Em úng!". Mẹ nó không hiểu con đòi uống, liền phát một cái vào mông, nó càng giãy giụa:
- Em hát, em hát!
"Hát này! Hát này!" Mẹ nó vừa quát vừa đánh thêm. Tôi đang ở trên gác mà phải đâm bổ xuống.
- Sao không cho em uống nước? Nó khát, nó nói đó, không thấy sao?
Con tôi cãi chày, cãi cối:
- Ai biết đâu, uống thì kêu úng, khát nước thì kêu hát! Ai chịu cho nổi. Liệu hồn, mày thấy ngoại cưng, tao sẽ không cho về ngoại nữa, cho coi!
*
Hè đến. Tôi lăng xăng, chộn rộn vì một vướng mắc không sao giải quyết cho thỏa đáng. Nói ra thì không tiện, không nói thì cứ canh cánh bên lòng.
Theo thói quen, chị bạn thân gọi tôi, gọi năm bảy lần giục tôi quyết định ngay đi, còn tôi thì muốn chờ con cháu đi rồi hẳn đi, vừa vui vừa đỡ nhớ – vì quả thật không sao chịu nổi sự trống trải do chúng gây ra lúc đi vắng nhà.
Tôi còn đang suy nghĩ... thì chợt đâu, rể tôi ào vào như một ngon gió:
- Ngoại ơi! Con có một tin này, chắc là ngoại sẽ vui khi ngoại biết.
- Tin gì vậy? – Tôi không sốt sắng mấy, nhưng cũng hỏi lại.
Nó đủng đỉnh:
- Chả là thế này: xí nghiệp con được thưởng. Con có một món tiền kha khá, con có ý định mời ngoại cùng đi nghỉ hè với tụi con. Ngoại thấy có gì trở ngại không?
Tôi cuống lên vì mừng, chưa tìm ra câu gì để biểu tỏ sự vui mừng thì con gái tôi lanh miệng:
- Đi nghe mẹ! Đi với tụi con, vui lắm!
- Ờ, ờ, để coi... – tôi sực nhớ chị bạn cả chục năm nay đều chờ tôi cùng đi nghỉ, nay mình theo cháu bỏ bạn, nó cũng kỳ kỳ làm sao ấy. Phải nói cách nào đây? Nói cách nào để không phật lòng chị ấy?
Nhưng tôi đâu thể bỏ cơ hội ngàn vàng này? Tôi dứt khoát trả lời tụi nó là tôi sẵn sàng đi, có điều không biết ba chúng có...
- Mẹ yên tâm! Ba nói rồi, ba ưng mẹ đi lắm, vì ông nói năm ngoái mẹ ở nhà, mẹ buồn thiu, ba nói gì mẹ cũng gây... Ba đánh cờ mẹ cũng nhăn nhó. Ba nói thà để mẹ đi chơi lúc tụi con đi vắng, tốt hơn. Mà đi với tụi con, ba càng thích.
Cháu gái tôi chen vào:
- Cháu ưng đi với ngoại. Tối lại cháu ngủ với ngoại, nha! Mà chỗ đó có giường không mẹ?
- Coi chừng, coi chừng ngoại không đi đa! Nếu ngoại không đi thì Như tính sao?
- Hả? Ngoại không đi thì Như cũng không đi! Như ở nhà với ngoại cho ngoại vui, nha!
Cháu nói giọng chắc nịch rồi lao tới ôm chầm ngoại. Thế là bao nhiêu khó nhọc, bận rộn, chỉ một phút này đây cháu đã làm mát rượi cả lòng bà.
MINH QUÂN
(Trích tập truyện "Món Quà Quý", nhà xuất bản Trẻ 1999)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com