CHƯƠNG VIII
MỘT NGƯỜI CHA
Đối với họ, ngày 31 tháng 8 là một ngày cần ghi nhớ.
Năm nay, ngày ấy lại còn là một ngày trọng đại. Họ mong nó tới. Nhưng họ
cũng hồi hộp, lo âu, sợ hãi trong sự trông chờ. Là vì cách đây mười
năm, giữa ngày 31 tháng 8, trước khi bỏ xứ ra đi, ông Bá giao đứa con
một cho người em nuôi dậy, hẹn sẽ trở về đúng vào ngày ấy, một năm nào
đó và trễ lắm là đúng mười năm sau.
Hôm nay là hạn chót. Nó tình cờ rơi đúng vào một ngày chủ nhật.
Vợ chồng Thúc tin rằng thế nào ông Bá cũng về, trừ phi... ông đã bỏ xác ở nước người.
Và ngày hôm nay họ chuẩn bị tinh thần để đón người từ xa tới, để chịu những búa rìu ghê gớm nếu chẳng may sự thật không giống như những gì bấy lâu nay họ thầm ức đoán.
Chuông đồng hồ treo tường vừa điểm dứt mười tiếng, họ giật mình thấy một người đúng tuổi gõ cửa rồi sồng sộc bước vào như một con gió lốc.
Đúng rồi ! vẫn con người quắc thước như xưa với đôi mắt sáng ngời và nước da sạm nắng.
- Lạy anh ạ! Hai vợ chồng cùng cất tiếng reo mừng. Anh đã về tới!
- Chú thím ! Cả nhà mạnh giỏi cả chứ ?
- Dạ dạ ! Thằng Tề, con Bình đâu, lên lạy chào bác đi.
Hai đứa chạy ù lên, khoanh tay, cúi đầu :
- Lạy bác ạ !
- Ờ, các cháu của bác đó hả? Vẫn có hai đứa thôi à ? Thằng Tề đã cao lớn, vạm vỡ hơn cha nó rồi đó. Cha ! Con Bình mới ngày nào bé tí teo bây giờ trông đã ra vẻ một cô thiếu nữ xinh như mộng rồi. Bác mừng cho các cháu.
Ông vuốt tóc chúng nó, quay sang nói với em:
- Chả trách anh em mình chóng già !... Còn thằng Di đâu không thấy hả chú ?
Nghe hỏi, vợ chồng con cái ông Thúc cùng thất kinh, nhìn nhau lấm lét. Ông Thúc đành liều hỏi lại :
- Em cũng vừa... định hỏi thăm anh điều đó.
Một con rắn mổ trúng bàn tay cũng không làm cho ông Bá giật mình và hốt hoảng hơn câu trả lời ngập ngừng ấy. Ông cố trấn tĩnh hỏi :
- Ủa! Chú nói thế nào, tôi không hiểu ?
- Thưa anh, mấy năm nay cháu không tìm sang bên ấy ở với anh sao ?
- Không. Tôi đi hết nơi này đến nơi khác, kỳ cho đến khi nào tạo được một chút cơ nghiệp mới thôi. Bất cứ ai ở nước nhà cũng khó lòng tìm ra tông tích của tôi ở bên ấy.
- Thưa, mười năm qua, anh sinh sống bên Kam Pu Chia ?
- Phải.
- Và anh có nhờ một người bạn chiếu cố giùm cho gia đình em?
- Không. Bạn nào đâu ?
- Ông Nguyễn thành Nhân, chủ trường Thành Nhân ở Phú Thọ.
- Không, ông này tôi có quen, nhưng tôi không có nhờ vả chi ông ấy hết. Ông này cũng là một người bạn tốt. Tôi còn hao hao nhớ mặt con người có cái tên tốt đẹp ấy.
Ông Thúc làm gan, cố gắng cười hì hì nói:
- Tên con gái ông ta còn tốt đẹp hơn tên ông ta nữa. Cô Tiên Hương. Chắc anh biết cô Tiên Hương ?
- Không ! Chả biết cô Tiên Hương, Tục Hương nào hết !
- Và anh cũng không nhờ ai tìm cách giúp em cai á phiện ?
Rơi từ ngạc nhiên này xuống ngạc nhiên khác, ông Bá la lên :
- Không ! Sao lại có chuyện kỳ cục như vậy được nhỉ ?
Ông Thúc vẫn kiên tâm hỏi tiếp :
- Anh cũng không ủy thác cho ai nâng đỡ giùm cho mấy đứa con em ?
- Không! Đã bảo không mà !
- Thế anh có biên thư giới thiệu cho em vào làm ở một công ty nào không ?
- Không ! Ông Bá lắc đầu đáp. Tuy mười năm bặt tin chú, không bao giờ tôi nghĩ rằng chú đã thôi làm công chức. Không lúc nào tôi quan niệm rằng chú có thể mất việc được. Tuy nhiên, khi về nước tôi định hễ lập xong cơ ngũ, sẽ nhờ chú trông nom giùm tôi về công việc hành chánh.
Tề tháo vội chiếc đồng hồ đang đeo ở tay ra, hỏi bác nó để cứu nguy cho ba nó :
- Thưa bác, ngày cháu mới thi đậu Tú tài, bác có gửi về thưởng cho cháu chiếc đồng hồ kiểu mới này.
Ông Bá lắc đầu quầy quậy :
- Không có ! Bác có biết cháu thi đậu hồi nào đâu mà thưởng! Đến địa chỉ của ba má cháu, bác cũng không biết nữa là !
- Ủa ! Ông Thúc vội hỏi, chắc mẩm phen này tóm trúng được chỗ sơ hở trong câu chuyện đùa dai của người anh. Vậy anh làm cách nào kiếm được ngay chỗ ở của chúng em ở đây ?
Ông Bá gượng cười mặc dầu trong lòng ông đang hoang mang tột độ :
- Có gì đâu! Vài tháng trước khi về nước, tôi có viết hai ba lá thư báo tin cho chú thím. Không thấy trả lời. Tôi sực nhớ ra anh giáo Thiết, bạn thân của tôi và ở cùng một tỉnh với chúng ta ngày trước. Tôi biên thư cho ảnh hỏi thăm gia đình chú. Cận trạng và địa chỉ mới của chú, tôi biết được là nhờ anh giáo Thiết đó.
Đã hoang mang, ông Thúc lại càng lúng túng :
- Sao lạ vậy cà ! Em có giao thiệp với ông giáo Thiết hồi nào đâu mà ông biết rõ chỗ ở của em và cả cận trạng của em nữa nhỉ ?
Suy nghĩ hồi lâu, ông quả quyết nói với người anh :
- Theo em nghĩ, đầu mối vụ này là ở cô Tiên Hương. Xin anh bình tâm, để em cho mời cô Tiên Hương đến đây hỏi cho ra manh mối.
Quay xuống nhà dưới, ông lớn tiếng gọi :
- Chú Bộc đâu ! Lên đây tôi nhờ tí việc !
Không có tiếng thưa. Bé Bình vội nói :
- Thưa ba, hình như chú ấy vừa đi khỏi.
- Đi đâu ?
- Con không biết. Khi ba kêu chúng con lên chào bác, con thấy chú ấy bước ra cửa, lấy xe đi có vẻ vội vã lắm.
Ông Thúc đứng tần ngần, miệng lẩm bẩm :
- Lại thêm một chuyện lạ nữa.
Ông Bá dường như hết kiên nhẫn nổi, hai tay lay hai vai ông Thúc, hỏi lạc giọng :
- Tôi hỏi chú. Thằng Di đâu ? Con tôi đâu ? Sao chú không nói ? Cứ nói loanh quanh những chuyện tầm phào không đầu không cuối, khó hiểu quá !
Vợ chồng ông Thúc đứng thiểu não, nước mắt chạy quanh.
- Em lạy anh ! Người em van vỉ. Xin anh bình tĩnh. Anh hãy ngồi xuống đi, rồi em sẽ trình anh rõ hết đầu đuôi câu chuyện.
Buông mình xuống chiếc ghế bành giữa phòng khách, ông Bá cố tự chủ nói :
- Được rồi! Đây, tôi đã ngồi xuống đây. Có gì, chú cứ nói đi. Tôi đủ can đảm tiếp nhận những tin... bi đát nhất.
Ông Thúc quỳ xuống ôm chân anh, nói trong tiếng khóc :
- Thằng Di đi biệt tích từ lâu rồi, anh ơi !
Ông Bá chết lặng người. Không để ý đến vợ con ông Thúc đã quỳ xuống sau lưng em ông và cùng khóc sụt sùi, ông ôm đầu rên rỉ:
- Thằng Di đi mất rồi ! Trời ơi! Con tôi đi mất rồi!
Rồi như người bừng tỉnh, ông mở choàng mắt hỏi dồn dập :
- Nó đi bao giờ ? Làm sao nó đi? Nó hư đốn đến thế cơ à? Sao chú không dậy bảo nó để cho ra nông nỗi?
Hết đường lẩn tránh, người em tội lỗi đành thú thực :
- Thưa anh, cháu đi tính đến nay được quá tám năm. Cháu không có làm điều chi sằng bậy. Sở dĩ cháu bỏ nhà ra đi là lỗi tại chúng em. Tội chúng em rất lớn...
Đoạn ông kể rành rọt chuyện đáng tiếc xẩy ra ngày trước.
Nước mắt ròng ròng, ông Bá ngồi nghe, đau đớn như đứt từng khúc ruột.
Ông Thúc chỉ biết van nài:
- Tội của chúng em quá lớn. Chúng em thật đã phụ lòng trông cậy của anh. Cơ sự đã như vậy rồi, anh thương chúng em phần nào, chúng em được nhờ phần nấy. Anh có giết chết, chúng em cũng cam tâm...
Vợ chồng con cái bốn người cứ quỳ miết ở dưới chân người cha đau khổ.
Ngồi chết điếng hồi lâu, con người dường như đã hóa đá bỗng bừng tỉnh, đứng dậy thốt với một giọng đầy nghị lực :
- Thôi chú thím và hai cháu đứng dậy cả đi. Tôi đã mất một thằng con, chẳng lẽ chú còn muốn tôi mất luôn cả mấy đứa em, mấy đứa cháu nữa hay sao? Tình ruột thịt không thể bỏ được, nhưng công chuyện làm ăn dứt ra cũng không sao. Ngay bây giờ, tôi dẹp hết mọi việc kinh doanh và tôi phải đi tìm thằng con tôi cho kỳ được.
Người em năn nỉ:
- Thưa anh, chuyện đâu còn có đó. Xin anh hãy nán lại một ngày chờ em hỏi lại cô Tiên Hương cho ra lẽ đã.
Ông Bá ngạc nhiên hỏi :
- Cô Tiên Hương là ai và đóng vai trò gì trong vụ này mà từ nãy tôi nghe chú thím nhắc đi nhắc lại hoài ?
- Thưa anh, bà Thúc đáp, Tiên Hương là một cô gái ít tuổi, rất đẹp, rất hiền đã giúp đỡ gia đình chúng em rất nhiều từ hơn một năm nay.
Ông Thúc đỡ lời cho vợ, kể lại từ đầu chí cuối câu chuyện lạ lùng và nhấn mạnh vào những lời lẽ úp mở của Tiên Hương.
Cả người nói lẫn người nghe cùng phân vân, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng tư. Bỗng cánh cửa từ từ hé mở. Một người lặng lẽ tiến vào. Sau lưng y, còn có hai người nữa bước theo, im lìm như hai cái bóng.
Cả nhà giật mình ngó ra. Vợ chồng ông Thúc cùng la lên, mừng rỡ :
- A ! Chú Bộc !
Tinh mắt nhận ra ngay cô gái đứng lấp ló sau lưng người tớ già, bé Bình reo lên sung sướng như vừa bắt được thoi vàng.
- Chị Tiên! Ba má ơi! Chị Tiên đã tới đây này!
Rồi nó khẽ la lên, tiếng la chỉ đủ lọt tai Tề đứng cạnh:
- Trời ơi! Anh sinh viên câm! Sao lại có cả anh sinh viên câm ở đây nữa vậy cà?
Không kịp mời cô gái bấy lâu ông vẫn coi là người ơn ngồi xuống ghế, ông Thúc vội vào đề đột ngột:
- A, cô Tiên! Cô đến thật đúng lúc. Cô đã làm ơn, xin cô làm ơn cho chót. Đến giờ phút này, cô có thế tiết lộ cho chúng tôi biết những điều cô giữ kín theo lời dặn của ông bạn già ở Mên không?
Tiên Hương mau mắn trả lời, với một nụ cười tươi tắn trên môi:
- Thưa chú, được ạ!
Chỉ vào ông Bá, ông Thúc hỏi:
- Ông bạn già của ba cô ở Kam Pu Chia có phải là ông này không?
- Thưa chú, không phải ạ.
- Vậy ông ấy là ai, cô có thể cho chúng tôi biết được chưa.
- Dạ, được. Vì đúng hôm nay là ngày 31 tháng 8 như ông ta đã ước hẹn.
Bao nhiêu con mắt của những người có mặt trong phòng đều đổ dồn vào miệng hai người đang đối đáp. Không ai để ý đến cậu sinh viên câm đứng khuất sau lưng chú Bộc, tay vịn vào vai chú và nước mắt chẩy ròng ròng dưới hai tròng mắt kính đen.
Tiên Hương nói xong, đứng tránh sang một bên và giơ tay mặt chỉ về phía chú Bộc. Người tớ già vội né qua mé phải, giơ bàn tay trái chỉ anh chàng sinh viên mang kính đen đang đứng câm lặng ở giữa phòng. Như trong một hoạt cảnh, chàng sinh viên câm đứng nổi bật giữa hai bàn tay giới thiệu của Tiên Hương và chú Bộc.
Lẳng lặng, chàng đưa tay lên gỡ cặp kính đen và bước tới...
Tinh mắt, Tề và Bình cùng nhận ngay ra người ấy và cùng cất tiếng reo, vui mừng cực độ :
- Anh Di ! Anh Di !
Ông Bá đứng bật dậy và hai cha con ôm chặt lấy nhau, nước mắt chan hòa :
- Ba !
- Con !
Như những người bị kết án tử hình vừa được nghe tin ân xá, ông bà Thúc lặng người đi trong một niềm cảm xúc mênh mông. Cả hai cùng ôm chặt lấy vai Di, cùng than thở :
- Ai ngờ người cứu chú thím lại chính là cháu Di tôi!
Bé Bình đã sà vào lòng Tiên Hương từ lúc nào. Nàng mỉm cười vuốt ve suối tóc con nhỏ ngây thơ chảy xuống quá bờ vai. Bộc khe khẽ nói chuyện với Tề :
- Cậu Tề coi! Cậu Di giống ông Hai như tạc.
- Vâng. Chẳng những giống người mà còn giống cả nết nữa, chú. Anh Di cũng có độ lượng cao cả như bác Hai cháu vậy.
Ông Thúc nghe tiếng, quay lại bảo :
- Anh con chính là hình ảnh của bác Hai con hai chục năm về trước đấy.
Ông Bá, hai bàn tay vẫn không rời đôi vai rộng của cậu con trai, đang say sưa nhìn tận mặt cho đã thèm cái hình ảnh của chính mình đã mười năm xa vắng. Ông ôm con vào lòng, vỗ về như người ta vỗ về một đứa trẻ thơ ngày :
- Con khá lắm. Ba bằng lòng con lắm. Ba còn hãnh diện về con nữa. Con thật là thằng con xứng đáng của ba.
Câu sau cùng vừa lọt tai bé Bình, nó khẽ la lên như một phản ứng tự nhiên :
- Còn chị Tiên...
Mới thốt xong ba tiếng đó, nó giật mình, nhìn Tiên Hương, le lưỡi rồi chạy vuột khỏi tay nàng đến bên ông Bá nhõng nhẽo :
- Bác Hai ơi ! Bác cúi xuống đây, con nói nhỏ cho bác nghe câu này hay lắm.
Ông Bá mỉm cười, chiều ý cô cháu gái, cúi xuống lắng tai nghe.
Nụ cười ranh mãnh nở trên đôi môi hồng con nít, bé Bình nói vào tai bác nó nhưng có ý để cho mọi người nghe tiếng :
- Chị Tiên cũng xứng đáng là con dâu của bác, sao bác chưa khen?
Tiên Hương nghe như vừa uống một ly rượu ngọt, đôi má nóng bừng. Di sung sướng ngắm cặp má hây hây của người yêu vừa thoa phơn phớt một lớp phấn hồng e thẹn.
Mọi người vừa ngồi xuống quanh bàn, bé Bình đã lí lắc :
- Má ơi! chú Bộc là dân "nằm vùng" đó, má !
Chưa ai hiểu con nhỏ muốn nói gì, nó đã bô bô giải thích:
- Sáng nay, lúc dọn sẵn bàn tiệc mừng bác Hai, con xếp sáu bộ bát đũa, chú ấy không chịu, nhất định đòi bầy thêm hai bộ nữa mới đủ. Thì ra chú ấy đã rắp tâm...
Tề bông lơn tiếp :
- Và khi bác Hai vừa tới, chú ấy đã lấy xe chuồn đi đón "ông già ở Kam Pu Chia" và cô cháu gái của ông ấy. Đúng là dân "nằm vùng" có hạng !
Bộc cười hề hề trong khi ông Thúc nghiêm trang bảo các con:
- Các con không được nói giỡn chú Bộc quá, chú buồn. Đúng ra, gia đình mình phải mang ơn chú Bộc nhiều mới phải. Vì nếu không có chú liên lạc với cô Tiên và anh Di các con thì nhà ta bây giờ đâu có được vui vẻ như thế này.
Quay sang người anh đáng kính lúc này đang sung sướng đến độ quên cả ăn uống, ông nói :
- Anh Hai à ! Từ nẫy em cứ thắc mắc không hiểu vì sao ông giáo Thiết lại biết rõ địa chỉ của chúng em mà chỉ cho anh. Cả chục năm nay, em không gặp ông ấy và cũng không hề có thư từ qua lại.
Ông Bá ngạc nhiên hỏi :
- Vậy hả ? Tôi đâu có biết! Mất liên lạc với chú, tôi suy nghĩ mãi mới nhớ ra anh giáo Thiết. Chả rõ ảnh còn ở tỉnh cũ không, đành cứ viết gửi cầu âu may ra thì trúng. Ai ngờ nhận được thư trả lời ngay. Trong thư, ảnh cho biết chú vừa dọn nhà và cho luôn địa chỉ mới.
"Còn làm sao ảnh biết địa chỉ thì khó gì, bữa nào về tỉnh cũ chơi thăm ảnh, hỏi là ra ngay.
Mọi người ngạc nhiên thấy Di, Tiên Hương và Bộc cười rúc rích. Di giải thích :
- Thưa ba, thưa chú thím, sở dĩ ông giáo rõ tất cả vì Tiên Hương là cô con gái út cưng của ổng chứ không phải là con gái ông chủ trường Thành Nhân.
Tề vỗ đùi đánh đét một cái, la to :
- Thảo nào ! Dạo nọ con trông anh sinh viên nội trú nhà thương Chợ Quán quen quen. Nghĩ mãi không ra đã gặp ảnh ở đâu mà không dám hỏi. Thì ra là anh Thạch, con đã gặp một lần khi đón ảnh ở cổng trường trung học để hỏi thăm tin tức anh Di. Chị Tiên, có phải anh Thạch là anh hai của chị không hả chị ?
- Phải rồi, Tiên đáp. Ảnh cũng nhận được Tề ngay, nhưng phải làm mặt lạ kẻo lộ bí mật hết trơn.
Được trớn, Bình truy anh lớn của nó :
- À, bây giờ em hỏi anh Di câu này. Hôm ở nhà thương, anh bầy trò chi mà kỳ cục vậy ? Ai may cho anh cái mũ mà rộng thế, che gần hết trán ? Anh vớ đâu được cặp kính đen kinh khủng vậy ? Còn bịt cả miệng nữa. Vậy còn chưa đủ sao mà anh còn phải giả câm ?
Dì cười cười, vỗ về em :
- Đâu có giả câm. Anh ít nói thôi đấy chứ.
- Ờ há ! Ít nói ! Mà chỉ nói với chị Tiên thôi. Em biết mà !
- Anh sợ nghe giọng nói, chú thím và các em có thể nhận ra ngay.
Ông Thúc cười dàn hòa :
- Phải rồi. Thằng Di có cái giọng nói giống ba nó một cách lạ.
Di hỏi cô em gái :
- Mà anh chả mấy lần vuốt tóc khen em út ngoan là gì ?
Bình cười sằng sặc nói :
- Em chả thấy anh khen hồi nào. Chỉ thấy ông sinh viên bịt mặt tiến lại gần, vuốt vuốt mái tóc em rồi quay mặt bước đi như người chạy trốn. Em sợ muốn chết, tưởng ổng đã câm lại còn khùng nữa chứ !
Mãi bây giờ bà Thúc mới lên tiếng :
- Cháu Di còn đi học, làm sao có tiền giúp đỡ chú thím nhiều vậy ?
- Dạ, cháu đi dậy thêm. Cháu có duyên dậy học nên trường Thành Nhân mở riêng cho cháu một lớp tối khá đông học trò.
Không biết nghĩ sao, một lúc sau bà lại thắc mắc hỏi :
- Dạo sang nhà, ngộ chú thím không có sẵn tiền của ba cháu cho khi trước thì cháu lấy đâu ra mà dám hứa lo được cho chú thím ?
- A, cái vụ đó chúng cháu đã bàn tính kỹ càng chứ đâu có dám bốc đồng hứa ẩu...
Thay vì nói tiếp, Di đặt câu hỏi:
- Chú thím có biết trong bọn ba người chúng cháu, ai giầu nhất không nào ? Đố cả các em nữa đó !
Thấy ai cũng đưa mắt nhìn Tiên Hương chàng lắc đầu, đưa tay chỉ chú Bộc và nói:
- Cái chú "nằm vùng" này mới thật là tay giầu sụ có tiền cho cả Chính Phủ vay dài dài. Thưa, thế này làm gì mà không giầu cho được. Lương tháng lãnh đều đều, cơm ăn chung với gia đình ông hiệu trưởng với tính cách miễn phí. Không rượu, không thuốc lá, không cải lương, không hát bóng, cái gì cũng không tuốt luốt. Chỉ biết cuối mỗi tháng đi Saigon mua một tấm công khố phiếu lận lưng. Cứ như vậy trong tám năm liền. Chỉ làm một con toán sơ sơ cũng đủ thấy chú giầu có đến mức nào. Ngót triệu chứ đâu có ít! Chúng cháu đã bàn vay tạm chú ấy và trả dần mỗi tháng. Chú ấy đã bằng lòng nên chúng cháu mới dám hứa đấy ạ !
Vợ chồng ông Thúc cùng xúc động :
- Không ngờ chú Bộc xử với chúng tôi cũng quý hóa đến như vậy. Nghĩ lại những việc đã qua, chúng tối thật rất lấy làm hổ thẹn.
Bộc chưa kịp nói mấy lời khiêm tốn ông Bá đã gạt đi :
- Thôi, những việc đã qua, ta hãy cho nó qua luôn. Giờ ta bàn đến những việc sắp tới. Cơm xong, ta đi đâu hay làm gì nào ?
Ông Thúc thua :
- Em tính việc trước nhất cần làm là anh em mình phải gặp ngay ông giáo Thiết để tạ ơn lớn của ông đã giúp đỡ cho thằng Di nên người. Không có ổng, chưa biết thằng Di sẽ ra sao, và cả gia đình em sẽ ra sao.
Ông Bá khen :
- Chú nói phải. Vậy sẵn xe đây, lát nữa cả gia đình ta làm một chuyến về tỉnh cũ thăm ông bạn cố tri "cổ quái" của tôi.
Tề đứng dậy nói :
- Con phải kiếm món quà nào đặc biệt tặng riêng anh Thạch mới được.
Bà Thúc, nói trêu hai người trẻ tuổi :
- Còn cô Tiên, chúng tôi mang ơn cô rất nhiều, chẳng biết lấy gì báo đáp. Thôi, chú thím nhờ cháu Di lo sao cho vẹn thì lo.
Ông Bá cười vang nhà, có lẽ cả mười năm nay bây giờ ông mới được cười một trận hả hê như vậy. Ông bảo cậu con trai :
- Vụ này để ba lo cho. Anh giáo với ba là đôi bạn cố tri. Nay nếu tình bằng hữu được thắt chặt thêm bằng nghĩa sui gia thì thân lại thêm thân. Đó là một chuyện rất tốt lành, phải không các con?
Ông quay lại nhìn đôi bạn trẻ đang âu yếm nắm tay nhau. Họ cùng trả lời lí nhí:
- Dạ.
Trong khi đó, gia đình ông Thúc lăng xăng sửa soạn cho chuyến du hành mà họ chắc chắn rằng sẽ rất thích thú.
Ông Bá ung dung phà khói thuốc lá thơm, khẽ bảo các con :
- Chiều nay, chắc chắn anh sui phải lôi bộ đồ trà quần ẩm trứ danh của ảnh ra mừng khách. Và tối, cơm nước xong, chắc ba phải hầu cờ ảnh đến đúng mười hai giờ khuya. Hà hà !...
Hôm nay là hạn chót. Nó tình cờ rơi đúng vào một ngày chủ nhật.
Vợ chồng Thúc tin rằng thế nào ông Bá cũng về, trừ phi... ông đã bỏ xác ở nước người.
Và ngày hôm nay họ chuẩn bị tinh thần để đón người từ xa tới, để chịu những búa rìu ghê gớm nếu chẳng may sự thật không giống như những gì bấy lâu nay họ thầm ức đoán.
Chuông đồng hồ treo tường vừa điểm dứt mười tiếng, họ giật mình thấy một người đúng tuổi gõ cửa rồi sồng sộc bước vào như một con gió lốc.
Đúng rồi ! vẫn con người quắc thước như xưa với đôi mắt sáng ngời và nước da sạm nắng.
- Lạy anh ạ! Hai vợ chồng cùng cất tiếng reo mừng. Anh đã về tới!
- Chú thím ! Cả nhà mạnh giỏi cả chứ ?
- Dạ dạ ! Thằng Tề, con Bình đâu, lên lạy chào bác đi.
Hai đứa chạy ù lên, khoanh tay, cúi đầu :
- Lạy bác ạ !
- Ờ, các cháu của bác đó hả? Vẫn có hai đứa thôi à ? Thằng Tề đã cao lớn, vạm vỡ hơn cha nó rồi đó. Cha ! Con Bình mới ngày nào bé tí teo bây giờ trông đã ra vẻ một cô thiếu nữ xinh như mộng rồi. Bác mừng cho các cháu.
Ông vuốt tóc chúng nó, quay sang nói với em:
- Chả trách anh em mình chóng già !... Còn thằng Di đâu không thấy hả chú ?
Nghe hỏi, vợ chồng con cái ông Thúc cùng thất kinh, nhìn nhau lấm lét. Ông Thúc đành liều hỏi lại :
- Em cũng vừa... định hỏi thăm anh điều đó.
Một con rắn mổ trúng bàn tay cũng không làm cho ông Bá giật mình và hốt hoảng hơn câu trả lời ngập ngừng ấy. Ông cố trấn tĩnh hỏi :
- Ủa! Chú nói thế nào, tôi không hiểu ?
- Thưa anh, mấy năm nay cháu không tìm sang bên ấy ở với anh sao ?
- Không. Tôi đi hết nơi này đến nơi khác, kỳ cho đến khi nào tạo được một chút cơ nghiệp mới thôi. Bất cứ ai ở nước nhà cũng khó lòng tìm ra tông tích của tôi ở bên ấy.
- Thưa, mười năm qua, anh sinh sống bên Kam Pu Chia ?
- Phải.
- Và anh có nhờ một người bạn chiếu cố giùm cho gia đình em?
- Không. Bạn nào đâu ?
- Ông Nguyễn thành Nhân, chủ trường Thành Nhân ở Phú Thọ.
- Không, ông này tôi có quen, nhưng tôi không có nhờ vả chi ông ấy hết. Ông này cũng là một người bạn tốt. Tôi còn hao hao nhớ mặt con người có cái tên tốt đẹp ấy.
Ông Thúc làm gan, cố gắng cười hì hì nói:
- Tên con gái ông ta còn tốt đẹp hơn tên ông ta nữa. Cô Tiên Hương. Chắc anh biết cô Tiên Hương ?
- Không ! Chả biết cô Tiên Hương, Tục Hương nào hết !
- Và anh cũng không nhờ ai tìm cách giúp em cai á phiện ?
Rơi từ ngạc nhiên này xuống ngạc nhiên khác, ông Bá la lên :
- Không ! Sao lại có chuyện kỳ cục như vậy được nhỉ ?
Ông Thúc vẫn kiên tâm hỏi tiếp :
- Anh cũng không ủy thác cho ai nâng đỡ giùm cho mấy đứa con em ?
- Không! Đã bảo không mà !
- Thế anh có biên thư giới thiệu cho em vào làm ở một công ty nào không ?
- Không ! Ông Bá lắc đầu đáp. Tuy mười năm bặt tin chú, không bao giờ tôi nghĩ rằng chú đã thôi làm công chức. Không lúc nào tôi quan niệm rằng chú có thể mất việc được. Tuy nhiên, khi về nước tôi định hễ lập xong cơ ngũ, sẽ nhờ chú trông nom giùm tôi về công việc hành chánh.
Tề tháo vội chiếc đồng hồ đang đeo ở tay ra, hỏi bác nó để cứu nguy cho ba nó :
- Thưa bác, ngày cháu mới thi đậu Tú tài, bác có gửi về thưởng cho cháu chiếc đồng hồ kiểu mới này.
Ông Bá lắc đầu quầy quậy :
- Không có ! Bác có biết cháu thi đậu hồi nào đâu mà thưởng! Đến địa chỉ của ba má cháu, bác cũng không biết nữa là !
- Ủa ! Ông Thúc vội hỏi, chắc mẩm phen này tóm trúng được chỗ sơ hở trong câu chuyện đùa dai của người anh. Vậy anh làm cách nào kiếm được ngay chỗ ở của chúng em ở đây ?
Ông Bá gượng cười mặc dầu trong lòng ông đang hoang mang tột độ :
- Có gì đâu! Vài tháng trước khi về nước, tôi có viết hai ba lá thư báo tin cho chú thím. Không thấy trả lời. Tôi sực nhớ ra anh giáo Thiết, bạn thân của tôi và ở cùng một tỉnh với chúng ta ngày trước. Tôi biên thư cho ảnh hỏi thăm gia đình chú. Cận trạng và địa chỉ mới của chú, tôi biết được là nhờ anh giáo Thiết đó.
Đã hoang mang, ông Thúc lại càng lúng túng :
- Sao lạ vậy cà ! Em có giao thiệp với ông giáo Thiết hồi nào đâu mà ông biết rõ chỗ ở của em và cả cận trạng của em nữa nhỉ ?
Suy nghĩ hồi lâu, ông quả quyết nói với người anh :
- Theo em nghĩ, đầu mối vụ này là ở cô Tiên Hương. Xin anh bình tâm, để em cho mời cô Tiên Hương đến đây hỏi cho ra manh mối.
Quay xuống nhà dưới, ông lớn tiếng gọi :
- Chú Bộc đâu ! Lên đây tôi nhờ tí việc !
Không có tiếng thưa. Bé Bình vội nói :
- Thưa ba, hình như chú ấy vừa đi khỏi.
- Đi đâu ?
- Con không biết. Khi ba kêu chúng con lên chào bác, con thấy chú ấy bước ra cửa, lấy xe đi có vẻ vội vã lắm.
Ông Thúc đứng tần ngần, miệng lẩm bẩm :
- Lại thêm một chuyện lạ nữa.
Ông Bá dường như hết kiên nhẫn nổi, hai tay lay hai vai ông Thúc, hỏi lạc giọng :
- Tôi hỏi chú. Thằng Di đâu ? Con tôi đâu ? Sao chú không nói ? Cứ nói loanh quanh những chuyện tầm phào không đầu không cuối, khó hiểu quá !
Vợ chồng ông Thúc đứng thiểu não, nước mắt chạy quanh.
- Em lạy anh ! Người em van vỉ. Xin anh bình tĩnh. Anh hãy ngồi xuống đi, rồi em sẽ trình anh rõ hết đầu đuôi câu chuyện.
Buông mình xuống chiếc ghế bành giữa phòng khách, ông Bá cố tự chủ nói :
- Được rồi! Đây, tôi đã ngồi xuống đây. Có gì, chú cứ nói đi. Tôi đủ can đảm tiếp nhận những tin... bi đát nhất.
Ông Thúc quỳ xuống ôm chân anh, nói trong tiếng khóc :
- Thằng Di đi biệt tích từ lâu rồi, anh ơi !
Ông Bá chết lặng người. Không để ý đến vợ con ông Thúc đã quỳ xuống sau lưng em ông và cùng khóc sụt sùi, ông ôm đầu rên rỉ:
- Thằng Di đi mất rồi ! Trời ơi! Con tôi đi mất rồi!
Rồi như người bừng tỉnh, ông mở choàng mắt hỏi dồn dập :
- Nó đi bao giờ ? Làm sao nó đi? Nó hư đốn đến thế cơ à? Sao chú không dậy bảo nó để cho ra nông nỗi?
Hết đường lẩn tránh, người em tội lỗi đành thú thực :
- Thưa anh, cháu đi tính đến nay được quá tám năm. Cháu không có làm điều chi sằng bậy. Sở dĩ cháu bỏ nhà ra đi là lỗi tại chúng em. Tội chúng em rất lớn...
Đoạn ông kể rành rọt chuyện đáng tiếc xẩy ra ngày trước.
Nước mắt ròng ròng, ông Bá ngồi nghe, đau đớn như đứt từng khúc ruột.
Ông Thúc chỉ biết van nài:
- Tội của chúng em quá lớn. Chúng em thật đã phụ lòng trông cậy của anh. Cơ sự đã như vậy rồi, anh thương chúng em phần nào, chúng em được nhờ phần nấy. Anh có giết chết, chúng em cũng cam tâm...
Vợ chồng con cái bốn người cứ quỳ miết ở dưới chân người cha đau khổ.
Ngồi chết điếng hồi lâu, con người dường như đã hóa đá bỗng bừng tỉnh, đứng dậy thốt với một giọng đầy nghị lực :
- Thôi chú thím và hai cháu đứng dậy cả đi. Tôi đã mất một thằng con, chẳng lẽ chú còn muốn tôi mất luôn cả mấy đứa em, mấy đứa cháu nữa hay sao? Tình ruột thịt không thể bỏ được, nhưng công chuyện làm ăn dứt ra cũng không sao. Ngay bây giờ, tôi dẹp hết mọi việc kinh doanh và tôi phải đi tìm thằng con tôi cho kỳ được.
Người em năn nỉ:
- Thưa anh, chuyện đâu còn có đó. Xin anh hãy nán lại một ngày chờ em hỏi lại cô Tiên Hương cho ra lẽ đã.
Ông Bá ngạc nhiên hỏi :
- Cô Tiên Hương là ai và đóng vai trò gì trong vụ này mà từ nãy tôi nghe chú thím nhắc đi nhắc lại hoài ?
- Thưa anh, bà Thúc đáp, Tiên Hương là một cô gái ít tuổi, rất đẹp, rất hiền đã giúp đỡ gia đình chúng em rất nhiều từ hơn một năm nay.
Ông Thúc đỡ lời cho vợ, kể lại từ đầu chí cuối câu chuyện lạ lùng và nhấn mạnh vào những lời lẽ úp mở của Tiên Hương.
Cả người nói lẫn người nghe cùng phân vân, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng tư. Bỗng cánh cửa từ từ hé mở. Một người lặng lẽ tiến vào. Sau lưng y, còn có hai người nữa bước theo, im lìm như hai cái bóng.
Cả nhà giật mình ngó ra. Vợ chồng ông Thúc cùng la lên, mừng rỡ :
- A ! Chú Bộc !
Tinh mắt nhận ra ngay cô gái đứng lấp ló sau lưng người tớ già, bé Bình reo lên sung sướng như vừa bắt được thoi vàng.
- Chị Tiên! Ba má ơi! Chị Tiên đã tới đây này!
Rồi nó khẽ la lên, tiếng la chỉ đủ lọt tai Tề đứng cạnh:
- Trời ơi! Anh sinh viên câm! Sao lại có cả anh sinh viên câm ở đây nữa vậy cà?
Không kịp mời cô gái bấy lâu ông vẫn coi là người ơn ngồi xuống ghế, ông Thúc vội vào đề đột ngột:
- A, cô Tiên! Cô đến thật đúng lúc. Cô đã làm ơn, xin cô làm ơn cho chót. Đến giờ phút này, cô có thế tiết lộ cho chúng tôi biết những điều cô giữ kín theo lời dặn của ông bạn già ở Mên không?
Tiên Hương mau mắn trả lời, với một nụ cười tươi tắn trên môi:
- Thưa chú, được ạ!
Chỉ vào ông Bá, ông Thúc hỏi:
- Ông bạn già của ba cô ở Kam Pu Chia có phải là ông này không?
- Thưa chú, không phải ạ.
- Vậy ông ấy là ai, cô có thể cho chúng tôi biết được chưa.
- Dạ, được. Vì đúng hôm nay là ngày 31 tháng 8 như ông ta đã ước hẹn.
Bao nhiêu con mắt của những người có mặt trong phòng đều đổ dồn vào miệng hai người đang đối đáp. Không ai để ý đến cậu sinh viên câm đứng khuất sau lưng chú Bộc, tay vịn vào vai chú và nước mắt chẩy ròng ròng dưới hai tròng mắt kính đen.
Tiên Hương nói xong, đứng tránh sang một bên và giơ tay mặt chỉ về phía chú Bộc. Người tớ già vội né qua mé phải, giơ bàn tay trái chỉ anh chàng sinh viên mang kính đen đang đứng câm lặng ở giữa phòng. Như trong một hoạt cảnh, chàng sinh viên câm đứng nổi bật giữa hai bàn tay giới thiệu của Tiên Hương và chú Bộc.
Lẳng lặng, chàng đưa tay lên gỡ cặp kính đen và bước tới...
Tinh mắt, Tề và Bình cùng nhận ngay ra người ấy và cùng cất tiếng reo, vui mừng cực độ :
- Anh Di ! Anh Di !
Ông Bá đứng bật dậy và hai cha con ôm chặt lấy nhau, nước mắt chan hòa :
- Ba !
- Con !
Như những người bị kết án tử hình vừa được nghe tin ân xá, ông bà Thúc lặng người đi trong một niềm cảm xúc mênh mông. Cả hai cùng ôm chặt lấy vai Di, cùng than thở :
- Ai ngờ người cứu chú thím lại chính là cháu Di tôi!
Bé Bình đã sà vào lòng Tiên Hương từ lúc nào. Nàng mỉm cười vuốt ve suối tóc con nhỏ ngây thơ chảy xuống quá bờ vai. Bộc khe khẽ nói chuyện với Tề :
- Cậu Tề coi! Cậu Di giống ông Hai như tạc.
- Vâng. Chẳng những giống người mà còn giống cả nết nữa, chú. Anh Di cũng có độ lượng cao cả như bác Hai cháu vậy.
Ông Thúc nghe tiếng, quay lại bảo :
- Anh con chính là hình ảnh của bác Hai con hai chục năm về trước đấy.
Ông Bá, hai bàn tay vẫn không rời đôi vai rộng của cậu con trai, đang say sưa nhìn tận mặt cho đã thèm cái hình ảnh của chính mình đã mười năm xa vắng. Ông ôm con vào lòng, vỗ về như người ta vỗ về một đứa trẻ thơ ngày :
- Con khá lắm. Ba bằng lòng con lắm. Ba còn hãnh diện về con nữa. Con thật là thằng con xứng đáng của ba.
Câu sau cùng vừa lọt tai bé Bình, nó khẽ la lên như một phản ứng tự nhiên :
- Còn chị Tiên...
Mới thốt xong ba tiếng đó, nó giật mình, nhìn Tiên Hương, le lưỡi rồi chạy vuột khỏi tay nàng đến bên ông Bá nhõng nhẽo :
- Bác Hai ơi ! Bác cúi xuống đây, con nói nhỏ cho bác nghe câu này hay lắm.
Ông Bá mỉm cười, chiều ý cô cháu gái, cúi xuống lắng tai nghe.
Nụ cười ranh mãnh nở trên đôi môi hồng con nít, bé Bình nói vào tai bác nó nhưng có ý để cho mọi người nghe tiếng :
- Chị Tiên cũng xứng đáng là con dâu của bác, sao bác chưa khen?
Tiên Hương nghe như vừa uống một ly rượu ngọt, đôi má nóng bừng. Di sung sướng ngắm cặp má hây hây của người yêu vừa thoa phơn phớt một lớp phấn hồng e thẹn.
Mọi người vừa ngồi xuống quanh bàn, bé Bình đã lí lắc :
- Má ơi! chú Bộc là dân "nằm vùng" đó, má !
Chưa ai hiểu con nhỏ muốn nói gì, nó đã bô bô giải thích:
- Sáng nay, lúc dọn sẵn bàn tiệc mừng bác Hai, con xếp sáu bộ bát đũa, chú ấy không chịu, nhất định đòi bầy thêm hai bộ nữa mới đủ. Thì ra chú ấy đã rắp tâm...
Tề bông lơn tiếp :
- Và khi bác Hai vừa tới, chú ấy đã lấy xe chuồn đi đón "ông già ở Kam Pu Chia" và cô cháu gái của ông ấy. Đúng là dân "nằm vùng" có hạng !
Bộc cười hề hề trong khi ông Thúc nghiêm trang bảo các con:
- Các con không được nói giỡn chú Bộc quá, chú buồn. Đúng ra, gia đình mình phải mang ơn chú Bộc nhiều mới phải. Vì nếu không có chú liên lạc với cô Tiên và anh Di các con thì nhà ta bây giờ đâu có được vui vẻ như thế này.
Quay sang người anh đáng kính lúc này đang sung sướng đến độ quên cả ăn uống, ông nói :
- Anh Hai à ! Từ nẫy em cứ thắc mắc không hiểu vì sao ông giáo Thiết lại biết rõ địa chỉ của chúng em mà chỉ cho anh. Cả chục năm nay, em không gặp ông ấy và cũng không hề có thư từ qua lại.
Ông Bá ngạc nhiên hỏi :
- Vậy hả ? Tôi đâu có biết! Mất liên lạc với chú, tôi suy nghĩ mãi mới nhớ ra anh giáo Thiết. Chả rõ ảnh còn ở tỉnh cũ không, đành cứ viết gửi cầu âu may ra thì trúng. Ai ngờ nhận được thư trả lời ngay. Trong thư, ảnh cho biết chú vừa dọn nhà và cho luôn địa chỉ mới.
"Còn làm sao ảnh biết địa chỉ thì khó gì, bữa nào về tỉnh cũ chơi thăm ảnh, hỏi là ra ngay.
Mọi người ngạc nhiên thấy Di, Tiên Hương và Bộc cười rúc rích. Di giải thích :
- Thưa ba, thưa chú thím, sở dĩ ông giáo rõ tất cả vì Tiên Hương là cô con gái út cưng của ổng chứ không phải là con gái ông chủ trường Thành Nhân.
Tề vỗ đùi đánh đét một cái, la to :
- Thảo nào ! Dạo nọ con trông anh sinh viên nội trú nhà thương Chợ Quán quen quen. Nghĩ mãi không ra đã gặp ảnh ở đâu mà không dám hỏi. Thì ra là anh Thạch, con đã gặp một lần khi đón ảnh ở cổng trường trung học để hỏi thăm tin tức anh Di. Chị Tiên, có phải anh Thạch là anh hai của chị không hả chị ?
- Phải rồi, Tiên đáp. Ảnh cũng nhận được Tề ngay, nhưng phải làm mặt lạ kẻo lộ bí mật hết trơn.
Được trớn, Bình truy anh lớn của nó :
- À, bây giờ em hỏi anh Di câu này. Hôm ở nhà thương, anh bầy trò chi mà kỳ cục vậy ? Ai may cho anh cái mũ mà rộng thế, che gần hết trán ? Anh vớ đâu được cặp kính đen kinh khủng vậy ? Còn bịt cả miệng nữa. Vậy còn chưa đủ sao mà anh còn phải giả câm ?
Dì cười cười, vỗ về em :
- Đâu có giả câm. Anh ít nói thôi đấy chứ.
- Ờ há ! Ít nói ! Mà chỉ nói với chị Tiên thôi. Em biết mà !
- Anh sợ nghe giọng nói, chú thím và các em có thể nhận ra ngay.
Ông Thúc cười dàn hòa :
- Phải rồi. Thằng Di có cái giọng nói giống ba nó một cách lạ.
Di hỏi cô em gái :
- Mà anh chả mấy lần vuốt tóc khen em út ngoan là gì ?
Bình cười sằng sặc nói :
- Em chả thấy anh khen hồi nào. Chỉ thấy ông sinh viên bịt mặt tiến lại gần, vuốt vuốt mái tóc em rồi quay mặt bước đi như người chạy trốn. Em sợ muốn chết, tưởng ổng đã câm lại còn khùng nữa chứ !
Mãi bây giờ bà Thúc mới lên tiếng :
- Cháu Di còn đi học, làm sao có tiền giúp đỡ chú thím nhiều vậy ?
- Dạ, cháu đi dậy thêm. Cháu có duyên dậy học nên trường Thành Nhân mở riêng cho cháu một lớp tối khá đông học trò.
Không biết nghĩ sao, một lúc sau bà lại thắc mắc hỏi :
- Dạo sang nhà, ngộ chú thím không có sẵn tiền của ba cháu cho khi trước thì cháu lấy đâu ra mà dám hứa lo được cho chú thím ?
- A, cái vụ đó chúng cháu đã bàn tính kỹ càng chứ đâu có dám bốc đồng hứa ẩu...
Thay vì nói tiếp, Di đặt câu hỏi:
- Chú thím có biết trong bọn ba người chúng cháu, ai giầu nhất không nào ? Đố cả các em nữa đó !
Thấy ai cũng đưa mắt nhìn Tiên Hương chàng lắc đầu, đưa tay chỉ chú Bộc và nói:
- Cái chú "nằm vùng" này mới thật là tay giầu sụ có tiền cho cả Chính Phủ vay dài dài. Thưa, thế này làm gì mà không giầu cho được. Lương tháng lãnh đều đều, cơm ăn chung với gia đình ông hiệu trưởng với tính cách miễn phí. Không rượu, không thuốc lá, không cải lương, không hát bóng, cái gì cũng không tuốt luốt. Chỉ biết cuối mỗi tháng đi Saigon mua một tấm công khố phiếu lận lưng. Cứ như vậy trong tám năm liền. Chỉ làm một con toán sơ sơ cũng đủ thấy chú giầu có đến mức nào. Ngót triệu chứ đâu có ít! Chúng cháu đã bàn vay tạm chú ấy và trả dần mỗi tháng. Chú ấy đã bằng lòng nên chúng cháu mới dám hứa đấy ạ !
Vợ chồng ông Thúc cùng xúc động :
- Không ngờ chú Bộc xử với chúng tôi cũng quý hóa đến như vậy. Nghĩ lại những việc đã qua, chúng tối thật rất lấy làm hổ thẹn.
Bộc chưa kịp nói mấy lời khiêm tốn ông Bá đã gạt đi :
- Thôi, những việc đã qua, ta hãy cho nó qua luôn. Giờ ta bàn đến những việc sắp tới. Cơm xong, ta đi đâu hay làm gì nào ?
Ông Thúc thua :
- Em tính việc trước nhất cần làm là anh em mình phải gặp ngay ông giáo Thiết để tạ ơn lớn của ông đã giúp đỡ cho thằng Di nên người. Không có ổng, chưa biết thằng Di sẽ ra sao, và cả gia đình em sẽ ra sao.
Ông Bá khen :
- Chú nói phải. Vậy sẵn xe đây, lát nữa cả gia đình ta làm một chuyến về tỉnh cũ thăm ông bạn cố tri "cổ quái" của tôi.
Tề đứng dậy nói :
- Con phải kiếm món quà nào đặc biệt tặng riêng anh Thạch mới được.
Bà Thúc, nói trêu hai người trẻ tuổi :
- Còn cô Tiên, chúng tôi mang ơn cô rất nhiều, chẳng biết lấy gì báo đáp. Thôi, chú thím nhờ cháu Di lo sao cho vẹn thì lo.
Ông Bá cười vang nhà, có lẽ cả mười năm nay bây giờ ông mới được cười một trận hả hê như vậy. Ông bảo cậu con trai :
- Vụ này để ba lo cho. Anh giáo với ba là đôi bạn cố tri. Nay nếu tình bằng hữu được thắt chặt thêm bằng nghĩa sui gia thì thân lại thêm thân. Đó là một chuyện rất tốt lành, phải không các con?
Ông quay lại nhìn đôi bạn trẻ đang âu yếm nắm tay nhau. Họ cùng trả lời lí nhí:
- Dạ.
Trong khi đó, gia đình ông Thúc lăng xăng sửa soạn cho chuyến du hành mà họ chắc chắn rằng sẽ rất thích thú.
Ông Bá ung dung phà khói thuốc lá thơm, khẽ bảo các con :
- Chiều nay, chắc chắn anh sui phải lôi bộ đồ trà quần ẩm trứ danh của ảnh ra mừng khách. Và tối, cơm nước xong, chắc ba phải hầu cờ ảnh đến đúng mười hai giờ khuya. Hà hà !...
CHÂN PHƯƠNG
30-5-1973
30-5-1973