Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

MỘT CHÚT HƯƠNG MÙA HẠ - Ngô Quang Hiển


Có tiếng đập khẽ của chiếc lá non vào mình, hoa phượng mở mắt, cô vươn vai đẩy mạnh "cánh cửa màu xanh" rồi hé mắt nhìn ra ngoài. Hoa phượng suýt kêu ồ lên một tiếng vì bầu trời thực sự đã đến với cô, với cuộc đời cô. Lần đầu tiên hoa phượng nhìn thấy bầu trời sau bao ngày ngủ im lìm trong nụ nhỏ. Bầu trời thật đáng yêu, xanh lơ và trong vắt, không một cụm mây. Hoa phượng đảo mắt nhìn: chung quanh cô một màu đỏ rực, những anh chị phượng đang tung tăng nhảy múa trong gió. Hoa phượng mỉm cười nhìn một bác phượng già đang đứng cạnh bên:

- Chào bác ạ.

Bác phượng già khẽ nhíu cặp mắt kèm nhèm, có lẽ bác đang ngủ, giọng bác run run:

- Ai đấy? Ai gọi tôi đấy?

Phượng tươi cười nhìn bác:

- Bác còn ngủ à? Ồ xin lỗi bác nhé, cháu đã lỡ đánh thức bác dậy. À mà sao bác ngủ gì dữ thế, sáng rồi bác ơi.

Bác phượng già nhìn kỹ hoa phượng rồi nhếch mép:

- Cháu phượng non đấy à? Chào cháu, mến chúc cháu bước vào cuộc đời với nhiều tươi đẹp.

Hoa phượng không biết nói sao để cảm ơn lời chúc mừng của bác phượng già, chỉ biết sung sướng đứng cúi đầu. Lời bác phượng già ôn tồn:

- Cuộc đời ngắn ngủi lắm, ước mong cháu không gặp mọi sự phiền toái để sống trọn cuộc đời tươi đẹp.

Nói xong bác phượng già khép mắt lại ngủ nữa. Đầu bác rũ xuống, trông dáng bác ngủ thật thảm. Hoa phượng non hết nhìn bác rồi lại quay sang nhìn các bạn đồng loại. Cô cảm thấy lòng mình lâng lâng một niềm vui. Mặt trời lên cao, ánh nắng ấm áp sưởi nhẹ thân mình, hoa phượng khẽ vươn mình ra ngoài "cánh cửa xanh" thêm một chút, cô nhìn quanh, nền hoa phượng hầu như đỏ thẫm, vài đốm đen xanh tô điểm thêm tạo thành một sự tươi vui và rực rỡ cho buổi sớm mau. Gió mơn man thổi nhẹ, hoa phượng đưa mắt nhìn ra xa, dưới một chị phượng hồng hai chú bướm vàng đang tung tăng nhảy múa. Cả hai đùa giỡn trước mặt chị phượng hồng mà quên đi sự cau có khó chịu của chị. Đôi cánh vàng của hai chú bướm thỉnh thoảng lại quét vào mặt chị, và lát sau, khi đã vui đùa thỏa thích cả hai nhẹ nhàng đáp xuống mặt chị phượng. Phượng non thấy chị phượng cau mặt lại rồi quát lên:

- Này hai đứa khốn kia, sao mà vô lễ thế?

Hai chú bướm vàng chỉ lo nói chuyện với nhau mà không cần để ý đến lời nói của chị. Phượng non thấy mặt chị phượng từ đỏ đổi sang màu tím sẫm, chị lại quát tiếp:

- Này... này... hai đứa...

Mặc cho chị quát mắng hai chú bướm vẫn nói, đùa trên mặt chị, mãi lát sau chúng mới rời đi nơi khác. Chị phượng lẩm nhẩm mắng mỏ rồi nhìn quanh, thấy phượng non chăm chú nhìn mình, chị e thẹn nói chữa cho thái độ của mình ban nãy:

- Đó em xem, rõ là một lũ khốn vô lễ hết sức phải không em?

Hoa phượng non mỉm cười:

- Có lẽ họ không vô lễ đâu chị ạ!

Chị phượng tròn mắt:

- Sao vậy?

- Bởi vì có thể họ không hiểu hoặc không nghe lời chị nói.

Hoa phượng trả lời rồi yên lặng nhìn chị, chị phượng gục gặc đầu:

- Ừ nhỉ, mình và chúng khác giòng giống thì có thể không hiểu lời nói của nhau. Em nói phải đấy.

Hoa phượng non sung sướng đón nhận lời khen tặng của chị phượng. Chợt chị ta hỏi:

- Em mới ra đời buổi sớm này à?

- Vâng.

- Thú nhỉ! Rồi đây em sẽ được chứng kiến ngày mà mùa hạ qua đi, gieo vào lòng ta những nuối tiếc. Thế nhưng em đã không biết được ngày chớm hạ nó buồn vui như thế nào.

Óc tò mò của phượng non nổi dậy, cô nhờ gió mon men lại gần chị phượng:

- Chị có thể cho em biết được không?

Chị phượng mỉm cười, nụ cười héo hắt:

- Được chứ em, chị cũng chẳng còn sống bao lâu nữa, tiếc gì với em những câu chuyện nhỏ đó.

Phượng non im lặng, mở to mắt nhìn, trong lúc chị phượng mặt buồn buồn đưa mắt nhìn ra xa như hồi tưởng lại những gì chị đã biết qua vào độ đầu hè.

"Ngày ấy, cũng vào một buổi sáng, chị mở mắt chào đời trong những tiếng reo hò đùa giỡn của các anh chị phượng khác, mà ngày nay có lẽ trong số những anh chị đó có kẻ đã bỏ đi làm cuộc đời khác rồi. Chị được biết mùa hè đã đến cách đó mấy ngày nên mọi vật như ve, phượng chúng ta đang vui chơi ăn mừng. Loài phượng chúng ta tổ chức những buổi tiệc linh đình, mời các bác ve đến hòa nhạc tạo thêm vui tươi, thế nhưng giờ còn đâu giọng chị phượng nghẹn ngào những bạn thân của chị ngày ấy, cha mẹ chị và... hiện tại trong "xã hội" này, chị chỉ còn một mình, cô đơn, lẻ loi đang bám lấy chị một ngày nào đó chị sẽ qua đi cũng như các bác phượng già đã đi qua, và chị là một trong những kẻ nối tiếp..." Giọng chị phượng nhỏ lại rồi phượng non chỉ còn nghe tiếng khóc thút thít của chị. Hoa phượng chợt ngậm ngùi xót thương cho cuộc sống ngắn ngủi của chị phượng và... của loài hoa phượng.

*

Phượng non thức giấc vì tiếng khóc tỉ tê của vài anh chị phượng khác dội vào tai cô. Phượng non mở mắt, một ngày đã qua đi trong đời cô, vẫn tia nắng ấm đang reo hò chào đón cô. Hoa phượng chán nản nhìn sang nơi phát ra tiếng khóc... Đó là tiếng khóc của ba anh chị phượng. Phượng mon men lại gần hỏi:

- Việc gì thế anh chị?

Một anh phượng trông già giặn, có lẽ là anh cả trong nhóm, đáp:

- Bố chúng tôi đã qua đời.

Phượng non ngậm ngùi hỏi:

- Có phải bác phượng già hôm qua không anh?

- Phải đấy.

- Anh có thể cho tôi biết vì sao bác lại mất vậy?

- Bố tôi bệnh đã ba ngày qua, đêm rồi bệnh bố tôi trở nặng và... bố tôi trút hơi tàn. Xác bố tôi hiện còn đặt ở dưới đất, chốc bác gió lại tôi sẽ nhờ bác đưa đi chôn dùm.

Phượng non nhỏ lệ thương xót:

- Xin chia buồn cùng gia đình anh, chúc bác phượng sớm trở về kiếp sống.

Cả ba anh chị phượng vừa cảm ơn phượng non vừa khóc lóc gọi bố. Phượng quay mặt đi vì cô không muốn thấy cảnh tượng mủi lòng ấy.

Ánh nắng hồng ban mai ấm áp hơn và... kìa bác gió đã tới. Phượng non nhìn sang, ba anh chị con bác phượng già đang năn nỉ bác gió đưa giùm xác bác phượng già đi. Bác gió tỏ vẻ không bằng lòng, bác bảo:

- Buổi sáng chưa làm lụng gì cả đã nhờ đi đưa đám.

Tuy nói thế bác gió cũng uốn cong mình lại, lật xác bác phượng già lên cho ba anh chị phượng thấy mặt cha lần cuối, rồi bác tung mình cuốn xác bác phượng già đi mất hút. Những tiếng khóc to lên, dần dần nhỏ lại rồi im hẳn.

Hoa phượng chợt thét lên một tiếng, có vật gì đang bám vào mặt cô. Nhìn kỹ lại đó là một ông cát, hoa phượng lầm bầm:

- Này ông ơi, sao ông lại...

Ông cát mỉm cười:

- Lại gì? Ta đứng nhờ chút mà, lát nữa, bác gió lại ta sẽ đi ngay. Bù lại ta sẽ... kể cho cô bé nghe một vài câu chuyện mà ta đã được chứng kiến trong những lần đi du ngoạn, bằng lòng chứ?

Hoa phượng phụng phịu:

- Nhưng...

- Thôi bằng lòng đi. Ta kể nhé: Có một dạo ta đi đến một khu rừng, cây cối, chim chóc, thú dữ vô số kể. Trải qua mấy tháng liền sống bên cạnh dòng suối, ta nghĩ rằng mình sẽ sống một cuộc đời an nhàn ẩn dật ở đó luôn. Ngày ta vui cùng muôn hoa chim hót, đêm ngắm trăng rọi xuống dòng suối trong lành. Thế nhưng một ngày kia có hai con thú dữ dắt nhau lại bên bờ suối cắn xé nhau vì một mục đích là giành địa vị. Chúng say sưa cắn xé nhau giữa tiếng hoan hô cổ võ của mọi thú rừng. Máu của chúng đổ đầy trên mình ta, và cuối cùng cả hai đành vùi xác theo giòng nước chảy. Thế nhưng đó là loài thú. Còn loài người thì sao? Ta xin nói ngay cho cô bé biết rằng "loài người cũng thế" vì ta đã chứng kiến những sự chém giết lẫn nhau của loài người rồi. Ta ghê tởm sự chém giết nhau. Cuộc đời ngắn ngủi quá, tại sao không biết tìm hạnh phúc mà cứ sát hại lẫn nhau để tìm đến đau thương. Sống bên cạnh dòng suối tâm hồn ta bị khủng hoảng quá, và cuối cùng ta quyết định nhờ dòng suối xóa đi những vết tích tàn sát in hằn trên ta bao nhiêu ngày tháng, để cùng bác gió lưu lạc đến đây.

*

Hoa phượng uể oải nhíu mắt nhìn ra. Thời gian đã trôi qua trong đời cô, tạo cho cô thêm những nét già giặn. Giờ đây bao nhiêu việc xảy đến với cô mỗi ngày như một điệp khúc. Hoa phượng chán ngấy sự ấm áp của tia nắng buổi sớm mai, mệt mỏi với những khúc ca của các bác ve sầu, và không muốn nhìn thân xác các bác phượng già tả tơi trong gió. Mùa hè sắp chấm dứt, chị phượng nói "sẽ gieo vào lòng ta những nuối tiếc", hoa phượng thấy nhận xét đó không đúng. Đối với cô mùa hè chỉ lý thú lúc đầu và sau đó chỉ là sự nhàm chán. Hoa phượng mong mùa hè này hãy qua đi để cô có thể đón nhận ngay những ngày đầu mùa hè năm tới. Thế nhưng có ai níu kéo hoặc xua đuổi được thời gian. Hoa phượng làm một cử chỉ chán nản, rồi nhắm mắt ru ngủ. Có vật gì đụng mạnh vào thân mình, hoa phượng mở mắt: một com sâu rọm đang bò lên chân cô, mỗi bước đi của nó là mỗi lần nó nhấm nhẹ vào thân cô, khiến hoa phượng đau đớn nhăn nhó. Cô rùng mình để con sâu rơi xuống, thế nhưng cũng vì hành động đó mà con sâu lại bám vào hoa phượng chặt hơn. Cô quát lên:

- Này, sao lại bám vào mình tôi?

Con sâu vẫn lừ đừ tiến lên mặt cô, nó chậm rãi nhấm nháp mái tóc cô. Hoa phượng chợt nhớ đến việc xảy ra giữa hai chú bướm và chị phượng, nhớ đến cuộc đời mình sẽ chẳng kéo dài được bao nhiêu. Cô nhắm mắt lại, con sâu đã nằm trên mặt cô. Hoa phượng cắn răng chịu đựng sự hành hạ thân xác mình của con sâu, rồi hoa phượng bỗng nghe các bác ve sầu hòa tấu một điệu nhạc buồn, tiếng ông cát nhẹ nhàng rót vào tai "cuộc đời ngắn ngủi quá, tại sao không biết tìm hạnh phúc mà cứ sát hại lẫn nhau để tìm đến đau thương". Hoa phượng nhắm nghiền mắt lại, cố tạo cho mình một vẻ bình thản cuối cùng. Gió vi vu thổi nhẹ, hoa phượng bỏ lìa kiếp sống.


NGÔ QUANG HIỂN  


(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 181, ra ngày 15-7-1972)


Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

MỘT TUẦN BỆNH VỚI THI - Nguyễn Quỳnh


Thứ hai, 14-6

Có tiếng mẹ gọi dậy đi Bác sĩ, em mở mắt, đầu óc nhức buốt, cứ Bác sĩ với uống thuốc hoài chán ghê, tuy thế em đâu có dám phản đối, không phải em ngoan gì đâu, chỉ còn ngày mai, ngày mốt em đi thi rồi không chịu khó đi Bác sĩ biết chừng nào mới khỏi bệnh. Hôm qua ông Bác sĩ nói để ông í làm giấy cho em thi khóa II, chao ơi em ngồi bật dậy quên cả đau vì mũi thuốc cảm vừa tiêm và nói ngay "không được đâu Bác sĩ ơi". Ai lại bỏ thi bao giờ, dù đang bệnh cũng cố mà đi thi. Mai mốt hết bệnh lỡ mà bỏ thi, em sẽ đi bên lề cuộc thi, không có cuộc thi, không có đợi chờ, không có hy vọng, không có gì hết còn gì buồn hơn là ngồi gạo thi khóa II trong khi bạn bè bàn tán đề thi, chạy nhờ xem điểm... em không thích thế đâu.

Đã 4 mũi thuốc mà em chưa ngồi dậy nổi, bài vở cần phải ôn lại, cứ bệnh hoạn thế này học hành sao nổi. Có lẽ kết quả của những đêm "thức trắng" là đây, nhớ lại chuỗi ngày học thi mà sợ, nhưng em không ưng kết quả nằm trên giường bệnh chút nào hết, em thích tên em nằm trên "bảng vàng" đó thôi. Cầm quyển giáo khoa triết lên lật được vài tờ phải dẹp ngay, nhức đầu kinh khủng, em ngán nhất môn này, sợ nó còn hơn những bài hình học giải tích. Chẳng bù ngày xưa cứ mơ lên đệ nhất để học Triết, ngay cả lúc học lớp 11 em còn xem môn triết lý tưởng lắm. Các triết gia rắc rối quá, mỗi ông chủ trương một cách, lộn xộn ghê, cứ như em là xong, cái gì em cũng đồng ý với cô bạn em hết.

Thứ ba, 15-6

Lại uống thuốc, lại đi Bác sĩ, mai thi rồi mà giờ này còn sốt. Mấy ngày nay không ăn gì hết em yếu ghê sợ cầm bút không  được. Cứ uống sữa hoài ngán ơi là ngán, em lớn rồi phải uống sữa như con nít đó. Nằm hoài cũng hết buổi sáng, không ôn được bài em tiếc tiếc làm sao.

Buổi chiều em bớt nhiều nhờ em "ngoan" chịu khó đi Bác sĩ mỗi ngày. Tập đi tới đi lui cho quen (lại giống em bé mới tập đi). Em sắp sẵn dụng cụ để mai lên đường, soạn lại thẻ học sinh, phiếu báo danh, em mới chợt nhớ trường Trần Hưng Đạo ở đâu chưa biết, à nhưng mà ngày mai đi taxi lo gì, tới phiếu điểm thể dục chỉ được mấy điểm nhưng cực và mệt vô cùng, sau hôm thi thể dục hầu hết tụi em cử động tay chân không nổi, thi gì cũng khổ hết.

Có tiếng mẹ nói với chị Dung ngày mai mẹ đưa em đi thi sợ đang làm bài mệt quá xỉu trong phòng thi. Mẹ lo xa thì thôi, em lớn rồi sao như ngày xưa đi thi đệ thất không bằng. Chị Dung thấy mẹ lấy dầu gió và nhiều món lẩm cẩm khác vội vàng can "lúc đó thi, nó quên bệnh ngay". Tụi nhóc mỗi đứa thêm vào một câu ồn ào cả lên.

Thứ tư, 16-6

Mới 6 giờ sáng em đã bị lay dậy, tự nhiên thấy khỏe, mẹ em vẫn bắt đến gặp bác sĩ, trời Saigon mặc áo len coi lạ đời, mọi khi trời lạnh như gì em còn chưa thèm mặc, thế mà hôm nay...

Vừa xuống taxi em gặp ngay một "ông" bạn, thấy con bé mặc áo len lạ đời ông ấy vội tới hỏi thăm, cơ khổ cho giọng nói của em sao nó khao khao như "vịt đực" phát âm ra quê quá, mặc cho anh ta nói gì thì nói em chỉ gật đầu cho có lệ, chắc thế nào anh ta cũng cho em làm phách cho xem. Sau khi quan sát tình hình, sao chỉ toàn các ông con trai thôi, điệu này dám thi chung với các ông lắm. Em không sợ, mọi ngày đi học, chung quanh con trai không, quen rồi nhưng em không thích thi chung như vậy. Con trai gì mà siêng thế giờ này lật sách ra học, làm sao mà vô chữ nào, em chịu thôi.

Sau khi được dặn dò đủ thứ em rời mẹ để vào phòng thi, phòng em chỉ toàn quý vị liệt nữ phần đông con cháu của hai bà Trưng em hơi yên tâm, nãy giờ cứ ngỡ thi với con trai. Chưa gì em thấy mọi vật hơi quay quay, ấy đừng có chóng mặt bất tử đó nghe. Có đề trong tay em hết bệnh lúc nào chẳng biết, eo ơi 10 câu hỏi dễ sợ, mất nửa tiếng đầu để ngồi nhớ xem câu nào ở đâu, loay hoay mãi đến 10 giờ mới tạm xong câu hỏi. Còn bài luận, dù đã chuẩn bị làm đề khoa học sẵn ở nhà nhưng đến lúc đọc xong 2 đề khoa học tư tưởng bay đâu hết. Thôi đành nhắm mắt chọn đề đạo đức (ở nhà em đã "tuyên bố" chẳng khi nào chọn đề đạo đức) có lẽ bài luận đành vác gậy đi xin. Nộp bài sớm tụi em kéo nhau ra ngoài bàn tán đề thi, chưa ai hân hạnh làm hơn 2 bài luận suốt niên học, luận triết đứa nào cũng bê bối. Em không biết trách ai, tại lỗi tụi em không cố gắng hay tại chương trình dài lê thê giáo sư không còn thời giờ dạy luận.

Buổi chiều em hy vọng đề thi nói về đề tài "science", giáo sư Anh văn của em chỉ cho khảo sát đề tài này thôi, không ngờ lại trật tủ, đọc tựa Pasteur, em đã than thầm. Cũng may đề không khó lắm, chỉ tức cười lúc dịch sang tiếng Việt trong bài có đến những 3 chữ hơi giống nhau rabies, rabid, rabbit cứ nhầm chữ này với chữ kia.

Thứ năm, 17-6

Hôm nay đối với dân ban B, bài toán hệ số 5 quyết định cuộc đời đây, lỡ có bề gi đi đoong có trời mà cứu. Không trách gì quý bạn con trai chỉ lo toán bỏ bê môn phụ, nhất là vạn vật khiêm nhường với hệ số 1 nhỏ nhoi, con gái dù sao cũng siêng gạo hơn. Tụi em đứa nào cũng lo lắng vô cùng, đề thi mà bí là chết. Quả thật đúng như lời chị Dung, em không còn mệt nhọc bệnh hoạn gì hết, đang lo quá đi. Hồi tối ba em đùa: "hai mẹ con đi thi", em kêu mẹ ở nhà hôm nay em đỡ nhiều nhưng mẹ đâu có chịu, ở nhà không yên lòng chắc tại về nhà là em nằm không dậy nổi, chỉ khỏe lúc ở phòng thi.

Câu hỏi giáo khoa toán không ngắn gọn chút nào, chẳng hiểu sao câu nào sau khi chấm một cái đều có thêm một câu hỏi nhỏ. Bài toán thì hơi dài làm hoài không hết. Đến lúc chuông reo mà vị nào cũng làm như không nghe, không chịu nghe tiếng chuông. Hai ông giám thị đành đi tảo thanh từng bàn. Em bỏ hết một câu 4 điểm đau lòng ghê, đã thế còn sai câu cơ học mất thêm 2 điểm. Tụi em nhìn nhau lắc đầu, chỉ hy vọng trung bình là may. Ra đến cổng gặp mẹ hỏi, em nén tiếng thở dài và trả lời tạm được, bài toán trung bình lỡ các môn phụ không ra gì lấy điểm đâu bù vào, thảo nào trước kia em nghe có người làm bài được trung bình mà vẫn đi đoong là vậy.

... Tụi em dặn nhau khi sắp thi trắc nghiệm, chữ a đưa 1 ngón tay, chữ b đưa 2 ngón tay, chữ c đưa 3 ngón tay, chữ d đưa 4 ngón tay. Em thấy mật hiệu này dễ xài vì không gây tiếng động, đến giờ thi em cứ tưởng đâu đây là lớp 1 đang học làm toán đứa nào cũng đưa tay đếm hoài. Có nhiều câu "trời đất" chẳng biết đường trả lời, thôi đành tô đen mẫu tự mang tên em.

Giờ sau thi Pháp văn, ông thầy gác thi trẻ quá nên ổng khỏe ghê đi lên đi xuống không biết mỏi chân, trái lại cô giám thị II vì tuy một mà hai nên cứ ngồi hoài nơi bàn. Lúc thi tụi em vẫn còn đùa, nói thầm với nhau phải chi cô giám thị kia tuy một mà một ông thầy sẽ nói chuyện, tụi mình đỡ khổ. Ông giám thị không những đi khỏe mà còn nói khỏe nữa, lúc nào cũng sẵn sàng nói "chị kia muốn tôi xé bài thi không". Lời nói như tuyên án tử hình cả phòng yên lặng không dám hó hé một câu.

Sau mấy buổi thi, chỉ chiều nay em gặp mẹ và cười tươi khi nói về bài Pháp văn.

Thứ sáu, 18-6

Ngày thi cuối, sáng nay làm lý hóa lơ mơ dám khăn gói đi thi khóa II chớ không phải chuyện đùa, nghĩ tới viễn ảnh đó đứa nào cũng hoảng.

Ôi nghe những tiếng thở khi cầm đề mà thương "thí sinh" biết bao nhiêu. Cái đề dài thườn thượt trông phát sợ. Năm nay chương trình thay đổi nên thêm bài toán hóa học, chỉ cần nhân với chia cũng mất nhiều thời giờ. Càng lớn hình như em nhân, chia đỡ đi, một con toán nhân cũng vẫn sai. Biết thế bài toán nào em cũng thử cho chắc ăn, đã thế số 1,16g chất hữu cơ em trông gà hóa cuốc nên tưởng 16g, làm xong thấy kết quả lạ quá chẳng ra chất gì hết bèn dọ hỏi, trời ơi em cuống cuồng xin tờ giấy khác làm lại. Tốn nửa tiếng cho bài toán hóa. Còn hai câu hỏi hóa học, còn ba câu hỏi vật lý, còn bài toán vật lý bốn câu. Sao nhiều quá không biết, đã vậy thời giờ đi nhanh như... như gì chẳng biết, chỉ biết em đang bí bài toán, không ngờ cho sức cản không khí vì vậy dễ hóa thành khó, công thức nhớ mơ màng, mang máng. Loại toán này ít ai chú trọng tới, tụi em chỉ lo động lực học với con lắc.

Đến lúc ra ngoài em mới biết không phải chỉ mình em trông gà hóa cuốc nhìn số 1,16g thành 16g mà còn rất nhiều đồng minh, thế không phải tại em mà tại người đánh máy bài thi. Câu một của bài toán được "thí sinh" chia làm hai phe, một phe có đáp số 3, 5 một phe có đáp số 4, 9. Bên nào đưa ra lý luận cũng chắc hết. Em không biết phe nào đúng, thôi chờ về nhà nghiên cứu lại hẳn biết...

Đề vạn vật rất dễ cho những người thuộc bài và khó cho ai lỡ quên. Em thì nửa quên nửa nhớ dù trong lớp bài nào cũng dẫn đầu hết, tuy dẫn đầu nhưng chẳng oai đâu vì lớp em toàn là con trai. Trong trạng thái nửa nhớ nửa quên em làm xong năm câu hỏi.

Thở phào nhẹ nhõm, xong ba ngày thi dài đăng đẳng nhưng những giờ thi ngắn xíu.

Thứ bảy, 19-6

Em bắt đầu nhớ lại em đang bệnh, cơn bệnh mà em tạm lãng quên trong ba ngày. Em như mê man, mệt quá cố hết sức, đầu óc vận dụng tận cùng bây giờ trở nên đau nhức. Em ngủ vùi, thôi sách vở, thôi thi cử, thôi bạn bè, em mơ màng thấy lúc mình đang thi, mơ thấy ngày xem bảng. Tất cả mơ hồ quá chập chờn trước mắt em và những viên thuốc những mũi tiêm hình như đến gần làm quen thân thiện...


NGUYỄN QUỲNH   
Nhớ kỳ thi 71        


(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 180, ra ngày 1-7-1972)


Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

THI VÀ MÙA HẠ NHỚ - Hoài Miên


Buổi trưa nghe yên tịnh quá. Huy để đầu trần đi dần ra cổng, mắt nhìn ra đường tìm kiếm. Quái! Mới nghe thằng bé nó reo cà-rem lanh lảnh đây mà. Đang học bài khô cả cổ, Huy ao ước thưởng thức một cây kem mát lạnh, biết đâu cơn nắng gay gắt sẽ dịu đi được một ít. Con đường nhỏ nằm im say ngủ. Chùm hoa đỏ lắc lơ một tý. Đã thấy mùa hè rực rỡ trên những tàn cây. Huy chợt nhớ đến những ngày hè năm trước. Bãi biển xanh ngắt. Mặt trời chói chang. Huy thấy tuổi nhỏ êm đềm, êm đềm cũng như hàng cây phi lao phất phơ buồn trên bãi. Rồi những cơn sóng nhỏ đã đưa ngày đi xa, một lần... trong lãng quên. Nhưng chỉ là chùm bóng màu dễ vỡ. Căn nhà hiu quạnh. Huy đứng tần ngần, lắng nghe tiếng chim sâu hót. Chị Thái đi du học ở bên Mỹ chưa về, thầy mẹ về thăm người bác ở Vũng Tàu... Khoảng sân in màu vàng của nắng trưa làm nổi bật các bóng cây rợp mát. Ngoài giờ học, Huy giam mình trong phòng vùi đầu vào sách vở cho kỳ thi sắp đến, thiên nhiên lúc nào cũng cần khi Huy ngộp thở với những bài vật lý rắc rối.

Người vú già còn loay hoay dọn dẹp sau bếp, Huy khép nhẹ cửa lại và xách vài cuốn tập sang nhà Thi. Không hiểu cô bé làm gì trưa này? Huy ngước mắt nhìn tường nhà Thi, một ý nghĩ tinh nghịch nồi lên. Đu người lên nhánh cây trứng cá, Huy thẩy tập vào trong bờ tường trước. Buổi trưa trong vườn nhà Thi tẻ lặng lạ. Vài cánh bướm chờn vờn bên các khóm hoa Lan. Lối đi lát sỏi lạo xạo dưới chân. Đến chiếc ghế đá, Huy ngồi xuống suýt soa nơi khuỷu chân. Vết trầy đỏ hiện ra. Mình ngu quá! Nổi hứng đột nhập nhà Thi bất tử mà bị thương tích như vầy, cô nàng lại cười vào mũi cho. Từng chiếc lá rơi lặng lẽ. Hương hoa sứ thoang thoảng. Huy nhắm mắt, tưởng tượng ra gương mặt tròn trĩnh, ưa nhõng nhẽo của Thi. Bài học chợt chắp cánh bay cao. Trời xanh quyến rũ hơn cả.

- Anh Huy!

Thi tới sau lưng từ lúc nào, tóc cột cao để lộ vầng trán đẹp thông minh. Bộ đồ hồng tươi mát những giọt nước lóng lánh, li ti. Huy nheo mắt:

- Mới tắm xong?

- Nực ghê đi, anh thấy không? Ngoài vườn chả có tý gió nào hết!

- Thế biết Huy tới sao ra đây?

- Không. Anh đến cách nào hay vậy?

- Leo rào!

- Eo ui! Có lọi cẳng chưa?

- Mới trầy sơ sơ!

Huy giơ bàn chân lên. Thi cúi nhìn, mặt cô bé như chính mình bị đau. Biến đi giây lát, Thi trở ra với lọ thuốc đỏ. Một áng mây nào trôi ngang, ánh nắng dịu hơn. Huy không thấy đau mà chỉ hơi cảm động.

- Thi sắp nghỉ hè rồi hở?

- Còn học hai tuần.

- Sướng nhé! Tha hồ đi chơi Đà Lạt, hoặc Cấp...

Thi lắc đầu. Huy nhớ ra mẹ Thi, người vợ thứ của ba Thi, sẽ có thể cho cô con gái sống trọn tháng hè trong nội trú. Mẹ ruột Thi có đôi mắt to nhiều tình cảm và hồi trước Huy thường đòi bà đàn dương cầm cho nghe, những bài nhạc êm đềm réo rắt. Có lẽ giờ đây mẹ Thi đang dạo những cung nhạc thần tiên ở một nơi nào khác, cao vời hơn...

Chỉ còn lời nói êm đềm ngày nào Huy giữ làm kỷ niệm về mẹ Thi: "Cậu bé nầy nữa lớn nghệ sĩ lắm đấy!" Huy mỉm cười, nghệ sĩ thời này có nhiều hạng khó mà định nghĩa cho đúng được. Thi học trường đạo, cô bé vẫn hay đi đến nhà nguyện và hay kể Huy nghe về những chuyện các thánh tử vì đạo. Câu chuyện rút từ kinh thánh được thuật lại với vẻ sùng kính say mê. Huy vẫn thích nghe tuy mình ngoại đạo. Mặt cô bé lúc này trông bàng bạc một nét buồn. Huy cố moi móc trong trí xem Thi có giống một vị nữ thánh nào không. Thi bối rối cười trước cái nhìn soi mói đó và chớp mắt nói nhỏ:

- Thi không thích đi đâu nữa cả! Có ích gì nhỉ?

Nắng cũng buồn như sợi khói sầu vương mắt Thi. Huy đứng lên, cố che lấp sự xúc động.

- Nói chuyện gì khác đi. Huy ghét Thì sentimental lắm! Và những giọt nước mắt sẽ là đồng minh của sự bi quan...

- Thế Huy thích coeur dur hả?

- Huy muốn thấy Thi vui lên thôi.

- Nhưng không được, Thi sợ ngày mai...

- Ngày mai thì sao?

- Ngày mai Thi lại vào trong nội trú. Hơn nữa những ngày mai kế tiếp cũng không nói lên được gì cả. Anh thấy không?

- Thi triết lý như bà cụ non!

Cả hai cùng cười ròn rã. Ánh nắng đã ngã sang màu lợt lạt. Tuổi trẻ không phải đi tìm. Huy ngó Thi, một niềm vui nhỏ nhoi chưa tắt hẳn vì nắng còn đó, còn reo trên cây lá...


HOÀI MIÊN   
(Gia Định)     




(Trích từ bán nguyệt san Ngàn Thông số 29, ra ngày 8-7-1972)


Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com/

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

CHUYỆN MÙA THI - Thương Mai


Loan lấy tà áo phủi phủi chiếc ghế, bụi bay bay lấm hết áo trắng. Ngồi chưa nóng mông, mồ hôi đã rịn ướt áo. Bốn cây quạt trong phòng được mở vù vù vẫn không ngăn cản được sức nóng. Trưa hè đã nóng, lại được giọng bà giáo già lè nhè giảng bài. Ôi! Não nề làm sao!

Loan chống tay vào cằm, cô bé chẳng buồn nghe giảng bài, mặc dù nhiều lần cô bé bắt mình phải nghe nghe để kiếm lấy mảnh bằng. Song cô bé chỉ nghe được vài lời, tâm trí vội lo ra, lời cô giảng bỏ lướt ngang tai. Loan hậm hực, giữa trưa hè nóng thế này mà phải gò bó trong căn phòng nóng còn hơn hỏa ngục. Giữa lúc mọi người rong chơi thỏa thích, Loan phải ép mình vào ngồi học, học những gì đâu làm cô bé nhức cả óc. Ấy, vậy mà vẫn phải học, năm nay cô bé thi tú tài khóa chót đi. Cô bé nao nao nghĩ đến lúc thi đậu (Chưa chắc đậu, nhưng... tưởng tượng trước), mọi người sẽ chẳng ai kêu Loan là con bé này, nọ nữa. Người ta sẽ trịnh trọng kêu ba tiếng: "Cô Tú Loan". Gớm, cô bé chóng lớn thiệt, năm ngoái còn là con bé nhõng nhẽo, năm nay đã thành cô Tú rồi. Nhưng muốn được gọi là cô Tú, Loan đã, đang và sẽ đau khổ thiệt nhiều để học: học vỡ đầu nát óc, học mờ mắt ù tai mới mong kết quả khả quan. Mùa hè đến lâu rồi, mùa chia tay tới lâu rồi mà cô bé chưa rời ghế nhà trường, chả được đi nghỉ mát như những năm trước. Biết vậy, năm rồi Loan đừng lên lớp thì hơn, ở lại học lè phè, cuối năm tha hồ nghỉ có phải sướng không? Ý đâu được, bộ công lao bao ngày đổ xuống ao sao? Trót lên đây thì ráng học chớ! Ối! Mảnh bằng tú một bây chừ chẳng còn giá trị gì hết, sang năm bỏ thi, cứ tà tà học, cuối niên khóa vẫn lên 12 như ai. Nhiều lần nghĩ thế, cô bé toan nghỉ học. Nhưng cô bé lại nghĩ: đã lên tới đây chả lẽ bỏ cuộc hèn nhát thế ư? Thi trượt còn hơn không dám thi. Rồi bao nhiêu vấn đề nổi lên trong đầu cô bé, hành hạ cô bé còn hơn hành hạ tù nhân. Cô bé thường gọi tuổi mình là tuổi lao tù: bao nhiêu đau khổ dồn dập, từ học thi, tình cảm, lời ăn tiếng nói, phục sức cho đến giao thiệp với đời khổ ơi là khổ! Có sướng chăng là các cô, các cậu học lớp 10. Sang năm tha hồ phè phỡn chẳng thi cử gì hết. Còn tội nghiệp các cô các cậu lỡ thương nhau rồi, làm sao học được khi hình bóng người yêu hiện ra trong óc suốt ngày. Loan còn nhỏ xíu à, cô bé chưa yêu với biết ai cả. "Yêu là khổ" Phật Thích Ca dạy thế mà.

Học cũng khổ thấu trời, khổ hơn cả công việc lao lực khó khăn. Ngồi "gạo bài" muốn bể đầu còn bị muỗi đói "thăm hỏi" sức khỏe. Ngủ không dám ngủ, đi chơi không dám đi cứ ngồi cô độc với những dòng chữ với những con số, ký hiệu toán học đảo lộn trong đầu. Trước kia Loan nhức đầu hay buồn ngủ còn mở cửa ra quán bà Tám làm một ly nước cho tỉnh. Bây giờ, nhức đầu, buồn ngủ ráng mà chịu. Cô bé không dám mở cửa. Nếu cha mẹ cực khổ nuôi con cái học hành, thì con cái cũng khổ vì học, và sau này vẫn khổ: phần thờ cha mẹ phần nuôi con. Như thế, cha mẹ nuôi con học hành nghĩa là chia sớt cho con cái nỗi khổ. Người nuôi lẫn kẻ thụ hưởng đều khổ! Tiếp nối nhau thành một sợi dây khổ, chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Có lẽ cũng bởi thế, mà trên bốn bức tường lớp Loan, mấy tướng mãnh đã ghi đầy lên. Nào là: "Học là khổ", "Học là khốn nạn", "Học là tự sát", "Chết rồi có mang sự học sang bên kia thế giới được không?", "Cuộc đời còn gì thú vị nếu cứ cắm cúi vào học", "Học riết đi rồi... chết". Lại có những câu dí dỏm hơn: "Thày dạy học, ta cứ học ; Thày dạy yêu, ta cứ yêu. Thày nghỉ dạy, ta nghỉ học! Thày lấy vợ, ta lấy vợ" hoặc "Má ơi! Con nhớ người yêu quá, không học được. Má cưới vợ cho con đi, con mới yên tâm học Con sợ nó đá con Má ơi!". Có chàng nổi hứng chép cả thơ với thẩn lên đó. Ôi thôi! Bốn bức tường trắng lem luốc đầy vết bẩn. Ban giám đốc khiển trách lớp Loan hoài. Nhất là có những người khách đến thăm trường, hoặc phổ biến báo chí, lạc quyên... Lúc trở ra ai cũng khen lớp Loan "đẹp". Chẳng những "đẹp" mà lại "hiền ngoan". Ở trường Loan, cứ 4 lớp có một giám thị, riêng lớp Loan đặc biệt được thày tổng giám thị "săn sóc" vì quá "ngoan hiền".

- Chị Loan, chị làm ơn nhắc lại bài tôi vừa giảng.

Tiếng gọi của bà giáo làm Loan giật nẩy. Nãy giờ cô bé có nghe gì đâu. Cuống quá, cô bé bấm lia lịa hai nhỏ bạn ngồi cạnh. Có tiếng nhắc khe khẽ, cô bé lắng nghe nhưng chưa dám nói. Nói lộn tụi con trai chọc chết.

- Chị có hiểu tiếng Việt không à?

- Dạ...

Bà giáo đưa tay sửa lại gọng kiếng, hỏi tiếp:

- Năm nay chị có thi không à? Tôi tủi lắm, buồn lắm mỗi lần gặp lại những học trò cũ của tôi đã thi rớt. Tôi vào đây không phải giảng cho bàn ghế cho quạt trần nghe, mà để cho các anh các chị nghe, chị làm tôi nản quá.

Thấy cô bé đỏ mặt gục đầu xuống bà giáo nói đùa một câu, tính bà vẫn thế, khiển trách học trò xong là đùa một câu chữa thẹn:

- Nè, nhớ chàng nào thì về nhà hãy nhớ, có mơ liệu tan học hãy mơ nghe con. Thi trượt nhục nhã lắm con ơi! Thời buổi này ngoài tiền bạc ra chỉ có mảnh bằng là nhất thôi. Nghèo thì ráng học nghe con, thi rớt kép nó chê à.

Cả lớp cười như vỡ chợ, Loan có yêu ai đâu mà nhớ, bà giáo này vô duyên ghê đi. Chợt có tiếng nói thiệt hồ đồ, nham nhở từ phía con trai:

- Nó nhớ em đó cô!

Loan quay lại, bĩu môi:

- Xí... ai thèm.

Bà giáo tuy già, nhưng mắt còn tinh, bà điểm ngay mặt tên vừa nói:

- Ừ, chị ấy nhớ anh đấy, chắc nãy giờ anh cũng nhớ chị ấy, đâu, anh nhắc lại bài tôi xem?

- Đó, có sai đâu, anh nhớ chị ấy quá rồi mà Loan được dịp hỉnh cái mũi hất cái đầu trả đũa.

- Đấy chị ấy chê anh rồi đó, chưa thi đã chê rồi, không biết thi xong thì sao đây, ngữ này tôi nghi quá.

Tiếng ồ ré ầm lên, sau những phút mệt mỏi nghe bài, ai cũng nói ra vài câu cho đỡ mệt mỏi. Có một tiếng rổn rảng vang lên:

- Tội nghiệp nó má ơi! Nhà nó nghèo má!

Tiếng cười rầm rầm. Bà giáo vẫy tay cho lớp im lặng, chậm rãi nói:

- Xin lỗi anh, con gái tôi năm nay là sinh viên y khoa sắp ra trường. Tiếc quá!

Cả lớp lại cười, trút đi bao bực dọc gần một tiếng qua. Bà giáo để lớp xả hơi ít phút rồi tiếp tục:

- Thôi cảm ơn chị Loan, mời chị ngồi. Lần nữa chị lo ra tôi để anh chị ngồi gần nhau cho hết nhé.

Loan bẽn lẽn ngồi xuống, lần này cô bé nhất quyết nghe giảng. Bao nhiêu tâm trí tập trung vào bài giảng hết. Cô bé hiểu bài dần dần, dễ thế mà lúc nãy không biết. Bà giáo nhìn Loan khẽ mỉm cười khiến cô bé sung sướng trong lòng. Không biết đi thi bài có dễ như thế này không há, cầu trời, họ nhằm bài này ra câu hỏi.

Loan mở bóp lấy khăn tay lau mồ hôi trên trán. Sao mà nóng thế hở trời? Mồ hôi thấm ướt luôn cả khăn tay. Loan cầu nguyện sớm đến ngày thi khỏi giam thân trong hỏa ngục này. Thi xong, chả cần biết đậu hay rớt, việc đầu tiên cô bé sẽ ra Nha Trang tắm biển, rửa sạch bao bực dọc mang trên mình trong những phút giây khó thở lúc học thi. Kế đến, cô bé sẽ lên Đàlạt dưỡng sức mắc học thi sút mất mấy ký đi rồi về quê thăm bà con cô bác Chắc mọi người sẽ ngạc nhiên thấy mới Loan năm nào đã là người nhớn. Chưa biết đậu hay rớt, người ta cứ gọi Loan là cô Tú trước, sau xét lại. À, Loan về quê nhất định sẽ thăm con trâu nhà nội mới được. Con trâu đen có cặp sừng cong vút, to như con voi ý. Năm ngoái về nghỉ hè, cô bé đã cùng bầy trẻ ở đây nô đùa. Cô bé ngồi trên lưng con trâu đen này oai như bà... Triệu í. Rồi chẳng hiểu vì sao, nó hất cô bé té xuống ruộng rồi chạy thẳng một mạch. Quần áo lấm hết, bùn bám đầy người, lại còn ê ê ở mông, cô bé vẫn thích ngồi trên lưng trâu. Cô bé sẽ còn đến thăm ruộng lúa của  nội nữa. Những bông lúa vàng nở ngập đồng mỗi lần gió thổi ngã rạp xuống như làn sóng. Nội thường bảo Loan: "Tao không cần học cao như cha con tụi bay, cứ chăm chỉ canh tác cũng dư sống, bay học giỏi chưa chắc rành việc đồng áng bằng thằng Tám". Thằng Tám là con dượng Năm, thằng bé nhỏ lắm, năm nay mới mười một. Tuy nhỏ thế, thằng bé rành việc cày cấy đáo để. Hè về, Loan đã năn nỉ thằng bé chỉ cho biết chút xíu việc đồng áng ; vừa chứng minh cho nội biết mình không thua dân quê, vừa mang về Sàigòn khoe với bạn bè. Năn nỉ gần chết, thằng bé mới chỉ cho Loan biết...

- Nè, chị Loan, chị lại làm ơn nhắc lại bài tôi vừa giảng.

Chết cha! Loan lo ra từ hồi nào có hiểu gì đâu. Cô bé cuống quá, khuôn mặt đỏ bừng đứng nghiêm chờ quan tòa tuyên án. Bà giáo già khẽ lắc đầu thở dài. Má ơi! Thương con đừng bắt tội con nghe má. Cô bé nói trong tim mình, tâm thần bấn loạn. Bà giáo đỏ mặt ngó chung quanh. Eo ui! Bà bắt mình ngồi cạnh chàng nào đây, hết thoát rồi...


THƯƠNG MAI     
(Bút nhóm Dạt Sóng) 


(Trích từ bán nguyệt san Ngàn Thông số 30, ra ngày 25-7-1972)

Trong nắng

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

PHÚT TUYỆT THÚ - Nguyễn Hiến Lê


Trên đường đời, từ "buổi đầu" cho tới "lúc cuối" ai cũng được hưởng ít nhất là một lần, một lúc tận thiện tận mĩ. Có thể nhiều lúc như vậy, nhưng hầu hết chúng ta đều hoặc bận quá, trẻ quá, già quá, phức tạp quá, quá thế này, quá thế nọ, nên không để ý tới... và những lúc đó trôi qua đi mà ta không hay.

Tôi được biết cái phút tuyệt thú của tôi hồi tôi còn tám tuổi. Đêm xuân đó, tôi bỗng thức dậy, thấy ánh trăng rọi qua cửa sổ, tràn ngập trong phòng. Trăng tỏ quá, tôi không ngủ được nữa, ngồi ở trên giường. Không có một tiếng động... Không khí nhẹ nhàng, thoang thoảng hương lê và kim ngân hoa (chèvrefeuille).

Tôi trườn xuống sàn, rón rén bước ra sân. Giờ đó đã khuya, trẻ tám tuổi không được thức, nhưng tôi muốn ngồi một lát trên cái đu để ngắm ánh trăng. Khi tôi khép nhẹ cánh cửa lại thì thấy má tôi ngồi trên bực thềm. Người ngửng đầu lên, mỉm cười đặt một ngón tay lên môi, còn tay kia vẫy tôi. Tôi lại ngồi nép vào người, người đưa tay ra choàng tôi.

Đồng quê thiêm thiếp trong cảnh tĩnh mịch: nhà nào cũng tắt đèn. Ánh trăng rót xuống như bạc, rực rỡ tới nỗi chúng tôi nhìn thấy khu rừng cách đó một cây số.

Tôi thì thầm:

- Cảnh đẹp quá, má!

Và cánh tay người ghì chặt lấy tôi, con Frollo đi băng qua bồn cỏ, lại nằm dài trên bực thềm, vẻ sung sướng, đầu đặt lên đầu gối má tôi. Cả ba chúng tôi đều im lặng trong một lúc lâu. Những ngôi sao mờ mờ lấp lánh ở xa, xa lắm. Thỉnh thoảng một ánh trăng chiếu vào một cánh hồng gần thềm, và giọt sương rung rung tỏa sáng. Bụi cây như đeo những chuỗi kim cương và một mùi hương ẩm thấp từ cỏ bốc lên.

Chúng tôi biết rằng ở giữa khu rừng âm u, đời sống thảo mộc, thú vật vẫn tiếp tục. Có cả ngàn tiếng động của thỏ, sóc, chồn đi đi lại lại trong thế giới của chúng. Ngoài đồng, trong vườn cũng vậy, cây cỏ vẫn âm thầm mọc. Con ngựa tơ đương ngủ bên cạnh mẹ nó trên bãi cỏ, và ở gần chúng tôi, một con bê nằm nép vào sườn mẹ.

Chẳng bao lâu nữa, những cánh hoa hồng hồng và trắng sẽ rụng lả tả như tuyết, và hoa sẽ thành quả. Những bụi mận (prunier) sẽ đầy những trái tròn, sắc đỏ lần lần dưới ánh nắng, và được những cơn mưa tưới nhuần. Trong những thửa ruộng, những đọt bắp non bắt đầu đâm thẳng lên trời. Sáng mai, ong sẽ tấp tới bay lại hút đầy mật các bông dưa bở, và chẳng bao lâu trên các cây dưa, hoa sẽ rụng và trái xanh xanh nho nhỏ sẽ lốm đốm xuất hiện.

Phép màu của đời sống sẽ xuất hiện một cách vô thanh vô hình trong cảnh tĩnh mịch bao la đó. Thuận theo luật hóa công, chim ấp trứng trên cây dâu. Trải qua biết bao thế kỷ, núi vẫn trơ trơ cùng tuế nguyệt, hiên ngang, hùng vĩ. Các vì tinh tú vẫn vận chuyển, cơ man nào là thế giới vẫn được bàn tay mạnh mẽ mà nhẹ nhàng của Hóa công điều khiển.

Má tôi chỉ cho cây bá hương nói khe khẽ với tôi:

- Con coi kìa, ngôi sao đó như mắc kẹt trên cành cây.

Trong khi chúng tôi ngắm ngôi sao đó thì một con chim họa mi cất tiếng hót trên một ngọn cây lê, cơ hồ như nó không thể không biểu lộ niềm vui tràn ngập trong lòng. Tiếng hót trong trẻo như tiếng vàng ròng lưu sướng, nhẹ nhàng như ánh trăng ; âm bổng âm trầm hòa hợp lẫn nhau một cách dịu dàng, có lúc thật nhỏ gần như không nghe ra được, rồi lại vang lên, tỏ một niềm vui thú tuyệt trần. Bỗng tiếng hót im bặt và cảnh đêm trở lại tĩnh mịch dưới ánh trăng.

Một em gái tám tuổi không phân tích nổi những ý nghĩ đó, cũng không nhận được sự mênh mông của vũ trụ, nhưng em thấy được ngôi sao cắm trên cành một cây bá hương và cảm được nỗi vui hoàn toàn xuất thần đó. Em nghe được tiếng họa mi dưới ánh trăng mà trong lòng tràn trề một niềm hoan hỉ âm thầm. Em cảm thấy cánh tay má ghì chặt em mà được hoàn toàn an tâm.

Em có thể không nhận được dòng sinh hoạt nghiêm khốc, lúc thăng lúc trầm, không nhận được sự vận chuyển của vũ trụ, sự lên xuống của thủy triều nhưng em cảm thấy lúc đó như được nhìn một vũ trụ mới qua một cánh cửa hé mở và đã được biết trong một lát cái tận thiện tận mĩ.


Gladys Bull                
NGUYỄN HIẾN LÊ tuyển dịch  
(Trong Ý Cao Tình Đẹp đã xuất bản)



(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 131, ra ngày 15-10-1974)


Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

MƯA ĐẦU MÙA - Thương Thùy Hương


Em đã thấy tự đêm rằm hôm trước, trời thật trong và trăng sáng vô cùng, thế mà bố lại bảo sắp mưa có lạ không hở bạn? Mới rằm tháng ba cơ mà. Em làm ngay một lô thắc mắc:

- Sao bố biết? Trời đâu có mây và lại nhiều sao kìa, kỳ vậy bố? Người ta bảo và theo con đoán thì chừng nào trời âm u, mây đen và không có trăng sao thì mới mưa mà bố?

Bố kéo em vào lòng, nụ cười bố thật bao dung dưới ánh trăng mười sáu, bố bảo:

- Con gái bố đoán đúng ghê đấy.

Em tròn mắt:

- Ơ! Thế sao bố bảo sắp mưa?

- Thì bố bảo sắp mưa chứ bố có bảo mưa ngay bây giờ đâu. Sắp có nghĩa là mấy hôm, một tuần hay nửa tháng nữa.

Em ngạc nhiên:

- Sao bố đoán trước được xa vậy bố? Bố căn cứ theo đâu?

Bố chỉ tay lên mặt trăng vành vạnh trên cao, hỏi em:

- Con có thấy gì không?

Em ngước nhìn và tìm mãi... bố hỏi (thấy gì) thì chắc là có gì lạ đây, nhưng sao em tìm hoài chẳng thấy chi cả. Lẽ nào bố hỏi cái đen đen ở trong mặt trăng ấy, rõ ràng ai cũng nhìn thấy thì có gì lạ đâu, em lắc đầu:

- Dạ không, đâu có gì bố, trăng mười sáu thì lúc nào cũng thật tròn chứ đâu có gì.

Bố cười nhẹ:

- Bố không hỏi trăng tròn hay méo, nhưng con đã tìm kỹ chưa, xem ở ngoài nữa nào, nhất định phải có gì bố mới nói chứ.

Em cố tìm thêm lần nữa, vẫn mây thoáng gợn xa xa, vẫn khung trời xanh thẳm và một vài vì sao nhấp nháy gần đó. Ánh sáng vẫn dịu dàng tỏa xuống trần một màu nhạt mênh mông... gió mát... Mỏi cả cổ, em lắc tay bố:

- Thôi bố ơi, con chịu thua chẳng thấy chi cả, gì lạ đâu bố chỉ cho con đi.

Bố ngước lên, lấy tay vẽ trên nền trời:

- Đây này, con có nhìn thấy cái quầng rộng đen chung quanh mặt trăng kia chưa? Nó đã gần bằng cái nia rồi đó.

Em chú tâm, à thì ra là cái đó, vậy mà em cứ mãi nhìn vào mặt trăng thì thấy làm sao được. Quả như lời bố nói, chung quanh mặt trăng có một khoanh tròn bao lấy, màu hơi đen lớn gần bằng cái nia để sàng gạo. Bố giảng tiếp:

- Con để ý đi, khi nào cái quầng này đã lớn ra, nới chung quanh mặt trăng một khoảng cách rộng như con đang thấy, thì trời sắp sửa vào mưa và lại báo hiệu mưa nhiều nữa. Còn lúc bình thường nó chỉ nhỏ thôi chứ không rộng đến vậy. Ngày xưa, bố mẹ và các bác trong làng làm ruộng chỉ căn cứ theo những dấu hiệu đó mà ngâm mạ cho kịp thời chứ làm sao mà biết được.

Em thích thú xiết tay bố:

- À! Vậy ra thế, rứa mà nãy con cứ tưởng bố đoán mò chứ.

Bố gắt yêu em:

- Mò, mò con khỉ đó, bố cái con bé này...

Em cười, ngả đầu vào lòng bố đưa mắt nhìn lên cao nơi vầng trăng đang nghiễm nhiên ngự trị, niềm vui thích vừa học hỏi được làm em nôn nao thích thú.

*

Đúng như lời tiên đoán của bố, năm hôm sau thì trời chuyển mưa giao mùa suốt cả ngày nay. Trời u ám, em ngồi thu mình vào một góc ghế mân mê cây bút trên tay và nhìn ra cửa sổ... Xấp giấy bị quên lãng nằm hững hờ... Em định viết truyện đấy (hách chưa). Cơn mưa đầu mùa đổ xuống làm em xao xuyến nhiều, tự dưng tâm hồn mang mang kỳ lạ... Nỗi bâng khuâng khó diễn tả khiến em cứ loay hoay hoài không viết được, những ý tưởng ngập về nhiều quá làm em bối rối... Chao ơi! Diễn tả lòng mình khó, làm sao viết được ra đây...

Có tiếng trẻ con reo hò từ ngoài cổng hòa lẫn với tiếng sấm nhỏ nổ dây chuyền.

- Trời mưa, trời mưa tụi bây ơi...

Âm thanh tiếng reo thật xôn xao và vui thích, trong nhà thằng Quảng buông ngay quyển Nhi Đồng chạy ra. Bé Chi lót tót chạy theo, mẹ hét:

- Ấy, ấy, cấm không được ra cổng đấy nhé, con Quỳnh trông em, không cho nó ra mưa trời này độc chết, rồi lại cảm sốt nằm một góc đó không ai chịu nổi đâu nhé.

Em "ra lịnh":

- Chi vào, Quảng chạy đâu đấy, nghe mợ nói không, hở chút cái nhanh lắm.

Hai đứa nó tiu nghỉu trở vào, em cười thầm, rõ là "ỷ lớn hiếp nhỏ" có khác. Em cũng đang đón mưa đây mà, chỉ khác là em không được vô tư như chúng nó nên không thể reo lên với niềm vui hồn nhiên đó, mẹ lại bảo:

- Quỳnh ra đóng cửa chuồng gà, che kín kẻo nó nhiễm gió, rồi bưng mấy chậu kiểng ra ngoài cho nó có chút nước.

Vâng lời mẹ, em buông bút chạy ra. Những con gà túc túc trong chuồng, nghiêng cái đầu nghe ngóng. Em cười nhẹ với ý nghĩ vu vơ có lẽ nó cũng đang bảo nhau như những em bé ban nãy? - Trời mưa, trời mưa tụi bay ơi...

Ôm cái chậu kiểng cuối cùng ra đặt xong thì trời bắt đầu rơi nước, nhìn những chiếc lá dừa nhỏ ngả nghiêng cười trong gió, em chợt thấy có cái gì khác lạ thay đổi trong hồn... Mưa rồi đó, mưa rồi đó Quỳnh ơi! Mưa đến với gió mạnh, với mây đen, với tiếng sấm và ánh chớp loang loáng. Mưa đến với sự thích thú của lũ trẻ, với sự đề phòng của mẹ, với nỗi bâng khuâng của em...

Có một chiếc lá vàng theo gió rơi xuống chân em, em cúi nhặt đem vào đặt lên trên xấp giấy trắng nguyên. Ừ, làm sao viết được nỗi xao xuyến của lòng mình trong những lúc như thế này... mưa đến có nghĩa là mưa đang đi... rồi những cảm nghĩ này, những xôn xao này sẽ mất dần đi cho đến một chu kỳ mười hai tháng sau mới trở lại. Trở lại để thấy rằng Quỳnh của năm nay không phải là của năm trước và sẽ không phải là của năm sẽ đến... mưa ơi, mưa ơi. Em úp mặt vào lòng bàn tay gọi thầm như vậy và thoáng bất chợt giật mình khi thấy mình đã quá mộng mơ... Gió lùa vào thổi tung tóc em, mái tóc chấm vai mẹ vừa cắt chiều qua, chiếc lá vàng bay lên và vướng ở đó... em lùa tay gỡ xuống mân mê... nhìn những giọt nước bắn tung lên thềm nhà... Đồng hồ gõ sáu tiếng thong thả và đều đặn... giờ này bố đang tan sở đây... không biết bố trú mưa ở góc nào, chiếc áo của bố vẫn treo ở móc. Có lẽ bố không ngờ điều tiên đoán của mình đã thành sớm vậy, em mỉm cười phục tài xem "thiên văn" của bố và em chợt nhận thấy thật âm thầm mắt mình hoen ướt... chao ơi! Em khóc thật sao, sao lại khóc vô lý vậy... Không, nước mưa đó chứ, nước mưa đầu mùa mà...


THƯƠNG THÙY HƯƠNG    
nhóm HOA CÔ ĐƠN Saigon   




(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 93, ra ngày 10-6-1973)


Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

QUÊ NGOẠI - Phan Khương Thái


Con nhà Tỵ lơ đãng khoắng nước trong lu. Nước sông Cái Bè trong veo trầm lắng phù sa quanh lớp rêu đóng li ti ở đáy lu. Ngoài ra bọn thằng Tốt, thằng Sen... vẫn chơi trò "Tác Dăng". Mỗi lần tụi Tác Dăng trần như nhộng đu tàu lá dừa đều nháy nhó cười với con nhà Tỵ trước khi buông mình đánh "ùm" xuống sông. Con nhà Thâm thì chạy ù một hơi trên cầu nổi rồi trồng chuối ngược. Nắng chiều thong thả nhạt dần. Sông nước đã bớt reo vui vì xuồng ghe cũng vắng bóng lưa thưa. Nước còn lớn. Nếu ở sâu trong tận cùng nguồn nước vắng vẻ người ta sẽ nghe tiếng chim Bìm Bịp kêu buồn ảo não.

- Tỵ à! Vô ăn cơm con.

Con nhà Tỵ "dạ" lớn, bỏ dòng sông trước nhà, bỏ bạn bè mải đùa nghịch, vuốt vội đầu tóc chưa ráo nước, ôm vội quần áo chạy vô. Nó thay đồ sạch chứ không tắm lại. Vì ở vùng quê này làm gì có nước máy để xài. Dân đây vẫn quen dùng nước ngọt của dòng sông, kỹ hơn thì lóng phèn. Riêng nhà ngoại của con nhà Tỵ có hai dãy lu lớn chừng 16 cái, chứa nước mưa để dùng uống quanh năm. Hai bà cháu ăn cơm trong yên lặng. Vẫn những lời rầy rà yêu mến cho có lệ của bà già với đứa cháu cưng. Bà không sợ cháu chết đuối, vì nó bơi còn tài hơn trẻ miền quê. Biết đâu có những rủi ro khi vài chiếc xuồng gắn máy đuôi tôm vụt qua, hay chúng bị vọp bẻ (?). Nhưng khi bà bận lui cui với mấy con heo cùng đàn vịt, con nhà Tỵ tức khắc tụt quần áo nhập bọn với trẻ hàng xóm ngay. Cháu không còn nhỏ để bà bồng ẵm, trông coi như mấy năm trước. Nay cháu đã lớn như thổi, ăn, học, chạy, nhảy... và nhất là nghịch phá vô cùng. May thay bà chỉ chịu đựng nó trong một tháng thôi. Mẹ nó bận đi tìm ba nó mất tích trong một trận chiến sục sôi, sẵn dịp gửi cháu về quê ngoại nghỉ hè.

Con nhà Tỵ coi bộ chịu ở với ngoại lắm. Cả một vườn cây ăn trái để nó lục lạo, vặt trái và bày lắm trò chơi với lũ bạn đồng quê. Con nhà Tỵ chỉ thôi túm năm tụm bảy ra đồng khi nào cậu Út nó về. Làm tới "Thiếu Úy" ở Tiểu Khu mà cậu Út nó còn thích chơi với trẻ con lắm. Hai cậu cháu mê mẩn quanh cái hồ nuôi cá ở bên hông nhà. Trong hồ thả 2 vỏ ốc xanh rêu ở góc, với đá sỏi ong để giữ cho nước khỏi nóng, nào sỏi, nào hộp bia bằng nhôm có đất chôn lũ rêu đang cố vươn cao với lũ bèo tấm bu quanh đám lục bình. Thực vật xanh mát thâu, nhả dưỡng và thán khí, giúp đàn cá dễ thở và có thể bơi lặn trong thời gian dài. Cậu Út lấy cái vợt vuông xúc bớt tụi cá Cẩm Thạch, cá Xê Ca, cá Cọp Rằn, cá Cọp Trắng ra riêng một khạp da bò. Bởi vì tụi cá này tánh hung hăng, không đói mồi vẫn hay rượt xắn rách đuôi lũ cá Tàu Vàng, Đen... còn có tên là cá Ba Đuôi. Bây giờ trong hồ vuông còn lại nào cá Bạch Cố Lũy trắng bạc một màu, cá Hắc Cố Lũy đen như nòng nọc, cá Hồng Kim đỏ rực, nếu cá có hai cái vi dài và nhọn lướt thướt và là cá trống, cá sẽ có tên là Song Kiếm. Lại còn cá Hòa Lan cụt đòn và lạt màu hơn cá Hồng Kim, có khi màu cam, có khi pha những chấm đen ở ngấn đuôi với trên đầu. Những cá mái Cắm Dướng Dướng vàng đậm một màu đang lẩn trốn những trự Cắm Dướng Dướng trống phân biệt được bằng cái đuôi đỏ chóe. Những cá Bảy Màu thì vô số, đủ màu sắc và sự xếp đặt trên thân của chúng đều khác nhau. Chúng vốn quen sống nơi nước chảy như sông, rạch... để lướt ngược dòng, con nào chịu đựng được nước tù đều sống rất mạnh. Con mái không màu, sinh sản rất nhanh, mỗi lần đẻ ngay ra 1 hay 2 cá con. Chẳng mấy chốc chúng đông số và dư chấp lũ cá giá trị kia cộng lại để so sánh. Tuy rằng có thêm những chú cá Thủy Tiên vảy lóng lánh nâu đen, chóp đầu màu cam rực rỡ, cá mái lợt lạt hơn 1 chút. Cá Buồm Phát hình thoi và sọc rằn thì nhút nhát lội có đôi. Bên cạnh là lũ cá Râu Tiên "râu" là vi dài lê thê, bộ dáng đạo mạo và lội từng đám lờ đờ như các cụ già đi thưởng ngoạn có khác. Chưa kể lũ cá Ba Đuôi, vàng, cam, hồng, trắng, đen, pha màu... quẫy như xe lội nước. Tuy cũng có lúc chúng bơi lững lờ, nhưng con nào cũng táp, cái mồm toe toét "bập bập" dù không có miếng ăn như cung quăng hay trùn chỉ. Bọn cá cũng ăn cả cám, thực phẩm gà, ruột bánh mì hay tôm khô nghiền nhỏ. Chúng cũng không tha rễ bèo, rêu xanh, rễ lục bình hay con tép tươi tanh tưởi mà con nhà Tỵ nghịch ngợm bỏ vào. cái hồ cao 1 thước và vuông vức một thước rưỡi không rộng là mấy mà cậu Út còn định thả thêm cá Chép, cá Tai Tượng, cà Thủy Ngân...Nhưng rốt cuộc cậu Út chỉ có thể cho cá Thủy Ngân, cá Cờ Mỹ, cá Ngựa "sống chung hòa bình" với đàn cá có sẵn. Còn cá Chép Vàng, cá Chép Trắng, cá Hồng Bửu Xẹt cậu Út cho "sống chiến tranh" với cá Xê Ca sọc rằn, cá Cọp Rằn và Trắng gai tua tủa. Nếu nuôi cá Tai Tượng ắt cậu Út phải chứa loại cá này một lọ hay một lu nhỏ riêng rẽ. Con nhà Tỵ đốc cậu Út mua cá lia thia Xiêm hay Phướng về ép với cá mái. Nhưng cậu Út không thực hiện được vì rất công phu, và khi con nhà Tỵ hết hè, đâu còn ai vớt cung quăng đỏ, cung quăng đen cho cá con ăn. Cậu Út bận trực 4 ngày trong tuần. Tạt  về nhà được nửa buổi là hai cậu cháu châu đầu vào hồ cá, vớt rác, lá khô, châm thêm nước. Cậu Út giao việc hớt cung quăng, đào trùn cho con nhà Tỵ. Dù sẵn cả kí lô thực phẩm loại gà ăn nhưng con nhà Tỵ vẫn lấy cớ để xách lon xách vợt dông khỏi nhà cả ngày. Có ở nhà con nhà Tỵ cũng chẳng giúp đỡ gì được cho bà ngoại. Lùa vịt không xong, xắt cây chuối cho heo cũng cà trật cà vuột. Con nhà Tỵ chỉ giỏi việc ôm bẹ chuối hay bập dừa nước thả lêu bêu trên sông rộng khi nước lên. Con nhà Tỵ còn lén bà ngoại chèo xuồng qua chợ bên kia sông với con nhà Tốt, con nhà Sen... Trông chúng bềnh bồng như chiếc lá chở bọn nhái bén giữa dòng nước đầy đò máy hay xuồng gắn máy đuôi tôm xuôi ngược mà bắt rùng mình lo sợ giùm. Đôi lúc chúng quơ dầm, xuồng quay như chong chóng, vừa lắc vừa đảo trong tiếng cười rộn rã không chút âu lo. Lợi dụng việc đưa người nhà đi chợ, bọn trẻ lượn qua lượn lại ngày không biết mấy lần. Chán chê chúng rủ nhau vào vườn ăn mận, dâu. Chúng không tha cả xoài non chua lè. Có lẽ chúng ưa ngâm trong dòng sông hơn. Dòng sông hiền hòa nhẫn nhục, thản nhiên để chúng móc bùn ném nhau. Đứa nào đứa nấy tóc, tai, mắt, mũi... bê bết sình non, rồi lặn hụp tái diễn trò chơi dơ cả buổi. Đứa nào cũng tự xưng là "Tạc Dăng". "Tạc Dăng" mà phải tắm truồng, sợ mặc quần ướt về bị ba má đánh đòn. Không "Tạc Dăng" nào lo xa bằng cách đem theo một cái quần xà lỏn khô (lười hết cỡ!). Mỗi mình con nhà Tỵ là dân Sàigòn và không sợ bị đòn. "Tạc Dăng Tỵ" lẻ loi với cái quần tắm đắt tiền trong đám "Tạc Dăng đồng quê". Chính ra phải cho bọn này sắm vai Mọi mới đúng. Nhưng Mọi thì đu dây bằng tàu lá dừa rất thành thạo. Còn "Tạc Dăng Tỵ" bám tàu lá dừa, đu từ bờ đất, co giò, nhún mình, vèo ra giữa dòng một cách khó khăn, và phải bắt chước bọn Mọi cả tuần mới rành chớ nào phải dễ dàng gì. Hoạt kê hơn nữa, Tạc Dăng với Mọi chia để giành nhau mấy quả dưa chuột già, mấy quả thơm hư, hay trái bần rụng trôi trên sông. Con nhà Tỵ không nhấm nhá bậy bạ như lũ "Mọi". Nó bày trò mới. Hai phe chơi giành banh là một quả dừa khô. Bà ngoại của con nhà Tỵ muốn kêu, là phải năm lần bảy lượt nó mới chịu lên bờ. Đúng như bà ngoại nó vẫn mắng: "Tụi bây ngâm tới nước ròng chừng nào đóng rong đóng rêu mới chịu". Mà quả thiệt hửi đứa nào cũng hôi mùi bùn. Gãi thử tay chân chúng xem, da dẻ mốc cời và có thể vẽ được cả bản đồ.

Hai hôm liền "lũ Mọi" hú gọi quá xá mà chẳng thấy bóng dáng "Tạc Dăng Tỵ". Người rừng xanh bệnh chăng? Con nhà Sen thập thò rồi đánh bạo hỏi thăm bà ngoại của con nhà Tỵ. Bà ngoại của con nhà Tỵ cười cho biết:

- Nó chắc theo ông Bảy Mù ở xóm dưới.

Bọn trẻ vẫn chưa thỏa mãn lời giải đáp. Chúng tò mò rủ nhau đến nhà ông già mù. Ông già có tiếng đàn độc huyền, mỗi buồi chiều ta ông gảy nghe buồn "não nu...uột". Tiếng "nuột" mà con nhà Tỵ nói giọng kéo dài nghe càng buồn thêm. Con nhà Tỵ làm quen trước tiên với con Phèn, con chó vàng khôn lanh và không dữ mấy. Ông Bảy Mù rất yêu trẻ. Không duyên cớ ông vẫn lôi cây đàn ra. Cây đàn bằng một hộp rỗng hình chữ nhật dài, lại úp để mặt trên một đầu cắm cây dùi gỗ, một đầu là vỏ quả dừa to cỡ quả trứng. Một sợi dây thép cứng căng thẳng từ đầu dùi đến đầu quả dừa cũng cắm trên một dùi khác. Với một cái phím là một que gỗ sử dụng lâu ngày nên bóng láng., ông Bảy Mù dò dẫm trên dây tạo nên những âm thanh tuyệt diệu. Những âm thanh "hò, xừ, xang, xê, cống..." trầm lắng như nức nở dù là một bản đàn tươi vui. Con nhà Tỵ chịu nhất khi ông Bảy Mù che hoặc buông chỗ hở của quả dừa để tạo những âm điệu ngân và rung. Nó nài nỉ ông già truyền nghề cho. Ông già hứa thủng thẳng sẽ dạy, ông còn phải tìm gỗ và một quả dừa vừa ý để tạo một cây đàn khác cho con nhà Tỵ. Ông già như Bá Nha đã tìm được Tử Kỳ. Trước khi dạy phần thực hành, ông giảng vô số lý thuyết và đôi khi lạc đề qua chuyện đồng ruộng cho con nhà Tỵ nghe. Con nhà Tỵ say mê, quên cả lũ bạn , quên luôn hồ cá của cậu Út nó. Chỉ khi nhà máy ngừng xay lúa, con nhà Tỵ mới giật mình chào ông Bảy Mù để ba chân bốn cẳng chạy về nhà lua vội vàng miếng cơm. Bà ngoại nó không la rày, dù sao theo ông Bảy Mù ở trên bờ bà yên tâm hơn là cháu bà cứ ham đùa giỡn với sông nước vốn vô tình.

Trưa nay nước ròng sát đáy. Bãi bùn trơ trơ mấy hàng dừa nước chìa những bập khô queo quắt, màu nâu tiệp với màu xám đen của bùn trông chúng vô duyên chi lạ. Dòng sông đục ngầu chuyên chở những rác rưới xa xa. Con nhà Tỵ bỏ bóng mát dưới hàng dừa cao vút đang cố soi mình với dòng sông để vào nhà. Nó leo lên bộ ván rồi thả hồn vào giấc mộng trên cái võng lác quen thuộc. Quen thuộc như ngày xưa còn bé nó vẫn nằm. Bọn thằng Tốt, Sen, Châm... bữa nay lũ lượt theo dòng đi tận Mỹ Tho. Chúng theo người nhà chở gạo đi bán. Có lẽ "Mọi" ra tỉnh chắc sẽ ở lại một đêm đi dạo thị xã, ăn uống hoặc đi xi-nê như lời chúng thường ao ước. Tuy ở ngay chợ quận tụi trẻ nào có rạp xi-nê để giải trí, lâu lắm mới có dịp chứ bộ. Bà ngoại của con nhà Tỵ không cho cháu tháp tùng. Con nhà Tỵ chán ngấy ngắm cá lội tung tăng rồi. Nó chỉ mong mẹ nó xuống rước về Sàigòn. Nó không hay mẹ nó vừa xuống tới. Cho đến khi nghe:

- Thằng Tỵ hả? Không có sau hè chắc nó ở nhà ông Bảy Mù kế nhà máy xay lúa dưới xòm chớ đâu.

Tỵ à!!

Con nhà Tỵ giả bộ ngủ tiếp và không lên tiếng. Nó hơi giận mẹ nó. Khi khổng khi không bỏ người ta một mình hà. Nhưng tiếng võng kẽo cà kẽo kẹt đã tố cáo chỗ nó nằm. Mẹ nó nhẹ nhàng đến bên nó, vỗ nhẹ vào hai má phúng phính, cái mặt nó thấy "ghét". Mới một tháng ở nhà quê mà trông nó khỏe mạnh, mập ra và nắng ăn đen như Mọi. Con nhà Tỵ nhồn nhột, cựa mình, giả giọng ngái ngủ rồi xoay vào vách. Nó chờ mẹ nó dỗ dành thêm. Mẹ nó âu yếm:

- Dậy đi về. Mau, mẹ dẫn đi thăm ba.

Con nhà Tỵ nghe nhắc đến ba nó bỗng quên hết hờn giận, và choàng ngay dậy:

- Thiệt hả mẹ? Ba ở đâu?

Thì ra hổm rày con nhà Tỵ buồn vì nhớ ba nó, chớ bao thú vui quê ngoại dễ gì làm nó nguôi ngoai. Con nhà Tỵ nhảy chân sáo xuống đất, liến thoắng:

- Ngoại ơi! Con đi về thăm ba, con tựu trường luôn.

- Thằng chó, về phứt cho rồi, coi chừng một mình mày bằng trông năm đứa. Mà chừng nào về nữa đây hả con?

- Nghỉ hè năm sau nghe ngoại. À không, chừng đám giỗ ông ngoại với lại Tết nữa. Nghe mẹ, mẹ dắt con về thăm ngoại nghe!

- Thằng xạo, đợi giỗ với Tết, cháu nội cháu ngoại tao về cả đống, mày dư rồi.

- Con cũng về như thường, ngoại cưng con nhất mà.

- Thôi tắm rửa rồi đi về, quần áo ngoại xếp vô túi xách sẵn rồi đó. Về để trễ chuyến xe chót.

Con nhà Tỵ không kịp từ giã bạn bè, vả lại tụi bạn của nó cũng chưa về. Trên xe đò con nhà Tỵ cười nói huyên thuyên. Mẹ nó cho biết ba nó không mất tích, chỉ bị thương nặng ở chân và tay, hiện thời nằm điều trị tại bệnh viện Nguyễn Hữu Sanh của binh chủng T.Q.L.C. ở Thủ Đức. Vì không rành rẽ nên mẹ nó đi tìm lung tung, và cả Tổng Y Viện Cộng Hòa... mới bỏ con nhà Tỵ ở quê ngoại lâu vậy. Xe tới Cai Lậy, thì con nhà Tỵ thanh toán một mình nó gần hết gói củ ấu nặng cả ký lô. Bỗng nó sực nhớ ra và kêu lên thảng thốt, khiến mẹ nó giật mình:

- Mẹ, mẹ... con quên rồi!

- Cái gì mà la dữ vậy con?

- Cậu Út hứa chừng nào về cho con một số cá kiểng con đem về nuôi, mà con quên dặn ngoại chào cậu Út với vớt cá rồi.

- Đem đi đường xa, cá chết hết còn gì, rồi nuôi ở đâu? Bộ tính trưng dụng keo, hũ của mẹ hả?

- Mẹ không biết chớ cá kiểng đẻ ngay ra cá con, cá nhiều lềnh khênh thấy mà mê, con sẽ mua bồn kiểng vuông để thả.

- Lộn xộn quá, về Sàigòn ra mấy chỗ bán cá mua về cho xong.

- Ý, còn vụ này nữa. Mẹ làm con hết lấy cây đờn "Độc quyền" rồi. Thế nào mẹ cũng phải dẫn con về ngoại lần nữa để con học đờn.

- Nữa, bộ tính đi lang thang ở mấy cây cầu Bến Lức, Tân An hả con? Hay là muốn trở lại?

Con nhà Tỵ xụ mặt ngồi nhớ lan man. Ước gì nó được sống trọn vẹn những ngày rong chơi dài tiếc nuối. Một thuở thảnh thơi với thiên nhiên, bè bạn, cậu Út, ông nhạc sĩ mù... Xe lại lăn bánh đưa con nhà Tỵ về Sàigòn hoa lệ, bụi bặm của đô thành và không có chỗ đùa giỡn. Muốn tắm con nhà Tỵ phải mua vé vào hồ tắm, làm sao bày những trò chơi trên sông nước mênh mông. Còn lũ cá, ở Sàigòn bán mắc lắm, chắc nó phải chờ dịp về quê xin cá con của cậu Út thôi. À, lại còn ông Bảy Mù với ngón đàn điêu luyện, nhất định nó sẽ thụ giáo cho bằng được. Nhưng bây giờ quê ngoại thân yêu ơi, nó phải đi thăm bệnh tình ba nó. Chẳng rõ ba nó có nhận ra nó không? Ba năm xa cách bởi người bận hành quân xa là biết bao thay đổi. Ước gì có một ngày tuyệt vời êm ả, ba mẹ nó lại dắt nó về quê ngoại, có thể sẽ sinh sống luôn nơi mà nó hằng yêu mến như yêu mến những người thân.


PHAN KHƯƠNG THÁI    

(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 112, ra ngày 19-10-1973)


Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

HÌNH NHƯ - Nguyễn Vân Thiên



















Hình như vương chút ưu phiền
Khi qua lối rẽ chia riêng hai người

Hình như nắng úa môi tươi
Hạ sang phượng nở để người nhìn nhau

Hình như vương chút buồn đau
Và trong mắt đã đổi màu hoàng hôn

Hình như xao xuyến tâm hồn
Xin cho kỷ niệm vùi chôn đáy mồ

Hình như tóc cỏ vàng khô
Nhạc buồn vang vọng mơ hồ tiếng ve

Hình như em đứng trên hè
Và tôi bước vội chợt nghe lòng buồn

                                   NGUYỄN VÂN THIÊN

(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 202, ra ngày 1-6-1973)


Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

ĐÔI TAY QUÁ NHỎ - Ngọc Kim


Hoài dấu ái,

Bây giờ anh ở đây. Thành phố Phan Rang bức nóng. Nơi mà em gọi là vùng đất cây cằn sỏi đá, chó ăn đá và gà ăn muối. Đêm nay ngồi nơi đây, nhìn ra bầu trời, anh nhớ Hoài nhiều. Mỗi sáng, Hoài có còn chạy đua với mặt trời và không bao giờ thắng cả – dù con đường đến trường hơi cong một tị. Bức thư trước Hoài đã viết: "Bây giờ tụi bạn em và cả em nữa, không còn vào Sở Thú lén bẻ hoa ép vào vở, mà đã cố học rồi". Có được thế không hở Hoài? Buổi sáng, tiễn anh ra phi trường, chắc vào lớp Hoài phải ngủ gật? Hôm đó, anh đã thức thật sớm. Bầu trời còn đầy sao và ánh trăng vẫn chênh chếch chiếu vào cửa sổ. Những đóa hoa Ngọc Lan ngoài vườn thơm nức mũi. Gió thổi nhè nhẹ. Anh bỗng thấy lạnh vô chừng. Không phải từ ngoài ngấm vào mà có lẽ tự trong lòng dâng lên. Ngoài phòng khách, cậu Tư châm nước vào bộ trà mà ngày xưa mẹ rất quí, kỷ niệm từ thời ông ngoại, cậu nhâm nhi chén trà buổi sớm và khẽ đọc câu thơ của Nguyễn Công Trứ:

"Túy tư tùy đảo sầu tự sầu"

Anh nghe lòng mình buồn buồn. Tóc cậu đã bạc, mắt cậu đã mờ và răng thì hầu như đã rụng hết. Thế mà, anh đã làm được gì cho cậu vui? Hoài cũng đã dậy từ sáng sớm: "Không phải lệ thường đâu nhá!" Hoài đã làm anh cảm động hết sức. Anh nghe nao nao, một chút gì nghẹn ngào. Còn chị Kim và chị Hạnh thì vẫn ngủ say sưa. "Anh biết không, chị Kim cố thức để may quần đùi cho anh đấy" Thương yêu ngập tràn, vây lấy anh. Một giây nào đó anh chợt nghĩ có lẽ mình sẽ không đi đâu cả. Nhưng cậu đã đến gần anh tự lúc nào: "Anh ra ngoài ấy bình yên". Những lời dặn dò, cậu đã nói với anh từ nhiều hôm trước. Cậu đã lo lắng cho anh rất nhiều, từ việc nhỏ đến việc lớn. Anh cũng nhớ đến lời anh dặn Hoài ngày hôm qua – cố chăm sóc cậu.

- Thế còn chị Kim, chị Hạnh?

- Mấy chị có bổn phận khác chứ. Em nhớ mua báo cho cậu.

- Vâng, em nhớ.

- Nhớ đánh xi đôi giầy của cậu.

- Vâng, em nhớ.

- Nhớ tắt radio khi cậu ngủ quên. Mai mốt kêu thợ đến sửa cánh cửa phòng cậu, kẻo chị Kim vào thay nước bình trà, làm cậu giật mình. Đừng mê đá bóng mà quên hết nghe!

- Vâng, em sẽ cố.

Lúc đó, anh thấy Hoài bé nhỏ lạ thường, cũng như bây giờ anh nhỏ bé trước cậu. Dù cho mình có bao lớn, khi đối diện với cha mẹ, anh cũng cảm thấy cần sự bao bọc, che chở của cậu. Hoài có thấy thế không?

Chẳng mấy chốc, đã đến giờ anh phải đi. Lần đầu tiên anh xa nhà trong thời gian lâu. Cậu xiết tay anh thật chặt, không rời, như muốn truyền cả những lời thương yêu đến anh. Chị Kim và chị Hạnh cũng đã thức dậy, khẽ đong đưa mắt buồn. Cậu dặn dò:

- Hoài đưa anh đi cẩn thận.

- Vâng ạ.

- Thôi. Cậu vào nghỉ. Con đi.

Không biết mắt anh có cay cay. Trên đường đi, nhìn mái tóc Hoài, anh nghĩ đến cậu và tiếc cho những ngày vừa qua của mình. Hoài đã dừng nơi đường Phạm Ngũ Lão, chỗ xe ca đưa hành khách ra phi trường.

- Anh ạ! Sao con đường quá ngắn.

- Em hãy cố mà chăm học, cho vui lòng cậu.

- Vâng! Anh này, Phan Rang có gì vui. Anh kể về.

Lúc đó, Hoài mím môi lại, cằm bạnh ra, vẻ cương quyết. Anh không biết Hoài đang nghĩ gì? Mắt Hoài lại đỏ và Hoài vội lơ đãng nhìn ra sân. Trời mưa nhỏ hạt.

- Chắc ông trời khóc cho sự chia ly của anh em mình, anh nhỉ?

Trên xe ca, những giọt nước mắt nào bỗng lăn trên má anh. Thế là anh xa vắng tiếng cười của Hoài, tiếng la hét của chị Kim: "Sao mà ở dơ thế không biết", tiếng ngọt ngào của chị Hạnh: "Hôm nay ăn gì đây Quan, Hoài?". Và nhất là tiếng kể chuyện của cậu – đều đều – chậm rãi mà có lần Hoài bảo như là tiếng máy in báo, anh ạ! Có xa vắng, mới thấy sự việc xảy ra chung quanh mình trở nên thân thiết. Đã một thời, anh quên lãng, giờ đây cảm thấy tiếc nuối, biết làm gì được bây giờ?

Giờ này, chắc Hoài đã ngủ. Còn cậu có lẽ đang cầm tách trà nóng, nghĩ ngợi, hay ngâm vài câu thơ mông lung. Cuộc đời cậu thì đã vậy. Anh em mình không biết sẽ làm được gì cho cậu vui, cho linh hồn mẹ yên tâm? Cậu và mẹ có anh và Hoài là con trai, bây giờ Hoài ở bên cậu, cố gắng làm cho cậu vui lòng.

Từ ngày chấm dứt quãng đời "sáng vác ô đi tối vác về" và nhất là từ ngày mẹ về cõi hư vô hình như cậu đâm ra thẫn thờ.

Đôi khi anh thấy giận mình, làm gì được bây giờ?

Dạo này Hoài có còn đi đá bóng?

Ấy – coi chừng như hôm nọ – Không thuộc bài, bà giáo bắt ra đứng ngoài sân. Một hình phạt mới, anh ạ! Sàigòn chắc có những cơn mưa đầu mùa. Những trận mưa hối hả. Phan Rang thì cũng thế. Tuy vậy lại rất nóng bức, Hoài ạ! Nơi đây, vũ lượng thấp nhất nước – Buổi tối, anh hay đi soi cá với mấy anh bạn, sau những ngày dài dạy học mệt nhọc. Nhớ những câu truyện cậu kể khi cậu đi soi ếch hồi còn bé. Ôi! Tất cả chỉ còn là kỷ niệm – Trong trí nhớ. – Trong mâm cơm nào, chị Hạnh, chị Kim cũng nhắc đến anh, cả cậu cũng thế! Mà hầu như lúc nào, cậu cũng nhắc về anh. Anh tiếc sao cánh tay mình quá nhỏ, ôm hết cả tình thương vào lòng, mà vẫn còn thừa thãi...


NGỌC KIM     

(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 203, ra ngày 15-6-1973)


Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com