Con
nhà Tỵ lơ đãng khoắng nước trong lu. Nước sông Cái Bè trong veo trầm
lắng phù sa quanh lớp rêu đóng li ti ở đáy lu. Ngoài ra bọn thằng Tốt,
thằng Sen... vẫn chơi trò "Tác Dăng". Mỗi lần tụi Tác Dăng trần như
nhộng đu tàu lá dừa đều nháy nhó cười với con nhà Tỵ trước khi buông
mình đánh "ùm" xuống sông. Con nhà Thâm thì chạy ù một hơi trên cầu nổi
rồi trồng chuối ngược. Nắng chiều thong thả nhạt dần. Sông nước đã bớt
reo vui vì xuồng ghe cũng vắng bóng lưa thưa. Nước còn lớn. Nếu ở sâu
trong tận cùng nguồn nước vắng vẻ người ta sẽ nghe tiếng chim Bìm Bịp
kêu buồn ảo não.
- Tỵ à! Vô ăn cơm con.
Con
nhà Tỵ "dạ" lớn, bỏ dòng sông trước nhà, bỏ bạn bè mải đùa nghịch, vuốt
vội đầu tóc chưa ráo nước, ôm vội quần áo chạy vô. Nó thay đồ sạch chứ
không tắm lại. Vì ở vùng quê này làm gì có nước máy để xài. Dân đây vẫn
quen dùng nước ngọt của dòng sông, kỹ hơn thì lóng phèn. Riêng nhà ngoại
của con nhà Tỵ có hai dãy lu lớn chừng 16 cái, chứa nước mưa để dùng
uống quanh năm. Hai bà cháu ăn cơm trong yên lặng. Vẫn những lời rầy rà
yêu mến cho có lệ của bà già với đứa cháu cưng. Bà không sợ cháu chết
đuối, vì nó bơi còn tài hơn trẻ miền quê. Biết đâu có những rủi ro khi
vài chiếc xuồng gắn máy đuôi tôm vụt qua, hay chúng bị vọp bẻ (?). Nhưng
khi bà bận lui cui với mấy con heo cùng đàn vịt, con nhà Tỵ tức khắc
tụt quần áo nhập bọn với trẻ hàng xóm ngay. Cháu không còn nhỏ để bà
bồng ẵm, trông coi như mấy năm trước. Nay cháu đã lớn như thổi, ăn, học,
chạy, nhảy... và nhất là nghịch phá vô cùng. May thay bà chỉ chịu đựng
nó trong một tháng thôi. Mẹ nó bận đi tìm ba nó mất tích trong một trận
chiến sục sôi, sẵn dịp gửi cháu về quê ngoại nghỉ hè.
Con
nhà Tỵ coi bộ chịu ở với ngoại lắm. Cả một vườn cây ăn trái để nó lục
lạo, vặt trái và bày lắm trò chơi với lũ bạn đồng quê. Con nhà Tỵ chỉ
thôi túm năm tụm bảy ra đồng khi nào cậu Út nó về. Làm tới "Thiếu Úy" ở
Tiểu Khu mà cậu Út nó còn thích chơi với trẻ con lắm. Hai cậu cháu mê
mẩn quanh cái hồ nuôi cá ở bên hông nhà. Trong hồ thả 2 vỏ ốc xanh rêu ở
góc, với đá sỏi ong để giữ cho nước khỏi nóng, nào sỏi, nào hộp bia
bằng nhôm có đất chôn lũ rêu đang cố vươn cao với lũ bèo tấm bu quanh
đám lục bình. Thực vật xanh mát thâu, nhả dưỡng và thán khí, giúp đàn cá
dễ thở và có thể bơi lặn trong thời gian dài. Cậu Út lấy cái vợt vuông
xúc bớt tụi cá Cẩm Thạch, cá Xê Ca, cá Cọp Rằn, cá Cọp Trắng ra riêng
một khạp da bò. Bởi vì tụi cá này tánh hung hăng, không đói mồi vẫn hay
rượt xắn rách đuôi lũ cá Tàu Vàng, Đen... còn có tên là cá Ba Đuôi. Bây
giờ trong hồ vuông còn lại nào cá Bạch Cố Lũy trắng bạc một màu, cá Hắc
Cố Lũy đen như nòng nọc, cá Hồng Kim đỏ rực, nếu cá có hai cái vi dài và
nhọn lướt thướt và là cá trống, cá sẽ có tên là Song Kiếm. Lại còn cá
Hòa Lan cụt đòn và lạt màu hơn cá Hồng Kim, có khi màu cam, có khi pha
những chấm đen ở ngấn đuôi với trên đầu. Những cá mái Cắm Dướng Dướng
vàng đậm một màu đang lẩn trốn những trự Cắm Dướng Dướng trống phân biệt
được bằng cái đuôi đỏ chóe. Những cá Bảy Màu thì vô số, đủ màu sắc và
sự xếp đặt trên thân của chúng đều khác nhau. Chúng vốn quen sống nơi
nước chảy như sông, rạch... để lướt ngược dòng, con nào chịu đựng được
nước tù đều sống rất mạnh. Con mái không màu, sinh sản rất nhanh, mỗi
lần đẻ ngay ra 1 hay 2 cá con. Chẳng mấy chốc chúng đông số và dư chấp
lũ cá giá trị kia cộng lại để so sánh. Tuy rằng có thêm những chú cá
Thủy Tiên vảy lóng lánh nâu đen, chóp đầu màu cam rực rỡ, cá mái lợt lạt
hơn 1 chút. Cá Buồm Phát hình thoi và sọc rằn thì nhút nhát lội có đôi.
Bên cạnh là lũ cá Râu Tiên "râu" là vi dài lê thê, bộ dáng đạo mạo và
lội từng đám lờ đờ như các cụ già đi thưởng ngoạn có khác. Chưa kể lũ cá
Ba Đuôi, vàng, cam, hồng, trắng, đen, pha màu... quẫy như xe lội nước.
Tuy cũng có lúc chúng bơi lững lờ, nhưng con nào cũng táp, cái mồm toe
toét "bập bập" dù không có miếng ăn như cung quăng hay trùn chỉ. Bọn cá
cũng ăn cả cám, thực phẩm gà, ruột bánh mì hay tôm khô nghiền nhỏ. Chúng
cũng không tha rễ bèo, rêu xanh, rễ lục bình hay con tép tươi tanh tưởi
mà con nhà Tỵ nghịch ngợm bỏ vào. cái hồ cao 1 thước và vuông vức một
thước rưỡi không rộng là mấy mà cậu Út còn định thả thêm cá Chép, cá Tai
Tượng, cà Thủy Ngân...Nhưng rốt cuộc cậu Út chỉ có thể cho cá Thủy
Ngân, cá Cờ Mỹ, cá Ngựa "sống chung hòa bình" với đàn cá có sẵn. Còn cá
Chép Vàng, cá Chép Trắng, cá Hồng Bửu Xẹt cậu Út cho "sống chiến tranh"
với cá Xê Ca sọc rằn, cá Cọp Rằn và Trắng gai tua tủa. Nếu nuôi cá Tai
Tượng ắt cậu Út phải chứa loại cá này một lọ hay một lu nhỏ riêng rẽ.
Con nhà Tỵ đốc cậu Út mua cá lia thia Xiêm hay Phướng về ép với cá mái.
Nhưng cậu Út không thực hiện được vì rất công phu, và khi con nhà Tỵ hết
hè, đâu còn ai vớt cung quăng đỏ, cung quăng đen cho cá con ăn. Cậu Út
bận trực 4 ngày trong tuần. Tạt về nhà được nửa buổi là hai cậu cháu
châu đầu vào hồ cá, vớt rác, lá khô, châm thêm nước. Cậu Út giao việc
hớt cung quăng, đào trùn cho con nhà Tỵ. Dù sẵn cả kí lô thực phẩm loại
gà ăn nhưng con nhà Tỵ vẫn lấy cớ để xách lon xách vợt dông khỏi nhà cả
ngày. Có ở nhà con nhà Tỵ cũng chẳng giúp đỡ gì được cho bà ngoại. Lùa
vịt không xong, xắt cây chuối cho heo cũng cà trật cà vuột. Con nhà Tỵ
chỉ giỏi việc ôm bẹ chuối hay bập dừa nước thả lêu bêu trên sông rộng
khi nước lên. Con nhà Tỵ còn lén bà ngoại chèo xuồng qua chợ bên kia
sông với con nhà Tốt, con nhà Sen... Trông chúng bềnh bồng như chiếc lá
chở bọn nhái bén giữa dòng nước đầy đò máy hay xuồng gắn máy đuôi tôm
xuôi ngược mà bắt rùng mình lo sợ giùm. Đôi lúc chúng quơ dầm, xuồng
quay như chong chóng, vừa lắc vừa đảo trong tiếng cười rộn rã không chút
âu lo. Lợi dụng việc đưa người nhà đi chợ, bọn trẻ lượn qua lượn lại
ngày không biết mấy lần. Chán chê chúng rủ nhau vào vườn ăn mận, dâu.
Chúng không tha cả xoài non chua lè. Có lẽ chúng ưa ngâm trong dòng sông
hơn. Dòng sông hiền hòa nhẫn nhục, thản nhiên để chúng móc bùn ném
nhau. Đứa nào đứa nấy tóc, tai, mắt, mũi... bê bết sình non, rồi lặn hụp
tái diễn trò chơi dơ cả buổi. Đứa nào cũng tự xưng là "Tạc Dăng". "Tạc
Dăng" mà phải tắm truồng, sợ mặc quần ướt về bị ba má đánh đòn. Không
"Tạc Dăng" nào lo xa bằng cách đem theo một cái quần xà lỏn khô (lười
hết cỡ!). Mỗi mình con nhà Tỵ là dân Sàigòn và không sợ bị đòn. "Tạc
Dăng Tỵ" lẻ loi với cái quần tắm đắt tiền trong đám "Tạc Dăng đồng quê".
Chính ra phải cho bọn này sắm vai Mọi mới đúng. Nhưng Mọi thì đu dây
bằng tàu lá dừa rất thành thạo. Còn "Tạc Dăng Tỵ" bám tàu lá dừa, đu từ
bờ đất, co giò, nhún mình, vèo ra giữa dòng một cách khó khăn, và phải
bắt chước bọn Mọi cả tuần mới rành chớ nào phải dễ dàng gì. Hoạt kê hơn
nữa, Tạc Dăng với Mọi chia để giành nhau mấy quả dưa chuột già, mấy quả
thơm hư, hay trái bần rụng trôi trên sông. Con nhà Tỵ không nhấm nhá bậy
bạ như lũ "Mọi". Nó bày trò mới. Hai phe chơi giành banh là một quả dừa
khô. Bà ngoại của con nhà Tỵ muốn kêu, là phải năm lần bảy lượt nó mới
chịu lên bờ. Đúng như bà ngoại nó vẫn mắng: "Tụi bây ngâm tới nước ròng
chừng nào đóng rong đóng rêu mới chịu". Mà quả thiệt hửi đứa nào cũng
hôi mùi bùn. Gãi thử tay chân chúng xem, da dẻ mốc cời và có thể vẽ được
cả bản đồ.
Hai hôm liền "lũ Mọi" hú gọi quá xá mà chẳng thấy bóng dáng "Tạc Dăng Tỵ". Người rừng xanh bệnh chăng? Con nhà Sen thập thò rồi đánh bạo hỏi thăm bà ngoại của con nhà Tỵ. Bà ngoại của con nhà Tỵ cười cho biết:
- Nó chắc theo ông Bảy Mù ở xóm dưới.
Bọn trẻ vẫn chưa thỏa mãn lời giải đáp. Chúng tò mò rủ nhau đến nhà ông già mù. Ông già có tiếng đàn độc huyền, mỗi buồi chiều ta ông gảy nghe buồn "não nu...uột". Tiếng "nuột" mà con nhà Tỵ nói giọng kéo dài nghe càng buồn thêm. Con nhà Tỵ làm quen trước tiên với con Phèn, con chó vàng khôn lanh và không dữ mấy. Ông Bảy Mù rất yêu trẻ. Không duyên cớ ông vẫn lôi cây đàn ra. Cây đàn bằng một hộp rỗng hình chữ nhật dài, lại úp để mặt trên một đầu cắm cây dùi gỗ, một đầu là vỏ quả dừa to cỡ quả trứng. Một sợi dây thép cứng căng thẳng từ đầu dùi đến đầu quả dừa cũng cắm trên một dùi khác. Với một cái phím là một que gỗ sử dụng lâu ngày nên bóng láng., ông Bảy Mù dò dẫm trên dây tạo nên những âm thanh tuyệt diệu. Những âm thanh "hò, xừ, xang, xê, cống..." trầm lắng như nức nở dù là một bản đàn tươi vui. Con nhà Tỵ chịu nhất khi ông Bảy Mù che hoặc buông chỗ hở của quả dừa để tạo những âm điệu ngân và rung. Nó nài nỉ ông già truyền nghề cho. Ông già hứa thủng thẳng sẽ dạy, ông còn phải tìm gỗ và một quả dừa vừa ý để tạo một cây đàn khác cho con nhà Tỵ. Ông già như Bá Nha đã tìm được Tử Kỳ. Trước khi dạy phần thực hành, ông giảng vô số lý thuyết và đôi khi lạc đề qua chuyện đồng ruộng cho con nhà Tỵ nghe. Con nhà Tỵ say mê, quên cả lũ bạn , quên luôn hồ cá của cậu Út nó. Chỉ khi nhà máy ngừng xay lúa, con nhà Tỵ mới giật mình chào ông Bảy Mù để ba chân bốn cẳng chạy về nhà lua vội vàng miếng cơm. Bà ngoại nó không la rày, dù sao theo ông Bảy Mù ở trên bờ bà yên tâm hơn là cháu bà cứ ham đùa giỡn với sông nước vốn vô tình.
Trưa nay nước ròng sát đáy. Bãi bùn trơ trơ mấy hàng dừa nước chìa những bập khô queo quắt, màu nâu tiệp với màu xám đen của bùn trông chúng vô duyên chi lạ. Dòng sông đục ngầu chuyên chở những rác rưới xa xa. Con nhà Tỵ bỏ bóng mát dưới hàng dừa cao vút đang cố soi mình với dòng sông để vào nhà. Nó leo lên bộ ván rồi thả hồn vào giấc mộng trên cái võng lác quen thuộc. Quen thuộc như ngày xưa còn bé nó vẫn nằm. Bọn thằng Tốt, Sen, Châm... bữa nay lũ lượt theo dòng đi tận Mỹ Tho. Chúng theo người nhà chở gạo đi bán. Có lẽ "Mọi" ra tỉnh chắc sẽ ở lại một đêm đi dạo thị xã, ăn uống hoặc đi xi-nê như lời chúng thường ao ước. Tuy ở ngay chợ quận tụi trẻ nào có rạp xi-nê để giải trí, lâu lắm mới có dịp chứ bộ. Bà ngoại của con nhà Tỵ không cho cháu tháp tùng. Con nhà Tỵ chán ngấy ngắm cá lội tung tăng rồi. Nó chỉ mong mẹ nó xuống rước về Sàigòn. Nó không hay mẹ nó vừa xuống tới. Cho đến khi nghe:
- Thằng Tỵ hả? Không có sau hè chắc nó ở nhà ông Bảy Mù kế nhà máy xay lúa dưới xòm chớ đâu.
Tỵ à!!
Con nhà Tỵ giả bộ ngủ tiếp và không lên tiếng. Nó hơi giận mẹ nó. Khi khổng khi không bỏ người ta một mình hà. Nhưng tiếng võng kẽo cà kẽo kẹt đã tố cáo chỗ nó nằm. Mẹ nó nhẹ nhàng đến bên nó, vỗ nhẹ vào hai má phúng phính, cái mặt nó thấy "ghét". Mới một tháng ở nhà quê mà trông nó khỏe mạnh, mập ra và nắng ăn đen như Mọi. Con nhà Tỵ nhồn nhột, cựa mình, giả giọng ngái ngủ rồi xoay vào vách. Nó chờ mẹ nó dỗ dành thêm. Mẹ nó âu yếm:
- Dậy đi về. Mau, mẹ dẫn đi thăm ba.
Con nhà Tỵ nghe nhắc đến ba nó bỗng quên hết hờn giận, và choàng ngay dậy:
- Thiệt hả mẹ? Ba ở đâu?
Thì ra hổm rày con nhà Tỵ buồn vì nhớ ba nó, chớ bao thú vui quê ngoại dễ gì làm nó nguôi ngoai. Con nhà Tỵ nhảy chân sáo xuống đất, liến thoắng:
- Ngoại ơi! Con đi về thăm ba, con tựu trường luôn.
- Thằng chó, về phứt cho rồi, coi chừng một mình mày bằng trông năm đứa. Mà chừng nào về nữa đây hả con?
- Nghỉ hè năm sau nghe ngoại. À không, chừng đám giỗ ông ngoại với lại Tết nữa. Nghe mẹ, mẹ dắt con về thăm ngoại nghe!
- Thằng xạo, đợi giỗ với Tết, cháu nội cháu ngoại tao về cả đống, mày dư rồi.
- Con cũng về như thường, ngoại cưng con nhất mà.
- Thôi tắm rửa rồi đi về, quần áo ngoại xếp vô túi xách sẵn rồi đó. Về để trễ chuyến xe chót.
Con nhà Tỵ không kịp từ giã bạn bè, vả lại tụi bạn của nó cũng chưa về. Trên xe đò con nhà Tỵ cười nói huyên thuyên. Mẹ nó cho biết ba nó không mất tích, chỉ bị thương nặng ở chân và tay, hiện thời nằm điều trị tại bệnh viện Nguyễn Hữu Sanh của binh chủng T.Q.L.C. ở Thủ Đức. Vì không rành rẽ nên mẹ nó đi tìm lung tung, và cả Tổng Y Viện Cộng Hòa... mới bỏ con nhà Tỵ ở quê ngoại lâu vậy. Xe tới Cai Lậy, thì con nhà Tỵ thanh toán một mình nó gần hết gói củ ấu nặng cả ký lô. Bỗng nó sực nhớ ra và kêu lên thảng thốt, khiến mẹ nó giật mình:
- Mẹ, mẹ... con quên rồi!
- Cái gì mà la dữ vậy con?
- Cậu Út hứa chừng nào về cho con một số cá kiểng con đem về nuôi, mà con quên dặn ngoại chào cậu Út với vớt cá rồi.
- Đem đi đường xa, cá chết hết còn gì, rồi nuôi ở đâu? Bộ tính trưng dụng keo, hũ của mẹ hả?
- Mẹ không biết chớ cá kiểng đẻ ngay ra cá con, cá nhiều lềnh khênh thấy mà mê, con sẽ mua bồn kiểng vuông để thả.
- Lộn xộn quá, về Sàigòn ra mấy chỗ bán cá mua về cho xong.
- Ý, còn vụ này nữa. Mẹ làm con hết lấy cây đờn "Độc quyền" rồi. Thế nào mẹ cũng phải dẫn con về ngoại lần nữa để con học đờn.
- Nữa, bộ tính đi lang thang ở mấy cây cầu Bến Lức, Tân An hả con? Hay là muốn trở lại?
Con nhà Tỵ xụ mặt ngồi nhớ lan man. Ước gì nó được sống trọn vẹn những ngày rong chơi dài tiếc nuối. Một thuở thảnh thơi với thiên nhiên, bè bạn, cậu Út, ông nhạc sĩ mù... Xe lại lăn bánh đưa con nhà Tỵ về Sàigòn hoa lệ, bụi bặm của đô thành và không có chỗ đùa giỡn. Muốn tắm con nhà Tỵ phải mua vé vào hồ tắm, làm sao bày những trò chơi trên sông nước mênh mông. Còn lũ cá, ở Sàigòn bán mắc lắm, chắc nó phải chờ dịp về quê xin cá con của cậu Út thôi. À, lại còn ông Bảy Mù với ngón đàn điêu luyện, nhất định nó sẽ thụ giáo cho bằng được. Nhưng bây giờ quê ngoại thân yêu ơi, nó phải đi thăm bệnh tình ba nó. Chẳng rõ ba nó có nhận ra nó không? Ba năm xa cách bởi người bận hành quân xa là biết bao thay đổi. Ước gì có một ngày tuyệt vời êm ả, ba mẹ nó lại dắt nó về quê ngoại, có thể sẽ sinh sống luôn nơi mà nó hằng yêu mến như yêu mến những người thân.
(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 112, ra ngày 19-10-1973)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Hai hôm liền "lũ Mọi" hú gọi quá xá mà chẳng thấy bóng dáng "Tạc Dăng Tỵ". Người rừng xanh bệnh chăng? Con nhà Sen thập thò rồi đánh bạo hỏi thăm bà ngoại của con nhà Tỵ. Bà ngoại của con nhà Tỵ cười cho biết:
- Nó chắc theo ông Bảy Mù ở xóm dưới.
Bọn trẻ vẫn chưa thỏa mãn lời giải đáp. Chúng tò mò rủ nhau đến nhà ông già mù. Ông già có tiếng đàn độc huyền, mỗi buồi chiều ta ông gảy nghe buồn "não nu...uột". Tiếng "nuột" mà con nhà Tỵ nói giọng kéo dài nghe càng buồn thêm. Con nhà Tỵ làm quen trước tiên với con Phèn, con chó vàng khôn lanh và không dữ mấy. Ông Bảy Mù rất yêu trẻ. Không duyên cớ ông vẫn lôi cây đàn ra. Cây đàn bằng một hộp rỗng hình chữ nhật dài, lại úp để mặt trên một đầu cắm cây dùi gỗ, một đầu là vỏ quả dừa to cỡ quả trứng. Một sợi dây thép cứng căng thẳng từ đầu dùi đến đầu quả dừa cũng cắm trên một dùi khác. Với một cái phím là một que gỗ sử dụng lâu ngày nên bóng láng., ông Bảy Mù dò dẫm trên dây tạo nên những âm thanh tuyệt diệu. Những âm thanh "hò, xừ, xang, xê, cống..." trầm lắng như nức nở dù là một bản đàn tươi vui. Con nhà Tỵ chịu nhất khi ông Bảy Mù che hoặc buông chỗ hở của quả dừa để tạo những âm điệu ngân và rung. Nó nài nỉ ông già truyền nghề cho. Ông già hứa thủng thẳng sẽ dạy, ông còn phải tìm gỗ và một quả dừa vừa ý để tạo một cây đàn khác cho con nhà Tỵ. Ông già như Bá Nha đã tìm được Tử Kỳ. Trước khi dạy phần thực hành, ông giảng vô số lý thuyết và đôi khi lạc đề qua chuyện đồng ruộng cho con nhà Tỵ nghe. Con nhà Tỵ say mê, quên cả lũ bạn , quên luôn hồ cá của cậu Út nó. Chỉ khi nhà máy ngừng xay lúa, con nhà Tỵ mới giật mình chào ông Bảy Mù để ba chân bốn cẳng chạy về nhà lua vội vàng miếng cơm. Bà ngoại nó không la rày, dù sao theo ông Bảy Mù ở trên bờ bà yên tâm hơn là cháu bà cứ ham đùa giỡn với sông nước vốn vô tình.
Trưa nay nước ròng sát đáy. Bãi bùn trơ trơ mấy hàng dừa nước chìa những bập khô queo quắt, màu nâu tiệp với màu xám đen của bùn trông chúng vô duyên chi lạ. Dòng sông đục ngầu chuyên chở những rác rưới xa xa. Con nhà Tỵ bỏ bóng mát dưới hàng dừa cao vút đang cố soi mình với dòng sông để vào nhà. Nó leo lên bộ ván rồi thả hồn vào giấc mộng trên cái võng lác quen thuộc. Quen thuộc như ngày xưa còn bé nó vẫn nằm. Bọn thằng Tốt, Sen, Châm... bữa nay lũ lượt theo dòng đi tận Mỹ Tho. Chúng theo người nhà chở gạo đi bán. Có lẽ "Mọi" ra tỉnh chắc sẽ ở lại một đêm đi dạo thị xã, ăn uống hoặc đi xi-nê như lời chúng thường ao ước. Tuy ở ngay chợ quận tụi trẻ nào có rạp xi-nê để giải trí, lâu lắm mới có dịp chứ bộ. Bà ngoại của con nhà Tỵ không cho cháu tháp tùng. Con nhà Tỵ chán ngấy ngắm cá lội tung tăng rồi. Nó chỉ mong mẹ nó xuống rước về Sàigòn. Nó không hay mẹ nó vừa xuống tới. Cho đến khi nghe:
- Thằng Tỵ hả? Không có sau hè chắc nó ở nhà ông Bảy Mù kế nhà máy xay lúa dưới xòm chớ đâu.
Tỵ à!!
Con nhà Tỵ giả bộ ngủ tiếp và không lên tiếng. Nó hơi giận mẹ nó. Khi khổng khi không bỏ người ta một mình hà. Nhưng tiếng võng kẽo cà kẽo kẹt đã tố cáo chỗ nó nằm. Mẹ nó nhẹ nhàng đến bên nó, vỗ nhẹ vào hai má phúng phính, cái mặt nó thấy "ghét". Mới một tháng ở nhà quê mà trông nó khỏe mạnh, mập ra và nắng ăn đen như Mọi. Con nhà Tỵ nhồn nhột, cựa mình, giả giọng ngái ngủ rồi xoay vào vách. Nó chờ mẹ nó dỗ dành thêm. Mẹ nó âu yếm:
- Dậy đi về. Mau, mẹ dẫn đi thăm ba.
Con nhà Tỵ nghe nhắc đến ba nó bỗng quên hết hờn giận, và choàng ngay dậy:
- Thiệt hả mẹ? Ba ở đâu?
Thì ra hổm rày con nhà Tỵ buồn vì nhớ ba nó, chớ bao thú vui quê ngoại dễ gì làm nó nguôi ngoai. Con nhà Tỵ nhảy chân sáo xuống đất, liến thoắng:
- Ngoại ơi! Con đi về thăm ba, con tựu trường luôn.
- Thằng chó, về phứt cho rồi, coi chừng một mình mày bằng trông năm đứa. Mà chừng nào về nữa đây hả con?
- Nghỉ hè năm sau nghe ngoại. À không, chừng đám giỗ ông ngoại với lại Tết nữa. Nghe mẹ, mẹ dắt con về thăm ngoại nghe!
- Thằng xạo, đợi giỗ với Tết, cháu nội cháu ngoại tao về cả đống, mày dư rồi.
- Con cũng về như thường, ngoại cưng con nhất mà.
- Thôi tắm rửa rồi đi về, quần áo ngoại xếp vô túi xách sẵn rồi đó. Về để trễ chuyến xe chót.
Con nhà Tỵ không kịp từ giã bạn bè, vả lại tụi bạn của nó cũng chưa về. Trên xe đò con nhà Tỵ cười nói huyên thuyên. Mẹ nó cho biết ba nó không mất tích, chỉ bị thương nặng ở chân và tay, hiện thời nằm điều trị tại bệnh viện Nguyễn Hữu Sanh của binh chủng T.Q.L.C. ở Thủ Đức. Vì không rành rẽ nên mẹ nó đi tìm lung tung, và cả Tổng Y Viện Cộng Hòa... mới bỏ con nhà Tỵ ở quê ngoại lâu vậy. Xe tới Cai Lậy, thì con nhà Tỵ thanh toán một mình nó gần hết gói củ ấu nặng cả ký lô. Bỗng nó sực nhớ ra và kêu lên thảng thốt, khiến mẹ nó giật mình:
- Mẹ, mẹ... con quên rồi!
- Cái gì mà la dữ vậy con?
- Cậu Út hứa chừng nào về cho con một số cá kiểng con đem về nuôi, mà con quên dặn ngoại chào cậu Út với vớt cá rồi.
- Đem đi đường xa, cá chết hết còn gì, rồi nuôi ở đâu? Bộ tính trưng dụng keo, hũ của mẹ hả?
- Mẹ không biết chớ cá kiểng đẻ ngay ra cá con, cá nhiều lềnh khênh thấy mà mê, con sẽ mua bồn kiểng vuông để thả.
- Lộn xộn quá, về Sàigòn ra mấy chỗ bán cá mua về cho xong.
- Ý, còn vụ này nữa. Mẹ làm con hết lấy cây đờn "Độc quyền" rồi. Thế nào mẹ cũng phải dẫn con về ngoại lần nữa để con học đờn.
- Nữa, bộ tính đi lang thang ở mấy cây cầu Bến Lức, Tân An hả con? Hay là muốn trở lại?
Con nhà Tỵ xụ mặt ngồi nhớ lan man. Ước gì nó được sống trọn vẹn những ngày rong chơi dài tiếc nuối. Một thuở thảnh thơi với thiên nhiên, bè bạn, cậu Út, ông nhạc sĩ mù... Xe lại lăn bánh đưa con nhà Tỵ về Sàigòn hoa lệ, bụi bặm của đô thành và không có chỗ đùa giỡn. Muốn tắm con nhà Tỵ phải mua vé vào hồ tắm, làm sao bày những trò chơi trên sông nước mênh mông. Còn lũ cá, ở Sàigòn bán mắc lắm, chắc nó phải chờ dịp về quê xin cá con của cậu Út thôi. À, lại còn ông Bảy Mù với ngón đàn điêu luyện, nhất định nó sẽ thụ giáo cho bằng được. Nhưng bây giờ quê ngoại thân yêu ơi, nó phải đi thăm bệnh tình ba nó. Chẳng rõ ba nó có nhận ra nó không? Ba năm xa cách bởi người bận hành quân xa là biết bao thay đổi. Ước gì có một ngày tuyệt vời êm ả, ba mẹ nó lại dắt nó về quê ngoại, có thể sẽ sinh sống luôn nơi mà nó hằng yêu mến như yêu mến những người thân.
PHAN KHƯƠNG THÁI
(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 112, ra ngày 19-10-1973)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com