Mỗi trưa, mỗi chiều hễ ngồi vào bàn ăn là cả gia đình tôi bàn tán xôn xao, sôi nổi về vụ nghỉ hè sắp đến.
Ba tôi bao giờ cũng chậm rãi tuyên bố sau hết, sau khi bọn tôi thay nhau góp ý cả mươi phút trước. Ông nói:
-
Vẽ chuyện. Nghỉ hè, đổi gió là khi nào người ta ở chỗ chật chội, không
đủ không khí và làm việc nhiều kia. Đằng này, học hành sơ sịa, qua loa,
nhất là thằng Vũ: mỗi ngày lên học tận Thủ Đức, rộng rãi, mát mẻ thế đó,
bày đặt làm chi...
Mẹ tôi ngừng nhai, sắp sửa phản đối thì ông đã tiếp:
- Còn con Thu: đi cắm trại cả tuần dưới Vũng Tàu mát mẻ chán ra rồi, đi đâu cho mệt?
Hai người lớn tiu nghỉu như vừa bị ăn trứng ngỗng ở lớp, chỉ mình tôi là can đảm lên tiếng:
- Còn con thì được đi phải không ba?
Ba tôi lập nghiêm tức thì:
- Ai nói con được đi?
Ấy! Ba tôi có tính hay quên
bất ngờ những điều chính ông đã hứa. Nhưng lũ tôi không bao giờ để cho
ba quên luôn. Chúng tôi nhắc lại cho ông nhớ và... đồng thời mẹ tôi cũng
giúp chúng tôi làm cho ba giữ tròn chữ Tín. Tôi đĩnh đạc trả lời:
- Thưa ba, ba hứa cho con đi mà.
- Ba hứa hồi nào đâu?
-
Ba hứa hôm con nạp đơn thi vô Đệ Thất, ba quên sao? Ba nói: "Con Hà coi
cố học thi đậu vô Đệ Thất, ba sẽ cho đi nghỉ hè một tháng".
- Mà con đã đậu chưa? Đã thi chưa?
Lại ung dung, tôi trả lời:
- Thưa ba, chưa thi, chưa đậu, mà con sẽ thi và sẽ đậu.
- Chắc không?
- Thưa ba, chắc!
- Ồ, vậy thì tốt. Hãy cứ lo học thi đi, rồi sẽ hay.
Thằng Minh tiếp liền:
- Con không đi, con ở nhà với ba. Ở nhà coi ti-vi sướng hơn.
Bé cũng phát biểu thêm:
- Con đi! Con đi tắm biển sướng hơn.
Mẹ vẫn chưa lên tiếng. Ba tôi có ý chờ đợi, sau cùng ông quay sang mẹ tôi, hỏi:
-
Còn mợ thế nào? Có đi không? Tôi thấy năm nào mợ cũng kêu: "mệt quá!
mệt quá!" sau khi đi về, nên năm nay tôi có một sáng kiến cốt cho mợ
khỏe...
- Nghĩa là?...
- Nghĩa là mợ đừng đi.
-
Dễ nghe chưa? Tôi hầu hạ cha con anh quanh năm suốt tháng, mà đến mùa
hè cũng không cho... người ta nghỉ ngơi sao? Anh đọc sách nào nói rằng
nhà ở không chật chội thì khỏi cần nghỉ hè? Còn về chuyện làm việc: anh
thấy tôi làm việc ít phải không? Đến như lũ trẻ thì hè là phải cho chúng
nghỉ chứ, lại viện cớ này cớ nọ...
-
Là người ta giúp ý kiến, còn muốn đi thì cứ đi. Nhưng tôi muốn mợ đi
nghỉ một mình kia. Để lũ nhỏ ở nhà. Chỉ mình con Hà được đi sau khi đậu.
- Á... à... lại có luật mới... Tôi không đi một mình. Tôi đi với con kia.
-
Theo tôi, học giỏi, đậu sau khi thi, có nhiều nết tốt, có điều đáng
khen mới được đi... nghỉ hè. Mợ cứ tạo thói quen hư cho con...
-
Như vậy, nghỉ hè theo ông là một... giải thưởng phải không? Nghỉ hè mà
là tạo thói hư... Này, thôi thì ông cứ đặt luật lệ, nhưng mà mỗi năm tôi
cứ đi chơi với con tôi. (Mẹ nhìn Minh nghiêm nghị) thằng bé kia! Còn
toàn xương với da, phải đi chơi với mẹ, đừng theo cái ti-vi mà khổ. Nói
không nghe, mẹ bán ti-vi đó!
Nhùng nhằng, nhũng nhẵng hoài như vậy cho đến khi tôi thi, cho đến khi tôi đậu. Ba tôi giục:
- Mẹ con coi sửa soạn đi cho rồi. Cuối tháng bảy rồi.
Mẹ
tôi còn nán lại đ đôi ôi hôm vì một vài công việc nọ kia chi đó, chưa
đi. Tôi sốt ruột quá, mà không dám giục, vì động có giục, mẹ tôi nói:
- Nếu con vội, thì sao không đi với thằng Vũ, con Thu?
Quên,
xin thưa rõ với các bạn là mẹ tôi đã tranh đấu cho chị Thu với anh Vũ
được đi chơi nửa tháng ngoài bà tôi ở Phan Rang. Hai người đã về từ ba
hôm nay, cả hai đều tỏ ra vui vẻ, tươi tỉnh và nhớ ơn mẹ tôi. Vì nếu mẹ
tôi không khi mềm dẻo, khi cứng rắn mà tranh đấu cho thì có là sang năm
mới được đi.
Tôi
tự tìm thú vui trong khi chờ đợi. Tôi nhủ thầm: "chờ đợi cũng có cái
thú của sự chờ đợi. Càng kéo dài ngày đi càng vui thêm. Vội gì".
Tôi
lo chuẩn bị cho chuyến đi: áo quần lạnh, (đi Đà lạt mà) vài cuốn sách
mang theo. Lại còn được lệnh mẹ tôi: sửa soạn áo quần cho hai em. Bé thủ
thỉ bên tai tôi suốt ngày về chuyến đi sắp tới, về những viên kẹo bọc
trong giấy bóng mầu trên máy bay, về mấy cô chiêu đãi viên mặc áo xanh
lơ, có thêu đầu rồng trên cổ áo. Minh thì vẫn nằng nằng:
- Con không đi, con ở nhà với ba.
Tôi
dọa mãi nó không lay chuyển. Còn mẹ thì rằng không có nó, mẹ không yên
tâm, thế nào cũng phải có nó. Mẹ biết dọa không xong nên mẹ đổi chiến
lược, mẹ nói:
- Con không đi với mẹ, mẹ buồn lắm, con không thương mẹ sao? Không nhớ mẹ sao?
Minh chưa kịp trả lời, chị Thu đã đánh một đòn tâm lý rất ác:
- Ừ, được rồi! Minh không đi với mẹ, Minh ở nhà, hễ có đánh nhau lại lạc như hôm tết thì đừng khóc nghe không? Nói cho biết.
Các bạn có ngờ không? Câu dọa dẫm đó làm Minh xúc động, đổi ngay ý kiến, song cu ta còn lưỡng lự, nó hỏi mẹ tôi:
- Con đi với mẹ! Mà ở Đà Lạt có ti-vi không?
- Sao không có?
Anh Vũ trả lời bừa đi. Mẹ ôn tồn nói:
- Không. Nhà cô trên đó không có ti vi, đừng gạt em làm chi. Hãy để cho nó...
- Con đi! Không có ti vi con cũng đi, con thương mẹ!
Nét mặt mẹ rạng rỡ hẳn lên:
- Hay lắm! Mẹ biết con sẽ đi với mẹ, con đi là phải. Ở nhà không ai săn sóc, lỡ đau ốm, mẹ đi không yên.
*
Chiều đó, trong bàn ăn, chị Thu báo cho ba hay quyết định của Minh. Ông không tin, ông cười mà rằng:
- Tao thách mẹ con mày đó, nó không đời nào...
Nhưng cu ta đã xác nhận nguồn tin trên là đúng:
- Con chịu đi với mẹ rồi, ba.
Làm
ông hơi... thất vọng, song ông cũng cố giấu sự thất vọng đi bằng một nụ
cười gượng (tôi biết ông cưng Minh nhất nhà) mà hỏi nó:
- À, như vậy con không ngủ trên lầu với ba, hả?
- Con về, con ngủ chớ.
- Vậy con không coi ti vi hả?
- Con về, con coi chớ.
- Vậy ai nhổ tóc bạc cho ba?
- Con về, con nhổ chớ!
- Con không thương ba hả?
- Dạ, thương chớ. Mà con cũng thương mẹ. Mẹ nói con phải đi cho khỏe để nữa về học.
-
Thôi được! (giọng ba ỉu xìu như bánh đa ngâm nước) tao không cần! Nhưng
mà tao chỉ sợ mẹ mày mệt, đem theo làm chi nhiều, một đứa đủ rồi.
- Sao được! Ở nhà với ông hai đứa lớn rồi. Phần tôi ba đứa nhỏ. Đứa nhỏ ở nhà không tiện.
- Tao bao giờ mà thắng được mẹ mày!
Ông giơ hai tay lên trời, nói thêm:
- Mẹ nói! Lúc nào cũng mẹ nói, y như mẹ mày là ông Khổng tái sanh!
Tôi
có thì giờ soạn thêm vài cuốn sách, xin của mẹ một lọ nước hoa tí teo,
một ít bạc giấy mới (loại một đồng, loại năm đồng, mười đồng và hai chục
đồng) khăn tay mới... cái gì cũng mới...
Suốt
đêm tôi ngủ chập chờn, nôn nả chờ sáng lên tàu. Uống có cốc sữa mà cũng
không cạn, khác hẳn ngày thường. Chả là cái vui nó chẹn ở cổ mình mà
lại.
Mẹ
tôi giao cho mỗi đứa một món nhỏ để xách, cho ra vẻ tụi này trách
nhiệm. Không như năm ngoái, tôi tỉnh táo nhìn phong cảnh bên ngoài, năm
nay tàu vừa cất cánh độ một nhoáng là tôi không chống được với cơn buồn
ngủ, thế là nó thắng tôi: tôi ngủ thẳng cánh, ngủ thực sự cho đến khi mẹ
lay nhè nhẹ mới choàng dậy.
Trời
mưa lất phất, chưa ra khỏi bụng máy bay mà đã nghe cái rét gây gấy luồn
vào hỏi thăm mình. Vừa may, mẹ tôi giở xách tay ra phát cho mỗi đứa một
cái áo len.
Phi
trường lác đác đôi chục người, rộng thênh. Mẹ tôi thò đầu ra cửa xe,
vươn vai thở mạnh không khí khoáng đãng một cách thích thú. Cả bọn làm
theo. Đợi một lát khá lâu, xe ca mới chạy. Phong cảnh hai bên đường
trông mát cả mắt: núi đồi thoai thoải, suối chảy ngoằn ngoèo, hiện rồi
mất, mất rồi hiện ra hai bên đường. Vườn ngô, vườn bắp cải. Đồi thông.
Nệm cỏ. Nước mưa từ trên cao tuôn xuống các con suối, bị đá chặn lại,
sủi bọt trắng ngần. Tôi ao ước thầm: giá mình được đầm chân xuống đó
thì... phải biết!
Minh và Bé thiu thỉu ngủ. Cái tụi gà mờ! Chả biết thưởng thức cảnh đẹp gì cả.
Tôi
thấy mẹ tôi có lý khi bà cương quyết tranh đấu để chúng tôi được nghỉ
hè ở một nơi xa, cách Saigon hàng dặm như thế này. Và tôi cũng tự khen
tôi đã biết xin đi Đà lạt, dù Đà lạt không có biển – mẹ tôi thích ra biển, vì bà ưa bơi lội, nghĩa là mẹ tôi đã hy sinh sở thích vì tôi – Chừng về Sàigòn, tụi bạn hỏi:
- Năm nay mày đi nghỉ hè ở đâu?
Tôi sẽ ngẩng đầu cao lên, ỡm ờ nói:
- Tao lên núi!
Tao lên núi! Nghe có tuyệt không? Mê đi chứ lại. Ra bể mà làm gì? Xoàng quá! Vũng Tàu đó, bể gần gụi quá, muốn đi lúc nào mà chả được.
Nghĩ ngợi lan man thế cho nên xe ca vào ga lúc nào chẳng hay. Mẹ trông trước trông sau cố ý tìm cô chú.
Hành khách nhốn nháo chen nhau xuống, gọi nhau ơi ới.
- Kia rồi! Cô chú kìa!
Tôi còn ngơ ngác thì cô chú đã chạy lại. Cả lũ vòng tay ngay trên xe ca. Thật là lễ phép không nhằm chỗ: cản trở lưu thông!
Nhà
cô chú ở dưới một thung lũng hơi xa thành phố, tận Chi Lăng. Mái nhà
thấp hơn mặt đường. Mỗi bận xuống, chúng tôi cứ chúi mũi như bị xô, vui
đáo để! Nền xi măng, cửa kính có dăm gốc thông già, vài đôi bồ câu, một
chó, một ao cá (nhưng không có mống nào) một chuồng thỏ, một bầy gà, một
giàn su, vài bụi hồng dại nở đỏ ối, thơm ngan ngát và đặc biệt nhất là
trên một chục vồng lang.
Nắng ở Đà Lạt không nóng mà ấm.
Nhưng
thật là xui xẻo cho tôi: chỉ được có ngày đầu. Cả năm ngày tiếp trời cứ
mưa rả rách không ngừng. Mẹ cũng cố cho chúng tôi đi phố, nhưng cứ mỗi
bận đi về là mẹ phải thay, giặt một lô quần áo, phơi cả ba hôm chưa chịu
khô cho!
Mẹ
lại đi chợ mua rất nhiều thức ăn ngon cho chúng tôi và các con cô chú.
Trong những lúc mẹ và cô đi chợ, chúng tôi chơi đùa trong nhà chán quá
nên kéo nhau ra, mãi chạy nhảy cười đùa không nghe, không thấy lạnh. Cu
Minh thấm mưa, em Bé cũng thế, vì chúng cởi phăng áo len ra, cho đến lúc
mẹ về, đứa nào môi cũng tím ngăn ngắt, da tái lại. Tôi bị rầy một trận
nên thân.
Chú vẫn đều đặn đi làm. Mẹ hứa cho chúng tôi đi chơi Hồ Xuân Hương nhưng mãi vẫn chưa đi được. Cứ diện vào là trời đổ mưa.
Ngày thứ sáu, ông mặt trời he hé một tị, lại gặp ngày lễ, chú B ở nhà. Mẹ rủ:
- Đào khoai chơi, tụi bay!
Thế
là cuốc xuổng được mang ra. Cu Minh, Bé và các con cô chú cũng được dự.
Khoai vườn nhà cô chú củ nào cũng to cự đại, có củ bằng cả cái hoa
chuối. Mẹ đào mải mê. Cu Minh lại thừa dịp cởi áo len ra, tuột luôn đôi
dép, tất cả đều làm y như nó. Mưa loáng thoáng trong lúc mẹ ra giếng
xách nước với cô. Mưa loáng thoáng trong lúc mẹ lo dóm bếp luộc khoai.
Tôi cũng quên phắc hai đứa. Thì bạn tính, ở nhà, tôi có phận sự về chúng
nó đâu mà bảo nhớ? Tôi có phải chị Thu đâu kia chứ? Khi mẹ sực nhớ, réo
gọi hai con út của mẹ vào thì môi đứa nào cũng tái ngắt, vậy mà chúng
đã vào ngay đâu: chúng còn chạy vòng quanh ngoài vườn, dưới mưa, sau con
chó Li Li hai vòng liền nữa đã. Áo chúng ẩm cả nước.
Hôm sau, chúng hâm hấp sốt. Ấy là mẹ đã lo xa: xức dầu khắp người, mặc áo len, mang tất và bắt chúng lên giường đấy.
Cu
Minh lại húng hắng ho. Mẹ dầm mưa đi mua thuốc. Không đi bác sĩ. "Mẹ
biết chữa mà" Mẹ nói cứng nhưng vẫn không giấu được nỗi lo ngại. Uống
một tí, thêm vài hườn tọa dược. Không xài trụ sinh. "Thuốc độc, không
xài". Vẫn lời mẹ tôi tuyên bố.
Hai
hôm sau, hai đứa hết sốt. Ho chỉ còn sơ sơ. Tôi dậy sớm, vừa mới ra bếp
quay vô bỗng lên cơn đau bụng. Mẹ lại xoa dầu, đắp chăn, vẫn nói cứng:
- Không can gì.
Một
chốc thấy đơ đỡ và nghe đói, mới uống cốc sữa, vừa nằm xuống thì nôn ra
hết. Và cơn đau tăng lên. Lại sốt. Mẹ cuống lên, cô tỏ ý lo muốn đi bác
sĩ, song mẹ tôi thấy trời mưa, nhà ở nhằm chỗ vắng kêu xe không được,
nên lại cố chờ đến trưa. Ăn tí cháo vào buổi xế cũng nôn ra. Tôi run bây
bẩy. Nhưng đau bụng thì hết rồi. Mẹ nói:
- Nếu đến chiều mà không bớt thì phải tính...
May
sao, chiều đó tôi bớt. Ăn cháo không nôn nữa, không sốt và cũng không
nghe đau bụng. Cả nhà yên tâm. Ra mẹ tôi cũng khá mát tay.
Đêm,
chú B. phải trực ở sở. Tôi nằm trong chăn dày, không ngủ được, lắng tai
nghe những tiếng động bên ngoài. Gió vi vút trên ngọn thông. Gió ù ù
tuôn vào thung lũng. Gió o o o vào khe cửa hung bạo, dữ dội. Tôi hé mắt
nhìn ra khung cửa kính, thấy những cành thông bị gió lay dặc ngả
nghiêng, bóng cây quét lên mặt kính nom tựa bóng người qua lại trước
nhà, tôi thêm hãi. Thỉnh thoảng, con Li Li sủa hóng lên vài tiếng, rồi
ông trăng rằm cô độc buồn nản thế nào lại chui tọt trong tảng mây dày.
Và mưa, mưa quật những ngọn roi nước vào mặt kính kêu lên răng rắc, mấy
con bồ câu ngoài chuồng giở chứng lại gù gù lên một loạt, nghe mới não
lòng làm sao!
Đã
thôi đâu: mình đang trong tình trạng kinh hãi như thế, bỗng đâu tiếng
súng lớn vang lên ỳ ầm, ỳ ầm dội vào lòng thung lũng và làm những mặt
kính rung chuyển dữ dội. Rồi, trời ơi! Có tiếng đập cửa lớn thình thịch
(tận bây giờ nhắc lại tôi còn nghe trống ngực đổ dồn) làm tôi rúm ró cả
người. Tôi kêu thầm: "Trời ơi! Chú B! Chú đi trực làm chi ác vậy, chú
ơi! Nhà toàn đàn bà con trẻ cả, biết làm sao đây, hả chú?"
Có tiếng mẹ tôi gọi cô T. bên cạnh:
- Cái gì vậy hở cô T.? Ai gọi cửa giờ này?
Tôi hồi hộp tợn, lắng nghe câu trả lời của cô T. từ phòng trong:
- Không sao đâu chị. con Li Li đó mà.
- Con Li Li? Nó đập cửa làm chi vậy, thưa cô?
Tôi cố trấn tĩnh hỏi. Cô T. cười khúc khích:
- Con quái đó có tật hễ nghe tiếng súng là sợ, đòi vô ngủ trong nhà. Hà sợ phải không?
- Ai không sợ? Chị đây còn hãi nữa là con nít. Này! Chỗ cô ở có yên không?
- Vững như bàn thạch. Mọi hôm đánh nhau kịch liệt mà cũng chỉ đánh ở cây số bốn. Chị cứ ngủ đi, đừng lo.
- Đừng lo! Này, tôi cho cô hay, nếu tiếng súng cứ tiếp tục thế này thì ngày mai mẹ con tôi chuồn gấp. Ở Sài Gòn đã nếm rồi, không ưa đâu. Lên đây chơi chứ không phải lên đây nghe súng đâu đấy, nhá?
- Em đã bảo chị đừng sợ, mình bắn đi đấy mà.
- Mình với đầu...
Mẹ
tôi chưa dứt lời, tiếng súng lại vang dội lên, to hơn, rền lâu hơn và
cửa kính gần như sắp vỡ tan, rồi xa xa có tiếng súng liên thanh giòn giã
nổ.
*
Hai
ngày nữa chậm chạp trôi qua. Vẫn mưa, vẫn có tiếng súng ngay từ buổi
chiều. Con Li Li vẫn giữ cố tật, đập cửa bất cứ giờ nào mỗi lần nghe
tiếng súng. Mẹ tôi vẫn lăng quăng: mang áo quần ra được hai phút là lại
phải mang vào vì ông mặt trời tai ác cứ he hé hai phút lại trốn biến sau
mây, như ý muốn chơi trò cút bắt.
Hình như đánh nhau ở một chỗ nào gần đó, không quá nhà ba cây số. Hình như một chỗ tu hành bị tấn công. Hình như...
Ba
đứa chúng tôi đều đã mạnh. Mẹ con chúng tôi đều chán Đà Lạt đến tận cổ,
cũng chỉ vì các con cô chú tôi quyến luyến quá, không nỡ rứt mà đi, chứ
thật ra muốn lên tàu tức khắc.
Tôi hối hận vì đã chọn nhầm chỗ nghỉ mát. Mẹ đăm chiêu họp chúng tôi lại mà rằng:
- Các con muốn xuống Phan Rang không?
Phan
Rang! Thoạt nghe, tôi đã nhớ đến biển Ninh Chữ, đến vườn mận chĩu quả
của bà tôi, đến món chè đặc biệt của dì tôi và đến vô số món quà của các
bạn mẹ tôi. À! Sao tôi ngu thế, không nghĩ ra từ trước? Phan Rang chắc
không bao giờ có cái lối mưa dai dẳng kỳ quái như trời Đà Lạt. Thế là
chúng tôi vui vẻ tán thành ý kiến của mẹ tôi.
Từ giờ phút đó, chúng tôi chỉ ngong ngóng đợi cậu tôi từ Đơn Dương mang xe lên đón về Phan Rang. Trong chờ đợi, chúng tôi cũng thấy náo nức niềm vui.
Ra đúng như người ta nói, con người chỉ sống vui trong hy vọng!
Chiều thứ bảy, cậu tôi về. Kể sao cho xiết nỗi mừng: nhờ có xe cậu, chúng tôi được dạo qua một vòng phố phường Đà Lạt, dù phố phường đó vẫn như giăng mắc trong màn nước chẳng có gì là thú vị.
Theo lời cậu dặn, chúng tôi sửa soạn sẵn, sáng hôm sau, cậu mang xe lại đón để xuống Đơn Dương.
Cơm chiều xong, chúng tôi tụm lại nô giỡn chán chê, chẳng bị người lớn la rầy chi cả vì là cuộc vui ngày chót. Mẹ thì hí hoáy cắt áo cho cô T.
Xe rộng lớn, nhưng vì có hơi đông người, vả lại là những người lạ nên chúng tôi phải giữ ý không dám đùa cười tự do như những bận đi cùng với cậu một mình. Tôi đã hơi chán phong cảnh: lại đồi thông, nệm cỏ, giòng suối v.v... Độ hơn một giờ thì đến Đơn Dương. Đồi trà ở Đơn Dương mới đẹp làm sao. Tôi thề là tôi chưa từng thấy vườn cây gì mà đẹp thế: xanh rờn, đều đặn, thoai thoải từ cao đến thấp trông mát mắt không thể tả!
Cậu cho ghé vào nhà khách của sở ở Đơn Dương nghỉ, rửa mặt và uống nước rồi lại lên xe. Trời bắt đầu bức. Chúng tôi tuột hết áo len ra. Đường xấu tệ: Chỗ lồi chỗ lõm, vô số ổ gà. Gặp một chiếc xe ngược chiều là bụi đỏ tuôn vào mù mịt, dù đã lên kính nó cũng chui tọt vào làm mọi người ho sặc lên.
Xe cứ chạy vòng quanh như đường trôn ốc, tôi sốt ruột ngó ra ngoài xe thấy mấy cái ống dẫn nước của đập Đa Nhim ngay trước mắt mà mãi vẫn không tới! Mồ hôi tuôn đẫm áo, nực quá thể! Tôi nhắm mắt lại cố ngủ cho quên nỗi nhọc đường dài.
Thế rồi nó cũng qua đi: 11 rưỡi chúng tôi đến Krong-pha. Mấy nhà khách của sở ở đây lại còn đẹp xinh hơn trên Đơn Dương nhiều. Có hồ bơi cho trẻ con, có hồ bơi cho người lớn. Có sân tơ nít. Nhà nào trước sân cũng có dăm cây trứng cá, trái đỏ ối làm chúng tôi thèm rỏ dãi ra.
Ăn uống xong phải đi ngủ một giấc. Dậy tắm rửa rồi được ra hồ bơi. Cậu cho xả hết nước cũ, chùi hồ sạch sẽ cho nước mới vào, chúng tôi tha hồ nghịch phá. Lại ước ao: giá nhà mình có một hồ bơi như thế này! Mấy ông bạn của cậu rủ chị em tôi:
- Nào các cháu có ưng đến nhà máy coi không?
Còn gì bằng? Thật là một dịp hãn hữu. Nhưng chúng tôi còn muốn được voi đòi tiên, nghĩa là nằng nằng kỳ kèo mẹ cũng đi nữa, thế mới vui. Mẹ cũng chiều chúng tôi.
Nhà máy điện Đa Nhim thật lớn, đặc biệt nhất là những phòng máy điều khiển ở tầng trên: sàn lát cao su êm, trang bị máy lạnh (lúc chúng tôi có mặt tại nơi thì máy hư nên không lạnh nhưng mà vào trong mát rợi) những cái máy điện, cái nào cũng như một chiếc tủ đứng lớn tướng, cắm chằng chịt dây điện và vô số ngọn đèn mầu xanh đỏ, trông y như mình lạc vào một cơ quan bí mật của một cơ sở khoa học gián điệp nguyên tử tây phương trên màn ảnh!
Tầng dưới chứa những máy móc to kinh khủng. Tôi ngạc nhiên không hiểu người Nhật họ mang những máy này sang xứ mình bằng cách nào. Đứng từ cao nhìn xuống thấy máy nào cũng to trên sức tưởng tượng của mình.
Bậc thang lên xuống rộng, phẳng, đá mài hoa bóng nhoáng. Bên ngoài nhà máy thì là một khoảng sân rộng lớn, trồng cơ man là cột điện, dây chằng chịt như những trạm biến điện ở Thủ Đức. Núi ngay sau lưng nhà máy. Nhìn lên đó, mình nom thấy rõ hai đường ống dẫn nước và thấy cả khúc ống bị vỡ. Cậu cắt nghĩa cho chúng tôi biết rằng ống ấy vỡ vào ban đêm, nước chảy băng lôi theo cát, đá và cát đá làm lấp hết một nửa nhà máy. Bây giờ đường ống vẫn chưa nối lại được, song người ta đã khóa đầu "van" phía trên... Tôi chưa bằng lòng lắm với lối giải thích đó, toan hỏi cậu cho rõ, nhưng ngay lúc đó có một người lính tiến vào, tay anh ta như có vẻ bị dập nát (không phải vì đánh nhau mà vì ngã cây thì phải) nên cậu phải lo cho xe chở anh ta đi cứu cấp. Thế là đành hiểu nửa chừng.
Trên đường trở về, tôi thấy từng tảng đá to bằng bằng cả một cái bàn nằm lăn giữa đường. Hỏi thì cậu bảo đó là đá bị nước cuốn hôm vỡ ống mà nhân viên nhà máy chưa thu dọn kịp. Ghê không?
Krong-pha nóng kinh khủng. Thật là kỳ diệu: cũng là đất nước Việt Nam cả cách nhau có mấy giờ đồng hồ xe chạy mà Đà Lạt thì rét căm căm còn đây thì nóng như không khí có lửa vậy.
Tối đó, chúng tôi ăn cơm xong là lo súc miệng, chải răng rồi đi ngủ sớm. Cậu và mấy người bạn tỏ vẻ ái ngại vì không có xe để đưa chúng tôi đi Phan Rang. Song mẹ vui vẻ cảm ơn tất cả và thêm rằng đoạn đường từ đây xuống Phan Rang mẹ có thể đi xe đò, vì đã hết dốc đèo nguy hiểm như trên kia.
Cậu cho người đi mua vé trước và dặn họ sáng sớm đến đón mẹ ra xe. Cậu lại cho mẹ mượn cái đồng hồ reo để phòng xa, kẻo ngủ quên thì... mệt!
Mẹ con chúng tôi được cả một cái nhà to, đêm vắng trông ghê quá. Được cái chỗ nhà máy điện có khác: điện sáng chói, trông thấy rõ cả từng trái trứng cá trên cây!
Tám giờ tối, trời vẫn bức như giữa trưa. Cái máy điều hòa không khí chạy nghe xào xào mà không mát. Đúng là nó hỏng rồi. Mẹ tôi sai Minh chạy qua nhà cậu mượn cái màn, nhưng cậu không cho nằm màn, cậu lại sang điều chỉnh cái máy và dặn mẹ cứ yên tâm, một chốc nữa máy sẽ lạnh. Mẹ cầu nhầu là không ưa nằm máy lạnh. Giọng mẹ cao lên:
- Lát nữa nếu không mát, chị sẽ mở cửa sổ ra...
- Chị nên nghe em, mở cửa sổ cũng không mát đâu, chỉ tổ cho muỗi rừng nó xơi ngon. Cứ nghe em, chốc nữa là mát ngay ấy mà. Thôi, chị và các cháu ngủ đi, ngày mai em sẽ đưa chị ra xe.
- Chớ, cậu cứ ngủ đi. Chị đi được rồi.
Cậu đi ra, đóng cửa lại, bỏ chúng tôi trong cái nhà rộng thênh, vắng ngắt. Mẹ tắt hết đèn các phòng. Chỉ còn đèn ngoài đường và trước hiên. Ánh sáng lại đung đưa các cành lá quét lên mặt kính, song lần này tôi khá vững tâm. Tôi thở mạnh, nghĩ thầm: "Mình phải ngủ để ngày mai ngắm cảnh". Song tôi thao thức khá lâu.
Chúng tôi thu dọn xong đồ đạc thì xe cũng vừa đến. Mẹ tôi biên lại vài giòng cho cậu, lấy cái đồng hồ chặn lên, đoạn se sẽ dắt chúng tôi ra xe. Năm rưỡi sáng. Sao thưa thớt, ánh trăng lờ mờ. Trời vẫn bức. Người tài xế đưa chúng tôi ra đến bến xe thì trời bắt đầu sáng. Chúng tôi lên xe ngay. Phải dậy sớm nên tôi vẫn còn ngái ngủ. Tôi dựa vào thành xe thiu thỉu. Đường thẳng tắp, nên không bị xóc mấy, dù xe chúng tôi đi là thứ xe hàng cũ kỹ, già nua. Mỗi bận bị xóc, tôi lại mở choàng mắt ra và y như là xe qua một cái cầu tạm. Khúc đường từ Krong-pha có bao nhiêu cái cầu là bấy nhiêu cái bị sập, bị phá hư tất. Xe chạy từ sáu rưỡi, nhưng ngừng lại từng chặng, hùng hằng, hục hặc, qua cầu, qua suối cho đến chín giờ rưỡi mới vào bến xe thành phố.
Chúng tôi xuống xe, gọi xích lô về nhà bà.
Xe xích lô vừa ngừng lại, cái thắng xe kêu lên một tiếng "cách" thì chú Tô xông ra. Nhưng nhận được chúng tôi, chú vẫy đuôi rối rít. Nhiều tiếng reo lên từ dưới bếp, trên nhà và chỉ một nhoáng là tin mẹ chúng tôi về đã đến tai bà tận trên lầu. Bà tôi xuống đến hai phần ba bậc thang thì mẹ tôi cũng vào đến nhà.
Mẹ tôi ào tới, nắm tay bà tôi và hôn vào cánh tay bà, liếc trộm một cái, tôi thấy mắt mẹ tôi ướt đẫm. Bà tôi nở một nụ cười hiền lành, xoa đầu đứa này, ôm hôn đứa kia, giọng bà trầm lại:
- Mẹ con chúng mày về được bao lâu? Hay là chỉ hai ba hôm lại đi như năm trước?
Giọng mẹ tôi giỏn giã:
- Bà đừng lo, kỳ này con ở những cả tháng kia.
Thế là câu chuyện nở bung ra. Bỗng mẹ tôi nhớ ra là từ sáng mẹ con chưa có gì dằn bụng, mẹ tôi nói:
- Các con muốn ăn gì này? Về bà tha hồ vòi.
Tức thì bà gọi gia nhân lên, lo cho chúng tôi ăn sáng. Mỗi đứa được quyền đòi thứ mình ưa.
Nhà bà rộng, mát, vô số cửa kính, cửa chớp, lầu cao, sân rộng, vườn to và chĩu quả, tha hồ cho chúng tôi chạy nhảy, nghịch phá và hái quả ăn. Bưởi mọng nước, ngọt lịm, trái sà xuống đất, mỗi lần nhìn cây bưởi nhỏ nhất tôi lại liên tưởng đến một con lợn mẹ sà sễnh bao nhiêu là chiếc vú sữa kéo lê dưới đất! Ổi giòn khứu, hái hoài không hết. Ớt đỏ tươi, cứ mỗi bữa ăn Minh và Bé lại chạy ra hái vài quả tặng mẹ và bà. Nhãn dầy cơm bốc mùi thơm điếc mũi. Mận thì, ôi thôi! Khỏi nói, bóng lưỡng, hồng như má lũ trẻ ở trên Đà Lạt. Cam thì trái lại xanh ngăn ngắt, bổ ra ruột vàng óng như mầu tơ sống.
Ngoài chợ, tôm cá tươi xanh như mới vớt ở biển lên. Tôm búng tành tạch, cá thở thoi thóp. Rau cải xanh rờn trông ngút mắt. Cái gì trông cũng ưa nhìn. Sữa, sữa đặc, sữa bột, kẹo, bánh, hàng nào cũng chất tận mái lều.
Mầu nắng ở đây trông cũng đặc biệt, trông óng ả vàng và trong như mật ong từ tổ mới vắt ra! Tôi thích mầu nắng ở Phan Rang lắm.
Chỉ hiềm một nỗi về cái gió: gió hốt bụi tạt vào mặt mình, không kiêng nể! Gió ào ào như mà lại không mát, có kỳ không?
Nhưng chúng tôi không than thở chi, chúng tôi tha hồ tận hưởng hoa quả, tôm cá, cải rau. Chúng tôi tha hồ vọc nước chứ không như Đà Lạt. Nóng thì mở toang cửa sổ ra, có khó khăn gì.
Ở Phan Rang được ba hôm, đêm thứ tư đang ngon giấc thì chợt nghe tiếng mẹ gọi khe khẽ dựng dậy đang lúc nửa đêm. Hồn bất phụ thể, tôi chưa hiểu ngô khoai gì thì nghe tiếng súng ăm ẳm thật lớn rung chuyển cả sàn lầu. Lập tức, tôi dò trong bóng tối, bước từ bước xuống cầu thang, chui vào hầm núp. Không có súng nhỏ, chỉ nghe súng lớn "Đoàng đoàng" "Ầm ầm" bốn phía. Mẹ se sẽ lên lầu bế hai đứa nhỏ xuống. Cỡ nửa giờ mới yên. Lại bế hai đứa nhỏ lên, tôi theo sau, bà đi sau rốt, y tựa một cuộc diễn hành trong bóng tối.
Nằm một chốc nghe đồng hồ đổ hai giờ sáng.
Đêm thứ hai lại tái diễn trò này. Bà cháu, mẹ con lại kéo nhau xuống hầm núp. Nhưng đêm thứ hai tiếng súng lớn dữ dội hơn, chen lẫn trong tiếng liên thanh nổ mau và gần quá thể. Lại có còi báo động. Dễ sợ không? Báo động nửa đêm! Mà lại những hai bận liên tiếp cơ. Tôi bắt đầu biết sợ. Hai đứa nhỏ vẫn ngáy đều bên chân mẹ, vì mẹ đã lo mang theo quạt, quạt cho chúng không ngừng. Trong nhà tối om, thỉnh thoảng ánh hỏa châu bùng lên, sáng lóe, cả nhà trông rõ mặt nhau.
Bà soi đèn bấm thì thấy hơn nửa giờ trôi qua. Thình lình, có tiếng máy bay ngay đâu trên đầu mình rồi tiếng đạn rốc kết nã ròn rã. Tôi sợ run.
Tiếng súng lơn và liên thanh thì im luôn. Bà tỉnh táo nói:
- Không sợ nữa, đem các cháu lên lầu cho chúng ngủ. Khi nào máy bay bắn như vậy là yên rồi.
Mẹ làm theo lời bà. Rồi tôi theo chân mẹ và bà lại gần bên cửa sổ nhìn ra. Ngoài trời đen thẫm, chiếc máy bay kéo dài một vệt sáng lướt nhanh ngay tầm mắt mình, đột nhiên nó như đứng lại và tức thì từ đâu trong cánh (hay đuôi nó?) lóe ra từng tia lửa đỏ rực, tiếng nổ phát ra ròn, khô, mau, liên tiếp. Cứ hết chiếc nọ đến chiếc kia, vẽ lên bầu trời những tia lửa. Ánh hỏa châu rực trời, soi rõ cả khuôn mặt bà và của cả mẹ tôi. Tôi thấy mắt mẹ và bà đều lóng lánh ướt: ra hai người cùng khóc. Tôi hơi ngạc nhiên, bà đã nói yên rồi mà? Sợ gì nữa? Song mẹ tôi quay lại vuốt tóc tôi, ra hiệu cho tôi vào giường và giọng nghẹn ngào, mẹ nói với bà:
- Con cứ nghĩ đến những tia lửa quái ác kia trúng nhằm nhà đồng bào vô tội...
- Cái đó là thường... Mọi hôm cứ...
- Bà có nhận ra họ đánh nhau ở chỗ nào không? Sao con trông có vẻ gần quá?
- Phải, gần lắm. Cách ta đâu hơn cây số chứ không xa...
Máy bay vẫn rền trời, tiếng nổ vẫn ròn, mau. Bầu trời vẫn tiếp tục lóe sáng nhưng chúng tôi trở vào giường, sau khi còi chấm dứt báo động vang lên.
Mẹ tôi cầu nhầu:
- Nếu mai còn thế này thì về Saigon quách. Mẹ bực quá thôi.
Tôi tán đồng ý kiến mẹ tôi ngay.
Đêm thứ ba không có súng nhưng tôi lên cơn sốt. Nghĩ có phiền không? Mẹ tôi gần khóc lên. Tôi cũng gần khóc lên. Lại kiêng ăn, lại thuốc, lại tọa dược. Chỉ những nơm nớp lo gầy thì về ba không cho đi năm tới. Ông sẽ nói:
- Đi chơi mà đau ốm như vậy thì đi làm gì?
Trong ba ngày tôi nằm đó, mẹ phải giặt gịa, là liếc một mình, không ai giúp đỡ. Nhà có người đấy, nhưng mẹ không muốn sai. May sao, sang hôm thứ tư tôi hết hẳn. Thật là vui như Tết.
Lại tha hồ nghịch phá, hái quả, ăn uống bù vào.
Chúng tôi còn được đi ciné – Ở Sàigòn một năm ba mẹ cho đi cỡ hai lần là nhất rồi – Cậu B. cho chúng tôi cả tập vé, muốn đi lúc nào thì đi. Mẹ lôi dì P. đi nữa, có hôm mẹ bắt dì đi biển, làm dì phải nghỉ dọn hàng ngoài chợ. Dì không tắm, ngồi trên nhìn chúng tôi vùng vẫy dưới nước xanh.
Tắm xong, dì mỡ hộp bánh, gọt táo, bổ cam cho chúng tôi ăn.
Có hôm dì không đi thì cậu B. lại đem xe đến chở chúng tôi.
Những hôm ấy, chúng tôi không lo ngại gì cả, đầm nước cho đến tận 11 giờ trưa, khỏi đi xe lam sợ nắng và khỏi ngồi chung với cá! Mẹ tập cho tôi bơi (tiếc thay khi mình vừa mới nôi nổi thì đã đến hạn phải trở về Sàigòn nhập học). Tắm xong lên bờ đã có sẵn bánh mì, chả lụa, nước ngọt, chúng tôi chén no nê.
Có hôm, cậu chở chúng tôi đi Tri Thủy, Tháp Chàm, ngắm cảnh.
Càng gần đến ngày về Sàigòn, gió lại càng ít, trời lại càng đẹp, súng im hẳn và càng có nhiều chuyện thú vị. Than ôi! Thật là ngày vui ngắn chẳng tày gang!
Chẳng mấy chốc mà ngày về đến sát bên lưng. Đêm trời mát, mẹ tôi khỏi phải thao thức canh chừng để thay áo cho chúng tôi nữa.
Rời Phan Rang, tôi vẫn còn như thấy trước mắt ruộng mạ xanh rờn, ruộng muối trắng lốp, thấy con đường đi Ninh Chữ rộng, phẳng với động dương vi vút và bãi biển lấp lánh sáng lòa trong nắng ban mai! Tôi hẹn với bà, với dì P., cậu B. và mọi người cùng một câu chắc nịch:
- Sang năm con lại về chơi!
Trước khi lên máy bay, tôi nhìn vào kính chiếu hậu của cậu B. nom mình cũng ra vẻ người đi biển lắm chứ không đến nỗi nào: da tôi nâu bóng. Mẹ cũng nâu. Bé cũng nâu. Minh cũng nâu. Thế là tốt rồi. Còn đòi hỏi chi hơn. Tôi khá vững lòng. Tôi dặn lũ em giấu biến chuyện đau ốm. Thế là xong một mùa hè. Ngắn quá! Ngày mai đã phải đến trường. Nhưng không sao, hè đến lại được đi chơi, nghĩ đến đó tôi vui ngay. Con người ta vốn sống bằng chờ đợi và hy vọng mà, thưa bạn!
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 154, ra ngày 1-6-1971)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com
Từ giờ phút đó, chúng tôi chỉ ngong ngóng đợi cậu tôi từ Đơn Dương mang xe lên đón về Phan Rang. Trong chờ đợi, chúng tôi cũng thấy náo nức niềm vui.
Ra đúng như người ta nói, con người chỉ sống vui trong hy vọng!
Chiều thứ bảy, cậu tôi về. Kể sao cho xiết nỗi mừng: nhờ có xe cậu, chúng tôi được dạo qua một vòng phố phường Đà Lạt, dù phố phường đó vẫn như giăng mắc trong màn nước chẳng có gì là thú vị.
Theo lời cậu dặn, chúng tôi sửa soạn sẵn, sáng hôm sau, cậu mang xe lại đón để xuống Đơn Dương.
Cơm chiều xong, chúng tôi tụm lại nô giỡn chán chê, chẳng bị người lớn la rầy chi cả vì là cuộc vui ngày chót. Mẹ thì hí hoáy cắt áo cho cô T.
*
Xe rộng lớn, nhưng vì có hơi đông người, vả lại là những người lạ nên chúng tôi phải giữ ý không dám đùa cười tự do như những bận đi cùng với cậu một mình. Tôi đã hơi chán phong cảnh: lại đồi thông, nệm cỏ, giòng suối v.v... Độ hơn một giờ thì đến Đơn Dương. Đồi trà ở Đơn Dương mới đẹp làm sao. Tôi thề là tôi chưa từng thấy vườn cây gì mà đẹp thế: xanh rờn, đều đặn, thoai thoải từ cao đến thấp trông mát mắt không thể tả!
Cậu cho ghé vào nhà khách của sở ở Đơn Dương nghỉ, rửa mặt và uống nước rồi lại lên xe. Trời bắt đầu bức. Chúng tôi tuột hết áo len ra. Đường xấu tệ: Chỗ lồi chỗ lõm, vô số ổ gà. Gặp một chiếc xe ngược chiều là bụi đỏ tuôn vào mù mịt, dù đã lên kính nó cũng chui tọt vào làm mọi người ho sặc lên.
Xe cứ chạy vòng quanh như đường trôn ốc, tôi sốt ruột ngó ra ngoài xe thấy mấy cái ống dẫn nước của đập Đa Nhim ngay trước mắt mà mãi vẫn không tới! Mồ hôi tuôn đẫm áo, nực quá thể! Tôi nhắm mắt lại cố ngủ cho quên nỗi nhọc đường dài.
Thế rồi nó cũng qua đi: 11 rưỡi chúng tôi đến Krong-pha. Mấy nhà khách của sở ở đây lại còn đẹp xinh hơn trên Đơn Dương nhiều. Có hồ bơi cho trẻ con, có hồ bơi cho người lớn. Có sân tơ nít. Nhà nào trước sân cũng có dăm cây trứng cá, trái đỏ ối làm chúng tôi thèm rỏ dãi ra.
Ăn uống xong phải đi ngủ một giấc. Dậy tắm rửa rồi được ra hồ bơi. Cậu cho xả hết nước cũ, chùi hồ sạch sẽ cho nước mới vào, chúng tôi tha hồ nghịch phá. Lại ước ao: giá nhà mình có một hồ bơi như thế này! Mấy ông bạn của cậu rủ chị em tôi:
- Nào các cháu có ưng đến nhà máy coi không?
Còn gì bằng? Thật là một dịp hãn hữu. Nhưng chúng tôi còn muốn được voi đòi tiên, nghĩa là nằng nằng kỳ kèo mẹ cũng đi nữa, thế mới vui. Mẹ cũng chiều chúng tôi.
Nhà máy điện Đa Nhim thật lớn, đặc biệt nhất là những phòng máy điều khiển ở tầng trên: sàn lát cao su êm, trang bị máy lạnh (lúc chúng tôi có mặt tại nơi thì máy hư nên không lạnh nhưng mà vào trong mát rợi) những cái máy điện, cái nào cũng như một chiếc tủ đứng lớn tướng, cắm chằng chịt dây điện và vô số ngọn đèn mầu xanh đỏ, trông y như mình lạc vào một cơ quan bí mật của một cơ sở khoa học gián điệp nguyên tử tây phương trên màn ảnh!
Tầng dưới chứa những máy móc to kinh khủng. Tôi ngạc nhiên không hiểu người Nhật họ mang những máy này sang xứ mình bằng cách nào. Đứng từ cao nhìn xuống thấy máy nào cũng to trên sức tưởng tượng của mình.
Bậc thang lên xuống rộng, phẳng, đá mài hoa bóng nhoáng. Bên ngoài nhà máy thì là một khoảng sân rộng lớn, trồng cơ man là cột điện, dây chằng chịt như những trạm biến điện ở Thủ Đức. Núi ngay sau lưng nhà máy. Nhìn lên đó, mình nom thấy rõ hai đường ống dẫn nước và thấy cả khúc ống bị vỡ. Cậu cắt nghĩa cho chúng tôi biết rằng ống ấy vỡ vào ban đêm, nước chảy băng lôi theo cát, đá và cát đá làm lấp hết một nửa nhà máy. Bây giờ đường ống vẫn chưa nối lại được, song người ta đã khóa đầu "van" phía trên... Tôi chưa bằng lòng lắm với lối giải thích đó, toan hỏi cậu cho rõ, nhưng ngay lúc đó có một người lính tiến vào, tay anh ta như có vẻ bị dập nát (không phải vì đánh nhau mà vì ngã cây thì phải) nên cậu phải lo cho xe chở anh ta đi cứu cấp. Thế là đành hiểu nửa chừng.
Trên đường trở về, tôi thấy từng tảng đá to bằng bằng cả một cái bàn nằm lăn giữa đường. Hỏi thì cậu bảo đó là đá bị nước cuốn hôm vỡ ống mà nhân viên nhà máy chưa thu dọn kịp. Ghê không?
Krong-pha nóng kinh khủng. Thật là kỳ diệu: cũng là đất nước Việt Nam cả cách nhau có mấy giờ đồng hồ xe chạy mà Đà Lạt thì rét căm căm còn đây thì nóng như không khí có lửa vậy.
Tối đó, chúng tôi ăn cơm xong là lo súc miệng, chải răng rồi đi ngủ sớm. Cậu và mấy người bạn tỏ vẻ ái ngại vì không có xe để đưa chúng tôi đi Phan Rang. Song mẹ vui vẻ cảm ơn tất cả và thêm rằng đoạn đường từ đây xuống Phan Rang mẹ có thể đi xe đò, vì đã hết dốc đèo nguy hiểm như trên kia.
Cậu cho người đi mua vé trước và dặn họ sáng sớm đến đón mẹ ra xe. Cậu lại cho mẹ mượn cái đồng hồ reo để phòng xa, kẻo ngủ quên thì... mệt!
Mẹ con chúng tôi được cả một cái nhà to, đêm vắng trông ghê quá. Được cái chỗ nhà máy điện có khác: điện sáng chói, trông thấy rõ cả từng trái trứng cá trên cây!
Tám giờ tối, trời vẫn bức như giữa trưa. Cái máy điều hòa không khí chạy nghe xào xào mà không mát. Đúng là nó hỏng rồi. Mẹ tôi sai Minh chạy qua nhà cậu mượn cái màn, nhưng cậu không cho nằm màn, cậu lại sang điều chỉnh cái máy và dặn mẹ cứ yên tâm, một chốc nữa máy sẽ lạnh. Mẹ cầu nhầu là không ưa nằm máy lạnh. Giọng mẹ cao lên:
- Lát nữa nếu không mát, chị sẽ mở cửa sổ ra...
- Chị nên nghe em, mở cửa sổ cũng không mát đâu, chỉ tổ cho muỗi rừng nó xơi ngon. Cứ nghe em, chốc nữa là mát ngay ấy mà. Thôi, chị và các cháu ngủ đi, ngày mai em sẽ đưa chị ra xe.
- Chớ, cậu cứ ngủ đi. Chị đi được rồi.
Cậu đi ra, đóng cửa lại, bỏ chúng tôi trong cái nhà rộng thênh, vắng ngắt. Mẹ tắt hết đèn các phòng. Chỉ còn đèn ngoài đường và trước hiên. Ánh sáng lại đung đưa các cành lá quét lên mặt kính, song lần này tôi khá vững tâm. Tôi thở mạnh, nghĩ thầm: "Mình phải ngủ để ngày mai ngắm cảnh". Song tôi thao thức khá lâu.
Chúng tôi thu dọn xong đồ đạc thì xe cũng vừa đến. Mẹ tôi biên lại vài giòng cho cậu, lấy cái đồng hồ chặn lên, đoạn se sẽ dắt chúng tôi ra xe. Năm rưỡi sáng. Sao thưa thớt, ánh trăng lờ mờ. Trời vẫn bức. Người tài xế đưa chúng tôi ra đến bến xe thì trời bắt đầu sáng. Chúng tôi lên xe ngay. Phải dậy sớm nên tôi vẫn còn ngái ngủ. Tôi dựa vào thành xe thiu thỉu. Đường thẳng tắp, nên không bị xóc mấy, dù xe chúng tôi đi là thứ xe hàng cũ kỹ, già nua. Mỗi bận bị xóc, tôi lại mở choàng mắt ra và y như là xe qua một cái cầu tạm. Khúc đường từ Krong-pha có bao nhiêu cái cầu là bấy nhiêu cái bị sập, bị phá hư tất. Xe chạy từ sáu rưỡi, nhưng ngừng lại từng chặng, hùng hằng, hục hặc, qua cầu, qua suối cho đến chín giờ rưỡi mới vào bến xe thành phố.
Chúng tôi xuống xe, gọi xích lô về nhà bà.
Xe xích lô vừa ngừng lại, cái thắng xe kêu lên một tiếng "cách" thì chú Tô xông ra. Nhưng nhận được chúng tôi, chú vẫy đuôi rối rít. Nhiều tiếng reo lên từ dưới bếp, trên nhà và chỉ một nhoáng là tin mẹ chúng tôi về đã đến tai bà tận trên lầu. Bà tôi xuống đến hai phần ba bậc thang thì mẹ tôi cũng vào đến nhà.
Mẹ tôi ào tới, nắm tay bà tôi và hôn vào cánh tay bà, liếc trộm một cái, tôi thấy mắt mẹ tôi ướt đẫm. Bà tôi nở một nụ cười hiền lành, xoa đầu đứa này, ôm hôn đứa kia, giọng bà trầm lại:
- Mẹ con chúng mày về được bao lâu? Hay là chỉ hai ba hôm lại đi như năm trước?
Giọng mẹ tôi giỏn giã:
- Bà đừng lo, kỳ này con ở những cả tháng kia.
Thế là câu chuyện nở bung ra. Bỗng mẹ tôi nhớ ra là từ sáng mẹ con chưa có gì dằn bụng, mẹ tôi nói:
- Các con muốn ăn gì này? Về bà tha hồ vòi.
Tức thì bà gọi gia nhân lên, lo cho chúng tôi ăn sáng. Mỗi đứa được quyền đòi thứ mình ưa.
Nhà bà rộng, mát, vô số cửa kính, cửa chớp, lầu cao, sân rộng, vườn to và chĩu quả, tha hồ cho chúng tôi chạy nhảy, nghịch phá và hái quả ăn. Bưởi mọng nước, ngọt lịm, trái sà xuống đất, mỗi lần nhìn cây bưởi nhỏ nhất tôi lại liên tưởng đến một con lợn mẹ sà sễnh bao nhiêu là chiếc vú sữa kéo lê dưới đất! Ổi giòn khứu, hái hoài không hết. Ớt đỏ tươi, cứ mỗi bữa ăn Minh và Bé lại chạy ra hái vài quả tặng mẹ và bà. Nhãn dầy cơm bốc mùi thơm điếc mũi. Mận thì, ôi thôi! Khỏi nói, bóng lưỡng, hồng như má lũ trẻ ở trên Đà Lạt. Cam thì trái lại xanh ngăn ngắt, bổ ra ruột vàng óng như mầu tơ sống.
Ngoài chợ, tôm cá tươi xanh như mới vớt ở biển lên. Tôm búng tành tạch, cá thở thoi thóp. Rau cải xanh rờn trông ngút mắt. Cái gì trông cũng ưa nhìn. Sữa, sữa đặc, sữa bột, kẹo, bánh, hàng nào cũng chất tận mái lều.
Mầu nắng ở đây trông cũng đặc biệt, trông óng ả vàng và trong như mật ong từ tổ mới vắt ra! Tôi thích mầu nắng ở Phan Rang lắm.
Chỉ hiềm một nỗi về cái gió: gió hốt bụi tạt vào mặt mình, không kiêng nể! Gió ào ào như mà lại không mát, có kỳ không?
Nhưng chúng tôi không than thở chi, chúng tôi tha hồ tận hưởng hoa quả, tôm cá, cải rau. Chúng tôi tha hồ vọc nước chứ không như Đà Lạt. Nóng thì mở toang cửa sổ ra, có khó khăn gì.
Ở Phan Rang được ba hôm, đêm thứ tư đang ngon giấc thì chợt nghe tiếng mẹ gọi khe khẽ dựng dậy đang lúc nửa đêm. Hồn bất phụ thể, tôi chưa hiểu ngô khoai gì thì nghe tiếng súng ăm ẳm thật lớn rung chuyển cả sàn lầu. Lập tức, tôi dò trong bóng tối, bước từ bước xuống cầu thang, chui vào hầm núp. Không có súng nhỏ, chỉ nghe súng lớn "Đoàng đoàng" "Ầm ầm" bốn phía. Mẹ se sẽ lên lầu bế hai đứa nhỏ xuống. Cỡ nửa giờ mới yên. Lại bế hai đứa nhỏ lên, tôi theo sau, bà đi sau rốt, y tựa một cuộc diễn hành trong bóng tối.
Nằm một chốc nghe đồng hồ đổ hai giờ sáng.
Đêm thứ hai lại tái diễn trò này. Bà cháu, mẹ con lại kéo nhau xuống hầm núp. Nhưng đêm thứ hai tiếng súng lớn dữ dội hơn, chen lẫn trong tiếng liên thanh nổ mau và gần quá thể. Lại có còi báo động. Dễ sợ không? Báo động nửa đêm! Mà lại những hai bận liên tiếp cơ. Tôi bắt đầu biết sợ. Hai đứa nhỏ vẫn ngáy đều bên chân mẹ, vì mẹ đã lo mang theo quạt, quạt cho chúng không ngừng. Trong nhà tối om, thỉnh thoảng ánh hỏa châu bùng lên, sáng lóe, cả nhà trông rõ mặt nhau.
Bà soi đèn bấm thì thấy hơn nửa giờ trôi qua. Thình lình, có tiếng máy bay ngay đâu trên đầu mình rồi tiếng đạn rốc kết nã ròn rã. Tôi sợ run.
Tiếng súng lơn và liên thanh thì im luôn. Bà tỉnh táo nói:
- Không sợ nữa, đem các cháu lên lầu cho chúng ngủ. Khi nào máy bay bắn như vậy là yên rồi.
Mẹ làm theo lời bà. Rồi tôi theo chân mẹ và bà lại gần bên cửa sổ nhìn ra. Ngoài trời đen thẫm, chiếc máy bay kéo dài một vệt sáng lướt nhanh ngay tầm mắt mình, đột nhiên nó như đứng lại và tức thì từ đâu trong cánh (hay đuôi nó?) lóe ra từng tia lửa đỏ rực, tiếng nổ phát ra ròn, khô, mau, liên tiếp. Cứ hết chiếc nọ đến chiếc kia, vẽ lên bầu trời những tia lửa. Ánh hỏa châu rực trời, soi rõ cả khuôn mặt bà và của cả mẹ tôi. Tôi thấy mắt mẹ và bà đều lóng lánh ướt: ra hai người cùng khóc. Tôi hơi ngạc nhiên, bà đã nói yên rồi mà? Sợ gì nữa? Song mẹ tôi quay lại vuốt tóc tôi, ra hiệu cho tôi vào giường và giọng nghẹn ngào, mẹ nói với bà:
- Con cứ nghĩ đến những tia lửa quái ác kia trúng nhằm nhà đồng bào vô tội...
- Cái đó là thường... Mọi hôm cứ...
- Bà có nhận ra họ đánh nhau ở chỗ nào không? Sao con trông có vẻ gần quá?
- Phải, gần lắm. Cách ta đâu hơn cây số chứ không xa...
Máy bay vẫn rền trời, tiếng nổ vẫn ròn, mau. Bầu trời vẫn tiếp tục lóe sáng nhưng chúng tôi trở vào giường, sau khi còi chấm dứt báo động vang lên.
Mẹ tôi cầu nhầu:
- Nếu mai còn thế này thì về Saigon quách. Mẹ bực quá thôi.
Tôi tán đồng ý kiến mẹ tôi ngay.
Đêm thứ ba không có súng nhưng tôi lên cơn sốt. Nghĩ có phiền không? Mẹ tôi gần khóc lên. Tôi cũng gần khóc lên. Lại kiêng ăn, lại thuốc, lại tọa dược. Chỉ những nơm nớp lo gầy thì về ba không cho đi năm tới. Ông sẽ nói:
- Đi chơi mà đau ốm như vậy thì đi làm gì?
Trong ba ngày tôi nằm đó, mẹ phải giặt gịa, là liếc một mình, không ai giúp đỡ. Nhà có người đấy, nhưng mẹ không muốn sai. May sao, sang hôm thứ tư tôi hết hẳn. Thật là vui như Tết.
Lại tha hồ nghịch phá, hái quả, ăn uống bù vào.
Chúng tôi còn được đi ciné – Ở Sàigòn một năm ba mẹ cho đi cỡ hai lần là nhất rồi – Cậu B. cho chúng tôi cả tập vé, muốn đi lúc nào thì đi. Mẹ lôi dì P. đi nữa, có hôm mẹ bắt dì đi biển, làm dì phải nghỉ dọn hàng ngoài chợ. Dì không tắm, ngồi trên nhìn chúng tôi vùng vẫy dưới nước xanh.
Tắm xong, dì mỡ hộp bánh, gọt táo, bổ cam cho chúng tôi ăn.
Có hôm dì không đi thì cậu B. lại đem xe đến chở chúng tôi.
Những hôm ấy, chúng tôi không lo ngại gì cả, đầm nước cho đến tận 11 giờ trưa, khỏi đi xe lam sợ nắng và khỏi ngồi chung với cá! Mẹ tập cho tôi bơi (tiếc thay khi mình vừa mới nôi nổi thì đã đến hạn phải trở về Sàigòn nhập học). Tắm xong lên bờ đã có sẵn bánh mì, chả lụa, nước ngọt, chúng tôi chén no nê.
Có hôm, cậu chở chúng tôi đi Tri Thủy, Tháp Chàm, ngắm cảnh.
Càng gần đến ngày về Sàigòn, gió lại càng ít, trời lại càng đẹp, súng im hẳn và càng có nhiều chuyện thú vị. Than ôi! Thật là ngày vui ngắn chẳng tày gang!
Chẳng mấy chốc mà ngày về đến sát bên lưng. Đêm trời mát, mẹ tôi khỏi phải thao thức canh chừng để thay áo cho chúng tôi nữa.
Rời Phan Rang, tôi vẫn còn như thấy trước mắt ruộng mạ xanh rờn, ruộng muối trắng lốp, thấy con đường đi Ninh Chữ rộng, phẳng với động dương vi vút và bãi biển lấp lánh sáng lòa trong nắng ban mai! Tôi hẹn với bà, với dì P., cậu B. và mọi người cùng một câu chắc nịch:
- Sang năm con lại về chơi!
Trước khi lên máy bay, tôi nhìn vào kính chiếu hậu của cậu B. nom mình cũng ra vẻ người đi biển lắm chứ không đến nỗi nào: da tôi nâu bóng. Mẹ cũng nâu. Bé cũng nâu. Minh cũng nâu. Thế là tốt rồi. Còn đòi hỏi chi hơn. Tôi khá vững lòng. Tôi dặn lũ em giấu biến chuyện đau ốm. Thế là xong một mùa hè. Ngắn quá! Ngày mai đã phải đến trường. Nhưng không sao, hè đến lại được đi chơi, nghĩ đến đó tôi vui ngay. Con người ta vốn sống bằng chờ đợi và hy vọng mà, thưa bạn!
MINH QUÂN
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 154, ra ngày 1-6-1971)
Nguồn : https://tuoihoandmore.blogspot.com