Như
một thường xuyên không thể thiếu vắng được, tôi đã trở về miền quê
hương một lần tiếng khóc đầu tiên tôi cất dậy. Miền quê hương nghèo nàn
nhưng ngập đầy hương vị của đời sống. Ở đó, một bóng dáng nhân từ như
được thắp sáng lên, nhắc nhớ tôi hoài: tôi vẫn còn một liên hệ, một
nguồn tin yêu để níu sống.
Thành phố vào những ngày cận Tết ồn ào náo động lạ. Tôi chen lấn một
cách bực bội qua những đám đông, những khói bụi, và bây giờ đã ngồi yên
thoải mái trên chuyến xe đò đông khách, bỏ lại sau lưng thành phố tôi
trú ngụ. Tôi bồng bềnh giữa những cơn gió mát đẩy dạt mớ tóc ngọn xô bồ
qua một bên trán. Tôi đã trở về rồi đó. Ngoại ơi! Con đã sắp được bên
cạnh ngoại, ngoại kính yêu suốt đời của con.
Tôi thả dọc theo mấy bờ đê xanh um cỏ may, gió sớm phấp phới tươi mát
khắp thân thể. Tôi bước vội về mái nhà lụp xụp co ro dưới bóng mát của
giàn mướp trổ đầy bông. Tôi sẽ chui vào đó kêu thật to, ngoại ơi, con đã
về. Ngoại sẽ ôm chầm lấy tôi, tôi lại được quen thân những hơi hướng
nhân ái trong đôi mắt sâu hút đó.
Ngoại tôi đi đâu vắng. Gian nhà đất hiu quạnh làm sao. Tôi thờ thẫn
buông mình xuống một chiếc ghế dựa, trước mặt là những khung ảnh hoen mờ
bụi, những khung ảnh ghi lại tất cả những khuôn mặt yêu kính của cha mẹ
tôi. Cũng có bức ảnh chụp từ lúc tôi mới lên năm. Lúc đó tôi còn bé
bỏng quá, trẻ thơ quá. Đôi mắt nai non cứ mở lớn ra. Ôi! Những kỷ niệm
thân ái đó tôi không được một lần sống lại. Ngần ấy khuôn mặt đã bỏ xa
tôi, bỏ xa hết rồi, chỉ còn khuôn mặt khả kính của ngoại. Tôi bấu víu
duy nhất bây giờ một tình thương thôi.
Ngoại bước vào nhà với một nét mừng lớn. Ngoại kêu to:
- Vũ, con về bao giờ?
Và ngoại mở sẵn vòng tay ôm trọn lấy tôi. Tôi sung sướng như chưa bao
giờ được sung sướng, tôi lại mân mê đùa nghịch những sợi râu dài trắng
bạc. Ngoại xoa xoa tóc tôi, tôi kịp thấy ở ngoại một giọt nước mắt long
lanh vo tròn. Ngoại khóc đó sao, ngoại ơi, ngoại đừng khóc làm cháu cũng
muốn rớt nước mắt đây.
- Thôi. Buông ngoại ra đi, để ngoại còn đi dọn cơm, từ sáng tới giờ ngoại có ăn gì đâu.
Ngoại đứng lên bước vội vào nhà. Tôi nhìn quanh, nỗi quạnh hiu tỏa rộng
khắp nơi. Tôi nào có thấy một đường nét gì chứng tỏ mùa Xuân đã trở về
đâu. Mùa Xuân đã bỏ quên, đã thật sự dửng dưng lãnh đạm với chúng tôi
rồi sao? Tôi ra phía bụi chuối đứng yên trước những chậu kiểng thời xưa.
Gió hây hây du nhè nhẹ những búp non mới nở. Tiếng ngoại gọi tôi vào
dùng cơm như một âm thanh duy nhất giữa miền u tịch này. Tôi đưa tay bứt
một nhánh bông và quay vào.
Sau bữa cơm ngoại nói:
- Để ngoại ra chợ kiếm mua bậy bạ một vài thứ dành Tết.
- Ngoại tính mua gì đó ngoại?
- Thì bánh trái với những thứ lặt vặt khác.
- Ngoại hổng tính mua bánh tét sao?
- Nấu chứ. Những thứ cần thiết ngoại có sẵn rồi.
- Chừng nào mới nấu ngoại?
- Chiều đến suốt đêm Giao thừa.
- Còn lâu quá. Sao ngoại hổng nấu bây giờ?
- Bây giờ cũng được nhưng không có ý nghĩa và thú vị bằng Giao thừa. Bộ cháu thèm bánh tét lắm hả?
Tôi liếm liếm môi nũng nịu thay câu trả lời. Ngoại khoác vào người một
chiếc áo thô đen rồi bước ra ngoài. Tôi nhìn theo bóng ngoại nhỏ dần ở
cuối con lộ quanh co.
Buổi chiều ngoại vẫn chưa về. Tôi rời nhà đi sâu vào phía xóm trong. Hồi
còn nhỏ tôi thuộc lòng tất cả các ngõ ngách, những địa danh bí hiểm đặc
biệt của xứ này. Tôi hãnh diện được biết qua những sự tích của những
tên đó cũng như đã cố gắng ấn sâu chúng vào một góc của trí nhớ. Tôi
không thể nào quên được tình ngoại thì tôi cũng nguyện sẽ nhớ hoài hoài
những hình ảnh và màu sắc quê hương. Thiếu những hình ảnh và màu sắc
dân tộc thuần túy đó, quê hương sẽ mất đi rất nhiều ý tình!
- Vũ mới ở Sàigòn về hả?
Tôi giật mình bởi tiếng nói bất ngờ của một thanh niên xa lạ. Tôi trợn mắt ngơ ngác.
- Cha, xa quê hương lâu ngày, cậu Vũ chắc quên hết rồi. Hổng nhớ tôi thiệt sao?
Tôi lắc đầu, trí nhớ rối bung tối mò.
- Tôi là anh Thân đó, Vũ nhớ ra chưa?
- Hả... anh... anh là anh... Thân à?
- Thì tôi đây chứ ai. Cậu Vũ nhà ta bây giờ lớn sộ, coi bảnh trai quá há.
Tôi lắc mạnh tay anh:
- Anh lại bắt chước ngày xưa chọc em nữa.
Anh Thân cười hà hà:
- Sao, chừng nào trở thành cậu Tú đây?
- Năm tới lận, còn lâu mà anh.
- Vũ về đây ăn Tết hả?
- Dạ. Năm nay chắc anh ăn Tết lớn lắm.
- Sao Vũ biết? Ý, coi cái mặt xạo kìa, mắc cỡ hông.
Tôi nhéo thật đau vào tay anh, anh la hoảng lên:
- Ái! Vũ... Vũ hổng ba xạo đâu. Đừng nhéo anh nữa.
Tôi ôm bụng cười ngất. Sau đó anh Thân dẫn tôi về nhà, có thể nói nhà
anh chẳng khác gì nhà ngoại tôi mấy. Cũng giàn mướp với bóng mát trước
nhà. Cũng những đồ vật thô sơ khiêm nhượng. Nhưng nhà anh không bao giờ
vắng tiếng cười đùa của bầy em ba đứa. Anh nói:
- Bây giờ anh chỉ còn có chúng để an ủi. Anh nuôi chúng để gián tiếp nuôi tiếng cười vui đó mãi mãi còn vang vọng bên anh.
Anh Thân dựng cuốc ở góc vách với tay lên tủ lấy xuống hai trái mãng cầu dai, trao hết cho tôi:
- Vũ ăn đi.
- Anh hổng ăn sao?
- Anh ăn hàng ngày thứ đó rồi.
- Nhưng em ghét ăn một mình lắm.
Anh Thân đành phải chiều tôi. Tôi ngồi trên ván bỏ thõng và đu đưa hai chân. Tiếng anh:
- Độ này anh bận nhiều việc nên không qua thăm thường xuyên ngoại Vũ. Không biết lúc này ông chạy xe ngựa có khá lắm không?
Tôi ngẩn ngơ trước lời nói đó:
- Hả? Anh Thân... anh vừa nói gì? Ngoại em chạy xe ngựa à?
- Sao Vũ lại kinh ngạc quá như vậy? Vũ chưa biết việc thay đổi đó hay sao?
Tôi lắc đầu trong giây phút sững sờ. Hai bàn tay tôi đan chặt lấy nhau.
Anh Thân không ngừng dò xét tôi. Một lát, tiếng anh kể lể:
- Vũ đi học xa, Vũ có biết đâu trên này ngoại Vũ khổ cực biết là bao.
Những thửa ruộng còn lại đã bị chủ nợ chiếm hữu hết. Gia sản không còn
gì, nhưng ông nhất định nuôi Vũ ăn học mãi dù bằng phương cách nào. Ông
cũng giấu bặt những nỗi khó nhọc cho Vũ an tâm lo học. Dù là người đứng
ngoài, anh cũng thấy xúc động trước tình thương bao la đó.
Tôi úp mặt vào lòng bàn tay khóc như đứa trẻ. Thật tôi không ngờ sự việc
lại có thể như vậy. Nghĩa là sự học của tôi ở thành phố đã được trả một
giá trị quá đắt. Đó là công lao dãi nắng dầm mưa của ngoại. Tôi thấy
mình còn trẻ con và vô tình quá, cứ yên vui giữa những vây bọc mong manh
vá víu bởi những khổ cực của ngoại mà không cần biết đến để cùng chia
xẻ.
- Một hôm ngoại Vũ đến nhà anh, nhờ anh kiếm mướn dùm một cỗ xe ngựa.
Anh đã trợn mắt kinh ngạc thì ngoại Vũ cười, có chi đâu mà cháu phải lo,
bộ cháu tưởng bác tuổi già làm việc đó không nổi sao. Rồi từ hôm ấy
ngoại Vũ bắt đầu mưu sinh bằng cách đưa rước khách từ xóm trên cho tới
quận.
Tiếng anh Thân vẫn trầm đều như lời kể lể không cùng ru tiếng khóc tôi.
Tôi không biết tại sao mình khóc. Có phải thương ngoại tuổi cao còn khổ
nhọc long đong hay vì một chút hối hận, một chút trách móc chính mình.
Như một người anh sẵn sàng vỗ về an ủi đứa em lúc buồn, anh Thân đã đến với tôi bằng tất cả thân ái:
- Vũ! Tại sao Vũ khóc? Anh ước mong Vũ khóc không ngoài lý do Vũ thương
mến ngoại, kính trọng vô vàn công lao như trời biển đó. Điều anh cần
nhấn mạnh với Vũ: Không có nghề nào xấu đâu, mà dẫu cho nghề đó theo Vũ
là xấu đi nữa thì người dám đứng ra nhận lãnh cái hèn mạt để có thể lo
chu toàn hay mưu lợi ích cho người thân mình, ta lại càng nên kính trọng
họ bội phần.
Anh Thân dìu tôi đứng lên, sự nín thinh của cảnh vật như một vốc nước
mát làm tươi dịu hồn tôi. Vừa khi đó, ngoại tôi chạy ùa vào, tôi kịp lau
khô những giọt nước mắt, nhảy xổ vào lòng ngoại. Ngoại hôn tôi tới tấp,
anh Thân đứng ở một góc nhà vừa uống từng ngụm nước vừa tủm tỉm cười.
Anh Thân xin ngoại cho tôi được ở với anh đêm nay. Ngoại hỏi:
- Chi vậy chớ?
Anh Thân cười:
- Dạ để tâm sự bậy bạ cho vui.
Ngoại lắc đầu ôm chặt lấy tôi:
- Ý! Đâu được mậy, làm sao tao có thể xa cháu cưng tao được.
Rồi ngoại đứng lên bồng tôi chạy thẳng về nhà. Anh Thân chạy theo trêu tôi:
- Mắc cỡ lêu lêu, mắc cỡ lêu lêu, ý... lớn rồi còn bắt ngoại bồng.
Tơi đỏ mặt, tự dưng thấy thừa thãi vội úp mặt trốn trong lòng cổ ngoại.
*
Trời chưa sáng hẳn, tôi vừa rửa mặt xong thì có tiếng đập cửa rầm rầm. Tôi và ngoại phóng vụt lại. Tiếng ngoại tôi:
- Ai đó?
- Tôi đây anh Sáu ơi! Mở cửa mau đi.
Ngoại nhanh nhẹn bật tung tấm phên chắn ngang giữa nhà.
Người đàn ông đứng tuổi đưa tay lên ngực, thở dốc từng hồi:
- Anh hỏng hay gì sao?
- Hay gì?
- Nhà thằng Thân bị mọt chê rớt trúng sập nát hết.
Hoảng hốt, tôi lắc mạnh tay bác Ba:
- Trời ơi! Rồi ảnh có sao không bác?
- Cũng hổng biết nữa.
Ngoại nắm tay tôi cùng bác ba băng đi. Con đường mòn hun hút bóng sương. Tới nơi, tôi rời tay ngoại rúc vào đám đông. Tiếng khóc của anh Thân chen chúc giữa tiếng xầm xì bàn tán ồn ào. Anh Thân ngồi cúi mặt trước ba xác chết của ba đứa em. Tôi muốn rớt nước mắt trước cảnh tượng đó.
- Thân à! Thôi đứng dậy cho người ta khiêng dọn lại căn nhà đi. Đừng khóc nữa, chuyện đã lỡ rồi cháu.
Anh Thân ngồi yên như pho tượng đá, anh cứ lắc đầu mãi trước lời yêu cầu của ngoại. Rồi anh gào thét, vùng vẫy, kêu la đòi được nghe tiếng cười nói của bầy em ba đứa. Tôi đến bên cạnh, lay nhẹ bờ vai lực lưỡng của anh:
- Anh Thân, nghe Vũ một lần đi. Anh đứng dậy về nhà Vũ nghen.
Tôi dìu anh Thân ra xa. Anh ôm chầm lấy tôi mà khóc:
- Vũ ơi! Thôi còn gì đâu, còn gì đâu nữa hở Vũ! Áo Tết còn trong bọc nhật trình kia mà người bận áo đã ra đi không bao giờ về nữa...
Ngoại tôi đứng ra lo tất cả công việc. Tôi đưa anh Thân về nhà, trông mặt anh thảm hại làm sao. Tôi bảo anh nằm nghỉ lưng một chút trên ván. Anh nghe lời nhưng bắt tôi phải ở bên cạnh.
Tôi cố tâm làm cho anh quên hẳn câu chuyện thương đau đó vì sự đau khổ cùng tột đã khiến anh có những lời nói, những cử chỉ như người loạn trí. Lúc anh cười hăng hắc, lúc anh khóc, gào đòi được gặp em. Tôi phải cố khuyên anh. Có lần tôi bị anh cho hai tát tai nháng lửa và anh trỗi dậy phóng đi.
Tôi phân vân chưa biết phải làm sao thì ngoại tôi trở về. Ngoại nói nhỏ với tôi:
- Ngoại đã lo mai táng cho tụi em thằng Thân rồi. Ngoại nghe đâu nhà chức trách quận hứa sẽ giúp anh Thân về việc dọn cất lại căn nhà đó, còn ty xã hội thì lo vấn đề trợ cấp. Vậy là xong, thằng Thân còn khóc nữa không Vũ?
- Dạ, ảnh làm con sợ từ nãy giờ nè.
- Nó làm gì?
- Ảnh dãy dụa dữ dội và ăn nói giống hệt người điên.
- Nó đang bị khủng hoảng tinh thần mạnh lắm. Khi săn sóc an ủi nó con cũng phải để tâm coi chừng.
Và ngoại đến gần anh Thân. Trước mặt ngoại, anh Thân như sợ và biết nghe lời lắm. Ngoại nói:
- Ráng nằm yên đi cháu. Đừng buồn nữa, hãy coi như không có chuyện gì hết.
Qua ngày thứ hai, anh Thân lại bắt đầu cười, khóc, ăn nói bậy bạ liên hồi. Anh đã mất trí hẳn. Anh hay đi lang thang trên con đường mòn, mỗi chiều, lấy tiền mua bánh kẹo cho trẻ nít rồi cười ha hả. Anh lân la đến nơi sinh sống cũ cầm cuốc đào xới đất một mình. Sau đó anh ngồi bệt xuống một phiến đá bưng mặt khóc. Anh lại hay lê bước trên những con đường đê rách nát đến bên thửa ruộng của mình, đứng hát suốt ngày. Tôi được ngoại bảo đi theo trông chừng. Tôi tính nhát, không dám lại gần anh. Chỉ khi nào anh về nhà, tôi mới hỏi chuyện. Anh vuốt tóc tôi và kêu nhỏ tên một trong ba đứa em xấu số.
Tôi đút vào miệng anh những trái chuối già bóc vỏ, anh ăn một cách ngon lành. Ngoại tôi bỏ tất cả công việc riêng tư, lo chạy chữa cho anh, vì anh không có ai là thân thích ruột rà. Bởi vậy, chỉ còn hai ngày nữa Tết đến mà nhà ngoại tôi trống vắng hiu quạnh như cánh đồng buổi hoàng hôn. Không còn ai có thời giờ để sửa soạn gì nữa...
Một đêm, anh Thân đòi trở dậy đi rong. Ngoại tôi khuyên ngăn thế nào anh cũng đòi đi bằng được. Anh nói:
- Bác hổng biết gì hết. Cháu đi thăm mộ mấy đứa em rồi cháu về. Cháu nhớ chúng quá hà.
Ngoại nắm lấy cườm tay anh:
- Biết vậy rồi. Nhưng bây giờ là đêm, đi sao được. Súng nổ hoài chú không nghe sao? Nguy hiểm lắm.
- Nguy thì nguy chớ, cháu hổng sợ đâu. Hồi má cháu chết má cháu dặn kỹ cháu phải ráng nuôi bầy em, đừng bỏ chúng bơ vơ tội nghiệp. Cháu hổng dám cãi lời má cháu đâu.
- Ừ, cháu biết vậy là tốt lắm. Nhưng cháu nằm xuống ngủ đi, khuya rồi.
Ngoại ấn người anh xuống ván. Anh gạt ngang tay ngoại:
- Bác đi chỗ khác đi. Sao bác cứ ngăn tôi hoài vậy chớ.
Anh Thân bước vội ra ngoài. Ngoại tôi tay cầm đuốc sáng tất tả chạy theo. Cũng may, anh Thân chỉ ra độ mươi thước thì trở về. Anh nói:
- Bác ơi! Cháu quên, em cháu đâu còn sống đứa nào. Cháu xin lỗi bác nghen. À, Vũ ơi, hai đứa mình lên ván ngủ chung nghen.
Tôi nằm cạnh nghe anh kể lể suốt đêm. Tôi cố gợi lại lời khuyên của anh hôm nào. Anh Thân gật đầu:
- Ờ, anh khuyên Vũ vậy đó. Vũ hổng nghe thì thôi. Vũ thử thắp đuốc khắp nơi coi có tìm được một ông ngoại như bác đây không?
- Vũ đâu dám cãi anh hoài hoài mà. Ngược lại anh phải nghe Vũ nghen.
- Nghe lời Vũ hả. Ừ, thì nghe. Nhưng nghe Vũ cái gì chứ?
- Anh nghe lời Vũ, anh đừng đi rong bậy bạ nữa. Anh ở nhà với Vũ đi, rồi Vũ bày trò đánh banh, đá cầu cho anh chơi. Anh chịu hôn?
- Chịu gấp. Anh đá cầu giỏi lắm, Vũ đá hổng lại anh đâu.
Ngoại tôi sung sướng trước thành công trong thời gian kỷ lục đó, luôn miệng khuyến khích tôi hãy cố gắng thêm nữa.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy thật sớm. Tôi không nghe buồn gì khi nhìn những tờ lịch rơi dần. Mai là mồng một Tết. Vào lúc nửa đêm nay tiếng pháo sẽ đì đùng vang dội âm thanh. Quê hương khổ đau này lần nữa bừng dậy ôm chầm nàng Xuân, gác lại một bên những tiếng súng thảng thốt, những tiếng đại bác xé rách không khí, những lo âu, những tiếng khóc, những nỗi buồn. Dù sao, trong tôi vẫn còn một chút trẻ con, tôi vẫn nghe nôn nao trong lòng, tôi muốn nhảy dựng lên, hét thật lớn mùa Xuân đã về rồi đó.
Ngoại tôi vừa ra chợ quận. Tôi sửa sang bày biện lại gian nhà. Cũng vẫn những đồ đạc năm xưa đó. Cũng với những tấm phản, những ly tách meo mốc. Ngần ấy biểu tỏ một sự khiêm nhượng tột cùng.
Anh Thân thấy tôi làm việc cũng vui vui liền bước lại gần. Anh nói:
- Cho anh làm phụ với, Vũ nha.
Tôi gật đầu trao cho anh một tấm khăn ướt để lau bàn ghế. Anh làm việc như một người bình thường. Anh bỗng bắt gặp một tấm ảnh trên nóc bồ lúa, anh kêu tôi:
- Vũ ơi! Lại đây anh cho coi cái này nè.
Tôi chạy lại. Anh chìa tấm ảnh ra:
- Vũ biết hình ai đó hôn?
Tôi giả bộ lắc đầu.
- Vũ hổng biết thiệt sao, ngoại Vũ hồi còn trẻ đó.
- A! Ngoại Vũ thiệt hả anh?
- Thiệt mà.
Tôi cầm tấm ảnh làm bộ ngắm nghía kỹ lắm.
- Hồi trẻ bác đẹp trai quá há Vũ.
Rồi anh giật tấm ảnh đó, cho vào túi.
- Anh phải cất kỹ cho bác Sáu coi chơi.
- Bắt ngoại chuộc lại bằng những trái mãng cầu dai nữa chứ.
- Ờ há.
Tôi và anh Thân bật cười thật to. Chỉ một lúc sau gian nhà như sáng sủa hẳn lên. Nắng ngọt ngào ve vuốt mấy tàu chuối xanh mát.
- Cũng ra vẻ Tết đấy chứ, anh Thân há?
Anh Thân gục gặc đầu:
- Đó là cái chắc rồi. Cậu gần... Tú bày biện chứ bộ ai tầm thường sao.
Tôi chu miệng:
- Anh ghẹo em hoài hà.
- Khóc đi, anh dỗ cho.
Anh Thân đã gần như hoàn toàn bình phục. Thật không còn nỗi mừng nào to lớn cho bằng. Tôi cứ ngỡ lúc anh trở lại được là một người bình thường ít nhất cũng phải cần một thời gian khá lâu và phải kiên nhẫn trì chí luôn luôn. Tôi đã sợ tôi không đóng tròn vai người nhắc nhớ quá khứ cho anh. Nhưng, vậy cũng là một điều đáng mừng.
Buổi tối, ngoại, anh Thân và tôi cùng ngồi cạnh nhau trước nồi nấu bánh lửa khói phừng phừng. Anh Thân tíu tít như đứa trẻ vừa biết nói. Ngoại tôi cười luôn miệng, thỉnh thoảng liếc qua tôi như khen công lao tôi bằng những ánh mắt có hai chấm hồng đỏ đó. Tôi như bay lên cao vùng cảm giác thích thú, tôi đã vào miền địa đàng hạnh phúc rồi đó.
Anh Thân chìa cho ngoại tôi xem tấm ảnh. Tiếng ngoại rối rít:
- Cháu kiếm thấy ở đâu vậy? Bác đã bỏ mấy ngày để kiếm mà chẳng thấy nó đâu.
Anh Thân vui vẻ trao trả lại cho ngoại. Tôi xen vô:
- Ngoại được lại tấm ảnh rồi, ngoại phải biếu trả công anh Thân một cái gì chứ.
- Dĩ nhiên. Nhưng bác cho rồi cháu Thân không được mở ra xem ngay nghen.
Anh Thân nhìn tôi gật đầu. Ngoại đưa cho anh một gói giấy gì đó. Tôi náo nức hơn cả anh toan mở ra coi. Anh ngăn lại:
- Hổng được. Đừng cãi lời bác. Năm mới bác cho ăn roi thì xui lắm đó.
Nhưng khi ngoại tôi bước ra sân kiếm củi thì tôi chạy lại giật gói đồ. Giấy bọc bên ngoài rách toang, tiếng anh Thân kinh ngạc:
- Một chiếc áo mới! Của ai đây há?
- Thì của anh chứ ai.
- Hổng phải đâu. Anh lớn rồi còn Tết nhất gì nữa.
Ngoại từ ngoài sân bước vô khoát tay:
- Của cháu đó, bận thử coi vừa hôn.
- Của cháu thiệt hả bác?
- Thiệt mà.
- Cháu cám ơn bác nhiều lắm. Sao bác hổng mua cho Vũ?
- Có chứ sao không.
Tôi chụp lấy vai ngoại:
- Vậy áo mới của con đâu ngoại?
Ngoại chỉ tay về phía nhà trên. Tôi phóng vụt lên. Mùa Xuân con tìm thấy giữa khoảng đêm tối này trên lối bước rải ngập vàng những cánh hoa mai mơn mởn, trong biển trời bồng bềnh tình thương yêu của ngoại. Hãy cho con sống thật tuổi thơ trong màu mắt thân mến đó, cho con bơi lội bì bõm những ngày tháng rực rỡ nắng hồng, cho con sống mãi phút giây đó đi ngoại. Và cả anh Thân nữa. Suốt đời ngoại vẫn như một không cùng của lòng cao cả bao dung.
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa Xuân Mậu Thân, 1968)
- Hay gì?
- Nhà thằng Thân bị mọt chê rớt trúng sập nát hết.
Hoảng hốt, tôi lắc mạnh tay bác Ba:
- Trời ơi! Rồi ảnh có sao không bác?
- Cũng hổng biết nữa.
Ngoại nắm tay tôi cùng bác ba băng đi. Con đường mòn hun hút bóng sương. Tới nơi, tôi rời tay ngoại rúc vào đám đông. Tiếng khóc của anh Thân chen chúc giữa tiếng xầm xì bàn tán ồn ào. Anh Thân ngồi cúi mặt trước ba xác chết của ba đứa em. Tôi muốn rớt nước mắt trước cảnh tượng đó.
- Thân à! Thôi đứng dậy cho người ta khiêng dọn lại căn nhà đi. Đừng khóc nữa, chuyện đã lỡ rồi cháu.
Anh Thân ngồi yên như pho tượng đá, anh cứ lắc đầu mãi trước lời yêu cầu của ngoại. Rồi anh gào thét, vùng vẫy, kêu la đòi được nghe tiếng cười nói của bầy em ba đứa. Tôi đến bên cạnh, lay nhẹ bờ vai lực lưỡng của anh:
- Anh Thân, nghe Vũ một lần đi. Anh đứng dậy về nhà Vũ nghen.
Tôi dìu anh Thân ra xa. Anh ôm chầm lấy tôi mà khóc:
- Vũ ơi! Thôi còn gì đâu, còn gì đâu nữa hở Vũ! Áo Tết còn trong bọc nhật trình kia mà người bận áo đã ra đi không bao giờ về nữa...
Ngoại tôi đứng ra lo tất cả công việc. Tôi đưa anh Thân về nhà, trông mặt anh thảm hại làm sao. Tôi bảo anh nằm nghỉ lưng một chút trên ván. Anh nghe lời nhưng bắt tôi phải ở bên cạnh.
Tôi cố tâm làm cho anh quên hẳn câu chuyện thương đau đó vì sự đau khổ cùng tột đã khiến anh có những lời nói, những cử chỉ như người loạn trí. Lúc anh cười hăng hắc, lúc anh khóc, gào đòi được gặp em. Tôi phải cố khuyên anh. Có lần tôi bị anh cho hai tát tai nháng lửa và anh trỗi dậy phóng đi.
Tôi phân vân chưa biết phải làm sao thì ngoại tôi trở về. Ngoại nói nhỏ với tôi:
- Ngoại đã lo mai táng cho tụi em thằng Thân rồi. Ngoại nghe đâu nhà chức trách quận hứa sẽ giúp anh Thân về việc dọn cất lại căn nhà đó, còn ty xã hội thì lo vấn đề trợ cấp. Vậy là xong, thằng Thân còn khóc nữa không Vũ?
- Dạ, ảnh làm con sợ từ nãy giờ nè.
- Nó làm gì?
- Ảnh dãy dụa dữ dội và ăn nói giống hệt người điên.
- Nó đang bị khủng hoảng tinh thần mạnh lắm. Khi săn sóc an ủi nó con cũng phải để tâm coi chừng.
Và ngoại đến gần anh Thân. Trước mặt ngoại, anh Thân như sợ và biết nghe lời lắm. Ngoại nói:
- Ráng nằm yên đi cháu. Đừng buồn nữa, hãy coi như không có chuyện gì hết.
Qua ngày thứ hai, anh Thân lại bắt đầu cười, khóc, ăn nói bậy bạ liên hồi. Anh đã mất trí hẳn. Anh hay đi lang thang trên con đường mòn, mỗi chiều, lấy tiền mua bánh kẹo cho trẻ nít rồi cười ha hả. Anh lân la đến nơi sinh sống cũ cầm cuốc đào xới đất một mình. Sau đó anh ngồi bệt xuống một phiến đá bưng mặt khóc. Anh lại hay lê bước trên những con đường đê rách nát đến bên thửa ruộng của mình, đứng hát suốt ngày. Tôi được ngoại bảo đi theo trông chừng. Tôi tính nhát, không dám lại gần anh. Chỉ khi nào anh về nhà, tôi mới hỏi chuyện. Anh vuốt tóc tôi và kêu nhỏ tên một trong ba đứa em xấu số.
Tôi đút vào miệng anh những trái chuối già bóc vỏ, anh ăn một cách ngon lành. Ngoại tôi bỏ tất cả công việc riêng tư, lo chạy chữa cho anh, vì anh không có ai là thân thích ruột rà. Bởi vậy, chỉ còn hai ngày nữa Tết đến mà nhà ngoại tôi trống vắng hiu quạnh như cánh đồng buổi hoàng hôn. Không còn ai có thời giờ để sửa soạn gì nữa...
Một đêm, anh Thân đòi trở dậy đi rong. Ngoại tôi khuyên ngăn thế nào anh cũng đòi đi bằng được. Anh nói:
- Bác hổng biết gì hết. Cháu đi thăm mộ mấy đứa em rồi cháu về. Cháu nhớ chúng quá hà.
Ngoại nắm lấy cườm tay anh:
- Biết vậy rồi. Nhưng bây giờ là đêm, đi sao được. Súng nổ hoài chú không nghe sao? Nguy hiểm lắm.
- Nguy thì nguy chớ, cháu hổng sợ đâu. Hồi má cháu chết má cháu dặn kỹ cháu phải ráng nuôi bầy em, đừng bỏ chúng bơ vơ tội nghiệp. Cháu hổng dám cãi lời má cháu đâu.
- Ừ, cháu biết vậy là tốt lắm. Nhưng cháu nằm xuống ngủ đi, khuya rồi.
Ngoại ấn người anh xuống ván. Anh gạt ngang tay ngoại:
- Bác đi chỗ khác đi. Sao bác cứ ngăn tôi hoài vậy chớ.
Anh Thân bước vội ra ngoài. Ngoại tôi tay cầm đuốc sáng tất tả chạy theo. Cũng may, anh Thân chỉ ra độ mươi thước thì trở về. Anh nói:
- Bác ơi! Cháu quên, em cháu đâu còn sống đứa nào. Cháu xin lỗi bác nghen. À, Vũ ơi, hai đứa mình lên ván ngủ chung nghen.
Tôi nằm cạnh nghe anh kể lể suốt đêm. Tôi cố gợi lại lời khuyên của anh hôm nào. Anh Thân gật đầu:
- Ờ, anh khuyên Vũ vậy đó. Vũ hổng nghe thì thôi. Vũ thử thắp đuốc khắp nơi coi có tìm được một ông ngoại như bác đây không?
- Vũ đâu dám cãi anh hoài hoài mà. Ngược lại anh phải nghe Vũ nghen.
- Nghe lời Vũ hả. Ừ, thì nghe. Nhưng nghe Vũ cái gì chứ?
- Anh nghe lời Vũ, anh đừng đi rong bậy bạ nữa. Anh ở nhà với Vũ đi, rồi Vũ bày trò đánh banh, đá cầu cho anh chơi. Anh chịu hôn?
- Chịu gấp. Anh đá cầu giỏi lắm, Vũ đá hổng lại anh đâu.
Ngoại tôi sung sướng trước thành công trong thời gian kỷ lục đó, luôn miệng khuyến khích tôi hãy cố gắng thêm nữa.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy thật sớm. Tôi không nghe buồn gì khi nhìn những tờ lịch rơi dần. Mai là mồng một Tết. Vào lúc nửa đêm nay tiếng pháo sẽ đì đùng vang dội âm thanh. Quê hương khổ đau này lần nữa bừng dậy ôm chầm nàng Xuân, gác lại một bên những tiếng súng thảng thốt, những tiếng đại bác xé rách không khí, những lo âu, những tiếng khóc, những nỗi buồn. Dù sao, trong tôi vẫn còn một chút trẻ con, tôi vẫn nghe nôn nao trong lòng, tôi muốn nhảy dựng lên, hét thật lớn mùa Xuân đã về rồi đó.
Ngoại tôi vừa ra chợ quận. Tôi sửa sang bày biện lại gian nhà. Cũng vẫn những đồ đạc năm xưa đó. Cũng với những tấm phản, những ly tách meo mốc. Ngần ấy biểu tỏ một sự khiêm nhượng tột cùng.
Anh Thân thấy tôi làm việc cũng vui vui liền bước lại gần. Anh nói:
- Cho anh làm phụ với, Vũ nha.
Tôi gật đầu trao cho anh một tấm khăn ướt để lau bàn ghế. Anh làm việc như một người bình thường. Anh bỗng bắt gặp một tấm ảnh trên nóc bồ lúa, anh kêu tôi:
- Vũ ơi! Lại đây anh cho coi cái này nè.
Tôi chạy lại. Anh chìa tấm ảnh ra:
- Vũ biết hình ai đó hôn?
Tôi giả bộ lắc đầu.
- Vũ hổng biết thiệt sao, ngoại Vũ hồi còn trẻ đó.
- A! Ngoại Vũ thiệt hả anh?
- Thiệt mà.
Tôi cầm tấm ảnh làm bộ ngắm nghía kỹ lắm.
- Hồi trẻ bác đẹp trai quá há Vũ.
Rồi anh giật tấm ảnh đó, cho vào túi.
- Anh phải cất kỹ cho bác Sáu coi chơi.
- Bắt ngoại chuộc lại bằng những trái mãng cầu dai nữa chứ.
- Ờ há.
Tôi và anh Thân bật cười thật to. Chỉ một lúc sau gian nhà như sáng sủa hẳn lên. Nắng ngọt ngào ve vuốt mấy tàu chuối xanh mát.
- Cũng ra vẻ Tết đấy chứ, anh Thân há?
Anh Thân gục gặc đầu:
- Đó là cái chắc rồi. Cậu gần... Tú bày biện chứ bộ ai tầm thường sao.
Tôi chu miệng:
- Anh ghẹo em hoài hà.
- Khóc đi, anh dỗ cho.
Anh Thân đã gần như hoàn toàn bình phục. Thật không còn nỗi mừng nào to lớn cho bằng. Tôi cứ ngỡ lúc anh trở lại được là một người bình thường ít nhất cũng phải cần một thời gian khá lâu và phải kiên nhẫn trì chí luôn luôn. Tôi đã sợ tôi không đóng tròn vai người nhắc nhớ quá khứ cho anh. Nhưng, vậy cũng là một điều đáng mừng.
Buổi tối, ngoại, anh Thân và tôi cùng ngồi cạnh nhau trước nồi nấu bánh lửa khói phừng phừng. Anh Thân tíu tít như đứa trẻ vừa biết nói. Ngoại tôi cười luôn miệng, thỉnh thoảng liếc qua tôi như khen công lao tôi bằng những ánh mắt có hai chấm hồng đỏ đó. Tôi như bay lên cao vùng cảm giác thích thú, tôi đã vào miền địa đàng hạnh phúc rồi đó.
Anh Thân chìa cho ngoại tôi xem tấm ảnh. Tiếng ngoại rối rít:
- Cháu kiếm thấy ở đâu vậy? Bác đã bỏ mấy ngày để kiếm mà chẳng thấy nó đâu.
Anh Thân vui vẻ trao trả lại cho ngoại. Tôi xen vô:
- Ngoại được lại tấm ảnh rồi, ngoại phải biếu trả công anh Thân một cái gì chứ.
- Dĩ nhiên. Nhưng bác cho rồi cháu Thân không được mở ra xem ngay nghen.
Anh Thân nhìn tôi gật đầu. Ngoại đưa cho anh một gói giấy gì đó. Tôi náo nức hơn cả anh toan mở ra coi. Anh ngăn lại:
- Hổng được. Đừng cãi lời bác. Năm mới bác cho ăn roi thì xui lắm đó.
Nhưng khi ngoại tôi bước ra sân kiếm củi thì tôi chạy lại giật gói đồ. Giấy bọc bên ngoài rách toang, tiếng anh Thân kinh ngạc:
- Một chiếc áo mới! Của ai đây há?
- Thì của anh chứ ai.
- Hổng phải đâu. Anh lớn rồi còn Tết nhất gì nữa.
Ngoại từ ngoài sân bước vô khoát tay:
- Của cháu đó, bận thử coi vừa hôn.
- Của cháu thiệt hả bác?
- Thiệt mà.
- Cháu cám ơn bác nhiều lắm. Sao bác hổng mua cho Vũ?
- Có chứ sao không.
Tôi chụp lấy vai ngoại:
- Vậy áo mới của con đâu ngoại?
Ngoại chỉ tay về phía nhà trên. Tôi phóng vụt lên. Mùa Xuân con tìm thấy giữa khoảng đêm tối này trên lối bước rải ngập vàng những cánh hoa mai mơn mởn, trong biển trời bồng bềnh tình thương yêu của ngoại. Hãy cho con sống thật tuổi thơ trong màu mắt thân mến đó, cho con bơi lội bì bõm những ngày tháng rực rỡ nắng hồng, cho con sống mãi phút giây đó đi ngoại. Và cả anh Thân nữa. Suốt đời ngoại vẫn như một không cùng của lòng cao cả bao dung.
Vũ Chinh
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa Xuân Mậu Thân, 1968)
Không có nhận xét nào:
Không cho phép có nhận xét mới.