CHƯƠNG VIII
Trọng
Viễn lần mò mãi tới ba giờ chiều, bụng cồn cào đói meo. Suốt từ sáng
sớm tới giờ này chàng chưa ăn một miếng gì vào bụng. Vội vàng đi theo
đường lối điều tra mới, Trọng Viễn ăn tạm khúc bánh mì, uống ly cà phê
sữa, đoạn hối hả lên đường ngay. Lần này không cần phải có Bão Tố, mà
nói cho đúng, có cần cũng không thể được nữa. Con nghĩa khuyển đã bỏ
mình vì công vụ. Tội nghiệp quá chừng!
Trực chỉ hướng phi trường, Trọng Viễn rảo chân bước. Khi đi ngang nhà viên đội kiểm lâm Phạm văn Danh chàng dừng lại, giơ tay gõ cửa. Danh đích thân ra mở.
Trực chỉ hướng phi trường, Trọng Viễn rảo chân bước. Khi đi ngang nhà viên đội kiểm lâm Phạm văn Danh chàng dừng lại, giơ tay gõ cửa. Danh đích thân ra mở.
Viên đội kiểm lâm trông hãy còn trẻ lắm, chỉ khoảng chừng hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi. Vóc người
thấp nhỏ, gọn ghẽ trong bộ đồ sắc phục dạ màu xanh dương, nổi bật hàng
khuy bằng đồng sáng loáng. Đối diện khách lạ, Danh đưa tay nhấc
chiếc mũ “liège” bọc vải ka ki sậm, để lộ mái tóc đen mướt mịn, đôi mắt
đen, tia nhìn nhanh loang loáng. Lúc mới đối diện nhau, chàng thanh tra cảnh sát chưa
kịp nhận ra cái ánh mắt lanh lẹ đặc biệt ấy. Vành mũ đội sụp về phía
trước đã che khuất mất.
Sắc diện viên chức ngành Thủy lâm này lộ rõ nét ưu tư vì biến cố mới xảy ra tại xã Phú Hộ, nơi gia đình anh cư ngụ, một khu vực diện tích chưa đầy hai chục cây số vuông, tin lành đồn nhanh, tin dữ lại được loan nhanh hơn nữa. Vì thế, khi Trọng Viễn mới tự giới thiệu họ tên, chức vụ, chưa kịp nói gì thêm, thầy đội Phạm văn Danh đã biết ngay lý do sự hiện diện của chàng thanh tra cảnh sát. Đi tới đâu thầy cũng nghe dân xã kháo nhau về cái chết của thằng nhỏ Ngây.
Trọng Viễn lịch sự ngã đầu chào:
- Ông làm ơn cho biết: kể từ buổi chiều thứ ba trở đi ông có thấy điều gì khác lạ hoặc có thấy người lạ mặt nào lảng vảng nội vùng xã ta đây không?
- Dạ không! Tôi không thấy một người lạ mặt nào lảng vảng quanh đây hết!
- Thế vào lúc đêm tối, ông có nhận thấy điều gì bất thường?
- Cũng không! À, à… để coi! À, phải rồi, khoảng ba giờ sáng, tôi nghe có tiếng máy bay cất cánh.
- Tiếng máy bay cất cánh khiến ông thức giấc? Tôi tưởng là ở gần phi trường lâu ngày ông nghe quen, nên không bị thức giấc giữa lúc đang ngủ ngon như thế chứ?
- Những chuyến bay đêm thường là hiếm lắm. Vả lại, dù có thì chúng tôi cũng không đến nỗi bị đánh thức giữa giấc ngon đâu. Thật ra thì ít bữa nay, chúng tôi không ngủ mấy. Nhà tôi có mang sắp tới ngày sanh… à không, mới được sáu tháng thôi, nhưng tính nết thay đổi, hay gắt bẳn nên chẳng đêm nào được ngủ yên giấc cả.
- Nếu vậy, chắc hẳn bà nhà đã nhận ra được một sự khác thường nào đó trong mấy ngày đêm gần đây?
Thầy đội Phạm văn Danh chớp mắt liền mấy cái. Trong một thoáng, thầy có vẻ như không muốn nhìn thẳng vào mặt khách.
Chợt nhận thấy ửng đỏ làn da vốn trắng xanh của thầy kiểm lâm, chàng thanh tra cảnh sát thoáng có ý nghĩ: “Dè dặt, e lệ chăng? Thanh niên gì mà nhút nhát”. Nhưng tư tưởng chưa kịp thành hình, Trọng Viễn đã khẽ nhíu cặp chân mày thật nhanh, rất nhanh, lấy lại ngay được vẻ mặt bình thản. Thầy đội kiểm lâm vô tình đã ghé sát mặt khách, trả lời:
- Ông cứ việc hỏi thẳng nhà tôi. Xin mời ông vào trong nhà!
Chàng trai nghe rõ câu trả lời, đồng thời “ ngửi ” được cả tiếng nói của Danh nữa, nó sặc sụa hơi rượu ngang (rượu đế).
Thầy đội né người nhường bước cho Trọng Viễn. Chàng thanh tra cảnh sát, ngay khi đặt chân lên ngưỡng cửa, đã nhận thức được ngay sự sạch bóng, sạch trơn của sàn gạch bông, tính chất giản dị mà không kém mỹ thuật của những bức tranh treo trên tường, sự hòa hợp êm dịu giữa các màu sắc của những bông hoa cắm trong bình. Dưới chân pho tượng Thần Vệ Nữ bằng đá trắng cao chừng bốn mươi phân, ai đã để một cuộn len hồng có bốn cây que đan sáng trắng xuyên qua.
Thầy đội Danh cất tiếng gọi vợ:
- Gấm à ! Gấm ơi !
Một thiếu phụ còn trẻ, rất đẹp, cử chỉ rụt rè, e thẹn bước ra. Khuôn mặt đẹp não nùng in rõ nét mệt nhọc, đôi mắt đỏ hoe. Khách chưa kịp nói gì đã nghe thiếu phụ khóc nấc lên:
- Ông tha lỗi cho… Quả tình tôi không sao gượng được… Từ lúc nghe tin thằng nhỏ Ngây…
Lời nói tắc nghẹn trong tiếng khóc nức nở.
Trọng Viễn ái ngại:
- Bà bình tâm lại đi! À, thế ra cháu Ngây thường hay đến đây chơi lắm?
Đôi mắt thiếu phụ sáng lên dưới đôi chân mày đen nhánh, mịn đẹp như mày ngài. Bàn tay trắng muốt với những ngón búp măng nuột nà giơ lên chỉ cuộn len hồng dưới chân pho tượng Thần Vệ Nữ:
- Dạ đúng thế đó, thưa ông ! Chúng tôi cũng quý nó lắm. Đây, trước ngày bị nạn, cháu còn đến đây, ngồi gỡ cho tôi cuộn len này. Nó cứ quanh quẩn bên tôi suốt ngày. Nhất là những buổi chiều sâm sẩm tối khi anh Danh phải đi khám rừng, thằng nhỏ không rời tôi một bước. Tội nghiệp, nghe tin cháu bị chết một cách thảm khốc như vậy, tôi…
Lời nói lại chìm trong tiếng khóc nấc lên, Trọng Viễn có cái cảm giác người đàn bà trẻ đẹp, đang thời kỳ mang thai, lại gặp những cơn xúc động như thế, rất có thể bị nguy hiểm, liền cố khuyên giải:
- Trong trường hợp đau thương quá đỗi như thế, ai mà không buồn. Chắc hẳn có nhiều đêm bà không thể nào nhắm mắt ngủ được?
Câu nói sau của chàng thanh tra cảnh sát chỉ là một câu an ủi rất thường. Không ngờ đối với nàng Gấm, vợ chàng đội kiểm lâm, câu nói ấy lại gây xúc động một cách lạ kỳ. Sắc diện thiếu phụ trẻ đẹp ửng hồng lên đoạn tái xanh ngay sau đó. Khóe miệng, hai làn môi đẹp như vẽ, lắp bắp:
- Không ngủ được! Đâu có, thưa ông ! Tôi đâu có nhát bóng tối! Tôi đâu có sợ ma!
Trọng Viễn thầm nghĩ: “Chưa chắc! Sự thực có lẽ trái hẳn thế!”. Nhưng chàng chỉ nói:
- Ồ, thế lại càng hay! Vì bà sắp sửa con bận con mọn đến nơi, có nhiều việc phải làm đấy.
Nàng Gấm đưa mắt ngó theo tia nhìn của chàng thanh tra cảnh sát đang chiếu lên mớ quần áo, tã lót nhỏ xinh. Câu trả lời của nàng có vẻ hơi vội vã:
- Ông nói đúng lắm! Nhưng đã có cô Tường Vân. Đó, mớ quần áo em bé toàn một tay cô cắt may hết đó, thưa ông. Thật đúng là một nàng tiên hiền dịu.
Nàng tiên hiền dịu! Trọng Viễn thầm cảm động. Chàng càng thấy quý mến người đàn bà trẻ đẹp đang đứng trước mặt mình: cái hình dung đầy tính chất mến phục từ miệng vợ thầy Danh nói ra quả rất xứng đáng với đức tính dịu hiền của cô con gái út bà Án cũng như thích hợp với tấm nhan sắc thùy mị đáng yêu của nàng.
Trọng Viễn mơ màng với hình ảnh Tường Vân hiện ra trong ký ức. Chàng bất giác mỉm cười bâng quơ. Tuy nhiên, thái độ ngủ mơ ấy không khiến chàng mờ mắt mà không nhìn thấy nàng Gấm đã lại rưng rưng nước mắt và rất nhanh, một bàn tay của thầy đội Danh mơn nhẹ lên bàn tay vợ âu yếm thiết tha.
Chàng “thanh tra tài tử” không muốn chứng kiến cảnh buồn thảm ấy thêm nữa liền đứng dậy xin phép rút lui.
Trước khi bỏ đi, Trọng Viễn còn dừng lại trên bậc thềm. Cánh cửa nhà thầy đội Phạm Văn Danh đã đóng sập ngay khi khách vừa bước ra. Chàng rút bút chì hí hoáy ghi vào sổ tay cuộc viếng thăm thầy đội Danh và những cảm nghĩ liên hệ. Chợt, chàng trai ngưng viết, lắng tai. Có tiếng léo xéo đối thoại gay cấn giữa đôi vợ chồng trẻ.
Rõ ràng tiếng người vợ:
- Anh lại uống nữa đó hả?
Giọng nói của người chồng hơi sẵng:
- Mình im đi! Tôi làm gì mặc tôi! Nói hoài!
- Anh Danh! Đừng uống nữa, khổ quá, sinh bệnh thì lại khổ nữa, bỏ xuống đi!
- Một lần nữa, anh yêu cầu mình! Im đi!
Tiếp đó là tiếng nức nở của người thiếu phụ xinh đẹp
Quay phắt lại, Trọng Viễn, tay trái gõ cửa, đồng thời tay phải xoay quả đấm sứ, đẩy mạnh. Lịch sự hay bất lịch sự, hậu xét: Gõ cửa là một hành động lễ phép tế nhị. Nhưng gõ mà đồng thời lại mở tung cánh cửa nhà người ta ra ngay thì cái gõ ấy cũng mất hết ý nghĩa hay ho của nó. Chàng trai đã biết rõ như thế, nhưng…
Chàng bắt gặp viên đội kiểm lâm đang nốc một ly cối “rượu ngang”. Nàng Gấm đứng sát bên buông vật tay xuống. Cái bàn tay ấy đã giơ lên giật ly rượu của chồng nhưng anh ta nắm chắc quá, giật không được.
Mỉm một nụ cười thân thiện, sắc diện thản nhiên vờ đi như người không bắt gặp quang cảnh vừa xảy ra, Trọng Viễn hỏi thầy đội:
- Quên không hỏi thầy: lối nào gần nhất ra phi trường hả thầy?
Viên đội kiểm lâm làm một cử chỉ hoảng hốt như cố ý muốn che giấu chai rượu. Đồng thời, tia mắt hướng về chàng thanh tra cảnh sát lộ vẻ băn khoăn, chứa đựng một câu hỏi câm nín.
- "Chẳng hiểu ông cảnh sát này đã nhìn thấy chưa đây?"
Mãi sau, ông chủ nhà mới đặt chiếc ly không xuống mặt bàn, theo khách bước ra cửa. Nàng Gấm cũng theo tiễn Trọng Viễn. Đôi mắt thiếu phụ đỏ hoe, làn môi đẹp cố nở một nụ cười gượng gạo.
Sau khi được thầy độichỉ đường cặn kẽ, Trọng Viễn bước đi. Một mình rảnh rang, vừa đi, chàng vừa ngẫm nghĩ:
- Phần nhiều cái vỏ bề ngoài nào cũng đều giả dối cả. Mới trông thì cái tiểu gia đình này coi bộ trong ấm ngoài êm lắm. Vậy mà thầy đội trẻ trung này lại nghiện rượu hơi nặng. Kể ra cũng có nhiều thanh niên không nghiện ngập gì đâu nhưng lại cứ làm ra vẻ ta đây “chì” lắm. Thích được người đời gọi là “tửu lượng một cây”. Hừ! Bà vợ có vẻ khổ tâm dữ ạ! Vết rạn nứt đã bắt đầu đe dọa hạnh phúc lứa đôi rồi đó. Loài người... tội nghiệp quá! Đời đúng là... bể khổ!
Cuộc viếng thăm các giới chức chỉ huy tại phi trường Phủ Đoan diễn tiến một cách dễ dàng giản dị. Trọng Viễn vui vẻ hỏi chuyện Thiếu tá chỉ huy phó. Vị sĩ quan này tuy đã đứng tuổi, nhưng rất niềm nở, nói chuyện vui như Tết:
- May mắn cho ông quá! Trung úy Dưỡng tuy kém tuổi tôi rất xa nhưng chúng tôi vẫn coi nhau như bạn. Tưởng ông cần hỏi tin tức về ai kia thì còn khó. Các sĩ quan phi công dưới quyền tôi ở đây thường là đi đi về về thất thường lắm. Riêng trung úy Dưỡng thì lại khác… Tôi có thể nói chắc cho ông biết rằng: từ khi đổi về Hà Nội, anh ta chỉ quay về đây có mỗi một lần vào đêm 12 rạng ngày 13 dương lịch.
Trọng Viễn khẽ giật mình nhưng không để lộ ra. Đêm 12 rạng 13! Đúng thời gian Sinh và thằng bé Ngây mất tích. Trí óc thì nghĩ như vậy, sắc mặt chàng thanh tra cảnh sát vẫn thản nhiên, không cả một cái chớp mắt. “có thế chứ!”. Chàng khấp khởi mừng thầm và nói to:
- Trung úy Dưỡng về chơi đây rồi ở lại có lâu không, thưa thiếu tá?
- Không, lâu gì đâu! Sau bữa cơm tối, hắn và tôi cùng hai người nữa ngồi đánh tam cúc. Hồi mười một giờ rưỡi, Dưỡng xin phép đi chơi. Tôi nói đùa: “Đi đâu vào giờ này, Dưỡng? Coi chừng, đừng đi quá mười hai giờ khuya nghe! Quá nửa đêm là qua ngày 13 rồi đấy! Con số 13 là con số rủi. Cẩn thận nghe bạn!” Hắn chỉ cười xòa rồi bỏ đi.
- Thế rồi, trung úy Dưỡng không quay trở lại nữa?
- Có chứ! Khi Dưỡng quay trở lại, đồng hồ chỉ 2 giờ sáng. Bàn tam cúc của chúng tôi cũng vừa tan. Trong khi Dưỡng vắng mặt, thiếu một chân, tôi đã phải cho đi tìm người khác thay thế và tiếp tục chơi bài. Tôi liền dặn Dưỡng hãy về nhà tôi trước, chờ giờ cất cánh: 3 giờ sáng. Dưỡng nghe theo ngay. Đó, thời dụng biểu của hắn chỉ có thế thôi. Giản dị lắm.
Trọng Viễn gật đầu:
- Cám ơn thiếu tá nhiều lắm. Thiếu tá có biết chỗ Trung úy Dưỡng đi chơi khoảng thời gian từ nửa đêm tới 2 giờ sáng là nơi nào không?
- Cái đó thì tôi xin chịu, không biết. Mấy anh em chúng tôi ai nấy cũng lấy làm lạ về cái giờ đi chơi khuya khoắt của Dưỡng. Mọi người ở đây đều biết hắn muốn hỏi cưới cô con gái lớn của cụ Án Bùi. Nhà đó gia pháp nghiêm lắm. Vậy, nhất định không phải là Dưỡng mò đi tìm người yêu vào giờ ấy đâu.
Kèm theo câu nói là một nụ cười hóm hỉnh của vị sĩ quan đứng tuổi nhưng hãy còn nhiều thanh niên tính. Nhưng liền sau đó, ông lại nghiêm ngay sắc mặt:
- À, thưa ông thanh tra! Ông tha thứ cho cái lỗi của tôi là hơi tò mò một chút. Vì lẽ gì mà ông lại chú trọng đến giờ giấc, cần biết thời dụng biểu của Trung úy Dưỡng bạn tôi dữ vậy? Có điều rắc rối nghiêm trọng gì chăng?
- Thưa thiếu tá! Chắc thiếu tá cũng đã nghe tin vụ mất tích rất bí mật của cậu con trai cụ Án Bùi. Đó là lý do khiến tôi cần phải tìm hỏi hết thẩy những ai là thân nhân của gia đình ấy.
- Nhưng Dưỡng đâu có phải là thân nhân. Hắn cũng chưa được chấp nhận là rể cụ Án, ngay cả với tính cách tạm thời nữa kia mà.
- Thiếu tá nói đúng. Xin thêm vào câu tôi nói vừa rồi. Ngoài các thân nhân ra, tôi còn phải điều tra cả, nhất là cả… những kẻ thù nghịch và những kẻ có thể sắp trở thành thù nghịch với gia đình cụ Án nữa.
- Dưỡng không phải kẻ thù mà cũng chẳng phải là kẻ sắp trở thành thù nghịch với gia đình ấy. Hắn chỉ tự coi mình là nạn nhân của một thành kiến giai cấp, một thành kiến tai hại mà hắn sẽ cố gắng chiến thắng cho bằng được mới nghe. Hắn kiên tâm lắm, và một khi đã nói là làm.
Vị chỉ huy nhè nhẹ gật đầu, ánh mắt đượm buồn xa vắng. Ông nói tiếp:
- Dưỡng đã nhiều phen nổi giận lôi đình. Thế thôi! Chứ còn chuyện thù hận, theo tôi, không thể có đâu.
- Theo thiếu tá nhận xét thì Trung úy Dưỡng khi nổi cơn phẫn nộ, liệu có thể trở nên nguy hiểm hay không?
Vị thiếu tá khẽ cau cặp lông mày lại nhìn Trọng Viễn:
- Trở nên nguy hiểm? Nguy hiểm thế nào? Ông nói nguy hiểm là có ý tứ gì chứ? Hay là ông muốn cho tôi nói rằng: Dưỡng trong lúc tức giận cực điểm có thể đã thủ tiêu chàng công tử con một của cụ Án. Lầm! Ông lầm rồi! Trung úy Dưỡng đời sống nội tâm rất quân bình, không khi nào hắn lại xuống tay làm một hành động gì mà không thể cứu vãn được bao giờ. Bạo hành để trừng phạt kẻ nào làm nhục, khiêu khích hắn, điều đó thì Dưỡng sẵn sàng…
Chàng thanh tra cảnh sát gật gật đầu, đồng thời âm thầm ngẫm nghĩ: “Bạo hành!... rồi lỡ tay làm quá trớn là một điều xẩy ra chẳng mấy khó!”
- Thưa thiếu tá! Tôi mong được gặp trung úy Dưỡng! Thiếu tá làm ơn cho biết có cách nào…
- Rất tiếc! Ngay bây giờ thì không có cách gì. Dưỡng có công tác phải bay vào phía Saigon. Mười ngày nữa mới về.
- Công tác tại phía Saigon? Thiếu tá làm ơn cho biết: chuyến đi này là do thượng cấp chỉ định hay Trung úy Dưỡng tình nguyện xin đi?
- Trên tôi còn có một vị Trung tá. Để tôi hỏi lại cẩn thận rồi báo cho ông biết vào sáng mai nhé!
Tiếp theo câu nói của vị sĩ quan không quân là im lặng. Chàng thanh tra cảnh sát thầm so sánh những câu trả lời của vị Thiếu tá với lời nói của thầy đội kiểm lâm Phạm văn Danh. Thì ra, hai vợ chồng ông này đã nghe tiếng máy bay cất cánh, đúng là chuyến bay của Trung úy Dưỡng. Vậy, không một dấu vết gì của Sinh hết. Mà theo câu vè của mụ Phé thì: “Không chừng cậu ngự trên cao”. Thế là thế nào? Rồi lại không một chứng tích gì để biết được chàng Trung úy phi công kia đã đi tới đâu làm những gì khoảng thời gian từ nửa đêm đến 2 giờ sáng trong cái đêm kinh hoàng 12 rạng sáng ngày 13 dương lịch ấy?
Trọng Viễn đứng lên:
- Xin Thiếu tá cho được hỏi một câu chót. Thiếu tá đã có dịp nào để ý Trung úy Dưỡng hút thuốc lá? Ông ta hay hút loại thuốc nào?
- Thường ngày hắn hút loại nào tôi không biết. Nhưng tôi còn nhớ cái đêm chơi tam cúc đó, Dưỡng có đưa mấy người đánh bài và tôi hút thuốc con Mèo.
Sau khi nồng nhiệt cám ơn ông Thiếu tá tại phi trường Phủ Đoan, Trọng Viễn quyết định quay trở về biệt thự cụ Án.
Đêm đã xuống. Sương mù tăng thêm cái lạnh cắt da. Khi đi ngang nhà thờ, chàng thanh niên đi chậm lại, ngẫm nghĩ:
- Hay ta ghé vào làm quen với linh mục cha xứ tại đây?
Khi vừa tới gần hàng rào bằng gỗ quét vôi trắng bao quanh khu vườn nhà thờ, Trọng Viễn bất chợt thụt lui nép mình vào trong bóng tối. Cánh cửa nhỏ bên hông thánh đường mở bật ra. Giữa ô ánh sáng, in rõ hình hai bóng đen. Chàng trai nhận rõ bóng áo thụng đen của cha xứ và một người đàn ông vóc dáng quen lắm hình như đã gặp tại một chỗ nào đó rồi thì phải. Nhưng Trọng Viễn không thể nhận ra vì chiếc áo “trench coat” và cái mũ nồi lớn của người khách bí mật. Cha xứ rủ rỉ nói gì với gã, hình như khuyên nhủ, trấn an gì đó. Bàn tay vị tu sĩ luôn luôn đập khẽ lên vai người đàn ông một cách dịu dàng thân mật.
Khách lạ đứng quay lưng về phía ánh sáng nên Trọng Viễn không thể nhìn được mặt. Chàng chờ cho gã đi ra khỏi khu vườn, mới rời chỗ nấp, móc một điếu thuốc lá định tiến nhanh lên cho kịp người lạ mặt, xin chút lửa. Chưa được bốn bước chân, khách lạ đột nhiên nhẩy vút một cái sang bên trái, lao người vào bóng đêm, chạy nhanh như tên bắn.
Trọng Viễn cũng lao người chạy theo hút, nhưng chưa đầy mươi giây sau chàng đã nhận thức được ngay: đuổi vô ích. Kẻ đào tẩu chắc hẳn biết rất rõ địa hình địa vật chốn này. Và nhất là trời đêm tối đen như mực khó mà biết được hắn chạy theo lối nào.
Sắc diện viên chức ngành Thủy lâm này lộ rõ nét ưu tư vì biến cố mới xảy ra tại xã Phú Hộ, nơi gia đình anh cư ngụ, một khu vực diện tích chưa đầy hai chục cây số vuông, tin lành đồn nhanh, tin dữ lại được loan nhanh hơn nữa. Vì thế, khi Trọng Viễn mới tự giới thiệu họ tên, chức vụ, chưa kịp nói gì thêm, thầy đội Phạm văn Danh đã biết ngay lý do sự hiện diện của chàng thanh tra cảnh sát. Đi tới đâu thầy cũng nghe dân xã kháo nhau về cái chết của thằng nhỏ Ngây.
Trọng Viễn lịch sự ngã đầu chào:
- Ông làm ơn cho biết: kể từ buổi chiều thứ ba trở đi ông có thấy điều gì khác lạ hoặc có thấy người lạ mặt nào lảng vảng nội vùng xã ta đây không?
- Dạ không! Tôi không thấy một người lạ mặt nào lảng vảng quanh đây hết!
- Thế vào lúc đêm tối, ông có nhận thấy điều gì bất thường?
- Cũng không! À, à… để coi! À, phải rồi, khoảng ba giờ sáng, tôi nghe có tiếng máy bay cất cánh.
- Tiếng máy bay cất cánh khiến ông thức giấc? Tôi tưởng là ở gần phi trường lâu ngày ông nghe quen, nên không bị thức giấc giữa lúc đang ngủ ngon như thế chứ?
- Những chuyến bay đêm thường là hiếm lắm. Vả lại, dù có thì chúng tôi cũng không đến nỗi bị đánh thức giữa giấc ngon đâu. Thật ra thì ít bữa nay, chúng tôi không ngủ mấy. Nhà tôi có mang sắp tới ngày sanh… à không, mới được sáu tháng thôi, nhưng tính nết thay đổi, hay gắt bẳn nên chẳng đêm nào được ngủ yên giấc cả.
- Nếu vậy, chắc hẳn bà nhà đã nhận ra được một sự khác thường nào đó trong mấy ngày đêm gần đây?
Thầy đội Phạm văn Danh chớp mắt liền mấy cái. Trong một thoáng, thầy có vẻ như không muốn nhìn thẳng vào mặt khách.
Chợt nhận thấy ửng đỏ làn da vốn trắng xanh của thầy kiểm lâm, chàng thanh tra cảnh sát thoáng có ý nghĩ: “Dè dặt, e lệ chăng? Thanh niên gì mà nhút nhát”. Nhưng tư tưởng chưa kịp thành hình, Trọng Viễn đã khẽ nhíu cặp chân mày thật nhanh, rất nhanh, lấy lại ngay được vẻ mặt bình thản. Thầy đội kiểm lâm vô tình đã ghé sát mặt khách, trả lời:
- Ông cứ việc hỏi thẳng nhà tôi. Xin mời ông vào trong nhà!
Chàng trai nghe rõ câu trả lời, đồng thời “ ngửi ” được cả tiếng nói của Danh nữa, nó sặc sụa hơi rượu ngang (rượu đế).
Thầy đội né người nhường bước cho Trọng Viễn. Chàng thanh tra cảnh sát, ngay khi đặt chân lên ngưỡng cửa, đã nhận thức được ngay sự sạch bóng, sạch trơn của sàn gạch bông, tính chất giản dị mà không kém mỹ thuật của những bức tranh treo trên tường, sự hòa hợp êm dịu giữa các màu sắc của những bông hoa cắm trong bình. Dưới chân pho tượng Thần Vệ Nữ bằng đá trắng cao chừng bốn mươi phân, ai đã để một cuộn len hồng có bốn cây que đan sáng trắng xuyên qua.
Thầy đội Danh cất tiếng gọi vợ:
- Gấm à ! Gấm ơi !
Một thiếu phụ còn trẻ, rất đẹp, cử chỉ rụt rè, e thẹn bước ra. Khuôn mặt đẹp não nùng in rõ nét mệt nhọc, đôi mắt đỏ hoe. Khách chưa kịp nói gì đã nghe thiếu phụ khóc nấc lên:
- Ông tha lỗi cho… Quả tình tôi không sao gượng được… Từ lúc nghe tin thằng nhỏ Ngây…
Lời nói tắc nghẹn trong tiếng khóc nức nở.
Trọng Viễn ái ngại:
- Bà bình tâm lại đi! À, thế ra cháu Ngây thường hay đến đây chơi lắm?
Đôi mắt thiếu phụ sáng lên dưới đôi chân mày đen nhánh, mịn đẹp như mày ngài. Bàn tay trắng muốt với những ngón búp măng nuột nà giơ lên chỉ cuộn len hồng dưới chân pho tượng Thần Vệ Nữ:
- Dạ đúng thế đó, thưa ông ! Chúng tôi cũng quý nó lắm. Đây, trước ngày bị nạn, cháu còn đến đây, ngồi gỡ cho tôi cuộn len này. Nó cứ quanh quẩn bên tôi suốt ngày. Nhất là những buổi chiều sâm sẩm tối khi anh Danh phải đi khám rừng, thằng nhỏ không rời tôi một bước. Tội nghiệp, nghe tin cháu bị chết một cách thảm khốc như vậy, tôi…
Lời nói lại chìm trong tiếng khóc nấc lên, Trọng Viễn có cái cảm giác người đàn bà trẻ đẹp, đang thời kỳ mang thai, lại gặp những cơn xúc động như thế, rất có thể bị nguy hiểm, liền cố khuyên giải:
- Trong trường hợp đau thương quá đỗi như thế, ai mà không buồn. Chắc hẳn có nhiều đêm bà không thể nào nhắm mắt ngủ được?
Câu nói sau của chàng thanh tra cảnh sát chỉ là một câu an ủi rất thường. Không ngờ đối với nàng Gấm, vợ chàng đội kiểm lâm, câu nói ấy lại gây xúc động một cách lạ kỳ. Sắc diện thiếu phụ trẻ đẹp ửng hồng lên đoạn tái xanh ngay sau đó. Khóe miệng, hai làn môi đẹp như vẽ, lắp bắp:
- Không ngủ được! Đâu có, thưa ông ! Tôi đâu có nhát bóng tối! Tôi đâu có sợ ma!
Trọng Viễn thầm nghĩ: “Chưa chắc! Sự thực có lẽ trái hẳn thế!”. Nhưng chàng chỉ nói:
- Ồ, thế lại càng hay! Vì bà sắp sửa con bận con mọn đến nơi, có nhiều việc phải làm đấy.
Nàng Gấm đưa mắt ngó theo tia nhìn của chàng thanh tra cảnh sát đang chiếu lên mớ quần áo, tã lót nhỏ xinh. Câu trả lời của nàng có vẻ hơi vội vã:
- Ông nói đúng lắm! Nhưng đã có cô Tường Vân. Đó, mớ quần áo em bé toàn một tay cô cắt may hết đó, thưa ông. Thật đúng là một nàng tiên hiền dịu.
Nàng tiên hiền dịu! Trọng Viễn thầm cảm động. Chàng càng thấy quý mến người đàn bà trẻ đẹp đang đứng trước mặt mình: cái hình dung đầy tính chất mến phục từ miệng vợ thầy Danh nói ra quả rất xứng đáng với đức tính dịu hiền của cô con gái út bà Án cũng như thích hợp với tấm nhan sắc thùy mị đáng yêu của nàng.
Trọng Viễn mơ màng với hình ảnh Tường Vân hiện ra trong ký ức. Chàng bất giác mỉm cười bâng quơ. Tuy nhiên, thái độ ngủ mơ ấy không khiến chàng mờ mắt mà không nhìn thấy nàng Gấm đã lại rưng rưng nước mắt và rất nhanh, một bàn tay của thầy đội Danh mơn nhẹ lên bàn tay vợ âu yếm thiết tha.
Chàng “thanh tra tài tử” không muốn chứng kiến cảnh buồn thảm ấy thêm nữa liền đứng dậy xin phép rút lui.
Trước khi bỏ đi, Trọng Viễn còn dừng lại trên bậc thềm. Cánh cửa nhà thầy đội Phạm Văn Danh đã đóng sập ngay khi khách vừa bước ra. Chàng rút bút chì hí hoáy ghi vào sổ tay cuộc viếng thăm thầy đội Danh và những cảm nghĩ liên hệ. Chợt, chàng trai ngưng viết, lắng tai. Có tiếng léo xéo đối thoại gay cấn giữa đôi vợ chồng trẻ.
Rõ ràng tiếng người vợ:
- Anh lại uống nữa đó hả?
Giọng nói của người chồng hơi sẵng:
- Mình im đi! Tôi làm gì mặc tôi! Nói hoài!
- Anh Danh! Đừng uống nữa, khổ quá, sinh bệnh thì lại khổ nữa, bỏ xuống đi!
- Một lần nữa, anh yêu cầu mình! Im đi!
Tiếp đó là tiếng nức nở của người thiếu phụ xinh đẹp
Quay phắt lại, Trọng Viễn, tay trái gõ cửa, đồng thời tay phải xoay quả đấm sứ, đẩy mạnh. Lịch sự hay bất lịch sự, hậu xét: Gõ cửa là một hành động lễ phép tế nhị. Nhưng gõ mà đồng thời lại mở tung cánh cửa nhà người ta ra ngay thì cái gõ ấy cũng mất hết ý nghĩa hay ho của nó. Chàng trai đã biết rõ như thế, nhưng…
Chàng bắt gặp viên đội kiểm lâm đang nốc một ly cối “rượu ngang”. Nàng Gấm đứng sát bên buông vật tay xuống. Cái bàn tay ấy đã giơ lên giật ly rượu của chồng nhưng anh ta nắm chắc quá, giật không được.
Mỉm một nụ cười thân thiện, sắc diện thản nhiên vờ đi như người không bắt gặp quang cảnh vừa xảy ra, Trọng Viễn hỏi thầy đội:
- Quên không hỏi thầy: lối nào gần nhất ra phi trường hả thầy?
Viên đội kiểm lâm làm một cử chỉ hoảng hốt như cố ý muốn che giấu chai rượu. Đồng thời, tia mắt hướng về chàng thanh tra cảnh sát lộ vẻ băn khoăn, chứa đựng một câu hỏi câm nín.
- "Chẳng hiểu ông cảnh sát này đã nhìn thấy chưa đây?"
Mãi sau, ông chủ nhà mới đặt chiếc ly không xuống mặt bàn, theo khách bước ra cửa. Nàng Gấm cũng theo tiễn Trọng Viễn. Đôi mắt thiếu phụ đỏ hoe, làn môi đẹp cố nở một nụ cười gượng gạo.
Sau khi được thầy độichỉ đường cặn kẽ, Trọng Viễn bước đi. Một mình rảnh rang, vừa đi, chàng vừa ngẫm nghĩ:
- Phần nhiều cái vỏ bề ngoài nào cũng đều giả dối cả. Mới trông thì cái tiểu gia đình này coi bộ trong ấm ngoài êm lắm. Vậy mà thầy đội trẻ trung này lại nghiện rượu hơi nặng. Kể ra cũng có nhiều thanh niên không nghiện ngập gì đâu nhưng lại cứ làm ra vẻ ta đây “chì” lắm. Thích được người đời gọi là “tửu lượng một cây”. Hừ! Bà vợ có vẻ khổ tâm dữ ạ! Vết rạn nứt đã bắt đầu đe dọa hạnh phúc lứa đôi rồi đó. Loài người... tội nghiệp quá! Đời đúng là... bể khổ!
Cuộc viếng thăm các giới chức chỉ huy tại phi trường Phủ Đoan diễn tiến một cách dễ dàng giản dị. Trọng Viễn vui vẻ hỏi chuyện Thiếu tá chỉ huy phó. Vị sĩ quan này tuy đã đứng tuổi, nhưng rất niềm nở, nói chuyện vui như Tết:
- May mắn cho ông quá! Trung úy Dưỡng tuy kém tuổi tôi rất xa nhưng chúng tôi vẫn coi nhau như bạn. Tưởng ông cần hỏi tin tức về ai kia thì còn khó. Các sĩ quan phi công dưới quyền tôi ở đây thường là đi đi về về thất thường lắm. Riêng trung úy Dưỡng thì lại khác… Tôi có thể nói chắc cho ông biết rằng: từ khi đổi về Hà Nội, anh ta chỉ quay về đây có mỗi một lần vào đêm 12 rạng ngày 13 dương lịch.
Trọng Viễn khẽ giật mình nhưng không để lộ ra. Đêm 12 rạng 13! Đúng thời gian Sinh và thằng bé Ngây mất tích. Trí óc thì nghĩ như vậy, sắc mặt chàng thanh tra cảnh sát vẫn thản nhiên, không cả một cái chớp mắt. “có thế chứ!”. Chàng khấp khởi mừng thầm và nói to:
- Trung úy Dưỡng về chơi đây rồi ở lại có lâu không, thưa thiếu tá?
- Không, lâu gì đâu! Sau bữa cơm tối, hắn và tôi cùng hai người nữa ngồi đánh tam cúc. Hồi mười một giờ rưỡi, Dưỡng xin phép đi chơi. Tôi nói đùa: “Đi đâu vào giờ này, Dưỡng? Coi chừng, đừng đi quá mười hai giờ khuya nghe! Quá nửa đêm là qua ngày 13 rồi đấy! Con số 13 là con số rủi. Cẩn thận nghe bạn!” Hắn chỉ cười xòa rồi bỏ đi.
- Thế rồi, trung úy Dưỡng không quay trở lại nữa?
- Có chứ! Khi Dưỡng quay trở lại, đồng hồ chỉ 2 giờ sáng. Bàn tam cúc của chúng tôi cũng vừa tan. Trong khi Dưỡng vắng mặt, thiếu một chân, tôi đã phải cho đi tìm người khác thay thế và tiếp tục chơi bài. Tôi liền dặn Dưỡng hãy về nhà tôi trước, chờ giờ cất cánh: 3 giờ sáng. Dưỡng nghe theo ngay. Đó, thời dụng biểu của hắn chỉ có thế thôi. Giản dị lắm.
Trọng Viễn gật đầu:
- Cám ơn thiếu tá nhiều lắm. Thiếu tá có biết chỗ Trung úy Dưỡng đi chơi khoảng thời gian từ nửa đêm tới 2 giờ sáng là nơi nào không?
- Cái đó thì tôi xin chịu, không biết. Mấy anh em chúng tôi ai nấy cũng lấy làm lạ về cái giờ đi chơi khuya khoắt của Dưỡng. Mọi người ở đây đều biết hắn muốn hỏi cưới cô con gái lớn của cụ Án Bùi. Nhà đó gia pháp nghiêm lắm. Vậy, nhất định không phải là Dưỡng mò đi tìm người yêu vào giờ ấy đâu.
Kèm theo câu nói là một nụ cười hóm hỉnh của vị sĩ quan đứng tuổi nhưng hãy còn nhiều thanh niên tính. Nhưng liền sau đó, ông lại nghiêm ngay sắc mặt:
- À, thưa ông thanh tra! Ông tha thứ cho cái lỗi của tôi là hơi tò mò một chút. Vì lẽ gì mà ông lại chú trọng đến giờ giấc, cần biết thời dụng biểu của Trung úy Dưỡng bạn tôi dữ vậy? Có điều rắc rối nghiêm trọng gì chăng?
- Thưa thiếu tá! Chắc thiếu tá cũng đã nghe tin vụ mất tích rất bí mật của cậu con trai cụ Án Bùi. Đó là lý do khiến tôi cần phải tìm hỏi hết thẩy những ai là thân nhân của gia đình ấy.
- Nhưng Dưỡng đâu có phải là thân nhân. Hắn cũng chưa được chấp nhận là rể cụ Án, ngay cả với tính cách tạm thời nữa kia mà.
- Thiếu tá nói đúng. Xin thêm vào câu tôi nói vừa rồi. Ngoài các thân nhân ra, tôi còn phải điều tra cả, nhất là cả… những kẻ thù nghịch và những kẻ có thể sắp trở thành thù nghịch với gia đình cụ Án nữa.
- Dưỡng không phải kẻ thù mà cũng chẳng phải là kẻ sắp trở thành thù nghịch với gia đình ấy. Hắn chỉ tự coi mình là nạn nhân của một thành kiến giai cấp, một thành kiến tai hại mà hắn sẽ cố gắng chiến thắng cho bằng được mới nghe. Hắn kiên tâm lắm, và một khi đã nói là làm.
Vị chỉ huy nhè nhẹ gật đầu, ánh mắt đượm buồn xa vắng. Ông nói tiếp:
- Dưỡng đã nhiều phen nổi giận lôi đình. Thế thôi! Chứ còn chuyện thù hận, theo tôi, không thể có đâu.
- Theo thiếu tá nhận xét thì Trung úy Dưỡng khi nổi cơn phẫn nộ, liệu có thể trở nên nguy hiểm hay không?
Vị thiếu tá khẽ cau cặp lông mày lại nhìn Trọng Viễn:
- Trở nên nguy hiểm? Nguy hiểm thế nào? Ông nói nguy hiểm là có ý tứ gì chứ? Hay là ông muốn cho tôi nói rằng: Dưỡng trong lúc tức giận cực điểm có thể đã thủ tiêu chàng công tử con một của cụ Án. Lầm! Ông lầm rồi! Trung úy Dưỡng đời sống nội tâm rất quân bình, không khi nào hắn lại xuống tay làm một hành động gì mà không thể cứu vãn được bao giờ. Bạo hành để trừng phạt kẻ nào làm nhục, khiêu khích hắn, điều đó thì Dưỡng sẵn sàng…
Chàng thanh tra cảnh sát gật gật đầu, đồng thời âm thầm ngẫm nghĩ: “Bạo hành!... rồi lỡ tay làm quá trớn là một điều xẩy ra chẳng mấy khó!”
- Thưa thiếu tá! Tôi mong được gặp trung úy Dưỡng! Thiếu tá làm ơn cho biết có cách nào…
- Rất tiếc! Ngay bây giờ thì không có cách gì. Dưỡng có công tác phải bay vào phía Saigon. Mười ngày nữa mới về.
- Công tác tại phía Saigon? Thiếu tá làm ơn cho biết: chuyến đi này là do thượng cấp chỉ định hay Trung úy Dưỡng tình nguyện xin đi?
- Trên tôi còn có một vị Trung tá. Để tôi hỏi lại cẩn thận rồi báo cho ông biết vào sáng mai nhé!
Tiếp theo câu nói của vị sĩ quan không quân là im lặng. Chàng thanh tra cảnh sát thầm so sánh những câu trả lời của vị Thiếu tá với lời nói của thầy đội kiểm lâm Phạm văn Danh. Thì ra, hai vợ chồng ông này đã nghe tiếng máy bay cất cánh, đúng là chuyến bay của Trung úy Dưỡng. Vậy, không một dấu vết gì của Sinh hết. Mà theo câu vè của mụ Phé thì: “Không chừng cậu ngự trên cao”. Thế là thế nào? Rồi lại không một chứng tích gì để biết được chàng Trung úy phi công kia đã đi tới đâu làm những gì khoảng thời gian từ nửa đêm đến 2 giờ sáng trong cái đêm kinh hoàng 12 rạng sáng ngày 13 dương lịch ấy?
Trọng Viễn đứng lên:
- Xin Thiếu tá cho được hỏi một câu chót. Thiếu tá đã có dịp nào để ý Trung úy Dưỡng hút thuốc lá? Ông ta hay hút loại thuốc nào?
- Thường ngày hắn hút loại nào tôi không biết. Nhưng tôi còn nhớ cái đêm chơi tam cúc đó, Dưỡng có đưa mấy người đánh bài và tôi hút thuốc con Mèo.
Sau khi nồng nhiệt cám ơn ông Thiếu tá tại phi trường Phủ Đoan, Trọng Viễn quyết định quay trở về biệt thự cụ Án.
Đêm đã xuống. Sương mù tăng thêm cái lạnh cắt da. Khi đi ngang nhà thờ, chàng thanh niên đi chậm lại, ngẫm nghĩ:
- Hay ta ghé vào làm quen với linh mục cha xứ tại đây?
Khi vừa tới gần hàng rào bằng gỗ quét vôi trắng bao quanh khu vườn nhà thờ, Trọng Viễn bất chợt thụt lui nép mình vào trong bóng tối. Cánh cửa nhỏ bên hông thánh đường mở bật ra. Giữa ô ánh sáng, in rõ hình hai bóng đen. Chàng trai nhận rõ bóng áo thụng đen của cha xứ và một người đàn ông vóc dáng quen lắm hình như đã gặp tại một chỗ nào đó rồi thì phải. Nhưng Trọng Viễn không thể nhận ra vì chiếc áo “trench coat” và cái mũ nồi lớn của người khách bí mật. Cha xứ rủ rỉ nói gì với gã, hình như khuyên nhủ, trấn an gì đó. Bàn tay vị tu sĩ luôn luôn đập khẽ lên vai người đàn ông một cách dịu dàng thân mật.
Khách lạ đứng quay lưng về phía ánh sáng nên Trọng Viễn không thể nhìn được mặt. Chàng chờ cho gã đi ra khỏi khu vườn, mới rời chỗ nấp, móc một điếu thuốc lá định tiến nhanh lên cho kịp người lạ mặt, xin chút lửa. Chưa được bốn bước chân, khách lạ đột nhiên nhẩy vút một cái sang bên trái, lao người vào bóng đêm, chạy nhanh như tên bắn.
Trọng Viễn cũng lao người chạy theo hút, nhưng chưa đầy mươi giây sau chàng đã nhận thức được ngay: đuổi vô ích. Kẻ đào tẩu chắc hẳn biết rất rõ địa hình địa vật chốn này. Và nhất là trời đêm tối đen như mực khó mà biết được hắn chạy theo lối nào.
________________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG IX