CHƯƠNG VI
Tâm đã lãnh lương tháng này xong. Như lời ông quản lý hứa, Tâm được lãnh thêm
một số tiền nhỏ nữa. Số tiền không đáng là bao, nhưng với Tâm là tất cả
niềm vui và hãnh diện. Tâm cũng làm việc được ra tiền nuôi sống mình
như ai. Tâm không cần phải ngửa tay xin lòng nhân ái của người chung
quanh để được sống. Có lần chú mập nói với Tâm: "Mình phải tự tin vào
mình hơn ai hết, đừng ngồi chờ đợi lòng nhân ái của thiên hạ! Tấm áo nào
cũng có bề trái của nó. Đôi khi bề trái của lòng nhân là vụ lợi, keo
kiệt, bủn xỉn". Niềm vui và niềm hãnh diện chưa đến với Tâm trọn vẹn
thời ông quản lý đã đưa cây kéo cắt ngang niềm vui đó. Ông bảo: Từ nay
Tâm không còn được làm trong phim trường này nữa. Tâm cứng đầu cứng cổ,
chỉ biết đánh lộn chứ không làm được việc gì nên thân. Cái lý do ông
quản lý đuổi Tâm không cho làm nữa thật dể hiểu. Ông nghe lời thằng Hoàng
Phi, vì Tâm đánh nó hôm quay phim ở Vũng Tàu. Tâm nghĩ thật ra mình đâu có
lỗi gì để ông quản lý xử ức Tâm như vậy?! Phải chi có con nhỏ Ly Ly ở
đây hay là chú mập. Hai người sẽ bênh vực cho Tâm. Nhưng chú mập còn một
vài công việc ở ngoài Vũng Tàu chưa xong. Ly Ly thời mấy hôm nay không
thấy đến phim trường nữa. Có lẽ cuốn phim đã quay xong, con nhỏ cần nghỉ
một thời gian để chuẩn bị cho cuốn phim khác.
Không còn làm ở đây nữa, Tâm phải đi đâu? Về đâu? Máng cái túi xách nhỏ lên vai, trong túi xách vỏn vẹn hai bộ đồ cũ và một vài món quà Tâm mua về cho mấy em: Một cây bút máy cho thằng Hạo, một hộp chỉ màu thêu đan cho con nhỏ Loan, còn con búp bê cao su cho bé Duyên. Những món quà thật nhỏ không đáng là bao, nhưng nó đổi bằng tất cả sự khổ nhọc của mình, Tâm tin chắc mấy đứa em sẽ mừng ghê lắm. Bước chậm ngang sân quay phim của phim trường, Tâm dừng lại đôi phút, nhìn những tấm phông chất chồng lên nhau, giàn đèn nằm im buồn không rọi sáng như hôm nào Tâm đứng bên cạnh nó, nhìn cái bóng Ly Ly xoay tròn, nhẹ bước chân di chuyển trong ánh sáng rực rỡ muôn màu. Đôi mắt sáng như hai ngôi sao và bờ môi tươi như nụ hoa hồng nhiều cánh... Bây giờ phim trường vắng ngắt không có ai để Tâm từ giã. Tâm nhớ đến chú mập vui tính, tốt bụng, Ly Ly thật dễ thương. Cúi gầm mặt, Tâm bước mau ra khỏi phim trường.
Xóm cũ
hiện ra trước mặt, Tâm đi chậm lại, đôi mắt thả dài trong ngõ nhỏ hút xạ
Con ngõ này mấy tháng trước Tâm bỏ nhà chú ra đi không một ai hay biết.
Bước chân dẫm đi trên những viên đá buồn rời. Bây trở về cũng bước chân
đó, nhưng vui hơn, hãnh diện hơn. Bộ đồ mới, đôi giầy mới, một số tiền
nhỏ và những món quà cho mấy em. Chắc chú thiếm của Tâm sẽ không la rầy
như ngày trước nữa, mà nhìn Tâm bằng đôi mắt thương yêu. Mải nghĩ bâng
quơ, Tâm dừng lại trước nhà chú lúc nào không hay.
- A! Anh Tâm về!
Tiếng con nhỏ Loan trong trẻo từ trong nhà vang ra. Tâm vui sướng nở to nụ cười. Thằng Hạo đang nằm chổng cẳng trên giường ôm tập học, nghe vậy, vội quăng vèo quyển tập qua một bên, bỏ chạy ra đứng sững ngay ngưỡng cửa. Nén tiếng kêu lớn sắp sửa bung ra khỏi miệng, nó nói thật nhỏ không giấu hết sự bỡ ngỡ:
- Anh đi đâu về vậy?
Bước vào nhà, Tâm quăng cái túi xách xuống giường. Tâm thấy mình lớn hẳn ra vì đôi mắt thán phục của mấy em. Tâm hỏi thằng Hạo:
- Chú, thiếm không có ở nhà hở?
Hạo chưa kịp nói, nhỏ Loan đã nhanh nhẹn:
- Má đi khui hụi ở nhà bà Bảy, còn ba đi làm chưa về.
Bé Duyên đang ngồi một mình trên giường đưa đôi mắt thao láo nhìn Tâm, miệng phì phì bọt nước miếng. Bước lại chỗ con bé, Tâm bồng nó lên tay. Con nhỏ đang bập bẹ nói, nên làm mưa làm gió hoài. Mấy tháng trước, con bé cứ nhè nhè tối ngày, Tâm không được đi đâu chơi hết vì phải ngồi cạnh võng của nó ru hoài. Có lần tức quá Tâm đưa tay nhéo vào chân cho con bé nín, nhưng chỉ làm nó khóc thét lên thêm mà thôi. Bé Duyên đưa tay bấu vào khuôn mặt Tâm, cười cười đưa mấy cái răng sữa và hai má núm đồng tiền tròn vo. Chợt nhớ những món quà mua cho mấy em, Tâm bước đến cái túi xách mở ra:
- Cho bé Duyên con búp bê bằng cao su nè. Bây giờ anh không có tiền nhiều, Duyên chơi tạm vậy, khi nào có tiền nhiều, anh sẽ mua cho một con búp bê khác hách hơn! Nó biết khóc, biết cười như bé Duyên vậy. Còn nữa, nè thằng Hạo cây viết máy, con nhỏ Loan hộp thêu đan.
Trong mấy đứa, có mỗi mình Hạo mừng hơn hết, cầm cây viết máy cứ ngắm nghía hoài. Nó thấy người anh chú bác của nó hách không chê được. Anh Tâm không cù lần như ngày trước ba má nó thường mắng mỏ. Ở trong xóm này Hạo thường thấy nhiều đứa nhỏ bỏ nhà đi, mặc dù chúng được cha mẹ nuôi cho ăn, đi học đàng hoàng. Bỏ nhà đi, nhưng chúng không hách như anh Tâm trở về với quần áo mới và có quà để tặng tụi nó thiệt là bảnh! Mà mấy đứa ở đây trở về với một thân hình tiều tụy rách rưới. Hạo muốn biết anh mình ra đi rồi làm gì để sống, nó lặp lại câu hỏi đầu:
- Anh đi làm đâu về vậy? Có xa đây lắm không?
Thằng Hạo hỏi vồn vã, đôi mắt nó nhìn Tâm phục lăn ra. Tâm nghe vui vui nói:
- Anh làm cho một hãng phim, nhưng bây giờ thời...
Tâm muốn nói bây giờ thời thất nghiệp rồi, nhưng sao Tâm thấy ríu ríu ở đầu lưỡi và bỏ lửng câu nói.
Con nhỏ Loan hằng đêm thường bồng em đi coi ké ti vi nhà hàng xóm. Đứng ngoài cửa sổ nhìn vào những tuồng cải lương, những vở kịch, nó thấy người ta diễn sao mà hay chi lạ. Con nhỏ Loan mơ ước lớn lên sẽ làm cái nghề đó! Mọi người nhìn nó với đôi mắt phục lăn ra. Có những buổi trưa cả nhà ngủ ngon, Loan bỏ ra sau hè, con bé cố nhớ lại điệu bộ của một vài cô ca sĩ hát trên ti vi và làm theo. Nhỏ Loan thường nhìn quanh quất xem có ai thấy mình không? Ai mà thấy chắc con bé quê chết được... Bây giờ nghe anh nói làm hãng phim, con nhỏ Loan tròn xoe đôi mắt thán phục:
- Người ta có đem anh lên chiếu ở ti vi không?
- Không, chỗ anh làm người ta chỉ đem chiếu ngoài rạp hát lớn thôi.
- Anh có mặt ở trong phim đó không?
- Không!
- Vậy chứ anh làm gì ở hãng phim?
- Người ta sai cái gì, anh làm cái đó.
Hạo và con nhỏ Loan bu quanh Tâm hỏi đủ thứ chuyện, dưới mắt chúng, Tâm là một người hiểu biết nhiều. Không hiểu biết nhiều sao được, trong khi Tâm kể những nơi chốn mà chúng chưa bao giờ đặt chân tới được như Nha Trang, Vũng Tàu... Thí dụ Tâm có kể xạo đi nữa, chúng vẫn khoái nghe như thường. Tâm không quên kể chuyện con nhỏ Ly Ly dễ thương, chú mập tốt bụng, ông quản lý thấy ghét, thằng Phi khinh người. Mải mê kể cho đến khi thiếm của Tâm đi khui hụi về. Tâm quên hết khuôn mặt của bà đăm đăm ganh ghét, Tâm quên luôn những lời xỉa xói của thiếm ngày nào. Đứng ngang bực cửa, Tâm nói nhỏ:
- Thưa thiếm, con mới về.
Một thoáng nhìn Tâm, bà bỏ đi thẳng ra phía sau nhà. Lặng người, Tâm đứng chôn chân, người mệt mỏi dựa vào thành cửa. Thiếm còn ghét mình như vậy sao? Còn chú? Dù gì đi nữa chú cũng thương Tâm. Những ngày còn nhỏ, Tâm thường cầm quyển vần đọc ê a: "Mất cha còn chú, mất mẹ bám vú dì!". Ngày lớn khôn, gia đình Tâm chết trọn, nhà cửa bị lửa, đạn làm tan nát! Tâm lạc loài một mình. Nhưng Tâm còn chú.
Đến trưa, chú đi làm về, mấy đứa em chạy ào ra mừng. Chúng đem khoe những gì Tâm cho. Tâm muốn chạy lại như mấy đứa em ôm chầm lấy chú, nhưng sao Tâm vẫn đứng xa yên lặng.
Ngang chỗ Tâm đứng, chú đưa mắt nhìn. Tâm thấy sự ngạc nhiên đầy trong mắt chú, giọng chú khô ran:
- Về hồi nào đó mậy?
- Dạ con mới về khi sáng chú!
- Tao tưởng mày chết đâu rồi chứ?
Câu nói của chú thật thản nhiên, Tâm nghe như hai bàn tay lạnh ngâm xuống thau nước đá tê buốt.
Tâm ngẩng đầu lên, đôi mắt sáng vương buồn:
- Thưa chú con đi làm.
Chú cười cười như không tin lời nói của Tâm. Ông bước vào nhà quăng cái nón đang đội ở đầu xuống giường, quay lại nhìn Tâm:
- Mày thời nghề ngỗng gì mà người ta mướn. Có mà đi lang thang đầu đường xó chợ làm những nghề mất dạy như bao đứa trẻ khác đầy dẫy ở những đường phố lớn. Người ta có mướn đi làm đi nữa, cũng mướn những đứa khôn ngoan, chứ ngu đần như mày ai mướn?
- Con làm ở một hãng phim.
- Vậy mấy tháng nay mày chui rúc ở chỗ nào?
- Dạ con ở luôn tại hãng.
Những lời của chú hỏi và những lời Tâm đáp gần giống như kẻ xa lạ nào Tâm gặp trên đường qua loa vài câu chuyện nhạt nhẽo rồi thôi. Tâm muốn nói thật nhiều với chú như người con ngồi thủ thỉ bên người cha, như người cha thích nghe giọng nói bé bỏng, vụng dại của đứa con. Tâm muốn nói với chú, Tâm không chui rúc trong một xó xỉnh nào, Tâm không chết bờ, chết bụi, không lang thang đầu đường xó chợ, Tâm khác xa những đứa trẻ mà chú thường gặp: đứng ngoắc ngoắc những người ngoại quốc dẫn mối chỉ đường gì đó... hoặc chạy theo những xe rác Mỹ hy vọng tìm một chút đồ thừa ở trong đó. Tâm không đứng lấm lét nhìn người xuôi ngược trên đường chờ cơ hội thuận tiện để lấy của người khác vụt chạy, hoặc bỡ ngỡ buồn ngửa tay xin lòng nhân ái của thiên hạ từng đồng, từng cắc để được sống. Chú đâu hiểu Tâm đã đổi cái sức bé nhỏ vác những tấm phông, đẩy những ngọn đèn to lớn ngày ngày để được người ta trả lương hàng tháng! Phải làm việc quần quật để không thấy hèn hạ. Tâm như cọng lau bé nhỏ không nơi nương tựa, tự cố gắng đứng một mình. Ngày trước chú, thiếm nói Tâm chỉ biết ăn và phá của. Bây giờ Tâm phải mạnh bạo, hãnh diện với chú là Tâm làm được việc.
Không biết chú có tin lời của Tâm hay không? Ngẫm nghĩ một chút, giọng chú trầm xuống:
- Ừ, thôi ráng làm mà sống. Không ai nuôi không cho khôn lớn đâu. Cháu bây giờ không còn ai, chỉ mỗi mình chú. Nhưng chú phải lo cho mấy em và sự eo hẹp của gia đình, nên đành chịu.
Tâm cúi gầm mặt xuống đất. Về đây thăm chú thiếm và mấy em lần này, Tâm không biết phải đi đâu nữa?! Tâm không muốn nói với chú chỗ làm cũ Tâm không thể làm được nữa. Ngày mai, ngày mốt số tiền nhỏ Tâm kiếm được phải dè xẻn từng đồng từng cắc để đi đây đó tìm kiếm việc làm khác. Không riêng gì hãng phim của bà Sương Nguyệt, hiện nay có thật nhiều hãng phim cũng cần người sai vặt. Tâm tin mình sẽ xin được việc làm và lâu lâu lại về thăm chú như hôm nay. Chú, thiếm nói sao thì nói, miễn Tâm biết được chú thương Tâm là đủ lắm rồi.
Từ hôm có Tâm về trong nhà chú thiếm vẫn thường hục hặc luôn. Chú ít nói đến Tâm như ngày trước, nhưng còn thiếm, bà thường nói xa, nói gần với chú trong mỗi bữa ăn. Tâm dư sức để hiểu được những lời của thiếm muốn ám chỉ đến ai. Không lý thiếm ám chỉ đến con chó con mèo nhà hàng xóm đến ăn cơm thừa, canh cặn. Những bữa cơm như thế, Tâm thường ngưng đũa bất chợt, nghèn nghẹn ở cổ, nước mắt muốn trào ra, nhưng Tâm cố quơ lua vài miếng, rồi bỏ đi nơi khác. Đôi lúc Tâm có ý nghĩ bỏ đi luôn, không bao giờ trở về ngôi nhà chú thiếm nữa. Ý nghĩ này chỉ thoáng qua rồi thôi không còn gì.
Buổi tối, Tâm ngồi một mình trước hiên nhà, dựa lưng vào thềm cửa, đôi mắt thả xuôi về con ngõ tít xa. Ánh đèn của những ngôi nhà kế cận đã chìm lỉm từ lâu. Tất cả mọi người đều ngủ ngon giấc. Những đứa nhỏ trạc bằng tuổi Tâm, sung sướng trong những tấm chăn êm ấm bên cạnh người thân. Tâm nhớ ba má, Tâm nhớ mấy em, Tâm nhớ khu xóm ngày xưa có những thằng bạn nhỏ vui đùa trên đường tan học, ganh đua từng mỗi kỳ thi. Chỉ còn một thoáng chốc, tất cả đều lùi xa hết. Phải chi chiến tranh đừng lan tràn đến khu xóm của Tâm, thời giờ phút này Tâm đâu ngồi một mình buồn bã như thế này.
Có một lần Tâm trở về khu xóm đó, khu xóm lạ hoắc, lạ huơ! Những mái nhà tranh vách cán, những mái tôn san sát ngày xưa, bây giờ thế vào đó những ngôi nhà cao đồ sộ. Tâm phân vân đứng trước thềm nhà cũ bây giờ đã đổi chủ. Một ngôi nhà đúc hai từng dựng lên, có cửa sắt đóng kín. Một vài người lạ đưa mắt nhìn Tâm, thoáng một chút ngạc nhiên, chút ngờ vực. Họ đâu biết rằng, nơi khoảng đất này bao nhiêu mái nhà đã bốc cháy, bao nhiêu vách ván đã ngã xuống, bao nhiêu người đã chết vì đạn, vì lửa??! Ba má Tâm và mấy em! Lần nào trở về đứng trước thềm nhà cũ, Tâm cũng giấu đi giọt nước mắt đoanh tròng, và đôi chân như bị chôn sâu xuống đất.
Một vài tiếng động nhỏ sau lưng, Tâm quay lại. Thằng Hạo từ nhà trong bước ra, đi lại cạnh chỗ Tâm ngồi xuống. Trong khoảng tối nhá nhem, nó nhìn Tâm thật lâu, người anh họ chỉ lớn hơn nó một vài tuổi, mà đã chịu quá nhiều buồn khổ! Trong khi ba má nó không thương lại còn hất hủi.
Trong khoảng đêm, hai đứa nhỏ không nói gì với nhau, nhưng gần có chung một nỗi buồn. Một lúc lâu, giọng Tâm sâu hút:
- Sao Hạo chưa đi ngủ?
- Thấy anh ngồi một mình buồn, ra ngồi với anh cho vui.
Tâm yên lặng nhìn khoảng trống nhỏ trước hiên nhà, một mảnh trời nhỏ có vài ngôi sao chi chít. Tâm nhớ đến những ngôi sao trên biển hôm nào ngồi bên chú mập. Lòng tốt bụng chú đã hứa khi quay phim xong, trở về Sàigòn chú sẽ cho Tâm đi học. À, hôm nay có lẽ chú trở về Sàigòn rồi. Mai Tâm phải đến phim trường tìm chú ấy xem sao? Biết đâu chú sẽ kiếm dùm cho Tâm làm những công việc khác. Tâm xoay sang nhìn Hạo:
- Mai anh đi.
- Chừng bao lâu anh về thăm tụi em?
- Có lẽ lâu lắm!
- Anh không về thăm ngôi nhà cũ của anh sao?
- Bây giờ thành nhà của người khác rồi!
- Anh nhớ về thăm ba, má em.
- Ờ, anh sẽ về! Thôi Hạo đi ngủ đi.
Hạo đưa mắt nhìn ra con ngõ hẻm tối đen, giọng thật buồn:
- Em muốn thức với anh cho đến sáng... vì mai anh đi rồi!
Không còn làm ở đây nữa, Tâm phải đi đâu? Về đâu? Máng cái túi xách nhỏ lên vai, trong túi xách vỏn vẹn hai bộ đồ cũ và một vài món quà Tâm mua về cho mấy em: Một cây bút máy cho thằng Hạo, một hộp chỉ màu thêu đan cho con nhỏ Loan, còn con búp bê cao su cho bé Duyên. Những món quà thật nhỏ không đáng là bao, nhưng nó đổi bằng tất cả sự khổ nhọc của mình, Tâm tin chắc mấy đứa em sẽ mừng ghê lắm. Bước chậm ngang sân quay phim của phim trường, Tâm dừng lại đôi phút, nhìn những tấm phông chất chồng lên nhau, giàn đèn nằm im buồn không rọi sáng như hôm nào Tâm đứng bên cạnh nó, nhìn cái bóng Ly Ly xoay tròn, nhẹ bước chân di chuyển trong ánh sáng rực rỡ muôn màu. Đôi mắt sáng như hai ngôi sao và bờ môi tươi như nụ hoa hồng nhiều cánh... Bây giờ phim trường vắng ngắt không có ai để Tâm từ giã. Tâm nhớ đến chú mập vui tính, tốt bụng, Ly Ly thật dễ thương. Cúi gầm mặt, Tâm bước mau ra khỏi phim trường.
*
- A! Anh Tâm về!
Tiếng con nhỏ Loan trong trẻo từ trong nhà vang ra. Tâm vui sướng nở to nụ cười. Thằng Hạo đang nằm chổng cẳng trên giường ôm tập học, nghe vậy, vội quăng vèo quyển tập qua một bên, bỏ chạy ra đứng sững ngay ngưỡng cửa. Nén tiếng kêu lớn sắp sửa bung ra khỏi miệng, nó nói thật nhỏ không giấu hết sự bỡ ngỡ:
- Anh đi đâu về vậy?
Bước vào nhà, Tâm quăng cái túi xách xuống giường. Tâm thấy mình lớn hẳn ra vì đôi mắt thán phục của mấy em. Tâm hỏi thằng Hạo:
- Chú, thiếm không có ở nhà hở?
Hạo chưa kịp nói, nhỏ Loan đã nhanh nhẹn:
- Má đi khui hụi ở nhà bà Bảy, còn ba đi làm chưa về.
Bé Duyên đang ngồi một mình trên giường đưa đôi mắt thao láo nhìn Tâm, miệng phì phì bọt nước miếng. Bước lại chỗ con bé, Tâm bồng nó lên tay. Con nhỏ đang bập bẹ nói, nên làm mưa làm gió hoài. Mấy tháng trước, con bé cứ nhè nhè tối ngày, Tâm không được đi đâu chơi hết vì phải ngồi cạnh võng của nó ru hoài. Có lần tức quá Tâm đưa tay nhéo vào chân cho con bé nín, nhưng chỉ làm nó khóc thét lên thêm mà thôi. Bé Duyên đưa tay bấu vào khuôn mặt Tâm, cười cười đưa mấy cái răng sữa và hai má núm đồng tiền tròn vo. Chợt nhớ những món quà mua cho mấy em, Tâm bước đến cái túi xách mở ra:
- Cho bé Duyên con búp bê bằng cao su nè. Bây giờ anh không có tiền nhiều, Duyên chơi tạm vậy, khi nào có tiền nhiều, anh sẽ mua cho một con búp bê khác hách hơn! Nó biết khóc, biết cười như bé Duyên vậy. Còn nữa, nè thằng Hạo cây viết máy, con nhỏ Loan hộp thêu đan.
Trong mấy đứa, có mỗi mình Hạo mừng hơn hết, cầm cây viết máy cứ ngắm nghía hoài. Nó thấy người anh chú bác của nó hách không chê được. Anh Tâm không cù lần như ngày trước ba má nó thường mắng mỏ. Ở trong xóm này Hạo thường thấy nhiều đứa nhỏ bỏ nhà đi, mặc dù chúng được cha mẹ nuôi cho ăn, đi học đàng hoàng. Bỏ nhà đi, nhưng chúng không hách như anh Tâm trở về với quần áo mới và có quà để tặng tụi nó thiệt là bảnh! Mà mấy đứa ở đây trở về với một thân hình tiều tụy rách rưới. Hạo muốn biết anh mình ra đi rồi làm gì để sống, nó lặp lại câu hỏi đầu:
- Anh đi làm đâu về vậy? Có xa đây lắm không?
Thằng Hạo hỏi vồn vã, đôi mắt nó nhìn Tâm phục lăn ra. Tâm nghe vui vui nói:
- Anh làm cho một hãng phim, nhưng bây giờ thời...
Tâm muốn nói bây giờ thời thất nghiệp rồi, nhưng sao Tâm thấy ríu ríu ở đầu lưỡi và bỏ lửng câu nói.
Con nhỏ Loan hằng đêm thường bồng em đi coi ké ti vi nhà hàng xóm. Đứng ngoài cửa sổ nhìn vào những tuồng cải lương, những vở kịch, nó thấy người ta diễn sao mà hay chi lạ. Con nhỏ Loan mơ ước lớn lên sẽ làm cái nghề đó! Mọi người nhìn nó với đôi mắt phục lăn ra. Có những buổi trưa cả nhà ngủ ngon, Loan bỏ ra sau hè, con bé cố nhớ lại điệu bộ của một vài cô ca sĩ hát trên ti vi và làm theo. Nhỏ Loan thường nhìn quanh quất xem có ai thấy mình không? Ai mà thấy chắc con bé quê chết được... Bây giờ nghe anh nói làm hãng phim, con nhỏ Loan tròn xoe đôi mắt thán phục:
- Người ta có đem anh lên chiếu ở ti vi không?
- Không, chỗ anh làm người ta chỉ đem chiếu ngoài rạp hát lớn thôi.
- Anh có mặt ở trong phim đó không?
- Không!
- Vậy chứ anh làm gì ở hãng phim?
- Người ta sai cái gì, anh làm cái đó.
Hạo và con nhỏ Loan bu quanh Tâm hỏi đủ thứ chuyện, dưới mắt chúng, Tâm là một người hiểu biết nhiều. Không hiểu biết nhiều sao được, trong khi Tâm kể những nơi chốn mà chúng chưa bao giờ đặt chân tới được như Nha Trang, Vũng Tàu... Thí dụ Tâm có kể xạo đi nữa, chúng vẫn khoái nghe như thường. Tâm không quên kể chuyện con nhỏ Ly Ly dễ thương, chú mập tốt bụng, ông quản lý thấy ghét, thằng Phi khinh người. Mải mê kể cho đến khi thiếm của Tâm đi khui hụi về. Tâm quên hết khuôn mặt của bà đăm đăm ganh ghét, Tâm quên luôn những lời xỉa xói của thiếm ngày nào. Đứng ngang bực cửa, Tâm nói nhỏ:
- Thưa thiếm, con mới về.
Một thoáng nhìn Tâm, bà bỏ đi thẳng ra phía sau nhà. Lặng người, Tâm đứng chôn chân, người mệt mỏi dựa vào thành cửa. Thiếm còn ghét mình như vậy sao? Còn chú? Dù gì đi nữa chú cũng thương Tâm. Những ngày còn nhỏ, Tâm thường cầm quyển vần đọc ê a: "Mất cha còn chú, mất mẹ bám vú dì!". Ngày lớn khôn, gia đình Tâm chết trọn, nhà cửa bị lửa, đạn làm tan nát! Tâm lạc loài một mình. Nhưng Tâm còn chú.
Đến trưa, chú đi làm về, mấy đứa em chạy ào ra mừng. Chúng đem khoe những gì Tâm cho. Tâm muốn chạy lại như mấy đứa em ôm chầm lấy chú, nhưng sao Tâm vẫn đứng xa yên lặng.
Ngang chỗ Tâm đứng, chú đưa mắt nhìn. Tâm thấy sự ngạc nhiên đầy trong mắt chú, giọng chú khô ran:
- Về hồi nào đó mậy?
- Dạ con mới về khi sáng chú!
- Tao tưởng mày chết đâu rồi chứ?
Câu nói của chú thật thản nhiên, Tâm nghe như hai bàn tay lạnh ngâm xuống thau nước đá tê buốt.
Tâm ngẩng đầu lên, đôi mắt sáng vương buồn:
- Thưa chú con đi làm.
Chú cười cười như không tin lời nói của Tâm. Ông bước vào nhà quăng cái nón đang đội ở đầu xuống giường, quay lại nhìn Tâm:
- Mày thời nghề ngỗng gì mà người ta mướn. Có mà đi lang thang đầu đường xó chợ làm những nghề mất dạy như bao đứa trẻ khác đầy dẫy ở những đường phố lớn. Người ta có mướn đi làm đi nữa, cũng mướn những đứa khôn ngoan, chứ ngu đần như mày ai mướn?
- Con làm ở một hãng phim.
- Vậy mấy tháng nay mày chui rúc ở chỗ nào?
- Dạ con ở luôn tại hãng.
Những lời của chú hỏi và những lời Tâm đáp gần giống như kẻ xa lạ nào Tâm gặp trên đường qua loa vài câu chuyện nhạt nhẽo rồi thôi. Tâm muốn nói thật nhiều với chú như người con ngồi thủ thỉ bên người cha, như người cha thích nghe giọng nói bé bỏng, vụng dại của đứa con. Tâm muốn nói với chú, Tâm không chui rúc trong một xó xỉnh nào, Tâm không chết bờ, chết bụi, không lang thang đầu đường xó chợ, Tâm khác xa những đứa trẻ mà chú thường gặp: đứng ngoắc ngoắc những người ngoại quốc dẫn mối chỉ đường gì đó... hoặc chạy theo những xe rác Mỹ hy vọng tìm một chút đồ thừa ở trong đó. Tâm không đứng lấm lét nhìn người xuôi ngược trên đường chờ cơ hội thuận tiện để lấy của người khác vụt chạy, hoặc bỡ ngỡ buồn ngửa tay xin lòng nhân ái của thiên hạ từng đồng, từng cắc để được sống. Chú đâu hiểu Tâm đã đổi cái sức bé nhỏ vác những tấm phông, đẩy những ngọn đèn to lớn ngày ngày để được người ta trả lương hàng tháng! Phải làm việc quần quật để không thấy hèn hạ. Tâm như cọng lau bé nhỏ không nơi nương tựa, tự cố gắng đứng một mình. Ngày trước chú, thiếm nói Tâm chỉ biết ăn và phá của. Bây giờ Tâm phải mạnh bạo, hãnh diện với chú là Tâm làm được việc.
Không biết chú có tin lời của Tâm hay không? Ngẫm nghĩ một chút, giọng chú trầm xuống:
- Ừ, thôi ráng làm mà sống. Không ai nuôi không cho khôn lớn đâu. Cháu bây giờ không còn ai, chỉ mỗi mình chú. Nhưng chú phải lo cho mấy em và sự eo hẹp của gia đình, nên đành chịu.
Tâm cúi gầm mặt xuống đất. Về đây thăm chú thiếm và mấy em lần này, Tâm không biết phải đi đâu nữa?! Tâm không muốn nói với chú chỗ làm cũ Tâm không thể làm được nữa. Ngày mai, ngày mốt số tiền nhỏ Tâm kiếm được phải dè xẻn từng đồng từng cắc để đi đây đó tìm kiếm việc làm khác. Không riêng gì hãng phim của bà Sương Nguyệt, hiện nay có thật nhiều hãng phim cũng cần người sai vặt. Tâm tin mình sẽ xin được việc làm và lâu lâu lại về thăm chú như hôm nay. Chú, thiếm nói sao thì nói, miễn Tâm biết được chú thương Tâm là đủ lắm rồi.
Từ hôm có Tâm về trong nhà chú thiếm vẫn thường hục hặc luôn. Chú ít nói đến Tâm như ngày trước, nhưng còn thiếm, bà thường nói xa, nói gần với chú trong mỗi bữa ăn. Tâm dư sức để hiểu được những lời của thiếm muốn ám chỉ đến ai. Không lý thiếm ám chỉ đến con chó con mèo nhà hàng xóm đến ăn cơm thừa, canh cặn. Những bữa cơm như thế, Tâm thường ngưng đũa bất chợt, nghèn nghẹn ở cổ, nước mắt muốn trào ra, nhưng Tâm cố quơ lua vài miếng, rồi bỏ đi nơi khác. Đôi lúc Tâm có ý nghĩ bỏ đi luôn, không bao giờ trở về ngôi nhà chú thiếm nữa. Ý nghĩ này chỉ thoáng qua rồi thôi không còn gì.
Buổi tối, Tâm ngồi một mình trước hiên nhà, dựa lưng vào thềm cửa, đôi mắt thả xuôi về con ngõ tít xa. Ánh đèn của những ngôi nhà kế cận đã chìm lỉm từ lâu. Tất cả mọi người đều ngủ ngon giấc. Những đứa nhỏ trạc bằng tuổi Tâm, sung sướng trong những tấm chăn êm ấm bên cạnh người thân. Tâm nhớ ba má, Tâm nhớ mấy em, Tâm nhớ khu xóm ngày xưa có những thằng bạn nhỏ vui đùa trên đường tan học, ganh đua từng mỗi kỳ thi. Chỉ còn một thoáng chốc, tất cả đều lùi xa hết. Phải chi chiến tranh đừng lan tràn đến khu xóm của Tâm, thời giờ phút này Tâm đâu ngồi một mình buồn bã như thế này.
Có một lần Tâm trở về khu xóm đó, khu xóm lạ hoắc, lạ huơ! Những mái nhà tranh vách cán, những mái tôn san sát ngày xưa, bây giờ thế vào đó những ngôi nhà cao đồ sộ. Tâm phân vân đứng trước thềm nhà cũ bây giờ đã đổi chủ. Một ngôi nhà đúc hai từng dựng lên, có cửa sắt đóng kín. Một vài người lạ đưa mắt nhìn Tâm, thoáng một chút ngạc nhiên, chút ngờ vực. Họ đâu biết rằng, nơi khoảng đất này bao nhiêu mái nhà đã bốc cháy, bao nhiêu vách ván đã ngã xuống, bao nhiêu người đã chết vì đạn, vì lửa??! Ba má Tâm và mấy em! Lần nào trở về đứng trước thềm nhà cũ, Tâm cũng giấu đi giọt nước mắt đoanh tròng, và đôi chân như bị chôn sâu xuống đất.
Một vài tiếng động nhỏ sau lưng, Tâm quay lại. Thằng Hạo từ nhà trong bước ra, đi lại cạnh chỗ Tâm ngồi xuống. Trong khoảng tối nhá nhem, nó nhìn Tâm thật lâu, người anh họ chỉ lớn hơn nó một vài tuổi, mà đã chịu quá nhiều buồn khổ! Trong khi ba má nó không thương lại còn hất hủi.
Trong khoảng đêm, hai đứa nhỏ không nói gì với nhau, nhưng gần có chung một nỗi buồn. Một lúc lâu, giọng Tâm sâu hút:
- Sao Hạo chưa đi ngủ?
- Thấy anh ngồi một mình buồn, ra ngồi với anh cho vui.
Tâm yên lặng nhìn khoảng trống nhỏ trước hiên nhà, một mảnh trời nhỏ có vài ngôi sao chi chít. Tâm nhớ đến những ngôi sao trên biển hôm nào ngồi bên chú mập. Lòng tốt bụng chú đã hứa khi quay phim xong, trở về Sàigòn chú sẽ cho Tâm đi học. À, hôm nay có lẽ chú trở về Sàigòn rồi. Mai Tâm phải đến phim trường tìm chú ấy xem sao? Biết đâu chú sẽ kiếm dùm cho Tâm làm những công việc khác. Tâm xoay sang nhìn Hạo:
- Mai anh đi.
- Chừng bao lâu anh về thăm tụi em?
- Có lẽ lâu lắm!
- Anh không về thăm ngôi nhà cũ của anh sao?
- Bây giờ thành nhà của người khác rồi!
- Anh nhớ về thăm ba, má em.
- Ờ, anh sẽ về! Thôi Hạo đi ngủ đi.
Hạo đưa mắt nhìn ra con ngõ hẻm tối đen, giọng thật buồn:
- Em muốn thức với anh cho đến sáng... vì mai anh đi rồi!
________________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG VII