CHƯƠNG V
Ly Ly mặc chiếc áo đầm xanh. Chiếc áo màu ngọc thạch
thật đẹp, thật dễ thương, dưới những lằn xếp ngay ngắn được thêu kèm
theo những sợi kim tuyến nhỏ. Ánh đèn đủ màu bao phủ lấy Ly Ly, di động
theo từng bước chân con nhỏ đùa giỡn trong vườn hoa. Chung quanh Ly Ly
như bao phủ những lớp hào quang lóng lánh sáng ngời. Gió nhân tạo từ nơi
chiếc quạt máy được giấu kín một góc làm cho tóc Ly bồng lên bay bay. Nụ
cười với hai má lúm đồng tiền trên khuôn mặt làm cho người nhìn mát rượi.
Trước mặt Tâm, Ly Ly đang diễn xuất trong một khung cảnh gia đình: Sau những ngày tháng lưu lạc, cô bé đã trở lại mái nhà xưa. Khuôn mặt tươi tắn, nụ cười hồng lên rạng rỡ, không u sầu như ngày tháng lưu lạc nữa! Người đàn bà trong vai mẹ của Ly Ly đưa đôi mắt thật hiền đầy trìu mến ngồi một bên. Đứa em nhỏ đang vui chơi với mấy món đồ chơi đắt tiền dưới sàn nhà.
Những ngọn đèn sáng rực được di động phủ tròn lấy bước chân của Ly Ly. Lần này thời Ly Ly đang chạy nhảy trong khu vườn nhiều hoa, có bồn nước xinh xắn nằm giữa khu vườn, xịt lên những ngọn nước cao. Chung quanh được kết đèn màu lóng lánh, giọt nước như giọt mưa đủ màu rơi xuống. Đến ngồi chỗ bồn nước, Ly Ly đưa đôi mắt chớp chớp về hướng ông đạo diễn và giàn máy quay phim. Thằng Phi trong vai anh nhỏ của Ly Ly đứng cùng ba má nhìn niềm vui của em gái. Đồi môi hồng nhỏ của Ly Ly đang hát, giọng ca ngọt và trong veo như giọt nước, vui như tiếng chim kêu buổi sáng trên cành cao. – "Xin cho tuổi thơ của chúng em đang ở trong một thiên đàng nhỏ, có trời xanh và thật nhiều mây trắng nhẹ bay. Cuộc đời hôm nay không có cho chúng em một thiên đàng, chỉ là những bơ vơ, những hận thù, những tuổi thơ như chúng em một số chết oan, một số chết đi cả tâm hồn thơ vì những người khác màu da. Chúng em vừa mở mắt chưa nhìn thấy hết quê hương! Hãy đưa chúng em đi từ phố chợ đến những tỉnh nhỏ lẻ loi. Từ đường phố lớn đến những con đê ngoằn ngoèo. Từ những ngôi nhà cao sang trọng, đến những túp lều bỏ hoang. Từ những cảnh hùng vĩ của đất nước, đến những cảnh điêu tàn. Dạy cho chúng em biết thương những khốn đốn của quê hương, để viết những lời thơ như ca dao... ". Bản nhạc đoạn cuối cho cuốn phim được chính Ly Ly hát được quay nhiều cảnh, Ly Ly chạy dài trên bãi cát. Bãi cát bằng phẳng hằn lên những dấu chân nhỏ buồn, Ly Ly nô đùa trên sóng biển, sóng ngoài khơi ào vào Ly Ly, những giọt lóng lánh phủ trên người. Một dốc núi trên những bờ đá phẳng lì, Ly Ly ngồi trên đó đưa mắt nhìn trời xa . Tiếng hát Ly Ly bay lên... bay lên...
Cuộn "băng" thu sẵn giọng hát Ly Ly ở đoạn cuối, mọi người có mặt đổ dồn đôi mắt thán phục về phía Ly Ly. Con nhỏ ngoài tài diễn xuất ra còn có giọng ca thật tuyệt vừa đủ trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
Đứng bên cạnh ông đạo diễn, một tay Tâm tì lên bàn, đôi mắt không rời những vòng tròn đèn sáng lòa, Ly Ly đang bay nhảy trong đó như cánh bướm, như một thiên thần nhỏ có đôi cánh mỏng băng tuyết. Không hiểu sao con nhỏ lại nhiều tài như vậy nhỉ? Bảo sao không được nhiều người mến mộ, đừng nói chi đến số khán giả của cuốn phim đã hoàn thành xong. Chính ông đạo diễn còn phải gật gù khen. Tâm thấy ông đạo diễn đang nhìn mình, Tâm nói:
- Con nhỏ ca hay quá hén chú?
ông đạo diễn chỉ gật đầu không trả lời! Có lẽ vì câu hỏi của Tâm quá thừa. Vả lại Tâm cũng biết hỏi chỉ để một mình mình trả lời. Chứ cái ông đạo diễn này mỗi lần cười hay nói phải biết, trời đang nắng cũng phải mưa ngay!
Đoạn phim đã quay xong xuôi. Tâm biết phận sự của mình giờ phút này không còn có quyền đứng cà rơ nhìn người ta nữa... Ngọn đèn cần phải được bàn tay của nó đẩy vào một chỗ cho gọn. Cuộn dây điện phải được quấn lại vừa xít trong những ống sắt lớn. Những lần trước vừa xong, Tâm chưa dọn dẹp kịp, ông quản lý đã ào ào lên thấy mà ghét. Không muốn như vậy nữa, Tâm hăng hái đi làm công việc của mình.
Ly Ly sau khi rửa mặt xong, những nét son phấn cần thiết để làm nổi bật khuôn mặt Ly đã trôi hết. Vẫn chiếc áo đầm trắng những lần có mặt ở phim trường, con nhỏ bước đến chỗ ông đạo diễn và thằng Phi cười cười nói nói đủ thứ chuyện. Ở xa Ly Ly thấy Tâm đang lom khom cắm cúi làm việc. Thằng nhỏ thông minh, hiền lành, thật thà, nhưng cũng có nhiều điều ngộ nghĩnh. Từ hôm thằng nhỏ đến kêu Ly Ly tới phim trường làm cho Ly Ly để ý đến tính tốt riêng biệt của nó. Ở nơi những người bạn Ly Ly hiện thời, không ai được tánh tình như Tâm hết! Tụi nó hầu hết con nhà giàu nên ỷ lại, khinh người. Chúng đến trường để vui đùa với bạn bè hơn để học. Tâm có nhiều cái mà nhỏ Ly phục hết sức. Làm ở đây nhiều công việc đổ dồn mệt nhọc, ít khi Ly thấy thằng nhỏ than phiền. Số tiền chỉ vừa đủ nuôi thân hình nhỏ nhoi của nó, đừng nói chi dành dụm một số tiền nho nhỏ để mua quà cho mấy đứa em, con người chú mai mốt về thăm.
Bỏ đi lại chỗ Tâm, bờ môi nhỏ của Ly Ly như nở ra thật nhiều cánh hoa, những cánh hoa hồng luôn luôn tươi tắn, tự nhiên. Tiếng Ly Ly ngọt hơn nước nho:
- Xong công việc hết rồi hả?
Tâm bỗng dưng bối rối, Tâm quên phứt cái mặt thằng Phi đứng ở xa bực dọc nhìn tới. Tâm uể oải:
- Còn ba mớ dây điện này ngán quá!
- Ngán hả! Để Ly làm phụ cho.
Con gái thời yếu xìu mà đòi làm những chuyện nặng nhọc! Như Ly Ly chỉ giỏi diễn xuất, ca hát, chứ làm sao có thể khum người đưa hai bàn tay mềm mại ra đẩy ống sắt cho những sợi dây điện quấn vào. Chỉ có những người đã chịu khổ rồi mới làm được thôi. Tâm nói:
- Công việc này mệt lắm, Ly làm không được đâu!
Ly Ly lém lỉnh, thật tự nhiên:
- Công việc nào lại làm không mệt mà anh nói vậy?! Như Ly đóng phim anh tưởng sướng và dễ dàng lắm sao? Mình phải làm sao như thiệt một con bé trong truyện phim mình đóng. Nhiều khi sơ hở một chút phải quay đi quay lại bốn năm lần. Có một vài đoạn bực quá, Ly muốn phát khóc! Còn nữa, chưa hết đâu. Những ngọn đèn rọi vào nóng ran như trưa mùa hè. Khi nào anh được dịp đóng phim như Ly thời biết hà! Tất cả cũng đều do nơi mình hết. Chịu khó một chút là qua hết! Ngày trước Ly có biết gì về đóng phim đâu?
Tâm không thể như con nhỏ Ly Ly được, dù gì đi nữa con nhỏ cũng là cháu của bà chủ hãng phim. Bà xuất tiền ra làm phim cho tuổi thơ, ít ra bà cũng nghĩ đến cô cháu gái của bà có sẵn cái năng khiếu đó. Còn Tâm chả ai thấy năng khiếu hay một tài vặt gì thời làm sao có dịp như Ly Ly nói.
Đứng nhìn Tâm làm một chút, Ly Ly bỗng nói:
- Nè anh, đi chơi biển hôn?
Hôm qua đi chơi với chú mập một vòng bãi trước. Buổi chiều và đêm xuống lạnh ghê! Tâm chưa thấy gì hay ho hết. Nhưng bầu trời sao trên cao làm cho Tâm nhớ đến đôi mắt Ly Ly hơn bao giờ. Đôi mắt chớp chớp như vì sao nào đó thật xạ Đôi mắt sáng rực như vì sao nào đó thật gần. Hôm qua Tâm nghĩ nếu hôm nay gặp Ly Ly, Tâm sẽ kể những vì sao trên biển cho Ly nghe. Hôm nay vì sao trên biển đã mất tăm, và Tâm không nói được gì hết. Tâm dừng tay, nói:
- Chưa làm xong mấy của nợ này.
- Làm xong đi hén!
- Ly không về Sàigòn sao?
- Hôm nay chủ nhật, Ly nghỉ học. Chiều mới về.
Ly bỏ đi, còn lại Tâm hớn hở làm những công việc đặc biệt của mình! Không còn thấy ngán đến tận cổ nữa, mà thật nhanh nhẹn. Xong xuôi, Tâm đứng dậy phủi tay đi dọc trên thềm xi măng ra cổng biệt thự.
Ly Ly đang đứng nói chuyện với thằng Phi. Ly trong bộ đồ tây gọn gàng: chiếc quần "din" màu trắng, chiếc áo xanh thêu ren tua tủa phủ rộng bên ngoài. Bao giờ Ly Ly cũng bận những quần áo sang trọng. Thằng Phi cũng bận thế! Chỉ có Tâm độc nhất chiếc quần din màu cứt ngựa đã sờn đầu gối trắng bạc như bảng phấn lem luốc. Tâm ngại ngần dừng lại.
Sau cặp kính tròn to xanh, Ly quay lại:
- À, đi luôn anh!
Tâm lúng túng, không hiểu mình có nên đi hay không?! Thấy Tâm như vậy, Ly thoáng hiểu tại sao Tâm lúng túng. Phi, và Ly Ly xa cách Tâm quá. Phi và Ly Ly như đứng gần ngọn đèn màu rực rỡ chớp sáng. Còn Tâm ngồi một mình trong bóng tối, cái bóng đen đủi buồn hiu. Cùng một trang lứa với nhau, sao Ly Ly được trời sinh ra sung sướng vậy không biết? Bên cạnh những sung sướng đó là bao nhiêu thua thiệt cho người khác. Một Tâm, và nhiều đứa trẻ khác bơ vơ trên những đường phố mà Ly thường gặp. Trong những vở kịch Ly đóng ở đài truyền hình, trong phim đã quay, biết bao lần Ly đã khóc thật vì quá xúc động nhân vật khốn khổ, bất hạnh mà Ly diễn. Nhưng khi rời khỏi máy quay phim, bước xuống sân khấu, người chung quanh và khán thính giả thấy một Ly khác, một Ly tươi vui như đóa hoa hồng, Ly dễ thương như một con búp bê đắt tiền, Ly là một chậu hoa được nhiều người chăm sóc.
Con nhỏ Ly không biết nói sao để rủ Tâm đi, trong khi thằng Phi khỏi cần rủ rê gì hết cũng có mặt theo. Ly hỏi nhỏ:
- Có thằng Phi, anh không đi phải hôn?
Tâm thấy hãnh diện đôi chút! Dù sao đi nữa Ly Ly cũng quí mến mình hơn thằng Phị Tâm nên đi để cho thằng Phi biết, Tâm chỉ thua nó vì cái nghèo mà thôi. Nếu mình chỉ thua người khác vì cái nghèo, thời không gì nhục nhã hết. Hồi Tâm còn đi học, Tâm nhớ một lần thầy học của mình giảng về cái nghèo: Người ta cảm thấy nhục nhã và lương tâm cắn rứt khi thua kém xa những người quanh ta về phương diện tinh thần. Ở học đường, chúng ta thua kém bạn bè về việc học. Ở ngoài đời, chúng ta không giúp ích gì cho những người chung quanh mà còn hại người, đó là một điều nhục nhã. Còn thua thiệt về vật chất mà vẫn chịu đựng sống trong sạch, mới là điều đáng quý. Không chần chừ nữa, Tâm nói:
- Đi thời đi.
Trước mặt Tâm, Ly Ly đang diễn xuất trong một khung cảnh gia đình: Sau những ngày tháng lưu lạc, cô bé đã trở lại mái nhà xưa. Khuôn mặt tươi tắn, nụ cười hồng lên rạng rỡ, không u sầu như ngày tháng lưu lạc nữa! Người đàn bà trong vai mẹ của Ly Ly đưa đôi mắt thật hiền đầy trìu mến ngồi một bên. Đứa em nhỏ đang vui chơi với mấy món đồ chơi đắt tiền dưới sàn nhà.
Những ngọn đèn sáng rực được di động phủ tròn lấy bước chân của Ly Ly. Lần này thời Ly Ly đang chạy nhảy trong khu vườn nhiều hoa, có bồn nước xinh xắn nằm giữa khu vườn, xịt lên những ngọn nước cao. Chung quanh được kết đèn màu lóng lánh, giọt nước như giọt mưa đủ màu rơi xuống. Đến ngồi chỗ bồn nước, Ly Ly đưa đôi mắt chớp chớp về hướng ông đạo diễn và giàn máy quay phim. Thằng Phi trong vai anh nhỏ của Ly Ly đứng cùng ba má nhìn niềm vui của em gái. Đồi môi hồng nhỏ của Ly Ly đang hát, giọng ca ngọt và trong veo như giọt nước, vui như tiếng chim kêu buổi sáng trên cành cao. – "Xin cho tuổi thơ của chúng em đang ở trong một thiên đàng nhỏ, có trời xanh và thật nhiều mây trắng nhẹ bay. Cuộc đời hôm nay không có cho chúng em một thiên đàng, chỉ là những bơ vơ, những hận thù, những tuổi thơ như chúng em một số chết oan, một số chết đi cả tâm hồn thơ vì những người khác màu da. Chúng em vừa mở mắt chưa nhìn thấy hết quê hương! Hãy đưa chúng em đi từ phố chợ đến những tỉnh nhỏ lẻ loi. Từ đường phố lớn đến những con đê ngoằn ngoèo. Từ những ngôi nhà cao sang trọng, đến những túp lều bỏ hoang. Từ những cảnh hùng vĩ của đất nước, đến những cảnh điêu tàn. Dạy cho chúng em biết thương những khốn đốn của quê hương, để viết những lời thơ như ca dao... ". Bản nhạc đoạn cuối cho cuốn phim được chính Ly Ly hát được quay nhiều cảnh, Ly Ly chạy dài trên bãi cát. Bãi cát bằng phẳng hằn lên những dấu chân nhỏ buồn, Ly Ly nô đùa trên sóng biển, sóng ngoài khơi ào vào Ly Ly, những giọt lóng lánh phủ trên người. Một dốc núi trên những bờ đá phẳng lì, Ly Ly ngồi trên đó đưa mắt nhìn trời xa . Tiếng hát Ly Ly bay lên... bay lên...
Cuộn "băng" thu sẵn giọng hát Ly Ly ở đoạn cuối, mọi người có mặt đổ dồn đôi mắt thán phục về phía Ly Ly. Con nhỏ ngoài tài diễn xuất ra còn có giọng ca thật tuyệt vừa đủ trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
Đứng bên cạnh ông đạo diễn, một tay Tâm tì lên bàn, đôi mắt không rời những vòng tròn đèn sáng lòa, Ly Ly đang bay nhảy trong đó như cánh bướm, như một thiên thần nhỏ có đôi cánh mỏng băng tuyết. Không hiểu sao con nhỏ lại nhiều tài như vậy nhỉ? Bảo sao không được nhiều người mến mộ, đừng nói chi đến số khán giả của cuốn phim đã hoàn thành xong. Chính ông đạo diễn còn phải gật gù khen. Tâm thấy ông đạo diễn đang nhìn mình, Tâm nói:
- Con nhỏ ca hay quá hén chú?
ông đạo diễn chỉ gật đầu không trả lời! Có lẽ vì câu hỏi của Tâm quá thừa. Vả lại Tâm cũng biết hỏi chỉ để một mình mình trả lời. Chứ cái ông đạo diễn này mỗi lần cười hay nói phải biết, trời đang nắng cũng phải mưa ngay!
Đoạn phim đã quay xong xuôi. Tâm biết phận sự của mình giờ phút này không còn có quyền đứng cà rơ nhìn người ta nữa... Ngọn đèn cần phải được bàn tay của nó đẩy vào một chỗ cho gọn. Cuộn dây điện phải được quấn lại vừa xít trong những ống sắt lớn. Những lần trước vừa xong, Tâm chưa dọn dẹp kịp, ông quản lý đã ào ào lên thấy mà ghét. Không muốn như vậy nữa, Tâm hăng hái đi làm công việc của mình.
Ly Ly sau khi rửa mặt xong, những nét son phấn cần thiết để làm nổi bật khuôn mặt Ly đã trôi hết. Vẫn chiếc áo đầm trắng những lần có mặt ở phim trường, con nhỏ bước đến chỗ ông đạo diễn và thằng Phi cười cười nói nói đủ thứ chuyện. Ở xa Ly Ly thấy Tâm đang lom khom cắm cúi làm việc. Thằng nhỏ thông minh, hiền lành, thật thà, nhưng cũng có nhiều điều ngộ nghĩnh. Từ hôm thằng nhỏ đến kêu Ly Ly tới phim trường làm cho Ly Ly để ý đến tính tốt riêng biệt của nó. Ở nơi những người bạn Ly Ly hiện thời, không ai được tánh tình như Tâm hết! Tụi nó hầu hết con nhà giàu nên ỷ lại, khinh người. Chúng đến trường để vui đùa với bạn bè hơn để học. Tâm có nhiều cái mà nhỏ Ly phục hết sức. Làm ở đây nhiều công việc đổ dồn mệt nhọc, ít khi Ly thấy thằng nhỏ than phiền. Số tiền chỉ vừa đủ nuôi thân hình nhỏ nhoi của nó, đừng nói chi dành dụm một số tiền nho nhỏ để mua quà cho mấy đứa em, con người chú mai mốt về thăm.
Bỏ đi lại chỗ Tâm, bờ môi nhỏ của Ly Ly như nở ra thật nhiều cánh hoa, những cánh hoa hồng luôn luôn tươi tắn, tự nhiên. Tiếng Ly Ly ngọt hơn nước nho:
- Xong công việc hết rồi hả?
Tâm bỗng dưng bối rối, Tâm quên phứt cái mặt thằng Phi đứng ở xa bực dọc nhìn tới. Tâm uể oải:
- Còn ba mớ dây điện này ngán quá!
- Ngán hả! Để Ly làm phụ cho.
Con gái thời yếu xìu mà đòi làm những chuyện nặng nhọc! Như Ly Ly chỉ giỏi diễn xuất, ca hát, chứ làm sao có thể khum người đưa hai bàn tay mềm mại ra đẩy ống sắt cho những sợi dây điện quấn vào. Chỉ có những người đã chịu khổ rồi mới làm được thôi. Tâm nói:
- Công việc này mệt lắm, Ly làm không được đâu!
Ly Ly lém lỉnh, thật tự nhiên:
- Công việc nào lại làm không mệt mà anh nói vậy?! Như Ly đóng phim anh tưởng sướng và dễ dàng lắm sao? Mình phải làm sao như thiệt một con bé trong truyện phim mình đóng. Nhiều khi sơ hở một chút phải quay đi quay lại bốn năm lần. Có một vài đoạn bực quá, Ly muốn phát khóc! Còn nữa, chưa hết đâu. Những ngọn đèn rọi vào nóng ran như trưa mùa hè. Khi nào anh được dịp đóng phim như Ly thời biết hà! Tất cả cũng đều do nơi mình hết. Chịu khó một chút là qua hết! Ngày trước Ly có biết gì về đóng phim đâu?
Tâm không thể như con nhỏ Ly Ly được, dù gì đi nữa con nhỏ cũng là cháu của bà chủ hãng phim. Bà xuất tiền ra làm phim cho tuổi thơ, ít ra bà cũng nghĩ đến cô cháu gái của bà có sẵn cái năng khiếu đó. Còn Tâm chả ai thấy năng khiếu hay một tài vặt gì thời làm sao có dịp như Ly Ly nói.
Đứng nhìn Tâm làm một chút, Ly Ly bỗng nói:
- Nè anh, đi chơi biển hôn?
Hôm qua đi chơi với chú mập một vòng bãi trước. Buổi chiều và đêm xuống lạnh ghê! Tâm chưa thấy gì hay ho hết. Nhưng bầu trời sao trên cao làm cho Tâm nhớ đến đôi mắt Ly Ly hơn bao giờ. Đôi mắt chớp chớp như vì sao nào đó thật xạ Đôi mắt sáng rực như vì sao nào đó thật gần. Hôm qua Tâm nghĩ nếu hôm nay gặp Ly Ly, Tâm sẽ kể những vì sao trên biển cho Ly nghe. Hôm nay vì sao trên biển đã mất tăm, và Tâm không nói được gì hết. Tâm dừng tay, nói:
- Chưa làm xong mấy của nợ này.
- Làm xong đi hén!
- Ly không về Sàigòn sao?
- Hôm nay chủ nhật, Ly nghỉ học. Chiều mới về.
Ly bỏ đi, còn lại Tâm hớn hở làm những công việc đặc biệt của mình! Không còn thấy ngán đến tận cổ nữa, mà thật nhanh nhẹn. Xong xuôi, Tâm đứng dậy phủi tay đi dọc trên thềm xi măng ra cổng biệt thự.
Ly Ly đang đứng nói chuyện với thằng Phi. Ly trong bộ đồ tây gọn gàng: chiếc quần "din" màu trắng, chiếc áo xanh thêu ren tua tủa phủ rộng bên ngoài. Bao giờ Ly Ly cũng bận những quần áo sang trọng. Thằng Phi cũng bận thế! Chỉ có Tâm độc nhất chiếc quần din màu cứt ngựa đã sờn đầu gối trắng bạc như bảng phấn lem luốc. Tâm ngại ngần dừng lại.
Sau cặp kính tròn to xanh, Ly quay lại:
- À, đi luôn anh!
Tâm lúng túng, không hiểu mình có nên đi hay không?! Thấy Tâm như vậy, Ly thoáng hiểu tại sao Tâm lúng túng. Phi, và Ly Ly xa cách Tâm quá. Phi và Ly Ly như đứng gần ngọn đèn màu rực rỡ chớp sáng. Còn Tâm ngồi một mình trong bóng tối, cái bóng đen đủi buồn hiu. Cùng một trang lứa với nhau, sao Ly Ly được trời sinh ra sung sướng vậy không biết? Bên cạnh những sung sướng đó là bao nhiêu thua thiệt cho người khác. Một Tâm, và nhiều đứa trẻ khác bơ vơ trên những đường phố mà Ly thường gặp. Trong những vở kịch Ly đóng ở đài truyền hình, trong phim đã quay, biết bao lần Ly đã khóc thật vì quá xúc động nhân vật khốn khổ, bất hạnh mà Ly diễn. Nhưng khi rời khỏi máy quay phim, bước xuống sân khấu, người chung quanh và khán thính giả thấy một Ly khác, một Ly tươi vui như đóa hoa hồng, Ly dễ thương như một con búp bê đắt tiền, Ly là một chậu hoa được nhiều người chăm sóc.
Con nhỏ Ly không biết nói sao để rủ Tâm đi, trong khi thằng Phi khỏi cần rủ rê gì hết cũng có mặt theo. Ly hỏi nhỏ:
- Có thằng Phi, anh không đi phải hôn?
Tâm thấy hãnh diện đôi chút! Dù sao đi nữa Ly Ly cũng quí mến mình hơn thằng Phị Tâm nên đi để cho thằng Phi biết, Tâm chỉ thua nó vì cái nghèo mà thôi. Nếu mình chỉ thua người khác vì cái nghèo, thời không gì nhục nhã hết. Hồi Tâm còn đi học, Tâm nhớ một lần thầy học của mình giảng về cái nghèo: Người ta cảm thấy nhục nhã và lương tâm cắn rứt khi thua kém xa những người quanh ta về phương diện tinh thần. Ở học đường, chúng ta thua kém bạn bè về việc học. Ở ngoài đời, chúng ta không giúp ích gì cho những người chung quanh mà còn hại người, đó là một điều nhục nhã. Còn thua thiệt về vật chất mà vẫn chịu đựng sống trong sạch, mới là điều đáng quý. Không chần chừ nữa, Tâm nói:
- Đi thời đi.
*
Ba đứa bước ra khỏi ngôi biệt thự đi dọc theo những
con đường vắng có sườn núi và gió biển. Mỗi đứa gần như có mỗi niềm vui
riêng. Ly vừa đi vừa nhảy nhót như chú chim vui vừa rời khỏi tổ. Phi rộn
ràng đủ thứ chuyện về biển như Cam Ranh, Nha Trang, Vũng Tàu... Phi làm
như biết thật nhiều. Nhưng thực ra có vài chỗ Phi chưa đặt chân tới. Nó
nghĩ biển thời chỗ nào cũng như nhau, cũng bãi cát chạy dài cũng bọt
sóng lăn tăn, cũng những chiếc tàu đậu tít ngoài khơi. Thật nhiều điều
tương tợ, nên Phi không sợ người khác nghe được cho rằng mình nói xạo.
Riêng Tâm, niềm vui khác hơn hai đứa. Thứ nhất không thấy mặt ông quản
lý đã là một niềm vui rồi. Đi chung với những đứa trẻ cùng tuổi thoải
mái hơn là đi chung với chú mập. Người lớn thường tạo ra nhiều điều để
cấm con nít đùa giỡn. Con nít chơi giỡn, gần sông, gần biển, người lớn
tạo ra ông thủy thần hoặc bà Hà bá dữ tợn, dìm con nít xuống nước. Mặc
dù biết chuyện không có, nhưng Tâm vẫn thấy ớn ớn làm sao! Thật buồn cho
một số tuổi thơ gần biển bị người lớn lường gạt. Tâm sẽ thoải mái trên
cát, được no mắt bởi những sóng nước ào ào và rút ra xa. Sẽ được dịp nói
cho Ly Ly nghe những ngôi sao mọc trên biển đêm qua. Tâm ngồi hằng giờ
đếm không hết. Thương ơi là thương, những ngôi sao đẹp đẽ đó.
Đi một đoạn đường khá xa, Ly dừng lại nhìn hai đứa:
- Bây giờ đi bãi trước hay sau?
Phi:
- Chỗ nào cũng được!
Tâm:
- Bãi trước ẹ lắm! Bãi trước quán mọc đầy, không thênh thang, không sạch sẽ như bãi sau. Bãi trước có nhiều ông Mỹ trắng, Mỹ đen to lềnh khềnh thấy mà ớn! Không hiểu những chỗ đẹp và nên thơ như vậy, họ ở chi mà đông quá làm mất đi vẻ đẹp nên thơ của bãi biển. Họ làm như mảnh đất riêng của ho...
Nghe Tâm nói, con nhỏ Ly cười rộn rã:
- Chúng ta đi bãi sau, tẩy chay bãi trước.
Con đường nằm cạnh bờ núi, chạy dọc theo bãi biển, bên đường có những đụn cát cao bằng ngôi nhà. Cát biển mềm như bột, để trong lòng bàn tay chảy xuống những kẽ ngón tay như nước, những sợi nước khô ran khô rít. Đang đi thấy đụn cát cao, Ly không nói bỏ chạy lên bãi cát. Ly Ly chỉ chạy được đôi ba thước rồi dừng lại ngồi chống tay xuống bãi cát. Mái tóc nghiêng nghiêng đổ dài, nụ cười mím mím. Phía sau là cát gió thổi làm bằng phẳng. Tâm nghĩ nếu như mình có máy chụp hình sẽ chụp cho Ly Ly những tấm thật hay! Không phải như tấm hình mà Tâm thấy được rọi lớn chưng ở phim trường, tấm nào cũng cười tươi, bán thân hoặc nghiêng người. Cái nét cứng ngắc của ông thợ chụp hình nào đó bắt buộc phải như thế, Tâm thấy không được tự nhiên.
Tâm đưa mắt nhìn chỗ Ly Ly nói lớn:
- Phải chi có máy chụp hình, chắc chụp Ly nhiều tấm hình hay.
Nghe nói vậy, Ly bỏ chạy xuống dốc cát, mở cái túi xách nhỏ đang đeo bên mình:
- Có đây nè.
Đưa cho Tâm. Ly Ly chỉ cách chụp. Chiếc máy nhỏ nhắn dễ thương thật gọn tay. Phi đứng bên cạnh Tâm thấy vậy nói:
- Có biết chụp hôn đó?
Ly xoay người lại nói:
- Máy này chụp không khó! Lấy hình ảnh đủ là có thể chụp được.
Phi:
- Thằng này mà biết cái gì!
Nghe vậy, Tâm tức lắm, nhưng vẫn làm như không nghe, đưa máy lên cười nói với Ly Ly:
- Ly lên lại chỗ cũ đi.
Trong khung kính nhỏ màu tím, tóc Ly bay bay, thân hình như đang di động trên sa mạc. Từng dấu chân đè lún xuống thảm cát mềm, từng dấu chân kéo lê một đường dài sau lưng. Một khung hình nổi bật trong ống kính, Tâm vội vàng bấm máy lia lịa. Lên đến chỗ cũ, Ly ngồi xuống, khuôn mặt hướng về Tâm nhoẻn miệng cười dễ thương hơn bao giờ. Không tự nhiên cho lắm! Tâm nghĩ như thế, dù cái cười của con nhỏ trước mặt làm cho Tâm thấy mình chợt bềnh bồng trên mây, chứ không phải trên cát.
Tâm:
- Cười vừa vừa thôi.
- Vậy chứ phải cười làm sao?
- Cười mím mím.
- Cười chi mà khó cười quá! Chụp đại đi!
- Hỏng được, Ly cười lại coi có giống khi nãy không?
Ly Ly cười thầm trong bụng. Điệu bộ của Tâm không khác chi ông đạo diễn đứng trước ống kính, cứ bắt nạt mấy tài tử diễn xuất đủ điều. Ly chỉ chụp hình cho vui vậy thôi, chứ đâu phải đóng một đoạn phim mà ông đạo diễn tí hon Tâm bắt chẹt dữ vậy.
Con nhỏ thấy tức tức. Cái mặt đang tươi bỗng sa sầm xuống, đứng lên:
- Thôi hỏng thèm chụp nữa đâu.
- Sao vậy?
Tâm hỏi, cái mặt con nhỏ Ly trông càng tức cười hơn:
- Hỏng sao hết á, nhưng không muốn chụp nữa!
Vẫn chưa buông máy ra, Tâm nhìn thấy khuôn mặt con nhỏ phụng phịu trong ống kính. Phải chụp con nhỏ tấm hình này còn hay, còn dễ thương gấp mấy lần miệng con nhỏ cười toe. Nhanh nhẹn, Tâm bấm mấy "bô" một lượt.
Bước đến chỗ Tâm, Ly nói:
- Bây giờ mà chụp làm chi nữa?
- Bữa nào Ly rửa ra coi, hình chụp hay lắm!
Nãy giờ Phi đứng ngoài rìa, thằng nhỏ khó chịu không tả được, được dịp xen vô:
- Đã nói với Ly rồi! Thằng này mà biết cái gì mà chụp với không chụp! Bữa nào rửa coi thời biết. Hư phim hết chứ còn gì! Trong khi mặt người ta đang cười, không chụp, lại chụp cái quỷ gì đâu không hà.
Tâm trả máy lại cho Ly Ly:
- Tôi không biết chụp, thôi đưa cho thằng Phi chụp đi.
Ly cầm lấy máy, mặt con nhỏ quạu quọ:
- Anh hỏng chụp thời tôi chụp chứ hỏng đưa cho ai hết á!
- Thằng Phi biết rành hơn mà.
Tưởng Tâm nói vậy có ý chọc tức mình, Phi hằn học xấn lại chỗ Tâm:
- Nói gì thời nói. Không được nói móc ai nghe mày?
- Nói mày hơn tao là nói móc sao?
- Biết vậy sao còn bày đặt chụp hình này nọ! Thứ sai vặt như mày mà biết cái gì, không lo thủ phận.
Từ trước tới giờ Tâm đã nhịn Phi nhiều lắm rồi. Lần này thì không thể để cho Phi lấn hơn được nữa! Phải cho nó biết nó không hơn gì Tâm. Nhìn thẳng vào Phi, Tâm trừng trừng:
- Còn mày biết cái gì?
- ít ra cũng hơn mày ở chỗ không phải là thằng sai vặt.
Thằng Phi, con trai gì mà đanh đá như con gái. Con trai gì mà cái miệng cứ lải nhải như mấy đứa con gái. Con trai phải ít nói, và làm nhiều, chứ không thể nói nhiều mà làm ít được. Thằng Phi chỉ có tài nói như con gái. Tâm biết mình không thể nói hơn được, chỉ đưa mắt cười khẩy.
Ly cứ nghe Phi khiêu khích Tâm hoài, xoay qua Phi mặt nhăn nhó:
- Thôi, nói chi mà nói hoài vậy? Mình phải biết điều một chút chứ! Người ta không nói gì đến mình thời mình cũng đừng nói gì đến người ta.
Phi tức lắm. Hình như con nhỏ bao giờ cũng muốn bênh cho Tâm, còn Phi, con nhỏ cứ cay cú xỏn xẻn hoài. Phi:
- Thằng sai vặt này là cái gì mà Ly cứ bênh nó hoài vậy?
Lần này Tâm không nhịn được nữa, khuôn mặt thằng nhỏ đanh lại nhìn Phi:
- Cấm mày nói với tao như vậy nữa!
- Tao nói rồi mày làm gì hôn?
Tâm thách:
- Nói đi.
Thằng nhỏ sẽ không dám làm gì mình, Phi nghĩ vậy nên nói lớn.
- Thằng sai vặt.
Lẹ làng, Tâm sấn tới thụi mạnh vào bụng Phi. Không ngờ câu chuyện xảy ra như vậy, Phi lãnh đủ, ôm bụng nhăn nhó. Nhưng Phi đâu có thể chịu thua Tâm như vậy được, con nhỏ Ly Ly sẽ cười nó và nói: Chỉ có cái miệng không chứ chả làm được gì! Không chậm trễ một giây phút nhỏ, Phi phóng tới ôm ngang lưng Tâm, một tay thụi vào lưng vào mặt. Tâm mất thăng bằng ngã nhoài xuống bãi cát kéo theo luôn cả Phi. Hai đứa quần thảo lăn tròn trên bãi cát.
Đứng ngoài, Ly sợ quá, mặt con nhỏ tái xanh không một chút máu. Nhìn quanh quất không có ai để gỡ hai đứa ra. Một bên vì tự ái phải có đúng chỗ. Một bên thấy không thể thua thằng mà hằng ngày mình coi thường không ra quái gì! Ly quýnh quáng:
- Buông ra anh Tâm ơi!
Bỏ thằng Phi ra, Tâm đứng lên phủi cát bám víu trên mình. Tâm không nói gì, trong khi thằng Phi đứng bên cạnh nó hầm hè như con chó dại. Tâm bỏ đi về hãng phim, nó không muốn đi chơi biển nữa! Như thế cũng đủ lắm rồi! Từ đây thằng Phi sẽ không khinh thường nó nữa!
Ly đứng yên đưa mắt bỡ ngỡ nhìn theo Tâm, cái bóng nhỏ buồn của nó khuất sau một triền cát.
Đi một đoạn đường khá xa, Ly dừng lại nhìn hai đứa:
- Bây giờ đi bãi trước hay sau?
Phi:
- Chỗ nào cũng được!
Tâm:
- Bãi trước ẹ lắm! Bãi trước quán mọc đầy, không thênh thang, không sạch sẽ như bãi sau. Bãi trước có nhiều ông Mỹ trắng, Mỹ đen to lềnh khềnh thấy mà ớn! Không hiểu những chỗ đẹp và nên thơ như vậy, họ ở chi mà đông quá làm mất đi vẻ đẹp nên thơ của bãi biển. Họ làm như mảnh đất riêng của ho...
Nghe Tâm nói, con nhỏ Ly cười rộn rã:
- Chúng ta đi bãi sau, tẩy chay bãi trước.
Con đường nằm cạnh bờ núi, chạy dọc theo bãi biển, bên đường có những đụn cát cao bằng ngôi nhà. Cát biển mềm như bột, để trong lòng bàn tay chảy xuống những kẽ ngón tay như nước, những sợi nước khô ran khô rít. Đang đi thấy đụn cát cao, Ly không nói bỏ chạy lên bãi cát. Ly Ly chỉ chạy được đôi ba thước rồi dừng lại ngồi chống tay xuống bãi cát. Mái tóc nghiêng nghiêng đổ dài, nụ cười mím mím. Phía sau là cát gió thổi làm bằng phẳng. Tâm nghĩ nếu như mình có máy chụp hình sẽ chụp cho Ly Ly những tấm thật hay! Không phải như tấm hình mà Tâm thấy được rọi lớn chưng ở phim trường, tấm nào cũng cười tươi, bán thân hoặc nghiêng người. Cái nét cứng ngắc của ông thợ chụp hình nào đó bắt buộc phải như thế, Tâm thấy không được tự nhiên.
Tâm đưa mắt nhìn chỗ Ly Ly nói lớn:
- Phải chi có máy chụp hình, chắc chụp Ly nhiều tấm hình hay.
Nghe nói vậy, Ly bỏ chạy xuống dốc cát, mở cái túi xách nhỏ đang đeo bên mình:
- Có đây nè.
Đưa cho Tâm. Ly Ly chỉ cách chụp. Chiếc máy nhỏ nhắn dễ thương thật gọn tay. Phi đứng bên cạnh Tâm thấy vậy nói:
- Có biết chụp hôn đó?
Ly xoay người lại nói:
- Máy này chụp không khó! Lấy hình ảnh đủ là có thể chụp được.
Phi:
- Thằng này mà biết cái gì!
Nghe vậy, Tâm tức lắm, nhưng vẫn làm như không nghe, đưa máy lên cười nói với Ly Ly:
- Ly lên lại chỗ cũ đi.
Trong khung kính nhỏ màu tím, tóc Ly bay bay, thân hình như đang di động trên sa mạc. Từng dấu chân đè lún xuống thảm cát mềm, từng dấu chân kéo lê một đường dài sau lưng. Một khung hình nổi bật trong ống kính, Tâm vội vàng bấm máy lia lịa. Lên đến chỗ cũ, Ly ngồi xuống, khuôn mặt hướng về Tâm nhoẻn miệng cười dễ thương hơn bao giờ. Không tự nhiên cho lắm! Tâm nghĩ như thế, dù cái cười của con nhỏ trước mặt làm cho Tâm thấy mình chợt bềnh bồng trên mây, chứ không phải trên cát.
Tâm:
- Cười vừa vừa thôi.
- Vậy chứ phải cười làm sao?
- Cười mím mím.
- Cười chi mà khó cười quá! Chụp đại đi!
- Hỏng được, Ly cười lại coi có giống khi nãy không?
Ly Ly cười thầm trong bụng. Điệu bộ của Tâm không khác chi ông đạo diễn đứng trước ống kính, cứ bắt nạt mấy tài tử diễn xuất đủ điều. Ly chỉ chụp hình cho vui vậy thôi, chứ đâu phải đóng một đoạn phim mà ông đạo diễn tí hon Tâm bắt chẹt dữ vậy.
Con nhỏ thấy tức tức. Cái mặt đang tươi bỗng sa sầm xuống, đứng lên:
- Thôi hỏng thèm chụp nữa đâu.
- Sao vậy?
Tâm hỏi, cái mặt con nhỏ Ly trông càng tức cười hơn:
- Hỏng sao hết á, nhưng không muốn chụp nữa!
Vẫn chưa buông máy ra, Tâm nhìn thấy khuôn mặt con nhỏ phụng phịu trong ống kính. Phải chụp con nhỏ tấm hình này còn hay, còn dễ thương gấp mấy lần miệng con nhỏ cười toe. Nhanh nhẹn, Tâm bấm mấy "bô" một lượt.
Bước đến chỗ Tâm, Ly nói:
- Bây giờ mà chụp làm chi nữa?
- Bữa nào Ly rửa ra coi, hình chụp hay lắm!
Nãy giờ Phi đứng ngoài rìa, thằng nhỏ khó chịu không tả được, được dịp xen vô:
- Đã nói với Ly rồi! Thằng này mà biết cái gì mà chụp với không chụp! Bữa nào rửa coi thời biết. Hư phim hết chứ còn gì! Trong khi mặt người ta đang cười, không chụp, lại chụp cái quỷ gì đâu không hà.
Tâm trả máy lại cho Ly Ly:
- Tôi không biết chụp, thôi đưa cho thằng Phi chụp đi.
Ly cầm lấy máy, mặt con nhỏ quạu quọ:
- Anh hỏng chụp thời tôi chụp chứ hỏng đưa cho ai hết á!
- Thằng Phi biết rành hơn mà.
Tưởng Tâm nói vậy có ý chọc tức mình, Phi hằn học xấn lại chỗ Tâm:
- Nói gì thời nói. Không được nói móc ai nghe mày?
- Nói mày hơn tao là nói móc sao?
- Biết vậy sao còn bày đặt chụp hình này nọ! Thứ sai vặt như mày mà biết cái gì, không lo thủ phận.
Từ trước tới giờ Tâm đã nhịn Phi nhiều lắm rồi. Lần này thì không thể để cho Phi lấn hơn được nữa! Phải cho nó biết nó không hơn gì Tâm. Nhìn thẳng vào Phi, Tâm trừng trừng:
- Còn mày biết cái gì?
- ít ra cũng hơn mày ở chỗ không phải là thằng sai vặt.
Thằng Phi, con trai gì mà đanh đá như con gái. Con trai gì mà cái miệng cứ lải nhải như mấy đứa con gái. Con trai phải ít nói, và làm nhiều, chứ không thể nói nhiều mà làm ít được. Thằng Phi chỉ có tài nói như con gái. Tâm biết mình không thể nói hơn được, chỉ đưa mắt cười khẩy.
Ly cứ nghe Phi khiêu khích Tâm hoài, xoay qua Phi mặt nhăn nhó:
- Thôi, nói chi mà nói hoài vậy? Mình phải biết điều một chút chứ! Người ta không nói gì đến mình thời mình cũng đừng nói gì đến người ta.
Phi tức lắm. Hình như con nhỏ bao giờ cũng muốn bênh cho Tâm, còn Phi, con nhỏ cứ cay cú xỏn xẻn hoài. Phi:
- Thằng sai vặt này là cái gì mà Ly cứ bênh nó hoài vậy?
Lần này Tâm không nhịn được nữa, khuôn mặt thằng nhỏ đanh lại nhìn Phi:
- Cấm mày nói với tao như vậy nữa!
- Tao nói rồi mày làm gì hôn?
Tâm thách:
- Nói đi.
Thằng nhỏ sẽ không dám làm gì mình, Phi nghĩ vậy nên nói lớn.
- Thằng sai vặt.
Lẹ làng, Tâm sấn tới thụi mạnh vào bụng Phi. Không ngờ câu chuyện xảy ra như vậy, Phi lãnh đủ, ôm bụng nhăn nhó. Nhưng Phi đâu có thể chịu thua Tâm như vậy được, con nhỏ Ly Ly sẽ cười nó và nói: Chỉ có cái miệng không chứ chả làm được gì! Không chậm trễ một giây phút nhỏ, Phi phóng tới ôm ngang lưng Tâm, một tay thụi vào lưng vào mặt. Tâm mất thăng bằng ngã nhoài xuống bãi cát kéo theo luôn cả Phi. Hai đứa quần thảo lăn tròn trên bãi cát.
Đứng ngoài, Ly sợ quá, mặt con nhỏ tái xanh không một chút máu. Nhìn quanh quất không có ai để gỡ hai đứa ra. Một bên vì tự ái phải có đúng chỗ. Một bên thấy không thể thua thằng mà hằng ngày mình coi thường không ra quái gì! Ly quýnh quáng:
- Buông ra anh Tâm ơi!
Bỏ thằng Phi ra, Tâm đứng lên phủi cát bám víu trên mình. Tâm không nói gì, trong khi thằng Phi đứng bên cạnh nó hầm hè như con chó dại. Tâm bỏ đi về hãng phim, nó không muốn đi chơi biển nữa! Như thế cũng đủ lắm rồi! Từ đây thằng Phi sẽ không khinh thường nó nữa!
Ly đứng yên đưa mắt bỡ ngỡ nhìn theo Tâm, cái bóng nhỏ buồn của nó khuất sau một triền cát.
________________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG VI