1
- Thư đây! Ai ra nhận thư!
Tiếng người phát thư vang lanh lảnh ở cổng. Thiều đẩy chiếc xe lăn lại gần bên cửa, nói lớn:
- Bác quăng dùm qua cổng đi bác.
Tiếng người phát thư vang lanh lảnh ở cổng. Thiều đẩy chiếc xe lăn lại gần bên cửa, nói lớn:
- Bác quăng dùm qua cổng đi bác.
Có tiếng động của chiếc xe đạp lọc cọc sang căn nhà khác.
Thiều dướn cổ nhìn qua cửa sổ: hai ba lá thư nằm chập lên nhau, đè lên
cả những chiếc lá khô của cây trứng cá vàng một góc sân. Một cơn gió nhẹ
chợt thoảng qua đẩy những chiếc bì thư xa nhau hơn. Mắt Thiều như dán
chặt vào những mẩu giấy đó. Chắc thế nào cũng có thư của Thục! Thiều
chép miệng thầm lo nếu cơn mưa đổ xuống bất thần chắc thế nào cũng sẽ
cuốn trôi mấy phong thư một cách phũ phàng như cuốn những chiếc lá khô.
Nhưng Thiều không biết làm cách nào, chiếc xe lăn của Thiều không thể
lăn xuống mấy bậc tam cấp nếu không có bàn tay phụ lực của người khác.
Thiều nhìn xuống đôi chân mình bất giác thở dài… nỗi buồn vẫn thường bất
chợt kéo đến như thế! Khuôn mặt người con gái thoáng chuyển biến từ
trạng thái hồn nhiên sang nét buồn vời vợi! Dòng ý nghĩ như bị che mờ
bởi những hình ảnh cũ mà tiềm thức vẫn luôn luôn lưu giữ bởi vì đó là
những kỷ niệm không bao giờ quên được.
Cách đây ba năm Thiều đang là một cô gái mười lăm yêu đời như tất cả các thiếu nữ cùng tuổi. Vốn sinh trưởng trong một gia đình khá giả, Thiều và người em kế, Thục rất được cha mẹ nuông chiều. Tuy cách nhau một tuổi nhưng Thiều và Thục lại rất giống nhau, nhất là về khuôn mặt. Hai chị em cùng học một trường, một lớp. Nhiều khi đi học cả hai ăn mặc giống nhau, ngay cả đến thầy giáo hay bạn bè cũng nhầm lẫn. Thục lớn con nhưng mặc dầu nhỏ hơn chị mà Thục cao lớn bằng Thiều nếu không muốn nói là hơn một chút đỉnh. Cuộc đời hoàn toàn được nhìn qua một lăng kính màu hồng tuyệt diệu. Thiều đã nhiều lần ngẫm nghĩ thấy mình thật là người có phước, được sinh trong gia đình có bậc cha mẹ thương yêu và lo lắng cho con, bạn bè quý mến, việc học hành không có gì trở ngại.
Nhưng ở đời mấy ai mà học được chữ ngờ! Đúng năm Thiều mười lăm, nhân một chuyến đi nghỉ mát ở Đà Lạt, gia đình Thiều đã bị tai nạn. Chiếc xe do ông Thanh, ba Thiều lái, đã đâm phải một chiếc xe hàng chạy ngược chiều! Kết quả thật là thê thảm! Bà Thanh chết ngay tại chỗ, Thiều bị thương nặng. Riêng ông Thanh và Thục nhờ một may mắn đặc biệt đã thoát chết và bình an vô sự, chỉ bị xây xát sơ sài. Phần Thiều, tuy tai nạn không gây một thương tích gì bên ngoài, nhưng tác dụng của tai nạn đã làm cô gái bị đau thần kinh một thời gian, và vết thương ở xương sống đã có một hậu quả thương tâm: Thiều bị liệt cả hai chân. Ngày đầu tiên được biết kể từ đây mình không còn được như người bình thường nữa, Thiều đã ngất đi và muốn chìm đắm luôn vào giấc ngủ thiên thu. Nhưng Thiều làm sao cãi lại với định mệnh? Từ một thiếu nữ đang yêu đời và ham sống, tung tăng đi giữa cuộc đời, Thiều trở thành một bóng mờ tật nguyền đứng bên lề đường của đời sống nhìn những bon chen của thiên hạ. Thoạt đầu, Thiều đã nghĩ đến việc tìm cái chết! Thiều tự cảm thấy mình không thể thích nghi với con người mới của mình được. Nhưng ông Thanh vốn rất hiểu con, đã an ủi Thiều nhiều. Ông tìm cách làm cho Thiều vui, ngoài những giờ làm việc, ông ngồi cạnh con gái kể chuyện đời cho con xao lãng nỗi buồn. Ông Thanh mua rất nhiều sách để Thiều đọc giải trí vì ông biết rằng ngoài việc đọc sách, Thiều còn biết làm gì để mua vui? Ngày tháng qua đi trong sự tẻ nhạt. Sau tai nạn, Thục xin lên Đà Lạt trọ học ở nhà bà dì ruột. Ông Thanh bằng lòng vì bây giờ ông không muốn làm buồn một đứa con nào cả. Ông chỉ có hai mụn con thì Thiều đã thành tàn phế. Chính ông Thanh đã chạy chữa hết cách cho Thiều mà tình trạng vẫn không có gì khá hơn. Cách đây một năm, nhận thấy Thiều đã bắt đầu nhàm chán với sách vở, ông Thanh nhờ thầy về dạy cho Thiều học Guitar. Mục đích của ông là để Thiều đỡ thấy trống trải khi thời giờ trôi qua buồn tênh mà không có gì tiêu khiển. Thoạt đầu Thiều không thích mấy nhưng dần dần, Thiều cảm thấy đàn là một thú tuyệt vời và Thiều bắt đầu tiến triển thấy rõ trong việc học…
Tiếng mở cổng lách cách làm Thiều giật mình thoát khỏi cơn hồi tưởng. Hoạt, ông thầy dạy đàn cho Thiều, vừa đến. Hoạt tự tay mở cổng bước vào. Thiều nhanh tay lăn chiếc xe đến gần cửa nói lớn:
Cách đây ba năm Thiều đang là một cô gái mười lăm yêu đời như tất cả các thiếu nữ cùng tuổi. Vốn sinh trưởng trong một gia đình khá giả, Thiều và người em kế, Thục rất được cha mẹ nuông chiều. Tuy cách nhau một tuổi nhưng Thiều và Thục lại rất giống nhau, nhất là về khuôn mặt. Hai chị em cùng học một trường, một lớp. Nhiều khi đi học cả hai ăn mặc giống nhau, ngay cả đến thầy giáo hay bạn bè cũng nhầm lẫn. Thục lớn con nhưng mặc dầu nhỏ hơn chị mà Thục cao lớn bằng Thiều nếu không muốn nói là hơn một chút đỉnh. Cuộc đời hoàn toàn được nhìn qua một lăng kính màu hồng tuyệt diệu. Thiều đã nhiều lần ngẫm nghĩ thấy mình thật là người có phước, được sinh trong gia đình có bậc cha mẹ thương yêu và lo lắng cho con, bạn bè quý mến, việc học hành không có gì trở ngại.
Nhưng ở đời mấy ai mà học được chữ ngờ! Đúng năm Thiều mười lăm, nhân một chuyến đi nghỉ mát ở Đà Lạt, gia đình Thiều đã bị tai nạn. Chiếc xe do ông Thanh, ba Thiều lái, đã đâm phải một chiếc xe hàng chạy ngược chiều! Kết quả thật là thê thảm! Bà Thanh chết ngay tại chỗ, Thiều bị thương nặng. Riêng ông Thanh và Thục nhờ một may mắn đặc biệt đã thoát chết và bình an vô sự, chỉ bị xây xát sơ sài. Phần Thiều, tuy tai nạn không gây một thương tích gì bên ngoài, nhưng tác dụng của tai nạn đã làm cô gái bị đau thần kinh một thời gian, và vết thương ở xương sống đã có một hậu quả thương tâm: Thiều bị liệt cả hai chân. Ngày đầu tiên được biết kể từ đây mình không còn được như người bình thường nữa, Thiều đã ngất đi và muốn chìm đắm luôn vào giấc ngủ thiên thu. Nhưng Thiều làm sao cãi lại với định mệnh? Từ một thiếu nữ đang yêu đời và ham sống, tung tăng đi giữa cuộc đời, Thiều trở thành một bóng mờ tật nguyền đứng bên lề đường của đời sống nhìn những bon chen của thiên hạ. Thoạt đầu, Thiều đã nghĩ đến việc tìm cái chết! Thiều tự cảm thấy mình không thể thích nghi với con người mới của mình được. Nhưng ông Thanh vốn rất hiểu con, đã an ủi Thiều nhiều. Ông tìm cách làm cho Thiều vui, ngoài những giờ làm việc, ông ngồi cạnh con gái kể chuyện đời cho con xao lãng nỗi buồn. Ông Thanh mua rất nhiều sách để Thiều đọc giải trí vì ông biết rằng ngoài việc đọc sách, Thiều còn biết làm gì để mua vui? Ngày tháng qua đi trong sự tẻ nhạt. Sau tai nạn, Thục xin lên Đà Lạt trọ học ở nhà bà dì ruột. Ông Thanh bằng lòng vì bây giờ ông không muốn làm buồn một đứa con nào cả. Ông chỉ có hai mụn con thì Thiều đã thành tàn phế. Chính ông Thanh đã chạy chữa hết cách cho Thiều mà tình trạng vẫn không có gì khá hơn. Cách đây một năm, nhận thấy Thiều đã bắt đầu nhàm chán với sách vở, ông Thanh nhờ thầy về dạy cho Thiều học Guitar. Mục đích của ông là để Thiều đỡ thấy trống trải khi thời giờ trôi qua buồn tênh mà không có gì tiêu khiển. Thoạt đầu Thiều không thích mấy nhưng dần dần, Thiều cảm thấy đàn là một thú tuyệt vời và Thiều bắt đầu tiến triển thấy rõ trong việc học…
Tiếng mở cổng lách cách làm Thiều giật mình thoát khỏi cơn hồi tưởng. Hoạt, ông thầy dạy đàn cho Thiều, vừa đến. Hoạt tự tay mở cổng bước vào. Thiều nhanh tay lăn chiếc xe đến gần cửa nói lớn:
- Anh Hoạt, nhặt dùm Thiều mấy cái thư!
Hoạt nhìn Thiều rồi mỉm cười cúi xuống nhặt mấy lá thư. Tuy mang tiếng là
“thầy” nhưng Hoạt còn rất trẻ, mới 23. Và hiện đang theo học năm
thứ năm ở trường Kiến Trúc. Hoạt là con một người bạn khá thân của ba
Thiều. Gọi là mướn thầy dạy thật, nhưng chính ra là Hoạt tình nguyện dạy
Thiều. Những giờ học êm đềm bên người còn gái nhỏ đã tạo ra trong Hoạt
một cảm nghĩ đẹp về thiếu nữ. Hoạt cầm lấy mấy phong thư dứ dứ trong tay
trêu Thiều:
- Mua lại không, anh bán!
Thiều lắc đầu cười dễ thương:
- Ai mà thèm mua, nhưng anh Hoạt trả đây không thôi Thiều mét ạ.
- Mét ai nè?
- Mét vú Năm.
Hoạt bước đến bên Thiều, đặt ba lá thư lên thành chiếc xe lăn:
- Đây, sợ quá! Chưa thấy cô học trò nào mà dám bắt nạt thầy như Thiều đấy.
Thiều cầm ba lá thư, liếc sơ qua. Một lá thư mang con dấu nhà bưu điện Đà Lạt, của Thục, một lá thư của một đại diện thương mại gởi ông Thanh và một lá thư nữa từ Mỹ gởi về! Lá thư đề tên Thiều, nhưng không phải là Đỗ Ngọc Thiều, mà là Trần Mỹ Thiều và một số nhà lạ. Chắc là ông đưa thư già lẩm cẩm đã đưa lầm thư. Vốn thấy tên Thiều quen và ngày nào cũng thường có thư Thục gởi, ông ta nhìn lầm tên một người khác và quăng đại thư vào nhà? Thiều nhét đại hai lá thư của Thục và lá thư lạc vào dưới nệm xe, rồi gọi Hoạt lúc đó đang lấy đàn phía trong:
- Anh Hoạt ơi!
Hoạt chạy ra, tay cầm cây guitar cũ kỹ:
- Gì đó Thiều.
- Anh để dùm lá thư của ba lên tủ buffet hộ Thiều.
Hoạt cầm lá thư để lên tủ, dằn dưới chiếc gạt tàn rồi xách ghế đến ngồi bên Thiều. Hoạt nói:
- Hôm nay Thiều đàn và hát cho anh nghe thử coi cô học trò của anh đã tiến bộ đến đâu rồi.
Thiều nũng nịu lắc đầu:
- Thôi không chịu đâu, anh Hoạt cứ dụ Thiều hát hoài. Bữa nay anh hát cho Thiều nghe một lần đi!
Hoạt dỗ:
- Đâu phải anh dụ Thiều, nhưng học trò thì phải nghe lời thầy chứ. Ai đời cứ ăn hiếp anh hoài.
Thiều vẫn lắc lắc đầu. Hoạt nhìn mái tóc dài của cô gái chảy dịu dàng xuống bờ vai thon nhỏ. Một niềm thương cảm dào dạt dâng lên làm Hoạt muốn nghẹn tiếng. Những ngày gần gũi bên Thiều đã đem Hoạt đến càng ngày càng gần với Thiều hơn. Thiều có những ước vọng thật đơn sơ và dễ thương mà không bao giờ thực hiện được. Có lần Thiều nói với Hoạt: “Thiều ao ước bây giờ có phép mầu nào chữa lành cho Thiều khỏi bị bệnh hai chân, chắc Thiều sẽ bắt anh Hoạt dẫn Thiều đi phố một bữa cho đã đời. Mấy năm nay cứ giam mình trong nhà, trên chiếc xe lăn tay này, Thiều thèm được biết mặt phố xá quá”. Những lúc Thiều tâm sự như thế Hoạt chỉ biết an ủi Thiều là một ngày gần đây thế nào y học cũng sẽ chữa lành được cho Thiều. Từ những tình cảm nhỏ nhoi đó, Hoạt tìm được nơi Thiều những ý sống rất lạ khác hẳn những thiếu nữ đồng tuổi với Thiều đang ngày đêm nhan nhản ngoài phố. Có lẽ bởi vì Thiều sống thu hẹp trong một thế giới chỉ toàn là sách vở và mộng mơ, với những ước vọng hoàn toàn khó có trong thực tế! Nhiều khi Hoạt đã ngồi cả giờ đồng hồ đăm đăm nhìn Thiều đàn. Khuôn mặt hơi dài với đôi mắt to tròn dễ thương của Thiều, lâu ngày đã sâu vào tâm khảm người con trai. Vốn là con duy nhất của một thầu khoán, Hoạt trưởng thành trong những điều kiện hết sức dễ dàng cho một người con trai thành công trên đường đời! Đã có nhiều người con gái đến với Hoạt nhưng họ đều chỉ là những chiếc bóng mờ thoáng qua rồi mất hút! Ngày đầu ông Thanh ngỏ ý muốn nhờ Hoạt tìm dùm một người dạy đờn cho con ông, Hoạt đã hăng hái nói:
- Thưa bác, nếu bác và cô Thiều bằng lòng, cháy sẽ đến chỉ cho Thiều học.
Và từ đó những giờ rỗi rảnh Hoạt đều dành cho Thiều.
- Anh Hoạt, đàn đi chứ!
Thiều kêu lên đầy giận dỗi. Hoạt cười:
- Ừ thì đàn! Hôm nay Thiều nghe bản gì để tập.
Thiều lật lật tập nhạc:
- Tùy anh Hoạt vậy! Mấy bản trong này Thiều tập gần hết cả rồi.
Hoạt nói:
- Thôi, để anh tập cho Thiều bản này.
Hoạt lôi trong tập giấy mang theo một bản nhạc còn mới đặt trước mặt. Thiều cầm tờ nhạc lên xem. Đó là một nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn phổ theo thơ của Trịnh Cung mang một tựa đề rất lạ: “Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu”. Thiều nói:
- Tựa bản nhạc này hay quá hả anh!
Hoạt gật đầu:
- Ừ, nhưng nhạc và lời còn hay hơn nữa.
Thiều ngước nhìn Hoạt:
- Anh hát cho Thiều nghe đi.
Hoạt so dây và bắt đầu hát. Giọng Hoạt thật ấm vang lên trong căn phòng như một dòng nước chảy êm đềm qua từng khe đá nhỏ của một mạch suối trong vắt. Thiều tựa đầu vào thành xe, tay chống cằm nhìn ra cửa sổ. Lời nhạc rót vào tai… “Ừ! Thôi em về, chiều mưa giông tới, bây giờ anh vui… Chiều buông xuống rồi!... Chiều buông xuống rồi!... ”
Lời ca Hoạt đã dứt, căn phòng rơi vào một sự im lặng bàng hoàng. Chừng như âm thanh ấm ngọt của Hoạt vẫn còn ngự trị đâu đó!… Cơn gió bên ngoài khung cửa sổ làm lay bức rèm màu thiên thanh. Lá cây trứng cá rụng tơi tả chợt bị cuốn lên theo với làn bụi mỏng bay là là rồi rơi xuống ở những vị trí khác nhau. Hoạt nói:
- Thiều nghĩ gì đó?
Thiều lắc đầu:
- Không anh ạ. Thiều chả nghĩ gì nhưng bản nhạc hay quá anh nhỉ.
Hoạt gật đầu:
- Ừ , anh thích. Lát anh về để bàn này lại Thiều mượn nha. Ở nhà Thiều tập lấy một mình.
Hoạt đứng lên cất cây đàn. Rồi đến bên Thiều. Trời bỗng kéo mây đen u ám. Có lẽ lại sắp mưa. Thiều chép miệng:
- Sắp mưa rồi đó anh Hoạt.
Hoạt nhìn qua chấn song cửa. Hàng cây dầu cao lớn bên ngoài hàng rào chao động mạnh tạo nên âm thanh xào xạc của một đạo hùng binh đang tiến quân. Những tàn lá rậm rạp cao ngất nghểu ngả qua ngả lại theo chiều gió. Có lẽ sắp mưa thật, mà mưa to nữa là khác. Sàigòn mà mưa chả có gì thơ mộng cả nhưng chả hiểu sao Hoạt lại thích những cơn mưa của Sàigòn. Cái quang cảnh nôn nao của những bộ hành trên lề đường mong về đến nhà trước khi cơn mưa kéo đến luôn luôn là một cái gì đó kích thích Hoạt nhìn ngắm hoài mà không chán mắt. Nhà Hoạt nằm ở một ngã ba gần đường Phan Đình Phùng. Những hôm mưa Hoạt thường đứng bên cửa kính trên lầu ba nhìn xuống đường, xe cộ và người ướt lướt thướt. Những chiếc áo che mưa đủ màu sắc trên đường phố là một bức tranh linh hoạt mà khó có một họa sỹ nào diễn đạt lại được qua nét bút! Từ lầu cao Hoạt nhìn những sợi mưa nhỏ li ti đan vào nhau, những sợi mưa đan thành hàng thẳng nhưng thỉnh thoảng có những sợi đi lạc, bay xiên trong không trung một cách lẻ loi trông thật tội nghiệp! Nhiều lúc Hoạt thấy mình mơ mộng và lẩm cẩm như con gái. Chính các bạn bè của Hoạt cũng thường phê bình như vậy. Bản chất con người Hoạt chỉ thích những gì mong manh yếu đuối, như những sợi mưa đan trên nền trời đục. Chính vì thế mà Hoạt không thể nào ưa được những người bạn gái của Hoạt, những thiếu nữ hippi với các loại quần áo bắt mắt nhưng thiếu nét thùy mị mỏng manh mà Hoạt luôn luôn tìm kiếm khi vừa quen với bất cứ cô gái nào. Chỉ nơi Thiều, ngay lần đầu tiên gặp gỡ, Hoạt đã thấy nơi thiếu nữ tật nguyền này một cái gì không trường tồn. Dường như sương, dường như khói. Sương sẽ bay và khói sẽ tan, Thiều mỏng như tờ giấy và nhẹ như hạt mưa! Nói chuyện với Thiều, nghe Thiều tâm sự, Hoạt lại càng thấy ở Thiều mối bất an đối với cuộc sống. Có lẽ Thiều rất cần một sự che chở, và Hoạt thật tình muốn che chở cho Thiều. Nhưng tự Hoạt không thể làm được điều đó. Còn Thiều, đã chắc gì Thiều bằng lòng cho Hoạt tạo với Thiều một liên lạc bền vững? Hay chỉ là giai đoạn? Phải nói là Hoạt không thể nào hiểu được người con gái đó. Thiều như một con ốc thu mình vào trong lớp vỏ cứng. Và Hoạt bất lực đứng nhìn.
Cơn mưa ào xuống thật mạnh. Cây trứng cá rũ mình đứng dưới cơn mưa thịnh nộ của trời đất. Một ít bụi mưa tạt qua cửa sổ bay vào đậu lấm tấm trên tóc Thiều. Hoạt kêu lên:
- Chết! Mưa ướt Thiều hết. Để anh đưa Thiều qua bên này tránh mưa nhé.
Thiều lắc đầu:
- Thôi khỏi anh à! Kệ, để Thiều ngồi đây hứng chút bụi mưa chứ. Với lại Thiều thích nhìn mưa.
Hoạt lơ đãng:
- Thiều thích mưa à?
Thiều gật nhẹ:
- Dạ, thích anh. Hồi nhỏ Thiều đi học, mỗi khi mưa tụi bạn Thiều càu nhàu dữ lắm. Tụi nó chê mưa dơ, đường trơn lại ướt áo quần, ướt sách vở. Còn Thiều, Thiều lại thích trời mưa. Nhiều hôm nhìn qua cửa lớp ngắm mưa, thầy giáo đến sát bên bàn mà Thiều không hay.
Hoạt âu yếm nhìn Thiều. Trong lúc say sưa diễn tả niềm đam mê của mình, trông Thiều lôi cuốn lạ lùng. Hoạt muốn được đặt lên mái tóc mây kia một chiếc hôn đằm thắm của một tình yêu chân thành và trong sạch nhưng Hoạt biết mình không đủ can đảm và không thể làm thế. Đứng trước Thiều, Hoạt mang niềm e ngại của một kẻ đứng trước một đóa hoa lóng lánh sương, chỉ sợ đụng mạnh tay là sương sẽ tan thành dòng chảy xuống đài hoa, cánh hoa sẽ rụng hết. Giọng Thiều vẫn sôi nổi:
- Anh Hoạt biết không? Thiều thích nhất là đi dưới trời mưa. Mỗi khi mưa tạt vào mặt mình, tuy đau thật nhưng thú ghê.
- Vậy Thiều đã đi dưới mưa nhiều chưa?
- Nhiều chứ anh. Hồi Thiều chưa bị tai nạn đó.
Âm thanh chùng xuống ở những tiếng cuối cùng rồi đôi môi Thiều như khép kín. Ánh mắt trĩu nặng nỗi buồn vô bờ bến mà không bao giờ ai có thể mang dùm đi để trả lại cho Thiều tuổi hồn nhiên vô tư. Hoạt im lặng tôn trọng nỗi buồn cố hữu đó của Thiều. Mưa vẫn rơi nhanh và mạnh! Bên ngoài khung cửa của gian phòng là gió và mưa. Bên trong gian phòng, hai người trẻ tuổi lặng ngồi bên nhau. Sư im lặng kéo dài…
- Mua lại không, anh bán!
Thiều lắc đầu cười dễ thương:
- Ai mà thèm mua, nhưng anh Hoạt trả đây không thôi Thiều mét ạ.
- Mét ai nè?
- Mét vú Năm.
Hoạt bước đến bên Thiều, đặt ba lá thư lên thành chiếc xe lăn:
- Đây, sợ quá! Chưa thấy cô học trò nào mà dám bắt nạt thầy như Thiều đấy.
Thiều cầm ba lá thư, liếc sơ qua. Một lá thư mang con dấu nhà bưu điện Đà Lạt, của Thục, một lá thư của một đại diện thương mại gởi ông Thanh và một lá thư nữa từ Mỹ gởi về! Lá thư đề tên Thiều, nhưng không phải là Đỗ Ngọc Thiều, mà là Trần Mỹ Thiều và một số nhà lạ. Chắc là ông đưa thư già lẩm cẩm đã đưa lầm thư. Vốn thấy tên Thiều quen và ngày nào cũng thường có thư Thục gởi, ông ta nhìn lầm tên một người khác và quăng đại thư vào nhà? Thiều nhét đại hai lá thư của Thục và lá thư lạc vào dưới nệm xe, rồi gọi Hoạt lúc đó đang lấy đàn phía trong:
- Anh Hoạt ơi!
Hoạt chạy ra, tay cầm cây guitar cũ kỹ:
- Gì đó Thiều.
- Anh để dùm lá thư của ba lên tủ buffet hộ Thiều.
Hoạt cầm lá thư để lên tủ, dằn dưới chiếc gạt tàn rồi xách ghế đến ngồi bên Thiều. Hoạt nói:
- Hôm nay Thiều đàn và hát cho anh nghe thử coi cô học trò của anh đã tiến bộ đến đâu rồi.
Thiều nũng nịu lắc đầu:
- Thôi không chịu đâu, anh Hoạt cứ dụ Thiều hát hoài. Bữa nay anh hát cho Thiều nghe một lần đi!
Hoạt dỗ:
- Đâu phải anh dụ Thiều, nhưng học trò thì phải nghe lời thầy chứ. Ai đời cứ ăn hiếp anh hoài.
Thiều vẫn lắc lắc đầu. Hoạt nhìn mái tóc dài của cô gái chảy dịu dàng xuống bờ vai thon nhỏ. Một niềm thương cảm dào dạt dâng lên làm Hoạt muốn nghẹn tiếng. Những ngày gần gũi bên Thiều đã đem Hoạt đến càng ngày càng gần với Thiều hơn. Thiều có những ước vọng thật đơn sơ và dễ thương mà không bao giờ thực hiện được. Có lần Thiều nói với Hoạt: “Thiều ao ước bây giờ có phép mầu nào chữa lành cho Thiều khỏi bị bệnh hai chân, chắc Thiều sẽ bắt anh Hoạt dẫn Thiều đi phố một bữa cho đã đời. Mấy năm nay cứ giam mình trong nhà, trên chiếc xe lăn tay này, Thiều thèm được biết mặt phố xá quá”. Những lúc Thiều tâm sự như thế Hoạt chỉ biết an ủi Thiều là một ngày gần đây thế nào y học cũng sẽ chữa lành được cho Thiều. Từ những tình cảm nhỏ nhoi đó, Hoạt tìm được nơi Thiều những ý sống rất lạ khác hẳn những thiếu nữ đồng tuổi với Thiều đang ngày đêm nhan nhản ngoài phố. Có lẽ bởi vì Thiều sống thu hẹp trong một thế giới chỉ toàn là sách vở và mộng mơ, với những ước vọng hoàn toàn khó có trong thực tế! Nhiều khi Hoạt đã ngồi cả giờ đồng hồ đăm đăm nhìn Thiều đàn. Khuôn mặt hơi dài với đôi mắt to tròn dễ thương của Thiều, lâu ngày đã sâu vào tâm khảm người con trai. Vốn là con duy nhất của một thầu khoán, Hoạt trưởng thành trong những điều kiện hết sức dễ dàng cho một người con trai thành công trên đường đời! Đã có nhiều người con gái đến với Hoạt nhưng họ đều chỉ là những chiếc bóng mờ thoáng qua rồi mất hút! Ngày đầu ông Thanh ngỏ ý muốn nhờ Hoạt tìm dùm một người dạy đờn cho con ông, Hoạt đã hăng hái nói:
- Thưa bác, nếu bác và cô Thiều bằng lòng, cháy sẽ đến chỉ cho Thiều học.
Và từ đó những giờ rỗi rảnh Hoạt đều dành cho Thiều.
- Anh Hoạt, đàn đi chứ!
Thiều kêu lên đầy giận dỗi. Hoạt cười:
- Ừ thì đàn! Hôm nay Thiều nghe bản gì để tập.
Thiều lật lật tập nhạc:
- Tùy anh Hoạt vậy! Mấy bản trong này Thiều tập gần hết cả rồi.
Hoạt nói:
- Thôi, để anh tập cho Thiều bản này.
Hoạt lôi trong tập giấy mang theo một bản nhạc còn mới đặt trước mặt. Thiều cầm tờ nhạc lên xem. Đó là một nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn phổ theo thơ của Trịnh Cung mang một tựa đề rất lạ: “Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu”. Thiều nói:
- Tựa bản nhạc này hay quá hả anh!
Hoạt gật đầu:
- Ừ, nhưng nhạc và lời còn hay hơn nữa.
Thiều ngước nhìn Hoạt:
- Anh hát cho Thiều nghe đi.
Hoạt so dây và bắt đầu hát. Giọng Hoạt thật ấm vang lên trong căn phòng như một dòng nước chảy êm đềm qua từng khe đá nhỏ của một mạch suối trong vắt. Thiều tựa đầu vào thành xe, tay chống cằm nhìn ra cửa sổ. Lời nhạc rót vào tai… “Ừ! Thôi em về, chiều mưa giông tới, bây giờ anh vui… Chiều buông xuống rồi!... Chiều buông xuống rồi!... ”
Lời ca Hoạt đã dứt, căn phòng rơi vào một sự im lặng bàng hoàng. Chừng như âm thanh ấm ngọt của Hoạt vẫn còn ngự trị đâu đó!… Cơn gió bên ngoài khung cửa sổ làm lay bức rèm màu thiên thanh. Lá cây trứng cá rụng tơi tả chợt bị cuốn lên theo với làn bụi mỏng bay là là rồi rơi xuống ở những vị trí khác nhau. Hoạt nói:
- Thiều nghĩ gì đó?
Thiều lắc đầu:
- Không anh ạ. Thiều chả nghĩ gì nhưng bản nhạc hay quá anh nhỉ.
Hoạt gật đầu:
- Ừ , anh thích. Lát anh về để bàn này lại Thiều mượn nha. Ở nhà Thiều tập lấy một mình.
Hoạt đứng lên cất cây đàn. Rồi đến bên Thiều. Trời bỗng kéo mây đen u ám. Có lẽ lại sắp mưa. Thiều chép miệng:
- Sắp mưa rồi đó anh Hoạt.
Hoạt nhìn qua chấn song cửa. Hàng cây dầu cao lớn bên ngoài hàng rào chao động mạnh tạo nên âm thanh xào xạc của một đạo hùng binh đang tiến quân. Những tàn lá rậm rạp cao ngất nghểu ngả qua ngả lại theo chiều gió. Có lẽ sắp mưa thật, mà mưa to nữa là khác. Sàigòn mà mưa chả có gì thơ mộng cả nhưng chả hiểu sao Hoạt lại thích những cơn mưa của Sàigòn. Cái quang cảnh nôn nao của những bộ hành trên lề đường mong về đến nhà trước khi cơn mưa kéo đến luôn luôn là một cái gì đó kích thích Hoạt nhìn ngắm hoài mà không chán mắt. Nhà Hoạt nằm ở một ngã ba gần đường Phan Đình Phùng. Những hôm mưa Hoạt thường đứng bên cửa kính trên lầu ba nhìn xuống đường, xe cộ và người ướt lướt thướt. Những chiếc áo che mưa đủ màu sắc trên đường phố là một bức tranh linh hoạt mà khó có một họa sỹ nào diễn đạt lại được qua nét bút! Từ lầu cao Hoạt nhìn những sợi mưa nhỏ li ti đan vào nhau, những sợi mưa đan thành hàng thẳng nhưng thỉnh thoảng có những sợi đi lạc, bay xiên trong không trung một cách lẻ loi trông thật tội nghiệp! Nhiều lúc Hoạt thấy mình mơ mộng và lẩm cẩm như con gái. Chính các bạn bè của Hoạt cũng thường phê bình như vậy. Bản chất con người Hoạt chỉ thích những gì mong manh yếu đuối, như những sợi mưa đan trên nền trời đục. Chính vì thế mà Hoạt không thể nào ưa được những người bạn gái của Hoạt, những thiếu nữ hippi với các loại quần áo bắt mắt nhưng thiếu nét thùy mị mỏng manh mà Hoạt luôn luôn tìm kiếm khi vừa quen với bất cứ cô gái nào. Chỉ nơi Thiều, ngay lần đầu tiên gặp gỡ, Hoạt đã thấy nơi thiếu nữ tật nguyền này một cái gì không trường tồn. Dường như sương, dường như khói. Sương sẽ bay và khói sẽ tan, Thiều mỏng như tờ giấy và nhẹ như hạt mưa! Nói chuyện với Thiều, nghe Thiều tâm sự, Hoạt lại càng thấy ở Thiều mối bất an đối với cuộc sống. Có lẽ Thiều rất cần một sự che chở, và Hoạt thật tình muốn che chở cho Thiều. Nhưng tự Hoạt không thể làm được điều đó. Còn Thiều, đã chắc gì Thiều bằng lòng cho Hoạt tạo với Thiều một liên lạc bền vững? Hay chỉ là giai đoạn? Phải nói là Hoạt không thể nào hiểu được người con gái đó. Thiều như một con ốc thu mình vào trong lớp vỏ cứng. Và Hoạt bất lực đứng nhìn.
Cơn mưa ào xuống thật mạnh. Cây trứng cá rũ mình đứng dưới cơn mưa thịnh nộ của trời đất. Một ít bụi mưa tạt qua cửa sổ bay vào đậu lấm tấm trên tóc Thiều. Hoạt kêu lên:
- Chết! Mưa ướt Thiều hết. Để anh đưa Thiều qua bên này tránh mưa nhé.
Thiều lắc đầu:
- Thôi khỏi anh à! Kệ, để Thiều ngồi đây hứng chút bụi mưa chứ. Với lại Thiều thích nhìn mưa.
Hoạt lơ đãng:
- Thiều thích mưa à?
Thiều gật nhẹ:
- Dạ, thích anh. Hồi nhỏ Thiều đi học, mỗi khi mưa tụi bạn Thiều càu nhàu dữ lắm. Tụi nó chê mưa dơ, đường trơn lại ướt áo quần, ướt sách vở. Còn Thiều, Thiều lại thích trời mưa. Nhiều hôm nhìn qua cửa lớp ngắm mưa, thầy giáo đến sát bên bàn mà Thiều không hay.
Hoạt âu yếm nhìn Thiều. Trong lúc say sưa diễn tả niềm đam mê của mình, trông Thiều lôi cuốn lạ lùng. Hoạt muốn được đặt lên mái tóc mây kia một chiếc hôn đằm thắm của một tình yêu chân thành và trong sạch nhưng Hoạt biết mình không đủ can đảm và không thể làm thế. Đứng trước Thiều, Hoạt mang niềm e ngại của một kẻ đứng trước một đóa hoa lóng lánh sương, chỉ sợ đụng mạnh tay là sương sẽ tan thành dòng chảy xuống đài hoa, cánh hoa sẽ rụng hết. Giọng Thiều vẫn sôi nổi:
- Anh Hoạt biết không? Thiều thích nhất là đi dưới trời mưa. Mỗi khi mưa tạt vào mặt mình, tuy đau thật nhưng thú ghê.
- Vậy Thiều đã đi dưới mưa nhiều chưa?
- Nhiều chứ anh. Hồi Thiều chưa bị tai nạn đó.
Âm thanh chùng xuống ở những tiếng cuối cùng rồi đôi môi Thiều như khép kín. Ánh mắt trĩu nặng nỗi buồn vô bờ bến mà không bao giờ ai có thể mang dùm đi để trả lại cho Thiều tuổi hồn nhiên vô tư. Hoạt im lặng tôn trọng nỗi buồn cố hữu đó của Thiều. Mưa vẫn rơi nhanh và mạnh! Bên ngoài khung cửa của gian phòng là gió và mưa. Bên trong gian phòng, hai người trẻ tuổi lặng ngồi bên nhau. Sư im lặng kéo dài…
2
Tiếng còi xe vang lên từng chập bên ngoài cổng. Thiều gọi vú Năm:
- Vú Năm ơi, ba về, mở cổng vú Năm ơi!
Vú Năm đang làm cơm tất tả chạy lên. Đi ngang mặt Thiều vú cười:
- Con gọi vú mà y như người ta gọi cứu hỏa.
Thiều cười lấp liếm. Bên ngoài, ông Thanh đang de chiếc Toyota du lịch màu trắng vào cổng. Vú Năm vào trước bảo Thiều:
- Hôm nay ông mua cho con bòn bon đó.
Thiều reo lên:
- Thật hả vú? Sao vú biết?
- Biết chớ, nhìn thì biết.
Ông Thanh đứng ở ngưỡng cửa từ lúc nào. Thiều quay lại thấy cha, ông Thanh lên tiếng trước:
- Con gái ba tham ăn nhé! Nghe tới bòn bon là chỉ hỏi thăm bòn bon thôi, không thèm hỏi thăm gì tới ba hết.
Thiều nói khỏa lấp:
- Đâu ba, bòn bon đâu ba?
Ông Thanh đưa gói bòn bon cho con. Ông vẫn biết Thiều rất mê ăn quả bòn bon nên mỗi khi đi đâu mà tiện ông đều ghé mua cho con. Từ ngày Thiều bị tai nạn tới nay, tình thương của ông dành cho đứa con gái bất hạnh tăng dần theo ngày tháng. Ông thương cho tuổi dậy thì của Thiều phải chôn cuộc đời trên hai bánh xe lăn. Tuy bên ngoài không nói ra nhưng trong thâm tâm ông Thanh lúc nào cũng mang hy vọng một ngày nào đó khoa học sẽ mang lại cho con ông sự bình thường của cơ thể. Ông tự nguyện, dù phải chạy chữa cho Thiều tốn kém bao nhiêu ông quyết không nản lòng.
Ông Thanh vào nhà trong thay áo để sửa soạn dùng cơm tối. Khi vú Năm đẩy chiếc xe lăn lại bàn ăn, Thiều sực nhớ, nói với ba:
- Có thư của ba đó ba.
Ông Thanh hỏi:
- Đâu, con? Thư ai vậy?
Thiều lắc đầu:
- Dạ, con không biết. Hình như của cơ sở thương mại nào đó.
Ông Thanh mắng yêu con:
- Có quà nên quên hết, rõ con gái hư nhé. Con để thư của ba ở đâu?
- Dạ trên tủ buffet ba.
Ông Thanh ngồi ngay bàn cơm đọc thư. Ông bảo con:
- Vậy là ngày mai ba phải đi Vũng Tàu.
Thiều nhìn cha:
- Ba đi chừng nào về ba?
Ông Thanh lắc đầu:
- Xong công việc con ạ. Có lẽ một, hai hay ba ngày không chừng. Con ở nhà với vú Năm.
Ông Thanh vẫn thường đi lo những dịch vụ như vậy. Công việc của ông đòi hỏi ông phải thỉnh thoảng đi xa. Những chuyến đi như vậy ông vẫn áy náy về đứa con gái ở nhà. Ông Thanh tuy có hai con nhưng ông ít khi nào phải lo nghĩ về Thục vì ông hiểu rõ tính tình con. Hai chị em mang cá tính khác biệt nhau hoàn toàn. Thiều yếu ớt bao nhiêu thì Thục mang một bản chất và tâm hồn mạnh bấy nhiêu. Thục rất tự tin, thực tế và dấn thân. Cá tính Thục có thể nói là rất con trai và chính nhờ vậy mà ông Thanh cho Thục đi học xa theo ý Thục đòi hỏi. Còn Thiều, ông tự thấy phải luôn luôn ở gần Thiều để đỡ con những khi con gái ông lao đao trong dòng đời. Phải thành thật mà nhận là Thiều cần đến ông nhiều hơn là Thục.
Ăn cơm xong Thiều coi ti-vi một chút rồi nhờ vú Năm đưa vào phòng. Hồi trước phòng của Thiều ở trên lầu, cửa sổ trông ra đường ngang tầm những bóng lá của hàng cây dầu cao mút ngọn. Nhưng từ ngày Thiều bị liệt hai chân, ông Thanh cho dọn căn phòng dưới nhà, ngang sát phòng ông để Thiều ở cho tiện. Vú Năm vừa đẩy xe Thiều vào vừa hỏi:
- Ti-vi bữa nay hay sao con không coi?
Thiều uể oải:
- Thôi vú! Sao hôm nay con mệt quá
Vú Năm sờ trán Thiều:
- Ờ, hâm hấp nóng đây nè, hèn chi. Thôi mai ăn cháo.
Thiều nhăn mặt. Vú Năm lo cho Thiều nhiều đến nỗi nhiều lúc làm Thiều khó chịu. Cứ nghe ê mình một chút là vú bắt ăn cháo, ăn ngán lên đến cổ mới thôi. Bởi vậy nhiều khi nhức đầu sổ mũi, Thiều giấu biến vú Năm để vú khỏi hỏi han lôi thôi. Vú Năm lại có tật ưa tưởng tượng và phóng đại. Cứ nghe Thiều mệt là vú lại bảo nóng đầu ngay dù thật sự đầu Thiều có mát rười rượi đi nữa. Vú Năm nói:
- Vậy con đi nằm nghe.
Thiều lắc đầu:
- Chưa, con chưa buồn ngủ mà nằm nỗi gì. Vú để con ngồi bên bàn viết đi.
Vú Năm trợn mắt:
- Không được, mệt là phải ngủ. Con nghe lời vú chỉ ngủ một đêm là khỏe ngay.
Thiều cắn môi phụng phịu:
- Vú có chịu để cho con ngồi một chút không?
Thấy Thiều sắp sửa rưng rưng vú Năm lại đỡ Thiều khỏi xe ngồi trên giường cạnh bên bàn viết. Ông Thanh đã cho kê chiếc bàn ngay sát bên mép giường Thiều để có thể ngồi ngay trên giường mà viết, và nằm ra ngủ mà không cần phải di chuyển. Thiều nói:
- Vú bật dùm con ngọn đèn viết đi. Rồi vú đóng cửa phòng cho con luôn.
Vú Năm dặn trước khi rút lui:
- Nhớ ngủ sớm nghe.
Như chưa yên tâm, trước khi ra vú còn nói thêm:
- Lát vú vào coi chừng đó.
Thiều dạ lấy lệ cho vú Năm yên tâm rồi chờ vú đóng cửa phòng xong Thiều thò tay lôi hai lá thư dưới nệm xe ra. Cầm lá thư của Thục trên tay, hình dung ngay được khuôn mặt em mình đang tươi cười. Thiều nôn nóng bóc lá thư.
Đà Lạt ngày…
Thiều yêu mến.
Gớm, mấy hôm nay Đà Lạt lạnh quá đi mất. Mà không sao, em vẫn khoái trời lạnh như thế, thích lắm Thiều ạ. Định ngày mai mới viết thư cho Thiều mà tối nay vừa có chuyện vui vui nên viết liền kể cho Thiều nghe kẻo để lâu sợ nguội mất.
Thiều ơi, hồi chiều em đến nhà con bạn, trên đường về nhà, có một nhân vật theo tán tỉnh em ghê quá. Để em thuật lại đầu đuôi nhé. Thoạt tiên anh chàng lò dò theo em. Biết là chàng theo mà em làm bộ coi như không. Em làm bộ rẽ qua lối khác. Chàng ta vẫn bám riết. Đến một chỗ quẹo vắng, chàng ta liền nhanh bước đi ngang mặt em và nói: “Thưa cô, xin lỗi tôi trông cô hơi quen, hình như cô vừa từ Sàigòn lên đây”. Thiều cũng hiểu là em dư biết cái đòn làm quen cổ lỗ sĩ đó. Tuy nhiên em không nỡ phá lại vì trông anh chàng cũng bô trai ra gì. Kệ, cho anh chàng tán dài dài đến cổng nhà mình em bèn quay lại tuôn cho một câu “Xin lỗi ông nhé nãy giờ tôi quên nói với ông tôi là dân Đà Lạt chánh gốc đây”. Rồi mặc cho anh chàng đứng đực mặt ra đấy, em lòn vào đóng cổng. Tức cười quá phải không Thiều, nhưng em đoán là thế nào hắn cũng trở lại mà. Chờ xem.
Mải nói chuyện vẩn vơ mà quên hỏi thăm Thiều có khỏe không? Vú Năm có nhớ tưới cây hồng Đà Lạt em trồng hàng ngày không? Thiều nhớ nhắc vú Năm hộ em nhé.
Thôi em buồn ngủ quá. Mai mốt có gì em sẽ viết tiếp thông báo với Thiều liền. Cho em kính thăm ba sức khỏe.
Thiều nắm chặt lá thư, mỉm cười một mình. Con bé vẫn thế, đã lớn rồi mà cái tính nghịch ngợm và phá phách thiên hạ vẫn chưa bỏ được. Ánh mắt Thiều chợt đậu vào lá thư lạ. Thiều cầm lên săm soi. Lá thư viết từ tiểu bang Elpaso của một người mang tên Trần Hoàng Ngự - Thiều lẩm nhẩm “Trần Hoàng Ngự gởi Trần Mỹ Thiều”. Có lẽ là anh em. Không hiểu do động lực nào thúc đẩy Thiều xé bì thư. Lá thư rất ngắn của người anh trai gởi đứa em gái để hỏi thăm gia đình, Thiều nhăn mặt:
- Vậy mà mình tưởng có gì hấp dẫn lắm.
Thiều quăng lá thư trên mặt bàn rồi nằm duỗi người trên mặt nệm. Vừa lúc đó có tiếng mở cửa phòng. Vú Năm thò đầu vào thăm chừng. Thiều vờ nhắm mắt giả ngủ. Vú Năm nhìn không rõ, yên tâm đóng cửa. Thiều tin chắc là vú lầm tưởng Thiều đã ngủ, sẽ không trở vào nữa. Lăn trở một hồi lâu, Thiều vẫn không ngủ được. Thiều chống tay gượng dậy, lết lại mép giường định viết thư trả lời Thục. Lá thư Thục và lá thư người con trai lạ tên Ngự vẫn nằm chơ vơ trên mặt bàn. Đột nhiên, Thiều nảy sinh ra ý muốn làm quen với anh chàng Ngự nào đó. Tại sao không? Thiều đang có những chuỗi ngày dài buồn nản, viết thư cho một kẻ ở phương xa không phải là một cách giết thì giờ sao? Biết đâu Thiều lại chẳng tìm được trong mối tương giao này một tình bạn đẹp? Nhưng làm quen cách nào, chẳng lẽ lại nói là “Tôi bóc trộm thư của anh nên viết thư trả lời" à, kỳ quá! Nhưng nếu không thì phải nói làm sao? Lỡ mình viết cho người ta mà người ta không trả lời lại thì “quê” chết. Bao nhiêu dấu hỏi to tướng đặt ra trong đầu người con gái. Thiều do dự cầm bút lên. Thôi cứ viết đại đi, nếu không trả lời thì… thôi, ăn nhằm gì! Nhưng bắt đầu thế nào bây giờ? Ánh mắt Thiều nhìn chăm chăm vào trang giấy trắng, dường như chính tờ giấy sẽ giúp cô gái tìm được cảm hứng vậy. Cuối cùng Thiều viết:
“Sàigòn ngày…
Thưa anh,
Trong một sự tình cờ, lá thư của anh gởi cho người em gái tên Trần Mỹ Thiều đã đến tay tôi, một người con gái cũng mang tên Thiều nhưng là Đỗ Ngọc Thiều. Có lẽ anh rất ngạc nhiên và khó chịu nữa khi thấy tôi đã xem lá thư anh, nhưng mong anh tha thứ bởi vì chính tôi cũng không hiểu vì sao tôi lại mở thư ra đọc và bây giờ viết thư làm quen anh. Anh có cho sự đường đột của tôi là quá đáng không? Nếu có, xin anh vui lòng xem như không có lá thư này!”
Thiều dừng bút đọc lại mấy dòng chữ vừa viết. Được lắm, cũng văn hoa ra gì! Nhưng viết tiếp gì đây? … “…tôi không biết nên viết gì nhiều đến anh khi tôi chưa được phép quen anh! À, hay là tôi kể cho anh nghe về mưa nhé! Sàigòn bây giờ trời đang mưa. Đường phố lúc nào cũng ướt nước. Hàng cây dầu trước cổng nhà tôi ngày nào cũng bị rụng lá vì những cơn gió lớn. Tôi rất thích mưa, không biết anh thế nào? Ở xa quê hương như vậy, anh có nhớ quê không? Riêng tôi, tôi vẫn ao ước được đi du lịch một chuyến, nhưng điều đó có lẽ khó thực hiện lắm. Quên nói với anh là tôi học rất dở và ưa thích âm nhạc. Tôi biết chơi guitar, chút xíu thôi. Anh có thích đánh guitar không?
Thôi tôi xin tạm dừng bút! Chúc anh mọi điều may mắm và rất trông thư anh - nếu có.
Thiều đọc lại lá thư của mình nhiều lần thấy nó lủng củng làm sao, đầu chẳng ra đầu, đuôi chẳng ra đuôi. Thiều đã đọc nhiều văn, có lúc Thiều đã tưởng mình có thể trở thành một nhà văn nữa đấy! Thế mà khi viết thư cho người lạ thì viết chả ra hồn gì! Thôi kệ, cứ gửi coi người ta có trả lời không? Nếu trả lời thì mình có thêm một người bạn ở xa, không thì thôi! Thiều nghĩ thầm như vậy rồi kéo ngăn tủ lấy bì thư. Thiều nắn nót đề tên và địa chỉ theo góc bì thư. Ngày mai sẽ nhờ Hoạt gởi dùm. Không biết Hoạt có chịu gởi không nhưng nếu không nhờ Hoạt thì nhờ ai bây giờ? Vú Năm đâu có biết ra bưu điện gởi thư đi nước ngoài? Còn ba? Thôi, không dám nhờ ba đâu. Thiều nghĩ là mình sẽ ngoại giao với Hoạt cho kỹ thế nào cũng nhờ được. Thiều dán lá thư cẩn thận rồi lăn người nằm xuống. Lá thư của Thục vẫn chưa được trả lời.
- Vú Năm ơi, ba về, mở cổng vú Năm ơi!
Vú Năm đang làm cơm tất tả chạy lên. Đi ngang mặt Thiều vú cười:
- Con gọi vú mà y như người ta gọi cứu hỏa.
Thiều cười lấp liếm. Bên ngoài, ông Thanh đang de chiếc Toyota du lịch màu trắng vào cổng. Vú Năm vào trước bảo Thiều:
- Hôm nay ông mua cho con bòn bon đó.
Thiều reo lên:
- Thật hả vú? Sao vú biết?
- Biết chớ, nhìn thì biết.
Ông Thanh đứng ở ngưỡng cửa từ lúc nào. Thiều quay lại thấy cha, ông Thanh lên tiếng trước:
- Con gái ba tham ăn nhé! Nghe tới bòn bon là chỉ hỏi thăm bòn bon thôi, không thèm hỏi thăm gì tới ba hết.
Thiều nói khỏa lấp:
- Đâu ba, bòn bon đâu ba?
Ông Thanh đưa gói bòn bon cho con. Ông vẫn biết Thiều rất mê ăn quả bòn bon nên mỗi khi đi đâu mà tiện ông đều ghé mua cho con. Từ ngày Thiều bị tai nạn tới nay, tình thương của ông dành cho đứa con gái bất hạnh tăng dần theo ngày tháng. Ông thương cho tuổi dậy thì của Thiều phải chôn cuộc đời trên hai bánh xe lăn. Tuy bên ngoài không nói ra nhưng trong thâm tâm ông Thanh lúc nào cũng mang hy vọng một ngày nào đó khoa học sẽ mang lại cho con ông sự bình thường của cơ thể. Ông tự nguyện, dù phải chạy chữa cho Thiều tốn kém bao nhiêu ông quyết không nản lòng.
Ông Thanh vào nhà trong thay áo để sửa soạn dùng cơm tối. Khi vú Năm đẩy chiếc xe lăn lại bàn ăn, Thiều sực nhớ, nói với ba:
- Có thư của ba đó ba.
Ông Thanh hỏi:
- Đâu, con? Thư ai vậy?
Thiều lắc đầu:
- Dạ, con không biết. Hình như của cơ sở thương mại nào đó.
Ông Thanh mắng yêu con:
- Có quà nên quên hết, rõ con gái hư nhé. Con để thư của ba ở đâu?
- Dạ trên tủ buffet ba.
Ông Thanh ngồi ngay bàn cơm đọc thư. Ông bảo con:
- Vậy là ngày mai ba phải đi Vũng Tàu.
Thiều nhìn cha:
- Ba đi chừng nào về ba?
Ông Thanh lắc đầu:
- Xong công việc con ạ. Có lẽ một, hai hay ba ngày không chừng. Con ở nhà với vú Năm.
Ông Thanh vẫn thường đi lo những dịch vụ như vậy. Công việc của ông đòi hỏi ông phải thỉnh thoảng đi xa. Những chuyến đi như vậy ông vẫn áy náy về đứa con gái ở nhà. Ông Thanh tuy có hai con nhưng ông ít khi nào phải lo nghĩ về Thục vì ông hiểu rõ tính tình con. Hai chị em mang cá tính khác biệt nhau hoàn toàn. Thiều yếu ớt bao nhiêu thì Thục mang một bản chất và tâm hồn mạnh bấy nhiêu. Thục rất tự tin, thực tế và dấn thân. Cá tính Thục có thể nói là rất con trai và chính nhờ vậy mà ông Thanh cho Thục đi học xa theo ý Thục đòi hỏi. Còn Thiều, ông tự thấy phải luôn luôn ở gần Thiều để đỡ con những khi con gái ông lao đao trong dòng đời. Phải thành thật mà nhận là Thiều cần đến ông nhiều hơn là Thục.
Ăn cơm xong Thiều coi ti-vi một chút rồi nhờ vú Năm đưa vào phòng. Hồi trước phòng của Thiều ở trên lầu, cửa sổ trông ra đường ngang tầm những bóng lá của hàng cây dầu cao mút ngọn. Nhưng từ ngày Thiều bị liệt hai chân, ông Thanh cho dọn căn phòng dưới nhà, ngang sát phòng ông để Thiều ở cho tiện. Vú Năm vừa đẩy xe Thiều vào vừa hỏi:
- Ti-vi bữa nay hay sao con không coi?
Thiều uể oải:
- Thôi vú! Sao hôm nay con mệt quá
Vú Năm sờ trán Thiều:
- Ờ, hâm hấp nóng đây nè, hèn chi. Thôi mai ăn cháo.
Thiều nhăn mặt. Vú Năm lo cho Thiều nhiều đến nỗi nhiều lúc làm Thiều khó chịu. Cứ nghe ê mình một chút là vú bắt ăn cháo, ăn ngán lên đến cổ mới thôi. Bởi vậy nhiều khi nhức đầu sổ mũi, Thiều giấu biến vú Năm để vú khỏi hỏi han lôi thôi. Vú Năm lại có tật ưa tưởng tượng và phóng đại. Cứ nghe Thiều mệt là vú lại bảo nóng đầu ngay dù thật sự đầu Thiều có mát rười rượi đi nữa. Vú Năm nói:
- Vậy con đi nằm nghe.
Thiều lắc đầu:
- Chưa, con chưa buồn ngủ mà nằm nỗi gì. Vú để con ngồi bên bàn viết đi.
Vú Năm trợn mắt:
- Không được, mệt là phải ngủ. Con nghe lời vú chỉ ngủ một đêm là khỏe ngay.
Thiều cắn môi phụng phịu:
- Vú có chịu để cho con ngồi một chút không?
Thấy Thiều sắp sửa rưng rưng vú Năm lại đỡ Thiều khỏi xe ngồi trên giường cạnh bên bàn viết. Ông Thanh đã cho kê chiếc bàn ngay sát bên mép giường Thiều để có thể ngồi ngay trên giường mà viết, và nằm ra ngủ mà không cần phải di chuyển. Thiều nói:
- Vú bật dùm con ngọn đèn viết đi. Rồi vú đóng cửa phòng cho con luôn.
Vú Năm dặn trước khi rút lui:
- Nhớ ngủ sớm nghe.
Như chưa yên tâm, trước khi ra vú còn nói thêm:
- Lát vú vào coi chừng đó.
Thiều dạ lấy lệ cho vú Năm yên tâm rồi chờ vú đóng cửa phòng xong Thiều thò tay lôi hai lá thư dưới nệm xe ra. Cầm lá thư của Thục trên tay, hình dung ngay được khuôn mặt em mình đang tươi cười. Thiều nôn nóng bóc lá thư.
Đà Lạt ngày…
Thiều yêu mến.
Gớm, mấy hôm nay Đà Lạt lạnh quá đi mất. Mà không sao, em vẫn khoái trời lạnh như thế, thích lắm Thiều ạ. Định ngày mai mới viết thư cho Thiều mà tối nay vừa có chuyện vui vui nên viết liền kể cho Thiều nghe kẻo để lâu sợ nguội mất.
Thiều ơi, hồi chiều em đến nhà con bạn, trên đường về nhà, có một nhân vật theo tán tỉnh em ghê quá. Để em thuật lại đầu đuôi nhé. Thoạt tiên anh chàng lò dò theo em. Biết là chàng theo mà em làm bộ coi như không. Em làm bộ rẽ qua lối khác. Chàng ta vẫn bám riết. Đến một chỗ quẹo vắng, chàng ta liền nhanh bước đi ngang mặt em và nói: “Thưa cô, xin lỗi tôi trông cô hơi quen, hình như cô vừa từ Sàigòn lên đây”. Thiều cũng hiểu là em dư biết cái đòn làm quen cổ lỗ sĩ đó. Tuy nhiên em không nỡ phá lại vì trông anh chàng cũng bô trai ra gì. Kệ, cho anh chàng tán dài dài đến cổng nhà mình em bèn quay lại tuôn cho một câu “Xin lỗi ông nhé nãy giờ tôi quên nói với ông tôi là dân Đà Lạt chánh gốc đây”. Rồi mặc cho anh chàng đứng đực mặt ra đấy, em lòn vào đóng cổng. Tức cười quá phải không Thiều, nhưng em đoán là thế nào hắn cũng trở lại mà. Chờ xem.
Mải nói chuyện vẩn vơ mà quên hỏi thăm Thiều có khỏe không? Vú Năm có nhớ tưới cây hồng Đà Lạt em trồng hàng ngày không? Thiều nhớ nhắc vú Năm hộ em nhé.
Thôi em buồn ngủ quá. Mai mốt có gì em sẽ viết tiếp thông báo với Thiều liền. Cho em kính thăm ba sức khỏe.
Em
Thục.
Thiều nắm chặt lá thư, mỉm cười một mình. Con bé vẫn thế, đã lớn rồi mà cái tính nghịch ngợm và phá phách thiên hạ vẫn chưa bỏ được. Ánh mắt Thiều chợt đậu vào lá thư lạ. Thiều cầm lên săm soi. Lá thư viết từ tiểu bang Elpaso của một người mang tên Trần Hoàng Ngự - Thiều lẩm nhẩm “Trần Hoàng Ngự gởi Trần Mỹ Thiều”. Có lẽ là anh em. Không hiểu do động lực nào thúc đẩy Thiều xé bì thư. Lá thư rất ngắn của người anh trai gởi đứa em gái để hỏi thăm gia đình, Thiều nhăn mặt:
- Vậy mà mình tưởng có gì hấp dẫn lắm.
Thiều quăng lá thư trên mặt bàn rồi nằm duỗi người trên mặt nệm. Vừa lúc đó có tiếng mở cửa phòng. Vú Năm thò đầu vào thăm chừng. Thiều vờ nhắm mắt giả ngủ. Vú Năm nhìn không rõ, yên tâm đóng cửa. Thiều tin chắc là vú lầm tưởng Thiều đã ngủ, sẽ không trở vào nữa. Lăn trở một hồi lâu, Thiều vẫn không ngủ được. Thiều chống tay gượng dậy, lết lại mép giường định viết thư trả lời Thục. Lá thư Thục và lá thư người con trai lạ tên Ngự vẫn nằm chơ vơ trên mặt bàn. Đột nhiên, Thiều nảy sinh ra ý muốn làm quen với anh chàng Ngự nào đó. Tại sao không? Thiều đang có những chuỗi ngày dài buồn nản, viết thư cho một kẻ ở phương xa không phải là một cách giết thì giờ sao? Biết đâu Thiều lại chẳng tìm được trong mối tương giao này một tình bạn đẹp? Nhưng làm quen cách nào, chẳng lẽ lại nói là “Tôi bóc trộm thư của anh nên viết thư trả lời" à, kỳ quá! Nhưng nếu không thì phải nói làm sao? Lỡ mình viết cho người ta mà người ta không trả lời lại thì “quê” chết. Bao nhiêu dấu hỏi to tướng đặt ra trong đầu người con gái. Thiều do dự cầm bút lên. Thôi cứ viết đại đi, nếu không trả lời thì… thôi, ăn nhằm gì! Nhưng bắt đầu thế nào bây giờ? Ánh mắt Thiều nhìn chăm chăm vào trang giấy trắng, dường như chính tờ giấy sẽ giúp cô gái tìm được cảm hứng vậy. Cuối cùng Thiều viết:
“Sàigòn ngày…
Thưa anh,
Trong một sự tình cờ, lá thư của anh gởi cho người em gái tên Trần Mỹ Thiều đã đến tay tôi, một người con gái cũng mang tên Thiều nhưng là Đỗ Ngọc Thiều. Có lẽ anh rất ngạc nhiên và khó chịu nữa khi thấy tôi đã xem lá thư anh, nhưng mong anh tha thứ bởi vì chính tôi cũng không hiểu vì sao tôi lại mở thư ra đọc và bây giờ viết thư làm quen anh. Anh có cho sự đường đột của tôi là quá đáng không? Nếu có, xin anh vui lòng xem như không có lá thư này!”
Thiều dừng bút đọc lại mấy dòng chữ vừa viết. Được lắm, cũng văn hoa ra gì! Nhưng viết tiếp gì đây? … “…tôi không biết nên viết gì nhiều đến anh khi tôi chưa được phép quen anh! À, hay là tôi kể cho anh nghe về mưa nhé! Sàigòn bây giờ trời đang mưa. Đường phố lúc nào cũng ướt nước. Hàng cây dầu trước cổng nhà tôi ngày nào cũng bị rụng lá vì những cơn gió lớn. Tôi rất thích mưa, không biết anh thế nào? Ở xa quê hương như vậy, anh có nhớ quê không? Riêng tôi, tôi vẫn ao ước được đi du lịch một chuyến, nhưng điều đó có lẽ khó thực hiện lắm. Quên nói với anh là tôi học rất dở và ưa thích âm nhạc. Tôi biết chơi guitar, chút xíu thôi. Anh có thích đánh guitar không?
Thôi tôi xin tạm dừng bút! Chúc anh mọi điều may mắm và rất trông thư anh - nếu có.
Kính,
Đỗ Ngọc Thiều
Thiều đọc lại lá thư của mình nhiều lần thấy nó lủng củng làm sao, đầu chẳng ra đầu, đuôi chẳng ra đuôi. Thiều đã đọc nhiều văn, có lúc Thiều đã tưởng mình có thể trở thành một nhà văn nữa đấy! Thế mà khi viết thư cho người lạ thì viết chả ra hồn gì! Thôi kệ, cứ gửi coi người ta có trả lời không? Nếu trả lời thì mình có thêm một người bạn ở xa, không thì thôi! Thiều nghĩ thầm như vậy rồi kéo ngăn tủ lấy bì thư. Thiều nắn nót đề tên và địa chỉ theo góc bì thư. Ngày mai sẽ nhờ Hoạt gởi dùm. Không biết Hoạt có chịu gởi không nhưng nếu không nhờ Hoạt thì nhờ ai bây giờ? Vú Năm đâu có biết ra bưu điện gởi thư đi nước ngoài? Còn ba? Thôi, không dám nhờ ba đâu. Thiều nghĩ là mình sẽ ngoại giao với Hoạt cho kỹ thế nào cũng nhờ được. Thiều dán lá thư cẩn thận rồi lăn người nằm xuống. Lá thư của Thục vẫn chưa được trả lời.
*
- Anh Hoạt nè!
Tiếng Thiều dịu dàng bên tai. Hoạt ngẩng lên:
- Sao Thiều?
- Thiều nhờ anh ngày mai đi học ghé ngang bưu điện bỏ dùm Thiều lá thư.
Hoạt ngạc nhiên:
- Ủa, thư thì Thiều nhờ ông đưa thư bỏ dùm, lâu nay Thiều vẫn nhờ thế mà.
Thiều lắc đầu:
- Phải rồi, nhưng…
Hoạt cắt ngang:
- Thư cho Thục chớ gì?
Thiều ấp úng, tự dưng Thiều thấy ngài ngại:
- Không phải, nhưng… thư này gởi đi nước ngoài.
Hoạt “à” một tiếng rồi nói:
- Thế à? Ờ… để đó anh gởi.
Thiều vuốt tóc nhìn Hoạt:
- Anh nhớ gởi sớm dùm Thiều nhe.
Hoạt cười:
- Thư cho ai đó! Hối lộ anh đi, không anh mét.
Thiều bậm môi:
- Thư cho bạn Thiều.
Hoạt liếc nhìn thấy Thiều cầm lá thư giấu sau lưng.
- Đưa đây anh bỏ cho, đùa đó chớ ai mà dám ăn hối lộ của cô.
Thiều e dè đưa lá thư cho Hoạt:
- Cám ơn anh trước.
Hoạt mỉm cười:
- Có gì đâu mà ơn với nghĩa. Thiều lại khách sáo rồi. À, mà sao lâu nay Thiều không nhờ anh gởi?
Thiều nói dối:
- Tại mới đi, bạn Thiều mới qua bên đó.
Hoạt nói bâng quơ:
- Vậy hả, vậy mà bây giờ anh mới biết.
Thiều hỏi:
- Anh nói gì ạ?
Hoạt lắc đầu:
- Không, không, anh có nói gì đâu.
Rồi Hoạt đứng lên:
- Thôi, anh về nghe.
Thiều ngạc nhiên:
- Hôm nay sao anh về sớm vậy?
Hoạt thoáng bối rối nói nhanh:
- Hôm nay… anh hơi bận tí việc.
Hoạt đi ra đến cửa Thiều còn dặn với:
- Nhớ bỏ thư dùm nha anh Hoạt.
Bước ra khỏi cổng nhà Thiều, Hoạt chậm bước lại. Cơn hậm hực từ đâu kéo đến với Hoạt ngay lúc nhìn chiếc bì thư Thiều nhờ gởi. Bạn Thiều? Lâu nay Hoạt có bao giờ nghe Thiều nhắc đến người bạn nào đâu mà bây giờ nhờ gởi thư? Thiều lại có vẻ quý mến người bạn mới này… Hoạt nhìn lại bì thư, và tên người nhận. Lòng Hoạt phân vân buồn. Ừ nhỉ, lâu nay Hoạt nghỉ là Thiều không hề quen một ai ngoài mình, thế mà… thì ra sự thật bao giờ cũng phũ phàng.
- Ê, Hoạt!
Giọng con trai gọi lớn. Hoạt quay phắt lại. Thịnh rà chiếc Honda sát bạn.
- Đi đâu lang thang giống thất tình vậy mày?
Hoạt nhếch môi:
- Thất tình thật chứ còn giống nỗi gì.
Thịnh cười ha hả:
- Vậy sao? Lên đây, tao làm cho mày vui tức thì.
Hoạt leo lên yên sau:
- Chở tao ra bưu điện Sàigòn đi mày.
Thịnh rồ máy, chiếc Honda SS lao mạnh làm Hoạt phải vịn vào hông Thịnh. Thịnh vẫn lớn giọng:
- Ra bưu điện chi? Đánh điện tín cho bồ hả?
- Còn lâu, gửi thư thôi.
Thịnh dừng xe trước bưu điện:
- Lẹ nghe mày. Cà rà tao đi mất à.
Hoạt phóng ba bước một vào. Bỏ xong thư cho Thiều, Hoạt thấy lòng mình trống rỗng kỳ lạ. Dường như vừa mất mát một chút gì thân thiện và gần gũi trong tầm tay. Thịnh ngó bạn:
- Sao thấy mày buồn buồn.
- Vậy hả?
Thịnh gắt:
- Thằng khỉ này, bữa nay ai hớp hồn hả?
Hoạt không đáp lời bạn, hỏi lại:
- Chở đi đâu đây?
- Lại tụi thằng Tứ rồi đi đánh billard chơi cho đỡ buồn chứ làm gì.
Hoạt thở ra:
- Vậy mà tưởng gì.
Thịnh nhe răng cười rồi phóng đi.
Tiếng Thiều dịu dàng bên tai. Hoạt ngẩng lên:
- Sao Thiều?
- Thiều nhờ anh ngày mai đi học ghé ngang bưu điện bỏ dùm Thiều lá thư.
Hoạt ngạc nhiên:
- Ủa, thư thì Thiều nhờ ông đưa thư bỏ dùm, lâu nay Thiều vẫn nhờ thế mà.
Thiều lắc đầu:
- Phải rồi, nhưng…
Hoạt cắt ngang:
- Thư cho Thục chớ gì?
Thiều ấp úng, tự dưng Thiều thấy ngài ngại:
- Không phải, nhưng… thư này gởi đi nước ngoài.
Hoạt “à” một tiếng rồi nói:
- Thế à? Ờ… để đó anh gởi.
Thiều vuốt tóc nhìn Hoạt:
- Anh nhớ gởi sớm dùm Thiều nhe.
Hoạt cười:
- Thư cho ai đó! Hối lộ anh đi, không anh mét.
Thiều bậm môi:
- Thư cho bạn Thiều.
Hoạt liếc nhìn thấy Thiều cầm lá thư giấu sau lưng.
- Đưa đây anh bỏ cho, đùa đó chớ ai mà dám ăn hối lộ của cô.
Thiều e dè đưa lá thư cho Hoạt:
- Cám ơn anh trước.
Hoạt mỉm cười:
- Có gì đâu mà ơn với nghĩa. Thiều lại khách sáo rồi. À, mà sao lâu nay Thiều không nhờ anh gởi?
Thiều nói dối:
- Tại mới đi, bạn Thiều mới qua bên đó.
Hoạt nói bâng quơ:
- Vậy hả, vậy mà bây giờ anh mới biết.
Thiều hỏi:
- Anh nói gì ạ?
Hoạt lắc đầu:
- Không, không, anh có nói gì đâu.
Rồi Hoạt đứng lên:
- Thôi, anh về nghe.
Thiều ngạc nhiên:
- Hôm nay sao anh về sớm vậy?
Hoạt thoáng bối rối nói nhanh:
- Hôm nay… anh hơi bận tí việc.
Hoạt đi ra đến cửa Thiều còn dặn với:
- Nhớ bỏ thư dùm nha anh Hoạt.
Bước ra khỏi cổng nhà Thiều, Hoạt chậm bước lại. Cơn hậm hực từ đâu kéo đến với Hoạt ngay lúc nhìn chiếc bì thư Thiều nhờ gởi. Bạn Thiều? Lâu nay Hoạt có bao giờ nghe Thiều nhắc đến người bạn nào đâu mà bây giờ nhờ gởi thư? Thiều lại có vẻ quý mến người bạn mới này… Hoạt nhìn lại bì thư, và tên người nhận. Lòng Hoạt phân vân buồn. Ừ nhỉ, lâu nay Hoạt nghỉ là Thiều không hề quen một ai ngoài mình, thế mà… thì ra sự thật bao giờ cũng phũ phàng.
- Ê, Hoạt!
Giọng con trai gọi lớn. Hoạt quay phắt lại. Thịnh rà chiếc Honda sát bạn.
- Đi đâu lang thang giống thất tình vậy mày?
Hoạt nhếch môi:
- Thất tình thật chứ còn giống nỗi gì.
Thịnh cười ha hả:
- Vậy sao? Lên đây, tao làm cho mày vui tức thì.
Hoạt leo lên yên sau:
- Chở tao ra bưu điện Sàigòn đi mày.
Thịnh rồ máy, chiếc Honda SS lao mạnh làm Hoạt phải vịn vào hông Thịnh. Thịnh vẫn lớn giọng:
- Ra bưu điện chi? Đánh điện tín cho bồ hả?
- Còn lâu, gửi thư thôi.
Thịnh dừng xe trước bưu điện:
- Lẹ nghe mày. Cà rà tao đi mất à.
Hoạt phóng ba bước một vào. Bỏ xong thư cho Thiều, Hoạt thấy lòng mình trống rỗng kỳ lạ. Dường như vừa mất mát một chút gì thân thiện và gần gũi trong tầm tay. Thịnh ngó bạn:
- Sao thấy mày buồn buồn.
- Vậy hả?
Thịnh gắt:
- Thằng khỉ này, bữa nay ai hớp hồn hả?
Hoạt không đáp lời bạn, hỏi lại:
- Chở đi đâu đây?
- Lại tụi thằng Tứ rồi đi đánh billard chơi cho đỡ buồn chứ làm gì.
Hoạt thở ra:
- Vậy mà tưởng gì.
Thịnh nhe răng cười rồi phóng đi.
________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 3, 4