CHƯƠNG II
Câu chuyện hai bác cháu thầy Bảy may mắn thoát chết
được lan truyền khắp xóm. Bà mụ Năm là người đầu tiên đến thăm thầy Bảy
để xem thương thế thầy nặng nhẹ thế nào. Kế đến là con Bông. Mẹ con Bông
sai nó đem biếu thầy một chục trứng gà nhà. Thạnh kể lại với con Bông
câu chuyện từ đầu cho đến cuối. Trận đánh kinh hồn mà hai bác cháu nó
kẹt lại ở giữa sông, chung quanh đạn rơi lõm bõm lèo sèo. Câu chuyện
được thằng Thạnh dặm thêm muối mắm, trở nên khủng khiếp kinh hồn hơn gấp
mười lần. Nhất là chỗ thằng Thạnh quay trở lại đẩy nghe, chỗ đó con
Bông phục hết chỗ nói.
- Dữ thần vậy à? Thạnh can đảm ghê. Bông ghét thầy Bảy lắm, nếu Bông là Thạnh chắc Bông bơi luôn quá hè.
Thạnh làm ra vẻ nghiêm trang:
- Tuy Thạnh với thầy Bảy không bà con nhưng thầy Bảy cũng nuôi Thạnh cả mấy năm rồi chớ bộ. Một ngày cũng là nghĩa, hai ngày cũng là nghĩa.
- Bữa đó, Thạnh có sợ không?
Thạnh nói cứng:
- Có mà ít thôi. Vì Thạnh là con trai mà.
- Tại vì Bông qua kêu thầy Bảy chữa bịnh cho mẹ nên thầy Bảy với Thạnh mới gặp vậy.
- Ối, hơi đâu mà lo tầm xàm.
Con Bông nhìn thằng Thạnh vẻ kính phục.
- Bông phục Thạnh ghê.
- Tại sao lại phục?
- Thì cô giáo nói ai có can đảm đều đáng phục hết. Mà Thạnh can đảm thiệt.
- Thì đã nói Thạnh là con trai mờ.
- Xí, con trai cũng có đứa chớ bộ. Như thằng Chẩn, thằng Xuyên đó. Hôm trước, Bông đuổi bầy vịt chạy lạc, nói tụi nó đuổi giùm, tụi nó sợ vắt, sợ đỉa chạy luôn. Mà xời ơi, đỉa vắt ở đâu cái khúc này.
- Ứ… ư… ư… Thạnh ơi, cho tao miếng nước, cứ hở ra là đi chơi mà, tao biết mà.
Con Bông cúi sát thằng Thạnh thì thầm:
- Thầy Bảy chưa bớt hả? Sao hổng nói ổng lên chợ cho người ta chữa cho?
Thằng Thạnh nhỏm dậy, lắng ngóng tiếng động rồi cũng thì thầm một câu đứt đoạn:
- Úi chao, ổng làm thầy thuốc mà… Để Thạnh vô coi cho ổng uống nước. Tay sưng chù vù coi ghê lắm.
- Thôi để Bông về nghe. Ờ, mai đi học lại đó. Trường sửa rồi, Bông gặp cô giáo hôm qua.
- Thạnh ơi, chạy mất đất rồi…
Thằng Thạnh dợm chạy vô nhà. Con Bông cũng quày quả ra bến. Tiếng nó còn nói vói lại đằng sau:
- Nhớ mai đi học nghe.
Ông Bảy trăn trở trên bộ ván độc nhất ở nhà. Mới độ một tuần mà thầy Bảy trông gầy rọp hẳn đi. Cánh tay độc nhất không bị thương đập nhè nhẹ trên mặt ván. Cánh tay kia sưng to, ung đỏ. Thuốc xanh rịt hờ vỡ lở rơi từng mảng. Mấy ngón tay tụ máu chạy những đường hạch tím mọng. Thầy Bảy rên rỉ luôn mồm. Vết thương hành hạ thầy quá sức. Những lúc cơn đau nổi lên, thầy đâm giận tức thằng Thạnh đến thấu xương.
- Dạ, nước đây bác.
Thầy Bảy trừng mắt.
- Riết rồi có ngày tao kêu mầy không thèm dạ quá Thạnh à.
- Con chạy vô liền mà bác Bảy.
Thầy Bảy gắt lên:
- Vô liền, vô liền. Cái thân già nầy vô dụng rồi mà. Vì ai mà tao ra cái nông nổi nầy? Đã nói không đi, cũng đi, thật cái số tao khổ. Hồi đó hổng chết quách cho xong chuyện. Ối, đau quá…Mày đứng như trời trồng vậy hả? Đưa cái cối thuốc đây. Lấy cái miếng vải sạch trong cái rương… Chậm như rùa bò.
Thạnh tức lên đến tận cổ mà không làm thế nào nói được. Bề gì thầy Bảy cũng đáng đầu cha chú, ông ngoại, ông nội nữa chớ. Sống với thầy Bảy mấy năm, Thạnh chưa bao giờ thấy thầy gắt gao như bây giờ. Nhưng trong trí óc nhỏ bé của Thạnh còn vương một chút hối hận. Nếu Thạnh không nói gì đêm đó thì thầy Bảy hẳn không gặp nạn tai vầy. Thiệt rầu hết sức,
Trong khi thầy Bảy rên rỉ đắp thuốc, Thạnh ngồi bó gối bên cánh cửa. Trời đã về chiều. Ngọn gió mát từ sông đưa lên hây hẩy. Mặt nước sông lấp loáng ánh vàng tươi màu đồng. Bên kia bờ vẳng lại tiếng gà xao xác muộn màng. Thạnh nghe lòng buồn bực làm sao. Ngôi nhà vắng lặng, không một tiếng nói nào ngoại trừ tiếng rên từng chặp của thầy Bảy. Bỗng dưng, Thạnh thấy mình bơ vơ vô hạn. Thạnh nhớ về ngôi nhà cũ, bà mẹ vắng bóng từ một buồi tối kinh hoàng. Nụ cười dịu dàng giấu trong vành khăn rằn bao quanh tóc xa vời quá. Không còn ai thân thiết với Thạnh trên cõi đời này, Thạnh ngẩn người.
- Bắt giùm miếng cháo chút coi Thạnh. Thằng nầy sao như người mất hồn vậy. Thiệt đúng là nợ.
Thạnh ủ rũ đứng lên, ra thẳng đằng sau bếp.
- Dẹp giùm tao cái cối thuốc đã chớ. Khi thì ngồi lì một chỗ, khi thì đi như bị ma đuổi. Ối chao… cái tay mắc dịch làm khổ làm sở…
Thạnh lặng lẽ đem cái cối thuốc để vào chỗ cũ. Tấm liếp che cửa sổ bị gió làm bật ra. Nắng vàng rót đầy vào người thầy Bảy. Thạnh chợt giật mình khi thấy cánh tay thầy Bảy đang nung mủ xanh. Nhớ lời con Bông, Thạnh rụt rè nói:
- Bác à, hay là mai con chèo ghe đem bác lên chợ cho người ta chữa. Nghe nói có ty y tế gì ở trên đó.
Thầy Bảy như bị trúng nọc, ngồi nhỏm dậy. Mắt thầy quắc lên nhìn Thạnh:
- Bộ mầy tưởng tao không biết cách chữa cho tao hả mậy? Bề gì tao cũng là thầy thuốc mà. Có bệnh gì qua mặt tao được không? Cả bốn năm chục năm nay, xóm nầy, xóm trên, xóm dưới, miệt nào mà tao lại không làm thầy. Tao cứu biết bao nhiêu người rồi, bộ bây giờ tao không tự chữa được hay sao? Chắc mầy mong tao đi để rảnh việc hả.
- Nhưng ở trển có y tá, bác sĩ. Với lại đây là do đạn trúng mà bác..
Thầy Bảy mệt mỏi nói không ra hơi:
- Không đi đâu hết trọi. Có chết, tao cũng chết ở đây.
Bỗng dưng Thạnh đâm tức bực ngang.
- Ờ, muốn chết thì chết chớ có chi đâu mà lo.
Câu nói nầy nó thì thầm riêng với mình khi cúi xuống xúc gạo vô rổ.
- Dữ thần vậy à? Thạnh can đảm ghê. Bông ghét thầy Bảy lắm, nếu Bông là Thạnh chắc Bông bơi luôn quá hè.
Thạnh làm ra vẻ nghiêm trang:
- Tuy Thạnh với thầy Bảy không bà con nhưng thầy Bảy cũng nuôi Thạnh cả mấy năm rồi chớ bộ. Một ngày cũng là nghĩa, hai ngày cũng là nghĩa.
- Bữa đó, Thạnh có sợ không?
Thạnh nói cứng:
- Có mà ít thôi. Vì Thạnh là con trai mà.
- Tại vì Bông qua kêu thầy Bảy chữa bịnh cho mẹ nên thầy Bảy với Thạnh mới gặp vậy.
- Ối, hơi đâu mà lo tầm xàm.
Con Bông nhìn thằng Thạnh vẻ kính phục.
- Bông phục Thạnh ghê.
- Tại sao lại phục?
- Thì cô giáo nói ai có can đảm đều đáng phục hết. Mà Thạnh can đảm thiệt.
- Thì đã nói Thạnh là con trai mờ.
- Xí, con trai cũng có đứa chớ bộ. Như thằng Chẩn, thằng Xuyên đó. Hôm trước, Bông đuổi bầy vịt chạy lạc, nói tụi nó đuổi giùm, tụi nó sợ vắt, sợ đỉa chạy luôn. Mà xời ơi, đỉa vắt ở đâu cái khúc này.
- Ứ… ư… ư… Thạnh ơi, cho tao miếng nước, cứ hở ra là đi chơi mà, tao biết mà.
Con Bông cúi sát thằng Thạnh thì thầm:
- Thầy Bảy chưa bớt hả? Sao hổng nói ổng lên chợ cho người ta chữa cho?
Thằng Thạnh nhỏm dậy, lắng ngóng tiếng động rồi cũng thì thầm một câu đứt đoạn:
- Úi chao, ổng làm thầy thuốc mà… Để Thạnh vô coi cho ổng uống nước. Tay sưng chù vù coi ghê lắm.
- Thôi để Bông về nghe. Ờ, mai đi học lại đó. Trường sửa rồi, Bông gặp cô giáo hôm qua.
- Thạnh ơi, chạy mất đất rồi…
Thằng Thạnh dợm chạy vô nhà. Con Bông cũng quày quả ra bến. Tiếng nó còn nói vói lại đằng sau:
- Nhớ mai đi học nghe.
Ông Bảy trăn trở trên bộ ván độc nhất ở nhà. Mới độ một tuần mà thầy Bảy trông gầy rọp hẳn đi. Cánh tay độc nhất không bị thương đập nhè nhẹ trên mặt ván. Cánh tay kia sưng to, ung đỏ. Thuốc xanh rịt hờ vỡ lở rơi từng mảng. Mấy ngón tay tụ máu chạy những đường hạch tím mọng. Thầy Bảy rên rỉ luôn mồm. Vết thương hành hạ thầy quá sức. Những lúc cơn đau nổi lên, thầy đâm giận tức thằng Thạnh đến thấu xương.
- Dạ, nước đây bác.
Thầy Bảy trừng mắt.
- Riết rồi có ngày tao kêu mầy không thèm dạ quá Thạnh à.
- Con chạy vô liền mà bác Bảy.
Thầy Bảy gắt lên:
- Vô liền, vô liền. Cái thân già nầy vô dụng rồi mà. Vì ai mà tao ra cái nông nổi nầy? Đã nói không đi, cũng đi, thật cái số tao khổ. Hồi đó hổng chết quách cho xong chuyện. Ối, đau quá…Mày đứng như trời trồng vậy hả? Đưa cái cối thuốc đây. Lấy cái miếng vải sạch trong cái rương… Chậm như rùa bò.
Thạnh tức lên đến tận cổ mà không làm thế nào nói được. Bề gì thầy Bảy cũng đáng đầu cha chú, ông ngoại, ông nội nữa chớ. Sống với thầy Bảy mấy năm, Thạnh chưa bao giờ thấy thầy gắt gao như bây giờ. Nhưng trong trí óc nhỏ bé của Thạnh còn vương một chút hối hận. Nếu Thạnh không nói gì đêm đó thì thầy Bảy hẳn không gặp nạn tai vầy. Thiệt rầu hết sức,
Trong khi thầy Bảy rên rỉ đắp thuốc, Thạnh ngồi bó gối bên cánh cửa. Trời đã về chiều. Ngọn gió mát từ sông đưa lên hây hẩy. Mặt nước sông lấp loáng ánh vàng tươi màu đồng. Bên kia bờ vẳng lại tiếng gà xao xác muộn màng. Thạnh nghe lòng buồn bực làm sao. Ngôi nhà vắng lặng, không một tiếng nói nào ngoại trừ tiếng rên từng chặp của thầy Bảy. Bỗng dưng, Thạnh thấy mình bơ vơ vô hạn. Thạnh nhớ về ngôi nhà cũ, bà mẹ vắng bóng từ một buồi tối kinh hoàng. Nụ cười dịu dàng giấu trong vành khăn rằn bao quanh tóc xa vời quá. Không còn ai thân thiết với Thạnh trên cõi đời này, Thạnh ngẩn người.
- Bắt giùm miếng cháo chút coi Thạnh. Thằng nầy sao như người mất hồn vậy. Thiệt đúng là nợ.
Thạnh ủ rũ đứng lên, ra thẳng đằng sau bếp.
- Dẹp giùm tao cái cối thuốc đã chớ. Khi thì ngồi lì một chỗ, khi thì đi như bị ma đuổi. Ối chao… cái tay mắc dịch làm khổ làm sở…
Thạnh lặng lẽ đem cái cối thuốc để vào chỗ cũ. Tấm liếp che cửa sổ bị gió làm bật ra. Nắng vàng rót đầy vào người thầy Bảy. Thạnh chợt giật mình khi thấy cánh tay thầy Bảy đang nung mủ xanh. Nhớ lời con Bông, Thạnh rụt rè nói:
- Bác à, hay là mai con chèo ghe đem bác lên chợ cho người ta chữa. Nghe nói có ty y tế gì ở trên đó.
Thầy Bảy như bị trúng nọc, ngồi nhỏm dậy. Mắt thầy quắc lên nhìn Thạnh:
- Bộ mầy tưởng tao không biết cách chữa cho tao hả mậy? Bề gì tao cũng là thầy thuốc mà. Có bệnh gì qua mặt tao được không? Cả bốn năm chục năm nay, xóm nầy, xóm trên, xóm dưới, miệt nào mà tao lại không làm thầy. Tao cứu biết bao nhiêu người rồi, bộ bây giờ tao không tự chữa được hay sao? Chắc mầy mong tao đi để rảnh việc hả.
- Nhưng ở trển có y tá, bác sĩ. Với lại đây là do đạn trúng mà bác..
Thầy Bảy mệt mỏi nói không ra hơi:
- Không đi đâu hết trọi. Có chết, tao cũng chết ở đây.
Bỗng dưng Thạnh đâm tức bực ngang.
- Ờ, muốn chết thì chết chớ có chi đâu mà lo.
Câu nói nầy nó thì thầm riêng với mình khi cúi xuống xúc gạo vô rổ.
*
Thạnh ngồi lặng lẽ sau hè nhà khóc. Nắng đã lên quá
ngọn dừa già. Trên nhà, thầy Bảy đã ngủ thiếp đi trong cơn đau nhức. Một con gà đang kiếm mồi, đi lần đến chỗ Thạnh ngồi. Những
tiếng nấc nhỏ phát ra từ ngực thằng Thạnh làm con gà chống đầu ngơ ngác
trông rồi đập cánh bỏ chạy. Thạnh ngó mông về phía có cây mù u lớn.
Chắc bây giờ cả lớp học đang nhao nhao học bài. Con Bông sẽ nói với tụi
bạn rằng thằng Thạnh chưa đi học kịp. Cô giáo sẽ hỏi tại sao. Con Bông
mau miệng thế nào cũng kể lại từ đầu đến cuối. Nghĩ đến đây Thạnh lại tức
tưởi. Không biết cái điệu này làm sao đi học được đây. Thạnh nhớ lại hồi
sáng sớm. Trời mới tờ mờ sáng là Thạnh đã thức dậy. Cứ nhớ đến ngày đi
học là Thạnh không thể nào nhắm mắt yên được, lòng rộn rã khi nghĩ đến lúc
gặp lại bạn bè. Thạnh định bụng sẽ rủ thằng Hanh, thằng Chuyên, thằng
Phú và cả con Bông nữa giờ ra chơi đi hái chà là về dú chín. Mấy cành
chà là trĩu quả, vàng rực. Khi chín ngọt thì đổi màu đen kịt như mực
tàu, quyến rũ tụi trẻ như nam châm hút sắt. Chỉ cần 15 phút ra chơi là
cả bọn đã đem về được ở lớp cả giỏ chà là sống. Tụi con gái nhất định sẽ
đi theo nằn nì xin xỏ bằng được. Ăn thì tụi nó hổng ham, nhưng lấy trái
sống, tụi nó khoái lắm, đổi gì cũng đổi. Chả là trái chà là sống, bấu
lấy nước rỉ phết vô ngón tay để khô, trông bóng lên như được phết bằng
một lớp sơn móng tay không màu. Hễ con gái là ưa làm dáng. Còn bọn con
trai chỉ khoái dú chín rồi bỏ vào miệng từng ngụm nhai, nhẳn rồi phun
hột. Chà là dày cơm ăn khoái khẩu. Những ngày đi học sao vui quá không
biết. Thạnh sửa soạn sách vở để sẵn trên bàn, xuống bếp bắt nồi cháo cho
thầy Bảy. Khi nồi cháo vừa sôi, thì thầy Bảy cũng thức dậy. Vết thương
hành thầy quá đỗi. Mủ rịn ra từ vết thương từng hồi, nhỏ xuống bộ ván thâm, bốc
lên mùi hôi hôi. Nhác thấy thằng Thạnh đang lui cui bên bếp lửa, thầy
gọi nhỏ:
- Cho tao miếng nước nóng Thạnh à.
- Dạ. Con đang nấu cháo bác Bảy à. Đợi cháo chín con bắt nước.
Thầy Bảy quát lên:
- Mới tảng sáng đã lo ăn. Tao chết rồi lấy ai kiếm gạo, kiếm khô.
Vết thương hành hạ thầy Bảy khiến tâm tính thầy cũng đổi khác. Trước kia thầy hưỡn hưỡn bao nhiêu, bây giờ thầy gay gắt bấy nhiêu. Thầy lại hay bực mình vô cớ. Bao cái khó khăn ở người già đợi lúc này mới phát tiết ra hết. Thầy nằm im, cố dằn cơn bực bội, nhưng không được. Thầy lẩm bẩm trong miệng những câu nguyền rủa. Thạnh sợ không dám chọc giận thầy Bảy. Tí nữa phải đi học rồi. Nếu chọc thầy Bảy giận, ổng chửi không cho đi thì làm sao. Nghĩ vậy, Thạnh vội vàng cho nồi cháo xuống rồi đổ nước nấu sôi.
Khi nồi nước đã sôi, Thạnh lựa một miếng vải sạch lau rửa lớp thuốc đắp trên cánh tay thầy Bảy. Thầy vừa rên vừa trách móc, hết trách Thạnh, lại trách bà mụ Năm, trách mẹ con Bông, những người gây hại cho thầy. Lúc Thạnh đắp miếng thuốc cuối cùng lên tay thầy Bảy thì đã có tiếng con Bông kêu ở ngoài sân; thầy Bảy nhướng mắt hỏi:
- Đứa nào kêu vậy? Mới bảnh mắt. Nói tao không có thuốc men gì hết.
Thạnh ấp úng:
- Dạ không, con Bông.
Thầy Bảy chợt nghe tức khan. Cái con trời vật. Thầy gằn giọng:
- Nó kêu mày làm gì sớm vậy hả?
- Dạ, bị bữa nay đi học bác Bảy à. Trường làm xong rồi.
Thầy Bảy càng thấy tức hơn. Giữa lúc thầy đau muốn chết, nhích cái chân không nổi mà nó đòi đi. Thầy hỏi kháy:
- Rồi bây giờ mày đi hả?
Thạnh mừng rơn, tưởng thầy Bảy đồng ý. Một chân nó bước xuống, một tay cầm lấy miếng giẻ, lau qua quít bộ ván. Nó trả lời thật nhanh:
- Dạ bữa nay đi học bác Bảy à. Con bắt cháo chín rồi. Cô giáo dặn đi học buổi đầu cho đông đủ, nghe nói có ông Trưởng Ty xuống coi cái trường mới đó bác.
Thầy Bảy khoát tay, giọng lạnh như đồng:
- Tay chưn tao như vầy chắc chút nữa đi lấy cháo, nấu cơm được rồi chớ gì? Thôi, mầy đi đâu cứ đi đi. Muốn đi luôn cũng được tất. Phải mà, tao với mày có thân bằng quyến thuộc chi cho cam. Thứ cháu nuôi mà. Nhưng làm người phải biết trước biết sau chớ.. Ăn ở…
Thầy Bảy khựng lại không nói nữa vì chợt nhớ thằng Thạnh còn nhỏ, và thấy rõ sự vô lý của mình. Nhưng vì thấy rõ sự vô lý của mình nên thầy Bảy đâm giận thêm. Cái tức cứ bốc lên ngùn ngụt, mà không biết tức ai. Thầy đưa tay lên ôm ngực. Cánh tay đau như có ngàn mũi dao xuyên thủng khi cử động mạnh bất ngờ. Thầy kêu lên, người vặn vẹo, nhăn nhó. Thằng Thạnh đứng sững, nước mắt vòng quanh. Nó chưa kịp có phản ứng gì thì con Bông đã trờ đầu vô nhà:
- Đi học chớ, coi chừng trễ. Có xôi nè…
Nó cũng ngẩn người ra trước cảnh tượng trong nhà. Tiếng rên của thầy Bảy nghe rợn người.
- Thạnh, Thạnh, thầy Bảy đau dữ vậy à?
Thằng Thạnh không biết trả lời sao. Nó gật đầu buồn bã.
- Làm sao bây giờ hả Bông?
Con Bông đặt mấy quyển vở trên bàn, nhón nhén đến gần Thầy Bảy, nó nói:
- Chở thầy Bảy lên chợ đi Thạnh.
Thạnh nhìn thầy Bảy. Cơn đau làm thầy không nói được tiếng nào. Thật tình vết thương quá nặng khiến thầy lo sợ. Tự ái của một thầy thuốc vườn lâu năm cũng không đủ để thầy bớt đi phần nào ý nghĩ chết chóc. Thầy muốn lên chợ lắm rồi.
Con Bông không thấy thầy và thằng Thạnh nói gì, tưởng là mình nói không rõ, nó nhắc lại:
- Chở thầy Bảy lên chợ, vô ty y tế đi. Để lâu.. cô giáo nói mỗi khi có bệnh nặng nên nhờ ty y tế lo thuốc men mà.
Thạnh chần chừ vì sợ thầy Bảy mắng:
- Thạnh đâu biết làm sao.
Con Bông hăng hái đề nghị:
- Bây giờ để Bông nói anh Năm Nghĩa nghe. Ảnh bà con với Bông đó. Để coi. Bữa nay ảnh lên chợ á. Bông nhờ ảnh cho.
Nói vừa xong câu, con Bông chạy vụt đi. Thạnh đứng trân giữa nhà trong sự bối rối cùng cực. Thầy Bảy càng lúc càng rên lớn. Cơn đau nhận chìm thầy xuống vực rồi lại nâng thầy lên cao với những cái nẩy mình đau đớn. Vết thương chảy mủ lẫn với máu xuyên qua lần vải ngà ướt rượt. Thạnh cầm lấy tay thầy Bảy thoa nhè nhẹ.
- Đâu, thầy Bảy đâu rồi Bông?
Tiếng nói lớn, mạnh dạn của anh Năm Nghĩa như chiếc cột lớn cắm giữa dòng sông chảy xiết, và Thạnh là người đang trôi. Thạnh đứng lên nhanh nhẹn kéo rộng cánh cửa. Anh Năm Nghĩa lách mình vào. Anh oang oang:
- Thầy Bảy đau nhiều không? Sao mấy bữa hổng nói tui chở lên chợ kiếm thuốc. Bây giờ thầy đi ra ghe được chớ. Cha, ngó bộ vết thương hành dữ hà.
Thầy Bảy rán nhịn đau, mở lớn mắt nhìn anh Năm biết ơn.
- Chắc tui chết quá anh Năm à. Đau chịu hổng thấu.
- Thầy nói vậy chớ vết thương ăn thua chi. Tháng trước, thằng Giỏi bị nát ngướu chưn mà có hề gì đâu.
Thạnh lăng xăng bỏ một ít áo quần, tiền bạc vô cái bị thầy Bảy thường để thuốc. Chợt nhớ, Thạnh hỏi:
- Tui có đi theo không anh Năm?
- Mầy theo làm chi cho chật ghe. Tao để ổng ở trển, có y tá săn sóc rồi. Mai mày nấu cháo nấu cơm xách lên trển cho ổng cũng được. Ở nhà ngó nhà chớ để tụi ăn trộm nó bứng cả nhà đi hết có mà đi xách bị.
Thạnh vừa mừng vừa lo. Như thế, làm thế nào để đi học. Ở nhà ngó nhà, xách cơm cho thầy Bảy. Thì giờ nào đến trường. Nhưng thằng Thạnh không phải nghĩ lâu, vì anh Năm đã ôm xốc thầy Bảy dậy và cõng lên vai.
Chiếc ghe chở thầy Bảy đi xa qua khỏi khúc quẹo. Thạnh đứng nhìn theo rưng rưng. Con Bông đã đi học tự lúc nào. Thạnh không biết mình buồn hay sao nữa. Chỉ thấy người ngây ngây không thiết làm gì hết. Thạnh quay trở vào nhà và ngồi mõn mắt sau hè nhìn về phía trường học.
Đến quá trưa, lúc con nước ròng rọc mấp mé chân cầu ván, Thạnh mới đem gạo ra ngoài bến vo nấu cơm ăn. Ngôi nhà im vắng lạ lùng. Hàng dừa già trước ngõ xào xạc lá chạm nhau. Mặt trời bị mây che khuất giải xuống mặt sông con nắng hanh mờ. Thạnh soi mặt xuống mặt nước sông bập bềnh. Bóng một đứa bé trai mặt mày hốc hác, đôi mắt buồn rầu, một mình. Rá gạo chênh vênh nửa lừng hắt cái bóng tròn đen như người bạn độc nhất đứng cạnh. Thạnh cảm thấy mình chơ vơ vô cùng. Nước mắt từ đâu dâng lên thật nhanh. Rá gạo rơi xuống ván cầu và Thạnh gục đầu nấc lên:
- Mẹ ơi.
Nhưng rồi cũng đến ngày thầy Bảy về nhà. Thạnh nghỉ học hơn một tháng để bới xách cơm cháo. Thầy Bảy trở về, nhưng trở về với sự mất mát lớn lao. Một cánh tay bị cưa lên gần vai. Vết thương nhiễm độc, để lâu thối đến tận xương, không chữa chạy gì được. Vì vậy, các bác sĩ đã quyết định cắt phăng cánh tay đã trở thành vô dụng. Chỗ bị cắt bây giờ đã nhăn nhúm lại đỏ hồng. Đó là chưa cắt chỉ chứ chừng vài tháng nó đóng sẹo thâm lại. Anh Năm nói với thầy Bảy như vậy khi đưa thầy về nhà. Bà con lối xóm đến thăm thầy nườm nượp. Họ nhìn, trầm trồ bàn tán về vết thương, về cánh tay cụt và tỏ ý nuối tiếc, giá thầy lên chợ sớm thì còn cánh tay. Những câu nói, lời bàn, cùng với vết thương hiện diện, sự mất mát hoàn toàn một phần thân thể là vết thương sâu khắc trong lòng thầy Bảy. Người đến thăm về rồi quên, nhưng thầy Bảy không quên được. Càng không quên thầy càng đâm ra tức bực, giận dữ. Lẽ tất nhiên cơn tức dồn lên đầu thằng Thạnh bởi nó là người đã gây ra mọi việc. Thầy Bảy cho là như vậy. Nếu đêm hôm đó, thầy Bảy không đi, nếu không có thằng Thạnh, nếu không có cái nhìn ai oán làm thầy nhớ lại hình ảnh xa xôi của má thằng Thạnh, nếu không… thì thầy làm sao mà bị lạc đạn như thế được.
Càng phân tích, càng gậm nhấm những lý do vòng vo đó, thầy Bảy đâm ra bực mình, thù hằn. Nói thù hằn thì không đúng, nhưng từ đó, thằng Thạnh bị chửi mắng nhiều hơn.
Đã vậy, nghề thuốc của thầy càng lúc càng ế khách hàng. Cánh tay còn lại không đủ sức để bương bãi tìm thuốc quý ở các ven rừng thưa, nhầy nhụa, nhất là mùa mưa đến. Cảnh nhà do đấy túng thiếu hẳn ra.
Chiều hôm nay, thầy Bảy bó gối trước hiên nhà. Thằng Thạnh đi học chưa về. Mặt nước sông xao động vì gió, màu đục lờ lờ. Đằng xa tít, một ít mây đen vần vũ. Những lằn chớp nhỏ vằn vện trên trời. Thầy Bảy lẩm nhẩm:
- Giông rồi.
Cánh tay bỗng trở đau nhức. Thầy bóp rượu ngâm gừng suốt mấy ngày nay. Nhưng vẫn không tránh được. Mùi gừng cay sè. Quãng đời về chiều buồn như chiều giông. Thầy mang máng thấy lòng oán hận một chuyện gì lẫn lộn với nỗi buồn mông mênh.
Thầy lững thững ra nhìn con nước rồi trở vô nhà.
- Nước rút mà thằng nhỏ chưa chịu về nấu cơm nước. Ăn với học.
Thầy thấy thèm một điếu thuốc ấm. Mở hộp quẹt, chỉ con một cây diêm độc nhất. Kẹp cái hộp quẹt vào hai ngón chân, thầy khó khăn bật diêm bằng cánh tay còn lại. Chút lửa bật ra, sáng rỡ, thầy run run đưa lên môi. Một cơn gió ào ạt tới, đóm lửa tắt ngấm. Thầy tức bực vứt hộp diêm rỗng vào góc nhà, trở ra võng. Diêm hết mà hôm qua lên chợ không chịu mua. Lấy gì mà nấu cơm. Lấy gì mà nấu nước. Càng nghĩ thầy Bảy càng giận tức. Thầy lẩm nhẩm luôn miệng.
- Đồ vô dụng. Cái đồ vô dụng.
Có tiếng chân thằng Thạnh đi học trở về. Thoáng qua cửa, thấy thầy Bảy nằm ở võng, thằng Thạnh đi ngã sau, vòng vô bếp. Trên tay Thạnh nặng chĩu những chùm chà là cuối mùa vàng hạt. Thầy Bảy tức giận đến đỏ mặt. Cái thằng quá lắm rồi. Nó trốn mặt chớ. Để coi. Thầy kêu to:
- Thạnh, lên tao biểu. Thạnh.
Thạnh dạ một tiếng nhỏ, trờ lên nhà:
- Mày cầm cái gì đó, đưa đây tao coi
- Dạ chà là…
- Chà là…
Mắt thầy Bảy long lên. Tay áo rỗng bên cánh tay cụt vung vảy. Thầy gắt giọng:
- Thạnh, chà là có thế cơm được không mậy?
Thạnh sợ hãi. Điệu này dám ăn roi lắm. Trí óc non nớt lựa lời:
- Dạ, bị cô giáo bắt ở lại chép cho hết bài. Còn chà là tụi nó hái hồi ra chơi cho con.
Thầy Bảy càng lúc càng giận dữ.
- Học với hành. Cái ngữ mầy mà học với hành. Tao què cụt, đâu có nuôi cơm cho mầy để mầy đi chơi, đàn đúm với bạn bè mất dạy. Cái lũ trâu bò.
- Dạ, mà con đi học…
- Đi học…
Thầy Bảy rít lại giữa hai hàm răng, tiện tay, thầy với chiếc ly con để trên ván. Bằng sức lực trên cánh tay còn lại, thầy vứt thẳng vào mặt Thạnh. Tội nghiệp, thằng bé cúi đầu tránh, nhưng không kịp, chiếc ly vỡ tan gây một mảnh cứa ngang lỗ tai xót buốt. Thằng Thạnh la lên một tiếng kinh hoàng khi thấy máu nhỏ giọt từ chỗ đau. Nước mắt rơi như mưa. Thạnh ôm đầu chạy xuống bếp. Trên nhà thầy Bảy tiếp tục chửi mắng thằng Thạnh thậm tệ.
- Có chuyện chi vậy thầy Bảy?
Thạnh im tiếng khóc lắng tai nghe. Giọng bà mụ Năm. Thầy Bảy ngưng ngay câu chửi mắng nửa chừng, chào bà mụ Năm, nhưng giọng còn cứng vì cơn giận chưa lắng.
- Có chuyện chớ. Mời chị ngồi.
- Được, thầy để tui. Có má con Bông nữa. Đang cột ghe ở ngoài, chỉ vô bây giờ. Sao, thầy mạnh giỏi chớ? Cắt chỉ rồi phải không? Thôi vậy cũng may lắm. Có phước lắm. Mình ăn hiền ở lành trời cũng thương.
- Dạ… Ủa chị Tư má con Bông kìa. Ngó bộ chị chịu thuốc rồi. Sinh xong, dậy thấy đỏ da đỏ thịt.
Má con Bông tất tả vô nhà, tay ôm một gói lớn.
- Bữa nay đi chợ, ghé qua thăm thầy Bảy. Tui nhớ ơn thầy lắm, không có tui, thầy đâu có ra cái nông nỗi này. Tui có mấy hộp sữa con chim, thầy dùng đỡ buổi sáng. Ừa, mà thằng Thạnh đâu rồi thầy Bảy. Thằng nhỏ cũng hiền ghê.
Má con Bông từ xưa vẫn được tiếng là lắm lời. Bả nói thì một thôi một hồi không hết chuyện. Thầy Bảy nghe nhắc đến thằng Thạnh thì cơn tức giận nổi lên. Nhưng thầy rán dằn nói qua quýt.
- Thôi đi chị ơi, nuôi nó tui chẳng được cái ích lợi chi hết. Miếng cơm miếng nước đỡ đần được chút ít thì cũng hao hơi rát cổ. Có bao giờ tui nói nó nghe. Mà cũng phải, người dưng nước lã, họ hàng gì. Nuôi như nuôi ong. Ong còn lấy được mật, chớ thằng Thạnh mật đâu mà lấy. Còn chuốc họa vô người.
Thầy Bảy ám chỉ cánh tay đã mất. Má con Bông cũng biết ý. Bà mụ Năm thì khác. Bà hòa đồng ngay với thầy Bảy:
- Thằng nhỏ trông cũng lanh lợi ghê. Có điều nuôi người dưng trong nhà mệt lắm thầy ơi. Nó ăn rồi nó phản. Người xưa có câu: cứu vật vật trả ơn, cứu nhơn nhơn trả oán. Đúng thiệt là đúng. Như con mẹ hai Mung đó. Tự nhiên, yên lành một thân một mình không chịu, nuôi đứa con nuôi. Nó lớn, nó nghe lời tụi ăn cướp về vơ vét hết gia tài. Có nước ngồi mà khóc chớ làm gì.
Má con Bông gạt ngang:
- Đồ vô ơn vô học, chớ thằng Thạnh có học hành mà. Tui biết nó. Ngó vậy chớ cũng biết lễ phép lắm. Biết kính người trên kẻ dưới lắm. Với lại má thằng Thạnh quen biết với thầy Bảy đây mà.
Hình như thầy Bảy không mấy hài lòng về câu nói của bà Tư mẹ con Bông. Bà Tư biết vậy lảng sang chuyện khác:
- Thầy có hay biết điều chi không?
- Trời ơi, tui đau rệp mạng mấy tháng này còn biết đến cái chuyện gì. Mà có chuyện gì vậy hở chị?...
- Hàng xóm họ bàn ra bàn vô cả tháng rồi mà thầy hổng biết gì ráo trọi…
Mụ Năm hớt ngang:
- Nói quách cho thầy Bảy biết chuyện cho rồi. Đằng xóm có thằng cha tự xưng là thầy thuốc đến miệt mình lập nghiệp đó mà…
Thầy Bảy lặng người một giây. Thằng cha nào vậy. Ai dám tới đây múa rìu qua mắt thầy. Thầy là thầy thuốc lâu năm nhứt xóm, thầy rành rẽ bệnh trạng từng người một trong vùng. Dân vùng ai mà tin cho được thằng cha cha căng chú kiết bá vơ nào đó…
Trong khi thầy đang miên man với bao ý nghĩ, bà Tư cứ đều đều nói về người lạ mặt:
- Thằng chả mua lại miếng đất cất nhà chỗ bà Hai Cơ, má thằng Thạnh ở trước đó. Thoạt đầu ai cũng nghi ngờ thằng chả là thứ nầy thứ nọ, nhưng mặt mũi cũng dễ coi, hổng thấy vợ con gì ráo. Thằng chả treo cái bảng ở trước cửa đề chữ Y tá màu đỏ giống y như ở đàng chợ vậy đó. Thằng chả lại có cái tủ gương nhỏ để đầy mấy cái hộp toàn chữ gì không hà.
Thầy Bảy bừng bừng tức giận. Mới nghe thầy cũng đã cảm thấy ghét cay ghét đắng thằng cha y tá chưa quen. Mà nó tới đây làm chi hà. Thầy buột miệng:
- Tầm ruồng… Cái ngữ thuốc men đó có ngày bà con chết hết. Để coi. Chữa cho dân miệt vườn này vài lần là bị đuổi chạy dài cho coi. Thứ đồ lường gạt thiên hạ…
Mụ Năm đẩy đưa:
- Thiệt, tui chẳng tin ai ngoài thầy đây. Mấy chục năm nay, không có thầy Bảy thì…
Thầy Bảy được vuốt ve, sung sướng, nhưng cũng nói nhún:
- Tui già rồi chị à, tre già để cho măng mọc. Nhưng cũng nên coi chừng cái tụi lường gạt bà con, hết tiền mà tật mang đó.
Bà Tư chợt nhớ một câu chuyện vụt nói:
- Ừa, mà cũng lạ, chắc thằng cha này là thầy thuốc thiệt thầy Bảy à. Bữa hôm trước, tui thấy cô giáo tới mua thuốc trị bệnh ở đó đó. Có cả thầy thơ ký đằng quận, hôm trước về thăm nhà mắc mưa cũng qua đó, nghe nói là để tiêm thuốc.
- Có ngày thằng chả dám chiếm hết khách hàng của thầy Bảy quá.
Mặt thầy Bảy đanh lại. Câu chuyện vừa kể chạm tự ái thầy Bảy không thể tưởng tượng được. Thầy thấy mình hết thời rồi. Y tá, y tá là cái gì. Kinh nghiệm thầy thuốc của thầy đáng lẽ phải là bảo đảm chắc chắn chứ. Ngó bộ hai con mụ ngồi trước mặt thầy cũng thích thằng cha y tá nào đó hơn. Thầy có cảm tưởng như mình bị bạc ơn một cách trắng trợn. Hèn gì. Phải mà. Hèn gì suốt tháng nay, con bệnh trốn thầy. Chỉ lèo tèo dăm ba người đau bụng, cảm nóng. Thầy tưởng là tất cả dân trong vùng đều mạnh khỏe hết. Chớ đâu có ngờ cái thằng cha nào đó chiếm hết khách hàng của thầy. Mà tức một cái là đâu phải dân vùng nầy. Phải dân vùng nầy thì còn đỡ, bề nào cũng bà con. Đằng này cha căng chú kiết ở đâu đến đây lập nghiệp. Thầy gằn giọng hỏi lần nữa để xác định:
- Thằng chả không phải là người ở miệt này?
- Nghe đâu thằng chả ở Rạch Giá, một thân một mình, nên lưu lạc đến vùng mình…
Mãi cho đến khi bà mụ Năm và mẹ con Bông ra về, thầy Bảy mới dịu dịu được một chút. Mùi gạo mới từ dưới bếp đưa lên làm thầy đói bụng. Thầy bước xuống ván. Cánh tay còn lại lần túi áo trong lấy ra bọc thuốc hút. Nhưng mâm cơm đã dọn lên. Thầy sà vào cầm lấy cái muỗng nhôm xúc cơm đưa lên miệng. Thằng Thạnh ngồi ăn lặng lẽ. Ánh đèn dầu hắt chiếc bóng hai bác cháu lên vách. Xong chén cơm thứ nhất, thầy Bảy đằng hắng giọng nói.
- Thạnh à, mầy có biết thằng cha y tá ở bên sông không?
Thằng Thạnh lắc đầu nhanh:
- Dạ không.
- Thằng chả người Rạch Giá, tới cất nhà ở chỗ nhà mầy hồi trước đó. Sáng mai, mầy nghỉ học…
- Ngày mai chủ nhật mà bác…
- Ừa, ngày mai mày qua bển dòm thử tao thằng chả như thế nào, cái cửa tiệm bán thuốc ra sao, rồi về nói cho tao hay.
- Dạ…
- Nhớ nghe, sáng mai đi chớ tao không nhắc lại đâu. Ừa, mà quẹt đâu mà mầy nhen lửa…
- Con mượn bác Bình…
- Cho tao miếng nước nóng Thạnh à.
- Dạ. Con đang nấu cháo bác Bảy à. Đợi cháo chín con bắt nước.
Thầy Bảy quát lên:
- Mới tảng sáng đã lo ăn. Tao chết rồi lấy ai kiếm gạo, kiếm khô.
Vết thương hành hạ thầy Bảy khiến tâm tính thầy cũng đổi khác. Trước kia thầy hưỡn hưỡn bao nhiêu, bây giờ thầy gay gắt bấy nhiêu. Thầy lại hay bực mình vô cớ. Bao cái khó khăn ở người già đợi lúc này mới phát tiết ra hết. Thầy nằm im, cố dằn cơn bực bội, nhưng không được. Thầy lẩm bẩm trong miệng những câu nguyền rủa. Thạnh sợ không dám chọc giận thầy Bảy. Tí nữa phải đi học rồi. Nếu chọc thầy Bảy giận, ổng chửi không cho đi thì làm sao. Nghĩ vậy, Thạnh vội vàng cho nồi cháo xuống rồi đổ nước nấu sôi.
Khi nồi nước đã sôi, Thạnh lựa một miếng vải sạch lau rửa lớp thuốc đắp trên cánh tay thầy Bảy. Thầy vừa rên vừa trách móc, hết trách Thạnh, lại trách bà mụ Năm, trách mẹ con Bông, những người gây hại cho thầy. Lúc Thạnh đắp miếng thuốc cuối cùng lên tay thầy Bảy thì đã có tiếng con Bông kêu ở ngoài sân; thầy Bảy nhướng mắt hỏi:
- Đứa nào kêu vậy? Mới bảnh mắt. Nói tao không có thuốc men gì hết.
Thạnh ấp úng:
- Dạ không, con Bông.
Thầy Bảy chợt nghe tức khan. Cái con trời vật. Thầy gằn giọng:
- Nó kêu mày làm gì sớm vậy hả?
- Dạ, bị bữa nay đi học bác Bảy à. Trường làm xong rồi.
Thầy Bảy càng thấy tức hơn. Giữa lúc thầy đau muốn chết, nhích cái chân không nổi mà nó đòi đi. Thầy hỏi kháy:
- Rồi bây giờ mày đi hả?
Thạnh mừng rơn, tưởng thầy Bảy đồng ý. Một chân nó bước xuống, một tay cầm lấy miếng giẻ, lau qua quít bộ ván. Nó trả lời thật nhanh:
- Dạ bữa nay đi học bác Bảy à. Con bắt cháo chín rồi. Cô giáo dặn đi học buổi đầu cho đông đủ, nghe nói có ông Trưởng Ty xuống coi cái trường mới đó bác.
Thầy Bảy khoát tay, giọng lạnh như đồng:
- Tay chưn tao như vầy chắc chút nữa đi lấy cháo, nấu cơm được rồi chớ gì? Thôi, mầy đi đâu cứ đi đi. Muốn đi luôn cũng được tất. Phải mà, tao với mày có thân bằng quyến thuộc chi cho cam. Thứ cháu nuôi mà. Nhưng làm người phải biết trước biết sau chớ.. Ăn ở…
Thầy Bảy khựng lại không nói nữa vì chợt nhớ thằng Thạnh còn nhỏ, và thấy rõ sự vô lý của mình. Nhưng vì thấy rõ sự vô lý của mình nên thầy Bảy đâm giận thêm. Cái tức cứ bốc lên ngùn ngụt, mà không biết tức ai. Thầy đưa tay lên ôm ngực. Cánh tay đau như có ngàn mũi dao xuyên thủng khi cử động mạnh bất ngờ. Thầy kêu lên, người vặn vẹo, nhăn nhó. Thằng Thạnh đứng sững, nước mắt vòng quanh. Nó chưa kịp có phản ứng gì thì con Bông đã trờ đầu vô nhà:
- Đi học chớ, coi chừng trễ. Có xôi nè…
Nó cũng ngẩn người ra trước cảnh tượng trong nhà. Tiếng rên của thầy Bảy nghe rợn người.
- Thạnh, Thạnh, thầy Bảy đau dữ vậy à?
Thằng Thạnh không biết trả lời sao. Nó gật đầu buồn bã.
- Làm sao bây giờ hả Bông?
Con Bông đặt mấy quyển vở trên bàn, nhón nhén đến gần Thầy Bảy, nó nói:
- Chở thầy Bảy lên chợ đi Thạnh.
Thạnh nhìn thầy Bảy. Cơn đau làm thầy không nói được tiếng nào. Thật tình vết thương quá nặng khiến thầy lo sợ. Tự ái của một thầy thuốc vườn lâu năm cũng không đủ để thầy bớt đi phần nào ý nghĩ chết chóc. Thầy muốn lên chợ lắm rồi.
Con Bông không thấy thầy và thằng Thạnh nói gì, tưởng là mình nói không rõ, nó nhắc lại:
- Chở thầy Bảy lên chợ, vô ty y tế đi. Để lâu.. cô giáo nói mỗi khi có bệnh nặng nên nhờ ty y tế lo thuốc men mà.
Thạnh chần chừ vì sợ thầy Bảy mắng:
- Thạnh đâu biết làm sao.
Con Bông hăng hái đề nghị:
- Bây giờ để Bông nói anh Năm Nghĩa nghe. Ảnh bà con với Bông đó. Để coi. Bữa nay ảnh lên chợ á. Bông nhờ ảnh cho.
Nói vừa xong câu, con Bông chạy vụt đi. Thạnh đứng trân giữa nhà trong sự bối rối cùng cực. Thầy Bảy càng lúc càng rên lớn. Cơn đau nhận chìm thầy xuống vực rồi lại nâng thầy lên cao với những cái nẩy mình đau đớn. Vết thương chảy mủ lẫn với máu xuyên qua lần vải ngà ướt rượt. Thạnh cầm lấy tay thầy Bảy thoa nhè nhẹ.
- Đâu, thầy Bảy đâu rồi Bông?
Tiếng nói lớn, mạnh dạn của anh Năm Nghĩa như chiếc cột lớn cắm giữa dòng sông chảy xiết, và Thạnh là người đang trôi. Thạnh đứng lên nhanh nhẹn kéo rộng cánh cửa. Anh Năm Nghĩa lách mình vào. Anh oang oang:
- Thầy Bảy đau nhiều không? Sao mấy bữa hổng nói tui chở lên chợ kiếm thuốc. Bây giờ thầy đi ra ghe được chớ. Cha, ngó bộ vết thương hành dữ hà.
Thầy Bảy rán nhịn đau, mở lớn mắt nhìn anh Năm biết ơn.
- Chắc tui chết quá anh Năm à. Đau chịu hổng thấu.
- Thầy nói vậy chớ vết thương ăn thua chi. Tháng trước, thằng Giỏi bị nát ngướu chưn mà có hề gì đâu.
Thạnh lăng xăng bỏ một ít áo quần, tiền bạc vô cái bị thầy Bảy thường để thuốc. Chợt nhớ, Thạnh hỏi:
- Tui có đi theo không anh Năm?
- Mầy theo làm chi cho chật ghe. Tao để ổng ở trển, có y tá săn sóc rồi. Mai mày nấu cháo nấu cơm xách lên trển cho ổng cũng được. Ở nhà ngó nhà chớ để tụi ăn trộm nó bứng cả nhà đi hết có mà đi xách bị.
Thạnh vừa mừng vừa lo. Như thế, làm thế nào để đi học. Ở nhà ngó nhà, xách cơm cho thầy Bảy. Thì giờ nào đến trường. Nhưng thằng Thạnh không phải nghĩ lâu, vì anh Năm đã ôm xốc thầy Bảy dậy và cõng lên vai.
Chiếc ghe chở thầy Bảy đi xa qua khỏi khúc quẹo. Thạnh đứng nhìn theo rưng rưng. Con Bông đã đi học tự lúc nào. Thạnh không biết mình buồn hay sao nữa. Chỉ thấy người ngây ngây không thiết làm gì hết. Thạnh quay trở vào nhà và ngồi mõn mắt sau hè nhìn về phía trường học.
Đến quá trưa, lúc con nước ròng rọc mấp mé chân cầu ván, Thạnh mới đem gạo ra ngoài bến vo nấu cơm ăn. Ngôi nhà im vắng lạ lùng. Hàng dừa già trước ngõ xào xạc lá chạm nhau. Mặt trời bị mây che khuất giải xuống mặt sông con nắng hanh mờ. Thạnh soi mặt xuống mặt nước sông bập bềnh. Bóng một đứa bé trai mặt mày hốc hác, đôi mắt buồn rầu, một mình. Rá gạo chênh vênh nửa lừng hắt cái bóng tròn đen như người bạn độc nhất đứng cạnh. Thạnh cảm thấy mình chơ vơ vô cùng. Nước mắt từ đâu dâng lên thật nhanh. Rá gạo rơi xuống ván cầu và Thạnh gục đầu nấc lên:
- Mẹ ơi.
Nhưng rồi cũng đến ngày thầy Bảy về nhà. Thạnh nghỉ học hơn một tháng để bới xách cơm cháo. Thầy Bảy trở về, nhưng trở về với sự mất mát lớn lao. Một cánh tay bị cưa lên gần vai. Vết thương nhiễm độc, để lâu thối đến tận xương, không chữa chạy gì được. Vì vậy, các bác sĩ đã quyết định cắt phăng cánh tay đã trở thành vô dụng. Chỗ bị cắt bây giờ đã nhăn nhúm lại đỏ hồng. Đó là chưa cắt chỉ chứ chừng vài tháng nó đóng sẹo thâm lại. Anh Năm nói với thầy Bảy như vậy khi đưa thầy về nhà. Bà con lối xóm đến thăm thầy nườm nượp. Họ nhìn, trầm trồ bàn tán về vết thương, về cánh tay cụt và tỏ ý nuối tiếc, giá thầy lên chợ sớm thì còn cánh tay. Những câu nói, lời bàn, cùng với vết thương hiện diện, sự mất mát hoàn toàn một phần thân thể là vết thương sâu khắc trong lòng thầy Bảy. Người đến thăm về rồi quên, nhưng thầy Bảy không quên được. Càng không quên thầy càng đâm ra tức bực, giận dữ. Lẽ tất nhiên cơn tức dồn lên đầu thằng Thạnh bởi nó là người đã gây ra mọi việc. Thầy Bảy cho là như vậy. Nếu đêm hôm đó, thầy Bảy không đi, nếu không có thằng Thạnh, nếu không có cái nhìn ai oán làm thầy nhớ lại hình ảnh xa xôi của má thằng Thạnh, nếu không… thì thầy làm sao mà bị lạc đạn như thế được.
Càng phân tích, càng gậm nhấm những lý do vòng vo đó, thầy Bảy đâm ra bực mình, thù hằn. Nói thù hằn thì không đúng, nhưng từ đó, thằng Thạnh bị chửi mắng nhiều hơn.
Đã vậy, nghề thuốc của thầy càng lúc càng ế khách hàng. Cánh tay còn lại không đủ sức để bương bãi tìm thuốc quý ở các ven rừng thưa, nhầy nhụa, nhất là mùa mưa đến. Cảnh nhà do đấy túng thiếu hẳn ra.
Chiều hôm nay, thầy Bảy bó gối trước hiên nhà. Thằng Thạnh đi học chưa về. Mặt nước sông xao động vì gió, màu đục lờ lờ. Đằng xa tít, một ít mây đen vần vũ. Những lằn chớp nhỏ vằn vện trên trời. Thầy Bảy lẩm nhẩm:
- Giông rồi.
Cánh tay bỗng trở đau nhức. Thầy bóp rượu ngâm gừng suốt mấy ngày nay. Nhưng vẫn không tránh được. Mùi gừng cay sè. Quãng đời về chiều buồn như chiều giông. Thầy mang máng thấy lòng oán hận một chuyện gì lẫn lộn với nỗi buồn mông mênh.
Thầy lững thững ra nhìn con nước rồi trở vô nhà.
- Nước rút mà thằng nhỏ chưa chịu về nấu cơm nước. Ăn với học.
Thầy thấy thèm một điếu thuốc ấm. Mở hộp quẹt, chỉ con một cây diêm độc nhất. Kẹp cái hộp quẹt vào hai ngón chân, thầy khó khăn bật diêm bằng cánh tay còn lại. Chút lửa bật ra, sáng rỡ, thầy run run đưa lên môi. Một cơn gió ào ạt tới, đóm lửa tắt ngấm. Thầy tức bực vứt hộp diêm rỗng vào góc nhà, trở ra võng. Diêm hết mà hôm qua lên chợ không chịu mua. Lấy gì mà nấu cơm. Lấy gì mà nấu nước. Càng nghĩ thầy Bảy càng giận tức. Thầy lẩm nhẩm luôn miệng.
- Đồ vô dụng. Cái đồ vô dụng.
Có tiếng chân thằng Thạnh đi học trở về. Thoáng qua cửa, thấy thầy Bảy nằm ở võng, thằng Thạnh đi ngã sau, vòng vô bếp. Trên tay Thạnh nặng chĩu những chùm chà là cuối mùa vàng hạt. Thầy Bảy tức giận đến đỏ mặt. Cái thằng quá lắm rồi. Nó trốn mặt chớ. Để coi. Thầy kêu to:
- Thạnh, lên tao biểu. Thạnh.
Thạnh dạ một tiếng nhỏ, trờ lên nhà:
- Mày cầm cái gì đó, đưa đây tao coi
- Dạ chà là…
- Chà là…
Mắt thầy Bảy long lên. Tay áo rỗng bên cánh tay cụt vung vảy. Thầy gắt giọng:
- Thạnh, chà là có thế cơm được không mậy?
Thạnh sợ hãi. Điệu này dám ăn roi lắm. Trí óc non nớt lựa lời:
- Dạ, bị cô giáo bắt ở lại chép cho hết bài. Còn chà là tụi nó hái hồi ra chơi cho con.
Thầy Bảy càng lúc càng giận dữ.
- Học với hành. Cái ngữ mầy mà học với hành. Tao què cụt, đâu có nuôi cơm cho mầy để mầy đi chơi, đàn đúm với bạn bè mất dạy. Cái lũ trâu bò.
- Dạ, mà con đi học…
- Đi học…
Thầy Bảy rít lại giữa hai hàm răng, tiện tay, thầy với chiếc ly con để trên ván. Bằng sức lực trên cánh tay còn lại, thầy vứt thẳng vào mặt Thạnh. Tội nghiệp, thằng bé cúi đầu tránh, nhưng không kịp, chiếc ly vỡ tan gây một mảnh cứa ngang lỗ tai xót buốt. Thằng Thạnh la lên một tiếng kinh hoàng khi thấy máu nhỏ giọt từ chỗ đau. Nước mắt rơi như mưa. Thạnh ôm đầu chạy xuống bếp. Trên nhà thầy Bảy tiếp tục chửi mắng thằng Thạnh thậm tệ.
- Có chuyện chi vậy thầy Bảy?
Thạnh im tiếng khóc lắng tai nghe. Giọng bà mụ Năm. Thầy Bảy ngưng ngay câu chửi mắng nửa chừng, chào bà mụ Năm, nhưng giọng còn cứng vì cơn giận chưa lắng.
- Có chuyện chớ. Mời chị ngồi.
- Được, thầy để tui. Có má con Bông nữa. Đang cột ghe ở ngoài, chỉ vô bây giờ. Sao, thầy mạnh giỏi chớ? Cắt chỉ rồi phải không? Thôi vậy cũng may lắm. Có phước lắm. Mình ăn hiền ở lành trời cũng thương.
- Dạ… Ủa chị Tư má con Bông kìa. Ngó bộ chị chịu thuốc rồi. Sinh xong, dậy thấy đỏ da đỏ thịt.
Má con Bông tất tả vô nhà, tay ôm một gói lớn.
- Bữa nay đi chợ, ghé qua thăm thầy Bảy. Tui nhớ ơn thầy lắm, không có tui, thầy đâu có ra cái nông nỗi này. Tui có mấy hộp sữa con chim, thầy dùng đỡ buổi sáng. Ừa, mà thằng Thạnh đâu rồi thầy Bảy. Thằng nhỏ cũng hiền ghê.
Má con Bông từ xưa vẫn được tiếng là lắm lời. Bả nói thì một thôi một hồi không hết chuyện. Thầy Bảy nghe nhắc đến thằng Thạnh thì cơn tức giận nổi lên. Nhưng thầy rán dằn nói qua quýt.
- Thôi đi chị ơi, nuôi nó tui chẳng được cái ích lợi chi hết. Miếng cơm miếng nước đỡ đần được chút ít thì cũng hao hơi rát cổ. Có bao giờ tui nói nó nghe. Mà cũng phải, người dưng nước lã, họ hàng gì. Nuôi như nuôi ong. Ong còn lấy được mật, chớ thằng Thạnh mật đâu mà lấy. Còn chuốc họa vô người.
Thầy Bảy ám chỉ cánh tay đã mất. Má con Bông cũng biết ý. Bà mụ Năm thì khác. Bà hòa đồng ngay với thầy Bảy:
- Thằng nhỏ trông cũng lanh lợi ghê. Có điều nuôi người dưng trong nhà mệt lắm thầy ơi. Nó ăn rồi nó phản. Người xưa có câu: cứu vật vật trả ơn, cứu nhơn nhơn trả oán. Đúng thiệt là đúng. Như con mẹ hai Mung đó. Tự nhiên, yên lành một thân một mình không chịu, nuôi đứa con nuôi. Nó lớn, nó nghe lời tụi ăn cướp về vơ vét hết gia tài. Có nước ngồi mà khóc chớ làm gì.
Má con Bông gạt ngang:
- Đồ vô ơn vô học, chớ thằng Thạnh có học hành mà. Tui biết nó. Ngó vậy chớ cũng biết lễ phép lắm. Biết kính người trên kẻ dưới lắm. Với lại má thằng Thạnh quen biết với thầy Bảy đây mà.
Hình như thầy Bảy không mấy hài lòng về câu nói của bà Tư mẹ con Bông. Bà Tư biết vậy lảng sang chuyện khác:
- Thầy có hay biết điều chi không?
- Trời ơi, tui đau rệp mạng mấy tháng này còn biết đến cái chuyện gì. Mà có chuyện gì vậy hở chị?...
- Hàng xóm họ bàn ra bàn vô cả tháng rồi mà thầy hổng biết gì ráo trọi…
Mụ Năm hớt ngang:
- Nói quách cho thầy Bảy biết chuyện cho rồi. Đằng xóm có thằng cha tự xưng là thầy thuốc đến miệt mình lập nghiệp đó mà…
Thầy Bảy lặng người một giây. Thằng cha nào vậy. Ai dám tới đây múa rìu qua mắt thầy. Thầy là thầy thuốc lâu năm nhứt xóm, thầy rành rẽ bệnh trạng từng người một trong vùng. Dân vùng ai mà tin cho được thằng cha cha căng chú kiết bá vơ nào đó…
Trong khi thầy đang miên man với bao ý nghĩ, bà Tư cứ đều đều nói về người lạ mặt:
- Thằng chả mua lại miếng đất cất nhà chỗ bà Hai Cơ, má thằng Thạnh ở trước đó. Thoạt đầu ai cũng nghi ngờ thằng chả là thứ nầy thứ nọ, nhưng mặt mũi cũng dễ coi, hổng thấy vợ con gì ráo. Thằng chả treo cái bảng ở trước cửa đề chữ Y tá màu đỏ giống y như ở đàng chợ vậy đó. Thằng chả lại có cái tủ gương nhỏ để đầy mấy cái hộp toàn chữ gì không hà.
Thầy Bảy bừng bừng tức giận. Mới nghe thầy cũng đã cảm thấy ghét cay ghét đắng thằng cha y tá chưa quen. Mà nó tới đây làm chi hà. Thầy buột miệng:
- Tầm ruồng… Cái ngữ thuốc men đó có ngày bà con chết hết. Để coi. Chữa cho dân miệt vườn này vài lần là bị đuổi chạy dài cho coi. Thứ đồ lường gạt thiên hạ…
Mụ Năm đẩy đưa:
- Thiệt, tui chẳng tin ai ngoài thầy đây. Mấy chục năm nay, không có thầy Bảy thì…
Thầy Bảy được vuốt ve, sung sướng, nhưng cũng nói nhún:
- Tui già rồi chị à, tre già để cho măng mọc. Nhưng cũng nên coi chừng cái tụi lường gạt bà con, hết tiền mà tật mang đó.
Bà Tư chợt nhớ một câu chuyện vụt nói:
- Ừa, mà cũng lạ, chắc thằng cha này là thầy thuốc thiệt thầy Bảy à. Bữa hôm trước, tui thấy cô giáo tới mua thuốc trị bệnh ở đó đó. Có cả thầy thơ ký đằng quận, hôm trước về thăm nhà mắc mưa cũng qua đó, nghe nói là để tiêm thuốc.
- Có ngày thằng chả dám chiếm hết khách hàng của thầy Bảy quá.
Mặt thầy Bảy đanh lại. Câu chuyện vừa kể chạm tự ái thầy Bảy không thể tưởng tượng được. Thầy thấy mình hết thời rồi. Y tá, y tá là cái gì. Kinh nghiệm thầy thuốc của thầy đáng lẽ phải là bảo đảm chắc chắn chứ. Ngó bộ hai con mụ ngồi trước mặt thầy cũng thích thằng cha y tá nào đó hơn. Thầy có cảm tưởng như mình bị bạc ơn một cách trắng trợn. Hèn gì. Phải mà. Hèn gì suốt tháng nay, con bệnh trốn thầy. Chỉ lèo tèo dăm ba người đau bụng, cảm nóng. Thầy tưởng là tất cả dân trong vùng đều mạnh khỏe hết. Chớ đâu có ngờ cái thằng cha nào đó chiếm hết khách hàng của thầy. Mà tức một cái là đâu phải dân vùng nầy. Phải dân vùng nầy thì còn đỡ, bề nào cũng bà con. Đằng này cha căng chú kiết ở đâu đến đây lập nghiệp. Thầy gằn giọng hỏi lần nữa để xác định:
- Thằng chả không phải là người ở miệt này?
- Nghe đâu thằng chả ở Rạch Giá, một thân một mình, nên lưu lạc đến vùng mình…
Mãi cho đến khi bà mụ Năm và mẹ con Bông ra về, thầy Bảy mới dịu dịu được một chút. Mùi gạo mới từ dưới bếp đưa lên làm thầy đói bụng. Thầy bước xuống ván. Cánh tay còn lại lần túi áo trong lấy ra bọc thuốc hút. Nhưng mâm cơm đã dọn lên. Thầy sà vào cầm lấy cái muỗng nhôm xúc cơm đưa lên miệng. Thằng Thạnh ngồi ăn lặng lẽ. Ánh đèn dầu hắt chiếc bóng hai bác cháu lên vách. Xong chén cơm thứ nhất, thầy Bảy đằng hắng giọng nói.
- Thạnh à, mầy có biết thằng cha y tá ở bên sông không?
Thằng Thạnh lắc đầu nhanh:
- Dạ không.
- Thằng chả người Rạch Giá, tới cất nhà ở chỗ nhà mầy hồi trước đó. Sáng mai, mầy nghỉ học…
- Ngày mai chủ nhật mà bác…
- Ừa, ngày mai mày qua bển dòm thử tao thằng chả như thế nào, cái cửa tiệm bán thuốc ra sao, rồi về nói cho tao hay.
- Dạ…
- Nhớ nghe, sáng mai đi chớ tao không nhắc lại đâu. Ừa, mà quẹt đâu mà mầy nhen lửa…
- Con mượn bác Bình…
_______________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG III