CHƯƠNG IV
Nội trú, đêm buồn nhất đời…
Các bạn chung quanh con ngủ hết trơn rồi me ơi. Con đang trùm mền kín, bấm ngọn đèn pin thật nhỏ viết nhật ký cho me đây, con hồi hộp ghê đó me, mỗi lần nghe tiếng dép của sơ Madeleine đầu phòng, là con vội tắt cây đèn nằm im thin thít không dám nhúc nhích một tí nữa. Tại vì quá 10 giờ rồi đó me, chúng con chỉ được phép chong đèn đến 10 giờ thôi. Đời sống nội trú gò bó kinh khủng rứa mà dần dà con cũng quen đi. Có ai ngờ con Trang bướng bỉnh ngày nào chừ cũng rập khuôn rập phép như ai, chẳng bù dạo mới vào nội trú, dì Phượng cứ lo con ở không nổi. Không nổi rồi cũng phải nổi, ba đã vậy, me đã vậy thì đành sống với thiên hạ chứ biết làm sao hơn. Con buồn lắm me ơi, nhất là đêm nay, con cứ nhắm mắt hoài mà không sao ngủ được. Vì sao me biết không ? Tại tin me bị bắt làm con choáng váng, làm con lảo đảo như vừa bị ai túm lấy người quay tròn chong chóng rồi buông ra. Con đau xót lắm me ơi, me giao thiệp chi với dì Lan mất nết đó để đến nỗi bị họa lây, để bị giam bị giữ, tổn thương đến danh dự của mình thế hả me ? Me ơi, me dịu dàng, me hiền thục của con, me dừng lại đi me trước hố sâu tội lỗi. Con đường dù nghiêng dốc nhưng me vừa mới dấn vài bước, me có thể quay lui dễ dàng, có ba đang chờ me, có con đang chờ me bên lề vực thẳm, mình hãy nắm tay nhau rời xa nơi đó, để quay về tổ ấm màu hồng của chúng ta. Me ơi, con nhớ căn nhà dễ thương của chúng ta quá, nhất là nhớ khóm trúc đào màu hoa như pháo cưới và con đường rẽ vào nhà nắng trải từng hạt sao vàng lung linh. Me bị bắt rồi thảo nào chẳng ai lại đón con, ông bà Ngoại già rồi và dì Dung dì Hạnh thì bận đi học, mỗi lần qua Đồng Khánh phải nhọc hai lần xe buýt, thì hơi sức mô mà qua đây báo tin cho con me nhỉ. Riêng dì Phượng là có xe Hon da, nhưng chắc dì cũng quýnh quáng lên đến nỗi quên con nốt, nhưng con không lấy thế làm buồn đâu me, con chỉ cầu mong sao me chóng thoát khỏi vòng lao lý để quay về với ba, với con...
Sáng chủ nhật em ngủ dậy đôi mắt sưng vù, Hảo dán mắt sát mặt em :
- “Mít ướt” lại khóc nữa rồi, phải can đảm lên chớ.
Em nói dối :
- Tao ngủ không được, mắt tao sưng chớ đâu phải tao khóc.
Hảo khoác vai em :
- Mi đọc truyện Tuổi Hoa không ? Hôm qua tao có nhờ con Diệu Minh mua dùm mấy quyển mới xuất bản, tới đây tao cho mượn.
- Hay không Hảo ?
- Tao chưa coi nhưng nghe nói khá lắm.
Tương Như từ dưới lầu chạy lên, miệng hát líu lo : “Một ngày đẹp tươi hồng, suối mơ reo hòa ngàn thông, chim vui hót ca trên cành...” Cô bé ăn diện thật đẹp, tay xách chiếc sắc màu đỏ có in hoa hippi, sáng nay Tương Như đang rộn rã chờ ba me nó từ Đà Nẵng ra đón đi biển Thuận An.
Em cầm mấy cuốn truyện trên tay hững hờ, em mải vui theo ánh mắt của Tương Như, em muốn cười theo nụ cười đang nở hoa trên đôi vành môi mọng của cô bé. Em chợt ước ao, phải chi mình là Tương Như, phải chi ba me mình hòa thuận như cảnh ấm êm mà Tương Như đang tận hưởng. Em nhìn ra ngoài trời, nắng mai tươi sáng nhảy nhót trên cành, có đôi chim sẻ đang chu mỏ bên nhau thì thầm lời âu yếm dưới một tàng lá thật non. Những chiếc lá non như đời học sinh trong suốt pha lê, như tuổi vô tư ngập tràn từng khóe mắt môi hồng. Em lại nhìn Tương Như, cô bé đang ngồi trên giường, tựa lưng vào tường, mắt tươi vui nhìn ra khung cửa và bàn tay gõ nhịp vu vơ, em định rủ Tương Như ra sân dạo chơi một lát, nhưng em không muốn làm vỡ những ý tưởng đang kết hoa trong đầu cô bé, hãy để yên cho nó mơ mộng, em thầm nhủ, thôi rủ Hảo cũng được. Em xuống lầu, thấy Hảo đang nhảy lò cò với tụi nhỏ lớp dưới, em ngao ngán lắc đầu:
- Trời đất, lớn rồi mà như con nít.
Hảo đang cúi người trên một chân để lượm viên ngói, cười nhìn em :
- Chơi không Trang ?
Em khoác tay :
- Thôi mi chơi, tao ra đây một chút.
Em đi về cuối sân. Con đường dài sỏi trắng bao quanh những khóm hoa rực rỡ muôn màu, nắng vàng soi lên từng hạt sương mai còn đọng trên cánh hoa, long lanh như những giọt nước mắt. Em đến bên hang đá, quỳ trước bức tượng mẹ Đồng Trinh nghe hồn lâng lâng. Con là người ngoại đạo, nhưng tôn kính vô cùng gương mặt Mẹ thanh cao, ánh mắt mẹ dịu dàng, như vỗ về an ủi con quên bớt nỗi buồn phiền. Lạy Mẹ, xin Mẹ soi sáng linh hồn me con. Lạy Mẹ ban cho gia đình con nguồn hạnh phúc ngày xưa, cho ba me con nắm tay nhau hoà thuận, cho con vui mừng nhảy từng bước chân chim sẻ trên con đường dẫn về tổ ấm lát gạch hồng hoa nắng đổ lung linh. Nắng vẫn huy hoàng gieo ánh sáng xuống trần gian, nắng vẫn trải hoa vàng trong sân trường chan hòa lá biếc, xin Mẹ ban cho con một tia nắng khả dĩ hơn tan được lớp băng giá đang vây bủa quanh đời. Con đường trước mặt con lạnh như mùa đông, đen như đêm tối, con đã lạc mất tổ ấm rồi Mẹ ơi.
Tiếng Hảo la ơi ới đằng sau lưng :
- Trang ơi, Trang ơi, có dì Phượng của mi tới tìm tề.
- Dì Phượng.
Em reo nhỏ trong hồn. Dì Phượng đang đứng sau lưng Hảo, gương mặt không buồn không vui :
- Trang.
Em ngước nhìn, đôi khóe mắt long lanh :
- Dì Phượng, lâu...
Dì Phượng ngồi lên phiến đá cạnh em :
- Trang, cháu có hay tin chi không ? Me cháu bị bắt, mấy tuần ni dì lo chạy đôn chạy đáo tìm người quen lãnh me cháu ra dùm, nếu biết được chuyện này, chắc cháu không còn oán trách dì tại răng không tới đón cháu, phải không Trang ?
Em cúi xuống bứt một cọng cỏ cắn giữa đôi môi :
- Cháu biết chuyện ni rồi. Cháu mới biết đây thôi nên mấy tuần trước cháu chờ đợi me đến khóc sưng cả mắt. Chừ cháu không buồn nữa mô dì Phượng. Dì Phượng ơi, rứa me cháu đã được về nhà chưa ?
Dì Phượng hôn nhẹ lên má em :
- Rồi cháu, me cháu mới được thả về hồi sớm, me còn đang mệt. Thôi, vào xin phép sơ về thăm me.
Em theo dì Phượng trở lại phòng vừa gặp lúc Tương Như tung tăng xách sắc chạy ra :
- Đi Thuận An với Như không Trang ?
Em lắc dầu :
- Có dì Phượng đến đón Trang rồi Như ơi.
Hảo chạy theo em :
- Trời đất ơi, Trang ơi, bộ mi có dì Phượng rồi quên luôn tao đó hả ?
Em dừng bước chờ Hảo, em quàng tay qua vai nó :
- Con ni thiệt, ai quên mi mô nờ.
Em đi trong ánh nắng rực rỡ ban mai, hàng cây xanh mướt, khung trời bao la. Suốt một tháng trời giam mình trong khuôn viên trường, trong phòng vắng, trong nỗi sầu tủi ngút ngàn không vơi, em như sống lại, em như hồi sinh giữa bầu không khí trong lành buổi sáng, giữa niềm sung sướng vô biên vì sắp nhìn thấy lại mặt me.
Em có cảm tưởng con đường về nhà xa thật là xa. Bờ lau bụi cỏ, hàng tre xanh soi bóng trên giòng nước lặng lờ như khoác một tấm áo mới, như gột rửa tất cả sự thản nhiên thường lệ để vươn cao lên dưới vòm trời biếc, giữa vùng mây trắng mông mênh. Em dự định trong lòng, em nhẩm tính trong tim, nhất định lần này gặp me, em sẽ khóc, sẽ van nài, sẽ vin vào những chuỗi ngày lao lý của me, để mong me tỉnh ngộ, từ bỏ những cuộc vui vô bổ đó đi mà quay về sum họp với gia đình.
Me đang nằm trên chiếc ghế xếp bằng mây màu lục làm gương mặt me càng xanh xao thêm. Em quì xuống bên me, bóng lá đổ tràn xuống vạt áo lung linh :
- Me, me.
Me nhìn em, ánh mắt buồn thật buồn :
-Trang, con có chờ me, có giận me không ?
Em gục đầu vào cánh tay me :
- Me, con không giận me mô, con chỉ sợ...
Me vuốt nhè nhẹ mái tóc em :
- Con sợ chi ?
Em nấc lên :
- Con sợ người ta bắt mất me.
Me cảm động, giọng me run run :
- Chừ thì con hết sợ rồi đó, me đã về bên con đây.
Em nhìn me, đôi mắt phượng lờ đờ mệt mỏi, môi phai thắm, má thôi hồng, làn tóc bù rối buông hững hờ. Me hiện thân nỗi chán nản tột cùng, me hiện thân loài chim mỏi cánh mong quay về tổ ấm. Em hy vọng, em thầm cầu khẩn Đức Mẹ Đồng Trinh giúp cho em thành công trong việc lôi cuốn me trở lại.
Me hỏi em :
- Trang, con đang nghĩ chi rứa ?
Đã đến lúc phải nói rồi đây, em ngập ngừng :
- Me, con muốn...
Em lại ngập ngừng, me dục :
- Cứ nói đi Trang, con muốn chi ? Cứ cho me biết.
Em hỏi dò :
- Me, me có chiều con không me.
- Chiều chứ, nếu sự đòi hỏi không vượt ngoài khả năng của me.
Em úp mặt vào cổ me, nói thật nhỏ, nói say sưa như chưa bao giờ được nói :
- Me, con không đòi hỏi chi quá đángcả, con chỉ muốn ba với me hòa thuận lại như xưa. Me ơi, con không muốn mất me, con cũng không muốn mất ba, ba me là của con, con chỉ muốn sống cạnh ba me đời đời kiếp kiếp trong ngôi nhà xinh đẹp của chúng ta. Ba me còn đó, nhà cửa còn đó, tại răng ba me lại bỏ nhau mà đi rồi bắt con phải đêm ngày sống thui thủi buồn tênh trong trường nội trú ? Me, me nghĩ kỹ lại đi, me quay về với ba đi me, ba thương me lắm mà...
Đôi mắt me đã buồn lại càng buồn thêm :
- Trang, chuyện giữa ba và me có nhiều phức tạp lắm, con còn nhỏ, con chưa hiểu thấu đáo mô.
Em lắc đầu, em quả quyết :
- Con biết mà me, con hiểu mà me, me chỉ cần xin lỗi ba một tiếng, con tin chắc là ba tha thứ cho me ngay...
Me nhếch môi :
- Me...
Em van lơn :
- Me, me đừng tự ái nữa...
Me dịu dàng nhìn em .
- Ừ, Trang, me sẽ cố gắng...
Em sung sướng lặng người :
- Me, thật nghe me, me đừng đi chơi với dì Lan nữa nghe me.
Nghe nhắc đến dì Lan, me quay lại hỏi dì Phượng đang ngồi đọc sách cạnh đấy :
- Lan có thường hay ghé đây không Phượng ?
Dì Phượng để ngón tay làm dấu trên trang sách đang đọc dở :
- Chị Lan được ra trước chị, cách đây một tuần, chị ấy có ghé hỏi thăm chị đã về chưa, từ đó đến nay không thấy chị ấy trở lại nữa.
Me lẩm bẩm :
- Chắc nó đi Sàigòn lo mấy cái áp phe bị trễ nải vì chuyện xui bất ngờ này rồi.
Em chợt nhớ đến ba, em mách me :
- Me ơi, ba cũng đi Sàigòn nhưng ba sắp về rồi, chắc biết được chuyện ni, ba vui mừng lắm.
Dì Phượng mở tròn mắt nhìn em :
- Vui ? Vui chi ? Bộ me bị bắt mà ba vui hả ?
Em cười khúc khích :
- Dì Phượng không biết chi hết, dị chưa. Cháu muốn nói là chuyện me sắp trở lại với ba kia mà. Vui chưa ? Dì thấy vui chưa ?
Dì Phượng nhìn me nghi ngại :
- Chị định trở về với anh Tân thật hả chị Thúy ?
Me cười nhẹ. Nét mặt dì Phượng tươi lên :
- Chị quyết định như rứa là em mừng, anh Tân là người tốt, cháu Trang lại đang ở vào lứa tuổi dễ xúc động nhất, sự ly dị nếu có của anh chị sẽ ảnh hưởng không tốt cho tinh thần cháu trong tương lai.
Me đan những ngón tay vào nhau :
- Chị mới quyết định trong giây phút này mà thôi. Nhưng thực tế không biết có đúng như lòng chị mong ước không ? Đầu óc chị rối ren quá, chị muốn điên lên với bao ý nghĩ quay cuồng.
Dì Phượng để tay lên vai em :
- Thôi Trang vào nhà rửa mặt thay áo đi, để yên cho me suy nghĩ.
Em ngẩn ngơ nhìn dì Phượng :
- Suy nghĩ... suy nghĩ chi nữa hả dì Phượng ? Me cháu đã suy nghĩ và quyết định rồi mà.
Dì Phượng bối rối :
- Dì muốn nói... là me đang mệt, Trang nên để me nghỉ một chút.
Em hôn thật mạnh vào má me rồi chạy vào nhà trong. Dì Hạnh đang ngồi cắt vải may áo cho búp bê, thấy em, dì reo lên :
- Trang, lâu ngày không chộ. Tới đây tới đây, tao cho mi coi cái ni đẹp lắm.
Em lại gần :
- Dì may áo cho búp bê phải không ? Cho cháu xem búp bê của dì với nờ.
Dì Hạnh vứt cái kéo xuống phản :
- Ừ, chờ một chút nghe, tao lên gác lấy đã.
Em ngồi xuống chiếc ghế cạnh đấy, tay mân mê tấm vải hoa dì Hạnh đang cắt dở :
- Chà, vải ni bông dễ thương ghê a.
Dì Hạnh từ trên gác nói với xuống :
- Vải may áo của dì Dung còn dư đó.
Em nhớ me cũng có một chiếc áo dài hoa như vậy nhưng màu tối hơn, em bảo dì Hạnh :
- Hình như me cháu cũng có một cái áo hoa giống ri.
Dì Hạnh nhảy thật nhanh xuống mấy bậc thang gỗ, trên tay mang con búp bê tóc vàng mượt chấm ngang vai :
- Đúng rồi đó. Bữa ông Thận bạn của dì Lan đi Sàigòn về mua cho me của Trang và dì Dung mỗi người một cái áo dài, tao còn nhỏ nên ông tặng tao con búp bê.
Dì Hạnh chìa con búp bê đến trước mặt em :
- Đẹp không ?
Búp bê của dì Hạnh còn thua xa con búp bê mà me đã mua cho em dạo em mới vào nội trú, nhưng gương mặt cũng xinh xắn dễ thương, đôi mắt trong veo và hai chiếc răng nõn nà làm duyên giữa hai làn môi hồng như cánh hoa. Em định khen một câu cho dì Hạnh vui lòng, nhưng khi nghĩ đến ông Thận, người đàn ông với bộ ria mép đáng ghét đã có mặt trong cái thế giới ăn chơi của dì Lan, của me, em chợt tức ngang hông, em ngồi im như pho tượng.
Dì Hạnh nhăn mày :
- Trang, tao hỏi có đẹp không răng mi chẳng trả lời trả vốn chi hết rứa ?
Em thiệt thà :
- Nghe dì nhắc đến ông Thận, cháu thù ổng kinh khủng luôn.
Dì Hạnh hôn lên mắt búp bê :
- Vô duyên, mắc mớ chi mà mi thù.
Em gõ nhịp cây kéo lên phản :
- Người mô có mặt trong việc lôi cuốn me cháu ra khỏi gia đình, cháu đều ghét, đều thù.
Dì Hạnh dí ngón tay vào mũi em :
- Thiệt mi nói chuyện giống như bà cụ non. Đừng nên đổ lỗi cho ai cả, chung qui cũng tại mình tất cả, nếu lòng dạ mình cứng rắn thì sức mấy mà thiên hạ lôi cuốn nổi.
Em lại nhớ đến me, đến lời hứa của me, em khoe với dì Hạnh :
- Ừ, mà chừ cháu khỏi lo rồi dì Hạnh ơi, me cháu đã hứa với cháu...
Dì Hạnh ngẩng lên nhìn em chăm chú :
- Hứa chi ? Hứa chi ?
Em cười thật tươi :
- Me cháu hứa... me cháu sẽ quay về với gia đình, me cháu sẽ xin lỗi ba cháu.
Dì Hạnh mừng theo :
- Thiệt hả Trang, trời ơi, dì cũng mừng dễ sợ.
Em lại mách :
- Ba cháu đi Sàigòn sắp về rồi, khi mô ba về ba đánh dây thép, cháu sẽ rủ me cháu lên Phú Bài đón ba.
Dì Hạnh nhìn em, mắt long lanh :
- Ừ, đúng đó, con ni tính rứa mà hay, mi còn con nít mà rành tâm lý ghê.
Rồi dì Hạnh xích lại gần em nói nhỏ vào tai :
- Chắc là me của Trang hối hận sau vụ bị bắt vừa rồi, theo ý dì thì Trang đừng nên nói cho ba biết chuyện ni nghe.
Em gật :
- Cháu biết rồi.
Dì Hạnh dẹp kim chỉ vào hộp, khoác tay em :
- Thôi mình ra sau vườn chơi buôn bán đi Trang.
Em đề nghị :
- Dì Hạnh ơi, hái lá dừa làm vòng xuyến chơi nghe.
Dì Hạnh bồng con búp bê vào lòng :
- Ừ, làm đeo cho búp bê của tao nghe.
Em nhảy tung tăng bên dì Hạnh, bà Ngoại đang rửa hến cạnh giếng nước, nói với em :
- Trưa ni bà làm cơm hến đãi cháu đây Trang.
Em sà xuống bên Ngoại :
- Thiệt là trúng tủ cháu, Ngoại thương cháu ghê.
Bà Ngoại nhìn em cười âu yếm :
- Con chó con, Ngoại không thương tụi bây thì thương ai chừ đây. À, cháu đã gặp me cháu chưa?
Dì Hạnh xen vào :
- Trang gặp chị Thúy rồi mạ ơi, nghe Trang nói, chị Thúy hứa với nó là chị sẽ quay về với anh Tân đó.
Bà Ngoại nhìn em nghi ngờ :
- Thiệt không Trang, nếu được rứa thì cám ơn Trời Phật đã soi đường chỉ lối cho me con Trang.
Em bá vai bà Ngoại :
- Thiệt đó Ngoại ơi, ba cháu đi Sàigòn gần về rồi, cháu mong ghê.
Dì Hạnh kéo tay em :
- Thôi, ra hái lá dừa đi Trang.
Em và Dì Hạnh đi men theo bờ sông hẹp sau nhà, hàng dừa xanh gió đùa lay nhẹ, em thấy những búp hoa nắng sáng ngời trên mặt nước, lung linh trong hồn em.
Các bạn chung quanh con ngủ hết trơn rồi me ơi. Con đang trùm mền kín, bấm ngọn đèn pin thật nhỏ viết nhật ký cho me đây, con hồi hộp ghê đó me, mỗi lần nghe tiếng dép của sơ Madeleine đầu phòng, là con vội tắt cây đèn nằm im thin thít không dám nhúc nhích một tí nữa. Tại vì quá 10 giờ rồi đó me, chúng con chỉ được phép chong đèn đến 10 giờ thôi. Đời sống nội trú gò bó kinh khủng rứa mà dần dà con cũng quen đi. Có ai ngờ con Trang bướng bỉnh ngày nào chừ cũng rập khuôn rập phép như ai, chẳng bù dạo mới vào nội trú, dì Phượng cứ lo con ở không nổi. Không nổi rồi cũng phải nổi, ba đã vậy, me đã vậy thì đành sống với thiên hạ chứ biết làm sao hơn. Con buồn lắm me ơi, nhất là đêm nay, con cứ nhắm mắt hoài mà không sao ngủ được. Vì sao me biết không ? Tại tin me bị bắt làm con choáng váng, làm con lảo đảo như vừa bị ai túm lấy người quay tròn chong chóng rồi buông ra. Con đau xót lắm me ơi, me giao thiệp chi với dì Lan mất nết đó để đến nỗi bị họa lây, để bị giam bị giữ, tổn thương đến danh dự của mình thế hả me ? Me ơi, me dịu dàng, me hiền thục của con, me dừng lại đi me trước hố sâu tội lỗi. Con đường dù nghiêng dốc nhưng me vừa mới dấn vài bước, me có thể quay lui dễ dàng, có ba đang chờ me, có con đang chờ me bên lề vực thẳm, mình hãy nắm tay nhau rời xa nơi đó, để quay về tổ ấm màu hồng của chúng ta. Me ơi, con nhớ căn nhà dễ thương của chúng ta quá, nhất là nhớ khóm trúc đào màu hoa như pháo cưới và con đường rẽ vào nhà nắng trải từng hạt sao vàng lung linh. Me bị bắt rồi thảo nào chẳng ai lại đón con, ông bà Ngoại già rồi và dì Dung dì Hạnh thì bận đi học, mỗi lần qua Đồng Khánh phải nhọc hai lần xe buýt, thì hơi sức mô mà qua đây báo tin cho con me nhỉ. Riêng dì Phượng là có xe Hon da, nhưng chắc dì cũng quýnh quáng lên đến nỗi quên con nốt, nhưng con không lấy thế làm buồn đâu me, con chỉ cầu mong sao me chóng thoát khỏi vòng lao lý để quay về với ba, với con...
Sáng chủ nhật em ngủ dậy đôi mắt sưng vù, Hảo dán mắt sát mặt em :
- “Mít ướt” lại khóc nữa rồi, phải can đảm lên chớ.
Em nói dối :
- Tao ngủ không được, mắt tao sưng chớ đâu phải tao khóc.
Hảo khoác vai em :
- Mi đọc truyện Tuổi Hoa không ? Hôm qua tao có nhờ con Diệu Minh mua dùm mấy quyển mới xuất bản, tới đây tao cho mượn.
- Hay không Hảo ?
- Tao chưa coi nhưng nghe nói khá lắm.
Tương Như từ dưới lầu chạy lên, miệng hát líu lo : “Một ngày đẹp tươi hồng, suối mơ reo hòa ngàn thông, chim vui hót ca trên cành...” Cô bé ăn diện thật đẹp, tay xách chiếc sắc màu đỏ có in hoa hippi, sáng nay Tương Như đang rộn rã chờ ba me nó từ Đà Nẵng ra đón đi biển Thuận An.
Em cầm mấy cuốn truyện trên tay hững hờ, em mải vui theo ánh mắt của Tương Như, em muốn cười theo nụ cười đang nở hoa trên đôi vành môi mọng của cô bé. Em chợt ước ao, phải chi mình là Tương Như, phải chi ba me mình hòa thuận như cảnh ấm êm mà Tương Như đang tận hưởng. Em nhìn ra ngoài trời, nắng mai tươi sáng nhảy nhót trên cành, có đôi chim sẻ đang chu mỏ bên nhau thì thầm lời âu yếm dưới một tàng lá thật non. Những chiếc lá non như đời học sinh trong suốt pha lê, như tuổi vô tư ngập tràn từng khóe mắt môi hồng. Em lại nhìn Tương Như, cô bé đang ngồi trên giường, tựa lưng vào tường, mắt tươi vui nhìn ra khung cửa và bàn tay gõ nhịp vu vơ, em định rủ Tương Như ra sân dạo chơi một lát, nhưng em không muốn làm vỡ những ý tưởng đang kết hoa trong đầu cô bé, hãy để yên cho nó mơ mộng, em thầm nhủ, thôi rủ Hảo cũng được. Em xuống lầu, thấy Hảo đang nhảy lò cò với tụi nhỏ lớp dưới, em ngao ngán lắc đầu:
- Trời đất, lớn rồi mà như con nít.
Hảo đang cúi người trên một chân để lượm viên ngói, cười nhìn em :
- Chơi không Trang ?
Em khoác tay :
- Thôi mi chơi, tao ra đây một chút.
Em đi về cuối sân. Con đường dài sỏi trắng bao quanh những khóm hoa rực rỡ muôn màu, nắng vàng soi lên từng hạt sương mai còn đọng trên cánh hoa, long lanh như những giọt nước mắt. Em đến bên hang đá, quỳ trước bức tượng mẹ Đồng Trinh nghe hồn lâng lâng. Con là người ngoại đạo, nhưng tôn kính vô cùng gương mặt Mẹ thanh cao, ánh mắt mẹ dịu dàng, như vỗ về an ủi con quên bớt nỗi buồn phiền. Lạy Mẹ, xin Mẹ soi sáng linh hồn me con. Lạy Mẹ ban cho gia đình con nguồn hạnh phúc ngày xưa, cho ba me con nắm tay nhau hoà thuận, cho con vui mừng nhảy từng bước chân chim sẻ trên con đường dẫn về tổ ấm lát gạch hồng hoa nắng đổ lung linh. Nắng vẫn huy hoàng gieo ánh sáng xuống trần gian, nắng vẫn trải hoa vàng trong sân trường chan hòa lá biếc, xin Mẹ ban cho con một tia nắng khả dĩ hơn tan được lớp băng giá đang vây bủa quanh đời. Con đường trước mặt con lạnh như mùa đông, đen như đêm tối, con đã lạc mất tổ ấm rồi Mẹ ơi.
Tiếng Hảo la ơi ới đằng sau lưng :
- Trang ơi, Trang ơi, có dì Phượng của mi tới tìm tề.
- Dì Phượng.
Em reo nhỏ trong hồn. Dì Phượng đang đứng sau lưng Hảo, gương mặt không buồn không vui :
- Trang.
Em ngước nhìn, đôi khóe mắt long lanh :
- Dì Phượng, lâu...
Dì Phượng ngồi lên phiến đá cạnh em :
- Trang, cháu có hay tin chi không ? Me cháu bị bắt, mấy tuần ni dì lo chạy đôn chạy đáo tìm người quen lãnh me cháu ra dùm, nếu biết được chuyện này, chắc cháu không còn oán trách dì tại răng không tới đón cháu, phải không Trang ?
Em cúi xuống bứt một cọng cỏ cắn giữa đôi môi :
- Cháu biết chuyện ni rồi. Cháu mới biết đây thôi nên mấy tuần trước cháu chờ đợi me đến khóc sưng cả mắt. Chừ cháu không buồn nữa mô dì Phượng. Dì Phượng ơi, rứa me cháu đã được về nhà chưa ?
Dì Phượng hôn nhẹ lên má em :
- Rồi cháu, me cháu mới được thả về hồi sớm, me còn đang mệt. Thôi, vào xin phép sơ về thăm me.
Em theo dì Phượng trở lại phòng vừa gặp lúc Tương Như tung tăng xách sắc chạy ra :
- Đi Thuận An với Như không Trang ?
Em lắc dầu :
- Có dì Phượng đến đón Trang rồi Như ơi.
Hảo chạy theo em :
- Trời đất ơi, Trang ơi, bộ mi có dì Phượng rồi quên luôn tao đó hả ?
Em dừng bước chờ Hảo, em quàng tay qua vai nó :
- Con ni thiệt, ai quên mi mô nờ.
Em đi trong ánh nắng rực rỡ ban mai, hàng cây xanh mướt, khung trời bao la. Suốt một tháng trời giam mình trong khuôn viên trường, trong phòng vắng, trong nỗi sầu tủi ngút ngàn không vơi, em như sống lại, em như hồi sinh giữa bầu không khí trong lành buổi sáng, giữa niềm sung sướng vô biên vì sắp nhìn thấy lại mặt me.
Em có cảm tưởng con đường về nhà xa thật là xa. Bờ lau bụi cỏ, hàng tre xanh soi bóng trên giòng nước lặng lờ như khoác một tấm áo mới, như gột rửa tất cả sự thản nhiên thường lệ để vươn cao lên dưới vòm trời biếc, giữa vùng mây trắng mông mênh. Em dự định trong lòng, em nhẩm tính trong tim, nhất định lần này gặp me, em sẽ khóc, sẽ van nài, sẽ vin vào những chuỗi ngày lao lý của me, để mong me tỉnh ngộ, từ bỏ những cuộc vui vô bổ đó đi mà quay về sum họp với gia đình.
Me đang nằm trên chiếc ghế xếp bằng mây màu lục làm gương mặt me càng xanh xao thêm. Em quì xuống bên me, bóng lá đổ tràn xuống vạt áo lung linh :
- Me, me.
Me nhìn em, ánh mắt buồn thật buồn :
-Trang, con có chờ me, có giận me không ?
Em gục đầu vào cánh tay me :
- Me, con không giận me mô, con chỉ sợ...
Me vuốt nhè nhẹ mái tóc em :
- Con sợ chi ?
Em nấc lên :
- Con sợ người ta bắt mất me.
Me cảm động, giọng me run run :
- Chừ thì con hết sợ rồi đó, me đã về bên con đây.
Em nhìn me, đôi mắt phượng lờ đờ mệt mỏi, môi phai thắm, má thôi hồng, làn tóc bù rối buông hững hờ. Me hiện thân nỗi chán nản tột cùng, me hiện thân loài chim mỏi cánh mong quay về tổ ấm. Em hy vọng, em thầm cầu khẩn Đức Mẹ Đồng Trinh giúp cho em thành công trong việc lôi cuốn me trở lại.
Me hỏi em :
- Trang, con đang nghĩ chi rứa ?
Đã đến lúc phải nói rồi đây, em ngập ngừng :
- Me, con muốn...
Em lại ngập ngừng, me dục :
- Cứ nói đi Trang, con muốn chi ? Cứ cho me biết.
Em hỏi dò :
- Me, me có chiều con không me.
- Chiều chứ, nếu sự đòi hỏi không vượt ngoài khả năng của me.
Em úp mặt vào cổ me, nói thật nhỏ, nói say sưa như chưa bao giờ được nói :
- Me, con không đòi hỏi chi quá đángcả, con chỉ muốn ba với me hòa thuận lại như xưa. Me ơi, con không muốn mất me, con cũng không muốn mất ba, ba me là của con, con chỉ muốn sống cạnh ba me đời đời kiếp kiếp trong ngôi nhà xinh đẹp của chúng ta. Ba me còn đó, nhà cửa còn đó, tại răng ba me lại bỏ nhau mà đi rồi bắt con phải đêm ngày sống thui thủi buồn tênh trong trường nội trú ? Me, me nghĩ kỹ lại đi, me quay về với ba đi me, ba thương me lắm mà...
Đôi mắt me đã buồn lại càng buồn thêm :
- Trang, chuyện giữa ba và me có nhiều phức tạp lắm, con còn nhỏ, con chưa hiểu thấu đáo mô.
Em lắc đầu, em quả quyết :
- Con biết mà me, con hiểu mà me, me chỉ cần xin lỗi ba một tiếng, con tin chắc là ba tha thứ cho me ngay...
Me nhếch môi :
- Me...
Em van lơn :
- Me, me đừng tự ái nữa...
Me dịu dàng nhìn em .
- Ừ, Trang, me sẽ cố gắng...
Em sung sướng lặng người :
- Me, thật nghe me, me đừng đi chơi với dì Lan nữa nghe me.
Nghe nhắc đến dì Lan, me quay lại hỏi dì Phượng đang ngồi đọc sách cạnh đấy :
- Lan có thường hay ghé đây không Phượng ?
Dì Phượng để ngón tay làm dấu trên trang sách đang đọc dở :
- Chị Lan được ra trước chị, cách đây một tuần, chị ấy có ghé hỏi thăm chị đã về chưa, từ đó đến nay không thấy chị ấy trở lại nữa.
Me lẩm bẩm :
- Chắc nó đi Sàigòn lo mấy cái áp phe bị trễ nải vì chuyện xui bất ngờ này rồi.
Em chợt nhớ đến ba, em mách me :
- Me ơi, ba cũng đi Sàigòn nhưng ba sắp về rồi, chắc biết được chuyện ni, ba vui mừng lắm.
Dì Phượng mở tròn mắt nhìn em :
- Vui ? Vui chi ? Bộ me bị bắt mà ba vui hả ?
Em cười khúc khích :
- Dì Phượng không biết chi hết, dị chưa. Cháu muốn nói là chuyện me sắp trở lại với ba kia mà. Vui chưa ? Dì thấy vui chưa ?
Dì Phượng nhìn me nghi ngại :
- Chị định trở về với anh Tân thật hả chị Thúy ?
Me cười nhẹ. Nét mặt dì Phượng tươi lên :
- Chị quyết định như rứa là em mừng, anh Tân là người tốt, cháu Trang lại đang ở vào lứa tuổi dễ xúc động nhất, sự ly dị nếu có của anh chị sẽ ảnh hưởng không tốt cho tinh thần cháu trong tương lai.
Me đan những ngón tay vào nhau :
- Chị mới quyết định trong giây phút này mà thôi. Nhưng thực tế không biết có đúng như lòng chị mong ước không ? Đầu óc chị rối ren quá, chị muốn điên lên với bao ý nghĩ quay cuồng.
Dì Phượng để tay lên vai em :
- Thôi Trang vào nhà rửa mặt thay áo đi, để yên cho me suy nghĩ.
Em ngẩn ngơ nhìn dì Phượng :
- Suy nghĩ... suy nghĩ chi nữa hả dì Phượng ? Me cháu đã suy nghĩ và quyết định rồi mà.
Dì Phượng bối rối :
- Dì muốn nói... là me đang mệt, Trang nên để me nghỉ một chút.
Em hôn thật mạnh vào má me rồi chạy vào nhà trong. Dì Hạnh đang ngồi cắt vải may áo cho búp bê, thấy em, dì reo lên :
- Trang, lâu ngày không chộ. Tới đây tới đây, tao cho mi coi cái ni đẹp lắm.
Em lại gần :
- Dì may áo cho búp bê phải không ? Cho cháu xem búp bê của dì với nờ.
Dì Hạnh vứt cái kéo xuống phản :
- Ừ, chờ một chút nghe, tao lên gác lấy đã.
Em ngồi xuống chiếc ghế cạnh đấy, tay mân mê tấm vải hoa dì Hạnh đang cắt dở :
- Chà, vải ni bông dễ thương ghê a.
Dì Hạnh từ trên gác nói với xuống :
- Vải may áo của dì Dung còn dư đó.
Em nhớ me cũng có một chiếc áo dài hoa như vậy nhưng màu tối hơn, em bảo dì Hạnh :
- Hình như me cháu cũng có một cái áo hoa giống ri.
Dì Hạnh nhảy thật nhanh xuống mấy bậc thang gỗ, trên tay mang con búp bê tóc vàng mượt chấm ngang vai :
- Đúng rồi đó. Bữa ông Thận bạn của dì Lan đi Sàigòn về mua cho me của Trang và dì Dung mỗi người một cái áo dài, tao còn nhỏ nên ông tặng tao con búp bê.
Dì Hạnh chìa con búp bê đến trước mặt em :
- Đẹp không ?
Búp bê của dì Hạnh còn thua xa con búp bê mà me đã mua cho em dạo em mới vào nội trú, nhưng gương mặt cũng xinh xắn dễ thương, đôi mắt trong veo và hai chiếc răng nõn nà làm duyên giữa hai làn môi hồng như cánh hoa. Em định khen một câu cho dì Hạnh vui lòng, nhưng khi nghĩ đến ông Thận, người đàn ông với bộ ria mép đáng ghét đã có mặt trong cái thế giới ăn chơi của dì Lan, của me, em chợt tức ngang hông, em ngồi im như pho tượng.
Dì Hạnh nhăn mày :
- Trang, tao hỏi có đẹp không răng mi chẳng trả lời trả vốn chi hết rứa ?
Em thiệt thà :
- Nghe dì nhắc đến ông Thận, cháu thù ổng kinh khủng luôn.
Dì Hạnh hôn lên mắt búp bê :
- Vô duyên, mắc mớ chi mà mi thù.
Em gõ nhịp cây kéo lên phản :
- Người mô có mặt trong việc lôi cuốn me cháu ra khỏi gia đình, cháu đều ghét, đều thù.
Dì Hạnh dí ngón tay vào mũi em :
- Thiệt mi nói chuyện giống như bà cụ non. Đừng nên đổ lỗi cho ai cả, chung qui cũng tại mình tất cả, nếu lòng dạ mình cứng rắn thì sức mấy mà thiên hạ lôi cuốn nổi.
Em lại nhớ đến me, đến lời hứa của me, em khoe với dì Hạnh :
- Ừ, mà chừ cháu khỏi lo rồi dì Hạnh ơi, me cháu đã hứa với cháu...
Dì Hạnh ngẩng lên nhìn em chăm chú :
- Hứa chi ? Hứa chi ?
Em cười thật tươi :
- Me cháu hứa... me cháu sẽ quay về với gia đình, me cháu sẽ xin lỗi ba cháu.
Dì Hạnh mừng theo :
- Thiệt hả Trang, trời ơi, dì cũng mừng dễ sợ.
Em lại mách :
- Ba cháu đi Sàigòn sắp về rồi, khi mô ba về ba đánh dây thép, cháu sẽ rủ me cháu lên Phú Bài đón ba.
Dì Hạnh nhìn em, mắt long lanh :
- Ừ, đúng đó, con ni tính rứa mà hay, mi còn con nít mà rành tâm lý ghê.
Rồi dì Hạnh xích lại gần em nói nhỏ vào tai :
- Chắc là me của Trang hối hận sau vụ bị bắt vừa rồi, theo ý dì thì Trang đừng nên nói cho ba biết chuyện ni nghe.
Em gật :
- Cháu biết rồi.
Dì Hạnh dẹp kim chỉ vào hộp, khoác tay em :
- Thôi mình ra sau vườn chơi buôn bán đi Trang.
Em đề nghị :
- Dì Hạnh ơi, hái lá dừa làm vòng xuyến chơi nghe.
Dì Hạnh bồng con búp bê vào lòng :
- Ừ, làm đeo cho búp bê của tao nghe.
Em nhảy tung tăng bên dì Hạnh, bà Ngoại đang rửa hến cạnh giếng nước, nói với em :
- Trưa ni bà làm cơm hến đãi cháu đây Trang.
Em sà xuống bên Ngoại :
- Thiệt là trúng tủ cháu, Ngoại thương cháu ghê.
Bà Ngoại nhìn em cười âu yếm :
- Con chó con, Ngoại không thương tụi bây thì thương ai chừ đây. À, cháu đã gặp me cháu chưa?
Dì Hạnh xen vào :
- Trang gặp chị Thúy rồi mạ ơi, nghe Trang nói, chị Thúy hứa với nó là chị sẽ quay về với anh Tân đó.
Bà Ngoại nhìn em nghi ngờ :
- Thiệt không Trang, nếu được rứa thì cám ơn Trời Phật đã soi đường chỉ lối cho me con Trang.
Em bá vai bà Ngoại :
- Thiệt đó Ngoại ơi, ba cháu đi Sàigòn gần về rồi, cháu mong ghê.
Dì Hạnh kéo tay em :
- Thôi, ra hái lá dừa đi Trang.
Em và Dì Hạnh đi men theo bờ sông hẹp sau nhà, hàng dừa xanh gió đùa lay nhẹ, em thấy những búp hoa nắng sáng ngời trên mặt nước, lung linh trong hồn em.
________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG V