CHƯƠNG VI
Em mang về phòng thật nhiều đồ chơi. Hảo chạy đến :
- Cho tao coi với, cho tao coi với.
Em cho Hảo một cành hoa cài áo, Hảo đón lấy vẻ mặt tươi vui :
- Cám ơn mi hí, để tao gắn vào cái áo len mới, Noel mình đi lễ nhà thờ nghe Trang.
Em nhìn lên tấm lịch, mau thật, mới đó mà sắp đến mùa Giáng Sinh, có lẽ Noel năm nay là Noel buồn nhất trong đời em. Hảo đập đập vào tay em :
- Nghe Trang, Noel mi đi nhà thờ nghe Trang.
Em nhìn nó, tần ngần :
- Tao... tao không có đạo mà.
- Có hay không ăn thua chi, đi là cứ đi. Đêm Noel người ta đi nhà thờ đông và vui lắm.
Em cứ nói hoài một câu :
- Tao không có đạo... tao không có đạo mà đi chi.
Em thốt ra để mắc cỡ với chính mình. Em đã nói dối Hảo rồi đấy, sở dĩ, Noel này em không muốn đi đâu chẳng qua là vì em không muốn sống lại với những kỷ niệm êm đềm ngày cũ… những mùa Giáng sinh xưa sao mà tuyệt vời ấm cúng... mười hai giờ khuya chợt tỉnh giấc nồng, nụ hôn của ba nở hoa trên trán, làn môi của me ngây ngất tình thương... Em ngồi dậy mặt tươi như hoa đón nhận nhiều món đồ chơi ngợp mắt… ba nói ông già Noel gửi quà cho con chó bông của ba đó... me nói ông già Noel gửi quà cho con chim hoạ mi xinh đẹp của me đây nì... em tin... em tin... cho đến năm em đầy đủ trí khôn, em mới biết chuyện ông già Noel chỉ là huyền thoại, chính ba me đã mua những món quà rực rỡ đó cho em... Tuy em là người ngoại đạo, nhưng mỗi Noel về ba vẫn ra công làm hang đá trong phòng học cho em để em mừng đón Chúa ra đời, chính tay me kết những dây hoa kim tuyến, me còn lấy bông gòn phủ lên hang đá giả làm tuyết nữa. Me nói Chúa Hài Đồng được sinh ra đời vào một đêm đông lạnh lắm, tuyết rơi mênh mông, có một vì sao lạ xuất hiện trên nền trời tăm tối dẫn lộ cho ba vị vua từ phương xa đến dâng lễ vật mừng Chúa... Me kể thật nhiều, thật nhiều, và trước hang đá em đã nép đầu vào vai me nghe say sưa. Em vẫn nhớ, Noel nào cũng vậy, ba lái xe đưa em và me đến các nhà thờ nhìn thiên hạ dập dìu di lễ mà nghe hồn nao nức vui theo. Đến gần khuya, ba đưa me và em trở về nhà, rồi ba dục em :
- Vào ngủ đi con ngoan, nửa đêm ông già Noel sẽ đem quà đến cho con.
Em đã ngây thơ :
- Ba ơi, ba nhớ nói ông già Noel cho con thật nhiều đồ chơi nghe ba.
Ba hôn em trước khi buông màn xuống. Me lo sẵn một con ngỗng quay béo mập đang tỏa mùi thơm trong lò điện và cây buche de Noel me làm từ chiều, đợi đến nửa đêm khai mạc Réveillon. Thành thử, dù không đi đạo nhưng Noel nào em cũng được hưởng trọn vẹn niềm vui khi ôm những gói quà lớn ngồi trước bàn ăn thịnh soạn, bên ba bên me và văng vẳng đâu đây, tiếng chuông giáo đường ngân nga mừng đón Chúa ra đời...
Hảo kéo em về thực tế :
- Trang, đi nghe mi, rủ cho thật nhiều đứa, càng đông càng vui.
Em nhớ tới Tương Như :
- Chắc con Tương Như có ba me đến đón, nó không thể đi với tụi mình được mô.
Hảo bĩu môi :
- Thôi mi ơi, dẹp con nớ qua một bên, tao ghét lắm.
Em ngó Hảo :
- Nó có làm chi mi mô mà mi ghét nó ?
Hảo lầm lì :
- Nó kiêu ngạo với cái hạnh phúc của nó, nó làm cho mi tủi thân, mi khóc hoài đó, mi không nhớ à?
Em hiền lành :
- Tao khóc là tại vì tao mu khóc, tao mít ướt, chớ đâu phải vì con Tương Như, con Tương Như cũng dễ thương, cũng tốt với tao lắm chớ bộ.
- Ừ, ở đó mà tốt.
Hảo ngoe nguẩy bỏ đi, em chạy theo :
- Hảo, Hảo, bộ mi giận tao hả.
Hảo quay lui, thấy em vừa ho vừa thở hổn hển, con bé có vẻ ân hận, nó vẫy em :
- Không, tao ra sân chơi, đi với tao nghe Trang.
Em và Hảo vừa bước ra khỏi bậc thang cuối cùng thì khuôn mặt diêm dúa của dì Lan cùng tà áo đỏ phất phới trên lối đi làm em sững sờ dừng lại. Dì Lan cười với em :
- Ồ, cháu Trang đây rồi, dì đến tìm cháu đây.
Em lễ phép :
- Dì tìm cháu có chuyện chi rứa ? Mời dì vô phòng khách rồi dì cháu mình nói chuyện.
- Thôi được, dì có việc cần phải đi gấp, có lá thư của me cháu nhờ dì trao lại.
Dì Lan vừa nói vừa mở bóp lấy chiếc phong bì màu trắng có viền những gạch xanh đỏ :
- Đây cháu, đọc ngay đi rồi có điều chi muốn nói với me, cứ nói với dì rồi dì nhắn lại cho.
Em run run cầm lấy chiếc phong bì ngồi bệt xuống thềm xi măng lạnh, mặc cho Hảo và dì Lan đứng tần ngần bên nhau. Màu thư trắng me viết nguệch ngoạc vài dòng bằng mực nguyên tử đỏ :
”Trang con,
”Lá thư của con me đã nhận được, nhưng rủi quá là chiều hôm đó me bận vào Đà Nẵng với dì Lan nên không đến với con được. Sao ? Ba đi Sàigòn về có mua quà nhiều cho con không ? Vui vẻ chứ ?
Lá thư không thưởng không phạt, không chấp nhận mà cũng không phản đối. Em không thể hiểu được me, ba ơi, con không hiểu được me khi những lời hứa trong buổi trưa nắng vàng ở vườn nhà Ngoại, me đã cố tình quên đi. Me vẫn tiếp tục giao thiệp với dì Lan, me vẫn còn tiếc nuối những ngày dài ăn chơi phóng túng chứ không phải me hổ thẹn vì mặc cảm đâu ba. Sao em vừa thương vừa giận me quá chừng, em vò nát lá thư trong tay. Hảo cúi xuống bên em :
- Chi rứa Trang ?
Em muốn giấu Hảo nhưng không được vì nước mắt đã ứa tràn đôi khóe mi :
- Tao... tao muốn chết quá Hảo ơi.
Hảo ngồi xuống cạnh em :
- Me mi không đến hả ? Me mi không chịu trở về với ba mi hở ?
Em gục đầu vào vai Hảo nức nở khóc, thật em yếu đuối đến không ngờ. Hảo xoa xoa vào lưng em giọng vỗ về :
- Thôi Trang, chẳng có chi đáng buồn cả, hãy xem tao đây nì, chả ai thèm thương, không người thăm viếng, tao có buồn mô. Hãy ăn cho no và ngủ thật kỹ, hãy xem như chuyện me mi hứa trở về là một giấc mộng mà thôi, chừ mi đã tỉnh giấc rồi đó.
Em nghẹn ngào :
- Mộng răng được, lá thư vẫn sờ sờ đây, dì Lan còn đứng đó, tao khổ quá Hảo ơi.
Dì Lan dường như cũng động lòng, dì cúi xuống nâng gương mặt đầy nước mắt của em lên :
- Nín đi Trang, sáng chủ nhật dì và me đem xe đến đón cháu đi Lăng chơi.
Em không vâng không dạ. Em nhìn thẳng về khoảng không trước mặt, sững im. Em muốn là pho tượng, là hoa, là lá, là cây cỏ vô tri, em không muốn làm người, kiếp người sao khổ đến thế ni. Dì Lan ra về lúc nào em cũng không hay biết, chỉ còn Hảo ở cạnh em, mớ tóc dài buông xõa xuống bờ vai dịu dàng thuần hậu, cô bé lại hỏi em :
- Trang, sáng chủ nhật ni mi có đi Lăng với me mi không ?
Không chờ em trả lời, Hảo góp ý kiến :
- Nên đi chơi đây đó cho khuây nỗi buồn. Trang nờ, me có đến đón, đừng giận me nữa mà cũng đừng oán dì Lan nghe Trang.
Em nhìn đăm đăm vào tờ thư nhầu nát lăn lóc trên nền đất mịn :
- Tao không oán ai cả mà chỉ tủi thân thôi.
Hảo nhìn em phút giây ái ngại rồi cô bé nói sang chuyện khác :
- Thôi, sắp đến giờ cơm rồi.
Hảo cố pha trò cho em vui :
- Ui cha, chưa chi mà kiến đã bò trong bụng tao nghe rột roạt ỏm tỏi rứa thê.
Em kéo vạt áo chùi nước mắt, đứng dậy theo Hảo. Chúng em vào đến cửa phòng ăn thì cũng vừa chuông reo. Tương Như thấy mặt em đã rủ :
- Tuần ni tao đi lăng Tự Đức chơi, đi với tao không Trang ?
Em chưa kịp đáp, Hảo đã sừng sộ với Tương Như :
- Thôi mà, ai chẳng biết mi giàu, ai chẳng biết mi sang, ai chẳng biết mi được cha mẹ yêu chiều, có chi mà khoe dữ rứa nờ.
Tương Như ngạc nhiên :
- Hảo chi lạ chưa ? Ai nói chuyện với Hảo mô nờ, người ta hỏi con Trang mà cũng xen vào.
Hảo đanh đá :
- Ừ, tao xen vô đó. Nì, đừng có giả mù sa mưa, đừng có đem những vụ đi chơi của mi ra mà lem thèm con Trang, mi không biết nó đang buồn hay răng ?
Em can :
- Hảo vô lý ghê, răng tự nhiện lại đi gây với Tương Như, Tương Như có nói chi mô nờ, Tương Như có làm cho tao buồn mô nờ.
Hảo hỏi gặng :
- Bộ mi không nghe nó khoe với mi vụ đi Lăng Tự Đức đó à ?
Em bênh Tương Như :
- Tương Như có lòng tốt rủ tao đi chơi chớ bộ, Tương Như đâu có làm cho tao buồn. Mi không nhớ là tuần ni tao cũng đi chơi lăng với me và dì Lan à ?
Thấy em phản đối, Hảo có vẻ giận, nó nói mát :
- Ừ thì thôi, tất cả mọi người đều vui, đều hạnh phúc. Xin chúc mừng.
Hảo bỏ ngồi xa em, em chả biết làm thế nào cho nó hết giận. Tội nghiệp Tương Như thật hiền lành, chả muốn gây sự với Hảo. Cô bé đến ngồi im lặng bên em. Chợt nhớ mình chưa đáp lại lời của Tương Như em bảo với cô bé : .
- Cám ơn Như đã rủ mình đi chơi Lăng. Nhưng để khi khác nghe, vì tuần ni có me mình đến đón rồi.
Tương Như hỏi thăm :
- Hồi hôm, Trang đi mô mà không thấy về phòng ?
Em kể :
- Ba Trang đi Sàigòn về, đến trường xin phép Sơ cho Trang về nhà một bữa.
- Vui hí, chắc là Trang được ba mua cho nhiều quà lắm ?
Em gật đầu :
- Ừ, còn có thật nhiều hình Noel nữa, để Trang cho Tương Như vài tấm nghe.
Tương Như gắp đồ ăn bỏ vào chén em, cô bé săn sóc em ân cần như một người chị. Em thấy Hảo chiếu đôi mắt căm hờn về phía Tương Như, thế nào chốc nữa đây cũng có chuyện, không hiểu tại sao Hảo lại ghét Tương Như đến như vậy. Tại Tương Như hay khơi nỗi buồn trong em hay vì một lý do nào khác ? Hảo thường bảo em, nó không kẻ thương yêu, chẳng người thăm viếng, nhưng nó không cần, nó vẫn sống tự nhiên như cây cỏ. Em thoáng chút hoài nghi, em không còn tin những lời nói cứng rắn của Hảo nữa, cây cỏ cũng cần giọt sương buổi sáng, làn nước tưới buổi chiều cho mịn màng phiến lá, tươi mát những chồi non, thì con người cũng phải có tình thương mới nồng nàn ý sống, khỏi buồn tẻ cuộc đời. Chắc Hảo đang ghen với hạnh phúc của Tương Như, em thầm nghĩ, Hảo thực sự thương em thành thật không hay chỉ tại em cũng bị bỏ rơi như nó nên nó tìm đến em như một an ủi vỗ về ? Em nhẹ lắc đầu xua tan ý nghĩ, mày xấu lắm Trang ơi, mày oán hận cuộc đời rồi đâm ra ngờ tình bạn của Hảo đối với mày sao ? Em nhìn về phía Hảo, lòng ân hận không cùng. Xong bữa cơm, Hảo bỏ về phòng trước em, em chạy theo gọi nhưng lần này Hảo không dừng lại nữa. Em bận trả lời mấy câu hỏi của nhỏ bạn nên không làm hòa với Hảo ngay được. Khi em về phòng, em thấy Hảo đang nằm úp mặt vào gối, đôi vai rung rung. Em xúc động quá, em ghé ngồi bên Hảo vuốt nhẹ vào lưng nó :
- Hảo, Hảo, răng mi cứ giận tao hoài rứa ?
Hảo vẫn vùi đầu vào chăn, nhưng nó nhích lưng ra để tay em rơi xuống giường.
- Trang đi đi, đi chỗ khác đi.
Em xúc động :
- Hảo, Hảo, răng mi hay xua đuổi tao rứa ?
Hảo nói trong tiếng nấc :
- Ai mà dám giận Trang, ai mà dám xua đuổi Trang, ai mà xứng đáng làm bạn với Trang.
Em lay vai Hảo :
- Tề, Hảo nói chi lạ rứa ?
Hảo vẫn khóc :
- Tui không cha không mẹ, không bà con thân thích, đừng chơi với tui nữa, mang tiếng lắm.
Em nói nhỏ :
- Hảo đừng tự ái vô lý như rứa, mình thương Hảo,vẫn mong muốn làm bạn với Hảo hoài mà.
Tiếng khóc của Hảo dịu xuống :
- Rứa răng Trang cứ bênh con Tương Như hoài rứa ?
Em đấu dịu :
- Tương Như nó nói chuyện tử tế, chứ có chi mô mà Hảo ghét nó.
Hảo vùng ngồi dậy, đôi mắt đỏ hoe :
- Ai nói với mi là con Tương Như tử tế, cái thứ con nhà giàu hay khoe khoang tao ghét lắm.
Em hơi bất mãn :
- Bộ ai con nhà giàu cũng rứa hết hả ?
Hảo lấy khăn chùi nước mắt :
- Tao nói phần đông thôi - Rồi như nhớ ra rằng em cũng là con nhà giàu, Hảo nhẹ lời - tao không có ý nói mi mô.
Em cố gắng giải thích với Hảo :
- Theo ý tao con Tương Như là con nhà giàu, nhưng nó tội lắm đó Hảo, không phải nó hay làm cho tao buồn mô, mà trái lại, nó chỉ muốn chia bớt nguồn vui của nó cho tao mà thôi.
Hảo ngồi im lặng. Em biết nó đang suy nghĩ rất lung. Một lúc sau, gương mặt của nó dịu trở lại :
- Trang, chắc mi ghét tao lắm hí, chắc mi cho là tao hàm hồ lắm hí.
Em lắc đầu :
- Không, không khi mô tao cho rứa hết. Hảo, thôi xí xóa chuyện vừa qua đi. Mi không thương tao hả Hảo, tao đang buồn thúi ruột đây nì, mi còn nói xiên nói xỏ chi cho tội tao rứa.
Hảo thòng chân xuống giường :
- Thôi, cho tao xin lỗi, tính tao nóng nảy dễ sợ.
Rồi Hảo đưa tay đánh vào đầu nó :
- Nì, chừa đi nghe, lần sau không được nổi tức bậy bạ nữa nghe.
Em bật cười tuy trong lòng đang rối rắm :
- Tụi mình đi ôn bài nghe Hảo ?
- Ừ.
Hảo âu yếm nắm lấy tay em. Hai đứa lại làm hòa với nhau thật dễ dàng.
- Cho tao coi với, cho tao coi với.
Em cho Hảo một cành hoa cài áo, Hảo đón lấy vẻ mặt tươi vui :
- Cám ơn mi hí, để tao gắn vào cái áo len mới, Noel mình đi lễ nhà thờ nghe Trang.
Em nhìn lên tấm lịch, mau thật, mới đó mà sắp đến mùa Giáng Sinh, có lẽ Noel năm nay là Noel buồn nhất trong đời em. Hảo đập đập vào tay em :
- Nghe Trang, Noel mi đi nhà thờ nghe Trang.
Em nhìn nó, tần ngần :
- Tao... tao không có đạo mà.
- Có hay không ăn thua chi, đi là cứ đi. Đêm Noel người ta đi nhà thờ đông và vui lắm.
Em cứ nói hoài một câu :
- Tao không có đạo... tao không có đạo mà đi chi.
Em thốt ra để mắc cỡ với chính mình. Em đã nói dối Hảo rồi đấy, sở dĩ, Noel này em không muốn đi đâu chẳng qua là vì em không muốn sống lại với những kỷ niệm êm đềm ngày cũ… những mùa Giáng sinh xưa sao mà tuyệt vời ấm cúng... mười hai giờ khuya chợt tỉnh giấc nồng, nụ hôn của ba nở hoa trên trán, làn môi của me ngây ngất tình thương... Em ngồi dậy mặt tươi như hoa đón nhận nhiều món đồ chơi ngợp mắt… ba nói ông già Noel gửi quà cho con chó bông của ba đó... me nói ông già Noel gửi quà cho con chim hoạ mi xinh đẹp của me đây nì... em tin... em tin... cho đến năm em đầy đủ trí khôn, em mới biết chuyện ông già Noel chỉ là huyền thoại, chính ba me đã mua những món quà rực rỡ đó cho em... Tuy em là người ngoại đạo, nhưng mỗi Noel về ba vẫn ra công làm hang đá trong phòng học cho em để em mừng đón Chúa ra đời, chính tay me kết những dây hoa kim tuyến, me còn lấy bông gòn phủ lên hang đá giả làm tuyết nữa. Me nói Chúa Hài Đồng được sinh ra đời vào một đêm đông lạnh lắm, tuyết rơi mênh mông, có một vì sao lạ xuất hiện trên nền trời tăm tối dẫn lộ cho ba vị vua từ phương xa đến dâng lễ vật mừng Chúa... Me kể thật nhiều, thật nhiều, và trước hang đá em đã nép đầu vào vai me nghe say sưa. Em vẫn nhớ, Noel nào cũng vậy, ba lái xe đưa em và me đến các nhà thờ nhìn thiên hạ dập dìu di lễ mà nghe hồn nao nức vui theo. Đến gần khuya, ba đưa me và em trở về nhà, rồi ba dục em :
- Vào ngủ đi con ngoan, nửa đêm ông già Noel sẽ đem quà đến cho con.
Em đã ngây thơ :
- Ba ơi, ba nhớ nói ông già Noel cho con thật nhiều đồ chơi nghe ba.
Ba hôn em trước khi buông màn xuống. Me lo sẵn một con ngỗng quay béo mập đang tỏa mùi thơm trong lò điện và cây buche de Noel me làm từ chiều, đợi đến nửa đêm khai mạc Réveillon. Thành thử, dù không đi đạo nhưng Noel nào em cũng được hưởng trọn vẹn niềm vui khi ôm những gói quà lớn ngồi trước bàn ăn thịnh soạn, bên ba bên me và văng vẳng đâu đây, tiếng chuông giáo đường ngân nga mừng đón Chúa ra đời...
Hảo kéo em về thực tế :
- Trang, đi nghe mi, rủ cho thật nhiều đứa, càng đông càng vui.
Em nhớ tới Tương Như :
- Chắc con Tương Như có ba me đến đón, nó không thể đi với tụi mình được mô.
Hảo bĩu môi :
- Thôi mi ơi, dẹp con nớ qua một bên, tao ghét lắm.
Em ngó Hảo :
- Nó có làm chi mi mô mà mi ghét nó ?
Hảo lầm lì :
- Nó kiêu ngạo với cái hạnh phúc của nó, nó làm cho mi tủi thân, mi khóc hoài đó, mi không nhớ à?
Em hiền lành :
- Tao khóc là tại vì tao mu khóc, tao mít ướt, chớ đâu phải vì con Tương Như, con Tương Như cũng dễ thương, cũng tốt với tao lắm chớ bộ.
- Ừ, ở đó mà tốt.
Hảo ngoe nguẩy bỏ đi, em chạy theo :
- Hảo, Hảo, bộ mi giận tao hả.
Hảo quay lui, thấy em vừa ho vừa thở hổn hển, con bé có vẻ ân hận, nó vẫy em :
- Không, tao ra sân chơi, đi với tao nghe Trang.
Em và Hảo vừa bước ra khỏi bậc thang cuối cùng thì khuôn mặt diêm dúa của dì Lan cùng tà áo đỏ phất phới trên lối đi làm em sững sờ dừng lại. Dì Lan cười với em :
- Ồ, cháu Trang đây rồi, dì đến tìm cháu đây.
Em lễ phép :
- Dì tìm cháu có chuyện chi rứa ? Mời dì vô phòng khách rồi dì cháu mình nói chuyện.
- Thôi được, dì có việc cần phải đi gấp, có lá thư của me cháu nhờ dì trao lại.
Dì Lan vừa nói vừa mở bóp lấy chiếc phong bì màu trắng có viền những gạch xanh đỏ :
- Đây cháu, đọc ngay đi rồi có điều chi muốn nói với me, cứ nói với dì rồi dì nhắn lại cho.
Em run run cầm lấy chiếc phong bì ngồi bệt xuống thềm xi măng lạnh, mặc cho Hảo và dì Lan đứng tần ngần bên nhau. Màu thư trắng me viết nguệch ngoạc vài dòng bằng mực nguyên tử đỏ :
”Trang con,
”Lá thư của con me đã nhận được, nhưng rủi quá là chiều hôm đó me bận vào Đà Nẵng với dì Lan nên không đến với con được. Sao ? Ba đi Sàigòn về có mua quà nhiều cho con không ? Vui vẻ chứ ?
Me,
Lá thư không thưởng không phạt, không chấp nhận mà cũng không phản đối. Em không thể hiểu được me, ba ơi, con không hiểu được me khi những lời hứa trong buổi trưa nắng vàng ở vườn nhà Ngoại, me đã cố tình quên đi. Me vẫn tiếp tục giao thiệp với dì Lan, me vẫn còn tiếc nuối những ngày dài ăn chơi phóng túng chứ không phải me hổ thẹn vì mặc cảm đâu ba. Sao em vừa thương vừa giận me quá chừng, em vò nát lá thư trong tay. Hảo cúi xuống bên em :
- Chi rứa Trang ?
Em muốn giấu Hảo nhưng không được vì nước mắt đã ứa tràn đôi khóe mi :
- Tao... tao muốn chết quá Hảo ơi.
Hảo ngồi xuống cạnh em :
- Me mi không đến hả ? Me mi không chịu trở về với ba mi hở ?
Em gục đầu vào vai Hảo nức nở khóc, thật em yếu đuối đến không ngờ. Hảo xoa xoa vào lưng em giọng vỗ về :
- Thôi Trang, chẳng có chi đáng buồn cả, hãy xem tao đây nì, chả ai thèm thương, không người thăm viếng, tao có buồn mô. Hãy ăn cho no và ngủ thật kỹ, hãy xem như chuyện me mi hứa trở về là một giấc mộng mà thôi, chừ mi đã tỉnh giấc rồi đó.
Em nghẹn ngào :
- Mộng răng được, lá thư vẫn sờ sờ đây, dì Lan còn đứng đó, tao khổ quá Hảo ơi.
Dì Lan dường như cũng động lòng, dì cúi xuống nâng gương mặt đầy nước mắt của em lên :
- Nín đi Trang, sáng chủ nhật dì và me đem xe đến đón cháu đi Lăng chơi.
Em không vâng không dạ. Em nhìn thẳng về khoảng không trước mặt, sững im. Em muốn là pho tượng, là hoa, là lá, là cây cỏ vô tri, em không muốn làm người, kiếp người sao khổ đến thế ni. Dì Lan ra về lúc nào em cũng không hay biết, chỉ còn Hảo ở cạnh em, mớ tóc dài buông xõa xuống bờ vai dịu dàng thuần hậu, cô bé lại hỏi em :
- Trang, sáng chủ nhật ni mi có đi Lăng với me mi không ?
Không chờ em trả lời, Hảo góp ý kiến :
- Nên đi chơi đây đó cho khuây nỗi buồn. Trang nờ, me có đến đón, đừng giận me nữa mà cũng đừng oán dì Lan nghe Trang.
Em nhìn đăm đăm vào tờ thư nhầu nát lăn lóc trên nền đất mịn :
- Tao không oán ai cả mà chỉ tủi thân thôi.
Hảo nhìn em phút giây ái ngại rồi cô bé nói sang chuyện khác :
- Thôi, sắp đến giờ cơm rồi.
Hảo cố pha trò cho em vui :
- Ui cha, chưa chi mà kiến đã bò trong bụng tao nghe rột roạt ỏm tỏi rứa thê.
Em kéo vạt áo chùi nước mắt, đứng dậy theo Hảo. Chúng em vào đến cửa phòng ăn thì cũng vừa chuông reo. Tương Như thấy mặt em đã rủ :
- Tuần ni tao đi lăng Tự Đức chơi, đi với tao không Trang ?
Em chưa kịp đáp, Hảo đã sừng sộ với Tương Như :
- Thôi mà, ai chẳng biết mi giàu, ai chẳng biết mi sang, ai chẳng biết mi được cha mẹ yêu chiều, có chi mà khoe dữ rứa nờ.
Tương Như ngạc nhiên :
- Hảo chi lạ chưa ? Ai nói chuyện với Hảo mô nờ, người ta hỏi con Trang mà cũng xen vào.
Hảo đanh đá :
- Ừ, tao xen vô đó. Nì, đừng có giả mù sa mưa, đừng có đem những vụ đi chơi của mi ra mà lem thèm con Trang, mi không biết nó đang buồn hay răng ?
Em can :
- Hảo vô lý ghê, răng tự nhiện lại đi gây với Tương Như, Tương Như có nói chi mô nờ, Tương Như có làm cho tao buồn mô nờ.
Hảo hỏi gặng :
- Bộ mi không nghe nó khoe với mi vụ đi Lăng Tự Đức đó à ?
Em bênh Tương Như :
- Tương Như có lòng tốt rủ tao đi chơi chớ bộ, Tương Như đâu có làm cho tao buồn. Mi không nhớ là tuần ni tao cũng đi chơi lăng với me và dì Lan à ?
Thấy em phản đối, Hảo có vẻ giận, nó nói mát :
- Ừ thì thôi, tất cả mọi người đều vui, đều hạnh phúc. Xin chúc mừng.
Hảo bỏ ngồi xa em, em chả biết làm thế nào cho nó hết giận. Tội nghiệp Tương Như thật hiền lành, chả muốn gây sự với Hảo. Cô bé đến ngồi im lặng bên em. Chợt nhớ mình chưa đáp lại lời của Tương Như em bảo với cô bé : .
- Cám ơn Như đã rủ mình đi chơi Lăng. Nhưng để khi khác nghe, vì tuần ni có me mình đến đón rồi.
Tương Như hỏi thăm :
- Hồi hôm, Trang đi mô mà không thấy về phòng ?
Em kể :
- Ba Trang đi Sàigòn về, đến trường xin phép Sơ cho Trang về nhà một bữa.
- Vui hí, chắc là Trang được ba mua cho nhiều quà lắm ?
Em gật đầu :
- Ừ, còn có thật nhiều hình Noel nữa, để Trang cho Tương Như vài tấm nghe.
Tương Như gắp đồ ăn bỏ vào chén em, cô bé săn sóc em ân cần như một người chị. Em thấy Hảo chiếu đôi mắt căm hờn về phía Tương Như, thế nào chốc nữa đây cũng có chuyện, không hiểu tại sao Hảo lại ghét Tương Như đến như vậy. Tại Tương Như hay khơi nỗi buồn trong em hay vì một lý do nào khác ? Hảo thường bảo em, nó không kẻ thương yêu, chẳng người thăm viếng, nhưng nó không cần, nó vẫn sống tự nhiên như cây cỏ. Em thoáng chút hoài nghi, em không còn tin những lời nói cứng rắn của Hảo nữa, cây cỏ cũng cần giọt sương buổi sáng, làn nước tưới buổi chiều cho mịn màng phiến lá, tươi mát những chồi non, thì con người cũng phải có tình thương mới nồng nàn ý sống, khỏi buồn tẻ cuộc đời. Chắc Hảo đang ghen với hạnh phúc của Tương Như, em thầm nghĩ, Hảo thực sự thương em thành thật không hay chỉ tại em cũng bị bỏ rơi như nó nên nó tìm đến em như một an ủi vỗ về ? Em nhẹ lắc đầu xua tan ý nghĩ, mày xấu lắm Trang ơi, mày oán hận cuộc đời rồi đâm ra ngờ tình bạn của Hảo đối với mày sao ? Em nhìn về phía Hảo, lòng ân hận không cùng. Xong bữa cơm, Hảo bỏ về phòng trước em, em chạy theo gọi nhưng lần này Hảo không dừng lại nữa. Em bận trả lời mấy câu hỏi của nhỏ bạn nên không làm hòa với Hảo ngay được. Khi em về phòng, em thấy Hảo đang nằm úp mặt vào gối, đôi vai rung rung. Em xúc động quá, em ghé ngồi bên Hảo vuốt nhẹ vào lưng nó :
- Hảo, Hảo, răng mi cứ giận tao hoài rứa ?
Hảo vẫn vùi đầu vào chăn, nhưng nó nhích lưng ra để tay em rơi xuống giường.
- Trang đi đi, đi chỗ khác đi.
Em xúc động :
- Hảo, Hảo, răng mi hay xua đuổi tao rứa ?
Hảo nói trong tiếng nấc :
- Ai mà dám giận Trang, ai mà dám xua đuổi Trang, ai mà xứng đáng làm bạn với Trang.
Em lay vai Hảo :
- Tề, Hảo nói chi lạ rứa ?
Hảo vẫn khóc :
- Tui không cha không mẹ, không bà con thân thích, đừng chơi với tui nữa, mang tiếng lắm.
Em nói nhỏ :
- Hảo đừng tự ái vô lý như rứa, mình thương Hảo,vẫn mong muốn làm bạn với Hảo hoài mà.
Tiếng khóc của Hảo dịu xuống :
- Rứa răng Trang cứ bênh con Tương Như hoài rứa ?
Em đấu dịu :
- Tương Như nó nói chuyện tử tế, chứ có chi mô mà Hảo ghét nó.
Hảo vùng ngồi dậy, đôi mắt đỏ hoe :
- Ai nói với mi là con Tương Như tử tế, cái thứ con nhà giàu hay khoe khoang tao ghét lắm.
Em hơi bất mãn :
- Bộ ai con nhà giàu cũng rứa hết hả ?
Hảo lấy khăn chùi nước mắt :
- Tao nói phần đông thôi - Rồi như nhớ ra rằng em cũng là con nhà giàu, Hảo nhẹ lời - tao không có ý nói mi mô.
Em cố gắng giải thích với Hảo :
- Theo ý tao con Tương Như là con nhà giàu, nhưng nó tội lắm đó Hảo, không phải nó hay làm cho tao buồn mô, mà trái lại, nó chỉ muốn chia bớt nguồn vui của nó cho tao mà thôi.
Hảo ngồi im lặng. Em biết nó đang suy nghĩ rất lung. Một lúc sau, gương mặt của nó dịu trở lại :
- Trang, chắc mi ghét tao lắm hí, chắc mi cho là tao hàm hồ lắm hí.
Em lắc đầu :
- Không, không khi mô tao cho rứa hết. Hảo, thôi xí xóa chuyện vừa qua đi. Mi không thương tao hả Hảo, tao đang buồn thúi ruột đây nì, mi còn nói xiên nói xỏ chi cho tội tao rứa.
Hảo thòng chân xuống giường :
- Thôi, cho tao xin lỗi, tính tao nóng nảy dễ sợ.
Rồi Hảo đưa tay đánh vào đầu nó :
- Nì, chừa đi nghe, lần sau không được nổi tức bậy bạ nữa nghe.
Em bật cười tuy trong lòng đang rối rắm :
- Tụi mình đi ôn bài nghe Hảo ?
- Ừ.
Hảo âu yếm nắm lấy tay em. Hai đứa lại làm hòa với nhau thật dễ dàng.
*
Me đến đón em đi chơi Lăng trên chiếc xe màu đỏ
của dì Lan. Sáng chủ nhật dì Lan đến trường với bộ quần áo hết sức
rực rỡ làm ai cũng phải ngó chăm. Em hơi ngượng trong lòng khi thấy dì
Lan đã lớn tuổi mà ăn vận như cô gái hai mươi. Chiếc quần xì gà màu
đỏ gạch cắt khéo bó sát lấy cặp đùi dài, ống phía dưới xòe rộng
thùng thình trên đôi giày màu trắng đóng theo kiểu hippi làm con người dì Lan
cao lớn hẳn lên, dì còn mặc áo polo trắng viền đỏ và đeo một cái bóp
cũng màu đỏ luôn. Me có vẻ dịu dàng hơn trong chiếc quần tây nâu và áo
chemise vàng, me giúp em sửa soạn đồ đạc bỏ vào sắc :
- Nhanh lên Trang, đi Lăng xong mình còn lên đồi Vọng Cảnh chơi nữa.
Tuyệt nhiên, me không hề nhắc đến lá thư hôm trước cùng lời giải thích tại sao me không chịu trở lại với ba. Em muốn hỏi nhưng thấy bất tiện vì người xung quanh đông quá. Em chỉ biết xin me :
- Me ơi, cho Hảo cùng đi với con nghe me.
Me gật đầu nhìn vào :
- Ừ, Hảo cùng đi chơi với Trang cho vui nghe.
Hảo cười tần ngần, em hối :
- Đi Hảo, mau lên Hảo.
Hảo ngập ngừng :
- Tao sợ Sơ.
Em nhìn me :
- Me, me xin Sơ cho Hảo đi với con đi me.
Dì Lan sốt sắng :
- Để dì đi xin cho.
Con đường em đi lung linh nắng đổ, ước gì ba đang lái xe chứ không phải dì Lan. Me ngồi phía trước cạnh tay lái, em với Hảo ở băng sau nên em khó nói chuyện với me quá. Xe rẽ qua đường Lam Sơn, dốc Nam Giao buồn phiền với hai hàng cây trụi lá, nền tráng nhựa loang lổ những vũng bùn đất đỏ lầy lụa, sau những ngày dài mưa phủ lê thê. Xe xóc mạnh, me đưa tay sửa lại mái tóc nói với dì Lan :
- Bộ Công chánh thiệt đúng là ăn rồi ngủ, đường sá hư cả năm trời cũng chả thèm để ý mảy may.
Dì Lan cười rộ lên :
- Ôi hơi mô mà lo cho mệt, mình ham chơi thì thiên hạ cũng như rứa. Thời buổi chiến tranh mà, biết còn sống được ngày mai không mà lo để dành củ khoai đến ngày mốt.
Tiếng cười của dì Lan muốn soi thủng màng nhĩ, Hảo nói nhỏ với em :
- Dì Lan ăn nói bốp chát quá hí.
Em gật :
- Dì là dân “chịu chơi” mà.
Hảo le lưỡi :
- Chà, mi mà cũng biết danh từ nớ nữa à ?
Em đính chánh :
- Tại... tại tao nghe dì Dung nói chớ bộ. Tao đâu có tự ý đặt ra.
Hảo nhoài người nhìn ra cửa xe :
- Trang ơi, hoa ở đây đẹp quá.
Em níu Hảo :
- Đừng dựa người vào cửa đó nguy hiểm lắm.
Hảo nhích về phía em, mắt không rời những dây hoa vàng leo quanh hàng rào của những ngôi nhà xinh xắn ven đường :
- Hoa đẹp quá, tao thích quá Trang ơi.
Trước kia, em vẫn thường cùng ba me đi lăng Khải Định, Tự Đức, đi chùa Từ Hiếu và qua đường này biết bao nhiêu lần, những dây hoa kia quá quen thuộc, màu vàng tươi quấn quít những hàng rào bằng cây thuốc dấu xanh xanh. Em nghe nói những cọng cây mọng cứng đó thường được dân địa phương ở đây dùng làm thuốc để đắp lên những vết thương trầy da chảy máu. Em thì chưa được xức thứ thuốc đó bao giờ, nhưng em có hái thử vài cọng cây thuốc dấu đó để xem chơi, em thấy bên trong toàn mủ là mủ trắng đục như sữa vậy, còn nhiều hơn mủ xương rồng nữa. Em nghe dì Phượng nói với người bạn cùng học một lớp với dì là, cây thuốc dấu thuộc một họ với cây xương rồng, dì Phượng ăn nói thiệt cao siêu ghê, bởi tại năm nay dì đang học chứng chỉ Thực Vật bên trường Khoa Học ấy. Em thì chả biết “cùng họ” là gì, nhưng em đoán rằng, cùng họ chắc là có “bà con” mật thiết với nhau, cho nên cả hai cây xương rồng và thuốc dấu đều có mủ. Như vậy thì chắc cây vú sữa cũng vậy. Khi đem thắc mắc này hỏi dì Phượng, dì cười thật to làm em thẹn muốn chết luôn, dì nói : “những cây cùng họ Xương Rồng đều có mủ, nhưng những cây có mủ chưa chắc đã cùng họ với cây Xương Rồng”. Em ngẩn người ra, em chả hiểu mô tê gì hết nhưng em không hỏi thêm nữa, vì em biết, trình độ của em chưa đủ sức để hiểu điều đó. Còn loại hoa vàng này, hôm trước em thấy dì Phượng ép thật nhiều trong mấy tập sách, em có hỏi thì dì bảo đó là hoa Cát Đằng. Em lại thêm một lần ngạc nhiên, vì những đóa hoa tô màu tím nhạt nở trên giàn lá xanh vườn nhà ông Ngoại cũng được gọi là hoa Cát Đằng. Dì Phượng giải thích : ”Hoa ở vườn nhà mình thuộc về loại hoa to, còn đây là loại hoa nhỏ, cả hai thứ đều được gọi là Cát Đằng vì cùng một họ với nhau”. Dì Phượng lại đem họ đem hàng ra mà nói với em, dì méo mó nghề nghiệp làm em cũng muốn điên cái đầu theo.
Hảo lại reo lên nho nhỏ :
- Trang, cảnh đẹp như ri mà mi cứ mãi nghĩ ngợi chi mô a.
Em quay sang Hảo :
- Nghĩ chi, tao cũng đang ngắm cảnh chứ bộ.
- Nì Trang, cái hoa màu vàng nớ là hoa chi hè ?
Em lên mặt hiểu biết :
- Hoa Cát Đằng.
Hảo tròn mắt :
- A, cái tên đẹp như trong chuyện một ngàn lẻ một đêm.
Em nhìn Hảo :
- Bộ mi mới chộ hoa ni lần đầu hả, bộ mi mới nghe tên hoa ni lần đầu hả ?
Hảo gật đầu :
- Ừ, tao có được đi chơi xa mô mà biết đây biết đó.
Em tò mò :
- Chú mi không dắt mi đi chơi hả ?
Hảo rùn vai :
- Thiệt mi hỏi như chuyện ảo tưởng. Chú tao sợ bà thím rút đét, sức mấy mà dắt tao đi chơi. Năm khi mười họa, chú mới xẹt qua trường thăm tao một lần, mau còn hơn sao băng nữa. Tiền hàng tháng nuôi tao chú thường nhờ người quen mang đến mà thôi.
Em nhíu mày :
- Chú mi cũng tệ chứ cùng ở Huế, đó với đây nào có xa xôi chi mô mà không chịu thăm mi.
Giọng Hảo xa xôi :
- Nói ra thì cũng tội cho chú tao, tại chú tao làm “chánh sự vụ” đó mi ơi.
Em không hiểu gì cả :
- Làm chánh sự vụ...
Hảo cười tủm tỉm :
- Chánh sự vụ là chánh sợ vợ đó, mi không biết à.
- Trời đất, danh từ của mi dùng độc đáo rứa ai mà biết được.
Hảo thôi cười, gương mặt lại thoáng buồn :
-Thím dò xét chú dữ lắm, nên chú ngại không dám qua thăm tao thường. Thím sợ tao ton hót với chú để xin thêm tiền, thím sợ chú quá thương tao rồi nhường hết gia tài lại cho tao vì chú thím chẳng có con.
Em nắm tay Hảo :
- Trước sau chi mi cũng có phần trong đó.
Hảo chua xót :
- Tiền bạc đối với tao chẳng có nghĩa lý chi hết. Trang nờ, dù tao biết chú tao rất giàu. Tao chỉ cần tình thương mà thôi.
Em lặng lẽ quay sang nhìn Hảo. Nó đang tự mâu thuẫn với chính nó, phải, nó là người đang thiếu tình thươnq nhất. Chính những giây phút tâm hồn khoát đạt, chính những lúc hòa mình với thiên nhiên, con người mới nói lên được tiếng nói đích thực của lòng mình, Hảo mới hé cho em thấy được ước ao nhỏ nhoi tội nghiệp của nó. Em thấy thương Hảo quá chừng.
Sáng chủ nhật trời tạnh ráo thiên hạ đi lăng thật đông. Dì Lan tắt máy gửi xe rồi bốn người cùng bước vào khung cửa ẩm mốc rêu phong mở ra bên trong phong cảnh vô cùng hùng vĩ.
Dì Lan nắm tay Hảo đi trước, em cố tình đi chậm khiến me phải dừng lại chờ em. Em nói nho nhỏ:
- Me ơi đi chậm lại me ơi.
Me đỡ cánh tay em :
- Trang, con mệt à ?
- Không, me.
- Sao con không đi nhanh cho kịp Hảo, kịp dì Lan.
Em lắc đầu :
- Không, con chỉ muốn đi bên me. Me, con muốn nói chuyện với me thật nhiều.
Me hiểu ý ; Me chớp mắt :
- Thì để chút nữa đã nờ, không lẽ đứng giữa lối mà nói chuyện răng, để cho người ta đi chớ.
Em nhất quyết phải hỏi me cho bằng được, em lại đề nghị :
- Hay thôi mình ra nhà thuỷ tạ đi me.
Me quàng vai em :
- Nếu con muốn nói chuyện riêng với me, thì để me tìm cách nói với Hảo và dì Lan đi tránh đi.
Em nhìn theo dáng tung tăng của Hảo bên cạnh dì Lan bước lên những bậc cấp đằng xa :
- Me khỏi cần phải bảo họ, me coi tề, hai người mải mê ngắm cảnh vật quên mất mẹ con mình rồi.
Em nắm tay me rẽ sang chiếc cầu nhỏ đưa vào nhà Thuỷ Tạ. Mùa đông mặt hồ buồn thiu lơ thơ vài ngọn lá sen tàn, không tìm đâu ra một cánh sen hồng thắm, từng đám bèo tai chuột dập dềnh trên làn nước đục, lòng em hiu hắt như mùa đông. Em dựa người vào cây cột gỗ mỏng manh, me đứng bên cạnh, gương mặt xanh xao dù đã được điểm tô bằng một lớp phấn hồng :
- Trang, con muốn hỏi chi me ?
Em nghe mi mắt cay cay :
- Me, tại răng me không đến, me...
Me ngắt lời :
- Me đã nói trong lá thư đó rồi mà, me bận…
Em lại ngắt lời me :
- Không, con muốn hỏi là tại răng me không chịu về với ba ?
Me dợm nói rồi me lại ngưng, me đưa tay che miệng để giấu tiếng thở dài. Em nhìn me bằng đôi mắt van lơn cầu khẩn, đôi mắt như muốn nói Me ơi me hãy quay về với ba, me ơi. Tội nghiệp con mà, tội nghiệp ba mà, tội cả ngôi nhà màu hồng trong khu vườn im bóng lá, khóm trúc đào cũng nhớ me nữa me ơi. Hình như me tránh đôi mắt của em :
- Trang, phải hiểu cho me, câu chuyện không dễ dàng như con tưởng mô.
Em quả quyết :
- Me, ba vẫn chờ me mà. Không có chi khó cả, me chỉ cần xô cánh của nhà mình ra, trong đó vẫn còn đầy đủ hạnh phúc mà me đã bỏ rơi, có ba, có con và cả vú Lành nữa.
Me cúi đầu :
- Trang, me còn nhiều mặc cảm lắm, me không đủ can đảm để trở về.
Em an ủi me :
- Me đâu có lỗi chi nhiều, nghe me, me về với ba nghe me.
Em nhìn thật sâu vào mắt me, me chưa trả lời nhưng em cảm thấy ánh mắt đó như sáng hẳn lên, như thôi ngập ngừng nỗi mặc cảm bủa vây. Em lại hy vọng, em khép hờ đôi mi mường tượng đến nét mặt hiền từ phúc hậu của Mẹ Đồng Trinh trong hang đá sân trường, ánh nắng nghiêng soi đôi má hồng, đôi mắt trong xanh niềm khoan dung rộng lớn. Mẹ ơi, đoái thương cho hạnh phúc con, Mẹ ơi, xin Mẹ soi sáng dùm tâm hồn me con đang ngập ngừng trước hai con đường chia lối, Mẹ hãy xui khiến cho me con thấy rõ con đường dẫn đến căn nhà màu hồng giữa ngôi vườn mát rượi bóng cây. Ở đó, khóm hồng đang khô héo, bầy cá thia tàu buồn bã ngẩn ngơ chờ bàn tay trắng ngà của me thả từng nhúm bột ngô tỏa lan trên mặt nước ngàn bụi phấn thông vàng.
- Me ơi, me ơi. Em gọi thầm nho nhỏ, chỉ một mình em nghe, để tiếng gọi mến trìu chỉ đủ sức rung nhẹ một âm thanh êm ái cho lòng nguôi xót đau.
Tiếng gọi của Hảo đã cắt đứt nguồn tư tưởng của em :
- Trang, Trang, răng mi lại ngồi đây ? Không đi xem Lăng với dì Lan à ?
Em nói nhỏ :
- Thì tao cũng đang ngắm phong cảnh đây nì.
Hảo bĩu môi :
- Hồ sen mùa ni đâu có đẹp, nhớp bắt chết, toàn cả bùn là bùn.
Dì Lan từ đằng xa đi lại, trên trán lấm tấm mồ hôi, dì hỏi me :
- Ủa, Thúy không đi dạo à, hai me con đang tâm sự chi rứa ?
Me nói lảng :
- Không, Trang nó mệt nên dừng lại nghỉ một chút.
Dì Lan khoác tay me :
- Chừ chúng ta đi vào xem ngai vua ngự nghe.
Rồi dì quay lại hỏi em :
- Hết mệt chưa cháu ?
Em miễn cưỡng gật đầu, biết không nói gì thêm với me được nữa, em nắm tay Hảo chạy trước. Con đường lát gạch ẩm rêu dẫn lên những bậc cấp làm bằng đá thanh khiến em nhớ đến lối nhỏ vườn nhà lót gạch màu hồng mà nghe xót xa, mà nghe dậy lên trong tâm hồn nỗi cô đơn hun hút, me đang ở bên em, cùng không gian nhưng sao thấy xa vời vợi. Một ngang nối thật nhỏ giữa ba với me sao me không chịu vượt qua hở me.
Em gặp Tương Như đang đứng dưới khóm hoa lê, ánh nắng mai soi lên màu hồng của má, màu trắng của hoa, trông cô bé dễ thương như một thiên thần. Tương Như đang sửa soạn để chụp một pô hình, em thấy một người đàn ông quay lưng về phía em, trên tay cầm máy ảnh nhắm về Tương Như. T... í... c... h, Tương Như sửa lại mái tóc, đưa mắt tìm một cảnh đẹp khác để chụp nữa thì cô bé nhìn thấy em và Hảo. Tiếng reo trong vắt như suối :
- Ồ Trang, Ồ Hảo, lại đây chụp bóng, mau lên mau lên.
Tương Như quay sang người đàn ông :
- Ba ơi Ba. Hai đứa bạn của con đây nì, ba chụp bóng cho tụi hắn nữa nghe Ba.
Người đàn ông nhìn đăm đăm em và Hảo rồi ông mỉm cười, ôi nụ cười hiền lành của người cha bao dung. Em cũng có ba vậy, ba cũng hiền cũng thương em rất mực, mà sao hạnh phúc của em vẫn tan vỡ như giọt sương mai ? Em cũng có me vậy, me cũng dịu dàng quý phái như me của Tương Như, người đàn bà mặc áo dài hoa tím đang từ trong dãy nhà thờ tự bước ra, theo sau là hai đứa nhỏ, một trai một gái ăn vận bảnh bao em đoán đó là hai em của Tương Như, me ơi, sao me không chịu vui bên chồng con như người đàn bà đó, me đi tìm chi thứ hạnh phúc ảo tưởng xa vời ?
Tương Như nắm tay em và Hảo :
- Lại đây chụp chung với Tương Như một pô đi, phim màu đó, đẹp lắm Trang, Hảo ơi.
Em vui vẻ nhận lời trong khi Hảo đứng tần ngần, có lẽ cô bé đang cảm thấy e thẹn vì Tương Như đã vờ quên đi vụ gây lộn vừa qua mà trong chuyện này, Hảo là kẻ vô lý hoàn toàn. Tương Như vẫn hồn nhiên :
- Hảo tới đây.
Hảo ngập ngừng, nó kiếm cớ thoái thác :
- Thôi, Tương Như và Trang chụp chung đi, chụp chung ba đứa rủi lắm.
Tương Như nhất định kéo tay Hảo vào :
- Hảo sợ rủi thì để Như gọi nhỏ Tương Giang nữa cho đủ bốn nghe.
Tương Như đưa tay vẫy cô em nhỏ :
- Tương Giang, lại đây chụp bóng chung với các chị.
Đây là một dịp để Hảo thấy rõ tánh tình dễ thương và đôn hậu của Tương Như, em thầm nghĩ, đồng thời em định tìm cách xóa tan sự hằn học từ lâu đã ăn sâu vào trong lòng Hảo đối với Tương Như.
Em dục Hảo :
- Chụp đi cho rồi, con ni làm điệu ghê ta.
Tương Như cười thật tươi :
- Thôi Hảo chịu cho rồi, không thôi Trang nó nói nhức óc lắm đó nghe.
Me của Tương Như cũng vừa bước đến, bà góp ý :
- Bốn chị em tới đứng dưới cây lê ni nì, màu trắng hoa lê vô phim màu nổi lắm chớ không phải chơi mô.
Chúng em chụp chung với nhau được ba tấm thì trục lên phim nơi máy hình hết nhảy, ba của Tương Như cười :
- Hết phim rồi các cháu ơi.
Hảo sau những giây phút ngượng ngùng đã hòa mình vào cuộc vui, nó bảo với Tương Như :
- Mai mốt rửa hình Tương Như nhớ cho Hảo một tấm hí.
Tương Như gật đầu :
- Ừ, Như sẽ cho Hảo và Trang mỗi kiểu một tấm.
Em và Hảo theo ba me Tương Như chơi khắp Khiêm Lăng, me và dì Lan cũng đi theo sau nhưng cách một quãng xa, hình như hai người đang bàn chuyện riêng.
Ba của Tương Như giải thích cho chúng em nghe nhiều chuyện thật hay, như loại đá thanh làm bậc thềm ở đây ngày xưa đúc tận Thanh Hoá, vua Tự Đức phải cho chở từ Huế trên những thớt voi. Hảo le lưỡi :
- Trời ơi, chở bằng voi thì biết mấy đời mới tới.
Ba Tương Như giải thích :
- Các cháu nên nhớ là khi vua Tự Đức vừa lên ngôi thì Khiêm Lăng này khởi sự xây. Cho đến khi vua băng hà thì công việc mới ngưng lại, tính ra ròng rã đến mười ba năm trời.
Tương Như hỏi ba :
- Nếu vua chưa chết, chắc cuộc xây lăng còn kéo dài nữa ba hí.
- Dĩ nhiên - Ba Tương Như nói tiếp - Mà các cháu biết không, công cuộc xây lăng này làm cho dân chúng thời đó khổ sở điêu đứng vô cùng.
Rồi ông chỉ những viên gạch rắn chắc lót sít sao trên những con đường dẫn quanh Khiêm Lăng :
- Các cháu biết đây là loại gạch chi không ?
Hảo nhanh nhẩu :
- Dạ đó là loại gạch Bát Tràng.
Em đập tay Hảo :
- Nói ẩu mi.
Hảo cãi :
- Đúng mà, mi hỏi lại bác cho mà coi.
Ba Tương Như lắc đầu :
- Đây là một thứ gạch đặc biệt, hết sức cứng rắn làm bằng đất sét và lá cây rừng quyện dính vào nhau. Một thứ lá bí mật mà hiện giờ vẫn chưa ai đoán ra được.
Ông nói tiếp :
- Thời đó, không có máy móc tối tân như bây giờ, nên tất cả đều phải làm bằng tay và dùng sức rất cực khổ. Dụng cụ làm gạch chỉ có mỗi người một cái cối và một cái chày, họ bỏ đất sét và lá cây vào cối rồi cứ thế giã hoài cho đến khi hai thứ nhuyễn ra quyện lẫn vào nhau, đem ra đúc gạch. Vì tác dụng của chất hóa học bí mật trong loại lá cây đó, nên gạch này cứng rắn không thể tưởng. Cũng vì vụ làm gạch quá khổ này nên dưới triều vua Tự Đức có xảy ra loạn giặc chìa vôi.
Tương Như thúc ba :
- Ba kể cho tụi con nghe đi ba.
Ba Tương Như gật đầu :
- Ừ, để ba nhớ coi... Ờ, dạo đó công cuộc xây lăng quá khổ sở, các cháu thử tưởng tượng, từng đoàn hàng ngàn người suốt ngày dang nắng trên những ngọn đồi trọc, bên cái cối đá và chiếc chày nặng trĩu đưa lên xuống không ngừng. Do đó, có một nhóm người do Đoàn Trung và Đoàn Trực cầm đầu, đã nổi loạn, nên xách chày chạy về Đại Nội chống lại quân Triều đình. Nhưng sau rồi loạn này cũng bị dẹp được và hai người cầm đầu bị tru di tam tộc.
Em hỏi :
- Thưa bác, tại răng giặc đó lại gọi là giặc chìa vôi ?
Ba của Tương Như cười :
- Tại vì hình dáng chày giống như cái chìa vôi cho nên người ta kêu rứa.
Hảo đưa chân dậm dậm trên nền đá gạch :
- Chà, nói rứa thì gạch ni cứng vô hậu lắm.
Me của Tương Như góp chuyện :
- Ừ, bác có nghe người ta kể chuyện lại, là cách đây không lâu có một vị võ sư Đại Hàn đến Huế biểu diễn võ thuật. Tay của ổng chặt cả chồng gạch như chơi, rứa mà có người cắc cớ lên đây nạy một viên gạch đem về cho ổng chặt, làm ổng hố một vố thiệt đau.
Tương Như hỏi mẹ :
- Ông ta chặt không bể hả me?
Ba Tương Như nói:
- Sức mấy mà bể, có búa tạ gõ cũng chưa chắc.
Hảo cười thật lớn :
- Tội nghiệp ông Đại Hàn mất mặt K.B.C...
Nắng đã lên tới đỉnh dầu. Me và dì Lan gọi em về, em và Hảo đành giã từ Tương Như và gia đình của nó đầy hạnh phúc ấm êm.
Ngồi trên xe, em nói với Hảo :
- Mi thấy con Tương Như dễ thương chưa, mi nói nặng nó nhiều lần mà nó có tỏ ra giận mi chi mô nờ.
Giọng Hảo ăn năn :
- Ừ, tao thật bậy bạ a.
Em nắm tay Hảo siết nhẹ :
- Thôi bữa ni mi đừng kiếm chuyện với Tương Như nữa nghe.
Hảo quả quyết :
- Chắc chắn rồi. Có khi mô mi thấy tao thân thiện với con Tương Như như khi hồi không ? Tao hứa với mi là từ đây tao sẽ giữ hoài thái độ đó.
Em nhìn lên vòm trời xanh, có hai dải mây trắng đang trôi lại gần nhau, em nghĩ đến Tương Như và Hảo, đồng thời hình ảnh ba và me lại ngời sáng trong tim em hơn bao giờ hết.
Cảnh vật hai bên đường xanh tốt, những mái tranh thửa vườn hàng dừa nghiêng nghiêng ánh nắng, dần chạy lùi về phía sau. Hảo nhổm người lên để cởi chiếc áo len vàng đan bằng sợi mỏng, em cười :
- Nóng chưa. Rứa mà tao nói để áo ở nhà mi không chịu.
Hảo cãi :
- Hồi sáng trời lạnh chớ bộ.
- Bộ mi không thấy mấy ngày ni hả buổi sáng khi mô cũng lạnh một chút xíu thôi, đến trưa là nắng dữ dội.
Hảo xếp áo lại :
- Chi lạ ghê Trang hỉ, mùa đông chi mà như mùa hè a.
Xe rẽ đến một khúc quanh, em thấy một đàn bò đang đi chậm chậm, lớp da vàng nâu và những chiếc đuôi phe phẩy quạt ruồi. Rồi sự việc xảy ra trong chớp mắt, em chỉ thấy dáng con vật tách rời khỏi đàn băng qua lộ, đồng thời tiếng me rú lên hoảng hốt và tiếng bánh xe siết mạnh trên mặt đường, em có cảm tưởng như bị quay chong chóng rồi ngất đi.
- Nhanh lên Trang, đi Lăng xong mình còn lên đồi Vọng Cảnh chơi nữa.
Tuyệt nhiên, me không hề nhắc đến lá thư hôm trước cùng lời giải thích tại sao me không chịu trở lại với ba. Em muốn hỏi nhưng thấy bất tiện vì người xung quanh đông quá. Em chỉ biết xin me :
- Me ơi, cho Hảo cùng đi với con nghe me.
Me gật đầu nhìn vào :
- Ừ, Hảo cùng đi chơi với Trang cho vui nghe.
Hảo cười tần ngần, em hối :
- Đi Hảo, mau lên Hảo.
Hảo ngập ngừng :
- Tao sợ Sơ.
Em nhìn me :
- Me, me xin Sơ cho Hảo đi với con đi me.
Dì Lan sốt sắng :
- Để dì đi xin cho.
Con đường em đi lung linh nắng đổ, ước gì ba đang lái xe chứ không phải dì Lan. Me ngồi phía trước cạnh tay lái, em với Hảo ở băng sau nên em khó nói chuyện với me quá. Xe rẽ qua đường Lam Sơn, dốc Nam Giao buồn phiền với hai hàng cây trụi lá, nền tráng nhựa loang lổ những vũng bùn đất đỏ lầy lụa, sau những ngày dài mưa phủ lê thê. Xe xóc mạnh, me đưa tay sửa lại mái tóc nói với dì Lan :
- Bộ Công chánh thiệt đúng là ăn rồi ngủ, đường sá hư cả năm trời cũng chả thèm để ý mảy may.
Dì Lan cười rộ lên :
- Ôi hơi mô mà lo cho mệt, mình ham chơi thì thiên hạ cũng như rứa. Thời buổi chiến tranh mà, biết còn sống được ngày mai không mà lo để dành củ khoai đến ngày mốt.
Tiếng cười của dì Lan muốn soi thủng màng nhĩ, Hảo nói nhỏ với em :
- Dì Lan ăn nói bốp chát quá hí.
Em gật :
- Dì là dân “chịu chơi” mà.
Hảo le lưỡi :
- Chà, mi mà cũng biết danh từ nớ nữa à ?
Em đính chánh :
- Tại... tại tao nghe dì Dung nói chớ bộ. Tao đâu có tự ý đặt ra.
Hảo nhoài người nhìn ra cửa xe :
- Trang ơi, hoa ở đây đẹp quá.
Em níu Hảo :
- Đừng dựa người vào cửa đó nguy hiểm lắm.
Hảo nhích về phía em, mắt không rời những dây hoa vàng leo quanh hàng rào của những ngôi nhà xinh xắn ven đường :
- Hoa đẹp quá, tao thích quá Trang ơi.
Trước kia, em vẫn thường cùng ba me đi lăng Khải Định, Tự Đức, đi chùa Từ Hiếu và qua đường này biết bao nhiêu lần, những dây hoa kia quá quen thuộc, màu vàng tươi quấn quít những hàng rào bằng cây thuốc dấu xanh xanh. Em nghe nói những cọng cây mọng cứng đó thường được dân địa phương ở đây dùng làm thuốc để đắp lên những vết thương trầy da chảy máu. Em thì chưa được xức thứ thuốc đó bao giờ, nhưng em có hái thử vài cọng cây thuốc dấu đó để xem chơi, em thấy bên trong toàn mủ là mủ trắng đục như sữa vậy, còn nhiều hơn mủ xương rồng nữa. Em nghe dì Phượng nói với người bạn cùng học một lớp với dì là, cây thuốc dấu thuộc một họ với cây xương rồng, dì Phượng ăn nói thiệt cao siêu ghê, bởi tại năm nay dì đang học chứng chỉ Thực Vật bên trường Khoa Học ấy. Em thì chả biết “cùng họ” là gì, nhưng em đoán rằng, cùng họ chắc là có “bà con” mật thiết với nhau, cho nên cả hai cây xương rồng và thuốc dấu đều có mủ. Như vậy thì chắc cây vú sữa cũng vậy. Khi đem thắc mắc này hỏi dì Phượng, dì cười thật to làm em thẹn muốn chết luôn, dì nói : “những cây cùng họ Xương Rồng đều có mủ, nhưng những cây có mủ chưa chắc đã cùng họ với cây Xương Rồng”. Em ngẩn người ra, em chả hiểu mô tê gì hết nhưng em không hỏi thêm nữa, vì em biết, trình độ của em chưa đủ sức để hiểu điều đó. Còn loại hoa vàng này, hôm trước em thấy dì Phượng ép thật nhiều trong mấy tập sách, em có hỏi thì dì bảo đó là hoa Cát Đằng. Em lại thêm một lần ngạc nhiên, vì những đóa hoa tô màu tím nhạt nở trên giàn lá xanh vườn nhà ông Ngoại cũng được gọi là hoa Cát Đằng. Dì Phượng giải thích : ”Hoa ở vườn nhà mình thuộc về loại hoa to, còn đây là loại hoa nhỏ, cả hai thứ đều được gọi là Cát Đằng vì cùng một họ với nhau”. Dì Phượng lại đem họ đem hàng ra mà nói với em, dì méo mó nghề nghiệp làm em cũng muốn điên cái đầu theo.
Hảo lại reo lên nho nhỏ :
- Trang, cảnh đẹp như ri mà mi cứ mãi nghĩ ngợi chi mô a.
Em quay sang Hảo :
- Nghĩ chi, tao cũng đang ngắm cảnh chứ bộ.
- Nì Trang, cái hoa màu vàng nớ là hoa chi hè ?
Em lên mặt hiểu biết :
- Hoa Cát Đằng.
Hảo tròn mắt :
- A, cái tên đẹp như trong chuyện một ngàn lẻ một đêm.
Em nhìn Hảo :
- Bộ mi mới chộ hoa ni lần đầu hả, bộ mi mới nghe tên hoa ni lần đầu hả ?
Hảo gật đầu :
- Ừ, tao có được đi chơi xa mô mà biết đây biết đó.
Em tò mò :
- Chú mi không dắt mi đi chơi hả ?
Hảo rùn vai :
- Thiệt mi hỏi như chuyện ảo tưởng. Chú tao sợ bà thím rút đét, sức mấy mà dắt tao đi chơi. Năm khi mười họa, chú mới xẹt qua trường thăm tao một lần, mau còn hơn sao băng nữa. Tiền hàng tháng nuôi tao chú thường nhờ người quen mang đến mà thôi.
Em nhíu mày :
- Chú mi cũng tệ chứ cùng ở Huế, đó với đây nào có xa xôi chi mô mà không chịu thăm mi.
Giọng Hảo xa xôi :
- Nói ra thì cũng tội cho chú tao, tại chú tao làm “chánh sự vụ” đó mi ơi.
Em không hiểu gì cả :
- Làm chánh sự vụ...
Hảo cười tủm tỉm :
- Chánh sự vụ là chánh sợ vợ đó, mi không biết à.
- Trời đất, danh từ của mi dùng độc đáo rứa ai mà biết được.
Hảo thôi cười, gương mặt lại thoáng buồn :
-Thím dò xét chú dữ lắm, nên chú ngại không dám qua thăm tao thường. Thím sợ tao ton hót với chú để xin thêm tiền, thím sợ chú quá thương tao rồi nhường hết gia tài lại cho tao vì chú thím chẳng có con.
Em nắm tay Hảo :
- Trước sau chi mi cũng có phần trong đó.
Hảo chua xót :
- Tiền bạc đối với tao chẳng có nghĩa lý chi hết. Trang nờ, dù tao biết chú tao rất giàu. Tao chỉ cần tình thương mà thôi.
Em lặng lẽ quay sang nhìn Hảo. Nó đang tự mâu thuẫn với chính nó, phải, nó là người đang thiếu tình thươnq nhất. Chính những giây phút tâm hồn khoát đạt, chính những lúc hòa mình với thiên nhiên, con người mới nói lên được tiếng nói đích thực của lòng mình, Hảo mới hé cho em thấy được ước ao nhỏ nhoi tội nghiệp của nó. Em thấy thương Hảo quá chừng.
Sáng chủ nhật trời tạnh ráo thiên hạ đi lăng thật đông. Dì Lan tắt máy gửi xe rồi bốn người cùng bước vào khung cửa ẩm mốc rêu phong mở ra bên trong phong cảnh vô cùng hùng vĩ.
Dì Lan nắm tay Hảo đi trước, em cố tình đi chậm khiến me phải dừng lại chờ em. Em nói nho nhỏ:
- Me ơi đi chậm lại me ơi.
Me đỡ cánh tay em :
- Trang, con mệt à ?
- Không, me.
- Sao con không đi nhanh cho kịp Hảo, kịp dì Lan.
Em lắc đầu :
- Không, con chỉ muốn đi bên me. Me, con muốn nói chuyện với me thật nhiều.
Me hiểu ý ; Me chớp mắt :
- Thì để chút nữa đã nờ, không lẽ đứng giữa lối mà nói chuyện răng, để cho người ta đi chớ.
Em nhất quyết phải hỏi me cho bằng được, em lại đề nghị :
- Hay thôi mình ra nhà thuỷ tạ đi me.
Me quàng vai em :
- Nếu con muốn nói chuyện riêng với me, thì để me tìm cách nói với Hảo và dì Lan đi tránh đi.
Em nhìn theo dáng tung tăng của Hảo bên cạnh dì Lan bước lên những bậc cấp đằng xa :
- Me khỏi cần phải bảo họ, me coi tề, hai người mải mê ngắm cảnh vật quên mất mẹ con mình rồi.
Em nắm tay me rẽ sang chiếc cầu nhỏ đưa vào nhà Thuỷ Tạ. Mùa đông mặt hồ buồn thiu lơ thơ vài ngọn lá sen tàn, không tìm đâu ra một cánh sen hồng thắm, từng đám bèo tai chuột dập dềnh trên làn nước đục, lòng em hiu hắt như mùa đông. Em dựa người vào cây cột gỗ mỏng manh, me đứng bên cạnh, gương mặt xanh xao dù đã được điểm tô bằng một lớp phấn hồng :
- Trang, con muốn hỏi chi me ?
Em nghe mi mắt cay cay :
- Me, tại răng me không đến, me...
Me ngắt lời :
- Me đã nói trong lá thư đó rồi mà, me bận…
Em lại ngắt lời me :
- Không, con muốn hỏi là tại răng me không chịu về với ba ?
Me dợm nói rồi me lại ngưng, me đưa tay che miệng để giấu tiếng thở dài. Em nhìn me bằng đôi mắt van lơn cầu khẩn, đôi mắt như muốn nói Me ơi me hãy quay về với ba, me ơi. Tội nghiệp con mà, tội nghiệp ba mà, tội cả ngôi nhà màu hồng trong khu vườn im bóng lá, khóm trúc đào cũng nhớ me nữa me ơi. Hình như me tránh đôi mắt của em :
- Trang, phải hiểu cho me, câu chuyện không dễ dàng như con tưởng mô.
Em quả quyết :
- Me, ba vẫn chờ me mà. Không có chi khó cả, me chỉ cần xô cánh của nhà mình ra, trong đó vẫn còn đầy đủ hạnh phúc mà me đã bỏ rơi, có ba, có con và cả vú Lành nữa.
Me cúi đầu :
- Trang, me còn nhiều mặc cảm lắm, me không đủ can đảm để trở về.
Em an ủi me :
- Me đâu có lỗi chi nhiều, nghe me, me về với ba nghe me.
Em nhìn thật sâu vào mắt me, me chưa trả lời nhưng em cảm thấy ánh mắt đó như sáng hẳn lên, như thôi ngập ngừng nỗi mặc cảm bủa vây. Em lại hy vọng, em khép hờ đôi mi mường tượng đến nét mặt hiền từ phúc hậu của Mẹ Đồng Trinh trong hang đá sân trường, ánh nắng nghiêng soi đôi má hồng, đôi mắt trong xanh niềm khoan dung rộng lớn. Mẹ ơi, đoái thương cho hạnh phúc con, Mẹ ơi, xin Mẹ soi sáng dùm tâm hồn me con đang ngập ngừng trước hai con đường chia lối, Mẹ hãy xui khiến cho me con thấy rõ con đường dẫn đến căn nhà màu hồng giữa ngôi vườn mát rượi bóng cây. Ở đó, khóm hồng đang khô héo, bầy cá thia tàu buồn bã ngẩn ngơ chờ bàn tay trắng ngà của me thả từng nhúm bột ngô tỏa lan trên mặt nước ngàn bụi phấn thông vàng.
- Me ơi, me ơi. Em gọi thầm nho nhỏ, chỉ một mình em nghe, để tiếng gọi mến trìu chỉ đủ sức rung nhẹ một âm thanh êm ái cho lòng nguôi xót đau.
Tiếng gọi của Hảo đã cắt đứt nguồn tư tưởng của em :
- Trang, Trang, răng mi lại ngồi đây ? Không đi xem Lăng với dì Lan à ?
Em nói nhỏ :
- Thì tao cũng đang ngắm phong cảnh đây nì.
Hảo bĩu môi :
- Hồ sen mùa ni đâu có đẹp, nhớp bắt chết, toàn cả bùn là bùn.
Dì Lan từ đằng xa đi lại, trên trán lấm tấm mồ hôi, dì hỏi me :
- Ủa, Thúy không đi dạo à, hai me con đang tâm sự chi rứa ?
Me nói lảng :
- Không, Trang nó mệt nên dừng lại nghỉ một chút.
Dì Lan khoác tay me :
- Chừ chúng ta đi vào xem ngai vua ngự nghe.
Rồi dì quay lại hỏi em :
- Hết mệt chưa cháu ?
Em miễn cưỡng gật đầu, biết không nói gì thêm với me được nữa, em nắm tay Hảo chạy trước. Con đường lát gạch ẩm rêu dẫn lên những bậc cấp làm bằng đá thanh khiến em nhớ đến lối nhỏ vườn nhà lót gạch màu hồng mà nghe xót xa, mà nghe dậy lên trong tâm hồn nỗi cô đơn hun hút, me đang ở bên em, cùng không gian nhưng sao thấy xa vời vợi. Một ngang nối thật nhỏ giữa ba với me sao me không chịu vượt qua hở me.
Em gặp Tương Như đang đứng dưới khóm hoa lê, ánh nắng mai soi lên màu hồng của má, màu trắng của hoa, trông cô bé dễ thương như một thiên thần. Tương Như đang sửa soạn để chụp một pô hình, em thấy một người đàn ông quay lưng về phía em, trên tay cầm máy ảnh nhắm về Tương Như. T... í... c... h, Tương Như sửa lại mái tóc, đưa mắt tìm một cảnh đẹp khác để chụp nữa thì cô bé nhìn thấy em và Hảo. Tiếng reo trong vắt như suối :
- Ồ Trang, Ồ Hảo, lại đây chụp bóng, mau lên mau lên.
Tương Như quay sang người đàn ông :
- Ba ơi Ba. Hai đứa bạn của con đây nì, ba chụp bóng cho tụi hắn nữa nghe Ba.
Người đàn ông nhìn đăm đăm em và Hảo rồi ông mỉm cười, ôi nụ cười hiền lành của người cha bao dung. Em cũng có ba vậy, ba cũng hiền cũng thương em rất mực, mà sao hạnh phúc của em vẫn tan vỡ như giọt sương mai ? Em cũng có me vậy, me cũng dịu dàng quý phái như me của Tương Như, người đàn bà mặc áo dài hoa tím đang từ trong dãy nhà thờ tự bước ra, theo sau là hai đứa nhỏ, một trai một gái ăn vận bảnh bao em đoán đó là hai em của Tương Như, me ơi, sao me không chịu vui bên chồng con như người đàn bà đó, me đi tìm chi thứ hạnh phúc ảo tưởng xa vời ?
Tương Như nắm tay em và Hảo :
- Lại đây chụp chung với Tương Như một pô đi, phim màu đó, đẹp lắm Trang, Hảo ơi.
Em vui vẻ nhận lời trong khi Hảo đứng tần ngần, có lẽ cô bé đang cảm thấy e thẹn vì Tương Như đã vờ quên đi vụ gây lộn vừa qua mà trong chuyện này, Hảo là kẻ vô lý hoàn toàn. Tương Như vẫn hồn nhiên :
- Hảo tới đây.
Hảo ngập ngừng, nó kiếm cớ thoái thác :
- Thôi, Tương Như và Trang chụp chung đi, chụp chung ba đứa rủi lắm.
Tương Như nhất định kéo tay Hảo vào :
- Hảo sợ rủi thì để Như gọi nhỏ Tương Giang nữa cho đủ bốn nghe.
Tương Như đưa tay vẫy cô em nhỏ :
- Tương Giang, lại đây chụp bóng chung với các chị.
Đây là một dịp để Hảo thấy rõ tánh tình dễ thương và đôn hậu của Tương Như, em thầm nghĩ, đồng thời em định tìm cách xóa tan sự hằn học từ lâu đã ăn sâu vào trong lòng Hảo đối với Tương Như.
Em dục Hảo :
- Chụp đi cho rồi, con ni làm điệu ghê ta.
Tương Như cười thật tươi :
- Thôi Hảo chịu cho rồi, không thôi Trang nó nói nhức óc lắm đó nghe.
Me của Tương Như cũng vừa bước đến, bà góp ý :
- Bốn chị em tới đứng dưới cây lê ni nì, màu trắng hoa lê vô phim màu nổi lắm chớ không phải chơi mô.
Chúng em chụp chung với nhau được ba tấm thì trục lên phim nơi máy hình hết nhảy, ba của Tương Như cười :
- Hết phim rồi các cháu ơi.
Hảo sau những giây phút ngượng ngùng đã hòa mình vào cuộc vui, nó bảo với Tương Như :
- Mai mốt rửa hình Tương Như nhớ cho Hảo một tấm hí.
Tương Như gật đầu :
- Ừ, Như sẽ cho Hảo và Trang mỗi kiểu một tấm.
Em và Hảo theo ba me Tương Như chơi khắp Khiêm Lăng, me và dì Lan cũng đi theo sau nhưng cách một quãng xa, hình như hai người đang bàn chuyện riêng.
Ba của Tương Như giải thích cho chúng em nghe nhiều chuyện thật hay, như loại đá thanh làm bậc thềm ở đây ngày xưa đúc tận Thanh Hoá, vua Tự Đức phải cho chở từ Huế trên những thớt voi. Hảo le lưỡi :
- Trời ơi, chở bằng voi thì biết mấy đời mới tới.
Ba Tương Như giải thích :
- Các cháu nên nhớ là khi vua Tự Đức vừa lên ngôi thì Khiêm Lăng này khởi sự xây. Cho đến khi vua băng hà thì công việc mới ngưng lại, tính ra ròng rã đến mười ba năm trời.
Tương Như hỏi ba :
- Nếu vua chưa chết, chắc cuộc xây lăng còn kéo dài nữa ba hí.
- Dĩ nhiên - Ba Tương Như nói tiếp - Mà các cháu biết không, công cuộc xây lăng này làm cho dân chúng thời đó khổ sở điêu đứng vô cùng.
Rồi ông chỉ những viên gạch rắn chắc lót sít sao trên những con đường dẫn quanh Khiêm Lăng :
- Các cháu biết đây là loại gạch chi không ?
Hảo nhanh nhẩu :
- Dạ đó là loại gạch Bát Tràng.
Em đập tay Hảo :
- Nói ẩu mi.
Hảo cãi :
- Đúng mà, mi hỏi lại bác cho mà coi.
Ba Tương Như lắc đầu :
- Đây là một thứ gạch đặc biệt, hết sức cứng rắn làm bằng đất sét và lá cây rừng quyện dính vào nhau. Một thứ lá bí mật mà hiện giờ vẫn chưa ai đoán ra được.
Ông nói tiếp :
- Thời đó, không có máy móc tối tân như bây giờ, nên tất cả đều phải làm bằng tay và dùng sức rất cực khổ. Dụng cụ làm gạch chỉ có mỗi người một cái cối và một cái chày, họ bỏ đất sét và lá cây vào cối rồi cứ thế giã hoài cho đến khi hai thứ nhuyễn ra quyện lẫn vào nhau, đem ra đúc gạch. Vì tác dụng của chất hóa học bí mật trong loại lá cây đó, nên gạch này cứng rắn không thể tưởng. Cũng vì vụ làm gạch quá khổ này nên dưới triều vua Tự Đức có xảy ra loạn giặc chìa vôi.
Tương Như thúc ba :
- Ba kể cho tụi con nghe đi ba.
Ba Tương Như gật đầu :
- Ừ, để ba nhớ coi... Ờ, dạo đó công cuộc xây lăng quá khổ sở, các cháu thử tưởng tượng, từng đoàn hàng ngàn người suốt ngày dang nắng trên những ngọn đồi trọc, bên cái cối đá và chiếc chày nặng trĩu đưa lên xuống không ngừng. Do đó, có một nhóm người do Đoàn Trung và Đoàn Trực cầm đầu, đã nổi loạn, nên xách chày chạy về Đại Nội chống lại quân Triều đình. Nhưng sau rồi loạn này cũng bị dẹp được và hai người cầm đầu bị tru di tam tộc.
Em hỏi :
- Thưa bác, tại răng giặc đó lại gọi là giặc chìa vôi ?
Ba của Tương Như cười :
- Tại vì hình dáng chày giống như cái chìa vôi cho nên người ta kêu rứa.
Hảo đưa chân dậm dậm trên nền đá gạch :
- Chà, nói rứa thì gạch ni cứng vô hậu lắm.
Me của Tương Như góp chuyện :
- Ừ, bác có nghe người ta kể chuyện lại, là cách đây không lâu có một vị võ sư Đại Hàn đến Huế biểu diễn võ thuật. Tay của ổng chặt cả chồng gạch như chơi, rứa mà có người cắc cớ lên đây nạy một viên gạch đem về cho ổng chặt, làm ổng hố một vố thiệt đau.
Tương Như hỏi mẹ :
- Ông ta chặt không bể hả me?
Ba Tương Như nói:
- Sức mấy mà bể, có búa tạ gõ cũng chưa chắc.
Hảo cười thật lớn :
- Tội nghiệp ông Đại Hàn mất mặt K.B.C...
Nắng đã lên tới đỉnh dầu. Me và dì Lan gọi em về, em và Hảo đành giã từ Tương Như và gia đình của nó đầy hạnh phúc ấm êm.
Ngồi trên xe, em nói với Hảo :
- Mi thấy con Tương Như dễ thương chưa, mi nói nặng nó nhiều lần mà nó có tỏ ra giận mi chi mô nờ.
Giọng Hảo ăn năn :
- Ừ, tao thật bậy bạ a.
Em nắm tay Hảo siết nhẹ :
- Thôi bữa ni mi đừng kiếm chuyện với Tương Như nữa nghe.
Hảo quả quyết :
- Chắc chắn rồi. Có khi mô mi thấy tao thân thiện với con Tương Như như khi hồi không ? Tao hứa với mi là từ đây tao sẽ giữ hoài thái độ đó.
Em nhìn lên vòm trời xanh, có hai dải mây trắng đang trôi lại gần nhau, em nghĩ đến Tương Như và Hảo, đồng thời hình ảnh ba và me lại ngời sáng trong tim em hơn bao giờ hết.
Cảnh vật hai bên đường xanh tốt, những mái tranh thửa vườn hàng dừa nghiêng nghiêng ánh nắng, dần chạy lùi về phía sau. Hảo nhổm người lên để cởi chiếc áo len vàng đan bằng sợi mỏng, em cười :
- Nóng chưa. Rứa mà tao nói để áo ở nhà mi không chịu.
Hảo cãi :
- Hồi sáng trời lạnh chớ bộ.
- Bộ mi không thấy mấy ngày ni hả buổi sáng khi mô cũng lạnh một chút xíu thôi, đến trưa là nắng dữ dội.
Hảo xếp áo lại :
- Chi lạ ghê Trang hỉ, mùa đông chi mà như mùa hè a.
Xe rẽ đến một khúc quanh, em thấy một đàn bò đang đi chậm chậm, lớp da vàng nâu và những chiếc đuôi phe phẩy quạt ruồi. Rồi sự việc xảy ra trong chớp mắt, em chỉ thấy dáng con vật tách rời khỏi đàn băng qua lộ, đồng thời tiếng me rú lên hoảng hốt và tiếng bánh xe siết mạnh trên mặt đường, em có cảm tưởng như bị quay chong chóng rồi ngất đi.
________________________________________________________________________