Điện
tuyến cho thấy các ngón chân bị xếp lại, xương bị gãy giữa các bắp thịt
bị nhão và bất động, người ta phải chịu bao khổ đau để có một cái chân
"đẹp" như thế!
Ngày nay tại một số thị trấn có người
Trung hoa cư ngụ, người ta vẫn còn thấy ngoài đường phố, một số những người đàn
bà Trung hoa đi đứng một cách khó khăn trên đôi chân bó gọn ghẽ trong một đôi
giày da dài không quá 10 phân. Một vài bà phải chống thêm một cây gậy nếu phải
mang một gói nặng độ 10 – 20kg. Đa số những người này đều khoảng độ 60 hoặc 70
tuổi. Đó là hậu quả của các chế độ vương quyền đầu thế kỷ. Truyền thống đó đã
bị đả kích và hầu như đã bị hủy bỏ hoàn toàn sau nhiều cuộc cách mạng tiến bộ
tự Trung hoa.
Dưới khía cạnh y học, bác sĩ Chippeaux
thuộc bệnh viện Côn Minh thì đây là một trường hợp khảm xương nhân tạo, và một
tình trạng hệt khớp chân bị bó mặc dù vẫn còn hai điểm tựa nhưng điểm tựa bên
ngoài có diện tích tiếp xúc quá nhỏ nên không duy trì được thế thăng bằng cho
cơ thể như bình thường do đó nhiều lúc phải cần thêm cây gậy. Nhưng trong nhiều
trường hợp vì khả năng thích ứng, người đàn bà bị bó chân, dù không có gậy vẫn
có thể đi, chạy và nhảy được.
Để giải thích thủ tục lạ lùng này,
người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết :
Theo giả thuyết của giới quân sự thì
sở dĩ có tục bó chân là vì Trung hoa thường hay bị nạn ngoại xâm, mỗi lần như
thế bọn giặc trước khi rút lui thường bắt theo rất nhiều người để làm nô lệ
nhất là các cô gái trẻ đẹp, do đó khi bị bó chân lại các cô gái không thể chạy
theo giặc được bị bỏ lại. Tuy nhiên giả thuyết đơn giản này bị đả kích dữ dội.
Đối với loại văn sĩ “tay mơ” thì họ
giải thích rằng, đôi chân của các cô gái nhỏ càng đẹp, họ còn ca ngợi cái chân
bó đẹp như búp măng hay bông hoa bích ngọc. Tuy nhiên họ không biết rằng khi
bó chân chẳng ai để chân trần cả, các bà các cô thường dùng một đôi hài nhỏ có
thêu bông hay chim chóc có khi gắn thêm cả đồ trang sức óng ánh bên cạnh.
Các nhà xã hội học đưa ra một lối giải
thích có vẻ hợp lý hơn, họ cho rằng, người đàn bà khi bó chân là muốn chứng tỏ
rằng họ là một vật xa xỉ, làm hãnh diện cho chồng, vì lúc đó người Trung hoa có
quan niệm con gái bước ngắn là phúc hậu, không phải làm việc ngay cả công việc
bếp núc. Thực sự tục bó chân đã phát khởi từ trong triều đình Trung hoa vào
khoảng thế kỷ thứ 10 rồi sau đó được các gia đình quý tộc bắt chước. Lâu dần
truyền ra dân gian, động lực chính là ai chả muốn con gái mình được nhàn hạ, mà
muốn nhàn hạ thì phải bắt con gái bó chân ngay từ lúc còn 5 tuổi, nhưng cô gái
khốn nạn đó đã phải chịu đựng biết bao đau đớn, khổ sở mà cái chân bó đó hành
hạ cô, “mỗi đôi chân bó đã được tưới bằng hàng ngàn giọt lệ”.
Dưới khía cạnh tâm lý, người ta cũng
có thể cho rằng bó chân các cô gái là để giữ các cô trong nhà, không cho lăng
nhăng, lêu lổng ngoài đường. Nhưng dù sao, cách giải thích nào cũng không đủ để
duy trì thủ tục quái dị này trước đời sống văn minh của nhân loại nên tục bó
chân ngày nay không còn nữa.
TRƯỜNG
KỲ
(viết
theo Louise Welss)