CHƯƠNG II
Thái ngồi bó gối trên sườn đồi, miệng ngậm cọng cỏ gà, mắt nhìn xuống thôn ấp dưới lòng thung.
Từ trên cao nhìn xuống, ấp Tân Lập có vẻ còn nguyên vẹn với đủ từng ấy nóc nhà, nhưng Thái hình dung rõ những vết thương hằn trên các vách tường rạn nứt, sụp đổ từng mảng, những vách ván long đanh dính xệ trên hàng cột xiêu vẹo, với những khung cửa mất chốt, mở toang hoang. Cả thôn ấp còn đó, nhưng thiếu vắng sự sống. Dân ấp đã tản cư và chưa ai chịu trở về. Lý do: họ đợi chờ bàn tay cứu trợ của chính phủ. Nhìn những nếp nhà hoang vắng lòng Thái se thắt lại. Nơi đây, xưa kia mỗi sáng khi tiếng gà gáy chào bình minh thì những làn khói lam tỏa nhẹ trên các mái bếp. Đàn chim sẻ bay từng đàn từ nóc nhà nọ qua nóc nhà kia, nghiêng ngó, rình rập những người đang tưới rau, vỡ đất ngoài vườn, hoặc chao lên lượn xuống trêu chọc đàn gia súc ồn ào trong sân. Chiều đến, những làn khói lam lại quyện trên thôn xóm, và tiếng người í ới gọi nhau xen lẫn với tiếng mõ trâu khua lốc cốc trên các nẻo đường đồi, thúc giục nhau hối hả trở về. Rồi những ngọn đèn dầu được thắp lên hắt những khoảng sáng vàng hoe qua các khung cửa nhỏ. Ánh đèn dầu trong đêm tối u tịch của một thôn xóm yên vui mới ấm cúng làm sao. Vậy mà bây giờ, tất cả những cảnh ấy không còn. Ấp Tân Lập đã trở nên hoang vắng vì không người ở. Những nếp nhà trơ trọi, trống rỗng dù rạng rỡ dưới nắng cũng nhuốm màu thê lương. Thái thấy lòng buồn tê tái. Anh nhai nát cọng cỏ gà ngậm trên miệng. Vị cỏ khe đắng, như nỗi đắng cay của Thái. Anh rất nặng lòng với thôn xóm dưới kia. Ấp Tân Lập không phải là quê hương thật của Thái. Nhưng Thái được mọi người công nhận như một phần tử dân ấp. Thái lớn lên ở đây và cho tới bây giờ chưa hề bị ai đối xử tàn tệ. Bà Cửu – bà chủ của Thái – coi Thái như con cái trong nhà. Bà nuôi Thái từ nhỏ, tình thương của bà san sẻ đồng đều cho cả Thái lẫn các con bà, không phân biệt. Tuy nhiên, Thái vẫn có mặc cảm từ ngày được biết anh chỉ là một đứa mồ côi không cha không mẹ. Điều này xảy ra lâu lắm, từ ngày Thái mới có sáu bảy tuổi gì đó. Một hôm, Thái cãi lộn với đứa con lớn của bà Cửu mà Thái không còn nhớ nguyên do, nhưng lỗi thì chắc chắn là lỗi ở Thái đã trêu chọc anh ta trước. Người anh cả bị bà Cửu quở phạt vì: “làm anh mà không biết nhường nhịn em”, nên sau đó, khi còn lại một mình với Thái, anh tức giận bảo:
- Mày đâu phải là con của má tao ! Mày chỉ là thứ con nuôi, giống như con vịt lạc loài trong một ổ gà vậy. Mày gọi má tao bằng má, nhưng “má gà con vịt” đó mày ơi !
Thái đã lặng người không nói lời nào. Anh cúi đầu buồn bã, trong khi người anh lớn trút được cơn giận hả hê quay đi.
Buổi chiều, đến bữa cơm, thấy vắng mặt Thái, bà Cửu hỏi:
- Thằng Thái đi đâu chưa về ?
Bọn trẻ đều nói không biết. Nhưng người anh lớn chợt hiểu. Đêm tối vừa phủ xuống, anh lẳng lặng đi tìm thằng bé, mà anh đã lỡ lời trong lúc quá giận, nhưng trong thâm tâm vẫn coi nó như một đứa em ruột thịt.
Anh không phải đi tìm đâu xa.
Thái đã theo con đường mòn dẫn xuống đường cái. Hắn cứ thẳng đường đi vậy thôi, chứ chẳng biết đi đâu.
Rời khỏi thôn xóm một quãng xa, Thái mới thấy trời đất thật bao la, nhưng đã trót đi rồi, Thái không muốn quay về nữa.
Đêm mỗi lúc một tối. Trời hôm ấy lại không có trăng sao. Thái cảm thấy bơ vơ, lạc lõng trong bóng đêm tràn ngập. Hắn chậm chân lại, và mỗi bước đi càng như bước vào sự trống vắng, hiu quạnh. Hắn bèn dừng lại bên vệ đường vạch cỏ nhặt một con đom đóm.
Người anh lớn tìm thấy hắn đứng tần ngần nhìn đốm sáng yếu ớt lập lòe trên gan bàn tay, liền quàng tay lên vai hắn:
- Đứng làm gì đấy, Thái ? Giận anh hả ?
Anh lôi hắn trở về, thân mật nói:
- Tại Thái chọc giận anh, nên anh nói láo ra đấy chớ không phải vậy đâu. Thôi về nhà ăn cơm đi.
Thái theo anh về, nước mắt ràn rụa và nụ cười gượng trên môi. Hắn thấy lòng ấm lại, và nỗi sợ hãi tiêu tan. Nhưng cũng từ ngày đó, Thái tránh kêu bà Cửu bằng “má”, rồi ít lâu sau khi Thái theo ông Sáu Trực lên núi chăn đàn bò cho bà thì anh dùng cách xưng hô của ông Sáu kêu bà bằng “bà chủ”.
Từ trên cao nhìn xuống, ấp Tân Lập có vẻ còn nguyên vẹn với đủ từng ấy nóc nhà, nhưng Thái hình dung rõ những vết thương hằn trên các vách tường rạn nứt, sụp đổ từng mảng, những vách ván long đanh dính xệ trên hàng cột xiêu vẹo, với những khung cửa mất chốt, mở toang hoang. Cả thôn ấp còn đó, nhưng thiếu vắng sự sống. Dân ấp đã tản cư và chưa ai chịu trở về. Lý do: họ đợi chờ bàn tay cứu trợ của chính phủ. Nhìn những nếp nhà hoang vắng lòng Thái se thắt lại. Nơi đây, xưa kia mỗi sáng khi tiếng gà gáy chào bình minh thì những làn khói lam tỏa nhẹ trên các mái bếp. Đàn chim sẻ bay từng đàn từ nóc nhà nọ qua nóc nhà kia, nghiêng ngó, rình rập những người đang tưới rau, vỡ đất ngoài vườn, hoặc chao lên lượn xuống trêu chọc đàn gia súc ồn ào trong sân. Chiều đến, những làn khói lam lại quyện trên thôn xóm, và tiếng người í ới gọi nhau xen lẫn với tiếng mõ trâu khua lốc cốc trên các nẻo đường đồi, thúc giục nhau hối hả trở về. Rồi những ngọn đèn dầu được thắp lên hắt những khoảng sáng vàng hoe qua các khung cửa nhỏ. Ánh đèn dầu trong đêm tối u tịch của một thôn xóm yên vui mới ấm cúng làm sao. Vậy mà bây giờ, tất cả những cảnh ấy không còn. Ấp Tân Lập đã trở nên hoang vắng vì không người ở. Những nếp nhà trơ trọi, trống rỗng dù rạng rỡ dưới nắng cũng nhuốm màu thê lương. Thái thấy lòng buồn tê tái. Anh nhai nát cọng cỏ gà ngậm trên miệng. Vị cỏ khe đắng, như nỗi đắng cay của Thái. Anh rất nặng lòng với thôn xóm dưới kia. Ấp Tân Lập không phải là quê hương thật của Thái. Nhưng Thái được mọi người công nhận như một phần tử dân ấp. Thái lớn lên ở đây và cho tới bây giờ chưa hề bị ai đối xử tàn tệ. Bà Cửu – bà chủ của Thái – coi Thái như con cái trong nhà. Bà nuôi Thái từ nhỏ, tình thương của bà san sẻ đồng đều cho cả Thái lẫn các con bà, không phân biệt. Tuy nhiên, Thái vẫn có mặc cảm từ ngày được biết anh chỉ là một đứa mồ côi không cha không mẹ. Điều này xảy ra lâu lắm, từ ngày Thái mới có sáu bảy tuổi gì đó. Một hôm, Thái cãi lộn với đứa con lớn của bà Cửu mà Thái không còn nhớ nguyên do, nhưng lỗi thì chắc chắn là lỗi ở Thái đã trêu chọc anh ta trước. Người anh cả bị bà Cửu quở phạt vì: “làm anh mà không biết nhường nhịn em”, nên sau đó, khi còn lại một mình với Thái, anh tức giận bảo:
- Mày đâu phải là con của má tao ! Mày chỉ là thứ con nuôi, giống như con vịt lạc loài trong một ổ gà vậy. Mày gọi má tao bằng má, nhưng “má gà con vịt” đó mày ơi !
Thái đã lặng người không nói lời nào. Anh cúi đầu buồn bã, trong khi người anh lớn trút được cơn giận hả hê quay đi.
Buổi chiều, đến bữa cơm, thấy vắng mặt Thái, bà Cửu hỏi:
- Thằng Thái đi đâu chưa về ?
Bọn trẻ đều nói không biết. Nhưng người anh lớn chợt hiểu. Đêm tối vừa phủ xuống, anh lẳng lặng đi tìm thằng bé, mà anh đã lỡ lời trong lúc quá giận, nhưng trong thâm tâm vẫn coi nó như một đứa em ruột thịt.
Anh không phải đi tìm đâu xa.
Thái đã theo con đường mòn dẫn xuống đường cái. Hắn cứ thẳng đường đi vậy thôi, chứ chẳng biết đi đâu.
Rời khỏi thôn xóm một quãng xa, Thái mới thấy trời đất thật bao la, nhưng đã trót đi rồi, Thái không muốn quay về nữa.
Đêm mỗi lúc một tối. Trời hôm ấy lại không có trăng sao. Thái cảm thấy bơ vơ, lạc lõng trong bóng đêm tràn ngập. Hắn chậm chân lại, và mỗi bước đi càng như bước vào sự trống vắng, hiu quạnh. Hắn bèn dừng lại bên vệ đường vạch cỏ nhặt một con đom đóm.
Người anh lớn tìm thấy hắn đứng tần ngần nhìn đốm sáng yếu ớt lập lòe trên gan bàn tay, liền quàng tay lên vai hắn:
- Đứng làm gì đấy, Thái ? Giận anh hả ?
Anh lôi hắn trở về, thân mật nói:
- Tại Thái chọc giận anh, nên anh nói láo ra đấy chớ không phải vậy đâu. Thôi về nhà ăn cơm đi.
Thái theo anh về, nước mắt ràn rụa và nụ cười gượng trên môi. Hắn thấy lòng ấm lại, và nỗi sợ hãi tiêu tan. Nhưng cũng từ ngày đó, Thái tránh kêu bà Cửu bằng “má”, rồi ít lâu sau khi Thái theo ông Sáu Trực lên núi chăn đàn bò cho bà thì anh dùng cách xưng hô của ông Sáu kêu bà bằng “bà chủ”.
*
Thái nhổ cọng cỏ gà nhai nát trong miệng đi. Anh đứng
lên, lần theo con đường mòn xuống ấp. Con mèo mun của nhà Mai nằm
nghiêng trên đầu hiên, đang cho con bú. Nó cất tiếng kêu meo meo chào
đón Thái. Anh lấy trong túi vải đeo bên hông ra một gói cơm trút vào
chiếc dĩa nhôm đẩy lại gần nó:
- Phần ăn của mày đây !
Nghe tiếng Thái, bọn gà trong chuồng nháo nhác. Thái ném thóc cho chúng ăn, đổ thêm nước vào máng để chúng có sẵn nước uống rồi đứng ngắm chúng nhởn nhơ dưới ánh nắng. Anh mãn nguyện nghĩ thầm: “chừng nào bà cháu Mai về chắc sẽ bằng lòng lắm”. Đoạn Thái gài chặt cổng, leo lại con đường dốc trở về. Anh thầm nghĩ: “Bữa nào rảnh mình sẽ đi thăm Mai một buổi”.
- Phần ăn của mày đây !
Nghe tiếng Thái, bọn gà trong chuồng nháo nhác. Thái ném thóc cho chúng ăn, đổ thêm nước vào máng để chúng có sẵn nước uống rồi đứng ngắm chúng nhởn nhơ dưới ánh nắng. Anh mãn nguyện nghĩ thầm: “chừng nào bà cháu Mai về chắc sẽ bằng lòng lắm”. Đoạn Thái gài chặt cổng, leo lại con đường dốc trở về. Anh thầm nghĩ: “Bữa nào rảnh mình sẽ đi thăm Mai một buổi”.
*
Mai ngồi buồn trong khu vườn yên tịnh. Sau khi Mai
khỏi bệnh, luật sư Bình gửi em trọ tạm ở ký túc xá nữ sinh do một nữ tu –
Dì Béatrice – coi sóc. Ngoại Mai, vì vết thương nơi chân còn đang bó
bột, chưa đi lại được, vẫn còn phải nằm trong bệnh viện. Mai nấn ná ở ký
túc xá chờ bà đã trên hai tháng rồi. Trong khoảng thời gian đó, ngoài
những hôm được vào bệnh viện thăm ngoại theo giờ giấc đã ấn định, Mai
chẳng biết làm gì hơn là lủi thủi ở ngoài vườn. Dì Béatrice thấy Mai ở
không nên chọn lớp cho Mai học. Một đứa trẻ quá rảnh rỗi, theo ý Dì,
thật là uổng phí thì giờ. Mai đã học tới lớp nhất trường quận, thì bây
giờ sẵn dịp được tá túc ở đây, học hỏi thêm được chừng nào hay chừng ấy,
đâu phải là điều vô ích.
Những ngày nghỉ, Phúc thường vào thăm Mai hoặc đón Mai về nhà cho cô bé hưởng đôi chút đầm ấm của gia đình. Nhưng dù ở đâu, Mai cũng chỉ nghĩ đến ấp Tân Lập, đến thôn xóm thơ mộng nằm bên dòng suối, và ngôi nhà thân yêu từng lưu lại bao kỷ niệm ấu thơ. Hôm nay Mai cũng lại ngồi buồn trong vườn ký túc xá. Trường sở lúc ấy vắng hoe, vì là ngày nghỉ. Những nữ sinh lư trú nhiều người đã được đón về nhà từ sáng. Những người còn lại được cô giám thị đưa đi dạo ngoài phố. Mai hơi nhức đầu nên xin ở lại, và được phép ra chơi ngoài vườn. Cô bé chọn một chỗ khuất nẻo nhứt ngồi đọc thử vài trang sách, nhưng những dòng chữ chỉ làm Mai thêm choáng váng. Mai tựa đầu lên thành ghế đá, nhắm mắt lại, thả hồn vào mông lung thì chợt nghe có tiếng huýt sáo, tiếng sáo miệng dọc theo ngoài tường rào làm Mai chột dạ. Cô bé lẩm bẩm:
- Không có lẽ !
Tiếng sáo gọi lại vẳng lên. Mai mừng rỡ thốt kêu:
- Đúng rồi ! Anh Thái !
Mai chạy ra cổng, lay mạnh tay cánh cửa sắt đã khóa kỹ:
- Anh Thái phải không ? Cổng khóa em không ra được. Anh lại đằng này gặp em đi.
Tiếng Thái đáp:
- Không, anh không muốn ai thấy anh đứng ngoài cổng cả. Anh đã tới đây mấy lần xin vào thăm Mai, mà người ta cứ bảo là em không có nhà.
Mai hơi ngạc nhiên:
- Thế hả ? Chắc anh đến nhằm lúc em đi thăm ngoại hay đang mắc giờ học đấy!
- Anh cho là tại người ta thấy anh ăn mặc không được chỉnh tề !
Nghe giọng nói cố làm ra vẻ thản nhiên của Thái, Mai vội cãi:
- Anh nói thế chứ chắc không phải vậy đâu !
Không nghe Thái trả lời. Mai vội tiếp:
- Hôm nay mọi người đi vắng hết anh ạ !
Thái mừng rỡ nói:
- Nếu vậy càng hay !
Mai nghe tiếng trèo sột soạt ngoài tường rào, rồi đầu Thái nhô lên:
- Anh đây, Mai !
Mai chạy lại, Thái vịn tay trên bờ tường ngó xuống khuôn mặt của Mai đang ngước lên rạng rỡ.
- Anh không ngờ Mai ngồi ngoài này và nhận ra tiếng huýt sáo của anh. May mà mọi người đi vắng hết, chứ không thì chẳng biết đến bao giờ anh mới gặp Mai được.
Nhìn kỹ Mai, Thái cau mày tiếp:
- Trông Mai vẫn còn xanh, chưa được khỏe lắm !
- Tại sáng nay em hơi bị nhức đầu. Còn anh, dạo này anh lớn ghê vậy đó.
Thái cười, tự thấy nhận xét của Mai là đúng, vì quần áo của anh mặc đã chật căng. Mai hỏi:
- Ấp mình bây giờ ra sao anh ? Đã kiến thiết lại chưa ?
Mắt Thái bỗng cau lại. Anh cười như mếu:
- Chưa có gì hết, Mai ạ. Chẳng ai chịu làm gì, ngoài việc bàn tán, chờ đợi. Họ trông chờ ở ông Quận, ông Tỉnh. Có khi nhắc đến cả ông Thủ Tướng nữa! Nhưng các ông trong chính phủ, họ đâu có buồn để ý đến! Cũng tại mình cứ ỷ lại, trông chờ vào cứu trợ, nên chưa ai có sáng kiến gì. Theo anh nghĩ thì mình phải tự lo cho mình cái đã, mới mong các ông trong chính phủ giúp mình.
- Thế đã có ai trở về chưa anh ?
Thái lắc đầu:
- Chưa !
Anh buồn bã tiếp:
- Nhiều người xuống tỉnh, xuống quận ở, và hầu như không muốn trở về nữa. Một số đi sang các ấp lân cận, chỉ thỉnh thoảng đảo qua thăm chừng vậy thôi.
Thái thở dài, trầm giọng:
- Mỗi ngày nhà cửa mỗi mục nát, hư hỏng thêm, cây hoang cỏ dại mọc kín cả lối đi. Thôn xóm không người ở thấy tiêu điều quá !
Nghe Thái nói, Mai thở dài, rướm lệ. Thái vội an ủi:
- Nhà của Mai không sao hết, vì ít thiệt hại nhất. Tôi đã cạo hết bùn đất bám quanh vách, cọ rửa sạch sẽ từ trong ra ngoài và đóng cửa ngõ lại cẩn thận……. con mèo Mun đẻ được ba con, gà đẻ trứng, tôi làm ổ cho chúng ấp nở thêm được ba chục con nữa…
- Còn mấy con heo ?
- Tôi đưa lên núi nuôi chung với đàn bò.
- Rồi anh làm sao xoay trở ? Làm sao cho chúng ăn ?
Thái cười, thấy nét mặt Mai đã tươi tỉnh:
- Dễ mà, vườn tược bỏ không, thiếu gì dây khoai rễ sắn. Chỉ chịu khó một chút là chúng dư ăn.
- Chúng mập không, anh ?
- Mập ú ! Chừng nào bán chắc được khối tiền.
Nụ cười trên môi Mai nở rộng. Cô bé vui vẻ hỏi tiếp:
- Trên núi ra sao, anh ?
“Trên núi” theo nghĩa của Mai là nơi Thái ở. Thái tiếp:
- Vẫn vậy thôi. Cũng may là kỳ mưa lụt này trên ấy không hại gì !
- Thiệt hả ?
- Ừ
Mai khẩn khoản:
- Kể rõ em nghe đi, anh !
Thái kể cho Mai nghe – giữa tiếng động ồn ào náo nhiệt của thành phố – cảnh yên tịnh bao la của núi đồi. Anh nói đến khu rừng mà ông Sáu Trực vẫn chặt cây đốt thành than để bán. Những đàn chim sáo và chim cu xanh còn cư ngụ ở đó thật đông. Đàn ong rừng vẫn treo bọng trên mấy trạc cây, và thỉnh thoảng ông Sáu lại kiếm được ít mật về làm thuốc. Phía rừng thông, các chú sóc tinh nghịch bò trên triền cỏ xanh mướt thường thấy chúng nhảy từ cành này sang cành khác.
- Còn dòng suối ?
- Nó trở lại hiền hòa như cũ. Hôm nước rút, anh đón bắt được sáu con cá.
- Anh tài quá. Cái gì anh cũng làm được hết. Ông Sáu vẫn mạnh giỏi chứ anh ?
- Lúc này ông không được khỏe lắm. Coi bộ ông già hơn trước nhiều! Tính nết ông cũng thay đổi nữa, đôi khi như trẻ con… Tại ông có tâm sự buồn… nhất là thấy dân ấp chưa chịu trở về.
Mai muốn an ủi Thái nên nói:
- Anh và ông Sáu đừng buồn. Em chắc mọi sự sẽ êm xuôi. Ông Tỉnh trưởng đang lo xin cứu trợ để giúp dân ấp sửa chữa lại nhà cửa. Anh Phúc biết rõ việc này, và anh ấy hứa chắc với em là…
Thái hỏi:
- Phúc nào ?
- Anh quên rồi hả ? Anh Phúc là con ông Tỉnh trưởng, cùng đi với ổng hôm lụt đó …
Thái bật thẳng người lên, giọng nói đột nhiên gay gắt:
- Mai đừng nhắc tới họ nữa. Nhất là cái thằng Phúc phách lối đó.
Đôi mắt Mai mở tròn kinh ngạc. Em buồn rầu nói:
- Anh hiểu nhầm anh Phúc đấy. Anh ấy là người tốt, chứ không phách lối như anh tưởng đâu. Anh Phúc vẫn mong gặp lại anh, muốn cùng anh trở nên đôi bạn thân thiết.
- Cũng như hắn bây giờ là bạn thân với Mai ?
- Vâng, anh Phúc tốt với em lắm. Anh ấy thương em như anh Thái đối với em vậy.
Đang hăng hái biện hộ cho Phúc, Mai chợt thấy Thái tuột người xuống bên kia vách tường vội sửng sốt kêu:
- Ủa ! Anh Thái ! Anh đi rồi à ? Sao không ở lại với em chút nữa !
Như không thèm nghe Mai khẩn khoản, Thái buông chân xuống đất nói:
- Tôi cứ tưởng là Mai không thích ở đây, Mai bị người ta bắt ép nên phải ở, chứ Mai vẫn mong trở về. Ngờ đâu…
Mai bật khóc:
- Không, Mai vẫn muốn về đấy chứ ! Anh ở lại đây với Mai chút nữa đi. Anh nói cho em biết về…
Giọng Thái hằn học thêm:
- Hỏi thằng Phúc – cậu công tử con nhà giàu ấy, nó biết nhiều hơn tôi !
Mai nghe tiếng chân Thái bước xa dần trên đường phố. Cô bé đứng lặng trân trong vườn, thầm mong Thái sẽ hối hận về sự vô lý của anh. Nhưng Thái đi luôn không quay trở lại.
Những ngày nghỉ, Phúc thường vào thăm Mai hoặc đón Mai về nhà cho cô bé hưởng đôi chút đầm ấm của gia đình. Nhưng dù ở đâu, Mai cũng chỉ nghĩ đến ấp Tân Lập, đến thôn xóm thơ mộng nằm bên dòng suối, và ngôi nhà thân yêu từng lưu lại bao kỷ niệm ấu thơ. Hôm nay Mai cũng lại ngồi buồn trong vườn ký túc xá. Trường sở lúc ấy vắng hoe, vì là ngày nghỉ. Những nữ sinh lư trú nhiều người đã được đón về nhà từ sáng. Những người còn lại được cô giám thị đưa đi dạo ngoài phố. Mai hơi nhức đầu nên xin ở lại, và được phép ra chơi ngoài vườn. Cô bé chọn một chỗ khuất nẻo nhứt ngồi đọc thử vài trang sách, nhưng những dòng chữ chỉ làm Mai thêm choáng váng. Mai tựa đầu lên thành ghế đá, nhắm mắt lại, thả hồn vào mông lung thì chợt nghe có tiếng huýt sáo, tiếng sáo miệng dọc theo ngoài tường rào làm Mai chột dạ. Cô bé lẩm bẩm:
- Không có lẽ !
Tiếng sáo gọi lại vẳng lên. Mai mừng rỡ thốt kêu:
- Đúng rồi ! Anh Thái !
Mai chạy ra cổng, lay mạnh tay cánh cửa sắt đã khóa kỹ:
- Anh Thái phải không ? Cổng khóa em không ra được. Anh lại đằng này gặp em đi.
Tiếng Thái đáp:
- Không, anh không muốn ai thấy anh đứng ngoài cổng cả. Anh đã tới đây mấy lần xin vào thăm Mai, mà người ta cứ bảo là em không có nhà.
Mai hơi ngạc nhiên:
- Thế hả ? Chắc anh đến nhằm lúc em đi thăm ngoại hay đang mắc giờ học đấy!
- Anh cho là tại người ta thấy anh ăn mặc không được chỉnh tề !
Nghe giọng nói cố làm ra vẻ thản nhiên của Thái, Mai vội cãi:
- Anh nói thế chứ chắc không phải vậy đâu !
Không nghe Thái trả lời. Mai vội tiếp:
- Hôm nay mọi người đi vắng hết anh ạ !
Thái mừng rỡ nói:
- Nếu vậy càng hay !
Mai nghe tiếng trèo sột soạt ngoài tường rào, rồi đầu Thái nhô lên:
- Anh đây, Mai !
Mai chạy lại, Thái vịn tay trên bờ tường ngó xuống khuôn mặt của Mai đang ngước lên rạng rỡ.
- Anh không ngờ Mai ngồi ngoài này và nhận ra tiếng huýt sáo của anh. May mà mọi người đi vắng hết, chứ không thì chẳng biết đến bao giờ anh mới gặp Mai được.
Nhìn kỹ Mai, Thái cau mày tiếp:
- Trông Mai vẫn còn xanh, chưa được khỏe lắm !
- Tại sáng nay em hơi bị nhức đầu. Còn anh, dạo này anh lớn ghê vậy đó.
Thái cười, tự thấy nhận xét của Mai là đúng, vì quần áo của anh mặc đã chật căng. Mai hỏi:
- Ấp mình bây giờ ra sao anh ? Đã kiến thiết lại chưa ?
Mắt Thái bỗng cau lại. Anh cười như mếu:
- Chưa có gì hết, Mai ạ. Chẳng ai chịu làm gì, ngoài việc bàn tán, chờ đợi. Họ trông chờ ở ông Quận, ông Tỉnh. Có khi nhắc đến cả ông Thủ Tướng nữa! Nhưng các ông trong chính phủ, họ đâu có buồn để ý đến! Cũng tại mình cứ ỷ lại, trông chờ vào cứu trợ, nên chưa ai có sáng kiến gì. Theo anh nghĩ thì mình phải tự lo cho mình cái đã, mới mong các ông trong chính phủ giúp mình.
- Thế đã có ai trở về chưa anh ?
Thái lắc đầu:
- Chưa !
Anh buồn bã tiếp:
- Nhiều người xuống tỉnh, xuống quận ở, và hầu như không muốn trở về nữa. Một số đi sang các ấp lân cận, chỉ thỉnh thoảng đảo qua thăm chừng vậy thôi.
Thái thở dài, trầm giọng:
- Mỗi ngày nhà cửa mỗi mục nát, hư hỏng thêm, cây hoang cỏ dại mọc kín cả lối đi. Thôn xóm không người ở thấy tiêu điều quá !
Nghe Thái nói, Mai thở dài, rướm lệ. Thái vội an ủi:
- Nhà của Mai không sao hết, vì ít thiệt hại nhất. Tôi đã cạo hết bùn đất bám quanh vách, cọ rửa sạch sẽ từ trong ra ngoài và đóng cửa ngõ lại cẩn thận……. con mèo Mun đẻ được ba con, gà đẻ trứng, tôi làm ổ cho chúng ấp nở thêm được ba chục con nữa…
- Còn mấy con heo ?
- Tôi đưa lên núi nuôi chung với đàn bò.
- Rồi anh làm sao xoay trở ? Làm sao cho chúng ăn ?
Thái cười, thấy nét mặt Mai đã tươi tỉnh:
- Dễ mà, vườn tược bỏ không, thiếu gì dây khoai rễ sắn. Chỉ chịu khó một chút là chúng dư ăn.
- Chúng mập không, anh ?
- Mập ú ! Chừng nào bán chắc được khối tiền.
Nụ cười trên môi Mai nở rộng. Cô bé vui vẻ hỏi tiếp:
- Trên núi ra sao, anh ?
“Trên núi” theo nghĩa của Mai là nơi Thái ở. Thái tiếp:
- Vẫn vậy thôi. Cũng may là kỳ mưa lụt này trên ấy không hại gì !
- Thiệt hả ?
- Ừ
Mai khẩn khoản:
- Kể rõ em nghe đi, anh !
Thái kể cho Mai nghe – giữa tiếng động ồn ào náo nhiệt của thành phố – cảnh yên tịnh bao la của núi đồi. Anh nói đến khu rừng mà ông Sáu Trực vẫn chặt cây đốt thành than để bán. Những đàn chim sáo và chim cu xanh còn cư ngụ ở đó thật đông. Đàn ong rừng vẫn treo bọng trên mấy trạc cây, và thỉnh thoảng ông Sáu lại kiếm được ít mật về làm thuốc. Phía rừng thông, các chú sóc tinh nghịch bò trên triền cỏ xanh mướt thường thấy chúng nhảy từ cành này sang cành khác.
- Còn dòng suối ?
- Nó trở lại hiền hòa như cũ. Hôm nước rút, anh đón bắt được sáu con cá.
- Anh tài quá. Cái gì anh cũng làm được hết. Ông Sáu vẫn mạnh giỏi chứ anh ?
- Lúc này ông không được khỏe lắm. Coi bộ ông già hơn trước nhiều! Tính nết ông cũng thay đổi nữa, đôi khi như trẻ con… Tại ông có tâm sự buồn… nhất là thấy dân ấp chưa chịu trở về.
Mai muốn an ủi Thái nên nói:
- Anh và ông Sáu đừng buồn. Em chắc mọi sự sẽ êm xuôi. Ông Tỉnh trưởng đang lo xin cứu trợ để giúp dân ấp sửa chữa lại nhà cửa. Anh Phúc biết rõ việc này, và anh ấy hứa chắc với em là…
Thái hỏi:
- Phúc nào ?
- Anh quên rồi hả ? Anh Phúc là con ông Tỉnh trưởng, cùng đi với ổng hôm lụt đó …
Thái bật thẳng người lên, giọng nói đột nhiên gay gắt:
- Mai đừng nhắc tới họ nữa. Nhất là cái thằng Phúc phách lối đó.
Đôi mắt Mai mở tròn kinh ngạc. Em buồn rầu nói:
- Anh hiểu nhầm anh Phúc đấy. Anh ấy là người tốt, chứ không phách lối như anh tưởng đâu. Anh Phúc vẫn mong gặp lại anh, muốn cùng anh trở nên đôi bạn thân thiết.
- Cũng như hắn bây giờ là bạn thân với Mai ?
- Vâng, anh Phúc tốt với em lắm. Anh ấy thương em như anh Thái đối với em vậy.
Đang hăng hái biện hộ cho Phúc, Mai chợt thấy Thái tuột người xuống bên kia vách tường vội sửng sốt kêu:
- Ủa ! Anh Thái ! Anh đi rồi à ? Sao không ở lại với em chút nữa !
Như không thèm nghe Mai khẩn khoản, Thái buông chân xuống đất nói:
- Tôi cứ tưởng là Mai không thích ở đây, Mai bị người ta bắt ép nên phải ở, chứ Mai vẫn mong trở về. Ngờ đâu…
Mai bật khóc:
- Không, Mai vẫn muốn về đấy chứ ! Anh ở lại đây với Mai chút nữa đi. Anh nói cho em biết về…
Giọng Thái hằn học thêm:
- Hỏi thằng Phúc – cậu công tử con nhà giàu ấy, nó biết nhiều hơn tôi !
Mai nghe tiếng chân Thái bước xa dần trên đường phố. Cô bé đứng lặng trân trong vườn, thầm mong Thái sẽ hối hận về sự vô lý của anh. Nhưng Thái đi luôn không quay trở lại.
____________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG III