CHƯƠNG VII
Thái dụi mắt như không tin những điều anh vừa nhìn
thấy: Dưới thôn Tân Lập có nhiều ánh sáng lập lòe. Những tia sáng di
động soi tỏ từng chỗ do một nhóm người đang lăng xăng qua lại. Thái lẩm
bẩm:
- Lạ chưa kìa ! Họ ở trong nhà Mai ! Chắc bọn này đến ăn trộm quá !
Thái rời chỗ đứng nhảy xuống con đường mòn, lối đi tắt xuống xóm. Anh đắn đo suy nghĩ chưa biết tìm cách nào để đối phó với bọn người mà đêm hôm đã kéo nhau vào ấp. Họ đến với mục đích gì ? Nếu không phải với mục đích vơ vét những thứ dân ấp còn để lại ? Nhà Mai vật dụng còn nguyên, heo, gà sởn sơ đầy chuồng, nếu họ lấy mất thật uổng quá. Thái phải ngăn cản họ mới được và với bất cứ giá nào.
Một lằn chớp nháng lên phía chân trời. Thái mừng thầm trong lòng vì biết trời sắp nổi cơn giông. Tiếp theo lằn chớp là tiếng sầm ì ầm nghe mỗi lúc một rõ, và mây đen ùn ùn kéo đến che lấp các ngôi sao.
Đêm tối, mưa gió sấm chớp đối với Thái lúc này là sự trợ giúp đắc lực của thiên nhiên. Anh móc túi lấy chiếc đèn pin Phúc để lại cho hôm nào, thầm nhủ: “Cũng may Phúc cho mình cây đèn này... Mình lần vào lối sau nhà Mai, rồi bất chợt ra tay cho họ khiếp”.
Thái chiếu đèn nhận đường rồi vội tắt ngay. Một giọt mưa rơi vào tay Thái, giọi nữa trúng trên trán, rồi liên tiếp quất vào mặt Thái. Cây cối nổi gió ào ào. Thái say sưa nhìn trời, lẩm bẩm: “Cơn giông tới rồi !”
Êm nhẹ như một bóng thú, Thái bám theo những cành cây thấp, đu từ mỏm đất này sang mỏm đất khác rồi lẩn nhanh vào bờ rào sau nhà Mai. Gai nhọn và cỏ dại sắc bén không làm Thái ngừng bước. Anh tiến sâu vào trong vườn. Từ trong gian nhà bếp, ánh đèn chiếu qua khung cửa sổ hắt sáng một vệt dài ra ngoài sân. Bên trong vang rộn tiếng cười nói, ca hát.
Thái tức giận: “Giỏi thật ! Họ làm như đang ở nhà họ không bằng! Rồi tụi bây sẽ biết tay tao!”
Anh mò lại góc vườn kiếm cây gậy, tưởng tượng sự xuất hiện đột ngột của mình sẽ làm bọn kia hoảng hốt bỏ chạy. Nhưng khi tiến đến cửa bếp, Thái mới thấy sợ.
Bọn họ có năm người thản nhiên nhìn Thái bước vào; năm cặp mắt nhìn thẳng không lộ chút kinh hãi,năm thân hình vạm vỡ như sẵn sàng đối phó.
Một trong năm người bước ra, hỏi:
- Phải anh là Thái… “chăn bò” không ?
- Phải.
Thái nghẹn họng trả lời. Người kia tiếp:
- Nếu không bị cơn giông, chúng tôi đã lên núi tìm anh…
Thái đứng trân trối nhìn mọi người không biết trả lời ra sao. Thấy Thái lăm lăm cây gậy cầm tay, với dáng điệu gườm gườm, một người khác chêm vào:
- Hình như anh khó chịu vì sự có mặt của chúng tôi thì phải ?
Thái quắc mắt:
- Đây không phải là nhà riêng của các anh ! Ai cho phép các anh vào đây như thế ?
Một giọng khác trổi lên, châm biếm:
- Ủa, thằng cha này bất lịch sử nhỉ ? Dân chăn bò có khác!
Thái tức giận giơ cao cây gậy. Người nói với anh đầu tiên đưa tay cản lại:
- Đừng nóng, bạn ! Chúng tôi là bạn của Phúc đây…
Thái hạ tay buông rơi chiếc gậy. Anh ấp úng:
- Các anh là bạn của Phúc à ? Thế anh Phúc đâu ?
Tiếng cười xì ra từ năm cái miệng mở rộng. Mấy bàn tay bắc loa lên gọi:
- Phúc ơi ! Phúc!
Phúc từ nhà ngoài ló đầu vào:
- Gì thế ?
- Vào đây mà tiếp ông bạn quý của cậu này ! Ông ấy không có tí lịch sự nào cả, đang định phang cho chúng tớ mỗi thằng một gậy đấy.
Phúc bước hẳn sang:
- Thái !
Tim Thái đập mạnh trong ngực. Anh nhớ lời Phúc nói hôm nào: “Tôi sẽ trở về đây vào dịp đầu hè… tôi sẽ giúp anh làm cho thôn xóm này hồi sinh lại!” Phúc đã giữ đúng lời hứa. Và bây giờ những người bạn của Phúc đã tới. Vậy mà chỉ chút nữa là có sự hiểu nhầm đáng tiếc xảy ra. Thái ngượng ngập nhìn Phúc:
- Anh Phúc !… Tôi... tôi không ngờ các anh này là bạn của anh.
Phúc khoác tay lên vai Thái, cười vui vẻ:
- Các bạn đây đã hưởng ứng lời kêu gọi của tôi. Thái để tôi giới thiệu nhé: Đây là Đông, thợ nề; Tân, thợ mộc; Sĩ, thợ khóa; Thọ, thợ nhà in; Miên, thợ máy; và Kiệt, họa sĩ. Ngày mai các con bà Cửu cũng sẽ tới nữa.
Thái xúc động đến run giọng:
- Trời ! Như vậy là… Mà các anh ở đây lâu mau ?
- Đúng một tuần, và rồi sau đó tôi tin chắc sẽ có nhiều người khác tiếp tục.
Thái không biết làm sao tỏ được nỗi vui mừng và lòng biết ơn của mình. Anh muốn nói: “Cám ơn các anh đã từ trường học, từ xưởng thợ đến đây giúp cho thôn xóm này tồn tại. Cám ơn các anh nhất là đã cho tôi hiểu rõ thế nào là tình huynh đệ, và tôi dù là một kẻ bất hạnh cũng thấy bớt cô đơn…”
Nhưng những ý nghĩ ấy Thái không nói nên lời được. Anh chỉ biết nắm tay từng người ấp úng:
- Các anh thật tốt… Vậy mà tôi không biết !
Để gỡ cho Thái bớt xúc cảm đang làm anh lúng túng, Kiệt nói:
- Thôi, muộn rồi. Chúng ta nên sửa soạn bữa ăn, rồi đi ngủ cho sớm. Nhân thể có bồ Thái, mời bồ ăn luôn với chúng tôi.
Mấy miệng nhao nhao:
- Phải đấy. Đói bụng lắm rồi !
Đông mở ba lô và không đầy hai phút đã bày lên bàn các thức ăn nguội. Anh cười toét miệng:
- Đói thì ăn. Nào xin mời các bạn ngồi vào bàn.
Bữa ăn thật ồn ào vui nhộn.
Cơn mưa giông đã tạnh, những con chim cú đến cư ngụ ở đây đã mấy tháng nay vội đập cánh bay lên, lượn tròn trên các mái nhà. Ánh đèn chiếu sáng ra vườn với những tiếng cười vang vang trong đêm thanh vắng, như báo cho chúng biết thôn xóm này chưa chết, và sắp thức dậy sau một cơn ngủ khá dài. Hoảng hốt, chúng vội vỗ cánh bay đi, tìm về hang hốc cũ.
Bọn trẻ, gồm bảy mạng, thêm Thái là tám, vô tình không để ý đến hoạt cảnh bên ngoài, vẫn kéo dài cuộc họp mặt. Mãi quá khuya họ mới chịu đi ngủ và sáng hôm sau khi họ thức dậy thì mặt trời đã lên cao.
- Lạ chưa kìa ! Họ ở trong nhà Mai ! Chắc bọn này đến ăn trộm quá !
Thái rời chỗ đứng nhảy xuống con đường mòn, lối đi tắt xuống xóm. Anh đắn đo suy nghĩ chưa biết tìm cách nào để đối phó với bọn người mà đêm hôm đã kéo nhau vào ấp. Họ đến với mục đích gì ? Nếu không phải với mục đích vơ vét những thứ dân ấp còn để lại ? Nhà Mai vật dụng còn nguyên, heo, gà sởn sơ đầy chuồng, nếu họ lấy mất thật uổng quá. Thái phải ngăn cản họ mới được và với bất cứ giá nào.
Một lằn chớp nháng lên phía chân trời. Thái mừng thầm trong lòng vì biết trời sắp nổi cơn giông. Tiếp theo lằn chớp là tiếng sầm ì ầm nghe mỗi lúc một rõ, và mây đen ùn ùn kéo đến che lấp các ngôi sao.
Đêm tối, mưa gió sấm chớp đối với Thái lúc này là sự trợ giúp đắc lực của thiên nhiên. Anh móc túi lấy chiếc đèn pin Phúc để lại cho hôm nào, thầm nhủ: “Cũng may Phúc cho mình cây đèn này... Mình lần vào lối sau nhà Mai, rồi bất chợt ra tay cho họ khiếp”.
Thái chiếu đèn nhận đường rồi vội tắt ngay. Một giọt mưa rơi vào tay Thái, giọi nữa trúng trên trán, rồi liên tiếp quất vào mặt Thái. Cây cối nổi gió ào ào. Thái say sưa nhìn trời, lẩm bẩm: “Cơn giông tới rồi !”
Êm nhẹ như một bóng thú, Thái bám theo những cành cây thấp, đu từ mỏm đất này sang mỏm đất khác rồi lẩn nhanh vào bờ rào sau nhà Mai. Gai nhọn và cỏ dại sắc bén không làm Thái ngừng bước. Anh tiến sâu vào trong vườn. Từ trong gian nhà bếp, ánh đèn chiếu qua khung cửa sổ hắt sáng một vệt dài ra ngoài sân. Bên trong vang rộn tiếng cười nói, ca hát.
Thái tức giận: “Giỏi thật ! Họ làm như đang ở nhà họ không bằng! Rồi tụi bây sẽ biết tay tao!”
Anh mò lại góc vườn kiếm cây gậy, tưởng tượng sự xuất hiện đột ngột của mình sẽ làm bọn kia hoảng hốt bỏ chạy. Nhưng khi tiến đến cửa bếp, Thái mới thấy sợ.
Bọn họ có năm người thản nhiên nhìn Thái bước vào; năm cặp mắt nhìn thẳng không lộ chút kinh hãi,năm thân hình vạm vỡ như sẵn sàng đối phó.
Một trong năm người bước ra, hỏi:
- Phải anh là Thái… “chăn bò” không ?
- Phải.
Thái nghẹn họng trả lời. Người kia tiếp:
- Nếu không bị cơn giông, chúng tôi đã lên núi tìm anh…
Thái đứng trân trối nhìn mọi người không biết trả lời ra sao. Thấy Thái lăm lăm cây gậy cầm tay, với dáng điệu gườm gườm, một người khác chêm vào:
- Hình như anh khó chịu vì sự có mặt của chúng tôi thì phải ?
Thái quắc mắt:
- Đây không phải là nhà riêng của các anh ! Ai cho phép các anh vào đây như thế ?
Một giọng khác trổi lên, châm biếm:
- Ủa, thằng cha này bất lịch sử nhỉ ? Dân chăn bò có khác!
Thái tức giận giơ cao cây gậy. Người nói với anh đầu tiên đưa tay cản lại:
- Đừng nóng, bạn ! Chúng tôi là bạn của Phúc đây…
Thái hạ tay buông rơi chiếc gậy. Anh ấp úng:
- Các anh là bạn của Phúc à ? Thế anh Phúc đâu ?
Tiếng cười xì ra từ năm cái miệng mở rộng. Mấy bàn tay bắc loa lên gọi:
- Phúc ơi ! Phúc!
Phúc từ nhà ngoài ló đầu vào:
- Gì thế ?
- Vào đây mà tiếp ông bạn quý của cậu này ! Ông ấy không có tí lịch sự nào cả, đang định phang cho chúng tớ mỗi thằng một gậy đấy.
Phúc bước hẳn sang:
- Thái !
Tim Thái đập mạnh trong ngực. Anh nhớ lời Phúc nói hôm nào: “Tôi sẽ trở về đây vào dịp đầu hè… tôi sẽ giúp anh làm cho thôn xóm này hồi sinh lại!” Phúc đã giữ đúng lời hứa. Và bây giờ những người bạn của Phúc đã tới. Vậy mà chỉ chút nữa là có sự hiểu nhầm đáng tiếc xảy ra. Thái ngượng ngập nhìn Phúc:
- Anh Phúc !… Tôi... tôi không ngờ các anh này là bạn của anh.
Phúc khoác tay lên vai Thái, cười vui vẻ:
- Các bạn đây đã hưởng ứng lời kêu gọi của tôi. Thái để tôi giới thiệu nhé: Đây là Đông, thợ nề; Tân, thợ mộc; Sĩ, thợ khóa; Thọ, thợ nhà in; Miên, thợ máy; và Kiệt, họa sĩ. Ngày mai các con bà Cửu cũng sẽ tới nữa.
Thái xúc động đến run giọng:
- Trời ! Như vậy là… Mà các anh ở đây lâu mau ?
- Đúng một tuần, và rồi sau đó tôi tin chắc sẽ có nhiều người khác tiếp tục.
Thái không biết làm sao tỏ được nỗi vui mừng và lòng biết ơn của mình. Anh muốn nói: “Cám ơn các anh đã từ trường học, từ xưởng thợ đến đây giúp cho thôn xóm này tồn tại. Cám ơn các anh nhất là đã cho tôi hiểu rõ thế nào là tình huynh đệ, và tôi dù là một kẻ bất hạnh cũng thấy bớt cô đơn…”
Nhưng những ý nghĩ ấy Thái không nói nên lời được. Anh chỉ biết nắm tay từng người ấp úng:
- Các anh thật tốt… Vậy mà tôi không biết !
Để gỡ cho Thái bớt xúc cảm đang làm anh lúng túng, Kiệt nói:
- Thôi, muộn rồi. Chúng ta nên sửa soạn bữa ăn, rồi đi ngủ cho sớm. Nhân thể có bồ Thái, mời bồ ăn luôn với chúng tôi.
Mấy miệng nhao nhao:
- Phải đấy. Đói bụng lắm rồi !
Đông mở ba lô và không đầy hai phút đã bày lên bàn các thức ăn nguội. Anh cười toét miệng:
- Đói thì ăn. Nào xin mời các bạn ngồi vào bàn.
Bữa ăn thật ồn ào vui nhộn.
Cơn mưa giông đã tạnh, những con chim cú đến cư ngụ ở đây đã mấy tháng nay vội đập cánh bay lên, lượn tròn trên các mái nhà. Ánh đèn chiếu sáng ra vườn với những tiếng cười vang vang trong đêm thanh vắng, như báo cho chúng biết thôn xóm này chưa chết, và sắp thức dậy sau một cơn ngủ khá dài. Hoảng hốt, chúng vội vỗ cánh bay đi, tìm về hang hốc cũ.
Bọn trẻ, gồm bảy mạng, thêm Thái là tám, vô tình không để ý đến hoạt cảnh bên ngoài, vẫn kéo dài cuộc họp mặt. Mãi quá khuya họ mới chịu đi ngủ và sáng hôm sau khi họ thức dậy thì mặt trời đã lên cao.
*
Miên len lén rời khỏi nơi các bạn tụ họp. Sau một ngày
làm việc cật lực, nhóm trẻ Nguồn Vui quây quần trong buổi cơm chiều và
nghỉ ngơi trò chuyện. Miên trèo lên một gò đất cao, nằm dài trên cỏ.
Rặng núi bao quanh vùng Tân Lập đang nhuốm màu trong sắc tím hoàng hôn.
Giòng suối nhỏ, mặt nước sẫm đen như thiếp dần vào giấc ngủ dưới lòng
thung lũng. Thinh không bát ngát. Và im lặng mênh mông. Chỉ thỉnh thoảng
nghe văng vẳng tiếng cười cợt hò hét của các bạn thoảng qua từng chặp,
nghe mơ hồ như ở một chốn xa xăm nào. Miên có cảm tưởng như anh đang
sống có một mình trên trái đất, tách biệt hẳn loài người và cắt đứt mọi
phiền toái, vật lộn, ưu tư… Lòng trí lâng lâng, bình thản, Miên nhìn
lên vòm trời rộng, thầm đếm các ngôi sao mới hiện.
Một tiếng động nhẹ và tiếp đó là cảm giác êm mượt nơi tay Miên khiến anh giật mình la hoảng:
- Ủa, con vật gì đây ?
Miên vùng đứng lên. “Con vật” cũng kinh sợ nhẩy lui lại, giương cặp mắt trong xanh nhìn Miên. Anh cười sự hoảng hốt của mình:
- Ồ, một chú miu !
Và anh gọi:
- Miu ! Miu !
Chú mèo con bớt sợ, ánh mắt dịu lại nhưng vẫn đứng nguyên một chỗ. Miện nhẹ nhàng đến gần vuốt ve lưng chú, rồi bồng chú lên tay. Chợt có tiếng gọi:
- Miên !
Người kêu Miên là Thái. Từ hôm có các bạn, Thái dự chung sinh hoạt với họ cho tới chiều tối mới lên núi thăm chừng. Anh ngại ông Sáu không cáng đáng nổi công việc của hai người… nhất là mấy con bê, con nghé hay chạy nhởn nhơ xa đàn !
Thái lại gần Miên hỏi:
- Đứng làm gì đây, anh Miên ?
Miên nựng nịu con mèo, đáp:
- Tôi vừa làm quen với một chú mèo. Chú ta không chịu rời tôi nữa. Anh về nhà hả ?
- Tôi lên thăm chừng ông Sáu một chút. Anh đi chơi với tôi không ?
Miên nhận lời. Thấy con mèo vẫn bám chặt trên tay Miên. Thái cười nói:
- Nó mến anh rồi đấy. Bữa nào về, anh có thể đem nó theo.
Miên chợt sầm nét mặt, lẩm bẩm:
- Chắc không được quá !
Thái không hỏi tại sao, vì anh chỉ mới quen Miên chưa được mấy ngày. Anh nhận thấy Miên khác hẳn các bạn, song lại có một vài điểm gần giống với anh. Hình như Miên có sự gì u ẩn nên hay trầm tư, ít nói, và chỉ ưa tâm sự với cây đàn.
Lên tới triền núi, hai người dừng chân đứng nghỉ. Miên nhìn một vòng chân trời hỏi bạn:
- Anh định sống tại đây suốt đời hay sao ?
Thái hỏi lại:
- Bộ anh cho rằng sống ở đây không được sung sướng ?
Miên cố giãi bày ý nghĩ của mình:
- Không phải thế, tôi đang muốn tìm hiểu cuộc sống ở đây. Tôi chưa hình dung ra được cuộc sống của anh, và những người dân vùng này ra sao.
- Chả có gì lạ cả. Ở đây, cũng như ở mọi nơi khác vậy thôi. Ai sinh trưởng ở đâu thì yêu mến, sống chết với mảnh đất ấy.
Thái bước lên một mỏm đá, khoát rộng vòng tay từ những triền núi mượt cỏ xuống giòng suối lượn khúc dưới lòng thung:
- Riêng tôi, tôi chọn nơi này !
Gió núi nổi lên lồng lộng, hơi gió mát lạnh làm Miên rùng mình. Thái hỏi:
- Anh lạnh hả ?
- Tôi chưa quen với gió lộng ở đây. Phố xá dưới tỉnh ít khi có gió như thế này.
Thái kéo bạn ngồi khuất dưới chân mỏm đá.
- Ngồi xuống đây một lát vậy. Anh thấy dễ chịu không ?
Hơi đá còn ấm vì ban ngày phơi dưới ánh nắng. Miên gật đầu im lặng. Phía sau hai người, tiếng mõ khua lốc cốc. Thái nói:
- Ông Sáu đang lùa bò vào chuồng !
- Sao anh biết !
- Nghe thì biết. Anh để ý mà coi, có cả tiếng chó sủa và thỉnh thoảng giọng quát tháo của ông Sáu
Miên lắng tai nghe:
- Ở đây cái gì cũng lạ đối với tôi hết.
- Anh là dân ở tỉnh, nhưng chẳng lẽ chưa khi nào có dịp về quê hay sao ?
Miên buồn bã lắc đầu:
- Chưa. Nói thật với anh, tôi không có quê, hoặc không biết quê mình ở đâu mà về. Những người khác, như Thọ hay Đông chẳng hạn, họ có bà con ruột thịt ở nhà quê nên thỉnh thoảng họ còn về thăm, chứ tôi thì…
Thái ngồi im chờ nghe tâm sự của bạn. Miên tiếp:
- Ba má tôi là người miền Bắc. Khi tôi sinh ra đời thì cũng là lúc ba má tôi phải bỏ quê hương ra đi với hai bàn tay trắng. Vì vậy cuộc sống chúng tôi hết sức chật vật. Ba tôi đi làm, má tôi đi bán quà rong, ban ngày tôi được gửi cho một bà hàng xóm coi dùm. Lớn lên tôi sống với hè phố không biết trường học là cái gì. Cho mãi đến năm 13 tuổi thì ba má tôi cho tôi đi học nghề. Rồi má tôi mất. Còn lại hai cha con, thì rất ít khi gặp nhau. Tại ba tôi đi làm đêm, ông lấy đêm làm ngày nên muốn gặp ông phải đến chỗ ông làm việc ở ga xe lửa. Tội nghiệp, ổng đã có tuổi rồi, chỉ ao ước được có mảnh vườn mà ở. Ông về hưu cuối năm nay, và hễ cha con gặp nhau, ông chỉ nói đến ước muốn có một căn nhà nhỏ, một mảnh vườn để ông trồng ít luống rau, nuôi mấy con gà…
Giọng Miên thật trầm. Chưa bao giờ Miên tâm sự với ai, nên thố lộ ra được, lòng anh dịu vợi đi phần nào.
Thái không ngờ Miên lại ở trong hoàn cảnh ấy. Anh thở dài:
- Thế mà tôi cứ tưởng…
- Anh tưởng gì ?
- Tôi tưởng chỉ có một mình tôi phải chịu cảnh ngộ đáng buồn của một đứa trẻ mồ côi. Nhưng ở đây ít ra tôi cũng được bao bọc bởi tình thương của nhiều người. Hồi nhỏ tôi còn được cắp sách đi học. Hàng ngày tôi nhập bọn với các trẻ trong xóm lên học trên trường Quận. Dọc đường, bọn con gái tìm hái những bông hoa dại mang vào trưng trong lớp. Lượt về chúng tôi lang thang theo bờ suối bắn chim hoặc bắt cá, vui ghê lắm.
- Anh học đến lớp mấy ?
- Hết tiểu học.
- Rồi anh theo ông Sáu học nghề chăn nuôi ?
- Ông Sáu giúp việc cho gia đình bà Cửu - mẹ nuôi của tôi – đã lâu rồi. Tôi theo giúp ông và học hỏi kinh nghiệm của ông luôn. Từ nhỏ tôi đã thích giống vật. Chúng quyến luyến mình như những người bạn trung thành vậy.
Miên vuốt ve con mèo:
- Cũng như con Miu này. Nó quyến luyến tôi ngay tự lúc đầu.
Thái cười:
- Đúng thế.
- Tôi chỉ tiếc không thể đem nó theo, như hồi nãy anh đề nghị.
- Con mèo này thuộc ổ mèo của Mai. Tôi tin chắc Mai sẽ vui lòng biếu anh, nếu anh thích.
- Nhưng tôi nhận thấy ở đây nó được thoải mái sung sướng hơn ở dưới tỉnh, trong hoàn cảnh của tôi, nó sẽ buồn lắm.
Gió núi vẫn thổi lộng quanh chỗ nấp của hai người, làm ngả rạp những ngọn cỏ may. Dưới thung lũng sương đêm dâng lên mù mịt. Vòm trời cao rộng lấp lánh đầy sao.
Thái đứng lên bảo bạn:
- Anh ngồi đây nhé. Tôi lên thăm chừng ông Sáu một chút, nhân thể lấy cho anh cái áo ấm cho đỡ lạnh.
- Rồi anh lấy gì mặc ?
Thái cười thật ròn:
- Tôi quen rồi ! Gió sương là bạn của tôi mà !
Một tiếng động nhẹ và tiếp đó là cảm giác êm mượt nơi tay Miên khiến anh giật mình la hoảng:
- Ủa, con vật gì đây ?
Miên vùng đứng lên. “Con vật” cũng kinh sợ nhẩy lui lại, giương cặp mắt trong xanh nhìn Miên. Anh cười sự hoảng hốt của mình:
- Ồ, một chú miu !
Và anh gọi:
- Miu ! Miu !
Chú mèo con bớt sợ, ánh mắt dịu lại nhưng vẫn đứng nguyên một chỗ. Miện nhẹ nhàng đến gần vuốt ve lưng chú, rồi bồng chú lên tay. Chợt có tiếng gọi:
- Miên !
Người kêu Miên là Thái. Từ hôm có các bạn, Thái dự chung sinh hoạt với họ cho tới chiều tối mới lên núi thăm chừng. Anh ngại ông Sáu không cáng đáng nổi công việc của hai người… nhất là mấy con bê, con nghé hay chạy nhởn nhơ xa đàn !
Thái lại gần Miên hỏi:
- Đứng làm gì đây, anh Miên ?
Miên nựng nịu con mèo, đáp:
- Tôi vừa làm quen với một chú mèo. Chú ta không chịu rời tôi nữa. Anh về nhà hả ?
- Tôi lên thăm chừng ông Sáu một chút. Anh đi chơi với tôi không ?
Miên nhận lời. Thấy con mèo vẫn bám chặt trên tay Miên. Thái cười nói:
- Nó mến anh rồi đấy. Bữa nào về, anh có thể đem nó theo.
Miên chợt sầm nét mặt, lẩm bẩm:
- Chắc không được quá !
Thái không hỏi tại sao, vì anh chỉ mới quen Miên chưa được mấy ngày. Anh nhận thấy Miên khác hẳn các bạn, song lại có một vài điểm gần giống với anh. Hình như Miên có sự gì u ẩn nên hay trầm tư, ít nói, và chỉ ưa tâm sự với cây đàn.
Lên tới triền núi, hai người dừng chân đứng nghỉ. Miên nhìn một vòng chân trời hỏi bạn:
- Anh định sống tại đây suốt đời hay sao ?
Thái hỏi lại:
- Bộ anh cho rằng sống ở đây không được sung sướng ?
Miên cố giãi bày ý nghĩ của mình:
- Không phải thế, tôi đang muốn tìm hiểu cuộc sống ở đây. Tôi chưa hình dung ra được cuộc sống của anh, và những người dân vùng này ra sao.
- Chả có gì lạ cả. Ở đây, cũng như ở mọi nơi khác vậy thôi. Ai sinh trưởng ở đâu thì yêu mến, sống chết với mảnh đất ấy.
Thái bước lên một mỏm đá, khoát rộng vòng tay từ những triền núi mượt cỏ xuống giòng suối lượn khúc dưới lòng thung:
- Riêng tôi, tôi chọn nơi này !
Gió núi nổi lên lồng lộng, hơi gió mát lạnh làm Miên rùng mình. Thái hỏi:
- Anh lạnh hả ?
- Tôi chưa quen với gió lộng ở đây. Phố xá dưới tỉnh ít khi có gió như thế này.
Thái kéo bạn ngồi khuất dưới chân mỏm đá.
- Ngồi xuống đây một lát vậy. Anh thấy dễ chịu không ?
Hơi đá còn ấm vì ban ngày phơi dưới ánh nắng. Miên gật đầu im lặng. Phía sau hai người, tiếng mõ khua lốc cốc. Thái nói:
- Ông Sáu đang lùa bò vào chuồng !
- Sao anh biết !
- Nghe thì biết. Anh để ý mà coi, có cả tiếng chó sủa và thỉnh thoảng giọng quát tháo của ông Sáu
Miên lắng tai nghe:
- Ở đây cái gì cũng lạ đối với tôi hết.
- Anh là dân ở tỉnh, nhưng chẳng lẽ chưa khi nào có dịp về quê hay sao ?
Miên buồn bã lắc đầu:
- Chưa. Nói thật với anh, tôi không có quê, hoặc không biết quê mình ở đâu mà về. Những người khác, như Thọ hay Đông chẳng hạn, họ có bà con ruột thịt ở nhà quê nên thỉnh thoảng họ còn về thăm, chứ tôi thì…
Thái ngồi im chờ nghe tâm sự của bạn. Miên tiếp:
- Ba má tôi là người miền Bắc. Khi tôi sinh ra đời thì cũng là lúc ba má tôi phải bỏ quê hương ra đi với hai bàn tay trắng. Vì vậy cuộc sống chúng tôi hết sức chật vật. Ba tôi đi làm, má tôi đi bán quà rong, ban ngày tôi được gửi cho một bà hàng xóm coi dùm. Lớn lên tôi sống với hè phố không biết trường học là cái gì. Cho mãi đến năm 13 tuổi thì ba má tôi cho tôi đi học nghề. Rồi má tôi mất. Còn lại hai cha con, thì rất ít khi gặp nhau. Tại ba tôi đi làm đêm, ông lấy đêm làm ngày nên muốn gặp ông phải đến chỗ ông làm việc ở ga xe lửa. Tội nghiệp, ổng đã có tuổi rồi, chỉ ao ước được có mảnh vườn mà ở. Ông về hưu cuối năm nay, và hễ cha con gặp nhau, ông chỉ nói đến ước muốn có một căn nhà nhỏ, một mảnh vườn để ông trồng ít luống rau, nuôi mấy con gà…
Giọng Miên thật trầm. Chưa bao giờ Miên tâm sự với ai, nên thố lộ ra được, lòng anh dịu vợi đi phần nào.
Thái không ngờ Miên lại ở trong hoàn cảnh ấy. Anh thở dài:
- Thế mà tôi cứ tưởng…
- Anh tưởng gì ?
- Tôi tưởng chỉ có một mình tôi phải chịu cảnh ngộ đáng buồn của một đứa trẻ mồ côi. Nhưng ở đây ít ra tôi cũng được bao bọc bởi tình thương của nhiều người. Hồi nhỏ tôi còn được cắp sách đi học. Hàng ngày tôi nhập bọn với các trẻ trong xóm lên học trên trường Quận. Dọc đường, bọn con gái tìm hái những bông hoa dại mang vào trưng trong lớp. Lượt về chúng tôi lang thang theo bờ suối bắn chim hoặc bắt cá, vui ghê lắm.
- Anh học đến lớp mấy ?
- Hết tiểu học.
- Rồi anh theo ông Sáu học nghề chăn nuôi ?
- Ông Sáu giúp việc cho gia đình bà Cửu - mẹ nuôi của tôi – đã lâu rồi. Tôi theo giúp ông và học hỏi kinh nghiệm của ông luôn. Từ nhỏ tôi đã thích giống vật. Chúng quyến luyến mình như những người bạn trung thành vậy.
Miên vuốt ve con mèo:
- Cũng như con Miu này. Nó quyến luyến tôi ngay tự lúc đầu.
Thái cười:
- Đúng thế.
- Tôi chỉ tiếc không thể đem nó theo, như hồi nãy anh đề nghị.
- Con mèo này thuộc ổ mèo của Mai. Tôi tin chắc Mai sẽ vui lòng biếu anh, nếu anh thích.
- Nhưng tôi nhận thấy ở đây nó được thoải mái sung sướng hơn ở dưới tỉnh, trong hoàn cảnh của tôi, nó sẽ buồn lắm.
Gió núi vẫn thổi lộng quanh chỗ nấp của hai người, làm ngả rạp những ngọn cỏ may. Dưới thung lũng sương đêm dâng lên mù mịt. Vòm trời cao rộng lấp lánh đầy sao.
Thái đứng lên bảo bạn:
- Anh ngồi đây nhé. Tôi lên thăm chừng ông Sáu một chút, nhân thể lấy cho anh cái áo ấm cho đỡ lạnh.
- Rồi anh lấy gì mặc ?
Thái cười thật ròn:
- Tôi quen rồi ! Gió sương là bạn của tôi mà !
*
Sáng hôm sau, Thái kéo Miên dậy thật sớm. Thấy Thái cầm một lưỡi rìu và đưa cho mình con dao quai, Miên hỏi:
- Định đi thám hiểm hay sao mà mang theo những thứ này thế ?
- Không, nhưng có việc cần tới. Đêm qua tôi nảy ra một ý kiến, nên cần phải đi coi lại xem sao đã.
Miên chạy theo Thái lúc ấy đã rảo bước đi trước.
- Có thể cho mình biết được không ?
Thái rảo bước thêm:
- Để tới nơi rồi anh sẽ hiểu
Thái dẫn Miên ra khỏi xóm, tiến vào một con đường hẹp, hai bên cây cối um tùm che khuất tầm mắt. Nhiều cành cây mục rơi xuống, chắn ngang lối đi.
Dọn quang được những chướng ngại, hai anh em lại chạm phải những bụi gai, cỏ sắc chen lấn nhau. Miên lầu bầu:
- Mất công quá, có cái gì đáng cho tụi mình phải trầy da chảy máu tay thế này không biết nữa ?
Thái gạt mồ hôi đọng hột trên trán:
- Chịu khó kiên nhẫn thêm chút nữa thôi.
Hai người đặt chân lên khoảnh đất thịt, trước kia có lẽ là một mảnh vườn. Phía cuối vườn, hai cây mận cành lá xum xê che gần khuất một mái nhà.
Đưa tay chỉ ngôi nhà đó, Thái nói giọng xúc động:
- Tôi định dẫn anh đến xem căn nhà này đây.
Miên nhìn căn nhà mái thấp, nhỏ bé, kiểu cổ ngày xưa, tường mái đã mọc rêu nhưng trải qua bao cơn mưa gió vẫn còn đứng vững, đương đầu với thời gian. Cánh cửa đóng kín còn nguyên vẹn, mặc dầu gai hoang cỏ dại mọc lấn tới thềm.
Thái đi quanh ngôi nhà, xem xét kỹ lưỡng, rồi thở ra khoan khoái:
- Còn tốt nguyên, chưa hề hấn gì. Ngôi nhà này chỉ cần sửa chữa qua loa thôi.
- Ai ở đây vậy Thái ?
Miên hững hờ hỏi bạn cho có chuyện. Nhưng anh bỗng chú tâm, khi nghe Thái đáp:
- Chẳng ai ở cả !
- Không ai ở ? Anh nói gì lạ thế ? Chẳng lẽ người ta xây nhà này cho chim, chuột đến làm tổ ?
Thái cười:
- Tôi muốn nói là nhà này đã bỏ không ngót cả chục năm rồi.
Miên tròn mắt ngạc nhiên:
- Đã như vậy còn tính chuyện sửa chửa lại làm chi nữa ?
Thái kéo bạn đứng lui ra xa để tầm mắt nhìn được bao quát, anh chỉ ngôi nhà:
- Cậu thấy chưa ?
- Thấy rồi ! Nó là một ngôi nhà, có gì lạ đâu ?
- Ừ, một ngôi nhà xinh xắn, có mảnh vườn trồng rau, nuôi gà, đúng như ngôi nhà cậu tả cho tớ nghe tối hôm qua. Ba cậu đang ước ao một ngôi nhà như thế này. Chắc bác vừa ý lắm.
Miên chợt hiểu ý nghĩ của bạn. Anh thốt kêu:
- Đúng rồi ! Ồ, Thái ! Mình có thể mướn lại căn nhà này không nhỉ ?
- Chắc được nên tôi mới đưa anh lại đây, chứ không thì tôi đã không nghĩ tới. Nhà này của bà Cửu, mẹ nuôi tôi. Bà vẫn than phiền là nhà bỏ không lâu ngày, chẳng có ai trông nom săn sóc, gió mưa sẽ làm hư hỏng đi, thật uổng ! Bà Cửu là người giầu có trong xóm. Bà có hai ngôi nhà khác của chồng để lại, và một trang trại rộng lớn mới gầy dựng nên… mà con lớn của bà thì lại muốn lập nghiệp ở đô thị.
Miên chăm chú nghe lời bạn giải thích. Anh vỗ lên vai Thái, và cúi nhìn vào mặt anh ta:
- Chúng mình chỉ mới quen biết nhau, sao Thái lại đối xử tốt với tôi như thế?
Thái nhìn lại Miên với cặp mắt trong sáng:
- Có gì đâu, mình có thể giúp nhau được gì thì giúp chớ. Với lại – Thái mỉm cười ngượng nghịu – tôi cũng nghĩ đến tôi nữa. Tôi muốn cho có dịp được gần gũi anh luôn.
Miên buông tay đặt trên vai bạn, dáng điệu thẫn thờ:
- Tôi không biết nói lời gì để cám ơn Thái. Nếu về đây luôn được, kể cũng là điều hay đấy !
- Anh nói sao ?
Miên đưa lưỡi thấm ướt vành môi khô:
- Tôi còn phải thu xếp cho êm phần tôi đã. Một ngày nào đó tôi sẽ nhờ đến Thái.
Anh lẩm bẩm tiếp:
- Thôn xóm này sẽ có thêm người ! Một gia đình mới, về định cư ở đây, trong lúc nhiều người ở quê lại muốn bỏ ruộng vườn lên tỉnh. Kể cũng hay chứ nhỉ ?
- Cái hay nhất là anh tự tìm được một nơi cư ngụ, và nơi đây sẽ trở thành quê hương của anh.
Thái đẩy Miên vào trong nhà, dẫn bạn đi xem từng chỗ. Chợt có tiếng động sột soạt làm hai người giựt mình.
- Nhà có ma chăng ?
Nhưng cả hai cùng cất tiếng cười vang, kéo nhau xuống bếp. Chú Miu đang sục sạo đống củi chất ở góc bếp và nghiêng ngó nhìn mấy “ông đầu rau” bám đầy bụi. Chú đã tìm thấy chỗ mà tổ tiên loài mèo của chú ưa thích.
Miên vui vẻ chỉ chú mèo:
- Chưa chi nó đã khoái ở đây rồi !
- Định đi thám hiểm hay sao mà mang theo những thứ này thế ?
- Không, nhưng có việc cần tới. Đêm qua tôi nảy ra một ý kiến, nên cần phải đi coi lại xem sao đã.
Miên chạy theo Thái lúc ấy đã rảo bước đi trước.
- Có thể cho mình biết được không ?
Thái rảo bước thêm:
- Để tới nơi rồi anh sẽ hiểu
Thái dẫn Miên ra khỏi xóm, tiến vào một con đường hẹp, hai bên cây cối um tùm che khuất tầm mắt. Nhiều cành cây mục rơi xuống, chắn ngang lối đi.
Dọn quang được những chướng ngại, hai anh em lại chạm phải những bụi gai, cỏ sắc chen lấn nhau. Miên lầu bầu:
- Mất công quá, có cái gì đáng cho tụi mình phải trầy da chảy máu tay thế này không biết nữa ?
Thái gạt mồ hôi đọng hột trên trán:
- Chịu khó kiên nhẫn thêm chút nữa thôi.
Hai người đặt chân lên khoảnh đất thịt, trước kia có lẽ là một mảnh vườn. Phía cuối vườn, hai cây mận cành lá xum xê che gần khuất một mái nhà.
Đưa tay chỉ ngôi nhà đó, Thái nói giọng xúc động:
- Tôi định dẫn anh đến xem căn nhà này đây.
Miên nhìn căn nhà mái thấp, nhỏ bé, kiểu cổ ngày xưa, tường mái đã mọc rêu nhưng trải qua bao cơn mưa gió vẫn còn đứng vững, đương đầu với thời gian. Cánh cửa đóng kín còn nguyên vẹn, mặc dầu gai hoang cỏ dại mọc lấn tới thềm.
Thái đi quanh ngôi nhà, xem xét kỹ lưỡng, rồi thở ra khoan khoái:
- Còn tốt nguyên, chưa hề hấn gì. Ngôi nhà này chỉ cần sửa chữa qua loa thôi.
- Ai ở đây vậy Thái ?
Miên hững hờ hỏi bạn cho có chuyện. Nhưng anh bỗng chú tâm, khi nghe Thái đáp:
- Chẳng ai ở cả !
- Không ai ở ? Anh nói gì lạ thế ? Chẳng lẽ người ta xây nhà này cho chim, chuột đến làm tổ ?
Thái cười:
- Tôi muốn nói là nhà này đã bỏ không ngót cả chục năm rồi.
Miên tròn mắt ngạc nhiên:
- Đã như vậy còn tính chuyện sửa chửa lại làm chi nữa ?
Thái kéo bạn đứng lui ra xa để tầm mắt nhìn được bao quát, anh chỉ ngôi nhà:
- Cậu thấy chưa ?
- Thấy rồi ! Nó là một ngôi nhà, có gì lạ đâu ?
- Ừ, một ngôi nhà xinh xắn, có mảnh vườn trồng rau, nuôi gà, đúng như ngôi nhà cậu tả cho tớ nghe tối hôm qua. Ba cậu đang ước ao một ngôi nhà như thế này. Chắc bác vừa ý lắm.
Miên chợt hiểu ý nghĩ của bạn. Anh thốt kêu:
- Đúng rồi ! Ồ, Thái ! Mình có thể mướn lại căn nhà này không nhỉ ?
- Chắc được nên tôi mới đưa anh lại đây, chứ không thì tôi đã không nghĩ tới. Nhà này của bà Cửu, mẹ nuôi tôi. Bà vẫn than phiền là nhà bỏ không lâu ngày, chẳng có ai trông nom săn sóc, gió mưa sẽ làm hư hỏng đi, thật uổng ! Bà Cửu là người giầu có trong xóm. Bà có hai ngôi nhà khác của chồng để lại, và một trang trại rộng lớn mới gầy dựng nên… mà con lớn của bà thì lại muốn lập nghiệp ở đô thị.
Miên chăm chú nghe lời bạn giải thích. Anh vỗ lên vai Thái, và cúi nhìn vào mặt anh ta:
- Chúng mình chỉ mới quen biết nhau, sao Thái lại đối xử tốt với tôi như thế?
Thái nhìn lại Miên với cặp mắt trong sáng:
- Có gì đâu, mình có thể giúp nhau được gì thì giúp chớ. Với lại – Thái mỉm cười ngượng nghịu – tôi cũng nghĩ đến tôi nữa. Tôi muốn cho có dịp được gần gũi anh luôn.
Miên buông tay đặt trên vai bạn, dáng điệu thẫn thờ:
- Tôi không biết nói lời gì để cám ơn Thái. Nếu về đây luôn được, kể cũng là điều hay đấy !
- Anh nói sao ?
Miên đưa lưỡi thấm ướt vành môi khô:
- Tôi còn phải thu xếp cho êm phần tôi đã. Một ngày nào đó tôi sẽ nhờ đến Thái.
Anh lẩm bẩm tiếp:
- Thôn xóm này sẽ có thêm người ! Một gia đình mới, về định cư ở đây, trong lúc nhiều người ở quê lại muốn bỏ ruộng vườn lên tỉnh. Kể cũng hay chứ nhỉ ?
- Cái hay nhất là anh tự tìm được một nơi cư ngụ, và nơi đây sẽ trở thành quê hương của anh.
Thái đẩy Miên vào trong nhà, dẫn bạn đi xem từng chỗ. Chợt có tiếng động sột soạt làm hai người giựt mình.
- Nhà có ma chăng ?
Nhưng cả hai cùng cất tiếng cười vang, kéo nhau xuống bếp. Chú Miu đang sục sạo đống củi chất ở góc bếp và nghiêng ngó nhìn mấy “ông đầu rau” bám đầy bụi. Chú đã tìm thấy chỗ mà tổ tiên loài mèo của chú ưa thích.
Miên vui vẻ chỉ chú mèo:
- Chưa chi nó đã khoái ở đây rồi !
_____________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG VIII