Nếp nhà xưa
Căn nhà chúng tôi hiện ở bây giờ là của ông bà nội tôi để lại. Tôi còn
nhớ thuở tôi còn bé, tôi vẫn thường nghịch ngợm trèo lên mấy cái cột gỗ
lim bóng loáng này để rồi lại tuột xuống như người ta leo cột mỡ.
Nói đến cái hồi tôi còn bé, chắc các bạn tưởng tôi lớn lắm ? Đối với số tuổi 14 của tôi các bạn có thấy lớn không ? Thôi thì tôi thấy tôi lớn lắm. So với đám em bẩy đứa của tôi mà đứa bé nhất mới biết nói có hai tiếng : ba, má, thì tôi là đầu đàn. Bọn em tôi sợ tôi lắm, tôi nói gì, chúng nghe răm rắp. Không phải chúng sợ cặp môi mím lại của tôi đâu (Mắt và môi tôi không dữ bằng mẹ tôi, nhưng chúng vẫn sợ tôi hơn). Chúng chỉ sợ bàn tay gầy bé, nhưng gân guốc của tôi khi nắm lại, có thể tống vào mạng mỡ, hoặc bàn chân đen đủi, đầy bụi đất đá vào đít chúng đau điếng. Vậy thôi.
Mẹ tôi trông dữ, nhưng thực là hiền. Bà chưa đánh tôi lần nào. Chắc tại tôi là con đầu lòng và tôi rất dễ sai bảo. Mọi chuyện trong nhà, từ việc chẻ củi, lượm đá, đi mua cái này, cái khác, có khi quét sân nữa, đều do một tay tôi đảm nhiệm. Mẹ tôi chỉ cần cất cao giọng :
- Thằng Hai đâu ?
Là có mặt tôi ngay. Tôi cũng thích được mẹ tôi sai đi chợ mua nước mắm, mua tiêu ớt, hoặc ra phố mua đinh vít, đèn cầy. Tôi có thể trong những dịp như thế, tỏ cho mẹ tôi biết rằng tôi là đứa con dễ thương nhất trong tám đứa con của mẹ. Và hơn thế, tôi có thể có cớ để gặp mấy thằng bạn nhỏ ở xa nhà. Có thể nói, khắp cả cái chợ nhỏ, không ai là không biết đến tôi. Có bà thực tử tế, ví dụ như bà Tư nước mắm. Lần nào tôi mua xong bà cũng dúi trở lại cho tôi một đồng ăn quà. Ai cũng biết nhà tôi không giàu có tuy không nghèo lắm. Họ thương tôi có lẽ vì họ thương cái cảnh của tôi hơn. Năm nay tôi 14 nhưng chưa hề đến trường bao giờ. Tôi không dám trách Cha, Mẹ tôi không được công bằng bởi vì thực ra, tuy không hề được cắp sách đến trường như bọn em tôi sau này, tôi vẫn biết đọc, biết viết, và nhất là làm tính nhẩm thì tôi tính nhanh hơn bọn em tôi nhiều lắm nhờ những lần sai vặt của mẹ tôi.
Tôi mà biết đọc, biết viết cũng nhờ cha tôi. Hồi tôi mới sinh ra – tôi nghe kể lại thế – cha mẹ tôi nghèo lắm. Mẹ tôi con nhà không được tử tế còn cha tôi con một ông tú trong phường. Vì vậy, khi cha tôi đòi cưới mẹ tôi, ông nội tôi không bằng lòng. Cha mẹ tôi phải đi ở riêng, sống cực khổ trong một ngôi nhà tranh đổ nát. Cha tôi nhờ có học chút ít, xin làm chân thư ký quèn trong một hãng buôn tư. Mẹ tôi đi làm thợ hồ, chuyên môn xây nhà cao cửa rộng cho người khác ở. Hằng ngày nhìn từng viên gạch xây cao dần, nào phòng ăn, phòng tắm, phòng ngủ của nhà người ta, mẹ tôi thầm đau đớn. Tuy nhiên, mẹ tôi thương cha tôi, mang mặc cảm vì mẹ mà cha tôi khổ sở, mẹ cố nhận chìm những hối tiếc và những ước mơ xuống đáy lòng.
Ban đầu cha tôi phải đi làm bằng cặp chân gầy của ông. Mỗi sáng, mẹ tôi dậy sớm, nấu cơm cho ông ăn để ông có đủ thì giờ cuốc bộ từ nhà đến sở, cách gần bảy cây số. Mấy tháng sau, cha tôi đi bằng xe đạp. Không phải cha tôi đạp đâu, cha tôi ngồi sau chiếc xe đạp của bác Quí bên hàng xóm. Bác Quí làm cách sở cha tôi chừng nửa cây số. Cứ sáng đi, chiều về bác Quí chở cha tôi trên chiếc xe đạp đầm màu xanh lá cây. Và cứ đến cuối tháng, cha tôi dúi vào tay bác số tiền công tương xứng với sức bác gò lưng chở cha tôi đến sở, về nhà. Như thế, cha tôi tạm đỡ ít lâu. Không may cho cha tôi (hay cho bác Quí ?), bác đau nặng. Trong nhà, bác là cây trụ đỡ một đám sáu người, 1 vợ, 5 con. Cho nên lúc bác ngã xuống, bác Quí gái quýnh cả lên. May cho bác Quí là bác làm sở công nên người ta không trừ lương, nhưng bao nhiêu tiền thuốc thang cứ theo những vòng vàng của bác Quí gái mà bay vào tiệm cầm đồ tất. Bác Quí trai chỉ còn có mỗi chiếc xe đạp là đáng giá. Chiếc xe đạp ấy sau này bác phải bán cho cha tôi với giá đặc biệt. Và cha tôi để trả ơn bằng lòng chở bác đi làm mà không lấy tiền công trong sáu tháng trời, mãi đến khi bác Quí trai bị đổi đi Phong Điền, cha tôi mới thôi làm ngựa người.
Chiếc xe đạp màu xanh lá cây là gia tài độc nhất, lâu nhất của cha tôi. Bởi vì sau khi mua chiếc xe ấy, cha tôi không còn hơi sức để mua một chiếc xe khá hơn thế nữa. Chiếc xe đã cũ, nhưng dàn còn tốt, của Pháp mà lị. Chiếc xe ấy chở cha tôi đi, về trong mười mấy năm trời. Đôi lúc tôi lẩn thẩn tự nghĩ chả biết chiếc xe ấy đã quay được bao nhiêu vòng rồi, có lẽ nhiều hơn cả mặt đất quay quanh mặt trời, hoặc nhiều hơn cả quay quanh chính nó. (Điều này tôi học được nhờ xem sách địa lý của thằng Ba, em tôi).
Trong khi cha tôi nâng niu chiếc xe thì mẹ tôi xem nó như một vật đáng ghét. Mẹ tôi bảo, từ hồi có chiếc xe ấy đến bây giờ, gia đình tôi chẳng ngóc đầu lên nổi. Mẹ tôi đưa ví dụ gia đình bác Quí :
- Mình thấy không ? Tại cái xe mà bác ấy ốm, lại bị đổi đi xa. Sao mình không chịu mua chiếc khác xem có hên không, cứ giữ riết nó có ngày tán gia bại sản.
Cha tôi không trả lời. Bán đi có chắc gì mua được một chiếc mới ? Hay lại như buổi đầu, ra đi là từ lúc mờ sáng, đến tối mịt mới về nhà ? Còn cái chuyện tán gia bại sản, cha tôi cười thầm, sản đâu mà tan ?
Mẹ tôi cũng hiểu như thế, cho nên tuy trách cha tôi và ghét cái xe ghê gớm, bà chẳng dám rao bán bao giờ.
Năm tôi lên tám tuổi, ông nội tôi mất. Bà nội thương con, thương cháu, mới gọi bọn tôi về ở chung. Giã từ căn nhà tranh gần nát, chúng tôi lếch thếch về gian nhà hương hỏa của gia đình bên nội. Quả là một căn nhà khang trang so với căn nhà lá cũ của chúng tôi. Ngày đến nhà mới, tôi hân hoan không tả được. Suốt ngày tôi loanh quanh trong vườn, đứng mê mẩn nhìn khóm ổi xanh mơn mởn, khóm chuối vẫy tay, hoặc cúi sát mình xuống ngắm mấy chòm lan đất vừa trổ nụ. Vườn nhà ông tôi thực rộng, và nhà ông tôi quá lớn. Dưới cặp mắt bé nhỏ của tôi hồi ấy, tôi tự nhiên thấy mình giàu có hẳn lên, sang trọng hẳn lên lúc đứng trước sân, nhìn ngôi nhà ngói sừng sững và khu vườn xanh ngắt.
Tuy nhiên, không phải vì có một ngôi nhà to hơn, đẹp hơn mà gia đình tôi bỗng nhiên hết túng bấn như tôi tưởng tượng. Cha tôi vẫn phải đi làm ngày hai buổi, và mẹ tôi phải lo việc nhà quần quật suốt ngày. Lúc tôi về đây, mẹ tôi mới có năm đứa con. Sáu năm qua, mẹ tôi thêm ba đứa nữa. Căn nhà hồi trước trông rực rỡ bao nhiêu, độ này trông như chật lại và dơ thêm vì vết tay vết chân của bảy đứa con nít (tôi thì khác vì tôi dù sao cũng lớn rồi, ít chơi bẩn hơn tụi nó chứ).
Trong số mấy đứa em tôi, ngoài tôi là con lớn, khỏi đến trường chỉ có hai đứa được may mắn đi học là thằng Ba con Tư. Thằng Ba năm nay 12 tuổi, học lớp nhì, con Tư mười tuổi, học lớp ba. Mấy đứa sau, mẹ tôi bảo còn xem đã, chả biết xem cái gì, rồi mới cho đi học. Nhiều lúc thấy thằng Năm nhìn theo anh chị nó tung tăng ôm bút, vở sang bên cô Hồng hàng xóm học, tôi thương nó lạ.
Nhà tôi bây giờ chả khác hồi tôi mới đến tí nào. Bàn ghế, màn cửa y nguyên, không suy suyển, chỉ có bạc màu thêm, cũ thêm mà thôi. Mẹ tôi không sắm được đến một cái ghế nào hơn. Lúc ăn cơm, chỉ có cha, mẹ, tôi và thằng Ba được ngồi, mấy đứa kia, hoặc ôm chén cơm ngồi trước thềm, hoặc chui tuốt sau vườn ăn. À, còn căn vườn nữa. Vườn này trước kia thực là sai quả, sau khi bà tôi mất, gia nhân của bà tôi bỏ đi hết, bây giờ cỏ mọc khắp vườn.
Thỉnh thoảng tôi ra lệnh cho đám em út đem giao, xẻng ra cuốc bằng hết. Tôi thương nhất là cây măng cụt. Nằm trên đó ngủ trưa thực là tuyệt. Nhờ tôi vườn không đến nỗi hoang tàn. Chỉ tội một cái là tôi không biết bón phân, nên hồi trước quả lớn, bây giờ bé xíu. Thật tiếc.
Với đám con đông quá cỡ, cha mẹ tôi thật mệt mỏi với bổn phân và trách nhiệm của mình. Cha tôi như một cái máy hết dầu mỡ, lúc nào cũng chỉ chực dừng lại nghỉ ngơi. Tuy nhiên cái cảnh đám con nheo nhóc như bàn tay lên giây « cót », cha tôi lại cúi đầu, đem hơi sức ra kiếm tiền, kiếm hoài. Dần dần với kinh nghiệm 14 năm trong công việc, cha tôi được giữ việc lương bổng. Hàng ngày nhìn từng chồng bạc, cha tôi không mảy may rung động, thèm muốn. Cho tới một ngày kia, cái ngày đen tối nhất cho gia đình tôi từ lúc tôi hiểu biết đến bây giờ. Ngày đó là ngày bao nhiêu những u uất, khốn khổ, hối tiếc đọng lại, chèn ép trong lòng mẹ tôi đột nhiên bùng nổ. Tôi không hiểu nguyên nhân đốt cháy cái nồi xúp de ấy, tôi chỉ chứng kiến và rơi nước mắt.
Mẹ tôi lúc ấy như người say, như người mơ thì đúng hơn, lảm nhảm nói mãi, càng nói càng gay gắt. Mẹ chê cha tôi là thứ đàn ông bất tài, mẹ tôi đứng chống nạnh, rồi xoay lưng theo điệu một cô trình bày kiểu áo mà trách móc :
- Anh xem suốt một đời tôi, anh cho tôi được cái gì. Cái áo cụt, cái quần bạc này đây chắc ?
Mẹ tôi chỉ đám con đang mở tròn đôi mắt nhìn cha mẹ chúng cãi nhau và gào lên :
- Hay là cho chúng nó sự dốt nát, nghèo khó cùng cực. Cả một đời chúi đầu vào xó bếp, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, khổ như gì ấy mà tay trắng vẫn trắng tay. Vậy mà lúc nào cũng tưởng mình là trí thức !
Mẹ tôi hừ lên một tiếng :
- Đồ trí thức rởm, đồ đạo đức hão. Cơm dâng tới miệng mà còn làm bộ trong sạch. Có đói rả họng mới biết làm tiền chắc.
Cha tôi ngồi yên nhưng tay ông nắm chặt lại với nhau. Miệng mím lại, mắt đỏ ngầu. Cha tôi dữ quá. Gân nổi trên mặt ông như muốn tung cả làn da mà ra ngoài. Cha tôi không nhìn mặt mẹ tôi, ông nhìn vào bộ quần áo bạc màu mẹ tôi đang mặc. Mắt ông trong một thoáng hiện lên nỗi xót xa. Ông cúi đầu xuống, bàn tay buông lỏng xuống thành giường. Cha tôi thở dài.
Tấn kịch chấm dứt. Mẹ tôi sau khi nói đã đời, quay lưng xuống bếp dọn cơm chiều, bước chân nặng nhọc, đôi vai run rẩy. Tôi chả biết nên đứng về phe ai, bênh ai, bỏ ai nữa.
Chiều ấy cha tôi không ăn cơm. Mẹ tôi giận dỗi không mời đón, yên lặng đút cơm cho con Út. Không khí nặng nề đến nỗi con Tư là đứa hay nói nhất nhà cũng không dám hó hé.
Đêm đi qua. Tôi tuổi còn nhỏ, ít suy nghĩ, ngủ ngon giấc. Nhưng trong những phút ngắn ngủi thức dậy giữa đêm, tôi vẫn nghe tiếng trở mình trong giường cha tôi và tiếng thở dài của mẹ tôi. Tôi chỉ kịp suy nghĩ, thắc mắc một một chút xíu, giấc ngủ lại kéo đến, lôi tôi vào những giấc mộng đẹp, trong đó, tôi thấy tôi được đi du lịch khắp thế giới như Gu-li-ve vậy.
Ngày hôm sau trôi qua như thường lệ. Mẹ tôi vẫn lo đi chợ, giặt giũ, tôi lo trông em và phụ mẹ tôi những việc lặt vặt. Cha tôi đi làm vắng. Hơn sáu giờ chiều cha tôi không về, mẹ tôi bồn chồn lo, mãi hơn 8 giờ tối, cha tôi mới bước vào nhà, mặt thoáng lo nghĩ. Mẹ tôi không hỏi nửa lời, lo dọn cơm cho cha tôi ăn, bảo tôi lo cho các em đi ngủ.
Sau khi bọn nhỏ đã say sưa với giấc mộng của chúng, tôi lần ra cửa phòng ghé nhìn ra. Cha tôi và mẹ tôi ngồi đối diện nhau trước bàn ăn.
Cha tôi cầm chén cơm hãy còn đầy mà không đưa lên miệng. Mẹ tôi chăm chú nhìn cha tôi, hai tay để dưới cằm, vẻ bình thản.
Cha tôi đột nhiên buông đũa xuống, nhìn vào mắt mẹ tôi, nói dằn từng tiếng :
- Đấy, tùy mình chọn. Muốn giầu có, phải làm liều. Mình không muốn tôi làm một thằng làm công trong sạch, tôi sẽ làm một thằng nhơ bẩn. Mình muốn chọn thứ nào : hoặc bán nhà hoặc thụt két.
Mẹ tôi giật nẩy cả người lên :
- Thụt két ? Mình nói giỡn chơi sao chứ. Có mà ở tù rục xương.
- Vậy bán nhà !
Im lặng một lát, cha tôi nói tiếp :
- Người ta thuận cho mình làm văn phòng ở đây, người ta đã đem hàng xuống, chịu hết tiền chuyên chở từ trên đó về, nhưng với điều kiện mình phải có vốn, ít nhất là vốn bằng nửa số tiền hàng hóa mua mới được. Mình không sẵn, phải kiếm cho ra. Muốn giàu, phải lo, phải liều. Tôi lo hết mình tôi thì thôi. Sau này lỗ lã hay lời là do trời định. Lúc ấy đừng trách tôi vô dụng.
Mẹ tôi yên lặng một lúc ngước mắt nhìn cha tôi :
- Khi tôi khổ, tôi nói vậy, mình đừng buồn. Chỉ vì thấy con nheo nhóc quá, tôi không chịu được. Vả lại thấy người ta làm ăn sao mà dễ quá, còn mình cứ vậy hoài. Mình thử nghĩ …
Mẹ tôi lắc đầu, không nói nữa. Hai người yên lặng thật lâu. Tôi cố lắng nghe xem cha mẹ tôi định ra sao. Thụt két là gì, tôi không biết, tôi chỉ mong cha tôi đừng bán nhà. Tôi nghĩ ngày mai tôi phải đi thăm hết mọi góc của căn nhà mới được. Nếu cha tôi bán đi rồi, làm sao còn trèo cây mỗi chiều, còn chơi bắn nhau, núp sau mấy khóm chuối, đêm trăng còn nghêu ngao ngoài sân nữa ?
Tôi nhìn bọn em tôi. Chúng nó ngủ say quá, sung sướng quá. Chúng đâu biết mai kia phải rời khỏi nhà, trao nơi này cho một chủ khác ? Bỗng dưng, tôi nghe nghẹn ở cổ. Nước mắt dâng lên, tràn xuống má. Mẹ ơi đừng bán, đừng bán nhà. Tôi khóc suốt từ đấy cho đến lúc thiếp đi. Trong mơ tôi thấy nhà tôi dọn đi, một người đàn ông to, mập kéo theo một đám người tới. Họ bắt đầu chặt cây, rồi từng cây ngã gục. Tôi đau đớn hét lên, chạy vù đến ngăn họ, nhưng trượt chân, tỉnh dậy. Tiếng gỗ chặt ấy chỉ là tiếng chẻ củi của mẹ tôi dưới bếp. Trời chưa sáng hẳn.
Cả ngày sau đó, tôi như mất hồn, cứ đi vòng vòng căn nhà, ngoài vườn như bị ma ám. Cơm tôi không thích ăn, đến độ không thấy đói. Mẹ tôi sai làm gì, tôi cứ ngớ ngẩn không hiểu, làm lắm lúc mẹ tôi nhìn tôi lo lắng. Mẹ tôi ép tôi uống thuốc tôi cũng uống, nhưng thuốc đâu có ngăn được chuyện bán nhà.
Đến buổi cơm chiều, tôi không chực ăn cơm cứ ngồi trên cây ổi hoài. Tôi mân mê đám lá non, thân cây nhẵn lì. Tôi ngắm đàn chim ríu rít trên tàn cây xanh, tôi không muốn rời chúng tí nào. Mãi đến lúc mẹ tôi gọi, tôi mới trở về nhà. Tôi không nhìn cha mẹ tôi, cúi đầu ăn. Cơm hôm ấy ăn với gì, tôi cũng chẳng hiểu nữa. Tôi muốn van xin cha mẹ tôi bỏ cái ý định tàn nhẫn ấy đi mà không dám. Làm sao tôi biết ý định ấy của cha mẹ ? Có mà ăn đòn về tội nghe trộm người lớn.
Tuy nhiên ngày qua ngày, cha tôi vẫn đi làm đều, mẹ tôi vẫn lo việc tề gia nội trợ. Chả có dấu hiệu gì chứng tỏ cha mẹ tôi bán nhà để đi buôn cả. Mẹ tôi hết trách móc cha tôi, mà cha tôi cũng không hề buồn rầu như trước. Thật kỳ lạ. Tôi đeo mãi thắc mắc trong lòng, cho đến một buổi trưa, mẹ tôi gọi tôi đến bên người, hỏi tôi dịu dàng :
- Năm nay con mấy tuổi ?
- Thưa mẹ 14.
Mẹ tôi yên lặng một giây rồi nói tiếp :
- Ngày mai, con xem bên trường Bách Nghệ có nhận học miễn phí không nhé. Coi thử người ta chọn học trò ra sao, rồi lo giấy tờ đi học. Con thích học gì ?
Tôi ngạc nhiên, nhưng cũng hăng hái nói ước mơ của mình :
- Con ưng nghề sửa xe đạp mẹ ạ, rồi con sửa xe tăng, máy bay nữa kìa, như anh Hớn bên cạnh mình nè.
Mẹ tôi mỉm cười, vuốt tóc tôi. Tôi rụt rè hỏi nhỏ :
- Thế, thế mẹ không bán nhà nữa chứ ?
Mẹ tôi ngạc nhiên :
- Con cũng biết ? Nghe trộm phải không ? Thôi, tha cho đó. Lần sau vậy, mẹ cho ăn đòn đấy.
Rồi mẹ tôi nhìn lên khoảng không xanh biếc, nói mơ màng :
- Nhà ông bà để lại, bán sao được con.
Nói đến cái hồi tôi còn bé, chắc các bạn tưởng tôi lớn lắm ? Đối với số tuổi 14 của tôi các bạn có thấy lớn không ? Thôi thì tôi thấy tôi lớn lắm. So với đám em bẩy đứa của tôi mà đứa bé nhất mới biết nói có hai tiếng : ba, má, thì tôi là đầu đàn. Bọn em tôi sợ tôi lắm, tôi nói gì, chúng nghe răm rắp. Không phải chúng sợ cặp môi mím lại của tôi đâu (Mắt và môi tôi không dữ bằng mẹ tôi, nhưng chúng vẫn sợ tôi hơn). Chúng chỉ sợ bàn tay gầy bé, nhưng gân guốc của tôi khi nắm lại, có thể tống vào mạng mỡ, hoặc bàn chân đen đủi, đầy bụi đất đá vào đít chúng đau điếng. Vậy thôi.
Mẹ tôi trông dữ, nhưng thực là hiền. Bà chưa đánh tôi lần nào. Chắc tại tôi là con đầu lòng và tôi rất dễ sai bảo. Mọi chuyện trong nhà, từ việc chẻ củi, lượm đá, đi mua cái này, cái khác, có khi quét sân nữa, đều do một tay tôi đảm nhiệm. Mẹ tôi chỉ cần cất cao giọng :
- Thằng Hai đâu ?
Là có mặt tôi ngay. Tôi cũng thích được mẹ tôi sai đi chợ mua nước mắm, mua tiêu ớt, hoặc ra phố mua đinh vít, đèn cầy. Tôi có thể trong những dịp như thế, tỏ cho mẹ tôi biết rằng tôi là đứa con dễ thương nhất trong tám đứa con của mẹ. Và hơn thế, tôi có thể có cớ để gặp mấy thằng bạn nhỏ ở xa nhà. Có thể nói, khắp cả cái chợ nhỏ, không ai là không biết đến tôi. Có bà thực tử tế, ví dụ như bà Tư nước mắm. Lần nào tôi mua xong bà cũng dúi trở lại cho tôi một đồng ăn quà. Ai cũng biết nhà tôi không giàu có tuy không nghèo lắm. Họ thương tôi có lẽ vì họ thương cái cảnh của tôi hơn. Năm nay tôi 14 nhưng chưa hề đến trường bao giờ. Tôi không dám trách Cha, Mẹ tôi không được công bằng bởi vì thực ra, tuy không hề được cắp sách đến trường như bọn em tôi sau này, tôi vẫn biết đọc, biết viết, và nhất là làm tính nhẩm thì tôi tính nhanh hơn bọn em tôi nhiều lắm nhờ những lần sai vặt của mẹ tôi.
Tôi mà biết đọc, biết viết cũng nhờ cha tôi. Hồi tôi mới sinh ra – tôi nghe kể lại thế – cha mẹ tôi nghèo lắm. Mẹ tôi con nhà không được tử tế còn cha tôi con một ông tú trong phường. Vì vậy, khi cha tôi đòi cưới mẹ tôi, ông nội tôi không bằng lòng. Cha mẹ tôi phải đi ở riêng, sống cực khổ trong một ngôi nhà tranh đổ nát. Cha tôi nhờ có học chút ít, xin làm chân thư ký quèn trong một hãng buôn tư. Mẹ tôi đi làm thợ hồ, chuyên môn xây nhà cao cửa rộng cho người khác ở. Hằng ngày nhìn từng viên gạch xây cao dần, nào phòng ăn, phòng tắm, phòng ngủ của nhà người ta, mẹ tôi thầm đau đớn. Tuy nhiên, mẹ tôi thương cha tôi, mang mặc cảm vì mẹ mà cha tôi khổ sở, mẹ cố nhận chìm những hối tiếc và những ước mơ xuống đáy lòng.
Ban đầu cha tôi phải đi làm bằng cặp chân gầy của ông. Mỗi sáng, mẹ tôi dậy sớm, nấu cơm cho ông ăn để ông có đủ thì giờ cuốc bộ từ nhà đến sở, cách gần bảy cây số. Mấy tháng sau, cha tôi đi bằng xe đạp. Không phải cha tôi đạp đâu, cha tôi ngồi sau chiếc xe đạp của bác Quí bên hàng xóm. Bác Quí làm cách sở cha tôi chừng nửa cây số. Cứ sáng đi, chiều về bác Quí chở cha tôi trên chiếc xe đạp đầm màu xanh lá cây. Và cứ đến cuối tháng, cha tôi dúi vào tay bác số tiền công tương xứng với sức bác gò lưng chở cha tôi đến sở, về nhà. Như thế, cha tôi tạm đỡ ít lâu. Không may cho cha tôi (hay cho bác Quí ?), bác đau nặng. Trong nhà, bác là cây trụ đỡ một đám sáu người, 1 vợ, 5 con. Cho nên lúc bác ngã xuống, bác Quí gái quýnh cả lên. May cho bác Quí là bác làm sở công nên người ta không trừ lương, nhưng bao nhiêu tiền thuốc thang cứ theo những vòng vàng của bác Quí gái mà bay vào tiệm cầm đồ tất. Bác Quí trai chỉ còn có mỗi chiếc xe đạp là đáng giá. Chiếc xe đạp ấy sau này bác phải bán cho cha tôi với giá đặc biệt. Và cha tôi để trả ơn bằng lòng chở bác đi làm mà không lấy tiền công trong sáu tháng trời, mãi đến khi bác Quí trai bị đổi đi Phong Điền, cha tôi mới thôi làm ngựa người.
Chiếc xe đạp màu xanh lá cây là gia tài độc nhất, lâu nhất của cha tôi. Bởi vì sau khi mua chiếc xe ấy, cha tôi không còn hơi sức để mua một chiếc xe khá hơn thế nữa. Chiếc xe đã cũ, nhưng dàn còn tốt, của Pháp mà lị. Chiếc xe ấy chở cha tôi đi, về trong mười mấy năm trời. Đôi lúc tôi lẩn thẩn tự nghĩ chả biết chiếc xe ấy đã quay được bao nhiêu vòng rồi, có lẽ nhiều hơn cả mặt đất quay quanh mặt trời, hoặc nhiều hơn cả quay quanh chính nó. (Điều này tôi học được nhờ xem sách địa lý của thằng Ba, em tôi).
Trong khi cha tôi nâng niu chiếc xe thì mẹ tôi xem nó như một vật đáng ghét. Mẹ tôi bảo, từ hồi có chiếc xe ấy đến bây giờ, gia đình tôi chẳng ngóc đầu lên nổi. Mẹ tôi đưa ví dụ gia đình bác Quí :
- Mình thấy không ? Tại cái xe mà bác ấy ốm, lại bị đổi đi xa. Sao mình không chịu mua chiếc khác xem có hên không, cứ giữ riết nó có ngày tán gia bại sản.
Cha tôi không trả lời. Bán đi có chắc gì mua được một chiếc mới ? Hay lại như buổi đầu, ra đi là từ lúc mờ sáng, đến tối mịt mới về nhà ? Còn cái chuyện tán gia bại sản, cha tôi cười thầm, sản đâu mà tan ?
Mẹ tôi cũng hiểu như thế, cho nên tuy trách cha tôi và ghét cái xe ghê gớm, bà chẳng dám rao bán bao giờ.
Năm tôi lên tám tuổi, ông nội tôi mất. Bà nội thương con, thương cháu, mới gọi bọn tôi về ở chung. Giã từ căn nhà tranh gần nát, chúng tôi lếch thếch về gian nhà hương hỏa của gia đình bên nội. Quả là một căn nhà khang trang so với căn nhà lá cũ của chúng tôi. Ngày đến nhà mới, tôi hân hoan không tả được. Suốt ngày tôi loanh quanh trong vườn, đứng mê mẩn nhìn khóm ổi xanh mơn mởn, khóm chuối vẫy tay, hoặc cúi sát mình xuống ngắm mấy chòm lan đất vừa trổ nụ. Vườn nhà ông tôi thực rộng, và nhà ông tôi quá lớn. Dưới cặp mắt bé nhỏ của tôi hồi ấy, tôi tự nhiên thấy mình giàu có hẳn lên, sang trọng hẳn lên lúc đứng trước sân, nhìn ngôi nhà ngói sừng sững và khu vườn xanh ngắt.
Tuy nhiên, không phải vì có một ngôi nhà to hơn, đẹp hơn mà gia đình tôi bỗng nhiên hết túng bấn như tôi tưởng tượng. Cha tôi vẫn phải đi làm ngày hai buổi, và mẹ tôi phải lo việc nhà quần quật suốt ngày. Lúc tôi về đây, mẹ tôi mới có năm đứa con. Sáu năm qua, mẹ tôi thêm ba đứa nữa. Căn nhà hồi trước trông rực rỡ bao nhiêu, độ này trông như chật lại và dơ thêm vì vết tay vết chân của bảy đứa con nít (tôi thì khác vì tôi dù sao cũng lớn rồi, ít chơi bẩn hơn tụi nó chứ).
Trong số mấy đứa em tôi, ngoài tôi là con lớn, khỏi đến trường chỉ có hai đứa được may mắn đi học là thằng Ba con Tư. Thằng Ba năm nay 12 tuổi, học lớp nhì, con Tư mười tuổi, học lớp ba. Mấy đứa sau, mẹ tôi bảo còn xem đã, chả biết xem cái gì, rồi mới cho đi học. Nhiều lúc thấy thằng Năm nhìn theo anh chị nó tung tăng ôm bút, vở sang bên cô Hồng hàng xóm học, tôi thương nó lạ.
Nhà tôi bây giờ chả khác hồi tôi mới đến tí nào. Bàn ghế, màn cửa y nguyên, không suy suyển, chỉ có bạc màu thêm, cũ thêm mà thôi. Mẹ tôi không sắm được đến một cái ghế nào hơn. Lúc ăn cơm, chỉ có cha, mẹ, tôi và thằng Ba được ngồi, mấy đứa kia, hoặc ôm chén cơm ngồi trước thềm, hoặc chui tuốt sau vườn ăn. À, còn căn vườn nữa. Vườn này trước kia thực là sai quả, sau khi bà tôi mất, gia nhân của bà tôi bỏ đi hết, bây giờ cỏ mọc khắp vườn.
Thỉnh thoảng tôi ra lệnh cho đám em út đem giao, xẻng ra cuốc bằng hết. Tôi thương nhất là cây măng cụt. Nằm trên đó ngủ trưa thực là tuyệt. Nhờ tôi vườn không đến nỗi hoang tàn. Chỉ tội một cái là tôi không biết bón phân, nên hồi trước quả lớn, bây giờ bé xíu. Thật tiếc.
Với đám con đông quá cỡ, cha mẹ tôi thật mệt mỏi với bổn phân và trách nhiệm của mình. Cha tôi như một cái máy hết dầu mỡ, lúc nào cũng chỉ chực dừng lại nghỉ ngơi. Tuy nhiên cái cảnh đám con nheo nhóc như bàn tay lên giây « cót », cha tôi lại cúi đầu, đem hơi sức ra kiếm tiền, kiếm hoài. Dần dần với kinh nghiệm 14 năm trong công việc, cha tôi được giữ việc lương bổng. Hàng ngày nhìn từng chồng bạc, cha tôi không mảy may rung động, thèm muốn. Cho tới một ngày kia, cái ngày đen tối nhất cho gia đình tôi từ lúc tôi hiểu biết đến bây giờ. Ngày đó là ngày bao nhiêu những u uất, khốn khổ, hối tiếc đọng lại, chèn ép trong lòng mẹ tôi đột nhiên bùng nổ. Tôi không hiểu nguyên nhân đốt cháy cái nồi xúp de ấy, tôi chỉ chứng kiến và rơi nước mắt.
Mẹ tôi lúc ấy như người say, như người mơ thì đúng hơn, lảm nhảm nói mãi, càng nói càng gay gắt. Mẹ chê cha tôi là thứ đàn ông bất tài, mẹ tôi đứng chống nạnh, rồi xoay lưng theo điệu một cô trình bày kiểu áo mà trách móc :
- Anh xem suốt một đời tôi, anh cho tôi được cái gì. Cái áo cụt, cái quần bạc này đây chắc ?
Mẹ tôi chỉ đám con đang mở tròn đôi mắt nhìn cha mẹ chúng cãi nhau và gào lên :
- Hay là cho chúng nó sự dốt nát, nghèo khó cùng cực. Cả một đời chúi đầu vào xó bếp, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, khổ như gì ấy mà tay trắng vẫn trắng tay. Vậy mà lúc nào cũng tưởng mình là trí thức !
Mẹ tôi hừ lên một tiếng :
- Đồ trí thức rởm, đồ đạo đức hão. Cơm dâng tới miệng mà còn làm bộ trong sạch. Có đói rả họng mới biết làm tiền chắc.
Cha tôi ngồi yên nhưng tay ông nắm chặt lại với nhau. Miệng mím lại, mắt đỏ ngầu. Cha tôi dữ quá. Gân nổi trên mặt ông như muốn tung cả làn da mà ra ngoài. Cha tôi không nhìn mặt mẹ tôi, ông nhìn vào bộ quần áo bạc màu mẹ tôi đang mặc. Mắt ông trong một thoáng hiện lên nỗi xót xa. Ông cúi đầu xuống, bàn tay buông lỏng xuống thành giường. Cha tôi thở dài.
Tấn kịch chấm dứt. Mẹ tôi sau khi nói đã đời, quay lưng xuống bếp dọn cơm chiều, bước chân nặng nhọc, đôi vai run rẩy. Tôi chả biết nên đứng về phe ai, bênh ai, bỏ ai nữa.
Chiều ấy cha tôi không ăn cơm. Mẹ tôi giận dỗi không mời đón, yên lặng đút cơm cho con Út. Không khí nặng nề đến nỗi con Tư là đứa hay nói nhất nhà cũng không dám hó hé.
Đêm đi qua. Tôi tuổi còn nhỏ, ít suy nghĩ, ngủ ngon giấc. Nhưng trong những phút ngắn ngủi thức dậy giữa đêm, tôi vẫn nghe tiếng trở mình trong giường cha tôi và tiếng thở dài của mẹ tôi. Tôi chỉ kịp suy nghĩ, thắc mắc một một chút xíu, giấc ngủ lại kéo đến, lôi tôi vào những giấc mộng đẹp, trong đó, tôi thấy tôi được đi du lịch khắp thế giới như Gu-li-ve vậy.
Ngày hôm sau trôi qua như thường lệ. Mẹ tôi vẫn lo đi chợ, giặt giũ, tôi lo trông em và phụ mẹ tôi những việc lặt vặt. Cha tôi đi làm vắng. Hơn sáu giờ chiều cha tôi không về, mẹ tôi bồn chồn lo, mãi hơn 8 giờ tối, cha tôi mới bước vào nhà, mặt thoáng lo nghĩ. Mẹ tôi không hỏi nửa lời, lo dọn cơm cho cha tôi ăn, bảo tôi lo cho các em đi ngủ.
Sau khi bọn nhỏ đã say sưa với giấc mộng của chúng, tôi lần ra cửa phòng ghé nhìn ra. Cha tôi và mẹ tôi ngồi đối diện nhau trước bàn ăn.
Cha tôi cầm chén cơm hãy còn đầy mà không đưa lên miệng. Mẹ tôi chăm chú nhìn cha tôi, hai tay để dưới cằm, vẻ bình thản.
Cha tôi đột nhiên buông đũa xuống, nhìn vào mắt mẹ tôi, nói dằn từng tiếng :
- Đấy, tùy mình chọn. Muốn giầu có, phải làm liều. Mình không muốn tôi làm một thằng làm công trong sạch, tôi sẽ làm một thằng nhơ bẩn. Mình muốn chọn thứ nào : hoặc bán nhà hoặc thụt két.
Mẹ tôi giật nẩy cả người lên :
- Thụt két ? Mình nói giỡn chơi sao chứ. Có mà ở tù rục xương.
- Vậy bán nhà !
Im lặng một lát, cha tôi nói tiếp :
- Người ta thuận cho mình làm văn phòng ở đây, người ta đã đem hàng xuống, chịu hết tiền chuyên chở từ trên đó về, nhưng với điều kiện mình phải có vốn, ít nhất là vốn bằng nửa số tiền hàng hóa mua mới được. Mình không sẵn, phải kiếm cho ra. Muốn giàu, phải lo, phải liều. Tôi lo hết mình tôi thì thôi. Sau này lỗ lã hay lời là do trời định. Lúc ấy đừng trách tôi vô dụng.
Mẹ tôi yên lặng một lúc ngước mắt nhìn cha tôi :
- Khi tôi khổ, tôi nói vậy, mình đừng buồn. Chỉ vì thấy con nheo nhóc quá, tôi không chịu được. Vả lại thấy người ta làm ăn sao mà dễ quá, còn mình cứ vậy hoài. Mình thử nghĩ …
Mẹ tôi lắc đầu, không nói nữa. Hai người yên lặng thật lâu. Tôi cố lắng nghe xem cha mẹ tôi định ra sao. Thụt két là gì, tôi không biết, tôi chỉ mong cha tôi đừng bán nhà. Tôi nghĩ ngày mai tôi phải đi thăm hết mọi góc của căn nhà mới được. Nếu cha tôi bán đi rồi, làm sao còn trèo cây mỗi chiều, còn chơi bắn nhau, núp sau mấy khóm chuối, đêm trăng còn nghêu ngao ngoài sân nữa ?
Tôi nhìn bọn em tôi. Chúng nó ngủ say quá, sung sướng quá. Chúng đâu biết mai kia phải rời khỏi nhà, trao nơi này cho một chủ khác ? Bỗng dưng, tôi nghe nghẹn ở cổ. Nước mắt dâng lên, tràn xuống má. Mẹ ơi đừng bán, đừng bán nhà. Tôi khóc suốt từ đấy cho đến lúc thiếp đi. Trong mơ tôi thấy nhà tôi dọn đi, một người đàn ông to, mập kéo theo một đám người tới. Họ bắt đầu chặt cây, rồi từng cây ngã gục. Tôi đau đớn hét lên, chạy vù đến ngăn họ, nhưng trượt chân, tỉnh dậy. Tiếng gỗ chặt ấy chỉ là tiếng chẻ củi của mẹ tôi dưới bếp. Trời chưa sáng hẳn.
Cả ngày sau đó, tôi như mất hồn, cứ đi vòng vòng căn nhà, ngoài vườn như bị ma ám. Cơm tôi không thích ăn, đến độ không thấy đói. Mẹ tôi sai làm gì, tôi cứ ngớ ngẩn không hiểu, làm lắm lúc mẹ tôi nhìn tôi lo lắng. Mẹ tôi ép tôi uống thuốc tôi cũng uống, nhưng thuốc đâu có ngăn được chuyện bán nhà.
Đến buổi cơm chiều, tôi không chực ăn cơm cứ ngồi trên cây ổi hoài. Tôi mân mê đám lá non, thân cây nhẵn lì. Tôi ngắm đàn chim ríu rít trên tàn cây xanh, tôi không muốn rời chúng tí nào. Mãi đến lúc mẹ tôi gọi, tôi mới trở về nhà. Tôi không nhìn cha mẹ tôi, cúi đầu ăn. Cơm hôm ấy ăn với gì, tôi cũng chẳng hiểu nữa. Tôi muốn van xin cha mẹ tôi bỏ cái ý định tàn nhẫn ấy đi mà không dám. Làm sao tôi biết ý định ấy của cha mẹ ? Có mà ăn đòn về tội nghe trộm người lớn.
Tuy nhiên ngày qua ngày, cha tôi vẫn đi làm đều, mẹ tôi vẫn lo việc tề gia nội trợ. Chả có dấu hiệu gì chứng tỏ cha mẹ tôi bán nhà để đi buôn cả. Mẹ tôi hết trách móc cha tôi, mà cha tôi cũng không hề buồn rầu như trước. Thật kỳ lạ. Tôi đeo mãi thắc mắc trong lòng, cho đến một buổi trưa, mẹ tôi gọi tôi đến bên người, hỏi tôi dịu dàng :
- Năm nay con mấy tuổi ?
- Thưa mẹ 14.
Mẹ tôi yên lặng một giây rồi nói tiếp :
- Ngày mai, con xem bên trường Bách Nghệ có nhận học miễn phí không nhé. Coi thử người ta chọn học trò ra sao, rồi lo giấy tờ đi học. Con thích học gì ?
Tôi ngạc nhiên, nhưng cũng hăng hái nói ước mơ của mình :
- Con ưng nghề sửa xe đạp mẹ ạ, rồi con sửa xe tăng, máy bay nữa kìa, như anh Hớn bên cạnh mình nè.
Mẹ tôi mỉm cười, vuốt tóc tôi. Tôi rụt rè hỏi nhỏ :
- Thế, thế mẹ không bán nhà nữa chứ ?
Mẹ tôi ngạc nhiên :
- Con cũng biết ? Nghe trộm phải không ? Thôi, tha cho đó. Lần sau vậy, mẹ cho ăn đòn đấy.
Rồi mẹ tôi nhìn lên khoảng không xanh biếc, nói mơ màng :
- Nhà ông bà để lại, bán sao được con.
_____________________________________________________________________
Xem tiếp CU TÝ