19
CUỐN SỔ XANH
Mười lăm phút sau nửa đêm, Ái Lan mới về tới nhà. Sau cuộc hành trình
vất vả và vô cùng nguy hiểm, em mệt nhoài người, bụng đói, cổ khát khô
bỏng. Trái hẳn với dự đoán của em, cửa sổ cửa cái không một tia sáng chiếu ra,
trong nhà để xe cũng trống rỗng, xe của luật sư Minh đâu không thấy. Ái
Lan băn khoăn :
- Lạ ! Ba đi đâu mà giờ này còn chưa về chứ ? Mình chỉ muốn kể cho ba nghe câu chuyện mạo hiểm vừa qua !
Mở nắp sắc vải dầy đeo ở xe, em nhấc cái đồng hồ cổ ra, mê say ngắm nghía, thầm hãnh diện về kết quả do sự cố gắng của mình. Trong nhà vắng vẻ tĩnh mịch. Rảo bước xuống nhà dưới, liếc qua căn bếp rộng : chị Năm Dậu cũng đã đi ngủ. Em thầm nhủ :
- Chắc là ba mắc bận việc gì cần lắm tại văn phòng. Thôi, chịu khó chờ ba vậy. Và trong khi chờ đợi, mình đem cuốn sổ tí hon của cụ Doanh ra coi mới được !
Rồi ngả người thoải mái trong chiếc ghế bành kê bên ngọn đèn nê-ông sáng dịu, em từ tốn lấy cuốn sổ con từ mặt chiếc đồng hồ ra.
- Lạy trời cho mình biết được tin tức về tờ di chúc mới, và mọi việc sẽ êm đẹp như ý mình mong muốn để cho mấy người bà con của cụ Doanh đỡ phần cơ cực, nhất là Mỹ Ngọc, Mỹ Liên và bà cụ Sáu Riệm.
Em nhẹ tay lật từng trang giấy nhỏ bé, mỏng manh, chỉ sợ nó rách mất. Và em thận trọng đọc từng chữ, từng câu, từng hàng không hề bỏ sót một nét phẩy, một dấu chấm. Trang nọ nối tiếp trang kia, ghi từng ngày một, mọi hoạt động về tài chánh : bảng kê khai các chứng khoán, các trương mục ở ngân hàng, tóm lại, của chìm của nổi của cụ già Doanh, cộng lại hết thảy lên tới hơn ba trăm triệu đồng, Ái Lan sửng sốt :
- Trời ! không ngờ ông cụ trông hiền lành khù khờ mà lại giàu có đến như vậy !
Những hàng con số chi chít, số và ngày các chứng khoán đã khiến Ái Lan bắt đầu mệt mỏi. Em đọc lướt nhanh các trang giấy mà trí óc để tận đâu đâu. Sự thực em chỉ có ý tìm tin tức về tờ di chúc mới. Đột nhiên, Ái Lan ngồi nhỏm dậy, chăm chú đọc mấy hàng chữ viết rất nhỏ. Đọc hết, em lại đọc lại một lần nữa, tim đập thình thịch và em la lên :
- Trời ơi ! Ðây rồi !
Quả nhiên trên trang giấy nhỏ xíu vàng khè, mấy hàng chữ nhỏ nét như chân con kiến, hiện ra rõ rệt :
"Tôi đã ký thác tờ di chúc thứ hai mà cũng là tờ di chúc cuối cùng của tôi tại tủ sắt số 148 của Ngân Hàng Quốc Gia ởDi Linh với tên là Phạm Trọng Kinh."
Bên dưới là chữ ký của cụ già Doanh và ngày tháng...
Ái Lan mừng rỡ lẩm bẩm :
- Vậy thì cái tờ di chúc mới đó có thật. Và chắc chắn là thế nào cũng có tên bà cụ Sáu Riệm và hai chị em Ngọc, Liên trong đó.
Ái Lan lại tiếp tục đọc nốt mấy trang sau nữa, nhưng không khám phá thêm được điều gì bổ ích. Và em ngẫm nghĩ :
- Thảo nào mà không ai mò mẫm tìm ra được. Thật ông cụ quả là có nhiều hành động khác người. Cẩn thận quá để đến nỗi chút xíu nữa là hư hết mọi chuyện.
Ngay lúc đó, Ái Lan chợt nghe tiếng xe hơi chạy vào trong vườn, thẳng tới nhà xe rồi là im lặng. Em nhẩy bổ tới khuôn cửa sổ nghiêng người ngó ra và trông thấy người cha thân yêu đang đóng cửa nhà xe. Phút sau, vừa đặt chân lên hàng ba, luật sư Minh đã thấy con gái yêu đang chờ đợi cha trên ngưỡng cửa. Ông giương đôi mắt ngạc nhiên nhìn con :
- Ủa ! Sao bữa nay con đã về rồi ? Ba đâu có dè. Nếu biết con về thì ba đâu có nán lại ở văn phòng làm gì ! Nhưng ba muốn biết tại sao con lại trở về sớm quá vậy, Ái Lan ?
- Đúng đó ba ! Con bỏ về trước ngày hẹn với ba mấy bữa, vì có chuyện này lạ lắm ba ơi !
Và không để ông Minh kịp cởi bỏ áo dạ khoác ngoài, treo mũ, em đã liến láu kể câu chuyện bắt cướp từ đầu đến cuối. Khi câu chuyện chấm dứt, Ái Lan thích thú, quơ quơ quyển sổ bé tí màu xanh tìm thấy trong chiếc đồng hồ cổ cụ Doanh. Luật sư Minh nhìn con gái kinh ngạc hết sức :
- A ! Con gái của ba quả thật là một nữ thám tử trứ danh rồi !
Và niềm hân hoan ngập tràn trên ánh mắt sáng ngời của ông. Ái Lan chẩu môi phụng phịu khiến hai lún đồng tiền trên má lộ sâu rõ rệt :
- Ba ! Ba lại chế con rồi, hà !
Luật sư Minh nghiêm nét mặt, tiếng nói trầm hẳn xuống :
- Không đâu con ! Ba nói thật đó ! Ba lấy làm hãnh diện có được một đứa con giỏi giang như con đó, Ái Lan ! Ở địa vị con, chưa chắc ba đã làm được như thế đâu ! Trong lúc vạn phần nguy khốn, con đã có được nhiều sáng kiến, nhất là lại dũng cảm ít ai bì được. Trời, cứ hình dung ra sự nguy hiểm khi con phải đương đầu với ba tên cướp thì ba lại… Nhưng giờ đây con đã thoát hiểm, cha con mình phải quên chuyện đó đi, nghe !
- Ba khen con như vậy, con thích lắm ! Nhưng ba ơi ! Con biết có những người, khi biết câu chuyện này, lại sẽ không thèm khen con một tiếng nào đâu, ba ! Tụi nhà Phạm văn Phàm đó !
Ông Minh cười nhẹ :
- Trái lại là đằng khác ! Chẳng những không khen hoặc cám ơn con một tiếng, họ lại còn buộc tội con ăn trộm chiếc đồng hồ cổ của họ nữa đó. Nhưng có ăn nhằm gì cái điều vu oan đó. Khi con đặt chân tới biệt thự của họ tại hồ La Ngà thì ngôi nhà đã bị bọn cướp đột nhập, cửa cái cửa sổ mở toang cả rồi, mà tụi gian lại đang bốc hốt đồ đạc. Họ không thể trách con cái chuyện xâm nhập gia cư của họ một cách bất hợp pháp được. À ! Ba dặn con nhớ kỹ điều này : Phải tuyệt đối giữ kín mọi chi tiết về việc phát giác được dấu vết của tờ di chúc mới này, kẻo tụi nhà ông Phàm hay được là rắc rối lắm đó, nghe !
Dứt lời, luật sư Minh cầm quyển sổ bìa xanh của cụ Doanh, lật coi mấy trang :
- Á hà ! Ông cụ Doanh quả nhiên là một tay đại phú ! Và ông cụ khôn ngoan thật ! Mua toàn những cổ phần vĩ đại lời lãi thật chắc chắn !
Ái Lan hăm hở :
- Con chỉ mong sao tụi nhà Phàm sẽ không được một đồng xu nhỏ ba à !
- Hừ ! Có thể như thế lắm chứ ! Ba nói có thể chứ ba không nói là chắc chắn đâu nghe ! Một khi chưa được phép mở tờ di chúc ra tuyên đọc, thì chưa thể nói là chắc được nghe con. Nhưng có điều là, nếu những tin tức ba nghe được đều đúng cả, thì kết quả việc khám phá của con vừa rồi sẽ khiến cho gia đình nhà Phạm văn Phàm phen này chắc nguy lắm, nhất là lại đúng lúc...
Ái Lan thắc mắc :
- Ba bảo đúng lúc... là sao kia ba ?
- Ừ ! Đúng lúc ông ta buôn thua bán lỗ, hàng đầu cơ tích trữ ế ẩm nằm mục trong kho. Ăn ở thất đức như vậy cho nên, lúc xuống, của cải cứ đội nón ra đi mấy hồi. Ấy vậy mà các ngân hàng vẫn cứ tiếp tục cho ông ta vay nhiều món tiền khổng lồ. Có lẽ họ tin tưởng cái di sản của cụ Doanh mà ông Phàm sẽ được hưởng đó chắc ? "Dễ vay thì dầy nợ", ông Phàm chắc cũng chỉ trông chừng vào của cải của cụ Doanh để trả nợ thôi đó. Thảo nào, hồi này ba thấy ông ta chạy ngược chạy xuôi cậy cục dữ lắm. Để thúc đẩy cho sớm xong việc thụ hưởng gia sản của người chết đó!
Ái Lan giọng chắc nịch :
- Tụi nhà Phàm mà có bị mất hết, con cho là cũng đáng đời. Người gì đâu mà bạc ác, nhẫn tâm để cho người thân thích họ hàng đói rách khổ sở mà chẳng thí cho một chén cơm thừa, một manh áo cũ !
Ông Minh thận trọng gấp cuốn sổ con lại, đưa cho con gái :
- Bây giờ, việc cần nhất là phải đi tìm tờ di chúc mới đó trước khi tụi nhà Phàm dò biết được tin tức quan trọng này. Tìm ra sớm được giờ nào hay giờ ấy, nếu không, để tới khi họ điều chỉnh xong quyền thụ hưởng thì khó mà móc ra được lắm đó !
- Đúng thế đó ba ! Vậy, bây giờ con trao lại cho ba tất cả vụ này đó nghe, ba ! Về cái món luật lệ con đâu có hiểu gì mấy !
- Ba sẵn sàng giúp con một tay ! Nào ! Để xem cần phải làm cái gì đã nào ? À ! Việc trước tiên là phải tìm cho ra tờ di chúc quái ác này cái đã !
Ái Lan nói với cha :
- Cái đó thì dễ rồi, ba ! Ba với con chỉ việc xuống Di Linh ngay ngày mai này, phải không ba ?
- Ờ, đúng rồi ! Nhưng có một điều con chưa biết là : Hiện chúng ta chưa có giấy ủy quyền để mở cái tủ sắt của cụ Doanh thuê tại Ngân hàng dưới đó. Nhưng cũng không khó ! Ba sẽ xin ông Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Đà Lạt cấp cho ba tấm giấy cần thiết đó !
Ái Lan khẽ la :
- Trời ơi ! Con đâu có nghĩ tới cái điểm đó, ba ! Liệu chừng ông Chánh Án có chịu cấp giấy đó không hả ba ?
Luật sư Minh mỉm cười vui vẻ :
- Con yên trí đi ! Tăm tiếng của ba tại thành phố Đà Lạt này đã tới mức đầy đủ uy tín rồi nên việc đó không có gì khó mà con phải lo ngại. Ba sẽ nêu lên việc hai cô gái mồ côi đã ủy thác cho ba nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của họ trong vụ này. Đó là sự thật và ba có quyền xin ông Chánh Án cấp cho tấm giấy ủy thác mở tủ kín của cụ Doanh.
Ái Lan cười tươi, đôi mắt sáng ngời :
- Vậy thì yên trí lắm rồi hả ba ? Đó, rồi ba coi ! Y hệt trong chuyện thần tiên vẫn thường đăng trong tập san Tuổi Hoa mà con đọc hàng ngày đó, ba nhớ không ? Bao giờ cũng là : những tấm lòng vàng trong manh áo rách thì thế nào cùng có phần thưởng, sẽ trở nên giàu có, sung sướng ! Còn những người bạc ác bất nhân như tụi nhà Phàm thì rồi thế nào cũng mất hết. Ha ! Ha ! Rồi thì bà cụ Sáu Riệm già lão ốm yếu kia sẽ được thuốc men chạy chữa cẩn thận. Mỹ Ngọc, Mỹ Liên sẽ không còn bị đói khổ thiếu thốn nữa, phải không ba ?
- Ừ !... ấy, nhưng con phải cẩn thận lắm đó nghe, Ái Lan ! Phương ngôn đã nói : "Chớ có dạm bán da gấu trước khi bắt được gấu". Con nhớ kỹ điều đó. Phải biết coi chừng những cái bất ngờ mới được ! Đặt một giả thuyết, khi mở tủ sắt của cụ Doanh mà bên trong lại rỗng không thì sao ? Hoặc là có tờ di chúc mới thật đấy, nhưng trong đó, ông cụ lại viết những lời di ngôn không theo đúng ý ba con mình mong muốn thì sao đây ? Nghĩa là không có tên Mỹ Ngọc, Mỹ Liên và bà cụ Sáu Riệm thì sao ?... Vậy nếu là con, ba sẽ không hở môi nói một chút gì cho những người bất hạnh đó biết vội. Mà ba sẽ đợi tới khi thật chắc chắn mười phần đã !
- Ba nói đúng đó ba ! Vậy, con hứa với ba là con sẽ ngậm tăm, sẽ "ngựa tháo nhạc, người cột chặt gươm vào mình" lặng lẽ như những đoàn quân âm thầm ba kể chuyện cho con nghe dạo nào đó, hả ba !... Thôi, bây giờ con đi ngủ đây, ngủ cho ngon để sáng mai dậy sớm, cha con mình lên đường... mạo hiểm một phen nữa, nghe ba ! Chà ! Con nôn nả muốn biết bên trong tờ di chúc đó cụ Doanh đã viết những gì ?
Dứt lời, Ái Lan tinh nghịch giơ tay cấu tay cha rồi nhẩy chân sáo bước lên thang lầu. Mới được chừng năm, sáu bậc thang em đã quay xuống chạy vụt vào phòng khách nơi ông Minh vẫn còn đang ngồi đọc tờ nhật báo. Em chạy thẳng tới bên chiếc kệ bằng gỗ cẩm lai, nơi để quyển sổ con của cụ Doanh. Em cười ranh mãnh ngó cha :
- Chà ! Con phải vất vả lắm mới tóm cổ được cuốn sách quí này. Nỡ nào để nó lang bang vạ vật ở đây, hả ba ! Con phải đem lên gác nhét vào dưới gối cho chắc ăn, nghe ba !
- Lạ ! Ba đi đâu mà giờ này còn chưa về chứ ? Mình chỉ muốn kể cho ba nghe câu chuyện mạo hiểm vừa qua !
Mở nắp sắc vải dầy đeo ở xe, em nhấc cái đồng hồ cổ ra, mê say ngắm nghía, thầm hãnh diện về kết quả do sự cố gắng của mình. Trong nhà vắng vẻ tĩnh mịch. Rảo bước xuống nhà dưới, liếc qua căn bếp rộng : chị Năm Dậu cũng đã đi ngủ. Em thầm nhủ :
- Chắc là ba mắc bận việc gì cần lắm tại văn phòng. Thôi, chịu khó chờ ba vậy. Và trong khi chờ đợi, mình đem cuốn sổ tí hon của cụ Doanh ra coi mới được !
Rồi ngả người thoải mái trong chiếc ghế bành kê bên ngọn đèn nê-ông sáng dịu, em từ tốn lấy cuốn sổ con từ mặt chiếc đồng hồ ra.
- Lạy trời cho mình biết được tin tức về tờ di chúc mới, và mọi việc sẽ êm đẹp như ý mình mong muốn để cho mấy người bà con của cụ Doanh đỡ phần cơ cực, nhất là Mỹ Ngọc, Mỹ Liên và bà cụ Sáu Riệm.
Em nhẹ tay lật từng trang giấy nhỏ bé, mỏng manh, chỉ sợ nó rách mất. Và em thận trọng đọc từng chữ, từng câu, từng hàng không hề bỏ sót một nét phẩy, một dấu chấm. Trang nọ nối tiếp trang kia, ghi từng ngày một, mọi hoạt động về tài chánh : bảng kê khai các chứng khoán, các trương mục ở ngân hàng, tóm lại, của chìm của nổi của cụ già Doanh, cộng lại hết thảy lên tới hơn ba trăm triệu đồng, Ái Lan sửng sốt :
- Trời ! không ngờ ông cụ trông hiền lành khù khờ mà lại giàu có đến như vậy !
Những hàng con số chi chít, số và ngày các chứng khoán đã khiến Ái Lan bắt đầu mệt mỏi. Em đọc lướt nhanh các trang giấy mà trí óc để tận đâu đâu. Sự thực em chỉ có ý tìm tin tức về tờ di chúc mới. Đột nhiên, Ái Lan ngồi nhỏm dậy, chăm chú đọc mấy hàng chữ viết rất nhỏ. Đọc hết, em lại đọc lại một lần nữa, tim đập thình thịch và em la lên :
- Trời ơi ! Ðây rồi !
Quả nhiên trên trang giấy nhỏ xíu vàng khè, mấy hàng chữ nhỏ nét như chân con kiến, hiện ra rõ rệt :
"Tôi đã ký thác tờ di chúc thứ hai mà cũng là tờ di chúc cuối cùng của tôi tại tủ sắt số 148 của Ngân Hàng Quốc Gia ởDi Linh với tên là Phạm Trọng Kinh."
Bên dưới là chữ ký của cụ già Doanh và ngày tháng...
Ái Lan mừng rỡ lẩm bẩm :
- Vậy thì cái tờ di chúc mới đó có thật. Và chắc chắn là thế nào cũng có tên bà cụ Sáu Riệm và hai chị em Ngọc, Liên trong đó.
Ái Lan lại tiếp tục đọc nốt mấy trang sau nữa, nhưng không khám phá thêm được điều gì bổ ích. Và em ngẫm nghĩ :
- Thảo nào mà không ai mò mẫm tìm ra được. Thật ông cụ quả là có nhiều hành động khác người. Cẩn thận quá để đến nỗi chút xíu nữa là hư hết mọi chuyện.
Ngay lúc đó, Ái Lan chợt nghe tiếng xe hơi chạy vào trong vườn, thẳng tới nhà xe rồi là im lặng. Em nhẩy bổ tới khuôn cửa sổ nghiêng người ngó ra và trông thấy người cha thân yêu đang đóng cửa nhà xe. Phút sau, vừa đặt chân lên hàng ba, luật sư Minh đã thấy con gái yêu đang chờ đợi cha trên ngưỡng cửa. Ông giương đôi mắt ngạc nhiên nhìn con :
- Ủa ! Sao bữa nay con đã về rồi ? Ba đâu có dè. Nếu biết con về thì ba đâu có nán lại ở văn phòng làm gì ! Nhưng ba muốn biết tại sao con lại trở về sớm quá vậy, Ái Lan ?
- Đúng đó ba ! Con bỏ về trước ngày hẹn với ba mấy bữa, vì có chuyện này lạ lắm ba ơi !
Và không để ông Minh kịp cởi bỏ áo dạ khoác ngoài, treo mũ, em đã liến láu kể câu chuyện bắt cướp từ đầu đến cuối. Khi câu chuyện chấm dứt, Ái Lan thích thú, quơ quơ quyển sổ bé tí màu xanh tìm thấy trong chiếc đồng hồ cổ cụ Doanh. Luật sư Minh nhìn con gái kinh ngạc hết sức :
- A ! Con gái của ba quả thật là một nữ thám tử trứ danh rồi !
Và niềm hân hoan ngập tràn trên ánh mắt sáng ngời của ông. Ái Lan chẩu môi phụng phịu khiến hai lún đồng tiền trên má lộ sâu rõ rệt :
- Ba ! Ba lại chế con rồi, hà !
Luật sư Minh nghiêm nét mặt, tiếng nói trầm hẳn xuống :
- Không đâu con ! Ba nói thật đó ! Ba lấy làm hãnh diện có được một đứa con giỏi giang như con đó, Ái Lan ! Ở địa vị con, chưa chắc ba đã làm được như thế đâu ! Trong lúc vạn phần nguy khốn, con đã có được nhiều sáng kiến, nhất là lại dũng cảm ít ai bì được. Trời, cứ hình dung ra sự nguy hiểm khi con phải đương đầu với ba tên cướp thì ba lại… Nhưng giờ đây con đã thoát hiểm, cha con mình phải quên chuyện đó đi, nghe !
- Ba khen con như vậy, con thích lắm ! Nhưng ba ơi ! Con biết có những người, khi biết câu chuyện này, lại sẽ không thèm khen con một tiếng nào đâu, ba ! Tụi nhà Phạm văn Phàm đó !
Ông Minh cười nhẹ :
- Trái lại là đằng khác ! Chẳng những không khen hoặc cám ơn con một tiếng, họ lại còn buộc tội con ăn trộm chiếc đồng hồ cổ của họ nữa đó. Nhưng có ăn nhằm gì cái điều vu oan đó. Khi con đặt chân tới biệt thự của họ tại hồ La Ngà thì ngôi nhà đã bị bọn cướp đột nhập, cửa cái cửa sổ mở toang cả rồi, mà tụi gian lại đang bốc hốt đồ đạc. Họ không thể trách con cái chuyện xâm nhập gia cư của họ một cách bất hợp pháp được. À ! Ba dặn con nhớ kỹ điều này : Phải tuyệt đối giữ kín mọi chi tiết về việc phát giác được dấu vết của tờ di chúc mới này, kẻo tụi nhà ông Phàm hay được là rắc rối lắm đó, nghe !
Dứt lời, luật sư Minh cầm quyển sổ bìa xanh của cụ Doanh, lật coi mấy trang :
- Á hà ! Ông cụ Doanh quả nhiên là một tay đại phú ! Và ông cụ khôn ngoan thật ! Mua toàn những cổ phần vĩ đại lời lãi thật chắc chắn !
Ái Lan hăm hở :
- Con chỉ mong sao tụi nhà Phàm sẽ không được một đồng xu nhỏ ba à !
- Hừ ! Có thể như thế lắm chứ ! Ba nói có thể chứ ba không nói là chắc chắn đâu nghe ! Một khi chưa được phép mở tờ di chúc ra tuyên đọc, thì chưa thể nói là chắc được nghe con. Nhưng có điều là, nếu những tin tức ba nghe được đều đúng cả, thì kết quả việc khám phá của con vừa rồi sẽ khiến cho gia đình nhà Phạm văn Phàm phen này chắc nguy lắm, nhất là lại đúng lúc...
Ái Lan thắc mắc :
- Ba bảo đúng lúc... là sao kia ba ?
- Ừ ! Đúng lúc ông ta buôn thua bán lỗ, hàng đầu cơ tích trữ ế ẩm nằm mục trong kho. Ăn ở thất đức như vậy cho nên, lúc xuống, của cải cứ đội nón ra đi mấy hồi. Ấy vậy mà các ngân hàng vẫn cứ tiếp tục cho ông ta vay nhiều món tiền khổng lồ. Có lẽ họ tin tưởng cái di sản của cụ Doanh mà ông Phàm sẽ được hưởng đó chắc ? "Dễ vay thì dầy nợ", ông Phàm chắc cũng chỉ trông chừng vào của cải của cụ Doanh để trả nợ thôi đó. Thảo nào, hồi này ba thấy ông ta chạy ngược chạy xuôi cậy cục dữ lắm. Để thúc đẩy cho sớm xong việc thụ hưởng gia sản của người chết đó!
Ái Lan giọng chắc nịch :
- Tụi nhà Phàm mà có bị mất hết, con cho là cũng đáng đời. Người gì đâu mà bạc ác, nhẫn tâm để cho người thân thích họ hàng đói rách khổ sở mà chẳng thí cho một chén cơm thừa, một manh áo cũ !
Ông Minh thận trọng gấp cuốn sổ con lại, đưa cho con gái :
- Bây giờ, việc cần nhất là phải đi tìm tờ di chúc mới đó trước khi tụi nhà Phàm dò biết được tin tức quan trọng này. Tìm ra sớm được giờ nào hay giờ ấy, nếu không, để tới khi họ điều chỉnh xong quyền thụ hưởng thì khó mà móc ra được lắm đó !
- Đúng thế đó ba ! Vậy, bây giờ con trao lại cho ba tất cả vụ này đó nghe, ba ! Về cái món luật lệ con đâu có hiểu gì mấy !
- Ba sẵn sàng giúp con một tay ! Nào ! Để xem cần phải làm cái gì đã nào ? À ! Việc trước tiên là phải tìm cho ra tờ di chúc quái ác này cái đã !
Ái Lan nói với cha :
- Cái đó thì dễ rồi, ba ! Ba với con chỉ việc xuống Di Linh ngay ngày mai này, phải không ba ?
- Ờ, đúng rồi ! Nhưng có một điều con chưa biết là : Hiện chúng ta chưa có giấy ủy quyền để mở cái tủ sắt của cụ Doanh thuê tại Ngân hàng dưới đó. Nhưng cũng không khó ! Ba sẽ xin ông Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Đà Lạt cấp cho ba tấm giấy cần thiết đó !
Ái Lan khẽ la :
- Trời ơi ! Con đâu có nghĩ tới cái điểm đó, ba ! Liệu chừng ông Chánh Án có chịu cấp giấy đó không hả ba ?
Luật sư Minh mỉm cười vui vẻ :
- Con yên trí đi ! Tăm tiếng của ba tại thành phố Đà Lạt này đã tới mức đầy đủ uy tín rồi nên việc đó không có gì khó mà con phải lo ngại. Ba sẽ nêu lên việc hai cô gái mồ côi đã ủy thác cho ba nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của họ trong vụ này. Đó là sự thật và ba có quyền xin ông Chánh Án cấp cho tấm giấy ủy thác mở tủ kín của cụ Doanh.
Ái Lan cười tươi, đôi mắt sáng ngời :
- Vậy thì yên trí lắm rồi hả ba ? Đó, rồi ba coi ! Y hệt trong chuyện thần tiên vẫn thường đăng trong tập san Tuổi Hoa mà con đọc hàng ngày đó, ba nhớ không ? Bao giờ cũng là : những tấm lòng vàng trong manh áo rách thì thế nào cùng có phần thưởng, sẽ trở nên giàu có, sung sướng ! Còn những người bạc ác bất nhân như tụi nhà Phàm thì rồi thế nào cũng mất hết. Ha ! Ha ! Rồi thì bà cụ Sáu Riệm già lão ốm yếu kia sẽ được thuốc men chạy chữa cẩn thận. Mỹ Ngọc, Mỹ Liên sẽ không còn bị đói khổ thiếu thốn nữa, phải không ba ?
- Ừ !... ấy, nhưng con phải cẩn thận lắm đó nghe, Ái Lan ! Phương ngôn đã nói : "Chớ có dạm bán da gấu trước khi bắt được gấu". Con nhớ kỹ điều đó. Phải biết coi chừng những cái bất ngờ mới được ! Đặt một giả thuyết, khi mở tủ sắt của cụ Doanh mà bên trong lại rỗng không thì sao ? Hoặc là có tờ di chúc mới thật đấy, nhưng trong đó, ông cụ lại viết những lời di ngôn không theo đúng ý ba con mình mong muốn thì sao đây ? Nghĩa là không có tên Mỹ Ngọc, Mỹ Liên và bà cụ Sáu Riệm thì sao ?... Vậy nếu là con, ba sẽ không hở môi nói một chút gì cho những người bất hạnh đó biết vội. Mà ba sẽ đợi tới khi thật chắc chắn mười phần đã !
- Ba nói đúng đó ba ! Vậy, con hứa với ba là con sẽ ngậm tăm, sẽ "ngựa tháo nhạc, người cột chặt gươm vào mình" lặng lẽ như những đoàn quân âm thầm ba kể chuyện cho con nghe dạo nào đó, hả ba !... Thôi, bây giờ con đi ngủ đây, ngủ cho ngon để sáng mai dậy sớm, cha con mình lên đường... mạo hiểm một phen nữa, nghe ba ! Chà ! Con nôn nả muốn biết bên trong tờ di chúc đó cụ Doanh đã viết những gì ?
Dứt lời, Ái Lan tinh nghịch giơ tay cấu tay cha rồi nhẩy chân sáo bước lên thang lầu. Mới được chừng năm, sáu bậc thang em đã quay xuống chạy vụt vào phòng khách nơi ông Minh vẫn còn đang ngồi đọc tờ nhật báo. Em chạy thẳng tới bên chiếc kệ bằng gỗ cẩm lai, nơi để quyển sổ con của cụ Doanh. Em cười ranh mãnh ngó cha :
- Chà ! Con phải vất vả lắm mới tóm cổ được cuốn sách quí này. Nỡ nào để nó lang bang vạ vật ở đây, hả ba ! Con phải đem lên gác nhét vào dưới gối cho chắc ăn, nghe ba !
________________________________________________________________________