2
Mấy bữa nay đi học tôi cứ bị Thúy Hậu điều tra hoài.
Anh chàng đón mi về bữa đó là ai, tên chi, bà con quen biết với mi ra
răng ? Tôi nói mà Hậu không tin, tôi bảo Chương chỉ là người bạn trai
mà thôi, nhưng nhất định Hậu nheo mắt, Hậu lắc đầu, Hậu bảo chắc chắn Chương
phải là "bồ" của tôi :
- Thôi mà, giấu tao làm chi rứa Hạnh, nói cho tao mừng đi, bồ của mi mặt mày sáng láng quá, đáng lẽ mi phải hãnh diện mà giới thiệu với tao mới phải chớ.
Tôi đỏ bừng mặt làm Thúy Hậu càng nghi ngờ thêm :
- Đó đó thấy chưa, còn giấu nữa hết ?
Tôi véo vào lưng cô nàng :
- Giấu chi mà giấu, nói thiệt mi không tin thì biết làm răng chừ.
- Thì thú tội đi.
- Tao ngây thơ vô tội.
- Chuyện lạ bốn phương.
Nắng đã đổ xuống sân trường nhuộm vàng thảm cỏ còn ướt hơi sương. Tôi nắm tay Thúy Hậu thơ thẩn dạo chơi dưới hàng cây xanh xạc xào lộng gió. Thúy Hậu xuýt xoa :
- Mát ghê a.
- Thú vị hí, giờ ni mà vô ngồi giam mình trong bốn bức tường thì quả là một cực hình ghê gớm.
- Lạy trời thầy Minh sáng ni đau.
- Con ni ác.
- Ác sống lâu.
Chợt nghĩ đến thầy Trung, tôi cười cười bảo Hậu :
- Mi thử ác với thầy Trung đi, mi thử cầu trời cho thầy Trung mạnh tay gãy chân đi.
Hậu cấu vào tay tôi đau điếng :
- Con ni dại mồm dại miệng, con ni nói tầm bậy tầm bạ, con ni trật sên trật búa.
Tôi cười ngặt nghẽo :
- Đúng là mắc lỡm, động đến người đẹp của mi một chút là mi quay lên như đỉa phải vôi, dị chưa?
Thúy Hậu cắn môi, chữa thẹn :
- Ai biểu... ai biểu mi nộp vô hậu, mi trù ác ôn. Coi chừng mang tội đó.
- Tội lội xuống sông, mai mốt có chồng…
Hậu xô tôi :
- Lại nói bậy rồi, lại nói bậy rồi.
Hồng Nhung từ trong văn phòng ôm cặp chạy ra, mặt mày tươi rói :
- Ê Hậu, ê Hạnh, làm gì mà thảnh thơi nhàn hạ vậy, đến đây, đến đây tao báo cho một tin buồn... đáng mừng.
Hậu ôm vai tôi bước đến :
- Chi rứa Nhung?
- Cho hai đứa mày nghỉ hai giờ đầu, thầy Minh bận việc.
- Việc chi rứa ?
Hồng Nhung nhíu mày một thoáng rồi nói :
- Ôi thôi, thầy bận việc hay đau ốm gì thây mặc, vấn đề quan trọng là tụi mình được thoát hai giờ toán đau đầu.
Tôi tát nhẹ vào má nó :
- Thiệt đúng là tình nghĩa thầy trò nhẹ tựa hồng mao.
Hậu rủ tôi vào lấy cặp đi chơi, tôi nói nhỏ với nó :
- Miệng mồm mi độc địa lắm nghe, trù cái chi có cái nấy, thầy Minh đau cũng vì mi đó.
Hậu nhún vai :
- Cũng như tao đã định Chương là bồ của mi rồi, trước sau chi mi cũng không thoát khỏi vòng định mệnh.
Tôi đấm nó :
- Thôi mà, chọc tao hoài rứa.
Hậu nghiêm nghị :
- Chọc chi mà chọc, để rồi mi coi.
Chúng tôi vừa ra đến cổng thì gặp thầy Trung lái vespa quẹo vào, tôi bấm tay Thúy Hậu :
- Thầy Trung vẫn còn mạnh khỏe chứng tỏ là lời nộp của tao vô giá trị.
Thúy Hậu nhìn lên hàng me xanh như nói một mình :
- Nếu không thì tao chết mất còn chi...
Tôi nhìn sững Hậu, không ngờ cô bé lại si tình đến vậy. Lạy trời cho nó đừng thất vọng khi vừa vào tuổi chớm yêu, khi nụ hoa đầu đời bừng nở men xuân trước giọt sương hồng vừa chạm nhẹ những cánh nhung mềm mại. Thầy Trung có phải là giọt sương hồng long lanh đó không, hay thầy chỉ là cánh bướm đa tình lôi cuốn muôn ngàn trái tim vụng dại? Theo tôi nhận xét, thầy Trung thật đẹp trai, dáng dấp lý tưởng thời bây giờ, với mái tóc bồng, bờ vai rộng, nụ cười duyên dáng và đôi mắt đam mê đã làm say sưa biết bao tâm hồn thiếu nữ. Ngay trong lớp tôi, ngoài Thúy Hậu ra còn Hồng Diệp, Mộng Lan, Bích Đào… cũng thích chiêm ngưỡng thầy Trung lắm. Mỗi lần thầy giảng bài trên bục, tôi thấy tụi nó ngẩn ngẩn ngơ ngơ đến buồn cười... trong khi đó, Thúy Hậu thật kín đáo, nó yêu thầy Trung trong câm lặng, trong thầm kín tâm tư chỉ riêng mình nó hay và tôi là người thứ hai biết được tâm sự nó. Nói là biết cho ra vẻ vậy thôi, chứ thật ra, thỉnh thoảng Thúy Hậu mới thầm thì cho tôi nghe vài ba mẩu chuyện xa xa gần gần và tên thầy Trung được nhắc lại bằng tất cả say mê.
Tiếng Thúy Hậu kéo tôi về thực tế :
- Nghĩ chi mà thừ người ra rứa Hạnh, vô sở thú chơi không ?
Tôi gật đầu :
- Ừ, thì đi. À, vào rủ mấy đứa nữa đi cho vui hí.
Thúy Hậu nhăn mặt :
- Thôi, đi với tụi nó ồn lắm. Chỉ có hai đứa mình dễ dàng tâm tình hơn.
Tôi cười vờ bĩu môi :
- Tâm tình chi mà tâm tình. Cái miệng mi kín như bưng, ai mà cạy nổi.
Thúy Hậu tỏ vẻ không bằng lòng :
- Kín chi mô nờ. Mi là người bạn duy nhất hiểu được biết được chuyện lòng của tao chớ bộ.
Tôi vờ nhíu mày : .
- Hiểu chi ? Biết chi ? Mi cứ úp úp mở mở hoài, chán chết, thà không nghe thì thôi, chứ đã nghe rồi thì tao chỉ muốn nghe cho rõ ràng khúc chiết thôi.
Thúy Hậu đưa chân khua những đám lá me rụng vương vãi trên mặt đường.
- Té ra mi chưa biết chuyện của tao hả ? Mi chưa biết tao đang yêu ai hả ? Thôi đi mi, đừng có làm bộ.
Tôi dịu dàng :
- Tao có nói là tao không biết mô, nhưng mà biết một cách “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” a.
Hai đứa đi đến Thảo Cầm Viên. Thúy Hậu lôi tay tôi lại chỗ bán vé.
- Vô trong ni, kiếm chỗ mô mát rồi tao kể rõ chuyện cho mà nghe.
Tôi giành trả tiền nhưng Thúy Hậu cản đi :
- Bữa ni tao đãi mi mà.
- Chà, sang dữ.
- Tại tuần ni tao mới trúng số đề.
- A con ni cũng chơi cái thứ đó nữa à ?
- Tại tao nằm chộ con rắn, rồi bà hàng xóm bày tao đánh...
- Thôi đó, lần sau mi đừng có chơi số đề nữa nghe, tao ghét lắm.
Thúy Hậu nhìn tôi ngơ ngẩn :
- Răng rứa mi ?
- Tại tao không thích... có vẻ cờ bạc... có vẻ gian lận… bộ mi không nghe thầy Trung nói răng ?
Nghe nhắc đến thầy Trung, đôi má Thúy Hậu hồng hẳn lên :
- Thầy Trung nói răng ? Nói khi mô ?
- Tuần trước đó, khi mi bận lên văn phòng có việc, con Bạch Thảo có đứng lên hỏi thầy Trung là học sinh có nên chơi số đề không ?
Thúy Hậu hỏi dồn dập :
- Rồi thầy Trung trả lời răng ?
- Thầy nói, vấn đề đó tuyệt đối không nên. Vì chơi như vậy, chỉ tổ làm giàu cho bọn Ba Tàu Chợ lớn mà rồi mình cũng đi đến chỗ si mê, bán nhà bán cửa hồi nào chẳng hay nữa.
Nét mặt Thúy Hậu thoáng hối hận :
- Rứa à ? Răng bữa nớ mi không kể cho tao nghe?
- Tại tao thấy chuyện đó không quan trọng, vả lại, tao đâu có biết là mi chơi số đề.
Thúy Hậu kéo tôi vào quán giải khát :
- Nì Hạnh.
- Chi ?
- Mi đừng nói chuyện ni cho ai nghe hết hí.
Tôi kéo ghế ngồi xuống, nhìn Thúy Hậu : .
- Mà chuyện chi ?
- Chuyện tao chơi số đề đó, thú thiệt với mi đó, tao chơi lần ni là lần đầu và cũng là lần cuối, tao thề là sẽ không bao giờ...
Tôi xua tay :
- Có chi mô mà thề thốt dữ rứa nợ. Nói rứa chớ mi ưa chơi thì cứ chơi, hơi mô mà giấu cho mệt.
Thúy Hậu cúi đầu thoáng bối rối :
- Không, tao... tao sợ...
Người hầu bàn chạy lại :
- Hai cô dùng chi ạ ?
Thúy Hậu ngừng nói, nó nhìn tôi :
- Mi uống chi, coca hí ?
- Tao ưa sữa đậu nành.
Thúy Hậu nói với người hầu bàn :
- Anh cho hai ly sữa đậu nành đi.
- Hai cô dùng điểm tâm không ạ, ở đây có bán bún bò xào, hủ tiếu Mỹ tho...
Tôi khoát tay :
- Thôi, cám ơn, chúng tôi chỉ giải khát thôi.
Người hầu bàn quay đi, Thúy Hậu nhìn tôi ngập ngừng như muốn nói điều gì nhưng rồi lại thôi. Tôi gợi lại chuyện hồi nãy :
- Khi hồi mi đang nói... mi sợ cái chi rứa ?
Thúy Hậu cười thẹn thùa :
- Ờ, tao nói tao sợ... là sợ thầy Trung biết tao chơi số đề đó.
Tôi làm bộ tỉnh bơ :
- Biết thì biết chớ sợ chi, bộ thầy phạt cho zéro được à.
- Không phải, tao muốn nói là, thầy mà biết chắc thầy ghét lắm Hạnh hí.
Tôi đánh đòn tâm lý :
- Ôi hơi đâu mà lo cho mệt. Thày có thương cũng không mập mà có ghét cũng chả ốm thêm kí lô mô.
Thúy Hậu cau mày nhìn tôi :
- Hạnh nói chi lạ rứa, bộ mi không hiểu tao hả ?
Tôi cười hóm hỉnh :
- Thì đã bảo, tao hiểu tâm sự mi một cách "mờ mờ nhân ảnh" mà.
Thúy Hậu quả quyết :
- Thì chừ tao sẽ kể rõ cho mi nghe.
Tôi nhướng cổ lên :
- Mi coi cổ tao dài thêm mấy phân rồi, mai chừ chờ mi kể bắt nóng cả ruột.
Thúy Hậu đẩy ly sữa đậu nành về phía tôi :
- Uống đi, tao kể cho mi nghe đây.
Tôi cúi đầu. Thúy Hậu cũng cúi đầu, nước đá dần tan trong hai ly sữa trắng. Tôi giục :
- Kể đi Hậu.
- Tao yêu thầy Trung.
- Tao cũng đoán vậy.
- Mi mới đoán thôi à ?
- Thì có khi mô mi nói rõ với tao mô.
- Thì chừ tao nói rõ rồi đó.
- Tao muốn biết nhiều hơn.
- Hạnh, tao yêu thầy Trung vô cùng, nhưng khó quá đi Hạnh. Mi thử nghĩ coi, thầy Trung bước vào lớp như một làn ánh sáng, thầy Trung giảng bài thao thao bất tuyệt, thầy Trung chỉ thấy bảng đen phấn trắng và sáu mươi cái đầu nhấp nhô phía trước. Người của đám đông không thể nào để ý đến một người trong đám đông. Tao là người đó, nhỏ nhoi, bé mọn, chỉ biết giương cặp mắt chiêm ngưỡng, chỉ biết dâng trái tim tôn thờ mà thầy Trung nào biết nào hay. Tao chỉ còn cách là chăm chỉ hết mực vào môn học của thầy Trung thì mới mong một ngày nào đó thầy Trung để ý đến tao.
- Tao phục sự kiên nhẫn của mi.
Thúy Hậu nhìn tôi, vẻ nghiêm trọng :
- Nì Hạnh.
- Mi muốn nói chi ?
- Theo ý mi, tao có hy vọng chi không ?
- Nên hy vọng lắm chứ, mi đẹp, mi dễ thương, mi chăm học, không trước thì sau, chi thầy Trung cũng chú ý.
- Thầy Trung cũng đẹp, cũng sang. Chắc là nhiều đứa trong lớp mình ưa thầy Trung lắm hí.
Tôi nhấp một ngụm sữa :
- Chuyện đó tao không để ý.
Thúy Hậu nheo mắt :
- Rứa thì Chương, mi có để ý không ?
Tôi hơi giật mình :
- Chương... mắc mớ chi mà mi nhắc đến trong chuyện này.
Thúy Hậu mơ màng nhìn lên chòm lá xanh um :
- Mi thiệt hạnh phúc đó Hạnh. Trước mặt Chương chỉ có mi, trong khi trước mặt thầy Trung có cả sáu mươi khuôn mặt con gái, trắng có, đen có, xấu có, đẹp có.
Tôi hơi ngượng :
- Con ni nghĩ bậy bạ ghê a, giữa tao và Chương đã có chi mô nà.
- Tao thấy rõ ràng, Chương đang để ý đến mi, nì Hạnh, mi sẽ thấy tình yêu mầu nhiệm lắm, mi sẽ thấy tình yêu làm cho mình yêu đời hẳn lên...
Tôi đăm chiêu :
- Tao chưa thấy chi hết...
- Mi cố nhớ thử xem, cảm giác lâng lâng, êm ái... cảm giác mơn man dịu dàng... Khi có người ta hiện diện bên mình...
Tời nhún vai thật nhẹ :
- Mi tưởng tượng nhiều quá đi Hậu tao… tao có thấy rứa mô...
Thúy Hậu nhìn trong mắt tôi :
- Mi dối lòng...
Tôi thoáng bối rối :
- Thiệt mà...
- Mi có dám thề với tao là mi không có cảm tình với Chương không?
Tôi cười khỏa lấp :
- Con ni vô duyên chưa, mi hiểu sai rồi, có cảm tình đâu phải là yêu.
Thúy Hậu vỗ tay xuống bàn như vừa tìm ra một chân lý lạ :
- Đó đó, tao muốn nói đến vụ đó đó... từ cảm tình cho đến yêu chỉ cách nhau bằng một gạch ngang nhỏ.
Tôi lắc đầu :
- Mi lại sai rồi, nếu nghĩ như rứa thì mình quá chủ quan đi. Biết bao nhiêu người có cảm tình với nhau nhưng tình bạn chỉ dừng lại ngang đó, rồi một người lấy vợ, một người theo chồng, họ quên nhau rất mau.
- Nhưng trường hợp mi...
Biết cãi lý với Thúy Hậu hoài rồi cũng chẳng đi đến đâu, lại mất thì giờ nữa, tôi đứng dậy :
- Thôi, để hạ hồi phân giải, thời gian sẽ trả lời. Chừ mi với tao đi dạo một vòng cho khỏe cẳng. Cũng sắp tới giờ vô học lại rồi đó.
Thúy Hậu ôm cặp bước theo tôi :
- Tao ớn hai giờ sau ni quá, chắc bữa ni làm bài kiểm tra, mi nhớ ra ơn giúp đỡ giùm tao với hí.
- Mi không thuộc bài à ?
- Tại hồi hôm tao say sưa viết nhật ký, đến khi nhìn lại đồng hồ thì đã hơn mười hai giờ, tao đành phải đi ngủ kẻo sáng mai dậy sớm không nổi.
Tôi nắm nhẹ tay Hậu :
- Mi phải lo học đi chớ, viết nhật ký thì khi mô viết chẳng được. Phải lo bài vở trước đã chớ, bộ mi không sợ đứng xa à, bộ mi không sợ ba me mi buồn à ?
Thúy Hậu bứt một ngọn lá la đà trên lối đi tung lên cao :
- Tao vẫn biết làm rứa là bậy. Nhưng nói như mi càng bậy hơn, viết nhật ký phải tùy hứng chứ. Đâu phải đợi giờ rảnh mới viết, như rứa còn chi là thiệt lòng nữa.
Không muốn cãi lui cãi tới nữa, tôi bước nhanh hơn :
- Thôi, đi mau lên kẻo trễ, sớn sác coi chừng bà Liên không cho vô lớp đó.
Thúy Hậu vừa đi vừa chạy cho kịp tôi :
- Nhớ nghe Hạnh, nhớ cho tao cóp pi Vạn Vật với nghe.
Chúng tôi đến cổng trường vừa kịp lúc chuông reo chấm đứt giờ chơi, nắng đã bắt đầu chói chang.
- Thôi mà, giấu tao làm chi rứa Hạnh, nói cho tao mừng đi, bồ của mi mặt mày sáng láng quá, đáng lẽ mi phải hãnh diện mà giới thiệu với tao mới phải chớ.
Tôi đỏ bừng mặt làm Thúy Hậu càng nghi ngờ thêm :
- Đó đó thấy chưa, còn giấu nữa hết ?
Tôi véo vào lưng cô nàng :
- Giấu chi mà giấu, nói thiệt mi không tin thì biết làm răng chừ.
- Thì thú tội đi.
- Tao ngây thơ vô tội.
- Chuyện lạ bốn phương.
Nắng đã đổ xuống sân trường nhuộm vàng thảm cỏ còn ướt hơi sương. Tôi nắm tay Thúy Hậu thơ thẩn dạo chơi dưới hàng cây xanh xạc xào lộng gió. Thúy Hậu xuýt xoa :
- Mát ghê a.
- Thú vị hí, giờ ni mà vô ngồi giam mình trong bốn bức tường thì quả là một cực hình ghê gớm.
- Lạy trời thầy Minh sáng ni đau.
- Con ni ác.
- Ác sống lâu.
Chợt nghĩ đến thầy Trung, tôi cười cười bảo Hậu :
- Mi thử ác với thầy Trung đi, mi thử cầu trời cho thầy Trung mạnh tay gãy chân đi.
Hậu cấu vào tay tôi đau điếng :
- Con ni dại mồm dại miệng, con ni nói tầm bậy tầm bạ, con ni trật sên trật búa.
Tôi cười ngặt nghẽo :
- Đúng là mắc lỡm, động đến người đẹp của mi một chút là mi quay lên như đỉa phải vôi, dị chưa?
Thúy Hậu cắn môi, chữa thẹn :
- Ai biểu... ai biểu mi nộp vô hậu, mi trù ác ôn. Coi chừng mang tội đó.
- Tội lội xuống sông, mai mốt có chồng…
Hậu xô tôi :
- Lại nói bậy rồi, lại nói bậy rồi.
Hồng Nhung từ trong văn phòng ôm cặp chạy ra, mặt mày tươi rói :
- Ê Hậu, ê Hạnh, làm gì mà thảnh thơi nhàn hạ vậy, đến đây, đến đây tao báo cho một tin buồn... đáng mừng.
Hậu ôm vai tôi bước đến :
- Chi rứa Nhung?
- Cho hai đứa mày nghỉ hai giờ đầu, thầy Minh bận việc.
- Việc chi rứa ?
Hồng Nhung nhíu mày một thoáng rồi nói :
- Ôi thôi, thầy bận việc hay đau ốm gì thây mặc, vấn đề quan trọng là tụi mình được thoát hai giờ toán đau đầu.
Tôi tát nhẹ vào má nó :
- Thiệt đúng là tình nghĩa thầy trò nhẹ tựa hồng mao.
Hậu rủ tôi vào lấy cặp đi chơi, tôi nói nhỏ với nó :
- Miệng mồm mi độc địa lắm nghe, trù cái chi có cái nấy, thầy Minh đau cũng vì mi đó.
Hậu nhún vai :
- Cũng như tao đã định Chương là bồ của mi rồi, trước sau chi mi cũng không thoát khỏi vòng định mệnh.
Tôi đấm nó :
- Thôi mà, chọc tao hoài rứa.
Hậu nghiêm nghị :
- Chọc chi mà chọc, để rồi mi coi.
Chúng tôi vừa ra đến cổng thì gặp thầy Trung lái vespa quẹo vào, tôi bấm tay Thúy Hậu :
- Thầy Trung vẫn còn mạnh khỏe chứng tỏ là lời nộp của tao vô giá trị.
Thúy Hậu nhìn lên hàng me xanh như nói một mình :
- Nếu không thì tao chết mất còn chi...
Tôi nhìn sững Hậu, không ngờ cô bé lại si tình đến vậy. Lạy trời cho nó đừng thất vọng khi vừa vào tuổi chớm yêu, khi nụ hoa đầu đời bừng nở men xuân trước giọt sương hồng vừa chạm nhẹ những cánh nhung mềm mại. Thầy Trung có phải là giọt sương hồng long lanh đó không, hay thầy chỉ là cánh bướm đa tình lôi cuốn muôn ngàn trái tim vụng dại? Theo tôi nhận xét, thầy Trung thật đẹp trai, dáng dấp lý tưởng thời bây giờ, với mái tóc bồng, bờ vai rộng, nụ cười duyên dáng và đôi mắt đam mê đã làm say sưa biết bao tâm hồn thiếu nữ. Ngay trong lớp tôi, ngoài Thúy Hậu ra còn Hồng Diệp, Mộng Lan, Bích Đào… cũng thích chiêm ngưỡng thầy Trung lắm. Mỗi lần thầy giảng bài trên bục, tôi thấy tụi nó ngẩn ngẩn ngơ ngơ đến buồn cười... trong khi đó, Thúy Hậu thật kín đáo, nó yêu thầy Trung trong câm lặng, trong thầm kín tâm tư chỉ riêng mình nó hay và tôi là người thứ hai biết được tâm sự nó. Nói là biết cho ra vẻ vậy thôi, chứ thật ra, thỉnh thoảng Thúy Hậu mới thầm thì cho tôi nghe vài ba mẩu chuyện xa xa gần gần và tên thầy Trung được nhắc lại bằng tất cả say mê.
Tiếng Thúy Hậu kéo tôi về thực tế :
- Nghĩ chi mà thừ người ra rứa Hạnh, vô sở thú chơi không ?
Tôi gật đầu :
- Ừ, thì đi. À, vào rủ mấy đứa nữa đi cho vui hí.
Thúy Hậu nhăn mặt :
- Thôi, đi với tụi nó ồn lắm. Chỉ có hai đứa mình dễ dàng tâm tình hơn.
Tôi cười vờ bĩu môi :
- Tâm tình chi mà tâm tình. Cái miệng mi kín như bưng, ai mà cạy nổi.
Thúy Hậu tỏ vẻ không bằng lòng :
- Kín chi mô nờ. Mi là người bạn duy nhất hiểu được biết được chuyện lòng của tao chớ bộ.
Tôi vờ nhíu mày : .
- Hiểu chi ? Biết chi ? Mi cứ úp úp mở mở hoài, chán chết, thà không nghe thì thôi, chứ đã nghe rồi thì tao chỉ muốn nghe cho rõ ràng khúc chiết thôi.
Thúy Hậu đưa chân khua những đám lá me rụng vương vãi trên mặt đường.
- Té ra mi chưa biết chuyện của tao hả ? Mi chưa biết tao đang yêu ai hả ? Thôi đi mi, đừng có làm bộ.
Tôi dịu dàng :
- Tao có nói là tao không biết mô, nhưng mà biết một cách “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” a.
Hai đứa đi đến Thảo Cầm Viên. Thúy Hậu lôi tay tôi lại chỗ bán vé.
- Vô trong ni, kiếm chỗ mô mát rồi tao kể rõ chuyện cho mà nghe.
Tôi giành trả tiền nhưng Thúy Hậu cản đi :
- Bữa ni tao đãi mi mà.
- Chà, sang dữ.
- Tại tuần ni tao mới trúng số đề.
- A con ni cũng chơi cái thứ đó nữa à ?
- Tại tao nằm chộ con rắn, rồi bà hàng xóm bày tao đánh...
- Thôi đó, lần sau mi đừng có chơi số đề nữa nghe, tao ghét lắm.
Thúy Hậu nhìn tôi ngơ ngẩn :
- Răng rứa mi ?
- Tại tao không thích... có vẻ cờ bạc... có vẻ gian lận… bộ mi không nghe thầy Trung nói răng ?
Nghe nhắc đến thầy Trung, đôi má Thúy Hậu hồng hẳn lên :
- Thầy Trung nói răng ? Nói khi mô ?
- Tuần trước đó, khi mi bận lên văn phòng có việc, con Bạch Thảo có đứng lên hỏi thầy Trung là học sinh có nên chơi số đề không ?
Thúy Hậu hỏi dồn dập :
- Rồi thầy Trung trả lời răng ?
- Thầy nói, vấn đề đó tuyệt đối không nên. Vì chơi như vậy, chỉ tổ làm giàu cho bọn Ba Tàu Chợ lớn mà rồi mình cũng đi đến chỗ si mê, bán nhà bán cửa hồi nào chẳng hay nữa.
Nét mặt Thúy Hậu thoáng hối hận :
- Rứa à ? Răng bữa nớ mi không kể cho tao nghe?
- Tại tao thấy chuyện đó không quan trọng, vả lại, tao đâu có biết là mi chơi số đề.
Thúy Hậu kéo tôi vào quán giải khát :
- Nì Hạnh.
- Chi ?
- Mi đừng nói chuyện ni cho ai nghe hết hí.
Tôi kéo ghế ngồi xuống, nhìn Thúy Hậu : .
- Mà chuyện chi ?
- Chuyện tao chơi số đề đó, thú thiệt với mi đó, tao chơi lần ni là lần đầu và cũng là lần cuối, tao thề là sẽ không bao giờ...
Tôi xua tay :
- Có chi mô mà thề thốt dữ rứa nợ. Nói rứa chớ mi ưa chơi thì cứ chơi, hơi mô mà giấu cho mệt.
Thúy Hậu cúi đầu thoáng bối rối :
- Không, tao... tao sợ...
Người hầu bàn chạy lại :
- Hai cô dùng chi ạ ?
Thúy Hậu ngừng nói, nó nhìn tôi :
- Mi uống chi, coca hí ?
- Tao ưa sữa đậu nành.
Thúy Hậu nói với người hầu bàn :
- Anh cho hai ly sữa đậu nành đi.
- Hai cô dùng điểm tâm không ạ, ở đây có bán bún bò xào, hủ tiếu Mỹ tho...
Tôi khoát tay :
- Thôi, cám ơn, chúng tôi chỉ giải khát thôi.
Người hầu bàn quay đi, Thúy Hậu nhìn tôi ngập ngừng như muốn nói điều gì nhưng rồi lại thôi. Tôi gợi lại chuyện hồi nãy :
- Khi hồi mi đang nói... mi sợ cái chi rứa ?
Thúy Hậu cười thẹn thùa :
- Ờ, tao nói tao sợ... là sợ thầy Trung biết tao chơi số đề đó.
Tôi làm bộ tỉnh bơ :
- Biết thì biết chớ sợ chi, bộ thầy phạt cho zéro được à.
- Không phải, tao muốn nói là, thầy mà biết chắc thầy ghét lắm Hạnh hí.
Tôi đánh đòn tâm lý :
- Ôi hơi đâu mà lo cho mệt. Thày có thương cũng không mập mà có ghét cũng chả ốm thêm kí lô mô.
Thúy Hậu cau mày nhìn tôi :
- Hạnh nói chi lạ rứa, bộ mi không hiểu tao hả ?
Tôi cười hóm hỉnh :
- Thì đã bảo, tao hiểu tâm sự mi một cách "mờ mờ nhân ảnh" mà.
Thúy Hậu quả quyết :
- Thì chừ tao sẽ kể rõ cho mi nghe.
Tôi nhướng cổ lên :
- Mi coi cổ tao dài thêm mấy phân rồi, mai chừ chờ mi kể bắt nóng cả ruột.
Thúy Hậu đẩy ly sữa đậu nành về phía tôi :
- Uống đi, tao kể cho mi nghe đây.
Tôi cúi đầu. Thúy Hậu cũng cúi đầu, nước đá dần tan trong hai ly sữa trắng. Tôi giục :
- Kể đi Hậu.
- Tao yêu thầy Trung.
- Tao cũng đoán vậy.
- Mi mới đoán thôi à ?
- Thì có khi mô mi nói rõ với tao mô.
- Thì chừ tao nói rõ rồi đó.
- Tao muốn biết nhiều hơn.
- Hạnh, tao yêu thầy Trung vô cùng, nhưng khó quá đi Hạnh. Mi thử nghĩ coi, thầy Trung bước vào lớp như một làn ánh sáng, thầy Trung giảng bài thao thao bất tuyệt, thầy Trung chỉ thấy bảng đen phấn trắng và sáu mươi cái đầu nhấp nhô phía trước. Người của đám đông không thể nào để ý đến một người trong đám đông. Tao là người đó, nhỏ nhoi, bé mọn, chỉ biết giương cặp mắt chiêm ngưỡng, chỉ biết dâng trái tim tôn thờ mà thầy Trung nào biết nào hay. Tao chỉ còn cách là chăm chỉ hết mực vào môn học của thầy Trung thì mới mong một ngày nào đó thầy Trung để ý đến tao.
- Tao phục sự kiên nhẫn của mi.
Thúy Hậu nhìn tôi, vẻ nghiêm trọng :
- Nì Hạnh.
- Mi muốn nói chi ?
- Theo ý mi, tao có hy vọng chi không ?
- Nên hy vọng lắm chứ, mi đẹp, mi dễ thương, mi chăm học, không trước thì sau, chi thầy Trung cũng chú ý.
- Thầy Trung cũng đẹp, cũng sang. Chắc là nhiều đứa trong lớp mình ưa thầy Trung lắm hí.
Tôi nhấp một ngụm sữa :
- Chuyện đó tao không để ý.
Thúy Hậu nheo mắt :
- Rứa thì Chương, mi có để ý không ?
Tôi hơi giật mình :
- Chương... mắc mớ chi mà mi nhắc đến trong chuyện này.
Thúy Hậu mơ màng nhìn lên chòm lá xanh um :
- Mi thiệt hạnh phúc đó Hạnh. Trước mặt Chương chỉ có mi, trong khi trước mặt thầy Trung có cả sáu mươi khuôn mặt con gái, trắng có, đen có, xấu có, đẹp có.
Tôi hơi ngượng :
- Con ni nghĩ bậy bạ ghê a, giữa tao và Chương đã có chi mô nà.
- Tao thấy rõ ràng, Chương đang để ý đến mi, nì Hạnh, mi sẽ thấy tình yêu mầu nhiệm lắm, mi sẽ thấy tình yêu làm cho mình yêu đời hẳn lên...
Tôi đăm chiêu :
- Tao chưa thấy chi hết...
- Mi cố nhớ thử xem, cảm giác lâng lâng, êm ái... cảm giác mơn man dịu dàng... Khi có người ta hiện diện bên mình...
Tời nhún vai thật nhẹ :
- Mi tưởng tượng nhiều quá đi Hậu tao… tao có thấy rứa mô...
Thúy Hậu nhìn trong mắt tôi :
- Mi dối lòng...
Tôi thoáng bối rối :
- Thiệt mà...
- Mi có dám thề với tao là mi không có cảm tình với Chương không?
Tôi cười khỏa lấp :
- Con ni vô duyên chưa, mi hiểu sai rồi, có cảm tình đâu phải là yêu.
Thúy Hậu vỗ tay xuống bàn như vừa tìm ra một chân lý lạ :
- Đó đó, tao muốn nói đến vụ đó đó... từ cảm tình cho đến yêu chỉ cách nhau bằng một gạch ngang nhỏ.
Tôi lắc đầu :
- Mi lại sai rồi, nếu nghĩ như rứa thì mình quá chủ quan đi. Biết bao nhiêu người có cảm tình với nhau nhưng tình bạn chỉ dừng lại ngang đó, rồi một người lấy vợ, một người theo chồng, họ quên nhau rất mau.
- Nhưng trường hợp mi...
Biết cãi lý với Thúy Hậu hoài rồi cũng chẳng đi đến đâu, lại mất thì giờ nữa, tôi đứng dậy :
- Thôi, để hạ hồi phân giải, thời gian sẽ trả lời. Chừ mi với tao đi dạo một vòng cho khỏe cẳng. Cũng sắp tới giờ vô học lại rồi đó.
Thúy Hậu ôm cặp bước theo tôi :
- Tao ớn hai giờ sau ni quá, chắc bữa ni làm bài kiểm tra, mi nhớ ra ơn giúp đỡ giùm tao với hí.
- Mi không thuộc bài à ?
- Tại hồi hôm tao say sưa viết nhật ký, đến khi nhìn lại đồng hồ thì đã hơn mười hai giờ, tao đành phải đi ngủ kẻo sáng mai dậy sớm không nổi.
Tôi nắm nhẹ tay Hậu :
- Mi phải lo học đi chớ, viết nhật ký thì khi mô viết chẳng được. Phải lo bài vở trước đã chớ, bộ mi không sợ đứng xa à, bộ mi không sợ ba me mi buồn à ?
Thúy Hậu bứt một ngọn lá la đà trên lối đi tung lên cao :
- Tao vẫn biết làm rứa là bậy. Nhưng nói như mi càng bậy hơn, viết nhật ký phải tùy hứng chứ. Đâu phải đợi giờ rảnh mới viết, như rứa còn chi là thiệt lòng nữa.
Không muốn cãi lui cãi tới nữa, tôi bước nhanh hơn :
- Thôi, đi mau lên kẻo trễ, sớn sác coi chừng bà Liên không cho vô lớp đó.
Thúy Hậu vừa đi vừa chạy cho kịp tôi :
- Nhớ nghe Hạnh, nhớ cho tao cóp pi Vạn Vật với nghe.
Chúng tôi đến cổng trường vừa kịp lúc chuông reo chấm đứt giờ chơi, nắng đã bắt đầu chói chang.
*
Tôi đi học về gặp Chương ngồi một mình trong phòng khách :
- Ủa anh Chương, chị Sương mô, Ba Hạnh mô ? Răng không ai ra nói chuyện với anh hết ?
Chương gấp cuốn Thời Nay để lên bàn, ngẩng lên cười với tôi :
- Bác vừa đưa Sương đi mô a, tôi có gặp xe bác trên đường đi đến đây.
Tôi lúng ta lúng túng :
- Anh Chương... anh Chương ngồi chơi nghe, Hạnh vô cất cặp xong ra ngay.
Chị bếp lên lầu tìm tôi :
- Thưa cô trưa nay ông với cô Sương không ăn cơm nhà, chỉ còn mình cô, khi mô cô muốn ăn cứ gọi, cơm đã làm xong rồi.
Tôi gật đầu :
- Chị cứ dọn ra đi, nhà đang có khách, lát nữa tôi sẽ vào ăn. .
Tôi lấy lược chải sơ mái tóc rồi xuống phòng khách. Chương bảo tôi :
- Bữa ni Hạnh đi học về sớm hơn thường lệ, phải không ?
Tôi ngạc nhiên :
- Răng anh biết tài rứa ?
Chương đưa tay xem đồng hồ :
- Mười một rưỡi. Trường của Hạnh mười một rưỡi mới bãi phải không ? Rứa mà chừ Hạnh về đến nhà đã lâu rồi...
Tôi nói thật nhỏ :
- Anh cũng để ý dữ ghê hí ! Còn anh, bữa ni anh không đi học à ?
- Sáng này tôi nghỉ nhưng cũng lên trường có tí việc, nhân tiện ghé thăm Hạnh, tưởng phải ngồi đợi lâu chứ, không ngờ Hạnh lại về sớm, chắc là linh tính...
Đôi mắt Chương nhìn tôi hơi diễu cợt làm tôi đỏ mặt :
- Ơ... mô phải... tại sáng ni Hạnh làm bài kiểm tra xong cô cho về trước chớ bộ.
- Hạnh làm bài kiểm tra môn chi ?
- Dạ Vạn Vật.
- Hạnh làm có được không ?
- Dạ được, cô ra đề dễ lắm.
- Nghe Sương nói Hạnh gạo bài ghê lắm.
Tôi cười nhẹ :
- Trước mặt anh thì chị ấy khen Hạnh chứ còn đối với Hạnh, chị cứ chọc hoài.
- Răng lại chọc ?
- Chị nói Hạnh là con mọt sách, chả biết chi cả ngoài ba quyển vở, chị nói Hạnh là con cù lần nữa.
Chương bật cười :
- Ban A thì phải gạo bài chứ, chọc răng được… thật tính Sương từ trước đến chừ vẫn không thay đổi, ngày xưa Sương phá cả tôi nữa đó.
Tôi vui theo câu chuyện :
- Dạ, Hạnh còn nhớ, có một lần chị Sương giật con ve sầu ngay trên tay anh làm anh khóc thét lên.
Chương mỉm cười :
- Hạnh nghĩ không tức răng được, rình từ chiều đến chạng vạng mới bắt được một con, lại đi cướp mất của người ta...
Ôi, dĩ vãng thanh bình êm đềm như tơ trời mùa hạ ôm ấp vườn cây. Tâm trí tôi lại mơ về ngôi nhà vườn râm mát của bác Nghè Tân với từng mùa nhãn lồng sai trái, hàng vú sữa mọng chín gợi thèm... Nơi đó mùa hè là cả một thiên đường lý tưởng, chốn nghỉ ngơi nô đùa thích thú của đám trẻ ngây thơ sau chín tháng vùi đầu vào sách vở bút nghiên. Dạo đó cứ mỗi buổi chiều, khi nắng vàng bớt gay gắt, khi gió hiền từ giòng sông Hương lùa nhẹ hơi mát phả vào vườn cây đỏ rực màu hoa lựu, Chương thường ra đứng cạnh hàng rào dâm bụt bắt tay làm loa gọi lớn :
- Sương ơi, dẫn Hạnh qua chơi với Chương đi.
Chị Sương ngổ ngáo như con trai, chị nghịch ngợm gấp mấy lần những đứa bé trai đồng lứa. Những lần qua vườn nhà bác Nghè Tân chơi, chị Sương thường rủ Chương :
- Chương ơi, lấy sào đi chọc ve ve nghe.
Thật tình thì Chương không thích trò chơi này lắm, Chương chỉ muốn cùng tôi hái lá cây Bạch Trinh Mỹ làm bong bóng thổi chơi hoặc lấy mo dừa làm xe kéo chạy quanh vườn. Nhưng chị Sương bĩu môi :
- Chơi chi mà chán rứa, Sương không chơi mô, Sương dắt con Hạnh về nì.
Tội nghiệp Chương, Chương sợ chị Sương dẫn tôi về thật nên phải chiều ý chị Sương đi lấy sào cho chị chọc ve ve.
Chị Sương được thể lại sai Chương :
- Chương ơi, leo lên cây !ấy mủ mít cho Sương đi.
Khó khăn lắm Chương.mới lấy được một nắm mủ mít bôi lên mút hai cây sào dài, Chương lại nắm tay tôi :
- Đi bắt ve ve với Chương, Hạnh.
Tôi rụt tay lại :
- Hạnh không biết, Chương đi với chị Sương đi.
Chương thương hại nhìn tôi thơ thẩn hái hoa một mình :
- Hạnh đứng đây chơi, Chương bắt cho Hạnh một hộp đầy ve ve nghe.
Tiếng Chương cũng thật mơ màng xa xôi :
- Thời thơ ấu của chúng ta thật đẹp Hạnh hí, ước chi mình cứ nhỏ mãi, càng lớn càng thấy cuộc đời có nhiều màu đen hơn.
Tôi dựa người ra đằng sau :
- Không muốn cũng chẳng được, giòng thời gian vẫn trôi, mai đây mình sẽ già và sẽ chết.
Bóng chị bếp lấp ló ở cửa, tôi quay lại :
- Chi rứa chị... À, được...
Tôi nhìn sang Chương :
- Anh Chương ở lại ăn cơm với Hạnh nghe, bữa ni cả nhà đi vắng hết, có anh, Hạnh khỏi phải dùng bữa một mình.
Chương ngập ngừng một lát rồi xoa tay đứng lên :
- Hạnh đã mời không lẽ tôi từ chối.
Tôi thu dọn mấy tập báo trên bàn salon :
- Mời anh Chương sang phòng ăn rồi Hạnh qua.
Chương dừng lại bên cửa sổ :
- Tôi chờ Hạnh cùng đi.
Tôi mỉm cười với Chương :
- Lần đầu tiên anh không khách sáo, Hạnh mừng ghê.
Chương tròn. mắt :
- Tôi... tôi mà khách sáo à ?
- Chớ chi nữa, mấy lần trước anh qua, ba Hạnh mời hoài mà khi mô anh cũng từ chối hết a.
Chương lại cười, hàm răng ngời trắng :
- Thú thật với Hạnh, đến nhà ai ăn cơm là điều tôi ngại hết sức, nhất là đi ăn tiệc, phải thắng bộ đồ lớn vô, quả là một cực hình...
Tôi ngắt lời :
- Nhưng ăn cơm ở nhà Hạnh đâu phải là nhà lạ, đâu phải là tiệc tùng...
Chương nheo mắt :
- Thì bây giờ tôi đã nhận lời rồi đó...
Tôi cắn môi, đỏ mặt, tôi bỗng thấy mình trơ trẽn kỳ khôi. Tôi đi thẳng một mạch vào phòng ăn quên mời cả Chương. Đến khi xới cơm ra chén rồi mới hoảng lên, cứ sợ Chương giận bỏ về mất, nhưng Chương đã vào tới, ngồi xuống chiếc ghế đối diện :
- Chủ nhân tham ăn ghê, quên cả mời khách...
Tôi lại đỏ mặt, so đũa cho Chương, tôi nói lí nhí :
- Anh dùng cơm...
Chương cầm đũa, nét mặt thật tươi. Bỗng nhiên, tôi thấy Chương đẹp lạ lùng. Dưới hơi gió thoảng nhẹ từ chiếc quạt trần quay đều, mái tóc bềnh bồng của Chương bay bay trông nghệ sĩ hết sức... và tự nhiên, tôi cảm nhận mạch máu trong cơ thể tôi hình như luân lưu gấp cho trái tim đập nhanh, cho người tôi bừng nóng và chắc là lúc này, đôi má tôi đỏ ghê lắm, bởi Chương cứ nhìn tôi bằng đôi mắt ngạc nhiên, rồi cuối cùng Chương hỏi :
- Hạnh, có điều chi làm Hạnh bối rối phải không ?
Tôi ấp úng :
- Dạ. Hạnh hơi... Hạnh hơi...
- Hạnh dị à ?
Tôi cúi đầu... rồi tôi gật đầu. Chương cười :
- Hạnh hay dị ghê hí, ngày xưa Hạnh cũng thường dị đến đỏ mặt vì những lý do không đâu.
Tôi nói nhỏ :
- Anh Chương nhớ kỹ ghê a.
- Nhớ chứ – Vừa nói Chương vừa chỉ tô canh đang bốc khói trên bàn – Nhớ nhất là Hạnh thích món canh này...
Tâm hồn tôi rung nhẹ... Sao Chương để ý đến tôi nhiều vậy, ngay cả hồi còn thơ. Tôi còn nhớ mãi, tuổi thơ dại êm đềm, thuở măng non thương mến nhau bằng con tim rất thật, Chương đã líu lo giục me Chương mỗi lần có chị em tôi sang nhà bác Nghè Tân ăn cơm :
- Me ơi, sai O Dậu ra vườn hái mít non nấu canh cho Hạnh ăn đi me.
Tôi đăm đăm nhìn những lát mít trắng tươi xắt mỏng, những đọt lá lốt xanh thơm và mầu rêu tôm đỏ thắm, chị bếp nhà tôi nấu canh mít thật nhất thiên hạ. Chương khen :
- Nhìn bát canh quê hương, tôi cứ ngỡ là mình đang ở Huế.
Tôi khoe :
- Chị bếp nhà Hạnh nấu mà, chị là người Huế chính hiệu con nai vàng ngơ ngác đó. Hôm Mậu Thân, cả nhà Hạnh dọn vào đây, chị cứ nhất định đòi theo.
Chương nhíu mày một lúc :
- À, tôi nhớ ra rồi, phải chị bếp ở với gia đình Hạnh từ dạo tụi mình còn nhỏ không ?
Tôi gật :
- Đúng đó anh, bộ anh không nhớ hả, có một lần anh té sau ảng nước, chị bếp ôm miệng cười làm anh đỏ cả mặt.
Chương cười :
- Ờ, đúng rồi, chị bếp đó, lâu quá, bây giờ gặp lại, tôi quên hẳn đi.
- Thời gian xóa nhòa biết bao nhiêu nét quen thân, hồi mới gặp anh, Hạnh nhận cũng không ra.
Giọng Chương trầm trầm :
- Thời gian kinh khủng thật, tôi thấy chị bếp già hẳn đi.
- Tội nghiệp chị bếp lắm anh, chồng chị đi lính chết, đứa con trai lớn lại bị hỏa tiễn năm Mậu Thân. Chừ chị có một thân một mình thôi.
- Tội ghê hí. Thiệt đôi lúc tôi nghĩ, trời răng mà bất công ghê, có người luôn luôn gặp điều may mắn, có kẻ lại bất hạnh suốt cả cuộc đời.
Chương và tôi cùng bỏ đũa xuống một lần, thật ngẫu nhiên, chị bếp bưng đĩa đu đủ lên, cười dí dỏm :
- Cậu Chương và cô Hạnh không hẹn mà ăn xong cùng một lần, thôi chừ mời cô cậu tráng miệng.
Chương từ giã tôi. Trời hanh nắng êm đềm. Hai hàng cây trứng gà trồng theo lối đi tròn trịa những quả vàng mơ, Chương nhìn lên khoảng trời rộng, vòm lá xanh, rồi nói với tôi :
- Vườn nhà Hạnh tốt quá, trồng cây ăn trái chả kém chi ở Huế.
- Mần răng mà bằng ngoài đó được anh. Hạnh cứ ước mãi, Hạnh cứ nhớ hoài khoảng vườn nhà anh.
Giọng Chương buồn buồn ngắt lời tôi :
- Khu vườn đó bán rồi Hạnh, nhà tôi dọn vào Nha Trang đất chật lắm, nên chẳng trồng được chi.
Hình như Chương chưa muốn về, cứ chần chừ mãi bên chiếc cửa sắt quét sơn hồng, hoa nắng nhảy múa trên vai áo anh.
- Hạnh...
Tôi ngước lên :
- Anh Chương, anh có điều chi muốn nói với Hạnh ?
Chương vịn tay vào song sắt, cười nhìn. tôi :
- Hạnh, ngày mai là sinh nhật của tôi, tôi… tôi muốn mời Hạnh. Chiều mai khoảng hơn năm giờ tôi đem xe tới đón Hạnh nghe.
Tôi cắn làn môi dưới một lúc, Chương nhìn tôi chờ đợi.
- Hạnh, Hạnh nghĩ răng ?
- Hạnh... hân hạnh cho Hạnh lắm. Nhưng... nhưng mà... chắc có lẽ anh phải đến xin.phép ba dùm Hạnh, vì lần đầu tiên, Hạnh đi với một người khác phái sợ ba không cho.
Chương sốt sắng :
- Được tôi sẽ đến xin phép bác trước. Hạnh muốn tôi đến tối nay hay là trưa mai ?
Tôi suy nghĩ một lúc :
- Mai đi anh, tối nay không biết mấy giờ ba Hạnh mới về nữa đó.
Chương nhìn tôi thật lâu :
- Thôi, tôi về, ngày mai tôi lại đến.
- Dạ, anh về.
Tời khép cổng, chạy nhanh vào nhà. Cơn buồn ngủ chợt ập đến. Tôi nằm dài xuống canapé, chìm vào giấc mơ mầu xanh với những vì sao long lanh sáng.
- Ủa anh Chương, chị Sương mô, Ba Hạnh mô ? Răng không ai ra nói chuyện với anh hết ?
Chương gấp cuốn Thời Nay để lên bàn, ngẩng lên cười với tôi :
- Bác vừa đưa Sương đi mô a, tôi có gặp xe bác trên đường đi đến đây.
Tôi lúng ta lúng túng :
- Anh Chương... anh Chương ngồi chơi nghe, Hạnh vô cất cặp xong ra ngay.
Chị bếp lên lầu tìm tôi :
- Thưa cô trưa nay ông với cô Sương không ăn cơm nhà, chỉ còn mình cô, khi mô cô muốn ăn cứ gọi, cơm đã làm xong rồi.
Tôi gật đầu :
- Chị cứ dọn ra đi, nhà đang có khách, lát nữa tôi sẽ vào ăn. .
Tôi lấy lược chải sơ mái tóc rồi xuống phòng khách. Chương bảo tôi :
- Bữa ni Hạnh đi học về sớm hơn thường lệ, phải không ?
Tôi ngạc nhiên :
- Răng anh biết tài rứa ?
Chương đưa tay xem đồng hồ :
- Mười một rưỡi. Trường của Hạnh mười một rưỡi mới bãi phải không ? Rứa mà chừ Hạnh về đến nhà đã lâu rồi...
Tôi nói thật nhỏ :
- Anh cũng để ý dữ ghê hí ! Còn anh, bữa ni anh không đi học à ?
- Sáng này tôi nghỉ nhưng cũng lên trường có tí việc, nhân tiện ghé thăm Hạnh, tưởng phải ngồi đợi lâu chứ, không ngờ Hạnh lại về sớm, chắc là linh tính...
Đôi mắt Chương nhìn tôi hơi diễu cợt làm tôi đỏ mặt :
- Ơ... mô phải... tại sáng ni Hạnh làm bài kiểm tra xong cô cho về trước chớ bộ.
- Hạnh làm bài kiểm tra môn chi ?
- Dạ Vạn Vật.
- Hạnh làm có được không ?
- Dạ được, cô ra đề dễ lắm.
- Nghe Sương nói Hạnh gạo bài ghê lắm.
Tôi cười nhẹ :
- Trước mặt anh thì chị ấy khen Hạnh chứ còn đối với Hạnh, chị cứ chọc hoài.
- Răng lại chọc ?
- Chị nói Hạnh là con mọt sách, chả biết chi cả ngoài ba quyển vở, chị nói Hạnh là con cù lần nữa.
Chương bật cười :
- Ban A thì phải gạo bài chứ, chọc răng được… thật tính Sương từ trước đến chừ vẫn không thay đổi, ngày xưa Sương phá cả tôi nữa đó.
Tôi vui theo câu chuyện :
- Dạ, Hạnh còn nhớ, có một lần chị Sương giật con ve sầu ngay trên tay anh làm anh khóc thét lên.
Chương mỉm cười :
- Hạnh nghĩ không tức răng được, rình từ chiều đến chạng vạng mới bắt được một con, lại đi cướp mất của người ta...
Ôi, dĩ vãng thanh bình êm đềm như tơ trời mùa hạ ôm ấp vườn cây. Tâm trí tôi lại mơ về ngôi nhà vườn râm mát của bác Nghè Tân với từng mùa nhãn lồng sai trái, hàng vú sữa mọng chín gợi thèm... Nơi đó mùa hè là cả một thiên đường lý tưởng, chốn nghỉ ngơi nô đùa thích thú của đám trẻ ngây thơ sau chín tháng vùi đầu vào sách vở bút nghiên. Dạo đó cứ mỗi buổi chiều, khi nắng vàng bớt gay gắt, khi gió hiền từ giòng sông Hương lùa nhẹ hơi mát phả vào vườn cây đỏ rực màu hoa lựu, Chương thường ra đứng cạnh hàng rào dâm bụt bắt tay làm loa gọi lớn :
- Sương ơi, dẫn Hạnh qua chơi với Chương đi.
Chị Sương ngổ ngáo như con trai, chị nghịch ngợm gấp mấy lần những đứa bé trai đồng lứa. Những lần qua vườn nhà bác Nghè Tân chơi, chị Sương thường rủ Chương :
- Chương ơi, lấy sào đi chọc ve ve nghe.
Thật tình thì Chương không thích trò chơi này lắm, Chương chỉ muốn cùng tôi hái lá cây Bạch Trinh Mỹ làm bong bóng thổi chơi hoặc lấy mo dừa làm xe kéo chạy quanh vườn. Nhưng chị Sương bĩu môi :
- Chơi chi mà chán rứa, Sương không chơi mô, Sương dắt con Hạnh về nì.
Tội nghiệp Chương, Chương sợ chị Sương dẫn tôi về thật nên phải chiều ý chị Sương đi lấy sào cho chị chọc ve ve.
Chị Sương được thể lại sai Chương :
- Chương ơi, leo lên cây !ấy mủ mít cho Sương đi.
Khó khăn lắm Chương.mới lấy được một nắm mủ mít bôi lên mút hai cây sào dài, Chương lại nắm tay tôi :
- Đi bắt ve ve với Chương, Hạnh.
Tôi rụt tay lại :
- Hạnh không biết, Chương đi với chị Sương đi.
Chương thương hại nhìn tôi thơ thẩn hái hoa một mình :
- Hạnh đứng đây chơi, Chương bắt cho Hạnh một hộp đầy ve ve nghe.
Tiếng Chương cũng thật mơ màng xa xôi :
- Thời thơ ấu của chúng ta thật đẹp Hạnh hí, ước chi mình cứ nhỏ mãi, càng lớn càng thấy cuộc đời có nhiều màu đen hơn.
Tôi dựa người ra đằng sau :
- Không muốn cũng chẳng được, giòng thời gian vẫn trôi, mai đây mình sẽ già và sẽ chết.
Bóng chị bếp lấp ló ở cửa, tôi quay lại :
- Chi rứa chị... À, được...
Tôi nhìn sang Chương :
- Anh Chương ở lại ăn cơm với Hạnh nghe, bữa ni cả nhà đi vắng hết, có anh, Hạnh khỏi phải dùng bữa một mình.
Chương ngập ngừng một lát rồi xoa tay đứng lên :
- Hạnh đã mời không lẽ tôi từ chối.
Tôi thu dọn mấy tập báo trên bàn salon :
- Mời anh Chương sang phòng ăn rồi Hạnh qua.
Chương dừng lại bên cửa sổ :
- Tôi chờ Hạnh cùng đi.
Tôi mỉm cười với Chương :
- Lần đầu tiên anh không khách sáo, Hạnh mừng ghê.
Chương tròn. mắt :
- Tôi... tôi mà khách sáo à ?
- Chớ chi nữa, mấy lần trước anh qua, ba Hạnh mời hoài mà khi mô anh cũng từ chối hết a.
Chương lại cười, hàm răng ngời trắng :
- Thú thật với Hạnh, đến nhà ai ăn cơm là điều tôi ngại hết sức, nhất là đi ăn tiệc, phải thắng bộ đồ lớn vô, quả là một cực hình...
Tôi ngắt lời :
- Nhưng ăn cơm ở nhà Hạnh đâu phải là nhà lạ, đâu phải là tiệc tùng...
Chương nheo mắt :
- Thì bây giờ tôi đã nhận lời rồi đó...
Tôi cắn môi, đỏ mặt, tôi bỗng thấy mình trơ trẽn kỳ khôi. Tôi đi thẳng một mạch vào phòng ăn quên mời cả Chương. Đến khi xới cơm ra chén rồi mới hoảng lên, cứ sợ Chương giận bỏ về mất, nhưng Chương đã vào tới, ngồi xuống chiếc ghế đối diện :
- Chủ nhân tham ăn ghê, quên cả mời khách...
Tôi lại đỏ mặt, so đũa cho Chương, tôi nói lí nhí :
- Anh dùng cơm...
Chương cầm đũa, nét mặt thật tươi. Bỗng nhiên, tôi thấy Chương đẹp lạ lùng. Dưới hơi gió thoảng nhẹ từ chiếc quạt trần quay đều, mái tóc bềnh bồng của Chương bay bay trông nghệ sĩ hết sức... và tự nhiên, tôi cảm nhận mạch máu trong cơ thể tôi hình như luân lưu gấp cho trái tim đập nhanh, cho người tôi bừng nóng và chắc là lúc này, đôi má tôi đỏ ghê lắm, bởi Chương cứ nhìn tôi bằng đôi mắt ngạc nhiên, rồi cuối cùng Chương hỏi :
- Hạnh, có điều chi làm Hạnh bối rối phải không ?
Tôi ấp úng :
- Dạ. Hạnh hơi... Hạnh hơi...
- Hạnh dị à ?
Tôi cúi đầu... rồi tôi gật đầu. Chương cười :
- Hạnh hay dị ghê hí, ngày xưa Hạnh cũng thường dị đến đỏ mặt vì những lý do không đâu.
Tôi nói nhỏ :
- Anh Chương nhớ kỹ ghê a.
- Nhớ chứ – Vừa nói Chương vừa chỉ tô canh đang bốc khói trên bàn – Nhớ nhất là Hạnh thích món canh này...
Tâm hồn tôi rung nhẹ... Sao Chương để ý đến tôi nhiều vậy, ngay cả hồi còn thơ. Tôi còn nhớ mãi, tuổi thơ dại êm đềm, thuở măng non thương mến nhau bằng con tim rất thật, Chương đã líu lo giục me Chương mỗi lần có chị em tôi sang nhà bác Nghè Tân ăn cơm :
- Me ơi, sai O Dậu ra vườn hái mít non nấu canh cho Hạnh ăn đi me.
Tôi đăm đăm nhìn những lát mít trắng tươi xắt mỏng, những đọt lá lốt xanh thơm và mầu rêu tôm đỏ thắm, chị bếp nhà tôi nấu canh mít thật nhất thiên hạ. Chương khen :
- Nhìn bát canh quê hương, tôi cứ ngỡ là mình đang ở Huế.
Tôi khoe :
- Chị bếp nhà Hạnh nấu mà, chị là người Huế chính hiệu con nai vàng ngơ ngác đó. Hôm Mậu Thân, cả nhà Hạnh dọn vào đây, chị cứ nhất định đòi theo.
Chương nhíu mày một lúc :
- À, tôi nhớ ra rồi, phải chị bếp ở với gia đình Hạnh từ dạo tụi mình còn nhỏ không ?
Tôi gật :
- Đúng đó anh, bộ anh không nhớ hả, có một lần anh té sau ảng nước, chị bếp ôm miệng cười làm anh đỏ cả mặt.
Chương cười :
- Ờ, đúng rồi, chị bếp đó, lâu quá, bây giờ gặp lại, tôi quên hẳn đi.
- Thời gian xóa nhòa biết bao nhiêu nét quen thân, hồi mới gặp anh, Hạnh nhận cũng không ra.
Giọng Chương trầm trầm :
- Thời gian kinh khủng thật, tôi thấy chị bếp già hẳn đi.
- Tội nghiệp chị bếp lắm anh, chồng chị đi lính chết, đứa con trai lớn lại bị hỏa tiễn năm Mậu Thân. Chừ chị có một thân một mình thôi.
- Tội ghê hí. Thiệt đôi lúc tôi nghĩ, trời răng mà bất công ghê, có người luôn luôn gặp điều may mắn, có kẻ lại bất hạnh suốt cả cuộc đời.
Chương và tôi cùng bỏ đũa xuống một lần, thật ngẫu nhiên, chị bếp bưng đĩa đu đủ lên, cười dí dỏm :
- Cậu Chương và cô Hạnh không hẹn mà ăn xong cùng một lần, thôi chừ mời cô cậu tráng miệng.
Chương từ giã tôi. Trời hanh nắng êm đềm. Hai hàng cây trứng gà trồng theo lối đi tròn trịa những quả vàng mơ, Chương nhìn lên khoảng trời rộng, vòm lá xanh, rồi nói với tôi :
- Vườn nhà Hạnh tốt quá, trồng cây ăn trái chả kém chi ở Huế.
- Mần răng mà bằng ngoài đó được anh. Hạnh cứ ước mãi, Hạnh cứ nhớ hoài khoảng vườn nhà anh.
Giọng Chương buồn buồn ngắt lời tôi :
- Khu vườn đó bán rồi Hạnh, nhà tôi dọn vào Nha Trang đất chật lắm, nên chẳng trồng được chi.
Hình như Chương chưa muốn về, cứ chần chừ mãi bên chiếc cửa sắt quét sơn hồng, hoa nắng nhảy múa trên vai áo anh.
- Hạnh...
Tôi ngước lên :
- Anh Chương, anh có điều chi muốn nói với Hạnh ?
Chương vịn tay vào song sắt, cười nhìn. tôi :
- Hạnh, ngày mai là sinh nhật của tôi, tôi… tôi muốn mời Hạnh. Chiều mai khoảng hơn năm giờ tôi đem xe tới đón Hạnh nghe.
Tôi cắn làn môi dưới một lúc, Chương nhìn tôi chờ đợi.
- Hạnh, Hạnh nghĩ răng ?
- Hạnh... hân hạnh cho Hạnh lắm. Nhưng... nhưng mà... chắc có lẽ anh phải đến xin.phép ba dùm Hạnh, vì lần đầu tiên, Hạnh đi với một người khác phái sợ ba không cho.
Chương sốt sắng :
- Được tôi sẽ đến xin phép bác trước. Hạnh muốn tôi đến tối nay hay là trưa mai ?
Tôi suy nghĩ một lúc :
- Mai đi anh, tối nay không biết mấy giờ ba Hạnh mới về nữa đó.
Chương nhìn tôi thật lâu :
- Thôi, tôi về, ngày mai tôi lại đến.
- Dạ, anh về.
Tời khép cổng, chạy nhanh vào nhà. Cơn buồn ngủ chợt ập đến. Tôi nằm dài xuống canapé, chìm vào giấc mơ mầu xanh với những vì sao long lanh sáng.
_______________________________________________________________________________