5
Ngày bác Nghè Tân lại nhà, ba tiếp đón niềm nở :
- Mời anh dùng một chút Whisky. Lâu quá mình mới gặp nhau.
Bác Nghè Tân có vẻ già nua hơn xưa nhiều.
- Tôi cũng mong gặp lại anh, cháu Chương cũng thường viết thư nhắc đến anh luôn. Hai cháu Diệu Sương và Diệu Hạnh mô rồi ?
Ba cất tiếng gọi tôi :
- Hạnh ơi !
Bác Nghè Tân chăm chú nhìn tôi :
- Cháu Hạnh lớn ghê, hèn chi tụi mình mau già là phải. Rứa chị Sương của cháu mô rồi ?
Tôi lễ phép :
- Dạ, chị của cháu đi lại nhà người bạn, chắc cũng sắp về.
Tôi trở vào bếp phụ giúp chị bếp làm cơm đãi bác Nghè Tân. Chị Sương đi chơi từ sáng sớm, giờ đã gần sáu giờ chiều vẫn không thấy tăm hơi. Hình như ba để mặc chị, công việc bận rộn đã làm ba quên đi thì giờ giáo huấn các con.
Tôi đang mở nắp lò ga ra xem gà quay đã chín chưa thì chị Sương từ nhà trên chạy xuống :
- A, a, Diệu Hạnh nhà mình trổ tài nấu ăn đãi ông già chồng hả ?
Tôi trừng mắt :
- Chị ni chi lạ ghê, nói nhỏ nhỏ chứ.
- Chà, bữa ni còn bày đặt la tui nữa.
- Ai mà dám la chị. Ba la chị thì có, chị đi mô từ sáng đến chừ rứa ?
Chị Sương không trả lời tôi :
- Hỏi ỏm mi. Tao báo tin mừng cho mi biết nì, tao mới quen với một kép, đẹp trai lắm.
Tôi mang gà ra dĩa, thản nhiên :
- Chị thì khi mô lại chẳng có tin mừng, chị thì khi mô lại chẳng có người tìm đến làm quen, bồ của chị còn đông hơn kiến.
Chị Sương nhăn mũi :
- Con ni xuyên tạc mi. Tao nói thật chớ bộ.
- Em có nói chị nói láo mô.
- Bộ mi không tin hả ?
- Tin chớ răng không, nhưng chị quen đông quá nên em thấy tin mừng của chị chẳng có chi lạ cả.
Chị Sương lại giúp tôi rửa rau xà lách :
- Nhưng chuyện ni đặc biệt lắm mi ơi, chắc là tao đã yêu thật rồi đó Hạnh.
Tôi nhún vai :
- Tình yêu đối với chị như thời trang.
Chị Sương thì thầm :
- Tao yêu thật mà, anh chàng dạy ở Trưng Vương, chắc mi biết.
Tòi buột miệng :
- Ai rứa ?
- Trung đó, Lê Nhữ Trung đó, anh chàng có dạy mi không ?
Tôi giật mình :
- Ơ, thầy Trung, thầy Trung dạy em Sử Địa.
Chị Sương gật đầu :
- Đúng đó. Mi thấy răng ? Anh chàng đẹp trai chứ ?
Tôi ngước nhìn chị Sương, giọng run run :
- Chị Sương, bộ thầy Trung là bồ của chị thiệt hả ?
Chị Sương giọng tin tưởng :
- Nói là bồ thì không đúng, mới quen thôi. Nhưng trước sau chi tao cũng câu được anh chàng cho mi coi.
Tôi nhìn thẳng vào mặt chị Sương :
- Chị Sương, chị có biết thầy Trung là ai không ?
- Con ni ngớ ngẩn, Trung là thầy giáo của mi chớ còn ai rứa, bộ thầy giáo rồi trở thành anh rể của mi không được hả ?
Tôi nhăn mặt :
- Không phải, em không có ý hỏi rứa. Em muốn nói là, thầy Trung có bồ rồi đó.
Chị Sương lại nhún vai :
- Chuyện đó đối với tao không thành vấn đề. Có vợ tao còn chưa ngán nữa là bồ.
Tôi lắc đầu ngao ngán :
- Thiệt chị chai còn hơn sắt đá. Nhưng em báo động cho chị biết...
Ba vừa bước xuống bếp :
- Thôi dọn cơm lên chớ, khách thì chờ, tụi bay thì mải lo nói chuyện.
Tôi sửa soạn mâm cơm đàng hoàng rồi bảo chị bếp bưng lên. Chị Sương theo sau, tôi gọi giật :
- Chị Sương.
- Chi rứa mi. Thôi lên ăn cơm chứ, tao đói bụng lắm rồi đây nì.
- Em muốn nói với chị...
Chị Sướng khoát tay :
- Để tối rồi hay, chừ cho cái bao tử của tao đầy đã chớ. Tội nghiệp nó mà mi, trưa ni mới ních có một tô phở, chừ tiêu hóa mất rồi.
Tôi không biết làm sao hơn là cùng lên nhà trên ngồi vào bàn ăn. Bác Nghè Tân hỏi chị Sương :
- Sương vẫn học cùng lớp với Chương chớ ?
Chị Sương đáp tỉnh :
- Dạ hai đứa đậu toàn phần một năm. Nhưng chừ thì Chương hơn cháu rồi, cháu thi mãi cái dự bị Văn Khoa mà không đậu.
Bác Nghè Tân nhìn sang tôi :
- Còn Hạnh mới đậu toàn phần phải không, nghe Chương nói cháu đậu có mension nữa giỏi quá.
Ba cười sung sướng :
- Tôi định cho cháu Hạnh vào Dược anh nờ.
Bác Nghè gật đầu :
- Phải đó anh, con gái mà học ngành đó là hợp lắm.
Ba lại hỏi :
- Răng chiều ni không thấy cháu Chương cùng qua với anh ?
- Chiều ni nó bận thực tập nên về trễ, cháu nó có gửi lời xin lỗi anh.
Ba cười :
- Ối xà, lỗi phải chi, con cháu trong nhà cả.
Chị Sương nhìn tôi nheo mắt. Tôi giả vờ không trông thấy, tiếp tục gắp thức ăn.
Đến tối, Chương ghé nhà đón bác Nghè về. Tôi đón anh trên thềm :
- Anh Chương đi học về tối hí.
Chương cười âu yếm nhìn tôi :
- Ba anh có nói chi Hạnh không ? Có hỏi chi nhiều về Hạnh không ?
Tôi cấu nhẹ vào bàn tay Chương :
- Anh chi lạ ghê, khoe Hạnh đậu mension làm chi cho bác Nghè khen mãi, làm Hạnh dị bắt chết.
Chương nói nhỏ vào tai tôi :
- Có người yêu học giỏi là một điều hãnh diện, Hạnh phải cho anh khoe chứ.
Tôi nói lảng :
- Thôi anh vô nhà chơi, bác Nghè đợi anh khi hồi đến chừ đó.
Trước khi ra về Chương bảo tôi :
- Chủ nhật anh đến đón Hạnh sang nhà anh chơi nghen.
- Dạ.
Ba hỏi bác Nghè :
- Thế khi mô chị mới vào hả anh ?
- Nhà tôi còn thu xếp công chuyện ngoài đó, chắc tháng sau mới vô được. Thôi tôi về, anh vào nghỉ cho khỏe, bác về nghe Hạnh.
- Dạ, bác về.
Tôi lên lầu gặp chị Sương gác chân lên ghế trước bàn học miệng huýt sáo bản "Love Story".
Tôi đến bên chị :
- Chị Sương nì, em van chị đó.
Chị Sương trợn mắt ngó tôi :
- Chi nữa đó cô nương ?
Tôi kéo ghế ngồi cạnh chị :
- Chị Sương nì, thầy Trung là bồ của con Thúy Hậu đó.
Chị Sương cầm cây viết gõ nhịp lên bàn :
- Bồ của Hà bá thiên lôi tao còn chưa ngán nữa chớ nói chi đến con Thúy Hậu.
- Nhưng Thúy Hậu là bạn thân của em, nó xem chị như chị của nó.
Chị Sương nói bướng :
- Con ni thúi, không lẽ nó coi tao như em nó.
- Em muốn nói, chị hãy nghĩ đến tình chị em mà đừng giao thiệp với thầy Trung nữa.
- A, con ni nói vô duyên chưa. Theo ý tao thì mi nên đi tìm con Thúy Hậu, rồi nói với nó rằng, anh chàng Trung đã lọt vào mắt xanh của chị Sương tao rồi, hãy ráng mà giữ.
Tôi nói như sắp khóc :
- Nếu sự việc xảy ra như rứa thì em không còn mặt mũi mô mà ngó con Thúy Hậu nữa.
Chị Sương không trả lời, đăm đăm nhìn lên trần nhà thản nhiên hát :
"Ngày đó có anh đi nhẹ vào hồn, và đêm theo trăng sao đến với lời thơ nuối... "
Tôi cố ngăn không cho giòng nước mắt trào ra. Tội nghiệp Thúy Hậu quá. Đối với chị Sương, Thúy Hậu chỉ là con cừu non, làm sao cừu non có thể giữ nổi hạnh phúc mình khi có chú cáo già rắp tâm cướp lấy ? Chị Sương là cáo già, là chồn tinh, nhan sắc của chị là nhan sắc Thúy Kiều, hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Trong khi đó Thúy Hậu chỉ hiền lành dễ thương, sắc đẹp cô bé không tuyệt vời sáng chói như chị Sương, lời ăn tiếng nói của nó không lôi cuốn quyến rũ bằng chị Sương, nó chỉ biết cho thầy Trung một tấm lòng chân thật, một trái tim đầu đời chưa vướng bóng hình ảnh ai. Tôi thầm nghĩ, chắc chắn Thúy Hậu sẽ nếm trái chua cay nếu thầy Trung không hết lòng yêu nó, nếu thầy Trung cũng chỉ chuộng bóng sắc bên ngoài. Đối với tôi, chị Sương là cánh hồng nhung rực rỡ, mà Thúy Hậu chỉ là đóa Tường Vi khiêm tốn bên đường, không biết rồi đây, thầy Trung sẽ chọn ai.
Chị Sương hát sang bài khác : “Thiên thai, ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian, ái ân thiên tiên, em ngờ phút mê cuồng có một lần..."
Tôi bực mình đập vào tay chị Sương :
- Chị Sương, chị suy nghĩ kỹ lại đi.
Chị sương cau mày :
- Con ni phá ghê a. Tao hát không cho hát, tao nghỉ không cho nghỉ răng mi chướng rứa ?
Tôi xịu mặt :
- Chướng chi mô, ai biểu chị không trả lời em chi.
- Mi nói dai như giẻ rách, nghe bắt chán.
Tôi lại tiếp tục van nài :
- Chị Sương, em van chị, chị đừng cua thầy Trung nghe.
Chị Sương lại kêu lên :
- Ơ hay, con ni lạ lùng, con ni điên loạn, bộ Trung là bồ của mi hay răng mà mi quay quắt như đuôi thằn lằn chấm vôi rứa?
- Chị nói tầm bậy đi.
- Ai biểu mi nói bậy trước.
- Em nói rứa mà bậy à ?
- Thôi không thèm nói chuyện với mi nữa.
Chị Sương bỏ đi xuống lầu :
- Tao ra vườn hóng mát, đừng có đi theo báo đời đó.
Tôi gục đầu xuống bàn viết, chán nản lạ lùng.
- Mời anh dùng một chút Whisky. Lâu quá mình mới gặp nhau.
Bác Nghè Tân có vẻ già nua hơn xưa nhiều.
- Tôi cũng mong gặp lại anh, cháu Chương cũng thường viết thư nhắc đến anh luôn. Hai cháu Diệu Sương và Diệu Hạnh mô rồi ?
Ba cất tiếng gọi tôi :
- Hạnh ơi !
Bác Nghè Tân chăm chú nhìn tôi :
- Cháu Hạnh lớn ghê, hèn chi tụi mình mau già là phải. Rứa chị Sương của cháu mô rồi ?
Tôi lễ phép :
- Dạ, chị của cháu đi lại nhà người bạn, chắc cũng sắp về.
Tôi trở vào bếp phụ giúp chị bếp làm cơm đãi bác Nghè Tân. Chị Sương đi chơi từ sáng sớm, giờ đã gần sáu giờ chiều vẫn không thấy tăm hơi. Hình như ba để mặc chị, công việc bận rộn đã làm ba quên đi thì giờ giáo huấn các con.
Tôi đang mở nắp lò ga ra xem gà quay đã chín chưa thì chị Sương từ nhà trên chạy xuống :
- A, a, Diệu Hạnh nhà mình trổ tài nấu ăn đãi ông già chồng hả ?
Tôi trừng mắt :
- Chị ni chi lạ ghê, nói nhỏ nhỏ chứ.
- Chà, bữa ni còn bày đặt la tui nữa.
- Ai mà dám la chị. Ba la chị thì có, chị đi mô từ sáng đến chừ rứa ?
Chị Sương không trả lời tôi :
- Hỏi ỏm mi. Tao báo tin mừng cho mi biết nì, tao mới quen với một kép, đẹp trai lắm.
Tôi mang gà ra dĩa, thản nhiên :
- Chị thì khi mô lại chẳng có tin mừng, chị thì khi mô lại chẳng có người tìm đến làm quen, bồ của chị còn đông hơn kiến.
Chị Sương nhăn mũi :
- Con ni xuyên tạc mi. Tao nói thật chớ bộ.
- Em có nói chị nói láo mô.
- Bộ mi không tin hả ?
- Tin chớ răng không, nhưng chị quen đông quá nên em thấy tin mừng của chị chẳng có chi lạ cả.
Chị Sương lại giúp tôi rửa rau xà lách :
- Nhưng chuyện ni đặc biệt lắm mi ơi, chắc là tao đã yêu thật rồi đó Hạnh.
Tôi nhún vai :
- Tình yêu đối với chị như thời trang.
Chị Sương thì thầm :
- Tao yêu thật mà, anh chàng dạy ở Trưng Vương, chắc mi biết.
Tòi buột miệng :
- Ai rứa ?
- Trung đó, Lê Nhữ Trung đó, anh chàng có dạy mi không ?
Tôi giật mình :
- Ơ, thầy Trung, thầy Trung dạy em Sử Địa.
Chị Sương gật đầu :
- Đúng đó. Mi thấy răng ? Anh chàng đẹp trai chứ ?
Tôi ngước nhìn chị Sương, giọng run run :
- Chị Sương, bộ thầy Trung là bồ của chị thiệt hả ?
Chị Sương giọng tin tưởng :
- Nói là bồ thì không đúng, mới quen thôi. Nhưng trước sau chi tao cũng câu được anh chàng cho mi coi.
Tôi nhìn thẳng vào mặt chị Sương :
- Chị Sương, chị có biết thầy Trung là ai không ?
- Con ni ngớ ngẩn, Trung là thầy giáo của mi chớ còn ai rứa, bộ thầy giáo rồi trở thành anh rể của mi không được hả ?
Tôi nhăn mặt :
- Không phải, em không có ý hỏi rứa. Em muốn nói là, thầy Trung có bồ rồi đó.
Chị Sương lại nhún vai :
- Chuyện đó đối với tao không thành vấn đề. Có vợ tao còn chưa ngán nữa là bồ.
Tôi lắc đầu ngao ngán :
- Thiệt chị chai còn hơn sắt đá. Nhưng em báo động cho chị biết...
Ba vừa bước xuống bếp :
- Thôi dọn cơm lên chớ, khách thì chờ, tụi bay thì mải lo nói chuyện.
Tôi sửa soạn mâm cơm đàng hoàng rồi bảo chị bếp bưng lên. Chị Sương theo sau, tôi gọi giật :
- Chị Sương.
- Chi rứa mi. Thôi lên ăn cơm chứ, tao đói bụng lắm rồi đây nì.
- Em muốn nói với chị...
Chị Sướng khoát tay :
- Để tối rồi hay, chừ cho cái bao tử của tao đầy đã chớ. Tội nghiệp nó mà mi, trưa ni mới ních có một tô phở, chừ tiêu hóa mất rồi.
Tôi không biết làm sao hơn là cùng lên nhà trên ngồi vào bàn ăn. Bác Nghè Tân hỏi chị Sương :
- Sương vẫn học cùng lớp với Chương chớ ?
Chị Sương đáp tỉnh :
- Dạ hai đứa đậu toàn phần một năm. Nhưng chừ thì Chương hơn cháu rồi, cháu thi mãi cái dự bị Văn Khoa mà không đậu.
Bác Nghè Tân nhìn sang tôi :
- Còn Hạnh mới đậu toàn phần phải không, nghe Chương nói cháu đậu có mension nữa giỏi quá.
Ba cười sung sướng :
- Tôi định cho cháu Hạnh vào Dược anh nờ.
Bác Nghè gật đầu :
- Phải đó anh, con gái mà học ngành đó là hợp lắm.
Ba lại hỏi :
- Răng chiều ni không thấy cháu Chương cùng qua với anh ?
- Chiều ni nó bận thực tập nên về trễ, cháu nó có gửi lời xin lỗi anh.
Ba cười :
- Ối xà, lỗi phải chi, con cháu trong nhà cả.
Chị Sương nhìn tôi nheo mắt. Tôi giả vờ không trông thấy, tiếp tục gắp thức ăn.
Đến tối, Chương ghé nhà đón bác Nghè về. Tôi đón anh trên thềm :
- Anh Chương đi học về tối hí.
Chương cười âu yếm nhìn tôi :
- Ba anh có nói chi Hạnh không ? Có hỏi chi nhiều về Hạnh không ?
Tôi cấu nhẹ vào bàn tay Chương :
- Anh chi lạ ghê, khoe Hạnh đậu mension làm chi cho bác Nghè khen mãi, làm Hạnh dị bắt chết.
Chương nói nhỏ vào tai tôi :
- Có người yêu học giỏi là một điều hãnh diện, Hạnh phải cho anh khoe chứ.
Tôi nói lảng :
- Thôi anh vô nhà chơi, bác Nghè đợi anh khi hồi đến chừ đó.
Trước khi ra về Chương bảo tôi :
- Chủ nhật anh đến đón Hạnh sang nhà anh chơi nghen.
- Dạ.
Ba hỏi bác Nghè :
- Thế khi mô chị mới vào hả anh ?
- Nhà tôi còn thu xếp công chuyện ngoài đó, chắc tháng sau mới vô được. Thôi tôi về, anh vào nghỉ cho khỏe, bác về nghe Hạnh.
- Dạ, bác về.
Tôi lên lầu gặp chị Sương gác chân lên ghế trước bàn học miệng huýt sáo bản "Love Story".
Tôi đến bên chị :
- Chị Sương nì, em van chị đó.
Chị Sương trợn mắt ngó tôi :
- Chi nữa đó cô nương ?
Tôi kéo ghế ngồi cạnh chị :
- Chị Sương nì, thầy Trung là bồ của con Thúy Hậu đó.
Chị Sương cầm cây viết gõ nhịp lên bàn :
- Bồ của Hà bá thiên lôi tao còn chưa ngán nữa chớ nói chi đến con Thúy Hậu.
- Nhưng Thúy Hậu là bạn thân của em, nó xem chị như chị của nó.
Chị Sương nói bướng :
- Con ni thúi, không lẽ nó coi tao như em nó.
- Em muốn nói, chị hãy nghĩ đến tình chị em mà đừng giao thiệp với thầy Trung nữa.
- A, con ni nói vô duyên chưa. Theo ý tao thì mi nên đi tìm con Thúy Hậu, rồi nói với nó rằng, anh chàng Trung đã lọt vào mắt xanh của chị Sương tao rồi, hãy ráng mà giữ.
Tôi nói như sắp khóc :
- Nếu sự việc xảy ra như rứa thì em không còn mặt mũi mô mà ngó con Thúy Hậu nữa.
Chị Sương không trả lời, đăm đăm nhìn lên trần nhà thản nhiên hát :
"Ngày đó có anh đi nhẹ vào hồn, và đêm theo trăng sao đến với lời thơ nuối... "
Tôi cố ngăn không cho giòng nước mắt trào ra. Tội nghiệp Thúy Hậu quá. Đối với chị Sương, Thúy Hậu chỉ là con cừu non, làm sao cừu non có thể giữ nổi hạnh phúc mình khi có chú cáo già rắp tâm cướp lấy ? Chị Sương là cáo già, là chồn tinh, nhan sắc của chị là nhan sắc Thúy Kiều, hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Trong khi đó Thúy Hậu chỉ hiền lành dễ thương, sắc đẹp cô bé không tuyệt vời sáng chói như chị Sương, lời ăn tiếng nói của nó không lôi cuốn quyến rũ bằng chị Sương, nó chỉ biết cho thầy Trung một tấm lòng chân thật, một trái tim đầu đời chưa vướng bóng hình ảnh ai. Tôi thầm nghĩ, chắc chắn Thúy Hậu sẽ nếm trái chua cay nếu thầy Trung không hết lòng yêu nó, nếu thầy Trung cũng chỉ chuộng bóng sắc bên ngoài. Đối với tôi, chị Sương là cánh hồng nhung rực rỡ, mà Thúy Hậu chỉ là đóa Tường Vi khiêm tốn bên đường, không biết rồi đây, thầy Trung sẽ chọn ai.
Chị Sương hát sang bài khác : “Thiên thai, ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian, ái ân thiên tiên, em ngờ phút mê cuồng có một lần..."
Tôi bực mình đập vào tay chị Sương :
- Chị Sương, chị suy nghĩ kỹ lại đi.
Chị sương cau mày :
- Con ni phá ghê a. Tao hát không cho hát, tao nghỉ không cho nghỉ răng mi chướng rứa ?
Tôi xịu mặt :
- Chướng chi mô, ai biểu chị không trả lời em chi.
- Mi nói dai như giẻ rách, nghe bắt chán.
Tôi lại tiếp tục van nài :
- Chị Sương, em van chị, chị đừng cua thầy Trung nghe.
Chị Sương lại kêu lên :
- Ơ hay, con ni lạ lùng, con ni điên loạn, bộ Trung là bồ của mi hay răng mà mi quay quắt như đuôi thằn lằn chấm vôi rứa?
- Chị nói tầm bậy đi.
- Ai biểu mi nói bậy trước.
- Em nói rứa mà bậy à ?
- Thôi không thèm nói chuyện với mi nữa.
Chị Sương bỏ đi xuống lầu :
- Tao ra vườn hóng mát, đừng có đi theo báo đời đó.
Tôi gục đầu xuống bàn viết, chán nản lạ lùng.
*
Sáng chủ nhật, Chương đưa tôi đi lễ, xong hai đứa về nhà anh. Chương dẫn tôi vào phòng khách:
- Hạnh ngồi đây nghe, để anh đi lấy nước.
Tôi dựa người vào thành ghế, quan sát chung quanh. Nhà mới của Chương không rộng lắm nhưng có gác. Một chiếc cửa thông vào phòng trong và gian cuối là nhà bếp, tôi đoán thế vì tôi thoáng nghe tiếng chén bát chạm nhau rất gần. Chương mang hai ly nước ngọt ra :
- Nhà vừa nuôi được người làm đó Hạnh. Hạnh có nghe mùi xào nấu không ? Trưa nay ở lại ăn cơm với anh nhé.
Tôi hỏi Chương : .
- Kể ra bác Nghè cũng tài ghê, dạo ni kiếm người giúp việc khó lắm.
- Ông chú của anh giới thiệu đó Hạnh, ông ở tận Hạnh Thông Tây lận. Hạnh ngồi đây chơi một chút, chi cũng gặp chú anh. Ông hẹn sáng chủ nhật ni lên thăm ba và anh đó.
Chương nói chữ ba trống không thay vì ba anh như từ lâu anh thường nói làm tôi ngượng đến không dám nhìn anh.
Chương ngồi xuống cạnh tôi, nâng niu bàn tay nhỏ :
- Hạnh ơi, anh đã nói chuyện tụi mình cho ba nghe rồi.
Tôi giật nẩy mình :
- Ơ… ơ… anh nói chi mà mau rứa.
Chương nhìn sâu vào mắt tôi :
- Phải nói cho ba biết chứ chuyện của tụi mình trong sạch mà, sợ chi.
Tôi ấp úng :
- Hạnh... Hạnh dị.
- Dị chi mà dị. Hạnh phải tập tính dạn dĩ cho quen chớ.
- Đôi lúc… đôi lúc Hạnh cũng muốn dạn như chị Sương rứa nhưng không được.
Chương bưng ly nước ngọt đưa cho tôi :
- Anh nói rứa chớ mỗi người một tánh, Hạnh đừng nên bắt chước chị Sương.
Có tiếng xe tắt máy ngoài cửa, tôi quay ra nhìn, bác Nghè Tân đi vào cùng người khách lạ. Tôi đứng dậy chào. Bác Nghè vui vẻ :
- Cháu Hạnh sang chơi đó à.
Rồi bác nhìn Chương :
- Ba đi phố về thì vừa gặp chú Toàn trên xe bước xuống, thiệt may.
Chương giới thiệu với tôi :
- Đây là chú Toàn, chú ruột của anh. Còn thưa chú, đây là Diệu Hạnh, cô bạn thân của cháu.
Bác Nghè nói với người đàn ông :
- Cháu Hạnh con anh Chước mà tôi đã nói chuyện với chú đó.
Chú Toàn nhìn tôi đăm đăm :
- Hạnh, ý trung nhân của Chương đây phải không ?
Chương cười, Chương dạ trong khi tôi đỏ mặt cúi đầu. Chi lạ ghê, chuyện chưa đi tới đâu mà ai cũng biết cả. Ghét Chương ghê, cứ bép xép cái miệng. Bác Nghè khen :
- Cháu Hạnh thiệt thà hiền lành lắm chú nờ.
Chú Toàn không trả lời, nói chuyện khác :
- Anh Chước chừ ở mô ?
- Ở Sàigòn, đường Nguyễn Du, dạo ni anh ấy ăn nên làm ra lắm.
Chú Toàn gật đầu :
- Chắc chắn là phải vậy, sau cái tết Mậu Thân, anh ấy giàu thấy rõ.
Tôi cảm thấy khó chịu, hình như chú Toàn có vẻ không ưa ba. Tôi đứng lên :
- Thưa hai bác, cho cháu về.
Chương ngăn :
- Ơ kìa Hạnh, ở lại ăn cơm mà.
Tôi lắc đầu :
- Hạnh chưa xin phép nơi, sợ ba đợi cơm.
Chương cũng đứng đậy :
- Anh đưa Hạnh về xin phép bác trai rồi trở lại dùng cơm với anh hí.
Tôi từ chối :
- Thôi, anh cho Hạnh khi khác, Hạnh hơi nhức đầu.
Bác Nghè và chú Toàn cùng nhìn tôi :
- Cháu Hạnh trở lại dùng cơm cho vui.
Tôi với tay cầm chiếc xắc :
- Dạ xin lỗi hai bác, cháu phải về kẻo ở nhà trông.
Chương theo tôi :
- Để anh đưa Hạnh về.
Tôi lắc đầu :
- Thôi anh vào nói chuyện với bác Toàn đi, Hạnh về tắc xi cũng được.
- Bậy nờ, để anh đưa về.
Trên đường về tôi im lặng không nói một câu. Chương ngạc nhiên :
- Hạnh, răng tự nhiên Hạnh buồn rứa ?
Tôi đáp nhỏ :
- Dạ không, Hạnh hơi mệt trong người thôi.
Giọng Chương lo lắng :
- Sau thời gian học thi, Hạnh ốm hẳn xuống. Hạnh cần phải tẩm bổ nhiều mới lại sức được.
- Mấy hộp thuốc bổ anh đưa, Hạnh dùng vẫn chưa hết.
- Hạnh nhớ uống thường xuyên nghe.
- Dạ.
Xe đến nhà, tôi bước xuống. Chương lách cổng vào theo :
- Anh đưa Hạnh vào.
Tôi ngăn :
- Thôi anh về kẻo khách đợi, khi khác hãy sang thăm Hạnh.
Chương nhìn tôi :
- Hạnh sáng ni có cử chỉ lạ ghê.
- Dạ có chi mô.
Tôi cúi cầu đi nhanh vào nhà. Phòng khách chả có ai, ba và chị Sương lại đi vắng. Tôi ngã người xuống nệm ghế, hình ảnh người đàn ông đó hiện hữu trước mặt tôi rõ rệt hơn bao giờ hết. Chú Toàn là ai mà có ác cảm với ba dữ vậy ? Chú Toàn là ai mà ánh mắt nhìn làm tôi lo sợ bâng quơ ? Ba đã làm gì để chú Toàn nhìn tôi bằng đôi mắt không chút cảm tình ? Chú Toàn là em ruột bác Nghè Tân, một nhân vật hoàn toàn xa lạ đối với gia đình tôi, làm sao chú lại biết rõ việc làm bí mật của ba được ? Tôi nghĩ đến chữ bí mật là vì chính tôi, đứa con gái cưng trong gia đình vẫn hoàn toàn mù tịt trước câu hỏi mà vô tình một kẻ lạ đã nêu lên : "Tại sao ba lại trở nên giàu có ?” Tôi không trả lời được nhưng thành thật mà nói, tôi cũng đã thấy rõ sự kiện. Chú Toàn nhận xét không hẳn sai. Trước kia, gia đình tôi không nghèo nhưng cũng chẳng giàu có hơn ai, chỉ đủ ăn và dành dụm được chút ít. Nhưng sau khi chôn cất mẹ xong, ba bán rẻ gian nhà cũ rồi đem hai đứa con vào Sàigòn lập nghiệp. Sau gần một tháng tạm trú nơi nhà người bạn, chúng tôi dọn về đây, ngôi biệt thự lộng lẫy tọa lạc trên đường Nguyễn Du, giữa một ngôi vườn rộng có cây ăn trái xanh tươi và nhiều khóm hoa đủ sắc đủ hương. Rồi ba đầu tư vào nhiều cơ sở kinh doanh, đời sống chị em tôi thoải mái từ đó và chị Sương... có lẽ cuộc sống dư dả nhàn hạ quá đã khiến chị đua đòi theo thời trang và dần dần mất hẳn nét đẹp kín đáo của người con gái Huế.
Bác làm vườn nhìn vào cửa sổ gọi tôi :
- Cô Hạnh ơi, có cô Hậu tới thăm.
Tôi ngồi bật dậy, Thúy Hậu đã vào tới, thẫn thờ ngồi xuống bên tôi :
- Mi định đi mô mà mặc áo dài rứa ?
Tôi uể oải :
- Không, tao mới đi lễ về. Mi tới thăm hay định rủ tao đi mô đây, nói cho tao sửa soạn.
Thúy Hậu lắc đầu :
- Không đi mô hết, tao đến chơi với mi.
Tôi nhìn kỹ Thúy Hậu :
- Thúy Hậu, răng cái mặt mi ngó rầu đời rứa ?
Thúy Hậu không đáp, cúi mặt thở dài.
Tôi vuốt vai nó :
- Có chuyện chi rứa, nói cho tao nghe đi.
Thúy Hậu rơm rớm nước mắt :
- Chán đời quá mi ơi, tao muốn chết quách cho rồi...
Tôi ngắt lời :
- Nói bậy nờ, chuyện chi mà đến nỗi phải rứa lận ?
Thúy Hậu ngả người vào thành ghế :
- Tình yêu hết là tao chết
Tôi run giọng : .
- Tình yêu hết ? Bộ thầy Trung với mi…
Những giọt nước mắt lăn dài, Thúy Hậu mím môi :
- Cả tuần ni Trung không qua không lại, cả tuần ni Trung cố tránh mặt tao.
Tôi sực nhớ đến câu chuyện chị Sương vừa nói cách đây ba ngày, trái tim đập mạnh :
- Chắc là... chắc là thầy Trung bận việc chi đó.
Rồi tôi gượng cười bảo Thúy Hậu :
- Mới có một tuần mà mi làm chi quýnh rứa ?
Thúy Hậu nghẹn lời :
- Ngày mô tụi tao cũng gặp nhau hết, chừ cả tuần rồi, mi biểu không lo răng được.
Tôi cố làm cho Thúy Hậu vui :
- Nhất nhật bất kiến thiên thu sầu hả ?
Thúy Hậu nhắm mắt :
- Thôi mi đừng giỡn nữa, tao đang muốn chết đây nì.
Tôi nghiêm giọng :
- Nói chơi cho vui rứa, chớ hơi mô mà mi lo, tao chắc chắn là thầy Trung bận đi mô bất ngờ đó.
- Đi mô thì cũng phải tin cho tao biết chớ.
Tôi cười :
- Chưa chi mà mi có vẻ Hoạn Thư quá, không lẽ phải đi thưa về trình mi răng.
Thúy Hậu không nói nữa, cô bé đến bên cửa sổ nhìn ra đường, bỗng cô bé kêu lên :
- Ơ, ơ Hạnh ơi, Trung... Trung vô nhà mi.
Tôi cũng hoảng hốt đứng dậy :
- Ẩu mi, thầy Trung tới đây mà làm chi ?
- Thiệt mà.
Thầy Trung đã vào đến trong sân, tiếng sỏi reo lao xao dưới gót. Thầy bước lên thềm :
- Diệu Hạnh.
Tôi lễ phép cúi đầu :
- Dạ mời thầy vào nhà chơi.
Thúy Hậu hiện ra với nụ cười tươi :
- Anh Trung. Răng lâu quá anh không lại nhà em ?
Nét mặt Trung bối rối rõ ràng, nhưng anh chàng cố làm tỉnh :
- Anh vừa đến nhà đây nè, nghe mấy đứa nhỏ bảo em lại nhà Diệu Hạnh, nên anh đi tìm đây.
Thúy Hậu sung sướng :
- Rứa à ? Cả tuần ni em trông anh dễ sợ.
Tôi mời hai người ngồi nói chuyện rồi vào nhà trong lấy nước. Trung đáng sợ thật, nhìn nét bối rối của Trung khi gặp Thúy Hậu, tôi biết rõ ràng là anh chàng đang rắp tâm phụ bạc cô bạn của tôi rồi. Trung lại nhà tôi thăm chị Sương, chớ sức mấy mà tìm Thúy Hậu. Thúy Hậu ngây thơ, Thúy Hậu cả tin, chứ còn tôi đứng ngoài cuộc, tôi biết rõ hơn ai hết. Suốt tuần nay Trung đi chơi với chị Sương trên chiếc Toyota của ba, điều tôi khinh thường Trung hơn cả là, anh chàng biết tôi là em của chị Sương, bạn thân của Thúy Hậu, thế mà anh chàng vẫn bắt bồ với chị Sương và tiếp tục lừa dối bạn tôi như thường. Quả là anh chàng xem mình chẳng có kí lô nào. Bằng chứng là anh chàng lừa Thúy Hậu ngay trước mặt tôi, may mà tôi chưa nói chuyện chị Sương và Trung cho Hậu biết. Trời ơi, không lẽ tình bạn giữa tôi và Thúy Hậu lại nứt rạn vì một chuyện lừa lọc đáng khinh sao ?
Chị Sương đi vắng, đó là một điều hay, Trung ngồi một lát rồi kiếu từ. Thúy Hậu về theo :
- Anh Trung đưa Hậu về rồi chiều mình lại gặp nhau chớ ?
- Chưa chắc đâu Thúy Hậu, có lẽ chiều nay anh phải đi Lái Thiêu.
Tôi không dám nhìn vào mặt Thúy Hậu khi nhớ đến lời nói của chị Sương hồi sáng :
- Chiều ni tao đi Biên Hòa ăn đầu cá lóc với Trung. Mi đi không ?
Thúy Hậu ơi, mi đã bị loại trước sắc đẹp của chị Sương rồi. Nhưng tội nghiệp chưa, Thúy Hậu vẫn không hay biết gì cả.
- Vậy khi mô rảnh, anh tới thăm Hậu hí.
Trung ừ rồi bước nhanh ra cửa. Tôi nhìn Thúy Hậu tung tăng bước theo và chợt thấy lòng mình ghét cay ghét đắng thầy Trung.
- Hạnh ngồi đây nghe, để anh đi lấy nước.
Tôi dựa người vào thành ghế, quan sát chung quanh. Nhà mới của Chương không rộng lắm nhưng có gác. Một chiếc cửa thông vào phòng trong và gian cuối là nhà bếp, tôi đoán thế vì tôi thoáng nghe tiếng chén bát chạm nhau rất gần. Chương mang hai ly nước ngọt ra :
- Nhà vừa nuôi được người làm đó Hạnh. Hạnh có nghe mùi xào nấu không ? Trưa nay ở lại ăn cơm với anh nhé.
Tôi hỏi Chương : .
- Kể ra bác Nghè cũng tài ghê, dạo ni kiếm người giúp việc khó lắm.
- Ông chú của anh giới thiệu đó Hạnh, ông ở tận Hạnh Thông Tây lận. Hạnh ngồi đây chơi một chút, chi cũng gặp chú anh. Ông hẹn sáng chủ nhật ni lên thăm ba và anh đó.
Chương nói chữ ba trống không thay vì ba anh như từ lâu anh thường nói làm tôi ngượng đến không dám nhìn anh.
Chương ngồi xuống cạnh tôi, nâng niu bàn tay nhỏ :
- Hạnh ơi, anh đã nói chuyện tụi mình cho ba nghe rồi.
Tôi giật nẩy mình :
- Ơ… ơ… anh nói chi mà mau rứa.
Chương nhìn sâu vào mắt tôi :
- Phải nói cho ba biết chứ chuyện của tụi mình trong sạch mà, sợ chi.
Tôi ấp úng :
- Hạnh... Hạnh dị.
- Dị chi mà dị. Hạnh phải tập tính dạn dĩ cho quen chớ.
- Đôi lúc… đôi lúc Hạnh cũng muốn dạn như chị Sương rứa nhưng không được.
Chương bưng ly nước ngọt đưa cho tôi :
- Anh nói rứa chớ mỗi người một tánh, Hạnh đừng nên bắt chước chị Sương.
Có tiếng xe tắt máy ngoài cửa, tôi quay ra nhìn, bác Nghè Tân đi vào cùng người khách lạ. Tôi đứng dậy chào. Bác Nghè vui vẻ :
- Cháu Hạnh sang chơi đó à.
Rồi bác nhìn Chương :
- Ba đi phố về thì vừa gặp chú Toàn trên xe bước xuống, thiệt may.
Chương giới thiệu với tôi :
- Đây là chú Toàn, chú ruột của anh. Còn thưa chú, đây là Diệu Hạnh, cô bạn thân của cháu.
Bác Nghè nói với người đàn ông :
- Cháu Hạnh con anh Chước mà tôi đã nói chuyện với chú đó.
Chú Toàn nhìn tôi đăm đăm :
- Hạnh, ý trung nhân của Chương đây phải không ?
Chương cười, Chương dạ trong khi tôi đỏ mặt cúi đầu. Chi lạ ghê, chuyện chưa đi tới đâu mà ai cũng biết cả. Ghét Chương ghê, cứ bép xép cái miệng. Bác Nghè khen :
- Cháu Hạnh thiệt thà hiền lành lắm chú nờ.
Chú Toàn không trả lời, nói chuyện khác :
- Anh Chước chừ ở mô ?
- Ở Sàigòn, đường Nguyễn Du, dạo ni anh ấy ăn nên làm ra lắm.
Chú Toàn gật đầu :
- Chắc chắn là phải vậy, sau cái tết Mậu Thân, anh ấy giàu thấy rõ.
Tôi cảm thấy khó chịu, hình như chú Toàn có vẻ không ưa ba. Tôi đứng lên :
- Thưa hai bác, cho cháu về.
Chương ngăn :
- Ơ kìa Hạnh, ở lại ăn cơm mà.
Tôi lắc đầu :
- Hạnh chưa xin phép nơi, sợ ba đợi cơm.
Chương cũng đứng đậy :
- Anh đưa Hạnh về xin phép bác trai rồi trở lại dùng cơm với anh hí.
Tôi từ chối :
- Thôi, anh cho Hạnh khi khác, Hạnh hơi nhức đầu.
Bác Nghè và chú Toàn cùng nhìn tôi :
- Cháu Hạnh trở lại dùng cơm cho vui.
Tôi với tay cầm chiếc xắc :
- Dạ xin lỗi hai bác, cháu phải về kẻo ở nhà trông.
Chương theo tôi :
- Để anh đưa Hạnh về.
Tôi lắc đầu :
- Thôi anh vào nói chuyện với bác Toàn đi, Hạnh về tắc xi cũng được.
- Bậy nờ, để anh đưa về.
Trên đường về tôi im lặng không nói một câu. Chương ngạc nhiên :
- Hạnh, răng tự nhiên Hạnh buồn rứa ?
Tôi đáp nhỏ :
- Dạ không, Hạnh hơi mệt trong người thôi.
Giọng Chương lo lắng :
- Sau thời gian học thi, Hạnh ốm hẳn xuống. Hạnh cần phải tẩm bổ nhiều mới lại sức được.
- Mấy hộp thuốc bổ anh đưa, Hạnh dùng vẫn chưa hết.
- Hạnh nhớ uống thường xuyên nghe.
- Dạ.
Xe đến nhà, tôi bước xuống. Chương lách cổng vào theo :
- Anh đưa Hạnh vào.
Tôi ngăn :
- Thôi anh về kẻo khách đợi, khi khác hãy sang thăm Hạnh.
Chương nhìn tôi :
- Hạnh sáng ni có cử chỉ lạ ghê.
- Dạ có chi mô.
Tôi cúi cầu đi nhanh vào nhà. Phòng khách chả có ai, ba và chị Sương lại đi vắng. Tôi ngã người xuống nệm ghế, hình ảnh người đàn ông đó hiện hữu trước mặt tôi rõ rệt hơn bao giờ hết. Chú Toàn là ai mà có ác cảm với ba dữ vậy ? Chú Toàn là ai mà ánh mắt nhìn làm tôi lo sợ bâng quơ ? Ba đã làm gì để chú Toàn nhìn tôi bằng đôi mắt không chút cảm tình ? Chú Toàn là em ruột bác Nghè Tân, một nhân vật hoàn toàn xa lạ đối với gia đình tôi, làm sao chú lại biết rõ việc làm bí mật của ba được ? Tôi nghĩ đến chữ bí mật là vì chính tôi, đứa con gái cưng trong gia đình vẫn hoàn toàn mù tịt trước câu hỏi mà vô tình một kẻ lạ đã nêu lên : "Tại sao ba lại trở nên giàu có ?” Tôi không trả lời được nhưng thành thật mà nói, tôi cũng đã thấy rõ sự kiện. Chú Toàn nhận xét không hẳn sai. Trước kia, gia đình tôi không nghèo nhưng cũng chẳng giàu có hơn ai, chỉ đủ ăn và dành dụm được chút ít. Nhưng sau khi chôn cất mẹ xong, ba bán rẻ gian nhà cũ rồi đem hai đứa con vào Sàigòn lập nghiệp. Sau gần một tháng tạm trú nơi nhà người bạn, chúng tôi dọn về đây, ngôi biệt thự lộng lẫy tọa lạc trên đường Nguyễn Du, giữa một ngôi vườn rộng có cây ăn trái xanh tươi và nhiều khóm hoa đủ sắc đủ hương. Rồi ba đầu tư vào nhiều cơ sở kinh doanh, đời sống chị em tôi thoải mái từ đó và chị Sương... có lẽ cuộc sống dư dả nhàn hạ quá đã khiến chị đua đòi theo thời trang và dần dần mất hẳn nét đẹp kín đáo của người con gái Huế.
Bác làm vườn nhìn vào cửa sổ gọi tôi :
- Cô Hạnh ơi, có cô Hậu tới thăm.
Tôi ngồi bật dậy, Thúy Hậu đã vào tới, thẫn thờ ngồi xuống bên tôi :
- Mi định đi mô mà mặc áo dài rứa ?
Tôi uể oải :
- Không, tao mới đi lễ về. Mi tới thăm hay định rủ tao đi mô đây, nói cho tao sửa soạn.
Thúy Hậu lắc đầu :
- Không đi mô hết, tao đến chơi với mi.
Tôi nhìn kỹ Thúy Hậu :
- Thúy Hậu, răng cái mặt mi ngó rầu đời rứa ?
Thúy Hậu không đáp, cúi mặt thở dài.
Tôi vuốt vai nó :
- Có chuyện chi rứa, nói cho tao nghe đi.
Thúy Hậu rơm rớm nước mắt :
- Chán đời quá mi ơi, tao muốn chết quách cho rồi...
Tôi ngắt lời :
- Nói bậy nờ, chuyện chi mà đến nỗi phải rứa lận ?
Thúy Hậu ngả người vào thành ghế :
- Tình yêu hết là tao chết
Tôi run giọng : .
- Tình yêu hết ? Bộ thầy Trung với mi…
Những giọt nước mắt lăn dài, Thúy Hậu mím môi :
- Cả tuần ni Trung không qua không lại, cả tuần ni Trung cố tránh mặt tao.
Tôi sực nhớ đến câu chuyện chị Sương vừa nói cách đây ba ngày, trái tim đập mạnh :
- Chắc là... chắc là thầy Trung bận việc chi đó.
Rồi tôi gượng cười bảo Thúy Hậu :
- Mới có một tuần mà mi làm chi quýnh rứa ?
Thúy Hậu nghẹn lời :
- Ngày mô tụi tao cũng gặp nhau hết, chừ cả tuần rồi, mi biểu không lo răng được.
Tôi cố làm cho Thúy Hậu vui :
- Nhất nhật bất kiến thiên thu sầu hả ?
Thúy Hậu nhắm mắt :
- Thôi mi đừng giỡn nữa, tao đang muốn chết đây nì.
Tôi nghiêm giọng :
- Nói chơi cho vui rứa, chớ hơi mô mà mi lo, tao chắc chắn là thầy Trung bận đi mô bất ngờ đó.
- Đi mô thì cũng phải tin cho tao biết chớ.
Tôi cười :
- Chưa chi mà mi có vẻ Hoạn Thư quá, không lẽ phải đi thưa về trình mi răng.
Thúy Hậu không nói nữa, cô bé đến bên cửa sổ nhìn ra đường, bỗng cô bé kêu lên :
- Ơ, ơ Hạnh ơi, Trung... Trung vô nhà mi.
Tôi cũng hoảng hốt đứng dậy :
- Ẩu mi, thầy Trung tới đây mà làm chi ?
- Thiệt mà.
Thầy Trung đã vào đến trong sân, tiếng sỏi reo lao xao dưới gót. Thầy bước lên thềm :
- Diệu Hạnh.
Tôi lễ phép cúi đầu :
- Dạ mời thầy vào nhà chơi.
Thúy Hậu hiện ra với nụ cười tươi :
- Anh Trung. Răng lâu quá anh không lại nhà em ?
Nét mặt Trung bối rối rõ ràng, nhưng anh chàng cố làm tỉnh :
- Anh vừa đến nhà đây nè, nghe mấy đứa nhỏ bảo em lại nhà Diệu Hạnh, nên anh đi tìm đây.
Thúy Hậu sung sướng :
- Rứa à ? Cả tuần ni em trông anh dễ sợ.
Tôi mời hai người ngồi nói chuyện rồi vào nhà trong lấy nước. Trung đáng sợ thật, nhìn nét bối rối của Trung khi gặp Thúy Hậu, tôi biết rõ ràng là anh chàng đang rắp tâm phụ bạc cô bạn của tôi rồi. Trung lại nhà tôi thăm chị Sương, chớ sức mấy mà tìm Thúy Hậu. Thúy Hậu ngây thơ, Thúy Hậu cả tin, chứ còn tôi đứng ngoài cuộc, tôi biết rõ hơn ai hết. Suốt tuần nay Trung đi chơi với chị Sương trên chiếc Toyota của ba, điều tôi khinh thường Trung hơn cả là, anh chàng biết tôi là em của chị Sương, bạn thân của Thúy Hậu, thế mà anh chàng vẫn bắt bồ với chị Sương và tiếp tục lừa dối bạn tôi như thường. Quả là anh chàng xem mình chẳng có kí lô nào. Bằng chứng là anh chàng lừa Thúy Hậu ngay trước mặt tôi, may mà tôi chưa nói chuyện chị Sương và Trung cho Hậu biết. Trời ơi, không lẽ tình bạn giữa tôi và Thúy Hậu lại nứt rạn vì một chuyện lừa lọc đáng khinh sao ?
Chị Sương đi vắng, đó là một điều hay, Trung ngồi một lát rồi kiếu từ. Thúy Hậu về theo :
- Anh Trung đưa Hậu về rồi chiều mình lại gặp nhau chớ ?
- Chưa chắc đâu Thúy Hậu, có lẽ chiều nay anh phải đi Lái Thiêu.
Tôi không dám nhìn vào mặt Thúy Hậu khi nhớ đến lời nói của chị Sương hồi sáng :
- Chiều ni tao đi Biên Hòa ăn đầu cá lóc với Trung. Mi đi không ?
Thúy Hậu ơi, mi đã bị loại trước sắc đẹp của chị Sương rồi. Nhưng tội nghiệp chưa, Thúy Hậu vẫn không hay biết gì cả.
- Vậy khi mô rảnh, anh tới thăm Hậu hí.
Trung ừ rồi bước nhanh ra cửa. Tôi nhìn Thúy Hậu tung tăng bước theo và chợt thấy lòng mình ghét cay ghét đắng thầy Trung.
________________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 6