3
Sáng
chủ nhật em dậy trễ vì đêm hôm qua thức khuya
làm nốt mấy bài tập lý hóa. Em sửa soạn thật nhanh, đồng hồ trên tường
gõ chín tiếng, em thầm nghĩ chắc giờ này chị Vân đang đợi em đến sốt
ruột
mất. Vú Thoan đi chợ chưa về, vú để sẵn bánh mì và trứng tráng cùng ly
sữa nóng dành cho em trên bàn ăn. Bé Tuấn đi họp hướng đạo, cửa trước
khóa kín. Em dùng chìa khóa riêng để bật chốt cánh cửa. Ba me đi vắng
hoài, nhà ít người nên ba làm hai chìa khóa cửa
giao cho em và vú Thoan, đề phòng những lúc vú Thoan đi chợ, em nghỉ học
hai giờ sau thì vẫn có chìa khóa để vào nhà. Em không buồn ăn bánh mì,
không buồn nhìn ly sữa thơm tho còn bốc khói, em chỉ nao nức gặp chị Vân
kỳ lạ.
Em chạy thật nhanh lên đỉnh đồi và có cảm tưởng con đường mòn ngoằn ngoèo đó dài thêm ra. Thung lũng xanh tươi dưới đồi trải rộng trước mắt em cùng tà áo chị Vân bay bay trên giá vẽ ấm cúng hồn em. Hôm nay chị Vân mặc áo dài màu tím nhạt như màu cánh hoa hổ ngươi, chiếc khăn quàng bằng len trắng làm nổi bật nước da trắng hồng của cô gái xứ anh đào. Nghe tiếng động chị ngẩng lên:
- Sơn, sao hôm nay em đến muộn vậy ?
Em nhìn chị thương mến:
- Em… ngủ quên mất. Chị đợi em có lâu không ?
Chị Vân ngưng vẽ:
- Chị ngỡ là em bận chuyện gì đó Sơn.
Em nhớ đến Nguyệt Hồng, em nghĩ đến chị Nhật Hương, chắc giờ này hai chị em đang lăng xăng đánh trứng, cân bột, cân đường, đặt vào lò hấp, chắc Nguyệt Hồng nó rủa em ghê lắm.
Em cười:
- Em đã hứa là em tới mà, chưa khi mô em sai hẹn hết a.
Chợt em ngạc nhiên:
- Chị Vân, răng hôm nay chị đứng phía bên ni giòng suối ?
Chị Vân cười bí mật:
- Đố Sơn đấy
Em ngơ ngác làm chị Vân cười khúc khích:
- Thấy em xách giày lội qua giòng suối tội nghiệp, nên tuần này chị lội thế em.
Em xúc động:
- Chị thương em quá. Chị có lạnh chân không hở chị Vân ?
Chị Vân lắc đầu:
- Em đừng lo, chị quen rồi, có những lúc Đà Lạt còn lạnh gấp mấy lần vậy nữa. Em vừa mới lên đây, chắc là chịu lạnh không quen ?
Em buộc lại tấm khăn quàng cổ:
- Rồi em cũng sẽ quen như chị mà.
Chị Vân nắm tay em kéo lại gần giá vẽ:
- Lại đây mà xem cưng. Bức họa sắp hoàn thành.
Em ngây người trước bức tranh kỳ ảo, hơi sương mờ mờ xám vương vấn hàng thông, xa xa, đỉnh núi hùng vĩ in rõ nét giữa khung trời trong sáng và một đám mây có dáng như giàn hoa ti gôn quyến luyến vây quanh.
Em buột miệng:
- Chị quả là một họa sĩ tài chị Vân ơi.
Chị Vân hơi đỏ mặt, chị đập nhẹ vào má em:
- Sơn của chị nịnh khéo ghê. Chị chưa hề đặt chân đến một trường mỹ thuật nào thì làm sao mà trở thành họa sĩ được.
Em nhớ đến câu nói của chị Nhật Hương: “Tâm hồn nghệ sĩ là bẩm sinh không phải học mà có được. Sự học hỏi chỉ là để trau dồi thêm năng khiếu sẵn có mà thôi”.
Em đem câu này nói với chị Vân, chị bẹo má em:
- Sơn của chị giỏi lý luận thì thôi.
Chị rủ em ngồi xuống thảm cỏ. Nắng đã lên và sương tan dần trên mấy phiến đá xanh. Chị Vân nghiêng đầu xuống vai em nói nho nhỏ:
- Sơn có biết không, ba của chị ngày xưa cũng là một nghệ sĩ đó.
Em ngước lên:
- Thật hả chị. Thích ghê. Chắc bác là một họa sĩ tài danh ?
Đôi mắt chị Vân u hoài nhìn ra xa:
- Không, ngày xưa ba chị là một thi sĩ, không nổi danh nhưng rất có tâm hồn.
Em cảm thấy mình cần phải nghe những lời tâm sự của chị Vân, để biết rõ hơn tâm tình người thiếu nữ mà dáng dấp đó, gương mặt đó đã làm em thương mến ngay từ phút giây tao ngộ ban đầu. Em ngồi sát lại chị Vân:
- Chị Vân ơi, chị kể chuyện về chị cho em nghe đi... về ba mẹ chị, các em của chị…
Bàn tay chị Vân siết mạnh tay em:
- Chị không còn ai hết Sơn ơi. Chị như loài chim cô đơn vậy. Sơn có biết chim cô đơn là chim gì không ?
- Dạ biết, đó là loài chim thường hót vào lúc trời gần tối, tiếng hót thật thảm não chỉ có bốn âm ngắn và một âm dài.
Chị Vân cúi đầu, giòng tóc hững hờ xõa trên vai:
- Đúng rồi đó em
Em nhớ đến những buổi chiều mùa hạ, ba me dắt ghế ra sân hóng mát. Em nô đùa bên cạnh và đã nghe tiếng hót của loài chim cô đơn này lần đầu tiên từ một hoàng hôn nào thật xa xăm. Em tò mò hỏi ba:
- Chim chi kêu lạ rứa ba ? Cứ bốn tiếng ngắn rồi một tiếng dài, cứ bốn tiếng ngắn rồi một tiếng kéo dài.
- Chim cô đơn kêu đó con.
- Chim cô đơn là chim chi hở ba ?
Ba giải thích:
- Theo huyền thoại, thì đó là linh hồn của một người không cửa không nhà, chiến tranh đã cướp mất tất cả những kẻ thân yêu trong gia đình. Bốn tiếng đó là: “Père, mère, frère, soeur, tout est perdu” có nghĩa là: “Cha, mẹ, anh, chị, mất tất cả rồi”.
Em xót xa cho thân phận loài chim Cô Đơn đó trong một phút giây rồi quên liền. Tuổi hồn nhiên không cho phép em nghĩ ngợi nhiều đến những chuyện thương tâm, bao nhiêu trò chơi, bao nhiêu vui thú ấu thơ đã làm em quên đi thật nhanh tiếng kêu u sầu của một loài chim nhỏ từng hoàng hôn khi ánh mặt trời nhạt nhòa sau đỉnh núi gọi bóng đêm về. Em sững sờ nhìn chị Vân:
- Chị Vân, chị mồ côi à ? Hiện giờ chị đang ở với ai ?
Lời chị Vân rưng rưng:
- Chị đang sống với người bạn của mẹ chị và chị gọi bà bằng má. Bà nuôi nấng săn sóc chị từ năm chị lên ba, sau khi má chị kiệt sức trong một trận lụt thật ghê gớm ngoài Trung.
Em nhẹ ngắt lời chị:
- Rứa ba của chị mô ?
- Ba chị đi làm ăn xa rồi mất liên lạc luôn từ dạo đó. Má nuôi chị bồng bế lên Đà Lạt và lập nghiệp luôn tại đây, không còn về chốn cũ nữa. Gia đình bên nội, bên ngoại… Chỉ chả còn biết ai là ai.
Em nép đầu vào vai chị Vân:
- Hiện giờ chị có được sung sướng không chị Vân ?
Đôi môi hồng khẽ mỉm cười:
- Má chị hiện giờ thương yêu chị như con ruột. Bà không chồng con, không họ hàng quyến thuộc. Chị vui lắm chứ Sơn nếu đừng nghĩ ngợi đến dĩ vãng đen tối của mình.
Chị mở nút cổ áo cho em thấy lấp lánh trên chiếc cổ trắng ngần, một sợi dây chuyền bằng vàng tây và một trái tim nhỏ xíu:
- Sơn nhìn xem, đây là kỷ vật của ba mẹ chị.
Tim em đập rộn ràng cho một xúc cảm vừa tràn dâng. Chị Vân đưa tay bấm nhẹ vào một điểm nào đó phía sau quả tim, quả tim bỗng tách ra làm đôi:
- Em thấy chữ gì không Sơn ?
Em hồi hộp dán mắt sát vào cổ chị:
- Dạ em thấy… chữ T.
- Đúng rồi, đó là họ bên nội chị, ba chị họ Trịnh đó Sơn.
Em không ngăn nổi tiếng reo vui:
- A, rứa thì chị cùng họ với em rồi. Như rứa là em có quyền trở thành em ruột của chị đúng tình trạng hợp lệ quân dịch phải không chị Vân ? Em là Trịnh Thị Xuân Sơn, còn chị là Trịnh Thị Bạch Vân…
Chị Vân cười dịu dàng rồi chị lắc đầu. Em ngẩn tò te:
- Ủa, ba chị họ Trịnh mà.
Chị Vân cài lại cúc áo:
- Sơn chưa nghe chị kể hết. Hiện giờ chị mang họ của má nuôi chị. Khai sinh ngày xưa bị thất lạc, thủ tục xin lại phiền phức, má chị lại không rành về luật lệ hành chánh, nên bà khai sinh chị cùng họ với bà cho tiện.
Em mân mê cúc áo chị:
- Má chị hiện tại là bạn ngày xưa với mẹ ruột chị hả ?
- Ừ.
- Chắc bà biết rõ về mẹ chị lắm ?
Chị Vân bứt một cọng cỏ vò nát:
- Nghe nói ngày xưa mẹ của chị bất hạnh lắm, lấy chồng nhưng gia đình bên ba chị không nhận. Đến khi chết, lại không có mặt chồng bên cạnh để nhìn nhau trong phút cuối đó nữa.
Đôi má hồng của chị Vân đã nhạt nhòa nước mắt, em nép đầu vào vai chị:
- Thôi chị Vân, đừng buồn đừng khóc nữa. Em xin lỗi chị vì đã gợi cho chị nhớ lại chuyện đau buồn này.
Chị Vân vẫn cúi đầu buồn buồn. Em nói lảng sang chuyện khác:
- Chị Vân ơi, khi mô rảnh chị cho phép em tới nhà chị chơi nghe.
Chị Vân nhìn em:
- Sơn, em muốn lại nhà chị ?
- Dạ.
- Thật không em ?
Em ngạc nhiên:
- Dạ thật chứ, bộ chị không tin em à ? Bộ chị nghi ngờ em à ? Em thương chị, em quý chị, em xin đến nhà chị chơi là một chuyện dĩ nhiên mà.
Chị Vân đứng dậy, tựa mình vào gốc thông già:
- Tại Sơn mới lên Đà Lạt, Sơn không biết. Chứ cả thành phố này đều không ưa má chị, đều muốn xa lánh chị.
Em cầm tay chị Vân:
- Chị có thể cho em biết nguyên nhân được không ?
Giọng chị Vân buồn rười rượi:
- Tại ngày xưa má chị là vũ nữ…
Em nhíu mày:
- Vũ nữ thì có chi là xấu ?
Chị Vân thở dài:
- Dư luận tàn ác lắm Sơn ơi.
Rồi chị hỏi em:
- Sơn, giờ em đã biết được chị là con của một vũ nữ, dù là con nuôi, em còn thương chị hết ?
Em cương quyết:
- Tình thương không bao giờ “còn” hay “hết” được, mà phải nói là “có” hoặc “không”. Em đã “có” thương chị rồi thì em sẽ thương chị mãi mãi. Chị Vân, em nhất định tới nhà chị mà.
Chị Vân dẹp cây cọ và hộp màu vào giỏ:
- Trưa rồi Sơn ạ, thôi để chủ nhật sau nghe.
Em dùng dằng:
- Hay là chị để em theo chị lên đồi, chị chỉ nhà cho em, rồi chiều em lại.
Chị Vân xếp giá vẽ:
- Chiều nay chị không có nhà đâu Sơn. Ráng đợi đến tuần sau đi, chị đưa Sơn về nhà ăn cơm trưa luôn, chịu chưa ?
Em đưa tay nhìn đồng hồ, 12 giờ kém 5. Muộn quá rồi nếu không trở về, vú Thoan sẽ chờ cơm và càu nhàu nhức cả óc. Em bắt tay chị Vân từ giã:
- Thôi em về, chủ nhật tới nhớ dắt em về nhà chị đó, nhớ làm bánh cho em ăn nữa đó.
Chị Vân cười thật tươi:
- Dĩ nhiên. Nhớ xin phép ba me ở lại ăn cơm với chị, chị sẽ trổ tài nấu nướng đãi em yêu. Nhớ nhé…
Em bước tới chân đồi rồi quay lại, chị Vân vẫn còn đứng nhìn theo em, tà áo tím bay bay trong gió lạnh như nàng tiên nhỏ lạc bước đến miền rừng núi hoang vu này. Em nói lớn:
- Chị về đi.
- Em về đi.
Tiếng chị ngân vang như giòng suối ngọt mềm, lời chị êm êm thoảng hơi gió ru em lâng lâng trên từng bước trở về mái nhà buồn tẻ. Vú Thoan ngồi ủ rũ bên mâm cơm, thấy em, vú nạt:
- Mi đi mô mà thẳng cò o ngón, ngồi chờ cơm đến rã cùi thúi cuống cũng không chộ mi về. Mi đi mô rứa Sơn ?
Rồi vú òa khóc:
- Hu hu, khổ thân tui ở nhà giữ ba đứa nhỏ cũng không xong.
Em chán nản đi vào phòng Tuấn, thằng bé đang nằm ngủ say sưa trên đi-văng. Tiếng vú gọi em:
- Thằng Tuấn ăn cơm rồi, để cho nó ngủ. Ra ăn cơm với tao.
Em nuốt vội chén cơm, em nghe lòng nôn nao lạ thường. Hình ảnh chị Vân u buồn với sợi dây chuyền hình trái tim có khắc chữ T như quấn quít lấy trí óc em, như xui khiến em phải làm một cái gì để biết rõ ràng hơn. Chị Vân là ai mà dĩ vãng mịt mờ nghi vấn ? Chị Vân là ai mà em cảm thấy thương yêu như giữa chị và em có một liên hệ máu mủ vô hình ?
Em nằm trên chiếc xích đu nghĩ ngợi lan man, thì có tiếng réo ngoài cổng:
- Xuân Sơn ơi, Xuân Sơn.
Em chạy ra. Bên ngoài hàng rào gỗ sơn xanh, mặt con Nguyệt Hồng bí xị như cái bánh bao chiều:
- Đồ quỷ sứ, hẹn người ta rồi mất tăm biệt tích.
Em kéo then cửa:
- Vô đây, vô đây đã Nguyệt Hồng.
Con bé làm mặt giận:
- Thôi vô làm chi nữa, tao chỉ sang hỏi mi tại răng mi lại thất hứa ? Tại sao mi lại cho tao với chị Nhật Hương leo cây ?
Em cười cầu hòa:
- Cho tao xin lỗi nghe Hồng, tại tao bận việc bất ngờ quá.
- Việc chi ?
Em lúng túng:
- Ba me tao đi vắng… nhà lại không có ai, tao phải ở nhà coi nhà đó Hồng ơi.
Nguyệt Hồng ngồi xuống chiếc xích đu nhỏ đặt trong sân:
- Mi dối tao. Thường thường, ba me mi vẫn đi hoài và mi vẫn lại nhà tao chơi mỗi sáng chủ nhật mà.
Em bào chữa một cách ngập ngừng:
- Tao nói thiệt mà, tao mắc bận thiệt mà. Thôi bỏ qua chuyện nớ đi nghe, chừ mi qua tao làm chi đây ?
Nguyệt Hồng nhún nhảy đôi chân theo nhịp đu:
- Định rủ mi đi ciné đây, không biết cô nương còn mắc bận hết ?
Em nghe cơn buồn ngủ đã đậu lên mí mắt càng lúc càng nặng, nhưng không thể từ chối đề nghị của Nguyệt Hồng được. Đã lỡ hẹn với cô bé ban sáng rồi, bây giờ đành chiều lòng bạn không thôi nó giận, cô bé thường có tính hay hờn mát.
Em khoác chiếc áo manteau mới vào người, đi cùng bạn xuống đồi, Nguyệt Hồng tấm tắc:
- Chà, áo mới của mi đẹp vô hậu.
Em khoe:
- Ba tao gởi mua tận bên Hồng Kông lận đó.
Nguyệt Hồng sờ vào những cúc áo hình trái tim:
- Mấy hàng nút dễ thương ghê.
Em lại nhớ đến quả tim sáng ngời long lanh trên cổ chị Bạch Vân, em hỏi Nguyệt Hồng:
- Ở Đà Lạt đây, mi có biết chị Vân không Hồng ?
Cô bé nhìn em chăm chăm:
- Tao quen nhiều chị tên Vân lắm, mi phải xác định tên họ cho rõ ràng tao mới biết được chứ. Để tao nói cho mi nghe hỉ, tao quen chị Thu Vân học Khoa học nì, chị Trúc Vân học Kinh Tế nì, chị Thùy Vân làm ở Ngân hàng nì…
Em ngắt lời nó:
- Tao muốn hỏi đến chị Bạch Vân.
Nguyệt Hồng:
- Bạch Vân ? Bạch Vân con bà Yvonne Ngọc phải không ?
Em ngập ngừng:
- Chắc đó đó.
Nguyệt Hồng ngạc nhiên:
- Mi không rõ nữa à ?
Em đành kể lại cho Nguyệt Hồng nghe cuộc gặp gỡ giữa chị Vân và em hôm chủ nhật tuần trước, rồi bảo nó:
- Tao mới quen chị Bạch Vân nên tao chưa biết rõ về gia thế của chị, tao chỉ biết là hiện giờ chị đang ở với bà mẹ trong một ngôi nhà cách nhà tao một ngọn đồi.
Nguyệt Hồng gật đầu quả quyết:
- Rứa thì đúng là chị Bạch Vân con bà Yvonne Ngọc rồi.
Em mỉm cười với nó:
- Mi cũng quen với chị Bạch Vân nớ hả ?
Mặt cô bé lạnh lùng:
- Có biết chớ không quen.
Em liếng thoắng:
- Chị Bạch Vân dễ thương lắm mi ơi.
Hai đứa đã đi đến cửa rạp, Nguyệt Hồng chen vào mua vé. Cuốn phim chiếu kỳ này đề cao tình mẫu tử. Em đã khóc rất nhiều khi thấy cô bé đóng vai chính bị lạc mất mẹ vì chiến tranh, sống lạnh lùng trong cô nhi viện, cô bé có đôi mắt thật sáng và thông minh làm em liên tưởng đến chị Vân, em thầm cầu nguyện cho chị Vân chóng gặp người cha đã mất liên lạc từ tấm bé, giống như cô bé trong phim được gặp lại mẹ trong một đêm Giáng Sinh đàn nhạc vang lừng. Cuốn phim kết thúc bằng hình rọi lớn hai mẹ con cô bé tươi cười dưới những hàng thông giăng mắc đèn mầu xanh đỏ và trên trời xa thăm thẳm lấp lánh muôn sao… Nhạc thánh ngân vang mừng đón Chúa Jésus ra đời.
Em chạy thật nhanh lên đỉnh đồi và có cảm tưởng con đường mòn ngoằn ngoèo đó dài thêm ra. Thung lũng xanh tươi dưới đồi trải rộng trước mắt em cùng tà áo chị Vân bay bay trên giá vẽ ấm cúng hồn em. Hôm nay chị Vân mặc áo dài màu tím nhạt như màu cánh hoa hổ ngươi, chiếc khăn quàng bằng len trắng làm nổi bật nước da trắng hồng của cô gái xứ anh đào. Nghe tiếng động chị ngẩng lên:
- Sơn, sao hôm nay em đến muộn vậy ?
Em nhìn chị thương mến:
- Em… ngủ quên mất. Chị đợi em có lâu không ?
Chị Vân ngưng vẽ:
- Chị ngỡ là em bận chuyện gì đó Sơn.
Em nhớ đến Nguyệt Hồng, em nghĩ đến chị Nhật Hương, chắc giờ này hai chị em đang lăng xăng đánh trứng, cân bột, cân đường, đặt vào lò hấp, chắc Nguyệt Hồng nó rủa em ghê lắm.
Em cười:
- Em đã hứa là em tới mà, chưa khi mô em sai hẹn hết a.
Chợt em ngạc nhiên:
- Chị Vân, răng hôm nay chị đứng phía bên ni giòng suối ?
Chị Vân cười bí mật:
- Đố Sơn đấy
Em ngơ ngác làm chị Vân cười khúc khích:
- Thấy em xách giày lội qua giòng suối tội nghiệp, nên tuần này chị lội thế em.
Em xúc động:
- Chị thương em quá. Chị có lạnh chân không hở chị Vân ?
Chị Vân lắc đầu:
- Em đừng lo, chị quen rồi, có những lúc Đà Lạt còn lạnh gấp mấy lần vậy nữa. Em vừa mới lên đây, chắc là chịu lạnh không quen ?
Em buộc lại tấm khăn quàng cổ:
- Rồi em cũng sẽ quen như chị mà.
Chị Vân nắm tay em kéo lại gần giá vẽ:
- Lại đây mà xem cưng. Bức họa sắp hoàn thành.
Em ngây người trước bức tranh kỳ ảo, hơi sương mờ mờ xám vương vấn hàng thông, xa xa, đỉnh núi hùng vĩ in rõ nét giữa khung trời trong sáng và một đám mây có dáng như giàn hoa ti gôn quyến luyến vây quanh.
Em buột miệng:
- Chị quả là một họa sĩ tài chị Vân ơi.
Chị Vân hơi đỏ mặt, chị đập nhẹ vào má em:
- Sơn của chị nịnh khéo ghê. Chị chưa hề đặt chân đến một trường mỹ thuật nào thì làm sao mà trở thành họa sĩ được.
Em nhớ đến câu nói của chị Nhật Hương: “Tâm hồn nghệ sĩ là bẩm sinh không phải học mà có được. Sự học hỏi chỉ là để trau dồi thêm năng khiếu sẵn có mà thôi”.
Em đem câu này nói với chị Vân, chị bẹo má em:
- Sơn của chị giỏi lý luận thì thôi.
Chị rủ em ngồi xuống thảm cỏ. Nắng đã lên và sương tan dần trên mấy phiến đá xanh. Chị Vân nghiêng đầu xuống vai em nói nho nhỏ:
- Sơn có biết không, ba của chị ngày xưa cũng là một nghệ sĩ đó.
Em ngước lên:
- Thật hả chị. Thích ghê. Chắc bác là một họa sĩ tài danh ?
Đôi mắt chị Vân u hoài nhìn ra xa:
- Không, ngày xưa ba chị là một thi sĩ, không nổi danh nhưng rất có tâm hồn.
Em cảm thấy mình cần phải nghe những lời tâm sự của chị Vân, để biết rõ hơn tâm tình người thiếu nữ mà dáng dấp đó, gương mặt đó đã làm em thương mến ngay từ phút giây tao ngộ ban đầu. Em ngồi sát lại chị Vân:
- Chị Vân ơi, chị kể chuyện về chị cho em nghe đi... về ba mẹ chị, các em của chị…
Bàn tay chị Vân siết mạnh tay em:
- Chị không còn ai hết Sơn ơi. Chị như loài chim cô đơn vậy. Sơn có biết chim cô đơn là chim gì không ?
- Dạ biết, đó là loài chim thường hót vào lúc trời gần tối, tiếng hót thật thảm não chỉ có bốn âm ngắn và một âm dài.
Chị Vân cúi đầu, giòng tóc hững hờ xõa trên vai:
- Đúng rồi đó em
Em nhớ đến những buổi chiều mùa hạ, ba me dắt ghế ra sân hóng mát. Em nô đùa bên cạnh và đã nghe tiếng hót của loài chim cô đơn này lần đầu tiên từ một hoàng hôn nào thật xa xăm. Em tò mò hỏi ba:
- Chim chi kêu lạ rứa ba ? Cứ bốn tiếng ngắn rồi một tiếng dài, cứ bốn tiếng ngắn rồi một tiếng kéo dài.
- Chim cô đơn kêu đó con.
- Chim cô đơn là chim chi hở ba ?
Ba giải thích:
- Theo huyền thoại, thì đó là linh hồn của một người không cửa không nhà, chiến tranh đã cướp mất tất cả những kẻ thân yêu trong gia đình. Bốn tiếng đó là: “Père, mère, frère, soeur, tout est perdu” có nghĩa là: “Cha, mẹ, anh, chị, mất tất cả rồi”.
Em xót xa cho thân phận loài chim Cô Đơn đó trong một phút giây rồi quên liền. Tuổi hồn nhiên không cho phép em nghĩ ngợi nhiều đến những chuyện thương tâm, bao nhiêu trò chơi, bao nhiêu vui thú ấu thơ đã làm em quên đi thật nhanh tiếng kêu u sầu của một loài chim nhỏ từng hoàng hôn khi ánh mặt trời nhạt nhòa sau đỉnh núi gọi bóng đêm về. Em sững sờ nhìn chị Vân:
- Chị Vân, chị mồ côi à ? Hiện giờ chị đang ở với ai ?
Lời chị Vân rưng rưng:
- Chị đang sống với người bạn của mẹ chị và chị gọi bà bằng má. Bà nuôi nấng săn sóc chị từ năm chị lên ba, sau khi má chị kiệt sức trong một trận lụt thật ghê gớm ngoài Trung.
Em nhẹ ngắt lời chị:
- Rứa ba của chị mô ?
- Ba chị đi làm ăn xa rồi mất liên lạc luôn từ dạo đó. Má nuôi chị bồng bế lên Đà Lạt và lập nghiệp luôn tại đây, không còn về chốn cũ nữa. Gia đình bên nội, bên ngoại… Chỉ chả còn biết ai là ai.
Em nép đầu vào vai chị Vân:
- Hiện giờ chị có được sung sướng không chị Vân ?
Đôi môi hồng khẽ mỉm cười:
- Má chị hiện giờ thương yêu chị như con ruột. Bà không chồng con, không họ hàng quyến thuộc. Chị vui lắm chứ Sơn nếu đừng nghĩ ngợi đến dĩ vãng đen tối của mình.
Chị mở nút cổ áo cho em thấy lấp lánh trên chiếc cổ trắng ngần, một sợi dây chuyền bằng vàng tây và một trái tim nhỏ xíu:
- Sơn nhìn xem, đây là kỷ vật của ba mẹ chị.
Tim em đập rộn ràng cho một xúc cảm vừa tràn dâng. Chị Vân đưa tay bấm nhẹ vào một điểm nào đó phía sau quả tim, quả tim bỗng tách ra làm đôi:
- Em thấy chữ gì không Sơn ?
Em hồi hộp dán mắt sát vào cổ chị:
- Dạ em thấy… chữ T.
- Đúng rồi, đó là họ bên nội chị, ba chị họ Trịnh đó Sơn.
Em không ngăn nổi tiếng reo vui:
- A, rứa thì chị cùng họ với em rồi. Như rứa là em có quyền trở thành em ruột của chị đúng tình trạng hợp lệ quân dịch phải không chị Vân ? Em là Trịnh Thị Xuân Sơn, còn chị là Trịnh Thị Bạch Vân…
Chị Vân cười dịu dàng rồi chị lắc đầu. Em ngẩn tò te:
- Ủa, ba chị họ Trịnh mà.
Chị Vân cài lại cúc áo:
- Sơn chưa nghe chị kể hết. Hiện giờ chị mang họ của má nuôi chị. Khai sinh ngày xưa bị thất lạc, thủ tục xin lại phiền phức, má chị lại không rành về luật lệ hành chánh, nên bà khai sinh chị cùng họ với bà cho tiện.
Em mân mê cúc áo chị:
- Má chị hiện tại là bạn ngày xưa với mẹ ruột chị hả ?
- Ừ.
- Chắc bà biết rõ về mẹ chị lắm ?
Chị Vân bứt một cọng cỏ vò nát:
- Nghe nói ngày xưa mẹ của chị bất hạnh lắm, lấy chồng nhưng gia đình bên ba chị không nhận. Đến khi chết, lại không có mặt chồng bên cạnh để nhìn nhau trong phút cuối đó nữa.
Đôi má hồng của chị Vân đã nhạt nhòa nước mắt, em nép đầu vào vai chị:
- Thôi chị Vân, đừng buồn đừng khóc nữa. Em xin lỗi chị vì đã gợi cho chị nhớ lại chuyện đau buồn này.
Chị Vân vẫn cúi đầu buồn buồn. Em nói lảng sang chuyện khác:
- Chị Vân ơi, khi mô rảnh chị cho phép em tới nhà chị chơi nghe.
Chị Vân nhìn em:
- Sơn, em muốn lại nhà chị ?
- Dạ.
- Thật không em ?
Em ngạc nhiên:
- Dạ thật chứ, bộ chị không tin em à ? Bộ chị nghi ngờ em à ? Em thương chị, em quý chị, em xin đến nhà chị chơi là một chuyện dĩ nhiên mà.
Chị Vân đứng dậy, tựa mình vào gốc thông già:
- Tại Sơn mới lên Đà Lạt, Sơn không biết. Chứ cả thành phố này đều không ưa má chị, đều muốn xa lánh chị.
Em cầm tay chị Vân:
- Chị có thể cho em biết nguyên nhân được không ?
Giọng chị Vân buồn rười rượi:
- Tại ngày xưa má chị là vũ nữ…
Em nhíu mày:
- Vũ nữ thì có chi là xấu ?
Chị Vân thở dài:
- Dư luận tàn ác lắm Sơn ơi.
Rồi chị hỏi em:
- Sơn, giờ em đã biết được chị là con của một vũ nữ, dù là con nuôi, em còn thương chị hết ?
Em cương quyết:
- Tình thương không bao giờ “còn” hay “hết” được, mà phải nói là “có” hoặc “không”. Em đã “có” thương chị rồi thì em sẽ thương chị mãi mãi. Chị Vân, em nhất định tới nhà chị mà.
Chị Vân dẹp cây cọ và hộp màu vào giỏ:
- Trưa rồi Sơn ạ, thôi để chủ nhật sau nghe.
Em dùng dằng:
- Hay là chị để em theo chị lên đồi, chị chỉ nhà cho em, rồi chiều em lại.
Chị Vân xếp giá vẽ:
- Chiều nay chị không có nhà đâu Sơn. Ráng đợi đến tuần sau đi, chị đưa Sơn về nhà ăn cơm trưa luôn, chịu chưa ?
Em đưa tay nhìn đồng hồ, 12 giờ kém 5. Muộn quá rồi nếu không trở về, vú Thoan sẽ chờ cơm và càu nhàu nhức cả óc. Em bắt tay chị Vân từ giã:
- Thôi em về, chủ nhật tới nhớ dắt em về nhà chị đó, nhớ làm bánh cho em ăn nữa đó.
Chị Vân cười thật tươi:
- Dĩ nhiên. Nhớ xin phép ba me ở lại ăn cơm với chị, chị sẽ trổ tài nấu nướng đãi em yêu. Nhớ nhé…
Em bước tới chân đồi rồi quay lại, chị Vân vẫn còn đứng nhìn theo em, tà áo tím bay bay trong gió lạnh như nàng tiên nhỏ lạc bước đến miền rừng núi hoang vu này. Em nói lớn:
- Chị về đi.
- Em về đi.
Tiếng chị ngân vang như giòng suối ngọt mềm, lời chị êm êm thoảng hơi gió ru em lâng lâng trên từng bước trở về mái nhà buồn tẻ. Vú Thoan ngồi ủ rũ bên mâm cơm, thấy em, vú nạt:
- Mi đi mô mà thẳng cò o ngón, ngồi chờ cơm đến rã cùi thúi cuống cũng không chộ mi về. Mi đi mô rứa Sơn ?
Rồi vú òa khóc:
- Hu hu, khổ thân tui ở nhà giữ ba đứa nhỏ cũng không xong.
Em chán nản đi vào phòng Tuấn, thằng bé đang nằm ngủ say sưa trên đi-văng. Tiếng vú gọi em:
- Thằng Tuấn ăn cơm rồi, để cho nó ngủ. Ra ăn cơm với tao.
Em nuốt vội chén cơm, em nghe lòng nôn nao lạ thường. Hình ảnh chị Vân u buồn với sợi dây chuyền hình trái tim có khắc chữ T như quấn quít lấy trí óc em, như xui khiến em phải làm một cái gì để biết rõ ràng hơn. Chị Vân là ai mà dĩ vãng mịt mờ nghi vấn ? Chị Vân là ai mà em cảm thấy thương yêu như giữa chị và em có một liên hệ máu mủ vô hình ?
Em nằm trên chiếc xích đu nghĩ ngợi lan man, thì có tiếng réo ngoài cổng:
- Xuân Sơn ơi, Xuân Sơn.
Em chạy ra. Bên ngoài hàng rào gỗ sơn xanh, mặt con Nguyệt Hồng bí xị như cái bánh bao chiều:
- Đồ quỷ sứ, hẹn người ta rồi mất tăm biệt tích.
Em kéo then cửa:
- Vô đây, vô đây đã Nguyệt Hồng.
Con bé làm mặt giận:
- Thôi vô làm chi nữa, tao chỉ sang hỏi mi tại răng mi lại thất hứa ? Tại sao mi lại cho tao với chị Nhật Hương leo cây ?
Em cười cầu hòa:
- Cho tao xin lỗi nghe Hồng, tại tao bận việc bất ngờ quá.
- Việc chi ?
Em lúng túng:
- Ba me tao đi vắng… nhà lại không có ai, tao phải ở nhà coi nhà đó Hồng ơi.
Nguyệt Hồng ngồi xuống chiếc xích đu nhỏ đặt trong sân:
- Mi dối tao. Thường thường, ba me mi vẫn đi hoài và mi vẫn lại nhà tao chơi mỗi sáng chủ nhật mà.
Em bào chữa một cách ngập ngừng:
- Tao nói thiệt mà, tao mắc bận thiệt mà. Thôi bỏ qua chuyện nớ đi nghe, chừ mi qua tao làm chi đây ?
Nguyệt Hồng nhún nhảy đôi chân theo nhịp đu:
- Định rủ mi đi ciné đây, không biết cô nương còn mắc bận hết ?
Em nghe cơn buồn ngủ đã đậu lên mí mắt càng lúc càng nặng, nhưng không thể từ chối đề nghị của Nguyệt Hồng được. Đã lỡ hẹn với cô bé ban sáng rồi, bây giờ đành chiều lòng bạn không thôi nó giận, cô bé thường có tính hay hờn mát.
Em khoác chiếc áo manteau mới vào người, đi cùng bạn xuống đồi, Nguyệt Hồng tấm tắc:
- Chà, áo mới của mi đẹp vô hậu.
Em khoe:
- Ba tao gởi mua tận bên Hồng Kông lận đó.
Nguyệt Hồng sờ vào những cúc áo hình trái tim:
- Mấy hàng nút dễ thương ghê.
Em lại nhớ đến quả tim sáng ngời long lanh trên cổ chị Bạch Vân, em hỏi Nguyệt Hồng:
- Ở Đà Lạt đây, mi có biết chị Vân không Hồng ?
Cô bé nhìn em chăm chăm:
- Tao quen nhiều chị tên Vân lắm, mi phải xác định tên họ cho rõ ràng tao mới biết được chứ. Để tao nói cho mi nghe hỉ, tao quen chị Thu Vân học Khoa học nì, chị Trúc Vân học Kinh Tế nì, chị Thùy Vân làm ở Ngân hàng nì…
Em ngắt lời nó:
- Tao muốn hỏi đến chị Bạch Vân.
Nguyệt Hồng:
- Bạch Vân ? Bạch Vân con bà Yvonne Ngọc phải không ?
Em ngập ngừng:
- Chắc đó đó.
Nguyệt Hồng ngạc nhiên:
- Mi không rõ nữa à ?
Em đành kể lại cho Nguyệt Hồng nghe cuộc gặp gỡ giữa chị Vân và em hôm chủ nhật tuần trước, rồi bảo nó:
- Tao mới quen chị Bạch Vân nên tao chưa biết rõ về gia thế của chị, tao chỉ biết là hiện giờ chị đang ở với bà mẹ trong một ngôi nhà cách nhà tao một ngọn đồi.
Nguyệt Hồng gật đầu quả quyết:
- Rứa thì đúng là chị Bạch Vân con bà Yvonne Ngọc rồi.
Em mỉm cười với nó:
- Mi cũng quen với chị Bạch Vân nớ hả ?
Mặt cô bé lạnh lùng:
- Có biết chớ không quen.
Em liếng thoắng:
- Chị Bạch Vân dễ thương lắm mi ơi.
Hai đứa đã đi đến cửa rạp, Nguyệt Hồng chen vào mua vé. Cuốn phim chiếu kỳ này đề cao tình mẫu tử. Em đã khóc rất nhiều khi thấy cô bé đóng vai chính bị lạc mất mẹ vì chiến tranh, sống lạnh lùng trong cô nhi viện, cô bé có đôi mắt thật sáng và thông minh làm em liên tưởng đến chị Vân, em thầm cầu nguyện cho chị Vân chóng gặp người cha đã mất liên lạc từ tấm bé, giống như cô bé trong phim được gặp lại mẹ trong một đêm Giáng Sinh đàn nhạc vang lừng. Cuốn phim kết thúc bằng hình rọi lớn hai mẹ con cô bé tươi cười dưới những hàng thông giăng mắc đèn mầu xanh đỏ và trên trời xa thăm thẳm lấp lánh muôn sao… Nhạc thánh ngân vang mừng đón Chúa Jésus ra đời.
________________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 4