Mỗi
năm chúng ta chỉ được nhìn thấy nắng xuân duy nhất một lần khi Tết sắp
đến. Những vạt nắng chiều cuối đông êm ả và đầy vẻ lãng mạn, mặc dù ẩn
giấu ít nhiều những tia buồn hiu hắt nào đó, luôn làm lòng tôi chùng
xuống, mắt chợt nhìn xa xăm, và bâng khuâng xao xuyến, tôi lại bồi hồi
nhớ về những mùa xuân trong dĩ vãng thuở ấu thời.
Trước 1975, khi Lăng Ông Bà Chiểu còn là biểu tượng của Sài Gòn, thì mỗi khi Tết đến xuân về, những chàng họa sĩ nghèo tha phương không chỉ "rũ áo phong sương trên gác trọ, lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang" mà còn phóng bút ghi lại hình ảnh mỹ miều của Lăng Ông lên những tấm thiệp chúc Tết xinh xắn làm bằng lụa, rồi đem ký gởi tại những tiệm bán sách, trong số đó có nhà tôi, để dân Sài Gòn tha hồ lựa chọn khi muốn trao nhau cánh thiệp đầu xuân đầy ý nghĩa. Mùa nào thức nấy, tiệm sách của gia đình tôi nhân dịp Giáng Sinh sẽ bán thiệp Noel, và khi năm hết Tết đến thì bán thiệp chúc Tết, ngoài sách, vở, nhạc và dụng cụ văn phòng, dụng cụ học sinh thì được bán quanh năm, đông khách nhất là vào dịp khai trường. Cuối năm, khi ánh nắng xiên khoai bắt đầu dịu lại, và gió chiều se se lạnh bắt đầu hây hây thổi, đó là lúc ba tôi sẽ lôi một cái bàn giấy từ trên lầu xuống, dùng để bày bán thiệp Tết. Ba tôi trang trí cho nó bằng cách quấn một tấm vải trắng dài bao quanh ba mặt của bàn, mà mặt trước đã được ông sơn hay dán lên đó dòng chữ Cung Chúc Tân Xuân màu đỏ tươi thắm nổi bật. Ba tôi còn treo thêm những giây bóng đèn trái ớt xanh đỏ nhấp nháy quanh bàn để làm cho nó bắt mắt hơn. Thế là Tết sắp đến rồi! Lũ trẻ con chúng tôi lo bán thiệp Tết thì ít mà lo chơi đùa chạy nhảy thì nhiều: chơi cá sấu lên bờ, chơi năm mười, và chui ra chui vào cái bàn đó, nơi đã biến thành chỗ ẩn nấp lý tưởng – hai trong một – Nhưng dĩ nhiên là tôi không thể nào quên được những tấm thiệp Tết xinh xắn đó: có tấm in hình hoa bìm bìm phơn phớt tím! (ô là la!), cũng có tấm dán những cánh hoa pensée ép khô thoang thoảng hương thời gian, hay khi những chàng họa sĩ nghèo túng kia, đã vẽ chán chê hình Lăng Ông cùng với hàng cây thốt nốt đặc trưng, hoặc những cô thiếu nữ mặc áo dài hoa sặc sỡ rủ nhau đi lễ chùa, bèn quay sang phác họa ông đồ già ngồi viết câu đối dưới rặng hoa đào, những cậu bé con xúng xính áo dài khăn đống đang túm năm tụm ba chơi đốt pháo, là thú vui không gì sánh kịp của những đứa trẻ tinh nghịch lúc bấy giờ, trên khắp mọi miền quê hương đất nước khi xuân sang.
Trước 1975, khi Lăng Ông Bà Chiểu còn là biểu tượng của Sài Gòn, thì mỗi khi Tết đến xuân về, những chàng họa sĩ nghèo tha phương không chỉ "rũ áo phong sương trên gác trọ, lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang" mà còn phóng bút ghi lại hình ảnh mỹ miều của Lăng Ông lên những tấm thiệp chúc Tết xinh xắn làm bằng lụa, rồi đem ký gởi tại những tiệm bán sách, trong số đó có nhà tôi, để dân Sài Gòn tha hồ lựa chọn khi muốn trao nhau cánh thiệp đầu xuân đầy ý nghĩa. Mùa nào thức nấy, tiệm sách của gia đình tôi nhân dịp Giáng Sinh sẽ bán thiệp Noel, và khi năm hết Tết đến thì bán thiệp chúc Tết, ngoài sách, vở, nhạc và dụng cụ văn phòng, dụng cụ học sinh thì được bán quanh năm, đông khách nhất là vào dịp khai trường. Cuối năm, khi ánh nắng xiên khoai bắt đầu dịu lại, và gió chiều se se lạnh bắt đầu hây hây thổi, đó là lúc ba tôi sẽ lôi một cái bàn giấy từ trên lầu xuống, dùng để bày bán thiệp Tết. Ba tôi trang trí cho nó bằng cách quấn một tấm vải trắng dài bao quanh ba mặt của bàn, mà mặt trước đã được ông sơn hay dán lên đó dòng chữ Cung Chúc Tân Xuân màu đỏ tươi thắm nổi bật. Ba tôi còn treo thêm những giây bóng đèn trái ớt xanh đỏ nhấp nháy quanh bàn để làm cho nó bắt mắt hơn. Thế là Tết sắp đến rồi! Lũ trẻ con chúng tôi lo bán thiệp Tết thì ít mà lo chơi đùa chạy nhảy thì nhiều: chơi cá sấu lên bờ, chơi năm mười, và chui ra chui vào cái bàn đó, nơi đã biến thành chỗ ẩn nấp lý tưởng – hai trong một – Nhưng dĩ nhiên là tôi không thể nào quên được những tấm thiệp Tết xinh xắn đó: có tấm in hình hoa bìm bìm phơn phớt tím! (ô là la!), cũng có tấm dán những cánh hoa pensée ép khô thoang thoảng hương thời gian, hay khi những chàng họa sĩ nghèo túng kia, đã vẽ chán chê hình Lăng Ông cùng với hàng cây thốt nốt đặc trưng, hoặc những cô thiếu nữ mặc áo dài hoa sặc sỡ rủ nhau đi lễ chùa, bèn quay sang phác họa ông đồ già ngồi viết câu đối dưới rặng hoa đào, những cậu bé con xúng xính áo dài khăn đống đang túm năm tụm ba chơi đốt pháo, là thú vui không gì sánh kịp của những đứa trẻ tinh nghịch lúc bấy giờ, trên khắp mọi miền quê hương đất nước khi xuân sang.
Anh
Hải tôi có đời nào chịu làm ngoại lệ? Tôi nhớ có năm, chắc tại tình
hình chiến sự căng thẳng leo thang, khiến nội thành cũng không yên ổn,
cho nên tuy Tết đã gần kề nhưng không khí vẫn trầm lắng, vì chính phủ
đã ra lệnh cấm đốt pháo. Một hôm, khi ba tôi vừa đi khỏi thì anh Hải
tôi nhân dịp đó đã vội "mọc đuôi tôm" và phóng ngay ra đường để gia
nhập cùng bọn trẻ đầu phố chơi đốt pháo. Tiếng pháo lẹt đẹt nổ xa xa
cùng với mùi pháo khét lẹt thoang thoảng trong không khí đã làm cho khu
phố khởi sắc hẳn lên, vì rất ra dáng Tết. Bỗng nhiên, một đám người tuy
đông nhưng không ồn ào xuất hiện trước cửa nhà tôi! Thì ra anh Hải tôi
đã bị một chú công an chìm bắt quả tang, tóm cổ (theo đúng nghĩa
đen) về tới tận nhà! Chú ấy sừng sộ hỏi má tôi rằng tại sao lại cho nó
chạy ra đường đốt pháo như vậy, và có biết là năm nay người ta cấm đốt
pháo hay không? Má tôi ôn tồn trả lời rằng, cháu nó còn nhỏ dại, còn
nghịch ngợm lắm! Thôi anh tha cho nó đi, rồi tôi về tôi sẽ dạy dỗ cháu
nó lại sau! Chú công an chìm mặc thường phục chằm chằm nhìn má tôi một
lát, rồi không nói thêm lời nào, buông anh tôi ra, và quay gót đi mất.
Anh Hải tôi, thoát nạn , vội vàng phóng ngay lên lầu. Mấy ngày sau đó,
tôi cố để ý nhưng chẳng thấy má tôi "dạy dỗ" anh tôi điều gì, như lời bà
đã hứa với chú công an!
Cận
Tết, ba tôi thường hay chở mấy anh em tụi tôi đi chợ Bến Thành, không
phải để đi sắm Tết (con nít biết gì mà mua với sắm), mà là để anh em
chúng tôi đi chơi Tết, giải khuây sau những tháng ngày phải miệt mài học
tập vất vả. Từ đàng xa, khách du xuân đã có thể nhìn thấy những gian
hàng hột dưa, pháo bông, bánh chưng bánh tét, trà rượu, kẹo mứt, dưa
hấu... bày bán Tết san sát nhau, thi nhau chăng đèn kết hoa sáng rực cả
một vùng, đua nhau mở loa phóng thanh chát chúa khi thì chào mời, lúc
để quảng cáo sản phẩm như gian hàng bán kem đánh răng Hynos (Hynos cha
cha cha!)... Hi hi! Người đứng bán, kẻ đi mua rộn ràng, chen lẫn
với những vị khách chỉ đi xem và chẳng những không mua sắm gì như lũ
con nít tụi tôi, mà lại còn được thoải mái "nếm thử" mứt kẹo miễn phí,
khiến khu chợ Tết Bến Thành càng về khuya càng thêm phần ồn ào, náo
nhiệt. Gian hàng bánh mứt nào cũng được lũ trẻ ranh chúng tôi chiếu cố
hết sức tận tình: nào mứt bí trắng phau, mứt gừng, mứt hột sen, mứt
khoai lang ươm vàng, mứt chà là nâu bóng, mứt me quấn trong giấy bóng
kiếng nhìn vô cùng hấp dẫn, mứt dừa nhuộm phẩm xanh đỏ trông thật thích
mắt... Rồi mứt trứng chim bé bé xinh xinh, thèo lèo cứt chuột nhưng
thật ra lại là kẹo đậu phọng, kẹo mè đen, nhưng vì còn bé nên tôi cứ
tưởng là phân chuột thật, nên không bao giờ dám đụng đến, cho dù
miễn phí! Lũ trẻ chúng tôi tay bốc, miệng nhai, vừa ăn vừa phủi
những hạt đường sên dính đầy mặt mũi, và nhìn nhau cười khúc khích,
tưởng mình được lạc bước vào xứ thần tiên!
Sau khi quay gót từ giã chợ Bến Thành rộn rịp với không ít niềm lưu luyến (hi hi!) chúng tôi cuốc bộ sang chợ hoa Nguyễn Huệ ngay gần đó. Khi mùa xuân đến, chợ hoa nhóm họp tại đại lộ Nguyễn Huệ, ngày trước khi còn đúng nghĩa là chợ hoa truyền thống, là một thế giới khác hẳn so với chợ Bến Thành mà chúng tôi vừa tiếc nuối để lại sau lưng! Nơi đây, trên vỉa hè là một rừng hoa, dưới lòng đường là một rừng người, và trên đầu chúng tôi là cả một bầu trời đêm thăm thẳm dường như rực rỡ hẳn nhờ các vì sao long lanh chiếu, lấp lánh như chiếc áo dài thêu kim tuyến. Lòng người ai nấy đều náo nức hân hoan đón chào chúa Xuân giáng trần. Dòng người chen lấn xô đẩy nhau đông như trẩy hội. Có cả những cô gái đôi tám, hai mươi xênh xang áo dài hay váy ngắn, hớn hở sà vào những giỏ hoa thược dược, bụi cẩm chướng đủ màu sặc sỡ, những đóa hồng đài các kiêu sa, những khóm hoa mào gà oai vệ đỏ ối bên đường, rồi làm điệu làm duyên đủ kiểu để các bác phó nhòm giơ cao máy chụp hình ghi lại vài pô làm kỷ niệm. Yêu hoa ngay từ thuở còn thơ, tôi cứ chúi mũi vào khóm vạn thọ nhị sắc ngát hương đồng nội, cúc đại đóa hương gây niềm nhớ, những cành hoa mai mùi thơm dịu dàng thanh khiết, hay mơn man những cánh hoa cẩm tú cầu màu hồng phấn đẹp mê ly. Nhưng các anh tôi thì lại thích ra mặt những cây tắc với từng chùm trái vàng da cam căng tròn, bóng lưỡng, lủng lẳng gọi mời. Len lén trông chừng những người đứng bán, các anh tôi đưa tay bứt hết trái này đến trái khác và nhét đầy túi quần, mặc dù sau đó vì không biết làm gì với chúng, sau khi đã lột vỏ nếm thử thấy chua lè, đã dùng chúng để chơi chọi nhau hoặc làm trái banh để đá trên vỉa hè trước cửa nhà! Hương hoa xuân ngào ngạt trong làn gió đêm xuân mát rượi làm dịu hẳn hơi người toát ra từ muôn vàn du khách. Chen vai thích cánh nhau, họ say sưa ngắm nhìn, thưởng lãm mọi hương sắc của khu chợ muôn hồng nghìn tía đang cố phô bày, hiến dâng trọn vẹn nét xuân tươi thắm cho đời, mỗi năm chỉ một lần, nhân dịp xuân về. Chúng tôi quyết định đi "lô ca chân" về nhà để tận hưởng cảm giác nao nao , rộn ràng, rạo rực đang lây lan vào lòng những ngày cận Tết. Hai bên đường, người Sài gòn nhà nào nhà nấy cũng đều đang bận bịu quét sân, lau cửa, chà lư hương... chuẩn bị đón mừng năm mới. Chúng tôi chìm vào giấc ngủ êm đềm với nhiều mộng đẹp đêm xuân, trong khi ngoài kia, pháo đã bắt đầu rộn ràng đì đùng nổ giòn! Mai là đêm trừ tịch rồi ! Một mùa Xuân mới lại về trên quê hương loạn ly đầy khói lửa!
Nhưng ngày vui thường qua mau : mọi sự nhanh chóng trở nên tồi tệ. Chiến tranh, nếu trước kia đối với lũ con nít chúng tôi chỉ là một hiện thực xa xăm, mơ hồ nào đó, bỗng thình lình nhe nanh giơ móng vuốt tàn bạo của nó ra và xé toang cuộc đời của tất cả chúng tôi : anh Hải, người anh mà tôi yêu thương nhất đời, đã vĩnh viễn ra đi, không bao giờ trở về ngay cả vào mùa xuân, mùa được mệnh danh là của yêu thương, đoàn tụ. Một chương đời buồn vui lẫn lộn đã khép lại, một chương mới bất định mở ra, không có anh! Kể từ đó, không có anh tôi, Tết không còn là Tết đối với tôi nữa!
Chiều nay, một lần nữa, xuân lại ngấp nghé đến bên thềm. Trong ánh nắng quái võ vàng của một buổi chiều xuân quạnh quẽ, có một dáng người cứ mải miết đi tìm một hình bóng cũ, như cố góp nhặt lại chút dư ảnh êm đềm của màu nắng xuân xưa. Người qua kẻ lại đi sắm tết đông như mắc cửi, nhưng chẳng ai là anh tôi hết! Tôi đứng lại tại một bùng binh, phân vân tự hỏi mình và hỏi Trời, bây giờ tôi phải đi đường nào để tìm thấy anh tôi?... Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người. Chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhớ. Chiều nay hoa xuân bay nhiều quá, chiều tàn dần phai trên ngàn lá, tìm đâu bóng hình ai! (Nhớ Một Chiều Xuân – Nguyễn văn Đông)
Sau khi quay gót từ giã chợ Bến Thành rộn rịp với không ít niềm lưu luyến (hi hi!) chúng tôi cuốc bộ sang chợ hoa Nguyễn Huệ ngay gần đó. Khi mùa xuân đến, chợ hoa nhóm họp tại đại lộ Nguyễn Huệ, ngày trước khi còn đúng nghĩa là chợ hoa truyền thống, là một thế giới khác hẳn so với chợ Bến Thành mà chúng tôi vừa tiếc nuối để lại sau lưng! Nơi đây, trên vỉa hè là một rừng hoa, dưới lòng đường là một rừng người, và trên đầu chúng tôi là cả một bầu trời đêm thăm thẳm dường như rực rỡ hẳn nhờ các vì sao long lanh chiếu, lấp lánh như chiếc áo dài thêu kim tuyến. Lòng người ai nấy đều náo nức hân hoan đón chào chúa Xuân giáng trần. Dòng người chen lấn xô đẩy nhau đông như trẩy hội. Có cả những cô gái đôi tám, hai mươi xênh xang áo dài hay váy ngắn, hớn hở sà vào những giỏ hoa thược dược, bụi cẩm chướng đủ màu sặc sỡ, những đóa hồng đài các kiêu sa, những khóm hoa mào gà oai vệ đỏ ối bên đường, rồi làm điệu làm duyên đủ kiểu để các bác phó nhòm giơ cao máy chụp hình ghi lại vài pô làm kỷ niệm. Yêu hoa ngay từ thuở còn thơ, tôi cứ chúi mũi vào khóm vạn thọ nhị sắc ngát hương đồng nội, cúc đại đóa hương gây niềm nhớ, những cành hoa mai mùi thơm dịu dàng thanh khiết, hay mơn man những cánh hoa cẩm tú cầu màu hồng phấn đẹp mê ly. Nhưng các anh tôi thì lại thích ra mặt những cây tắc với từng chùm trái vàng da cam căng tròn, bóng lưỡng, lủng lẳng gọi mời. Len lén trông chừng những người đứng bán, các anh tôi đưa tay bứt hết trái này đến trái khác và nhét đầy túi quần, mặc dù sau đó vì không biết làm gì với chúng, sau khi đã lột vỏ nếm thử thấy chua lè, đã dùng chúng để chơi chọi nhau hoặc làm trái banh để đá trên vỉa hè trước cửa nhà! Hương hoa xuân ngào ngạt trong làn gió đêm xuân mát rượi làm dịu hẳn hơi người toát ra từ muôn vàn du khách. Chen vai thích cánh nhau, họ say sưa ngắm nhìn, thưởng lãm mọi hương sắc của khu chợ muôn hồng nghìn tía đang cố phô bày, hiến dâng trọn vẹn nét xuân tươi thắm cho đời, mỗi năm chỉ một lần, nhân dịp xuân về. Chúng tôi quyết định đi "lô ca chân" về nhà để tận hưởng cảm giác nao nao , rộn ràng, rạo rực đang lây lan vào lòng những ngày cận Tết. Hai bên đường, người Sài gòn nhà nào nhà nấy cũng đều đang bận bịu quét sân, lau cửa, chà lư hương... chuẩn bị đón mừng năm mới. Chúng tôi chìm vào giấc ngủ êm đềm với nhiều mộng đẹp đêm xuân, trong khi ngoài kia, pháo đã bắt đầu rộn ràng đì đùng nổ giòn! Mai là đêm trừ tịch rồi ! Một mùa Xuân mới lại về trên quê hương loạn ly đầy khói lửa!
Nhưng ngày vui thường qua mau : mọi sự nhanh chóng trở nên tồi tệ. Chiến tranh, nếu trước kia đối với lũ con nít chúng tôi chỉ là một hiện thực xa xăm, mơ hồ nào đó, bỗng thình lình nhe nanh giơ móng vuốt tàn bạo của nó ra và xé toang cuộc đời của tất cả chúng tôi : anh Hải, người anh mà tôi yêu thương nhất đời, đã vĩnh viễn ra đi, không bao giờ trở về ngay cả vào mùa xuân, mùa được mệnh danh là của yêu thương, đoàn tụ. Một chương đời buồn vui lẫn lộn đã khép lại, một chương mới bất định mở ra, không có anh! Kể từ đó, không có anh tôi, Tết không còn là Tết đối với tôi nữa!
Chiều nay, một lần nữa, xuân lại ngấp nghé đến bên thềm. Trong ánh nắng quái võ vàng của một buổi chiều xuân quạnh quẽ, có một dáng người cứ mải miết đi tìm một hình bóng cũ, như cố góp nhặt lại chút dư ảnh êm đềm của màu nắng xuân xưa. Người qua kẻ lại đi sắm tết đông như mắc cửi, nhưng chẳng ai là anh tôi hết! Tôi đứng lại tại một bùng binh, phân vân tự hỏi mình và hỏi Trời, bây giờ tôi phải đi đường nào để tìm thấy anh tôi?... Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người. Chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhớ. Chiều nay hoa xuân bay nhiều quá, chiều tàn dần phai trên ngàn lá, tìm đâu bóng hình ai! (Nhớ Một Chiều Xuân – Nguyễn văn Đông)
Trần Thị Phương Lan
(Bút nhóm Hoa Nắng)