CHƯƠNG II
Sáng sớm, trời mát mẻ là thế mà con ngựa toàn thân ướt đẫm mồ hôi, phi
đến mạn phía bắc xóm Đình thì quỵ xuống, hất tung người cưỡi lên cao.
Con vật sùi bọt mép và không đứng lên được nữa, nhưng người cưỡi mặc dầu mặt mũi hốc hác, quần áo tả tơi, vẫn đứng vững sau khi uốn mình hai vòng thật đẹp trên không.
- Giỏi quá!
Khách lạ giật mình, ngó về phía có lanh lảnh tiếng reo, thấy một cô bé gái ngồi chễm chệ trên lưng một con ngựa bạch cao lênh khênh, đang mỉm cười nhìn mình, thích thú như một đứa trẻ xem diễn trò mãi võ.
Bực mình, người lạ mặt cau mày quát hỏi:
- Bé con, đây là đâu? Phải làng Bình Phú không?
- Dạ phải.
Cô bé vừa tung mình xuống đất vừa đáp, lễ độ, mặc cho con ngựa quen đường chậm rãi bước tới lũy tre gặm cỏ.
Khách vẫn một giọng ngang tàng, cấm cẳn, khó thương, hỏi trống không:
- Vậy xóm Đình đâu?
- Xóm Đình đây rồi chú.
- Sao không thấy đình?
- Tại chưa tới.
- Mà sao ta cũng chưa thấy cả cái cây cầu bằng đá nữa?
Cô gái cười khúc khích:
- Chắc tại vì chú hay là ngựa của chú thích chạy qua đoạn cầu bằng gỗ đấy.
Sực nhớ lời căn dặn của chủ tướng, gã kia đâm lo, chỉ sợ lạc đường thì khốn. Y cuống lên, quát hỏi:
- Thế nhà thằng Dũng đâu?
Người con gái hơi nhíu mày trước thái độ mỗi lúc một thêm lỗ mãng của người khách lạ. Nàng tức mình hỏi lại, giọng gắt gỏng... vì kẻ kia động chạm đến tên người nàng quen và quý mến:
- Dũng nào?
Dáng điệu ung dung của người con gái giống như một thái độ chọc tức làm cho người khách lạ điên lên:
- A, con nhãi ranh này! Không biết con cái nhà ai mà hỗn thế!
Lời nói chưa dứt, y đã xốc tới vung quyền lên đánh.
- Ơ ơ! Cái chú râu ria này, sao bỗng dưng lại đánh tôi?
Ngây thơ thực sự và ngạc nhiên cũng thực tình, cô gái nghiêng đầu tránh, bước sang phải, quay qua trái lùi lại đàng sau, vô tình nhắc lại đầy đủ và khéo léo phép né đòn chân truyền của dòng họ Bùi nổi tiếng ở Bình Định.
Ngày xưa, những lúc có chút thì giờ nhàn rỗi, bà Bùi thường muốn truyền dạy võ nghệ cho con gái, nhưng Bạch Liên nhất định không chịu học. Giận dỗi, gắt mắng hay dỗ dành thế nào cũng không được, bà thường than thở với chồng:
- Vợ chồng mình hiếm hoi được mỗi một mụn con gái. Em thấy nó xinh đẹp và nết na không mấy ai bằng. Cái mộng của em là làm thế nào cho con nó thâu góp được tất cả cái tinh hoa sở học của vợ chồng mình... Con bé thật thông minh, học một hiểu mười, nhưng chỉ phải cái ương ngạnh...
Ông chồng hỏi đùa:
- Có ương ngạnh bằng mình không?
Bà vợ cười:
- Em chỉ bướng bỉnh từng lúc và khi được giảng giải đàng hoàng thì hết ngang chướng ngay. Mình có nhận thấy thế không nào?
- Đúng vậy.
- Nhưng con gái chúng mình thì lại khác. Bình thường, nó ngoan thật là ngoan. Nhưng lúc nó ương ngạnh thì thật hết chỗ nói. Em cũng phải chịu thua nó đấy.
- Dĩ nhiên là anh cũng chịu hàng luôn.
Bà Bùi hậm hực:
- Em nghĩ mãi không hiểu tại sao con nó cứ khăng khăng một mực không chịu học võ. Người ta lạy sứt trán, cầu còn không được. Mình thì nói vã bọt mép dỗ dành con học không xong. Lắm lúc nghĩ tức mình ghê đi.
Ông Trần khoáng đạt hơn, an ủi:
- Con nó không thích thì thôi, mình để tâm làm chi cho mệt. Theo anh nghĩ, con nó rất thông minh có thể hiểu hết được những gì vợ chồng ta truyền thụ. Nhưng lĩnh hội được là một chuyện. Có đủ sức khoẻ để luyện tập được những gì lĩnh hội được lại là một chuyện khác. Không đủ lực mà cứ cố gắng tập cho kỳ được, e có hại hơn là có lợi. Chi bằng cứ để tùy ý thích của con. Bao giờ nó thấy cần học võ, vợ chồng mình dậy cũng chưa muộn...
Dù không chính thức tập luyện võ nghệ, người con gái sinh ra trong cửa tướng không thể không đắm mình trong một không khí võ từ thuở lọt lòng cho đến khi khôn lớn. Mỗi ngày một ít, các chiêu các thức nàng trông thấy biểu diễn và luyện tập liên miên thấm vào óc nàng lúc nào không hay. Cho nên tuy không hề tập tành, nàng vẫn có đầy đủ cốt cách của con nhà võ.
Những lúc vui đùa, cha mẹ nàng đôi khi giơ tay đánh dứ nàng. Lần nào nàng cũng tránh được đòn, đúng cách và nhanh như cắt!
Lần này, đối diện với người khách lạ, qua một phút thảng thốt đầu tiên, nàng cũng tự nhiên đối phó như tham dự một trò nô giỡn.
Lạ một nỗi, không những chỉ biết tránh né mà thôi, nàng còn đoán được rất đúng những miếng người kia sắp đánh.
Vừa quát xong một tiếng và tung ra một đường quyền sấm sét, người đàn ông hùng hổ đã ý thức được ngay cái lỗ mãng vô lý của mình. Nhưng khi thấy người con gái bé bỏng né tránh được một cách quá sức tài tình, y lại đâm ra thắc mắc, muốn thử xem tài nghệ của cô bé cao siêu đến mức nào.
Y tiếp tục đánh với tính cách dò dẫm. Và y ngạc nhiên rồi kinh sợ đến toát mồ hôi khi nhận thấy đối phương như đọc được hết cả ý nghĩ của mình.
Có lúc chưa kịp đánh ra, y đã vội rụt tay về vì thấy tia mắt tinh ranh của cô bé nhìn đúng vào chỗ sơ hở nhất mà nàng có thể đánh được nếu nàng có cái ý thích tai hại ấy.
Cuộc đấu võ lạ kỳ đã trót bắt đầu cứ phải miễn cưỡng tiếp tục. Một đằng là một cô bé ung dung gần như đứng yên một chỗ, trên môi luôn nở nụ cười. Còn một đằng là một đấng tu mi, râu hùm hàm én, vừa đấm vừa đá, vừa nhẩy vừa la, xoay như chong chóng mà toàn đánh vào chỗ không người.
Mặt trời đã lên cao, mồ hôi vã ra như tắm, y vội nhảy lùi, định thở một lúc rồi chạy phứt đi cho rồi.
- A! Thua rồi!
Tiếng reo mừng của nhiều người đồng loạt vang lên khiến cho người khách lạ giật thót mình vội quay lại ngó.
Y ngạc nhiên thấy mình đứng ở giữa một vòng vây, xung quanh toàn trẻ nít từ 15 tuổi trở xuống, đứa nào cũng thủ một cây gậy hay một đòn gánh chỉ chực phang.
Chúng không đông lắm, nhưng chia nhau đứng có phép tắc, phảng phất như trận đồ ông bà Thiếu Phó thường dạy cho quân sĩ.
Đang lúc chưa biết tiến lui bằng cách nào cho ổn, y bỗng nghe có tiếng vó ngựa từ cánh đồng phía Nam vọng tới.
Ngựa phi tới gần, bụi bay mù mịt. Rồi từ trên lưng ngựa một bóng người bay qua đầu lũ trẻ để buông mình xuống trước mặt y, nhẹ như một cánh chim. Lũ trẻ lại rập nhau reo:
- A! Anh Dũng!
Hai người đàn ông trố mắt nhìn nhau. Và cùng một lúc, cả hai cùng la lên vui sướng.
- Thằng Dũng!
- Chú Đồng!
Họ ôm chầm lấy nhau, một trẻ một già cùng rưng rưng nước mắt:
- Sao chú lại về đây?
- Tao đi gấp ngày đêm về tìm mày đó.
- Có việc gì thế chú? Chắc phải là chuyện quan trọng lắm.
Vòng vây đã siết chặt dần dần không phải để đánh nhau mà là để tò mò nghe lóng xem chú Đồng, con người lạ hoắc, có thể mang tin tức ở đâu về cho Dũng.
Đồng hạ thấp giọng, thói lỗ mãng đột nhiên biết mất nhường chỗ cho tính thận trọng:
- Quan trọng lắm mày ơi! Nguy hiểm nữa là đằng khác. Để lát nữa, lũ trẻ tản đi, chú sẽ nói tường tận cháu nghe. À, cô bé con kia là con cái nhà ai mà ghê gớm thế?
Dũng bỗng nhớ lại việc vừa qua, nhăn mặt hỏi:
- Sao chú hay gây sự ẩu thế? Cô Bạch Liên, con gái cưng của ông bà Thiếu Phó đấy.
Đồng hoảng hốt, mặt tái đi, nói như khóc:
- Chết cha tao rồi! Suýt nữa thì bỏ mạng. May mà cô ấy giỏi võ, nếu không lỡ đánh trúng cô ấy một thoi thì còn mặt mũi nào nhìn lại chủ tướng nữa. Dũng, mày nói mấy câu cho khéo để tao xin lỗi cô ấy đi.
Dũng cười hì hì, kéo tay Đồng đến trước mặt Bạch Liên đang ngó hai người trân trối:
- Em Bạch Liên à, đây là chú Lê Đồng, tùy tướng của ông bà Thiếu Phó. Chú là em kết nghĩa với thầy anh. Vì chưa có dịp nào về đây chơi nên không biết mặt em...
Bạch Liên cười thật tươi, hồn nhiên tiếp lời:
- Và cũng không biết đường tới xóm Đình nữa mặc dù đang đứng giữa xóm Đình!
Đồng chắp tay xá dài, trịnh trọng:
- Tôi lỗ mãng quá, thật là có lỗi lớn với cô, mong cô Bạch Liên vui lòng đại xá đi cho nhé.
Bạch Liên gạt đi:
- Lỗi phải gì đâu chú! Vụ lộn xộn vừa rồi, chú bỏ qua đi. À, chú về đây chơi hay có việc gì? Thầy mẹ cháu có nhắn chi về cho gia đình hả chú?
- Có chứ. Cụ có ở nhà không cô?
- Có. Bà cháu già cả nên ít khi bước ra khỏi cửa. Chỉ có ngày rằm, mồng một cụ mới lên chùa lễ Phật thôi.
- Vậy thì được rồi. Cô lên ngựa về nhà trước đi. Tôi với thằng Dũng theo sau. Có việc khẩn cấp phải trình cụ ngay tức thì. Dũng, tao với mày cưỡi chung một ngựa được chứ?
- Dạ được.
Đám trẻ trong làng dãn ra, bàn tán lao xao trước khi giải tán. Đồng không ngờ được giải vây một cách êm dịu đến như vậy, tự nhủ:
- Từ rầy, việc lớn việc nhỏ gì mình cũng phải ráng giữ gìn cho cẩn tắc. Suýt nữa thì mình làm hỏng cả một việc to tát chỉ vì cái tính nóng nẩy không đâu. Dù không phải tội, mình cũng sẽ ân hận suốt đời!...
Con vật sùi bọt mép và không đứng lên được nữa, nhưng người cưỡi mặc dầu mặt mũi hốc hác, quần áo tả tơi, vẫn đứng vững sau khi uốn mình hai vòng thật đẹp trên không.
- Giỏi quá!
Khách lạ giật mình, ngó về phía có lanh lảnh tiếng reo, thấy một cô bé gái ngồi chễm chệ trên lưng một con ngựa bạch cao lênh khênh, đang mỉm cười nhìn mình, thích thú như một đứa trẻ xem diễn trò mãi võ.
Bực mình, người lạ mặt cau mày quát hỏi:
- Bé con, đây là đâu? Phải làng Bình Phú không?
- Dạ phải.
Cô bé vừa tung mình xuống đất vừa đáp, lễ độ, mặc cho con ngựa quen đường chậm rãi bước tới lũy tre gặm cỏ.
Khách vẫn một giọng ngang tàng, cấm cẳn, khó thương, hỏi trống không:
- Vậy xóm Đình đâu?
- Xóm Đình đây rồi chú.
- Sao không thấy đình?
- Tại chưa tới.
- Mà sao ta cũng chưa thấy cả cái cây cầu bằng đá nữa?
Cô gái cười khúc khích:
- Chắc tại vì chú hay là ngựa của chú thích chạy qua đoạn cầu bằng gỗ đấy.
Sực nhớ lời căn dặn của chủ tướng, gã kia đâm lo, chỉ sợ lạc đường thì khốn. Y cuống lên, quát hỏi:
- Thế nhà thằng Dũng đâu?
Người con gái hơi nhíu mày trước thái độ mỗi lúc một thêm lỗ mãng của người khách lạ. Nàng tức mình hỏi lại, giọng gắt gỏng... vì kẻ kia động chạm đến tên người nàng quen và quý mến:
- Dũng nào?
Dáng điệu ung dung của người con gái giống như một thái độ chọc tức làm cho người khách lạ điên lên:
- A, con nhãi ranh này! Không biết con cái nhà ai mà hỗn thế!
Lời nói chưa dứt, y đã xốc tới vung quyền lên đánh.
- Ơ ơ! Cái chú râu ria này, sao bỗng dưng lại đánh tôi?
Ngây thơ thực sự và ngạc nhiên cũng thực tình, cô gái nghiêng đầu tránh, bước sang phải, quay qua trái lùi lại đàng sau, vô tình nhắc lại đầy đủ và khéo léo phép né đòn chân truyền của dòng họ Bùi nổi tiếng ở Bình Định.
Ngày xưa, những lúc có chút thì giờ nhàn rỗi, bà Bùi thường muốn truyền dạy võ nghệ cho con gái, nhưng Bạch Liên nhất định không chịu học. Giận dỗi, gắt mắng hay dỗ dành thế nào cũng không được, bà thường than thở với chồng:
- Vợ chồng mình hiếm hoi được mỗi một mụn con gái. Em thấy nó xinh đẹp và nết na không mấy ai bằng. Cái mộng của em là làm thế nào cho con nó thâu góp được tất cả cái tinh hoa sở học của vợ chồng mình... Con bé thật thông minh, học một hiểu mười, nhưng chỉ phải cái ương ngạnh...
Ông chồng hỏi đùa:
- Có ương ngạnh bằng mình không?
Bà vợ cười:
- Em chỉ bướng bỉnh từng lúc và khi được giảng giải đàng hoàng thì hết ngang chướng ngay. Mình có nhận thấy thế không nào?
- Đúng vậy.
- Nhưng con gái chúng mình thì lại khác. Bình thường, nó ngoan thật là ngoan. Nhưng lúc nó ương ngạnh thì thật hết chỗ nói. Em cũng phải chịu thua nó đấy.
- Dĩ nhiên là anh cũng chịu hàng luôn.
Bà Bùi hậm hực:
- Em nghĩ mãi không hiểu tại sao con nó cứ khăng khăng một mực không chịu học võ. Người ta lạy sứt trán, cầu còn không được. Mình thì nói vã bọt mép dỗ dành con học không xong. Lắm lúc nghĩ tức mình ghê đi.
Ông Trần khoáng đạt hơn, an ủi:
- Con nó không thích thì thôi, mình để tâm làm chi cho mệt. Theo anh nghĩ, con nó rất thông minh có thể hiểu hết được những gì vợ chồng ta truyền thụ. Nhưng lĩnh hội được là một chuyện. Có đủ sức khoẻ để luyện tập được những gì lĩnh hội được lại là một chuyện khác. Không đủ lực mà cứ cố gắng tập cho kỳ được, e có hại hơn là có lợi. Chi bằng cứ để tùy ý thích của con. Bao giờ nó thấy cần học võ, vợ chồng mình dậy cũng chưa muộn...
Dù không chính thức tập luyện võ nghệ, người con gái sinh ra trong cửa tướng không thể không đắm mình trong một không khí võ từ thuở lọt lòng cho đến khi khôn lớn. Mỗi ngày một ít, các chiêu các thức nàng trông thấy biểu diễn và luyện tập liên miên thấm vào óc nàng lúc nào không hay. Cho nên tuy không hề tập tành, nàng vẫn có đầy đủ cốt cách của con nhà võ.
Những lúc vui đùa, cha mẹ nàng đôi khi giơ tay đánh dứ nàng. Lần nào nàng cũng tránh được đòn, đúng cách và nhanh như cắt!
Lần này, đối diện với người khách lạ, qua một phút thảng thốt đầu tiên, nàng cũng tự nhiên đối phó như tham dự một trò nô giỡn.
Lạ một nỗi, không những chỉ biết tránh né mà thôi, nàng còn đoán được rất đúng những miếng người kia sắp đánh.
Vừa quát xong một tiếng và tung ra một đường quyền sấm sét, người đàn ông hùng hổ đã ý thức được ngay cái lỗ mãng vô lý của mình. Nhưng khi thấy người con gái bé bỏng né tránh được một cách quá sức tài tình, y lại đâm ra thắc mắc, muốn thử xem tài nghệ của cô bé cao siêu đến mức nào.
Y tiếp tục đánh với tính cách dò dẫm. Và y ngạc nhiên rồi kinh sợ đến toát mồ hôi khi nhận thấy đối phương như đọc được hết cả ý nghĩ của mình.
Có lúc chưa kịp đánh ra, y đã vội rụt tay về vì thấy tia mắt tinh ranh của cô bé nhìn đúng vào chỗ sơ hở nhất mà nàng có thể đánh được nếu nàng có cái ý thích tai hại ấy.
Cuộc đấu võ lạ kỳ đã trót bắt đầu cứ phải miễn cưỡng tiếp tục. Một đằng là một cô bé ung dung gần như đứng yên một chỗ, trên môi luôn nở nụ cười. Còn một đằng là một đấng tu mi, râu hùm hàm én, vừa đấm vừa đá, vừa nhẩy vừa la, xoay như chong chóng mà toàn đánh vào chỗ không người.
Mặt trời đã lên cao, mồ hôi vã ra như tắm, y vội nhảy lùi, định thở một lúc rồi chạy phứt đi cho rồi.
- A! Thua rồi!
Tiếng reo mừng của nhiều người đồng loạt vang lên khiến cho người khách lạ giật thót mình vội quay lại ngó.
Y ngạc nhiên thấy mình đứng ở giữa một vòng vây, xung quanh toàn trẻ nít từ 15 tuổi trở xuống, đứa nào cũng thủ một cây gậy hay một đòn gánh chỉ chực phang.
Chúng không đông lắm, nhưng chia nhau đứng có phép tắc, phảng phất như trận đồ ông bà Thiếu Phó thường dạy cho quân sĩ.
Đang lúc chưa biết tiến lui bằng cách nào cho ổn, y bỗng nghe có tiếng vó ngựa từ cánh đồng phía Nam vọng tới.
Ngựa phi tới gần, bụi bay mù mịt. Rồi từ trên lưng ngựa một bóng người bay qua đầu lũ trẻ để buông mình xuống trước mặt y, nhẹ như một cánh chim. Lũ trẻ lại rập nhau reo:
- A! Anh Dũng!
Hai người đàn ông trố mắt nhìn nhau. Và cùng một lúc, cả hai cùng la lên vui sướng.
- Thằng Dũng!
- Chú Đồng!
Họ ôm chầm lấy nhau, một trẻ một già cùng rưng rưng nước mắt:
- Sao chú lại về đây?
- Tao đi gấp ngày đêm về tìm mày đó.
- Có việc gì thế chú? Chắc phải là chuyện quan trọng lắm.
Vòng vây đã siết chặt dần dần không phải để đánh nhau mà là để tò mò nghe lóng xem chú Đồng, con người lạ hoắc, có thể mang tin tức ở đâu về cho Dũng.
Đồng hạ thấp giọng, thói lỗ mãng đột nhiên biết mất nhường chỗ cho tính thận trọng:
- Quan trọng lắm mày ơi! Nguy hiểm nữa là đằng khác. Để lát nữa, lũ trẻ tản đi, chú sẽ nói tường tận cháu nghe. À, cô bé con kia là con cái nhà ai mà ghê gớm thế?
Dũng bỗng nhớ lại việc vừa qua, nhăn mặt hỏi:
- Sao chú hay gây sự ẩu thế? Cô Bạch Liên, con gái cưng của ông bà Thiếu Phó đấy.
Đồng hoảng hốt, mặt tái đi, nói như khóc:
- Chết cha tao rồi! Suýt nữa thì bỏ mạng. May mà cô ấy giỏi võ, nếu không lỡ đánh trúng cô ấy một thoi thì còn mặt mũi nào nhìn lại chủ tướng nữa. Dũng, mày nói mấy câu cho khéo để tao xin lỗi cô ấy đi.
Dũng cười hì hì, kéo tay Đồng đến trước mặt Bạch Liên đang ngó hai người trân trối:
- Em Bạch Liên à, đây là chú Lê Đồng, tùy tướng của ông bà Thiếu Phó. Chú là em kết nghĩa với thầy anh. Vì chưa có dịp nào về đây chơi nên không biết mặt em...
Bạch Liên cười thật tươi, hồn nhiên tiếp lời:
- Và cũng không biết đường tới xóm Đình nữa mặc dù đang đứng giữa xóm Đình!
Đồng chắp tay xá dài, trịnh trọng:
- Tôi lỗ mãng quá, thật là có lỗi lớn với cô, mong cô Bạch Liên vui lòng đại xá đi cho nhé.
Bạch Liên gạt đi:
- Lỗi phải gì đâu chú! Vụ lộn xộn vừa rồi, chú bỏ qua đi. À, chú về đây chơi hay có việc gì? Thầy mẹ cháu có nhắn chi về cho gia đình hả chú?
- Có chứ. Cụ có ở nhà không cô?
- Có. Bà cháu già cả nên ít khi bước ra khỏi cửa. Chỉ có ngày rằm, mồng một cụ mới lên chùa lễ Phật thôi.
- Vậy thì được rồi. Cô lên ngựa về nhà trước đi. Tôi với thằng Dũng theo sau. Có việc khẩn cấp phải trình cụ ngay tức thì. Dũng, tao với mày cưỡi chung một ngựa được chứ?
- Dạ được.
Đám trẻ trong làng dãn ra, bàn tán lao xao trước khi giải tán. Đồng không ngờ được giải vây một cách êm dịu đến như vậy, tự nhủ:
- Từ rầy, việc lớn việc nhỏ gì mình cũng phải ráng giữ gìn cho cẩn tắc. Suýt nữa thì mình làm hỏng cả một việc to tát chỉ vì cái tính nóng nẩy không đâu. Dù không phải tội, mình cũng sẽ ân hận suốt đời!...
________________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG III