CHƯƠNG X
Giờ Ngọ ba khắc. Cuộc hành hình bắt đầu với những
nghi thức ghê rợn cố ý để đe dọa nhiều người còn sống hơn là một số ít
người sắp chết.
Bắt đầu từ người có ngôi vị cao nhất bằng lề lối ác độc nhất. Bốn thớt voi phanh thây vua Cảnh Thịnh.
Ông vua trẻ tuổi nằm ngửa dưới đất, dang chân dang tay tựa như để nghỉ ngơi cho thật thoải mái, mặc cho người ta xúm lại buộc mỗi cổ tay cổ chân ông vào chân sau của bốn thớt voi đồ sộ.
Một cây pháo hiệu nổ đinh tai thúc bốn con vật chạy lồng về bốn phía. Một chiếc đùi máu me lênh láng bị rứt đứt khỏi thân hình vị vương xấu số.
Nhiều tiếng rú, tiếng la kinh hoảng vang lên từ phía khán đài cũng như từ đám đông dân chúng. Người ta ngạc nhiên thấy kẻ thụ hình câm lặng, đôi mắt trợn ngược cố dán chặt vào chiếc sọt tre đựng xương cốt để ở phía trên đầu.
Chỉ một tia nhìn xót xa và căm hận ấy cũng đủ cho vị vua bất hạnh được tha cho cái tội bất tài không giữ nổi mồ mả của ông cha.
Cơn hấp hối của Quang Toản kéo dài cho đến khi bốn con vật lồng lên lần nữa sau tiếng pháo lệnh thứ hai. Xác vua Cảnh Thịnh bị xé ra làm năm đoạn, ruột gan đổ ra bầy nhầy trên mặt đất.
Quang Thùy và Quang Thiệu, kẻ trước người sau, theo gót anh bằng đường lối nhân đạo hơn. Họ chỉ bị chặt đầu. Thiệu gan dạ hơn Thùy, trừng mắt ngó lưỡi dao chém xuống, mặt không đổi sắc.
Đến lượt danh tướng Trần Quang Diệu. Ông này yên trí thế nào cũng nếm mùi "bốn tượng phanh thây", trái lại, "hầu hạ" ông chỉ có một tên đao phủ thủ.
Ngạc nhiên, ông tướng hạ thành Qui Nhơn dạo trước tự nhủ:
- Họ "tử tế" với ta như vậy sao? Á à! Lại mánh khóe gì đây? Chẳng lẽ sợ sau này xuống suối vàng, mắc cỡ không dám nhìn mặt thằng em rể? Hay là có lời năn nỉ của các tướng đã được ta tha chết cho ngày nào? Kệ! Hơi đâu mà thắc mắc.
Trong giây lát, Diệu quay mặt về hướng nam, nhắm mắt thả hồn về quê mẹ. Hai giọt nước mắt long lanh chảy xuống như hai hạt ngọc hiếm hoi.
Sau khi mở bừng mắt ra nhìn vợ nhìn con và nở một nụ cười khuyến khích, hẹn hò, ông thản nhiên bảo tên đao phủ thủ đang đứng chờ với một niềm kính cẩn ít ai ngờ tới:
- Xong rồi! Chú cứ việc làm phận sự.
Tên đao phủ phục xuống lạy người tử tội:
- Xin quan Thiếu Phó về thần tha tội chết cho con!
- Không hề chi! Ta còn phù hộ cho chú nữa chứ!
Lưỡi dao chém xuống ngọt lừ. Quang Diệu chết, đầu không rơi xuống đất, thân hình khôi vị vẫn đứng vững như trồng.
Cái thây chỉ từ từ đổ xuống khi nghe tiếng hai mẹ con Bạch Liên cùng thét một lúc:
- Thầy ơi!
- Mình ơi!
Nhanh tay, tên đao phủ thủ đỡ lấy cái đầu không để cho rơi xuống đất.
Bắt đầu từ người có ngôi vị cao nhất bằng lề lối ác độc nhất. Bốn thớt voi phanh thây vua Cảnh Thịnh.
Ông vua trẻ tuổi nằm ngửa dưới đất, dang chân dang tay tựa như để nghỉ ngơi cho thật thoải mái, mặc cho người ta xúm lại buộc mỗi cổ tay cổ chân ông vào chân sau của bốn thớt voi đồ sộ.
Một cây pháo hiệu nổ đinh tai thúc bốn con vật chạy lồng về bốn phía. Một chiếc đùi máu me lênh láng bị rứt đứt khỏi thân hình vị vương xấu số.
Nhiều tiếng rú, tiếng la kinh hoảng vang lên từ phía khán đài cũng như từ đám đông dân chúng. Người ta ngạc nhiên thấy kẻ thụ hình câm lặng, đôi mắt trợn ngược cố dán chặt vào chiếc sọt tre đựng xương cốt để ở phía trên đầu.
Chỉ một tia nhìn xót xa và căm hận ấy cũng đủ cho vị vua bất hạnh được tha cho cái tội bất tài không giữ nổi mồ mả của ông cha.
Cơn hấp hối của Quang Toản kéo dài cho đến khi bốn con vật lồng lên lần nữa sau tiếng pháo lệnh thứ hai. Xác vua Cảnh Thịnh bị xé ra làm năm đoạn, ruột gan đổ ra bầy nhầy trên mặt đất.
Quang Thùy và Quang Thiệu, kẻ trước người sau, theo gót anh bằng đường lối nhân đạo hơn. Họ chỉ bị chặt đầu. Thiệu gan dạ hơn Thùy, trừng mắt ngó lưỡi dao chém xuống, mặt không đổi sắc.
Đến lượt danh tướng Trần Quang Diệu. Ông này yên trí thế nào cũng nếm mùi "bốn tượng phanh thây", trái lại, "hầu hạ" ông chỉ có một tên đao phủ thủ.
Ngạc nhiên, ông tướng hạ thành Qui Nhơn dạo trước tự nhủ:
- Họ "tử tế" với ta như vậy sao? Á à! Lại mánh khóe gì đây? Chẳng lẽ sợ sau này xuống suối vàng, mắc cỡ không dám nhìn mặt thằng em rể? Hay là có lời năn nỉ của các tướng đã được ta tha chết cho ngày nào? Kệ! Hơi đâu mà thắc mắc.
Trong giây lát, Diệu quay mặt về hướng nam, nhắm mắt thả hồn về quê mẹ. Hai giọt nước mắt long lanh chảy xuống như hai hạt ngọc hiếm hoi.
Sau khi mở bừng mắt ra nhìn vợ nhìn con và nở một nụ cười khuyến khích, hẹn hò, ông thản nhiên bảo tên đao phủ thủ đang đứng chờ với một niềm kính cẩn ít ai ngờ tới:
- Xong rồi! Chú cứ việc làm phận sự.
Tên đao phủ phục xuống lạy người tử tội:
- Xin quan Thiếu Phó về thần tha tội chết cho con!
- Không hề chi! Ta còn phù hộ cho chú nữa chứ!
Lưỡi dao chém xuống ngọt lừ. Quang Diệu chết, đầu không rơi xuống đất, thân hình khôi vị vẫn đứng vững như trồng.
Cái thây chỉ từ từ đổ xuống khi nghe tiếng hai mẹ con Bạch Liên cùng thét một lúc:
- Thầy ơi!
- Mình ơi!
Nhanh tay, tên đao phủ thủ đỡ lấy cái đầu không để cho rơi xuống đất.
□
Có lệnh truyền xuống cho giám trảm quan một thay đổi
bất ngờ: Bạch Liên trước đã, rồi mới đến Thị Xuân. Và voi giầy chứ không
phải thắt cổ.
Một nụ cười vừa chua chát vừa thách thức nở trên môi vẫn còn hồng của người đàn bà gan dạ:
- Phải, thua gan nữ tướng, chúng bay chỉ có cách làm đau lòng người mẹ mới hả được khối căm hờn chồng chất sau bao nhiêu lần nếm mùi thất bại! Thật hèn! Nhưng cũng thật ác!
Bạch Liên run lên khi thấy một con voi từ đàng xa đang nặng nề bước tới.
- Mẹ ơi! Cứu con với!
Bằng một giọng thật từ hòa, người mẹ bình tĩnh bảo:
- Mẹ không cứu được con đâu. Trong khoảnh khắc nữa mẹ cũng theo con ngay đây mà.
- Nhưng con sợ lắm. Voi chi trông mà gớm ghiếc!
- Việc gì mà sợ! Con đã chẳng từng có một con voi đó sao?
Mặt cô bé tươi hẳn lên:
- Phải rồi! Con Tiểu Tượng của con chắc bây giờ cũng đã lớn, mẹ nhỉ?
- Ừ! Con cứ coi con này như con Tiểu Tượng là xong.
- Vâng.
Nhắc đến con Tiểu Tượng, cô gái liên tưởng đến quê nhà, đến bà nội thân yêu giờ này chắc đang nhớ thương con cháu. Hai hàng nước mắt chảy ròng ròng trên má, nàng kêu lên một tiếng đau thương:
- Bà ơi!
Những hình ảnh đẹp đẽ đã qua trong đời nàng lần lượt hiện ra rõ rệt. Cuối cùng là gương mặt anh tuấn và chất phác của Dũng kề bên cạnh mặt nàng trong đêm hôm rằm "hai đứa" nói chuyện dưới trăng trong vườn cây thơm ngát. Nàng thở dài:
- Tội nghiệp Dũng! Ảnh thương mình biết là bao nhiêu. Mà sao mình không chịu nói thương ảnh. Cũng không chịu để cho ảnh cùng chết với mình nhỉ? Tội nghiệp! Anh Dũng! Em đã giữ lời hứa nhớ đến anh rất nhiều trước khi chết. Anh Dũng! Bây giờ anh ở đâu, có nghe thấy tiếng em nhắc đến tên anh không?
Nàng la to lên hai tiếng đầy nước mắt:
- Anh Dũng ơi! Anh Dũng!
Con voi đã bước tới, lưỡng lự như thấy con mồi quá nhỏ bé. Tiếng bà mẹ dịu dàng nhắc nhở:
- Can đảm nghe con. Con hãy nhớ nét mặt bình tĩnh của thầy lúc sắp về trời. Con gái yêu của thầy, của mẹ không thể tầm thường như bao nhiêu người khác được.
- Vâng. Con xin tuân lời mẹ dạy.
- Tốt! Vậy mới là con gái cưng của mẹ. Thầy đang đợi mẹ con ta. Lát nữa đây, mẹ con ta sẽ gặp. Thà con theo thầy mẹ còn sướng hơn là ở lại trên thế gian này với những con người độc ác tàn nhẫn.
- Vâng. Mẹ ơi! Voi con trông con nào cũng giống con nào. Biết đâu con này chẳng phải là con Tiểu Tượng dễ thương của con!... Kìa nó đã tới gần con rồi đó, mẹ.
Nghe lời mẹ dạy, nàng coi thớt voi xa lạ như con Tiểu Tượng quen thuộc ngày xưa, nàng vẫn cưỡi.
Nhìn thẳng vào cặp mắt sùm sụp của con vật, nàng mạnh dạn chìa tay ra hiệu:
- Quỳ xuống đi, Tiểu Tượng!
Bản năng súc sinh như bị ý chí con người chi phối, con vật giật mình lùi mấy bước rồi khuỵu hai chân trước xuống như quỳ lạy trước sự ngạc nhiên của mọi người.
Tưởng chừng đã thoát nạn, Bạch Liên la lên mừng rỡ:
- Anh Dũng ơi!
Qua màn lệ, nàng thấy lại những cảnh sống êm đềm đã qua với tất cả những người thân, trong số đó có người tình không duyên kiếp. Nàng mỉm cười, không trông thấy con vật ngơ ngác đứng dậy và hầm hầm xông tới.
Như một con chó dại có cặp mắt đỏ ngầu, con vật to xác gườm gườm một tia nhìn dã thú trước khi lấy vòi quấn người con gái ném lên trên không.
Tiếng rú của mọi người ở bốn chung quanh như tiếng vang đáp ứng tiếng la cuối cùng của cô gái:
- Anh Dũng!...
Vô số người chễm chệ trên khán đài cũng như chen chúc ngoài bãi cỏ, kéo vạt áo lau nước mắt. Một số ít có trái tim sắt đá cũng phải quay mặt đi, buông một tiếng thở dài.
Trong khi đó, thân hình người con gái mong manh như một cánh sen, bay bổng lên không, chao chao trong gió rồi nhẹ nhàng rơi xuống vạt cỏ xanh mềm. Con vật hung hăng xốc tới với cặp mắt đỏ ngầu chó dại.
Cẳng chân thô kịch và mốc thếch từ từ cất lên, sẵn sàng dí xuống giầy nạn nhân bé bỏng nát ngướu như tương. Không ai nỡ nhìn vì trong những trái tim gỗ đá nhất vẫn còn sót lại một vài giọt lương tâm.
Đột nhiên, con vật già nua rống lên một tiếng ghê rợn trước khi thoái lui mấy bước. Nó lồng lộn điên cuồng quanh một vòng tròn nhỏ hẹp dần rồi phủ phục xuống đất trong một tư thế chịu tội cạnh cái thây mà nó định giẫm nát.
Mọi người ngơ ngác không hiểu ra sao, tưởng có điều chi thần bí. Duy bà Bùi và mấy người tinh mắt nhất mới thấy một mũi tên bay tới, nhanh như điện xẹt, cắm ngập vào mắt phía tả con vật cồng kềnh!
Bà Bùi mỉm cười, lẩm nhẩm khen:
- Thằng nhỏ bắn thật hay. Hoài của! Tài không có chỗ dùng! Quả là uổng!
Bà nghĩ đến Dũng, chàng trẻ tuổi đẹp trai, vừa có tài vừa có đức, rất xứng đáng sánh duyên với con bà nếu không xảy ra bao nhiêu điều trắc trở.
Quản tượng dắt ra một thớt voi khác còn dữ dằn hơn mấy con lúc nãy.
Hiểu rõ ý thâm độc của kẻ thù, vị nữ anh hùng đất Bình Định ngạo nghễ mỉm cười thách đố. Chẳng những chúng muốn bà chết thảm, chúng còn muốn kéo thật dài các cực hình để cho bà phải sống dở chết dở, đau đớn đến tột cùng cả tâm hồn đến thể xác. Xấu xa hơn nữa, chúng muốn bà phải bộc lộ thân hình để thanh danh nữ kiệt của bà bị nhơ nhớp lúc sống cũng như khi chết. Với một trí tưởng tượng thật phong phú, chúng cho rằng một nữ tướng không thể "quy thần" với một hình hài bộc lộ, cũng như một nữ kiệt không thể đi vào lịch sử khi thân thể lõa lồ. Bị bó tay, chắc bà không thể nào tránh khỏi những điều sỉ nhục tồi tệ ấy.
Kẻ ghét, người thương, ai cũng muốn biết bà sẽ đối phó cách nào với nghịch cảnh. Chỉ có mấy người thân tín nhất mới hay bà đã tính kỹ từ hôm trước.
Phải tinh mắt lắm mới nhận thấy dường như bà mập ra một cách khác thường mặc dầu bà đi đứng vẫn nhanh nhẹn. Nhưng không ai có thể ngờ rằng, từ cổ đến mắt cá chân, da thịt nõn nà của người đàn bà đã được gói kín trong một cây lụa mỡ màng.
Coi voi hung hăng chạy sồng sộc tới. Bà nghiễm nhiên đợi nó tấn công. Hai tay bà vẫn quặt ra đằng sau vì bị trói bằng một sợi dây thật chắc.
Cặp ngà cong và nhọn sóc một đường từ dưới lên trên. Bà khẽ nghiêng mình né tránh. Con vật ngạc nhiên thấy ngón đòn phủ đầu không trúng, tung ra một ngọn thứ hai. Vẫn húc ra ngoài không khí.
Điên tiết, nó múa loạn cái vòi như một cây roi mềm của con nhà võ.
Chỉ có hai chân được tự do, bà thoắt ở mé đông thoắt đã ở phía tây, lúc nhẩy qua đầu con vật to lớn kềnh càng không day trở kịp.
Con vật càng lồng lên giận dữ bao nhiêu, bà càng điềm tĩnh bấy nhiêu. Cuối cùng, ngưng cuộc tấn công, con voi trừng mắt ngó con người kỳ lạ lần thứ nhất trị được nó mà không cần đập cây búa tạ lên trên đầu nó.
Người và vật ngó nhau, giữ miếng. Giây lâu không chịu nổi tia nhìn sáng quắc như điện của vị nữ kiệt, con voi chịu thua, lùi bước. Nó lùi, lùi hoài. Lũ quân khát máu bấy lâu nay chỉ mong có dịp trả thù, ăn tươi nuốt sống bà cho hả giận, đổ xô ra, chĩa những cây đinh ba nhọn hoắt vào hông con vật thúc nó phải tiến tới. Điên cuồng, chúng đồng thanh la lớn muốn bắt bà quỳ xuống cho con voi dễ làm tròn phận sự:
- Quỳ xuống! Quỳ xuống đi! Mau!
Bà mỉm cười đắc ý. Tiếng la vừa nhắc bà đem hết tài năng ra thi thố đến độ chót.
Bất thình lình, bà quát một tiếng oai hùng như tiếng sét đánh xuống giữa không trung:
- Quỳ xuống!
Y hệt một con chó dễ bảo, thớt voi hung dữ nhất pháp trường vội co vòi, khuỵu bốn chân, phục xuống.
Tiếng cổ võ, ngợi khen, thán phục vang lên tựa sấm:
- Quả là uy vũ thiên thần!
- Bà Thiếu Phó đúng là người nhà trời!
- Chả trách ngày xưa thiên hạ thua liểng xiểng!
Trời đang nóng chang chang bỗng tối sầm hẳn lại, trên mây như có tiếng ngựa xe. Có tiếng người cười nói. Vị nữ tướng ngước nhìn lên, thấy chồng, thấy con. Thấy cả vị anh hùng dân tộc của trận Đống Đa ngày nọ.
Bà mỉm cười: bây giờ chết thật là đúng lúc.
Bị một lúc hàng chục quả pháo đại ném tới nổ đùng đùng sau lưng, con voi một lần chót lồng lên, xông đại và húc bừa vào đối phương lúc đó không thèm chống cự.
Bà chết ngay tức khắc, anh hồn bay bổng lên không hòa quyện, đoàn tụ cùng chồng, con yêu quý, để thân xác rơi xuống đất làm mồi cho người và vật. Voi được thể chụm cả bốn chân giầy nát người bà. Máu đổ ra biến cây lụa mầu mỡ gà bao kín người bà thành cây lụa đỏ. Đám binh sĩ còn mang tính man rợ trong người, tranh nhau mổ lấy tim, gan, phổi của vị nữ anh hùng mà ăn sống nuốt tươi để sau này được thêm can đảm.
Một nụ cười vừa chua chát vừa thách thức nở trên môi vẫn còn hồng của người đàn bà gan dạ:
- Phải, thua gan nữ tướng, chúng bay chỉ có cách làm đau lòng người mẹ mới hả được khối căm hờn chồng chất sau bao nhiêu lần nếm mùi thất bại! Thật hèn! Nhưng cũng thật ác!
Bạch Liên run lên khi thấy một con voi từ đàng xa đang nặng nề bước tới.
- Mẹ ơi! Cứu con với!
Bằng một giọng thật từ hòa, người mẹ bình tĩnh bảo:
- Mẹ không cứu được con đâu. Trong khoảnh khắc nữa mẹ cũng theo con ngay đây mà.
- Nhưng con sợ lắm. Voi chi trông mà gớm ghiếc!
- Việc gì mà sợ! Con đã chẳng từng có một con voi đó sao?
Mặt cô bé tươi hẳn lên:
- Phải rồi! Con Tiểu Tượng của con chắc bây giờ cũng đã lớn, mẹ nhỉ?
- Ừ! Con cứ coi con này như con Tiểu Tượng là xong.
- Vâng.
Nhắc đến con Tiểu Tượng, cô gái liên tưởng đến quê nhà, đến bà nội thân yêu giờ này chắc đang nhớ thương con cháu. Hai hàng nước mắt chảy ròng ròng trên má, nàng kêu lên một tiếng đau thương:
- Bà ơi!
Những hình ảnh đẹp đẽ đã qua trong đời nàng lần lượt hiện ra rõ rệt. Cuối cùng là gương mặt anh tuấn và chất phác của Dũng kề bên cạnh mặt nàng trong đêm hôm rằm "hai đứa" nói chuyện dưới trăng trong vườn cây thơm ngát. Nàng thở dài:
- Tội nghiệp Dũng! Ảnh thương mình biết là bao nhiêu. Mà sao mình không chịu nói thương ảnh. Cũng không chịu để cho ảnh cùng chết với mình nhỉ? Tội nghiệp! Anh Dũng! Em đã giữ lời hứa nhớ đến anh rất nhiều trước khi chết. Anh Dũng! Bây giờ anh ở đâu, có nghe thấy tiếng em nhắc đến tên anh không?
Nàng la to lên hai tiếng đầy nước mắt:
- Anh Dũng ơi! Anh Dũng!
Con voi đã bước tới, lưỡng lự như thấy con mồi quá nhỏ bé. Tiếng bà mẹ dịu dàng nhắc nhở:
- Can đảm nghe con. Con hãy nhớ nét mặt bình tĩnh của thầy lúc sắp về trời. Con gái yêu của thầy, của mẹ không thể tầm thường như bao nhiêu người khác được.
- Vâng. Con xin tuân lời mẹ dạy.
- Tốt! Vậy mới là con gái cưng của mẹ. Thầy đang đợi mẹ con ta. Lát nữa đây, mẹ con ta sẽ gặp. Thà con theo thầy mẹ còn sướng hơn là ở lại trên thế gian này với những con người độc ác tàn nhẫn.
- Vâng. Mẹ ơi! Voi con trông con nào cũng giống con nào. Biết đâu con này chẳng phải là con Tiểu Tượng dễ thương của con!... Kìa nó đã tới gần con rồi đó, mẹ.
Nghe lời mẹ dạy, nàng coi thớt voi xa lạ như con Tiểu Tượng quen thuộc ngày xưa, nàng vẫn cưỡi.
Nhìn thẳng vào cặp mắt sùm sụp của con vật, nàng mạnh dạn chìa tay ra hiệu:
- Quỳ xuống đi, Tiểu Tượng!
Bản năng súc sinh như bị ý chí con người chi phối, con vật giật mình lùi mấy bước rồi khuỵu hai chân trước xuống như quỳ lạy trước sự ngạc nhiên của mọi người.
Tưởng chừng đã thoát nạn, Bạch Liên la lên mừng rỡ:
- Anh Dũng ơi!
Qua màn lệ, nàng thấy lại những cảnh sống êm đềm đã qua với tất cả những người thân, trong số đó có người tình không duyên kiếp. Nàng mỉm cười, không trông thấy con vật ngơ ngác đứng dậy và hầm hầm xông tới.
Như một con chó dại có cặp mắt đỏ ngầu, con vật to xác gườm gườm một tia nhìn dã thú trước khi lấy vòi quấn người con gái ném lên trên không.
Tiếng rú của mọi người ở bốn chung quanh như tiếng vang đáp ứng tiếng la cuối cùng của cô gái:
- Anh Dũng!...
Vô số người chễm chệ trên khán đài cũng như chen chúc ngoài bãi cỏ, kéo vạt áo lau nước mắt. Một số ít có trái tim sắt đá cũng phải quay mặt đi, buông một tiếng thở dài.
Trong khi đó, thân hình người con gái mong manh như một cánh sen, bay bổng lên không, chao chao trong gió rồi nhẹ nhàng rơi xuống vạt cỏ xanh mềm. Con vật hung hăng xốc tới với cặp mắt đỏ ngầu chó dại.
Cẳng chân thô kịch và mốc thếch từ từ cất lên, sẵn sàng dí xuống giầy nạn nhân bé bỏng nát ngướu như tương. Không ai nỡ nhìn vì trong những trái tim gỗ đá nhất vẫn còn sót lại một vài giọt lương tâm.
Đột nhiên, con vật già nua rống lên một tiếng ghê rợn trước khi thoái lui mấy bước. Nó lồng lộn điên cuồng quanh một vòng tròn nhỏ hẹp dần rồi phủ phục xuống đất trong một tư thế chịu tội cạnh cái thây mà nó định giẫm nát.
Mọi người ngơ ngác không hiểu ra sao, tưởng có điều chi thần bí. Duy bà Bùi và mấy người tinh mắt nhất mới thấy một mũi tên bay tới, nhanh như điện xẹt, cắm ngập vào mắt phía tả con vật cồng kềnh!
Bà Bùi mỉm cười, lẩm nhẩm khen:
- Thằng nhỏ bắn thật hay. Hoài của! Tài không có chỗ dùng! Quả là uổng!
Bà nghĩ đến Dũng, chàng trẻ tuổi đẹp trai, vừa có tài vừa có đức, rất xứng đáng sánh duyên với con bà nếu không xảy ra bao nhiêu điều trắc trở.
Quản tượng dắt ra một thớt voi khác còn dữ dằn hơn mấy con lúc nãy.
Hiểu rõ ý thâm độc của kẻ thù, vị nữ anh hùng đất Bình Định ngạo nghễ mỉm cười thách đố. Chẳng những chúng muốn bà chết thảm, chúng còn muốn kéo thật dài các cực hình để cho bà phải sống dở chết dở, đau đớn đến tột cùng cả tâm hồn đến thể xác. Xấu xa hơn nữa, chúng muốn bà phải bộc lộ thân hình để thanh danh nữ kiệt của bà bị nhơ nhớp lúc sống cũng như khi chết. Với một trí tưởng tượng thật phong phú, chúng cho rằng một nữ tướng không thể "quy thần" với một hình hài bộc lộ, cũng như một nữ kiệt không thể đi vào lịch sử khi thân thể lõa lồ. Bị bó tay, chắc bà không thể nào tránh khỏi những điều sỉ nhục tồi tệ ấy.
Kẻ ghét, người thương, ai cũng muốn biết bà sẽ đối phó cách nào với nghịch cảnh. Chỉ có mấy người thân tín nhất mới hay bà đã tính kỹ từ hôm trước.
Phải tinh mắt lắm mới nhận thấy dường như bà mập ra một cách khác thường mặc dầu bà đi đứng vẫn nhanh nhẹn. Nhưng không ai có thể ngờ rằng, từ cổ đến mắt cá chân, da thịt nõn nà của người đàn bà đã được gói kín trong một cây lụa mỡ màng.
Coi voi hung hăng chạy sồng sộc tới. Bà nghiễm nhiên đợi nó tấn công. Hai tay bà vẫn quặt ra đằng sau vì bị trói bằng một sợi dây thật chắc.
Cặp ngà cong và nhọn sóc một đường từ dưới lên trên. Bà khẽ nghiêng mình né tránh. Con vật ngạc nhiên thấy ngón đòn phủ đầu không trúng, tung ra một ngọn thứ hai. Vẫn húc ra ngoài không khí.
Điên tiết, nó múa loạn cái vòi như một cây roi mềm của con nhà võ.
Chỉ có hai chân được tự do, bà thoắt ở mé đông thoắt đã ở phía tây, lúc nhẩy qua đầu con vật to lớn kềnh càng không day trở kịp.
Con vật càng lồng lên giận dữ bao nhiêu, bà càng điềm tĩnh bấy nhiêu. Cuối cùng, ngưng cuộc tấn công, con voi trừng mắt ngó con người kỳ lạ lần thứ nhất trị được nó mà không cần đập cây búa tạ lên trên đầu nó.
Người và vật ngó nhau, giữ miếng. Giây lâu không chịu nổi tia nhìn sáng quắc như điện của vị nữ kiệt, con voi chịu thua, lùi bước. Nó lùi, lùi hoài. Lũ quân khát máu bấy lâu nay chỉ mong có dịp trả thù, ăn tươi nuốt sống bà cho hả giận, đổ xô ra, chĩa những cây đinh ba nhọn hoắt vào hông con vật thúc nó phải tiến tới. Điên cuồng, chúng đồng thanh la lớn muốn bắt bà quỳ xuống cho con voi dễ làm tròn phận sự:
- Quỳ xuống! Quỳ xuống đi! Mau!
Bà mỉm cười đắc ý. Tiếng la vừa nhắc bà đem hết tài năng ra thi thố đến độ chót.
Bất thình lình, bà quát một tiếng oai hùng như tiếng sét đánh xuống giữa không trung:
- Quỳ xuống!
Y hệt một con chó dễ bảo, thớt voi hung dữ nhất pháp trường vội co vòi, khuỵu bốn chân, phục xuống.
Tiếng cổ võ, ngợi khen, thán phục vang lên tựa sấm:
- Quả là uy vũ thiên thần!
- Bà Thiếu Phó đúng là người nhà trời!
- Chả trách ngày xưa thiên hạ thua liểng xiểng!
Trời đang nóng chang chang bỗng tối sầm hẳn lại, trên mây như có tiếng ngựa xe. Có tiếng người cười nói. Vị nữ tướng ngước nhìn lên, thấy chồng, thấy con. Thấy cả vị anh hùng dân tộc của trận Đống Đa ngày nọ.
Bà mỉm cười: bây giờ chết thật là đúng lúc.
Bị một lúc hàng chục quả pháo đại ném tới nổ đùng đùng sau lưng, con voi một lần chót lồng lên, xông đại và húc bừa vào đối phương lúc đó không thèm chống cự.
Bà chết ngay tức khắc, anh hồn bay bổng lên không hòa quyện, đoàn tụ cùng chồng, con yêu quý, để thân xác rơi xuống đất làm mồi cho người và vật. Voi được thể chụm cả bốn chân giầy nát người bà. Máu đổ ra biến cây lụa mầu mỡ gà bao kín người bà thành cây lụa đỏ. Đám binh sĩ còn mang tính man rợ trong người, tranh nhau mổ lấy tim, gan, phổi của vị nữ anh hùng mà ăn sống nuốt tươi để sau này được thêm can đảm.
ĐOẠN KẾT
Trên ngọn núi Tượng cao chót vót, lưng dựa vào dẫy Trường Sơn, mặt trông
ra biển, có hai nấm mộ nằm song song cạnh nhau thân thiết như một đôi
vợ chồng. Đó là nơi yên nghỉ của hai nắm xương tàn đã có một thời oanh
liệt. Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân sau khi mất đi, đã được Dũng,
chàng thanh niên đôn hậu ở làng Bình Phú, thu lượm đống thịt xương còn
lại đem chôn cất ở một nơi phong cảnh hùng vĩ hợp với tâm hồn cao cả của
ông bà.
Cô bé Bạch Liên được nằm không xa cha mẹ, bên cạnh một cái hồ thiên tạo nhỏ, mùa hè tỏa ngát hương sen và quanh năm có mây trôi lững lờ dưới đáy.
Dân làng ở chân núi vào rừng kiếm củi, chặt măng hay đi săn bắn đôi khi quá bước đến tận nơi đây để bao giờ cũng chỉ bắt gặp có hai nhân vật: một thớt voi và một chàng trai trẻ.
Voi – con Tiểu Tượng – nhớ chủ thường phủ phục bên nấm mồ con, mấy ngày liền không ăn uống.
Chàng trai – Dũng – cất một chiếc lều nhỏ bên mồ chủ cũ. Chọn được một khoảnh đất tốt, chàng đốt cây làm rẫy và đã cất công ra tận Nghệ An lấy giống một thứ nếp rất ngon là nếp Tượng về trồng.
Dường như hợp thổ ngơi, nếp mùa nào cũng tốt. Rằm, mồng một, và nhất là ngày giỗ, bao giờ chàng cũng có nếp Tượng thổi xôi dâng cúng cho hợp với sở thích của những người quá cố.
Như thế nhiều năm, cho đến một ngày kia chàng đi đâu biệt tích, sau khi đã cẩn thận khuân lên núi những tảng đá lớn dựng làm bia bên các nấm mồ.
Về sau có người bắt gặp chàng trai quay trở lại nghiệp kiếm cung và vùng vẫy dọc ngang ở vùng Thái Nguyên, Bắc Cạn.
Những kẻ có lòng bảo nhau mỗi người một tay giúp đỡ anh chàng vắng mặt trong việc chăm sóc hồ sen, rẫy nếp. Cứ thế thành thói quen, mùa này qua mùa khác.
Ba nấm mồ trên ngọn núi Tượng cheo leo luôn luôn được chăm nom, vuông vắn, đầy đặn, ấm cúng.
Và quanh năm, nhất là những ngày giỗ chạp, chả mấy khi vắng mùi nếp Tượng hương sen.
Cô bé Bạch Liên được nằm không xa cha mẹ, bên cạnh một cái hồ thiên tạo nhỏ, mùa hè tỏa ngát hương sen và quanh năm có mây trôi lững lờ dưới đáy.
Dân làng ở chân núi vào rừng kiếm củi, chặt măng hay đi săn bắn đôi khi quá bước đến tận nơi đây để bao giờ cũng chỉ bắt gặp có hai nhân vật: một thớt voi và một chàng trai trẻ.
Voi – con Tiểu Tượng – nhớ chủ thường phủ phục bên nấm mồ con, mấy ngày liền không ăn uống.
Chàng trai – Dũng – cất một chiếc lều nhỏ bên mồ chủ cũ. Chọn được một khoảnh đất tốt, chàng đốt cây làm rẫy và đã cất công ra tận Nghệ An lấy giống một thứ nếp rất ngon là nếp Tượng về trồng.
Dường như hợp thổ ngơi, nếp mùa nào cũng tốt. Rằm, mồng một, và nhất là ngày giỗ, bao giờ chàng cũng có nếp Tượng thổi xôi dâng cúng cho hợp với sở thích của những người quá cố.
Như thế nhiều năm, cho đến một ngày kia chàng đi đâu biệt tích, sau khi đã cẩn thận khuân lên núi những tảng đá lớn dựng làm bia bên các nấm mồ.
Về sau có người bắt gặp chàng trai quay trở lại nghiệp kiếm cung và vùng vẫy dọc ngang ở vùng Thái Nguyên, Bắc Cạn.
Những kẻ có lòng bảo nhau mỗi người một tay giúp đỡ anh chàng vắng mặt trong việc chăm sóc hồ sen, rẫy nếp. Cứ thế thành thói quen, mùa này qua mùa khác.
Ba nấm mồ trên ngọn núi Tượng cheo leo luôn luôn được chăm nom, vuông vắn, đầy đặn, ấm cúng.
Và quanh năm, nhất là những ngày giỗ chạp, chả mấy khi vắng mùi nếp Tượng hương sen.
Đêm mưa đầu mùa 1974
CHÂN PHƯƠNG