CHƯƠNG XIII
Mấy ngày qua đi nhanh chóng, kèm theo nhiều chuyện nhỏ nhặt đáng kể.
Tôi vẫn có thói quen ghi nhận những nhận xét và cảm nghĩ của tôi vào nhật ký, nên trong những ngày sống trong gia đình Chương tôi cũng ghi những mẩu vụn vặt đó vào cuốn sổ tay.
Giữ đúng lời hứa với ông Oai tôi cố giữ im lặng, không dò hỏi về ông bà Nguyễn văn Thành. Tôi tận tụy trong nhiệm vụ một cô giáo kèm trẻ và được mọi người tỏ ý hài lòng.
Tý Việt lôi cuốn tôi vào những trò chơi của nó và chính trong những lúc chơi nhởn, trong khi đi dạo, và ngay cả trong bữa ăn tôi đã lợi dụng giúp nó ôn lại bài vở một cách linh động.
Tôi rất mến bà Oai. Bà là một thiếu phụ đẹp không những về nhan sắc, vì nét mặt thanh tú của bà, mà chính cả dáng dấp khoan thai, cử chỉ mềm mỏng làm tăng thêm vẻ đẹp quí phái của bà.
Sáng nay Tý Việt hỏi tôi:
- Chị thấy má em có đẹp không?
Tôi gật đầu:
- Đẹp.
- Chị cũng giống má em.
Tôi bật cười làm Tý Việt phật ý. Em càu nhàu:
- Nhưng tóc của má là tóc tơ chứ không rậm đen như tóc chị.
Ông Oai đưa chúng tôi đi xem mỏ đá. Lần đầu tiên tôi được biết cách thức người ta đào hầm lấy đá dùng vào các công cuộc kiến trúc ra sao.
Chúng tôi chui vào những hầm dài cả cây số. Tý Việt đi theo chúng tôi chợt buông tay Chương, chạy trước.
Ông Oai gọi:
-Tý Việt! Ba cấm con không được rời khỏi anh Chương.
- Con muốn chạy xem ở đầu kia có gì...
- Chỉ có những hầm bỏ không, rất nguy hiểm.
- Tại sao nguy hiểm, ba? Bộ có con quái vật trong đó hả? Nó có ăn thịt chị Khánh không ba?
- Con đừng có nói nhảm. Những đường hầm này thông nhau chằng chịt như mắc cửi nên rất dễ bị lạc. Nhỏ như con mà bị lạc thì khó lòng tìm được lối ra. Với lại các mạch đá đã được lấy hết rồi, đất có thể bất ngờ sụt xuống, lại có chỗ nước rỉ vào, tràn đầy các hố sâu, nếu vô ý sẽ hụt chân rớt xuống.
Mặc dầu phải luôn luôn ngăn giữ Tý Việt và bị em vùng vằng bất mãn, cuộc đi thăm hầm đá cũng lưu lại một kỷ niệm thích thú.
Tôi vẫn có thói quen ghi nhận những nhận xét và cảm nghĩ của tôi vào nhật ký, nên trong những ngày sống trong gia đình Chương tôi cũng ghi những mẩu vụn vặt đó vào cuốn sổ tay.
Giữ đúng lời hứa với ông Oai tôi cố giữ im lặng, không dò hỏi về ông bà Nguyễn văn Thành. Tôi tận tụy trong nhiệm vụ một cô giáo kèm trẻ và được mọi người tỏ ý hài lòng.
Tý Việt lôi cuốn tôi vào những trò chơi của nó và chính trong những lúc chơi nhởn, trong khi đi dạo, và ngay cả trong bữa ăn tôi đã lợi dụng giúp nó ôn lại bài vở một cách linh động.
Tôi rất mến bà Oai. Bà là một thiếu phụ đẹp không những về nhan sắc, vì nét mặt thanh tú của bà, mà chính cả dáng dấp khoan thai, cử chỉ mềm mỏng làm tăng thêm vẻ đẹp quí phái của bà.
Sáng nay Tý Việt hỏi tôi:
- Chị thấy má em có đẹp không?
Tôi gật đầu:
- Đẹp.
- Chị cũng giống má em.
Tôi bật cười làm Tý Việt phật ý. Em càu nhàu:
- Nhưng tóc của má là tóc tơ chứ không rậm đen như tóc chị.
Ông Oai đưa chúng tôi đi xem mỏ đá. Lần đầu tiên tôi được biết cách thức người ta đào hầm lấy đá dùng vào các công cuộc kiến trúc ra sao.
Chúng tôi chui vào những hầm dài cả cây số. Tý Việt đi theo chúng tôi chợt buông tay Chương, chạy trước.
Ông Oai gọi:
-Tý Việt! Ba cấm con không được rời khỏi anh Chương.
- Con muốn chạy xem ở đầu kia có gì...
- Chỉ có những hầm bỏ không, rất nguy hiểm.
- Tại sao nguy hiểm, ba? Bộ có con quái vật trong đó hả? Nó có ăn thịt chị Khánh không ba?
- Con đừng có nói nhảm. Những đường hầm này thông nhau chằng chịt như mắc cửi nên rất dễ bị lạc. Nhỏ như con mà bị lạc thì khó lòng tìm được lối ra. Với lại các mạch đá đã được lấy hết rồi, đất có thể bất ngờ sụt xuống, lại có chỗ nước rỉ vào, tràn đầy các hố sâu, nếu vô ý sẽ hụt chân rớt xuống.
Mặc dầu phải luôn luôn ngăn giữ Tý Việt và bị em vùng vằng bất mãn, cuộc đi thăm hầm đá cũng lưu lại một kỷ niệm thích thú.
*
Trời về mùa này vẫn đẹp, khí trời trong mát không oi
nồng như những ngày cuối hạ. Bà Oai hầu như suốt ngày nằm nghỉ trên
chiếc ghế dài kê dưới bóng mát ngoài vườn... Đôi khi tôi có cảm tưởng
rằng bà bực bội vì cứ phải nằm một chỗ, và chỉ muốn trở dậy làm một vài
công việc.
Nhưng bà Tám ngăn cản:
- Chị cứ nằm yên đấy. Để đó tôi lo cho.
- Nhưng, cô Lan ạ, tôi sợ phiền cô nhiều quá.
- Không sao mà! Chị cứ yên trí nghỉ ngơi... chị nằm xuống đi...
Dĩ nhiên, bà Oai phải miễn cưỡng nghe lời, và đối với một người bà con hết lòng với mình như thế, ai có thể nỡ tâm từ bỏ cho được.
Nhưng riêng tôi, thì tôi đã tống khứ bà lâu rồi.
Nhưng bà Tám ngăn cản:
- Chị cứ nằm yên đấy. Để đó tôi lo cho.
- Nhưng, cô Lan ạ, tôi sợ phiền cô nhiều quá.
- Không sao mà! Chị cứ yên trí nghỉ ngơi... chị nằm xuống đi...
Dĩ nhiên, bà Oai phải miễn cưỡng nghe lời, và đối với một người bà con hết lòng với mình như thế, ai có thể nỡ tâm từ bỏ cho được.
Nhưng riêng tôi, thì tôi đã tống khứ bà lâu rồi.
*
Sáng nay gió mát thoảng nhẹ rồi bỗng dưng một cơn gió ùa đến thổi bay những giấy tờ và tung rối mái tóc của tôi.
Lúc ấy tôi đang dạy Tý Việt học. Tôi vội đứng lên nhặt những trang giấy bị gió lùa đến cạnh chiếc bàn con, nơi bà Oai nằm ngoài vườn. Sắp xếp xong, tôi chợt thấy một tấm hình vương dưới bụi hoa lài.
Hình chụp một đứa nhỏ mới biết lẫy. Tôi cầm lên nhìn rồi đưa trả bà Oai. Bà gượng cười, đôi mắt rưng rưng:
- Đây là hình bé Phương.
Tôi "dạ" nhỏ đáp lời bà. Bà nghẹn ngào tiếp:
- Cháu bé mất đã lâu. Nhưng đối với một bà mẹ, tôi vẫn chưa hề khuây nỗi nhớ thương!
Lúc ấy tôi đang dạy Tý Việt học. Tôi vội đứng lên nhặt những trang giấy bị gió lùa đến cạnh chiếc bàn con, nơi bà Oai nằm ngoài vườn. Sắp xếp xong, tôi chợt thấy một tấm hình vương dưới bụi hoa lài.
Hình chụp một đứa nhỏ mới biết lẫy. Tôi cầm lên nhìn rồi đưa trả bà Oai. Bà gượng cười, đôi mắt rưng rưng:
- Đây là hình bé Phương.
Tôi "dạ" nhỏ đáp lời bà. Bà nghẹn ngào tiếp:
- Cháu bé mất đã lâu. Nhưng đối với một bà mẹ, tôi vẫn chưa hề khuây nỗi nhớ thương!
*
Gặp Chương, tôi hỏi:
- Bé Phương sinh ra trước anh hay sau anh?
- Tôi không biết.
- Ủa. Nhưng...
- Cô đừng có "ủa" hay "nhưng" gì hết. Tôi chưa từng thấy cô gái nào tọc mạch và thiếu tế nhị như cô!
- Còn tôi, tôi chưa hề gặp anh con trai nào lỗ mãng và mất dạy như anh.
- Cô thử nói lại điều ấy cho ba má tôi nghe coi, chính ba má tôi là người dạy dỗ tôi đó...
- Ồ, tôi thấy hai bác thương anh lắm. Có phần còn cưng anh hơn cả Tý Việt nữa.
Chương lạ lùng nhìn tôi. Tôi tiếp:
- Vì thế tôi mới hỏi anh về Phương. Có lẽ, theo tôi nghĩ thì anh có những nét đặc biệt giống với người em trai đã qua đời.
Chương vẫn im lặng nhìn tôi thật lâu. Rồi anh bỗng phá lên cười... Tôi nghe như trong tiếng cười có nhiều chua chát. Và Chương bỏ đi nới khác.
- Bé Phương sinh ra trước anh hay sau anh?
- Tôi không biết.
- Ủa. Nhưng...
- Cô đừng có "ủa" hay "nhưng" gì hết. Tôi chưa từng thấy cô gái nào tọc mạch và thiếu tế nhị như cô!
- Còn tôi, tôi chưa hề gặp anh con trai nào lỗ mãng và mất dạy như anh.
- Cô thử nói lại điều ấy cho ba má tôi nghe coi, chính ba má tôi là người dạy dỗ tôi đó...
- Ồ, tôi thấy hai bác thương anh lắm. Có phần còn cưng anh hơn cả Tý Việt nữa.
Chương lạ lùng nhìn tôi. Tôi tiếp:
- Vì thế tôi mới hỏi anh về Phương. Có lẽ, theo tôi nghĩ thì anh có những nét đặc biệt giống với người em trai đã qua đời.
Chương vẫn im lặng nhìn tôi thật lâu. Rồi anh bỗng phá lên cười... Tôi nghe như trong tiếng cười có nhiều chua chát. Và Chương bỏ đi nới khác.
*
Tôi viết cho cô tôi một lá thư dài, thật dài, và nóng lòng chờ mong cô trả lời.
*
Bà Oai có bảo tôi:
- Không nên chấp nhất đối với bà Tám. Bà ấy thật chịu khó.
- Dạ.
- Trông bà ấy lầm lỳ và tính tình thiếu cởi mở là vì bà ấy đã chịu khổ nhiều...
- Thế ạ?
- Phải. Bà ấy lấy chồng muộn chỉ sinh được có một người con gái tên là Liễu. Nó được bà ấy thương yêu vô cùng. Nhưng khổ thay, Liễu hiện đương ở nhà dưỡng trí Biên hòa.
- Ồ! Thưa bà vì sao thế ạ?
- Thì tại nó lãng trí, khùng khùng. Nhà tôi và tôi phải cố khuyên bà Tám cho cháu Liễu vào đó, may ra mới có hy vọng vì còn được săn sóc chữa trị đến nơi đến chốn. Đó là giải pháp duy nhất mà bà Tám đành phải chấp nhận, chứ bà ấy cũng cực lòng lắm...
- Thưa, thế còn chồng bà Tám đâu ạ?
- Ông ấy sống với bà Tám được hai năm thì chết.
Tội nghiệp bà Tám! Tôi đem lòng thương hại bà... và tôi định sẽ đối xử hết sức tử tế với bà, thì... – ngay chiều hôm đó vào lúc trời chạng vạng tối... – tôi chợt bắt gặp bà ở cuối vườn, đứng trước cổng sau, thông ra một con hẻm hoang vắng, đang bí mật thì thầm với tên... Chuột.
- Không nên chấp nhất đối với bà Tám. Bà ấy thật chịu khó.
- Dạ.
- Trông bà ấy lầm lỳ và tính tình thiếu cởi mở là vì bà ấy đã chịu khổ nhiều...
- Thế ạ?
- Phải. Bà ấy lấy chồng muộn chỉ sinh được có một người con gái tên là Liễu. Nó được bà ấy thương yêu vô cùng. Nhưng khổ thay, Liễu hiện đương ở nhà dưỡng trí Biên hòa.
- Ồ! Thưa bà vì sao thế ạ?
- Thì tại nó lãng trí, khùng khùng. Nhà tôi và tôi phải cố khuyên bà Tám cho cháu Liễu vào đó, may ra mới có hy vọng vì còn được săn sóc chữa trị đến nơi đến chốn. Đó là giải pháp duy nhất mà bà Tám đành phải chấp nhận, chứ bà ấy cũng cực lòng lắm...
- Thưa, thế còn chồng bà Tám đâu ạ?
- Ông ấy sống với bà Tám được hai năm thì chết.
Tội nghiệp bà Tám! Tôi đem lòng thương hại bà... và tôi định sẽ đối xử hết sức tử tế với bà, thì... – ngay chiều hôm đó vào lúc trời chạng vạng tối... – tôi chợt bắt gặp bà ở cuối vườn, đứng trước cổng sau, thông ra một con hẻm hoang vắng, đang bí mật thì thầm với tên... Chuột.
CHƯƠNG XIV
Tôi đành phải tìm dịp gặp Chương để báo cho anh ta biết:
- Chính bà Tám đã sai người theo dõi anh đấy.
- Sao cô biết?
- Tôi mới bắt gặp bà ấy đứng thì thầm với tên Chuột ở sau vườn, chiều hôm qua.
Chương cau mày:
- Không có lẽ...
Tôi buột miệng:
- Nếu không phải bà Tám thì... là ba má anh!
Nhưng khi vừa nói dứt câu, tôi chợt thấy mình lố bịch, vì điều ấy không thể nào có được; còn Chương thì trợn tròn đôi mắt như muốn nuốt sống tôi luôn. Anh nắm tay tôi lôi đi:
- Cô theo tôi gặp bà Tám hỏi cho ra vụ này.
Bà Tám đang ấu chè đậu dưới bếp. Thấy chúng tôi bà càu nhàu:
- Lại ngửi thấy mùi chè rồi hả? Thằng Tý Việt cũng vừa mới mò xuống.
Chương nói ngay:
- Tụi cháu chỉ xuống hỏi xem người đứng nói chuyện với cô ở sau vườn là ai... Hình như cô Khánh có nhận ra được người ấy.
Câu sau Chương nói với giọng mỉa mai, nhưng bà Tám không để ý. Bà nhìn tôi thật lâu với cái nhìn soi mói làm tôi khó chịu, và chậm rãi trả lời Chương:
- Cô không hiểu cháu muốn nói gì. Cô bận suốt ngày trong bếp có gặp ai đâu mà trò chuyện.
Tôi cãi:
- Thưa chiều hôm qua...
- Chiều qua, tôi mắc rửa bát dĩa với chị An và dọn dẹp tới khuya. Thôi hai người lên nhà đi. Để yên cho tôi lo nồi chè kẻo hư mất bây giờ.
Khi ra khỏi nhà bếp, Chương mới nói với tôi:
- Lạ thật! Tôi thấy bà Tám có vẻ bình thản lắm, hầu như không có chuyện gì. Vậy tên Chuột kia là ai nhỉ?
- Tôi tưởng bà ấy làm ra bộ thản nhiên thế, chứ nhiều khi tôi bắt gặp đôi mắt bà nhìn tôi một cách lạ lùng dễ sợ. Tôi ngại bà ta có thể làm điều độc ác...
Trầm ngâm khá lâu, Chương mới nói:
- Độc ác? Ờ... có thể lắm! Bà ấy đã làm tôi đau khổ quá nhiều, nhưng chỉ cốt ý đưa tôi đến một thực tại. Cũng không nên trách bà ta làm gì.
Tôi muốn hiểu rõ Chương hơn nữa, song anh chỉ nói có bấy nhiêu rồi thôi.
- Chính bà Tám đã sai người theo dõi anh đấy.
- Sao cô biết?
- Tôi mới bắt gặp bà ấy đứng thì thầm với tên Chuột ở sau vườn, chiều hôm qua.
Chương cau mày:
- Không có lẽ...
Tôi buột miệng:
- Nếu không phải bà Tám thì... là ba má anh!
Nhưng khi vừa nói dứt câu, tôi chợt thấy mình lố bịch, vì điều ấy không thể nào có được; còn Chương thì trợn tròn đôi mắt như muốn nuốt sống tôi luôn. Anh nắm tay tôi lôi đi:
- Cô theo tôi gặp bà Tám hỏi cho ra vụ này.
Bà Tám đang ấu chè đậu dưới bếp. Thấy chúng tôi bà càu nhàu:
- Lại ngửi thấy mùi chè rồi hả? Thằng Tý Việt cũng vừa mới mò xuống.
Chương nói ngay:
- Tụi cháu chỉ xuống hỏi xem người đứng nói chuyện với cô ở sau vườn là ai... Hình như cô Khánh có nhận ra được người ấy.
Câu sau Chương nói với giọng mỉa mai, nhưng bà Tám không để ý. Bà nhìn tôi thật lâu với cái nhìn soi mói làm tôi khó chịu, và chậm rãi trả lời Chương:
- Cô không hiểu cháu muốn nói gì. Cô bận suốt ngày trong bếp có gặp ai đâu mà trò chuyện.
Tôi cãi:
- Thưa chiều hôm qua...
- Chiều qua, tôi mắc rửa bát dĩa với chị An và dọn dẹp tới khuya. Thôi hai người lên nhà đi. Để yên cho tôi lo nồi chè kẻo hư mất bây giờ.
Khi ra khỏi nhà bếp, Chương mới nói với tôi:
- Lạ thật! Tôi thấy bà Tám có vẻ bình thản lắm, hầu như không có chuyện gì. Vậy tên Chuột kia là ai nhỉ?
- Tôi tưởng bà ấy làm ra bộ thản nhiên thế, chứ nhiều khi tôi bắt gặp đôi mắt bà nhìn tôi một cách lạ lùng dễ sợ. Tôi ngại bà ta có thể làm điều độc ác...
Trầm ngâm khá lâu, Chương mới nói:
- Độc ác? Ờ... có thể lắm! Bà ấy đã làm tôi đau khổ quá nhiều, nhưng chỉ cốt ý đưa tôi đến một thực tại. Cũng không nên trách bà ta làm gì.
Tôi muốn hiểu rõ Chương hơn nữa, song anh chỉ nói có bấy nhiêu rồi thôi.
*
Tôi đang nóng lòng chờ đợi thư của cô tôi. Sáng nào
tôi cũng ngóng chờ ông phát thư đi qua. Thấy bóng ông ngang cổng là tôi
chạy ra hỏi:
- Tôi có thư không ông?
Câu hỏi này hôm nay được ông cười trả lời:
- Cô này tham lam quá. Mới có lá thư dày cộm chiều hôm qua, sáng nay đã lại mong thư rồi!
- Ủa, tôi có thư à? Sao tôi không thấy? Mọi ngày ông có phát thư vào buổi chiều đâu?
- Đáng lý thư cô sáng nay tôi mới phát. Nhưng chiều qua nhân ở bưu trạm về nhà sớm, ngang qua đây tôi có bỏ vào hộp thư ở cổng này cho cô. Chắc người nhà cất giùm rồi. Cô vào hỏi lại xem.
Tôi cám ơn ông phát thư, chạy vào nhà hỏi bà Oai. Bà Oai lắc đầu:
- Hôm qua không có cái thư nào chỉ có mấy tờ báo.
Tý Việt vụt nói:
- Có, có, con thấy một phong thư để trên chiếc đôn sứ ngoài hành lang.
Tôi tìm thấy phong thư của cô tôi như lời Tý Việt mách bảo. Thật lạ, chiều qua và sáng nay tôi đã đi qua chiếc đôn sứ cả chục lần, có thấy phong thư nào để đó đâu.
Trong thư, cô tôi tỏ ý ân hận đã chiều theo ý muốn cuồng dại của tôi. Cũng may chưa có điều gì bất hạnh xảy ra chứ nói dại... nếu tôi sa chân vào một cạm bẫy nào của cuộc sống đầy bất trắc hiện nay thì cô tôi sẽ đau khổ đến chết đi được. Cô tôi cho rằng cả hai cô cháu tôi đều có những hành động đáng gọi là ngu xuẩn. Một bà cô u mê với một đứa cháu điên khùng!
Hiện thời cô tôi đã bình phục, nên cô buộc tôi ở lại nhà ông bà Oai, chờ cô đích thân đến đón. Và cũng chính cô sẽ điều tra về vụ ông bà Nguyễn văn Thành có phải là cha mẹ thật tôi không. Nếu có bằng chứng xác nhận, điều này cô tôi sẽ dọ hỏi nơi ông bà Oai, dù có phải gợi lên những kỷ niệm đau buồn cho hai nhân vật đáng mến này.
Cô hẹn tôi hôm nào thu xếp việc nhà xong là cô đi ngay và sẽ đánh điện tín trước cho tôi biết. Trong khi chờ đợi cô khuyên tôi nên ngoan ngoãn ở yên trong gia đình ông bà Oai, đừng làm điều gì thất thố, ngu xuẩn hơn nữa.
Cuối cùng để tôi đỡ nóng ruột, cô gửi cho tôi một bằng chứng mà cô vừa tìm thấy khi soạn lại những áo quần, tã lót của tôi hồi còn nhỏ: Tấm ảnh Thánh mẫu Maria với lời kinh cầu viết phía sau mà cô đoán rằng đó là bút tích của mẹ tôi...
Tôi lật đi lật lại lá thư nhiều lần, tìm kiếm hoài không thấy tấm ảnh Thánh cô tôi nói. Thất vọng nhưng tôi cũng đành mỉm cười thở dài, cho rằng cô tôi lại mới thêm tật lú lẫn nữa.
Mắt tôi chợt để ý đến một vết nhơ dính ở đầu lá thư. Tôi biết tính cô tôi rất sạch. Cô không bao giờ để tay bẩn khi ngồi vào bàn viết. Nếu tờ giấy có vết, cô phải thay ngay tờ khác. Tôi xem kỹ lại mép thư. Nó dính chất đường phèn, thứ đường người ta hay dùng để nấu chè.
Hôm qua bà Tám cũng nấu chè bằng thứ đường này.
Sau bữa cơm trưa, Tý Việt rủ tôi chơi trò mèo chuột. Bà Oai ái ngại dùm tôi, nên bà bảo Tý Việt:
- Con phải để cho chị Khánh nghỉ ngơi chứ. Lấy hình ra cho chị Khánh xem với.
Ông bà Oai trở về phòng riêng. Tý Việt bê ra một hộp đựng đầy hình. Nó khoe với tôi những tấm hình chụp khi nó còn nhỏ, khi bà Oai còn trẻ, khi ông Oai còn là kỹ sư một sở mỏ ngoài miền Trung và cũng là thời kỳ ông bà sinh ra Chương.
Đột nhiên Tý Việt kêu lên:
- Ồ! Những bức hình đó đâu mất cả rồi?
Nó dốc hết hình ra khỏi hộp tìm kiếm. Tôi ngăn lại:
- Coi chừng em làm xáo trộn hết cả bây giờ.
- Không sao. Em muốn tìm những bức hình đẹp cho chị coi.
- Những bức này cũng đẹp rồi.
- Các bức kia còn đẹp hơn nhiều.
- Mà em nói những bức hình nào vậy?
- Thì hình hồi ba má còn ở ngoài miền Trung đó. Nhà của ba má ở ngoài ấy đẹp lắm. Có cây dừa, cây thùy dương...
Tôi nhớ đến bài ca "về miền Trung" của Phạm Duy, một miền Trung thơ mộng đượm mầu sắc quê hương.
Bất giác tôi ca lên nho nhỏ...
Tý Việt cười:
- Chị hát hay quá. Chị có ở ngoài Trung hồi nào chưa?
Tôi buồn bã lắc đầu:
- Chị không rõ nữa.
Tý Việt thất vọng bới tìm đống ảnh. Nó bực mình nói:
- Kỳ quá, mấy bức hình đó mất tiêu đâu rồi. Chắc có ai đã lấy trộm...
Chương từ nãy giờ vẫn ngồi yên ở một góc phòng đọc sách, như không chú ý gì đến chúng tôi. Nghe Tý Việt nói mấy tấm hình kỷ niệm bị ai lấy mất, Chương bỗng để rơi cuốn sách xuống đất.
Vừa lúc ấy chị An bước vào, ngoắc Tý Việt:
- Ra ngoài vườn chơi với chị đi cưng. Đừng làm rộn trong này, để yên cho má nằm nghỉ chứ.
Tý Việt toan cãi nhưng chị ngăn nó lại bằng cái xuỵt khẽ và dụ:
- Ngoài vườn có mấy con bướm đẹp lắm. Ra ngoài ấy chơi chị bắt cho.
Tý Việt đứng lên liền:
- Thực nhé, chị?
Và nó bỏ tôi đó, đi theo chị An. Trong phòng chỉ còn lại Chương với tôi, Chương đứng lên, nhìn tôi:
- Cô Khánh thấy không, có nhiều điều kỳ cục xảy ra trong nhà này.
Tôi dè dặt gật đầu:
- Vâng.
Chương tiếp:
- Phải làm cho sáng tỏ những điều ấy. Chúng mình nên giúp nhau là hơn, đừng nhìn nhau với đôi mắt đối nghịch nữa.
- Anh muốn thế nào?
- Khánh nói cho tôi biết về Khánh đi.
Không lưỡng lự, tôi thu mình ngồi gọn trong lòng ghế kể hết những bí ẩn của tôi. Chương lắng nghe không ngắt lời tôi một lần nào. Khi tôi kể hết, anh trầm ngâm im lặng khá lâu. Tôi phá tan sự im lặng đó:
- Chuyện của tôi là thế, anh khỏi cần thương hại tôi, vì trường hợp tôi kể như đã kết thúc rồi, còn anh, tôi đoán là...
Chương phác một cử chỉ, giọng anh thật dịu dàng như chưa từng có:
- Khoan... Khánh hãy nghe tôi nói điều này đã dù điều tôi nói ra đây có thể làm cho Khánh buồn thêm...
- Điều gì nữa?
- Ông bà Nguyễn văn Thành không có con.
Tôi nhìn Chương, sửng sốt:
- Thế còn tôi?
- Đúng thế, cô...
- Tôi là ai? Tôi không thể là con ký giả Huỳnh Phương, cũng chẳng phải là con nữ ca sĩ Đan Thanh, vậy thì...
- Có thể Khánh là con một hành khách nào đó... đã chết chìm với chiếc tàu.
Tôi không tin lời Chương nên vặn lại:
- Sao anh biết ông Nguyễn văn Thành không có con?
- Tôi đặc biệt lưu ý đến vợ chồng ông Thành vì lý do riêng, mà bây giờ tôi chưa tiện nói cho Khánh biết... Với lại, tôi còn phải hỏi lại ba má tôi ít điều thắc mắc mà chỉ có ông bà mới trả lời được. Hiện thời tôi chỉ biết là xưa kia ông bà Thành có gặp ba má tôi ở ngoài Trung.
- Hồi đó ba má anh ở tỉnh nào?
- Ở Nghệ an. Thời ấy vợ chồng ông Thành còn trẻ, và cuộc sống không được sung túc lắm. Người chồng làm phu đồn điền, rồi bị thất nghiệp. Người vợ thì làm lao công cho sở máy nơi ba tôi làm việc...
- Và bà ấy không có con?
Chương lắc đầu:
- Không, vì thế mà bà ấy rất buồn. Nên khi bé Phương sinh ra đời, má tôi nhờ bà ấy săn sóc thì bà vui vẻ nhận lời ngay.
- Thế còn ông Thành?
- Ông ta cũng theo vợ, về giúp việc cho ba má tôi luôn.
- Như vậy, khi ba má anh đi đâu cũng đem theo cả vợ chồng ông Thành?
- Phải.
- Và họ cũng có mặt trên chiếc tàu Bạch Phượng? Lúc xảy ra vụ đắm tàu má anh ở đâu?
- Má tôi say sóng nằm một chỗ. Ba tôi dĩ nhiên phải ở bên săn sóc má tôi. Còn vợ chồng ông Thành ở một phòng riêng...
- Với bé Phương?
Chương không trả lời, buông tiếng thở dài. Tôi nói:
- Tôi hiểu rồi, bé Phương đã chết trong tai nạn đó. Nhưng còn anh?
- Thì tôi còn đây, như Khánh thấy đó. Nhưng thôi, chúng mình hãy lo khám phá những điều mới xảy ra đây. Chuyện xưa hãy xếp lại...
Tôi đếm trên đầu ngón tay:
- Vâng. Trước hết là sự xuất hiện của tên Chuột, rồi đến lá thư của tôi bị ai bóc ra đọc trộm và lấy mất mẫu ảnh thánh; tiếp đến những tấm hình kỷ niệm bị đánh cắp.
Chương nói:
- Chúng ta có một kẻ thù, nhưng tôi chưa hiểu rõ mục đích của hắn muốn gì, và tại sao chúng lại thù ghét chúng ta.
- Biết đâu không phải là... một người ở trong nhà?
- Hay đây là một trò chơi của thằng Tý Việt? Thằng đó ưa chơi trò trinh thám lắm.
Tôi phản đối:
- Khôn, coi bộ Tý Việt rất thành thực khi thấy mất những tấm hình. Vả lại tên Chuột không thể là đồng lõa của nó được.
Chương gật đầu:
- Khánh nói có lý.
Tôi gắng gượng mỉm cười:
- Dù sao thì... kẻ thù này chỉ quấy rầy chúng ta, chứ chưa phải là nguy hiểm.
- Biết đâu được?
Tự nhiên, tôi nghĩ đến tấm thảm trải cầu thang, có những bậc quên đóng nẹp... hoặc đã có người lén gỡ ra.
Chợt cánh cửa phòng nhẹ nhàng sịch mở. Bà Tám đột ngột hiện ra, khô gầy, tối tăm trong bộ đồ bà ba đen. Bà nói:
- Hai người vẫn ngồi đây à? Trời mát sao không tắt bớt quạt đi. Để chi cho tốn điện vậy.
Bà tiến về phía hành lang, nơi có cầu thang lên lầu. Khi bà đi ngang qua phòng, tôi thấy dáng bà thật mệt nhọc.
- Tôi có thư không ông?
Câu hỏi này hôm nay được ông cười trả lời:
- Cô này tham lam quá. Mới có lá thư dày cộm chiều hôm qua, sáng nay đã lại mong thư rồi!
- Ủa, tôi có thư à? Sao tôi không thấy? Mọi ngày ông có phát thư vào buổi chiều đâu?
- Đáng lý thư cô sáng nay tôi mới phát. Nhưng chiều qua nhân ở bưu trạm về nhà sớm, ngang qua đây tôi có bỏ vào hộp thư ở cổng này cho cô. Chắc người nhà cất giùm rồi. Cô vào hỏi lại xem.
Tôi cám ơn ông phát thư, chạy vào nhà hỏi bà Oai. Bà Oai lắc đầu:
- Hôm qua không có cái thư nào chỉ có mấy tờ báo.
Tý Việt vụt nói:
- Có, có, con thấy một phong thư để trên chiếc đôn sứ ngoài hành lang.
Tôi tìm thấy phong thư của cô tôi như lời Tý Việt mách bảo. Thật lạ, chiều qua và sáng nay tôi đã đi qua chiếc đôn sứ cả chục lần, có thấy phong thư nào để đó đâu.
Trong thư, cô tôi tỏ ý ân hận đã chiều theo ý muốn cuồng dại của tôi. Cũng may chưa có điều gì bất hạnh xảy ra chứ nói dại... nếu tôi sa chân vào một cạm bẫy nào của cuộc sống đầy bất trắc hiện nay thì cô tôi sẽ đau khổ đến chết đi được. Cô tôi cho rằng cả hai cô cháu tôi đều có những hành động đáng gọi là ngu xuẩn. Một bà cô u mê với một đứa cháu điên khùng!
Hiện thời cô tôi đã bình phục, nên cô buộc tôi ở lại nhà ông bà Oai, chờ cô đích thân đến đón. Và cũng chính cô sẽ điều tra về vụ ông bà Nguyễn văn Thành có phải là cha mẹ thật tôi không. Nếu có bằng chứng xác nhận, điều này cô tôi sẽ dọ hỏi nơi ông bà Oai, dù có phải gợi lên những kỷ niệm đau buồn cho hai nhân vật đáng mến này.
Cô hẹn tôi hôm nào thu xếp việc nhà xong là cô đi ngay và sẽ đánh điện tín trước cho tôi biết. Trong khi chờ đợi cô khuyên tôi nên ngoan ngoãn ở yên trong gia đình ông bà Oai, đừng làm điều gì thất thố, ngu xuẩn hơn nữa.
Cuối cùng để tôi đỡ nóng ruột, cô gửi cho tôi một bằng chứng mà cô vừa tìm thấy khi soạn lại những áo quần, tã lót của tôi hồi còn nhỏ: Tấm ảnh Thánh mẫu Maria với lời kinh cầu viết phía sau mà cô đoán rằng đó là bút tích của mẹ tôi...
Tôi lật đi lật lại lá thư nhiều lần, tìm kiếm hoài không thấy tấm ảnh Thánh cô tôi nói. Thất vọng nhưng tôi cũng đành mỉm cười thở dài, cho rằng cô tôi lại mới thêm tật lú lẫn nữa.
Mắt tôi chợt để ý đến một vết nhơ dính ở đầu lá thư. Tôi biết tính cô tôi rất sạch. Cô không bao giờ để tay bẩn khi ngồi vào bàn viết. Nếu tờ giấy có vết, cô phải thay ngay tờ khác. Tôi xem kỹ lại mép thư. Nó dính chất đường phèn, thứ đường người ta hay dùng để nấu chè.
Hôm qua bà Tám cũng nấu chè bằng thứ đường này.
Sau bữa cơm trưa, Tý Việt rủ tôi chơi trò mèo chuột. Bà Oai ái ngại dùm tôi, nên bà bảo Tý Việt:
- Con phải để cho chị Khánh nghỉ ngơi chứ. Lấy hình ra cho chị Khánh xem với.
Ông bà Oai trở về phòng riêng. Tý Việt bê ra một hộp đựng đầy hình. Nó khoe với tôi những tấm hình chụp khi nó còn nhỏ, khi bà Oai còn trẻ, khi ông Oai còn là kỹ sư một sở mỏ ngoài miền Trung và cũng là thời kỳ ông bà sinh ra Chương.
Đột nhiên Tý Việt kêu lên:
- Ồ! Những bức hình đó đâu mất cả rồi?
Nó dốc hết hình ra khỏi hộp tìm kiếm. Tôi ngăn lại:
- Coi chừng em làm xáo trộn hết cả bây giờ.
- Không sao. Em muốn tìm những bức hình đẹp cho chị coi.
- Những bức này cũng đẹp rồi.
- Các bức kia còn đẹp hơn nhiều.
- Mà em nói những bức hình nào vậy?
- Thì hình hồi ba má còn ở ngoài miền Trung đó. Nhà của ba má ở ngoài ấy đẹp lắm. Có cây dừa, cây thùy dương...
Tôi nhớ đến bài ca "về miền Trung" của Phạm Duy, một miền Trung thơ mộng đượm mầu sắc quê hương.
Bất giác tôi ca lên nho nhỏ...
Tý Việt cười:
- Chị hát hay quá. Chị có ở ngoài Trung hồi nào chưa?
Tôi buồn bã lắc đầu:
- Chị không rõ nữa.
Tý Việt thất vọng bới tìm đống ảnh. Nó bực mình nói:
- Kỳ quá, mấy bức hình đó mất tiêu đâu rồi. Chắc có ai đã lấy trộm...
Chương từ nãy giờ vẫn ngồi yên ở một góc phòng đọc sách, như không chú ý gì đến chúng tôi. Nghe Tý Việt nói mấy tấm hình kỷ niệm bị ai lấy mất, Chương bỗng để rơi cuốn sách xuống đất.
Vừa lúc ấy chị An bước vào, ngoắc Tý Việt:
- Ra ngoài vườn chơi với chị đi cưng. Đừng làm rộn trong này, để yên cho má nằm nghỉ chứ.
Tý Việt toan cãi nhưng chị ngăn nó lại bằng cái xuỵt khẽ và dụ:
- Ngoài vườn có mấy con bướm đẹp lắm. Ra ngoài ấy chơi chị bắt cho.
Tý Việt đứng lên liền:
- Thực nhé, chị?
Và nó bỏ tôi đó, đi theo chị An. Trong phòng chỉ còn lại Chương với tôi, Chương đứng lên, nhìn tôi:
- Cô Khánh thấy không, có nhiều điều kỳ cục xảy ra trong nhà này.
Tôi dè dặt gật đầu:
- Vâng.
Chương tiếp:
- Phải làm cho sáng tỏ những điều ấy. Chúng mình nên giúp nhau là hơn, đừng nhìn nhau với đôi mắt đối nghịch nữa.
- Anh muốn thế nào?
- Khánh nói cho tôi biết về Khánh đi.
Không lưỡng lự, tôi thu mình ngồi gọn trong lòng ghế kể hết những bí ẩn của tôi. Chương lắng nghe không ngắt lời tôi một lần nào. Khi tôi kể hết, anh trầm ngâm im lặng khá lâu. Tôi phá tan sự im lặng đó:
- Chuyện của tôi là thế, anh khỏi cần thương hại tôi, vì trường hợp tôi kể như đã kết thúc rồi, còn anh, tôi đoán là...
Chương phác một cử chỉ, giọng anh thật dịu dàng như chưa từng có:
- Khoan... Khánh hãy nghe tôi nói điều này đã dù điều tôi nói ra đây có thể làm cho Khánh buồn thêm...
- Điều gì nữa?
- Ông bà Nguyễn văn Thành không có con.
Tôi nhìn Chương, sửng sốt:
- Thế còn tôi?
- Đúng thế, cô...
- Tôi là ai? Tôi không thể là con ký giả Huỳnh Phương, cũng chẳng phải là con nữ ca sĩ Đan Thanh, vậy thì...
- Có thể Khánh là con một hành khách nào đó... đã chết chìm với chiếc tàu.
Tôi không tin lời Chương nên vặn lại:
- Sao anh biết ông Nguyễn văn Thành không có con?
- Tôi đặc biệt lưu ý đến vợ chồng ông Thành vì lý do riêng, mà bây giờ tôi chưa tiện nói cho Khánh biết... Với lại, tôi còn phải hỏi lại ba má tôi ít điều thắc mắc mà chỉ có ông bà mới trả lời được. Hiện thời tôi chỉ biết là xưa kia ông bà Thành có gặp ba má tôi ở ngoài Trung.
- Hồi đó ba má anh ở tỉnh nào?
- Ở Nghệ an. Thời ấy vợ chồng ông Thành còn trẻ, và cuộc sống không được sung túc lắm. Người chồng làm phu đồn điền, rồi bị thất nghiệp. Người vợ thì làm lao công cho sở máy nơi ba tôi làm việc...
- Và bà ấy không có con?
Chương lắc đầu:
- Không, vì thế mà bà ấy rất buồn. Nên khi bé Phương sinh ra đời, má tôi nhờ bà ấy săn sóc thì bà vui vẻ nhận lời ngay.
- Thế còn ông Thành?
- Ông ta cũng theo vợ, về giúp việc cho ba má tôi luôn.
- Như vậy, khi ba má anh đi đâu cũng đem theo cả vợ chồng ông Thành?
- Phải.
- Và họ cũng có mặt trên chiếc tàu Bạch Phượng? Lúc xảy ra vụ đắm tàu má anh ở đâu?
- Má tôi say sóng nằm một chỗ. Ba tôi dĩ nhiên phải ở bên săn sóc má tôi. Còn vợ chồng ông Thành ở một phòng riêng...
- Với bé Phương?
Chương không trả lời, buông tiếng thở dài. Tôi nói:
- Tôi hiểu rồi, bé Phương đã chết trong tai nạn đó. Nhưng còn anh?
- Thì tôi còn đây, như Khánh thấy đó. Nhưng thôi, chúng mình hãy lo khám phá những điều mới xảy ra đây. Chuyện xưa hãy xếp lại...
Tôi đếm trên đầu ngón tay:
- Vâng. Trước hết là sự xuất hiện của tên Chuột, rồi đến lá thư của tôi bị ai bóc ra đọc trộm và lấy mất mẫu ảnh thánh; tiếp đến những tấm hình kỷ niệm bị đánh cắp.
Chương nói:
- Chúng ta có một kẻ thù, nhưng tôi chưa hiểu rõ mục đích của hắn muốn gì, và tại sao chúng lại thù ghét chúng ta.
- Biết đâu không phải là... một người ở trong nhà?
- Hay đây là một trò chơi của thằng Tý Việt? Thằng đó ưa chơi trò trinh thám lắm.
Tôi phản đối:
- Khôn, coi bộ Tý Việt rất thành thực khi thấy mất những tấm hình. Vả lại tên Chuột không thể là đồng lõa của nó được.
Chương gật đầu:
- Khánh nói có lý.
Tôi gắng gượng mỉm cười:
- Dù sao thì... kẻ thù này chỉ quấy rầy chúng ta, chứ chưa phải là nguy hiểm.
- Biết đâu được?
Tự nhiên, tôi nghĩ đến tấm thảm trải cầu thang, có những bậc quên đóng nẹp... hoặc đã có người lén gỡ ra.
Chợt cánh cửa phòng nhẹ nhàng sịch mở. Bà Tám đột ngột hiện ra, khô gầy, tối tăm trong bộ đồ bà ba đen. Bà nói:
- Hai người vẫn ngồi đây à? Trời mát sao không tắt bớt quạt đi. Để chi cho tốn điện vậy.
Bà tiến về phía hành lang, nơi có cầu thang lên lầu. Khi bà đi ngang qua phòng, tôi thấy dáng bà thật mệt nhọc.
_____________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG XV, XVI