CHƯƠNG XV
Nhật ký của Chương:
Tôi đã biết chuyện của Khánh, chuyện Khánh thật buồn, nên tôi chẳng muốn Khánh buồn thêm vì chuyện của tôi nữa.
Khi nào bà cô của Khánh tới đây, tôi sẽ đi. Tôi sẽ xin ba cho tôi vào nội trú ở một nơi thật xa.
Tôi không muốn lợi dụng hơn nữa những gì thuộc về Tý Việt.
Tôi đã biết chuyện của Khánh, chuyện Khánh thật buồn, nên tôi chẳng muốn Khánh buồn thêm vì chuyện của tôi nữa.
Khi nào bà cô của Khánh tới đây, tôi sẽ đi. Tôi sẽ xin ba cho tôi vào nội trú ở một nơi thật xa.
Tôi không muốn lợi dụng hơn nữa những gì thuộc về Tý Việt.
*
Tý Việt mách tôi:
- Bà Tám vừa cãi nhau với một người đàn ông.
Tôi bảo em:
- Bà Tám cãi nhau là thường có gì lạ đâu!
Thực vậy, bà càu nhàu chị An, cò kê chê bai với những người bán hàng, và tính đi tính lại đôi ba lần những khoản tiền bà mua bán.
Nhưng Tý Việt nói rõ:
- Người đàn ông này khả nghi lắm. Hai người gặp nhau ở sau vườn, và đứng cãi nhau một hồi.
Tôi rầy em:
- Việt rình nghe phải không? Xấu lắm nhé!
Tý Việt nhe hàm răng sún:
- Em đâu có rình! Tại em chơi ở đó mà bà Tám không biết nên em nấp để xem... hay lắm. Bà Tám giận như điên, người đàn ông kia cũng vậy...
Ông ta nói: "Tôi đã chi tiêu nhiều cho vụ này. Bà phải trả cho tôi vì bà đã hứa rồi, nếu không tôi sẽ kể hết cho ông bà Oai..."
Bà Tám đáp: "Đồ lưu manh, chú đã lấy của tôi một số tiền rồi mà chú có cho tôi biết thêm điều gì đâu..."
Rồi hai người thì thầm một hồi, kế bà Tám nói: "Được rồi... chú sẽ có đủ số tiền đó, khi nào công việc xong xuôi... Tôi sẽ cho chú hay sau..."
Tôi tính thuật lại với ba:
- Tý Việt vừa kể con nghe một chuyện thật lạ...
Ba có vẻ âu lo:
- Con nói gì? Chuyện Tý Việt hả? Ồ, con không nên tin những lời của Tý Việt; em con nó nhiều tưởng tượng quá. Nó lại ham xem những truyện bằng tranh vẽ, con nên cấm bớt nó đi.
- Nhưng...
- Thôi để đến tối, con nói ba nghe. Ba đang tính cho khai thêm một mỏ mới nữa, nên đang bận bù đầu ra đây.
Thấy chiều nay ba có vẻ mệt nhiều, nên tôi không nói nữa.
Tôi canh chừng bà Tám. Bà có vẻ bình thản và hầu như tươi tỉnh nữa. Nhưng đôi lúc tôi bắt gặp ánh mắt kỳ lạ của bà.
Tôi quyết định đột ngột hỏi bà:
- Cô Lan, cái người đàn ông dáng loắt choắt như chuột đứng nói chuyện với cô là ai vậy?
Bà Tám nói:
- Cháu có thấy à?
- Dạ thấy rõ.
- Coi vậy chứ ông ta là một bác sĩ đấy.
- Một ông bác sĩ?
- Phải, ông bác sĩ này săn sóc cho em Liễu, nhân qua đây ông ghé cho cô biết tình trạng của nó.
Kể ông bác sĩ này cũng lạ! Tại sao ông không đàng hoàng vào nhà bằng cửa chính mà lại thậm thụt phía cửa sau?
Tuy nghĩ thế, nhưng tôi cũng đành nói:
- Nom ông ta thiếu tư cách quá. Nếu bị bệnh chắc cháu không nhờ đến ông ta.
Bà Tám nhếch mép cười, cái cười thật gượng gạo.
- Bà Tám vừa cãi nhau với một người đàn ông.
Tôi bảo em:
- Bà Tám cãi nhau là thường có gì lạ đâu!
Thực vậy, bà càu nhàu chị An, cò kê chê bai với những người bán hàng, và tính đi tính lại đôi ba lần những khoản tiền bà mua bán.
Nhưng Tý Việt nói rõ:
- Người đàn ông này khả nghi lắm. Hai người gặp nhau ở sau vườn, và đứng cãi nhau một hồi.
Tôi rầy em:
- Việt rình nghe phải không? Xấu lắm nhé!
Tý Việt nhe hàm răng sún:
- Em đâu có rình! Tại em chơi ở đó mà bà Tám không biết nên em nấp để xem... hay lắm. Bà Tám giận như điên, người đàn ông kia cũng vậy...
Ông ta nói: "Tôi đã chi tiêu nhiều cho vụ này. Bà phải trả cho tôi vì bà đã hứa rồi, nếu không tôi sẽ kể hết cho ông bà Oai..."
Bà Tám đáp: "Đồ lưu manh, chú đã lấy của tôi một số tiền rồi mà chú có cho tôi biết thêm điều gì đâu..."
Rồi hai người thì thầm một hồi, kế bà Tám nói: "Được rồi... chú sẽ có đủ số tiền đó, khi nào công việc xong xuôi... Tôi sẽ cho chú hay sau..."
*
- Tý Việt vừa kể con nghe một chuyện thật lạ...
Ba có vẻ âu lo:
- Con nói gì? Chuyện Tý Việt hả? Ồ, con không nên tin những lời của Tý Việt; em con nó nhiều tưởng tượng quá. Nó lại ham xem những truyện bằng tranh vẽ, con nên cấm bớt nó đi.
- Nhưng...
- Thôi để đến tối, con nói ba nghe. Ba đang tính cho khai thêm một mỏ mới nữa, nên đang bận bù đầu ra đây.
Thấy chiều nay ba có vẻ mệt nhiều, nên tôi không nói nữa.
Tôi canh chừng bà Tám. Bà có vẻ bình thản và hầu như tươi tỉnh nữa. Nhưng đôi lúc tôi bắt gặp ánh mắt kỳ lạ của bà.
Tôi quyết định đột ngột hỏi bà:
- Cô Lan, cái người đàn ông dáng loắt choắt như chuột đứng nói chuyện với cô là ai vậy?
Bà Tám nói:
- Cháu có thấy à?
- Dạ thấy rõ.
- Coi vậy chứ ông ta là một bác sĩ đấy.
- Một ông bác sĩ?
- Phải, ông bác sĩ này săn sóc cho em Liễu, nhân qua đây ông ghé cho cô biết tình trạng của nó.
Kể ông bác sĩ này cũng lạ! Tại sao ông không đàng hoàng vào nhà bằng cửa chính mà lại thậm thụt phía cửa sau?
Tuy nghĩ thế, nhưng tôi cũng đành nói:
- Nom ông ta thiếu tư cách quá. Nếu bị bệnh chắc cháu không nhờ đến ông ta.
Bà Tám nhếch mép cười, cái cười thật gượng gạo.
*
Thấy vẻ băn khoăn của Khánh, tôi hỏi:
- Có chuyện gì nữa đấy?
Khánh đáp:
- Không có chi hết. Tôi đang mong ông phát thư. Vừa nhác thấy ông ta, tôi chạy xuống thì ông ta đã đi rồi.
- Khánh chờ thư à?
- Tôi đợi điện tín của cô tôi. Tôi chỉ mong cho cô tôi tới đây sớm.
Tôi cũng mong như Khánh vậy.
- Có chuyện gì nữa đấy?
Khánh đáp:
- Không có chi hết. Tôi đang mong ông phát thư. Vừa nhác thấy ông ta, tôi chạy xuống thì ông ta đã đi rồi.
- Khánh chờ thư à?
- Tôi đợi điện tín của cô tôi. Tôi chỉ mong cho cô tôi tới đây sớm.
Tôi cũng mong như Khánh vậy.
*
Nguy quá...
Ba tôi bị nạn ở ngoài hầm đá!
Tôi phải đến đó ngay.
Ba tôi bị nạn ở ngoài hầm đá!
Tôi phải đến đó ngay.
CHƯƠNG XVI
Chị An hoảng hốt chạy vào gọi tôi:
- Cô Khánh, có một người thợ trên hầm mỏ muốn gặp cô.
Tôi ngạc nhiên, thốt hỏi:
- Tôi à? Sao lại hỏi tôi nhỉ!
Người đàn ông đợi tôi ngoài bực thầm. Cầm chiếc mũ vải, vầy vò trên tay với dáng điệu bồn chồn, chú vừa ngó dáo dác vừa báo tin cho tôi biết ông Oai bị nạn ngoài hầm đá. Có lẽ chú ngại gặp bà Oai, vì chú giải thích:
- Bác sĩ dặn đừng cho bà chủ biết vội, đợi cứu được ông chủ đã.
Chị An chạy vội đi tìm Chương. Tý Việt, may thay, lúc ấy sang chơi với đứa bạn bên hàng xóm; còn bà Oai qua một đêm trằn trọc, đang thiếp ngủ trong phòng.
Chương và tôi leo vội lên xe chờ sẵn ở ngoài cổng. Mặt Chương tái xanh. Anh như chợt nhận ra được người thợ vừa theo xe về báo hung tin, nên hỏi:
- Ủa, chú Sáu đó hả. Chú trở lại làm việc rồi à?
Chú Sáu gật đầu:
- Thưa cậu... vâng.
Chương ngồi cạnh tôi ở hàng ghế sau cùng. Chiếc xe đón chúng tôi thuộc loại chuyên chở nhẹ được biến chế thêm mấy hàng ghế, nên có chỗ ngồi khá rộng rãi, chú Sáu ngồi trên hàng ghế trước mặt chúng tôi. Tấm lưng vạm vỡ của chú che gần khuất cả người lái xe.
Khi xe rồ máy, chị An chạy ra, ném theo vào lòng tôi một bao nến. Chương gắt:
- Đem nến đi làm chi vậy?
Cũng lúc ấy Chương nhận ra sự có mặt của tôi. Anh hỏi:
- Khánh cũng đi nữa à? Sao không ở nhà?
Tôi nói:
- Nghe chú Sáu đây nói ba anh bị nạn và cho gọi cả hai người, nên không kịp suy nghĩ tôi phóng ngay lên xe với anh.
Phía trước, chú Sáu ngồi thở hào hển, mồ hôi chú toát ra như người đang lên cơn sốt.
Thấy xe không chạy theo đường đến hầm đá như lần ông Oai đã đưa chúng tôi đi, tôi hỏi:
- Chúng mình đi lối nào đây? Con đường này thấy lạ quá.
Chương vắn tắt giải thích:
- Ba tôi mới khai thêm một hầm mỏ mới.
Xe đỗ lại ở một khóm rừng thưa khá hoang vu, phía tay mặt sừng sững một vách đá, có lỗ hổng đen ngòm.
Chúng tôi bước xuống xe. Bốn bề hoàn toàn im vắng. Chương thắc mắc:
- Chắc không phải ở đây.
Chú Sáu như đã học sẵn câu trả lời:
- Dạ, đúng chỗ này đây cậu ạ. Ông chủ tìm thấy mỏ đá này nhờ có dòng suối...
Dưới các tảng đá quả có mạch nước ngầm đang chảy. Ông Oai đã có lần cho tôi biết dòng nước nhỏ đó nhiều khi gây khó khăn nhất là về mùa mưa, thường dâng ngập các hầm.
Tôi nhìn quanh và không khỏi ngạc nhiên thầm hỏi: Nếu ông Oai gặp tai nạn, tất phải có đông người tựu đến... có xe cứu thương... và bác sĩ. Sao ở đây có thể yên ắng thế này? Như đoán được ý nghĩ của tôi, chú Sáu nói:
- Mọi người đều đến bằng cửa hầm phía đầu kia. Mình đi tắt lối này gần hơn.
Rồi chú tiếp:
- Nếu chậm trễ e không kịp...
Chỉ mới nghe nói thế, Chương đã lao người chạy trước. Tôi đuổi theo sau. Trước khi chui vào cửa hầm, tôi quay đầu lại, người tài xế chiếc xe mà từ lúc leo lên đến khi xuống, chúng tôi không hề để ý, chợt thò đầu ra ngoài cửa xe.
Nhìn xa tôi không nhận được nét mặt của hắn. Nhưng dáng dấp hắn làm tôi ngờ ngợ.
Vào khỏi cửa hầm chúng tôi bắt đầu nghe tiếng nước chảy róc rách. Chú Sáu bấm đèn pin hướng dẫn lối đi. Được một quãng dài Chương sốt ruột hỏi:
- Lối tắt gì mà dài thế này, chú Sáu?
- Tới rồi đây, cậu! – chú Sáu né người cho Chương và tôi tiến lên – chỗ này phải qua một lối hẹp, cậu và cô nhỏ người nên đi trước.
Một lỗ hổng mở ra sát mặt đất. Chúng tôi phải khom mình xuống, chui qua. Chương sang trước, đỡ tôi dậy:
- Đốt nến lên, Khánh! May mà chị An lại đưa nến cho mình mang theo.
Tôi mò lấy diêm và nến. Hai đốm sáng bùng lên trong khoảng tối mịt mù. Chúng tôi giơ cao ngọn lửa nhìn quanh. Đây là cái hang lớn bằng một căn phòng rộng. Phía cuối hang có dòng suối len lỏi chảy qua các khe đá. Có lẽ hang mỏ này đã có từ lâu, song phải bỏ, vì sợ mạch suối dâng cao có thể gây tai nạn bất ngờ. Vì vậy lỗ hổng vừa rồi xuyên qua hang bên này là hết không còn đường hầm nào được khai thêm nữa.
Chướng nóng lòng gọi:
- Chú Sáu! Sang lẹ lên. Còn ngả nào đi nữa không?
Không có tiếng trả lời. Chỉ nghe một tiếng rớt nặng nề.
Chương hoảng hốt hỏi:
- Chú làm sao thế, chú Sáu? Chú ngã đấy à? Có bị thương không?
Im lặng.
Chương bảo tôi:
- Hình như có chỗ nào sụt lở, Khánh đứng chờ đây, để tôi quay lại coi.
Ít phút sau Chương trở về cho tôi biết:
- Cái lỗ tụi mình vừa chui qua đây bị một tảng đá bít kín rồi.
Tôi kinh sợ lắp bắp:
- Thế còn chú Sáu đâu?
- Tôi nghe tiếng hắn thở dốc, rồi hấp tấp chạy trở ra...
- Chắc chú ấy đi kiếm người đến cứu?...
- Cứu khỉ gì! Chính hắn vần tảng đá lấp kín miệng lỗ.
- Nếu vậy là...
- Mình mắc bẫy rồi!
Chúng tôi nhìn nhau lo lắng. Nét mặt Chương đột nhiên rạng rỡ:
- Nhưng... thế nầy thì ba không gặp tai nạn nào cả. Họ nói láo để đánh lừa mình! May quá!
Tôi mỉm cười chia xẻ nỗi hân hoan của Chương.
- Cô Khánh, có một người thợ trên hầm mỏ muốn gặp cô.
Tôi ngạc nhiên, thốt hỏi:
- Tôi à? Sao lại hỏi tôi nhỉ!
Người đàn ông đợi tôi ngoài bực thầm. Cầm chiếc mũ vải, vầy vò trên tay với dáng điệu bồn chồn, chú vừa ngó dáo dác vừa báo tin cho tôi biết ông Oai bị nạn ngoài hầm đá. Có lẽ chú ngại gặp bà Oai, vì chú giải thích:
- Bác sĩ dặn đừng cho bà chủ biết vội, đợi cứu được ông chủ đã.
Chị An chạy vội đi tìm Chương. Tý Việt, may thay, lúc ấy sang chơi với đứa bạn bên hàng xóm; còn bà Oai qua một đêm trằn trọc, đang thiếp ngủ trong phòng.
Chương và tôi leo vội lên xe chờ sẵn ở ngoài cổng. Mặt Chương tái xanh. Anh như chợt nhận ra được người thợ vừa theo xe về báo hung tin, nên hỏi:
- Ủa, chú Sáu đó hả. Chú trở lại làm việc rồi à?
Chú Sáu gật đầu:
- Thưa cậu... vâng.
Chương ngồi cạnh tôi ở hàng ghế sau cùng. Chiếc xe đón chúng tôi thuộc loại chuyên chở nhẹ được biến chế thêm mấy hàng ghế, nên có chỗ ngồi khá rộng rãi, chú Sáu ngồi trên hàng ghế trước mặt chúng tôi. Tấm lưng vạm vỡ của chú che gần khuất cả người lái xe.
Khi xe rồ máy, chị An chạy ra, ném theo vào lòng tôi một bao nến. Chương gắt:
- Đem nến đi làm chi vậy?
Cũng lúc ấy Chương nhận ra sự có mặt của tôi. Anh hỏi:
- Khánh cũng đi nữa à? Sao không ở nhà?
Tôi nói:
- Nghe chú Sáu đây nói ba anh bị nạn và cho gọi cả hai người, nên không kịp suy nghĩ tôi phóng ngay lên xe với anh.
Phía trước, chú Sáu ngồi thở hào hển, mồ hôi chú toát ra như người đang lên cơn sốt.
Thấy xe không chạy theo đường đến hầm đá như lần ông Oai đã đưa chúng tôi đi, tôi hỏi:
- Chúng mình đi lối nào đây? Con đường này thấy lạ quá.
Chương vắn tắt giải thích:
- Ba tôi mới khai thêm một hầm mỏ mới.
Xe đỗ lại ở một khóm rừng thưa khá hoang vu, phía tay mặt sừng sững một vách đá, có lỗ hổng đen ngòm.
Chúng tôi bước xuống xe. Bốn bề hoàn toàn im vắng. Chương thắc mắc:
- Chắc không phải ở đây.
Chú Sáu như đã học sẵn câu trả lời:
- Dạ, đúng chỗ này đây cậu ạ. Ông chủ tìm thấy mỏ đá này nhờ có dòng suối...
Dưới các tảng đá quả có mạch nước ngầm đang chảy. Ông Oai đã có lần cho tôi biết dòng nước nhỏ đó nhiều khi gây khó khăn nhất là về mùa mưa, thường dâng ngập các hầm.
Tôi nhìn quanh và không khỏi ngạc nhiên thầm hỏi: Nếu ông Oai gặp tai nạn, tất phải có đông người tựu đến... có xe cứu thương... và bác sĩ. Sao ở đây có thể yên ắng thế này? Như đoán được ý nghĩ của tôi, chú Sáu nói:
- Mọi người đều đến bằng cửa hầm phía đầu kia. Mình đi tắt lối này gần hơn.
Rồi chú tiếp:
- Nếu chậm trễ e không kịp...
Chỉ mới nghe nói thế, Chương đã lao người chạy trước. Tôi đuổi theo sau. Trước khi chui vào cửa hầm, tôi quay đầu lại, người tài xế chiếc xe mà từ lúc leo lên đến khi xuống, chúng tôi không hề để ý, chợt thò đầu ra ngoài cửa xe.
Nhìn xa tôi không nhận được nét mặt của hắn. Nhưng dáng dấp hắn làm tôi ngờ ngợ.
Vào khỏi cửa hầm chúng tôi bắt đầu nghe tiếng nước chảy róc rách. Chú Sáu bấm đèn pin hướng dẫn lối đi. Được một quãng dài Chương sốt ruột hỏi:
- Lối tắt gì mà dài thế này, chú Sáu?
- Tới rồi đây, cậu! – chú Sáu né người cho Chương và tôi tiến lên – chỗ này phải qua một lối hẹp, cậu và cô nhỏ người nên đi trước.
Một lỗ hổng mở ra sát mặt đất. Chúng tôi phải khom mình xuống, chui qua. Chương sang trước, đỡ tôi dậy:
- Đốt nến lên, Khánh! May mà chị An lại đưa nến cho mình mang theo.
Tôi mò lấy diêm và nến. Hai đốm sáng bùng lên trong khoảng tối mịt mù. Chúng tôi giơ cao ngọn lửa nhìn quanh. Đây là cái hang lớn bằng một căn phòng rộng. Phía cuối hang có dòng suối len lỏi chảy qua các khe đá. Có lẽ hang mỏ này đã có từ lâu, song phải bỏ, vì sợ mạch suối dâng cao có thể gây tai nạn bất ngờ. Vì vậy lỗ hổng vừa rồi xuyên qua hang bên này là hết không còn đường hầm nào được khai thêm nữa.
Chướng nóng lòng gọi:
- Chú Sáu! Sang lẹ lên. Còn ngả nào đi nữa không?
Không có tiếng trả lời. Chỉ nghe một tiếng rớt nặng nề.
Chương hoảng hốt hỏi:
- Chú làm sao thế, chú Sáu? Chú ngã đấy à? Có bị thương không?
Im lặng.
Chương bảo tôi:
- Hình như có chỗ nào sụt lở, Khánh đứng chờ đây, để tôi quay lại coi.
Ít phút sau Chương trở về cho tôi biết:
- Cái lỗ tụi mình vừa chui qua đây bị một tảng đá bít kín rồi.
Tôi kinh sợ lắp bắp:
- Thế còn chú Sáu đâu?
- Tôi nghe tiếng hắn thở dốc, rồi hấp tấp chạy trở ra...
- Chắc chú ấy đi kiếm người đến cứu?...
- Cứu khỉ gì! Chính hắn vần tảng đá lấp kín miệng lỗ.
- Nếu vậy là...
- Mình mắc bẫy rồi!
Chúng tôi nhìn nhau lo lắng. Nét mặt Chương đột nhiên rạng rỡ:
- Nhưng... thế nầy thì ba không gặp tai nạn nào cả. Họ nói láo để đánh lừa mình! May quá!
Tôi mỉm cười chia xẻ nỗi hân hoan của Chương.
*
Hơi ẩm thấm lạnh vai, và tiếng suối thì thầm trong
bóng tối âm u làm chúng tôi sởn gai ốc. Hang đá này, khi đã bít kín
lối ra sẽ là một ngục tù kiên cố giam hãm chúng tôi. Nếu không có cách
nào thoát khỏi chúng tôi sẽ chết rũ vì đói lạnh.
Chương bàn:
- Chúng mình thử lần quanh vách hang xem có ngõ ngách nào khác không.
Mò mẫm một hồi chẳng thấy còn ngõ ngách nào ngoài cái lỗ hổng mà chúng tôi đã chui qua, Chương tiếp:
- Nếu cái hang này là một hầm mỏ, tất phải có đường hầm nữa ăn thông vào. Chớ không lẽ người ta lấy đá ra bằng cái lỗ chúng ta đã chui... Nhưng cửa hầm đó chắc đã được tên Sáu bít kín trước rồi.
Tôi buông mình xuống một tảng đá ngồi thở:
- Chú Sáu là ai vậy?
- Hắn là một thợ mỏ bị sa thải vì say sưa tối ngày.
- Chắc vì thế mà hắn để bụng, trả thù!
Chương ngồi xuống cạnh tôi, suy nghĩ:
- Có thể còn lý do nào khác nữa. Tôi ngờ có người đã thuê hắn.
Chợt nhớ ra, tôi giật mình:
- Anh Chương! Tên lái xe đưa chúng mình tới đây... là tên Chuột.
Chương vỗ trán:
- Ồ! Ngu quá! Thế mà tôi không nhận ra hắn.
- Tại anh có nhìn hắn đâu, với lại... việc xảy ra bất ngờ quá. Tôi cũng chỉ mới nhác thấy hắn trước khi vô đây...
- Không biết ai mưu mô hãm hại mình thế này?
Chúng tôi không dám suy luận, chỉ ngồi im lặng nhìn nhau. Tôi bắt đầu thấy sợ, ôm mặt khóc. Chương nắm lấy tay tôi:
- Nín đi Khánh. Đừng vội thất vọng chứ. Hãy cứ kiên nhẫn chờ đợi xem sao đã. Khánh tắt bớt ngọn nến của Khánh đi.
- Để thế này cho sáng, tắt làm gì?
- Chúng mình chỉ có sáu cây nến nhỏ thôi. Vậy phải để dành nhỡ tình trạng này có thể kéo dài.
Tôi nghe lời, thổi tắt ngọn nến. Còn lại ngọn của Chương, anh cặm nó xuống đất, gắng gượng mỉm cười:
- Bây giờ, để Khánh đỡ bồn chồn, tôi kể Khánh nghe một câu chuyện.
Cố trấn tỉnh, tôi gượng nói:
- Truyện cổ tích hả?
- Không... chuyện của tôi. Nó.. cũng gần giống như chuyện của Khánh.
Tôi hồi hộp chờ đợi. Sau vài phút im lặng, Chương nói:
- Tôi không phải là con ông bà Oai. Trước kia tôi vẫn cứ tưởng tôi là đứa con má tôi sinh ra ở ngoài Trung và bà Thành là vú nuôi của tôi.
- Nhưng đấy là bé Phương chứ?
- Tôi không hề nghe nói đến bé Phương. Thấy ảnh Phương tôi tưởng đó là hình một đứa trẻ nào, một đứa con đỡ đầu của má tôi chẳng hạn vì bà có nhiều con đỡ đầu. Tôi không ngờ má tôi có mất một đứa con.
- Ở ngoài Trung?
- Ở trên tàu Bạch Phượng khi xảy ra tai nạn.
- Ồ!
Tôi nghẹn lời, ngẩn ngơ nhìn Chương:
- Thế còn anh?
- Lúc ấy tôi cũng ở trên tầu, và trong lúc hỗn loạn của biến cố không hiểu số mệnh đã run rủi ra sao mà tôi được cứu thoát xuống một chiếc xuồng cùng với vợ chồng ông Thành. Khi được một chiếc thuyền đánh cá vớt lên thì người ta thấy bà Thành ngất đi, nhưng vẫn còn ôm chặt tôi trên tay.
Chúng tôi được đưa về một làng chài lưới ở Cam Ranh. Thời ấy chiến tranh đang hồi khốc liệt nên sự liên lạc rất khó khăn. Ông bà Thành, sau khi tỉnh trí đưa tôi về Cam Lâm tá túc, nhờ sự giúp đỡ của linh mục họ Đạo địa phương. Phải một năm sau ông bà Oai, ba má tôi được tin ông bà Thành còn sống mới vội vàng tìm đến.
- Trời!
- Phải. Khánh cứ thử tưởng tượng xem cuộc gặp gỡ ấy bi thiết biết chừng nào. Nhưng dù đau xót, má cũng bồng lấy tôi nghẹn ngào nói: "Ba má lãnh nhận con như số mệnh đã an bài. Từ nay con là con của ba má." Tội nghiệp! Tôi không biết lấy gì báo đáp công ơn ba má cho vừa.
Giọng Chương nghẹn lại. Lần này chính anh ngồi khóc. Tôi quay mặt đi không... nỡ nhìn những giọt nước mắt của người con trai. Tôi nhẹ nhàng nói:
- Chuyện của anh thật đẹp. Tại sao anh còn buồn?
- Khánh thử nghĩ coi: bỗng dưng được biết gia đình mình đang sống không phải của mình, cha mẹ không phải cha mẹ mình và quê hương này chỉ là quê hương mượn... sự thật phũ phàng đó đau xót lắm chứ...
- Tôi hiểu! Nhưng trường hợp của anh có gì thay đổi lắm đâu. Ba má anh thương yêu anh. Anh cũng thương yêu hai ông bà. Anh lại có một đứa em trai.
- Phải, Tý Việt sinh ra cách đó mấy năm. Chính nó mới là con ruột của ba má. Tôi không muốn...
Chương phác một cử chỉ thay cho điều anh muốn nói khó diễn tả nên lời. Và anh tiếp:
- Khánh không hiểu nổi ý nghĩ của tôi đâu.
Tôi nhìn anh, nói:
- Có, Khánh hiểu anh muốn nói gì. Theo Khánh nghĩ thì những điều kiện vật chất không đáng quan trọng. Mà điều cần thiết là được sống trong một gia đình đầy tình thương yêu tin cẩn lẫn nhau.
- Khánh nói nghe hay lắm! Thế sao Khánh cũng vẫn cứ từ biệt bà cô, người mà Khánh đã từng thương yêu, tin cậy như một người mẹ, để đi tìm cho ra tông tích của mình?
Tôi không biết trả lời Chương thế nào. Nói những lời ấy tôi chỉ có ý an ủi Chương mà thôi. Tôi cố vớt vát:
- Nhưng... ai bảo anh không phải là con của ông bà Oai?
- Bà Tám!
- Sao bà ấy ác độc thế nhỉ? Đáng lý ông bà Oai không nói ra thì thôi chứ.
- Chính vì ba bá tôi không nói nên bà ấy mới nói.
- Việc gì đến bà ấy!
- Chắc tại bà ấy ghét tôi. Không muốn cho tôi hưởng trọn cái hạnh phúc mà tôi đang có.
Tôi nghĩ đến hoàn cảnh của tôi và Chương. Kỳ ngộ thật! Hai đứa trẻ sống sót của chiếc tầu Bạch Phượng, gặp nhau, để bây giờ lại chịu chung tình cảnh bi đát này. Tôi vẫn cố an ủi Chương:
- Dù sao thì anh cũng đã đem lại cho ông bà Oai chuỗi ngày sung sướng, mà người con trai của hai ông bà có thể đem lại.
- Người con trai nào của ba má tôi? Tý Việt ấy à?
- Không, người anh của Tý Việt. Người đã chết trong vụ đắm tầu tên là Phương kia.
Chương mở tròn mắt nhìn tôi:
- Ủa, té ra Khánh vẫn chưa biết à? Phương là con gái mà!
Chương bàn:
- Chúng mình thử lần quanh vách hang xem có ngõ ngách nào khác không.
Mò mẫm một hồi chẳng thấy còn ngõ ngách nào ngoài cái lỗ hổng mà chúng tôi đã chui qua, Chương tiếp:
- Nếu cái hang này là một hầm mỏ, tất phải có đường hầm nữa ăn thông vào. Chớ không lẽ người ta lấy đá ra bằng cái lỗ chúng ta đã chui... Nhưng cửa hầm đó chắc đã được tên Sáu bít kín trước rồi.
Tôi buông mình xuống một tảng đá ngồi thở:
- Chú Sáu là ai vậy?
- Hắn là một thợ mỏ bị sa thải vì say sưa tối ngày.
- Chắc vì thế mà hắn để bụng, trả thù!
Chương ngồi xuống cạnh tôi, suy nghĩ:
- Có thể còn lý do nào khác nữa. Tôi ngờ có người đã thuê hắn.
Chợt nhớ ra, tôi giật mình:
- Anh Chương! Tên lái xe đưa chúng mình tới đây... là tên Chuột.
Chương vỗ trán:
- Ồ! Ngu quá! Thế mà tôi không nhận ra hắn.
- Tại anh có nhìn hắn đâu, với lại... việc xảy ra bất ngờ quá. Tôi cũng chỉ mới nhác thấy hắn trước khi vô đây...
- Không biết ai mưu mô hãm hại mình thế này?
Chúng tôi không dám suy luận, chỉ ngồi im lặng nhìn nhau. Tôi bắt đầu thấy sợ, ôm mặt khóc. Chương nắm lấy tay tôi:
- Nín đi Khánh. Đừng vội thất vọng chứ. Hãy cứ kiên nhẫn chờ đợi xem sao đã. Khánh tắt bớt ngọn nến của Khánh đi.
- Để thế này cho sáng, tắt làm gì?
- Chúng mình chỉ có sáu cây nến nhỏ thôi. Vậy phải để dành nhỡ tình trạng này có thể kéo dài.
Tôi nghe lời, thổi tắt ngọn nến. Còn lại ngọn của Chương, anh cặm nó xuống đất, gắng gượng mỉm cười:
- Bây giờ, để Khánh đỡ bồn chồn, tôi kể Khánh nghe một câu chuyện.
Cố trấn tỉnh, tôi gượng nói:
- Truyện cổ tích hả?
- Không... chuyện của tôi. Nó.. cũng gần giống như chuyện của Khánh.
Tôi hồi hộp chờ đợi. Sau vài phút im lặng, Chương nói:
- Tôi không phải là con ông bà Oai. Trước kia tôi vẫn cứ tưởng tôi là đứa con má tôi sinh ra ở ngoài Trung và bà Thành là vú nuôi của tôi.
- Nhưng đấy là bé Phương chứ?
- Tôi không hề nghe nói đến bé Phương. Thấy ảnh Phương tôi tưởng đó là hình một đứa trẻ nào, một đứa con đỡ đầu của má tôi chẳng hạn vì bà có nhiều con đỡ đầu. Tôi không ngờ má tôi có mất một đứa con.
- Ở ngoài Trung?
- Ở trên tàu Bạch Phượng khi xảy ra tai nạn.
- Ồ!
Tôi nghẹn lời, ngẩn ngơ nhìn Chương:
- Thế còn anh?
- Lúc ấy tôi cũng ở trên tầu, và trong lúc hỗn loạn của biến cố không hiểu số mệnh đã run rủi ra sao mà tôi được cứu thoát xuống một chiếc xuồng cùng với vợ chồng ông Thành. Khi được một chiếc thuyền đánh cá vớt lên thì người ta thấy bà Thành ngất đi, nhưng vẫn còn ôm chặt tôi trên tay.
Chúng tôi được đưa về một làng chài lưới ở Cam Ranh. Thời ấy chiến tranh đang hồi khốc liệt nên sự liên lạc rất khó khăn. Ông bà Thành, sau khi tỉnh trí đưa tôi về Cam Lâm tá túc, nhờ sự giúp đỡ của linh mục họ Đạo địa phương. Phải một năm sau ông bà Oai, ba má tôi được tin ông bà Thành còn sống mới vội vàng tìm đến.
- Trời!
- Phải. Khánh cứ thử tưởng tượng xem cuộc gặp gỡ ấy bi thiết biết chừng nào. Nhưng dù đau xót, má cũng bồng lấy tôi nghẹn ngào nói: "Ba má lãnh nhận con như số mệnh đã an bài. Từ nay con là con của ba má." Tội nghiệp! Tôi không biết lấy gì báo đáp công ơn ba má cho vừa.
Giọng Chương nghẹn lại. Lần này chính anh ngồi khóc. Tôi quay mặt đi không... nỡ nhìn những giọt nước mắt của người con trai. Tôi nhẹ nhàng nói:
- Chuyện của anh thật đẹp. Tại sao anh còn buồn?
- Khánh thử nghĩ coi: bỗng dưng được biết gia đình mình đang sống không phải của mình, cha mẹ không phải cha mẹ mình và quê hương này chỉ là quê hương mượn... sự thật phũ phàng đó đau xót lắm chứ...
- Tôi hiểu! Nhưng trường hợp của anh có gì thay đổi lắm đâu. Ba má anh thương yêu anh. Anh cũng thương yêu hai ông bà. Anh lại có một đứa em trai.
- Phải, Tý Việt sinh ra cách đó mấy năm. Chính nó mới là con ruột của ba má. Tôi không muốn...
Chương phác một cử chỉ thay cho điều anh muốn nói khó diễn tả nên lời. Và anh tiếp:
- Khánh không hiểu nổi ý nghĩ của tôi đâu.
Tôi nhìn anh, nói:
- Có, Khánh hiểu anh muốn nói gì. Theo Khánh nghĩ thì những điều kiện vật chất không đáng quan trọng. Mà điều cần thiết là được sống trong một gia đình đầy tình thương yêu tin cẩn lẫn nhau.
- Khánh nói nghe hay lắm! Thế sao Khánh cũng vẫn cứ từ biệt bà cô, người mà Khánh đã từng thương yêu, tin cậy như một người mẹ, để đi tìm cho ra tông tích của mình?
Tôi không biết trả lời Chương thế nào. Nói những lời ấy tôi chỉ có ý an ủi Chương mà thôi. Tôi cố vớt vát:
- Nhưng... ai bảo anh không phải là con của ông bà Oai?
- Bà Tám!
- Sao bà ấy ác độc thế nhỉ? Đáng lý ông bà Oai không nói ra thì thôi chứ.
- Chính vì ba bá tôi không nói nên bà ấy mới nói.
- Việc gì đến bà ấy!
- Chắc tại bà ấy ghét tôi. Không muốn cho tôi hưởng trọn cái hạnh phúc mà tôi đang có.
Tôi nghĩ đến hoàn cảnh của tôi và Chương. Kỳ ngộ thật! Hai đứa trẻ sống sót của chiếc tầu Bạch Phượng, gặp nhau, để bây giờ lại chịu chung tình cảnh bi đát này. Tôi vẫn cố an ủi Chương:
- Dù sao thì anh cũng đã đem lại cho ông bà Oai chuỗi ngày sung sướng, mà người con trai của hai ông bà có thể đem lại.
- Người con trai nào của ba má tôi? Tý Việt ấy à?
- Không, người anh của Tý Việt. Người đã chết trong vụ đắm tầu tên là Phương kia.
Chương mở tròn mắt nhìn tôi:
- Ủa, té ra Khánh vẫn chưa biết à? Phương là con gái mà!
______________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG XVII, XVIII