CHƯƠNG XVII
Những điều Chương vừa cho tôi biết làm đầu óc tôi choáng váng. Cơn mệt và đói hành hạ thêm làm người tôi lạnh run.
Chương kéo tôi đứng lên:
- Chúng mình nên đi qua, đi lại, cho máu huyết lưu thông. Ngồi yên một chỗ, dễ bị khí lạnh nhiễm vào người.
Tôi lo lắng hỏi Chương:
- Liệu có ai biết mình ở đây, mà đến cứu không?
- Chắc có chứ!
- Nhưng mình bị đưa đi đột ngột quá. Ở nhà không ai biết mình đi đâu. Lúc tên Sáu đến giục mình lên xe, má anh đang ngủ còn bà Tám thì không có nhà...
- Hừ, bà Tám! Còn nói đến bà ấy làm gì!
Vâng, chúng tôi không dám nhắc đến bà Tám để phải ngờ rằng bà ấy là kẻ chủ mưu hãm hại mình. Nếu quả chúng tôi có một kẻ thù ghét, thì trong nhà ngoài bà ấy ra không còn nghi cho ai được. Việc chúng tôi ra đi rồi mất tích luôn chỉ có một mình chị An biết. Liệu chị An có kịp nói ra, hay là...
Những ý nghĩ quay cuồng trong đầu tôi.
Chương quả quyết:
- Cứ yên chí! Thế nào ba tôi cũng tìm được tới đây.
Lời nói của Chương làm tôi yên tâm phần nào. Thời gian trôi qua, kéo dài cơn ác mộng.
Cho đến bây giờ tôi không nhớ nổi tôi đã trải qua những giờ phút kinh hoàng ấy ra sao nữa. Nó như một giấc mơ, khi tỉnh giấc thấy mồ hôi toát ra, tim đập hồi hộp, trí óc hôn mê không còn nhớ việc gì đã xảy ra nữa.
Cơn đói dằn vặt chúng tôi dữ dội. Bao tử chúng tôi quặn đau. Chương bảo:
- Thắt chặt bụng lại sẽ thấy đỡ đói.
Có lẽ khi bao tử được bóp nhỏ lại, ta thấy đỡ đói thật. Nhưng khi đã quen với cái đói thì cơ thể bải hoải, và khí lạnh xâm chiếm dễ dàng, Chương lại ra lệnh:
- Phải vậy động cho đỡ lạnh!
Chúng tôi nắm tay nhau bước những bước chệnh choạng.
Ngọn nến cuối cùng đã cạn, cháy sèo sèo rồi tắt ngúm. Bóng tối phủ trùm trong hang. Trí não chúng tôi chập chờn những hình ảnh ma quái.
Suốt thời gian đó mặc dù Chương cũng chịu chung những âu lo khắc khoải như tôi, song anh đã cố gắng trấn tĩnh tôi rất nhiều.
Chương bảo tôi:
- Chúng ta ở đây đã ba ngày rồi.
Tôi không còn hơi sức để nói nhiều, chỉ thầm nghĩ: "Đã ba ngày qua mà không ai đến giải cứu mình cả! Mấy mỏ đá có xa tỉnh lỵ lắm đâu, sao không thấy ai tìm kiếm thế này?"
Như đoán biết được ý nghĩ của tôi, Chương giải thích:
- Cái hang này không được coi là một mỏ đá. Nó không thông ra một đường hầm nào ngoài lối đi thiên nhiên theo dòng suối chảy nên lâu ngày đã bị quên đi và chẳng ai để ý đến nữa.
Mọi cố gắng làm chúng tôi kiệt sức. Sau khi mò mẫm nhiều lần quanh hang, chúng tôi đã tìm một góc khô ráo xa dòng suối ngồi nghỉ.
Nhưng bây giờ sau ba ngày đói, mệt, tôi lại muốn có nước chảy bên tôi. Dòng nước chảy có cái gì sống động làm tôi thèm muốn.
Tôi thều thào bảo Chương:
- Chúng mình trở lại chỗ suối chảy đi.
- Để làm gì?
- Nó ra ngoài hang... chảy dưới ánh mặt trời...
Chương dìu tôi đứng lên. Chúng tôi tập tễnh lần đến bên dòng nước đang róc rách.
Tôi lả người, vọc tay xuống làn nước mát lạnh. Tôi rùng mình, lẩm bẩm:
- Lạnh quá!
Chương bảo:
- Coi chừng cảm đó, Khánh ạ!
- Cần gì – tôi chán ngán trả lời – nó chảy ra ngoài hang, anh thấy không, giá chúng mình biến thành nước chúng mình sẽ len lỏi ra ngoài được. Ở ngoài kia có mặt trời, sáng sủa... ấm áp...
Bất giác tôi đưa tay lên khép chặt vạt áo. Tay tôi đụng vào hàng khuy nhựa màu hồng. Chiếc áo tôi đang mặc kiểu ngắn do cô tôi cắt theo mẫu của một tờ báo phụ nữ, bằng thứ vải hoa màu hồng, và có hàng khuy cài ở giữa.
Những chiếc khuy cô tôi đính trên áo tròn ú như những tai nấm.
Tôi mân mê hàng khuy, thốt kêu:
- Anh Chương!
- Gì nữa Khánh?
- Nước chảy ra ngoài trời anh ạ..
- Khánh đã nói rồi! Khánh nên ngủ đi cho lại sức.
- Mà những chiếc khuy áo của Khánh lại bằng nhựa, có thể nổi trên mặt nước như những chiếc thuyền.
- Khánh!
Chương tưởng tôi mê sảng. Tôi tiếp:
- Anh đưa tôi mượn con dao. Mấy cái khuy áo của Khánh khâu chắc quá, bứt ra không được.
- Khánh cắt khuy áo ra làm gì?
- Để thả chúng xuống nước.
Chương chợt hiểu, hối hả tìm và đưa dao cho tôi.
Tôi cắt được bảy cái khuy, và tôi cười ngây dại:
- Chúng sẽ theo dòng nước trôi ra ngoài ánh sáng mặt trời...
Sau đó tôi thiếp đi. Khi tôi tỉnh lại, Chương đang ngủ gục, tôi phải lay gọi:
- Dậy mà nghe, anh Chương ơi! Hình như có tiếng động rung chuyển...
Chương vùng dậy nghe ngóng.
Nhiều âm vang lọt vào tai chúng tôi. Chương nói:
- Hình như bên ngoài đang có cơn dông.
- Mấy giờ rồi anh nhỉ?
- Không biết nữa. Có lẽ bây giờ là buổi trưa của ngày...
Chương nhẩm tính tiếp:
- Ngày thứ tư. Chúng mình bị kẹt trong này gần bốn ngày rồi.
Đột nhiên tôi reo lên:
- Ủa! Anh Chương... tôi trông thấy anh.
Tôi thấy Chương đang mỉm cười, ngỡ ngàng. Một luồng ánh sáng dìu dịu chiếu xuống chỗ chúng tôi ngồi.
Ngửng đầu nhìn lên, chúng tôi thấy trần hang lủng tròn một lỗ. Nền trời hiện ra, tím mầu hoàng hôn.
Rồi có tiếng ông Oai nói vọng xuống:
- Chương, Khánh, có dưới đó không? Cố can đảm thêm chút nữa nghe. Ba xuống liền bây giờ.
Tôi mở mắt thức dậy. Lần này thì tôi ngập mình trong ánh sáng mặt trời. Vài nhánh hoa leo màu đỏ phất phới ngoài cửa sổ.
Kỳ diệu quá! Tôi đang nằm trong phòng tôi... và một khuôn mặt quen thuộc đang cúi xuống. Tôi ríu lưỡi lại:
- Cô! Phải cô của con không? Cô tới đây hồi nào?
- Cô tới chiều hôm qua; vừa vặn lúc người ta khiêng con về. Cô đã tưởng đến đây nhận xác con đem chôn rồi chứ!
Cô vừa khóc vừa cười tiếp:
- Bây giờ con thấy trong người thế nào? Còn mệt lắm không?
Tôi lắc đầu:
- Con khỏe lại rồi. Mừng ghê nữa, vì vừa tỉnh lại thì thấy cô.
Cô ôm tôi hôn tới tấp như hồi tôi còn nhỏ, khi cô nựng: "Con chó con! Con chó con của tôi đây!" Tôi muốn nói nhiều với cô tôi nhưng đành nằm yên. Đầu óc tôi còn choáng váng, và những đốm nắng vàng lung linh từ ngoài cửa sổ ùa vào, làm tôi ngây ngất.
Tôi gắng ngượng hỏi:
- Anh Chương đâu, cô? Anh ấy có sao không?
- Cậu ấy không sao cả. Vẫn khỏe mạnh như thường, Chương mong con mau tỉnh và chóng lại sức...
Nghe có bấy nhiêu tôi lại thiếp đi trong vòng tay cô tôi.
Vài ngày sau đó, sức khỏe tôi dần dần hồi phục. Tôi được đưa ra ngoài vườn nằm nghỉ. Mọi người quây quanh chiếc ghế dài tôi nằm, săn sóc, chiều chuộng tôi đủ thứ. Ngay cả Tý Việt cũng chịu khó ngồi yên dưới chân tôi. Em bảo:
- Chị là nàng Bạch Tuyết, em là chú Lùn ngồi canh cho chị ngủ!
Nhưng chú Lùn không ngồi được lâu, chỉ mới chốc lát chú đã đứng lên đuổi theo một cánh bướm đang chập chờn dưới ánh nắng.
Chương đến ngồi thế vào chỗ của Tý Việt. Tôi mỉm cười với anh, hân hoan đón nhận sự có mặt của một người anh đã cùng tôi trải qua cơn ác mộng. Ngót bốn ngày đói khát trong hang đá âm u lạnh lẽo quả là kinh hãi. Qua cơn ác mộng đó tôi cảm thấy như vừa được sống lại. Sự có mặt của Chương cũng như của mọi người làm tôi an tâm. Những đốm nắng vàng đùa nghịch trên thảm cỏ như reo vui trong lòng tôi. Và không khí khoáng đãng trong khu vườn tươi mát này làm tôi khoan khoái. Tôi đưa mắt tìm cô tôi và ông bà Oai. Không thấy ai, tôi hỏi Chương:
- Mấy người lớn đâu cả rồi?
Chương đáp:
- Họ vừa vào trong nhà... tạm thời lánh mặt trong chốc lát.
- Để chi vậy?
- Cô của Khánh và ba má tôi muốn tôi kể Khánh nghe tất cả câu chuyện.
- Anh kể đi.
Chương cười, nụ cười thật nhẹ nhõm, chứng tỏ tâm hồn anh đang thoải mái. Anh cho tôi biết là: Anh đã hỏi ông bà Oai về nguồn gốc thật của anh mà bấy lâu nay ông bà vẫn giữ kín. Hai ông bà đều nói hết cho anh nghe đúng như những điều anh đã biết. Đáng lý ông bà nói cho Chương biết từ lâu, song cứ chần chờ mãi sợ khi biết sự thật Chương sẽ buồn. Hơn nữa hai người thương yêu Chương như con ruột, tuy không đẻ ra nhưng có công nuôi dưỡng. Mặc nhiên Chương đã thế vào chỗ của Phương – người con mà hai ông bà đã mất – và nhờ thế mà hai ông bà cũng vơi bớt đau buồn.
Về bà Tám, Chương cho biết: Bà lấy phải một người chồng không ra gì. Khi chồng chết bà ở vậy nuôi con, và mơ ước con bà được thế vào chỗ của Phương, sống một cuộc đời sung sướng giàu có trong gia đình ông bà Oai.
Cũng vì thế mà bà thù ghét Chương, coi Chương như kẻ tiếm đoạt địa vị của con bà. Khổ hơn nữa, Liễu con gái bà, chẳng may mắc bệnh lãng trí, khùng khùng dở dở. Ông bà Oai muốn Liễu được chữa trị chu đáo nên buộc bà Tám cho Liễu vào Dưỡng trí viện. Mọi phí tổn ông bà chịu hết. Nhưng lòng tốt của ông bà Oai lại là điều làm bà Tám oán hận, cho rằng như thế là ghét bỏ, đầy ải con bà không cho con bà được hưởng những gì mà Chương với Tý Việt được hưởng.
Từ ganh ghét, oán hận bà đâm ra thù hằn và nảy sinh ra những âm mưu đen tối.
Sực nhớ vụ bà Oai trượt cầu thang suýt vong mạng, tôi hỏi:
- Vụ cái thảm trải cầu thang cũng do bà ấy xếp đặt?
Chương gật đầu:
- Phải!... Tội nghiệp, má tôi lại là nạn nhân. Đồng thời bà ấy cũng nói cho tôi biết tôi là một đứa trẻ lạc loài được đem về nuôi. Thâm ý của bà ấy là làm tôi chán nản, bỏ đi. Và tôi đã bỏ nhà ra đi thật.
- Rồi bà ấy cho tên Chuột theo dõi anh? Hắn là ai vậy?
- Hắn là một tên lưu manh, trước kia có quen biết chồng bà Tám. Tên này đem về những tin tức làm bà Tám thất vọng: chẳng những tôi không biệt tích vào chốn thâm sơn cùng cốc, hoặc trầm mình xuống long cung thủy tề, mà tôi lại đi làm một cuộc điều tra...
- Xem cha mẹ thật của anh là ai?
- Đúng thế. Nhưng trong trí não bệnh hoạn của bà Tám lại nảy ra một ý ngờ vực: Bà tưởng tôi đi tìm Phương. Ý nghĩ ấy làm bà bấn loạn. Nên khi tôi trở về bà bày thêm một âm mưu mới: lừa vào trong hang đá rồi bít cửa hang!
- Thế còn Khánh? Khánh có gì để bà ấy thù ghét đâu?
- À, có lẽ tại Khánh thân với tôi nên bà ấy ghét lây.
Tôi bật cười, nhớ đến lần chạm trán Chương trước đây ở nhà bà Đan Thanh và những lần gây gổ khác. Tôi hỏi:
- Ai cho anh biết những điều ấy?
- Chính bà Tám đã khai ra. Vụ chúng mình mất tích làm sôi nổi cả thị xã. Cảnh sát bắt tên Chuột và chú Sáu tra hỏi. Chúng đổ tội cho bà Tám. Thực ra chúng chỉ là những tên lưu manh chứ không phải hạng sát nhân. Chúng tưởng đâu bà Tám bày một trò ác độc cho bõ ghét thôi. Xong việc, chúng nhận tiền rồi đi nơi khác. Nhưng khi nghe cảnh sát buộc chúng vào tội đồng lõa trong một vụ mưu sát chúng mới hoảng người lên.
- Thế ra nhờ vào lời khai của hai tên đó mà chúng mình được cứu thoát?
Chương cười, chỉ Tý Việt:
- Không, đó là nhờ Tý Việt. Hai tên đồng lõa của bà Tám chỉ mới bị bắt sau khi câu chuyện vỡ lở. Trước đó, trong khi mọi người nháo lên đi tìm, thì Tý Việt vào phòng tôi. Thấy cuốn nhật ký tôi để trên bàn, Tý Việt lén đọc (tôi có ghi vội mấy hàng khi chị An lên gọi) và cuộc tìm kiếm mới nhắm vào các hầm đá. Đến mạch suối từ trong hang chúng mình bị nhốt chảy ra, người ta bắt gặp mấy cái nút áo của Khánh bềnh bồng trôi ra.
Tôi thắc mắc:
- Thế còn chị An? Sao chị ấy không nói? Ủa, mà chị An đâu nhỉ? Từ lúc tỉnh lại, Khánh không thấy chị An!
- Thì chị ấy con đây nữa đâu! Ngay sau khi bọn mình đi rồi, bà Tám về kiếm chuyện cho chị ấy nghỉ việc rồi.
- Nhưng sớm muộn gì, chị An lại chả nói ra?
- Đến lúc đó thì muộn mất rồi. E chúng mình chỉ còn là hai cái xác không hồn. Bà Tám sẽ lợi dụng – nhân lúc ba má đau buồn – nắm hết quyền hành trong nhà và đưa Liễu về.
Tôi rùng mình:
- Vậy còn tên Chuột? và chú Sáu?
- Nếu chúng mình chết, hai tên ấy sẽ im luôn.
- Dù sao thì dự tính của bà Tám chưa được hoàn hảo lắm.
- Dĩ nhiên. Nhưng đầu óc đen tối của bà ấy... dám làm bất cứ điều gì, bất chấp hậu quả.
- Đáng lý ra bà ấy phải thủ tiêu cả Tý Việt nữa.
- Không nên đòi hỏi điều gì hợp lý ở bà Tám. Tôi đồng tuổi với Liễu, con gái bà, nên tôi mới là kẻ thù trực tiếp. Với lại bà biết tôi không thuộc về gia đình này... Còn Tý Việt dù sao cũng có tình máu mủ với bà ấy.
Tôi thở dài:
- Rồi đây, người ta sẽ đối xử với bà ấy ra sao?
- Có thể bà sẽ bị kết án tù vì tội của bà. Nhưng ba má đang vận động xin cho bà được vào nhà dưỡng lão. Ba má cũng vẫn chăm sóc cho con gái bà. Liễu không thể sống cuộc đời bình thường trong gia đình. Cô ấy cần được chữa trị và phải do các nhà chuyên môn săn sóc.
Tôi còn thắc mắc thêm điều nữa:
- Có phải chính bà Tám mở đọc lá thư của cô Khánh?
- Phải. Vì đọc thư đó, bà Tám mới quyết định ám hại tụi mình. Hình như việc cô của Khánh hẹn tới đây làm bà ấy hoảng hốt.
- Sao lạ vậy?
- Tôi cũng không hiểu tại sao nữa. Đến khi cô của Khánh đánh điện tín cho biết ngày bà tới thì bà Tám giấu luôn bức điện tín ấy đi rồi cho thi hành ngay kế hoạch đã định. Dù cô Khánh có đến, bà cũng chỉ gặp cảnh gia chủ đang bối rối, mà Khánh thì đã biến mất rồi!
Chương kéo tôi đứng lên:
- Chúng mình nên đi qua, đi lại, cho máu huyết lưu thông. Ngồi yên một chỗ, dễ bị khí lạnh nhiễm vào người.
Tôi lo lắng hỏi Chương:
- Liệu có ai biết mình ở đây, mà đến cứu không?
- Chắc có chứ!
- Nhưng mình bị đưa đi đột ngột quá. Ở nhà không ai biết mình đi đâu. Lúc tên Sáu đến giục mình lên xe, má anh đang ngủ còn bà Tám thì không có nhà...
- Hừ, bà Tám! Còn nói đến bà ấy làm gì!
Vâng, chúng tôi không dám nhắc đến bà Tám để phải ngờ rằng bà ấy là kẻ chủ mưu hãm hại mình. Nếu quả chúng tôi có một kẻ thù ghét, thì trong nhà ngoài bà ấy ra không còn nghi cho ai được. Việc chúng tôi ra đi rồi mất tích luôn chỉ có một mình chị An biết. Liệu chị An có kịp nói ra, hay là...
Những ý nghĩ quay cuồng trong đầu tôi.
Chương quả quyết:
- Cứ yên chí! Thế nào ba tôi cũng tìm được tới đây.
Lời nói của Chương làm tôi yên tâm phần nào. Thời gian trôi qua, kéo dài cơn ác mộng.
Cho đến bây giờ tôi không nhớ nổi tôi đã trải qua những giờ phút kinh hoàng ấy ra sao nữa. Nó như một giấc mơ, khi tỉnh giấc thấy mồ hôi toát ra, tim đập hồi hộp, trí óc hôn mê không còn nhớ việc gì đã xảy ra nữa.
Cơn đói dằn vặt chúng tôi dữ dội. Bao tử chúng tôi quặn đau. Chương bảo:
- Thắt chặt bụng lại sẽ thấy đỡ đói.
Có lẽ khi bao tử được bóp nhỏ lại, ta thấy đỡ đói thật. Nhưng khi đã quen với cái đói thì cơ thể bải hoải, và khí lạnh xâm chiếm dễ dàng, Chương lại ra lệnh:
- Phải vậy động cho đỡ lạnh!
Chúng tôi nắm tay nhau bước những bước chệnh choạng.
Ngọn nến cuối cùng đã cạn, cháy sèo sèo rồi tắt ngúm. Bóng tối phủ trùm trong hang. Trí não chúng tôi chập chờn những hình ảnh ma quái.
Suốt thời gian đó mặc dù Chương cũng chịu chung những âu lo khắc khoải như tôi, song anh đã cố gắng trấn tĩnh tôi rất nhiều.
Chương bảo tôi:
- Chúng ta ở đây đã ba ngày rồi.
Tôi không còn hơi sức để nói nhiều, chỉ thầm nghĩ: "Đã ba ngày qua mà không ai đến giải cứu mình cả! Mấy mỏ đá có xa tỉnh lỵ lắm đâu, sao không thấy ai tìm kiếm thế này?"
Như đoán biết được ý nghĩ của tôi, Chương giải thích:
- Cái hang này không được coi là một mỏ đá. Nó không thông ra một đường hầm nào ngoài lối đi thiên nhiên theo dòng suối chảy nên lâu ngày đã bị quên đi và chẳng ai để ý đến nữa.
Mọi cố gắng làm chúng tôi kiệt sức. Sau khi mò mẫm nhiều lần quanh hang, chúng tôi đã tìm một góc khô ráo xa dòng suối ngồi nghỉ.
Nhưng bây giờ sau ba ngày đói, mệt, tôi lại muốn có nước chảy bên tôi. Dòng nước chảy có cái gì sống động làm tôi thèm muốn.
Tôi thều thào bảo Chương:
- Chúng mình trở lại chỗ suối chảy đi.
- Để làm gì?
- Nó ra ngoài hang... chảy dưới ánh mặt trời...
Chương dìu tôi đứng lên. Chúng tôi tập tễnh lần đến bên dòng nước đang róc rách.
Tôi lả người, vọc tay xuống làn nước mát lạnh. Tôi rùng mình, lẩm bẩm:
- Lạnh quá!
Chương bảo:
- Coi chừng cảm đó, Khánh ạ!
- Cần gì – tôi chán ngán trả lời – nó chảy ra ngoài hang, anh thấy không, giá chúng mình biến thành nước chúng mình sẽ len lỏi ra ngoài được. Ở ngoài kia có mặt trời, sáng sủa... ấm áp...
Bất giác tôi đưa tay lên khép chặt vạt áo. Tay tôi đụng vào hàng khuy nhựa màu hồng. Chiếc áo tôi đang mặc kiểu ngắn do cô tôi cắt theo mẫu của một tờ báo phụ nữ, bằng thứ vải hoa màu hồng, và có hàng khuy cài ở giữa.
Những chiếc khuy cô tôi đính trên áo tròn ú như những tai nấm.
Tôi mân mê hàng khuy, thốt kêu:
- Anh Chương!
- Gì nữa Khánh?
- Nước chảy ra ngoài trời anh ạ..
- Khánh đã nói rồi! Khánh nên ngủ đi cho lại sức.
- Mà những chiếc khuy áo của Khánh lại bằng nhựa, có thể nổi trên mặt nước như những chiếc thuyền.
- Khánh!
Chương tưởng tôi mê sảng. Tôi tiếp:
- Anh đưa tôi mượn con dao. Mấy cái khuy áo của Khánh khâu chắc quá, bứt ra không được.
- Khánh cắt khuy áo ra làm gì?
- Để thả chúng xuống nước.
Chương chợt hiểu, hối hả tìm và đưa dao cho tôi.
Tôi cắt được bảy cái khuy, và tôi cười ngây dại:
- Chúng sẽ theo dòng nước trôi ra ngoài ánh sáng mặt trời...
Sau đó tôi thiếp đi. Khi tôi tỉnh lại, Chương đang ngủ gục, tôi phải lay gọi:
- Dậy mà nghe, anh Chương ơi! Hình như có tiếng động rung chuyển...
Chương vùng dậy nghe ngóng.
Nhiều âm vang lọt vào tai chúng tôi. Chương nói:
- Hình như bên ngoài đang có cơn dông.
- Mấy giờ rồi anh nhỉ?
- Không biết nữa. Có lẽ bây giờ là buổi trưa của ngày...
Chương nhẩm tính tiếp:
- Ngày thứ tư. Chúng mình bị kẹt trong này gần bốn ngày rồi.
Đột nhiên tôi reo lên:
- Ủa! Anh Chương... tôi trông thấy anh.
Tôi thấy Chương đang mỉm cười, ngỡ ngàng. Một luồng ánh sáng dìu dịu chiếu xuống chỗ chúng tôi ngồi.
Ngửng đầu nhìn lên, chúng tôi thấy trần hang lủng tròn một lỗ. Nền trời hiện ra, tím mầu hoàng hôn.
Rồi có tiếng ông Oai nói vọng xuống:
- Chương, Khánh, có dưới đó không? Cố can đảm thêm chút nữa nghe. Ba xuống liền bây giờ.
Tôi mở mắt thức dậy. Lần này thì tôi ngập mình trong ánh sáng mặt trời. Vài nhánh hoa leo màu đỏ phất phới ngoài cửa sổ.
Kỳ diệu quá! Tôi đang nằm trong phòng tôi... và một khuôn mặt quen thuộc đang cúi xuống. Tôi ríu lưỡi lại:
- Cô! Phải cô của con không? Cô tới đây hồi nào?
- Cô tới chiều hôm qua; vừa vặn lúc người ta khiêng con về. Cô đã tưởng đến đây nhận xác con đem chôn rồi chứ!
Cô vừa khóc vừa cười tiếp:
- Bây giờ con thấy trong người thế nào? Còn mệt lắm không?
Tôi lắc đầu:
- Con khỏe lại rồi. Mừng ghê nữa, vì vừa tỉnh lại thì thấy cô.
Cô ôm tôi hôn tới tấp như hồi tôi còn nhỏ, khi cô nựng: "Con chó con! Con chó con của tôi đây!" Tôi muốn nói nhiều với cô tôi nhưng đành nằm yên. Đầu óc tôi còn choáng váng, và những đốm nắng vàng lung linh từ ngoài cửa sổ ùa vào, làm tôi ngây ngất.
Tôi gắng ngượng hỏi:
- Anh Chương đâu, cô? Anh ấy có sao không?
- Cậu ấy không sao cả. Vẫn khỏe mạnh như thường, Chương mong con mau tỉnh và chóng lại sức...
Nghe có bấy nhiêu tôi lại thiếp đi trong vòng tay cô tôi.
Vài ngày sau đó, sức khỏe tôi dần dần hồi phục. Tôi được đưa ra ngoài vườn nằm nghỉ. Mọi người quây quanh chiếc ghế dài tôi nằm, săn sóc, chiều chuộng tôi đủ thứ. Ngay cả Tý Việt cũng chịu khó ngồi yên dưới chân tôi. Em bảo:
- Chị là nàng Bạch Tuyết, em là chú Lùn ngồi canh cho chị ngủ!
Nhưng chú Lùn không ngồi được lâu, chỉ mới chốc lát chú đã đứng lên đuổi theo một cánh bướm đang chập chờn dưới ánh nắng.
Chương đến ngồi thế vào chỗ của Tý Việt. Tôi mỉm cười với anh, hân hoan đón nhận sự có mặt của một người anh đã cùng tôi trải qua cơn ác mộng. Ngót bốn ngày đói khát trong hang đá âm u lạnh lẽo quả là kinh hãi. Qua cơn ác mộng đó tôi cảm thấy như vừa được sống lại. Sự có mặt của Chương cũng như của mọi người làm tôi an tâm. Những đốm nắng vàng đùa nghịch trên thảm cỏ như reo vui trong lòng tôi. Và không khí khoáng đãng trong khu vườn tươi mát này làm tôi khoan khoái. Tôi đưa mắt tìm cô tôi và ông bà Oai. Không thấy ai, tôi hỏi Chương:
- Mấy người lớn đâu cả rồi?
Chương đáp:
- Họ vừa vào trong nhà... tạm thời lánh mặt trong chốc lát.
- Để chi vậy?
- Cô của Khánh và ba má tôi muốn tôi kể Khánh nghe tất cả câu chuyện.
- Anh kể đi.
Chương cười, nụ cười thật nhẹ nhõm, chứng tỏ tâm hồn anh đang thoải mái. Anh cho tôi biết là: Anh đã hỏi ông bà Oai về nguồn gốc thật của anh mà bấy lâu nay ông bà vẫn giữ kín. Hai ông bà đều nói hết cho anh nghe đúng như những điều anh đã biết. Đáng lý ông bà nói cho Chương biết từ lâu, song cứ chần chờ mãi sợ khi biết sự thật Chương sẽ buồn. Hơn nữa hai người thương yêu Chương như con ruột, tuy không đẻ ra nhưng có công nuôi dưỡng. Mặc nhiên Chương đã thế vào chỗ của Phương – người con mà hai ông bà đã mất – và nhờ thế mà hai ông bà cũng vơi bớt đau buồn.
Về bà Tám, Chương cho biết: Bà lấy phải một người chồng không ra gì. Khi chồng chết bà ở vậy nuôi con, và mơ ước con bà được thế vào chỗ của Phương, sống một cuộc đời sung sướng giàu có trong gia đình ông bà Oai.
Cũng vì thế mà bà thù ghét Chương, coi Chương như kẻ tiếm đoạt địa vị của con bà. Khổ hơn nữa, Liễu con gái bà, chẳng may mắc bệnh lãng trí, khùng khùng dở dở. Ông bà Oai muốn Liễu được chữa trị chu đáo nên buộc bà Tám cho Liễu vào Dưỡng trí viện. Mọi phí tổn ông bà chịu hết. Nhưng lòng tốt của ông bà Oai lại là điều làm bà Tám oán hận, cho rằng như thế là ghét bỏ, đầy ải con bà không cho con bà được hưởng những gì mà Chương với Tý Việt được hưởng.
Từ ganh ghét, oán hận bà đâm ra thù hằn và nảy sinh ra những âm mưu đen tối.
Sực nhớ vụ bà Oai trượt cầu thang suýt vong mạng, tôi hỏi:
- Vụ cái thảm trải cầu thang cũng do bà ấy xếp đặt?
Chương gật đầu:
- Phải!... Tội nghiệp, má tôi lại là nạn nhân. Đồng thời bà ấy cũng nói cho tôi biết tôi là một đứa trẻ lạc loài được đem về nuôi. Thâm ý của bà ấy là làm tôi chán nản, bỏ đi. Và tôi đã bỏ nhà ra đi thật.
- Rồi bà ấy cho tên Chuột theo dõi anh? Hắn là ai vậy?
- Hắn là một tên lưu manh, trước kia có quen biết chồng bà Tám. Tên này đem về những tin tức làm bà Tám thất vọng: chẳng những tôi không biệt tích vào chốn thâm sơn cùng cốc, hoặc trầm mình xuống long cung thủy tề, mà tôi lại đi làm một cuộc điều tra...
- Xem cha mẹ thật của anh là ai?
- Đúng thế. Nhưng trong trí não bệnh hoạn của bà Tám lại nảy ra một ý ngờ vực: Bà tưởng tôi đi tìm Phương. Ý nghĩ ấy làm bà bấn loạn. Nên khi tôi trở về bà bày thêm một âm mưu mới: lừa vào trong hang đá rồi bít cửa hang!
- Thế còn Khánh? Khánh có gì để bà ấy thù ghét đâu?
- À, có lẽ tại Khánh thân với tôi nên bà ấy ghét lây.
Tôi bật cười, nhớ đến lần chạm trán Chương trước đây ở nhà bà Đan Thanh và những lần gây gổ khác. Tôi hỏi:
- Ai cho anh biết những điều ấy?
- Chính bà Tám đã khai ra. Vụ chúng mình mất tích làm sôi nổi cả thị xã. Cảnh sát bắt tên Chuột và chú Sáu tra hỏi. Chúng đổ tội cho bà Tám. Thực ra chúng chỉ là những tên lưu manh chứ không phải hạng sát nhân. Chúng tưởng đâu bà Tám bày một trò ác độc cho bõ ghét thôi. Xong việc, chúng nhận tiền rồi đi nơi khác. Nhưng khi nghe cảnh sát buộc chúng vào tội đồng lõa trong một vụ mưu sát chúng mới hoảng người lên.
- Thế ra nhờ vào lời khai của hai tên đó mà chúng mình được cứu thoát?
Chương cười, chỉ Tý Việt:
- Không, đó là nhờ Tý Việt. Hai tên đồng lõa của bà Tám chỉ mới bị bắt sau khi câu chuyện vỡ lở. Trước đó, trong khi mọi người nháo lên đi tìm, thì Tý Việt vào phòng tôi. Thấy cuốn nhật ký tôi để trên bàn, Tý Việt lén đọc (tôi có ghi vội mấy hàng khi chị An lên gọi) và cuộc tìm kiếm mới nhắm vào các hầm đá. Đến mạch suối từ trong hang chúng mình bị nhốt chảy ra, người ta bắt gặp mấy cái nút áo của Khánh bềnh bồng trôi ra.
Tôi thắc mắc:
- Thế còn chị An? Sao chị ấy không nói? Ủa, mà chị An đâu nhỉ? Từ lúc tỉnh lại, Khánh không thấy chị An!
- Thì chị ấy con đây nữa đâu! Ngay sau khi bọn mình đi rồi, bà Tám về kiếm chuyện cho chị ấy nghỉ việc rồi.
- Nhưng sớm muộn gì, chị An lại chả nói ra?
- Đến lúc đó thì muộn mất rồi. E chúng mình chỉ còn là hai cái xác không hồn. Bà Tám sẽ lợi dụng – nhân lúc ba má đau buồn – nắm hết quyền hành trong nhà và đưa Liễu về.
Tôi rùng mình:
- Vậy còn tên Chuột? và chú Sáu?
- Nếu chúng mình chết, hai tên ấy sẽ im luôn.
- Dù sao thì dự tính của bà Tám chưa được hoàn hảo lắm.
- Dĩ nhiên. Nhưng đầu óc đen tối của bà ấy... dám làm bất cứ điều gì, bất chấp hậu quả.
- Đáng lý ra bà ấy phải thủ tiêu cả Tý Việt nữa.
- Không nên đòi hỏi điều gì hợp lý ở bà Tám. Tôi đồng tuổi với Liễu, con gái bà, nên tôi mới là kẻ thù trực tiếp. Với lại bà biết tôi không thuộc về gia đình này... Còn Tý Việt dù sao cũng có tình máu mủ với bà ấy.
Tôi thở dài:
- Rồi đây, người ta sẽ đối xử với bà ấy ra sao?
- Có thể bà sẽ bị kết án tù vì tội của bà. Nhưng ba má đang vận động xin cho bà được vào nhà dưỡng lão. Ba má cũng vẫn chăm sóc cho con gái bà. Liễu không thể sống cuộc đời bình thường trong gia đình. Cô ấy cần được chữa trị và phải do các nhà chuyên môn săn sóc.
Tôi còn thắc mắc thêm điều nữa:
- Có phải chính bà Tám mở đọc lá thư của cô Khánh?
- Phải. Vì đọc thư đó, bà Tám mới quyết định ám hại tụi mình. Hình như việc cô của Khánh hẹn tới đây làm bà ấy hoảng hốt.
- Sao lạ vậy?
- Tôi cũng không hiểu tại sao nữa. Đến khi cô của Khánh đánh điện tín cho biết ngày bà tới thì bà Tám giấu luôn bức điện tín ấy đi rồi cho thi hành ngay kế hoạch đã định. Dù cô Khánh có đến, bà cũng chỉ gặp cảnh gia chủ đang bối rối, mà Khánh thì đã biến mất rồi!
ĐOẠN KẾT
Chỉ còn vài ngày nữa tôi sẽ từ giã ông bà Oai, từ giã
Chương và Tý Việt để trở về Phong Điền với cô tôi. Trước ngày từ biệt
tôi chợt thấy bâng khuâng luyến tiếc. Tôi thấy buồn khi phải xa gia
đình đã đón nhận tôi một thời gian ngắn. Tôi yêu mến cô tôi vô cùng.
Nhưng tôi cũng luyến thương ông bà Oai nữa.
Bà Oai đã bình phục trở lại, có thể đi đứng dễ dàng như trước. Tôi cứ theo sát bên bà không rời nửa bước. Tình cảm giữa tôi với bà nảy nở lúc nào tôi không hay. Có một hấp lực gì lôi cuốn tôi lại với bà.
Một chiều, ông Oai nét mặt nghiêm trọng bước vào phòng khách. Ông nói với tôi;
- Cháu Khánh, bà Tám sắp phải vào một nơi trú ngụ mới và ở lại đó luôn cho đến hết đời bà. Trước khi đi bà yêu cầu được nói chuyện với cháu.
Tôi ngạc nhiên, như tất cả mọi người có mặt trong phòng. Cô tôi phản đối:
- Không được! Có chuyện gì mà bà ấy phải nói riêng với cháu Khánh...
Tôi nhẹ nhàng bảo cô:
- Kìa cô, con không thể từ chối lời bà ấy yêu cầu được...
Bà Oai dàn xếp:
- Thôi được. Nhưng cháu Khánh không tiếp bà ấy một mình. Xin mời bà ấy vào đây trước mặt đông đủ cả mọi người.
Bà Tám được dẫn vào phòng, theo sau có một nữ trợ tá đi kèm.
Tôi cố gắng nở một nụ cười, tiến lên vài bước. Bà Tám như chỉ nhìn thấy có mình tôi:
- Tôi muốn gặp cô để gửi gấm con gái tôi. Nó cùng tuổi với cô, nó lại vô tội. Chỉ vì số phận nó hẩm hiu nên mới có một người cha bê tha hư hỏng và một người mẹ... như tôi. Tội nghiệp, rồi đây tương lai của nó sẽ ra sao?
Tôi lẩm bẩm:
- Còn có ông bà Oai đây săn sóc cho chị ấy...
Bà Tám lắc đầu, thở dài:
- Họ cũng như tôi, lớn tuổi cả rồi. Một ngày kia con Liễu sẽ không còn người bảo trợ nữa... Còn cô, nếu cô hứa cho một lời...
Tôi đoán biết sự ngạc nhiên quanh tôi. Tất cả đều sửng sốt nhìn bà Tám. Tôi thầm hỏi: Tại sao bà Tám không giao phó trách nhiệm ấy cho các con ông bà Oai mà lại trao cho tôi?
Nhìn ánh mắt sầu não của bà tôi không nỡ làm bà thất vọng. Tôi muốn an ủi bà. Chắc cô tôi sẽ không hẹp lượng đến đỗi cấm tôi được thỉnh thoảng lo cho Liễu. Tôi khẳng khái nói:
- Cháu xin hứa...
Chỉ nghe bấy nhiêu, bà Tám đã quay đi. Không thèm nhìn lại, bà nói:
- Cám ơn cháu Phương!
Mọi người, ngồi phía sau tôi, đứng bật cả dậy. Bà Tám điên mất rồi! Bà không nhận ra ai với ai nữa; nói với tôi mà bà nhầm với... người khác.
Tôi đuổi theo bà tới ngưỡng cửa:
- Khoan đã, bà nhầm rồi. Tôi có phải là Phương đâu!
Bà Tám quay lại:
- Vậy chớ cô là ai?
Tôi toan nói: "Tôi là Nguyễn Bảo Khánh"... Nhưng tôi bỗng chợt nhớ rằng cái tên quen gọi từ trước đến nay của tôi chưa phải là tên thật. Tôi ấp úng:
- Tôi... không biết tôi là ai nữa!
Bà Tám nhắc lại, giọng gay gắt:
- Cô là Phương – Võ Lan Phương – chớ còn ai vào đây nữa? Tôi chắc thằng Chương cũng biết thế nên nó mới tìm đưa cô về.
Bà thở hắt ra như trút mọi ẩn ức đè nặng trong lòng, tiếp:
- Cháu Phương, cháu đã về đây... thì cô phó thác em Liễu cho cháu; nó là em họ của cháu đó.
Bà Oai tiến đến, khẩn khoản:
- Bà Tám... cô Lan, tôi van cô... cô còn biết những gì... cô nói nốt đi.
- Còn nói gì nữa? Chị hãy nhìn mặt nó... rồi nhìn mặt chị coi.
Bà Oai quay lại phía tôi, và bỗng nhiên tôi nhận ra chúng tôi có cùng một gương mặt, một khóe mắt, một nụ cười. Có khác chăng là những nét phai mờ của năm tháng khổ đau và mái tóc đã điểm sương của bà Oai.
Tôi lao vào vòng tay bà thổn thức:
- Má!
Bà Oai đã bình phục trở lại, có thể đi đứng dễ dàng như trước. Tôi cứ theo sát bên bà không rời nửa bước. Tình cảm giữa tôi với bà nảy nở lúc nào tôi không hay. Có một hấp lực gì lôi cuốn tôi lại với bà.
Một chiều, ông Oai nét mặt nghiêm trọng bước vào phòng khách. Ông nói với tôi;
- Cháu Khánh, bà Tám sắp phải vào một nơi trú ngụ mới và ở lại đó luôn cho đến hết đời bà. Trước khi đi bà yêu cầu được nói chuyện với cháu.
Tôi ngạc nhiên, như tất cả mọi người có mặt trong phòng. Cô tôi phản đối:
- Không được! Có chuyện gì mà bà ấy phải nói riêng với cháu Khánh...
Tôi nhẹ nhàng bảo cô:
- Kìa cô, con không thể từ chối lời bà ấy yêu cầu được...
Bà Oai dàn xếp:
- Thôi được. Nhưng cháu Khánh không tiếp bà ấy một mình. Xin mời bà ấy vào đây trước mặt đông đủ cả mọi người.
Bà Tám được dẫn vào phòng, theo sau có một nữ trợ tá đi kèm.
Tôi cố gắng nở một nụ cười, tiến lên vài bước. Bà Tám như chỉ nhìn thấy có mình tôi:
- Tôi muốn gặp cô để gửi gấm con gái tôi. Nó cùng tuổi với cô, nó lại vô tội. Chỉ vì số phận nó hẩm hiu nên mới có một người cha bê tha hư hỏng và một người mẹ... như tôi. Tội nghiệp, rồi đây tương lai của nó sẽ ra sao?
Tôi lẩm bẩm:
- Còn có ông bà Oai đây săn sóc cho chị ấy...
Bà Tám lắc đầu, thở dài:
- Họ cũng như tôi, lớn tuổi cả rồi. Một ngày kia con Liễu sẽ không còn người bảo trợ nữa... Còn cô, nếu cô hứa cho một lời...
Tôi đoán biết sự ngạc nhiên quanh tôi. Tất cả đều sửng sốt nhìn bà Tám. Tôi thầm hỏi: Tại sao bà Tám không giao phó trách nhiệm ấy cho các con ông bà Oai mà lại trao cho tôi?
Nhìn ánh mắt sầu não của bà tôi không nỡ làm bà thất vọng. Tôi muốn an ủi bà. Chắc cô tôi sẽ không hẹp lượng đến đỗi cấm tôi được thỉnh thoảng lo cho Liễu. Tôi khẳng khái nói:
- Cháu xin hứa...
Chỉ nghe bấy nhiêu, bà Tám đã quay đi. Không thèm nhìn lại, bà nói:
- Cám ơn cháu Phương!
Mọi người, ngồi phía sau tôi, đứng bật cả dậy. Bà Tám điên mất rồi! Bà không nhận ra ai với ai nữa; nói với tôi mà bà nhầm với... người khác.
Tôi đuổi theo bà tới ngưỡng cửa:
- Khoan đã, bà nhầm rồi. Tôi có phải là Phương đâu!
Bà Tám quay lại:
- Vậy chớ cô là ai?
Tôi toan nói: "Tôi là Nguyễn Bảo Khánh"... Nhưng tôi bỗng chợt nhớ rằng cái tên quen gọi từ trước đến nay của tôi chưa phải là tên thật. Tôi ấp úng:
- Tôi... không biết tôi là ai nữa!
Bà Tám nhắc lại, giọng gay gắt:
- Cô là Phương – Võ Lan Phương – chớ còn ai vào đây nữa? Tôi chắc thằng Chương cũng biết thế nên nó mới tìm đưa cô về.
Bà thở hắt ra như trút mọi ẩn ức đè nặng trong lòng, tiếp:
- Cháu Phương, cháu đã về đây... thì cô phó thác em Liễu cho cháu; nó là em họ của cháu đó.
Bà Oai tiến đến, khẩn khoản:
- Bà Tám... cô Lan, tôi van cô... cô còn biết những gì... cô nói nốt đi.
- Còn nói gì nữa? Chị hãy nhìn mặt nó... rồi nhìn mặt chị coi.
Bà Oai quay lại phía tôi, và bỗng nhiên tôi nhận ra chúng tôi có cùng một gương mặt, một khóe mắt, một nụ cười. Có khác chăng là những nét phai mờ của năm tháng khổ đau và mái tóc đã điểm sương của bà Oai.
Tôi lao vào vòng tay bà thổn thức:
- Má!
*
Tiếp theo là cảnh mừng vui khôn tả.
Bà Tám đã được cô trợ tá dẫn đi.
Tý Việt cười toét, nhe hàm răng sún:
- Sướng quá há! Từ nay em có chị rồi. Nhưng còn...
Em ngưng lại ra vẻ suy nghĩ:
- Không hiểu cái vụ tráo đổi ấy ra sao hả?
- Vụ... tráo đổi nào?
- Thì lúc tàu bị đắm đó! – Chúng tôi đã nói đến vụ đắm tầu Bạch Phượng trước mặt em nên em hiểu rõ câu chuyện – Chắc là trong lúc nhốn nháo, bà vú Thành đáng lẽ bồng chị lại ẵm nhằm một bé khác. Còn ông thủy thủ thì nhặt được chị.
Chúng tôi nhìn nhau. Có thể như thế được chăng?
Má tôi run giọng nói:
- Đứa bé bà vú Thành ẵm nhầm là Chương, lúc ấy mặc cái áo sợi mầu đỏ. Hiện tôi còn giữ áo ấy.
Cô tôi kêu:
- Cái áo sợi mầu đỏ! Xin chị làm ơn lấy cho tôi coi mau!
Khi cầm cái áo, giọng cô tôi lạc hẳn đi:
- Trời, đúng rồi! Chính tay tôi đã đan cái áo này đây...
Và bà nhảy đến ôm lấy cổ Chương:
- Cháu! Cháu là thằng Cường! Thằng chó Cường của cô đây rồi!
Chương ngẩn ngơ nhắc lại:
- Cháu tên là Cường?
- Ừ, Nguyễn Phú Cường!
Bà Tám đã được cô trợ tá dẫn đi.
Tý Việt cười toét, nhe hàm răng sún:
- Sướng quá há! Từ nay em có chị rồi. Nhưng còn...
Em ngưng lại ra vẻ suy nghĩ:
- Không hiểu cái vụ tráo đổi ấy ra sao hả?
- Vụ... tráo đổi nào?
- Thì lúc tàu bị đắm đó! – Chúng tôi đã nói đến vụ đắm tầu Bạch Phượng trước mặt em nên em hiểu rõ câu chuyện – Chắc là trong lúc nhốn nháo, bà vú Thành đáng lẽ bồng chị lại ẵm nhằm một bé khác. Còn ông thủy thủ thì nhặt được chị.
Chúng tôi nhìn nhau. Có thể như thế được chăng?
Má tôi run giọng nói:
- Đứa bé bà vú Thành ẵm nhầm là Chương, lúc ấy mặc cái áo sợi mầu đỏ. Hiện tôi còn giữ áo ấy.
Cô tôi kêu:
- Cái áo sợi mầu đỏ! Xin chị làm ơn lấy cho tôi coi mau!
Khi cầm cái áo, giọng cô tôi lạc hẳn đi:
- Trời, đúng rồi! Chính tay tôi đã đan cái áo này đây...
Và bà nhảy đến ôm lấy cổ Chương:
- Cháu! Cháu là thằng Cường! Thằng chó Cường của cô đây rồi!
Chương ngẩn ngơ nhắc lại:
- Cháu tên là Cường?
- Ừ, Nguyễn Phú Cường!
*
Thêm một điệp khúc vui mừng nữa. Chúng tôi cười,
khóc, như điên. Tôi cắn ngón tay xem tôi tỉnh hay mơ, chỉ sợ thực tại
này là ảo mộng, và hạnh phúc này rồi tan thành mây khói.
Nhưng không, tôi đang sống thực chứ không mơ.
Chuyện của tôi và của Chương đến đây là kết thúc.
Ba má của Chương nay là ba má của tôi, và cô tôi nay lại là cô của Chương. Mỗi đứa chúng tôi từ nay, mang một tên gọi mới, nhưng đó mới là tên thật của cha sinh mẹ đẻ đặt ra. Hai gia đình chúng tôi trở nên thân thiết vì ba má tôi không thể quên Chương được, và cô tôi dĩ nhiên cũng không thể quên đứa trẻ mà bà đã nuôi dưỡng từ thuở ấu thơ.
Nhưng không, tôi đang sống thực chứ không mơ.
Chuyện của tôi và của Chương đến đây là kết thúc.
Ba má của Chương nay là ba má của tôi, và cô tôi nay lại là cô của Chương. Mỗi đứa chúng tôi từ nay, mang một tên gọi mới, nhưng đó mới là tên thật của cha sinh mẹ đẻ đặt ra. Hai gia đình chúng tôi trở nên thân thiết vì ba má tôi không thể quên Chương được, và cô tôi dĩ nhiên cũng không thể quên đứa trẻ mà bà đã nuôi dưỡng từ thuở ấu thơ.
BÍCH THỦY