CHƯƠNG III
- Lột mặt nạ con người bí mật đó ?
Tôi ngạc nhiên đến sửng sốt. Không phải nghi ngờ gì cái khả năng của hãng CT2 nhưng có điều...
- À... à... mà anh có biết dân số tại Thủ Đức là bao nhiêu không đã, chưa kể các khu phụ cận ?
Trí thản nhiên:
- Bẩy mươi mốt ngàn tám trăm ba mươi tám người, và kể cả vùng phụ cận thì...
Tôi vội cắt:
- Thôi được, được rồi!
Chẳng hiểu có đúng không! Nếu đúng thì "Sếp" CT1 cúa tôi quả thật là một quyển tự vị sống!
- À, ừ, nhưng... liệu cái dân số mà anh biết quá kỹ đó có giúp được gì chúng ta khi bắt tay vào khởi sự cuộc điều tra không đây ?
- Sao lại không ? Phương pháp phân tích, Chiêm lại quên rồi ? Đây: Đồng tiền này do đâu Chiêm có được ? Có phải sau khi đưa báo rồi thu tiền, đúng không ? Bây giờ chỉ việc coi lại cái danh sách quý vị khách hàng, tên, địa chỉ, rồi đi khắp lượt "điểm danh" một tua nữa cho đến khi gặp được ông móng tay cái đen là... rồi.
Quái! Chỉ giản dị có thế mà sao tôi chẳng bao giờ nghĩ ra ngay được. Nhưng có một cái gì làm cổ họng tôi nghèn nghẹn:
- Kế của anh hay lắm!... Nhưng nếu gặp được người đàn ông này rồi thì ta phải làm gì lúc đó ? Nếu... hắn định giở trò gì với chúng ta thì sao ?
- CT3 quên rằng nghề nghiệp của chúng ta đòi hỏi chúng ta lúc nào cũng phải sẵn sàng để đương đầu với hiểm nguy sao ?
- Ồ, đúng, tôi nhớ rồi . À này! Trong trường hợp nguy biến tại sao ta lại không báo Cảnh sát ?
- Bình tĩnh nghe tôi nói đây này CT3! Hiện giờ vụ này hãng chúng mình đang nắm trong tay. Tội gì lại hấp tấp báo cho Cảnh sát biết vội! Như vậy chả hóa ra "cốc mò cò ăn" không! Cứ thủng thẳng, làm cẩn thận từng bước một. Khi nào công việc đi tới chỗ vượt quá quyền hạn của chúng ta, sẽ báo cho họ biết sau. Chiêm hiểu ý tôi chưa ?
- Tôi hiểu!
Và vì hiểu cho nên tôi phải tuân hành.
Một lần nữa, Trí lại chơi trội hơn tôi rồi . Anh xứng đáng là CT1, còn tôi, có lẽ suốt đời chỉ có thể là... CT3. Phải công nhận Trí tài ba hơn tôi thật. Nhưng sao tôi vẫn cảm thấy lo lắng thế nào. Trên đường về nhà để ăn cơm trưa, đầu óc tôi cứ sôi bỏng lên, phần thì tại Trí, đôi khi, vì "rành nghề" quá, cứ khiến tôi bực mình quá sức. Ngồi và cơm ăn, tay gắp thức ăn đưa vào miệng mà thực tôi chẳng hiểu rõ ăn những gì. Ba má tôi thấy tôi thẫn thờ, đâm lo, cứ săn đón hỏi han xem tôi có đau ốm gì chăng ?
Ăn vội cho xong bữa, tôi hối hả chân trước chân sau, định quay ra tới nhà Trí. Đúng lúc đó, chị Trâm con bác Cả, anh ruột ba tôi, nhà ở sát bên, gọi qua hàng rào cho biết là có ai gọi tôi qua điện thoại. Bác Cả tôi làm thầu khoán, nhà có máy điện thoại, vẫn để cho gia đình tôi dùng chung.
- Chiêm!
Tiếng má tôi:
- Thằng Bình nó gọi con kìa! Nó bảo có việc quan trọng lắm!
Tôi bực mình ra mặt:
- Cái thằng quỷ đó, cái gì nó cũng bảo là quan trọng hết á! Rút cục lại chẳng có quái gì hết! Má cứ nói là con đi vắng rồi!
Dứt lời tôi nhảy lên yên xe đạp, đạp vút đi.
Tới nhà Trí, đã thấy anh ngồi trong "phòng thí nghiệm". Tay anh cầm một tờ giấy đánh máy. Trí đưa cho tôi giấy đó, và tôi chăm chú đọc:
Kính thưa Ông Xã Trưởng,
"Chúng tôi, ký tên dưới đây, nhân dịp lễ sinh nhật kỳ thứ 40 của ông, trân trọng kính gởi tới ông Xã Trưởng tấm lòng quý mến và biết ơn người đã để hết thì giờ và tâm trí phục vụ công ích cho toàn dân trong xã... "
Bức thư được đánh rõ ràng, sạch sẽ, lối hành văn thật bay bướm. Cuối trang giấy để chừa một khoảng trống khá lớn dành cho các chữ ký.
- Để làm gì đây, Trí ?
"Sếp" tôi mỉm một nụ cười:
- Không lẽ CT3 đi tìm gặp lại các quý vị thân chủ lấy báo tháng mà không có lý do chính đáng ? Đó, lý do đó! Và quý vị dân trong xã, khi ký tên vào bức thư mừng sinh nhật ông Xã Trưởng, sẽ vô tình để cho CT3 kiểm soát lại ngón tay cái... có cái móng đen xì! Được không ?
Các bạn đã thấy Trí "mưu trí" ghê chưa ? Đúng là Gia Cát Khổng Minh! Trong tôi, sự bực mình, sự khó chịu vì thua sút CT1 lập tức lui bước, nhường chỗ cho sự kính phục. Trí quả nhiên xứng đáng là ông "Sếp" chỉ huy tôi. Được làm thuộc viên của một người khôn ngoan cơ trí, kể cũng... thú vị!
Tôi hân hoan:
- Anh "quá xá" thiệt!
- Thôi, ta lên đường! Nhiều thân chủ lắm đó chớ không ít đâu. Và cần nhất là đừng để cho dì Năm tôi chộp được tụi mình là có chầu xách giỏ đi chợ cho bà ấy lắm đó nghe!
Dứt lời, Trí tụt xuống sàn nhà kho, lẻn ra vườn. Tôi theo anh bén gót. Hai đứa vừa cưỡi lên yên xe đạp thì đã nghe tiếng gọi the thé của bà Năm Rằng. Trí rỉ nhanh bên tai tôi:
- Vọt lẹ đi! Làm như tụi mình không nghe tiếng gì hết á!
Tiếng gọi vẫn theo gió đuổi theo hai đứa tôi:
- Chiêm! Chính! Chính! Về đây cái đã! Mau! Có việc cần lắm! Mau lên!
Trong cái giọng của bà Năm, tôi cảm thấy một cái gì có vẻ khẩn khoản dữ lắm. Hai chiếc xe đạp bon đi khá xa rồi, tôi đạp chậm lại, ngập ngừng bảo Trí:
- Hay ta quay lại xem cái gì, anh Trí! Chắc có cái gì thật đấy!
- Không! Cứ việc thẳng tiến! Dì Năm thì cái gì cũng quan trọng hết! Ra chợ mua đồng bạc ớt, hai đồng mùi tàu cũng cứ... rối tinh lên thôi! Tôi còn lạ gì nữa...
Nhưng lần này thì Trí Gia Cát đã... lầm. Vì nếu chúng tôi nghe bà Năm, quay xe trở lại, thì buổi sáng hôm đó, hai anh em đã tránh được nhiều cái phiền phức và đỡ tốn thì giờ biết bao nhiêu. Nhưng chúng tôi vẫn cứ cắm đầu mải miết đạp đều đều. Trí đã quyết định theo đúng lộ trình đi đưa báo của tôi.
Gạt bỏ ra ngoài, loại trừ tất cả các nữ thân chủ sống độc thân, chúng tôi tập trung chú ý nhằm vào những gia đình gồm tối thiểu một người đàn ông. Vào nhà nào, Trí cũng cao giọng đọc bức thư chúc mừng ông Xã Trưởng, xuất trình bản giấy đánh máy, xin chữ ký. "Ông" nào cũng tươi cười vui vẻ và thò bút ký tên và không quên khen ngợi sáng kiến đặc biệt của hai anh em tôi. Nhưng cũng có một vài chỗ trục trặc, không phải về kỹ thuật mà về... tâm lý. Một số người không mấy ưa ông Xã Trưởng, lắng tai nghe Trí đọc bức "tâm thư", ngập ngừng nhưng rồi cũng hạ bút ký đại và "trình diện" dưới mắt tụi tôi... ngón tay cái của bàn tay phải. Không có gì lạ! Cho đến khi tới nhà thầy Linh, Hiệu trưởng trường tôi và Trí. Gặp thầy Linh, đột nhiên Trí và tôi giật thót mình: Ngón tay cái bàn tay mặt của thầy buộc băng trắng kín mít. Thầy tươi cười khen hai anh em có tinh thần xã hội, biết làm việc công ích. Và thầy đứng lên đi tìm cây viết máy. Trí loáng tia mắt thật nhanh ngó tôi như ngầm nói: Người đàn ông bí mật chúng tôi đang truy tầm... là thầy Linh ? Tóc tôi dựng đứng lên. Tiếng nói chỉ còn phào phào như hơi thở:
- Vô lý quá! Người đàn ông sáng nay đâu có băng ngón tay cái.
Trí nói thật nhanh:
- Ngón tay có bị thương nặng thì cái móng mới đen kịt lại! Biết đâu vết thương đó chẳng mới làm nguy trở lại và cần phải băng nữa! Chiêm cứ yên tâm... Để rồi coi!
Thầy Linh cầm bút máy đi ra. Trí giả vờ lính quýnh xoay tờ giấy cho thầy đặt bút ký tên, rồi rất nhanh anh cố ý đụng mạnh khuỷu tay vào ngón bị thương của thấy Hiệu Trưởng. Thầy Linh "á" to một tiếng rụt bàn tay lại, suýt soa. Trí sốt sắng nắm lấy bàn tay thầy xin lỗi và xin thầy để cho anh coi, cột lại ngón tay đau. Thầy Linh để cho Trí tự nhiên băng bó lại. CT1 lẹ tay tháo cuốn băng, nhấc miếng bông gòn: Quả nhiên một vết đứt nằm xéo nơi đốt dưới ngón tay cái của thầy. Nhưng cái móng tay thì lại trơn tru bóng láng, màu hồng nhạt. Tôi thở nhẹ một hơi thật dài. Từ xưa tới nay, lòng riêng tôi vẫn một niềm mến phục thầy Linh hết sức!
Hai anh em líu ríu ngượng nghịu xin phép thầy... rút lui. Trong lòng áy náy không yên vì đã chót lỡ... nghi ngờ thầy Hiệu Trưởng.
Trí thở ra:
- Vậy là chỉ còn nhà ông Bách là hết đấy!
- Thôi, anh lại đó một mình nghe! Tôi không muốn giáp mặt thằng Bình đâu! Sáng nay nó đã gọi điện thoại mà tôi lờ đi đó!
Đột nhiên có tiếng gọi lanh lảnh:
- Chiêm! Chiêm ơi! Chờ tao với!
Quay ngoắc đầu nhìn lại phía sau, tôi thấy thằng Bình đang cắm cổ đạp xe phóng tới.
- Hấp! – Tới nơi, nó vọt lẹ xuống . – Úi chà! Tao đạp xe đuổi theo tụi bay muốn hụt hơi. Tức ghê đi! Sáng nay chút xíu thì gặp được mày ở nhà, Chiêm ạ! Sau đó, tao gọi dây nói sang bên thằng Trí, bà Năm cho biết là tụi mày mới đạp xe đi rồi.
A! Bây giờ thì tôi hiểu vì sao bà Năm đã gọi hai đứa tôi đến thất thanh lên như vậy.
- Rồi, rồi! Bây giờ gặp được tụi tao đây rồi, có chuyện gì thú vị thì nói đại đi! Chắc mày mới khám phá được một cái tàu ngầm biết bay, heng ?
Thằng Bình bực mình ra mặt:
- Đừng nói ẩu, Chiêm! Có điều là mày đã lấy của tao một món đồ!
- Lấy đồ của mày ? Á .. mà cái gì mới được chứ ?
- Đồng tiền cổ Hy Lạp của tao đó!
Tôi hét lên, tim đập thình thịch:
- Cái gì ?... đồng tiền cổ... !
Trí đưa đồng bạc ra trước thằng Bình:
- Có phải đồng tiền A-tê-na này không ?
Thằng Bình, mắt sáng rỡ, reo lên:
- A! Đây rồi! Đúng rồi! Sáng nay má tao đã đưa lộn cho mày, lúc mày đi đưa báo đó mà!
Tôi chợt thấy Trí nhè nhẹ rung động thân mình, và riêng tôi, tôi cũng cảm thấy đầu óc quay cuồng đảo lộn. Rõ chán! Hai anh em đang lò mò đi tìm lời giải đáp cho bài toán hóc búa, chạy xe hết hơi lên tận Thủ Đức, trong khi đó, lời giải đáp lại... chạy đuổi theo sau chúng tôi... bằng xe đạp! Tôi buột miệng lẩm bẩm:
- Vậy là xong! Nội vụ thế là... xếp!
Tiếng Trí nghe thật êm êm, thật thong thả:
- Chiêm lầm rồi, Chiêm ơi! Phải nói rằng nội vụ bây giờ... mới bắt đầu đó, Chiêm ạ!
Tôi ngạc nhiên đến sửng sốt. Không phải nghi ngờ gì cái khả năng của hãng CT2 nhưng có điều...
- À... à... mà anh có biết dân số tại Thủ Đức là bao nhiêu không đã, chưa kể các khu phụ cận ?
Trí thản nhiên:
- Bẩy mươi mốt ngàn tám trăm ba mươi tám người, và kể cả vùng phụ cận thì...
Tôi vội cắt:
- Thôi được, được rồi!
Chẳng hiểu có đúng không! Nếu đúng thì "Sếp" CT1 cúa tôi quả thật là một quyển tự vị sống!
- À, ừ, nhưng... liệu cái dân số mà anh biết quá kỹ đó có giúp được gì chúng ta khi bắt tay vào khởi sự cuộc điều tra không đây ?
- Sao lại không ? Phương pháp phân tích, Chiêm lại quên rồi ? Đây: Đồng tiền này do đâu Chiêm có được ? Có phải sau khi đưa báo rồi thu tiền, đúng không ? Bây giờ chỉ việc coi lại cái danh sách quý vị khách hàng, tên, địa chỉ, rồi đi khắp lượt "điểm danh" một tua nữa cho đến khi gặp được ông móng tay cái đen là... rồi.
Quái! Chỉ giản dị có thế mà sao tôi chẳng bao giờ nghĩ ra ngay được. Nhưng có một cái gì làm cổ họng tôi nghèn nghẹn:
- Kế của anh hay lắm!... Nhưng nếu gặp được người đàn ông này rồi thì ta phải làm gì lúc đó ? Nếu... hắn định giở trò gì với chúng ta thì sao ?
- CT3 quên rằng nghề nghiệp của chúng ta đòi hỏi chúng ta lúc nào cũng phải sẵn sàng để đương đầu với hiểm nguy sao ?
- Ồ, đúng, tôi nhớ rồi . À này! Trong trường hợp nguy biến tại sao ta lại không báo Cảnh sát ?
- Bình tĩnh nghe tôi nói đây này CT3! Hiện giờ vụ này hãng chúng mình đang nắm trong tay. Tội gì lại hấp tấp báo cho Cảnh sát biết vội! Như vậy chả hóa ra "cốc mò cò ăn" không! Cứ thủng thẳng, làm cẩn thận từng bước một. Khi nào công việc đi tới chỗ vượt quá quyền hạn của chúng ta, sẽ báo cho họ biết sau. Chiêm hiểu ý tôi chưa ?
- Tôi hiểu!
Và vì hiểu cho nên tôi phải tuân hành.
Một lần nữa, Trí lại chơi trội hơn tôi rồi . Anh xứng đáng là CT1, còn tôi, có lẽ suốt đời chỉ có thể là... CT3. Phải công nhận Trí tài ba hơn tôi thật. Nhưng sao tôi vẫn cảm thấy lo lắng thế nào. Trên đường về nhà để ăn cơm trưa, đầu óc tôi cứ sôi bỏng lên, phần thì tại Trí, đôi khi, vì "rành nghề" quá, cứ khiến tôi bực mình quá sức. Ngồi và cơm ăn, tay gắp thức ăn đưa vào miệng mà thực tôi chẳng hiểu rõ ăn những gì. Ba má tôi thấy tôi thẫn thờ, đâm lo, cứ săn đón hỏi han xem tôi có đau ốm gì chăng ?
Ăn vội cho xong bữa, tôi hối hả chân trước chân sau, định quay ra tới nhà Trí. Đúng lúc đó, chị Trâm con bác Cả, anh ruột ba tôi, nhà ở sát bên, gọi qua hàng rào cho biết là có ai gọi tôi qua điện thoại. Bác Cả tôi làm thầu khoán, nhà có máy điện thoại, vẫn để cho gia đình tôi dùng chung.
- Chiêm!
Tiếng má tôi:
- Thằng Bình nó gọi con kìa! Nó bảo có việc quan trọng lắm!
Tôi bực mình ra mặt:
- Cái thằng quỷ đó, cái gì nó cũng bảo là quan trọng hết á! Rút cục lại chẳng có quái gì hết! Má cứ nói là con đi vắng rồi!
Dứt lời tôi nhảy lên yên xe đạp, đạp vút đi.
Tới nhà Trí, đã thấy anh ngồi trong "phòng thí nghiệm". Tay anh cầm một tờ giấy đánh máy. Trí đưa cho tôi giấy đó, và tôi chăm chú đọc:
Kính thưa Ông Xã Trưởng,
"Chúng tôi, ký tên dưới đây, nhân dịp lễ sinh nhật kỳ thứ 40 của ông, trân trọng kính gởi tới ông Xã Trưởng tấm lòng quý mến và biết ơn người đã để hết thì giờ và tâm trí phục vụ công ích cho toàn dân trong xã... "
Bức thư được đánh rõ ràng, sạch sẽ, lối hành văn thật bay bướm. Cuối trang giấy để chừa một khoảng trống khá lớn dành cho các chữ ký.
- Để làm gì đây, Trí ?
"Sếp" tôi mỉm một nụ cười:
- Không lẽ CT3 đi tìm gặp lại các quý vị thân chủ lấy báo tháng mà không có lý do chính đáng ? Đó, lý do đó! Và quý vị dân trong xã, khi ký tên vào bức thư mừng sinh nhật ông Xã Trưởng, sẽ vô tình để cho CT3 kiểm soát lại ngón tay cái... có cái móng đen xì! Được không ?
Các bạn đã thấy Trí "mưu trí" ghê chưa ? Đúng là Gia Cát Khổng Minh! Trong tôi, sự bực mình, sự khó chịu vì thua sút CT1 lập tức lui bước, nhường chỗ cho sự kính phục. Trí quả nhiên xứng đáng là ông "Sếp" chỉ huy tôi. Được làm thuộc viên của một người khôn ngoan cơ trí, kể cũng... thú vị!
Tôi hân hoan:
- Anh "quá xá" thiệt!
- Thôi, ta lên đường! Nhiều thân chủ lắm đó chớ không ít đâu. Và cần nhất là đừng để cho dì Năm tôi chộp được tụi mình là có chầu xách giỏ đi chợ cho bà ấy lắm đó nghe!
Dứt lời, Trí tụt xuống sàn nhà kho, lẻn ra vườn. Tôi theo anh bén gót. Hai đứa vừa cưỡi lên yên xe đạp thì đã nghe tiếng gọi the thé của bà Năm Rằng. Trí rỉ nhanh bên tai tôi:
- Vọt lẹ đi! Làm như tụi mình không nghe tiếng gì hết á!
Tiếng gọi vẫn theo gió đuổi theo hai đứa tôi:
- Chiêm! Chính! Chính! Về đây cái đã! Mau! Có việc cần lắm! Mau lên!
Trong cái giọng của bà Năm, tôi cảm thấy một cái gì có vẻ khẩn khoản dữ lắm. Hai chiếc xe đạp bon đi khá xa rồi, tôi đạp chậm lại, ngập ngừng bảo Trí:
- Hay ta quay lại xem cái gì, anh Trí! Chắc có cái gì thật đấy!
- Không! Cứ việc thẳng tiến! Dì Năm thì cái gì cũng quan trọng hết! Ra chợ mua đồng bạc ớt, hai đồng mùi tàu cũng cứ... rối tinh lên thôi! Tôi còn lạ gì nữa...
Nhưng lần này thì Trí Gia Cát đã... lầm. Vì nếu chúng tôi nghe bà Năm, quay xe trở lại, thì buổi sáng hôm đó, hai anh em đã tránh được nhiều cái phiền phức và đỡ tốn thì giờ biết bao nhiêu. Nhưng chúng tôi vẫn cứ cắm đầu mải miết đạp đều đều. Trí đã quyết định theo đúng lộ trình đi đưa báo của tôi.
Gạt bỏ ra ngoài, loại trừ tất cả các nữ thân chủ sống độc thân, chúng tôi tập trung chú ý nhằm vào những gia đình gồm tối thiểu một người đàn ông. Vào nhà nào, Trí cũng cao giọng đọc bức thư chúc mừng ông Xã Trưởng, xuất trình bản giấy đánh máy, xin chữ ký. "Ông" nào cũng tươi cười vui vẻ và thò bút ký tên và không quên khen ngợi sáng kiến đặc biệt của hai anh em tôi. Nhưng cũng có một vài chỗ trục trặc, không phải về kỹ thuật mà về... tâm lý. Một số người không mấy ưa ông Xã Trưởng, lắng tai nghe Trí đọc bức "tâm thư", ngập ngừng nhưng rồi cũng hạ bút ký đại và "trình diện" dưới mắt tụi tôi... ngón tay cái của bàn tay phải. Không có gì lạ! Cho đến khi tới nhà thầy Linh, Hiệu trưởng trường tôi và Trí. Gặp thầy Linh, đột nhiên Trí và tôi giật thót mình: Ngón tay cái bàn tay mặt của thầy buộc băng trắng kín mít. Thầy tươi cười khen hai anh em có tinh thần xã hội, biết làm việc công ích. Và thầy đứng lên đi tìm cây viết máy. Trí loáng tia mắt thật nhanh ngó tôi như ngầm nói: Người đàn ông bí mật chúng tôi đang truy tầm... là thầy Linh ? Tóc tôi dựng đứng lên. Tiếng nói chỉ còn phào phào như hơi thở:
- Vô lý quá! Người đàn ông sáng nay đâu có băng ngón tay cái.
Trí nói thật nhanh:
- Ngón tay có bị thương nặng thì cái móng mới đen kịt lại! Biết đâu vết thương đó chẳng mới làm nguy trở lại và cần phải băng nữa! Chiêm cứ yên tâm... Để rồi coi!
Thầy Linh cầm bút máy đi ra. Trí giả vờ lính quýnh xoay tờ giấy cho thầy đặt bút ký tên, rồi rất nhanh anh cố ý đụng mạnh khuỷu tay vào ngón bị thương của thấy Hiệu Trưởng. Thầy Linh "á" to một tiếng rụt bàn tay lại, suýt soa. Trí sốt sắng nắm lấy bàn tay thầy xin lỗi và xin thầy để cho anh coi, cột lại ngón tay đau. Thầy Linh để cho Trí tự nhiên băng bó lại. CT1 lẹ tay tháo cuốn băng, nhấc miếng bông gòn: Quả nhiên một vết đứt nằm xéo nơi đốt dưới ngón tay cái của thầy. Nhưng cái móng tay thì lại trơn tru bóng láng, màu hồng nhạt. Tôi thở nhẹ một hơi thật dài. Từ xưa tới nay, lòng riêng tôi vẫn một niềm mến phục thầy Linh hết sức!
Hai anh em líu ríu ngượng nghịu xin phép thầy... rút lui. Trong lòng áy náy không yên vì đã chót lỡ... nghi ngờ thầy Hiệu Trưởng.
Trí thở ra:
- Vậy là chỉ còn nhà ông Bách là hết đấy!
- Thôi, anh lại đó một mình nghe! Tôi không muốn giáp mặt thằng Bình đâu! Sáng nay nó đã gọi điện thoại mà tôi lờ đi đó!
Đột nhiên có tiếng gọi lanh lảnh:
- Chiêm! Chiêm ơi! Chờ tao với!
Quay ngoắc đầu nhìn lại phía sau, tôi thấy thằng Bình đang cắm cổ đạp xe phóng tới.
- Hấp! – Tới nơi, nó vọt lẹ xuống . – Úi chà! Tao đạp xe đuổi theo tụi bay muốn hụt hơi. Tức ghê đi! Sáng nay chút xíu thì gặp được mày ở nhà, Chiêm ạ! Sau đó, tao gọi dây nói sang bên thằng Trí, bà Năm cho biết là tụi mày mới đạp xe đi rồi.
A! Bây giờ thì tôi hiểu vì sao bà Năm đã gọi hai đứa tôi đến thất thanh lên như vậy.
- Rồi, rồi! Bây giờ gặp được tụi tao đây rồi, có chuyện gì thú vị thì nói đại đi! Chắc mày mới khám phá được một cái tàu ngầm biết bay, heng ?
Thằng Bình bực mình ra mặt:
- Đừng nói ẩu, Chiêm! Có điều là mày đã lấy của tao một món đồ!
- Lấy đồ của mày ? Á .. mà cái gì mới được chứ ?
- Đồng tiền cổ Hy Lạp của tao đó!
Tôi hét lên, tim đập thình thịch:
- Cái gì ?... đồng tiền cổ... !
Trí đưa đồng bạc ra trước thằng Bình:
- Có phải đồng tiền A-tê-na này không ?
Thằng Bình, mắt sáng rỡ, reo lên:
- A! Đây rồi! Đúng rồi! Sáng nay má tao đã đưa lộn cho mày, lúc mày đi đưa báo đó mà!
Tôi chợt thấy Trí nhè nhẹ rung động thân mình, và riêng tôi, tôi cũng cảm thấy đầu óc quay cuồng đảo lộn. Rõ chán! Hai anh em đang lò mò đi tìm lời giải đáp cho bài toán hóc búa, chạy xe hết hơi lên tận Thủ Đức, trong khi đó, lời giải đáp lại... chạy đuổi theo sau chúng tôi... bằng xe đạp! Tôi buột miệng lẩm bẩm:
- Vậy là xong! Nội vụ thế là... xếp!
Tiếng Trí nghe thật êm êm, thật thong thả:
- Chiêm lầm rồi, Chiêm ơi! Phải nói rằng nội vụ bây giờ... mới bắt đầu đó, Chiêm ạ!
_________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG IV