CHƯƠNG XVI
Sau khi phát ngôn câu tuyên bố nẩy lửa như vậy, Trí dốc ngược chiếc
túi lên bàn sa lông. Anh lôi ra hai bộ "pi-da-ma" mà chúng tôi vẫn gọi là
đồ ngụy trang và một cái thắt lưng da đeo dính một chiếc bao da trong đó có
cái máy chụp hình và kèm theo cả đèn chớp.
Anh vỗ vỗ vào cái máy ảnh:
- Cái món này quan trọng nhất đây! Chúng mình sẽ chụp trộm tất cả công việc của bọn làm bạc giả trong sào huyệt của chúng!
Giọng tôi châm biếm:
- Khá lắm! Chúng ta sẽ chụp được có tới "một" pô hình chứ không ít, và rồi ánh đèn chớp sẽ lôi cuốn cả một tiểu đoàn địch quân kéo tới há!
Tiếng Trí nghe chắc nịch:
- Yên chí đi, Chiêm! Cái bóng đèn này lóe lên một luồng ánh sáng đỏ, mắt người thường không thấy được! Thử ngó cái hình này xem, ai đó, Chiêm ?
Trong tấm ảnh, rõ ràng là hình tôi lúc đang bước vào "Phòng thí nghiệm", đôi mắt mở lớn như đang cố trông tìm một cái gì trong bóng tối.
Ngạc nhiên, tôi hỏi Trí:
- Anh chụp bao giờ thế này ?
- Ha, ha! Chỉ một câu hỏi đó là đủ chứng tỏ cái giá trị tuyệt vời của ánh sáng hồng ngoại tuyến rồi! Mình chụp hôm nọ, lúc Chiêm mò vào "Tổng Hành Dinh" đó, nhớ không ? Bữa mà Chiêm sững sờ ngạc nhiên khi bước vào thấy mình làm việc trong bóng tối đó!
Chợt nhớ ra, tôi lẩm bẩm:
- Ừ, nhớ rồi! Nhớ ra rồi! Tuyệt quá hả?
Trí liền giảng rõ cho tôi tính chất đặt biệt của cái máy chụp hình này. Cũng không có gì khác lạ lắm so với các máy ảnh khác, duy cái ống ngắm thì tinh vi hơn và mặt lăng kính thì lại có một tấm màng mỏng màu đen bao kín.
- Chiêm chỉ việc nhấc tấm màng đen này ra bấm chụp, đoạn thay bóng đèn này, có vậy thôi hà!
- Bất hủ thật! Vậy thì chúng mình cứ việc chụp lia lịa mà tụi nó không phát giác được sự hiện diện của chúng mình, há! Và để làm tang chứng thì... tuyệt cú mèo... heng!
Đang cao hứng, đột nhiên tôi im bặt trợn mắt nhìn Trí. Anh đang ngoác miệng đến tận mang tai mà nhe răng cười khoái chí. Thì ra cá đã cắn câu: nói cho rõ ra là tôi đã vô tình "ô kê" với anh trong việc... hành quân trinh sát địch ngay trong đêm nay.
Mười lăm phút sau, Trí và tôi đã đạp xe song song bên nhau qua những con đường chìm ngập trong bóng tối. Mải mê suy nghĩ, tôi cũng quên không nhắc Trí có cần né tránh con đường đi ngang nhà bé Thơ không. Hai đứa chưa kịp đề phòng thì đã nghe tiếng gọi nheo nhéo sau lưng:
- Ê, ê! Chiêm, Trí, chờ tôi đi với, Chiêm Trí!
Tôi hét lên:
- Không được, bé Thơ! Con gái con đứa làm sao mà đi... lột mặt nạ cả một bọn... a... a...
Chưa nói dứt câu, cùi chỏ của Trí đã thúc vào hông bảo tôi im ngay đi.
Nhưng tiếng nói chua như chanh của bé Thơ đã lại lanh lảnh như còi xe lửa:
- Một bọn kia lận, hí hí! Vậy chờ tôi, chờ tôi đi với, nghe!
Trí gắt lên:
- Đã bảo không mà! – Rồi anh nhấn cẳng đạp mạnh và mau hơn.
Tôi mím môi đạp nhấn theo anh. Cả hai bỏ cách bé thơ thật dễ dàng. Nghĩ cũng thương hại bé Thơ nhưng thiệt tình không thể cho bé đi theo được.
Chẳng mấy chốc, hai đứa tôi đã ra khỏi địa phận Thủ Đức. Bóng tối đen đặc bao phủ tứ bề. Nhưng "sếp" tỏ ra bình tĩnh lạ lùng. Thì ra anh đã thuộc đường! Đôi lần tôi thấy anh đột ngột ngoái đầu nhìn lại phía sau lưng. Cho xe sát gần tôi, anh khẽ nói:
- Ê Chiêm! Mình có cảm giác là lạ! Hình như có người theo dõi tụi mình thì phải!
Giật thót mình, tôi cũng quay đầu ngó lại, không thấy gì lạ.
Một lúc sau, chúng tôi đã tới con đường dốc bữa hôm trước, rồi là lùm cây rậm đen nơi bãi thấp phía xa xa. Hai anh em xuống dắt xe đi vào đường đất dẫn tới khu nhà "sào huyệt" của bọn "bạc giả". Bỗng Trí giẫm phải một hòn cuội lớn khiến nó lăn lông lốc gây ra tiếng lộc cộc vang lên mãi không ngớt. Hai anh em nín thở ngồi thụp ngay xuống. Nếu lão Đặng Lân khôn ngoan kia mà đặt sẵn một người gác "chìm" tại đây thì thật hai anh em đã sa vào bẫy tức thì. May sao, bốn bề vẫn im lặng. Hai anh em bấm nhau từ từ nhô lên rồi dắt xe dè dặt tiến đến một cái cột xi măng mang tấm biển kẻ hai chữ: "đất bán". Chúng tôi dựng xe đạp dựa vào cây cột. Trí thì thầm:
- Tấm biển này quả là điểm mốc dễ nhận nhất trong trường hợp cấp kỳ!
Tôi rợn người:
- Cấp kỳ! Cái gì mà "cấp kỳ" ?
"Sếp" không trả lời. Anh lấy bộ "pi-da-ma" ngụy trang ra mặc vào. Tôi cũng lập tức làm theo. Xong, anh xoa lên mặt bằng một miếng giẻ cháy dở, than bụi đen thui, đoạn đưa cho tôi bảo "hóa trang" lẹ đi.
Phút sau, hai đứa đã sẵn sàng "tác chiến".
Nằm rạp xuống đất, Trí và tôi, hướng về phía khu nhà bí mật, trườn tới. Mặt trăng lúc mờ, khi tỏ, khiến chúng tôi không thể nhìn rõ vật gì trước mắt, dù chỉ cách độ một thước, lúc lại phải nằm im như giả chết vì mặt trăng chợt nhô khỏi cụm mây tỏa ánh sáng chói chang như hỏa châu vậy. Cũng may mà đường tiến quân lại lọt vào đúng một cái đường mương ăn thẳng vào khu nhà hoang phế. Căn phòng chính giữa có ánh sáng le lói chiếu hắt ra: đồng bọn của Đặng Lân chắc đang lúi húi làm việc. Trí bóp khẽ cánh tay và rỉ tai tôi cứ nằm phục tại chỗ. Nhẩy đánh vút một cái, anh đã băng qua con đường đất đỏ, xáp lại ô cửa sổ đang rộng mở. Chưa đầy một phút sau, anh đã quay trở lại, kề môi sát tai tôi:
- Chiêm phải tiến thật sát ô cửa sổ. Nếu không, khoảng cách xa quá ảnh sẽ mờ, hỏng hết đó, nghe!
Hồi hộp quá, tôi đâm ra cáu sườn, nghiến răng hỏi móc "sếp":
- Anh có cần tôi vào bảo tụi gian ngồi thật điệu để tôi bấm mấy "pô" cho đẹp không ?
Nhưng khi Trí quay ra tiến về phía cửa sổ, tôi cũng theo anh bén gót. Đặt nhẹ đầu ngón như bước chân mèo, tôi kiễng lên dòm qua ô kính: Đặng Lân đang đứng bên một người áo xanh điều khiển một cái máy rập. Tên thợ đút từng thanh "sắt" dài bẹt, một thanh kim loại gì đó chớ chắc không phải sắt, vào ổ máy, rồi đưa tay đón những miếng tròn tròn, nối đuôi nhau rớt ra. Chốc chốc, Đặng Lân lại nhón lấy một, hai cái đồng tròn xinh xinh đó, ngắm nghía, xuýt xoa, đoạn để vào trong một cái khay cùng với các đồng khác.
Trí hạ thấp giọng:
- Bấm một "pô" hình Đặng Lân đang ngắm nghía đồng tiền giả của hắn đi, lẹ lên!
Tôi tuân hành, làm ngay. Luồng sáng đỏ lóe lên, nhưng mắt thường không ai trông thấy được. Cứ mỗi lần thay bóng đèn, tôi lại cảm thấy ngón tay nóng như bị bỏng, và tôi yên chí rằng máy đã chụp ngon lành. Cho máy qua ô cửa sổ, tôi bấm liền hai "pô" nữa trước khi tiến qua cửa sổ thứ hai kế cận đó. Tại căn phòng này, Sáu Goòng cùng hai tên nữa đang gọt rũa lại từng đồng tiền giả một để cho hết những miếng vẩy thừa, một người thợ nữa đang bưng cả khay tiền nhúng vào một cái chậu lớn đựng chất lỏng gì đó.
Trí khẽ giải thích:
- Sáu Goòng đang chải chuốt vuốt ve cho những đồng tiền giả đó. Nó cho nhúng khay tiền vào chậu đựng ốc-xít pha loãng để đồng nào đồng nấy bớt đi cái vẻ mới sáng loáng quá, trông dại mặt, khiến người ta dễ nghi ngờ. Chiêm hiểu chưa ?
Trong giây phút thập phần nguy hiểm như vậy, thế mà tôi suýt bật phì cười với ý nghĩ: "Trí rành về cái món này như vậy, giá hùn hạp với Sáu Goòng, Đặng Lân thì hay quá... ".
Tôi bấm liền hai "pô" nữa, thì chợt thấy hai tổ này đặt bước tiến ra phía cửa. Tôi liền theo bén gót Trí vòng qua sân phía sau. Đúng lúc hai anh em vừa nhô khỏi đằng đầu hồi nhà thì chợt thấy Sáu Goòng và Đặng Lân băng qua cái sân rộng tiến vào nhà xe rộng lớn. Tiếng Đặng Lân nghe rõ mồn một:
- Chà! Mấy đồng cắc hai chục bạc Việt Nam đẹp ác à nghe!
Giọng Sáu Goòng đúng là giọng kể công:
- Thì đó, cái khó tính chuyên viên đục chạm của tôi bây giờ mới thấy là có lý, phải không ? À, này anh Đặng Lân, ngoài cổ phần ra không kể, còn cái món tiền thưởng thì tính sao, mong anh liệu tính sớm giùm cho! Chờ đợi là một điều tôi ghét nhất đấy!... À, nếu vậy thì tính ra có thể đúc được mỗi tháng ít nhất là hơn một triệu bạc, heng! Vậy thì anh khỏi cần phải kể chuyện cà kê dê ngỗng gì hết vì tôi sẽ... không tin đâu! Chỉ xin anh trả lời cho hai điểm là: bao giờ, mấy bữa nữa, anh cho tôi lãnh tiền thưởng và tiền thưởng đó là bao nhiêu ? Có vậy thôi!
Không nghe Đặng Lân trả lời sao, vì lúc đó hai người đã tiến đến cửa nhà để xe và đang lạch xạch mở hai cánh cửa. Núp sau một chiếc xe đậu gần đấy, tôi giơ máy chụp hình, hướng về phía đó bấm liền mấy "pô" nữa. Đoạn, Trí ra hiệu cho tôi: đã đến lúc rút lui.
Mặt trăng lúc đó đã lẩn kín vào trong mây. Bóng tối thật đen và thật dầy tưởng chừng như lấy dao mà xắt ra được. Nhưng, nhờ ở chỗ nẻo đường tiến quân cũng như lối rút quân, duy nhất chỉ là con mương đào, nên hai đứa tôi mò ra chỗ lấy xe đạp không mấy khó.
Hai anh em chăm chú bò hết con mương. Được khoảng nửa đường, đột nhiên Trí húc nhằm một người nào đó trong bóng tối; tôi bò sát ngay phía sau nên cũng ngã chồm lên người anh. Cả ba nằm ngổn ngang trên mặt đất, chân tay vướng khoặc vào nhau. Trí đứng phắt dậy, la khẽ:
- Người của Đặng Lân! Chạy mau, Chiêm!
Anh vỗ vỗ vào cái máy ảnh:
- Cái món này quan trọng nhất đây! Chúng mình sẽ chụp trộm tất cả công việc của bọn làm bạc giả trong sào huyệt của chúng!
Giọng tôi châm biếm:
- Khá lắm! Chúng ta sẽ chụp được có tới "một" pô hình chứ không ít, và rồi ánh đèn chớp sẽ lôi cuốn cả một tiểu đoàn địch quân kéo tới há!
Tiếng Trí nghe chắc nịch:
- Yên chí đi, Chiêm! Cái bóng đèn này lóe lên một luồng ánh sáng đỏ, mắt người thường không thấy được! Thử ngó cái hình này xem, ai đó, Chiêm ?
Trong tấm ảnh, rõ ràng là hình tôi lúc đang bước vào "Phòng thí nghiệm", đôi mắt mở lớn như đang cố trông tìm một cái gì trong bóng tối.
Ngạc nhiên, tôi hỏi Trí:
- Anh chụp bao giờ thế này ?
- Ha, ha! Chỉ một câu hỏi đó là đủ chứng tỏ cái giá trị tuyệt vời của ánh sáng hồng ngoại tuyến rồi! Mình chụp hôm nọ, lúc Chiêm mò vào "Tổng Hành Dinh" đó, nhớ không ? Bữa mà Chiêm sững sờ ngạc nhiên khi bước vào thấy mình làm việc trong bóng tối đó!
Chợt nhớ ra, tôi lẩm bẩm:
- Ừ, nhớ rồi! Nhớ ra rồi! Tuyệt quá hả?
Trí liền giảng rõ cho tôi tính chất đặt biệt của cái máy chụp hình này. Cũng không có gì khác lạ lắm so với các máy ảnh khác, duy cái ống ngắm thì tinh vi hơn và mặt lăng kính thì lại có một tấm màng mỏng màu đen bao kín.
- Chiêm chỉ việc nhấc tấm màng đen này ra bấm chụp, đoạn thay bóng đèn này, có vậy thôi hà!
- Bất hủ thật! Vậy thì chúng mình cứ việc chụp lia lịa mà tụi nó không phát giác được sự hiện diện của chúng mình, há! Và để làm tang chứng thì... tuyệt cú mèo... heng!
Đang cao hứng, đột nhiên tôi im bặt trợn mắt nhìn Trí. Anh đang ngoác miệng đến tận mang tai mà nhe răng cười khoái chí. Thì ra cá đã cắn câu: nói cho rõ ra là tôi đã vô tình "ô kê" với anh trong việc... hành quân trinh sát địch ngay trong đêm nay.
Mười lăm phút sau, Trí và tôi đã đạp xe song song bên nhau qua những con đường chìm ngập trong bóng tối. Mải mê suy nghĩ, tôi cũng quên không nhắc Trí có cần né tránh con đường đi ngang nhà bé Thơ không. Hai đứa chưa kịp đề phòng thì đã nghe tiếng gọi nheo nhéo sau lưng:
- Ê, ê! Chiêm, Trí, chờ tôi đi với, Chiêm Trí!
Tôi hét lên:
- Không được, bé Thơ! Con gái con đứa làm sao mà đi... lột mặt nạ cả một bọn... a... a...
Chưa nói dứt câu, cùi chỏ của Trí đã thúc vào hông bảo tôi im ngay đi.
Nhưng tiếng nói chua như chanh của bé Thơ đã lại lanh lảnh như còi xe lửa:
- Một bọn kia lận, hí hí! Vậy chờ tôi, chờ tôi đi với, nghe!
Trí gắt lên:
- Đã bảo không mà! – Rồi anh nhấn cẳng đạp mạnh và mau hơn.
Tôi mím môi đạp nhấn theo anh. Cả hai bỏ cách bé thơ thật dễ dàng. Nghĩ cũng thương hại bé Thơ nhưng thiệt tình không thể cho bé đi theo được.
Chẳng mấy chốc, hai đứa tôi đã ra khỏi địa phận Thủ Đức. Bóng tối đen đặc bao phủ tứ bề. Nhưng "sếp" tỏ ra bình tĩnh lạ lùng. Thì ra anh đã thuộc đường! Đôi lần tôi thấy anh đột ngột ngoái đầu nhìn lại phía sau lưng. Cho xe sát gần tôi, anh khẽ nói:
- Ê Chiêm! Mình có cảm giác là lạ! Hình như có người theo dõi tụi mình thì phải!
Giật thót mình, tôi cũng quay đầu ngó lại, không thấy gì lạ.
Một lúc sau, chúng tôi đã tới con đường dốc bữa hôm trước, rồi là lùm cây rậm đen nơi bãi thấp phía xa xa. Hai anh em xuống dắt xe đi vào đường đất dẫn tới khu nhà "sào huyệt" của bọn "bạc giả". Bỗng Trí giẫm phải một hòn cuội lớn khiến nó lăn lông lốc gây ra tiếng lộc cộc vang lên mãi không ngớt. Hai anh em nín thở ngồi thụp ngay xuống. Nếu lão Đặng Lân khôn ngoan kia mà đặt sẵn một người gác "chìm" tại đây thì thật hai anh em đã sa vào bẫy tức thì. May sao, bốn bề vẫn im lặng. Hai anh em bấm nhau từ từ nhô lên rồi dắt xe dè dặt tiến đến một cái cột xi măng mang tấm biển kẻ hai chữ: "đất bán". Chúng tôi dựng xe đạp dựa vào cây cột. Trí thì thầm:
- Tấm biển này quả là điểm mốc dễ nhận nhất trong trường hợp cấp kỳ!
Tôi rợn người:
- Cấp kỳ! Cái gì mà "cấp kỳ" ?
"Sếp" không trả lời. Anh lấy bộ "pi-da-ma" ngụy trang ra mặc vào. Tôi cũng lập tức làm theo. Xong, anh xoa lên mặt bằng một miếng giẻ cháy dở, than bụi đen thui, đoạn đưa cho tôi bảo "hóa trang" lẹ đi.
Phút sau, hai đứa đã sẵn sàng "tác chiến".
Nằm rạp xuống đất, Trí và tôi, hướng về phía khu nhà bí mật, trườn tới. Mặt trăng lúc mờ, khi tỏ, khiến chúng tôi không thể nhìn rõ vật gì trước mắt, dù chỉ cách độ một thước, lúc lại phải nằm im như giả chết vì mặt trăng chợt nhô khỏi cụm mây tỏa ánh sáng chói chang như hỏa châu vậy. Cũng may mà đường tiến quân lại lọt vào đúng một cái đường mương ăn thẳng vào khu nhà hoang phế. Căn phòng chính giữa có ánh sáng le lói chiếu hắt ra: đồng bọn của Đặng Lân chắc đang lúi húi làm việc. Trí bóp khẽ cánh tay và rỉ tai tôi cứ nằm phục tại chỗ. Nhẩy đánh vút một cái, anh đã băng qua con đường đất đỏ, xáp lại ô cửa sổ đang rộng mở. Chưa đầy một phút sau, anh đã quay trở lại, kề môi sát tai tôi:
- Chiêm phải tiến thật sát ô cửa sổ. Nếu không, khoảng cách xa quá ảnh sẽ mờ, hỏng hết đó, nghe!
Hồi hộp quá, tôi đâm ra cáu sườn, nghiến răng hỏi móc "sếp":
- Anh có cần tôi vào bảo tụi gian ngồi thật điệu để tôi bấm mấy "pô" cho đẹp không ?
Nhưng khi Trí quay ra tiến về phía cửa sổ, tôi cũng theo anh bén gót. Đặt nhẹ đầu ngón như bước chân mèo, tôi kiễng lên dòm qua ô kính: Đặng Lân đang đứng bên một người áo xanh điều khiển một cái máy rập. Tên thợ đút từng thanh "sắt" dài bẹt, một thanh kim loại gì đó chớ chắc không phải sắt, vào ổ máy, rồi đưa tay đón những miếng tròn tròn, nối đuôi nhau rớt ra. Chốc chốc, Đặng Lân lại nhón lấy một, hai cái đồng tròn xinh xinh đó, ngắm nghía, xuýt xoa, đoạn để vào trong một cái khay cùng với các đồng khác.
Trí hạ thấp giọng:
- Bấm một "pô" hình Đặng Lân đang ngắm nghía đồng tiền giả của hắn đi, lẹ lên!
Tôi tuân hành, làm ngay. Luồng sáng đỏ lóe lên, nhưng mắt thường không ai trông thấy được. Cứ mỗi lần thay bóng đèn, tôi lại cảm thấy ngón tay nóng như bị bỏng, và tôi yên chí rằng máy đã chụp ngon lành. Cho máy qua ô cửa sổ, tôi bấm liền hai "pô" nữa trước khi tiến qua cửa sổ thứ hai kế cận đó. Tại căn phòng này, Sáu Goòng cùng hai tên nữa đang gọt rũa lại từng đồng tiền giả một để cho hết những miếng vẩy thừa, một người thợ nữa đang bưng cả khay tiền nhúng vào một cái chậu lớn đựng chất lỏng gì đó.
Trí khẽ giải thích:
- Sáu Goòng đang chải chuốt vuốt ve cho những đồng tiền giả đó. Nó cho nhúng khay tiền vào chậu đựng ốc-xít pha loãng để đồng nào đồng nấy bớt đi cái vẻ mới sáng loáng quá, trông dại mặt, khiến người ta dễ nghi ngờ. Chiêm hiểu chưa ?
Trong giây phút thập phần nguy hiểm như vậy, thế mà tôi suýt bật phì cười với ý nghĩ: "Trí rành về cái món này như vậy, giá hùn hạp với Sáu Goòng, Đặng Lân thì hay quá... ".
Tôi bấm liền hai "pô" nữa, thì chợt thấy hai tổ này đặt bước tiến ra phía cửa. Tôi liền theo bén gót Trí vòng qua sân phía sau. Đúng lúc hai anh em vừa nhô khỏi đằng đầu hồi nhà thì chợt thấy Sáu Goòng và Đặng Lân băng qua cái sân rộng tiến vào nhà xe rộng lớn. Tiếng Đặng Lân nghe rõ mồn một:
- Chà! Mấy đồng cắc hai chục bạc Việt Nam đẹp ác à nghe!
Giọng Sáu Goòng đúng là giọng kể công:
- Thì đó, cái khó tính chuyên viên đục chạm của tôi bây giờ mới thấy là có lý, phải không ? À, này anh Đặng Lân, ngoài cổ phần ra không kể, còn cái món tiền thưởng thì tính sao, mong anh liệu tính sớm giùm cho! Chờ đợi là một điều tôi ghét nhất đấy!... À, nếu vậy thì tính ra có thể đúc được mỗi tháng ít nhất là hơn một triệu bạc, heng! Vậy thì anh khỏi cần phải kể chuyện cà kê dê ngỗng gì hết vì tôi sẽ... không tin đâu! Chỉ xin anh trả lời cho hai điểm là: bao giờ, mấy bữa nữa, anh cho tôi lãnh tiền thưởng và tiền thưởng đó là bao nhiêu ? Có vậy thôi!
Không nghe Đặng Lân trả lời sao, vì lúc đó hai người đã tiến đến cửa nhà để xe và đang lạch xạch mở hai cánh cửa. Núp sau một chiếc xe đậu gần đấy, tôi giơ máy chụp hình, hướng về phía đó bấm liền mấy "pô" nữa. Đoạn, Trí ra hiệu cho tôi: đã đến lúc rút lui.
Mặt trăng lúc đó đã lẩn kín vào trong mây. Bóng tối thật đen và thật dầy tưởng chừng như lấy dao mà xắt ra được. Nhưng, nhờ ở chỗ nẻo đường tiến quân cũng như lối rút quân, duy nhất chỉ là con mương đào, nên hai đứa tôi mò ra chỗ lấy xe đạp không mấy khó.
Hai anh em chăm chú bò hết con mương. Được khoảng nửa đường, đột nhiên Trí húc nhằm một người nào đó trong bóng tối; tôi bò sát ngay phía sau nên cũng ngã chồm lên người anh. Cả ba nằm ngổn ngang trên mặt đất, chân tay vướng khoặc vào nhau. Trí đứng phắt dậy, la khẽ:
- Người của Đặng Lân! Chạy mau, Chiêm!
__________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG XVII