CHƯƠNG V
Hơn tháng nay, cha Tâm không uống rượu nữa. Nằm một
chỗ, không đi đâu. Ban đầu ông còn ăn vài bát cơm, dần dần chỉ ăn cháo
và mấy ngày gần đây, ông từ chối cả nước. Nằm, không nói năng, không ăn
uống, không quát nạt, mắng nhiếc, không kêu đòi bất cứ một thứ gì. Khác
hẳn thói quen thường ngày. Ông chỉ thở dài não nuột. Khi nào sâu rượu nó hành quá (ấy là theo lời bà Tư) thì ông lăn lộn thấy mà ghê. Nhưng qua cơn rồi ông hiền khô như hồi ở nhà quê vậy.
Người đàn ông nằm bằn bặt trên chiếc giường ọp ẹp rung rinh như chiếc thuyền con trên sóng.
- Hay là ông uống vài đồng bạc rượu thử coi ?
Mẹ Tâm năn nỉ. Cha Tâm lắc đầu. Bà lại dỗ dành :
- Hay là tôi đưa ông đi nhà thương thử coi ?
Cha Tâm lại lắc đầu.
- Ông bịnh gì thì cũng phải nói cho tôi lo chạy chữa, chớ ?
Ông vẫn lắc đầu. Mẹ Tâm oà khóc :
- Làm sao mà ông cứ nằm hoài vậy ? Có chuyện gì thì ông nói ra chớ ? Xứ lạ quê người, ông không thương mẹ con tôi sao ?
Lần này không trả lời vợ bằng cái lắc đầu nữa, cha Tâm trả lời bằng một tiếng thở dài. Tiếng thở dài hàm chứa biết bao xót xa, ai oán. Nghĩa rằng ông ta vẫn thương vợ quý con lắm. Nghĩa rằng ông không muốn nằm ỳ ra như vậy đâu. Nghĩa rằng ông muốn nói, nói rất nhiều cho vợ con hiểu nỗi lòng nung nấu của mình nhưng không mở miệng ra lời được. Có cái gì chẹn cứng ở cổ họng ông. Trời ơi ! Sao khi mở miệng chửi bới, mắng nhiếc, thốt ra những lời thô lỗ cục cằn thì dễ dàng đến thế ?
Còn bây giờ thì… Người đàn ông nhắm mắt lại để khỏi thấy bộ dạng tiều tụy của vợ mình. Tại sao mình lại thấy chậm vậy ? Tại sao ? Phải ! Quá chậm rồi, lão chẳng làm gì cho vợ con được nữa. Lão chờ đợi cái chết đến sơm sớm.
Nhịn đói, nằm yên, lại không uống rượu từ lâu cho nên lão sáng suốt hơn bao giờ hết. lão nhớ, nhớ từ chi tiết nhỏ những việc tuần tự xảy ra trong đời mình, nhớ một cách bình tĩnh như nhớ một chuyện của ai đâu mà lão chỉ là người bàng quan chứng kiến.
Con trâu, đám ruộng, thúng mạ, bó rơm… Cái cuốc mà chiếc cán lão cầm lâu ngày bóng nhẵn, ngôi nhà mà lão tự tay xây lấy với vợ con. Đụn rơm lúc nào cũng lùm lùm bên mé ao. Mấy bụi chuối lúc nào cũng tươi mát, xanh rì dù mưa đông hay nắng hạ. Này ! Có phải chính lão không… cái hình ảnh của một chàng trai lấc cấc đi theo cha trong ngày coi mắt vợ ? Và có phải chính lão đây không : gã đàn ông trung niên lúc nào cũng vui vẻ, xởi lởi, tốt bụng lúc phải chia bớt căn nhà cho những thị dân từ thành phố tản cư về ? Những ngày đó, lúc đầu gã đàn ông cứ phải đánh cái quần dài ngứa ngáy, bực bội làm sao. Quần dài là thứ sang trọng, xa xỉ mà gã chỉ phải đụng tới trong ngày tư ngày tết, ngày kỵ giỗ ông bà. Quên, phải kể cả những ngày có khách lạ nữa. Mỗi lần có khách từ thành phố ghé lại chơi nhà, gã lật đật xỏ hai chân vào cái quần dài rồi mới ra chào. Trong lúc vợ làm cơm dưới bếp, gã lo lui cui xách chai đi mua nước ngọt hay bia đãi khách. Ra đến ngoài, ngó trước ngó sau chẳng thấy ai, gã lại tuột phăng ra, vắt lên vai đi đến tận cái quán đầu phố chợ. Chẳng phải anh chàng hà tiện sợ rách quần, nhưng mà nó không quen, vướng víu làm sao ấy. Nói dại -- vừa đi anh chàng vừa nghĩ thầm -- lỡ có giặc mà phải mặc quần dài chắc là không chạy được.
Trên đường về gã vẫn vắt nguyên quần dài trên vai cho đến khi qua khỏi hàng dâm bụt làm rào trước sân, đặt mấy thức mua đãi khách xuống, mặc vào rồi mới vô nhà.
Chuyện xảy ra lâu, lâu lắm, vợ gã vẫn nhắc tới làm một trò vui, về sau này, khi chồng đã quen với quần dài.
Có phải gã không : hình ảnh người nông dân quáng quàng cuống quít thu dọn cửa nhà, đùm túm vợ con đi tránh giặc ? Trời ơi ! Lúc nào người nông dân chất phác đó cũng ngỡ rằng “chẳng ai người ta ghét bỏ chi hạng như mình, mình cả đời có giết nổi con vật gì đâu, ngoài con muỗi với lại con đỉa đói ? Mà cũng chẳng phải mình cố tìm giết nữa, nó cứ ập lại hút máu mình trong khi cày ruộng, hay khi ngủ, nghe ngưa ngứa… “
Làm sao mà người ta lại đánh giặc với bọn quê mùa, hiền lành, vô tội như bọn mình kìa ? Cha Tâm sợ đờ cả người. Chạy ! Chạy ! Ôi trời ơi ! Mình đây à ? Chính mình à ?
Cái hồi ở nhà có giỗ, một lần mẹ Tâm đau tay nhờ chồng cắt cổ giúp con gà, cha Tâm nằng nặc từ chối, sau cùng bà phải sang nhờ hàng xóm cắt giùm. Thế mà chạy loạn ít lâu chính tay ông đã nắm cổ con gà vặn chéo mấy vòng liên tiếp và trông thấy máu chảy ròng ròng, ông cứ tỉnh như không. Quá ! Quá rồi ! Quỉ ám mình rồi !
Say sưa, biếng nhác, hung bạo, gian giảo… thật là đủ nết… Nhưng cái điều làm cha Tâm đau ngấm, đau ngầm, đau ghê gớm nhất là vì mình mà con phải hứng chịu trận đòn phủ phàng tàn nhẫn của mẹ nó ; đau lòng hơn nữa là mình đã đê tiện cho đến nỗi không dám nhận tội mình.
Từ bữa bị trận đòn, Tâm không nhìn mặt cha nhưng cha nó thì len lén nhìn nó luôn. Ông ta bắt gặp ánh mắt con trai đầy oán hờn trong câm lặng. Phải chi lão nói ra được, lão sẽ nói thế này :
- Con ơi ! Tâm ơi ! Cha hối lỗi lắm ! Cha thương con lắm ! Con tha tội cho cha !
Nhưng lão không nói được. Làm sao mà ra nông nổi này ? Tại ai ? Tại mình ? Tại người ân nhân? Tại rượu ? Tại giặc giã ? Tại nghèo đói, thèm khát quá ? Không ! Không, chẳng tại ai, tại gì cả. Chỉ tại mình, mình sống không ra con người nữa, trách móc cái gì ? Trách ai ?
Nước mắt trào ra, rưng rưng, rưng rưng… “Chết !” Lão buột miệng kêu thành tiếng làm vợ lão giật mình hốt hoảng :
- Hả, ông nói sao ? Ông nói gì ?
- Chết ! Tôi muốn chết ! Hết thiết rồi…
- Ông làm sao kỳ vậy ? Ông có tỉnh không ? Tâm ơi, cha mày…
Nghe mẹ kêu thất thanh, Tâm chạy lại nhìn kỹ cha – đây là lần đầu từ khi câu chuyện xảy ra, nó nhìn kỹ cha nó – Tâm vụt thấy nỗi oán hận chồng chất trong lòng tan biến mất. Nom ông gầy gò, xương nhô lên lần áo, trông thật thảm. Hai con mắt lờ đờ, mệt mỏi khác xa ngày trước, thụt sâu chứ không có vẻ muốn nhảy bung ra ngoài dù những sợi gân đo đỏ vẫn chằng chịt bao quanh.
Còn đợi gì nữa ? Đây há không là dịp thuận tiện để lão xin lỗi con lão đó ư ? Phải ! Lão đã hành hạ vợ con biết bao nhiêu ? Lão đã… Người đàn ông thở hổn hển, ngập ngừng nói :
- Mẹ nó với thằng Tâm còn giận tao không ? Tâm ? Cha…
Nhưng người đàn bà ngăn lại :
- Ông đừng nói gì hết. Đừng nghĩ gì hết. Lưu lạc, cực khổ, tai nạn làm cho ông thay đổi… đừng nói gì hết, miễn ông thương mẹ con tôi là đủ, quên đi ! Đừng nhớ gì hết. Cầu ơn trời… yên ổn rồi…
- Để tôi nói ! Để yên tôi nói… không thì tôi chết không nhắm mắt được đâu, bà ơi !
Tâm chịu không nổi nữa. Nó nức lên khóc và vụt chạy ra ngoài…
Người đàn ông nằm bằn bặt trên chiếc giường ọp ẹp rung rinh như chiếc thuyền con trên sóng.
- Hay là ông uống vài đồng bạc rượu thử coi ?
Mẹ Tâm năn nỉ. Cha Tâm lắc đầu. Bà lại dỗ dành :
- Hay là tôi đưa ông đi nhà thương thử coi ?
Cha Tâm lại lắc đầu.
- Ông bịnh gì thì cũng phải nói cho tôi lo chạy chữa, chớ ?
Ông vẫn lắc đầu. Mẹ Tâm oà khóc :
- Làm sao mà ông cứ nằm hoài vậy ? Có chuyện gì thì ông nói ra chớ ? Xứ lạ quê người, ông không thương mẹ con tôi sao ?
Lần này không trả lời vợ bằng cái lắc đầu nữa, cha Tâm trả lời bằng một tiếng thở dài. Tiếng thở dài hàm chứa biết bao xót xa, ai oán. Nghĩa rằng ông ta vẫn thương vợ quý con lắm. Nghĩa rằng ông không muốn nằm ỳ ra như vậy đâu. Nghĩa rằng ông muốn nói, nói rất nhiều cho vợ con hiểu nỗi lòng nung nấu của mình nhưng không mở miệng ra lời được. Có cái gì chẹn cứng ở cổ họng ông. Trời ơi ! Sao khi mở miệng chửi bới, mắng nhiếc, thốt ra những lời thô lỗ cục cằn thì dễ dàng đến thế ?
Còn bây giờ thì… Người đàn ông nhắm mắt lại để khỏi thấy bộ dạng tiều tụy của vợ mình. Tại sao mình lại thấy chậm vậy ? Tại sao ? Phải ! Quá chậm rồi, lão chẳng làm gì cho vợ con được nữa. Lão chờ đợi cái chết đến sơm sớm.
Nhịn đói, nằm yên, lại không uống rượu từ lâu cho nên lão sáng suốt hơn bao giờ hết. lão nhớ, nhớ từ chi tiết nhỏ những việc tuần tự xảy ra trong đời mình, nhớ một cách bình tĩnh như nhớ một chuyện của ai đâu mà lão chỉ là người bàng quan chứng kiến.
Con trâu, đám ruộng, thúng mạ, bó rơm… Cái cuốc mà chiếc cán lão cầm lâu ngày bóng nhẵn, ngôi nhà mà lão tự tay xây lấy với vợ con. Đụn rơm lúc nào cũng lùm lùm bên mé ao. Mấy bụi chuối lúc nào cũng tươi mát, xanh rì dù mưa đông hay nắng hạ. Này ! Có phải chính lão không… cái hình ảnh của một chàng trai lấc cấc đi theo cha trong ngày coi mắt vợ ? Và có phải chính lão đây không : gã đàn ông trung niên lúc nào cũng vui vẻ, xởi lởi, tốt bụng lúc phải chia bớt căn nhà cho những thị dân từ thành phố tản cư về ? Những ngày đó, lúc đầu gã đàn ông cứ phải đánh cái quần dài ngứa ngáy, bực bội làm sao. Quần dài là thứ sang trọng, xa xỉ mà gã chỉ phải đụng tới trong ngày tư ngày tết, ngày kỵ giỗ ông bà. Quên, phải kể cả những ngày có khách lạ nữa. Mỗi lần có khách từ thành phố ghé lại chơi nhà, gã lật đật xỏ hai chân vào cái quần dài rồi mới ra chào. Trong lúc vợ làm cơm dưới bếp, gã lo lui cui xách chai đi mua nước ngọt hay bia đãi khách. Ra đến ngoài, ngó trước ngó sau chẳng thấy ai, gã lại tuột phăng ra, vắt lên vai đi đến tận cái quán đầu phố chợ. Chẳng phải anh chàng hà tiện sợ rách quần, nhưng mà nó không quen, vướng víu làm sao ấy. Nói dại -- vừa đi anh chàng vừa nghĩ thầm -- lỡ có giặc mà phải mặc quần dài chắc là không chạy được.
Trên đường về gã vẫn vắt nguyên quần dài trên vai cho đến khi qua khỏi hàng dâm bụt làm rào trước sân, đặt mấy thức mua đãi khách xuống, mặc vào rồi mới vô nhà.
Chuyện xảy ra lâu, lâu lắm, vợ gã vẫn nhắc tới làm một trò vui, về sau này, khi chồng đã quen với quần dài.
Có phải gã không : hình ảnh người nông dân quáng quàng cuống quít thu dọn cửa nhà, đùm túm vợ con đi tránh giặc ? Trời ơi ! Lúc nào người nông dân chất phác đó cũng ngỡ rằng “chẳng ai người ta ghét bỏ chi hạng như mình, mình cả đời có giết nổi con vật gì đâu, ngoài con muỗi với lại con đỉa đói ? Mà cũng chẳng phải mình cố tìm giết nữa, nó cứ ập lại hút máu mình trong khi cày ruộng, hay khi ngủ, nghe ngưa ngứa… “
Làm sao mà người ta lại đánh giặc với bọn quê mùa, hiền lành, vô tội như bọn mình kìa ? Cha Tâm sợ đờ cả người. Chạy ! Chạy ! Ôi trời ơi ! Mình đây à ? Chính mình à ?
Cái hồi ở nhà có giỗ, một lần mẹ Tâm đau tay nhờ chồng cắt cổ giúp con gà, cha Tâm nằng nặc từ chối, sau cùng bà phải sang nhờ hàng xóm cắt giùm. Thế mà chạy loạn ít lâu chính tay ông đã nắm cổ con gà vặn chéo mấy vòng liên tiếp và trông thấy máu chảy ròng ròng, ông cứ tỉnh như không. Quá ! Quá rồi ! Quỉ ám mình rồi !
Say sưa, biếng nhác, hung bạo, gian giảo… thật là đủ nết… Nhưng cái điều làm cha Tâm đau ngấm, đau ngầm, đau ghê gớm nhất là vì mình mà con phải hứng chịu trận đòn phủ phàng tàn nhẫn của mẹ nó ; đau lòng hơn nữa là mình đã đê tiện cho đến nỗi không dám nhận tội mình.
Từ bữa bị trận đòn, Tâm không nhìn mặt cha nhưng cha nó thì len lén nhìn nó luôn. Ông ta bắt gặp ánh mắt con trai đầy oán hờn trong câm lặng. Phải chi lão nói ra được, lão sẽ nói thế này :
- Con ơi ! Tâm ơi ! Cha hối lỗi lắm ! Cha thương con lắm ! Con tha tội cho cha !
Nhưng lão không nói được. Làm sao mà ra nông nổi này ? Tại ai ? Tại mình ? Tại người ân nhân? Tại rượu ? Tại giặc giã ? Tại nghèo đói, thèm khát quá ? Không ! Không, chẳng tại ai, tại gì cả. Chỉ tại mình, mình sống không ra con người nữa, trách móc cái gì ? Trách ai ?
Nước mắt trào ra, rưng rưng, rưng rưng… “Chết !” Lão buột miệng kêu thành tiếng làm vợ lão giật mình hốt hoảng :
- Hả, ông nói sao ? Ông nói gì ?
- Chết ! Tôi muốn chết ! Hết thiết rồi…
- Ông làm sao kỳ vậy ? Ông có tỉnh không ? Tâm ơi, cha mày…
Nghe mẹ kêu thất thanh, Tâm chạy lại nhìn kỹ cha – đây là lần đầu từ khi câu chuyện xảy ra, nó nhìn kỹ cha nó – Tâm vụt thấy nỗi oán hận chồng chất trong lòng tan biến mất. Nom ông gầy gò, xương nhô lên lần áo, trông thật thảm. Hai con mắt lờ đờ, mệt mỏi khác xa ngày trước, thụt sâu chứ không có vẻ muốn nhảy bung ra ngoài dù những sợi gân đo đỏ vẫn chằng chịt bao quanh.
Còn đợi gì nữa ? Đây há không là dịp thuận tiện để lão xin lỗi con lão đó ư ? Phải ! Lão đã hành hạ vợ con biết bao nhiêu ? Lão đã… Người đàn ông thở hổn hển, ngập ngừng nói :
- Mẹ nó với thằng Tâm còn giận tao không ? Tâm ? Cha…
Nhưng người đàn bà ngăn lại :
- Ông đừng nói gì hết. Đừng nghĩ gì hết. Lưu lạc, cực khổ, tai nạn làm cho ông thay đổi… đừng nói gì hết, miễn ông thương mẹ con tôi là đủ, quên đi ! Đừng nhớ gì hết. Cầu ơn trời… yên ổn rồi…
- Để tôi nói ! Để yên tôi nói… không thì tôi chết không nhắm mắt được đâu, bà ơi !
Tâm chịu không nổi nữa. Nó nức lên khóc và vụt chạy ra ngoài…
*
Đang ngủ say, bỗng tiếng hét thất thanh của mẹ nó làm
nó choàng dậy. Thằng bé chưa hoàn hồn, dụi mắt ngồi lên thì thấy mẹ
đang gục bên giường cha, nức nở khóc. Tâm linh cảm một điều ghê gớm xảy
ra, nó lao tới.
Cha nó nằm thẳng trên giường, mình khô đét, hai mắt vẫn mở trừng trừng trông thật khiếp. Mẹ nó lạc giọng, nói:
- Tâm, chạy qua kêu bà Tư, mau !
Không kịp dạ, Tâm cắm đầu chạy biến. Bà Tư đang ngủ, ban đầu bà gắt :
- Mua bán gì chừng này, để ta ngủ. Mai mua.
Tâm vừa thở vừa nói to :
- Không phải mua đồ đâu bà Tư, cha con…
Bà Tư chợt hiểu, bà ngồi phắt lên, sờ soạng tìm guốc, vặn đèn, mở cửa rồi lập cập, hối hả theo chân Tâm. Bà hỏi :
- Cha mày làm sao ?
- Con không biết. Con đang ngủ, nghe mẹ con la lên rồi biểu qua kêu bà.
- Tao ghét thằng cha mày lắm. Cả đời cứ hành hạ vợ con.
Tâm lặng thinh. Nó hết ghét cha rồi. Có một sợi dây vô hình ràng buộc nó, kéo nó lại gần cha từ bữa mẹ nó kêu nó lại gần ông và khi ông cất tiếng gọi Tâm. Không, dù cha nó không nói ra hết, Tâm đã hiểu rồi, nó không hờn oán cha nó nữa. Nó nhận ra điều này : cha nó khổ sở nhiều lắm, đau đớn ghê lắm, có lẽ còn hơn nó nữa. Và ông vẫn thương nó, vẫn hiền lành, vẫn không khác xưa chút nào. Đành rằng ông có say sưa, hung bạo, tội lỗi nhưng mà cha nó không muốn như vậy, tại cái gì xui khiến, chắc tại ông gãy tay ? Chắc tại không đi làm được nên ông sinh buồn, sinh hư. Với lại tại rượu ? Dù bây giờ con mắt ông trợn trừng, Tâm không dám nhìn, nhưng nó không bao giờ quên đôi mắt ông, quên cái nhìn ông bữa đó, cái nhìn đầy van vỉ, thiết tha, đau đớn biết chừng nào ! Rồi Tâm lại nhớ cái lần ông đạp chiếc xích lô về lần đầu. Mặc dù bị mẹ Tâm ngăn cản, ông vẫn lén vợ chở Tâm đi một vòng. Đôi mắt ông sáng ngời lên khi bắt gặp cái cười hả hê, thích thú của Tâm. rồi Tâm lại nhớ kỳ tết năm đó, khi cha chưa gãy tay, mẹ với Tâm đi chợ sắm tết, ông tới hãng lãnh xe ra, đón đợi chở mẹ con về, nhưng mẹ Tâm nhất định không đi, bà nói :
- Kỳ quá ! Ông có chở nó với đồ đạc về thì chở. Tôi đi bộ. Ai lại ngồi lên xe để ông… kỳ lắm !
Nói hoài mẹ Tâm vẫn không nghe, sau cùng cha Tâm đành phải chở mình Tâm. Dọc đường, Tâm thích chí cười toét miệng. Một lần Tâm quay lại, cha nó hỏi :
- Con ưng đi xe, hử ?
Tâm gật đầu. Ông lại hỏi ;
- Nữa cha chở con đi học, chịu không ?
Tâm lại cười tít mắt, gật đầu. Đó : đó mới là hình ảnh của cha nó. Đó mới chính là cha nó. Còn bây giờ…
Chưa vô tới cửa, mẹ Tâm đã chạy xổ lại bên bà Tư, nắm tay bà lôi đến bên cha Tâm, giọng hớt hãi :
- Bà Tư, làm sao ? Làm sao đây bà Tư ?
- Cái gì mà rộn quá vậy ? Để coi…
Giọng bà tỉnh táo, bà đến sát bên cha Tâm, cúi xuống. Bà đặt tay lên ngực cha Tâm, bà lại đặt tay sát mũi cha Tâm, rồi bà nắn nắn cánh tay cha Tâm. Trông cảnh tượng đó, Tâm có cảm tưởng như câu bà vừa nói : “Tao ghét thằng cha mày lắm” không phải do miệng bà thốt ra mà do người khác. Bỗng bà thở dài một cái, quay lại nói nhỏ với mẹ Tâm :
- Thôi, cha nó đi rồi, mẹ thằng Tâm à.
- Hả ? Bà nói cái gì kỳ cục vậy ? Đi sao được ? Ổng đau ốm gì đâu ? Bà Tư ? Bà nói…
Mẹ Tâm túm áo bà y như bà làm cho chồng mình chết vậy. Bà Tư điềm đạm nói một câu không ăn nhập gì đến câu mẹ Tâm hỏi :
- Coi vuốt mắt cho cha nó. Lấy tro rắc dưới bốn chưn giường. Đừng cuống lên làm chi. Sớm mai tao biểu thằng Lâu qua… nhà đơn chiếc quá.
Người đàn bà gãy gập xuống như một thân cây chuối bị lưỡi mác sắc phạt ngang.
Ổng đi rồi ? Sao dễ dàng, mau lẹ quá ? Sao bất ngờ quá vậy, vô lý vậy ? Ừ ! Thì ổng cứ say sưa, biếng nhác, hành hạ, chửi bới mẹ con bà. Ổng cứ nằm đó để mẹ con bà tần tảo chạy tới, chạy lui, bà đâu có kêu ca, trách móc chi ? Ổng đi rồi ? Khoảng trống đó làm sao lấp ? Chỗ vắng đó lấy gì bù ? Không ! Ông không cần phải làm gì hết, đợi yên xong rồi sẽ trở về quê… Làm sao mà ông lại bỏ đi nửa đường, nửa đoạn vậy, hở trời? Bà có để ông thiếu rượu, thiếu cơm đâu ? Ông giận dỗi ai ? Từ bao giờ ? Vì cái gì ? Cho đến nỗi vì say sưa ông đã làm điều xằng bậy mà rồi biết được, mình cũng không nặng nhẹ lấy nửa tiếng, lấy một lời. Ông đau ốm làm sao mà không chịu nói ? Sao ông vẫn sáng suốt, bình tĩnh cho tận đến lúc thân thể cứng đờ ? Ai bắt ông phải nhịn cơm, nhịn rượu ? Trời ơi ! Trời ơi ! Trời !
Trông dáng bộ mẹ, Tâm chết sững. Sao mà Tâm phải chịu nhiều thống khổ đến thế này, kìa ? Nó bối rối quá đỗi, không biết phải làm gì để giúp mẹ mình, Tâm biết rằng mẹ mình đáng thương hơn bất cứ lúc nào. Bà Tư dìu thằng bé lại bên mẹ nó, cất giọng buồn rầu :
- Mẹ thằng Tâm ! Phải nghĩ tới lũ nhỏ. Người chết đã yên thân. Mày không làm gì quấy. Liệu chừng, mày mà đau ốm thì khổ cho trẻ…
Mẹ Tâm khóc rấm rức, khóc tức tưởi, khóc thảm thê. Tâm chưa bao giờ thấy mẹ nó xúc cảm tới mức đó. Bao nhiêu đau đớn như có dịp tuôn trào, như mạch suối vừa mới khai thông… Bà ôm chặt con, nức nở ;
- Con ơi ! Ổng bỏ mẹ con mình, ổng đi rồi, con ơi !
- Thôi, tao biểu vuốt mắt cho nó, nói không nghe tao bỏ, tao về giờ.
Giọng bà Tư hờn dỗi. Mẹ Tâm lau nước mắt, bước lại gần xác cha Tâm. Tâm nhìn cha không chớp mắt. Sao bây giờ ông dài quá ? Lúc sống ông có cao lắm đâu ? Tâm thương cha nhưng mà để bụng chớ không dám lại gần. Hình như cái xác kia không còn liên lạc gì với nó nữa, hết rồi. Vậy mà lạ thay : khi mẹ nó đưa bàn tay xương xẩu, xanh xao, chằng chịt những sợi gân nổi phồng lên như những con giun vuốt lên mặt cha nó một cái, từ trán xuống, thì đôi mắt mở trừng trừng liền khép kín y như khi cha nó ngủ vậy. Tâm thấy bàn tay mẹ run bây bẩy… Tâm đau nhói tận tim. Nó hét lên :
- Cha ơi !
Và quên cả sợ hãi, thằng bé lao lại ôm cha, nhưng khi chạm phải bàn tay lạnh ngắt của xác chết, nó rụng rời lùi lại.
Từ phút đó, Tâm và mẹ nó y như hai cái máy, đặt dưới quyền điều động của bà Tư.
- Mẹ thằng Tâm, coi soạn áo quần của cha nó ra, cắt hết nút đi, nhà còn rượu không ?
- Dạ hết lâu rồi.
- Được, chút nữa qua bên tao lấy. (Bà quay qua Tâm) Còn con, coi ẵm em qua bên bà mà ngủ. Sáng mai ở luôn bển, nghe không ? Cấm không được về đa. Mai thím Lâu nấu cơm cho ăn, để bên này sửa soạn cha mày. Cấm không được về, chừng kêu…
Tâm không dạ liền, nó nhìn mẹ ngầm hỏi ý, mẹ nói :
- Con nghe lời bà Tư đi, con Tâm !
Tâm riu ríu vâng lời mẹ. Nó lại võng bồng em ra, vác thằng bé lên vai, qua nhà bà Tư “Con nghe lời bà Tư đi, con Tâm !”. “Con ơi ! Ổng bỏ mẹ con mình ổng đi rồi, con ơi !” Giọng mẹ nó sao tràn ắp những mến yêu tha thiết ? Thương ơi ! Nghe được tiếng CON mà nó mong ước đó, Tâm đã mất cha rồi ! Nó chớp mau mắt, những giọt nước thi nhau rụng… Ôm chặt em trong tay, thật chặt, nó như muốn chuyền hết hơi ấm trong người cho em. “Mình phải thương nó, thương mẹ, thương nhiều nhiều… “
Tâm vừa khóc, vừa đi, vừa nhủ thầm mình.
Cùng một lúc cái ý định bỏ nhà đi giang hồ tan biến trong lòng thằng bé.
Cha nó nằm thẳng trên giường, mình khô đét, hai mắt vẫn mở trừng trừng trông thật khiếp. Mẹ nó lạc giọng, nói:
- Tâm, chạy qua kêu bà Tư, mau !
Không kịp dạ, Tâm cắm đầu chạy biến. Bà Tư đang ngủ, ban đầu bà gắt :
- Mua bán gì chừng này, để ta ngủ. Mai mua.
Tâm vừa thở vừa nói to :
- Không phải mua đồ đâu bà Tư, cha con…
Bà Tư chợt hiểu, bà ngồi phắt lên, sờ soạng tìm guốc, vặn đèn, mở cửa rồi lập cập, hối hả theo chân Tâm. Bà hỏi :
- Cha mày làm sao ?
- Con không biết. Con đang ngủ, nghe mẹ con la lên rồi biểu qua kêu bà.
- Tao ghét thằng cha mày lắm. Cả đời cứ hành hạ vợ con.
Tâm lặng thinh. Nó hết ghét cha rồi. Có một sợi dây vô hình ràng buộc nó, kéo nó lại gần cha từ bữa mẹ nó kêu nó lại gần ông và khi ông cất tiếng gọi Tâm. Không, dù cha nó không nói ra hết, Tâm đã hiểu rồi, nó không hờn oán cha nó nữa. Nó nhận ra điều này : cha nó khổ sở nhiều lắm, đau đớn ghê lắm, có lẽ còn hơn nó nữa. Và ông vẫn thương nó, vẫn hiền lành, vẫn không khác xưa chút nào. Đành rằng ông có say sưa, hung bạo, tội lỗi nhưng mà cha nó không muốn như vậy, tại cái gì xui khiến, chắc tại ông gãy tay ? Chắc tại không đi làm được nên ông sinh buồn, sinh hư. Với lại tại rượu ? Dù bây giờ con mắt ông trợn trừng, Tâm không dám nhìn, nhưng nó không bao giờ quên đôi mắt ông, quên cái nhìn ông bữa đó, cái nhìn đầy van vỉ, thiết tha, đau đớn biết chừng nào ! Rồi Tâm lại nhớ cái lần ông đạp chiếc xích lô về lần đầu. Mặc dù bị mẹ Tâm ngăn cản, ông vẫn lén vợ chở Tâm đi một vòng. Đôi mắt ông sáng ngời lên khi bắt gặp cái cười hả hê, thích thú của Tâm. rồi Tâm lại nhớ kỳ tết năm đó, khi cha chưa gãy tay, mẹ với Tâm đi chợ sắm tết, ông tới hãng lãnh xe ra, đón đợi chở mẹ con về, nhưng mẹ Tâm nhất định không đi, bà nói :
- Kỳ quá ! Ông có chở nó với đồ đạc về thì chở. Tôi đi bộ. Ai lại ngồi lên xe để ông… kỳ lắm !
Nói hoài mẹ Tâm vẫn không nghe, sau cùng cha Tâm đành phải chở mình Tâm. Dọc đường, Tâm thích chí cười toét miệng. Một lần Tâm quay lại, cha nó hỏi :
- Con ưng đi xe, hử ?
Tâm gật đầu. Ông lại hỏi ;
- Nữa cha chở con đi học, chịu không ?
Tâm lại cười tít mắt, gật đầu. Đó : đó mới là hình ảnh của cha nó. Đó mới chính là cha nó. Còn bây giờ…
Chưa vô tới cửa, mẹ Tâm đã chạy xổ lại bên bà Tư, nắm tay bà lôi đến bên cha Tâm, giọng hớt hãi :
- Bà Tư, làm sao ? Làm sao đây bà Tư ?
- Cái gì mà rộn quá vậy ? Để coi…
Giọng bà tỉnh táo, bà đến sát bên cha Tâm, cúi xuống. Bà đặt tay lên ngực cha Tâm, bà lại đặt tay sát mũi cha Tâm, rồi bà nắn nắn cánh tay cha Tâm. Trông cảnh tượng đó, Tâm có cảm tưởng như câu bà vừa nói : “Tao ghét thằng cha mày lắm” không phải do miệng bà thốt ra mà do người khác. Bỗng bà thở dài một cái, quay lại nói nhỏ với mẹ Tâm :
- Thôi, cha nó đi rồi, mẹ thằng Tâm à.
- Hả ? Bà nói cái gì kỳ cục vậy ? Đi sao được ? Ổng đau ốm gì đâu ? Bà Tư ? Bà nói…
Mẹ Tâm túm áo bà y như bà làm cho chồng mình chết vậy. Bà Tư điềm đạm nói một câu không ăn nhập gì đến câu mẹ Tâm hỏi :
- Coi vuốt mắt cho cha nó. Lấy tro rắc dưới bốn chưn giường. Đừng cuống lên làm chi. Sớm mai tao biểu thằng Lâu qua… nhà đơn chiếc quá.
Người đàn bà gãy gập xuống như một thân cây chuối bị lưỡi mác sắc phạt ngang.
Ổng đi rồi ? Sao dễ dàng, mau lẹ quá ? Sao bất ngờ quá vậy, vô lý vậy ? Ừ ! Thì ổng cứ say sưa, biếng nhác, hành hạ, chửi bới mẹ con bà. Ổng cứ nằm đó để mẹ con bà tần tảo chạy tới, chạy lui, bà đâu có kêu ca, trách móc chi ? Ổng đi rồi ? Khoảng trống đó làm sao lấp ? Chỗ vắng đó lấy gì bù ? Không ! Ông không cần phải làm gì hết, đợi yên xong rồi sẽ trở về quê… Làm sao mà ông lại bỏ đi nửa đường, nửa đoạn vậy, hở trời? Bà có để ông thiếu rượu, thiếu cơm đâu ? Ông giận dỗi ai ? Từ bao giờ ? Vì cái gì ? Cho đến nỗi vì say sưa ông đã làm điều xằng bậy mà rồi biết được, mình cũng không nặng nhẹ lấy nửa tiếng, lấy một lời. Ông đau ốm làm sao mà không chịu nói ? Sao ông vẫn sáng suốt, bình tĩnh cho tận đến lúc thân thể cứng đờ ? Ai bắt ông phải nhịn cơm, nhịn rượu ? Trời ơi ! Trời ơi ! Trời !
Trông dáng bộ mẹ, Tâm chết sững. Sao mà Tâm phải chịu nhiều thống khổ đến thế này, kìa ? Nó bối rối quá đỗi, không biết phải làm gì để giúp mẹ mình, Tâm biết rằng mẹ mình đáng thương hơn bất cứ lúc nào. Bà Tư dìu thằng bé lại bên mẹ nó, cất giọng buồn rầu :
- Mẹ thằng Tâm ! Phải nghĩ tới lũ nhỏ. Người chết đã yên thân. Mày không làm gì quấy. Liệu chừng, mày mà đau ốm thì khổ cho trẻ…
Mẹ Tâm khóc rấm rức, khóc tức tưởi, khóc thảm thê. Tâm chưa bao giờ thấy mẹ nó xúc cảm tới mức đó. Bao nhiêu đau đớn như có dịp tuôn trào, như mạch suối vừa mới khai thông… Bà ôm chặt con, nức nở ;
- Con ơi ! Ổng bỏ mẹ con mình, ổng đi rồi, con ơi !
- Thôi, tao biểu vuốt mắt cho nó, nói không nghe tao bỏ, tao về giờ.
Giọng bà Tư hờn dỗi. Mẹ Tâm lau nước mắt, bước lại gần xác cha Tâm. Tâm nhìn cha không chớp mắt. Sao bây giờ ông dài quá ? Lúc sống ông có cao lắm đâu ? Tâm thương cha nhưng mà để bụng chớ không dám lại gần. Hình như cái xác kia không còn liên lạc gì với nó nữa, hết rồi. Vậy mà lạ thay : khi mẹ nó đưa bàn tay xương xẩu, xanh xao, chằng chịt những sợi gân nổi phồng lên như những con giun vuốt lên mặt cha nó một cái, từ trán xuống, thì đôi mắt mở trừng trừng liền khép kín y như khi cha nó ngủ vậy. Tâm thấy bàn tay mẹ run bây bẩy… Tâm đau nhói tận tim. Nó hét lên :
- Cha ơi !
Và quên cả sợ hãi, thằng bé lao lại ôm cha, nhưng khi chạm phải bàn tay lạnh ngắt của xác chết, nó rụng rời lùi lại.
Từ phút đó, Tâm và mẹ nó y như hai cái máy, đặt dưới quyền điều động của bà Tư.
- Mẹ thằng Tâm, coi soạn áo quần của cha nó ra, cắt hết nút đi, nhà còn rượu không ?
- Dạ hết lâu rồi.
- Được, chút nữa qua bên tao lấy. (Bà quay qua Tâm) Còn con, coi ẵm em qua bên bà mà ngủ. Sáng mai ở luôn bển, nghe không ? Cấm không được về đa. Mai thím Lâu nấu cơm cho ăn, để bên này sửa soạn cha mày. Cấm không được về, chừng kêu…
Tâm không dạ liền, nó nhìn mẹ ngầm hỏi ý, mẹ nói :
- Con nghe lời bà Tư đi, con Tâm !
Tâm riu ríu vâng lời mẹ. Nó lại võng bồng em ra, vác thằng bé lên vai, qua nhà bà Tư “Con nghe lời bà Tư đi, con Tâm !”. “Con ơi ! Ổng bỏ mẹ con mình ổng đi rồi, con ơi !” Giọng mẹ nó sao tràn ắp những mến yêu tha thiết ? Thương ơi ! Nghe được tiếng CON mà nó mong ước đó, Tâm đã mất cha rồi ! Nó chớp mau mắt, những giọt nước thi nhau rụng… Ôm chặt em trong tay, thật chặt, nó như muốn chuyền hết hơi ấm trong người cho em. “Mình phải thương nó, thương mẹ, thương nhiều nhiều… “
Tâm vừa khóc, vừa đi, vừa nhủ thầm mình.
Cùng một lúc cái ý định bỏ nhà đi giang hồ tan biến trong lòng thằng bé.
________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG VI