CHƯƠNG X
Cả
ba đứa biến thành phỗng đá, không cử động được, hơi thở cũng khó khăn,
ba đôi mắt trợn muốn rách khóe, tia nhìn dính chặt vào người đàn ông
đứng chắn đường: ông ta thật cao lớn, thêm to ngang, tóc và râu mép đen
nhánh. Miệng ông ngậm một điếu xì gà bự, tia mắt, qua làn khói thuốc, ngó
chúng tôi đăm đăm. Thời gian mấy phút mà tôi tưởng có tới hàng giờ,
ông ta mới lên tiếng hỏi:
- À! Các chú nhỏ! Các chú có thể cho tôi biết các chú lúi húi ở đây làm cái gì thế ?
Riêng tôi sợ quá nên cứng lưỡi đứng im, đầu óc trống trơn. May quá! Trí mau mắn đã lấy lại được bình tĩnh, trả lời:
- Dạ, thưa ông! Chắc ông nghi ngờ chúng tôi định làm cái gì bậy. Nhưng quả thật, bất ngờ bị lạc vào hẻm này, gặp cái cửa sổ đây, chúng tôi thử ngó qua xem may ra có trông thấy một lối ra nào khác không.
- Hừ! Chú nhỏ này coi bộ có vẻ tò mò lắm nhỉ! Coi chừng tò mò, tọc mạch có hại lắm đấy, em ơi! Nhưng tôi muốn biết các chú đây là ai ? Nói mau đi!
Trí định trả lời nhưng chưa kịp thì người đàn ông cao lớn đã đưa tay nhấc điếu xì gà bự cắn chặt giữa hai hàm răng ra chỉ chỉ cái đầu điếu thuốc về phía bé Thơ mà cất tiếng nói như beo gầm:
- Còn con nhỏ kia! Ha! Ha! Tao biết mày rồi! Mày đúng là con gái Danh Điềm, tên là con bé Thơ, phải không ?
Bé Thơ lính quýnh gật đầu:
- Dạ... à... dạ!
Người đàn ông đáng sợ này lại hỏi:
- Vậy chắc mày cũng biết tao là ai rồi chứ, hả ?
Bé Thơ run bắn lên:
- Dạ biết!... Ông là ông Đặng Lân, Giám Đốc hãng mua bán nhà cửa,... đất đai ạ!
- Đúng đó! Đây ba cái nhà này là của tao hết! Hà! Lâu lắm tao mới có dịp đi xem chừng lại coi có cần sửa chữa gì không, và tình cờ thấy mày đang chạy theo sau lão Sáu Goòng lúc lão bước lên xe vừa rồi đó!
Trí liếc mắt nhìn tôi thật nhanh như ngầm bảo: "Chúng mình lo sợ rất đúng".
Người đàn ông vẫn nói với bé Thơ, giọng nói hơi dịu đi:
- Này, con nhỏ! Cháu chịu khó nói cho bác biết tụi cháu đến đây làm gì, có việc gì ? Hai thằng nhỏ này lạ hoắc, bác không biết chúng nó! Nhưng mày thì biết. Vậy nói đi, bé Thơ!
Tôi cũng lo lắng vô cùng. Chỉ sợ bé Thơ bịa chuyện nói ẩu! Trông bộ dạng cái ông Đặng Lân này thật không dễ gì mà đánh lừa được. Tốt hơn hết là cứ nói đại sự thực ra, nếu không thì trước sau rồi ông ta cũng biết.
Bé Thơ đưa mắt ngầm hỏi ý kiến thì được Trí gật đầu ra hiệu cứ việc nói sự thật. Bé liền hít thở một hơi dài, kể lại câu chuyện từ đầu cho tới đoạn ông Danh Điềm bị hàm oan vì cảnh sát bắt được tang vật trong nhà. Tôi hơi ngạc nhiên vì thấy bé Thơ có ý lờ lờ không nói chút gì đến hãng thám tử tư CT2 cả. Người đàn ông có tên là Đặng Lân, từ đầu chí cuối, chỉ im lặng đứng nghe không nói một tiếng. Điếu thuốc xì gà lóe đỏ luôn luôn và phun khói mù mịt. Câu chuyện chấm dứt thì mặt ông ta cũng đỏ phừng phừng vì tức giận. Giọng nghẹn ngào, ông cất tiếng:
- Cháu Thơ! Bác về quê mới lên nên chẳng nghe biết một chút gì về chuyện này. Bác chỉ biết ba cháu vốn là người làm ăn lương thiện nổi tiếng xưa nay, không bao giờ lại có thể nhúng tay làm cái việc đê hèn đó!
Một lúc sau, tôi mới cho là ông Đặng Lân quả đã tin ở câu chuyện bé Thơ và bất giác tôi thở ra một hơi dài nhẹ nhõm. Nhưng, bất thình lình tiếng nói của ông ta lại đầy vẻ đe dọa:
- Nhưng còn các chú bé này! Coi chừng đó! Đừng chơi cái trò dọ thám, trinh sát, nguy hiểm lắm nghe!
Chúng tôi chưa kịp sửng sốt ngạc nhiên, người đàn ông đã tiếp:
- À không! Bây giờ tôi có thể giúp các em cái này! Nguyên là chủ mấy căn nhà này nên tôi có đủ chìa khóa để mở tất cả các cửa. Thế các em có chịu tôi mở cửa căn này (tay ông chỉ căn nhà Sáu Goòng) để các em có thể vào xem xét một phen không ? Riêng tôi thì tôi cũng chẳng biết cái ông Sáu Goòng này là ai, tuy ông ta đã thuê nhà tôi được hai năm rồi đó. Phải, biết đâu, ông ta lại chẳng dính dáng vào cái việc lén lút hại người này. Cũng cần xem lại cẩn thận một chút cho chắc ăn!
Vừa nói, Đặng Lân vừa tiến tới gần cửa và móc trong túi ra một xâu lớn chìa khóa.
Tôi vui sướng thiệt tình! Được thêm một tay đồng minh nữa! Mà lại là một đồng minh cỡ lớn!
Chiếc chìa khóa xoay trong ổ. Cánh cửa rít lên ken két. Trí lao vào thì bàn tay hộ pháp của ông Đặng Lân đã giơ ra túm áo anh giữ lại:
- Ấy! Ấy! Khoan đã chú bé! Chú cho tôi cái hân hạnh trinh sát trước tiên để có tóm được cái gì thì cho tôi được hưởng công đầu chứ! Tất cả cứ đứng đây chờ tôi nghe ! Có gì... tôi sẽ gọi lớn lên, nghe!
Trí bồn chồn ra mặt khi nghe có tiếng lục lạo phía trong nhà Sáu Goòng.
- Hừ! Không biết cái ông này làm gì trong đó. Coi chừng vô tình làm mất cả dấu vết đi cho coi!
Nhưng rồi ông Đặng Lân cũng trở ra, vẻ nghiêm trọng hiện rõ trên nét mặt:
- Các em có lý! Quả Sáu Goòng đang làm dở dang một cái gì đó trên cái bục thợ mộc ở trong ấy!
Và đột nhiên ông ta phá lên cười, làm tôi ngạc nhiên hết sức. Nếu quả thực Sáu Goòng đang làm dở một cái gì đó, mà cái gì đó lại là tiền giả chẳng hạn thì có điểm nào dáng cười đâu nhỉ ? Lạ quá!
Ông Đặng Lân vẫy tay đon đả:
- Vào đi! Vào lẹ đi, các em! Vào mà coi cái mà Sáu Goòng đang làm dở! Vào đi! – Đôi vai đầy thịt của ông ta vẫn rung lên vì chuỗi cười sằng sặc.
Ba đứa chúng tôi len lỏi đi vào một lối đi hẹp và tối, ngổn ngang những thùng lớn cùng những chồng báo cũ. Chỗ nào cũng chăng đầy mạng nhện và mọi đồ vật đều bao phủ một lớp bụi dầy.
- Vào, vào đi các chú em! Vào gần đi mà coi cho rõ!
Giọng nói ông Đặng Lân nghe có âm điệu vui vui. Lập tức tia nhìn của ba đứa, không hẹn mà cùng quay nhìn chiếc bục thợ mộc: giữa một đống dụng cụ lỉnh kỉnh, lù lù một cái đồng hồ to tướng hình con chim lạ.
Trí đứng bên tôi, khi chợt thấy cái đồng hồ, anh khẽ "a" lên một tiếng. Tôi thầm nghĩ: "thế là hết cả nghi ngờ, hết cả nhận xét, phân tách với theo dõi. Mọi việc đã đi vào một ngõ cụt!". Nhưng xem chừng "sếp" tôi vẫn chưa chịu bỏ cuộc. Anh bảo với ông Lân:
- Để tôi lại gần coi kỹ một chút, nghe ông!
Người đàn ông đang đưa mắt châm biếm ngó tụi tôi, khi nghe Trí nói, ông chợt nhíu cặp chân mày một cái rất nhanh, rồi lấy lại vẻ tươi cười còn nhanh hơn nữa:
- Cứ việc! Chú cứ việc lại coi cho kỹ đi! Đừng ngại gì hết! Có điều muốn nói là tôi cũng đã lục lọi kỹ lắm rồi đó!
Trí tiến sát lên bục thợ mộc. Đế giày anh xiết lên những mảnh kim khí rất nhỏ nghe lạo xạo. Nhìn xuống đất, đôi mắt anh thấy rõ những miếng sắt hay thiếc gì đó vụn nhỏ như hạt trấu vương vãi bừa ra đó. Ông Đặng Lân cũng chợt thấy, nên vội nói:
- À! Tôi cũng quên chưa nói cho các em biết là chỗ đó có nhiều mảnh sắt vụn lắm, coi chừng giẫm phải đứt da chân ạ!
Trí làm như không để ý gì. Anh chỉ xáp lại bên chiếc đồng hồ hình con quái điểu. Rồi anh đưa tay lục lọi đủ mọi đồ vật ngổn ngang quanh đó. Ông Đặng Lân lộ vẻ sốt ruột ra mặt:
- Thôi, liệu lẹ tay lên chút đi, chú em! Đó, có thấy gì lạ đâu, heng!
Giọng ông nói cố làm ra vẻ thản nhiên nhưng nghe vẫn cáu kỉnh thấy rõ, nhất là khi thấy Trí rờ mó xem xét từng món đồ như một chú chó săn tinh khôn đánh hơi tìm con mồi trong bụi rậm.
Người đàn ông quay lại nhìn tôi, ánh mắt mỉa mai châm biếm:
- Này! Bồ của chú luôn luôn có cái tật rắc rối như vậy đó hả ?
Ông Đặng Lân này quả có óc nhận xét khá tinh vi. Thái độ và cử chỉ của Trí coi bộ kỳ cục thiệt tình. Nhưng đối với ai kia, chứ tôi thì tôi biết. Tôi biết là mọi chi tiết nhỏ nhặt đã được anh ghi nhớ như in vào bộ óc thông minh để rồi một vài tuần, có khi cả một vài tháng sau, anh vẫn có thể mô tả lại từng cái không sai một nét.
Trí đứng ngay người lên. Anh lễ phép nói với ông Lân:
- Cám ơn sự tiếp tay của ông rất nhiều!
Không nói một tiếng, người đàn ông bảo tụi tôi đi ra, khép cánh cửa khóa lại. Đoạn, ông ta cất tiếng vui vẻ:
- Ồ! Có gì mà cám ơn, chú nhỏ! Giúp được các em một tay là tôi thích lắm rồi!
Rồi ông quay lại ngó bé Thơ; lúc này da mặt cô bé tái nhợt, ánh mắt đầy tuyệt vọng:
- Bác rất ái ngại cho hoàn cảnh của ba cháu! Thôi được rồi! Để bác sẽ cố gắng thu xếp việc này cho! Sáu Goòng thuê nhà của bác! Bác sẽ khuyên bảo ông ta rút đơn khiếu nại ba cháu ra! Cứ yên tâm. Đừng lo ngại gì hết, cháu ạ!
Ông Đặng Lân thiệt là một người nhân đức!
Tiếng bé Thơ:
- Cháu cám ơn ông nhiều lắm!
- Có gì đâu, cháu Thơ!
Ba đứa tôi theo chân ông Đặng Lân đi hết con hẻm ra tới đầu đường Gò Gốm. Một chiếc xe hơi sơn màu đỏ chót, lộng lẫy, đậu sát lề, gần đầu đường. Người đàn ông tiến lại, mở cửa xe. Trước khi bước lên, ông ngoái đầu lại ngó chúng tôi, giọng nói đầy vẻ ngọt dịu như người cha nói với các con:
- À, này các cháu! Việc các cháu làm là một việc nguy hiểm lắm đó nghe. Đừng có dại dột thế nữa nhé! Cũng may hôm nay lại gặp được bác, chớ ai khác bắt gặp là thế nào các cháu cũng bị lôi thôi liền đó! Liệu về mà lo học hành đi! Và nếu có tin tức gì mới lạ về các vụ tiền giả này thì tới cho bác hay liền, nghe! Bác sẽ tìm cách giúp các cháu nhiều nữa!
Ông Đặng Lân tử tế này quả thật là một đồng minh quý báu của bọn tôi.
Ông lên xe đi rồi, chúng tôi buồn nản quay về chỗ để xe đạp. Trong ba đứa, bé Thơ trông có vẻ khổ sở buồn rầu nhất. Đôi môi bé run lên, giọng nói nghe có mùi nước mắt:
- Tôi cứ tin chắc là khi đến nhà Sáu Goòng là thế nào cũng lần ra được một vài dấu vết gì đó có thể gỡ oan cho ba tôi đấy... Bây giờ thì...
Trí vội vã an ủi:
- Đừng nản chí như vậy, bé Thơ! Chúng tôi còn nhiều vấn đề rất đặc biệt về vụ này! Lão Sáu Goòng cũng mới chỉ là một vấn đề nhỏ trong cuộc điều tra khám phá mà thôi...
Bé Thơ nở nụ cười gượng:
- Ừ, thôi được! Nhưng các anh cố làm lẹ lên nghe! À, này! Ba tôi đã được ông Biện lý báo cho biết là tuần lễ sau Tòa sẽ đem vụ này ra xử đó!
Dứt lời, cô bé nhảy vút lên xe đạp vút đi, đưa nhanh tay áo lên mắt. Tôi biết cô bé đã lại khóc và có ý giấu không để hai đứa tôi hay rằng trong lòng bé đang như lửa đốt vì lo lắng cho thân phận của người cha ruột thịt thân yêu.
Hai chiếc xe đạp của Trí và tôi lăn bánh song song bên cạnh nhau. Tôi liếc nhanh mắt nhìn anh. Rõ ràng là "sếp" tôi đang mải mê suy nghĩ. Và trong những lúc như thế, tôi biết là anh rất ghét bị quấy rộn, nên cứ để mặc anh tự do. Về đến trước cửa nhà Trí, hai chiếc xe đạp dừng bánh, tôi hỏi "sếp":
- Sao ? Rồi chúng mình sẽ làm cái gì đây ?
"Sếp" tôi nhè nhẹ thở ra:
- Thú thực với Chiêm mình cũng đang suy nghĩ mà chưa biết làm sao đây!... Quả tình lúc nãy mình đã phải làm mặt tỉnh để cho bé Thơ yên lòng đấy! Mình đã hy vọng là mò đến nhà Sáu Goòng thế nào cũng vớ được một vài bằng chứng gì có ích kia đấy! Không ngờ, hừ!... Thôi để mình về tiếp tục thí nghiệm mấy cái hình chụp bằng ánh sáng đỏ xem sao đã. Hẹn gặp lại, nghe, Chiêm!
Thế rồi thôi! Trí cũng chẳng hẹn ngày mai hay bữa nào sẽ cùng làm việc nữa!
Tôi thẫn thờ đạp xe về, định tới chiều ăn cơm xong sẽ tới nhà Trí xem có gì lạ không. Giờ đây phải lo chạy một vòng đi đưa báo đã. Trong lòng chẳng thấy hứng thú một chút nào! Thêm một cái bực mình nữa! Lốp xe đằng sau chẳng hiểu sao lại xẹp lép. Thế là tốn mất bao nhiêu thì giờ mới chạy xong tua đưa báo. Khi ở Thủ Đức về thì cả nhà đã ăn xong cơm chiều. Tôi thui thủi ngồi ăn một mình dưới nhà bếp, đoạn đi lên nhà trên trình cho ba má biết là tôi đi chơi loanh quanh một lát. Mẹ tôi cho biết:
- Chiêm à! Má quên nói cho con là thằng "Chính" có gọi điện thoại cho con hồi 5 giờ chiều đó! Má bảo con mắc đi đưa báo thì nó dặn khi nào về tới phải gọi nó ngay đó!
Gọi ngay! Tôi ngó nhanh lên mặt đồng hồ đeo tay: Tám giờ tối. Vội vàng chạy ù sang nhà bác Cả, tới máy điện thoại, tôi quay con số quen thuộc thân mến. Tức khắc tiếng nói của CT1 đã ong óng ở đầu dây.
- Đến "Tổng Hành Dinh" ngay, CT3! "Phi thuyền CT2 đã bay vào quỹ đạo"!
Đúng rồi! "Sếp" tôi chắc đã tìm ra được một cái gì đó! Nếu không, anh đã chẳng dùng câu ám ngữ để thông tin cho tôi! Không kịp lấy xe đạp, tôi ba chân bốn cẳng chạy như bay về phía nhà Trí.
- À! Các chú nhỏ! Các chú có thể cho tôi biết các chú lúi húi ở đây làm cái gì thế ?
Riêng tôi sợ quá nên cứng lưỡi đứng im, đầu óc trống trơn. May quá! Trí mau mắn đã lấy lại được bình tĩnh, trả lời:
- Dạ, thưa ông! Chắc ông nghi ngờ chúng tôi định làm cái gì bậy. Nhưng quả thật, bất ngờ bị lạc vào hẻm này, gặp cái cửa sổ đây, chúng tôi thử ngó qua xem may ra có trông thấy một lối ra nào khác không.
- Hừ! Chú nhỏ này coi bộ có vẻ tò mò lắm nhỉ! Coi chừng tò mò, tọc mạch có hại lắm đấy, em ơi! Nhưng tôi muốn biết các chú đây là ai ? Nói mau đi!
Trí định trả lời nhưng chưa kịp thì người đàn ông cao lớn đã đưa tay nhấc điếu xì gà bự cắn chặt giữa hai hàm răng ra chỉ chỉ cái đầu điếu thuốc về phía bé Thơ mà cất tiếng nói như beo gầm:
- Còn con nhỏ kia! Ha! Ha! Tao biết mày rồi! Mày đúng là con gái Danh Điềm, tên là con bé Thơ, phải không ?
Bé Thơ lính quýnh gật đầu:
- Dạ... à... dạ!
Người đàn ông đáng sợ này lại hỏi:
- Vậy chắc mày cũng biết tao là ai rồi chứ, hả ?
Bé Thơ run bắn lên:
- Dạ biết!... Ông là ông Đặng Lân, Giám Đốc hãng mua bán nhà cửa,... đất đai ạ!
- Đúng đó! Đây ba cái nhà này là của tao hết! Hà! Lâu lắm tao mới có dịp đi xem chừng lại coi có cần sửa chữa gì không, và tình cờ thấy mày đang chạy theo sau lão Sáu Goòng lúc lão bước lên xe vừa rồi đó!
Trí liếc mắt nhìn tôi thật nhanh như ngầm bảo: "Chúng mình lo sợ rất đúng".
Người đàn ông vẫn nói với bé Thơ, giọng nói hơi dịu đi:
- Này, con nhỏ! Cháu chịu khó nói cho bác biết tụi cháu đến đây làm gì, có việc gì ? Hai thằng nhỏ này lạ hoắc, bác không biết chúng nó! Nhưng mày thì biết. Vậy nói đi, bé Thơ!
Tôi cũng lo lắng vô cùng. Chỉ sợ bé Thơ bịa chuyện nói ẩu! Trông bộ dạng cái ông Đặng Lân này thật không dễ gì mà đánh lừa được. Tốt hơn hết là cứ nói đại sự thực ra, nếu không thì trước sau rồi ông ta cũng biết.
Bé Thơ đưa mắt ngầm hỏi ý kiến thì được Trí gật đầu ra hiệu cứ việc nói sự thật. Bé liền hít thở một hơi dài, kể lại câu chuyện từ đầu cho tới đoạn ông Danh Điềm bị hàm oan vì cảnh sát bắt được tang vật trong nhà. Tôi hơi ngạc nhiên vì thấy bé Thơ có ý lờ lờ không nói chút gì đến hãng thám tử tư CT2 cả. Người đàn ông có tên là Đặng Lân, từ đầu chí cuối, chỉ im lặng đứng nghe không nói một tiếng. Điếu thuốc xì gà lóe đỏ luôn luôn và phun khói mù mịt. Câu chuyện chấm dứt thì mặt ông ta cũng đỏ phừng phừng vì tức giận. Giọng nghẹn ngào, ông cất tiếng:
- Cháu Thơ! Bác về quê mới lên nên chẳng nghe biết một chút gì về chuyện này. Bác chỉ biết ba cháu vốn là người làm ăn lương thiện nổi tiếng xưa nay, không bao giờ lại có thể nhúng tay làm cái việc đê hèn đó!
Một lúc sau, tôi mới cho là ông Đặng Lân quả đã tin ở câu chuyện bé Thơ và bất giác tôi thở ra một hơi dài nhẹ nhõm. Nhưng, bất thình lình tiếng nói của ông ta lại đầy vẻ đe dọa:
- Nhưng còn các chú bé này! Coi chừng đó! Đừng chơi cái trò dọ thám, trinh sát, nguy hiểm lắm nghe!
Chúng tôi chưa kịp sửng sốt ngạc nhiên, người đàn ông đã tiếp:
- À không! Bây giờ tôi có thể giúp các em cái này! Nguyên là chủ mấy căn nhà này nên tôi có đủ chìa khóa để mở tất cả các cửa. Thế các em có chịu tôi mở cửa căn này (tay ông chỉ căn nhà Sáu Goòng) để các em có thể vào xem xét một phen không ? Riêng tôi thì tôi cũng chẳng biết cái ông Sáu Goòng này là ai, tuy ông ta đã thuê nhà tôi được hai năm rồi đó. Phải, biết đâu, ông ta lại chẳng dính dáng vào cái việc lén lút hại người này. Cũng cần xem lại cẩn thận một chút cho chắc ăn!
Vừa nói, Đặng Lân vừa tiến tới gần cửa và móc trong túi ra một xâu lớn chìa khóa.
Tôi vui sướng thiệt tình! Được thêm một tay đồng minh nữa! Mà lại là một đồng minh cỡ lớn!
Chiếc chìa khóa xoay trong ổ. Cánh cửa rít lên ken két. Trí lao vào thì bàn tay hộ pháp của ông Đặng Lân đã giơ ra túm áo anh giữ lại:
- Ấy! Ấy! Khoan đã chú bé! Chú cho tôi cái hân hạnh trinh sát trước tiên để có tóm được cái gì thì cho tôi được hưởng công đầu chứ! Tất cả cứ đứng đây chờ tôi nghe ! Có gì... tôi sẽ gọi lớn lên, nghe!
Trí bồn chồn ra mặt khi nghe có tiếng lục lạo phía trong nhà Sáu Goòng.
- Hừ! Không biết cái ông này làm gì trong đó. Coi chừng vô tình làm mất cả dấu vết đi cho coi!
Nhưng rồi ông Đặng Lân cũng trở ra, vẻ nghiêm trọng hiện rõ trên nét mặt:
- Các em có lý! Quả Sáu Goòng đang làm dở dang một cái gì đó trên cái bục thợ mộc ở trong ấy!
Và đột nhiên ông ta phá lên cười, làm tôi ngạc nhiên hết sức. Nếu quả thực Sáu Goòng đang làm dở một cái gì đó, mà cái gì đó lại là tiền giả chẳng hạn thì có điểm nào dáng cười đâu nhỉ ? Lạ quá!
Ông Đặng Lân vẫy tay đon đả:
- Vào đi! Vào lẹ đi, các em! Vào mà coi cái mà Sáu Goòng đang làm dở! Vào đi! – Đôi vai đầy thịt của ông ta vẫn rung lên vì chuỗi cười sằng sặc.
Ba đứa chúng tôi len lỏi đi vào một lối đi hẹp và tối, ngổn ngang những thùng lớn cùng những chồng báo cũ. Chỗ nào cũng chăng đầy mạng nhện và mọi đồ vật đều bao phủ một lớp bụi dầy.
- Vào, vào đi các chú em! Vào gần đi mà coi cho rõ!
Giọng nói ông Đặng Lân nghe có âm điệu vui vui. Lập tức tia nhìn của ba đứa, không hẹn mà cùng quay nhìn chiếc bục thợ mộc: giữa một đống dụng cụ lỉnh kỉnh, lù lù một cái đồng hồ to tướng hình con chim lạ.
Trí đứng bên tôi, khi chợt thấy cái đồng hồ, anh khẽ "a" lên một tiếng. Tôi thầm nghĩ: "thế là hết cả nghi ngờ, hết cả nhận xét, phân tách với theo dõi. Mọi việc đã đi vào một ngõ cụt!". Nhưng xem chừng "sếp" tôi vẫn chưa chịu bỏ cuộc. Anh bảo với ông Lân:
- Để tôi lại gần coi kỹ một chút, nghe ông!
Người đàn ông đang đưa mắt châm biếm ngó tụi tôi, khi nghe Trí nói, ông chợt nhíu cặp chân mày một cái rất nhanh, rồi lấy lại vẻ tươi cười còn nhanh hơn nữa:
- Cứ việc! Chú cứ việc lại coi cho kỹ đi! Đừng ngại gì hết! Có điều muốn nói là tôi cũng đã lục lọi kỹ lắm rồi đó!
Trí tiến sát lên bục thợ mộc. Đế giày anh xiết lên những mảnh kim khí rất nhỏ nghe lạo xạo. Nhìn xuống đất, đôi mắt anh thấy rõ những miếng sắt hay thiếc gì đó vụn nhỏ như hạt trấu vương vãi bừa ra đó. Ông Đặng Lân cũng chợt thấy, nên vội nói:
- À! Tôi cũng quên chưa nói cho các em biết là chỗ đó có nhiều mảnh sắt vụn lắm, coi chừng giẫm phải đứt da chân ạ!
Trí làm như không để ý gì. Anh chỉ xáp lại bên chiếc đồng hồ hình con quái điểu. Rồi anh đưa tay lục lọi đủ mọi đồ vật ngổn ngang quanh đó. Ông Đặng Lân lộ vẻ sốt ruột ra mặt:
- Thôi, liệu lẹ tay lên chút đi, chú em! Đó, có thấy gì lạ đâu, heng!
Giọng ông nói cố làm ra vẻ thản nhiên nhưng nghe vẫn cáu kỉnh thấy rõ, nhất là khi thấy Trí rờ mó xem xét từng món đồ như một chú chó săn tinh khôn đánh hơi tìm con mồi trong bụi rậm.
Người đàn ông quay lại nhìn tôi, ánh mắt mỉa mai châm biếm:
- Này! Bồ của chú luôn luôn có cái tật rắc rối như vậy đó hả ?
Ông Đặng Lân này quả có óc nhận xét khá tinh vi. Thái độ và cử chỉ của Trí coi bộ kỳ cục thiệt tình. Nhưng đối với ai kia, chứ tôi thì tôi biết. Tôi biết là mọi chi tiết nhỏ nhặt đã được anh ghi nhớ như in vào bộ óc thông minh để rồi một vài tuần, có khi cả một vài tháng sau, anh vẫn có thể mô tả lại từng cái không sai một nét.
Trí đứng ngay người lên. Anh lễ phép nói với ông Lân:
- Cám ơn sự tiếp tay của ông rất nhiều!
Không nói một tiếng, người đàn ông bảo tụi tôi đi ra, khép cánh cửa khóa lại. Đoạn, ông ta cất tiếng vui vẻ:
- Ồ! Có gì mà cám ơn, chú nhỏ! Giúp được các em một tay là tôi thích lắm rồi!
Rồi ông quay lại ngó bé Thơ; lúc này da mặt cô bé tái nhợt, ánh mắt đầy tuyệt vọng:
- Bác rất ái ngại cho hoàn cảnh của ba cháu! Thôi được rồi! Để bác sẽ cố gắng thu xếp việc này cho! Sáu Goòng thuê nhà của bác! Bác sẽ khuyên bảo ông ta rút đơn khiếu nại ba cháu ra! Cứ yên tâm. Đừng lo ngại gì hết, cháu ạ!
Ông Đặng Lân thiệt là một người nhân đức!
Tiếng bé Thơ:
- Cháu cám ơn ông nhiều lắm!
- Có gì đâu, cháu Thơ!
Ba đứa tôi theo chân ông Đặng Lân đi hết con hẻm ra tới đầu đường Gò Gốm. Một chiếc xe hơi sơn màu đỏ chót, lộng lẫy, đậu sát lề, gần đầu đường. Người đàn ông tiến lại, mở cửa xe. Trước khi bước lên, ông ngoái đầu lại ngó chúng tôi, giọng nói đầy vẻ ngọt dịu như người cha nói với các con:
- À, này các cháu! Việc các cháu làm là một việc nguy hiểm lắm đó nghe. Đừng có dại dột thế nữa nhé! Cũng may hôm nay lại gặp được bác, chớ ai khác bắt gặp là thế nào các cháu cũng bị lôi thôi liền đó! Liệu về mà lo học hành đi! Và nếu có tin tức gì mới lạ về các vụ tiền giả này thì tới cho bác hay liền, nghe! Bác sẽ tìm cách giúp các cháu nhiều nữa!
Ông Đặng Lân tử tế này quả thật là một đồng minh quý báu của bọn tôi.
Ông lên xe đi rồi, chúng tôi buồn nản quay về chỗ để xe đạp. Trong ba đứa, bé Thơ trông có vẻ khổ sở buồn rầu nhất. Đôi môi bé run lên, giọng nói nghe có mùi nước mắt:
- Tôi cứ tin chắc là khi đến nhà Sáu Goòng là thế nào cũng lần ra được một vài dấu vết gì đó có thể gỡ oan cho ba tôi đấy... Bây giờ thì...
Trí vội vã an ủi:
- Đừng nản chí như vậy, bé Thơ! Chúng tôi còn nhiều vấn đề rất đặc biệt về vụ này! Lão Sáu Goòng cũng mới chỉ là một vấn đề nhỏ trong cuộc điều tra khám phá mà thôi...
Bé Thơ nở nụ cười gượng:
- Ừ, thôi được! Nhưng các anh cố làm lẹ lên nghe! À, này! Ba tôi đã được ông Biện lý báo cho biết là tuần lễ sau Tòa sẽ đem vụ này ra xử đó!
Dứt lời, cô bé nhảy vút lên xe đạp vút đi, đưa nhanh tay áo lên mắt. Tôi biết cô bé đã lại khóc và có ý giấu không để hai đứa tôi hay rằng trong lòng bé đang như lửa đốt vì lo lắng cho thân phận của người cha ruột thịt thân yêu.
Hai chiếc xe đạp của Trí và tôi lăn bánh song song bên cạnh nhau. Tôi liếc nhanh mắt nhìn anh. Rõ ràng là "sếp" tôi đang mải mê suy nghĩ. Và trong những lúc như thế, tôi biết là anh rất ghét bị quấy rộn, nên cứ để mặc anh tự do. Về đến trước cửa nhà Trí, hai chiếc xe đạp dừng bánh, tôi hỏi "sếp":
- Sao ? Rồi chúng mình sẽ làm cái gì đây ?
"Sếp" tôi nhè nhẹ thở ra:
- Thú thực với Chiêm mình cũng đang suy nghĩ mà chưa biết làm sao đây!... Quả tình lúc nãy mình đã phải làm mặt tỉnh để cho bé Thơ yên lòng đấy! Mình đã hy vọng là mò đến nhà Sáu Goòng thế nào cũng vớ được một vài bằng chứng gì có ích kia đấy! Không ngờ, hừ!... Thôi để mình về tiếp tục thí nghiệm mấy cái hình chụp bằng ánh sáng đỏ xem sao đã. Hẹn gặp lại, nghe, Chiêm!
Thế rồi thôi! Trí cũng chẳng hẹn ngày mai hay bữa nào sẽ cùng làm việc nữa!
Tôi thẫn thờ đạp xe về, định tới chiều ăn cơm xong sẽ tới nhà Trí xem có gì lạ không. Giờ đây phải lo chạy một vòng đi đưa báo đã. Trong lòng chẳng thấy hứng thú một chút nào! Thêm một cái bực mình nữa! Lốp xe đằng sau chẳng hiểu sao lại xẹp lép. Thế là tốn mất bao nhiêu thì giờ mới chạy xong tua đưa báo. Khi ở Thủ Đức về thì cả nhà đã ăn xong cơm chiều. Tôi thui thủi ngồi ăn một mình dưới nhà bếp, đoạn đi lên nhà trên trình cho ba má biết là tôi đi chơi loanh quanh một lát. Mẹ tôi cho biết:
- Chiêm à! Má quên nói cho con là thằng "Chính" có gọi điện thoại cho con hồi 5 giờ chiều đó! Má bảo con mắc đi đưa báo thì nó dặn khi nào về tới phải gọi nó ngay đó!
Gọi ngay! Tôi ngó nhanh lên mặt đồng hồ đeo tay: Tám giờ tối. Vội vàng chạy ù sang nhà bác Cả, tới máy điện thoại, tôi quay con số quen thuộc thân mến. Tức khắc tiếng nói của CT1 đã ong óng ở đầu dây.
- Đến "Tổng Hành Dinh" ngay, CT3! "Phi thuyền CT2 đã bay vào quỹ đạo"!
Đúng rồi! "Sếp" tôi chắc đã tìm ra được một cái gì đó! Nếu không, anh đã chẳng dùng câu ám ngữ để thông tin cho tôi! Không kịp lấy xe đạp, tôi ba chân bốn cẳng chạy như bay về phía nhà Trí.
_________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG XI