CHƯƠNG VIII
Bất giác Trí và tôi thụt lại một bước. Cô bé Thơ trụ thân mình sắp sửa
chồm vào đánh hai đứa. Đúng lúc đó một tiếng gọi thất thanh vang lên phía
sau lưng:
- Bé Thơ! Thơ!
Đúng là tiếng chị An tôi gọi.
- Ô! Xin chào chị An! – Cô bé Thơ đột ngột cất tiếng chào, rồi hai tay xoắn vào nhau, cúi mặt nhìn xuống mũi giầy bê bết đất.
Tôi thảng thốt kêu lên:
- Ủa! Quen nhau hả ?
Tiếng chị An:
- Chứ còn gì nữa! Chị biết bé Thơ tại trại hè năm ngoái ở Vũng Tàu kia mà! Thơ là đội viên trong tiểu đội của chị đó! Còn nhớ không, Thơ ? Một năm qua rồi, chưa được gặp lại. Bây giờ mới được thấy mặt thì lại đang... đánh lộn tưng bừng! Có chuyện gì đó, các em ?
Chết, nguy quá! Thế nào cô bé nghê gớm này cũng sà vào ôm lấy chị tôi kể lể chuyện lôi thôi xảy ra hôm qua tại Thủ Đức thì tụi tôi nguy mất. Lộ bí mật hết trơn còn gì!... Nhưng tôi đã lo hão! Và tôi chưa hiểu bé Thơ nhiều! Không ngờ bé lại là loại con gái đủ can đảm chịu đựng những cái rắc rối riêng tư, không hề mách lẻo cho bất cứ ai biết để cầu cứu.
Cô gái nhỏ ngó chị An tươi cười, nói lảng:
- Có gì đâu chị An! Em đang chiếu ống nhòm đi tìm bắt hai con chim đẹp của em bay lạc vào đây mà không thấy... Có vậy thôi chị An à!
Tôi giật mình vì câu nói xéo của bé Thơ nhưng vẫn điềm tĩnh... trả đũa:
- Cô bé lang bang đi vào bờ cỏ vườn nhà mình, chị An à, trên tay khệ nệ cái ống nhòm làm em nghi cô ta rình rập cái gì trong nhà mình, nên em và Trí đã bắt giữ lại đó!
- Thôi được, chị hiểu rồi! Thôi bắt tay giảng hòa đi. Vào tất cả trong bếp này! Chị pha cho mỗi em một ly nước ngọt uống. Hà, vui quá! Nhưng tiếc là chị không ở lại lâu được với các em đâu! Ối chà! Đang tập kịch thì chợt thấy quên mất mấy trang phụ bản nên chị phải cấp tốc về lấy. Uống nước đi, ba em! Và hứa với chị là không lộn xộn nữa, nghe!
Rồi bẹo má bé Thơ một cái, quay lại mỉm cười với Trí và tôi, chị nhẹ nhàng bước ra.
Bé Thơ uống cạn ly nước nho, đặt ly và đẩy nhẹ vào giữa bàn:
- Rồi! Giờ đây tôi bảo thẳng cho hai anh biết: Ba tôi chưa hề thấy mặt hai cái khuôn đúc tiền quái quỷ đó bao giờ. Mà không hiểu hai anh moi ở đâu ra vậy không biết ?
Tôi nói ngay:
- Hừ! Có thể là bác nhà chưa từng thấy mấy cái đó thật! Nhưng phải có ai đặt để vào ngăn kéo từ trước thì tụi tôi mới lôi ra được chứ! Không lẽ hai thanh sắt ở đâu rồi tự động "bò" vào nằm sẵn đó ?
Giọng nói bé Thơ chua như dấm:
- Phải! Anh lý luận hay lắm!
Trí quay lại:
- Đừng nói vậy bé Thơ! Chiêm nó nói đúng đó! Vì, nếu không phải ba bé để hai cái khuôn vào đó thì ai, ai để ?
Bé Thơ lại nổi giận vì câu hỏi khó trả lời:
- Anh muốn làm khó tôi ? Thì đây, tôi cho anh biết này! Ba tôi làm cái nghề buôn bán tem cổ, tiền cổ này đã từ 20 năm nay rồi chứ không ít đâu, nghe! Và không bao giờ ông chịu làm điều gì gian dối cả! Còn các anh! Các anh hãy còn mới xíu xiu tuổi đầu mà về vấn đề tiền bạc này sao đã có vẻ thành thạo ghê, há!
Tôi nhịn không nổi nữa:
- Á, à! Vậy ra cô nghi ngờ chúng tôi đấy! Và cố mò đến tận nhà tôi để rình mò do thám đấy, hừ!
- Tôi chỉ muốn tìm hiểu những gì còn mờ ám trong vụ này, và lý do tại sao các anh sốt sắng, hăm hở về việc khám xét bắt bớ ba tôi dữ vậy ? Các anh là... gì mới được chứ ? Các anh làm công việc gì, hay các anh là... thám tử ?
"Sếp" tôi hắng giọng:
- Cô bé Thơ nói đúng! Chúng tôi là thám tử tư!
Con nhỏ nheo nheo cái mũi, ánh mắt nghi ngờ:
- Thôi đi! Xạo!
Trí liền chạy xuống nhà kho lôi cái đồ nghề truyền âm cùng cái máy phát âm, cái micro tí xíu cho bé Thơ coi, đồng thời anh kể một lô những dụng cụ khoa học như kính hiển vi... cho cô bé nghe. Lúc này nét mặt con nhỏ đổi khác hẳn, vui vẻ rạng rỡ:
- Vậy ra các anh là thám tử tư thiệt hả ? Nhưng vì sao các anh lại mò đến tận nhà tôi lận ?
CT1 liền kể lại nội vụ từ đầu cho tới lúc phát giác được hai cái khuôn đúc tiền giả trong cửa tiệm của ông Danh Điềm, ba cô, cho cô nghe.
Bé Thơ lẩm bẩm:
- Những khuôn đúc tiền giả! Hừ! Chắc các anh chưa hiểu được nỗi khổ của cha con tôi khi thấy các anh moi ra từ trong hộc quầy hai cái khuôn ác hại ấy!
Trí nói ngay:
- Chúng tôi cũng rất ân hận, cô Thơ à! Nhưng chúng tôi chỉ làm việc theo bổn phận.
Bé Thơ bất giác đưa tay lên chùi mắt. Giọng nó nghẹn ngào:
- Tôi vẫn biết khóc là hèn, là xấu lắm, nhưng thật tình tôi lo cho ba tôi quá, trời ơi!
Thế rồi bé Thơ kể lể cho hai đứa tôi nghe chuyện gia đình của bé! Má bé đã mất đi được ba năm rồi. Và từ ngày đó, ông Danh Điềm đâm ra mắc bệnh đau tim khá nặng. Bác sĩ đã căn dặn phải hết sức tránh cho ba bé mọi sự xúc động, mọi lo lắng ưu tư. Nếu không, hậu quả sẽ có thể vô cùng tai hại. Rồi cô bé kết luận:
- Như các anh thấy đó, chuyện rắc rối từ đâu đem tới này rồi sẽ hành cơn bệnh ông ra sao ? Còn ai dám tới mua đồ nhà tôi nữa ? Cha con tôi sẽ nghèo khổ, sạt nghiệp! Trời ơi! Không biết kẻ nào đã manh tâm gian ác đem liệng hai cái thanh sắt ác hại đó vào ngăn kéo nhà tôi ? Không thể đoán biết kẻ đó là ai, tôi muốn phát điên lên được đó!
Trí sốt sắng:
- Muốn thế, chỉ còn cách là giao phó việc khám phá cho những nhà chuyên môn thì có thể hy vọng!
Tôi phụ họa theo:
- Những nhà chuyên môn theo dõi kẻ gian, thân thập mọi dấu vết khả nghi... để truy ra thủ phạm.
Bé Thơ đột ngột reo lên:
- Nếu vậy thì tôi có thể nhờ các anh, vì các anh là thám tử mà! – Cô bé bỗng đỏ ửng mặt – Miễn là... miễn là các anh đừng đòi một giá tiền quá cao...
Trí khoát tay:
- Thôi! Khoan nói đến chuyện tiền nong trả công cho thám tử vội! Chúng tôi chỉ cần ba bé Thơ chia cho anh em tôi một số lợi tức một khi công việc buôn bán của bác lại hoạt động điều hòa, lời lãi thu vào kha khá như trước. Vậy thôi!
Đôi mắt cô bé loáng lên một ánh vui mừng:
- Nếu vậy thì hay quá! Vậy thì chắc chắn ba tôi sẽ trút được gánh nặng lo âu nếu hay được tin này...
Trí vội vã ngắt lời bé Thơ:
- Ấy, ấy! Không được đâu! Chớ nói hở cho bác biết một tí gì về vụ này, vì hai đứa tôi hoạt động rất bí mật. Ngoài bé Thơ ra, nếu có người nào nữa hay được, thì cuộc điều tra sẽ hư hết đó!
- Thôi được! Tôi hiểu rồi! Ý anh muốn là tôi phải hết sức giữ bí mật về hoạt động của các anh, ngay cả với ba tôi, tôi cũng không được thố lộ, phải không ? Nhưng liệu việc điều tra kéo dài chừng bao lâu ?
- Cái đó còn tùy nhiều trường hợp chứ! Chưa thể nói chắc được! Có nhiều điểm cần phải điều tra tìm hiểu ngay. Ví dụ như sự việc tên Sáu Goòng đem bán đồng tiền cổ mà chịu lỗ năm trăm đồng bạc chẳng hạn!
Tôi hí hửng đưa ra một nhận xét để bé Thơ phải phục sát đất:
- Có gì mà phải điều tra tìm hiểu cái điểm đó ? Sáu Goòng túng tiền thì chịu bán lỗ. Có vậy thôi! Mà chính ông ta cũng đã nói ra miệng như vậy mà!
Trí mỉm một nụ cười:
- Ờ há! Thế rồi sau khi bán lỗ cho thằng Bình, tám ngày sau, Sáu Goòng lại còn có tiền trả lại hai ngàn đồng cho thằng nhỏ. Và như chúng ta đã thấy, khi lấy tiền trả lại cho Bình, Sáu Goòng đã móc ra một bó bạc bự toàn giấy 500 xanh. Như vậy mà Chiêm dám bảo là lão Sáu... kẹt tiền đó, hả ?
Quả tình tôi đã quên bẵng mất chi tiết đó. Đúng! Tay Sáu Goòng thật ra không nghèo và không bị kẹt tiền một ly nào hết.
Trí tiếp tục:
- Chưa hết! Còn một điểm này nữa! Khi chúng mình đem đồng tiền cổ đến trả và cho y biết rằng đó chỉ là một đồng tiền giả, rõ ràng là y không hề để ý xem xét coi đồng tiền đó có giả thiệt không, hay là chúng mình nói láo. Thử gặp bác Danh Điềm coi, bác sẽ săm soi bằng kính hiển vi thật cẩn thận rồi mới quyết đoán lời chúng ta nói là đúng hay sai. Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng: Khi thấy tụi mình đem đồng tiền cổ đến nhà trả lại lão, lão đã biết trước là đồng tiền ấy... giả!
Tiếng bé Thơ:
- Nhưng còn hai cái khuôn đúc kia, mà các anh lôi từ ngăn kéo nhà tôi ra đó! Giải thích ra sao ? Đó là điều làm cho ba tôi đau buồn nhất đấy!
- Tôi đã thảo luận kỹ với "vị phụ tá" của tôi đây và chúng tôi đều đồng ý ở một điểm là: Hai cái khuôn đúc đó đã được ai để sẵn vào đấy với dụng ý khiến cho mọi người chĩa mũi nhọn nghi ngờ vào ba cô.
Mặt bé Thơ cau lại:
- Nhưng ba tôi có bị người nào thù ghét bao giờ ? Vậy mà ai lại nỡ làm cái việc hại người ghê gớm đó ?
- Hừ, ai ? Thì tất cả vấn đề là ở đó! Là ở cái chữ "ai" đó! Tìm được câu trả lời thỏa đáng cho chữ "ai" đó là bài toán khó coi như đã tìm thấy đáp số!
Đột nhiên Trí đứng lên, tiến ra cửa:
- Thôi, xin lỗi tất cả nghe, tôi phải trở về làm nốt mấy cái hình chụp bằng ánh sáng đỏ đây. CT3! Ngày mai 10 giờ đến gặp tôi tại "tổng hành dinh" nghe!
Bé Thơ gọi to:
- Ấy, chút xíu đã anh Trí! Này, công việc diễn tiến tới đâu, làm sao tôi biết được, anh ?
Trí quay mặt lại. Lời đáp của anh có một giọng rất nhà nghề:
- "Thân chủ" của chúng tôi ai ai cũng nhận được báo cáo hàng ngày. Cô có thể yên trí là sẽ nhận được tin tức đều đều mỗi ngày về hoạt động của hãng chúng tôi.
Bé Thơ hăm hở:
- Tôi có thể phụ với các anh một tay trong cuộc điều tra này ? Tôi đã đọc nhiều truyện trinh thám cho nên tin rằng sẽ giúp sức được.
Trí nhẹ nhún vai và... tôi cũng bắt chước anh. Giọng nói của "sếp" lại đầy vẻ trịnh trọng:
- Cô cứ để vụ này cho chúng tôi lo!
Tôi vội vã thêm:
- Vì nó có thể nguy hiểm cho những ai không chuyên môn!
Bé Thơ xịu mặt:
- Thôi được! Nhưng nếu có cái gì cần đến, các anh cứ cho biết ngay, tôi sẽ sẵn sàng tiếp tay với các anh.
Dứt lời, cô bé lủi thủi ra về. Trí cũng nhẩy lên xe đạp. Trước khi đạp vút đi, anh dặn tôi:
- Ngày mai, 10 giờ nghe Chiêm! Đến đúng giờ đấy! Chúng mình sẽ đi Thủ Đức, tới nhà Sáu Goòng . Hà! Cái cửa tiệm lạc soong của ông ta đã làm tôi "khoái" rồi đó! Đi ngủ sớm đi, nghe! E có dịp cần đến sức mạnh nhiều đấy!
Nghe dứt lời Trí nói, bất giác tôi cảm thấy hai cánh tay sởn da gà và tóc trên đầu như dựng đứng cả lên. Lý do: trong trí nhớ vừa hiện lên ánh mắt dữ dội của Sáu Goòng lúc ở Biện lý cuộc đi ra.
- Bé Thơ! Thơ!
Đúng là tiếng chị An tôi gọi.
- Ô! Xin chào chị An! – Cô bé Thơ đột ngột cất tiếng chào, rồi hai tay xoắn vào nhau, cúi mặt nhìn xuống mũi giầy bê bết đất.
Tôi thảng thốt kêu lên:
- Ủa! Quen nhau hả ?
Tiếng chị An:
- Chứ còn gì nữa! Chị biết bé Thơ tại trại hè năm ngoái ở Vũng Tàu kia mà! Thơ là đội viên trong tiểu đội của chị đó! Còn nhớ không, Thơ ? Một năm qua rồi, chưa được gặp lại. Bây giờ mới được thấy mặt thì lại đang... đánh lộn tưng bừng! Có chuyện gì đó, các em ?
Chết, nguy quá! Thế nào cô bé nghê gớm này cũng sà vào ôm lấy chị tôi kể lể chuyện lôi thôi xảy ra hôm qua tại Thủ Đức thì tụi tôi nguy mất. Lộ bí mật hết trơn còn gì!... Nhưng tôi đã lo hão! Và tôi chưa hiểu bé Thơ nhiều! Không ngờ bé lại là loại con gái đủ can đảm chịu đựng những cái rắc rối riêng tư, không hề mách lẻo cho bất cứ ai biết để cầu cứu.
Cô gái nhỏ ngó chị An tươi cười, nói lảng:
- Có gì đâu chị An! Em đang chiếu ống nhòm đi tìm bắt hai con chim đẹp của em bay lạc vào đây mà không thấy... Có vậy thôi chị An à!
Tôi giật mình vì câu nói xéo của bé Thơ nhưng vẫn điềm tĩnh... trả đũa:
- Cô bé lang bang đi vào bờ cỏ vườn nhà mình, chị An à, trên tay khệ nệ cái ống nhòm làm em nghi cô ta rình rập cái gì trong nhà mình, nên em và Trí đã bắt giữ lại đó!
- Thôi được, chị hiểu rồi! Thôi bắt tay giảng hòa đi. Vào tất cả trong bếp này! Chị pha cho mỗi em một ly nước ngọt uống. Hà, vui quá! Nhưng tiếc là chị không ở lại lâu được với các em đâu! Ối chà! Đang tập kịch thì chợt thấy quên mất mấy trang phụ bản nên chị phải cấp tốc về lấy. Uống nước đi, ba em! Và hứa với chị là không lộn xộn nữa, nghe!
Rồi bẹo má bé Thơ một cái, quay lại mỉm cười với Trí và tôi, chị nhẹ nhàng bước ra.
Bé Thơ uống cạn ly nước nho, đặt ly và đẩy nhẹ vào giữa bàn:
- Rồi! Giờ đây tôi bảo thẳng cho hai anh biết: Ba tôi chưa hề thấy mặt hai cái khuôn đúc tiền quái quỷ đó bao giờ. Mà không hiểu hai anh moi ở đâu ra vậy không biết ?
Tôi nói ngay:
- Hừ! Có thể là bác nhà chưa từng thấy mấy cái đó thật! Nhưng phải có ai đặt để vào ngăn kéo từ trước thì tụi tôi mới lôi ra được chứ! Không lẽ hai thanh sắt ở đâu rồi tự động "bò" vào nằm sẵn đó ?
Giọng nói bé Thơ chua như dấm:
- Phải! Anh lý luận hay lắm!
Trí quay lại:
- Đừng nói vậy bé Thơ! Chiêm nó nói đúng đó! Vì, nếu không phải ba bé để hai cái khuôn vào đó thì ai, ai để ?
Bé Thơ lại nổi giận vì câu hỏi khó trả lời:
- Anh muốn làm khó tôi ? Thì đây, tôi cho anh biết này! Ba tôi làm cái nghề buôn bán tem cổ, tiền cổ này đã từ 20 năm nay rồi chứ không ít đâu, nghe! Và không bao giờ ông chịu làm điều gì gian dối cả! Còn các anh! Các anh hãy còn mới xíu xiu tuổi đầu mà về vấn đề tiền bạc này sao đã có vẻ thành thạo ghê, há!
Tôi nhịn không nổi nữa:
- Á, à! Vậy ra cô nghi ngờ chúng tôi đấy! Và cố mò đến tận nhà tôi để rình mò do thám đấy, hừ!
- Tôi chỉ muốn tìm hiểu những gì còn mờ ám trong vụ này, và lý do tại sao các anh sốt sắng, hăm hở về việc khám xét bắt bớ ba tôi dữ vậy ? Các anh là... gì mới được chứ ? Các anh làm công việc gì, hay các anh là... thám tử ?
"Sếp" tôi hắng giọng:
- Cô bé Thơ nói đúng! Chúng tôi là thám tử tư!
Con nhỏ nheo nheo cái mũi, ánh mắt nghi ngờ:
- Thôi đi! Xạo!
Trí liền chạy xuống nhà kho lôi cái đồ nghề truyền âm cùng cái máy phát âm, cái micro tí xíu cho bé Thơ coi, đồng thời anh kể một lô những dụng cụ khoa học như kính hiển vi... cho cô bé nghe. Lúc này nét mặt con nhỏ đổi khác hẳn, vui vẻ rạng rỡ:
- Vậy ra các anh là thám tử tư thiệt hả ? Nhưng vì sao các anh lại mò đến tận nhà tôi lận ?
CT1 liền kể lại nội vụ từ đầu cho tới lúc phát giác được hai cái khuôn đúc tiền giả trong cửa tiệm của ông Danh Điềm, ba cô, cho cô nghe.
Bé Thơ lẩm bẩm:
- Những khuôn đúc tiền giả! Hừ! Chắc các anh chưa hiểu được nỗi khổ của cha con tôi khi thấy các anh moi ra từ trong hộc quầy hai cái khuôn ác hại ấy!
Trí nói ngay:
- Chúng tôi cũng rất ân hận, cô Thơ à! Nhưng chúng tôi chỉ làm việc theo bổn phận.
Bé Thơ bất giác đưa tay lên chùi mắt. Giọng nó nghẹn ngào:
- Tôi vẫn biết khóc là hèn, là xấu lắm, nhưng thật tình tôi lo cho ba tôi quá, trời ơi!
Thế rồi bé Thơ kể lể cho hai đứa tôi nghe chuyện gia đình của bé! Má bé đã mất đi được ba năm rồi. Và từ ngày đó, ông Danh Điềm đâm ra mắc bệnh đau tim khá nặng. Bác sĩ đã căn dặn phải hết sức tránh cho ba bé mọi sự xúc động, mọi lo lắng ưu tư. Nếu không, hậu quả sẽ có thể vô cùng tai hại. Rồi cô bé kết luận:
- Như các anh thấy đó, chuyện rắc rối từ đâu đem tới này rồi sẽ hành cơn bệnh ông ra sao ? Còn ai dám tới mua đồ nhà tôi nữa ? Cha con tôi sẽ nghèo khổ, sạt nghiệp! Trời ơi! Không biết kẻ nào đã manh tâm gian ác đem liệng hai cái thanh sắt ác hại đó vào ngăn kéo nhà tôi ? Không thể đoán biết kẻ đó là ai, tôi muốn phát điên lên được đó!
Trí sốt sắng:
- Muốn thế, chỉ còn cách là giao phó việc khám phá cho những nhà chuyên môn thì có thể hy vọng!
Tôi phụ họa theo:
- Những nhà chuyên môn theo dõi kẻ gian, thân thập mọi dấu vết khả nghi... để truy ra thủ phạm.
Bé Thơ đột ngột reo lên:
- Nếu vậy thì tôi có thể nhờ các anh, vì các anh là thám tử mà! – Cô bé bỗng đỏ ửng mặt – Miễn là... miễn là các anh đừng đòi một giá tiền quá cao...
Trí khoát tay:
- Thôi! Khoan nói đến chuyện tiền nong trả công cho thám tử vội! Chúng tôi chỉ cần ba bé Thơ chia cho anh em tôi một số lợi tức một khi công việc buôn bán của bác lại hoạt động điều hòa, lời lãi thu vào kha khá như trước. Vậy thôi!
Đôi mắt cô bé loáng lên một ánh vui mừng:
- Nếu vậy thì hay quá! Vậy thì chắc chắn ba tôi sẽ trút được gánh nặng lo âu nếu hay được tin này...
Trí vội vã ngắt lời bé Thơ:
- Ấy, ấy! Không được đâu! Chớ nói hở cho bác biết một tí gì về vụ này, vì hai đứa tôi hoạt động rất bí mật. Ngoài bé Thơ ra, nếu có người nào nữa hay được, thì cuộc điều tra sẽ hư hết đó!
- Thôi được! Tôi hiểu rồi! Ý anh muốn là tôi phải hết sức giữ bí mật về hoạt động của các anh, ngay cả với ba tôi, tôi cũng không được thố lộ, phải không ? Nhưng liệu việc điều tra kéo dài chừng bao lâu ?
- Cái đó còn tùy nhiều trường hợp chứ! Chưa thể nói chắc được! Có nhiều điểm cần phải điều tra tìm hiểu ngay. Ví dụ như sự việc tên Sáu Goòng đem bán đồng tiền cổ mà chịu lỗ năm trăm đồng bạc chẳng hạn!
Tôi hí hửng đưa ra một nhận xét để bé Thơ phải phục sát đất:
- Có gì mà phải điều tra tìm hiểu cái điểm đó ? Sáu Goòng túng tiền thì chịu bán lỗ. Có vậy thôi! Mà chính ông ta cũng đã nói ra miệng như vậy mà!
Trí mỉm một nụ cười:
- Ờ há! Thế rồi sau khi bán lỗ cho thằng Bình, tám ngày sau, Sáu Goòng lại còn có tiền trả lại hai ngàn đồng cho thằng nhỏ. Và như chúng ta đã thấy, khi lấy tiền trả lại cho Bình, Sáu Goòng đã móc ra một bó bạc bự toàn giấy 500 xanh. Như vậy mà Chiêm dám bảo là lão Sáu... kẹt tiền đó, hả ?
Quả tình tôi đã quên bẵng mất chi tiết đó. Đúng! Tay Sáu Goòng thật ra không nghèo và không bị kẹt tiền một ly nào hết.
Trí tiếp tục:
- Chưa hết! Còn một điểm này nữa! Khi chúng mình đem đồng tiền cổ đến trả và cho y biết rằng đó chỉ là một đồng tiền giả, rõ ràng là y không hề để ý xem xét coi đồng tiền đó có giả thiệt không, hay là chúng mình nói láo. Thử gặp bác Danh Điềm coi, bác sẽ săm soi bằng kính hiển vi thật cẩn thận rồi mới quyết đoán lời chúng ta nói là đúng hay sai. Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng: Khi thấy tụi mình đem đồng tiền cổ đến nhà trả lại lão, lão đã biết trước là đồng tiền ấy... giả!
Tiếng bé Thơ:
- Nhưng còn hai cái khuôn đúc kia, mà các anh lôi từ ngăn kéo nhà tôi ra đó! Giải thích ra sao ? Đó là điều làm cho ba tôi đau buồn nhất đấy!
- Tôi đã thảo luận kỹ với "vị phụ tá" của tôi đây và chúng tôi đều đồng ý ở một điểm là: Hai cái khuôn đúc đó đã được ai để sẵn vào đấy với dụng ý khiến cho mọi người chĩa mũi nhọn nghi ngờ vào ba cô.
Mặt bé Thơ cau lại:
- Nhưng ba tôi có bị người nào thù ghét bao giờ ? Vậy mà ai lại nỡ làm cái việc hại người ghê gớm đó ?
- Hừ, ai ? Thì tất cả vấn đề là ở đó! Là ở cái chữ "ai" đó! Tìm được câu trả lời thỏa đáng cho chữ "ai" đó là bài toán khó coi như đã tìm thấy đáp số!
Đột nhiên Trí đứng lên, tiến ra cửa:
- Thôi, xin lỗi tất cả nghe, tôi phải trở về làm nốt mấy cái hình chụp bằng ánh sáng đỏ đây. CT3! Ngày mai 10 giờ đến gặp tôi tại "tổng hành dinh" nghe!
Bé Thơ gọi to:
- Ấy, chút xíu đã anh Trí! Này, công việc diễn tiến tới đâu, làm sao tôi biết được, anh ?
Trí quay mặt lại. Lời đáp của anh có một giọng rất nhà nghề:
- "Thân chủ" của chúng tôi ai ai cũng nhận được báo cáo hàng ngày. Cô có thể yên trí là sẽ nhận được tin tức đều đều mỗi ngày về hoạt động của hãng chúng tôi.
Bé Thơ hăm hở:
- Tôi có thể phụ với các anh một tay trong cuộc điều tra này ? Tôi đã đọc nhiều truyện trinh thám cho nên tin rằng sẽ giúp sức được.
Trí nhẹ nhún vai và... tôi cũng bắt chước anh. Giọng nói của "sếp" lại đầy vẻ trịnh trọng:
- Cô cứ để vụ này cho chúng tôi lo!
Tôi vội vã thêm:
- Vì nó có thể nguy hiểm cho những ai không chuyên môn!
Bé Thơ xịu mặt:
- Thôi được! Nhưng nếu có cái gì cần đến, các anh cứ cho biết ngay, tôi sẽ sẵn sàng tiếp tay với các anh.
Dứt lời, cô bé lủi thủi ra về. Trí cũng nhẩy lên xe đạp. Trước khi đạp vút đi, anh dặn tôi:
- Ngày mai, 10 giờ nghe Chiêm! Đến đúng giờ đấy! Chúng mình sẽ đi Thủ Đức, tới nhà Sáu Goòng . Hà! Cái cửa tiệm lạc soong của ông ta đã làm tôi "khoái" rồi đó! Đi ngủ sớm đi, nghe! E có dịp cần đến sức mạnh nhiều đấy!
Nghe dứt lời Trí nói, bất giác tôi cảm thấy hai cánh tay sởn da gà và tóc trên đầu như dựng đứng cả lên. Lý do: trong trí nhớ vừa hiện lên ánh mắt dữ dội của Sáu Goòng lúc ở Biện lý cuộc đi ra.
___________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG IX