6
Bà Tám quờ quạng mò quanh giường, bà muốn tìm bình nước, nhưng tay bà
vói không tới chiếc ghế con; Xù đã quên mang ghế đến cạnh đầu giường bà.
Từ sau cơn bệnh ngặt nghèo, bà Tám bỗng dưng mù hẳn đôi mắt. Bà khổ sở với đời sống tật nguyền sẽ kéo lê không biết đến bao giờ. Xù thì vẫn ngoan ngoãn lo cho bà từng li từng tí. Tình thương duy nhất của thằng bé đôi khi làm bà bật khóc.
Bà Tám bước xuống giường, bỗng bà vấp phải thành giường té đánh bịch một tiếng. Vừa lúc đó thằng Xù từ sau ảng nước chạy lên, nó hốt hoảng chạy vội đến bên bà.
- Sao vậy nội?
Bà Tám cười gượng:
- Không sao con à, nội trợt đó mà.
- Mà nội tìm gì đó?
- Bình nước con để đâu rồi? Cho nội một hớp đi, khát quá.
Thằng Xù đỡ bà Tám lên, vừa nói:
- Nội để con lấy cho, muốn gì thì kêu con, nội đi, lỡ té trúng cái gì thì làm sao?
- Nhà mình đâu có gì mà sợ vấp con.
Thằng Xù nhăn mặt:
- Hoài, nội cứ nói vậy không hà. Lỡ ra, va trúng thành cửa cũng u đầu, xước trán chứ bộ.
Bà Tám im lặng ngồi trở lại giường uống nước. Xù chạy ra sau bưng vô một rổ nấm và cái mụt măng, giơ lên trước mặt bà Tám, khoe:
- Nội nè.
- Gì con?
- Nội thấy gì đây hông?
Bà Tám không thấy gì cả, vì mắt bà đã mù. Nhưng bà ngửi được mùi đất và nấm, và măng tre đưa lên. Bà trả lời:
- Nấm với măng hả con?
- Dạ, nội thấy tai nấm lớn không nè.
Bà Tám quờ tay tìm cái rổ, rồi lần mò mân mê những cọng nấm. Bà gật gù:
- Ừ, nội "thấy" rồi, nấm lớn quá. Nấm này người ta thích mua lắm. Nấu canh ếch ăn ngon lắm con ạ.
- Để con bán rồi chừa lại một mớ, con bắt ếch đem về nấu canh nội ăn nha.
Bà tám lắc đầu:
- Thôi con bán hết đi. Nội ăn rau muối gì cũng được. Ăn ngon tốn nấm, lại mắc công con đi bắt ếch nữa.
Xù nằn nì:
- Không mà, con đi bắt được mà, nội cứ lo hoài.
- Nhưng ở đây làm gì có ếch cho con bắt?
Xù chợt nhớ ra nơi nó ở là miền hoang vu của cụm rừng nhỏ. Nó im lặng. Một lát nó nói:
- Chắc con không đi lặt nấm nữa đâu nội.
- Sao vậy con?
- Dạ, tại lặt nấm lâu quá hà. Măng thì hái một hồi cũng hết. Mùa này không mưa, ít bữa nấm hết trổ mình làm sao? Con định làm bẫy đi bẫy kỳ nhông nội à.
- Con bẫy làm sao được?
Xù gật đầu cả quyết:
- Được nội à, con thấy cái bẫy người ta làm bán ngoài chợ rồi. Dễ làm lắm. Con có hỏi, định hễ họ nói rẻ rẻ thì mua, mà điều mắc quá.
- Bao nhiêu lận con?
- Tới hai chục lận nội, con có cầm coi thử, con nhớ cách làm rồi. Nội để con làm, đi bẫy kỳ nhông bán nhen nội?
Bà Tám thở dài chua xót:
- Con muốn làm gì thì làm. Nội bây giờ không làm gì được nữa, sống nhờ con. Tội nghiệp, số con không có phước có phần. Mới chừng ấy tuổi mà đã long đong đủ chuyện hết; nội muốn nuôi con cho nên người thì lại vướng bệnh tật, mù lòa.
Xù nhìn bà Tám: da bà đã nhăn nhiều sau cơn bạo bệnh. Má bà cóp lại và hai trũng mắt sâu hóm. Bà như một cành cây khô chỉ chờ hồi mục gãy. Xù thấy thương bà Tám hơn bao giờ hết. Những khi quá vất vả lo cho bà, nó lại hồi tưởng đến buổi chiều nó đói, mệt, nằm lả bên đường, nếu không nhờ bàn tay gầy guộc của bà săn sóc, thì nó đâu còn đến bây giờ. Bà là nguồn an ủi duy nhất của nó, mặc dù hiện tại bà đã mù lòa, tật nguyền. Xung quanh Xù không còn tình thương nào nữa cả: Cha mẹ không, anh em cũng chả có. Ngày nào bà Tám già và chết đi, trên trần gian này lại đơn độc mình nó mà thôi.
Thằng Xù vào rừng tìm tre, rồi với một đoạn dây thép, nó chăm chú ngồi làm chiếc bẫy kỳ nhông.
Hơn nữa ngày trời cặm cụi, Xù đưa chiếc bẫy lên mắt ngắm nghía. Nó lấy làm hài lòng sự sáng chế của mình. Nó liên tưởng đến những con kỳ nhông to lớn sẽ sụp bẫy. Xù mỉm cười đắc chí. Nó nói lớn cho bà Tám nghe:
- Con làm xong bẫy rồi nội ơi.
- Rồi hả con?
Bà Tám quờ quạng đi ra, Xù đến bên bà, nó cầm bàn tay trơ xương của bà để lên chiếc bẫy. Bà Tám rờ rẫm rồi nói:
- Con giỏi lắm. Con định chừng nào đi bẫy?
Xù suy nghĩ. Nó nhìn ra ngoài trời sắp chạng vạng tối. Nó đáp:
- Chắc chút nữa đó nội. Giờ này kỳ nhông ra nhiều lắm.
Bà Tám căn dặn:
- Con đi đâu gần gần đây, đừng đi xa nghe Xù.
Thằng Xù chỉ tay phía trái, làm như bà Tám thấy được cử chỉ của nó:
- Con bẫy phía kia nội kìa, gần đây mà.
Rồi nó nhìn nó, nhìn bà Tám: những manh quần áo sờn rách, xác xơ. Nó nói với bà Tám:
- Bán kỳ nhông mà khá, thế nào con cũng mua cho nội cái áo, cái quần mới hà.
Bà Tám gạt đi:
- Thôi con, đừng để ý đến chuyện đó nữa. Dư tiền thì mua đồ cho con chứ nội già rồi, mặc sao cũng được.
- Nhưng tới mùa lạnh nội chịu sao nổi? Con còn nhỏ mới đủ sức chịu chớ. Áo nội rách hết kia kìa.
Bà Tám giấu tiếng thở dài đầy cay đắng. Bà biết lắm chứ. Mùa đông sắp đến rồi. Mùa đông ở ven rừng lạnh hơn nơi khác nhiều lắm. Năm ngoái bà đã phải mua một lần hai cái áo bà ba vải tám để mặc chồng lên nhau chống cái lạnh từ trong rừng toát ra. Đó là lúc bà còn mạnh khỏe mà còn phải thế, huống hồ bây giờ.
Bà nghĩ thương thằng Xù vô cùng. Tuổi còn quá nhỏ đã chịu muôn ngàn thứ long đong. Ở tuổi nó, những đứa trẻ khác được đi học, đi chơi, được sự nuông chìu của cha mẹ. Ở tuổi nó, những đứa trẻ khác đã biết lo lắng gì đâu? Thế mà thằng Xù, có lẽ nó chưa bao giờ biết đến cái thú chơi đánh bi, đánh đáo của tuổi đồng trang lứa. Nó chỉ biết chăn bò, dắt bò đi ăn, đưa bò về chuồng để nhận những bữa cơm thừa canh cặn. Rồi bây giờ hết lặt nấm, bẻ măng, lại đến bẫy kỳ nhông. Khổ không để đâu cho hết.
Rồi mùa đông tới, nó làm sao có áo ấm để mặc đây? Số tiền bán kỳ nhông không biết có đủ nuôi miệng ăn hai bà cháu? Bà Tám suy quanh nghĩ quẩn, đến lúc bà nghe mằn mặn trên môi bà mới biết bà đã khóc. Khóc cho thân phận mình và thân phận của đứa trẻ bơ vơ.
Từ sau cơn bệnh ngặt nghèo, bà Tám bỗng dưng mù hẳn đôi mắt. Bà khổ sở với đời sống tật nguyền sẽ kéo lê không biết đến bao giờ. Xù thì vẫn ngoan ngoãn lo cho bà từng li từng tí. Tình thương duy nhất của thằng bé đôi khi làm bà bật khóc.
Bà Tám bước xuống giường, bỗng bà vấp phải thành giường té đánh bịch một tiếng. Vừa lúc đó thằng Xù từ sau ảng nước chạy lên, nó hốt hoảng chạy vội đến bên bà.
- Sao vậy nội?
Bà Tám cười gượng:
- Không sao con à, nội trợt đó mà.
- Mà nội tìm gì đó?
- Bình nước con để đâu rồi? Cho nội một hớp đi, khát quá.
Thằng Xù đỡ bà Tám lên, vừa nói:
- Nội để con lấy cho, muốn gì thì kêu con, nội đi, lỡ té trúng cái gì thì làm sao?
- Nhà mình đâu có gì mà sợ vấp con.
Thằng Xù nhăn mặt:
- Hoài, nội cứ nói vậy không hà. Lỡ ra, va trúng thành cửa cũng u đầu, xước trán chứ bộ.
Bà Tám im lặng ngồi trở lại giường uống nước. Xù chạy ra sau bưng vô một rổ nấm và cái mụt măng, giơ lên trước mặt bà Tám, khoe:
- Nội nè.
- Gì con?
- Nội thấy gì đây hông?
Bà Tám không thấy gì cả, vì mắt bà đã mù. Nhưng bà ngửi được mùi đất và nấm, và măng tre đưa lên. Bà trả lời:
- Nấm với măng hả con?
- Dạ, nội thấy tai nấm lớn không nè.
Bà Tám quờ tay tìm cái rổ, rồi lần mò mân mê những cọng nấm. Bà gật gù:
- Ừ, nội "thấy" rồi, nấm lớn quá. Nấm này người ta thích mua lắm. Nấu canh ếch ăn ngon lắm con ạ.
- Để con bán rồi chừa lại một mớ, con bắt ếch đem về nấu canh nội ăn nha.
Bà tám lắc đầu:
- Thôi con bán hết đi. Nội ăn rau muối gì cũng được. Ăn ngon tốn nấm, lại mắc công con đi bắt ếch nữa.
Xù nằn nì:
- Không mà, con đi bắt được mà, nội cứ lo hoài.
- Nhưng ở đây làm gì có ếch cho con bắt?
Xù chợt nhớ ra nơi nó ở là miền hoang vu của cụm rừng nhỏ. Nó im lặng. Một lát nó nói:
- Chắc con không đi lặt nấm nữa đâu nội.
- Sao vậy con?
- Dạ, tại lặt nấm lâu quá hà. Măng thì hái một hồi cũng hết. Mùa này không mưa, ít bữa nấm hết trổ mình làm sao? Con định làm bẫy đi bẫy kỳ nhông nội à.
- Con bẫy làm sao được?
Xù gật đầu cả quyết:
- Được nội à, con thấy cái bẫy người ta làm bán ngoài chợ rồi. Dễ làm lắm. Con có hỏi, định hễ họ nói rẻ rẻ thì mua, mà điều mắc quá.
- Bao nhiêu lận con?
- Tới hai chục lận nội, con có cầm coi thử, con nhớ cách làm rồi. Nội để con làm, đi bẫy kỳ nhông bán nhen nội?
Bà Tám thở dài chua xót:
- Con muốn làm gì thì làm. Nội bây giờ không làm gì được nữa, sống nhờ con. Tội nghiệp, số con không có phước có phần. Mới chừng ấy tuổi mà đã long đong đủ chuyện hết; nội muốn nuôi con cho nên người thì lại vướng bệnh tật, mù lòa.
Xù nhìn bà Tám: da bà đã nhăn nhiều sau cơn bạo bệnh. Má bà cóp lại và hai trũng mắt sâu hóm. Bà như một cành cây khô chỉ chờ hồi mục gãy. Xù thấy thương bà Tám hơn bao giờ hết. Những khi quá vất vả lo cho bà, nó lại hồi tưởng đến buổi chiều nó đói, mệt, nằm lả bên đường, nếu không nhờ bàn tay gầy guộc của bà săn sóc, thì nó đâu còn đến bây giờ. Bà là nguồn an ủi duy nhất của nó, mặc dù hiện tại bà đã mù lòa, tật nguyền. Xung quanh Xù không còn tình thương nào nữa cả: Cha mẹ không, anh em cũng chả có. Ngày nào bà Tám già và chết đi, trên trần gian này lại đơn độc mình nó mà thôi.
Thằng Xù vào rừng tìm tre, rồi với một đoạn dây thép, nó chăm chú ngồi làm chiếc bẫy kỳ nhông.
Hơn nữa ngày trời cặm cụi, Xù đưa chiếc bẫy lên mắt ngắm nghía. Nó lấy làm hài lòng sự sáng chế của mình. Nó liên tưởng đến những con kỳ nhông to lớn sẽ sụp bẫy. Xù mỉm cười đắc chí. Nó nói lớn cho bà Tám nghe:
- Con làm xong bẫy rồi nội ơi.
- Rồi hả con?
Bà Tám quờ quạng đi ra, Xù đến bên bà, nó cầm bàn tay trơ xương của bà để lên chiếc bẫy. Bà Tám rờ rẫm rồi nói:
- Con giỏi lắm. Con định chừng nào đi bẫy?
Xù suy nghĩ. Nó nhìn ra ngoài trời sắp chạng vạng tối. Nó đáp:
- Chắc chút nữa đó nội. Giờ này kỳ nhông ra nhiều lắm.
Bà Tám căn dặn:
- Con đi đâu gần gần đây, đừng đi xa nghe Xù.
Thằng Xù chỉ tay phía trái, làm như bà Tám thấy được cử chỉ của nó:
- Con bẫy phía kia nội kìa, gần đây mà.
Rồi nó nhìn nó, nhìn bà Tám: những manh quần áo sờn rách, xác xơ. Nó nói với bà Tám:
- Bán kỳ nhông mà khá, thế nào con cũng mua cho nội cái áo, cái quần mới hà.
Bà Tám gạt đi:
- Thôi con, đừng để ý đến chuyện đó nữa. Dư tiền thì mua đồ cho con chứ nội già rồi, mặc sao cũng được.
- Nhưng tới mùa lạnh nội chịu sao nổi? Con còn nhỏ mới đủ sức chịu chớ. Áo nội rách hết kia kìa.
Bà Tám giấu tiếng thở dài đầy cay đắng. Bà biết lắm chứ. Mùa đông sắp đến rồi. Mùa đông ở ven rừng lạnh hơn nơi khác nhiều lắm. Năm ngoái bà đã phải mua một lần hai cái áo bà ba vải tám để mặc chồng lên nhau chống cái lạnh từ trong rừng toát ra. Đó là lúc bà còn mạnh khỏe mà còn phải thế, huống hồ bây giờ.
Bà nghĩ thương thằng Xù vô cùng. Tuổi còn quá nhỏ đã chịu muôn ngàn thứ long đong. Ở tuổi nó, những đứa trẻ khác được đi học, đi chơi, được sự nuông chìu của cha mẹ. Ở tuổi nó, những đứa trẻ khác đã biết lo lắng gì đâu? Thế mà thằng Xù, có lẽ nó chưa bao giờ biết đến cái thú chơi đánh bi, đánh đáo của tuổi đồng trang lứa. Nó chỉ biết chăn bò, dắt bò đi ăn, đưa bò về chuồng để nhận những bữa cơm thừa canh cặn. Rồi bây giờ hết lặt nấm, bẻ măng, lại đến bẫy kỳ nhông. Khổ không để đâu cho hết.
Rồi mùa đông tới, nó làm sao có áo ấm để mặc đây? Số tiền bán kỳ nhông không biết có đủ nuôi miệng ăn hai bà cháu? Bà Tám suy quanh nghĩ quẩn, đến lúc bà nghe mằn mặn trên môi bà mới biết bà đã khóc. Khóc cho thân phận mình và thân phận của đứa trẻ bơ vơ.
_______________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 7