THÁI TỬ U SẦU
Thời cổ sơ, vua Anh-Điền trị vì hơn 50 năm trên hòn đảo khá lớn Cửu
Đằng, một trong số hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ thuộc nước Phù Tang ngày
nay. Ông là một vị vua rất thương dân và gần dân, giữa thời kỳ chế độ
quân chủ mới khai nguyên. Vì vậy, thần dân rất quý mến ông. Những chiến
công, những công cuộc cứu tế quy mô, những công trình văn hóa và xây cất
đền đài, của ông và những gì liên hệ đến giòng họ ông, đều được dân gian
truyền tụng đời này qua đời kia. Đến nay, người ta còn kể cho nhau nghe
nhiều chuyện kỳ thú về triều đại của ông, mặc dầu hòn đảo Cửu Đằng đã
chìm sâu xuống Thái Bình Dương, sau một trận động đất vô cùng khủng
khiếp.
Điều khiến kẻ đương thời thắc mắc nhiều hơn hết, là tại sao nhà vua Anh Điền đầy lòng nhân ái, nhiều đức khoan dung như vậy, mà người con trai duy nhất của ông, hoàng tử Thần Lực lại đau yếu dật dờ cả bốn, năm năm dằng dặc.
Cậu hoàng con, từ ngày mới sinh đến năm lên 10 phát triển rất điều hòa. Cậu bé vừa đẹp vừa bụ bẫm khỏe mạnh hơn người. Vì thế, vua cha mới lấy chữ lót của vua Thái Tổ của giòng họ mình mà đặt tên con, kỳ vọng cậu hoàng con khi trưởng thành sẽ tạo được những thành tích và chiến công hiển hách gần như vị đại vương khai quốc ấy.
Tục truyền rằng vua Thái Tổ là Thần Võ Thiên Hoàng là cháu bốn đời của Thiên Chiếu Thần Nữ. Ngài đánh đông, dẹp bắc, quân ngài đến đâu là thù trong, giặc ngoài đều bỏ giáp, cuốn cờ mà chạy. Không những ngài có sức khỏe địch nổi muôn người, mà tài phi hành của ngài có thể nói là cổ kim chưa có ai bằng. Đang ngồi trên mình ngựa phi nước đại, ngài bay mình xuống đất, chỉ chạy bảy bước đã vượt xa con ngựa ấy cả hai sải tay rồi. Có lần cùng quan quân đi săn dã thú, ngài đã bỏ ngựa, chạy như bay đuổi kịp con nai gạc đầu đàn, nắm đuôi, ghì xuống, đợi quân hầu đem dây chão tới trói gô nó lại. Cây cung của ngài là một vũ khí ngoại hạng, vừa to vừa cứng, khắp nước không có ai giương nổi. Hàng năm, mở mùa săn bắn vào cuối thu, ngài đích thân tới chủ lễ. Sau những hồi chiêng rộn rã và lời tung hô của quan quân cùng bá tánh, ngài uy nghi tiến bước tới kỳ đài, ưỡn ngực về phía sau, thẳng cánh giương cung, đặt mũi tên dài trên hai thước, rồi buông dây…mũi tên lao vút lên trời, băng băng lướt gió ra khơi. Những mũi tên mà ngài chuyển thần lực để bắn đi, rơi xuống mặt biển xa quá tầm mắt người ta, nên không ai thấy nó rớt xuống chỗ nào.
Dù ngưỡng mộ đức Thái Tổ hết lòng, vua Anh Điền cũng chỉ có khả năng trong việc đặt tên con, mà đành bất lực không thể nào làm cho hoàng nam mạnh khỏe như các thiếu niên cùng trang lứa. Các danh y, các pháp sư tên tuổi khắp nơi đều được mời về kinh đô để trị bệnh suy nhược bần thần cho Thần Lực. Họ đã dùng đủ mọi thứ thuốc thang, phù phép để chữa trị nhưng vô hiệu. Có người nghĩ rằng hoàng tử bị ma quỉ ám ảnh, nhưng ấn quyết của các pháp sư khét tiếng cũng không phát hiện hay trục xuất được tà ma trong người hoàng tử. Vả chăng Hoàng Thái Tử chỉ èo uột, biếng ăn, ít ngủ, thiếu sinh lực, không muốn nói cười, chớ không có triệu chứng rối loạn thần kinh, nói năng nhảm nhí vô bồn. Vị lão thần Tùng Vĩ Úc, đặc trách Khâm Thiên Giám, cũng chịu bó tay vô phương cứu vãn. Tùng Vĩ Úc là vị Trạng Nguyên đầu tiên của kỳ thi thứ nhất tổ chức dưới triều đại Anh Điền. Ông là một người thông minh quán chúng, và tinh thông về bốn môn nho, y, lý, số. Ngoài 70 tuổi, ông vẫn tráng kiện và sáng suốt như thuở trung niên. Vì tài ba và đức độ cùng lòng trung liệt của ông, nhà vua coi trọng ông như một quốc sư. Nhiều việc quan hệ, sau khi lấy ý kiến của bá quan và Tể Tướng rồi, nhà vua lại nhờ ông thẩm định lần nữa rồi mới cho thi hành.
Mùa xuân năm đó, hoàng tử đã 15 tuổi mà vẫn u sầu uể oải như những năm qua. Nhà vua cho thị vệ triệu thỉnh quan Khâm Thiên Giám vào hậu cung và phán hỏi:
- Bấy lâu hiền khanh đã biết lòng ta tan nát rối bời vì tình trạng sức khỏe của Đông Cung Thái Tử không được bình thường. Hiền khanh ngày đêm quan sát các vì sao và xem khí tượng như vậy có thể cho quả nhân biết bao giờ Thái Tử sẽ phục hồi sinh lực chăng ?
- Muôn tâu Thánh Thượng, từ ngày mưa tuyết hết rơi bầu trời quang đãng trở lại, kẻ hạ thần này vẫn đêm đêm chiếu thiên lý kính theo dõi thiên tượng. Hạ thần đặc biệt theo dõi ngôi sao chiếu mệnh Đông Cung Thái Tử.
- Vậy bao lâu Thái Tử mới bình phục như xưa ?
- Hạ thần bảo đảm là Thái Tử sẽ bình phục theo những dấu hiệu thoát ra từ các tinh tú. Tuy nhiên, phải kiên nhẫn đợi chờ một biến diễn phi thường sẽ xảy đến, có lẽ cuối xuân này…
- Khanh có thể cho quả nhân biết biến diễn ấy sẽ xảy ra dưới hình thức nào không?
- Muôn tâu bệ hạ, sự hiểu biết nông cạn của hạ thần chỉ tiên đoán rằng, thần dược cứu bệnh Thái Tử sẽ do một sinh vật biết bay đem tới. Hạ thần chỉ biết được đến đó, còn sinh vật biết bay là bướm, là chim, là dơi hay gì khác thì thần không thể suy đoán được. Trong khi chờ đợi giờ phút trọng đại ấy, kính xin Thánh Thượng mua sắm thật nhiều đồ chơi cho Thái Tử giải khuây.
Nhà vua thở dài não ruột, chép miệng:
- Khốn thay bao nhiêu đồ chơi chất đầy Đông cung, chẳng còn cái nào được Thái Tử chú ý tới nữa.
- Thần xin đề nghị quảng bá cho thần dân toàn quốc thi đua sáng chế các đồ chơi mới thật kỳ lạ, hầu làm đẹp lòng Thái Tử một thời gian. Thêm nữa, Thánh Thượng cho Thái Tử đi theo săn bắn giải khuây và biết đâu chẳng gặp cơ duyên do cánh chim nào đưa tới như các vì sao đã ám chỉ.
- Thôi, hiền khanh tạm lui về yên nghỉ, ta sẽ lưu tâm tới những lời vừa mới trình bày.
Một buổi mai đẹp trời, khi vầng thái dương mới ló dạng trên mặt
biển đông, khi bầy công đang đua nhau xòe bộ lông xanh biêng biếc với
những vòng nhật nguyệt đủ sắc vô cùng đẹp mắt, nhà vua đã ngự giá trên
cổng hoành thành. Dưới sân cờ danh dự, bá quan đã tề tựu đông đủ theo
phẩm trật của mỗi người. Cách xa nơi các quan văn võ đứng hầu, lối mươi
trượng, là hàng ngũ các thân binh và thanh niên võ sĩ đạo. Tất cả đều
nai nịt gọn gàng, khí giới bên hông, lưng đeo tay nải có chiếc loa vỏ ốc
xà cừ lủng lẳng bên ngoài. Mỗi người chễm chệ trên lưng một con tuấn
mã, chia thành đội ngũ rất uy nghi. Khi nhà vua vừa xuất hiện, mọi người
đồng thanh tung hô vạn tuế rầm trời. Sau ba hồi trống, mọi người đều im
lặng kính cẩn lắng nghe những lời ngài phán bảo. Thay vì sai quan Thái
Úy thay mình phát ngôn, nhà vua đích thân tới trước chiếc loa lớn đặt
trên bàn độc cao chân để nói cho mọi người biết ý muốn của ngài:
“ Này các thân binh, này các võ sinh ! Hãy nghe cho rõ. Hôm nay các ngươi sẽ lên đường, chia nhau đi khắp bốn phương, tới tận các thôn ấp hẻo lánh xa xôi nhất, nói cho thần dân của Trẫm biết lòng ưu ái của ta đối với mọi người. Kế đó, các người cho họ hay rằng, ta mong muốn mọi người phát huy sáng kiến, chế tạo những đồ chơi thật tinh xảo và kỳ lạ đem về kinh dự hội. Ai sáng chế giỏi sẽ được trọng thưởng đích đáng. Ta hạn định cho mọi người một tuần trăng để làm xong các đồ chơi ấy. Ta muốn tiếng tù và và các ngươi sẽ được tất cả núi đồi vọng lại và dân gian không người nào lại không biết ý muốn của ta. Ta chúc các ngươi mọi sự may mắn. Và giờ đây, ta ra lệnh : “LÊN ĐƯỜNG!! ”
Một tiếng dạ ran như xé không trung, đoàn người ngựa lập tức phân tán giữa những tiếng vó câu dồn dập đi về mọi phía, để lại sau một đám cát bụi mịt trời.
Nhà vua ra lệnh bãi triều rồi lên kiệu tới thẳng Đông cung. Ngài lại đi qua nơi bầy công đang múa xòe, nhưng lòng dạ rối bời ngài còn thấy đâu cái đẹp, cái vui trước mắt. Kiệu vừa xịch đỗ, ngài đã lật đật đi thẳng vào phòng Thái Tử.
- Này con, sáng nay tốt trời, con có ra vườn ngoạn cảnh không con ?
- Thưa phụ vương, không ạ.
- Thế con thích ngồi chơi trong phòng này hay sao ?
- Thưa không ạ.
- Vậy con thích cái gì, cho ta biết ngay đi.
- Thưa phụ vương con không thích gì cả.
Vua cha thoáng buồn, chưa kịp nói gì thêm thì hoàng tử đã để ngón tay lên miệng ra hiệu xin ngài yên lặng.
Nhà vua sốt ruột, gạn hỏi:
- Con nghe ngóng cái gì thế con ?
- Dường như tiếng chuột kêu nho nhỏ.
- Mà chuột kêu, chuột rúc ở đâu ?
- Thưa cha, ngay trong đầu con.
- Con nói gì ?
- Thưa cha, đó là bệnh của con – Có thể nói rằng nó ngày đêm gặm nhấm sức khỏe đã mỏi mòn của con như một con chuột vô cùng quái ác. Con cảm thấy nó có móng vuốt và cả hàm răng nhọn hoắt.
Vua cha se thắt trong lòng, cố ngăn giọt lệ, ái ngại nhìn con.
- Thưa phụ vương, quan Khâm Thiên Giám có hứa với con rằng ông sẽ tìm cách tống khứ cái bệnh kỳ quái này ra khỏi người con. Cho tới nay, ông chưa tống xuất được nó ; nhưng con tin rằng một ngày kia con sẽ khạc nó ra khỏi cổ…
- Nhất định phải có ngày đó, con ơi !
- À, à… suýt nữa con quên thưa lại với cha. Tối qua con mơ thấy một việc…
- Ta mong rằng đó là một giấc mơ đẹp.
- Dạ thưa cha đúng thế. Con thấy một con chim bé nhỏ từ ngoài cửa sổ bay vào, đậu bên gối con và khẽ bảo: “ Này Thần Lực, nếu ngươi muốn, ta sẽ kết bạn thâm giao với nhà ngươi.”
Khi thuật lại giấc mơ bé nhỏ ấy, mắt hoàng tử sáng rỡ, lộ rõ sự thích thú đã bao lâu vắng bóng trong tâm tư cậu hoàng con bất hạnh ấy. Trong khi ấy, nhà vua đứng sững sờ nhớ đến điều quan Khâm Thiên Giám mới tấu trình cách đây mấy bữa. Vị lão thần ấy chẳng nói đến một sứ giả cứu tinh biết bay ấy là gì ?
Điều khiến kẻ đương thời thắc mắc nhiều hơn hết, là tại sao nhà vua Anh Điền đầy lòng nhân ái, nhiều đức khoan dung như vậy, mà người con trai duy nhất của ông, hoàng tử Thần Lực lại đau yếu dật dờ cả bốn, năm năm dằng dặc.
Cậu hoàng con, từ ngày mới sinh đến năm lên 10 phát triển rất điều hòa. Cậu bé vừa đẹp vừa bụ bẫm khỏe mạnh hơn người. Vì thế, vua cha mới lấy chữ lót của vua Thái Tổ của giòng họ mình mà đặt tên con, kỳ vọng cậu hoàng con khi trưởng thành sẽ tạo được những thành tích và chiến công hiển hách gần như vị đại vương khai quốc ấy.
Tục truyền rằng vua Thái Tổ là Thần Võ Thiên Hoàng là cháu bốn đời của Thiên Chiếu Thần Nữ. Ngài đánh đông, dẹp bắc, quân ngài đến đâu là thù trong, giặc ngoài đều bỏ giáp, cuốn cờ mà chạy. Không những ngài có sức khỏe địch nổi muôn người, mà tài phi hành của ngài có thể nói là cổ kim chưa có ai bằng. Đang ngồi trên mình ngựa phi nước đại, ngài bay mình xuống đất, chỉ chạy bảy bước đã vượt xa con ngựa ấy cả hai sải tay rồi. Có lần cùng quan quân đi săn dã thú, ngài đã bỏ ngựa, chạy như bay đuổi kịp con nai gạc đầu đàn, nắm đuôi, ghì xuống, đợi quân hầu đem dây chão tới trói gô nó lại. Cây cung của ngài là một vũ khí ngoại hạng, vừa to vừa cứng, khắp nước không có ai giương nổi. Hàng năm, mở mùa săn bắn vào cuối thu, ngài đích thân tới chủ lễ. Sau những hồi chiêng rộn rã và lời tung hô của quan quân cùng bá tánh, ngài uy nghi tiến bước tới kỳ đài, ưỡn ngực về phía sau, thẳng cánh giương cung, đặt mũi tên dài trên hai thước, rồi buông dây…mũi tên lao vút lên trời, băng băng lướt gió ra khơi. Những mũi tên mà ngài chuyển thần lực để bắn đi, rơi xuống mặt biển xa quá tầm mắt người ta, nên không ai thấy nó rớt xuống chỗ nào.
Dù ngưỡng mộ đức Thái Tổ hết lòng, vua Anh Điền cũng chỉ có khả năng trong việc đặt tên con, mà đành bất lực không thể nào làm cho hoàng nam mạnh khỏe như các thiếu niên cùng trang lứa. Các danh y, các pháp sư tên tuổi khắp nơi đều được mời về kinh đô để trị bệnh suy nhược bần thần cho Thần Lực. Họ đã dùng đủ mọi thứ thuốc thang, phù phép để chữa trị nhưng vô hiệu. Có người nghĩ rằng hoàng tử bị ma quỉ ám ảnh, nhưng ấn quyết của các pháp sư khét tiếng cũng không phát hiện hay trục xuất được tà ma trong người hoàng tử. Vả chăng Hoàng Thái Tử chỉ èo uột, biếng ăn, ít ngủ, thiếu sinh lực, không muốn nói cười, chớ không có triệu chứng rối loạn thần kinh, nói năng nhảm nhí vô bồn. Vị lão thần Tùng Vĩ Úc, đặc trách Khâm Thiên Giám, cũng chịu bó tay vô phương cứu vãn. Tùng Vĩ Úc là vị Trạng Nguyên đầu tiên của kỳ thi thứ nhất tổ chức dưới triều đại Anh Điền. Ông là một người thông minh quán chúng, và tinh thông về bốn môn nho, y, lý, số. Ngoài 70 tuổi, ông vẫn tráng kiện và sáng suốt như thuở trung niên. Vì tài ba và đức độ cùng lòng trung liệt của ông, nhà vua coi trọng ông như một quốc sư. Nhiều việc quan hệ, sau khi lấy ý kiến của bá quan và Tể Tướng rồi, nhà vua lại nhờ ông thẩm định lần nữa rồi mới cho thi hành.
Mùa xuân năm đó, hoàng tử đã 15 tuổi mà vẫn u sầu uể oải như những năm qua. Nhà vua cho thị vệ triệu thỉnh quan Khâm Thiên Giám vào hậu cung và phán hỏi:
- Bấy lâu hiền khanh đã biết lòng ta tan nát rối bời vì tình trạng sức khỏe của Đông Cung Thái Tử không được bình thường. Hiền khanh ngày đêm quan sát các vì sao và xem khí tượng như vậy có thể cho quả nhân biết bao giờ Thái Tử sẽ phục hồi sinh lực chăng ?
- Muôn tâu Thánh Thượng, từ ngày mưa tuyết hết rơi bầu trời quang đãng trở lại, kẻ hạ thần này vẫn đêm đêm chiếu thiên lý kính theo dõi thiên tượng. Hạ thần đặc biệt theo dõi ngôi sao chiếu mệnh Đông Cung Thái Tử.
- Vậy bao lâu Thái Tử mới bình phục như xưa ?
- Hạ thần bảo đảm là Thái Tử sẽ bình phục theo những dấu hiệu thoát ra từ các tinh tú. Tuy nhiên, phải kiên nhẫn đợi chờ một biến diễn phi thường sẽ xảy đến, có lẽ cuối xuân này…
- Khanh có thể cho quả nhân biết biến diễn ấy sẽ xảy ra dưới hình thức nào không?
- Muôn tâu bệ hạ, sự hiểu biết nông cạn của hạ thần chỉ tiên đoán rằng, thần dược cứu bệnh Thái Tử sẽ do một sinh vật biết bay đem tới. Hạ thần chỉ biết được đến đó, còn sinh vật biết bay là bướm, là chim, là dơi hay gì khác thì thần không thể suy đoán được. Trong khi chờ đợi giờ phút trọng đại ấy, kính xin Thánh Thượng mua sắm thật nhiều đồ chơi cho Thái Tử giải khuây.
Nhà vua thở dài não ruột, chép miệng:
- Khốn thay bao nhiêu đồ chơi chất đầy Đông cung, chẳng còn cái nào được Thái Tử chú ý tới nữa.
- Thần xin đề nghị quảng bá cho thần dân toàn quốc thi đua sáng chế các đồ chơi mới thật kỳ lạ, hầu làm đẹp lòng Thái Tử một thời gian. Thêm nữa, Thánh Thượng cho Thái Tử đi theo săn bắn giải khuây và biết đâu chẳng gặp cơ duyên do cánh chim nào đưa tới như các vì sao đã ám chỉ.
- Thôi, hiền khanh tạm lui về yên nghỉ, ta sẽ lưu tâm tới những lời vừa mới trình bày.
*
“ Này các thân binh, này các võ sinh ! Hãy nghe cho rõ. Hôm nay các ngươi sẽ lên đường, chia nhau đi khắp bốn phương, tới tận các thôn ấp hẻo lánh xa xôi nhất, nói cho thần dân của Trẫm biết lòng ưu ái của ta đối với mọi người. Kế đó, các người cho họ hay rằng, ta mong muốn mọi người phát huy sáng kiến, chế tạo những đồ chơi thật tinh xảo và kỳ lạ đem về kinh dự hội. Ai sáng chế giỏi sẽ được trọng thưởng đích đáng. Ta hạn định cho mọi người một tuần trăng để làm xong các đồ chơi ấy. Ta muốn tiếng tù và và các ngươi sẽ được tất cả núi đồi vọng lại và dân gian không người nào lại không biết ý muốn của ta. Ta chúc các ngươi mọi sự may mắn. Và giờ đây, ta ra lệnh : “LÊN ĐƯỜNG!! ”
Một tiếng dạ ran như xé không trung, đoàn người ngựa lập tức phân tán giữa những tiếng vó câu dồn dập đi về mọi phía, để lại sau một đám cát bụi mịt trời.
Nhà vua ra lệnh bãi triều rồi lên kiệu tới thẳng Đông cung. Ngài lại đi qua nơi bầy công đang múa xòe, nhưng lòng dạ rối bời ngài còn thấy đâu cái đẹp, cái vui trước mắt. Kiệu vừa xịch đỗ, ngài đã lật đật đi thẳng vào phòng Thái Tử.
- Này con, sáng nay tốt trời, con có ra vườn ngoạn cảnh không con ?
- Thưa phụ vương, không ạ.
- Thế con thích ngồi chơi trong phòng này hay sao ?
- Thưa không ạ.
- Vậy con thích cái gì, cho ta biết ngay đi.
- Thưa phụ vương con không thích gì cả.
Vua cha thoáng buồn, chưa kịp nói gì thêm thì hoàng tử đã để ngón tay lên miệng ra hiệu xin ngài yên lặng.
Nhà vua sốt ruột, gạn hỏi:
- Con nghe ngóng cái gì thế con ?
- Dường như tiếng chuột kêu nho nhỏ.
- Mà chuột kêu, chuột rúc ở đâu ?
- Thưa cha, ngay trong đầu con.
- Con nói gì ?
- Thưa cha, đó là bệnh của con – Có thể nói rằng nó ngày đêm gặm nhấm sức khỏe đã mỏi mòn của con như một con chuột vô cùng quái ác. Con cảm thấy nó có móng vuốt và cả hàm răng nhọn hoắt.
Vua cha se thắt trong lòng, cố ngăn giọt lệ, ái ngại nhìn con.
- Thưa phụ vương, quan Khâm Thiên Giám có hứa với con rằng ông sẽ tìm cách tống khứ cái bệnh kỳ quái này ra khỏi người con. Cho tới nay, ông chưa tống xuất được nó ; nhưng con tin rằng một ngày kia con sẽ khạc nó ra khỏi cổ…
- Nhất định phải có ngày đó, con ơi !
- À, à… suýt nữa con quên thưa lại với cha. Tối qua con mơ thấy một việc…
- Ta mong rằng đó là một giấc mơ đẹp.
- Dạ thưa cha đúng thế. Con thấy một con chim bé nhỏ từ ngoài cửa sổ bay vào, đậu bên gối con và khẽ bảo: “ Này Thần Lực, nếu ngươi muốn, ta sẽ kết bạn thâm giao với nhà ngươi.”
Khi thuật lại giấc mơ bé nhỏ ấy, mắt hoàng tử sáng rỡ, lộ rõ sự thích thú đã bao lâu vắng bóng trong tâm tư cậu hoàng con bất hạnh ấy. Trong khi ấy, nhà vua đứng sững sờ nhớ đến điều quan Khâm Thiên Giám mới tấu trình cách đây mấy bữa. Vị lão thần ấy chẳng nói đến một sứ giả cứu tinh biết bay ấy là gì ?
___________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG II