CHƯƠNG IV
- Cô ơi, trò Hãn chết rồi cô ơi…
- Hả… em nói sao… Tại răng… ? …?
- Bữa lớp sụp đó cô. Trò chẳng gãy tay gãy chưn chi hết. Cứ nằm mê man…
- Sau tỉnh rồi chớ… Tỉnh nhưng về nhà một ngày thì chết. Thầy Hùng nói trò bị... bị …
- Ra huyết trong óc…
Uyên nghe như cả một bầu trời đổ sụp xuống. Thằng Hãn chết. Trước mắt Uyên thằng bé miệng lúc nào cũng cười, tay cầm bẹ chuối tươi hiển hiện. Tại sao vậy Hãn? Ai cũng còn đó, mà sao chỉ có một mình em chết… Lỗi tại ai… Lỗi tại ai? Nếu lớp học làm xong từ ngày chủ nhật thì đâu đến nỗi…
Nước mắt Uyên trào ra. Tụi học trò thấy cô giáo khóc chúng cũng mủi lòng. Mấy đứa con gái sùi sụt trước. Uyên kêu lên nho nhỏ trong cổ họng:
- Trời ơi… Phải chi cô làm lại lớp sớm…
- Thưa thầy…
Tiếng Hùng:
- Cái gì vậy…
Uyên kêu lên:
- Thằng Hãn chết rồi…
Hùng sựng lại một giây, rồi gật đầu:
- Tôi có biết. Tôi cũng vừa ở đằng đó về đây, bà cụ khóc kể quá. Tội nghiệp, bà chỉ có một đứa…
Hùng day sang mấy đứa học trò đang xúm xít ở một góc.
- Thôi các em về cho cô giáo nghĩ. Thỉnh thoảng ghé lại thăm là quý…
Mấy đứa hè nhau chào Uyên và Hùng rồi ra về… Còn lại một mình hai người, Hùng nói:
- Giáo viên kỳ nầy được nghỉ dài hạn lắm. Lớp nào cũng tơi tả, học chi được. Chờ trên Ty xuất quỹ về sửa trường…
Uyên lắc đầu:
- Còn chi nữa mà sửa. Học trò chết rồi.
Uyên bị dao động mạnh. Tâm hồn nàng có một bề mặt cứng rắn can đảm, nhưng bề trong lại như một lớp tơ nõn mỏng màng. Sự va chạm quá mạnh giữa người với người, giữa người với thiên nhiên là những điều Uyên không nghĩ đến, và vì vậy, Uyên không chịu đựng nổi.
- Đúng nhà ni rồi, tui có lên một lần…
Có tiếng xì xào bên ngoài. Hùng đứng lên… đồng lúc với Uyên cũng nhỏm dậy…
- Anh Hai Uyên đó anh Hùng, anh mời vô dùm Uyên chút…
Hai người khách đã vô đến cửa. Uyên kêu lên:
- Anh Hải…
Người đàn ông trẻ có nét mặt hao hao giống Uyên bước tới.
- Té ra mầy bị gãy tay… Rứa mà tao tưởng gãy chưn chớ… Bữa ni đỡ chưa…
- Mạ mô anh Hải…
- Mạ không đi được. Xe cộ dễ sợ lắm… Tao đi với thằng Hạ đó…
Uyên ngẩng lên chào người bạn của anh mình… Người bạn quen biết từ hồi Uyên còn ở trung học:
- Trông Uyên cứ như độc chi đại hiệp…
- Ủa mà sao mầy khóc tèm lem vậy?
Uyên không nói, nước mắt nàng ứa ra. Cơn uất tức được dịp nổi lên chận ngang ngực. Hùng thay Uyên kể lại mọi việc đã xảy ra. Nghe xong, anh Hai Uyên chắc lưỡi:
- Thì ở nhà cứ nói với nó hoài. Biểu thôi nghỉ dạy về nhà rồi kiếm trường dạy tư cũng được. Xin nghĩ không lương đi. Chớ nó con gái… Đi dạy xa quá nhà cũng ngại lắm. Nó chẳng nghe…
Hạ đứng yên một lúc rồi đột ngột hỏi Uyên:
- Bây giờ chắc chịu bỏ đây đi về cho rồi chớ chi nữa. Ở nhà phải vui hơn không?
Uyên nói nhỏ:
- Để em coi thử.
Anh Hải cười nói với Uyên:
- Thằng Hạ nghe nói mầy bị thương nó chạy như gà mắc ổ. Chẳng bù cái hồi còn sinh viên, cứ lụt lịt phát ghét…
Hạ vung tay:
- Em mầy mà mầy cứ làm như em ruột tao không bằng…
Uyên cố nói một câu cho ra vẻ bình thường:
- Bộ anh coi như người dưng nước lạnh hả…
- Trời cô nầy khó ghê… Chắc học trò chạy mặt hết…
Hùng bỗng nhiên thấy mình lạc lõng trong bầu không khí gia đình nầy. Chàng nhìn Hạ và không hiểu vai trò của anh chàng nầy như thế nào trong gia đình Uyên. Bỗng dưng Hùng cảm thấy lòng mình buồn buồn một cách vô cớ. Chàng từ giã Uyên và anh nàng để đi về nhà. Sau lưng chàng, tiếng cười của Hạ xen lẫn những những câu hỏi về vết thương của Uyên như muốn đuổi theo chàng…
- Hả… em nói sao… Tại răng… ? …?
- Bữa lớp sụp đó cô. Trò chẳng gãy tay gãy chưn chi hết. Cứ nằm mê man…
- Sau tỉnh rồi chớ… Tỉnh nhưng về nhà một ngày thì chết. Thầy Hùng nói trò bị... bị …
- Ra huyết trong óc…
Uyên nghe như cả một bầu trời đổ sụp xuống. Thằng Hãn chết. Trước mắt Uyên thằng bé miệng lúc nào cũng cười, tay cầm bẹ chuối tươi hiển hiện. Tại sao vậy Hãn? Ai cũng còn đó, mà sao chỉ có một mình em chết… Lỗi tại ai… Lỗi tại ai? Nếu lớp học làm xong từ ngày chủ nhật thì đâu đến nỗi…
Nước mắt Uyên trào ra. Tụi học trò thấy cô giáo khóc chúng cũng mủi lòng. Mấy đứa con gái sùi sụt trước. Uyên kêu lên nho nhỏ trong cổ họng:
- Trời ơi… Phải chi cô làm lại lớp sớm…
- Thưa thầy…
Tiếng Hùng:
- Cái gì vậy…
Uyên kêu lên:
- Thằng Hãn chết rồi…
Hùng sựng lại một giây, rồi gật đầu:
- Tôi có biết. Tôi cũng vừa ở đằng đó về đây, bà cụ khóc kể quá. Tội nghiệp, bà chỉ có một đứa…
Hùng day sang mấy đứa học trò đang xúm xít ở một góc.
- Thôi các em về cho cô giáo nghĩ. Thỉnh thoảng ghé lại thăm là quý…
Mấy đứa hè nhau chào Uyên và Hùng rồi ra về… Còn lại một mình hai người, Hùng nói:
- Giáo viên kỳ nầy được nghỉ dài hạn lắm. Lớp nào cũng tơi tả, học chi được. Chờ trên Ty xuất quỹ về sửa trường…
Uyên lắc đầu:
- Còn chi nữa mà sửa. Học trò chết rồi.
Uyên bị dao động mạnh. Tâm hồn nàng có một bề mặt cứng rắn can đảm, nhưng bề trong lại như một lớp tơ nõn mỏng màng. Sự va chạm quá mạnh giữa người với người, giữa người với thiên nhiên là những điều Uyên không nghĩ đến, và vì vậy, Uyên không chịu đựng nổi.
- Đúng nhà ni rồi, tui có lên một lần…
Có tiếng xì xào bên ngoài. Hùng đứng lên… đồng lúc với Uyên cũng nhỏm dậy…
- Anh Hai Uyên đó anh Hùng, anh mời vô dùm Uyên chút…
Hai người khách đã vô đến cửa. Uyên kêu lên:
- Anh Hải…
Người đàn ông trẻ có nét mặt hao hao giống Uyên bước tới.
- Té ra mầy bị gãy tay… Rứa mà tao tưởng gãy chưn chớ… Bữa ni đỡ chưa…
- Mạ mô anh Hải…
- Mạ không đi được. Xe cộ dễ sợ lắm… Tao đi với thằng Hạ đó…
Uyên ngẩng lên chào người bạn của anh mình… Người bạn quen biết từ hồi Uyên còn ở trung học:
- Trông Uyên cứ như độc chi đại hiệp…
- Ủa mà sao mầy khóc tèm lem vậy?
Uyên không nói, nước mắt nàng ứa ra. Cơn uất tức được dịp nổi lên chận ngang ngực. Hùng thay Uyên kể lại mọi việc đã xảy ra. Nghe xong, anh Hai Uyên chắc lưỡi:
- Thì ở nhà cứ nói với nó hoài. Biểu thôi nghỉ dạy về nhà rồi kiếm trường dạy tư cũng được. Xin nghĩ không lương đi. Chớ nó con gái… Đi dạy xa quá nhà cũng ngại lắm. Nó chẳng nghe…
Hạ đứng yên một lúc rồi đột ngột hỏi Uyên:
- Bây giờ chắc chịu bỏ đây đi về cho rồi chớ chi nữa. Ở nhà phải vui hơn không?
Uyên nói nhỏ:
- Để em coi thử.
Anh Hải cười nói với Uyên:
- Thằng Hạ nghe nói mầy bị thương nó chạy như gà mắc ổ. Chẳng bù cái hồi còn sinh viên, cứ lụt lịt phát ghét…
Hạ vung tay:
- Em mầy mà mầy cứ làm như em ruột tao không bằng…
Uyên cố nói một câu cho ra vẻ bình thường:
- Bộ anh coi như người dưng nước lạnh hả…
- Trời cô nầy khó ghê… Chắc học trò chạy mặt hết…
Hùng bỗng nhiên thấy mình lạc lõng trong bầu không khí gia đình nầy. Chàng nhìn Hạ và không hiểu vai trò của anh chàng nầy như thế nào trong gia đình Uyên. Bỗng dưng Hùng cảm thấy lòng mình buồn buồn một cách vô cớ. Chàng từ giã Uyên và anh nàng để đi về nhà. Sau lưng chàng, tiếng cười của Hạ xen lẫn những những câu hỏi về vết thương của Uyên như muốn đuổi theo chàng…
*
Thế là Uyên nhất định rời bỏ trường Hải Lăng. Những
ngày nằm bệnh buồn bã, mặc dầu cạnh nàng luôn có anh, có Hạ. Một tuần
qua, Uyên lần lựa suy nghĩ. Những lời “báo cáo” của học trò về ngôi
trường làm Uyên chán nản. Viện cớ là còn trong mùa mưa, trường không
được sửa sang lại và đóng cửa đến ra Tết. Ông Hiệu Trưởng và những giáo
viên vui mừng vì được một kỳ nghỉ dài.
Hùng từ hôm anh hai nàng xuống, không ghé lại Uyên thêm một lần nào nữa. Mẹ thằng Hãn có đến thăm Uyên, bà khóc kể với nàng về đứa con bạc số với những lời oán hận trời đất làm Uyên thêm xót ruột. Uyên chỉ ra khỏi nhà hai lần duy nhất. Một trong ngày lễ làm tuần cho thằng Hãn và một để nhìn lại ngôi trường tan hoang sau cơn bão. Từ bữa đó, Uyên ở lì mãi trong nhà.
Cơn bão đã đi qua, trời đất như nhuộm một màu tươi mới, nhưng lòng Uyên thì càng ngày càng chán nản. Luôn luôn lòng Uyên lúc nào cũng canh cánh mối hận về đứa học trò chết tức tưởi. Lý tưởng không còn là động cơ để nuôi Uyên tranh đấu lâu dài, bởi lý tưởng của Uyên đã sụp nát sau cơn bão dữ. Bây giờ lòng Uyên chỉ còn lại những cành khô gãy nát. Nàng âm thầm trong một mối buồn bã và chán ngán cùng cực. Rồi tất cả cũng bất lực. Rồi lý tưởng cũng đầu hàng.
- Lý tưởng của em đâu phải là lý tưởng của người ta. Đồng ý là em làm việc phải, nhưng vì em khác mọi người, nên mọi người đều chống đối em. Đời còn nhiều cái chua cay hơn nhiều nữa Uyên à. Cứ an phận sống như mọi người đi là hơn… Đừng mơ tưởng một cuộc cách mạng gì hết...
Anh Hải và Hạ nói với Uyên như vậy. Và Uyên cũng đã trả lời:
- Nhưng em đâu có mơ làm cách mạng xã hội. Em chỉ muốn sống cho ra sống, nghĩa là sống đúng cách, đúng cương vị của mình, trong bổn phận…
- Hãy thay đổi đi Uyên ạ. Về Huế đi. Kiếm một đường hướng khác. Một nơi ít người tệ mạt nhất để làm việc. Vả lại em cần nghỉ ngơi một thời gian cho lại sức…
- Hãy suy nghĩ kỹ đi Uyên. Tôi thấy anh Hải nói có lý đó. (Hạ nói) Uyên cần rời xa ngôi trường nầy. Dù sao thì Uyên cũng không làm gì được ở đây hết. Uyên cần đi nơi khác để quên những ám ảnh về ngôi trường, về cái chết của học trò…
Những lời khuyên hợp lý đến giữa lúc tinh thần Uyên suy sụp như một tấm mền phủ lên ý nghĩ. Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều không một bước chân và giọng nói líu lo chim sẻ của học trò. Khu xóm trở buồn khủng khiếp. Đột nhiên Uyên tự hỏi, mình còn gì để luyến lưu khu xóm xa xôi nầy? Gia đình yêu thương như cánh tay vươn dài trói quấn ràng buộc Uyên về. Và Uyên nói với anh Hải sau giấc ngủ trưa muộn:
- Để em thu xếp về Huế với anh… Chắc mạ lo lắm…
Hạ cười sung sướng:
- Thế mới phải chứ. Uyên về, mai đi…
Uyên ngần ngừ:
- Để mốt đi anh… Để chích xong hộp thuốc này đã. Chớ đi bộ em còn thấy run…
Tự trong tâm hồn, ý nghĩ rời bỏ nơi đây làm cho Uyên bàng hoàng. Có gì để luyến tiếc đâu. Không, hình như có một vấn vương thầm kín nào đó, có mối liên hệ sâu xa luồn lỏi trong xương tủy như những hạt mưa mềm thấm ẩm làn len dạ. Uyên không phân tích được. Uyên nói với bà Năm về ý định của mình khi thu xếp đồ đạc vào va li. Nàng nhắn với đứa học trò cho Hùng hay. Buổi chiều hôm ấy, mười đứa học trò đã đến với Uyên. Chúng hỏi lại cho chắc chuyện Uyên xin nghỉ nơi đây để về Huế.
- Ra Tết cô không dạy học tụi em nữa phải không cô?
- Cô đi ai dạy tụi em cô…?
- Má em nói cô đi là uổng lắm…
- Cô ở lại đây đi cô…
Uyên gần như rơi nước mắt trước những câu nói mộc mạc đó. Nhưng Uyên nén lòng. Có tiếc thương thì cũng không làm gì được cho đám học trò nầy, mà hơn nữa, còn gây nhiều phiền toái. Đêm hôm trước khi đi, Hùng đã đến. Chàng ít nói hơn mọi ngày. Bên ly nước bốc khói, Hùng chỉ hỏi Uyên vỏn vẹn một câu:
- Cô đã nhất định…
Uyên cố gượng cười:
- Tôi bỏ cuộc rồi anh Hùng ạ. Tôi xấu hổ lắm. Nhưng thực tình tôi hết chịu nổi. Mấy ngày hôm nay, tôi tự hỏi là tôi đã làm được những gì hay chỉ huênh hoang khoác lác. Tôi chẳng làm được chi hết. Tôi… chạy trốn… Tôi nhận sự hèn nhát của tôi. Nếu có ai xỉ vả tôi, họ cứ việc… Tôi quỵ rồi… Chắc anh hiểu tôi…
Hùng lắc đầu nhè nhẹ… Chàng chỉ nói, giọng nhỏ như hơi thở. Chỉ một mình Uyên nghe thấy:
- Cô đi, để lại đây bao thương tiếc…
Và Hùng đứng lên về ngay, quên cả chào Uyên. Uyên thẫn thờ trước lời nói đó. Lòng nàng xao động dịu dàng. Ý nghĩ ngày mai đi, bỏ xa, không quay lại nơi này giờ đây là nổi xót buốt mà Uyên chắc là không hẳn phát xuất từ sự từ bỏ ngôi xóm quen thuộc với những đứa học trò hồn hậu.
Hùng từ hôm anh hai nàng xuống, không ghé lại Uyên thêm một lần nào nữa. Mẹ thằng Hãn có đến thăm Uyên, bà khóc kể với nàng về đứa con bạc số với những lời oán hận trời đất làm Uyên thêm xót ruột. Uyên chỉ ra khỏi nhà hai lần duy nhất. Một trong ngày lễ làm tuần cho thằng Hãn và một để nhìn lại ngôi trường tan hoang sau cơn bão. Từ bữa đó, Uyên ở lì mãi trong nhà.
Cơn bão đã đi qua, trời đất như nhuộm một màu tươi mới, nhưng lòng Uyên thì càng ngày càng chán nản. Luôn luôn lòng Uyên lúc nào cũng canh cánh mối hận về đứa học trò chết tức tưởi. Lý tưởng không còn là động cơ để nuôi Uyên tranh đấu lâu dài, bởi lý tưởng của Uyên đã sụp nát sau cơn bão dữ. Bây giờ lòng Uyên chỉ còn lại những cành khô gãy nát. Nàng âm thầm trong một mối buồn bã và chán ngán cùng cực. Rồi tất cả cũng bất lực. Rồi lý tưởng cũng đầu hàng.
- Lý tưởng của em đâu phải là lý tưởng của người ta. Đồng ý là em làm việc phải, nhưng vì em khác mọi người, nên mọi người đều chống đối em. Đời còn nhiều cái chua cay hơn nhiều nữa Uyên à. Cứ an phận sống như mọi người đi là hơn… Đừng mơ tưởng một cuộc cách mạng gì hết...
Anh Hải và Hạ nói với Uyên như vậy. Và Uyên cũng đã trả lời:
- Nhưng em đâu có mơ làm cách mạng xã hội. Em chỉ muốn sống cho ra sống, nghĩa là sống đúng cách, đúng cương vị của mình, trong bổn phận…
- Hãy thay đổi đi Uyên ạ. Về Huế đi. Kiếm một đường hướng khác. Một nơi ít người tệ mạt nhất để làm việc. Vả lại em cần nghỉ ngơi một thời gian cho lại sức…
- Hãy suy nghĩ kỹ đi Uyên. Tôi thấy anh Hải nói có lý đó. (Hạ nói) Uyên cần rời xa ngôi trường nầy. Dù sao thì Uyên cũng không làm gì được ở đây hết. Uyên cần đi nơi khác để quên những ám ảnh về ngôi trường, về cái chết của học trò…
Những lời khuyên hợp lý đến giữa lúc tinh thần Uyên suy sụp như một tấm mền phủ lên ý nghĩ. Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều không một bước chân và giọng nói líu lo chim sẻ của học trò. Khu xóm trở buồn khủng khiếp. Đột nhiên Uyên tự hỏi, mình còn gì để luyến lưu khu xóm xa xôi nầy? Gia đình yêu thương như cánh tay vươn dài trói quấn ràng buộc Uyên về. Và Uyên nói với anh Hải sau giấc ngủ trưa muộn:
- Để em thu xếp về Huế với anh… Chắc mạ lo lắm…
Hạ cười sung sướng:
- Thế mới phải chứ. Uyên về, mai đi…
Uyên ngần ngừ:
- Để mốt đi anh… Để chích xong hộp thuốc này đã. Chớ đi bộ em còn thấy run…
Tự trong tâm hồn, ý nghĩ rời bỏ nơi đây làm cho Uyên bàng hoàng. Có gì để luyến tiếc đâu. Không, hình như có một vấn vương thầm kín nào đó, có mối liên hệ sâu xa luồn lỏi trong xương tủy như những hạt mưa mềm thấm ẩm làn len dạ. Uyên không phân tích được. Uyên nói với bà Năm về ý định của mình khi thu xếp đồ đạc vào va li. Nàng nhắn với đứa học trò cho Hùng hay. Buổi chiều hôm ấy, mười đứa học trò đã đến với Uyên. Chúng hỏi lại cho chắc chuyện Uyên xin nghỉ nơi đây để về Huế.
- Ra Tết cô không dạy học tụi em nữa phải không cô?
- Cô đi ai dạy tụi em cô…?
- Má em nói cô đi là uổng lắm…
- Cô ở lại đây đi cô…
Uyên gần như rơi nước mắt trước những câu nói mộc mạc đó. Nhưng Uyên nén lòng. Có tiếc thương thì cũng không làm gì được cho đám học trò nầy, mà hơn nữa, còn gây nhiều phiền toái. Đêm hôm trước khi đi, Hùng đã đến. Chàng ít nói hơn mọi ngày. Bên ly nước bốc khói, Hùng chỉ hỏi Uyên vỏn vẹn một câu:
- Cô đã nhất định…
Uyên cố gượng cười:
- Tôi bỏ cuộc rồi anh Hùng ạ. Tôi xấu hổ lắm. Nhưng thực tình tôi hết chịu nổi. Mấy ngày hôm nay, tôi tự hỏi là tôi đã làm được những gì hay chỉ huênh hoang khoác lác. Tôi chẳng làm được chi hết. Tôi… chạy trốn… Tôi nhận sự hèn nhát của tôi. Nếu có ai xỉ vả tôi, họ cứ việc… Tôi quỵ rồi… Chắc anh hiểu tôi…
Hùng lắc đầu nhè nhẹ… Chàng chỉ nói, giọng nhỏ như hơi thở. Chỉ một mình Uyên nghe thấy:
- Cô đi, để lại đây bao thương tiếc…
Và Hùng đứng lên về ngay, quên cả chào Uyên. Uyên thẫn thờ trước lời nói đó. Lòng nàng xao động dịu dàng. Ý nghĩ ngày mai đi, bỏ xa, không quay lại nơi này giờ đây là nổi xót buốt mà Uyên chắc là không hẳn phát xuất từ sự từ bỏ ngôi xóm quen thuộc với những đứa học trò hồn hậu.
*
Lúc Uyên đang dở dang bữa ăn sáng thì hầu như tất cả
học trò lớp Uyên đều kéo lại. Chúng đứng chật cả nhà, lấn ra ngoài sân.
Uyên bỏ đũa xuống, quay nói với anh Hải và Hạ:
- Học trò đến đưa tiễn cô giáo đó…
Nàng day sang mấy đứa đứng gần nhất nói:
- Các em đến làm chi, để cô đi cũng được mà…
Nói được ngần đó, Uyên nghẹn luôn. Nàng giả vờ xoa tóc con Tâm để giấu sự xúc động của mình.
- Lên đi mày… Kệ nó… lên đi… lẹ lên… bưng cái ni nữa chớ…
Uyên ngẩng lên. Thằng Hảo hôm nay thắng đồng phục gọn gàng nhất. Nó rụt rè len lỏi đi lên phía trước. Theo sau là con Tuất, con Liễu, con Hà, mỗi đứa ôm một gói bao giấy báo. Uyên chưa kịp nói gì thì thằng Hảo đã cất giọng run run:
- Thưa cô… hôm nay, tụi em đến đây để tiễn cô...
Nó ấp úng… Phía dưới có tiếng nhắc:
- Lấy thư ra đọc đi…
Thằng Hảo thò tay vào túi áo, rút ra một tờ giấy học trò:
Nó đọc:
Thưa cô,
Chúng con là học trò lớp Nhứt trường Hải Lăng có mấy lời với cô trước khi cô ra đi.
Thưa cô, mặc dù cô và chúng con chỉ chung sống với nhau chưa đầy nửa năm, nhưng tình cô trò thắm thiết vô cùng. Dưới mái trường thân yêu, đã có biết bao nhiêu kỷ niệm. Cô giảng dạy cho chúng con biết bao nhiêu điều hay lẽ phải. Cô mở mang trí óc của chúng con, thương yêu chúng con. Nhiều hôm trời mưa tầm tã, cô cũng đội nón, chịu ướt để đến trường giảng dạy cho chúng con. Có bữa cô bị đau nặng, mới bớt bịnh cô cũng đi dạy. Cô chỉ cốt cho chúng con nên người. Nhưng chúng con đã đền bù gì lại cho cô. Chúng con chọc phá nhau, làm ồn trong lúc cô bị bịnh, khiến cô phải tức giận. Chúng con lười biếng, bê trễ việc học hành, khiến cho cô phải buồn lòng.
Thưa cô, bữa ni cô bỏ trường đi xa, chúng con mong là không phải cô buồn bực chúng con. Chúng con chỉ ước ao, cô vui lòng bỏ qua mọi sự lỗi lầm của chúng con đã phạm phải, và tha thứ cho chúng con.
Chúng con cầu chúc cho cô lên đường mọi sự bình an.
Sau đây chúng con có mấy món quà gửi cô, để nhớ đến chúng con…
Đọc đến đây là thằng Hảo đã cố gắng lắm rồi. Câu cuối cùng vừa ra khỏi miệng là nó òa lên khóc. Thế là mấy đứa khác cũng khóc theo. Uyên xúc động vô cùng. Mặt nàng cũng ràn rụa nước mắt. Uyên quay lại ghế, ngồi úp mặt xuống bàn. Hạ và anh Hải đã ra đằng sau. Gian nhà chỉ còn những tiếng nức nở. Mấy phút sau, Uyên nén lòng chùi nước mắt. Nàng gượng cười nói với học trò:
- Các em, thiệt cô không biết dùng lời gì để diễn tả sự cảm động của cô trước hành động nầy của các em. Cô không ngờ các em thương yêu cô đến thế. Cô biết cô ra đi nửa chừng là cô có lỗi với các em, nhưng cô không làm cách nào được nữa. Chuyện trường đổ, em Hãn chết làm cô day dứt hoài. Cô sợ nếu cô có ở đây cô cũng không còn lòng dạ nào mà giảng dạy cho chu đáo… Cô đi mà lòng cô luôn nhớ cái trường Hải Lăng, cái xóm mộc mạc nầy với những em học trò hiền hậu dễ thương… Cô nhớ từng đứa một…
Uyên dứt ngang khi thấy Hùng bước vào. Tay Hùng cầm một cành hoa hồng tuyệt đẹp. Hùng lên tiếng trước:
- Các em đến từ giã cô giáo đó phải không. Tí nữa phải đưa cô lên xe đò nghe…
- Anh mới đến…
Hùng cười:
- Chứ chẳng nhẽ tôi đến lâu rồi sao? Bộ cô Uyên định bảo tôi nghe trộm đấy hẳn.
Lời nói đùa của Hùng đánh tan phần nào không khí buồn thảm. Hùng đến gần Uyên trao cho nàng bông hồng kèm một câu nói nhỏ:
- Biếu Uyên, quà lên đường…
Uyên cảm động quá. Nàng ve vuốt những cánh hồng nhung mịn nói với Hùng:
- Khi nào anh rảnh mời anh về Huế chơi.
Hùng chợt nghiêm nghị hẳn lại, chàng hỏi Uyên:
- Bộ Uyên định bỏ lỡ dở công tác ở đây hẳn. Chưa chi mà Uyên bỏ cuộc sớm như vậy à…? Mới có chút trở ngại… Chứ nếu gặp trở ngại lớn quá thì Uyên làm sao. Cuối cùng hẳn Uyên cũng giống như mọi người. Làm không được thì chán nản yên phận…
Uyên định nói. Nhưng Hùng khoát tay:
- Tôi không có ý định lôi kéo Uyên. Nhưng tôi chỉ trách Uyên đã bỏ mất can đảm… Ồ, nhưng dù sao Uyên cũng chỉ là đàn bà…
Uyên cười nhạt:
- Bộ anh định khích Uyên hẳn…
- Không đâu Uyên…
Hùng nói nhỏ:
- Tôi hiểu Uyên ghê lắm. Tuy tôi chưa quen Uyên được bao lâu, nhưng tôi hiểu Uyên và kính mến Uyên nhiều. Có điều, Uyên bỏ trường đi như thế là một sai lầm lớn. Thứ nhất học trò sẽ bơ vơ, chưa chắc là giữa năm có người dạy thế. Tại sao Uyên không chờ đến cuối năm…
Uyên thở dài:
- Tôi hết sức chịu đựng rồi. Tôi thấy mình yếu kém… Vả lại, anh không biết chớ thằng Hãn cứ ám ảnh tôi hoài… Giá như tôi bắt tay vào công việc sớm hơn thì đâu đến nỗi…
Hùng ngắt ngang:
- Uyên lầm rồi, thằng Hãn mất đâu phải lỗi do Uyên mà chính là lỗi của tập thể giáo viên hèn nhát trốn lánh bổn phận kia kìa. Uyên… tôi nghĩ là tất cả học sinh ở đây… cả mọi phụ huynh ở đây đều muốn thấy ngôi trường được dựng nên, ngôi trường được làm lại… và bây giờ, không có duyên cớ nào để mọi người hiềm nghi hết. Phải dựng lại trường, lợp lại mái… Bộ Uyên không muốn nhìn thấy ngôi trường Hải Lăng này khang trang và tấp nập trở lại sao?
Uyên ngồi im, lòng nàng rộn lên bao ý nghĩ. Trong lúc Hùng vẫn nói:
- Các em có muốn cô giáo Uyên ở lại với chúng ta hay không?
Cả mấy chục đứa học trò đều la lên vui mừng:
- Muốn, muốn… Cô ở lại đi cô, cô…
Bỗng dưng Uyên hỏi Hùng đột ngột, rất nhỏ, giữa những tiếng ồn ào của học trò:
- Tại sao anh muốn Uyên ở lại…
Hùng cúi đầu một giây, mắt chàng bắt gặp đóa hoa hồng căng mịn màu phấn. Chàng ngẩng lên, nhìn thẳng vào mắt Uyên khẽ nói:
- Tôi không muốn Uyên tự đánh mất lý tưởng của mình vì những duyên cớ không đáng kể. Tôi muốn Uyên luôn luôn là hình ảnh điển hình cho thanh niên hôm nay, cao quý, can đảm và lý tưởng... Đất nước chúng ta hôm nay cần những người như Uyên, đừng để cho những đứa trẻ nầy mất niềm tin Uyên ạ… Chúng nhìn Uyên và lớn lên…
Rồi chàng nói thêm, nhỏ hơn và êm như một hơi thở:
- … Và … và cũng bởi vì tôi kính mến Uyên… Uyên ạ…
Uyên nghe như một cung đàn nào ấm chảy tràn trong tâm hồn. Nàng tưởng mình nghe lầm. Nhưng không, gương mặt đó rạng rỡ và tin yêu vô cùng. Uyên nhìn vào đám học trò. Hàng trăm cặp mắt sáng rỡ, linh động đăm đăm nhìn Uyên chờ đợi. Sau những làn môi mềm xinh kia, Uyên tưởng chừng có tiếng thì thào:
- Cô… cô… ở lại với tụi em đi cô…
Nước mắt Uyên chợt ứa ra, không biết vì sung sướng hay cảm động. Nàng gật gật đầu:
- Có lẽ em không đi nữa đâu Hùng ạ… Có lẽ cô sẽ ở lại với các em…
Hùng đứng dậy, chàng cười sung sướng, thông ngôn lại với học trò:
- Cô giáo Uyên nhất định ở lại với các em rồi đó…
Đoạn chàng quay sang Uyên trịnh trọng nói:
- Cám ơn Uyên… Và cũng báo cho Uyên biết một tin mừng…
Chàng rút ở túi ra một tờ giấy có đóng dấu đỏ:
- Đây là giấy xin tự sửa trường do ở quận cấp… Mình có quyền tập hợp phụ huynh học sinh dựng trường cho con em… Chỉ trong vòng nữa tháng chắc chắn trường Hải Lăng sẽ có bộ mặt mới…
Uyên mừng rỡ… Nàng đón lấy tờ giấy giữa tiếng cười reo của học trò…
- Trời ơi, tay Uyên thế nầy làm sao mà giúp được…
Hùng cười tươi:
- Chẳng quan trọng gì… Uyên vẫn còn ba tấc lưỡi mà… Bây giờ Uyên chỉ về nhà được một tuần thôi, rồi lại phải xuống đây…
Uyên ngần ngừ:
- Thôi, để Uyên nói anh Hạ và anh Hai về… Tết Uyên thăm nhà luôn… Cũng chẳng còn bao lăm nữa…
Tụi học trò la muốn vỡ nhà:
- Hoan hô cô… Hoan hô cô…
- Bắt đầu ngày mai mình lại đến từng nhà phụ huynh một…
- Cô, vô học khoan dò bài đã nghe cô…
- Khi đó gần Tết rồi, cô cho chơi chứ bộ…
- Thi lục cá nguyệt, tụi bây…
- Tết xong tề… Gần Tết cô cho nghỉ… xuống lớp chơi với hát thôi chớ bộ…
- Tụi con gái làm bánh… Cô bắt tụi con gái làm bánh thuẫn nghe cô… Năm ngoái tụi nó trốn, cô, làm bên con trai phải quạt lò muốn chết luôn…
Uyên gật gật với tất cả mọi người. Cánh tay đau như cũng muốn đong đưa. Nàng nhìn Hùng, nhìn những đứa học trò chất phác , rồi hướng mắt về phía trường học… Cái cột cờ mọi ngày đứng ở nhà đã trông thấy nay cơn bão dữ đã quật ngã. Uyên không trông thấy gì ngoài những tàn cây bắt đầu nẩy lộc với những ngọn non xanh phơi phới. Nắng reo vui ngoài sân. Và trên mấy bụi chè tàu, những dây tơ hồng vàng ngọt trổ dài quấn quýt.
- Học trò đến đưa tiễn cô giáo đó…
Nàng day sang mấy đứa đứng gần nhất nói:
- Các em đến làm chi, để cô đi cũng được mà…
Nói được ngần đó, Uyên nghẹn luôn. Nàng giả vờ xoa tóc con Tâm để giấu sự xúc động của mình.
- Lên đi mày… Kệ nó… lên đi… lẹ lên… bưng cái ni nữa chớ…
Uyên ngẩng lên. Thằng Hảo hôm nay thắng đồng phục gọn gàng nhất. Nó rụt rè len lỏi đi lên phía trước. Theo sau là con Tuất, con Liễu, con Hà, mỗi đứa ôm một gói bao giấy báo. Uyên chưa kịp nói gì thì thằng Hảo đã cất giọng run run:
- Thưa cô… hôm nay, tụi em đến đây để tiễn cô...
Nó ấp úng… Phía dưới có tiếng nhắc:
- Lấy thư ra đọc đi…
Thằng Hảo thò tay vào túi áo, rút ra một tờ giấy học trò:
Nó đọc:
Thưa cô,
Chúng con là học trò lớp Nhứt trường Hải Lăng có mấy lời với cô trước khi cô ra đi.
Thưa cô, mặc dù cô và chúng con chỉ chung sống với nhau chưa đầy nửa năm, nhưng tình cô trò thắm thiết vô cùng. Dưới mái trường thân yêu, đã có biết bao nhiêu kỷ niệm. Cô giảng dạy cho chúng con biết bao nhiêu điều hay lẽ phải. Cô mở mang trí óc của chúng con, thương yêu chúng con. Nhiều hôm trời mưa tầm tã, cô cũng đội nón, chịu ướt để đến trường giảng dạy cho chúng con. Có bữa cô bị đau nặng, mới bớt bịnh cô cũng đi dạy. Cô chỉ cốt cho chúng con nên người. Nhưng chúng con đã đền bù gì lại cho cô. Chúng con chọc phá nhau, làm ồn trong lúc cô bị bịnh, khiến cô phải tức giận. Chúng con lười biếng, bê trễ việc học hành, khiến cho cô phải buồn lòng.
Thưa cô, bữa ni cô bỏ trường đi xa, chúng con mong là không phải cô buồn bực chúng con. Chúng con chỉ ước ao, cô vui lòng bỏ qua mọi sự lỗi lầm của chúng con đã phạm phải, và tha thứ cho chúng con.
Chúng con cầu chúc cho cô lên đường mọi sự bình an.
Sau đây chúng con có mấy món quà gửi cô, để nhớ đến chúng con…
Đọc đến đây là thằng Hảo đã cố gắng lắm rồi. Câu cuối cùng vừa ra khỏi miệng là nó òa lên khóc. Thế là mấy đứa khác cũng khóc theo. Uyên xúc động vô cùng. Mặt nàng cũng ràn rụa nước mắt. Uyên quay lại ghế, ngồi úp mặt xuống bàn. Hạ và anh Hải đã ra đằng sau. Gian nhà chỉ còn những tiếng nức nở. Mấy phút sau, Uyên nén lòng chùi nước mắt. Nàng gượng cười nói với học trò:
- Các em, thiệt cô không biết dùng lời gì để diễn tả sự cảm động của cô trước hành động nầy của các em. Cô không ngờ các em thương yêu cô đến thế. Cô biết cô ra đi nửa chừng là cô có lỗi với các em, nhưng cô không làm cách nào được nữa. Chuyện trường đổ, em Hãn chết làm cô day dứt hoài. Cô sợ nếu cô có ở đây cô cũng không còn lòng dạ nào mà giảng dạy cho chu đáo… Cô đi mà lòng cô luôn nhớ cái trường Hải Lăng, cái xóm mộc mạc nầy với những em học trò hiền hậu dễ thương… Cô nhớ từng đứa một…
Uyên dứt ngang khi thấy Hùng bước vào. Tay Hùng cầm một cành hoa hồng tuyệt đẹp. Hùng lên tiếng trước:
- Các em đến từ giã cô giáo đó phải không. Tí nữa phải đưa cô lên xe đò nghe…
- Anh mới đến…
Hùng cười:
- Chứ chẳng nhẽ tôi đến lâu rồi sao? Bộ cô Uyên định bảo tôi nghe trộm đấy hẳn.
Lời nói đùa của Hùng đánh tan phần nào không khí buồn thảm. Hùng đến gần Uyên trao cho nàng bông hồng kèm một câu nói nhỏ:
- Biếu Uyên, quà lên đường…
Uyên cảm động quá. Nàng ve vuốt những cánh hồng nhung mịn nói với Hùng:
- Khi nào anh rảnh mời anh về Huế chơi.
Hùng chợt nghiêm nghị hẳn lại, chàng hỏi Uyên:
- Bộ Uyên định bỏ lỡ dở công tác ở đây hẳn. Chưa chi mà Uyên bỏ cuộc sớm như vậy à…? Mới có chút trở ngại… Chứ nếu gặp trở ngại lớn quá thì Uyên làm sao. Cuối cùng hẳn Uyên cũng giống như mọi người. Làm không được thì chán nản yên phận…
Uyên định nói. Nhưng Hùng khoát tay:
- Tôi không có ý định lôi kéo Uyên. Nhưng tôi chỉ trách Uyên đã bỏ mất can đảm… Ồ, nhưng dù sao Uyên cũng chỉ là đàn bà…
Uyên cười nhạt:
- Bộ anh định khích Uyên hẳn…
- Không đâu Uyên…
Hùng nói nhỏ:
- Tôi hiểu Uyên ghê lắm. Tuy tôi chưa quen Uyên được bao lâu, nhưng tôi hiểu Uyên và kính mến Uyên nhiều. Có điều, Uyên bỏ trường đi như thế là một sai lầm lớn. Thứ nhất học trò sẽ bơ vơ, chưa chắc là giữa năm có người dạy thế. Tại sao Uyên không chờ đến cuối năm…
Uyên thở dài:
- Tôi hết sức chịu đựng rồi. Tôi thấy mình yếu kém… Vả lại, anh không biết chớ thằng Hãn cứ ám ảnh tôi hoài… Giá như tôi bắt tay vào công việc sớm hơn thì đâu đến nỗi…
Hùng ngắt ngang:
- Uyên lầm rồi, thằng Hãn mất đâu phải lỗi do Uyên mà chính là lỗi của tập thể giáo viên hèn nhát trốn lánh bổn phận kia kìa. Uyên… tôi nghĩ là tất cả học sinh ở đây… cả mọi phụ huynh ở đây đều muốn thấy ngôi trường được dựng nên, ngôi trường được làm lại… và bây giờ, không có duyên cớ nào để mọi người hiềm nghi hết. Phải dựng lại trường, lợp lại mái… Bộ Uyên không muốn nhìn thấy ngôi trường Hải Lăng này khang trang và tấp nập trở lại sao?
Uyên ngồi im, lòng nàng rộn lên bao ý nghĩ. Trong lúc Hùng vẫn nói:
- Các em có muốn cô giáo Uyên ở lại với chúng ta hay không?
Cả mấy chục đứa học trò đều la lên vui mừng:
- Muốn, muốn… Cô ở lại đi cô, cô…
Bỗng dưng Uyên hỏi Hùng đột ngột, rất nhỏ, giữa những tiếng ồn ào của học trò:
- Tại sao anh muốn Uyên ở lại…
Hùng cúi đầu một giây, mắt chàng bắt gặp đóa hoa hồng căng mịn màu phấn. Chàng ngẩng lên, nhìn thẳng vào mắt Uyên khẽ nói:
- Tôi không muốn Uyên tự đánh mất lý tưởng của mình vì những duyên cớ không đáng kể. Tôi muốn Uyên luôn luôn là hình ảnh điển hình cho thanh niên hôm nay, cao quý, can đảm và lý tưởng... Đất nước chúng ta hôm nay cần những người như Uyên, đừng để cho những đứa trẻ nầy mất niềm tin Uyên ạ… Chúng nhìn Uyên và lớn lên…
Rồi chàng nói thêm, nhỏ hơn và êm như một hơi thở:
- … Và … và cũng bởi vì tôi kính mến Uyên… Uyên ạ…
Uyên nghe như một cung đàn nào ấm chảy tràn trong tâm hồn. Nàng tưởng mình nghe lầm. Nhưng không, gương mặt đó rạng rỡ và tin yêu vô cùng. Uyên nhìn vào đám học trò. Hàng trăm cặp mắt sáng rỡ, linh động đăm đăm nhìn Uyên chờ đợi. Sau những làn môi mềm xinh kia, Uyên tưởng chừng có tiếng thì thào:
- Cô… cô… ở lại với tụi em đi cô…
Nước mắt Uyên chợt ứa ra, không biết vì sung sướng hay cảm động. Nàng gật gật đầu:
- Có lẽ em không đi nữa đâu Hùng ạ… Có lẽ cô sẽ ở lại với các em…
Hùng đứng dậy, chàng cười sung sướng, thông ngôn lại với học trò:
- Cô giáo Uyên nhất định ở lại với các em rồi đó…
Đoạn chàng quay sang Uyên trịnh trọng nói:
- Cám ơn Uyên… Và cũng báo cho Uyên biết một tin mừng…
Chàng rút ở túi ra một tờ giấy có đóng dấu đỏ:
- Đây là giấy xin tự sửa trường do ở quận cấp… Mình có quyền tập hợp phụ huynh học sinh dựng trường cho con em… Chỉ trong vòng nữa tháng chắc chắn trường Hải Lăng sẽ có bộ mặt mới…
Uyên mừng rỡ… Nàng đón lấy tờ giấy giữa tiếng cười reo của học trò…
- Trời ơi, tay Uyên thế nầy làm sao mà giúp được…
Hùng cười tươi:
- Chẳng quan trọng gì… Uyên vẫn còn ba tấc lưỡi mà… Bây giờ Uyên chỉ về nhà được một tuần thôi, rồi lại phải xuống đây…
Uyên ngần ngừ:
- Thôi, để Uyên nói anh Hạ và anh Hai về… Tết Uyên thăm nhà luôn… Cũng chẳng còn bao lăm nữa…
Tụi học trò la muốn vỡ nhà:
- Hoan hô cô… Hoan hô cô…
- Bắt đầu ngày mai mình lại đến từng nhà phụ huynh một…
- Cô, vô học khoan dò bài đã nghe cô…
- Khi đó gần Tết rồi, cô cho chơi chứ bộ…
- Thi lục cá nguyệt, tụi bây…
- Tết xong tề… Gần Tết cô cho nghỉ… xuống lớp chơi với hát thôi chớ bộ…
- Tụi con gái làm bánh… Cô bắt tụi con gái làm bánh thuẫn nghe cô… Năm ngoái tụi nó trốn, cô, làm bên con trai phải quạt lò muốn chết luôn…
Uyên gật gật với tất cả mọi người. Cánh tay đau như cũng muốn đong đưa. Nàng nhìn Hùng, nhìn những đứa học trò chất phác , rồi hướng mắt về phía trường học… Cái cột cờ mọi ngày đứng ở nhà đã trông thấy nay cơn bão dữ đã quật ngã. Uyên không trông thấy gì ngoài những tàn cây bắt đầu nẩy lộc với những ngọn non xanh phơi phới. Nắng reo vui ngoài sân. Và trên mấy bụi chè tàu, những dây tơ hồng vàng ngọt trổ dài quấn quýt.
KIM HÀI
11-11-71